« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu phục hồi xupap động cơ M-530 bằng phương pháp hàn đắp


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: “Nghiên cứu phục hồi xupap động cơ M – 530 bằng công nghệ hàn đắp” Tác giả luận văn: Đoàn Thanh Hướng Khóa: 2013B Người hướng dẫn: PGS.TS.
- Lý do chọn đề tài Theo tìm hiểu, khảo sát và nghiên cứu của tác giả, Việt Nam với bờ biển dài, số lượng tàu thuyền rất lớn.
- Về thiết bị để hàn đắp phục hồi các chi tiết máy nói chung và xupap nói riêng hiện nay tại Việt Nam đã có hệ thống hàn đắp – phun phủ Plasma bột.
- Do đó, vấn đề đặt ra là làm sao để có thể phục hồi được một phần các xupap bị hư hỏng do các nguyên nhân bị mòn trong khi các tài liệu khoa học trong nước và nước ngoài không hề đề cập đến quy trình công nghệ để chế tạo, phục hồi do yếu tố bí mật công nghệ, Từ những phân tích trên sau quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài “Nghiên cứu phục hồi xupap động cơ M-530 bằng công nghệ hàn đắp”.
- Sự thành công của đề tài sẽ giúp các nhà khoa học, các doanh nghiệp trong nước làm chủ được công nghệ hàn tiên tiến và từng bước bắt nhịp với công nghệ chế tạo, hàn đắp – phục hồi các chi tiết máy của các nước tiên tiến trên Thế Giới.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu: Mục đích hướng tới của luận văn là nghiên cứu chung về các loại xupap và công nghệ hàn chúng.
- Từ đó áp dụng vào giải quyết một bài toán thực tế đó là xây dựng được quy trình công nghệ hàn cho xupap động cơ M-350.
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu ở đây chính là các xupap đã bị mòn, sử dụng trong các động cơ tàu thủy M-350 Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi của nghiên cứu xoay quanh vấn đề công nghệ hàn plassma bột, và ứng dụng vào nghiên cứu công nghệ hàn của xupap động cơ M-350 2.
- Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả Nội dung nghiên cứu của đề tài Luận văn được trình bày trong 4 chương.
- Chương 1: Tổng quan về xupap động cơ máy thủy.
- Chương 2: Nghiên cứu công nghệ phục hồi xupap o Luận văn không đi sâu, nhưng nghiên cứu tổng quan về công nghệ hàn plassma bột.
- Từ đó áp dụng vào nghiên cứu cho công nghệ hàn phục hồi xupap.
- Chương 3: Nghiên cứu thực nghiệm phục hồi xupap M530 bằng phương pháp hàn đắp plasma bột.
- o Xác định được tổ chức tế vi, đo độ cứng của mối hàn đắp phục hồi và các vùng lân cận mối hàn.
- Đóng góp mới của tác giả: Đóng góp mới của tác giả trong đề tài này đó là phân tích được thành phần hóa học, cơ tính của xupap mẫu, từ đó lựa chọn được bột hàn đắp.
- Tổng kết bằng việc đưa ra được bộ thông số chế độ hàn, quy trình công nghệ hàn đắp phục hồi xupap M-530 và đã chế tạo thành công lớp đắp phục hồi bề mặt làm việc của xupap M-530, sử dụng để tham khảo và áp dụng vào thực tế.
- Phương pháp nghiên cứu - Để thực hiện luận văn của mình tác giả đã kết hợp giữa cả lý thuyết và thực nghiệm.
- Nghiên cứu lý thuyết, là các bài báo khoa học, công trình nghiên cứu trong và ngoài nước được đăng trên các tạp chí khoa học uy tín mà tác giả đã thu thập được.
- Trên cơ sở các tổng hợp đó tác giả đánh giá, phân tích quy trình công nghệ, khả năng thành công cũng như các khả năng ứng dụng vào thực tiễn của đề tài.
- Thực nghiệm: Trên cơ sở các nghiên cứu lý thuyết tác giả lựa chọn được loại bột hàn, bộ thông số chế độ hàn sơ bộ sau đó tiến hành thực nghiệm trên các thiết bị tại cơ sở và đưa ra được các kết quả sơ bộ, tiến hành điều chỉnh và cho ra kết quả cuối cùng từ đó rút ra các kết luận khoa học, tính mới và khả năng ứng dụng vào thực tiễn của đề tài.
- Kết luận - Tác giả đã nghiên cứu và phân tích để từ đó nắm được nguyên lý làm việc, các điều kiện chịu tải, dạng hỏng điển hình của xupap M-530 và nhu cầu phục hồi trên thực tế - Trình bày tổng quan về quá trình hàn plassma bột (PTA), so sánh quá trình hàn này với quá trình hàn khác có thể sử dụng.
- Tiến hành các nghiên cứu về ảnh hưởng của các thông số công nghệ hàn đến hình dáng hình học lớp đắp, xây dựng thành công bộ thông số công nghệ hàn cho quá trình chế tạo lớp đắp cứng bề mặt xupap động cơ máy thủy M-530, lựa chọn được loại bột sử dụng cho quá trình hàn, ảnh hưởng của các nguyên tố trong thành phần bột hàn đến cơ tính lớp đắp.
- Xây dựng quy trình công nghệ phục hồi xupap động cơ máy thủy M-530 bao gồm gia công cơ trước khi hàn, gá lắp phôi, nung nóng sơ bộ, tiến hành hàn, xử lý nhiệt, và gia công cơ sau khi hàn.
- Quy trình này có thể áp dụng vào thực tế để phục hồi xupap và có thể tham khảo cho các chi tiết máy khác.
- Ứng dụng công nghệ hàn plassm bột (PTA) để hàn đắp phục hồi xupap máy thủy M-530 là phù hợp với yêu cầu thực tế, đảm bảo năng suất và chất lượng mối hàn cao.
- Mặt khác đây là công nghệ tiên tiến có nhiều triển vọng ứng dụng trong việc phục hồi và chế tạo mới các chi tiết, máy làm việc trong điều kiện chịu mài mòn cao.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt