« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu ứng dụng secretome từ chủng nấm talaromyces stipitatus BRG1 thủy phân lignocellulose


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng secretome từ chủng nấm Talaromyces stipitatus BRG1 thủy phân lignocellulose Tác giả luận văn: Cao Xuân Bách Khóa: 2013B Người hướng dẫn: TS.
- Giá thành enzyme là một trong những khó khăn lớn hiện nay trong quá trình thủy phân nguyên liệu lignocellulose tạo đường có khả năng lên men.
- Nghiên cứu ứng dụng một secretome, hay hỗn hợp enzyme, có khả năng thủy phân lignocellulose tại Việt Nam sẽ mang lại nhiều giá trị gia tăng cho phụ phẩm nông nghiệp và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực lên men công nghệ sinh học.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Nghiên cứu này nhằm mục tiêu khảo sát khả năng thủy phân của secretome sản xuất đi từ nguồn cơ chất lignocellulose và so sánh hiệu suất thủy phân với enzyme thương mại CTec2.
- Secretome sản xuất từ chủng nấm Talaromyces stipitatus BRG1 được chọn làm đối tượng nghiên cứu khả năng thủy phân bã mía phân đoạn.
- Nghiên cứu tiến hành phân tích các đặc tính hóa sinh của secretome bao gồm hoạt độ enzyme cellulase và hemicellulase chính và tiến hành khảo sát khả năng thủy phân bã mía phân đoạn so sánh với enzyme CTec2.
- Thí nghiệm thủy phân được tiến hành trên quy mô phòng thí nghiệm và quy mô pilot.
- Trên quy mô pilot, các tính chất lưu biến học và kích thước vật liệu được tiến hành đo trong suốt quá trình thủy phân.
- Khả năng thủy phân của secretome BRG ở các tỷ lệ enzyme khác nhau từ 1-30FPU đã được khảo sát ở nồng độ enzyme thấp 1,5%w/v cơ chất.
- Các nồng độ cơ chất khác nhau từ 1,5% đến 7,5% w/v cơ chất được tiến hành khảo sát ở tỷ lệ enzyme 5FPU/g cơ chất.
- Sau đó, thí nghiệm thủy phân bã mía ở nồng độ cơ chất và tỷ lệ enzyme thấp (0,3-3FPU/g cơ chất, 3%w/v cơ chất) đã được tiến hành và tiếp cận sự biến đổi thông số vật lý bao gồm độ nhớt và kích thước phần tử trong dịch thủy phân.
- Cuối cùng, cơ chất bột giấy được sử dụng để đánh giá khả năng mở rộng thủy phân của secretome trên cơ chất lignocellulose khác.
- Nghiên cứu là một trong những nghiên cứu đầu tiên ứng dụng secretome sản xuất từ nấm sợi trên môi trường cơ chất lignocellulose để thủy phân cơ chất bã mía sau tiền xử 2 lý.
- Khảo sát thành phần hoạt độ enzyme phân giải cellulose và hemicellulose của secretome cũng như khả năng thủy phân của secretome là cần thiết để có thể ứng dụng secretome trong nghiên cứu tiếp theo.
- d) Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích hoạt độ enzyme và thủy phân đã được tiến hành theo khuyến nghị của NREL (National Renewable Energy Laboratory).
- Các thí nghiệm thủy phân quy mô pilot được tiến hành trên thiết bị thiết kế chuyên dụng cho thủy phân cơ chất dạng sợi.
- Phương pháp nghiên cứu được thiết kế dựa trên tính kế thừa của những nghiên cứu trước đây trên thế giới và những kết quả trong nhóm đã đạt được.
- Các thí nghiệm được tiến hành thiết kế trong điều kiện để có thể so sánh và liên kết với các kết quả khác.
- e) Kết luận Kết quả nghiên cứu khảo sát khả năng thủy phân của secretome từ chủng nấm Talaromyces stipitatus BRG1 đã rút ra được một số kết luận.
- Secretome BRG (hỗn hợp enzyme) sản xuất từ chủng nấm Talromyces BRG1 có khả năng thủy phân đạt 80% và cao hơn so với enzyme thương mại CTec2 ở tỷ lệ 3-10FPU/g cơ chất và nồng độ cơ chất thấp (1,5-3% cơ chất.
- Secretome BRG trong quá trình thủy phân có tác động làm giảm độ nhớt nhanh hơn so với CTec2 khi tiến hành trên quy mô pilot (ở tỷ lệ 0,3 -3FPU/g, 3%S.
- Secretome BRG ở tỷ lệ 3FPU/g cơ chất (3%S) đã cho thấy tác động làm giảm độ nhớt nhanh trong 12h đầu và kích thước giảm rõ ràng.
- Mở rộng ứng dụng secretome thủy phân trên cơ chất bột giấy, kết quả chỉ ra secretome cũng có tác động làm giảm độ nhớt tốt hơn so với CTec2: độ nhớt giảm hơn 90% độ nhớt ban đầu sau 12h thủy phân.
- Các kết quả hóa sinh và vật lý cho thấy vai trò của endoglucanase trong làm giảm độ nhớt của dịch thủy phân.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt