« Home « Kết quả tìm kiếm

Các biện pháp quản lý thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của Trường cao đẳng nghề công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Các biện pháp quản lý thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của Trường Cao đẳng nghề công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang.
- Tác giả luận văn: Phùng Thị Thùy Dung Khóa: 2014B Người hướng dẫn: TS.
- đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực của giáo viên và học sinh trong quá trình học thì một yếu tố cũng vô cùng quan trọng quyết định đến chất lượng dạy - học chính là thiết bị của nhà trường.
- Nhưng thực tế hiệu quả quản lý sử dụng thiết bị của các trường nghề chưa thật sự đáp ứng yêu cầu đào tạo, chưa tương xứng với chi phí đầu tư, vẫn còn nhiều bất cập và khó khăn trong thực hiện.
- Xuất phát từ thực tế trên, tác giả luận văn xin chọn đề tài “Các biện pháp quản lý thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của Trường Cao đẳng nghề công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang” b.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn hiệu quả sử dụng thiết bị của Nhà trường để đề xuất các biện pháp quản lý TBDN nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của Trường CĐN công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang phù hợp với bối cảnh hiện nay ở nước ta.
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý thiết bị tại Trường Cao đẳng nghề công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý thiết bị của Nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng.
- Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 3 chương: 2 Chương 1: Cở sở lý luận về công tác quản lý thiết bị.
- Trong chương 1 tác giả đã cố gắng trình bày một vài khái niệm, các thuật ngữ, công cụ quản lý có liên quan đến những vấn đề nghiên cứu của đề tài trong công tác quản lý TBDH.
- Căn cứ vào các tài liệu, tư liệu tác giả đã cố gắng làm rõ cơ sở lý luận khoa học về công tác quản lý TBDN ở các Trường dạy nghề trong bối cảnh kinh tế, xã hội của đất nước hiện nay.
- Chương 2: Thực trạng quản lý thiết bị của Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Việt Hàn – Bắc Giang.
- Trong chương 2 tác giả đã tập trung phân tích thực trạng về công tác quản lý thiết bị của Nhà trường.
- Tác giả đã nêu ra được những mặt tồn tại còn hạn chế trong công tác quản lý thiết bị của nhà trường về công tác kế hoạch, công tác tổ chức và chỉ đạo như: giáo viên chưa đủ khả năng khai thác hết tính năng tác dụng của các thiết bị dạy nghề hiện đại, Quy trình bảo quản, bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa thiết bị chưa tốt và chưa kịp thời, thực hiện chế độ giao nhận ca còn buông lỏng… Chương 3: Một số biện pháp quản lý thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Việt – Hàn Bắc Giang.
- Trong chương 3 tác giả đã đưa ra 7 biện pháp quản lý thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của Nhà trường  Đóng góp của luận văn - Về lý luận: Hệ thống hóa các cơ sở lý luận trong công tác quản lý thiết bị tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Về thực tiễn: Đề xuất các biện pháp đổi mới công tác quản lý thiết bị của trường Cao đẳng nghề Công nghệ Việt – Hàn Bắc Giang góp phần nâng cao chất lượng sử dụng cho Nhà trường.
- Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, khái quát các tài liệu nghiên cứu lý luận, các văn bản Nghị quyết của Đảng, Nhà nước và các quy chế, quy định của ngành GD&ĐT và LĐTBXH có liên quan đến đề tài nhằm xác lập cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
- 3 - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Đề tài sử dụng các phương pháp như quan sát, điều tra,phỏng vấn trực tiếp, bảng hỏi và chuyên gia nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý HSSV tại trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội và góp phần đề xuất biện pháp cho vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp xử lý thông tin: Đề tài sử dụng bảng biểu, sơ đồ và biểu đồ để minh họa kết quả nghiên cứu.
- Sử dụng phương pháp toán học để xử lý kết quả điều tra khảo sát giúp nhận biết dễ dàng hơn các vấn đề cơ bản trong nội dung nghiên cứu, trình bày.
- Kết luận TBDN là yếu tố không thể thiếu được của quá trình dạy học, nó chịu sự chi phối của nội dung và PPDH, nhưng lại là điều kiện để thực hiện nội dung và phương pháp dạy học…TBDN phải được sử dụng có hiệu quả nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục.
- Nếu không có TBDN thì không thể có sự đổi mới phương pháp dạy học trong các nhà trường theo hướng tích cực.
- Tuy nhiên, công tác quản lý thiết bị vẫn còn bất cập, chưa tiến hành thường xuyên và đồng bộ để phát triển kịp thời phù hợp với bối cảnh hiện nay.
- Vì vậy, tác giả đã đưa ra 7 biện pháp quản lý công tác thiết bị đối với Trường cao đẳng nghề Công nghệ Việt – Hàn Bắc Giang: Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của thiết bị dạy nghề và quản lý thiết bị dạy nghề cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh.
- Biện pháp 2: Hoàn thiện hệ thống văn bản quy định đối với hoạt động quản lý thiết bị dạy nghề.
- Biện pháp 3: Cải tiến công tác lập kế hoạch quản lý thiết bị trong nhà trường.
- Biện pháp 4: Đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên chuyên nghiệp có đủ năng lực phụ trách thiết bị.
- Biện pháp 5: Khai thác các nguồn vốn để mua sắm, hiện đại hóa thiết bị.
- Biện pháp 6: Phát động phong trào tự làm TBDN trong cán bộ, giảng viên, SV.
- Biện pháp 7: Kiểm tra, giám sát, đánh giá và rút kinh nghiệm trong việc quản lý thiết bị của Nhà trường.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt