« Home « Kết quả tìm kiếm

Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh


Tóm tắt Xem thử

- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
- ĐẶNG QUỐC HÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẨM XUYÊN TỈNH HÀ TĨNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học Chuyên sâu Quản lý giáo dục và nghề nghiệp Người hướng dẫn: PGS, TS Trần Việt Dũng Hà nội, tháng 10 năm 2016 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình tham gia khóa đào tạo tại Viện Sư phạm kỹ thuật – trường Đại học Bách khoa Hà Nội, bản thân tôi đã luôn nhận được sự hỗ trợ quý báu từ Lãnh đạo, quý thầy, quý cô của Viện và các anh chị cùng khóa.
- Cũng trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các đồng nghiệp tại Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh và tập thể sư phạm các trường THCS trên địa bàn huyện.
- Thống kê số học sinh THCS ba năm gần đây.
- Thống kê lựa chọn về mục đích giáo dục hướng nghiệp.
- 77 CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông HS Học sinh GV Giáo viên PHHS Phụ huynh học sinh DN Dạy nghề GDHN Giáo dục hướng nghiệp HN Hướng nghiệp THCN Trung học chuyên nghiệp TCN Trung cấp nghề KTTH-HN Kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp CBQL Cán bộ quản lý GD Giáo dục CSVC Cơ sở vật chất NNC Người nghiên cứu MỤC LỤC MỞ ĐẦU.
- 1 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP.
- Quan điểm giáo dục hướng nghiệp của UNESCO.
- Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về giáo dục hướng nghiệp.
- Giáo dục.
- Hướng nghiệp.
- Giáo dục hướng nghiệp.
- Chất lượng.
- Chất lượng giáo dục hướng nghiệp.
- Giáo dục phổ thông.
- Mục tiêu, nội dung giáo dục ở trường Trung học cơ sở.
- Vị trí, vai trò của hoạt động HN cho học sinh THCS.
- Mục tiêu của hoạt động GDHN học sinh.
- Nội dung, nhiệm vụ của hoạt động GDHN cho học sinh THCS.
- Các nguyên tắc, hình thức và giai đoạn GDHN cho học sinh THCS.
- 29 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN CẨM XUYÊN, TỈNH HÀ TĨNH .
- MỘT SỐ NÉT VỀ GIÁO DỤC HUYỆN CẨM XUYÊN TỈNH HÀ TĨNH .
- Hệ thống trường học, các cơ sở giáo dục.
- Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.
- Công tác chỉ đạo và chất lượng giáo dục.
- Công tác xã hội hoá giáo dục và chính sách xã hội.
- Hệ thống các trường THCS.
- Đánh giá chung về thực trạng công tác GDHN cho học sinh THCS hiện nay tại Cẩm Xuyên Hà Tĩnh.
- 56 CHƯƠNG III ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN CẨM XUYÊN, TỈNH HÀ TĨNH.
- Đảm bảo sự phân hoá, cá biệt hoá HS trong hoạt động hướng nghiệp .
- Khuyến khích huy động và tạo điều kiện cho toàn xã hội tham gia vào hoạt động giáo dục hướng nghiệp cùng với nhà trường.
- Theo Tiến sĩ Đặng Xuân Hoan - Tổng Thư ký Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực: hiện nay, Việt Nam có quy mô dân số trên 90 triệu người, đứng thứ 13 thế giới, thứ 7 châu Á và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á.
- tuổi thọ trung bình tăng khá nhanh (năm 2013 đạt 73,1 tuổi) Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, hằng năm nước ta có hơn 5 triệu học sinh THCS và gần 3 triệu học sinh THPT ra trường tạo ra cho nước ta một nguồn nhân lực dự trữ dồi dào, đó cũng là nguồn tuyển sinh lớn hằng năm cho các trường Cao đẳng, Đại học, các trường Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề.
- Trong Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI cũng đã chỉ rõ: “Giáo dục và Đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam”.
- Với ý nghĩa trên, hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trong nhà trường phổ thông giữ một vị trí, vai trò và nhiệm vụ rất quan trọng.
- Đây là một trong những hoạt động giáo dục nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh.
- Giáo dục hướng nghiệp (GDHN) nhằm mục đích giúp cho học sinh THCS nói riêng và học sinh phổ thông nói chung có được sự hiểu biết cơ bản về các ngành nghề trong xã hội, hình thành hứng thú và năng lực nghề từ đó lựa chọn cho mình một hướng đi cụ thể trên cơ sở cân nhắc kỹ lưỡng phù hợp với nhu cầu, hứng thú, khả năng, năng lực sở trường, sức khoẻ của bản thân, sự lựa chọn một cách có ý thức, có cơ sở khoa học.
- Trung học cơ sở là cấp học bản lề chuyển giao, kết nối giữa Tiểu học và THPT, bởi thế nâng cao chất lượng dạy học, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp và làm tốt công tác phân luồng học sinh sau THCS chính là góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và nâng cao chất lượng lao động qua đào tạo nói riêng.
- Hiện nay, qua thực tế khảo sát và nghiên cứu thấy rằng hoạt động GDHN ở các trường phổ thông còn bị xem nhẹ, đặc biệt đối với học sinh THCS học sinh chủ yếu được học các kiến thức để chuẩn bị bước lên THPT.
- Đại đa số phụ huynh học sinh chưa xác định giáo dục hướng nghiệp cho con em là một việc quan trọng, trong khi đó công tác tuyên truyền về 3 định hướng nghề nghiệp cho học sinh chưa được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm.
- Theo số liệu mới công bố của Bộ Giáo dục và Đào Tạo, năm học số học sinh tốt nghiệp THCS trong cả nước vào học THCN là 30.907 học sinh, chiếm 22%, tăng hơn 10.000 học sinh so với năm 2014, trong khi đó trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh con số này chỉ khoảng 12% đến 15%.
- Trước thực trạng đó, để nâng cao chất lượng giảng dạy nói chung và nâng cao chất lượng GDHN nói riêng nhằm góp phần tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng, đặc biệt là lao động qua đào tạo cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, tôi lựa chọn đề tài: “Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh” 2.
- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCS trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, từ đó đáp ứng tốt yêu cầu của cấp học này trong giai đoạn hiện nay.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về giáo dục hướng nghiệp ở trường THCS.
- Khảo sát thực trạng giáo dục hướng nghiệp hiện nay tại các trường THCS trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.
- Biện pháp nâng cao chất lượng GDHN và làm tốt công tác phân luồng học sinh ở các trường THCS huyện Cẩm Xuyên tỉnh, Hà Tĩnh.
- Công tác GDHN cho học sinh ở các trường THCS huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay.
- Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu công tác GDHN và phân luồng học sinh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh trong các năm học từ lại nay.
- Công tác giáo dục ở các trường THCS huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận song vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định, đặc biệt trong công tác GDHN.
- Nếu xác định được các điểm mạnh điểm yếu trong công tác giáo dục hướng nghiệp ở các trường THCS huyện Cẩm Xuyên và chỉ ra các biện pháp thích hợp sẽ nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp của địa phương.
- Chương 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận về giáo dục hướng nghiệp ở trường THCS + Chương 2: Khảo sát thực trạng giáo dục hướng nghiệp hiện nay tại các trường THCS trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.
- 5 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP 1.1.
- Quan điểm Giáo dục hướng nghiệp của nước Nga Các nhà giáo dục Nga vẫn kế thừa, tiếp thu và phát triển lý luận về vai trò và ý nghĩa của giáo dục tổng hợp.
- Không tách giáo dục hướng nghiệp ra khỏi giáo dục đại cương và giáo dục lao động của trường Phổ thông, nhất là các cấp THPT.
- Từ những năm học Bộ giáo dục Liên Bang Nga chủ trương thí nghiệm rộng rãi, cuốn chiếu chương trình công nghệ học thay cho chương trình dạy lao động và kỹ thuật tổng hợp áp dụng từ thời Xô Viết.
- Các nhà giáo dục Liên Bang Nga cho rằng, trong các tiêu chí đánh giá chất lượng học sinh thì “Sự thành đạt nắm vững nghề đã chọn có giá trị cao nhất’.
- Chương trình giáo dục công nghệ của nước Nga hiện nay bao gồm những nội dung có tính chất giáo dục kỹ thuật tổng hợp nhằm đào tạo một nghề cụ thể, mà theo nhóm công nghệ học, gắn sản xuất với kinh doanh, mang tính hướng nghiệp.
- Nhờ thông qua giáo dục công nghệ, sinh học được làm quen, thử sức với từng loại hình sản xuất, đồng thời chú ý vai trò của công nghệ thông tin được sử dụng trong nền kinh tế hiện đại[27].
- Nhà trường Pháp và vấn đề giáo dục lao động, nghề nghiệp.
- Nước Pháp đã tiến hành cải cách giáo dục (năm 1975), để hiện đại hoá nền giáo dục nhằm vào các hướng: Tăng cường giáo dục tự nhiên và toán học, trong đó tăng kiến thức thực hành đối với khoa học tự nhiên, đưa giáo dục kỹ thuật vào để đảm bảo sự liên hệ giữa trường học với đời sống, đồng thời vẫn giữ ý nghĩa của các môn xã hội và nhân văn.
- Đặc biệt chú trọng tới giảng dạy lao động và nghề nghiệp cho học sinh, khắc phục khuynh hướng và quan niệm coi giáo dục lao động là một loại giáo dục loại hai.
- Để phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh, nhà trường Pháp đặt giáo dục lao động, thủ công và nghề nghiệp bình đẳng với các loại hình hoạt động khác của nhà trường.
- Nhà trường Pháp hiện nay đã giảm bớt tính hàn lâm trong việc cung cấp các kiến thức khoa học, tăng cường tỉ trọng kiến thức có ý nghĩa thực tiễn và hướng nghiệp để giúp học sinh trung học chuẩn bị di và đào tạo và cuộc sống nghề nghiệp[27].
- Giáo dục phổ thông phải tạo điều kiện cho học sinh hình thành dần dần trong đầu xu hướng nghề nghiệp trong tương lai, độc lập với những ước muốn chủ quan của cha mẹ.
- Đôi khi nó còn phải giúp học sinh thoát khỏi những ước mơ viễn vông không có cơ sở, cảm tính, và trở lại đúng thực chất của chúng về khả năng, điều kiện, sở thích….
- Giáo dục phổ thông trong nhà trường của liên Bang Đức đang tiến tới “một nhà trường Châu âu thống nhất” nhưng vẫn giữ được những truyền thống tốt đẹp của nhà trường Đức.
- Giảm thời lượng học tập của trường THCS nhưng vẫn đảm bảo trình độ cao về giáo dục phổ thông.
- Xác lập mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp.
- Theo truyền thống, nhà trường Đức quán triệt nguyên tắc hướng nghiệp để chuẩn bị cho học sinh đi vào đào tạo nghề tuỳ theo trình độ của mỗi học sinh.
- Học sinh được phân loại ngay từ bậc tiểu học.
- Sau lớp 12 lại được 7 phân loại lần nữa: những học sinh khá được lên lớp 13 thi lấy bằng tú tài toàn phần và vào học các trường đại học, số còn lại sẽ vào các cơ sở đào tạo nghề trung cấp.
- Xu hướng hiện đại hoá ở đây là tạo điều kiện cho học sinh có thể học nghề ngay khi đang học phổ thông, cung cấp hệ thống kiến thức khoa học gắn với hướng đào tạo nghề một cách linh hoạt, giảm bớt tính hàn lâm của bậc trung học hoàn chỉnh.
- Chúng ta theo đuổi chiến lược đưa giáo dục trong năm 2010 đạt những tiêu chuẩn giáo dục châu Âu”.
- Báo cáo đã xác định một số nguyên tắc vàng chỉ đạo cải cách giáo dục đó là.
- Chuẩn bị nguồn nhân lực và tinh thần hướng nghiệp ở nhà trường của Nhật Bản.
- Từ năm 1988, Nhật Bản công bố “sách trắng” và đã khẳng định: Nhật Bản đang đối mặt với mục tiêu cơ bản của cải cách giáo dục thế kỉ XXI, thực hiện một “ xã hội học tập suốt đời”.
- Chương trình cải cách giáo dục được xây dựng trên cơ sở 2 luận điểm quan trọng.
- Tăng cường tính linh hoạt và đa dạng trong đánh giá hệ thống giáo dục.
- 8 - Thực hiện cải cách giáo dục không chỉ đóng khung trong phạm vi nhà trường, trong hệ thống giáo dục mà còn phải mở rộng tầm nhìn ra phạm vi toàn xã hội theo quan điểm mở cửa, giao lưu, hội nhập quốc tế.
- Nội dung các môn học đa dạng, toàn diện, trong đó có giáo dục hướng nghiệp.
- Với sự thay đổi toàn diện về nội dung, phương pháp giáo dục nhằm tăng cường năng lực thực tiễn của cá nhân học sinh, cần thiết cho vai trò của người lao động.
- Giáo dục lòng trung thành của người lao động Nhật Bản tương lai trong trường phổ thông.
- Giáo dục quan hệ lãnh đạo trong trường phổ thông.
- Chương trình giáo dục trung học của Thái Lan Giáo dục trung học của Thái Lan được chia thành hai cấp (Trung học cơ sở và trung học phổ thông), mỗi cấp học trong 3 năm.
- Chương trình này làm giúp cho học sinh tự khám phá về sở trường và sở thích của mình qua sự lựa chọn rộng rãi trong số các môn học kể cả về lý thuyết và hướng nghiệp theo sở thích và sở trường của học sinh.
- Những kiến thức và kỷ năng này sẽ có lợi cho học sinh để tiếp tục theo học chương trình cấp cao hoặc đi vào công việc lao động[32].

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt