« Home « Kết quả tìm kiếm

Các giải pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tay nghề cho sinh viên khoa Cơ khí trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Các giải pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tay nghề cho sinh viên khoa Cơ khí Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa Tác giả luận văn: Nguyễn Văn Phú Khóa: 2014A SPKT Người hướng dẫn: TS.
- Nguyễn Đắc Trung Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài Thực hiện quan điểm của Đảng là “Phát triển, nâng cao chất lượng GD&ĐT, chất lượng nguồn nhân lực.
- Với định hướng phát triển dạy nghề giai đoạn đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo”.
- Trong những năm gần đây, xu hướng tập trung chủ yếu trong đào tạo nghề nghiệp, nhất là các nghề cơ khí (nhân tố quan trọng của CNH, HĐH đất nước), chủ yếu là tìm giải pháp hoàn thiện, đổi mới nội dung và PPDH là một xu hướng đúng.
- Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhằm bảo toàn và phát huy kết quả đổi mới, nâng cao chất lượng dạy học kỹ thuật thì trong đào tạo nghề còn cần phải có công tác quản lý các hoạt động DH thực hành kỹ thuật.
- Với thực tiễn khoa Cơ khí, trường CĐN Công nghiệp Thanh Hóa việc nâng cao chất lượng tay nghề cho SV cũng là mục tiêu chiến lược và cấp bách.
- Từ lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Các giải pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tay nghề cho sinh viên khoa Cơ khí - trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa”.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu: Đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành tại khoa Cơ khí - trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tay nghề cho học sinh, sinh viên.
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý hoạt động dạy học thực hành ở Khoa Cơ khí - Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa.
- 2 Phạm vi nghiên cứu.
- Công tác quản lý hoạt động dạy học thực hành tại khoa Cơ khí - trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa.
- Thời gian nghiên cứu trong năm c) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả Luận văn dày 96 trang với cấu trúc gồm: phần mở đầu, 3 chương, phần kết luận và 31 tài liệu tham khảo.
- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy thực hành ở trường Cao đẳng nghề.
- Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học thực hành ở khoa Cơ khí - trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa.
- Chương 3: Các giải pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tay nghề cho sao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa.
- Tổng quan được vấn đề quản lý hoạt động dạy học thực hành ở trường Cao đẳng nghề tuy chưa thật đầy đủ - Nghiên cứu và phân tích làm rõ một số khái niệm cơ bản “Quản lý giáo dục”, “Quản lý hoạt động dạy học”, “Quản lý hoạt động dạy thực hành.
- Phát hiện được thực trạng hoạt động dạy học còn nhiều bất cập: công tác quản lý nội dung chương trình, PPDH, vấn đề kiểm tra đánh giá.
- Đề xuất đươcc 6 giải pháp về quản lý hoạt động dạy học thực hành ở trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh hóa.
- Mỗi giải pháp đều xác định rõ mục tiêu , nội dung, phương pháp thực hiện và điều kiện thực hiện.
- Đã kiểm nghiệm được tính cần thiết và khả thi của 6 giải pháp d) Phương pháp nghiên cứu Nhóm phương pháp lý luận: Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh và sưu tầm, đọc tài liệu, nghiên cứu Luật Giáo Dục, Luật Dạy nghề, các tài liệu, sách của một số tác giả trong và ngoài nước liên quan đến đề tài.
- Các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các tài liệu, văn bản pháp quy của Nhà nước liên quan đến công tác đào tạo dạy nghề, nội quy, quy chế của các cơ sở dạy nghề, các trường có đào tạo nghề.
- 3 Nhóm phương pháp thực tiễn: Quan sát, điều tra, thu thập các dữ liệu, số liệu thông qua điều tra khảo sát bằng bảng hỏi, phiếu điều tra và phỏng vấn trao đổi trực tiếp tại trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa, thẩm vấn chuyên gia.
- Các phương pháp khác: Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp thống kê toán học e) Kết luận Từ kết quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn của đề tài rút ra một số kết luận như sau: Việt Nam đã bước vào thời kỳ hội nhập quốc tế và trong thời kỳ đẩy mạnh công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, chính vì thế chất lượng nguồn nhân lực nói chung và chất lượng dạy học thực hành nghề nói riêng cần phải được nâng cao, nhằm đáp ứng kịp với đòi hỏi tất yếu của nhu cầu xã hội và của thực tế.
- Để nâng cao chất lượng tay nghề cho học sinh, sinh viên trong các trường nghề.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy thực hành.
- Phải tăng cường công tác quản lý hoạt động dạy học thực hành.
- Hoàn thiện cơ sở vật chất trang thiết bị cho dạy học thực hành.
- Phải đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy học thực hành.
- Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của người học.
- Tăng cường mối liên hệ giữa nhà trường, cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất.
- Công trình nghiên cứu đề tài: “Các giải pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tay nghề cho sinh viên khoa Cơ khí - Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa”, đã đóng góp một nhận thức mới trong hệ thống tri thức của bộ môn khoa học, đặc biệt là trong lĩnh vực đào tạo và dạy học thực hành nghề hiện nay.
- Thông qua việc nghiên cứu đề tài đã mở rộng sự trao đổi, để tiếp tục phát triển lĩnh vực nghiên cứu việc dạy học thực hành nghề trong các trường đào tạo và dạy nghề, các cơ sở dạy nghề trong phạm vi cả nước nói chung và tại trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa nói riêng, với mục đích nhằm nâng cao chất lượng dạy học thực hành nghề, tiến tới nâng cao chất lượng tay nghề cho đội ngũ công nhân kỹ thuật, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ kịp thời cho sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt