« Home « Kết quả tìm kiếm

Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội


Tóm tắt Xem thử

- HOÀNG ANH ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH THPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS BÙI THỊ THÚY HẰNG HÀ NỘI - 2016 2 Trang MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Lời cam đoan Danh mục viêt tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ/sơ đồ MỞ ĐẦU CHƯƠNG I.
- CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH THPT 1.1.
- Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 1.1.1.
- Các nghiên cứu trên thế giới 1.1.2.
- Các nghiên cứu ở Việt Nam 1.2.
- Hướng nghiệp 1.2.2.
- Tự hướng nghiệp.
- Tư vấn hướng nghiệp 1.2.4.
- Nghề nghiệp 1.2.6.
- Định hướng nghề nghiệp 1.3.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT 1.3.1.
- THỰC TRẠNG ĐỊNH HƯỚNG VÀ CHỌN NGHỀ CỦA HS THPT THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1.
- Giới thiệu địa bàn nghiên cứu 2.1.1.
- Sự phân bổ mẫu nghiên cứu 2.2.
- Phân tích kết quả nghiên cứu 2.2.1.
- Thực trạng chọn nghề của HS THPT 2.2.1.1.
- Định hướng của HS sau khi tốt nghiệp THPT 2.2.1.2.
- Định hướng chọn ngành học của HS 2.2.2.
- Các yếu tố tác động đến định hướng nghề nghệp của HS THPT 2.2.2.1.
- Những người ảnh hưởng đến quyết định chọn nghề 2.2.2.2.
- Những yếu tố ảnh hưởng đến chọn nghề a.
- Các yếu tố liên quan đến nhà trường và bạn bè d.
- Các yếu tố liên quan đến đặc điểm của nghề e.
- Các yếu tố liên quan đến thị trường việc làm 2.3.
- Nhu cầu và thời gian được hưởng tư vấn, hướng nghiệp CHƯƠNG 3.
- CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO HS THPT 3.1.
- Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích của giáo dục hướng nghiệp 3.1.2.
- Nguyên tắc đảm bảo sự phân hoá, cá biệt hoá HS trong hoạt động hướng nghiệp 3.1.4.
- Các biện pháp nhằm nâng cao định hướng nghề nghiệp cho HS THPT 3.2.1.
- Biện pháp 1: Nâng cao tính trách nhiệm của cán bộ quản lý ở trường trung học phổ thông đối với hoạt động giáo dục hướng nghiệp 3.2.1.1.
- Biện pháp 2: Nâng cao tính trách nhiệm, tính tự chủ của giáo viên trong hoạt giáo dục hướng nghiệp 3.2.2.1.
- Biện pháp 3: Tuyên truyền nâng cao nhận thức của phụ huynh, học sinh về tầm quan trọng của việc tìm hiểu kỹ về ngành nghề trước khi lựa chọn 3.2.3.1.
- Biện pháp 4: Đổi mới bộ máy tổ chức chỉ đạo và thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp 3.2.4.1.
- Biện pháp 5: Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường 3.2.5.1.
- Biện pháp 6: Đổi mới nội dung giáo dục hướng nghiệp phù hợp với đặc điểm học sinh trường THPT 3.2.6.1.
- Biện pháp 7: Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp phù hợp với đặc điểm nhà trường 3.2.7.1.
- Biện pháp 9: Tăng cường xã hội hoá giáo dục hướng nghiệp 3.2.9.1.
- Biện pháp 10: Tăng cường sự ủng hộ của các cấp quản lý về chủ trương đường lối đổi mới hoạt động giáo dục hướng nghiệp 3.2.10.1.
- Nội dung và cách thức thực hiện KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới TS.Bùi Thị Thúy Hằng đã trực tiếp hướng dẫn, dành nhiều thời gian, công sức để chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài luận văn.
- Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám Hiệu, các giáo viên, các em học sinh Trường THPT Hoàng Văn Thụ, THPT Phan Huy Chú – Đống Đa, THPT Đại Mỗ, THPT Bắc Thăng Long, THPT Nhân Chính cùng các bạn đồng nghiệp và gia đình đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu.
- Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến Ban Giám Hiệu, Viện đào tạo sau đại học, Viện sư phạm kỹ thuật các giáo sư, phó giáo sư, giảng viên đã tham gia giảng dạy lớp Cao học, chuyên ngành lý luận và phương pháp daỵ học khóa 2014A của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại trường.
- Kính mong nhận được sự chỉ dẫn và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo cùng các bạn đồng nghiệp để kết quả nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
- Hà Nội, ngày 15 tháng 3 năm 2016 Tác giả Hoàng Anh 7 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, được xuất phát từ yêu cầu phát sinh trong công việc để hình thành hướng nghiên cứu.
- Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình bày trong luận văn thu thập được trong quá trình nghiên cứu là trung thực chưa từng được ai công bố trước đây.
- Hà Nội, tháng 3 năm 2016 Người cam đoan Hoàng Anh 8 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nội dung 1 CĐ Cao đẳng 2 CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa 3 ĐH Đại học 4 GDHN Giáo dục hướng nghiệp 5 GD – ĐT Giáo dục – Đào tạo 6 ĐHQG Đại học Quốc gia 7 ĐHSP Đại học Sư phạm 8 GS Giáo sư 9 HN Hướng nghiệp 10 HS Học sinh 11 KHTN Khoa học tự nhiên 12 KHXH&NV Khoa học xã hội và nhân văn 13 NXB Nhà xuất bản 14 PGS Phó giáo sư 15 PTCS Phổ thông cơ sở 16 PTTH Phổ thông trung học 17 TDTT Thể dục thể thao 18 THCS Trung học cơ sở 19 THPT Trung học phổ thông 20 ThS Thạc sĩ 21 TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh 22 TS Tiến sĩ 23 UBND Ủy ban nhân dân 9 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 2.1 Số lượng HS các trường tham gia nghiên cứu 37 2.2 Số lượng HS tham gia nghiên cứu chia theo khối lớp 37 2.3 HS tham gia nghiên cứu chia theo giới tính 37 2.4 Lựa chọn của HS sau khi tốt nghiệp 38 2.5 Lựa chọn của HS sau khi tốt nghiệp nếu tiếp tục học tiếp 39 2.6 Định hướng sau tốt nghiệp của HS theo từng trường 40 2.7 Những ngành nghề được học sinh THPT lựa chọn 40 2.8 Ảnh hưởng từ gia đình tới quyết định chọn nghề của HS 43 2.9 Ảnh hưởng từ nhà trường tới quyết định chọn nghề của HS 43 2.10 Ảnh hưởng từ xã hội tới quyết định chọn nghề của HS 44 2.11 Ảnh hưởng từ những yếu tố liên quan đến bản thân HS trong việc đưa ra quyết định chọn nghề 44 2.12 Giới tính của HS khi chọn nghề 45 2.13 Nghề nghiệp của cha mẹ ảnh hưởng đến chọn nghề 46 2.14 Nghề nghiệp của cha mẹ 47 2.15 Điều kiện kinh tế gia đình 48 2.16 Lựa chọn và dự định của cha mẹ 48 2.17 Ảnh hưởng từ những yếu tố liên quan đến nhà trường và bạn bè trong việc đưa ra quyết định chọn nghề của HS 49 2.18 Ảnh hưởng từ những yếu tố liên quan đến đặc điểm nghề tới quyết định chọn nghề của HS 50 2.19 Ảnh hưởng từ những yếu tố liên quan đến thị trường việc làm tới quyết định chọn nghề của HS 51 2.20 Nhu cầu hưởng tư vấn, hướng nghiệp 53 3.1 Tổng hợp kết quả lấy ý kiến chuyên gia 73 10 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ/SƠ ĐỒ Biểu đồ Sơ đồ Tên biểu đồ/sơ đồ Trang 1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của HS THPT 33 2.1 Tỉ lệ HS Nam – Nữ tham gia nghiên cứu 38 2.2 Lựa chọn và dự định của cha mẹ 49 2.3 Ảnh hưởng từ những yếu tố liên quan đến nhà trường và bạn bè trong việc đưa ra quyết định chọn nghề của HS 50 2.4 Ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến thị trường việc làm tới quyết định chọn nghề của HS 52 2.5 Thời gian mong muốn được tư vấn, hướng nghiệp 53 11 MỞ ĐẦU 1.
- Lí do chọn đề tài Việc lựa chọn định hướng nghề nghiệp không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi cá nhân học sinh mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực của đất nước.
- Bởi lẽ, việc lựa chọn định hướng nghề nghiệp chính xác sẽ giúp cá nhân phát huy tối đa năng lực của bản thân, hứng thú với công việc, nhờ đó, hiệu quả công việc của họ được nâng cao.
- Đồng thời, lựa chọn định hướng nghề nghiệp đúng đắn sẽ giúp cá nhân đáp ứng yêu cầu về chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực cho xã hội.
- Định hướng nghề nghiệp của mỗi cá nhân có thể được bắt đầu từ rất sớm, trong đó lứa tuổi học sinh THPT là một giai đoạn quan trọng .
- Vì học sinh THPT là một lực lượng tiềm năng của nguồn nhân lực.
- Định hướng đúng trong lựa chọn ngành nghề của học sinh THPT không chỉ tạo hứng thú cho học sinh ham học mà đôi khi còn quyết định cả sự thành công của các em.
- Thực tế hiện nay, việc định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT ở nước ta vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
- Theo kết quả khảo sát của báo Người lao động, có hơn 60% học sinh thừa nhận rằng mình không được hướng nghiệp khi chọn ngành nghề đăng ký dự thi ĐH.
- Chính vì chưa được định hướng rõ ràng ngay từ khi còn học trong trường phổ thông nên nhiều học sinh đã chọn ngành, chọn nghề chưa phù hợp với bản thân.
- Trong khi đó những học sinh học một số nghề kỹ thuật (thời gian đào tạo 2 – 3 năm) lại dễ dàng xin được việc.
- Bên cạnh đó, theo công bố của Trung tâm nghiên cứu và phân tích chính sách, thuộc trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2011 có tới 61% sinh viên ra trường phải đào tạo lại.
- Việc thiếu định hướng nghề cho học sinh THPT đã gây ra một lãng phí lớn không chỉ cho bản thân, gia đình của học sinh mà còn cho cả xã hội.
- 12 Thực tế hiện nay, đa phần học sinh tốt nghiệp THPT đều có mong muốn học lên ĐH, CĐ.
- Theo số liệu của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục – Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2013 cả nước có 946.000 học sinh dự thi tốt nghiệp THPT và 1.710.983 hồ sơ dự thi tuyển sinh ĐH, CĐ.
- năm 2014 số lượng học sinh dự thi tốt nghiệp THPT là 963.571 học sinh và số hồ sơ dự thi ĐH, CĐ là 1.427.211 hồ sơ.
- Nhưng hệ thống các trường ĐH, CĐ chỉ tiếp nhận được một phần trong số những học sinh đó.
- Có rất nhiều học sinh cho rằng: “Vào đại học như là một sự bảo hành cho tương lai.
- Chính điều đó đã dẫn tới áp lực nặng nề cho học sinh trong các kỳ thi tuyển sinh vào ĐH, CĐ.
- Do vậy, việc định hướng nghề cho học sinh THPT là vấn đề cấp thiết cần được quan tâm.
- Trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT, có nhiều yếu tố tác động tới các em.
- Yếu tố nào quyết định đến chọn nghề của các em? Các em đã chọn nghề của mình như thế nào? Dựa vào đâu để các em học sinh THPT chọn nghề cho mình? Đề tài “Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT trên địa bàn Thành phố Hà Nội” sẽ góp phần giải đáp những câu hỏi trên.
- Mục đích nghiên cứu - Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
- Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1.
- Đối tượng nghiên cứu - Các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT.
- Khách thể nghiên cứu Hoạt động hướng nghiệp của các trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Giả thuyết khoa học Hoạt động lựa chọn nghề nghiệp cuả học sinh THPT theo các khuynh hướng sau.
- Việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh không chỉ xuất phát từ ý kiến chủ quan của bản thân học sinh mà có sự can thiệp mạnh mẽ từ gia đình, bạn bè.
- Đa số HS lấy tiêu chí thu nhập cao là yếu tố quan trọng nhất để lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân.
- Học sinh chọn trường dự thi theo năng lực, kết quả học tập ở THPT.
- Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu về định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT.
- Phân tích thực trạng vấn đề lựa chọn nghề nghiệp hiện nay của học sinh THPT.
- Tiến hành khảo sát định tính, định lượng trong việc học sinh THPT lựa chọn nghề nghiệp của mình.
- Đưa ra những kiến nghị giúp các em có định hướng đúng và lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với mỗi cá nhân.
- Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tổng quan tài liệu.
- Nội dung nghiên cứu - Các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của học sinh, bao gồm.
- Xã hội.
- Các nghiên cứu trên thế giới Có thể nói những tư tưởng về định hướng nghề nghiệp cho thế hệ trẻ đã có từ thời cổ đại, tuy nhiên ở dưới dạng rất sơ khai và biểu hiện thông qua việc phân chia, phân cấp lao động tuỳ thuộc vào địa vị và nguồn gốc xuất thân của mỗi người trong xã hội.
