Academia.eduAcademia.edu
Tập 167, Số 07, 2017 Tập 167, số 07, 2017 167(07) N¨m 2017 T¹p chÝ Khoa häc vµ C«ng nghÖ Journal of Science and Technology CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN – KINH TẾ Môc lôc Trang Nguyễn Đại Đồng - Hoạt động khai thác mỏ ở Lào Cai dưới thời Gia Long và Minh Mệnh 3 Dương Thị Huyền - Thương mại châu Âu và những tác động đến tình hình chính trị Đàng Trong thế kỷ XVI- XVIII 9 Trần Thị Nhung - Miêu tả tình tiết trong Truyện Kiều và Kim Vân Kiều Truyện 15 Nguyễn Thị Hải Phương - Bản chất của ngôn từ văn học (nghĩ từ bài viết Bản chất xã hội, thẩm mỹ của diễn ngôn văn học của Trần Đình Sử) 21 Phạm Thị Mai Hương, Nguyễn Thị Thu Trang, Ngô Thị Lan Anh - Ảnh hưởng của lễ hội Vu Lan đến đời sống đạo đức của nhân dân huyện Quốc Oai, Hà Nội 25 Phạm Thị Ngọc Anh - Hình tượng văn thủy ba trong mỹ thuật cổ Việt Nam và các ứng dụng trên sản phẩm mỹ thuật tạo hình hiện đại 31 Trương Thị Phương - Giải pháp ứng dụng hiệu quả thông tin đồ họa trên báo điện tử 37 Phạm Thị Nhàn - Ẩn dụ từ vị giác “ngọt” trong tiếng Hán hiện đại 43 Lương Thị Thanh Dung – Sự khác nhau về kết cấu chữ Nôm của văn bản Thiền tông bản hạnh giữa bản in năm 1745 và bản in năm 1932 49 Nguyễn Thị Quế, Phạm Phương Hoa - Đánh giá sự phù hợp của giáo trình New English File đối với việc giảng dạy sinh viên không chuyên ngữ tại Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên 55 Hoàng Thị Thắm - Nghiên cứu về siêu nhận thức trong nghe tiếng Anh của sinh viên chương trình tiên tiến tại Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên 61 Nguyễn Quỳnh Trang, Dương Công Đạt, Vũ Kiều Hạnh - Thiết kế chương trình bổ trợ nói cho học sinh lớp 10 Trường Trung học Phổ thông Thái Nguyên 67 Nguyễn Khánh Như - Sự phát triển của hệ thống các trường đại học sư phạm trọng điểm Trung Quốc hiện nay 73 Nguyễn Văn Hồng, Vũ Thị Thanh Thủy - Dạy học theo dự án và vấn đề phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho học sinh trong dạy học Sinh thái học ở trung học phổ thông 79 Trần Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Hoa Hồng - Nâng cao tính ứng dụng trong xây dựng chương trình đào tạo đại học tại Việt Nam – bài học từ chương trình giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp ứng dụng (POHE) 85 Phạm Thị Bích Thảo, Nguyễn Thành Trung - Lựa chọn bài tập thể lực chuyên môn nâng cao kết quả học tập chạy cự ly ngắn cho sinh viên khóa 14 Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên 91 Lê Huy Hoàng, Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Thị Ngân, Vũ Thị Vân Anh - Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học của học sinh phổ thông trong dạy học các nội dung về hóa học hữu cơ chương trình hóa học lớp 12 nâng cao 97 Nguyễn Trọng Du - Phỏng vấn ‘nhóm tập trung’: một phương pháp thu thập dữ liệu hiệu quả với các nghiên cứu khoa học xã hội 103 Đỗ Thị Thái Thanh, Trương Tấn Hùng, Đào Ngọc Anh - Xây dựng hồ sơ năng lực bồi dưỡng giáo viên thể dục các trường trung học phổ thông các tỉnh miền núi phía Bắc 109 Nguyễn Ngọc Bính, Dương Tố Quỳnh, Nguyễn Văn Thanh - Thực trạng sử dụng hệ thống phương tiện chuyên môn trong giảng dạy môn bóng chuyền cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Đại học Thái Nguyên 115 Lê Văn Hùng, Nguyễn Nhạc - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động câu lạc bộ bóng đá nam sinh viên Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên 119 Nguyễn Văn Dũng, Lê Văn Hùng - Một số giải pháp giúp sinh viên lựa chọn môn học tự chọn trong chương trình giáo dục thể chất dành cho sinh viên không chuyên thể dục thể thao Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên 125 Nguyễn Văn Chiến, Nguyễn Trường Sơn, Đỗ Như Tiến - Một số kết quả ban đầu trong việc áp dụng CDIO để xây dựng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo tại Đại học Thái Nguyên 131 Đỗ Quỳnh Hoa - Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc xây dựng lối sống cho sinh viên Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay 135 Phạm Văn Hùng, Nguyễn Huy Hùng - Đánh giá đầu ra của chương trình đào tạo qua mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra của sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp 141 Ngô Thị Lan Anh, Nguyễn Thị Thu Hiền - Yêu cầu khách quan của việc đổi mới quy trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông nước ta hiện nay 147 Trương Thị Thu Hương, Trương Tuấn Anh - Ứng dụng dạy học dự án trong đào tạo giáo viên kỹ thuật tại Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên 153 Dương Quỳnh Phương, Trần Viết Khanh, Đồng Duy Khánh - Những nhân tố chi phối đến văn hóa tộc người và văn hóa cộng đồng dân tộc dưới góc nhìn địa lí học 159 Nguyễn Thị Thanh Tâm, Trần Quyết Thắng, Đào Thị Hương - Đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch đối với đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại một số công ty kinh doanh lữ hành trên địa bàn thành phố Thái Nguyên 165 Nguyễn Văn Chung, Đinh Hồng Linh - Các yếu tố thành công cho website thương mại điện tử: trường hợp doanh nghiệp du lịch nghỉ dưỡng vừa và nhỏ ở Quảng Bình 171 Đặng Thị Bích Huệ - Dự án hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn tỉnh Tuyên Quang và các tác động đến đời sống người dân trên địa bàn xã Minh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang 177 Lương Văn Hinh, Lương Trung Thuyền - Nghiên cứu biến động giá đất ở trên địa bàn thị trấn Thất Khê, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 – 2015 183 Nguyễn Tú Anh, Nguyễn Thị Lan Anh, Nguyễn Thành Minh - Nghiên cứu các mối quan hệ cung ứng dịch vụ quản trị hoạt động có dịch vụ trách nhiệm xã hội: trường hợp điển cứu tại các công ty dịch vụ vận tải chở khách vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 189 Nguyễn Thị Thu Thương, Hoàng Ngọc Hiệp - Thực trạng quản lý vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên 193 Tạ Thị Thanh Huyền, Nguyễn Mạnh Dũng - Tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 199 Nguyễn Thị Kim Huyền - Ứng dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS): kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam 205 Nguyễn Thị Nhung, Phan Thị Vân Giang - Tạo động lực cho các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 211 Phạm Thuỳ Linh, Phạm Hoàng Linh, Trần Thị Thu Trâm - Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập mới 219 Nguyễn Thị Thu Trang, Trần Bích Thủy - Động lực làm việc của cán bộ công chức xã phường: nghiên cứu điển hình tại thành phố Thái Nguyên 225 Nguyễn Thu Thủy, Hoàng Thái Sơn - Bài học kinh nghiệm trong quản lý rủi ro thanh khoản đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu 231 Ngô Thúy Hà - Định hướng phát triển dịch vụ tín dụng cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đến năm 2020 237 Đoàn Quang Thiệu - Một số kết quả xây dựng mô hình học tập, thực hành về kế toán doanh nghiệp 243 Trần Thị Nhung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 167(07): 15-20 MIÊU TẢ TÌNH TIẾT TRONG TRUYỆN KIỀU VÀ KIM VÂN KIỀU TRUYỆN Trần Thị Nhung* Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Tiếp cận các tài liệu nghiên cứu về miêu tả tình tiết trong Truyện Kiều và Kim Vân Kiều truyện, chúng tôi nhận thấy nghiên cứu của học giả trong và ngoài nước tuy đạt được nhiều thành tựu nhưng chưa giải quyết được triệt để các vấn đề khoa học đặt ra, giữa các học giả có nhiều ý kiến trái chiều. Vì vậy, bài báo khái quát và đi sâu phân tích đặc trưng trong miêu tả tình tiết của Truyện Kiều và Kim Vân Kiều truyện, lý giải nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này. Chúng tôi cho rằng, việc Nguyễn Du lược bỏ hay thêm bớt các đoạn miêu tả tình tiết trong nguyên tác hoàn toàn không phải do những đoạn miêu tả này không có giá trị nghệ thuật như một số nhà nghiên cứu từng khẳng định, mà do ba nguyên nhân chính. Những kiến giải này sẽ giúp ta có thêm cơ sở mới để đánh giá khách quan sáng tạo độc đáo của Nguyễn Du, tránh được những đánh giá phiến diện một chiều về Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Từ khóa: Truyện Kiều, Nguyễn Du, Kim Vân Kiều truyện, tình tiết, miêu tả Kể từ năm 1941 – khi Dương Quảng Hàm xác nhận Kim Vân Kiều truyện với tư cách là “căn tích” của Truyện Kiều đến nay, lịch sử nghiên cứu so sánh Truyện Kiều và Kim Vân Kiều truyện đã trải qua gần một thế kỷ. Tuy vậy, phần lớn các nghiên cứu còn thiếu chiều sâu và những am hiểu cần thiết về tác phẩm nguyên gốc Kim Vân Kiều truyện và Truyện Kiều. Điều này dẫn đến bất đồng quan điểm giữa học giả hai nước. * Miêu tả tình tiết trong Kim Vân Kiều truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân là một tiểu thuyết văn xuôi, chịu ảnh hưởng sâu sắc của truyền thống tiểu thuyết bạch thoại Trung Quốc. Một trong những đặc điểm quan trọng của tác phẩm này là chú trọng thuật sự và miêu tả tình tiết. Đọc Kim Vân Kiều truyện, người đọc bắt gặp những đoạn miêu tả tình tiết trong suốt tiến trình câu chuyện: cuộc hẹn hò giữa Thúy Kiều và Kim Trọng (Hồi 2), cảnh công sai hành hạ cha con Vương Viên ngoại (Hồi 4), cảnh Thúy Kiều bán mình (Hồi 5, 6), cảnh Tú Bà ép Thúy Kiều tiếp khách (Hồi 8,9), cảnh Thúc Sinh cứu Kiều khỏi nhà chứa (Hồi 12), cảnh Hoạn Thư trừng trị Thúc Sinh và Thúy Kiều (Hồi 15), cảnh Thúy Kiều báo ân báo oán (Hồi 16), * Tel: 0962 211 286; Email: nhung86edu@gmail.com cảnh Hồ Tôn Hiến chiêu hàng Từ Hải (Hồi 18,19)… Lấy đoạn miêu tả tình tiết Vương Thúy Kiều báo oán làm ví dụ. Nguyên tác dùng chi tiết khắc họa cảnh tượng kẻ ác chịu tội một cách kinh hoàng: “Tứ chi của Mã Bất Tiến bị dùng găm căng ra, lột hết da, rút sạch gân, xẻ từng tay chân tách rời để ứng với lời thề của y...” [6;172-173]. Những miêu tả này vốn bị nhiều học giả Việt Nam phê phán gay gắt. Độc giả Việt Nam cũng không nhiều hứng thú với chúng. Quả thực, ở một góc độ nào đó, chúng gợi cho người đọc cảm giác kinh rợn, tàn nhẫn. Tuy nhiên, nghiên cứu chiều sâu Kim Vân Kiều truyện cho thấy, những chi tiết này dù tàn khốc nhưng lại có những chức năng nghệ thuật nhất định. Chúng không chỉ chứng minh sự tồn tại của quy luật nhân quả báo ứng, mà ở một khía cạnh khác, chúng còn là những chi tiết miêu tả nhằm thỏa mãn khoái cảm “ác giả ác báo” của độc giả Trung Quốc đương thời. Nhà nghiên cứu Triệu Nghĩa Sơn trong cuốn Nghiên cứu từ khúc ký sinh trong tiểu thuyết Minh Thanh từng nhận định “Trong tầng lớp thị dân, có không ít người thích đọc những đoạn miêu tả “tận tướng cùng hình” về “gian tà”, “dâm đạo”, “sát nhân”, “ngư sắc”…” [7; 44]. Đây chính là tiền đề dẫn đến hầu hết các tiểu thuyết chương hồi Minh Thanh đều chú ý 15 Trần Thị Nhung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ đến việc miêu tả tình tiết rất tỉ mỉ. Trong Kim Bình Mai, tình tiết con mèo Tuyết Sư Tử của Phan Kim Liên cào xé con trai một tuổi hai tháng của Tây Môn Khánh được miêu tả tường tận ở hồi 59, gợi cảm giác kinh rợn. Những miêu tả tường tận đó gợi lên bản tính độc ác của Phan Kim Liên, tái hiện cái chết thảm thương của hài nhi vô tội Tố Quan, khiến cho độc giả nhìn thấy cận cảnh cuộc đấu tranh tàn khốc trong nội bộ gia đình Tây Môn Khánh. Chúng cũng là tiền đề cho đoạn miêu tả về “ác giả ác báo” xảy ra với Phan Kim Liên về sau, thỏa mãn tâm lý phức tạp về “đố ác hiếu thiện” của độc giả thị dân. Những đoạn miêu tả như vậy xuất hiện nhiều trong tất cả các tiểu thuyết thông tục Minh Thanh. Đoạn miêu tả tình tiết Tú Bà dạy Thúy Kiều kỹ nghệ tiếp khách cũng nằm trong trào lưu thời đại đó. Chỉ có một tình tiết, nhưng người trần thuật đã dùng tới trên dưới 4000 chữ để miêu tả tỉ mỉ. Những miêu tả này vừa thúc đẩy sự phát triển cốt truyện, vừa có vai trò tái hiện hiện thực đời sống kỹ viện, đáp ứng tâm lý hiếu kỳ của nhiều độc giả thị dân. Có thể nói, những tình tiết được miêu tả tỉ mỉ trong Kim Vân Kiều truyện tuy không phải là hoàn mĩ, nhưng ở một mức độ nhất định, chúng đã tạo nên tính độc đáo cho tác phẩm. Ít nhất, những miêu tả tình tiết này có tác dụng khắc họa nhân vật, thúc đẩy cốt truyện phát triển, tô đậm chủ đề và tái hiện hiện thực cuộc sống, chúng có liên quan trực tiếp đến thị hiếu của độc giả. Nghiên cứu Kim Vân Kiều truyện, chúng ta không nên bỏ qua hay coi nhẹ đặc điểm này. Miêu tả tình tiết trong Truyện Kiều Nếu như miêu tả tình tiết là đặc trưng quan trọng, là thế mạnh của tiểu thuyết chương hồi nói chung và tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện nói riêng, thì đây lại không phải là thế mạnh của Truyện Kiều hay bất kỳ một tác phẩm truyện thơ Nôm nào khác. So sánh có thể thấy, Nguyễn Du tuy rất bám sát nguyên tác nhưng ông chỉ giữ lại những nội dung chính yếu, còn rất nhiều các đoạn miêu tả, từ ngắn 16 167(07): 15-20 vài dòng đến dài vài ngàn chữ, ông đều chỉ tái tạo trong vài dòng thơ, thậm chí là bỏ hoàn toàn không hề viết đến. Điển hình là ông đã lược bỏ toàn bộ hồi 6, viết hồi 5 thành 20 câu thơ, viết hồi 10 thành 70 câu thơ, chuyển hồi 18 viết về Thúy Kiều trừng trị kẻ ác lược thành 4 câu thơ… Với những đoạn miêu tả này, hoặc ông lược bỏ hoàn toàn; hoặc ông cải biến một cách tinh xảo theo quy luật: gia tăng tính trữ tình, đi sâu nội tâm nhân vật và chú trọng miêu tả thiên nhiên. Gia tăng tính trữ tình là một xu hướng điển hình của Nguyễn Du trong quá trình tái tạo Truyện Kiều. Nguyễn Du đặc biệt chú trọng tiếp thu những đoạn miêu tả tiềm ẩn chất trữ tình, trên cơ sở đó gia tăng chất trữ tình cho tình tiết. Chẳng hạn, đoạn Vương Quan kể về cuộc đời danh nữ Lưu Đạm Tiên, Kim Trọng tương tư, Thúy Kiều đánh đàn cho Kim Trọng nghe, Thúy Kiều ở lầu Ngưng Bích... Ví dụ tình tiết Kiều đánh đàn trong buổi hẹn hò Kim Trọng. Với tình tiết này, nguyên tác dùng bút pháp tả thực để miêu tả tiếng đàn, nhấn mạnh chữ “tài” của Thúy Kiều: “Liền đưa mấy ngón tay thon nhỏ, khua động dây tơ, ban đầu nghe như hạc kêu, kế đến như vượn hót, lúc khoan như gió thoảng, lúc gấp như mưa rào… Gẩy mãi cho đến lúc đẩu chuyển sao dời, đồng hồ đã điểm canh ba Thúy Kiều mới dừng tay, thưa rằng đã trọn khúc.” [4; 24]. Từ đoạn văn tiềm ẩn chất trữ tình này, Nguyễn Du khéo léo tiếp thu cải biến thành những câu thơ nồng đượm trữ tình. Khiến cho tiếng đàn trong Truyện Kiều không chỉ còn là tiếng đàn thực, mà còn là tiếng đàn chứa chan cảm xúc tâm tình người trong cuộc: So dần dây vũ dây văn Bốn dây to nhỏ theo vần cung thương. ...... Khi tựa gối, khi cúi đầu, Khi vò chín khúc khi chau đôi mày. (471-488) Xu hướng gia tăng tính trữ tình trong Truyện Kiều còn được thể hiện ở việc người trần thuật thường trực tiếp tham gia vào câu Trần Thị Nhung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ chuyện. Ví dụ, để nhấn mạnh tội ác của bọn quan sai, nguyên tác khách quan, tường tận miêu tả cảnh cha con Vương Viên ngoại bị đánh. Nguyễn Du ngược lại, ông không dùng bút pháp miêu tả tỉ mỉ tình tiết mà trực tiếp thể hiện những lời bình luận ngoại đề về hành động của quan sai, nhấn mạnh nỗi thống khổ và oan ức của cha con họ Vương. Người trần thuật ba lần nhắc đến từ “oan”. Qua phương thức này, người trần thuật công khai biểu hiện thái độ. Cùng với xu hướng gia tăng tính trữ tình cho câu chuyện, Nguyễn Du có ý thức tiếp thu khá triệt để các đoạn miêu tả về thiên nhiên, gia công sáng tạo hình tượng thiên nhiên. Ông dùng hình ảnh thiên nhiên để ẩn dụ về hình tượng nhân vật, dùng thiên nhiên để phản ánh không gian sinh hoạt của nhân vật, và dùng thiên nhiên để khắc họa cảnh ngộ, tâm lý, vận mệnh nhân vật. Trong Kim Vân Kiều truyện có 9 lần miêu tả thiên nhiên, nhưng đa số đều rất sơ lược, và cũng chỉ có 2 lần thiên nhiên được dùng để khắc họa nội tâm. Ở phương diện này, Truyện Kiều có ưu thế hơn nhiều. Tác phẩm có khoảng 222 câu thơ miêu tả về thiên nhiên, những câu thơ đó góp phần quan trọng không thể thiếu để tạo nên thành công của kiệt tác. Chẳng hạn, miêu tả tình tiết Kim Trọng trở về vườn Thúy, Thanh Tâm Tài Nhân thiên về thuật sự, tả tỉ mỉ từng lời thoại, từng hành động của nhân vật, từ đó tường tận tái hiện diễn biến câu chuyện. Nguyễn Du vẫn giữ nguyên tình tiết, nhưng lại lược bỏ nhiều đoạn văn thuật sự, thêm vào đó ông dồn bút lực để miêu tả thiên nhiên, khắc họa nội tâm Kim Trọng. Ở tình tiết này, nguyên tác chỉ có duy nhất một câu văn tả cảnh. Trong khi đó, Truyện Kiều có đến 13 dòng thơ tả cảnh, diễn tả một cách sinh động tâm trạng buồn bã của Kim Trọng và tình cảnh bi thảm của gia đình họ Vương. Cùng với xu hướng giản lược, gia tăng tính trữ tình và xây dựng hình tượng thiên nhiên, Nguyễn Du đặc biệt quan tâm đến những chi tiết miêu tả nội tâm nhân vật. Nếu như nguyên tác chú trọng đến ngôn ngữ và hành 167(07): 15-20 động nhân vật, thì Truyện Kiều lại đặc biệt chú trọng đến hoạt động tâm lý và cảnh ngộ của họ. Lấy tình tiết miêu tả cảnh mua bán Thúy Kiều làm ví dụ. Với tình tiết này, nguyên tác dùng rất nhiều chi tiết miêu tả cảnh mụ Hàm “vuốt chân kéo tay, xoa lưng nắn cánh”, bắt Thúy Kiều đề thơ, đánh đàn, mặc cả chi li, tỉ mỉ tường tận trần thuật một cảnh bán thân chẳng khác gì bán một đồ vật, vô cùng chân thực, thể hiện hình ảnh một Thúy Kiều đầy lí trí trước cơn gia biến. Nhưng đối với Nguyễn Du, bán thân là một nỗi tủi nhục đến cùng cực, vậy nên ông ít chú ý đến sự kiện mà chú trọng miêu tả cảm giác của Thúy Kiều, đứng từ điểm nhìn bên trong để miêu tả, tái hiện nỗi thẹn thùng, nhục nhã, khổ đau của nàng: Buồng trong mối đã giục nàng kíp ra. Nỗi mình thêm tức nỗi nhà, … Mối càng vén tóc bắt tay, Nét buồn như cúc, điệu gầy như mai... (632-648) Qua đó có thể thấy, nếu như Thanh Tâm Tài Nhân càng chú trọng miêu tả tính chân thực của sự kiện thì Nguyễn Du lại có xu hướng chú trọng những khắc họa để phản ánh nội tâm của nhân vật, ông không chú trọng sự kiện mà ông quan tâm đến “khúc đoạn trường”. Do đó, mỗi câu thơ trong Truyện Kiều đều tràn trề xúc cảm và lay động độc giả. Có thể thấy, Truyện Kiều tuy không có ưu thế trong miêu tả tình tiết, hạn chế trong khả năng bao quát bức tranh hiện thực rộng lớn nhưng tác phẩm lại chú trọng những chi tiết gia tăng tính trữ tình, miêu tả thiên nhiên và nội tâm nhân vật. Xu hướng này được vận dụng thành công và xuyên suốt trong toàn tác phẩm, khiến cho Truyện Kiều trở thành một “cuốn tiểu thuyết bằng thơ”, một “cuốn sách của ngàn tâm trạng”. Một vài kiến giải Lý giải về sự khác biệt giữa hai tác phẩm trong phương thức miêu tả tình tiết, học giả hai nước đã từng có nhiều ý kiến khác nhau [1;61], [2;336], [3;517], [4;87], [5;231], [8]. 17 Trần Thị Nhung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ Một số học giả cho rằng, những miêu tả tình tiết trong nguyên tác “kể lể dài dòng”, “nhiều khi thô bỉ, có hại với mỹ cảm của người đọc” [2; 336] là chưa thỏa đáng. Như chúng tôi đã phân tích, những miêu tả tình tiết trong Kim Vân Kiều truyện có nhiều tác dụng, chúng là yếu tố nghệ thuật do tác giả chủ động sáng tạo để thể hiện chủ đề tư tưởng, khắc họa nhân vật, thúc đẩy tình tiết phát triển. Những miêu tả tình tiết này tuy xa lạ với độc giả Việt Nam, đem lại cảm giác tàn nhẫn, nhưng chúng lại thuộc về phong cách thời đại, phù hợp với thị hiếu hiếu kỳ của độc giả thị dân Trung Quốc đương thời. Một số học giả khác có quan điểm cho rằng, Nguyễn Du đã hạ thấp hình tượng anh hùng thảo dã, mĩ hóa tướng soái quan quân triều đình”, “che đậy sự độc ác của phong kiến quý tộc” [4; 87]… Quan điểm này cũng chưa hợp lí. Bởi vì, Nguyễn Du tuy xuất thân từ giai cấp quý tộc, nhưng ông gần gũi với người thống khổ, thương yêu con người, đối với nhân vật trong Truyện Kiều, Nguyễn Du luôn thể hiện quan điểm nhân bản. Không chỉ trong Truyện Kiều mà trong toàn bộ các sáng tác của Nguyễn Du đều thể hiện điều đó. Không ít học giả cho rằng, Nguyễn Du muốn né tránh những chi tiết miêu tả về tình dục, quan điểm này cũng chưa thỏa đáng. Bởi vì, trong Truyện Kiều, Nguyễn Du cho dù lược bỏ rất nhiều các đoạn miêu tả tình tiết liên quan đến tình dục trong nguyên tác, nhưng trong tác phẩm lại có những chỗ thể hiện rõ quan niệm tiến bộ về “tình” và “dục”. Chẳng hạn như trước khi Kiều bị Mã Giám Sinh chiếm đoạt thân thể, người trần thuật đã để nàng có một đoạn độc thoại nội tâm độc đáo, thể hiện quan niệm tiến bộ của nàng về tình yêu. Ở một tình tiết khác, người trần thuật đã mượn cớ miêu tả Thúy Kiều tắm để ca ngợi vẻ đẹp thân thể đầy quyến rũ của nàng. Điều đó cho thấy, Nguyễn Du không hề né tránh những chi tiết miêu tả tình dục, ngược lại, ông có một quan điểm nhân bản và tiến bộ về “thân” và “tâm” của con người. 18 167(07): 15-20 Một số học giả khác như Đào Duy Anh, Lê Hoài Nam, Nguyễn Hữu Sơn, Trần Nho Thìn cho rằng, việc Nguyễn Du lược bỏ những miêu tả chi tiết trong nguyên tác là do sự chuyển biến của thể loại đem lại. Những ý kiến và quan điểm trên đây đều có lí lẽ nhất định, có những ý kiến đáng được chúng ta quan tâm, tuy nhiên còn cần tiếp tục làm sáng tỏ bằng những lí lẽ cụ thể để thuyết phục, một vài ý kiến còn phiếm diện một chiều. Chúng tôi cho rằng, những khác biệt trong miêu tả tình tiết giữa Truyện Kiều và Kim Vân Kiều truyện có thể do một số lí do. Thứ nhất, ở một số chỗ, Nguyễn Du đã lược bỏ miêu tả tình tiết trong nguyên tác có thể là do quan niệm nghệ thuật của hai tác giả không giống nhau. Thanh Tâm Tài Nhân chú trọng miêu tả diễn biến sự kiện, chú trọng khắc họa thế giới bên ngoài và con người lí trí, còn Nguyễn Du lại chú trọng miêu tả diễn biến tâm lý của nhân vật, chú trọng thế giới nội tâm con người. Cảm hứng của Nguyễn Du trong Truyện Kiều là cảm hứng về thân phận bi kịch của tài sắc. Do đó, những miêu tả trong nguyên tác không có tác dụng tô đậm khắc họa thân phận bạc mệnh của Thúy Kiều, Nguyễn Du đều lược bỏ. Các miêu tả tình tiết tình dục giữa Thúy Kiều và Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Thúc Sinh được lược bỏ hoàn toàn là nằm trong xu hướng này. Thứ hai, thị hiếu của độc giả và phong cách thời đại cũng là nhân tố chi phối ngòi bút của mỗi tác giả. Tiểu thuyết Trung Quốc từ Kim Bình Mai trở đi, miêu tả cuộc sống thường nhật, chú trọng miêu tả đời sống tính dục dần dần trở thành trào lưu. Tác giả Trương Quốc Tinh trong cuốn Miêu tả tính dục trong tiểu thuyết cổ đại Trung Quốc đã đưa ra mục lục thống kê các tiểu thuyết viết về tính dục của tiểu thuyết thông tục cổ đại, trong đó trực tiếp miêu tả đời sống tính dục có đến 112 tác phẩm. Những chi tiết có liên quan đến tính dục trong Kim Vân Kiều truyện rất có thể cũng thuộc trào lưu này. Chẳng hạn như hồi 10 của tiểu thuyết, người trần thuật đã mượn Trần Thị Nhung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ lời Tú Bà truyền giáo những kỹ năng giường chiếu. Những chi tiết miêu tả bị coi là “có hại đối với mĩ cảm người đọc, không phục vụ cho chủ đề tư tưởng tác phẩm” này kỳ thực có mục đích “giáo nhân” khá rõ nét, rất giống với những miêu tả thế tình trong tiểu thuyết thoại bản Trung Quốc đương thời. Ngược lại, những tác phẩm văn học Việt Nam trung đại, trong bối cảnh mà Truyện Kiều ra đời, người đọc đều thấy có một điểm chung, tác giả dù vô cùng tán đồng ngợi ca vẻ đẹp thân thể con người, rất tán đồng quan niệm về tình yêu tự do đôi lứa, nhưng với những tình tiết miêu tả tính dục, các tác giả Việt Nam đều giản lược hoặc sử dụng những biện pháp tu từ để che chắn (thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, Chinh phụ ngâm khúc, Cung oán ngâm khúc…) Thứ ba, Nguyễn Du lược bỏ một số miêu tả tình tiết trong nguyên tác bên cạnh quan niệm thẩm mỹ của cá nhân, còn có một lý do rất quan trọng khác. Đó là do sự chuyển đổi về loại hình thể loại giữa hai tác phẩm này. Truyện Kiều là tác phẩm thuộc thể loại truyện Nôm, tác phẩm rõ ràng có hạn chế về tự sự so với tiểu thuyết chương hồi. Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân lại là tác phẩm tự sự văn xuôi, thiên về miêu tả sự kiện, nó vừa có thế mạnh trong miêu tả hiện thực, vừa có thể khắc họa tường tận hình tượng nhân vật, thông qua việc kết hợp đối thoại, tự sự và miêu tả tình tiết để phân tích nội tâm nhân vật. Toàn bộ cốt truyện của Truyện Kiều ngược lại, được triển khai bằng văn vần. Thật khó để có thể dùng thể lục bát để miêu tả được tường tận các chi tiết như trong nguyên tác. Thay vào đó, tác giả chỉ có thể dùng thơ để lược thuật sự kiện, khắc họa tình tiết và đưa ra những lời trữ tình ngoại đề. Đây không chỉ là hiện tượng của riêng Truyện Kiều mà còn là hiện tượng của tất cả các tác phẩm truyện thơ Nôm khác. So sánh Hoa Tiên ký của Việt Nam và Hoa Tiên truyện của Trung Quốc, chúng ta cũng có thể thấy rất rõ đặc điểm này. Cũng không chỉ các truyện Nôm có nguồn gốc Trung Quốc mới có đặc điểm này 167(07): 15-20 mà là tất cả các truyện Nôm tự tạo cũng vậy. Chúng ta cần thừa nhận rằng, miêu tả tình tiết là một thế mạnh của tiểu thuyết chương hồi nói riêng và của văn xuôi tự sự nói chung. Nhưng cũng cần thấy rằng, khi thể loại truyện thơ Nôm không có được ưu thế này thì nó lại có những ưu thế mà thể loại khác không thể có được. Những nhận xét phiến diện của một số nhà nghiên cứu Trung Quốc, tiêu biểu là ông Đổng Văn Thành là quan điểm phiến diện. Nguyễn Du lược bỏ những chi tiết miêu tả tỉ mỉ về cảnh quan sai hành hạ cha con Vương ông là bởi vì rất khó để dùng thơ lục bát để miêu tả cụ thể được những chi tiết như nguyên tác. Ông chỉ có thể dùng câu thơ lục bát để lược thuật sự kiện, phác họa chi tiết và dùng những câu trữ tình ngoại đề để bình luận sự kiện, thay đổi điểm nhìn thành điểm nhìn bên trong làm cho mọi sự kiện được thuật lại bằng xúc cảm của người trần thuật. Miêu tả tình tiết trong tiểu thuyết chương hồi có ưu thế riêng, tạo thành ấn tượng sâu sắc với độc giả. Rất nhiều độc giả Việt Nam cho rằng, những đoạn miêu tả này là dài dòng, nhưng nhiều độc giả Trung Quốc lại hứng thú và ca ngợi. So sánh và lí giải trên đây giúp chúng ta có cách nhìn toàn diện hơn về sự khác biệt giữa Truyện Kiều và Kim Vân Kiều truyện. Cũng từ những nghiên cứu này, chúng ta hiểu thêm về truyền thống văn học của Việt Nam và Trung Quốc. So sánh Truyện Kiều và Kim Vân Kiều truyện nói riêng và các tác phẩm văn học đa quốc gia, cần tránh chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và những đánh giá phiến diện. Đồng thời cần chú ý đến những thế mạnh của mỗi truyền thống văn luận. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Duy Anh (2007), Khảo luận về Truyện Thúy Kiều, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 2 . Nguyễn Lộc (1999), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX, Nxb.Giáo dục, Hà Nội. 3. Lê Xuân Lít (2007), 200 năm nghiên cứu bàn luận Truyện Kiều, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 4.董文成.杨爱群(1999).《<金云翘传>》 [M].沈 阳:春风文艺出版社. 19 Trần Thị Nhung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 5 . 李群. (2001)《<金云翘传>: 从中国 小说到 越南名著》[J].人文社会科学专辑,(S1). 6 .青心才人编次.李致忠点校(1983).《金云翘传》 .辽宁:春风文艺出版社. 167(07): 15-20 7 .赵义山等者(2013).《明代小说寄生词曲研究 》.北京:商务印书馆. 8 . 赵炎秋.宋亚玲(2011). 《阮攸<金云翘传>对青 心才人<金云翘传>的承继与变异》[J].越南国 际研讨.胡志明市). SUMMARY EVENT DESCRIPTION OF THE TALE OF KIEU AND THE STORIES OF JIN YUN QIAO Tran Thi Nhung* University of Education – TNU On approaching research documents on the event description in “The Tale of Kieu” and “The Stories of Jin Yun Qiao”, we have found that although the studies of domestic and foreign scholars gained many achievements, they have not thoroughly dealt with the given scientific problems – the contradictory opinions among scholars. This article is, therefore, aimed at generalizing and analyzing typical characteristics in the event description in “The Tale of Kieu” and “The Stories of Jin Yun Qiao” in a more in-depth investigation, thereby explaining the causes of those discrepancies. We state that the reason why Nguyen Du omitted, added or removed segmental descriptions from the original episode is entirely not because the descriptive verses have no artistic value as some scholars asserted. Instead, there are three main reasons explaining this, as follows: the author’s aesthetic viewpoint, readers’ psychological absorption and, especially, the characteristics of each genre. These insights will help us have more fundamental basis to objectively evaluate unique creation of Nguyen Du, and avoid one-sided assessment of “The Stories of Jin Yun Qiao” by Thanh Tam Tai Nhan. Keywords: The tale of Kieu, Nguyen Du, Kim Van Kieu story, event, description Ngày nhận bài: 13/01/2017; Ngày phản biện: 15/02/2017; Ngày duyệt đăng: 28/6/2017 * Tel: 0962 211 286; Email: nhung86edu@gmail.com 20