- Đến thế kỷ XIX, khi nền sản xuất xã hội phát triển cùng với những tư tưởng tích cực về giải phóng con người trên khắp thế giới thì khoa học hướng nghiệp mới thực sự trở thành một khoa học độc lập.
- Cuốn sách “Hướng dẫn chọn nghề” xuất bản năm 1949 ở Pháp được xem là cuốn sách đầu tiên nói về hướng nghiệp [6].
- Nội dung cuốn sách đã đề cập đến sự phát triển đa dạng của các ngành nghề trong xã hội do sự phát triển của công nghiệp từ đó đã rút ra những kết luận coi giáo dục hướng nghiệp là một vấn đề quan trọng không thể thiếu khi xã hội ngày càng phát triển.
- Holland đã nghiên cứu và thừa nhận sự tồn tại của các loại nhân cách và sở thích nghề nghiệp.
- Tác giả đã chỉ ra tương ứng với mỗi kiểu nhân cách nghề nghiệp là một số nghề nghiệp mà cá nhân có thể lựa chọn để có được kết quả làm việc cao nhất.
- Holland đã được sử dụng rộng rãi nhất trong thực tiễn hướng nghiệp trên thế giới.
- Trên cơ sở các luận điểm về hướng nghiệp của C.Mác và V.I Lênin các nhà giáo dục Liên xô như B.F Kapêep.
- V.A Pôliacôp trong các tác phẩm và công trình nghiên cứu của mình đã chỉ ra mối quan hệ giữa hướng nghiệp và các hoạt động sản xuất xã hội, và nếu sớm thực hiện giáo dục hướng nghiệp cho thế hệ trẻ thì đó sẽ là cơ sở để họ chọn nghề đúng đắn, có sự phù hợp giữa năng lực, sở thích cá nhân với nhu cầu xã hội.
- [6] Đồng thời các tác 16 giả này cũng đã trình bày những nguyên tắc, phương pháp thực hành lao động nghề nghiệp cho HS phổ thông tại các cơ sở học tập - lao động liên trường.
- Mei Tang, Wei Pan và Mark D.Newmeyer (2008) đã áp dụng mô hình lý thuyết phát triển xã hội nghề nghiệp (SCCT, Lent, Brown và Hackett, 1994) để khảo sát các yếu tố tác động đến xu hướng chọn nghề của học sinh trung học.
- Những phát hiện của nghiên cứu này chứng minh tầm quan trọng của các yếu tố: kinh nghiệm học tập, tự đánh giá năng lực nghề nghiệp, lợi ích, và kết quả mong đợi trong quá trình phát triển nghề nghiệp của học sinh trung học.
- Mối quan hệ của các yếu tố này luôn biến động vì vậy, để can thiệp thành công cần phải xem xét mối quan hệ phức tạp giữa các yếu tố và kết hợp một loạt các biện pháp can thiệp ở mức độ đa hệ thống.
- Các nhà tư vấn nên góp phần vào sự phát triển và thực hiện một chương trình phát triển nghề nghiệp toàn diện giúp học sinh phát triển năng lực nghề nghiệp thông qua hoạt động học tập thiết thực.
- Nghiên cứu của Bromley H.
- Kniveton (2004), trên cơ sở khảo sát 348 thanh thiếu niên (trong đó có 174 nam và 174 nữ) từ 14 đến 18 tuổi đã đã đưa ra kết luận: Cả nhà trường và gia đình đều có thể cung cấp những thông tin và hướng dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên.
- Giáo viên có thể xác định những năng khiếu và khả năng qua đó khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động ngoại khoá, tham gia lao động hướng nghiệp hoặc tham quan những cơ sở sản xuất.
- Phụ huynh học sinh có ảnh hưởng rất lớn đến việc cung cấp những hỗ trợ thích hợp nhất định cho sự lưa chọn nghề nghiệp, ngoài ra còn có sự tác động của anh chị em trong gia đình, bạn bè… Michael Borchert (2002), trên cơ sở khảo sát 325 học sinh trung học của trường Trung học Germantown, bang Wisconsin đã đưa ra nhận định trong ba nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp là: Môi trường, cơ hội và đặc điểm cá nhân thì nhóm yếu tố đặc điểm cá nhân có ảnh hưởng quan trọng nhất đến sự chọn lựa nghề nghiệp của học sinh trung học.
- Trong một nghiên cứu khác, D.W.Chapman (1981) cho rằng các yếu tố cố định của trường đại học như học phí, vị trí địa lý, chính sách hỗ trợ về chi phí hay

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt