Academia.eduAcademia.edu
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐH NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Đề tài “Tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng" tại Công ty Điện tử Công nghiệp – CDC TÁC GIẢ: VŨ VĂN THỰC 5 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VŨ VĂN THỰC TÀI TRỢ CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG Chuyên ngành: Kinh tế tài chính, ngân hàng Mã số: 62. 31. 12.01 LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS., TS. Ngô Hƣớng Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2011 6 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi và chưa từng được công bố. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có trích dẫn nguồn gốc rõ ràng. TP. Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2011 Tác giả Vũ Văn Thực 7 ATM ASEAN BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT - Automatic Teller Machine (Máy rút tiền tự động) - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ( Association of Southeast Asian Nation) CBCNV - Cán bộ công nhân viên CHXHCN - Cộng hoà xã hội chủ nghĩa CP - Cổ phần EDC Thiết bị đọc thẻ điện tử ( Electronic Data Capture) FDI - Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( Foreign Direct Investment) NHTM - Ngân hàng Thương mại NHTW - Ngân hàng Trung ương NHNN - Ngân hàng Nhà nước NHNo&PTNT - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn NHTM - Ngân hàng Thương mại NN & PTNT - Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn QTDND - Qũi tín dụng nhân dân ODA - Viện trợ phát triển chính thức ( Official Development Assistant) PGD - Phòng giao dịch POS - Point of sale (Điểm bán hàng) TNHH - Trách nhiệm hữu hạn TP - Thành phố TMCP - Thương mại cổ phần SXKD - Sản xuất kinh doanh UNESCO - Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá Liên hiệp quốc (United Nations Educational Scientific and cultural Organization) VIP - Một người rất quan trọng( Very Important Person) VP - Văn phòng WTO - Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization) XHCN - Xã hội chủ nghĩa 8 MỤC LỤC Trang PHAÀN MÔÛ ÑAÀU .................................................................................................................... 1 CHÖÔNG I: VAI TROØ CUÛA TÍN DUÏNG NGAÂN HAØNG ÑOÁI VÔÙI SÖÏ PHAÙT TRIEÅN NGAØNH DU LÒCH 1.1.Toång quan veà du lòch ........................................................................................................ 5 1.1.1. Khái niệm cơ bản về du lịch, ngành du lịch ....................................................................... 5 1.1.2. Tài nguyên du lịch .............................................................................................................. 6 1.1.2.1. Khái niệm ............................................................................................................. 6 1.1.2.2. Các loại tài nguyên du lịch .................................................................................. 7 1.1.3. Các loại hình du lịch ........................................................................................................... 9 1.1.3.1. Căn cứ vào hình thức tổ chức chuyến đi .............................................................. 9 1.1.3.2. Căn cứ theo phương thức tổ chức ........................................................................ 9 1.1.3.3. Căn cứ vào nhu cầu đi du lịch của du khách........................................................ 10 1.1.3.4. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ ............................................................................... 11 1.1.3.5. Căn cứ vào phương tiện giao thông .......................................................... 11 1.1.4. Những điều kiện để phát triển du lịch ................................................................................. 12 1.1.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành du lịch ......................................... 15 1.1.5.1. Nhân tố bên trong ................................................................................................ 15 1.1.5.2. Yếu tố bên ngoài .................................................................................................. 16 1.1.6. Sự cần thiết phải phát triển du lịch ..................................................................................... 18 1.2. Ñieàu kieän vaø lôïi theá phaùt trieån du lòch Laâm Ñoàng ....................................................... 19 1.2.1. Những điều kiện để phát triển du lịch Lâm Đồng .............................................................. 19 1.2.2. Những lợi thế để phát triển du lịch Lâm Đồng ................................................................... 23 1.3. Nguoàn taøi trôï cho phaùt trieån du lòch vaø vai troø cuûa tín duïng ngaân haøng ñoái vôùi söï phaùt trieån ngaønh du lòch ........................................................................................................ 29 9 1.3.1. Các nguồn tài trợ cho phát triển du lịch .............................................................................. 29 1.3.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của ngành du lịch ............................ 31 1.3.2.1. Ngân hàng thương mại và các chức năng của NHTM ......................................... 31 1.3.2.2. Tín dụng và các hình thức cấp tín dụng cho ngành du lịch ................................. 36 1.3.2.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển ngành du lịch .................... 40 1.3.2.4. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng đối với ngành du lịch ..................................... 52 1.4. Baøi hoïc kinh nghieäm thu huùt nguoàn voán vaø thu huùt du khaùch ôû moät soá quoác gia treân theá giôùi ........................................................................................................................... 53 1.4.1. Bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc .................................................................................. 53 1.4.2. Bài học kinh nghiệm từ Thái Lan ....................................................................................... 54 1.4.3. Bài học kinh nghiệm từ Malaysia ....................................................................................... 56 1.4.4. Bài học kinh nghiệm từ Singapore...................................................................................... 58 Kết luận chương 1 CHÖÔNG 2: THÖÏC TRAÏNG TÍN DUÏNG NGAÂN HAØNG ÑOÁI VÔÙI NGAØNH DU LÒCH TÆNH LAÂM ÑOÀNG THÔØI GIAN QUA. 2.1. Thực trạng hoạt động ngành du lịch trong thời gian qua ................................................ 62 2.1.1. Hệ thống tổ chức kinh doanh du lịch ............................................................................. 62 2.1.2. Thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch .......................................................... 63 2.1.3. Thực trạng nguồn nhân lực ngành du lịch .......................................................................... 66 2.1.4. Thực trạng về phát triển nguồn khách du lịch .................................................................... 67 2.1.5. Doanh thu và số ngày lưu trú của du khách ........................................................................ 70 2.1.6. Về hạ tầng kỹ thuật ............................................................................................................. 71 2.1.7. Quản lý Nhà nước về du lịch .............................................................................................. 74 2.1.8. Khảo sát đánh giá của du khách về du lịch Lâm Đồng....................................................... 75 2.1.9. Những thành tựu đạt được của ngành du lịch Lâm Đồng ................................................... 76 2.1.10. Những hạn chế và nguyên nhân của ngành du lịch Lâm Đồng ........................................ 77 10 2.2. Thực trạng tín dụng ngân hàng đối với ngành du lịch Lâm Đồng trong thời gian qua ................................................................................................................................................ 79 2.2.1. Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng ....................................................................................................................... 79 2.2.2. Thực trạng về nguồn vốn huy động và nguồn vốn điều hoà từ trung ương ........................ 81 2.2.2.1. Thực trạng về nguồn vốn huy động tại địa phương ............................................. 81 2.2.2.2. Thực trạng về nguồn vốn điều hoà từ trung ương ............................................... 85 2.2.3. Thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong thời gian qua ................................................................................................................................................. 87 2.2.4. Thực trạng đầu tư tín dụng ngân hàng đối với ngành du lịch ............................................. 90 2.2.4.1. Thực trạng đầu tư tín dụng đối với ngành du lịch Lâm Đồng ............................. 90 2.2.4.2. Tỷ trọng dư nợ cho vay ngành du lịch trong tổng dư nợ ..................................... 93 2.2.4.3. Cơ cấu dư nợ ngành du lịch so với tổng dư nợ cho vay ngành dịch vụ ............... 95 2.2.4.4. Dư nợ cho vay ngành du lịch của một số ngân hàng thương mại trên địa bàn .... 96 2.2.4.5. Những dự án đầu tư du lịch trọng điểm có sự tham gia tài trợ của các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng .......................................................................................................... 100 2.2.4.6. Một số khảo sát đối với khách hàng vay vốn đầu tư phát triển du lịch Lâm Đồng và hiệu quả kinh tế-xã hội đem lại từ đầu tư tín dụng ....................................................... 102 2.2.4.7. Về cơ chế cho vay đối với ngành du lịch ............................................................. 106 2.3. Đánh giá những mặt làm đƣợc, những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong đầu tƣ tín dụng ngân hàng đối với ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng ................................................ 111 2.3.1. Một số mặt làm được .......................................................................................................... 111 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong đầu tư tín dụng ngân hàng đối với ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng ....................................................................................................... 113 2.3.2.1. Những hạn chế .................................................................................................... 113 2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế ........................................................................ 116 Kết luận chƣơng 2 11 CHÖÔNG 3: GIAÛI PHAÙP TÍN DUÏNG NGAÂN HAØNG ÑOÁI VÔÙI SÖÏ PHAÙT TRIEÅN NGAØNH DU LÒCH TÆNH LAÂM ÑOÀNG 3.1 Quan ñieåm phaùt trieån du lòch treân ñòa baøn tænh Laâm Ñoàng ............................ 123 3.2. Nhu cầu vốn để đầu tƣ cho du lịch Lâm Đồng .................................................................. 129 3.3. Những giải pháp chủ yếu về tín dụng ngân hàng.............................................................. 131 3.3.1. Một số mô hình tài trợ của các NHTM cho ngành du lịch ................................................. 131 3.3.2. Tăng cường công tác huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn trung, dài hạn ....................... 135 3.3.2.1. Phát hành trái phiếu trung dài hạn của ngân hàng; bảo lãnh phát hành trái phiếu cho các dự án du lịch........................................................................................................... 135 3.3.2.2. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, kỳ hạn gửi tiền .................................. 136 3.3.2.3. Xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt, phù hợp ................................................. 138 3.3.2.4. Mở rộng và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng ........................... 140 3.3.2.5. Xây dựng trụ sở giao dịch khang trang, sạch đẹp; mở rộng huy động vốn ở ngoài địa bàn ................................................................................................................................. 141 3.3.2.6. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền ......................................................... 142 3.3.3. Mở rộng đối tượng khách hàng vay, đa dạng hoá đối tượng cho vay và phương thức cho vay .......................................................................................................................................... 143 3.3.3.1. Đa dạng hoá đối tượng khách hàng vay............................................................... 143 3.3.3.2. Mở rộng các đối tượng cho vay ........................................................................... 146 3.3.3.3. Đa dạng hoá các phương thức cho vay ................................................................ 146 3.3.4. Đơn giản hoá qui trình, thủ tục vay vốn theo hướng tinh giản, gọn nhẹ ............................ 148 3.3.5 Giải pháp về đảm bảo tiền vay............................................................................................. 150 3.3.6. Giải pháp về cơ chế, kỹ thuật nghiệp vụ tín dụng .............................................................. 154 3.3.7. Chính sách tín dụng đối với ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng ................................................ 158 3.3.7.1. Chính sách lãi suất ............................................................................................... 158 3.3.7.2. Chính sách ưu đãi về vốn, thời hạn cho vay ........................................................ 159 3.3.7.3. Chính sách xử lý các món vay sau khi cho vay ................................................... 160 12 3.3.8. Tăng cường tài trợ cho vay trung, dài hạn và mở rộng các hình thức cho thuê tài chính đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch ........................................................................... 160 3.3.9. Mở rộng mạng lưới giao dịch, tiếp tục hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và mở rộng phát hành thẻ quốc tế, cũng như mở rộng hệ thống chấp nhận thanh toán thẻ quốc tế ................ 162 3.3.10. Nâng cao trình độ, đạo đức nghề nghiệp và có chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ tín dụng .................................................................................................................................... 164 3.3.11. Đẩy mạnh hoạt động Marketing ngân hàng đến các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch ................................................................................................................................................ 165 3.3.12. Nâng cao vai trò, chất lượng tư vấn tài chính cho khách hàng và tăng cường kiểm tra kiểm soát ....................................................................................................................................... 167 3.4. Giaûi phaùp hoå trôï .............................................................................................................. 168 3.4.1. Đa dạng hóa nguồn vốn phục vụ cho phát triển du lịch Lâm Đồng ................................... 168 3.4.2. Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các loại hình và sản phẩm dịch vụ du lịch ............... 175 3.4.3. Bảo tồn và phát triển các hoạt động văn hoá của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên, giữ gìn an ninh trật tự xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái ....................................................... 181 3.4.4. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch ............................... 183 3.4.5. Qui hoạch tổng thể du lịch tỉnh Lâm Đồng ........................................................................ 187 3.4.6. Liên kết phát triển du lịch ................................................................................................... 189 3.4.7. Xây dựng thương hiệu du lịch Lâm Đồng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng cáo và mở rộng, phát triển thị trường .................................................................................................. 192 3.4.8. Bảo tồn và phát triển rừng .................................................................................................. 195 3.4.9. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch ..................................................... 196 3.4.10. Tiếp tục hoàn thiện và đổi mới công tác quản lý Nhà nước về du lịch ............................ 198 3.4.11. Cải thiện môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh thông thoáng, hấp dẫn .................. 200 3.5 Kieán nghò .......................................................................................................................... 202 3.51. Đối với Chính phủ và các Bộ, Ngành và chính quyền địa phương ..................................... 202 13 3.5.2. Thành lập qũi cho vay, hỗ trợ lãi suất; quĩ bảo lãnh tín dụng, qũi rủi ro tín dụng và bảo hiểm tín dụng ................................................................................................................................ 206 3.5.3. Một số kiến nghị khác ......................................................................................................... 208 Keát luaän Danh muïc taøi lieäu tham khaûo Danh mục các công trình đã công bố của tác giả 14 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Số TT Bảng số 1 Bảng 1.1 Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh tỉnh Lâm Đồng đã 2 Bảng 2.1 Các loại hình doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn 3 Bảng 2.2 Cơ sở lưu trú, số phòng, số giường trên địa bàn tỉnh Lâm 4 Bảng 2.3 Số phương tiện vận tải đường bộ, đường sông trên địa bàn 5 Bảng 2.4 Số lượng vận chuyển hành khách trên địa bàn tỉnh Lâm 6 Bảng 2.5 Lực lượng lao động làm việc trong ngành du lịch trên địa 7 Bảng 2.6 Số lượng khách quốc tế đến Lâm Đồng 68 8 Bảng 2.7 Số lượng khách nội địa đến Lâm Đồng 69 9 Bảng 2.8 Doanh thu và số ngày lưu trú của du khách 70 10 Bảng 2.9 Cơ sở vật chất ngành bưu điện tỉnh Lâm Đồng 73 11 Bảng 2.10 Mạng lưới các TCTD trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng 80 12 Bảng 2.11 Tên biểu được kiểm kê, xếp hạng và công nhận. tỉnh Lâm Đồng Đồng. tỉnh Lâm Đồng. Đồng. bàn tỉnh Lâm Đồng Nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn gửi tiền của các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng Trang 25 62 63 65 65 66 82 15 13 Bảng 2.12 Nguồn vốn huy động phân theo thành phần kinh tế của các 14 Bảng 2.13 Nguồn vốn huy động phân theo loại tền tệ của các NHTM 15 Bảng 2.14 Nguồn vốn điều hoà từ ngân hàng cấp trên của các NHTM 16 Bảng 2.15 Phân loại dư nợ theo thời hạn vay vốn của các NHTM trên 17 Bảng 2.16 Dư nợ cho vay phân theo ngành kinh tế của các NHTM trên 18 Bảng 2.17 Dư nợ cho vay ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng của các 19 Bảng 2.18 Tỷ trọng dư nợ cho vay ngành du lịch trong tổng dư nợ cho 20 Bảng 2.19 So sánh tỷ lệ nợ xấu ngành du lịch với tỷ lệ nợ xấu của 21 Bảng 2.20 Tỷ trọng cho vay ngành du lịch so với dư nợ ngành dịch 22 Bảng 2.21 Dö nôï cho vay ngành du lịch cuûa moät soá ngaân haøng 23 Bảng 2.22 Một số dự án trọng điểm có sự tham gia tài trợ của các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng tỉnh Lâm Đồng địa bàn tỉnh Lâm Đồng địa bàn tỉnh Lâm Đồng NHTM vay của các NHTM 83 84 85 87 89 92 93 94 tổng dư nợ vụ. thöông maïi treân ñòa baøn NHTM. 95 97 101 16 24 Bảng 2.23 Hiệu quả kinh tế-xã hội từ đầu tư tín dụng 104 17 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ Số TT Đồ thị số 1 2.1 Doanh thu ngành du lịch Lâm Đồng ( 2005-2010) 71 2.2 Nguồn vốn huy động của các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng 83 2 Tên đồ thị Trang ( 2005-2010) 3 2.3 Tình hình biến động nguồn vốn, dƣ nợ và nguồn vốn điều hoà từ TW (2005-2010) 86 4 2.4 Dƣ nợ cho vay ngành du lịch của các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (2005-2010) 92 5 2.5 Tỷ lệ nợ xấu trên tòan địa bàn và tỷ lệ nợ xấu cho vay ngành du lịch của các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng 95 6 2.6 Tỷ trọng cho vay ngành du lịch năm 2010 của các NHTM tỉnh Lâm Đồng. 100 18 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Du lịch là hành động tạm rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của con người để đi đến một, hoặc nhiều nơi khác nhau nhằm thực hiện cho những mục đích khác nhau. Ngày nay, du lịch càng trở nên quan trọng đối với nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia có tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch bởi những đóng góp to lớn mà nó đã mang lại. Vì thế, tại nhiều nước trên thế giới đã dành những khoản tiền đáng kể để đầu tư cho phát triển du lịch. Hơn thế nữa, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế là một trong những ưu tiên trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới như giảm tỷ trọng của những ngành sản xuất vật chất, đồng thời tăng tỷ trọng của những ngành kinh tế dịch vụ, trong đó ngành du lịch là một trọng tâm. Việt Nam là một quốc gia có bề dày truyền thống văn hoá, lịch sử, có nhiều cảnh quan thiên nhiên phong phú, hệ sinh thái đa dạng, con người hiền hoà và hiếu khách..., đây là những lợi thế to lớn nếu ngành du lịch biết tận dụng khai thác thì không xa ngành du lịch sẽ nhanh chóng phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế quốc dân. Mặt khác, trên bản đồ du lịch Việt Nam, tỉnh Lâm Đồng, với thành phố Đà Lạt mộng mơ và nhiều điểm du lịch nổi tiếng khác từ lâu đã được rất nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến như là một địa danh du lịch nổi tiếng ở trong nước và thế giới. Song, một cách khách quan nhìn nhận, du lịch Việt Nam nói chung, du lịch Lâm Đồng nói riêng phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, vị thế vốn có của nó. Sự nghèo nàn về sản phẩm dịch vụ, yếu kém về cơ sở vật chất kỹ thuật, tình trạng huỷ hoại môi trường, sinh thái đang diễn ra hàng ngày; thiếu bảo tồn, duy tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá của cha ông để lại, tính thiếu chuyên nghiệp của đội ngũ làm dịch vụ du lịch…đã làm cho hiệu qủa và sự phát triển du lịch của cả nước nói chung, cũng như tại tỉnh Lâm Đồng nói riêng chưa đạt được kết quả như mong muốn. 19 Một điều cho thấy, hiện thời đang có những rào cản cho sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam, cũng như Lâm Đồng. Bên cạnh những rào cản mang tính chủ quan, thì rào cản khách quan cơ bản đó là tình trạng thiếu trầm trọng nguồn lực tài chính để tạo một cú huých cho sự tăng tốc phát triển của ngành du lịch. Để giải quyết được bài toán vốn cần kết hợp song hành, đồng bộ với hàng loạt các giải pháp có liên quan khác thì ngành du lịch mới có thể sớm cất cánh trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung, tỉnh Lâm Đồng nói riêng. Nỗ lực giải quyết bài toán vốn cần phải được thực hiện đồng bộ từ nhiều phía, từ nhiều nguồn lực khác nhau, như: trong nước, ngoài nước, ngân hàng, ngân sách, tư nhân, chính phủ, …trong đó, nguồn vốn từ các ngân hàng luôn được coi là kênh vốn quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, thời gian qua đầu tư cho phát triển ngành du lịch tại Lâm Đồng của các ngân hàng thương mại vẫn còn nhiều bất cập trên nhiều mặt: nguồn vốn hạn chế, cơ chế cho vay chưa thực sự thông thoáng, các biện pháp hỗ trợ khác chưa được đồng bộ…làm cho nguồn vốn tín dụng ngân hàng chưa phát huy tác dụng của nó đến hiệu quả và sự phát triển của ngành du lịch Lâm Đồng. Những mặt tồn tại trong hoạt động tín dụng ngân hàng đòi hỏi cần phải có nghiên cứu chuyên sâu cả về cơ sở lý luận và thực tiễn và có những giải pháp thích hợp. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả chọn đề tài “ Tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng ” làm luận án tiến sỹ kinh tế. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Theo cập nhật của tác giả, thì cho đến nay đề tài “ Tài trợ của ngân hàng thương mại đối với sự phát triển ngành du lịch Lâm Đồng” là vấn đề chưa được đề cập trong các công trình nghiên cứu trước đây. Trong luận án nghiên cứu của mình, tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu một số vấn đề về tín dụng, du lịch, những điều kiện, tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch Lâm Đồng, đồng thời đưa ra một số giải pháp tăng cường vốn tín dụng ngân hàng và một số giải pháp bổ trợ khác nhằm phát triển ngành du lịch tại tỉnh Lâm Đồng. 20 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 3.1. Phân tích tổng quan về du lịch và tín dụng ngân hàng, từ đó làm rõ vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của ngành du lịch. 3.2. Đánh giá điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế-xã hội cũng như tiềm năng và lợi thế phát triển của ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng. 3.3. Phân tích, đánh giá, luận giải về thực trạng của du lịch Lâm Đồng, cũng như thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển ngành du lịch, đồng thời chỉ rõ những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của nó. 3.4. Nghiên cứu đề xuất các quan điểm, giải pháp tín dụng ngân hàng và các giải pháp khác nhằm phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng. 4. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: vấn đề đầu tư tín dụng đối với việc phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng. - Phạm vi nghiên cứu: luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hoạt động du lịch Lâm Đồng và đầu tư tín dụng đối với du lịch tỉnh Lâm Đồng trong thời gian qua (số liệu, tư liệu sẽ lấy trong giai đoạn từ 2004-2010), đồng thời đề xuất các giải pháp để tăng cường hoạt động tín dụng đối với sự phát triển du lịch trong thời gian tới. Các vấn đề khác được đề cập trong luận án chỉ nhằm làm rõ mục tiêu nghiên cứu của đề tài. 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; phương pháp nghiên cứu lý luận, phân tích, tổng hợp và lý thuyết hệ thống hoá; phương pháp kế toán thống kê; phương pháp khảo sát, điều tra thực địa; phương pháp hội thảo lấy ý kiến của các chuyên gia; phương pháp lịch sử và logic; phương pháp bản đồ và một số phương pháp khác để hoàn thành luận án. 6. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN - Đánh giá vị trí, vai trò của ngành du lịch trong việc phát triển kinh tế xã hội nói chung, tỉnh Lâm Đồng nói riêng. 21 - Những lợi thế và tiềm năng thực tiễn để phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng. - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động du lịch tỉnh Lâm Đồng, cũng như thực trạng của hoạt động tín dụng đối với sự phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng. - Đề xuất đồng bộ các giải pháp nhằm phát triển ngành du lịch tại tỉnh Lâm Đồng. 7. VỀ KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu bởi 3 chương. Chƣơng 1: VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH. Chƣơng 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI NGÀNH DU LỊCH LÂM ĐỒNG THỜI GIAN QUA. Chƣơng 3: GIẢI PHÁP TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG. 22 CHƢƠNG 1 VAI TROØ CUÛA TÍN DUÏNG NGAÂN HAØNG ÑOÁI VÔÙI SỰ PHAÙT TRIEÅN NGAØNH DU LỊCH 1.1. TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH 1.1.1. Khái niệm cơ bản về du lịch, ngành du lịch Du lịch là một trong những mặt hoạt động của con người, nó xuất hiện từ khá lâu, khi điều kiện khoa học, kinh tế, kỹ thuật còn ở một trình độ rất thấp thì cũng đã xuất hiện rất nhiều hoạt động giao du của một bộ phận người. Và khi kinh tế xã hội phát triển, trình độ khoa học, kỹ thuật, công nghệ…ngày càng phát triển, thì nhu cầu du lịch cũng không ngừng phát triển và trở thành nhu cầu của xã hội. Hiện nay, có rất nhiều khái niệm khác nhau về du lịch, dưới đây là một số khái niệm cơ bản : Theo Liên Hiệp Quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of Official Travel Organization): du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống… Theo giáo sư, tiến sỹ Hunziker và giáo sư, tiến sỹ Krapf, hai người được coi là những người đặt nền móng cho lý thuyết về cung du lịch đưa ra định nghĩa như sau: du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không thành cư trú thường xuyên và không dính dáng đến hoạt động kiếm lời. Tại hội nghị Liên hiệp quốc về du lịch họp tại Roma-Italia từ ngày 21/08 đến 05/09/1963, các chuyên gia đưa ra khái niệm về du lịch: du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ. 23 Theo Luật du lịch Việt Nam (2005): du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong khoảng thời gian nhất định. Như vậy, có thể tạm định nghĩa về du lịch như sau: du lịch là hành động tạm rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của con người để đi đến một, hoặc nhiều nơi khác nhau nhằm thoả mãn một hoặc một số nhu cầu, như: tìm hiểu kinh tế, văn hoá, xã hội, tham quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, thể thao và các hoạt động khác trong khoảng một thời gian xác định. Sau này, du lịch trên thế giới ngày càng phát triển, đi du lịch không chỉ dừng lại ở một nhóm người mà ngày càng được phổ biến hơn trong xã hội, cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng phát triển hơn, nhu cầu du lịch ngày càng phong phú và đa dạng. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của du khách, hệ thống các tổ chức, cá nhân ra đời để kinh doanh ngành công nghiệp không khói này, nó không tồn tại đơn lẻ mà thường gắn kết chặt chẽ với nhau để hình thành ngành kinh doanh du lịch. Trên cơ sở đó có thể đưa ra khái niệm tổng quát về ngành du lịch như sau: Ngành du lịch là một hệ thống văn hoá, kỹ thuật, kinh tế- xã hội với mục tiêu là khai thác tài nguyên du lịch, sử dụng các phương tiện nhân lực, vật lực tạo nên những hàng hoá, dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau cả về vật chất và tinh thần của du khách nội địa, du khách quốc tế trong quá trình thực hiện chuyến đi. 1.1.2. Tài nguyên du lịch 1.1.2.1. Khái niệm Tài nguyên du lịch là một tài nguyên như bao tài nguyên khác, nhưng nó có một số đặc điểm riêng gắn với sự phát triển ngành du lịch, dưới đây là một số khái niệm về tài nguyên du lịch. Theo Pirojnik: tài nguyên du lịch là những tổng thể tự nhiên, văn hoá, lịch sử và những thành phần của chúng, tạo điều kiện cho việc phục hồi và phát triển thể lực và tinh thần của con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ, trong cấu trúc nhu 24 cầu du lịch hiện tại và tương lai, trong khả năng kinh tế kỹ thuật cho phép, chúng được dùng để trực tiếp và gián tiếp để sản xuất ra những dịch vụ du lịch và nghỉ ngơi. Theo khoản 4, Điều 4, Luật du lịch Việt Nam 2005: tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là các yếu tố để hình thành các khu du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. 1.1.2.2. Các loại tài nguyên du lịch Một là, tài nguyên du lịch tự nhiên: tài nguyên du lịch tự nhiên được hình thành bao gồm các yếu tố có các thành phần, hiện tượng tự nhiên, có qúa trình biến đổi chung, có thể được khai thác và sử dụng vào đời sống và sản xuất của mỗi con người; một số thành phần tự nhiên phải hấp dẫn du khách, đã, đang và có thể sử dụng được để nhằm mục đích khai thác phục vụ cho mục đích du lịch như địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, cảnh quan tự nhiên, sinh vật…các tài nguyên tự nhiên luôn gắn liền với các điều kiện tự nhiên cũng như các điều kiện kinh tế, văn hoá-xã hội và cũng thường được phân bố gần các tài nguyên du lịch nhân văn. Theo khoản 1 (Điều 13, chương II) Luật Du Lịch Việt Nam năm 2005 qui định “Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên đang được khai thác hoặc có thể được sử dụng để phục vụ mục đích du lịch”. Hai là, tài nguyên du lịch nhân văn: là một tài nguyên do con người nghiên cứu sáng tạo ra mà bản thân nó có sức thu hút, hấp dẫn đối với du khách, như vậy chỉ những tài nguyên có sức thu hút, hấp dẫn với du khách mới được coi là tài nguyên du lịch nhân văn. Tài nguyên du lịch nhân văn thường mang những đặc điểm chung, có mối liên hệ chặt chẽ với các điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên, tài nguyên tự nhiên, chịu sự chi phối của các qui luật tự nhiên, qui luật phát triển văn hoá xã hội, chẳng hạn như phân vùng, các qui luật về văn hoá xã hội, được đan xen, lan tỏa và hội 25 nhập... Như vậy, ở mỗi quốc gia khác nhau, mỗi vùng, mỗi địa phương khác nhau đều có những tài nguyên du lịch nhân văn khác nhau, đều có tính độc đáo, đặc sắc khác nhau để có sức thu hút, hấp dẫn du khách. Các nhà nghiên cứu thường chia tài nguyên nhân văn ra làm hai dạng là tài nguyên nhân văn vật thể, là những di sản văn hoá có sức hấp dẫn du khách, có thể bảo tồn, khai thác cho mục đích phát triển du lịch, đó là: các di sản văn hoá thế giới vật thể, chẳng hạn như các Kim Tự Tháp, thánh địa Mỹ Sơn…; các di tích lịch sử văn hoá, danh thắng cấp quốc gia và địa phương; các cổ vật, bảo vật quốc gia; các công trình đương đại; tài nguyên nhân văn phi vật thể, là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu truyền khác, cụ thể bao gồm: di sản văn hoá thế giới truyền miệng và phi vật thể, lễ hội truyền thống, nghề và làng nghề thủ công cổ truyền, văn hoá nghệ thuật, văn hoá ẩm thực, văn hoá ứng xử, phong tục tập quán, thơ ca và văn học, văn hoá các tộc người, các phát minh sáng kiến khoa học, các hoạt động văn hoá thể thao, kinh tế-xã hội có tính sự kiện. Theo khoản 1, Điều 13, chương II Luật Du lịch Việt Nam 2005: tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hoá, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. Ba là, nguồn tài nguyên kinh tế, kỹ thuật và các tài nguyên khác có tính bổ trợ: tài nguyên kinh tế, kỹ thuật và bổ trợ thực ra không phải là tài nguyên có tính thu hút, hấp dẫn du khách. Tuy nhiên, loại tài nguyên này là một trong những yếu tố rất quan trọng trong việc quyết định đối với các sản phẩm dịch vụ du lịch nhằm hấp dẫn du khách, trong đó có những loại tài nguyên mang tính chất sống còn đến sự phát triển ngành du lịch ở mỗi vùng hoặc mỗi quốc gia như: các chủ trương, đường lối, chính sách thuận lợi cho sự phát triển du lịch, tổ chức quản lý nhà nước về du lịch, qui hoạch du lịch hay nguồn nhân lực. Tài nguyên kinh tế, kỹ thuật và bổ trợ bao gồm các 26 dạng: xúc tiến quảng bá du lịch, đường lối chính sách cho phát triển du lịch, tổ chức quản lý nhà nước về du lịch, qui hoạch du lịch, kết cấu hạ tầng và các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, lao động du lịch, các siêu thị trung tâm thương mại, văn hoá thể thao, hợp tác đầu tư trong lĩnh vực du lịch… 1.1.3. Các loại hình du lịch Hiện nay, có rất nhiều cách phân loại về loại hình du lịch, dưới đây là một số cách phân loại về loại hình du lịch: 1.3.1.1. Căn cứ vào hình thức tổ chức chuyến đi: theo tiêu thức này, du lịch được phân thành hai loại, đó là: du lịch theo đoàn và du lịch cá nhân. Du lịch theo đoàn: theo đó ở loại hình này, các thành viên tham dự đi theo đoàn và thường có sự chuẩn bị từ trước, trong đó đoàn đã định ra kế hoạch hay chương trình những nơi sẽ tới thăm, nơi lưu trú, cũng như nơi ăn uống. Du lịch theo đoàn thường được tổ chức dưới các hình thức sau: Du lịch thông qua tổ chức du lịch: theo đó đoàn du lịch được các tổ chức trung gian như các doanh nghiệp lữ hành, tổ chức vận tải … tổ chức các cuộc hành trình. Thông thường các tổ chức đó chọn các tuyến hành trình, xác định thời gian đi, những địa điểm sẽ đến thăm, nơi ăn, ở …và được ghi rõ trong hợp đồng. Du lịch theo đoàn không thông qua tổ chức: theo đó đoàn đi du lịch tự chọn các chuyến hành trình, tự xác định thời gian đi, điểm đến … có thể do đoàn đã thoả thuận trước hoặc đến nơi mới tìm điểm tham quan, cơ sở lưu trú, ăn uống… Du lịch cá nhân: là loại hình du lịch do cá nhân tự đi, không đi theo đoàn. Du lịch cá nhân có thể thực hiện dưới hai hình thức là du lịch cá nhân có thông qua tổ chức du lịch và không thông qua tổ chức du lịch. 1.1.3.2.Căn cứ theo phương thức tổ chức: du dịch được phân loại du lịch theo tour và theo điểm: Du lịch theo tour: là một loại hình mà trong đó nhà tổ chức (hay nhà kinh doanh du lịch) tổ chức cho du khách tham quan tại nhiều điểm du lịch khác nhau với 27 một chi phí được ấn định trước, du khách sẽ được lo trọn gói và được thực hiện trong một thời gian và lịch trình đã được ấn định trước. Du lịch theo điểm: với loại hình này thì thời gian tham quan của du khách thường được thực hiện ngắn, chỉ tập trung vào một hoặc hai điểm, song việc tham quan thường được thực hiện một cách tỉ mỉ, chi tiết hơn. 1.1.3.3. Căn cứ vào nhu cầu đi du lịch của du khách: du lịch được phân chia thành nhiều loại, cụ thể như sau: Du lịch công vụ: là loại hình du lịch mà ở đó một cá nhân hay một phái đoàn đi tham dự các ngày lễ hội dân tộc, các cuộc đàm phán hay tham dự các cuộc triển lãm kinh tế hoặc các hội chợ. Du lịch thể thao: là loại hình du lịch mà du khách đi xem các hoạt động thi đấu thể thao, chẳng hạn như: giải bóng đá thế giới World cup, giải bóng đá châu Âu Euro cup, đại hội thể thao Olympic, đại hội thể thao Đông Nam Á Seagames, …hoặc du khách tham gia trực tiếp vào các hoạt động thể thao, chẳng hạn như: leo núi, trượt tuyết, đánh gofl, đánh tennis, săn bắn, câu cá, trượt tuyết, đá bóng… Du lịch tôn giáo: là loại hình du lịch mà theo đó du khách đi du lịch nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu tín ngưỡng của bản thân, đặc biệt là các tín đồ tôn giáo như Phật giáo, Thiên chúa giáo, Cơ đốc giáo, Hồi giáo … thực hiện các hoạt động lễ bái, các cuộc hành hương của đạo Phật, đạo Hồi, hay viếng thăm Nhà thờ, Đình, Chùa. Du lịch chữa bệnh: đây là loại hình đi du lịch mà du khách thực hiện các chuyến đi để điều trị các loại bệnh lý hoặc tinh thần nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ. Du lịch chữa bệnh có rất nhiều loại, chẳng hạn như chữa bệnh bằng khí hậu (núi, biển), bằng tắm nước khoáng, chữa bệnh bằng bùn, bằng hoa quả… Du lịch khám phá: là loại hình du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu khám phá thế giới xung quanh của du khách về các tập tục sinh hoạt ở mỗi vùng, miền khác nhau, khám phá môi trường hoang dã, thưởng thức ẩm thực; nghiên cứu, khám phá thiên văn hoặc thủy văn… 28 Du lịch thăm viếng: là loại hình du lịch được xuất phát từ nhu cầu tình cảm, giao tiếp xã hội, nhằm mục đích thăm hỏi bà con họ hàng, đối tác, bạn bè … Du lịch quá cảnh: là loại hình du lịch xuất phát do yêu cầu, nhu cầu của du khách cần đi qua một lãnh thổ của một nước nào đó trong một thời gian ngắn để đi đến một nước khác. 1.1.3.4. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ: du lịch được phân chia thành 2 loại, đó là du lịch quốc tế (International Tourism) và du lịch nội địa (Domestic Tourism): Du lịch quốc tế: là loại hình du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểm đến của du khách nằm tại lãnh thổ ở những quốc gia khác nhau; du khách phải đi qua biên giới và thường thực hiện thanh toán, chi trả bằng ngoại tệ khi mua hàng hoá và dịch vụ tại nơi đến tham quan du lịch. Ví dụ: du khách đi từ Singapore đến Việt Nam đi du lịch hoặc công dân Việt Nam sang Thái Lan đi du lịch. Ở đây du khách đã đi qua biên giới của Việt Nam và Singapore và thông thường du khách phải sử dụng bằng đồng tiền bản địa để chi tiêu tại nước sở tại. Du lịch nội địa: du lịch nội địa là loại hình mà ở đó du khách đi tham quan, nghỉ dưỡng ở cùng lãnh thổ một quốc gia và về cơ bản không có sự thanh toán hàng hoá và dịch vụ bằng ngoại tệ. Ví dụ: du khách đi từ TP. Hồ Chí Minh lên Lâm Đồng để đi du lịch, đây chính là du lịch nội địa vì du khách chỉ đi trong phạm vi lãnh thổ ở Việt Nam, cụ thể ở đây là du khách đi từ TP. Hồ Chí Minh đến Lâm Đồng. 1.1.3.5. Căn cứ vào phương tiện giao thông: đi du lịch du khách có thể sử dụng nhiều phương tiện giao thông khác nhau. Theo tiêu chí này, thì du lịch được phân chia thành 6 loại hình du lịch, đó là: - Du lịch tàu hoả: ở loại hình này du khách đi du lịch bằng phương tiện tàu hoả, điểm thuận lợi là của loại hình du lịch này là có thể chuyển tải được khối lượng lớn du khách với chi phí vận chuyển khá rẻ, an toàn, do đó rất thích hợp cho nhiều đối tượng khách hàng. 29 - Du lịch ô tô: du khách đi du lịch bằng phương tiện ô tô, đây là một trong những loại hình du lịch khá phổ biến và thường chiếm tỷ trọng cao nhất trong các luồng khách du lịch trên thế giới. - Du lịch bằng xe đạp, mô tô: du khách đi du lịch bằng phương tiện là xe đạp hoặc mô tô, loại hình du lịch này thường phát triển mạnh ở những nước, những địa phương có địa hình tương đối bằng phẳng, nó khá thuận lợi và phù hợp với các chuyến dã ngoại cuối tuần. - Du lịch tàu biển: ở loại hình này, du khách đi du lịch bằng tàu thuỷ. Loại hình này đã và đang có tốc độ phát triển khá nhanh, đây là một sản phẩm du lịch mở rộng và hiện nay loại hình du lịch này đang trực tiếp cạnh tranh với những khu nghỉ mát trên các bờ biển. - Du lịch bằng máy bay: là loại hình du lịch đang có rất nhiều triển vọng phát triển, ở loại hình này đã tạo điều kiện cho du khách có thể đi xa hơn với nhiều tiện nghi hiện đại, giảm được thời gian di chuyển và giữ gìn sức khoẻ cho du khách, làm tăng thời gian đi tham quan cho du khách. - Du lịch vũ trụ: ngày nay, dưới sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, cũng như nhu cầu của một số người dân trên thế giới, du lịch vũ trụ đã bắt đầu phát triển tuy không phải là phổ biến. Vị khách đầu tiên đi du lịch trên vũ trụ là Dennis Tito, một tỷ phú người Mỹ đã bay lên trạm ISS vào năm 2001. 1.1.4. Những điều kiện để phát triển du lịch Một quốc gia, một địa phương hay một doanh nghiệp muốn phát triển du lịch thì đều phải có những điều kiện nhất định, thực tế đây là một điều kiện mang tính khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Những điều kiện này sẽ tác động đến tốc độ, qui mô, nội dung và hình thức phát triển du lịch của một quốc gia, một địa phương, hay một doanh nghiệp, chúng ta có thể phân chia như sau: - Thời gian rảnh rỗi của con người: như chúng ta đã biết, mỗi người dân muốn thực hiện một cuộc hành trình du lịch, đòi hỏi phải có thời gian rảnh rỗi để thực hiện chuyến đi. Như vậy, thời gian rảnh rỗi của con người là một trong những điều kiện hết 30 sức cần thiết để thực hiện một cuộc hành trình du lịch. Thời gian rảnh rỗi của con người phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như: bộ luật lao động, hợp đồng lao động được ký kết giữa người lao động và người sử dụng lao động hoặc những thời gian mà con người không tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh. - Mức sống và trình độ văn hoá chung của người dân: như chúng ta đã biết, một người không có tiền thì sẽ khó lòng thực hiện một cuộc hành trình du lịch. Do đó, con người muốn đi du lịch không chỉ cần có thời gian mà phải cần có một số tiền nhất định để chi tiêu cho chuyến đi như: chi tiêu cho hoạt động lưu trú, tiền tàu xe, tiền tham quan, mua sắm hàng hoá và sử dụng các dịch vụ khác…Do vậy, mức sống của người dân là một trong những điều kiện cơ bản đối với sự phát triển du lịch. Thực tế cho thấy, thu nhập của người dân tăng thì tiêu dùng du lịch tăng theo. Bên cạnh đó, trình độ văn hoá của người dân cũng là một trong những điều kiện khá quan trọng để phát triển du lịch; trình độ văn hoá của người dân càng cao thì động cơ đi du lịch sẽ được tăng lên. Hơn thế nữa, trình độ văn hoá của người dân càng cao thì người dân sẽ phục vụ du khách một cách văn minh, lịch sự hơn qua đó sẽ làm hài lòng đối với du khách khi đến tham quan. - Điều kiện về giao thông vận tải: một quốc gia hay một địa phương có hệ thống giao thông, vận tải phát triển sẽ giúp cho du khách tiết kiệm được thời gian đi lại, đảm bảo an toàn trong vận chuyển, giá cả đi lại sẽ rẻ hơn và thuận lợi hơn trong việc đi lại, như vậy giao thông vận tải sẽ là một trong những nhân tố quan trọng giúp cho du lịch phát triển. - Tình hình chính trị, an ninh trật tự ổn định: không khí chính trị hoà bình, an ninh trật tự ổn định sẽ là điều kiện để mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế. Một địa phương hay một quốc gia có tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định sẽ làm cho người dân cảm thấy an toàn hơn khi đi du lịch, khi đó sẽ góp phần thúc đẩy du lịch phát triển và ngược lại nếu một địa phương, một quốc gia có tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội kém ổn định thì hoạt động du lịch sẽ khó có điều kiện phát triển. 31 - Xu hướng phát triển kinh tế của đất nước: xu hướng phát triển kinh tế của đất nước là một trong những điều kiện khá quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch. Theo Hội đồng Kinh tế Xã hội của Liên Hiệp Quốc thì một quốc gia có thể phát triển du lịch tốt nếu quốc gia đó tự sản xuất được phần lớn của cải vật chất. Nếu quốc gia phải nhập khẩu một số lượng lớn khối lượng hàng hoá để trang bị cho cơ sở vật chất kỹ thuật và đảm bảo cho việc phục vụ du khách thì sẽ gặp khó khăn trong việc cung ứng hàng hoá… - Điều kiện về tài nguyên du lịch: tài nguyên du lịch bao gồm: tài nguyên thiên nhiên: địa hình, khí hậu, động vật, thực vật, cảnh quan thiên nhiên…; tài nguyên nhân văn: các di sản văn hoá thế giới vật thể, các di tích lịch sử văn hoá, danh thắng cấp quốc gia và địa phương, các cổ vật, bảo vật quốc gia, di sản văn hoá thế giới truyền miệng và phi vật thể, lễ hội truyền thống, nghề và làng nghề thủ công cổ truyền, văn hoá nghệ thuật, văn hoá ẩm thực, văn hoá ứng xử, phong tục tập quán, thơ ca và văn học, văn hoá các tộc người, các phát minh sáng kiến khoa học, các hoạt động văn hoá thể thao, kinh tế-xã hội có tính sự kiện…và tài nguyên du lịch có tính bổ trợ khác như giao thông, thông tin liên lạc, xúc tiến quảng bá, quản lý nhà nước về du lịch…tài nguyên du lịch là một trong những điều kiện để thu hút du khách. Mỗi một quốc gia hay một địa phương dù có nền kinh tế phát triển, chính trị ổn định…song không có nguồn tài nguyên du lịch thì sẽ khó lòng phát triển được, còn một quốc gia, một địa phương nếu có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, độc đáo, đặc sắc sẽ là điều kiện tốt để thu hút khách du lịch. - Điều kiện về sự sẵn lòng đón tiếp du khách: thể hiện ở các mặt như: điều kiện về tổ chức (sự có mặt của bộ máy nhà nước liên quan đến các vấn đề quản lý vĩ mô về du lịch như: pháp luật, các chính sách tỷ giá hối đoái, giá cả, quản lý nhà nước về du lịch; sự có mặt của các tổ chức và doanh nghiệp chuyên trách về du lịch, các tổ chức này thực hiện chăm lo đến việc ăn, ở, đi lại và phục vụ du khách…); điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật: khách sạn, nhà hàng, phương tiện giao thông vận tải, điện, nước, nhà ga, sân bay, bến cảng…cơ sở vật chất kỹ thuật đóng một vai trò hết sức 32 quan trọng cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch, có tác động không nhỏ trong việc phát triển du lịch. Nếu một quốc gia có điều kiện sẵn lòng đón khách tốt thì càng có nhiều cơ hội để thu hút khách du lịch. - Một số tình hình và sự kiện đặc biệt: ngày nay, dưới sự phát triển của nền khoa học, kỹ thuật và nhu cầu giao lưu văn hoá, kinh tế dẫn đến có nhiều sự kiện đặc biệt có thể thu hút khách, chẳng hạn như: các hội thi Olympic, World cup, hội nghị, hội đàm, các cuộc hội ngộ về tín ngưỡng, văn hoá, dạ hội, các cuộc liên hoan…tất cả những hoạt động đó tuy ngắn ngủi nhưng lại là một trong những yếu tố hấp dẫn du khách có quan tâm và nó đóng vai trò có ích cho sự phát triển của du lịch. 1.1.5. Những nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của ngành du lịch 1.1.5.1. Nhân tố bên trong - Cơ sở vật chất kỹ thuật: là toàn bộ các nguồn lực được tham gia vào khai thác nguồn tài nguyên du lịch để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu của du khách ở trong và ngoài nước. Như vậy, cơ sở vật chất kỹ thuật ở đây được hiểu là cả cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch: hệ thống khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí…và của các ngành khác như: hệ thống giao thông, điện lực, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin. Cơ sở vật chất kỹ thuật ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của ngành du lịch. Một quốc gia hay một địa phương có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hoàn chỉnh sẽ thúc đẩy ngành du lịch phát triển và ngược lại. - Quản lý ngành: quản lý ngành được thể hiện trên các phương diện chính như chính sách phát triển du lịch, môi trường pháp lý và thủ tục hành chính, những quy định về nghi thức, qui hoạch du lịch. Môi trường pháp lý và thủ tục hành chính: môi trường pháp lý và thủ tục hành chính được ví như là cửa ngõ để thu hút hay hạn chế thu hút đầu tư cho phát triển du lịch. Một quốc gia hay một địa phương có môi trường pháp lý hoàn chỉnh, thủ tục hành chính thông thoáng sẽ có lợi thế lớn để thu hút đầu tư cho phát triển du lịch và ngược lại. 33 Chính sách phát triển du lịch: chính sách phát triển du lịch sẽ có tác động không nhỏ đến sự phát triển của ngành du lịch. Ngành du lịch sẽ phát triển tốt hơn khi chính sách phát triển du lịch đề ra phù hợp với xu thế, thị hiếu của du khách và được vận hành một cách linh hoạt và ngược lại. Qui hoạch phát triển du lịch: công tác qui hoạch được thực hiện tốt sẽ mang lại nhiều lợi ích cho xã hội, khai thác hết tiềm năng và lợi thế của du lịch, giảm thiểu được những tiêu cực mà ngành du lịch gây ra, thu hút được nhiều du khách hơn và ngược lại. - Nguồn nhân lực: nguồn nhân lực thường được coi là trung tâm cho mọi sự phát triển, trong đó ngành du lịch cũng không nằm ngoài qui luật ấy. Nguồn nhân lực có chất lượng cao, năng động, sáng tạo, yêu ngành, yêu nghề…sẽ là một thuận lợi cho việc phát triển du lịch và ngược lại. - Hiệu qủa sử dụng vốn đầu tư: vốn đầu tư là một trong những yếu tố giúp ngành du lịch duy trì, mở rộng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và các sản phẩm dịch vụ du lịch phục vụ cho phát triển du lịch. Nếu nguồn vốn đầu tư được sử dụng một cách có hiệu quả thì sẽ giảm thiểu được các chi phí phát sinh và nâng cao chất lượng của các cơ sở vật chất kỹ thuật và sản phẩm dịch vụ du lịch, đáp ứng tốt nhu cầu du khách trong và ngoài nước và ngược lại. - Hiệu quả của việc liên kết ngành: như chúng ta đã biết, ngành du lịch là một ngành có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau, tương tác hỗ trợ cho nhau phát triển; khi có sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành sẽ là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy ngành du lịch phát triển. 1.1.5.2. Yếu tố bên ngoài - Xu hướng và tình hình phát triển kinh tế của đất nước: điều kiện kinh tế chung là một trong những yếu tố khá quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành du lịch. Kinh tế phát triển chính là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ngành du lịch. Điều đó được lý giải là sự lệ thuộc của ngành du lịch vào những thành quả 34 của các ngành kinh tế khác; khi ngành kinh tế khác phát triển mạnh sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch. Như vậy, một đất nước có tình hình và xu hướng phát triển kinh tế tốt sẽ là một trong những nhân tố thúc đẩy cho ngành du lịch phát triển và ngược lại. - Tình hình chính trị xã hội ổn định của đất nước: hoà bình và ổn định chính trị xã hội là một trong những tiền đề quan trọng cho sự phát triển của đất nước nói chung, ngành du lịch nói riêng. Nếu một quốc gia có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng và có giá trị nhưng có tình hình chính trị bất ổn định hay thường xuyên có chiến tranh, khủng bố xảy ra thì sẽ khó có điều kiện để phát triển du lịch. - Nhu cầu của du khách: như chúng ta đã biết, sản phẩm dịch vụ du lịch được tạo ra là nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu của du khách. Do vậy, bất kỳ sự thay đổi nhu cầu nào của du khách sẽ ảnh hưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp đến quá trình phát triển của ngành du lịch. Những nhân tố tác động đến nhu cầu của du khách như: thay đổi về môi trường, lối sống, thu nhập, thay đổi về tư duy, hành động…có thể tác động đến sự phát triển của du lịch. - Chính sách điều tiết của nhà nước: thông thường các chính sách điều tiết của nhà nước góp phần cho ngành du lịch phát triển ở hiện tại cũng như tương lai, song bên cạnh đó cũng có những chính sách của nhà nước được đưa ra nhưng lại kìm hãm sự phát triển của du lịch. - Yếu tố tự nhiên, văn hoá: yếu tố tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, đất đai, tài nguyên du lịch, đây là những yếu tố có sức hấp dẫn của sản phẩm dịch vụ du lịch đối với du khách, yếu tố này càng hấp dẫn du khách bao nhiêu thì ngành du lịch càng có cơ hội phát triển bấy nhiêu. Bên cạnh đó, các yếu tố văn hoá độc đáo, đặc sắc cũng được coi là nguồn tài nguyên du lịch qúi giá để thu hút du khách. - Tình hình kinh tế, chính trị thế giới và khu vực: kinh tế thế giới ổn định và phát triển là một trong những yếu tố cho các nước có nguồn tài nguyên du lịch thu hút khách, đặc biệt là du khách nước ngoài. Bên cạnh đó, ổn định chính trị là một trong những yếu tố đảm bảo cho việc mở rộng các mối quan hệ giao lưu kinh tế, chính trị, 35 văn hoá, khoa học kỹ thuật giữa các quốc gia trên thế giới. Nếu một khu vực có tình hình chính trị căng thẳng, khủng bố và xung đột xảy ra thì ngành du lịch ở đó khó lòng phát triển tốt được. 1.1.6. Sự cần thiết phải phát triển du lịch - Phát triển du lịch là một bước phát triển tất yếu, phù hợp với xu thế chung của thời đại: xu hướng chung của các nền kinh tế ở các nước trên thế giới là tỷ lệ nguồn thu từ dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu thu nhập quốc dân. Du lịch phát triển sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển, mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế, đem lại nguồn thu ngoại tệ không nhỏ cho quốc gia…và là nhân tố quan trọng để tăng tỷ trọng thu dịch vụ. Do vậy, phát triển du lịch là một trong những ưu tiên hàng đầu của rất nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia có tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch. Tại Việt Nam, thấy được tiềm năng to lớn của ngành du lịch Việt Nam, cũng như lợi ích to lớn của nó đem lại cho đất nước. Ngay từ rất sớm, Đảng và Nhà nước ta đã có những Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định…ban hành để khuyến khích ngành du lịch phát triển. Vì thế, từ một nền du lịch non trẻ đến nay ngành du lịch Việt Nam đã vươn lên đứng hàng thứ 40 trên thế giới và đứng thứ 5 trong khu vực và thu nhập từ du lịch ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu thu nhập quốc dân. - Phát triển du lịch sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế của đất nước, giải quyết công ăn việc làm cho xã hội: ngành du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, cho nên ngành du lịch thường xuyên tạo ra một nguồn thu khá lớn từ vận chuyển, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ tham quan danh lam thắng cảnh, mua sắm hàng hoá, dịch vụ…Theo ước tính, chi phí trung bình hàng ngày của mỗi du khách đi tham quan du lịch khoảng từ 140 - 150 USD, con số này có thể tăng thêm nhiều hơn nữa trong những năm sắp tới. Như vậy, phát triển du lịch sẽ góp phần không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Hơn thế nữa, ngành du lịch phát triển sẽ ngày càng thu hút lực lượng lao động vào làm việc trực tiếp hoặc dịch vụ hỗ trợ, do đó sẽ góp phần giải quyết công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp. 36 - Phát triển du lịch sẽ góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển: như đã trình bày ở trên, du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có liên quan đến nhiều ngành kinh tế khác nhau. Do vậy, khi các ngành công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, thủ công mỹ nghệ, bưu chính viễn thông, giáo dục đào tạo…phát triển, sẽ thúc đẩy ngành du lịch phát triển và ngược lại sự phát triển ngành du lịch sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. - Phát triển du lịch sẽ góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước: du lịch được coi là ngành xuất khẩu tại chỗ, du khách nước ngoài đi du lịch sẽ trực, gián tiếp chi tiêu bằng ngoại tệ thông qua việc mua sắm hàng hoá và dịch vụ trong nước; đây là nguồn thu ngoại tệ không nhỏ cho quốc gia. Mặt khác, các tổ chức kinh doanh du lịch, hay du khách trong và ngoài nước khi đi du lịch phải nộp thuế và các khoản lệ phí khác cho ngân sách Nhà nước. Như vậy, khi du lịch càng phát triển thì số tiền thu được từ ngân sách Nhà nước sẽ cao hơn. - Phát triển du lịch sẽ củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế: phát triển du lịch sẽ tạo điều kiện cho công dân của các nước có điều kiện hơn trong việc giao lưu tìm hiểu nền văn hoá, chính trị, kinh tế…giữa các quốc gia khác nhau, qua đó mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế. Bên cạnh đó, du lịch quốc tế được coi như là một đầu mối xuất nhập khẩu ngoại tệ qua đó góp phần làm phát triển mối quan hệ ngoại hối quốc tế. Hơn thế nữa, phát triển du lịch còn tạo ra sự phát triển đường giao thông quốc tế, điều đó giúp cho công dân các nước có điều kiện mở rộng giao lưu văn hoá, kinh tế, khoa học kỹ thuật… 1.2. ĐIỀU KIỆN VÀ LỢI THẾ ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÂM ĐỒNG 1.2.1. Những điều kiện để phát triển du lịch Lâm Đồng + Điều kiện về tự nhiên: “Lâm Đồng là tỉnh miền núi nằm ở phía Nam Tây nguyên, có độ cao trung bình khoảng từ 800 - 1.000 m so với mực nước biển, diện tích tự nhiên của Lâm Đồng khoảng 9.772,19 km2, địa hình tương đối phức tạp chủ yếu là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời có những thung lũng nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng; có thảm động, thực 37 vật phong phú, đa dạng… và có những cảnh quan kỳ thú; phía Đông giáp tỉnh Khánh Hoà và Ninh Thuận, phía Nam giáp tỉnh Đồng Nai, phía Đông-Nam giáp tỉnh Bình Thuận và phía Bắc giáp tỉnh Đắc Nông và Đắc Lắc”[71]. Lâm Đồng nằm trên 3 cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của hệ thống 3 sông lớn; địa chất bao gồm các đá trầm tích, phun trào, xâm nhập có tuổi từ Jura đến Đệ Tứ, nơi đây có 8 nhóm đất và 45 đơn vị đất, chất lượng đất đai của Lâm Đồng khá màu mỡ, thích hợp cho nhiều loại cây nông, công nghiệp như: chè, cà phê, rau, hoa, nho... “Lâm Đồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ cao của địa hình, trong năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa thường được khởi đầu vào tháng 5 và kết thúc vào tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau; nhiệt độ thay đổi rất rõ rệt giữa các khu vực, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 18 đến 25oC, thời tiết ôn hoà, mát mẻ quanh năm. Lượng mưa trung bình 1.750-3.150 mm/năm, độ ẩm vào khoảng 85-87%, số giờ nắng trung bình cả năm là 1.890-2.500 giờ, vì vậy rất thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng và phát triển các loại cây trồng, vật nuôi vùng ôn đới. Tỉnh Lâm Đồng nằm trong hệ thống sông Đồng Nai, có nguồn nước rất dồi dào, mạng lưới suối khá dày đặc và có tiềm năng phát triển thủy điện rất lớn với 73 hồ chứa nước và 92 đập dâng; sông suối trên địa bàn Lâm Đồng phân bố khá đồng đều, mật độ trung bình 0,6 km/km2 với độ dốc đáy nhỏ hơn 1%, phần lớn sông, suối chảy từ hướng Đông Bắc xuống Tây Nam, do đặc điểm địa hình đồi núi và chia cắt mà đa số các sông, suối ở nơi đây đều có lưu vực khá nhỏ và có nhiều ghềnh thác ở thượng nguồn”-[71]; các sông lớn thuộc địa bàn Lâm Đồng là: sông Đa Dâng, sông La Ngà và sông Đa Nhim. + Về dân số: dân số của toàn tỉnh Lâm Đồng tính đến ngày 31/12/2009 là 1.189.327 người, trong đó: dân số vùng nông thôn 738.935 người, chiếm 62,1% dân số toàn tỉnh, dân số vùng thành thị 450.392 người, chiếm 37,9% dân số toàn tỉnh, mật độ dân số là 121,7 người/1 km2. Lâm Đồng còn là nơi hội tụ của rất nhiều dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm khoảng 77%, K’Ho chiếm 12%, Mạ chiếm 2,5%, Nùng chiếm gần 2%, Tày chiếm 2%, Hoa chiếm 1,5%, Chu-ru 38 chiếm 1,5%...còn lại là các dân tộc khác có tỷ lệ dưới 1% sống thưa thớt ở các vùng sâu, vùng xa. Do có nhiều dân tộc khác nhau nên cũng có nhiều nét văn hoá rất khác nhau; các lễ hội, rượu cần và dệt thổ cẩm là những nét đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Lâm Đồng. + Điều kiện về tài nguyên du lịch: Lâm Đồng là một tỉnh có rất nhiều nguồn tài nguyên du lịch, trong số đó có nhiều nguồn tài nguyên du lịch có giá trị vào bậc nhất của cả nước, có sức thu hút đặc biệt đối với du khách, có thể kể ra đây một số tài nguyên du lịch tiêu biểu của Lâm Đồng như: - Khí hậu: là một tỉnh có khí hậu quanh năm mát mẻ, nhiệt độ trung bình dao động từ 18 đến 25oC, thời tiết ôn hoà, đây là nhiệt độ lý tưởng cho con người nghỉ ngơi, thực hiện các hoạt động vui chơi giải trí, qua đó cải thiện tinh thần và sức khoẻ sau những giây phút học tập và làm việc căng thẳng. - Văn hoá, lễ hội: Lâm Đồng là một tỉnh có nhiều dân tộc anh em sinh sống và có nhiều hoạt động văn hoá lễ hội mang đậm bản sắc của văn hoá Tây Nguyên, điển hình là các lễ hội cồng chiêng, lễ hội đâm Trâu, lễ cúng thần Suối, lễ cúng thần Bơ Mung, lễ cúng cơm mới…bên cạnh đó còn có nhiều di tích lịch sử văn hoá như: Bảo tàng tổng hợp Lâm Đồng, Chùa Linh Sơn, Chùa Thiên Vương Cổ Sát, Ga Đà Lạt, Nhà Thờ Con Gà, các dinh thự, thánh địa Cát Tiên, kho mộc bản triều Nguyễn… - Danh thắng: là một tỉnh có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, điển hình như: thác Voi, thác Prenn, thác Hang Cọp, thác Cam Ly…; Đankia Suối Vàng, hồ Xuân Hương, hồ Tuyền Lâm, hồ Than Thở, Thung Lũng Tình Yêu; Đồi Cù, Đồi Mộng Mơ, Núi Lang Biang… - Ngành nghề truyền thống: điển hình là nghề trồng hoa, đến với Lâm Đồng du khách sẽ đắm say bởi vẻ đẹp của các loài hoa ở Lâm Đồng, đi đâu chúng ta cũng có thể bắt gặp được nhiều loài hoa khác nhau, đây là một trong những địa phương trồng hoa lớn nhất nước. Bên cạnh đó còn có các nghề tơ tằm, dệt thổ cẩm, tranh thêu, thủ công mỹ nghệ … 39 + Về hệ thống giao thông: Lâm Đồng có hệ thống tuyến đường bộ tương đối hoàn chỉnh, từ Lâm Đồng du khách có thể dễ dàng đi đến các tỉnh miền Đông Nam Bộ, miền Trung, Tây Nguyên và các tỉnh phía Bắc. Ngoài ra, Lâm Đồng còn có cảng hàng không quốc tế Liên Khương có thể đón các chuyến bay từ nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước và quốc tế. Với hệ thống giao thông hiện có, Lâm đồng có đủ điều kiện để đón du khách trong và ngoài nước đến với Lâm Đồng. Ngoài ra, với các tuyến đường bộ, đường hàng không nối liền đến nhiều địa danh du lịch nổi tiếng khác của cả nước như: Đà Nẵng, Hà Nội, Nha Trang, Bình Thuận, Phan Rang, Đắc Lắc, TP. Hồ Chí Minh…Do đó, từ Lâm Đồng du khách có thể dễ dàng kết hợp đi thăm các địa danh nổi tiếng khác. + Về cơ sở vật chất kỹ thuật: đến cuối năm 2009, tổng số khách sạn, nhà nghỉ tại Lâm Đồng là 601 với tổng số phòng trong là 8.643 phòng và tổng số giường 10.041 giường, trong đó có nhiều khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 2 đến 5 sao. Với hệ thống khách sạn nhà hàng sẵn có, thì Lâm Đồng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu nghỉ ngơi của du khách. Lâm Đồng còn được coi là một địa phương có hệ thống phương tiện giao thông vận tải lớn, hiện đại đủ sức đáp ứng nhu cầu đi lại của du khách; nhiều ngân hàng thương mại đang hoạt động rất thuận lợi cho du khách trong việc thanh toán, thu đổi ngoại tệ…Ngoài ra, hệ thống giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc…cũng tương đối phát triển, điều đó rất thuận lợi cho du khách trong sinh hoạt, đi lại. + Tình hình chính trị, an ninh trật tự xã hội: con người sống hiền hoà, trọng tình nghĩa nên từ lâu Lâm Đồng được coi là một trong những tỉnh có tình hình an ninh chính trị ổn định vào bậc nhất của cả nước. Đến với Lâm Đồng, du khách đều cảm nhận được sự yên bình ở nơi đây. An ninh trật tự, an toàn xã hội ổn định là một trong những điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng. + Các chủ trương chính sách phát triển du lịch của trung ương và địa phương: thấy được tiềm năng to lớn trong việc phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng, trong những năm qua các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương đã ra 40 nhiều Nghị quyết, Chỉ thị nhằm đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, cũng như của cả nước. Một số Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị như: Quyết định số 194/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ “V/v phê duyệt đề án phương hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch khu vực miền Trung-Tây Nguyên” coi Lâm Đồng là một trong những tỉnh trọng điểm để phát triển du lịch; Văn kiện Đại hội đại biểu tỉnh Lâm Đồng lần thứ XIII nêu rõ “ Huy động tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ đầu tư nước ngoài để phát triển toàn diện ngành du lịch trên cơ sở khai thác có hiệu qủa lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá, lịch sử”; Nghị quyết số 03 của Tỉnh ủy Lâm Đồng chỉ rõ “ xây dựng ngành du lịch xứng đáng là một trong những trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng lớn của cả nước; đưa ngành du lịch-dịch vụ trở thành kinh tế động lực của tỉnh”…Những văn bản trên đều là những chủ trương, chính sách quan trọng nhằm định hướng, hỗ trợ nhằm đưa ngành du lịch Lâm Đồng ngày càng phát triển hơn nữa. Tóm lại: Lâm Đồng có điều kiện tương đối thuận lợi cho việc phát triển du lịch, nếu được các cấp, các ngành quan tâm đầu tư đúng mức cộng với chính sách phù hợp thì không xa du lịch Lâm Đồng sẽ phát triển mạnh mẽ, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, qua đó tạo sức bật cho phát triển du lịch của vùng duyên hải miền Trung, Tây Nguyên cũng như của cả nước. 1.2.2. Những lợi thế để phát triển du lịch Lâm Đồng Như chúng ta đã biết, mỗi một quốc gia, hay một địa phương muốn phát triển ngành kinh tế mũi nhọn nào đó, ngoài điều kiện chung phải có lợi thế so sánh nhất định, ngành du lịch cũng không nằm ngoài qui luật ấy. Lâm Đồng là một tỉnh có nhiều lợi thế để phát triển du lịch, phát triển du lịch Lâm Đồng sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương, cũng như ngành du lịch của cả nước phát triển, qua đó đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước, dưới đây là một số lợi thế để phát triển du lịch Lâm Đồng. Một là, Lâm Đồng là một trong những địa phương có cảnh quan ngoạn mục, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, di tích lịch sử độc đáo, đặc sắc mà không một vùng, 41 miền nào khác có được: với một qui mô lớn về số lượng, đa dạng về chủng loại, độc đáo, đặc sắc về hình thức và được phân bố tại những địa điểm thuận lợi cho du khách tham quan; với nhiều danh thắng có phong cảnh đẹp, được du khách trong và ngoài nước đánh giá cao, chẳng hạn như: Hồ Xuân Hương, Đan Kia – Suối Vàng, hồ Tuyền Lâm, hồ Than Thở, Thung lũng Tình yêu, Thung lũng vàng, thủy điện Đa Nhim; thác Cam Ly, Đatanla, Prenn, Liên Khương, Gougah, Pongour, Đambri, Bobla, Li Liang, thác Voi, Pong Giang, đồi Cù, núi Lang Biang,…Các di tích văn hoá lịch sử như Dinh I, Dinh II, Dinh III, khách sạn Palace, chùa Linh Sơn, Linh Phong, Thiền viện Trúc Lâm, nhà thờ Chánh toà, Cam Ly Nghĩa trang Liệt sĩ … Cảnh quan Lâm Đồng xinh đẹp, thơ mộng có được còn nhờ những cánh rừng nhiệt đới, đặc biệt là rừng thông ở Đà Lạt, ở độ cao từ 900 m trở lên, có nhiều loại thông hai lá, ba lá, năm lá qúy hiếm có giá trị về nghiên cứu sinh học đước các nhà khoa học trong và ngoài nước rất quan tâm. Một đặc điểm nữa của rừng Đà Lạt là càng xuống thấp thì có nhiều loài cây lá rộng, cây bụi, dây leo và các loại thực vật phụ sinh khác sinh sống, rừng còn là nơi sinh sống của nhiều chủng loại động thực vật khác…tạo ra phong cảnh thiên nhiên cực kỳ xinh đẹp trên vùng đất cao nguyên này. Đến với Lâm Đồng du khách còn được chiêm ngưỡng các di tích lịch sử văn hoá độc đáo, đặc sắc mà hiện nay đã và đang được sự quan tâm đầu tư, cải tạo, nâng cấp, trùng tu, bảo vệ của các cấp chính quyền và các doanh nghiệp, chẳng hạn như: thánh địa Cát Tiên, đây là di tích được các nhà khảo cổ học so sánh với thánh địa Mỹ Sơn, đang được lập hồ sơ trình UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới; khu mộ cổ của dân tộc Mạ, hay bản mộc cung đình triều Nguyễn đã được công nhận là di sản tư liệu thế giới … Dưới đây là số liệu các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh được xếp hạng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, chưa kể còn những công trình, danh lam thắng cảnh khác chưa được làm hồ sơ để đề nghị công nhận. (Xem bảng 1.1) 42 Bảng 1.1. Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh tỉnh Lâm Đồng đã được kiểm kê, xếp hạng và công nhận. Địa bàn Tổng số Toàn tỉnh Lâm Đồng 28 1. Đà Lạt 2. Đức Trọng 3. Di Linh 4. Lâm Hà 5.Đơn Dương 6. Bảo Lộc 7. Bảo Lâm 8. Đạ Huoai 9. Đạ Tẻh 10. Cát Tiên 11. Lạc Dương 12 6 1 1 2 1 0 0 2 2 1 Cấp xếp hạng công nhận Ghi chú Tổng số di tích, danh lam thắng cảnh đã xếp hạng quốc gia Số di tích, danh lam dự kiến đƣợc xếp hạng 19 3 9 5 0 1 0 0 0 0 2 1 1 0 1 0 0 0 1 0 0 0 1 0 Số di tích, danh lam thắng cảnh đƣợc tỉnh công nhận 6 3 0 1 0 2 0 0 0 0 0 0 Dự kiến đƣợc xếp hạng - Đambri - Núi voi - Khu 6(Cát Tiên) Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng [53] Từ bảng 1.1. cho thấy, đến nay, tỉnh Lâm Đồng đã có 25 di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh được xếp hạng, 03 di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh đang được đề nghị xếp hạng; các di tích lịch sử văn hoá được phân bố tương đối đều trên toàn tỉnh, song TP. Đà Lạt vẫn là nơi có nhiều di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh được xếp hạng nhiều nhất. Hai là, Lâm Đồng có khí hậu trong lành, mát mẻ vào bậc nhất của cả nước cũng như của cả khu vực, đây chính là điều kiện lý tưởng cho việc tham quan, nghỉ ngơi và thực hiện các hoạt động văn hoá, thể thao khác. Qua kinh nghiệm sống, từ lâu đời, con người đã phát hiện ra những ảnh hưởng của thời tiết đến sức khoẻ. Ở Trung Quốc, những thầy thuốc cổ xưa đã chứng minh rằng thời tiết, khí hậu có tầm quan trọng đặc biệt đến việc gây bệnh hoặc giữ gìn sức khoẻ của con người và ngày nay đã được khoa học hiện đại khẳng định lại, ở nhiệt độ trung bình từ 17 đến 23oC sẽ có lợi cho sức khoẻ của con người. 43 Lâm Đồng là một vùng đất nằm ở trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ cao; nhiệt độ được thay đổi rõ rệt giữa các khu vực, càng lên cao thì nhiệt độ càng giảm, nhiệt độ trung bình của tỉnh thường dao động vào khoảng từ 18 đến 25oC, thời tiết ôn hoà, mát mẻ quanh năm, nhiệt độ thường ít có biến động lớn trong các chu kỳ của năm. Lượng mưa trung bình khoảng từ 1,750-3.150mm/năm, độ ẩm 85-87%, số giờ nắng trung bình cả năm là 1.890-2.500 giờ; Lâm Đồng còn có diện tích rừng che phủ với một mật độ cao, với diện tích trên 618 ngàn ha rừng các loại và tổng trữ lượng 61 triệu m3 gỗ, gần 662 triệu tấn tre; rừng Lâm Đồng có nhiều vùng còn nguyên sinh, ban sơ với nhiều thảm động, thực vật phong phú, đa dạng. Rừng Lâm Đồng được phân bố ở thượng nguồn các sông, suối lớn của khu vực, đa dạng về sinh học nên có vai trò hết sức quan trọng trong việc phòng hộ, cũng như có tác dụng trong việc giữ gìn môi trường sinh thái và giữ cho không khí luôn được trong lành, mát mẻ. Có lẽ đặc biệt hơn cả là khí hậu của Đà Lạt, do ảnh hưởng của độ cao và đồi thông bao bọc, Thành phố Đà Lạt mang nhiều đặc tính của miền ôn đới, nhiệt độ trung bình giao động vào khoảng từ 18 đến 21oC, nhiệt độ cao nhất chưa bao giờ quá 30oC và thấp nhất không dưới 5oC. Cũng như các vùng khác trong tỉnh, Đà Lạt cũng có hai mùa: mùa khô và mùa mưa, lượng mưa trung bình năm là 1.562 mm và độ ẩm là 82%, có thể nói khí hậu Đà Lạt là nơi lý tưởng nhất vào bậc nhất của cả nuớc, cũng như khu vực. Khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm, nên Lâm Đồng được coi là một vùng đất lý tưởng nhất ở Việt Nam cũng như ở khu vực cho du khách đến tham quan và nghỉ dưỡng, đây là một lợi thế so sánh mà không có một địa danh nào ở trong nước và khu vực có thể so sánh được. Ba là, lợi thế về giao thông: Lâm Đồng là một tỉnh có vị trí thuận lợi về giao thông, có đường giao thông nối liền với các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của phía Nam, cũng như hầu hết địa phương có các điểm du lịch quan trọng, đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và giao lưu văn hoá. 44 Về hệ thống giao thông đường bộ: Lâm Đồng có các tuyến đường bộ, như quốc lộ 20 từ Đà Lạt đi Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, từ đây có thể nối đến các tỉnh miền Đông và Tây Nam Bộ; tuyến đường từ Đà Lạt đi Nha Trang, Ninh Thuận, hay từ Di Linh đi Bình Thuận và từ phía Bắc du khách cũng có thể đi theo con đường này để đến với Lâm Đồng; tuyến đường từ Đà Lạt, Di Linh đi Đắc Lắc và Đắc Nông, đây là tuyến đường chính mà du khách có thể đi từ các tỉnh Tây Nguyên đến với Lâm Đồng. Với hệ thống giao thông thuận lợi như vậy du khách có thể thực hiện nhiều tour du lịch khác nhau như kết hợp thăm và nghỉ dưỡng tại Lâm Đồng, đi tắm biển ở Nha Trang, Bình Thuận, Ninh Thuận, tắm suối nước nóng Ninh Sơn- Ninh Thuận… Đường hàng không: Lâm Đồng có 2 sân bay, đó là Liên Khương và Cam Ly, song nay chỉ có sân bay Liên Khương là đang hoạt động, sân bay Liên Khương nằm trên địa phận huyện Đức Trọng, cách Đà Lạt khoảng trên 20 km, là một trong những sân bay quốc tế của Việt Nam. Hiện nay, sân bay Liên Khương đang thực hiện các chuyến bay quốc nội đến các địa phương: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… và đang chuẩn bị đón các chuyến bay quốc tế, đây chính là một trong những yếu tố rất cần thiết để thu hút du khách đến với Lâm Đồng nhiều hơn. Đường sắt: Lâm Đồng có tuyến đường sắt đi từ Đà Lạt đến Tháp Chàm – Ninh Thuận, song do chiến tranh tàn phá nên tuyến đường sắt này đã ngừng hoạt động. Hiện nay, chính quyền tỉnh và các bộ ngành đang lập báo cáo để trình Chính phủ cho phép khôi phục tuyến đường sắt này, sau khi tuyến đường sắt này được phục hồi, chắc chắn sẽ góp phần không nhỏ đối với việc phát triển du lịch nói riêng, kinh tế Lâm Đồng nói chung. Bốn là, người dân Lâm Đồng sống hiền hoà, thanh lịch, hiếu khách: sống trong môi trường sống mà con người luôn gần gũi với thiên nhiên, cuộc sống không bon chen, khí hậu trong lành, mát mẻ, cuộc sống cứ thế trôi đi một cách êm đềm, đã tạo nên bản chất con người Lâm Đồng luôn hiền hoà, thật thà và hiếu khách. Con người trên vùng đất cao nguyên Lâm Đồng, đặc biệt là con người Đà Lạt vừa chịu ảnh hưởng sâu sắc, mang đậm bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam và đời 45 sống tinh thần của phương Đông, song lại sớm tiếp xúc và ảnh hưởng của nền văn minh phương Tây. Theo đó, con người trên vùng đất này vẫn lưu giữ được tinh hoa văn hoá của dân tộc; đồng thời học hỏi, chắt lọc được những nét văn hoá tinh tuý của nhân loại, điều đó đã hiện diện nên phong cách của người dân Lâm Đồng, những thú tiêu khiển thanh cao của đời sống tinh thần như trồng hoa, chơi cây cảnh…được thể hiện một cách phong phú, đa dạng. Từ nhiều năm qua, Lâm Đồng luôn là một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước, phát triển kinh tế từ việc thu hút khách du lịch là một trong những nguồn thu quan trọng của nhiều người dân, nên mến khách không những chỉ là tình cảm đơn thuần mà ở đây chính là lẽ sống của mỗi người dân. Hơn thế nữa, tính thật thà, hiếu khách vốn là bản tính của mỗi người dân Lâm Đồng, vì thế du khách đến thăm Lâm Đồng thì rất dễ nhận thấy từ một anh công chức đến chị bán hàng rong, từ một anh xe thồ hay một người khuân vác…đều cởi mở, mến khách, sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Năm là, Lâm Đồng là địa phương có nhiều nghề sản xuất truyền thống độc đáo, đặc sắc: Thứ nhất, là nghề trồng hoa: đây là một trong những nét đặc trưng vốn có của người dân Lâm Đồng, đặc biệt là Đà Lạt. Đến Đà Lạt, du khách có thể thấy được từ những cánh đồng đến mỗi con đường, góc phố, đâu đâu cũng bắt gặp các loại hoa đua nhau khoe sắc. Vào những làng hoa du khách không khỏi ngạc nhiên với nhiều loài hoa đẹp, hương thơm quyến rũ, điều đó làm cho tâm hồn con người cảm thấy yêu cuộc sống và hạnh phúc hơn. Thời gian từ năm 2003 đến nay, cứ hai năm một lần Lâm Đồng đều tổ chức lễ hội hoa Đà Lạt, được đông đảo du khách trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm đến dự. Thứ hai, Lâm Đồng được coi là thủ đô của tơ tằm và trà của Việt Nam: đến với vùng đất Bảo Lộc, du khách sẽ được đến với những đồi chè, vườn dâu tằm xanh ngát. Ở đây có nhiều loại trà đặc biệt như: trà Ô Long, Trà Sen…, du khách có thể thưởng thức hương vị trà ở khắp nơi, từ các nhà hàng sang trọng đến các quán cóc ven đường mà không dễ nơi nào có được. Mặt khác, với nguyên liệu là những lá dâu tằm, dâu 46 tằm chính là thức ăn để chăm sóc tằm, qua một thời kỳ nhất định tằm nhả tơ và từ những kén tơ người ta sản xuất ra những sợi tơ tằm dùng để làm nguyên liệu để dệt ra những thước vải tơ tằm óng mượt, quyến rũ để cung cấp cho các khách hàng qúi phái. Thứ ba, đến Lâm Đồng du khách còn thấy những bàn tay khéo léo của những nghệ nhân, ngày ngày tạo ra các mặt hàng thổ cẩm, những bức tranh thêu độc đáo, đặc sắc làm say mê lòng người. Nếu được đầu tư đúng mức vào những ngành nghề đặc trưng ấy thì quê hương Lâm Đồng sẽ có một sức thu hút mãnh liệt đối với du khách thập phương và chính những ngành nghề ấy sẽ mang lại nguồn thu nhập không nhỏ cho người dân địa phương, qua đó góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế Lâm Đồng. 1.3. NGUỒN TÀI TRỢ CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH 1.3.1. Các nguồn tài trợ cho phát triển du lịch Các ngành kinh tế nói chung, ngành du lịch nói riêng đều cần phải có vốn để đầu tư phát triển. Cũng như nhiều ngành kinh tế khác, ngành du lịch cần có các nguồn vốn sau để tài trợ: - Nguồn vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp đầu tư cho phát triển du lịch: nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn do doanh nghiệp làm chủ sở hữu và được sử dụng một cách lâu dài mà không cần phải cam kết thanh toán cho ai; nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm có vốn kinh doanh và các qũy của doanh nghiệp (vốn của chủ sở hữu góp, lợi nhuận chưa phân phối, các doanh nghiệp cổ phần phát hành cổ phiếu, liên doanh giữa các doanh nghiệp…). Đây là nguồn vốn khá quan trọng mang tính ổn định lâu dài để đầu tư cho phát triển du lịch, các doanh nghiệp không phải lo thanh toán nợ. - Nguồn vốn ngân sách và phát hành trái phiếu (chính phủ hoặc địa phương)đầu tư cho phát triển du lịch: ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và thường 47 được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước. Ngân sách nhà nước có 2 loại, đó là: ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách trung ương là ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở trung ương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân các cấp. Nguồn vốn ngân sách nhà nước được chi tiêu vào nhiều mục đích khác nhau, trong đó có đầu tư cho phát triển du lịch, đây là một trong những nguồn vốn khá quan trọng để đầu tư cho lĩnh vực du lịch, đặc biệt là đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và các công trình quan trọng khác. Ngày nay, đa số các chính phủ hoặc các địa phương ở trên thế giới đều phải thực hiện vay vốn của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước bằng hình thức phát hành trái phiếu để bù đắp thâm hụt ngân sách hoặc đáp ứng nhu cầu đầu tư cho phát triển đất nước. Trái phiếu là chứng khoán nợ do Chính phủ hoặc Chính quyền địa phương phát hành xác nhận quyền của người cho vay được hoàn trả số tiền gốc đã cho vay và được thanh toán lãi theo thời hạn và các điều kiện ghi rõ trên trái phiếu. Khi có nhu cầu cần thiết, Chính phủ hoặc chính quyền địa phương có thể phát hành trái phiếu để đầu tư cho phát triển du lịch. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng: Chính phủ, địa phương và các chủ thể hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch có thể sử dụng nguồn vốn vay tại các tổ chức tín dụng để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Các tổ chức tín dụng tài trợ cho các chủ thể trong nền kinh tế dưới nhiều hình thức khác nhau, như: cho vay trực tiếp, thuê hoạt động, bảo lãnh phát hành trái phiếu…thực tế cho thấy ở nước ta trong thời gian qua, nguồn vốn tín dụng đã và đang giữ vai trò chủ đạo trong việc tài trợ cho các ngành kinh tế nói chung, ngành du lịch nói riêng phát triển. - Nguồn vốn nước ngoài: Ở nhiều quốc gia trên thế giới, nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã và đang được xem như là chìa khoá của sự tăng trưởng kinh tế. Tại những nước kém phát triển, thông qua nguồn vốn đầu tư nước ngoài có thể tiếp nhận được kinh nghiệm quản lý, tìm kiếm thị trường, tiếp cận được khoa học kỹ thuật tiên tiến…Nguồn vốn đầu tư nước ngoài không chỉ quan trọng đối với các quốc gia kém 48 phát triển mà ngay cả những quốc gia phát triển như Mỹ vẫn rất cần đến nguồn vốn này. Điều đó chúng ta được thấy rất rõ khi nước Mỹ vẫn là một trong những quốc gia thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp lớn nhất trên thế giới và hiện Mỹ vẫn là nước có số nợ lớn nhất thế giới. Cũng như nhiều ngành kinh tế khác, các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào ngành du lịch thường ở dưới dạng: nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nguồn vốn viện trợ (ODA), vốn tín dụng và tín phiếu, trái phiếu, cổ phiếu. - Nguồn vốn trong dân: một trong những nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển du lịch là nguồn vốn của người dân. Nguồn vốn trong dân đầu tư cho phát triển du lịch được thể hiện dưới các hình thức như: người dân trực tiếp tham gia đầu tư phát triển du lịch hay Nhà nước và các doanh nghiệp trong nền kinh tế tham gia huy động vốn trong dân bằng các hình thức trái phiếu, cổ phiếu, tiền gửi tiết kiệm…để đầu tư cho phát triển du lịch. 1.3.2. Vai trò và đặc điểm của tín dụng ngân hàng đối với ngành du lịch 1.3.2.1. Ngân hàng thương mại và các chức năng của NHTM Nghề ngân hàng trên thế giới đã được hình thành từ khá lâu, ngay trong thời thượng cổ, việc đổi tiền, cho vay và các nghiệp vụ ngân hàng khác đã được thực hiện, các hoạt động trên được thực hiện đầu tiên ở Babilon tại các nhà thờ. Vào những năm của cuối thế kỷ thứ XII, kho đó đã từng xuất hiện một tổ chức tài chính mang tên ngân hàng Banco de Vanezia ở Italia, song gần đây có rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới không công nhận tổ chức này là ngân hàng đầu tiên, vì tổ chức tài chính này được lập ra để phát hành công trái chính phủ nhằm tài trợ cho các hoạt động chiến tranh. Đến đầu thế kỷ thứ 15, vào năm 1401 một tổ chức được nhiều nhà nghiên cứu xem như là một ngân hàng thực sự đó là ngân hàng Banco de Barcelona – Tây Ban Nha. Từ khi ra đời đến nay, ngân hàng thương mại đã tồn tại và phát triển hàng trăm năm, song cho đến nay khái niệm “ngân hàng” vẫn còn nhiều cách định nghĩa khác nhau, do tính phức tạp của NHTM, cũng như có quá nhiều ngân hàng khác nhau, sự thay đổi nghiệp vụ NHTM cả trong không gian lẫn thời gian và do nhiều cách tiếp cận khác nhau dẫn đến có nhiều định nghĩa khác nhau. 49 Năm 1942, một nhà kinh tế học người Anh cho rằng: công việc của ngân hàng là cung cấp cho khách hàng vô số các dịch vụ đa dạng, trong đó có dịch vụ giữ tiền và chuyển tiền bằng séc…ngân hàng bắt đầu bằng việc nhận tiền từ khách hàng theo những ràng buộc đã được chi tiết hoá theo luật. Ngân hàng đảm trách việc hoàn trả khi có yêu cầu hoặc khi đến hạn thanh toán. Theo Giáo sư Perer S. Rose – đứng ở góc độ xem xét ngân hàng, trên phương diện những loại hình dịch vụ mà chúng cung cấp, cho rằng: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”. Theo Ngân hàng thế giới (World Bank) định nghĩa: “Ngân hàng là tổ chức tài chính nhận tiền gửi chủ yếu ở dưới dạng không kỳ hạn hoặc tiền gửi được rút ra dưới một thông báo ngắn hạn (tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn và các khoản tiết kiệm). Dưới tiêu đề “các ngân hàng” gồm có: các NHTM tham gia vào các hoạt động nhận tiền gửi, cho vay ngắn hạn và trung hạn; Các ngân hàng đầu tư ở một số nước chuyên hoạt động buôn bán chứng khoán và bảo lãnh phát hành; Các ngân hàng nhà ở cung cấp tài chính cho lĩnh vực phát triển nhà ở và các lĩnh vực khác nữa. Ở một số nước còn có các ngân hàng hoạt động mang tính tổng hợp, bằng cách kết hợp hoạt động NHTM với hoạt động ngân hàng đầu tư đôi khi thực hiện cả dịch vụ bảo hiểm”. Theo quy định tại điều 20 – Luật các tổ chức tín dụng thì: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, ngân hàng gồm: NHTM, Ngân hàng phát triển, Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác”. Ngày nay, dưới tác động của môi trường cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế đã có sự “pha tạp” giữa các NHTM với các định chế tài chính phi ngân hàng khác để hình thành nên những tập đoàn kinh tế lớn, từ đó việc đưa ra một định nghĩa chuẩn xác về NHTM không phải thực sự dễ dàng. 50 Như vậy, chúng ta có thể tạm định nghĩa một cách khái quát về NHTM như sau: NHTM là một tổ chức kinh tế dạng đặc biệt, được thành lập ra để kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, với hoạt động thường xuyên là nhận các loại tiền gửi dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn và thực hiện cho vay đối với các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế, chiết khấu và cung ứng các dịch vụ ngân hàng khác với mục tiêu chính là lợi nhuận. Tính đặc biệt của NHTM ở đây được thể hiện ở chỗ sản phẩm của nó là tiền tệ, mà tiền tệ là loại hàng hoá đặc biệt, không bán lẻ một vật mà phản ánh một quan hệ xã hội. Do vậy, người ta thường nói NHTM là một sản phẩm xã hội, là một trong những công cụ hữu hiệu để nhà nước hoạch định các chính sách vĩ mô của nền kinh tế và là đối tượng được Nhà nước quản lý rất chặt chẽ. Do đó, hoạt động kinh doanh của NHTM mang tính đặc thù cao, không giống với hoạt động kinh doanh của bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào khác trong nền kinh tế quốc dân. * Chức năng của NHTM: - Chức năng thủ qũy, các dịch vụ tài chính và các dịch vụ khác Với chức năng là thủ qũy, NHTM nhận tiền gửi, giữ tiền, bảo quản tiền, thực hiện các yêu cầu rút tiền hay chi tiền cho khách hàng của mình; với chức năng này sẽ giúp cho khách hàng gửi tiền được đảm bảo an toàn cho đồng vốn của mình, ngoài ra còn sinh lợi cho đồng vốn tạm thời nhàn rỗi của khách hàng, do đó đã nâng cao được hiệu quả của việc sử dụng vốn. Về phía ngân hàng thương mại, thông qua thực hiện chức năng thủ qũy, chính là cơ sở để các NHTM thực hiện các chức năng thanh toán, đồng thời tạo ra nguồn vốn để các NHTM mở rộng hoạt động tín dụng. Quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng, ngân quỹ và các hoạt động thanh toán khác, các ngân hàng thương mại có điều kiện thuận lợi về kho quỹ, tiếp cận thông tin và có mối quan hệ rộng rãi với các doanh nghiệp. Chính những điều kiện thuận lợi đó, giúp các ngân hàng thương mại có thể làm tư vấn về tài chính và đầu tư cho các doanh nghiệp, làm đại lý phát hành cổ phiếu, trái phiếu bảo đảm đạt hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó, ngân hàng thương mại còn có thể cung cấp cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ khác, có thể kể đến dưới đây. 51 - Dịch vụ bảo quản an toàn giấy tờ có giá, vật có giá của khách hàng, đây vốn là một trong những chức năng cơ bản của NHTM. Tuy nhiên, để thực hiện tốt nghiệp vụ này, đòi hỏi trụ sở các NHTM phải được xây dựng kiên cố và được trang bị hệ thống bảo quản, an ninh hiện đại. - Dịch vụ cho thuê két ngân buổi tối (Night safe), các NHTM lắp đặt hệ thống két đặc biệt ở trong trụ sở của ngân hàng, khách hàng đi thuê dịch vụ này được cất giữ tiền mặt hay séc để đảm bảo an toàn tài sản vào buổi tối khi ngân hàng đã đóng cửa. - Dịch vụ tín thác, hoặc ủy thác ngân hàng (Trust services), có các hình thức sau: dịch vụ tín thác đối với cá nhân và dịch vụ ủy thác thanh lý tài sản. - Chức năng trung gian thanh toán, quản lý phương tiện thanh toán Trên cơ sở thực hiện chức năng thủ qũy cho khách hàng, thay mặt cho khách hàng, ngân hàng thương mại trích tiền trên tài khoản tiền gửi của khách hàng gửi tại ngân hàng để chi trả cho người thụ hưởng; thực hiện chuyển tiền hoặc nhận tiền vào tài khoản theo sự ủy nhiệm của khách hàng. Khi thực hiện chức năng trung gian thanh toán, ngân hàng tạo ra các công cụ lưu thông tín dụng và độc quyền quản lý những công cụ đó (séc, giấy chuyển ngân, thẻ thanh toán ...), qua đó đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí lưu thông cho xã hội, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, thúc đẩy quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa. Ngày nay, chức năng làm trung gian thanh toán của các NHTM đã phát triển khá nhanh chóng và ở trình độ cao hơn với những dịch vụ ngày càng trở lên phong phú, đa dạng hơn, không những chỉ là những dịch vụ trung gian thanh toán truyền thống như giai đoạn trước đây, mà các NHTM còn thực hiện quản lý các phương tiện thanh toán. - Chức năng trung gian tín dụng Chức năng làm trung gian tín dụng là một chức năng mang tính đặc trưng và cơ bản nhất của NHTM. Trong nền hàng hoá phát triển, chức năng trung gian tín dụng của các NHTM đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh 52 tế phát triển, phần lớn các quan hệ tín dụng được tập trung qua hệ thống các ngân hàng, đối với các doanh nghiệp thì nguồn vốn được cung cấp từ hệ thống các NHTM đã trở nên ngày càng phổ biến và thường chiếm tỷ trọng khá cao trong kết cấu tài sản nợ của các doanh nghiệp. Ngân hàng thương mại chính là trung gian tài chính, là “cầu nối” giữa một bên có vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội với một bên có nhu cầu sử dụng vốn để sinh lợi. Ở chức năng này, NHTM đã huy động các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi của các chủ thể trong nền kinh tế và tiến hành cho vay các chủ thể thiếu vốn trong nền kinh tế, để đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng...qua đó góp phần đảm bảo sự vận động liên tục của guồng máy kinh tế xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Như vậy, với chức năng là trung gian tín dụng, NHTM đứng vai trò vừa là người đi vay và cũng vừa là người cho vay, hay nói cách khác, nghiệp vụ tín dụng của NHTM là đi vay để cho vay. - Tạo tiền trong hệ thống ngân hàng hai cấp Sự ra đời của các ngân hàng thương mại đã tạo ra bước phát triển về chất trong hoạt động kinh doanh tiền tệ; nếu như trước đây, các tổ chức kinh doanh tiền tệ nhận tiền gửi (vàng, bạc) và cho vay cũng chính bằng đồng tiền đó, song kể từ khi ra đời việc cho vay không nhất thiết phải là tiền vàng, bạc mà các ngân hàng cho vay bằng các chi phiếu ngân hàng đại diện cho một lượng vàng nhất định, việc cho vay này đã làm cho lượng chi phiếu (như tiền giấy ngày nay) phát hành ra lưu thông có giá trị lớn hơn nhiều lần số vàng dự trữ trong ngân hàng, đó là việc tạo tiền đầu tiên thông qua con đường tín dụng. Nhờ hoạt động trong hệ thống mà các ngân hàng thương mại đã tạo ra bút tệ, quá trình tạo tiền của NHTM được thực hiện thông qua hoạt động tín dụng và tổ chức thanh toán trong hệ thống ngân hàng. Cơ chế tạo tiền của các NHTM hiện đại được biểu hiện như sau, đó là từ một khoản tiền gửi ban đầu, thông qua cho vay bằng chuyển khoản kết hợp với thanh toán không dùng tiền mặt, ngân hàng thương mại có khả năng tạo ra một khoản tiền lớn hơn gấp nhiều lần để tạo thêm bút tệ cho lưu thông. Một ngân hàng này cho khách 53 hàng vay một số vốn, sau đó số vốn đó được chuyển qua ngân hàng khác và trở thành tiền gửi tại ngân hàng đó, ngân hàng có vốn chuyển qua sẽ có nguồn tiền gửi tăng lên tương ứng. Nếu không có bất kỳ sự ràng buộc nào khác, thì khả năng tạo ra bút tệ của các NHTM là vô hạn, tuy nhiên dưới sự kiểm soát của NHTW và do tác động từ nhiều yếu tố khác nhau, nên NHTM chỉ tạo tiền “bút tệ” trong một giới hạn nhất định. NHTM chỉ có thể tạo ra bút tệ ở mức tối đa khi quá trình cho vay và thanh toán của các NHTM phải thoả mãn đủ 3 điều kiện, đó là: các NHTM phải cho vay bằng 100% chuyển khoản, nghĩa là NHTM không được thực hiện cho vay bằng tiền mặt; phải cho vay 100% số dư dự trữ, nghĩa là không có dự trữ thừa và cho vay thông qua nhiều ngân hàng. 1.3.2.2. Tín dụng và các hình thức cấp tín dụng cho ngành du lịch * Tín dụng: thuật ngữ tín dụng được xuất phát từ chữ La tinh: Creditium (tin tưởng, tín nhiệm); tiếng Anh được gọi là Credit và theo thuật ngữ dân gian của Việt Nam, tín dụng có nghĩa là sự vay mượn. Tín dụng đã được hình thành từ khá lâu, nó xuất phát từ khi xã hội loài người có sự phân công lao động xã hội và trao đổi hàng hoá dịch vụ; trong quá trình trao đổi hàng hoá dịch vụ đã hình thành nên những sự kiện nợ nần lẫn nhau, từ đó phát sinh ra các quan hệ vay mượn dùng để thanh toán. Như vậy, tín dụng là mối quan hệ kinh tế hình thành trong quá trình chuyển quyền sử dụng tiền tệ hay hiện vật từ tổ chức, cá nhân này sang tổ chức hoặc cá nhân khác theo nguyên tắc có hoàn trả cả vốn lẫn lãi sau một thời gian nhất định. Noùi theo một caùch khaùc, tín duïng chính laø söï chuyeån nhöôïng quyeàn söû duïng moät löôïng giaù trò nhaát ñònh döôùi hình thöùc tieàn teä hay hieän vaät trong moät thôøi haïn nhaát ñònh töø ngöôøi cho vay sang ngöôøi đi vay vaø người đi vay hoaøn traû cho ngöôøi cho vay vôùi moät giaù trò lôùn hôn giaù trò ban ñaàu, khoaûn giaù trò doâi ra ñöôïc goïi laø lôïi töùc tín duïng, noùi theo ngoân ngöõ kinh teá laø tieàn laõi. 54 Trên thực tế, tín dụng hoạt động rất phong phú, đa dạng, song dù ở bất cứ dạng nào đi nữa thì tín dụng vẫn luôn luôn là một mối quan hệ kinh tế của nền sản xuất và trao đổi hàng hoá, nó tồn tại và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của các mối quan hệ hàng hoá và tiền tệ. Mục đích và tính chất của tín dụng là do mục đích và tính chất của nền sản xuất hàng hoá trong xã hội quyết định, sự vận động của tín dụng luôn chịu sự chi phối của các qui luật kinh tế khách quan của phương thức sản xuất trong xã hội đó quyết định. Tín dụng là một mối quan hệ kinh tế giữa người đi vay và người cho vay, trên cơ sở chuyển nhượng một phần giá trị hay hiện vật theo những điều kiện nhất định được các bên thoả thuận. Mối quan hệ kinh tế này được thực hiện thông qua sự vận động giá trị vốn tín dụng theo các giai đoạn sau: Giai đoạn phân phối vốn tín dụng: vốn tiền tệ, hoặc vật tư hàng hoá được chuyển từ bên cho vay đến bên đi vay, vốn đó nếu là tiền tệ là tín dụng ngân hàng, nếu hàng hoá là tín dụng thương mại. Thực chất ở đây chỉ là chuyển quyền sử dụng từ người cho vay sang người đi vay chứ không phải chuyển quyền sở hữu. Giai đoạn sử dụng vốn: vốn vay được sử dụng trực tiếp (vay bằng hiện vật), hoặc sử dụng để mua hàng hoá, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng của người vay. Giai đoạn hoàn trả vốn tín dụng: đây là giai đoạn kết thúc một vòng tuần hoàn của tín dụng, nghĩa là sau khi hoàn thành một chu kỳ sản xuất kinh doanh thì vốn tín dụng được người đi vay trả cả vốn lẫn lãi cho người cho vay. Tín dụng ngân hàng là tín dụng được thể hiện dưới hình thái là tiền tệ mà ngân hàng là một chủ thể tham gia trong quan hệ đó, trong đó ngân hàng là người đứng trung gian với tư cách là người đi vay để cho vay. Với tư cách là người đi vay: ngân hàng nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế nhằm huy động nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế để làm nguồn vốn cho vay. 55 Với tư cách người cho vay: ngân hàng cho vay các tổ chức, cá nhân có nhu cầu vốn trong nền kinh tế nhằm bổ sung vốn cho các tổ chức, cá nhân mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng của các cá nhân. Nhờ ngân hàng mà cung và cầu tiền tệ gặp nhau, qua đó đồng tiền nhàn rỗi của các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế được sử dụng để cho vay đối với các tổ chức, cá nhân thiếu vốn để sản xuất kinh doanh, hoặc tiêu dùng của các cá nhân, từ đó nâng cao được hiệu quả của đồng vốn. * Các hình thức cấp tín dụng cho ngành du lịch Cũng như nhiều ngành, nghề khác, các tổ chức tín dụng cấp tín dụng cho ngành du lịch được phân chia thành nhiều hình thức khác nhau, dưới đây là một số hình thức chủ yếu cấp tín dụng cho ngành du lịch: + Phân loại theo thời gian, tín dụng được chia thành 3 hình thức, đó là: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời gian từ 12 tháng trở xuống, hình thức cấp tín dụng này được thực hiện đối với tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực du lịch nhằm thoả mãn các nhu cầu như trả chi phí tiền lương nhân viên, điện, nước, điện thoại, phương tiện vận chuyển …Những chi phí này sẽ được bù đắp từ những khoản thu của khách hàng du lịch trong cùng thời kỳ. Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng, loại tín dụng này được tài trợ cho các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực du lịch nhằm nâng cấp, cải tạo, sửa chữa khách sạn, nhà hàng, danh lam thắng cảnh, mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 60 tháng, đây là loại tín dụng nhằm tài trợ cho các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực du lịch để mua sắm, xây dựng mới tài sản cố định, thay đổi công nghệ, máy móc thiết bị … có giá trị lớn nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. 56 + Phân theo đối tượng tín dụng, tín dụng được chia ra làm 2 hình thức, đó là: Tín dụng vốn lưu động: là loại tín dụng được cung cấp để bổ sung vốn lưu động của các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, hoặc cho vay các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch để bù đắp mức vốn lưu động thiếu hụt tạm thời. Tín dụng vốn lưu động về thời hạn chủ yếu là tín dụng ngắn hạn. Tín dụng vốn cố định: là loại tín dụng được cung cấp nhằm bổ sung vốn cố định cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch. Loại tín dụng này thường được tài trợ để đáp ứng nhu cầu mua sắm tài sản cố định, cải tiến, đổi mới công nghệ, sửa chữa và xây dựng công trình mới…Thời hạn cho vay đối với loại tín dụng này là trung, dài hạn. + Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng: theo căn cứ này, hình thức cấp tín dụng được chia ra làm 2 loại, đó là: cho vay có đảm bảo và cho vay không có đảm bảo. Cho vay không có đảm bảo bằng tài sản: cho vay không có đảm bảo là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba, việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của khách hàng; cho vay không có tài sản đảm bảo bằng tài sản còn được gọi là khoản vay chữ ký, vì chữ ký của người vay là minh chứng cho khoản vay. Cho vay không có tài sản đảm bảo có thể được vận dụng vào hình thức cho vay theo hạn mức tín dụng. Khi doanh nghiệp cần vốn thì rút tiền để chi tiêu, khi có khoản thu thì nộp vào để trả nợ, cách này rất phù hợp với hoạt động du lịch. Cho vay có đảm bảo bằng tài sản: khoản cho vay này dựa trên cơ sở là các tài sản đảm bảo bằng tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. Thông thường khoản cho vay này được áp dụng cho khách hàng không có uy tín cao đối với ngân hàng, hoặc khoản vay trung, dài hạn nhằm tránh rủi ro xảy ra cho ngân hàng, vì vậy khi vay vốn ngân hàng đòi hỏi khách hàng phải có tài sản đảm bảo cho khoản nợ vay hoặc bảo lãnh từ bên thứ ba, tài sản đảm bảo này là một nguồn thu nợ bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhất thiếu chắc chắn. 57 1.3.2.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển ngành du lịch + Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy phát triển cơ sở vật chất, công nghệ và nguồn nhân lực cho kinh doanh ngành du lịch: Trong khi thực hiện chức năng thứ nhất của tín dụng ngân hàng là tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ, ngân hàng nỗ lực huy động các nguồn tiền trong nền kinh tế, đặc biệt là tiền mặt trong tay các tầng lớp dân cư và các tổ chức để tạo nguồn cho việc cấp tín dụng trong đó có việc cấp tín dụng cho ngành du lịch, thúc đẩy cơ sở vật chất ngành du lịch, đào tạo nguồn nhân lực, trang bị những công nghệ hiện đại để thúc đẩy phát triển kinh doanh ngành du lịch. Đứng ở khía cạnh khác cho thấy, hiện nay lao động của cả nước nói chung, tỉnh Lâm Đồng nói riêng còn rất dồi dào, song tiềm năng đó chưa được khai thác một cách có hiệu quả, triệt để, nguyên nhân là do nền kinh tế chưa thực sự phát triển đủ mạnh để thu hút lực lượng lao động hoặc là do trình độ lao động chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội. Nếu không có biện pháp thích hợp để tận dụng nguồn lao động sẵn có thì sẽ gây lãng phí rất lớn cho xã hội. Hơn thế nữa, một khi tỷ lệ thất nghiệp cao sẽ gây ra sự bất ổn định trong xã hội, một việc mà không một quốc gia nào mong muốn. Chính vì thế, việc phát triển nhanh ngành du lịch sẽ góp phần khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, lao động sẵn có. Tiềm năng to lớn về du lịch của tỉnh Lâm Đồng chỉ có thể phát triển một cách nhanh và bền vững hơn khi có sự kết hợp từ nhiều phía, trong đó vốn tín dụng ngân hàng sẽ là một trong những yếu tố quan trọng giúp ngành du lịch có thể phát triển tốt hơn. Đứng về phía ngân hàng, thời gian qua đã có nhiều chính sách cho vay để thúc đẩy ngành du lịch của tỉnh phát triển, qua đó góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu qủa sử dụng nguồn tài nguyên, tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ có giá trị cho xã hội và thu được nguồn ngoại tệ đáng kể cho đất nước từ nguồn chi tiêu của du khách. Mặt khác, từ việc cung ứng vốn tín dụng cho ngành du lịch, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ngành du lịch có điều kiện hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh, từ đó làm cho sản xuất kinh doanh ngành du lịch ngày càng phát triển, sản 58 phẩm dịch vụ du lịch làm ra ngày càng nhiều, đáp ứng nhu cầu của du khách ở trong và ngoài nước. Như vậy, thông qua hoạt động tín dụng ngân hàng đã góp phần nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành du lịch. + Tín dụng ngân hàng góp phần khai thác có hiệu qủa tiềm năng về đất đai và tài nguyên thiên nhiên sẵn có để phát triển du lịch: Địa lý của nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước nói chung, tỉnh Lâm Đồng nói riêng rất thuận tiện cho phát triển du lịch. Với tiềm năng khí hậu, phong cảnh thiên nhiên, các công trình kiến trúc, lịch sử, văn hoá… sẵn có, nếu Đảng và Nhà nước có chính sách vĩ mô phù hợp trong việc qui hoạch, định hướng phát triển, phát triển thương hiệu, định hướng thị trường…và được đầu tư đúng mức vốn tín dụng ngân hàng, kết hợp chặt chẽ với các nguồn vốn khác thì tiềm năng du lịch Việt Nam nói chung, tiềm năng du lịch của tỉnh Lâm Đồng nói riêng sẽ được khai thác một cách có hiệu qủa cả về mặt kinh tế và xã hội, đây là ngành góp phần đáng kể cho việc tích lũy vốn lớn cho nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước. Để khai thác tài nguyên và đất đai cho phát triển ngành du lịch trước hết phải có nguồn vốn thích hợp để có thể tạo ra một cảnh quan mới thích hợp cho ngành du lịch và không được phá vỡ hệ sinh thái đang có. Đây là việc làm khó đòi hỏi phải đầu tư lớn từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại. Việc đầu tư không đủ, không liên tục có thể gây ra nhiều hệ quả đáng tiếc không thể sửa chữa được về sau, như: Phá vỡ hệ sinh thái hiện có; làm cho cảnh quan mới không đồng bộ để đủ sức thu hút du khách; gây ô nhiễm môi trường; cũng có thể dẫn đến nguồn nhân lực không thích hợp. + Vai trò thoả mãn tức thời nhu cầu vốn của tín dụng ngân hàng trong kinh doanh du lịch: Thứ nhất, ngành du lịch có thể thu hút vốn từ nhiều nguồn khác nhau như phát hành trái phiếu, phát hành cổ phiếu, vốn sở hữu chủ đóng góp, đầu tư của nhà nước…Tuy nhiên để huy động được những nguồn vốn này cần phải có thời gian, kế hoạch, sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền…Vì vậy, để bắt đầu cho việc xây 59 dựng dự án, phương án…các nhà đầu tư phải có một lượng vốn ban đầu để hoạt động. Lượng vốn ban đầu này trước hết một phần do các nhà sáng lập qũy góp vào, một phần phải vay ngân hàng. Để thoả mãn nhu cầu tức thời này cần phải có sự hỗ trợ của tín dụng ngân hàng, mặc dù không phải là lớn. Thứ hai, khi dự án đi vào hoạt động, các doanh nghiệp chỉ có thể bỏ ra một lượng vốn lưu động tối thiểu để duy trì hoạt động so với mức cao nhất và thấp nhất. Vì vậy khi nhu cầu tăng cao các doanh nghiệp phải vay vốn bổ sung cho hoạt động của mình. Khi nhu cầu giảm xuống họ sẽ trả nợ cho ngân hàng. Vì vậy vốn tín dụng ngân hàng rất cần thiết cho hoạt động của các doanh nghiệp nói chung cũng như doanh nghiệp du lịch nói riêng. Trong lĩnh vực du lịch vào những mùa ít khách hàng, doanh nghiệp nếu để ứ đọng vốn nhiều sẽ thiệt hại và vào mùa du lịch tăng lên thì phải có vốn để thoả mãn nên việc vay vốn ngân hàng thương mại là điều tất yếu để nâng cao hiệu quả kinh doanh ngành du lịch. Vai trò thoả mãn nhu cầu cải tạo, hiện đại hoá cơ sở vật chất của doanh nghiệp du lịch, doanh nghiệp có thể huy động vốn từ lợi nhuận, phát hành trái phiếu, cổ phiếu. Song điều đó có thể làm mất đi cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp do phải cần thời gian, nên doanh nghiệp có thể vay ngân hàng. + Tín dụng ngân hàng góp phần đẩy nhanh qúa trình tích tụ và tập trung vốn cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành du lịch: Cũng như các ngành kinh tế khác, tiến trình phát triển của ngành công nghiệp nói chung, ngành công nghiệp không khói (du lịch) nói riêng tất yếu phải đi lên bằng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đó là một thực tế tất yếu khách quan. Tuy nhiên, để ngành du lịch thực hiện được công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì phải có những bước đi và trình tự phát triển một cách phù hợp trong mỗi thời kỳ. Song, dù phát triển bằng con đường nào thì cũng phải giải quyết cho được các mối quan hệ giữa vốn, công nghệ và thị trường, trong đó vấn đề quan trọng là giải quyết được vấn đề tiền vốn. Nhưng câu hỏi được đặt ra là liệu ngành du lịch có thể tự lực được nguồn vốn để đẩy 60 nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá hay không? Thực tế đã chứng minh, không có ngành nào có thể tự lực được vốn để phát triển mà để có thể phát triển tốt được thì ngoài nguồn vốn nội lực của mình phải được hỗ trợ từ ngoại lực như: bằng nguồn vốn tài trợ của Nhà nước, vay trong nước hoặc nước ngoài, và như chúng ta đã biết, khả năng nguồn vốn của Nhà nước thì có giới hạn, vay nước ngoài cũng không phải là vấn đề đơn giản. Mặt khác, tuy thị trường chứng khoán của chúng ta đã có, nhưng vẫn còn non trẻ nên nguồn vốn huy động từ đây còn có những hạn chế nhất định, do đó nguồn vốn tín dụng vẫn sẽ là nguồn đáng kể, quan trọng để tài trợ cho ngành du lịch đi nhanh trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Như chúng ta đã biết, một trong những nguyên tắc cơ bản của tín dụng là vốn vay phải được trả đầy đủ cả gốc lẫn lãi nên trước khi đi vay, khách hàng vay phải tính toán cho được hiệu qủa sử dụng vốn vay, cũng như trước khi cho vay, ngân hàng cũng phải thẩm định được tính khả thi của từng dự án. Do đó, TDNH sẽ kích thích việc sử dụng vốn có hiệu qủa để đảm bảo khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng. Mặt khác, ngân hàng thương mại với chức năng đi vay để cho vay, do đó đã tập trung được các nguồn vốn nhàn rỗi của xã hội để đầu tư vào các dự án khả thi của ngành du lịch. Từ việc đầu tư vốn của ngân hàng đã thúc đẩy các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh du lịch, làm ăn có lãi, từ đó tích lũy vốn ngày càng nhiều để không ngừng tái sản xuất mở rộng, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành du lịch. + Tín dụng ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn nhằm đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài nước: Như đã trình bày ở trên, muốn duy trì và phát triển ngành du lịch thì cần phải có vốn và muốn mở rộng và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ thì ngoài các yếu tố khác cần phải có đủ vốn để đầu tư, có như vậy thì ngành du lịch mới tạo ra được nhiều sản phẩm, dịch vụ có chất lượng để đáp ứng nhu cầu của du khách, từ đó sẽ thu hút được du khách đến với ngành du lịch nhiều hơn. Hiện nay, chưa có con số thống kê chính xác về tổng nguồn vốn cần thiết để đáp ứng nhu cầu phát triển ngành du lịch, 61 nhưng một điều chắc chắn rằng để phát triển ngành du lịch theo hướng bền vững, hiện đại thì số vốn cần thiết để đầu tư cho ngành du lịch là rất lớn. Do đó, Nhà nước, cũng như nội lực ngành du lịch sẽ khó có đủ vốn để đáp ứng nhu cầu đầu tư của ngành du lịch, muốn có đủ vốn để đầu tư, ngoài nguồn vốn tự có, ngành du lịch cần phải huy động thêm từ nhiều phía, trong đó có tín dụng ngân hàng. Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, giai đoạn (2005-2010) tổng nguồn vốn đầu tư cho ngành du lịch khoảng trên 2.000 tỷ đồng; trong đó, nguồn vốn ngân sách và nguồn vốn nội lực của ngành du lịch đầu tư cho ngành du lịch khoảng 980 tỷ đồng, còn lại là nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Theo tính toán của cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng, nhu cầu vốn cần thiết để đầu tư ngành du lịch giai đoạn 2010-2020 vào khoảng 58.500 tỷ đồng, trong khi vốn ngân sách và vốn nội lực của ngành còn hạn chế, vì vậy để đảm bảo đủ nguồn vốn cho ngành du lịch phát triển theo hướng hiện đại, bền vững thì việc tài trợ bằng nguồn vốn tín dụng ngân hàng là hết sức cần thiết để đẩy nhanh phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng. Tín dụng ngân hàng đáp ứng nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách trong và ngoài nước thể hiện ở chỗ: Du khách đi du lịch cần thưởng thức được nhiều sản phẩm dịch vụ có chất lượng và để có nhiều sản phẩm dịch vụ tốt thì ngành du lịch phải thường xuyên được đầu tư. Thông qua vốn tín dụng ngân hàng, các tổ chức, cá nhân có thêm vốn để bổ sung đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện vận chuyển, chuyển nhượng giá trị quyền sử dụng đất, thuê mướn lao động và các chi phí khác, từ đó tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ có chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Và một khi ngành du lịch càng có nhiều sản phẩm dịch vụ có chất lượng, hấp dẫn được du khách thì sẽ ngày càng thu hút được du khách nhiều hơn. Du khách tăng lên tức là ngành du lịch sẽ thu được lợi nhuận nhiều hơn và như vậy càng có điều kiện để đẩy nhanh quá trình tích luỹ vốn thực hiện tái sản xuất mở rộng. 62 + Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy phát triển nông thôn, nâng cao trình độ dân trí và đời sống vùng phát triển du lịch, tác động thúc đẩy các ngành nghề khác cùng phát triển: Hiện nay, dân số của nước ta vẫn chiếm khoảng trên 70% là lao động nông nghiệp. Nhìn chung nông thôn ở Việt Nam nói chung, nông thôn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng nói riêng còn nghèo, trình độ dân trí thấp. Vì thế, nông nghiệp, nông dân và nông thôn cần được quan tâm đầu tư phát triển để đưa nền kinh tế nước ta tiến bước đi nhanh trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy sự phát triển nông thôn, nâng cao trình độ dân trí ở nông thôn vùng phát triển du lịch, mặt khác tác động đến sự phát triển của các ngành khác thể hiện ở các mặt sau: - Thông qua vốn tín dụng ngân hàng đã tạo điều kiện cho người dân có thêm vốn để đầu tư sản xuất ra các sản phẩm phục vụ du lịch, hoặc đầu tư phát triển du lịch. Có vốn người dân có điều kiện ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất kinh doanh,…làm cho năng suất, chất lượng sản phẩm dịch vụ ngày càng cao hơn, từ đó sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Khi sản phẩm dịch vụ được nhiều du khách chấp nhận sẽ được du khách tiêu thụ nhiều hơn và lẽ dĩ nhiên là lợi nhuận thu được cũng nhiều hơn. Có lợi nhuận cao, người dân càng có điều kiện tích luỹ vốn để thực hiện quá trình tái sản xuất mở rộng và khi thu nhập của người dân tăng lên có nghĩa là đã góp phần xoá đói, giảm nghèo, hạn chế được nhiều tiêu cực trong xã hội, duy trì được trật tự, an ninh nông thôn. - Không những sản xuất kinh doanh đem lại hiệu qủa kinh tế mà người dân còn tiếp cận với rất nhiều du khách đến từ nhiều nền văn hoá khác nhau, từ đó sẽ tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích từ chính các du khách. Qua những kiến thức tiếp thu được người dân sẽ chắt lọc những tinh hoa văn hoá của nhân loại, loại bỏ được những hủ tục đã tồn tại trong đời sống lâu nay của người dân. Mặt khác, thu nhập của người nông dân càng cao, thì họ càng có điều kiện để học tập, cũng như mua sắm các phương tiện hiện đại để học tập nâng cao trình độ, bên cạnh đó con cái họ cũng có 63 điều kiện hơn để học hành, nâng cao kiến thức, như vậy trình độ của người dân vùng phát triển du lịch sẽ ngày càng được cải thiện. - Với nguyên tắc cho vay có hoàn trả cả gốc lẫn lãi, người dân vay vốn phải tính toán kỹ trước khi đi vay, nếu không tính toán kỹ, dẫn đến làm ăn kém hiệu quả sẽ dẫn đến tình trạng khó có khả năng trả nợ vay cho các tổ chức tín dụng; chính yếu tố này đã góp phần nâng cao trình độ hạch toán của mỗi người dân và là bước đầu tiến tới quá trình sản xuất kinh doanh lớn ở nông thôn. - Khi kinh tế phát triển, sản xuất kinh doanh ngày càng mở rộng thì Nhà nước và nhân dân phải tính toán đến việc đầu tư xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật… vùng nông thôn, đây chính là cơ sở để phát triển nông thôn theo hướng hiện đại. - Như đã phân tích ở phần trên, ngành du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, liên quan đến rất nhiều ngành kinh tế khác, vì vậy khi du lịch phát triển sẽ kéo theo các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Ngược lại, nhiều ngành kinh tế khác phát triển sẽ kéo theo ngành du lịch phát triển. + Tạo điều kiện mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế, cũng như góp phần bảo tồn và phát triển văn hoá dân tộc phục vụ ngành du lịch: Ngày nay, xu hướng chung các quốc gia trên thế giới đều mong muốn hợp tác để cùng nhau phát triển, con người đều mong muốn mở rộng giao lưu, thăm quan, học hỏi với nhiều dân tộc ở trên thế giới. Đầu tư phát triển du lịch Lâm Đồng là một trong những yếu tố hết sức cần thiết để mở rộng quan hệ hữu nghị, làm cho bạn bè trên thế giới hiểu biết về một tỉnh có nhiều danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp, khí hậu trong lành, mát mẻ, có truyền thống văn hoá đặc sắc, con người hiền hoà, thân thiện…; một tỉnh đang cố gắng vươn mình để phát triển, đặc biệt là phát triển ngành du lịch nhằm khai thác được tiềm năng, thế mạnh của mình. Thông qua hoạt động du lịch, sẽ giới thiệu cho người dân trên khắp năm châu hiểu biết hơn về phong cảnh, con người và sự phát triển của tỉnh Lâm Đồng, cũng như của cả nước, qua đó hoạt động giao lưu văn hoá ngày càng mở rộng, Lâm Đồng sẽ có nhiều cơ hội giới thiệu đến với bạn bè các nước những danh lam thắng cảnh, điều kiện nghỉ ngơi tuyệt vời, giá trị văn hoá truyền 64 thống của đồng bào các dân tộc…Bên cạnh đó, nhân dân tỉnh Lâm Đồng sẽ có cơ hội tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá, học hỏi những điều hay, lẽ phải của các bè bạn, qua đó bổ sung vào kho tàng kiến thức của mình ngày càng phong phú, đa dạng hơn. Đất nước ta nói chung, tỉnh Lâm Đồng nói riêng đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đang cần một lượng vốn lớn để đầu tư phát triển kinh tế. Do vậy, phát triển du lịch có ý nghĩa đặc biệt khi góp phần giới thiệu cho các dân tộc khác trên thế giới biết tiềm năng và thế mạnh của đất nước mình, đây là một kênh thông tin quan trọng, hữu hiệu để quảng bá và kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài tăng cường đầu tư để phát triển kinh tế, qua đó đẩy nhanh được tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ngày nay, có rất nhiều du khách trong và ngoài nước đi tham quan du lịch muốn tìm hiểu nền văn hoá của nhiều vùng, miền khác nhau, chẳng hạn như tới Tây Nguyên du khách muốn được thưởng thức những điệu nhạc âm vang của cồng chiêng, thưởng thức những ché rượu cần, xem lễ hội đâm trâu, lễ hội mừng lúa mới…Đến với Huế, du khách muốn tìm hiểu nhã nhạc cung đình Huế, thưởng thức ẩm thực như cơm hến Huế… Như vậy, một khi có nhu cầu của du khách, thì việc đầu tư phục hồi những nét văn hoá đặc sắc của các vùng, miền sẽ được đặt ra để đáp ứng những nhu cầu đó, nếu một địa phương muốn thu hút được nhiều du khách thì phải đầu tư để bảo tồn, phục hồi những nét văn hoá đặc sắc của mình. Mặt khác, khi du khách đến thăm thì người dân địa phương sẽ tiếp cận được nhiều nét văn hoá đặc trưng của họ, so sánh với thực tại mà họ đang sống, để từ đó chắt lọc những nét văn hoá tiên tiến của du khách ngoài nước, loại bớt những hủ tục, từ đó làm giàu thêm cho kho tàng văn hoá tại địa phương. Cũng như bao quốc gia khác, Việt Nam chúng ta muốn phát triển thì phải biết gìn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là để đến với thế giới một cách tốt hơn, qua đó học tập được điểm mạnh của các nền văn hoá khác, thông qua tính dân tộc để sàng lọc và tiếp thu tính thời đại, tính nhân văn của các nền văn hoá khác. 65 + Phát triển du lịch sẽ góp phần làm tăng nguồn thu ngoại tệ, tạo bình ổn tỷ giá, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế: Một là, góp phần làm tăng nguồn thu ngoại tệ, tạo bình ổn tỷ giá và tăng thu cho nguồn thu của ngân sách Nhà nước. Muốn phát triển du lịch thì cần có rất nhiều yếu tố trong đó tiền vốn là yếu tố quan trọng, trong đó có nguồn vốn tín dụng ngân hàng; vốn tín dụng ngân hàng giúp cho các tổ chức, cá nhân có thêm vốn để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, tôn tạo cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá, đào tạo nguồn nhân lực…tạo ra nhiều sản phẩm có sức hấp dẫn hơn cho du khách, qua đó thu hút ngày càng nhiều du khách trong và ngoài nước, khi du khách tăng lên sẽ làm tăng nguồn thu ngoại tệ và khi nguồn thu ngoại tệ càng lớn sẽ góp phần không nhỏ vào việc làm bình ổn tỷ giá ngoại tệ, ổn định thị trường tiền tệ quốc gia và khi du lịch càng phát triển thì các tổ chức, cá nhân sẽ phải thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước nhiều hơn, do đó nguồn thu ngân sách Nhà nước cũng sẽ được tăng lên. Ngày nay, đa số các nước, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển rất coi trọng nguồn ngoại tệ, đặc biệt là nguồn ngoại tệ mạnh; nguồn ngoại tệ dồi dào sẽ giúp cho các doanh nghiệp trong nước có nhiều điều kiện hơn trong việc nhập khẩu những mặt hàng cần thiết cho phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp và tiêu dùng của người dân trong nước… Sau hơn hai mươi năm đổi mới, đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới, đã đạt nhiều thành tựu về kinh tế, chính trị, xã hội, song nhìn chung nuớc ta vẫn còn là một nước nghèo, sản phẩm dịch vụ trong nước còn thiếu sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, nếu muốn cạnh tranh tốt với các sản phẩm dịch vụ của các nước có nền kinh tế phát triển, thì sản phẩm sản xuất ra phải có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt. Để có được sản phẩm dịch vụ như vậy phải có máy móc kỹ thuật, qui trình công nghệ tiên tiến và nguồn nhân lực có chất lượng, song vấn đề đặt ra ở đây là trong điều kiện hiện nay ở tại Việt Nam thì chưa thể sản xuất ra được máy móc kỹ thuật và qui trình công nghệ tiên tiến, nguồn nhân lực được đào tạo trong 66 nước thì phần nào vẫn chưa đáp ứng kịp được yêu cầu phát triển của đất nước. Vì vậy, để có được hệ thống máy móc thiết bị tiên tiến, qui trình công nghệ hiện đại và nguồn nhân lực chất lượng cao, từ đó có thể sản xuất ra các sản phẩm dịch vụ có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, chúng ta chỉ có thể nhập khẩu và đào tạo nguồn nhân lực ở các nước tiên tiến, nên chúng ta rất cần một lượng ngoại tệ để thực hiện điều đó. Hiện nay, nguồn thu ngoại tệ từ du lịch quốc tế của nhiều quốc gia trên thế giới cũng như tại Việt Nam là rất lớn, đây là một trong những nguồn thu quan trọng góp phần thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước. Bình ổn tỷ giá luôn được các quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm, tỷ giá bình ổn sẽ góp phần phát triển kinh tế, điều tiết được cán cân thanh toán quốc tế, góp phần bình ổn thị trường tiền tệ…du lịch phát triển có nghĩa là du khách nước ngoài sẽ đến thăm mình nhiều hơn, vì thế nguồn thu ngoại tệ từ dịch vụ du lịch sẽ tăng lên, đây là nguồn thu đáng kể góp phần làm bình ổn tỷ giá ngoại tệ. Mặt khác, khi du lịch càng phát triển thì các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch và các ngành liên quan khác sẽ bán được nhiều sản phẩm dịch vụ hơn và điều tất nhiên phải làm nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước nhiều hơn, hơn thế nữa, Nhà nước còn có các khoản thu khác ngoài các khoản du khách phải trả khi mua sản phẩm dịch vụ. Như vậy, phát triển du lịch sẽ làm tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Hai là, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cơ cấu kinh tế được định nghĩa dưới nhiều góc độ khác nhau, song nhìn chung đa số các ý kiến đều thống nhất rằng: cơ cấu kinh tế là một tổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trong một không gian và thời gian nhất định, trong những điều kiện xã hội nhất định, nó được thể hiện cả về chất và lượng. Cơ cấu kinh tế được thể hiện ở ba phương diện hợp thành, đó là cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu vùng, trong đó cơ cấu ngành kinh tế giữ vai trò quan trọng nhất. Như vậy, chuyển dịch cơ cấu ở nước ta nói chung, kinh tế Lâm Đồng nói riêng cũng được thực hiện trên ba khía cạnh, đó là: chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, 67 cơ cấu theo vùng và cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải dựa trên lợi thế so sánh của địa phương và phải được phát triển một cách bền vững, song nhìn chung cần thực hiện theo xu hướng nâng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, khai thác có hiệu qủa nguồn tài nguyên và tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Đầu tư tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thể hiện ở các mặt sau: - Đáp ứng cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực du lịch bổ sung nhu cầu về vốn để mở rộng kinh doanh, thu hút ngày càng nhiều du khách làm cho ngành du lịch ngày càng phát triển, khi du lịch càng phát triển có nghĩa là góp phần gia tăng cơ cấu ngành dịch vụ trong nền kinh tế. - Du lịch muốn phát triển thì điều tiên quyết là phải đầu tư, như đầu tư máy móc thiết bị, phương tiện vật chất kỹ thuật, cơ sở vật chất, cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái…Khi đầu tư thì ngành du lịch cần phải có những sản phẩm dịch vụ tương ứng cần thiết để thực hiện đầu tư và như vậy các ngành nghề cung ứng các sản phẩm dịch vụ cho ngành du lịch sẽ bán được nhiều sản phẩm dịch vụ hơn, tức là khi du lịch phát triển sẽ kéo theo ngành nghề khác phát triển, điều đó làm chuyển dịch cơ cấu ngành trong nền kinh tế. - Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có liên quan trực tiếp đến nhiều ngành nghề khác, trong đó có ngành nông, lâm nghiệp. Ví dụ: phát triển ngành trồng hoa, cây cà phê, cây chè, hay phát triển rừng…Tại Lâm Đồng cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng góp phần thu hút khách du lịch. Tín dụng ngân hàng đầu tư máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, phân bón, thuốc trừ sâu…cho ngành nông, lâm nghiệp, từ đó giúp ngành nông, lâm nghiệp phát triển nhanh hơn. Như vậy, nhu cầu đầu tư của ngành nông nghiệp sẽ là cơ hội cung ứng hàng hoá của ngành công nghiệp và khi ngành nông nghiệp phát triển sẽ cần nhiều nguyên liệu đầu vào thì ngành công nghiệp sẽ bán được sản phẩm nhiều hơn qua đó góp phần đưa ngành công nghiệp phát triển nhanh hơn. 68 Lâm Đồng là một tỉnh mà ngành nông nghiệp đang chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế ngành, nếu biết khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của mình thì ngành du lịch sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế trên địa bàn, qua đó cũng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung của cả nước. Ba là, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Do tính chất đặc thù của ngành du lịch du khách khi viếng thăm một địa danh nào đó thì phải thực hiện di chuyển trên các phương tiện đường bộ, đường hàng không hoặc đường thuỷ. Như vậy, khi du lịch phát triển thì ngành vận chuyển sẽ tạo ra nguồn thu lớn hơn, ngoài dịch vụ vận chuyển thì ngành du lịch còn thu được từ các dịch vụ khác như lưu trú, ăn uống, danh lam thắng cảnh, mua sắm hàng hoá và nhiều dịch vụ khác. Theo tính toán của Tổ chức du lịch thế giới thì chi phí trung bình một ngày của khách du lịch hiện nay vào khoảng từ 120-130USD/ngày và dự báo trong thời gian tới chi phí trung bình của một du khách sẽ tăng lên khoảng 130150USD/người/ngày. Theo ước tính của Tổng cục du lịch Việt Nam, trung bình một khách đi du lịch thường có thời gian lưu trú ở nước ta trong khoảng thời gian từ 3 đến 4 ngày và có mức chi tiêu trung bình từ 400-500USD cho một chuyến đi. Tại Lâm Đồng, theo tính toán của cơ quan chức năng, chi tiêu trung bình của một khách quốc tế vào khoảng 40USD/ngày, trong đó 23USD cho lưu trú và 12USD cho ăn uống…Đối với khách nội địa, thì chi tiêu trung bình của một du khách là 400.000 đồng, trong đó chi tiêu cho lưu trú là 250.000 đồng, ăn uống là 70.000 đồng, còn lại là chi tiêu khác. Trong giai đoạn 2001-2006, tỷ trọng thu dịch vụ của Lâm Đồng có bước phát triển đáng kể, đến năm 2006, tỷ trọng này chiếm trong khoảng 12,9% GDP, trong đó ngành du lịch chiếm khoảng 31,4%. Với xu thế phát triển du lịch ngày càng cao của thế giới và khu vực, ngành du lịch Việt Nam nói chung, Lâm Đồng nói riêng nếu được đầu tư vốn đúng mức, trong đó có sự tài trợ của các ngân hàng thương mại thì du lịch sẽ ngày càng phát triển, qua đó đóng góp ngày càng nhiều vào sự phát triển kinh tế Lâm Đồng. 69 1.3.2.4. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng đối với ngành du lịch Đầu tư tín dụng đối với ngành du lịch cũng như nhiều ngành kinh tế khác, song bên cạnh đó ngành du lịch cũng có một số đặc điểm riêng, cụ thể là: - Tính chất theo mùa: hoạt động du lịch được diễn ra thường xuyên trong năm. Tuy nhiên, trên thực tế du lịch vẫn mang một số đặc điểm riêng là hoạt động có tính chất theo mùa, tính chất theo mùa được thể hiện rất rõ là vào các dịp lễ, tết hay mùa hè, nghỉ đông người ta đi du lịch nhiều hơn… Điều đó thường được lý giải là vào mùa hè nóng nực du khách muốn tìm đến những nơi mát mẻ để nghỉ ngơi, hay mùa đông lạnh giá du khách tìm những nơi để trú đông; bên cạnh đó mùa hè cũng là một kỳ nghỉ dài ngày của học sinh, sinh viên đây cũng là dịp thuận lợi để gia đình cùng nhau đi nghỉ ngơi để thư giãn sau những ngày học tập và làm việc căng thẳng…Vào mùa du lịch là một trong những thời điểm thích hợp để ngân hàng quyết định cho vay (đặc biệt là nguồn vốn lưu động) và thu nợ, vì thời điểm này khách hàng ngành du lịch thường có một nguồn thu khá lớn, đây là thời điểm thích hợp để các NHTM định kỳ thu hồi nợ vay. - Đầu tư cho du lịch thường đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn, thời gian đầu tư dài: ngành du lịch sẽ phát triển nhanh và bền vững hơn khi được đầu tư hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật (khu du lịch, khu vui chơi, giải trí, khách sạn, nhà hàng…) đồng bộ, hiện đại, đây là những dự án có chi phí rất lớn, do vậy, rất cần đến nguồn vốn đủ lớn để đầu tư. Trong khi đó, nguồn thu từ ngành du lịch thường là tiền bán vé, ăn, ở và chi phí sinh hoạt khác nên thời gian thu hồi vốn không phải ngày một ngày hai, thời gian thu hồi vốn thường kéo dài. Chính vì vậy khi đầu tư cho phát triển du lịch đòi hỏi phải có lượng vốn lớn và thời gian cho vay dài. - Hoàn trả vốn tín dụng có thể diễn ra ngay trong quá trình đầu tư: trong quá trình đầu tư phát triển du lịch, chủ đầu tư vẫn có thể đón khách tham quan và thu phí bán các sản phẩm dịch vụ từ du khách. Khi đó, khách hàng sẽ thu được một lượng tiền nhất định và một khi đã thu tiền về thì tất nhiên khách hàng vay đã có tiền để trả nguồn vốn vay cho các NHTM. 70 - Chi phí tổ chức cho vay thấp và đòi hỏi kỹ năng thẩm định cao: thông thường khách hàng ngành du lịch thường vay với số tiền khá lớn hơn cho vay đối với kinh tế hộ cũng như nhiều ngành kinh tế khác, khách hàng thường tập trung tại một số điểm nhất định nên chi phí hồ sơ, tổ chức mạng lưới, nhân viên…sẽ không cao như cho vay kinh tế hộ và nhiều ngành kinh tế khác. Ngoài ra, ngành du lịch là ngành kinh tế tổng hợp rất phức tạp nên khi cho vay, đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có trình độ cao, am hiểu nhiều ngành nghề khác nhau mới có khả năng thẩm định tốt các dự án, ngoài ra còn có một số đặc điểm khác như: + Sản phẩm cho vay cũng có thể là hữu hình, song cũng có thể là vô hình, vì vậy việc quản lý các khoản cho vay của các NHTM thường rất khó khăn, phức tạp. + Sản phẩm du lịch được bán cho người mua, nhưng thực tế sản phẩm đó lại không chuyển quyền sở hữu cho người mua mà quyền sở hữu sản phẩm đó vẫn thuộc người bán. 1.4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM THU HÚT VỐN VÀ THU HÚT DU KHÁCH Ở MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI 1.4.1. Bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc - Thu hút mọi nguồn vốn để đầu tư cho lĩnh vực du lịch: đầu tư vào ngành du lịch ở Trung Quốc được thực hiện từ nhiều nguồn vốn khác nhau, như: nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn từ trái phiếu Chính phủ, trái phiếu địa phương, nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn tín dụng…các ngân hàng thương mại nước này rất quan tâm đầu tư đối với các khách hàng ngành du lịch, đặc biệt là các dự án có hiệu qủa kinh tế. Ở Trung Quốc, các ngân hàng thương mại đầu tư cho ngành du lịch thường ở dưới nhiều hình thức khác nhau như cho thuê vận hành, đầu tư trực tiếp, phát hành trái phiếu hoặc bảo lãnh phát hành trái phiếu công trình. Từ các nguồn vốn thu hút được, ngành du lịch Trung Quốc đã đầu tư một cách đồng bộ, có hệ thống, từ đó đã tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. - Sản phẩm du lịch đa dạng, chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch khá tốt: tại quốc gia láng giềng Trung Quốc trong vài thập kỷ qua ngành du lịch đã đưa ra nhiều 71 sản phẩm dịch vụ rất hấp dẫn du khách, chẳng hạn như khai thác các tour du lịch thăm viếng các di tích lịch sử văn hoá: Vạn Lý Trường Thành, Tử Cấm Thành, du thuyền trên sông, hồ ở Quảng Châu, tham quan thế giới thu nhỏ ở Thẩm Quyến, tham quan nơi sản xuất và giới thiệu du khách mua sản phẩm làm từ ngọc, trà, lụa tơ tằm, rượu, …hay tại Chu Hải- Trung Quốc đã xây dựng nhiều danh hiệu hết sức ấn tượng để thu hút khách, chẳng hạn như: thành phố tình yêu, thành phố hoa, thành phố mỹ nhân ngư, thành phố màu xanh… - Gắn phát triển du lịch với bảo tồn văn hoá, đảm bảo an ninh trật tự xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái: bảo tồn văn hoá dân tộc là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế nói chung, ngành du lịch nói riêng. Đến với Trung Quốc, du khách sẽ thấy rất rõ là các di tích văn hoá lịch sử , các hoạt động văn hoá của người Trung Quốc luôn được bảo tồn, gìn giữ cẩn thận. Bên cạnh đó, việc bảo vệ môi trường sinh thái và đảm bảo an ninh trật tự xã hội luôn được các cấp chính quyền quan tâm. Đến Trung Quốc du khách cảm thấy rất an toàn; đường phố và các điểm du lịch ở nước này khá sạch sẽ, đẹp đẽ. 1.4.2. Bài học kinh nghiệm từ Thái Lan - Thu hút mọi nguồn vốn từ các thành phần kinh tế để đầu tư cho phát triển du lịch: người dân Thái Lan rất tự hào khi được du khách đặt cho một cái tên là “đất nước nụ cười”, hễ một ai đã từng đến Thái Lan, gặp người Thái thì nụ cười luôn nở trên môi của mỗi người dân Thái để lại cho du khách một ấn tượng không dễ phai mờ. Du lịch Thái Lan có nhiều giải pháp để thu hút khách quốc tế, vì thế lượng khách đến Thái Lan có những bước phát triển nhảy vọt, nếu như năm 1998, lượng khách đến Thái Lan là 7,76 triệu lượt người, doanh thu là 250 tỷ Bạt, mười năm sau, con số này đã tăng lên gấp hai lần, với lượng khách 14,5 triệu người, doanh thu 540 tỷ Bạt. Có được sự thành công ấy ngành du lịch Thái Lan đã đưa ra nhiều chiến lược để thu hút nguồn vốn cho phát triển du lịch. Trên cơ sở qui hoạch phát triển du lịch, Thái Lan đã huy động mọi nguồn lực (vốn ngân sách nhà nước, vốn chủ sở hữu, nguồn vốn tín dụng ngân hàng….), khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu 72 tư vào cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và đầu tư tạo ra các sản phẩm dịch vụ có chất lượng. Bên cạnh đó, Chính phủ Thái Lan cũng có nhiều chính sách để hỗ trợ việc thu hút khách du lịch, chẳng hạn vào năm 2007 đã hỗ trợ 50% giá tour cho mỗi du khách, các qui định về xuất nhập cảnh được nới lỏng, nhằm tạo điều kiện cho du khách được xuất nhập cảnh một cách nhanh chóng, dễ dàng hơn. - Sản phẩm du lịch đa dạng, chất lượng sản phẩm dịch vụ tốt: Thái Lan đã tận dụng một cách triệt để các điểm du lịch là những đền thờ Phật giáo, vì đây là quốc giáo của quốc gia này, chẳng hạn đến Băng Cốc du khách có thể đến thăm đền Phra Kaew Morakot, đền Wat Arun… Các sản phẩm du lịch khác như xem các trận đấu của các võ sỹ Muay Thái, đến xem các tour biểu diễn của các hoa hậu chuyển giới, tham quan nghỉ ngơi ở các bãi biển đẹp ở Phuket, Samui, đến đây du khách có thể bơi lội, lặn, phơi mình trên những bãi cát trắng; mở ra nhiều trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế, chỉ riêng ở Băng Cốc, đến năm 2008 đã có hơn 250.000 m2 không gian triển lãm, hội nghị triển lãm với đẳng cấp quốc tế với đầy đủ trang thiết bị được xây dựng ở các vị trí giao thông thuận lợi, điển hình là các trung tâm IMPACT, BITEC, Quốc gia Hoàng hậu Sirikit, Central World, Royal Paragon Hall. Đến Thái Lan mọi người cũng có thể thưởng thức những chú voi biểu diễn những động tác như khom chân xuống cúi chào du khách, voi thực hiện vẽ những bức tranh sơn dầu; thăm quan làng dân tộc Long Neck (cổ cao) để xem các cô gái dệt những tấm thổ cẩm đủ loại, thăm những ruộng lúa với màu xanh, vàng như tranh vẽ…Tại Băng Cốc còn xây dựng nhiều khu mua sắm hàng hoá cao cấp, truyền thống miễn thuế, giá cả phải chăng, hàng năm đều có những đợt khuyến mãi lớn để lôi kéo du khách trong và ngoài nước đến mua sắm. - Coi trọng ổn định an ninh chính trị: du lịch ở Thái Lan có những bước phát triển mạnh mẽ trong nhiều năm qua, số lượng du khách đến Thái Lan hàng năm đều có những bước phát triển ngoạn mục, du lịch là ngành mang lại nguồn thu đáng kể tại quốc gia này. Tuy nhiên, từ cuối năm 2008 đến giữa năm 2009, trước những diễn biến bất ổn định về tình hình an ninh chính trị cũng như sự suy giảm của nền kinh tế thế giới đã làm lượng khách du lịch và doanh thu của ngành du lịch giảm đi nghiêm 73 trọng, doanh thu của ngành du lịch có thể giảm tới 190 tỷ bạt và lượng khách giảm đi hàng triệu lượt khách. Sự sụt giảm doanh thu đã buộc các cơ quan hữu quan của quốc gia này đưa ra giải pháp, trong đó có giải pháp về ổn định an ninh trật tự an toàn xã hội nhằm phục hồi ngành du lịch, kết quả là du khách đã đến quốc gia này nhiều hơn. - Hệ thống hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh: hệ thống hạ tầng du lịch tại Thái Lan rất hoàn thiện, hệ thống giao thông công cộng từ đô thị đến nông thôn hay các điểm du lịch khá rộng lớn và sạch đẹp, hệ thống điện, nước, công nghệ thông tin…rất hiện đại, qua đó đáp ứng tốt nhu cầu của du khách. - Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, quảng cáo: công tác quảng bá hình ảnh và đất nước con người Thái Lan ở trong và ngoài nước luôn được ngành du lịch Thái Lan quan tâm. Vì thế, du lịch Thái Lan được rất nhiều người dân trên toàn thế giới biết đến. Điển hình là vào năm 2008, quốc gia này đã đưa ra chương trình quảng cáo để thu hút du khách mang tên “Thái Lan, một điểm đến, nhiều lựa chọn”. Theo tính toán, năm 2008, chỉ riêng du khách là các nhà triển lãm và các doanh nhân đến đây là 1 triệu lượt người. 1.4.3. Bài học kinh nghiệm từ Malaysia - Tranh thủ tối đa các nguồn vốn và đầu tư một cách đồng bộ: tại Malaysia, nguồn vốn tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, công tác xúc tiến đầu tư và thu hút khách du lịch được thực hiện bởi phát hành trái phiếu, nguồn vốn ngân sách nhà nước, doanh nghiệp, ngân hàng…Trong đó nguồn vốn phát hành trái phiếu và nguồn vốn từ ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng khá cao. Đối với các doanh nghiệp, ngoài nguồn vốn tự có, nguồn vốn bổ sung được thu hút trên thị trường chứng khoán, liên doanh liên kết còn có nguồn vốn vay hay thu hút đầu tư nước ngoài…để đầu tư vào các danh thắng, khu du lịch, siêu thị, khách sạn nhà hàng; ở Malaysia chọn chiến lược mua sắm kết hợp với du lịch làm hướng đi chính, đến Malaysia, du khách bắt gặp nhiều siêu thị khổng lồ, là nơi mua sắm của mọi tầng lớp nhân dân từ cao cấp đến bình dân. Ngoài ra, trong chiến lược phát triển du lịch của mình, Malaysia còn tập trung thu hút mọi nguồn nhân lực để khai thác tối đa tiềm năng lợi thế của mình như 74 bãi biển trải dài, chế biến lương thực thực phẩm, tạo ra nhiều món ăn ngon, rẻ, Chính phủ tập trung lượng vốn lớn để trùng tu các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và giao thông công cộng, thông tin liên lạc… - Gắn với việc phát triển du lịch là bảo tồn và phát triển văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái: bảo tồn văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái là những lĩnh vực luôn được quan tâm tại Malaysia. Du khách đến Malaysia sẽ thấy được nhiều nét văn hoá đặc trưng của cộng đồng các dân tộc ở quốc gia này. Bên cạnh đó, bảo vệ môi trường tại Malaysia đã và đang được Chính phủ và người dân Malaysia đặc biệt quan tâm. Giai đoạn 1991-1995, đã sử dụng số tiền trên 5.000 triệu Ringgit để duy trì phát triển văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái và nâng cấp thiết bị của ngành du lịch. - Ngành du lịch liên kết rất chặt chẽ giữa các ngành với nhau để khai thác du lịch: hãng hàng không quốc gia Malaysia đã thực hiện nhiều chương trình bay với giá vé ưu đãi và được cộng thêm nhiều dịch vụ trong chuyến bay. Bên cạnh đó họ còn đưa ra chương trình khuyến mãi khác như mua vé máy bay khứ hồi giữa một số nước sẽ được nghỉ trong khách sạn 5 sao tại Malaysia; có nhiều doanh nghiệp tham gia bán hàng giảm giá trong một số tháng nhất định… - Định hướng thị trường: xây dựng từng phân khúc thị trường để từ đó đưa ra các sản phẩm dịch vụ đối với từng đối tượng du khách, chẳng hạn nếu Penang nghiêng về thu hút khách phương Tây thì các khu vực ở Afamosa nghiêng về thu hút khách ở châu Á. - Có chiến lược để phát triển du lịch: vào năm 2007, tại Malaysia Bộ Du lịch nước này đã phát động chương trình “ 2007- năm đến thăm Malaysia” đây là lần thứ ba Malaysia phát động chương trình này sau hai lần được tổ chức thành công vào các năm 1990 và 1994 trước đó. Trong đó, Bộ Du lịch Malaysia triển khai nhiều biện pháp, trong đó đưa ra bốn chiến lược thu hút khách là đa dạng hoá dịch vụ du lịch; đẩy mạnh phát triển thị trường; nâng cao tính chiến thuật và ứng dụng công nghệ thông tin trong quảng bá du lịch; kịp thời nắm bắt diễn biến quốc tế tác động 75 đến thị trường du lịch. Kết quả đạt được là số lượng khách quốc tế đến Malaysia tăng đáng kể trong năm 2007. 1.4.4. Bài học kinh nghiệm từ Singapore - Về thu hút nguồn vốn đầu tư cho ngành du lịch: ngành du lịch Singapore đã có nhiều biện pháp để thu hút vốn đầu tư, ngoài nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn được đầu tư từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn viện trợ từ nước ngoài…thì nguồn vốn từ các ngân hàng thương mại đã được quan tâm. Các ngân hàng thương mại ở Singapore rất chú trọng đầu tư vào các khu vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm có hiệu quả kinh tế - xã hội cao…Trên thực tế đã có nhiều điểm du lịch, khu du lịch, được các ngân hàng thương mại đầu tư hàng triệu đô la. Với việc tranh thủ mọi nguồn vốn và đầu tư một cách đồng bộ, cho đến nay ngành du lịch Singapore đã có nhiều điểm vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm…có tầm cỡ thế giới và Singapore là điểm đến ưa thích của nhiều du khách trong và ngoài nước. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng cáo ở trong và ngoài nước: điển hình là vào trung tuần tháng 4 năm 2009, nhằm giúp ngành du lịch thu hút được lượng khách nhiều hơn trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, Tổng cục Du lịch Singapore (STB) đã tung ra một chiến dịch tiếp thị du lịch toàn cầu với khẩu hiệu “2009 lý do để tận hưởng Singapore”. Đây là một phần trong các sáng kiến có tên gọi Boost trị giá 90 triệu đô la Singapore (gần 60 triệu USD) của Chính phủ Singapore nhằm để thúc đẩy du lịch phát triển. Chiến dịch quảng cáo ấy đã có tác dụng ngay lập tức, lượng khách đến Singapore được cải thiện đáng kể, cụ thể khách Việt Nam đến Singapore tăng 12,1%, du khách đến từ Malaysia tăng 5,1%, Philippines tăng 1,4%... - Đảm bảo an ninh trật tự xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái: Singapore là một đất nước có tình hình an ninh trật tự vào bậc nhất trên thế giới, quốc gia này cũng được mệnh danh là quốc gia có chất lượng môi trường tốt nhất thế giới. Có được những thành quả ấy là quốc gia này đã có nhiều biện pháp để đảm bảo an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái, chẳng hạn như tại Singapore, người dân mà xả rác không 76 đúng chỗ tại các công trình công cộng sẽ bị phạt rất nặng hay phạt nặng người dân hoặc du khách ăn cắp, gây rối trật tự công cộng… - Coi trọng công tác đào tạo: công tác đào tạo là một việc làm rất thường xuyên liên tục của ngành du lịch ở Singapore. Công tác đào tạo, đào tạo lại được thực hiện từ cấp thấp nhất cho đến cấp cao nhất, trong đó có các chuyên ngành đào tạo về pha chế rượu, quản lý khách sạn, nhà hàng, chuyên viên cao cấp, ngoại ngữ…Chính được sự quan tâm đào tạo nên cung cách phục vụ của nhân viên ngành du lịch rất chuyên nghiệp, du khách cảm thấy hài lòng khi đến với đảo quốc này. 77 Kết luận chƣơng 1 Trong chương 1, với mục đích nghiên cứu, tổng hợp để xây dựng lý thuyết phục vụ cho mục tiêu ngiên cứu của đề tài về tín dụng ngân hàng tài trợ vốn cho phát triển ngành du lịch của tỉnh Lâm Đồng, luận án đã thực hiện được những nội dung chủ yếu sau đây: Trước hết luận án đề cập đến lý thuyết tổng quan về du lịch trên các mặt như xác định khái niệm cơ bản về du lịch, ngành du lịch; đề cập đến nội dung tài nguyên du lịch với những nội dung chủ yếu là khái niệm và các loại tài nguyên du lịch; chỉ ra tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn, nguồn tài nguyên kinh tế, kỹ thuật của du lịch và các tài nguyên khác có tính bổ trợ du lịch. Luận án đề cập đến các loại hình du lịch như, đến những điều kiện phát triển, những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành du lịch, trong đó chỉ ra những nhân tố bên trong và những nhân tố bên ngoài của ngành du lịch. Luận án đã đề cập và làm rõ sự cần thiết phải phát triển du lịch, coi đó là một ngành kinh tế quan trọng trong phát triển nền kinh tế. Luận án làm rõ những điều kiện và lợi thế để phát triển ngành du lịch Lâm Đồng. Luận án tập trung đề cập và làm rõ nguồn tài trợ cho phát triển du lịch và vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển ngành du lịch. Vai trò và đặc điểm của tín dụng ngân hàng đối với ngành du lịch. Luận án làm rõ lý luận về NHTM và các chức năng của NHTM. Trong đó đi sâu đề cập nội dung tín dụng và các hình thức cấp tín dụng cho ngành du lịch; vai trò và đặc điểm của tín dụng ngân hàng đối với ngành du lịch. Đầu tư tín dụng đối với ngành du lịch có một số đặc điểm riêng, đó là có tính chất theo mùa; đầu tư cho du lịch thường đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn, thời gian đầu tư dài; hoàn trả vốn tín dụng có thể diễn ra ngay trong quá trình đầu tư; chi phí tổ chức cho vay thấp và đòi hỏi kỹ năng thẩm định cao. Những đặc điểm đó các NHTM cần phải nắm bắt để có phương thức tài trợ tín dụng cho ngành du lịch có hiệu quả, an toàn và bền vững. 78 Luận án còn đề cập và rút ra những bài học kinh nghiệm về tín dụng ngân hàng đối với phát triển du lịch có tính chất tham khảo từ một số nước Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia và Singapore. Điểm mới nổi bật mà luận án đạt được trong chương 1 là chỉ ra những đặc thù và lợi thế phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng. Thứ hai là chỉ ra đặc trưng của tín dụng ngân hàng đối với ngành du lịch nói chung và nhất là tỉnh Lâm Đồng nói riêng. Thứ ba là chỉ ra và khẳng định vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng. 79 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI NGÀNH DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG THỜI GIAN QUA 2.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGÀNH DU LỊCH LÂM ĐỒNG THỜI GIAN QUA 2.1.1. Hệ thống tổ chức kinh doanh du lịch Giai đoạn 2005-2009, số lượng các cơ sở kinh doanh du lịch tăng đều qua các năm, chứng tỏ ngành du lịch Lâm Đồng đã và đang có sức hấp dẫn trong việc thu hút các nhà đầu tư ở trong và ngoài nước tham gia đầu tư cho phát triển du lịch (xem bảng 2.1). Bảng 2.1: Các loại hình doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. S T T Năm Loại hình doanh nghiệp 2005 2006 2007 2008 2009 1 Doanh nghiệp Nhà nước 11 11 10 10 10 2 Công ty cổ phần 10 12 13 14 16 3 Công ty TNHH 24 25 27 28 30 4 Công ty liên doanh 1 1 1 0 0 5 DN tư nhân 300 314 318 322 320 6 Loại hình doanh nghiệp khác 305 310 325 345 350 Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng [53] Từ bảng 2.1 cho thấy: so với năm 2005, năm 2009 số lượng các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong lĩnh vực du lịch tăng 75 doanh nghiệp, tỷ lệ tăng 11,52%, trong đó: DNNN giảm 1 doanh nghiệp, tỷ lệ giảm 9,1%; Công ty CP tăng 6 doanh nghiệp, tỷ lệ tăng 60%; Công ty TNHH tăng 6 doanh nghiệp, tỷ lệ tăng 25%; Công ty liên doanh giảm 1 doanh nghiệp, tỷ lệ giảm 100%; DNTN tăng 20 doanh nghiệp, tỷ lệ tăng 6,67%; loại hình doanh nghiệp khác tăng 45 doanh nghiệp, tỷ lệ tăng 14,75%. 80 2.1.2. Thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch Về cơ sở lưu trú: cơ sở lưu trú tại tỉnh Lâm Đồng tăng nhanh về cả về qui mô lẫn chất lượng, qua đó từng bước đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài nước (xem bảng 2.2). Bảng 2.2. Cơ sở lưu trú, số phòng, số giường trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Đơn vị: Cơ sở, phòng, giường Chỉ tiêu Năm 2004 1. Số cơ sở lƣu trú 2005 2006 2007 2008 2009 451 442 444 528 565 601 Khách sạn 432 400 225 245 246 252 Nhà nghỉ 19 42 219 283 319 349 3.938 5.921 6.201 7.284 8.125 8.643 3.752 5.415 3.474 4.329 5.032 5.154 186 506 2.727 2.955 3.093 3.489 3. Số giƣờng 7.283 11.260 11.850 13.940 15.550 16.041 Khách sạn 6.949 10.245 6.497 8.073 8.473 8.955 334 1.015 5.353 5.867 6.807 7.086 2. Số phòng nghỉ Khách sạn Nhà nghỉ Nhà nghỉ Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng [35] Từ bảng 2.2 cho thấy: so với năm 2004, số lượng khách sạn giảm đi một cách đáng kể, cụ thể: tổng số khách sạn đến năm 2009 là 252 cơ sở, so với năm 2004 giảm 180 cơ sở, tỷ lệ giảm 41,7%, số phòng là 4.571 phòng, giảm so với năm 2005 là 844 phòng, tỷ lệ giảm 15,59%, tổng số giường năm 2009 là 8.955 giường, so với năm 2004 tăng 2.006 giường, tỷ lệ tăng 28,9%. Trong khi đó, tổng số nhà nghỉ trên địa bàn tăng nhanh, đến cuối năm 2009, tổng số nhà nghỉ trên địa bàn là 349 cơ sở, tăng so với năm 2004 là 330 cơ sở, tỷ lệ tăng là 1.736,84%, tổng số phòng 3.489 phòng, tăng so với năm 2004 là 3.303 phòng, 81 tỷ lệ tăng 1.175,8% và tổng số giường tăng so với 2004 là 6.752, tỷ lệ tăng 2.021,56%. Chất lượng của các cơ sở lưu trú ngày càng tốt hơn, nhiều cơ sở lưu trú được đầu tư xây dựng mới, nâng cấp và mở rộng, chất lượng phòng ốc ngày càng được cải thiện, qua đó từng bước đáp ứng tốt nhu cầu vui chơi giải trí và nghỉ ngơi của du khách; đa số các cơ sở lưu trú ngoài dịch vụ chính là nghỉ ngơi thì còn phát triển thêm các dịch vụ khác để hỗ trợ hoạt động lưu trú đó là: hoạt động ăn uống, massage, vũ trường, giải khát, hội nghị … đảm bảo phục vụ nhu cầu sinh hoạt, vui chơi giải trí đa dạng của du khách. Về hoạt động ngân hàng: đến cuối năm 2009, có 13 chi nhánh cấp 1 của các ngân hàng thương mại hoạt động trên địa bàn. Các ngân hàng thương mại đều được cấp phép hoạt động với đầy đủ nghiệp vụ của một ngân hàng hiện đại như: huy động vốn, cho vay, thu đổi ngoại tệ, thanh toán quốc tế và các dịch vụ ngân hàng khác. Đến nay, các ngân hàng thương mại đã lắp đặt được 92 máy ATM tại TP. Đà Lạt, Thị xã Bảo Lộc và một số thị trấn khác của các huyện. Trong đó, tại TP Đà Lạt có 55 máy, Thị xã Bảo Lộc có 12 máy, Thị trấn Liên Nghĩa - Đức Trọng có 12 máy, còn lại ở các địa phương khác. Đối với việc phát triển các điểm chấp nhận thanh toán thẻ POS, EDC thì đến nay vẫn chỉ dừng lại ở con số khiêm tốn là trên 10 điểm. Việc thu đổi ngoại tệ cũng chỉ tập trung tại các chi nhánh trung tâm, các nơi khác hầu như không có. Chính việc phát triển chậm hệ thống máy rút tiền tự động, hệ thống chấp nhận thanh toán thẻ và điểm thu đổi ngoại tệ nhiều khi bỏ lỡ các cơ hội thu hút nguồn ngoại tệ từ du khách. Phương tiện vận tải: phương tiện vận chuyển đường bộ, đường hàng không đã không ngừng tăng cả về số lượng và chất lượng. Số lượng phương tiện vận chuyển tăng nhanh phần nào đã đáp ứng được nhu cầu đi lại của du khách ở trong và ngoài nước (xem bảng 2.3). 82 Bảng 2.3. Số phương tiện vận tải đường bộ, đường sông trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Chỉ tiêu Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 1. Ô tô chở khách 4.881 5.519 6.333 7.015 7.906 8.897 Dưới 5 chỗ 2.788 3.256 3.912 4.465 5.265 6.165 Từ 5 chỗ trở lên 2.093 2.263 2.421 2.550 2.641 2.732 9 9 5 5 6 2. Vận tải đƣờng sông Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng và Cục thống kê Lâm Đồng [35] Từ bảng 2.3 cho thấy: số lượng phương tiện vận chuyển tăng trưởng nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng, nếu như năm 2005, số lượng xe ô tô chở khách trên toàn tỉnh có 4.881 chiếc, đến năm 2010, số xe ô tô vận chuyển khách trên toàn tỉnh là 8.897 chiếc, tăng 4.016 chiếc so với năm 2005, tỷ lệ tăng 82,3%. Hệ thống giao thông đường bộ và phương tiện vận chuyển ngày càng phát triển làm cho việc đi lại của người dân cũng như du khách được dễ dàng hơn, điều này được thể hiện rõ qua số lượng hành khách tăng đều qua các năm. Nếu như năm 2005, số lượng hành khách đi trên các phương tiện vận chuyển chỉ khoảng 13,3 triệu người, thì bước sang năm 2010, số lượng hành khách đã đạt 25,5 triệu người, tăng 12,2 triệu người, tỷ lệ tăng 92%. Dưới đây là số liệu khối lượng hành khách vận chuyển của tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2005-2010 (xem bảng 2.4). Bảng 2.4. Số lượng hành khách vận chuyển trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Đơn vị: nghìn người Chỉ tiêu Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng số 13.314 15.596 16.305 17.909 21.354 25.465 Đường bộ 13.064 15.263 16.096 17.686 21.075 25.138 213 296 158 160 172 175 37 37 51 63 107 152 Đường sông Đường hàng không Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng và Cục thống kê tỉnh Lâm Đồng [35] 83 Khu vui chơi giải trí: Lâm Đồng là một tỉnh có nhiều khu vui chơi giải trí dành cho du khách, đến nay tại Lâm Đồng có trên 92 khu vui chơi giải trí chính có giá trị, riêng trên địa bàn Thành phố Đà Lạt có 32 khu, điểm du lịch, trong đó có 8 điểm khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên là hồ, thác, 2 di tích lịch sử, 3 điểm du lịch sinh thái, 11 điểm cảnh quan vui chơi giải trí với qũi đất khoảng hơn 2.600 ha. Bên cạnh những khu vui chơi giải trí được đầu tư khá lớn và công phu, thì hiện nay còn nhiều khu vui chơi giải trí không được quan tâm đầu tư, giữ gìn nên bị xuống cấp, ảnh hưởng lớn đến hình ảnh của các điểm tham quan cũng như khả năng thu hút khách du lịch. 2.1.3. Thực trạng nguồn nhân lực ngành du lịch Hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng ngày càng được mở rộng và phát triển, vì thế thu hút ngày càng nhiều lao động vào làm việc trong ngành du lịch (xem bảng 2.5). Bảng 2.5. Lực lượng lao động làm việc trong ngành du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng(2004-2009). Đơn vị: người Chỉ tiêu Năm 2004 TW quản lý Địa phương quản lý Đầu tư nước ngoài Tổng số 2005 2006 2007 2008 2009 37 37 37 28 0 0 8.102 9.405 10.568 14.898 16.562 17.354 381 401 267 254 279 258 8.374 9.843 10.872 12.248 16.841 17.612 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng [35] Từ bảng 2.5 cho thấy: năm 2009, lực lượng lao động trực tiếp làm việc trong lĩnh vực du lịch là 17.612 người, so với năm 2004 tăng 2,1 lần, tỷ lệ tăng 110,3%, trong đó: lực lượng lao động làm việc tại các đơn vị do trung ương quản lý giảm 37 người, tỷ lệ giảm 100%, lực lượng lao động làm việc tại các đơn vị do địa phương 84 quản lý tăng 9.252 người, tỷ lệ tăng 114,2%, lực lượng lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm 123 người, tỷ lệ giảm 32,28%. Lực lượng lao động làm việc trực tiếp trong giai đoạn 2004-2009 tăng đều qua các năm, cụ thể: năm 2005 tăng 17,54% so với năm 2004; năm 2006 tăng 10,5% so với năm 2005; năm 2007 tăng 12,7% so với năm 2006; năm 2008 tăng 37,5% so với năm 2007 và năm 2009 tăng 4,6% so với năm 2008. Tính bình quân trong giai đoạn 20042009 tỷ lệ lao động làm việc trong ngành du lịch tăng 12,2%. Số liệu trên cho thấy, ngành du lịch Lâm Đồng đã góp phần không nhỏ trong việc giải quyết công ăn việc làm, ổn định trật tự xã hội tại địa phương. Đội ngũ cán bộ công nhân viên ngành du lịch trên địa bàn Lâm Đồng ngày càng trưởng thành về nhiều mặt, song nhìn chung trình độ nghiệp vụ vẫn ở trong mức độ thấp, sự hiểu biết về lịch sử, phong tục tập quán của các quốc gia trên thế giới cũng như lịch sử của Việt Nam còn hạn chế, kỹ năng giao tiếp chưa tốt, bên cạnh đó trình độ ngoại ngữ vẫn còn khiêm tốn chính là một trong những cản trở lớn để thu hút khách du lịch. Một thực tế vẫn đang tồn tại khá phổ biến đối với cán bộ công nhân viên ngành du lịch là người có chuyên môn, có kỹ năng giao tiếp thì yếu về ngoại ngữ, người có ngoại ngữ thì thiếu kiến thức về chuyên môn, hoặc cán bộ vừa thiếu kiến thức về chuyên môn, kỹ năng giao tiếp, vừa thiếu kiến thức về ngoại ngữ. So sánh trình độ của đội ngũ cán bộ ngành du lịch ở nước ta với các nước có nền du lịch phát triển như Italia, Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc…thì trình độ cán bộ công viên ngành du lịch ở nước ta còn có một khoảng cách khá xa, nếu muốn đuổi kịp các quốc gia bạn, đòi hỏi chúng ta vừa phải có chiến lược đào tạo thực sự khoa học, vừa cần phải có sự phấn đấu vươn lên của chính cán bộ công nhân viên ngành du lịch. 2.1.4. Thực trạng về phát triển nguồn khách du lịch Về khách du lịch quốc tế: Lâm Đồng là một tỉnh có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá, bên cạnh đó nơi đây thiên phú cho khí hậu quanh năm luôn được trong lành, mát mẻ, rất lý tưởng cho việc tham quan, nghỉ ngơi và thực hiện các hoạt động văn hoá, thể thao khác. Hơn thế nữa, nơi đây cũng được coi là có 85 nhiều công trình kiến trúc độc đáo, đặc sắc vào bậc nhất của cả nước; có thành phố Đà Lạt được ví như là một Paris thu nhỏ, thành phố ngàn hoa, thành phố sương mù hay thành phố tình yêu…Với nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng như vậy, nên trong những năm qua, lượng khách quốc tế đến với Lâm Đồng ngày một tăng (xem bảng 2.6). Bảng 2.6. Số lượng khách quốc tế đến Lâm Đồng (2005-2010). Đơn vị: người Năm sau so với năm Năm Khách quốc tế trƣớc ( %) So với tổng số du khách đến Lâm Đồng (%) 2005 100.600 17,1 6,45 2006 97.000 -3,6 5,25 2007 120.000 23,7 5,55 2008 120.000 0 5,22 2009 130.000 8,3 4,8 2010 163.500 25,77 5,25 Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng [53] Từ bảng 2.6 cho thấy: so với năm 2005, năm 2010 lượng khách quốc tế đến Lâm Đồng tăng 62.900 lượt người, tỷ lệ tăng 62,52%, đặc biệt so với năm 2009, mặt dù nền kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng, song lượng khách đến Lâm Đồng vẫn tăng 25,77%. Tuy có bước phát triển đáng kể, song so với nhiều địa phương khác trong cả nước thì lượng khách quốc tế đến Lâm Đồng còn khá khiêm tốn, tốc độ tăng trưởng bình quân còn ở mức độ thấp (8,6%), tỷ trọng khách quốc tế trong tổng nguồn khách đến Lâm Đồng còn chiếm tỷ lệ nhỏ, thời gian lưu trú tại địa phương của du khách quốc tế còn thấp chỉ khoảng 1,82 ngày; lượng khách quốc tế phát triển chậm do nhiều nguyên nhân như: sản phẩm du lịch chưa phong phú, đa dạng, chất lượng chưa cao, việc tuyên truyền quảng cáo hình ảnh du lịch Lâm Đồng chưa được chú trọng…Khách quốc tế đến Lâm Đồng vẫn chủ yếu tập trung vào các thị trường truyền 86 thống, kết quả khảo sát cho thấy, trong tổng số du khách quốc tế viếng thăm Lâm Đồng thì du khách Pháp vẫn chiếm phần lớn ( 33%), kế đến là Đông Nam Á 17,5%, Mỹ 13,4%, Hà Lan 9,3%... Về nguồn khách nội địa: nhiều năm qua, kinh tế nước ta luôn tăng trưởng với tốc độ khá cao; kinh tế phát triển, đời sống của nhân dân được cải thiện, tình hình an ninh trật tự xã hội được giữ vững, nên nhu cầu đi du lịch của người dân trong nước cũng được tăng lên. Thời gian qua, du khách nội địa đến Lâm Đồng tăng lên một cách nhanh chóng (xem bảng 2.7). Bảng 2.7. Số lượng khách nội địa đến Lâm Đồng(2005-2010). Đơn vị: người Năm Khách nội địa Năm sau so với năm So với tổng số du khách trƣớc ( %) đến Lâm Đồng ( %) 2005 1.460.000 15,5 93,55 2006 1.751.000 20 94,75 2007 2.080.000 18,8 94,45 2008 2.180.000 4,8 94,78 2009 2.370.000 8,7 95,2 2010 2.951.500 24,54 94,75 Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng [53] Từ bảng 2.7 cho thấy: năm 2010, khách nội địa tăng 1.491.500 lượt khách, gấp 2,02 lần so với năm 2005, tỷ lệ tăng 102,12 %. Tính bình quân giai đoạn 2005-2010, lượng khách quốc nội tăng 11,7%. Lượng khách quốc nội tăng trưởng khá cho thấy, Lâm Đồng vẫn là một trong những địa phương có sức hấp dẫn đối với du khách. Về cơ cấu khách thì trong tổng số du khách nội địa đến Lâm Đồng, thì du khách đến từ TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ chiếm tỷ lệ cao nhất, điều này cũng thực sự dễ hiểu, vì đây chính là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nên có rất nhiều 87 cơ quan đơn vị đóng ở đó hàng năm nhiều cơ quan đơn vị cho cán bộ đi tham quan, nghỉ mát. Do đó, đây chính là một thị trường lớn của du lịch Lâm Đồng. 2.1.5. Doanh thu và số ngày lƣu trú của du khách Thời gian lưu trú của du khách đến Lâm Đồng trong những năm qua vẫn còn ở mức độ thấp, trong khi đó doanh thu từ du lịch đã tăng trưởng rất nhanh trong giai đoạn vừa qua (xem bảng 2.8). Bảng 2.8. Doanh thu và số ngày lưu trú của du khách(2005-2010). Ngày lƣu trú Năm sau tăng Doanh thu du Năm sau tăng so Năm sau tăng so khách du lịch so với năm lịch với năm rƣớc với năm trƣớc % (Ngày) trƣớc% (tỷ đồng) ( tỷ đồng) 2005 2,3 4,35 1.405 190 15,64 2006 2,3 0 1.663 258 18,36 2007 2,3 0 3.000 1.337 80,4 2008 2,3 0 3.220 220 7,33 2009 2,4 4,35 3.500 280 8,7 2010 2,4 0 4.500 1.000 Năm 28,57 Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng [53] Từ bảng 2.8 cho thấy: số ngày lưu trú của du khách tương đối ổn định qua các năm. Từ năm 2005 đến nay, số ngày lưu trú của du khách chỉ giao động vào khoảng từ 2,3 đến 2,4 ngày, giai đoạn 2005 đến 2008 luôn ổn định là 2,3 ngày và năm 2009-2010 là 2,4 ngày. Số ngày lưu trú của du khách ở mức độ thấp, không thay đổi nhiều trong giai đoạn từ năm 2005-2010. Thời gian lưu trú của du khách còn ở mức độ thấp do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như: ngành du lịch chưa đưa ra được nhiều sản phẩm dịch vụ có chất lượng, nhiều danh lam thắng cảnh đang bị khai thác bừa bãi và xuống cấp một cách nghiêm trọng, chưa có nhiều cơ sở lưu trú có chất lượng để phục vụ du khách...Trong khi đó, doanh thu ngành du lịch tăng rất nhanh qua các năm, nếu tính bình quân cả giai đoạn từ năm 2005 đến nay, doanh thu ngành du lịch tăng 17,9%, trong đó giai đoạn năm 2005 88 đến năm 2007 doanh thu tăng tương đối nhanh, đặc biệt là năm 2007, doanh thu ngành du lịch Lâm Đồng có bước tăng trưởng đột biến, so với năm 2006, năm 2007 doanh thu ngành du lịch tăng 1.337 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 80,4%. Năm 2008-2010, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra một cách sâu rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều ngành nghề và cũng như từng người dân, thu nhập của nguời dân giảm xuống, tỷ lệ thất nghiệp của nhiều nước trên thế giới tăng lên một cách đáng kể…Qua đó có tác động xấu đến ngành du lịch của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam; song tại Lâm Đồng, doanh thu ngành du lịch đạt mức tăng trưởng khá, năm 2008, doanh thu ngành du lịch tăng 220 tỷ đồng so với năm 2007, tỷ lệ tăng 7,33%; năm 2009 tăng so với năm 2008 là 280 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 8,7% và năm 2010 tăng so với năm 2009 là 1.000 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 28,57%. Đơn vị: Đơn vị:tỷtỷ đồng đồng 4500 4000 3500 3000 2500 2000 1500 1000 500 0 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Hình 2.1: Doanh thu ngành du lịch Lâm Đồng (2005-2010). 2.1.6. Về hạ tầng kỹ thuật Về giao thông đƣờng bộ: hệ thống giao thông đường bộ tương đối dày và phân bố khá đều trong khắp tỉnh, các phương tiện giao thông đường bộ có thể đến được hầu hết các xã trong tỉnh, đáp ứng được các nhu cầu đi lại của nhân dân trong tỉnh và du khách. Nếu chỉ tính riêng các tuyến quốc lộ, đường liên tỉnh, liên huyện, mạng lưới đường bộ của tỉnh Lâm Đồng có tổng chiều dài 1.744 km, trong đó: đường quốc lộ có chiều dài 412,15km; hệ thống đường liên tỉnh có tổng chiều dài 346,25 km; hệ thống đường liên huyện có tổng chiều dài 985,69 km. Một số tuyến đường bộ quan trọng như: Quốc lộ 27 được nối liền từ Đà Lạt với Buôn Mê Thuột và Phan 89 Rang; quốc lộ 28 được nối từ Phan Thiết đến quốc lộ 20, đoạn ngay thị trấn Di Linh; đường Trường Sơn Đông xuất phát từ thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, đường đi qua 7 tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và kết thúc tại cầu Suối Vàng-Đà Lạt; tỉnh lộ 723 được đầu tư nối dài về phía Đông Bắc thông với Khánh Vĩnh, Khánh Sơn tỉnh Khánh Hoà…là những tuyến đường du khách có thể đi đến khắp các tỉnh thành khác trong cả nước. Đƣờng sắt: trên tuyến đường Sài Gòn đi Hà Nội có một nhánh rẽ từ Phan Rang lên Đà Lạt, đặc biệt nhất ở tuyến đường sắt đi lên Đà Lạt là đoạn đi qua đèo Ngoạn Mục, được thiết kế như chiếc răng cưa. Trong chiến tranh, tuyến đường sắt này đã ngưng hoạt động, song thấy được tiềm năng, lợi thế trong việc khai thác tuyến đường sắt này nhằm mục đích phát triển du lịch, những năm gần đây, ngành đường sắt đã khôi phục tuyến đường sắt từ ga Đà Lạt đi Trại Mát để phục vụ du khách trong và ngoài nước. Đƣờng hàng không: cảng hàng không Quốc tế Liên Khương (Lien Khuong Airport) nằm ở tọa độ 11° 45’15” vĩ bắc và 106°25’09” kinh đông, thuộc thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, cách trung tâm thành phố Đà Lạt 28 km về phía Nam. Nhà ga được thiết kế hai tầng, với tổng diện tích sàn xây dựng là 12.400 m2; đường băng cất, hạ cánh dài 3.250 m, có thể đón các phi cơ tầm ngắn, trung như: ATR 72, Fokker, Airbus 320 và Airbus 321, Boeing 767… Hiện nay, cảng hàng không Liên Khương có thể tiếp nhận các chuyến bay quốc tế với khả năng phục vụ 1,5 triệu đến 2 triệu lượt hành khách một năm. Điện lực: được sự quan tâm của các cấp chính quyền, mạng lưới truyền tải điện đã được chú trọng cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới. Đáng chú ý là các tuyến đường dây 220 kv Đa Nhim- Bảo Lộc dài 110 km; đường dây 66 kv Đa Nhim – Đà Lạt dài 33 km; đường dây 31,5 kv Đa Nhim- Đà Lạt- Can Rang- Nam Ban và Đà LạtSuối vàng dài khoảng 70 km; đường dây 35 kv Bảo Lộc- Di Linh dài gần 30 km, Bảo Lộc- Đạ Huoai dài 44 km. Điện được dẫn về các địa phương theo mạng lưới phân phối với tổng chiều dài đường dây các loại 0,2 – 15 kv khoảng trên 800 km. Đến nay, 90 hầu hết các xã trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã có điện lưới quốc gia, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Hệ thống cấp nƣớc: thời gian qua, ngành cấp nước tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư nâng cấp, mở rộng hệ thống xử lý nước sạch và đường ống dẫn cấp nước nhằm từng bước cung cấp nguồn nước sạch đến người dân một cách tốt hơn. Tuy nhiên, trên thực tế hệ thống cấp nước tỉnh Lâm Đồng vẫn còn khiêm tốn, nhiều địa phương trong tỉnh vẫn chưa có hệ thống cung cấp nước sạch, hoặc tại những nơi đã có hệ thống cung cấp nước sạch thì vào mùa khô vẫn thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh du lịch, cũng như sinh hoạt của nhân dân. Hệ thống thông tin liên lạc: nhằm phục vụ tốt nhu cầu thông tin liên lạc, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, ngành bưu chính viễn thông Lâm Đồng đã đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị ngày càng hiện đại, vì thế hệ thống thông tin liên lạc phát triển một cách nhanh chóng(xem bảng 2.9): Bảng 2.9. Cơ sở vật chất ngành bưu điện tỉnh Lâm Đồng. Chỉ tiêu 1. Mạng lƣới dịch vụ bƣu điện (Đơn vị) Bưu điện trung tâm Bưu điện khu vực 2. Số thuê bao điện thoại Cố định Di động 3. Số thuê bao điện thoại bình quân trên 100 dân 4. Số thuê bao internet Năm 2007 2008 2005 2006 2009 2010 2 27 2 35 2 35 1 30 1 30 1 30 195.594 107.442 88.152 371.513 141.506 230.007 729.971 183.915 546.056 1.192.025 244.501 947.524 1.834.600 297.471 1.537.129 2.102.642 231.982 1.870.660 17 32 61 99 154 177 30.057 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng và Cục thống kê tỉnh Lâm Đồng [35] Từ bảng 2.9 cho thấy: số thuê bao điện thoại trên địa bàn phát triển nhanh, tính đến 31/12/2010 số thuê bao điện thoại trên toàn tỉnh đạt 2.102.642 máy, số thuê bao điện thoại bình quân trên 100 dân là 177 máy, so với năm 2005, số thuê bao điện thoại trên toàn tỉnh tăng 1.907.048 máy, tỷ lệ tăng 975%. Đến 31/12/2009, số thuê 91 bao internet trên toàn tỉnh đạt 30.057 thuê bao internet bình quân trên 1 người trên toàn tỉnh đạt 0,025 thuê bao. Đến nay 138/138 xã, phường được trang bị điện thoại, tất cả các thị trấn đều sử dụng được internet, sóng của các mạng điện thoại di động đã được phủ sóng ở hầu hết các địa phương trong toàn tỉnh, qua đó ngày càng đáp ứng yêu cầu của người dân địa phương, cũng như tạo điều kiện cho du khách thông tin liên lạc một cách dễ dàng. 2.1.7. Quản lý Nhà nƣớc về du lịch Nhìn chung, trong thời gian qua cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch Lâm Đồng hoạt động có những khả quan nhất định như đã tham mưu cho UBND tỉnh Lâm Đồng và Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện được nhiều việc liên quan đến công tác quản lý về du lịch như: tổ chức, đánh giá, phân loại được một số tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh; lập hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh, cấp đổi thẻ hướng dẫn viên có những bước tiến đáng kể về mặt thủ tục, thời gian … có những bước tiến đáng kể trong việc thực hiện tôn tạo, khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên du lịch… Tuy có nhiều cố gắng trong việc quản lý nhà nước về du lịch, song bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế nhất định như công tác quản lý còn bị buông lỏng, việc thống nhất trong nội bộ ngành, giữa các ngành và các địa phương đôi lúc còn chồng chéo, không thống nhất, cơ chế quản lý chậm cải tiến nên chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào ngành du lịch, không ít thủ tục hành chính còn rườm rà gây trở ngại cho các đơn vị đầu tư và hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch … Bên cạnh đó do yêu cầu sáp nhập một số sở trước đây thành Sở Văn Hoá, Thể thao và Du lịch nên mô hình này còn cồng kềnh, thiếu chuyên nghiệp, đây thực sự là mô hình không phù hợp, nhất là đối với địa phương có tiềm năng du lịch lớn như Lâm Đồng. 2.1.8. Khảo sát đánh giá của du khách về du lịch Lâm Đồng Tác giả đã gửi 316 phiếu khảo sát đến với du khách ở trong và ngoài nước đang đi du lịch tại Lâm Đồng, số phiếu thu về hợp lệ và có thể sử dụng được là 289 phiếu. Kết quả trả lời như sau: 92 Tiêu chí Giới tính Độ tuổi Nghề nghiệp Thông tin qua các kênh Mức chi tiêu bình quân ngày Số lần đến Lâm Đồng Số ngƣời dự kiến quay lại Lý do không quay lại Khách trong nƣớc đến từ Khách quốc tế đến từ Phân loại Nam Nữ Dưới 18 Từ 18 đến 35 Từ 36 đến 45 Trên 45 Thương gia Nhân viên văn phòng Công nhân Thành phần khác Truyền hình Báo, tạp chí Mạng internet Đại lý du lịch Người thân giới thiệu Hình thức khác Trong nước (VNĐ) Quốc tế (USD) Mới đến lần thứ nhất Lần thứ 2 trở lên Có Không Sản phẩm du lịch nghèo nàn, cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém Cung cách phục vụ chưa chuyên nghiệp Lý do khác TP. Hồ Chí Minh Các tỉnh miền Đông và Tây Nam Bộ Miền Trung và Tây Nguyên Khu vực phíc Bắc Pháp Mỹ Hà Lan Khu vực Đông Nam Á Nước khác Số lƣợng 134 155 11 106 116 56 55 105 85 44 42 49 36 54 96 12 502.000 46,5 223 66 185 104 254 Tỷ lệ (%) 46,4 53,6 3,8 36,7 40,1 19,4 19 36,3 29,4 15,3 14,5 17 12,5 18,7 33,2 4,1 87 92 77,2 22,8 64,01 35,99 87,9 22 7,6 13 58 82 31 21 32 13 9 17 26 4,5 30,2 43 16,1 10,7 33 13,4 9,3 17,5 26,8 Nguồn: tác giả khảo sát và tổng hợp - Qua bảng khảo sát cho chúng ta thấy số khách dự kiến không quay trở lại còn khá cao, chiếm tới 35,99% tổng số câu trả lời, nguyên nhân là do Lâm Đồng còn quá ít sản phẩm dịch vụ du lịch độc đáo, hấp dẫn du khách, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ ngành du lịch còn chưa tốt, cung cách phục vụ của ngành du lịch còn nhiều yếu kém. 93 - Công tác tuyên truyền quảng cáo giới thiệu hình ảnh về du lịch Lâm Đồng còn khá nhiều yếu kém. Thông tin về du lịch Lâm Đồng được du khách biết đến chủ yếu là do sự giới thiệu của người thân và các đại lý du lịch. - Lượng khách trong nước và quốc tế đến Lâm Đồng chủ yếu là khách hàng truyền thống, khách quốc nội vẫn tập trung ở TP. Hồ Chí Minh, miền Đông và Tây Nam Bộ…Khách quốc tế đến chủ yếu từ Pháp, Mỹ, Hà Lan…Các thị trường khác còn khá khiêm tốn. - Chi tiêu trung bình của du khách khá cao, qua đó đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương cũng như của cả nước. 2.1.9. Những thành tựu đạt đƣợc của ngành du lịch Lâm Đồng Từ khi được hình thành và phát triển đến nay, ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng đã gặt hái được những thành tựu đáng khích lệ, điều đó được thể hiện ở một số mặt chủ yếu sau: Một là, doanh thu ngành du lịch tăng trưởng cao qua các năm; đến cuối năm 2010, doanh thu ngành du lịch đạt 4.500 tỷ đồng, đây là con số khá lớn góp phần hát triển kinh tế tại địa phương, cũng như của cả nước. Hai là, góp phần không nhỏ trong việc giải quyết việc làm và nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân, đảm bảo sự ổn định trật tự an toàn xã hội. Ba là, cơ sở hạ tầng trực tiếp phục vụ du khách được đầu tư mở rộng, các cơ sở lưu trú ngày càng có chất lượng hơn; hệ thống thông tin liên lạc, phương tiện vận chuyển công cộng, cảng hàng không, hệ thống ngân hàng, điện, nước… được đầu tư và mở rộng, qua đó từng bước đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài nước. Bốn là, việc qui hoạch phát triển du lịch đã có những bước tiến đáng kể; đội ngũ cán bộ làm công tác du lịch đã được chú trọng hơn trong đào tạo, đào tạo lại, từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế… 2.1.10. Những hạn chế và nguyên nhân của ngành du lịch Lâm Đồng 94 - Đa dạng hoá nguồn vốn để đầu tư phát triển du lịch còn nhiều hạn chế: những năm qua, việc tranh thủ thu hút nguồn vốn để đầu tư phát triển kinh tế địa phương đã, đang được chính quyền các cấp tỉnh Lâm Đồng quan tâm, tuy nhiên vẫn chưa thực sự mang lại hiệu qủa, chính sách thu hút vốn còn có những hạn chế nhất định, hiệu quả mang lại chưa cao. - Về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch: cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật chưa thực sự đáp ứng yêu cầu của ngành du lịch, trước hết là hệ thống giao thông vận tải, khách sạn nhà hàng, hệ thống cung cấp nước sạch…thực trạng cho thấy hệ thống giao thông đường bộ tuy được quan tâm nâng cấp, sửa chữa, song việc sửa chữa vẫn còn mang tính chắp vá nên mặt đường còn khá xấu, gây khó khăn cho các phương tiện di chuyển. Tuyến đường sắt từ Tháp Chàm lên Đà Lạt đã có kiến nghị khôi phục, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa được thực hiện, làm giảm đi sức hấp dẫn của một bộ phận du khách muốn thử xem nét độc đáo của hệ thống đường sắt răng cưa, chiêm ngưỡng cảnh quan khi các toa tàu vượt đèo ngoạn mục … Hệ thống khách sạn, nhà hàng đã được các tổ chức, cá nhân xây dựng khá nhiều, đặc biệt là ở tại khu vực Đà Lạt. Tuy nhiên, phần lớn các khách sạn, nhà hàng chưa đáp ứng yêu cầu của du khách, đa số các khách sạn còn rất nhỏ bé, trang thiết bị còn nghèo nàn, phong cách phục vụ chưa tốt. Nhiều ngày lễ, tết trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu chỗ ở, du khách phải thuê ở nhà dân, thậm chí phải di chuyển hàng chục cây số mới có chỗ nghỉ. Hệ thống nhà hàng tại Lâm Đồng cũng chưa được đầu tư đúng mức; hiện nay chưa có nhà hàng nào đủ lớn, đủ tiêu chuẩn, ăn uống hợp vệ sinh để phục vụ du khách khi có số lượng lớn … Việc qui hoạch, đầu tư phát triển hệ thống cấp nước sạch còn có những hạn chế nhất định, nhiều vùng có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, hấp dẫn du khách, nhưng vẫn chưa có hệ thống cấp nước sạch hoặc thiếu nước sạch, làm ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của người dân địa phương, cũng như du khách. Đầu tư phương tiện vận tải đã có những bước phát triển đáng kể, số lượng xe phục vụ cho du khách nhiều hơn, chất lượng xe tốt hơn. Tuy nhiên, số lượng xe có chất 95 lượng cao thực sự vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đi lại của du khách, đặc biệt là các tuyến đường từ Tây Nam Bộ, Tây Nguyên và các tỉnh miền Trung đi Lâm Đồng. - Sản phẩm dịch vụ du lịch tỉnh Lâm Đồng chưa thực sự phong phú, đa số các sản phẩm du lịch còn gắn liền với các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá...Tuy mở nhiều điểm khai thác ở các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá, nhưng việc tu bổ, nâng cấp vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều danh lam thắng cảnh, di tích văn hoá lịch sử bị xuống cấp nghiêm trọng, làm mất thiện cảm của nhiều du khách ở trong và ngoài nước, chất lượng phục vụ còn nhiều hạn chế. - Thị trường du lịch chưa được mở rộng: lượng khách du lịch đến Lâm Đồng tăng trưởng khá trong những năm gần đây, đây chính là sự cố gắng của các cấp chính quyền cũng như những người làm công tác du lịch ở trong và ngoài nước, song thị trường du lịch của tỉnh Lâm Đồng vẫn chỉ tập trung ở một số thị trường truyền thống, nhiều thị trường tiềm năng vẫn chưa được khai thác một cách có hiệu quả. - Sự phối hợp giữa các ngành trong việc quản lý du lịch, quản lý nhà nước, quản lý kinh doanh về du lịch còn có nhiều yếu kém: tình trạng lôi kéo, chèn ép du khách còn xảy ra khá phổ biến ở các khách sạn, nhà nghỉ và ở nhiều địa điểm bán hàng đặc sản, hàng lưu niệm; tệ nạn trộm cắp, ăn xin, bán hàng rong…ở các điểm tham quan xảy ra hàng ngày; nhiều khách sạn, nhà hàng không đăng ký khách lưu trú với cơ quan công quyền vẫn thường xuyên xảy ra; vào những ngày lễ, tết giá cả các khách sạn, các mặt hàng ăn uống được nâng giá lên rất cao, đây chính là hậu quả của sự thiếu đồng bộ giữa các đơn vị có liên quan như: cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, văn hoá thông tin, công an và chính quyền sở tại…Nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá, tài nguyên rừng…ngày càng xuống cấp nghiêm trọng, nguyên nhân là do tệ nạn phá rừng, xả rác bừa bãi, qui hoạch không đồng bộ, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều nguồn tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh. - Trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên ngành du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành du lịch: hiện nay, có rất ít đội ngũ hướng dẫn viên công tác trong ngành du lịch Lâm Đồng am hiểu kiến thức về văn hoá, lịch sử dân tộc và 96 lịch sử dân tộc trên thế giới, thiếu kiến thức về địa lý hay trình độ ngoại ngữ để giao tiếp với khách quốc tế còn khá khiêm tốn. Nhiều hướng dẫn viên còn không biết ai là người tìm ra Đà Lạt đầu tiên, ngày giải phóng Đà Lạt là ngày nào…hay khi hướng dẫn khách nước ngoài, không thể giới thiệu cho họ hiểu được các ý nghĩa của các di tích, danh lam thắng cảnh. Văn hoá trong ứng xử, giao tiếp cũng còn nhiều vấn đề cần phải khắc phục … 2.2. THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI NGÀNH DU LỊCH LÂM ĐỒNG THỜI GIAN QUA 2.2.1. Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng Ngày 26/03/1988, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị quyết số 53/HĐBT về việc chuyển mô hình ngân hàng từ 1 cấp sang ngân hàng 2 cấp. Sau nghị định 53/HĐBT và hai pháp lệnh ra đời, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã được thành lập, chuyển mô hình ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp, bao gồm: Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Lâm Đồng, có trụ sở đặt tại TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng; Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lâm Đồng, có trụ sở đặt tại TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng; Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng có trụ sở chính đặt tại TP. Đà Lạt và tất cả các huyện, thị xã trên toàn tỉnh Lâm Đồng và Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Lâm Đồng, có trụ sở đặt tại Đà LạtLâm Đồng. Sau hơn hai mươi năm sau khi được tách thành mô hình ngân hàng hai cấp, cùng với sự phát triển kinh tế trên địa bàn, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã liên tục được mở rộng hoạt động, một mặt là đẩy mạnh huy động nguồn vốn tại chỗ và đầu tư cho vay, mặt khác là mở rộng hoạt động kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác. Tính đến cuối năm 2010, trên địa bàn tỉnh có 14 chi nhánh ngân hàng hoạt động, trong đó 13 chi nhánh ngân hàng thương mại, gồm 4 chi nhánh NHTM cổ phần và 9 chi nhánh của các NHTM nhà nước, đó là: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và 97 Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long (trong đó có 4 chi nhánh NHTM đã cổ phần hóa nhưng Nhà nước còn nắm giữ trên 50% vốn cổ phần); 1 chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH); 1 chi nhánh QTDND Trung Ương; 18 Quỹ TDND cơ sở; 3 Phòng giao dịch của 2 chi nhánh NHTMCP ngoài địa bàn là Đông Á Đắclắk (2 PGD) và Quốc Tế Nha Trang (1 PGD); 61 Phòng giao dịch của các chi nhánh ngân hàng và Quỹ tín dụng trên địa bàn, trong đó riêng các QTDND cơ sở có 7 Phòng giao dịch. Bảng 2.10: Mạng lưới các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Đơn vị: chi nhánh, phòng giao dịch Tên ngân hàng Chi nhánh Chi nhánh Phòng cấp 1 cấp 2 giao Tổng số dịch NHNo & PTNT 2 NHĐT 14 16 32 2 4 6 NHCT 3 7 10 NHNT 1 2 3 TCTD khác 6 28 34 Tổng số 14 57 85 14 Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Lâm Đồng [28] 2.2.2. Thực trạng về nguồn vốn huy động và nguồn vốn điều hoà từ trung ƣơng 2.2.2.1. Thực trạng về nguồn vốn huy động tại địa phương Những năm gần đây, nhằm từng bước thích nghi với thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, qua đó thực hiện đúng chức năng của ngân hàng thương mại là đi vay để cho vay, các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm thu hút nguồn vốn như: - Các ngân hàng thương mại đã mở rộng mạng lưới giao dịch tại những nơi có số lượng dân cư tập trung đông, những nơi có kinh tế phát triển. 98 - Từng bước đổi mới phong cách giao dịch để tạo thiện cảm đối với khách hàng đến giao dịch. - Bước đầu triển khai được một số sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới, phát triển các sản phẩm thẻ cũng như đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi… - Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn từ dân cư, ngày càng chú trọng hơn vấn đề lãi suất huy động. Các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đều có ý thức rằng “ huy động tối đa nguồn vốn tại chỗ trước khi đi vay vốn của ngân hàng cấp trên”. Qua đó nguồn vốn huy động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn có được sự tăng trưởng khá, cụ thể: Nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn gửi: tổng nguồn vốn huy động tại chỗ của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến 31/12/2010 đạt 12.260 tỷ đồng, tăng so với năm 2009 là 3.721 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 43,6%, trong đó: tiền gửi không kỳ hạn đạt 2.091 tỷ đồng, tăng so với năm 2009 là 404 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 23,94%; tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng đạt 9.017 tỷ đồng, tăng 2.879 tỷ đồng so với năm 2009, tỷ lệ tăng 46,9%; tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng trở lên đạt 1.152 tỷ đồng, tăng so với năm 2009 là 438 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 61,34%. Nếu so với năm 2005, tổng nguồn vốn huy động tại chỗ của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng tăng khá cao, cụ thể: đến 31/12/2010, tổng nguồn vốn huy động tăng so với năm 2005 là 9.532 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 349,4%, trong đó: tiền gửi không kỳ hạn tăng 1.229 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 142,58%; tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng 7.619 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 545%; tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng trở lên tăng 684 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 146,2%. Tính bình quân trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn bình quân của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng là 24,58%, trong đó: tốc độ tăng trưởng bình quân của nguồn vốn huy động không kỳ hạn là 15%; tốc độ tăng trưởng bình quân của nguồn tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng là 99 28,44% và tốc độ tăng trưởng bình quân của nguồn vốn huy động từ 12 tháng trở lên là 18,06%. Qua số liệu thống kê cho chúng ta thấy, nguồn vốn không kỳ hạn và tiền gởi có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng khá cao chiếm tới 90,06% tổng nguồn vốn huy động, trong đó nguồn vốn huy động dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng cao nhất với tỷ lệ 73,55%, kế đến là tiền gửi không kỳ hạn chiếm 16,51% trên tổng nguồn vốn huy động và nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng chỉ chiếm 9,94% tổng nguồn vốn huy động. Bảng 2.11. Nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn gửi của các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Tổng nguồn vốn huy động Tiền gởi không kỳ hạn TG có kỳ hạn dưới 12 tháng TG có kỳ hạn 12 tháng trở lên Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2.728 3.700 4.992 6.560 8.539 12.260 862 1.008 1.418 1.134 1.687 2.091 1.398 2.253 2.909 5.077 6.138 9.017 468 439 665 349 714 1.152 Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Lâm Đồng[28] Nguồn vốn huy động phân theo thành phần kinh tế: năm 2010 tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng 2.296 tỷ đồng so với năm 2005, tỷ lệ tăng 252,3%; tiền gửi dân cư tăng 7.236 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 398,02%. So với năm 2009, năm 2010 tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng 771 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 31,66%; tiền gửi dân cư tăng 2.950 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 48,33%. Nếu tính bình quân cả giai đoạn từ năm 2005 đến 2010, thì tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng 20,65%, tiền gửi dân cư tăng 26,16%. 100 Bảng 2.12. Nguồn vốn huy động phân theo thành phần kinh tế của các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu Tổ chức kinh tế Dân cƣ 2005 2006 2007 2008 2009 2010 910 1.143 1.503 1.923 2.435 3.206 1.818 2.557 3.489 4.637 6.104 9.054 Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Lâm Đồng [28] 14000 12000 10000 Đơn vị: tỷ đồng 8000 6000 4000 2000 0 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Hình 2.2: Nguồn vốn huy động của các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (giai đoạn 2005-2010) Nguồn vốn huy động phân theo loại tiền tệ của các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng: nguồn vốn huy động nội, ngoại tệ của các NHTM tăng đều qua các năm; năm 2010, tổng nguồn vốn huy động của các NHTM đạt 12.260 tỷ đồng, trong đó, nguồn vốn huy động nội tệ đạt 11.173 tỷ đồng, chiếm 91,13% tổng nguồn vốn huy động, nguồn vốn huy động ngoại tệ đạt 1.087 tỷ đồng, chiếm 8,87% tổng nguồn vốn huy động. So với năm 2005, tổng nguồn vốn huy động tăng 9.532 tỷ đồng, gấp 4,494 lần so với năm 2005, tính bình quân trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2010, thì tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng nguồn vốn huy động của các NHTM là 24,58%. 101 Bảng 2.13. Nguồn vốn huy động phân theo loại tiền tệ của các NHTM tỉnh Lâm Đồng. Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng nguồn vốn 2.728 3.700 4.992 6.560 8.539 12.260 Nội tệ 2.605 3.511 4.658 6.142 7.710 11.173 123 189 334 417 829 1.087 Ngoại tệ Nguồn: Chi nhánh NHNN tỉnh Lâm Đồng [28] Nguồn vốn huy động nội tệ của các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2010 tăng so với năm 2005 là 8.568 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 329%, gấp 4,28 lần so với năm 2005. Nếu tính cả giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010, thì tốc độ tăng trưởng bình quân của nguồn vốn huy động nội tệ của các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng là 23,93%. Nguồn vốn huy động ngoại tệ (quy đổi) của các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2010 tăng so với năm 2005 là 964 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 783,74%, gấp 8,84 lần so với năm 2005. Nếu tính cả giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân của nguồn vốn huy động ngoại tệ là 32,36%. Tóm lại: giai đoạn từ năm 2005 đến 2010, nguồn vốn huy động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng tăng trưởng khá cao, qua đó cho thấy các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã có một số giải pháp phù hợp để thu hút được nguồn vốn tại chỗ nhằm đáp ứng yêu cầu tăng trưởng dư nợ. Tuy có mức tăng trưởng khá, song nhìn chung hệ thống các ngân hàng thương mại vẫn chưa khai thác tối đa được các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, nguồn vốn không kỳ hạn và nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng còn chiếm tỷ trọng khá cao, trong khi đó nguồn vốn trên 12 tháng chiếm tỷ trọng thấp là một trong những khó khăn của các ngân hàng thương mại trong việc cân đối nguồn vốn trung, dài hạn đáp ứng yêu cầu 102 vay vốn của các tổ chức, cá nhân nói chung; các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch nói riêng. 2.2.2.2. Thực trạng về nguồn vốn điều hoà từ trung ương Nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng dư nợ tại địa phương, những năm qua, hệ thống các ngân hàng thương mại trên địa bàn đã đưa ra nhiều giải pháp để huy động vốn. Tuy nhiên, do nhu cầu vay vốn khá lớn, mặt khác Lâm Đồng là một tỉnh mà kinh tế chưa thực sự phát triển nên nguồn vốn tiết kiệm trong dân cư và nguồn vốn nhàn rỗi của các doanh nghiệp còn hạn chế, hơn thế nữa các ngân hàng thương mại trên địa bàn thực sự chưa đưa ra được những giải pháp hữu hiệu để thu hút tối đa nguồn vốn nhàn rỗi tại địa phương, do đó nguồn vốn huy động tại chỗ chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh. Do vậy, đa số các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đều phải cần sự hỗ trợ về vốn từ ngân hàng cấp trên để cho vay, đến cuối năm 2010, nếu chưa cộng số dư dự trữ bắt buộc và dự trữ thanh toán mà nguồn vốn huy động tại địa phương phải dự trữ thì tổng số tiền điều hoà từ ngân hàng cấp trên của các chi nhánh trên địa bàn toàn tỉnh là: 5.981 tỷ đồng(xem bảng 2.14). Bảng 2.14. Nguồn vốn điều hoà từ ngân hàng cấp trên của các NHTM tỉnh Lâm Đồng. Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng dư nợ 5.080 6.184 8.261 10.213 14.373 18.241 Nguồn vốn huy động tại địa phương 2.728 3.700 4.992 6.560 8.539 12.260 Nguồn vốn điều hoà từ ngân hàng cấp trên 2.352 2.484 3.269 3.653 5.834 5.981 Tỷ lệ vốn điều hoà từ ngân hàng cấp trên (%) 46,30 40,20 39,60 35,80 40,60 32,8 Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Lâm Đồng [28] Từ bảng 2.14 cho chúng ta thấy, nguồn vốn điều hoà từ ngân hàng cấp trên của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tăng đều qua các năm. Năm 2010, nguồn 103 vốn điều hoà từ ngân hàng cấp trên của các ngân hàng thương mại là 5.981 tỷ đồng, so với năm 2005, tăng 3.629 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 154,3%; tốc độ tăng trưởng bình quân cả giai đoạn 2005-2010 của nguồn vốn điều hoà từ cấp trên là 15,4% và tốc độ tăng trưởng bình quân của nguồn vốn huy động tại địa phương là 24,58%. Do tốc tộ tăng trưởng bình quân nguồn vốn huy động tại địa phương tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng bình quân nguồn vốn điều hoà từ các ngân hàng thương mại trung ương (24,58% so với 15,4%), nên tỷ lệ sử dụng vốn điều hoà từ trung ương có xu hướng giảm dần qua các năm, cụ thể: năm 2005, tỷ lệ sử dụng vốn điều hoà từ trung ương của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng là 46,3%, thì qua các năm từ năm 2006 đến 2010, tỷ lệ này lần lượt là: 40,2%, 39,6%, 35,8%, 40,6% và 32,8%. Tỷ đồng 20000 15000 Tổng dư nợ 10000 Tổng nguồn vốn huy động Nguồn vốn điều hoà từ trung ương 5000 0 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Hình 2.3: Tình hình biến động nguồn vốn, dư nợ và nguồn vốn điều hoà từ TW (2005-2010). Tóm lại: thời gian qua, các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều cố gắng trong việc thu hút nguồn vốn tại địa phương, qua đó góp phần chủ động hơn trong việc đầu tư đối với khách hàng tại địa phương. Tuy nhiên, nguồn vốn tự lực tại địa phương chưa đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng dư nợ, hệ thống các ngân hàng thương mại trên địa bàn vẫn phải nhờ hỗ trợ vốn từ trụ sở chính, đến cuối năm 2010, các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn sử dụng vốn điều hoà từ trụ sở chính là 5.981 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 32,8% tổng nguồn vốn . 104 2.2.3. Thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong thời gian qua Dƣ nợ phân theo thời hạn vay: dư nợ cho vay của hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng tăng trưởng khá cao trong giai đoạn 20052010, cụ thể: năm 2010, dư nợ tín dụng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đạt 18.241 tỷ đồng, tăng 13.161 tỷ đồng và gấp 3,59 lần so với năm 2005. Qua số liệu cho thấy, dư nợ tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn dư nợ trung, dài hạn, cụ thể: năm 2005 chiếm 55,67% tổng dư nợ; năm 2006 chiếm 54,1% tổng dư nợ; năm 2007 chiếm 55,2% tổng dư nợ; năm 2008 chiếm 57,72% tổng dư nợ; năm 2009 chiếm 57,24% tổng dư nợ và năm 2010 chiếm 56,96% tổng dư nợ. Trong khi đó tỷ lệ dư nợ trung, dài hạn giai đoạn 2005-2010 lần lượt là: 44,33%, 45,9%, 44,8%, 42,28%; 42,76% và 43,04%. Bảng 2.15. Phân loại dư nợ theo thời hạn vay vốn của các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng dƣ nợ 5.080 6.184 8.261 10.213 14.373 18.241 Ngắn hạn 2.828 3.344 4.560 5.895 8.227 10.391 Trung, dài hạn 2.252 2.840 3.702 4.318 6.146 7.850 365 329 147 309 253 366 Nợ xấu 2010 Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Lâm Đồng [28] Dư nợ ngắn hạn trên địa bàn tỉnh đến 31/12/2010 đạt 10.391 tỷ đồng, so với năm 2005 tăng 7.563 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 267,43%; dư nợ trung, dài hạn đạt 7.850 tỷ đồng, so với năm 2005 tăng 5.598 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 248,6%. Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân giai đoạn 2005-2010 trên địa bàn toàn tỉnh Lâm Đồng là 21,11%, trong đó tốc độ tăng trưởng dư nợ ngắn hạn bình quân tăng 21,4% và tốc độ tăng trưởng dư nợ trung, dài hạn bình quân tăng 20,65%. Số liệu trên cho thấy, tốc độ tăng trưởng tín dụng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 105 2005-2010 khá cao, tuy nhiên theo các ngân hàng thương mại trên địa bàn, cũng như khảo sát của chúng tôi, nguồn vốn tín dụng, đặc biệt là nguồn vốn trung, dài hạn vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn. Dƣ nợ phân theo ngành kinh tế: Tổng dư nợ cho vay đối với các ngành kinh tế trên địa bàn đến cuối năm 2010 đạt 18.241 tỷ đồng, về cơ cấu dư nợ phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2005-2010 như sau: Năm 2005, tỷ trọng cho vay ngành nông nghiệp chiếm 39,04% tổng dư nợ; ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 17,01% tổng dư nợ; ngành dịch vụ chiếm 29,74% tổng dư nợ và ngành khác chiếm 14,21% tổng dư nợ. Năm 2006, tỷ trọng cho vay ngành nông nghiệp chiếm 38% tổng dư nợ; ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 15,54% tổng dư nợ; ngành dịch vụ chiếm 36% tổng dư nợ và ngành khác chiếm 10,46% tổng dư nợ. Năm 2007, tỷ trọng cho vay ngành nông nghiệp chiếm 36% tổng dư nợ; ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 18,34% tổng dư nợ; ngành dịch vụ chiếm 33,93% tổng dư nợ và ngành khác chiếm 11,13% tổng dư nợ. Năm 2008, tỷ trọng cho vay ngành nông nghiệp chiếm 24,4% tổng dư nợ; ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 13,43% tổng dư nợ; ngành dịch vụ chiếm 17,77% tổng dư nợ và ngành khác chiếm 44,4% tổng dư nợ. Năm 2009, tỷ trọng cho vay ngành nông nghiệp 31,22% tổng dư nợ; ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 21,41% tổng dư nợ; ngành dịch vụ chiếm 32,28% tổng dư nợ và ngành khác chiếm 15,9% tổng dư nợ. Năm 2010, tỷ trọng cho vay ngành nông nghiệp 26,02 % tổng dư nợ; ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 23,46% tổng dư nợ; ngành dịch vụ chiếm 30,24% tổng dư nợ và ngành khác chiếm 20,28% tổng dư nợ. Qua phân tích trên cho thấy, dư nợ cho vay các ngành kinh tế trên địa bàn qua các năm đều tăng, cụ thể: so với năm 2005, thì năm 2010 dư nợ cho vay ngành nông nghiệp tăng 2.763 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 139,33%, nếu tính bình quân cả giai đoạn 2005-2010 thì tỷ lệ tăng trưởng bình quân là 14,52%; dư nợ cho vay ngành công nghiệp, xây dựng tăng 3.416 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 395,4%, nếu tính bình quân cả giai đoạn 2005-2010, thì tỷ lệ tăng trưởng bình quân là 28,3%; dư nợ cho vay ngành dịch vụ tăng 4.005 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 265,1%, nếu tính bình quân cả giai đoạn 2005-2010 thì tỷ lệ tăng 21,64% và ngành khác tăng 2.977 tỷ 106 đồng, tỷ lệ tăng 412,3%, tính bình quân giai đoạn 2005-2010, tỷ lệ tăng bình quân là 23,4%. Về cơ cấu dư nợ cho vay đối với các ngành, nghề của các ngân hàng thương mại có sự thay đổi qua các năm, theo đó tỷ trọng cho vay ngành nông nghiệp có xu hướng giảm dần, trong khi đó tỷ trọng cho vay ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ có xu hướng tăng dần, cụ thể: nếu như năm 2005, tỷ trọng cho vay ngành nông nghiệp là 39,03% thì đến năm 2010, tỷ trọng cho vay ngành nông nghiệp giảm xuống 26,02%, trong khi đó tỷ trọng cho vay ngành công nghiệp, xây dựng tăng từ 17,01% năm 2005 lên 23,46% năm 2010, tương tự dư nợ cho vay ngành dịch vụ tăng từ 29,7% năm 2005 lên 30,24% trong năm 2010. Xu hướng đầu tư thay đổi này do nhiều nguyên nhân, mà một trong những nguyên nhân đó là do tình hình chuyển dịch cơ cấu ngành trên địa bàn dần có sự thay đổi, tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ có xu hướng tăng lên, khi có sự dịch chuyển về cơ cấu kinh tế thì điều tất yếu sẽ có nhu cầu vay vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Bảng 2.16. Dư nợ cho vay phân theo ngành kinh tế của các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng dƣ nợ 5.080 6.184 8.261 10.213 14.373 18.241 Nông nghiệp 1.983 2.349 2.971 2.492 4.487 4.746 864 961 1.515 1.372 3.077 4.280 1.511 2.223 2.803 1.815 4.639 5.516 722 651 972 4.534 2.170 3.699 Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ Ngành khác Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Lâm Đồng [28] Nợ xấu: năm 2010, tổng số dư nợ xấu trên địa bàn là 366 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 2,01% tổng dư nợ cho vay trên địa bàn, so với năm 2005, tổng dư nợ xấu tăng 1 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 0,27%. Tỷ lệ dư nợ xấu trong giai đoạn 2005-2010 cụ thể như sau: 107 năm 2005 là 7,2%, năm 2006 là 5,32%, năm 2007 là 1,8%, năm 2008 là 3,03%, năm 2009 là 1,8% và năm 2010 là 2,01%. Thống kê nợ xấu cho thấy, năm 2005, tỷ lệ nợ xấu khá cao sau đó có xu hướng giảm xuống trong những năm tiếp theo, nguyên nhân chủ yếu là do các ngân hàng thương mại thực hiện cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ và thực hiện phân loại nợ theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, ngày 22 tháng 04 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam “ V/v phân loại nợ, trích lập và dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng” để phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế về hoạt động tín dụng. Tóm lại: dư nợ cho vay trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng tăng trưởng khá trong giai đoạn 2005-2010 (tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân đạt 21,11%, trong đó: tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân ngắn hạn 21,4%, tốc độ tăng trưởng bình quân trung, dài hạn là 20,65%). Qua đó, đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế địa phương nói chung, ngành du lịch nói riêng phát triển. 2.2.4. Thực trạng đầu tƣ tín dụng ngân hàng đối với ngành du lịch 2.2.4.1. Thực trạng đầu tư tín dụng đối với ngành du lịch Lâm Đồng Dư nợ cho vay ngành du lịch tại tỉnh Lâm Đồng tăng đều qua các năm, cụ thể: năm 2006, dư nợ cho vay ngành du lịch Lâm Đồng tăng 156,5 tỷ đồng so với năm 2005, tỷ lệ tăng 336,56 %, trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn tăng 54 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 600%, dư nợ trung, dài hạn tăng 102,5 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 273,33%; năm 2007, dư nợ cho vay ngành du lịch Lâm Đồng tăng so với năm 2006 là 58 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 28,6%, trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn tăng 1 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 1,6% , dư nợ cho vay trung, dài hạn tăng 57 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 40,71%; năm 2008, dư nợ cho vay ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng tăng 12,5 tỷ đồng so với năm 2007, tỷ lệ tăng 4,8%, trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn tăng 0,2 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 0,3%, dư nợ cho vay trung, dài hạn tăng 12,3 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 6,24%; năm 2009, dư nợ cho vay ngành du lịch Lâm Đồng tăng so với năm 2008 là 191,8 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 70,13%, trong đó dư nợ ngắn hạn tăng 17,2 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 26,8%, dư nợ cho vay trung, dài hạn 108 tăng 174,6 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 35,64% và năm 2010, dư nợ cho vay ngành du lịch Lâm Đồng tăng so với năm 2009 là 117,1 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 25,17%, trong đó dư nợ ngắn hạn tăng 11,9 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 14,62%, dư nợ cho vay trung, dài hạn tăng 105,2 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 27,4%. Số liệu thống kê cho thấy nếu như năm 2005, tổng dư nợ cho vay ngành du lịch đạt 46,5 tỷ đồng, thì đến năm 2010, dư nợ cho vay ngành du lịch đạt 582,4 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 1.152,5%, gấp 12,52 lần so với năm 2005, trong đó: dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 93,3 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 936,67%, gấp 10,37 lần so với năm 2005 và dư nợ cho vay trung, dài hạn đạt 489,1 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 1.204,3%, gấp 13,04 lần so với năm 2005. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay bình quân ngành du lịch giai đoạn 20052010 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng là 29,26%, trong đó tốc độ tăng trưởng dư nợ ngắn hạn bình quân là 22,49% và tốc độ tăng trưởng dư nợ trung, dài hạn bình quân là 31%. Nếu so sánh với tốc độ tăng trưởng bình quân tổng dư nợ cho vay trên địa bàn, thì tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay ngành du lịch tăng nhanh hơn, cụ thể: tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2005-2010 là 21,11%, trong khi đó tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân ngành du lịch là 29,26%, qua đó cho thấy các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã và đang thực sự quan tâm tài trợ đối với ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng. Tuy nhiên, nếu so với tổng dư nợ trên địa bàn thì dư nợ cho vay ngành du lịch chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn, cụ thể: năm 2005, dư nợ cho vay ngành du lịch chiếm tỷ trọng 0,92% trên tổng số dư nợ cho vay toàn địa bàn tỉnh; năm 2006 là 3,3%; năm 2007 là 3,2%; năm 2008 là 2,7%; năm 2009 là 3,24% và năm 2010 là 3,2%. 109 Bảng 2.17. Dư nợ cho vay ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng của các NHTM Chỉ tiêu Đơn vị: tỷ đồng Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng dƣ nợ cho vay ngành du lịch 46,5 203 261 273,5 465,3 582,4 Trong đó: nợ xấu 2,5 3,4 3,74 5,9 5,02 5,32 Dư nợ ngắn hạn 9 63 64 64,2 81,4 93,3 Dư nợ trung, dài hạn 37,5 140 197 209,3 383,9 489,1 Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Lâm Đồng [28] 600 500 Dư nợ cho vay ngắn hạn ngành du lịch 400 Dư nợ cho vay trung, dài hạn ngành du lịch 300 200 Tổng dư nợ ngành du lịch 100 0 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Hình 2.4: Dư nợ cho vay ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng (2005-2010). Về dư nợ xấu ngành du lịch: đến 31/12/2010, nợ xấu ngành du lịch là 5,32 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu là 0,9%; so với năm 2005 số dư nợ xấu tăng 2,82 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 112,8%. Tỷ lệ nợ xấu ngành du lịch của các năm trong giai đoạn từ 2005 đến 2010 như sau: năm 2005 là 5,4%; năm 2006 là 1,67%; năm 2007 là 1,43%; năm 2008 là 2,2%; năm 2009 là 1,1% và năm 2010 là 0,9%. Tóm lại: Dư nợ cho vay ngành du lịch tăng trưởng khá nhanh trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2010, điều đó cho thấy các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã và đang chú trọng tài trợ cho vay đối với các tổ chức, cá nhân trong ngành du lịch. Đây chính là một trong những nguồn vốn quan trọng góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy ngành du lịch phát triển trong thời gian qua, tuy nhiên so với 110 nhu cầu vốn thực tế của ngành du lịch, thì các ngân hàng thương mại chưa đáp ứng đủ nhu cầu về vốn cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch. Để ngành du lịch phát triển nhanh và bền vững hơn nữa cần có nhiều yếu tố, trong đó vốn là yếu tố quan trọng và sự tài trợ tích cực của hệ thống ngân hàng thương mại, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết để đưa ngành du lịch Lâm Đồng phát triển nhanh, bền vững hơn. 2.2.4.2. Tỷ trọng dư nợ cho vay ngành du lịch trong tổng dư nợ Dư nợ cho vay ngành du dịch tăng trưởng nhanh trong những năm qua, điều đó được thể hiện ở chỗ số dư nợ cho vay tăng và tỷ trọng dư nợ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trên tổng dư nợ ( xem bảng 2.18): Bảng 2.18: Tỷ trọng dư nợ cho vay ngành du lịch trong tổng dư nợ cho vay của các NHTM Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Tổng dƣ nợ Dư nợ cho vay ngành du lịch Tỷ trọng dư nợ cho vay ngành du lịch(%) trong tổng dư nợ 2005 5.080 46,5 0,92 2006 6.184 203 3,3 Năm 2007 2008 2009 8.261 10.213 14.373 261 273,5 465,3 3,2 2,7 3,24 2010 18.241 582,4 3,2 Nguồn: Chi nhánh NHNN tỉnh Lâm Đồng [28] Từ bảng 2.18 cho thấy: dư nợ cho vay ngành du lịch tăng nhanh trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2010, cụ thể: nếu như năm 2005 dư nợ cho vay ngành du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng là 46,5 tỷ đồng, chiếm 0,92% trong tổng dư nợ thì đến năm 2010 tổng dư nợ cho vay ngành du lịch đạt 582,4 tỷ đồng, chiếm 3,2% tổng dư nợ. Tính bình quân cả giai đoạn 2005-2010, tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay bình quân ngành du lịch là 29,26%. Số liệu trên cho thấy, ngành du lịch Lâm Đồng đã và đang phát triển khá tốt trong thời gian qua, điều đó đã dẫn đến nhu cầu đầu tư cho phát triển du lịch ngày một tăng, ngoài vốn tự có và các nguồn vốn huy động khác các chủ thể kinh doanh du lịch phải đi vay từ các ngân hàng thương mại. Về phía các ngân hàng thương mại thì đã thấy được tiềm năng, lợi thế phát triển của ngành du lịch nên đã chú trọng đầu tư vào ngành du lịch. Điều đó được thể hiện rất rõ là dư nợ 111 cho vay ngành du lịch và tỷ lệ cho vay trên tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng tăng đều qua các năm gần đây, cụ thể: - Năm 2005, tổng dư nợ cho vay ngành du lịch là 46,5 tỷ đồng, chiếm 0,92% tổng dư nợ. - Năm 2006, tổng dư nợ cho vay ngành du lịch là 203 tỷ đồng, chiếm 3,3 % tổng dư nợ. - Năm 2007, tổng dư nợ cho vay ngành du lịch là 261 tỷ đồng, chiếm 3,2 % tổng dư nợ. - Năm 2008, tổng dư nợ cho vay ngành du lịch là 273,5 tỷ đồng, chiếm 2,7 % tổng dư nợ. - Năm 2009, tổng dư nợ cho vay ngành du lịch là 465,3 tỷ đồng, chiếm 3,2 % tổng dư nợ. - Năm 2010, tổng dư nợ cho vay ngành du lịch là 582,4 tỷ đồng, chiếm 3,2 % tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu ngành du lịch so với tỷ lệ nợ xấu của tổng dư nợ: so với tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay đối với các ngành kinh tế trên địa bàn toàn tỉnh Lâm Đồng thì tỷ lệ dư nợ xấu ngành du lịch luôn thấp hơn tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay đối với các ngành kinh tế (giai đoạn 2005-2010). Điều đó chứng tỏ rằng đầu tư vào ngành du lịch có rủi ro thấp hơn so với một số ngành kinh tế khác, dưới đây là bảng so sánh tỷ lệ dư nợ xấu ngành du lịch so với tỷ lệ dư nợ xấu của tổng dư nợ đầu tư cho các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2005-2010. Bảng 2.19: So sánh tỷ lệ nợ xấu ngành du dịch với tỷ lệ nợ xấu của tổng dư nợ. Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 2008 8.261 10.213 147 309 2005 5.080 365 2006 6.184 329 Dư nợ cho vay ngành du lịch Nợ xấu 7,2 46,5 2,5 5,32 203 3,4 1,8 261 3,74 Tỷ lệ nợ xấu ngành du lịch( %) 5,4 1,67 1,43 Tổng dƣ nợ Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu toàn tỉnh (%) 2009 14.373 253 2010 18.241 366 3,03 273,5 5,9 1,8 465,3 5,02 2,01 582,4 5,32 2,2 1,1 0,9 Nguồn: Chi nhánh NHNN tỉnh Lâm Đồng [28] 112 (%) 8 7 6 Tỷ lệ nợ xấu trên toàn địa bàn 5 4 Tỷ lệ nợ xấu ngành du lịch 3 2 1 0 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Hình 2.5. Tỷ lệ nợ xấu trên toàn địa bàn và tỷ lệ nợ xấu ngành du lịch của các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. 2.2.4.3. Cơ cấu dư nợ ngành du lịch so với tổng dư nợ cho vay ngành dịch vụ Trong chiến lược phát triển của tỉnh Lâm Đồng, lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng xác định chú trọng đến phát triển ngành dịch vụ và thực tế cho thấy, ngành dịch vụ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã có những bước phát triển vượt bậc, điều đó được thể hiện ở chỗ thu nhập ngành dịch vụ đã chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu nhập của tỉnh, hàng năm chiếm khoảng gần 40% tổng thu nhập trên địa bàn tỉnh, trong đó riêng ngành du lịch chiếm hơn 35% tổng số thu nhập của ngành dịch vụ. Thấy được tiềm năng ấy, các ngân hàng thương mại trên địa bàn đã chủ động mở rộng đầu tư cho vay đối với ngành dịch vụ nói chung, ngành du lịch nói riêng, điều đó được thể hiện số dư cho vay ngành dịch vụ tăng lên đáng kể (xem bảng 2.20). Bảng 2.20. Tỷ trọng cho vay ngành du lịch so với dư nợ ngành dịch vụ Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Tổng dƣ nợ cho vay ngành dịch vụ Dƣ nợ cho vay ngành du lịch Tỷ lệ cho vay ngành du lịch so với tổng dư nợ ngành dịch vụ(%) 2005 2006 1.511 2.223 Năm 2007 2008 2009 2.803 1.815 4.639 2010 5.516 46,5 203 261 273,5 465,3 582,4 3,1 9,13 9,31 15,1 10,03 10,56 Nguồn: Chi nhánh NHNN tỉnh Lâm Đồng [28] Từ bảng 2.20 cho chúng ta thấy, dư nợ cho vay ngành dịch vụ cũng như ngành du lịch tăng trưởng khá nhanh, tỷ trọng cho vay ngành du lịch của các ngân hàng 113 thương mại so với tổng dư nợ cho vay ngành dịch vụ cũng có bước phát triển đáng kể. Nếu như năm 2005 dư nợ cho vay ngành du lịch là 46,5 tỷ đồng, chiếm 3,1% dư nợ cho vay ngành dịch vụ thì đến năm 2010 dư nợ cho vay ngành du lịch đạt 582,4 tỷ đồng và chiếm 10,56% tổng dư nợ cho vay ngành dịch vụ, so với năm 2005, tỷ lệ cho vay ngành du lịch so với tổng dư nợ cho vay ngành du lịch tăng trưởng 240,65%, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 13,03%. Số liệu cụ thể như sau: - Tỷ trọng cho vay ngành du lịch so với tổng dư nợ cho vay ngành dịch vụ năm 2006 tăng so với năm 2005 là 6,03%, tỷ lệ tăng 194,52%. - Tỷ trọng cho vay ngành du lịch so với tổng dư nợ cho vay ngành dịch vụ năm 2007 tăng so với năm 2006 là 0,18%, tỷ lệ tăng 1,93%. - Tỷ trọng cho vay ngành du lịch so với tổng dư nợ cho vay ngành dịch vụ năm 2008 tăng so với năm 2007 là 5,79%, tỷ lệ tăng 62,2%. - Tỷ trọng cho vay ngành du lịch so với tổng dư nợ cho vay ngành dịch vụ năm 2009 giảm so với năm 2008 là 5,07%, tỷ lệ giảm 33,6%. - Tỷ trọng cho vay ngành du lịch so với tổng dư nợ cho vay ngành dịch vụ năm 2010 tăng so với năm 2009 là 0,53%, tỷ lệ tăng 5,3%. Số liệu trên cho chúng ta thấy, nếu so với mức độ đóng góp của ngành du lịch (trên 35% trong tổng số nguồn thu của ngành dịch vụ) và so với nhu cầu đầu tư của các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch thì dư nợ cho vay ngành du lịch của các ngân hàng thương mại trên địa bàn vẫn chiếm một tỷ lệ khá thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch. 2.2.4.4. Dư nợ cho vay ngành du lịch của một số ngân hàng thương mại trên địa bàn Trên địa bàn Lâm Đồng hiện nay có 13 các chi nhánh ngân hàng thương mại đang hoạt động, trong đó 100% các ngân hàng đầu tư tín dụng với tính chất là đa ngành, đa lĩnh vực. Do địa bàn tỉnh Lâm Đồng kinh tế nông nghiệp vẫn đang là một trong những ngành chiếm tỷ trọng lớn, hơn thế nữa đây cũng là ngành đầu tư truyền thống từ trước đến nay và là ngành được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm ưu 114 tiên phát triển nên các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đầu tư vào lĩnh vực này là chủ yếu. Những năm gần đây, cùng với chính sách phát triển của Nhà nước và sự phát triển nhanh của các ngành kinh tế khác trên địa bàn như phát triển các thuỷ điện, công nghiệp chế biến, du lịch…thì các ngân hàng thương mại mới thực sự quan tâm đầu tư tín dụng cho các ngành kinh tế khác. Ngành du lịch là một trong những ngành có nhiều tiềm năng và lợi thế của tỉnh Lâm Đồng, song do chính sách phát triển, cũng như từ nhận thức của các ngân hàng chưa thực sự đúng đắn, nguồn vốn cho vay còn hạn chế…nên dư nợ cho vay của các ngân hàng đối với ngành du lịch chưa cao, dư nợ cho vay ngành du lịch giữa các ngân hàng thương mại cũng có sự chênh lệch rất lớn (xem bảng 2.21). Baûng 2.21: Dö nôï cho vay ngành du lịch cuûa moät soá ngaân haøng thöông maïi treân ñòa baøn Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Tên ngân hàng 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng dƣ nợ cho vay ngành du lịch 46,5 NH Nông nghiệp và PTNT 23 108 162 157 249,7 332,8 NH Đầu tư và Phát triển 15,6 42 47 45,5 90,7 106,2 NH TMCP Công thương 7,2 38,5 41,5 43,2 70,3 74,5 Các NHTM khác 0,7 14,5 10,5 27,8 54,6 68,9 203 261 273,5 465,3 582,4 Nguồn: Ngân hàng Nhà nước tỉnh Lâm Đồng và một số NHTM [28] Từ bảng 2.21 cho thấy: thấy được tiềm năng phát triển trên địa bàn cũng như hiệu quả kinh tế- xã hội của các dự án ngành du lịch đem lại, trong những năm qua, một số ngân hàng thương mại lớn trên địa bàn đã từng bước mở rộng đầu tư cho vay đối ngành du lịch, bảng trên cho thấy dư nợ của một số ngân hàng thương mại đầu tư 115 cho lĩnh vực du lịch tăng nhanh, đặc biệt là các ngân hàng thương mại lớn là: NHNo & PTNT, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển và Ngân hàng TMCP Công thương, số liệu cụ thể như sau: Năm 2005, tổng dư nợ cho vay ngành du lịch là 46,5 tỷ đồng, trong đó các chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam có dư nợ cho vay ngành du lịch là 23 tỷ đồng, chiếm 49,5% tổng dư nợ cho vay, tiếp đến là các Chi nhánh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam với tổng dư nợ cho vay là 15,6 tỷ đồng, chiếm 33,6% tổng dư nợ cho vay ngành du lịch và các Chi nhánh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam cho vay với số dư nợ 7,2 tỷ đồng, chiếm 15,5% dư nợ cho vay ngành du lịch, còn lại là các NHTM khác chiếm tỷ lệ cho vay 1,5% tổng dư nợ cho vay ngành du lịch. Năm 2006, tổng dư nợ cho vay ngành du lịch là 203 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay của các chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam là 108 tỷ đồng, chiếm 53,2% tổng dư nợ cho vay, tiếp đến là các Chi nhánh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam với tổng dư nợ cho vay là 42 tỷ đồng, chiếm 20,7% tổng dư nợ cho vay ngành du lịch và các Chi nhánh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam cho vay với số dư nợ 38,5 tỷ đồng, chiếm 19% dư nợ cho vay ngành du lịch, còn lại là các NHTM khác chiếm tỷ lệ cho vay 7,14% tổng dư nợ cho vay ngành du lịch. Năm 2007, tổng dư nợ cho vay ngành du lịch là 261 tỷ đồng, trong đó các chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam có dư nợ cho vay ngành du lịch là 162 tỷ đồng, chiếm 62,1% tổng dư nợ cho vay, tiếp đến là các Chi nhánh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam với tổng dư nợ cho vay là 47 tỷ đồng, chiếm 18% tổng dư nợ cho vay ngành du lịch và các Chi nhánh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam cho vay với số dư nợ 41,5 tỷ đồng, chiếm 16% dư nợ cho vay ngành du lịch, còn lại là các NHTM khác chiếm tỷ lệ cho vay 4,02% tổng dư nợ cho vay ngành du lịch. Năm 2008, tổng dư nợ cho vay ngành du lịch là 273,5 tỷ đồng, trong đó các chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam có dư nợ cho vay ngành du lịch là 157 tỷ đồng, chiếm 57,4% 116 tổng dư nợ cho vay, tiếp đến là các Chi nhánh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam với tổng dư nợ cho vay là 45,5 tỷ đồng, chiếm 17% tổng dư nợ cho vay ngành du lịch và các Chi nhánh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam cho vay với số dư nợ 43,2 tỷ đồng, chiếm 16% dư nợ cho vay ngành du lịch, còn lại là các NHTM khác chiếm tỷ lệ cho vay 10,2% tổng dư nợ cho vay ngành du lịch. Năm 2009, dư nợ cho vay ngành du lịch đã có sự tăng trưởng ngoạn mục, điều đó được thể hiện ở chỗ các ngân hàng thương mại đã đẩy mạnh cho vay đối với khách hàng ngành du lịch, cụ thể: tổng dư nợ cho vay ngành du lịch năm 2009 đạt 465,3 tỷ đồng, tăng 70,13% so với năm 2008, trong đó các chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam có dư nợ cho vay đối với ngành du lịch là 249,7 tỷ đồng, chiếm 53,7% tổng dư nợ cho vay, tăng so với năm 2008 là 92,7 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 59%; các Chi nhánh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam với tổng dư nợ cho vay ngành du lịch là 90,7 tỷ đồng, chiếm 19,5% tổng dư nợ cho vay ngành du lịch, so với năm 2008, dư nợ cho vay ngành du lịch tăng 45,2 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 99,32% và các Chi nhánh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam cho vay ngành du lịch với số dư nợ cho vay 70,3 tỷ đồng, chiếm 15,1% dư nợ cho vay ngành du lịch, so với năm 2008 tăng 27,1 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 62,7%, còn lại là các NHTM khác chiếm tỷ lệ cho vay 11,73% tổng dư nợ cho vay ngành du lịch, tỷ lệ tăng so với năm 2008 là 96,4%; năm 2010 dư nợ cho vay ngành du lịch là 582,4 tỷ đồng, so với năm 2009, dư nợ cho vay ngành du lịch tăng 117,1%, tỷ lệ tăng 25,17%, trong đó dư nợ của NHNo&PTNT là 332,8 tỷ đồng, chiếm 57,14%, Ngân hàng đầu tư và phát triển 106,2 tỷ đồng, chiếm 18,23%, NHTMCP Công thương 74,5 tỷ đồng, chiếm 12,79% tổng dư nợ và các ngân hàng khác là 68,9 tỷ đồng, chiếm 11,84% tổng dư nợ cho vay ngành du lịch. 117 12% 13% 18% 57% Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Ngân hàng TMCP Công thương NHTM khác Hình 2.6. Tỷ trọng cho vay ngành du lịch năm 2010 của các NHTM tỉnh Lâm Đồng 2.2.4.5. Những dự án đầu tư du lịch trọng điểm có sự tham gia tài trợ của các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng Như đã trình bày ở trên, địa bàn tỉnh Lâm Đồng có nhiều tài nguyên du lịch độc đáo, đặc sắc, phong phú và đa dạng, nếu được sự quan tâm tài trợ đúng mức thì sẽ ngày càng thu hút được một số lượng du khách thập phương. Những năm vừa qua, nhiều điểm du lịch và nhiều cơ sở vật chất kỹ thuật đã được các ngành, các cấp cũng như các doanh nghiệp quan tâm đầu tư. Tuy nhiên, số lượng các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật …được đầu tư vẫn còn khá khiêm tốn hoặc đầu tư chưa đúng mức. Sát cánh cùng với các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và cá nhân trên địa bàn, thời gian qua hệ thống các NHTM đã tham gia đầu tư vào nhiều dự án quan trọng của ngành du lịch, qua đó từng bước đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài nước. Dưới đây là một số dự án trọng điểm có sự tham gia tài trợ của các NHTM (xem bảng 2.22): 118 Bảng 2.22. Một số dự án trọng điểm có sự tham gia tài trợ của các NHTM. Đơn vị tính: tỷ đồng Tổng vốn Vốn tự có, Vốn vay Tỷ lệ vốn vay/ đầu tƣ nguồn khác NHTM tổng nguồn Khu du lịch suối Vàng 50 35 15 30 Khu du lịch thác Đambri 85 35 50 58,82 Hệ thống cáp treo Hồ Tuyền Lâm 70 15 55 78,6 Khách sạn golf 1, golf 2, golf 3 50 17 33 66 Khu biệt thự Trần Hưng Đạo 215 200 15 7 Khách sạn ĐaLat Palace 100 74 26 26 Tên dự án vốn (%) Nguồn: Tổng hợp từ các NHTM tỉnh Lâm Đồng. Từ bảng 2.22 cho thấy: NHTM đầu tư cho hệ thống khách sạn, nhà hàng: ăn, ở là hai nhu cầu không thể thiếu của du khách. Do vậy, đầu tư vào hệ thống khách sạn nhà hàng là một việc làm thường xuyên, liên tục của các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh du lịch. Trong những năm qua, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã rất quan tâm đầu tư phát triển hệ thống khách sạn, nhà hàng nên đã có nhiều khách sạn, nhà hàng được mọc ra trong thời gian qua, đóng góp vào quá trình phát triển ấy có các NHTM tham gia tài trợ vốn để tài trợ cho các tổ chức, cá nhân sửa chữa, xây dựng mới…Điển hình của việc tài trợ này là các dự án: cải tạo, mở rộng khách sạn Palace, một khách sạn xếp hạng 5 sao đầu tiên ở Đà Lạt được xây dựng từ thời Pháp với số tiền tài trợ là 26 tỷ đồng, chiếm 26% tổng chi phí của dự án. Xây cải tạo, xây dựng mới hệ thống khách sạn golf 1, 2, 3. Đây là hệ thống nhà hàng, khách sạn được xếp hạng từ 3 đến 4 sao nằm ngay trung tâm Đà Lạt ở nhiều vị trí khá đắc địa, tổng số vốn mà các NHTM tài trợ cho dự án này là 33 tỷ đồng, chiếm 66% tổng chi phí của dự án. Đặc biệt hơn cả là các NHTM đã tham gia tài trợ cho dự án cải tạo sửa chữa hệ thống các biệt thự cổ nằm ngay đường Trần Hưng Đạo với tổng số vốn tài trợ là 15 tỷ đồng, chiếm 7% tổng chi phí của dự án, tuy tỷ trọng tài trợ không lớn so 119 với tổng chi phí của dự án, song không có nguồn vốn tài trợ này thì dự án khó đi vào hoàn thiện. Dự án cải tạo lại hệ thống biệt thự cổ này đã tránh được sự xuống cấp sau một thời gian dài không sử dụng và hiện đem lại hiệu quả kinh tế cao cho cả doanh nghiệp và nhà nước, bên cạnh đó đã tôn thêm vẻ đẹp mỹ quan cho thành phố. Một số công trình khác như: hệ thống cáp treo đi từ đỉnh đèo Prenn đến khu du lịch hồ Tuyền Lâm; khu du lịch Đankia suối Vàng; khu du lịch thác Đambri…đều là những dự án quan trọng góp phần tô thêm vẻ đẹp, tạo ra sức hấp dẫn và thuận lợi cho du khách đến tham quan, nghỉ ngơi. 2.2.4.6. Một số khảo sát đối với khách hàng vay vốn đầu tư phát triển du lịch Lâm Đồng và hiệu quả kinh tế-xã hội đem lại từ đầu tư tín dụng + Câu hỏi khảo sát đối với khách hàng vay vốn: Tác giả gởi 164 phiếu thăm dò cho những khách hàng đã hoặc đang vay vốn để đầu tư kinh doanh ngành du lịch, số phiếu thu về và có thể sử dụng được là 157 phiếu, kết qủa trả lời của khách như sau: - Từ việc điều tra khảo sát thực địa đối với khách hàng cho chúng ta thấy đa số khách hàng sau khi vay vốn tại các NHTM đều đem lại hiệu quả kinh tế, cụ thể là lợi nhuận thu được cao hơn trước khi vay vốn tại các NHTM. - Bên cạnh đó còn cho thấy khả năng đáp ứng nhu cầu về nguồn vốn, khó khăn về đảm bảo tiền vay, đối tượng cho vay, cung cách phục vụ khách hàng, lãi suất tiền vay…vẫn còn là những rào cản trong việc mở rộng tín dụng đối với khách hàng ngành du lịch. - Tuyên truyền, quảng cáo của các NHTM vẫn còn nhiều hạn chế, đa số khách hàng được hỏi biết tới NHTM là do người khác giới thiệu. - Nếu được các NHTM giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động tín dụng thì khách hàng sẽ tiếp tục vay vốn để mở rộng đầu tư cho ngành du lịch phát triển. (Xem bảng thống kê sau) 120 Tiêu chí Loại hình hoạt động Độ tuổi của khách hàng Biết thông tin về ngân hàng đang giao dịch là do Đã vay vốn tại các NHTM lần thứ Hiệu quả kinh tế sau khi vay vốn tại các NHTM Khó khăn, vƣớng mắc trong khi vay vốn tại các ngân hàng Kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực du lịch Nếu NHTM giải quyết những khó khăn vƣớng mắc, Quí khách có tiếp tục vay vốn để mở rộng đầu tƣ không Phân loại Số lƣợng Tỷ lệ (%) Công ty TNHH Công ty CP Loại hình doanh nghiệp khác Cá nhân Từ 18 đến 30 Từ 31 đến 40 Từ 41 đến 50 Trên 50 Thông tin truyền thông Do người khác giới thiệu Ngẫu nhiên Lý do khác Mới vay lần đầu Thứ 2 trở lên Tốt hơn Không tốt hơn Thủ tục vay vốn còn rườm rà, phức tạp Mức vốn cho vay còn chưa đáp ứng nhu cầu đầu tư Vốn vay chưa phù hợp với khả năng thu hồi dự án Khó khăn về đảm bảo tiền vay Lãi suất vay khá cao Đối tượng vay còn gò bó Cung cách phục vụ còn hạn chế Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch dưới 1 năm Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch từ trên 1 năm đến 3 năm Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch trên 3 năm Tiếp tục vay Không tiếp tục vay 65 51 17 24 9 37 82 29 37 85 12 23 73 84 154 3 132 41,4 32,5 10,8 15,3 5,7 23,6 52,2 18,5 23,6 54,1 7,6 14,7 46,5 53,5 98,1 1,9 84,1 146 93 126 80,3 157 79 118 81 18 100 50,3 75,2 52 11,5 41 26,1 98 62,4 156 1 99,4 0,6 Nguồn: tổng hợp từ điều tra, khảo sát của tác giả. * Về hiệu quả kinh tế- xã hội mang lại từ việc đầu tư tín dụng ngân hàng: + Hiệu quả kinh tế: trong quá trình nghiên cứu, do không có số liệu đầy đủ của tất cả các doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn, số liệu dưới đây tác giả chỉ lấy được một phần trong tổng số doanh nghiệp và cá nhân vay vốn tại các ngân hàng, song do 121 đây đều là doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực hoạt động chính và thực tế đang là những doanh nghiệp đang hoạt động khá tốt, chiếm thị phần, doanh thu không nhỏ trên địa bàn xem bảng(2.23): Bảng 2.23. Hiệu quả kinh tế mang lại từ đầu tư tín dụng. Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Vốn tài trợ từ các NHTM (tỷ đồng) 26,2 78,4 107,5 185,1 278,6 306,12 Lƣợng khách phục vụ (lƣợt ngƣời) 286.361 352.259 387.650 479.701 585.700 632.153 Doanh thu (tỷ đồng) 208,5 277,4 325,37 402,58 487,63 531,76 Lợi nhuận trƣớc thuế (tỷ đồng) 36,7 53,42 77,1 98,6 136,5 162,48 Nguồn: Tổng hợp từ các NHTM Lâm Đồng. Từ bảng 2.23, cho thấy: thông qua vay vốn tại các NHTM các tổ chức, cá nhân đã mở rộng đầu tư nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ qua đó ngày càng thu hút được nhiều du khách hơn và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, điều đó được thể hiện rất rõ là trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2010, dư nợ, lượng khách, doanh thu và lợi nhuận của các tổ chức, cá nhân đều tăng, cụ thể: năm 2006, dư nợ cho vay tăng 52,2 tỷ đồng so với năm 2005 tỷ lệ tăng 199,2%, lượng khách năm 2006 tăng so với năm 2005 là 65.898 lượt người, tỷ lệ tăng 23,01%, doanh thu tăng 68,9 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 33,5% và lợi nhuận tăng 16,72 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 45,56%. Năm 2007, dư nợ cho vay tăng 29,1 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 37,12% so với năm 2008, lượng khách tăng so với năm 2006 là 35.391 lượt người, tỷ lệ tăng 10,05%, doanh thu tăng 48 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 17,3% và lợi nhuận tăng 23,68 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 44,3%. Năm 2008, dư nợ cho vay tăng 77,6 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 72,2% so với năm 2007, lượng khách tăng so với năm 2007 là 92.051 lượt người, tỷ lệ tăng 23,75%, doanh thu tăng 77,21 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 23,73% và lợi nhuận tăng 21,5 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 27,9%. Năm 2009, dư nợ tăng 93,5 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 50,5% so với năm 2008, lượng khách tăng so với năm 2008 là 105.999 lượt người, tỷ lệ tăng 22,1%, doanh thu tăng 85,05 122 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 21,13% và lợi nhuận tăng 37,9 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 38,44%. Năm 2010, dư nợ tăng 27,52 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 9,9% so với năm 2009, lượng khách tăng so với năm 2009 là 46.453 lượt người, tỷ lệ tăng 7,93%, doanh thu tăng 44,13 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 9,05% và lợi nhuận tăng 25,98 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 19,033%. Số liệu trên cho thấy, dư nợ cho vay là một trong những nguyên nhân không nhỏ mang lại hiệu quả kinh tế cho các tổ chức, cá nhân nói riêng, ngành du lịch nói chung. + Hiệu quả xã hội: - Đầu tư tín dụng đã giúp cho các doanh nghiệp mở rộng được sản xuất kinh doanh, qua đó đã giải quyết được một số lượng lớn lao động vào làm việc cho ngành du lịch Lâm Đồng, theo báo cáo chỉ riêng các chi nhánh NHNo & PTNT trên địa bàn khi đầu tư vào các dự án ngành du lịch đã thu hút được trên 936 lao động so với trước khi dự án được triển khai. - Tăng thêm vẻ đẹp của địa phương, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm và phục hồi được nhiều công trình kiến trúc, di tích lịch sử văn hoá của tỉnh: điển hình là thông qua việc đầu tư tín dụng đã tạo ra thêm nhiều khách sạn, nhà hàng hiện đại như: khách sạn golf 1, 2, 3; khôi phục nhiều công trình kiến trúc cổ ở Đà Lạt như các biệt thự ở đường Trần Hưng Đạo; giảm thiểu ô nhiễm tại các khu du lịch thác Đambri, suối Vàng... - Góp phần làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia cũng như làm tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. - Thúc đẩy nhiều ngành, nghề khác cùng phát triển: thông qua đầu tư tín dụng cho ngành du lịch đã thúc đẩy một số ngành có liên quan như tiểu thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ, nông nghiệp…phát triển, qua đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại địa phương. - Làm cho du khách đến Lâm Đồng được nghỉ ngơi thoải mái, phục hồi tinh thần và sức khoẻ sau những giây phút học tập, làm việc căng thẳng; nâng cao sự hiểu biết về văn hoá, xã hội…của mỗi du khách. 123 2.2.4.7. Về cơ chế cho vay đối với ngành du lịch * Về điều kiện vay vốn: khách hàng kinh doanh trong ngành du lịch vay vốn tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn phải có đủ các điều kiện như sau: + Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi nhân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo qui định của pháp luật. - Đối với khách hàng là pháp nhân và cá nhân Việt Nam, thì pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự, được công nhận là pháp nhân theo Điều 84 và Điều 86 của Luật dân sự và các qui định pháp luật khác; cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi nhân sự; đại diện hộ gia đình, đại diện tổ hợp tác phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi nhân sự; thành viên của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật dân sự và hành vi dân sự và hoạt động theo luật của doanh nghiệp. - Đối với khách hàng là pháp nhân và cá nhân nước ngoài phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo qui định của pháp luật của nước mà pháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước ngoài đó được Bộ Luật Dân sự của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam qui định, hoặc được điều ước quốc tế mà Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia qui định. + Mục đích vay vốn phải hợp pháp. + Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết: có mức vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống; kinh doanh có lãi. + Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với qui định của pháp luật. + Thực hiện các qui định về đảm bảo tiền vay theo qui định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 124 * Các hình thức cấp tín dụng cho ngành du lịch trong thời gian qua: dựa vào những tiêu chí khác nhau, thời gian qua, hệ thống các ngân hàng thương mại cấp tín dụng cho ngành du lịch dưới các hình thức sau đây: Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn: hình thức cấp tín dụng được phân chia thành 3 loại. - Cho vay mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định: cho vay để chuyển nhượng giá trị quyền sử dụng đất; xây dựng, sửa chữa nhà xưởng, vật kiến trúc và các công trình xây dựng khác; cho vay mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển…những khoản cho vay mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định thường có thời hạn trên một năm. - Cho vay bổ sung vốn lưu động: cho vay để mua sắm nguyên, vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, loại cho vay này thường có thời hạn từ 12 tháng trở xuống. - Cho vay tiêu dùng cá nhân: đây là các khoản vay phi kinh doanh dùng để trang trải cho việc học tập, mua sắm công cụ học tập hay mua sắm các vật dụng gia đình. Căn cứ vào thời gian trả nợ: hình thức cấp tín dụng này thường được các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước áp dụng rộng rãi trong việc lập bảng tổng kết tài sản, theo tiêu thức này, hình thức cấp tín dụng cho ngành du lịch được phân chia ra thành 3 loại: Cho vay ngắn hạn: Theo qui định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thì loại cho vay này có thời hạn từ 12 tháng trở xuống. Đối với loại cho vay này, các ngân hàng thương mại trên địa bàn thường cho các tổ chức, cá nhân vay vốn để mua sắm nguyên, vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh cũng như tiêu dùng của cá nhân. Cho vay trung hạn: Theo qui định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thì loại cho vay này có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng, đây là 125 khoản cho vay được các ngân hàng thương mại trên địa bàn cho vay nhiều nhất, chủ yếu là cho vay: xây dựng khách sạn, cáp treo, phương tiện vận chuyển… Cho vay dài hạn: Theo qui định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thì thời hạn cho vay dài hạn có thời hạn từ trên 60 tháng, khoản vay này chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu của ngân hàng thương mại trên địa bàn, chủ yếu là cho vay nhận chuyển nhượng giá trị quyền sử dụng đất. Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng: Theo căn cứ này, hình thức cấp tín dụng đối với ngành du lịch được chia ra làm 2 loại. - Cho vay không có tài sản đảm bảo: hình thức cấp tín dụng này được thực hiện trên cơ sở uy tín của khách hàng mà không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ 3, trên thực tế tại địa bàn Lâm Đồng có rất ít hình thức cấp tín dụng này, chủ yếu là cho vay tiêu dùng, số tiền cho vay ít. - Cho vay có đảm bảo bằng tài sản: là hình thức cấp tín dụng dựa trên cơ sở là đảm bảo bằng tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ 3, loại hình cấp tín dụng này được các ngân hàng trên địa bàn áp dụng phổ biến. * Về phƣơng thức cho vay đối với ngành du lịch trong thời gian qua: thời gian qua, các ngân hàng thương mại trên địa bàn thường áp dụng phương thức cho vay đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, cụ thể: Phương thức cho vay từng lần: là phương thức cho vay mà mỗi lần vay vốn, khách hàng vay và ngân hàng lập đầy đủ các thủ tục vay vốn cần thiết theo qui định của ngân hàng và ký kết hợp đồng tín dụng. Phương thức cho vay này được áp dụng phổ biến đối với các khách hàng ngành du lịch, phương thức cho vay này có nhược điểm là mỗi lần vay vốn các tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành du lịch phải lập đầy đủ các thủ tục hồ sơ theo qui định và ngân hàng cũng phải đi thẩm định lại các yếu tố cần thiết theo qui định của khách hàng vay, điều đó làm mất thời gian, công sức, cũng như cơ hội kinh doanh của cả ngân hàng và khách hàng. 126 Phương thức cho vay theo dự án đầu tư: theo đó phương thức này áp dụng cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành du lịch vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Các ngân hàng thương mại cùng khách hàng ký hợp đồng tín dụng và thoả thuận mức vốn đầu tư duy trì cho cả thời gian đầu tư của dự án và phân định thời gian hoàn trả vốn vay cho từng kỳ, ngân hàng tiến hành giải ngân theo tiến độ thực hiện dự án. Mỗi lần rút vốn vay, khách hàng lập giấy nhận nợ tiền vay trong phạm vi mức vốn vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng, kèm theo các chứng từ có liên quan để chứng minh mục đích sử dụng vốn vay. Phương thức cho vay trả góp: theo đó ngân hàng và khách hàng vay thoả thuận số tiền vay, số lãi phải trả cộng vào số tiền gốc rồi chia ra trả nợ cho nhiều kỳ hạn trong suốt thời gian vay vốn; hợp đồng tín dụng ghi rõ các kỳ hạn trả nợ, số tiền phải trả ở mỗi kỳ hạn. Đối tượng khách hàng vay theo phương thức này có phương án khả thi, nguồn trả nợ bằng các khoản thu nhập ổn định. Đối với những phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay đồng tài trợ, dự án đầu tư…có rất nhiều ưu điểm, nhưng hệ thống các ngân hàng thương mại chưa cho vay hoặc có thực hiện cho vay nhưng số lượng rất ít. * Về đối tƣợng cho vay: ngân hàng thương mại cho khách hàng vay để nhận chuyển nhượng giá trị quyền sử dụng đất, thuê đất, mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, mua nhiên, nguyên vật liệu để phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh, trả lương cho nhân viên… Nhiều đối tượng cho vay như: chi phí xúc tiến quảng bá hình ảnh du lịch, chi phí thuê đất, chi phí đầu tư bảo tồn và phát triển rừng, chi phí đào tạo cán bộ ngành du lịch ở trong, ngoài nước…chưa được hệ thống các ngân hàng thương mại trên địa bàn quan tâm cho vay. * Về thời hạn cho vay: các ngân hàng đầu tư cho các khách hàng vay theo 3 loại, đó là: cho vay ngắn hạn (dưới 12 tháng); cho vay trung hạn ( từ trên 12 tháng đến dưới 60 tháng) và cho vay dài hạn ( trên 60 tháng). Thông thường các ngân hàng thương mại trên địa bàn định kỳ hạn nợ cho vay không thực sự khoa học, chưa dựa 127 vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng mà cứ định thời hạn cho vay ngắn hạn thông thường là 12 tháng; trung hạn cho vay từ 2 đến 5 năm, kỳ hạn trả nợ là 3 tháng 1 kỳ và dài hạn là từ trên 5 năm trở lên và định kỳ hạn thu nợ là 3 hoặc 6 tháng trả nợ 1 lần. * Về lãi suất cho vay: các ngân hàng thương mại cho vay theo lãi suất qui định khung của các ngân hàng thương mại trung ương, với lãi suất cho vay thoả thuận, lãi suất cho vay được tính toán dựa trên lãi suất huy động bình quân đầu vào cộng với chi phí hoạt động và lợi nhuận hợp lý để cho vay. * Về cơ chế đảm bảo tiền vay: ngân hàng thương mại được tự chủ cho vay có hoặc không có đảm bảo bằng tài sản theo qui định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cũng như hướng dẫn của các ngân hàng thương mại và tự chịu trách nhiệm trước các quyết định của mình. Nếu như cho vay có đảm bảo bằng tài sản thì tài sản đảm bảo có thể là của chính khách hàng vay, tài sản được bảo lãnh từ bên thứ ba hoặc tài sản hình thành từ vốn vay. Qui định là như vậy, nhưng trên thực tế thời gian qua các ngân hàng thương mại trên địa bàn chủ yếu cho vay có đảm bảo bằng tài sản là giá trị quyền sử dụng đất và các công trình gắn liền với đất, việc định giá đất chưa phù hợp với giá trị chuyển nhượng thực tế trên địa bàn. Do các ngân hàng chủ yếu cho vay thế chấp bằng bất động sản, nên có rất nhiều dự án kinh doanh khả thi nhưng khách hàng vẫn không thể tiếp cận được nguồn vốn vay của các ngân hàng thương mại. * Mức cho vay: căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, các ngân hàng thương mại cho vay tối đa bằng 90% tổng nhu cầu vốn của khách hàng. Trên thực tế, các NHTM thường cho vay chỉ từ 25-80% tổng nhu cầu vốn của khách hàng. * Về bộ hồ sơ cho vay: tùy vào qui định của từng ngân hàng, song bộ hồ sơ cho vay về cơ bản có các hồ sơ như sau: - Đối với pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh: Quyết định thành lập; điều lệ doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp tư nhân); quyết định bổ nhiệm Chủ tịch hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (giám đốc), quyết định công nhận ban quản 128 trị, chủ nhiệm hợp tác xã; quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng; đăng ký kinh doanh; giấy phép hành nghề (nếu có); biên bản góp vốn; danh sách thành viên sáng lập; kế hoạch sản xuất kinh doanh trong kỳ, báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh kỳ gần nhất; giấy đề nghị vay vốn; dự án, phương án sản xuất kinh doanh trong kỳ; hồ sơ đảm bảo tiền vay (nếu món vay có đảm bảo bằng tài sản): giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng tài sản; biên lai nộp thuế; tờ khai nộp thuế trước bạ; hợp đồng đảm bảo tiền vay; hồ sơ đăng ký giao dịch đảm bảo…; các chứng từ có liên quan; hợp đồng tín dụng; hợp đồng kinh tế; giấy nhận nợ… - Đối với hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác: đăng ký kinh doanh; chứng minh nhân dân, hộ khẩu (sao y); giấy đề nghị vay vốn (có xác nhận của ủy ban cấp xã, phường); hợp đồng tín dụng; giấy nhận nợ; hợp đồng đảm bảo tiền vay; hồ sơ đăng ký giao dịch đảm bảo… 2.3. Đánh giá những mặt làm đƣợc, những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong đầu tƣ tín dụng ngân hàng đối với ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng 2.3.1. Một số mặt làm được - Thúc đẩy ngành du lịch nói riêng, các ngành kinh tế khác nói chung phát triển, tạo công ăn việc làm và hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi: những năm qua, các ngân hàng thương mại trên địa bàn đã tài trợ cho ngành du lịch một khối lượng vốn tương đối lớn, đây là một trong những nguồn vốn quan trọng bổ sung cho ngành du lịch mở rộng đầu tư, tăng thu nhập, qua đó góp phần thúc đẩy ngành du lịch địa phương phát triển và như chúng ta đã biết, ngành du lịch có mối quan hệ hữu cơ với nhiều ngành, nghề khác và khi ngành du lịch phát triển sẽ kéo theo các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Khi ngành du lịch Lâm Đồng phát triển đã góp phần tạo công ăn việc làm (đến cuối năm 2009, ngành du lịch đã thu hút được 16.841 lao động), góp phần ổn định trật tự xã hội và từng bước nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân địa phương. Ngoài ra, tín dụng ngân hàng cũng là nguồn vốn quan trọng góp phần hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi tại địa phương. 129 - Thông qua đầu tư tín dụng cho ngành du lịch đã tạo ra được nhiều sản phẩm dịch vụ du lịch có chất lượng, qua đó ngày càng đáp ứng được nhu cầu của du khách trong và ngoài nước. - Việc đầu tư tín dụng ngân hàng đối với ngành du lịch Lâm Đồng đã góp phần bảo tồn và phát triển một số ngành nghề truyền thống tại địa phương, tô thêm vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, bộ mặt đô thị …tại địa phương: thông qua nguồn vốn vay, các tổ chức cá nhân đã đầu tư tôn tạo một số danh lam thắng cảnh, xây dựng các cơ sở, đầu tư trang thiết bị, đầu tư khôi phục và phát triển một số ngành nghề truyền thống…làm cho các danh lam thắng cảnh, bộ mặt đô thị được khang trang, đẹp đẽ hơn, một số ngành nghề truyền thống được bảo tồn và phát triển. - Thông qua đầu tư tín dụng ngân hàng, ngân hàng phát sinh thêm các hoạt động thanh toán quốc tế, cũng như góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia. - Tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại địa phương, nâng cao trình độ của người dân địa phương: thực tế cho thấy trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của tỉnh Lâm Đồng có những chuyển dịch đáng kể, theo đó tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ (trong đó có ngành du lịch) có xu hướng tăng lên, ngành nông nghiệp có xu hướng giảm xuống và như chúng ta đã biết, tín dụng ngân hàng là một nhân tố góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển, du lịch phát triển sẽ góp phần tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, chính vì vậy, tín dụng ngân hàng đã góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại địa phương. Mặt khác, ngành du lịch Lâm Đồng phát triển trong thời gian qua, đã mang lại nguồn thu nhập không nhỏ cho các tổ chức, cá nhân trực, gián tiếp hoạt động kinh doanh, cũng như làm việc trong lĩnh vực du lịch, qua đó có điều kiện để mua sắm các phương tiện, học tập để nâng cao trình độ. Hơn thế nữa, khi tiếp cận với du khách thì người dân bản địa sẽ có nhiều điều kiện để tiếp thu những kiến thức của các nền văn hoá khác nhau, đây cũng là một kênh để thu thập các kiến thức cho người dân. - Tăng hiệu quả hoạt động của các ngân hàng: ngân hàng thương mại cũng là một tổ chức kinh tế và một trong những mục tiêu quan trọng của các tổ chức kinh tế 130 là hoạt động kinh doanh phải bảo toàn và phát triển được vốn, thông qua hoạt động tài trợ cho ngành du lịch, các ngân hàng thương mại trên địa bàn cũng đã tạo được nguồn thu thông qua việc thu lãi cho vay và các nguồn thu khác từ dịch vụ ngân hàng khác, qua đó góp phần bảo toàn và phát triển vốn, đảm bảo thu nhập cho cán bộ công nhân viên cũng như tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong đầu tư tín dụng ngân hàng đối với ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng. 2.3.2.1. Những hạn chế Một là, Nguồn vốn huy động của các ngân hàng thương mại còn ở mức thấp, cơ cấu nguồn vốn chưa thực sự ổn định: đến 31/12/2010, tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng trên địa bàn là: 12.260 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay trên địa bàn là 18.241 tỷ đồng, như vậy nguồn vốn huy động tại chỗ của các ngân hàng thương mại chỉ đáp ứng được 67,2% tổng nhu cầu đầu tư tín dụng. Cơ cấu nguồn vốn chưa thực sự vững chắc, tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn huy động (90,06%); nguồn tiền gửi trên 12 tháng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn (9,94%), qua đó nguồn vốn trung dài hạn không đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng nói chung, ngành du lịch nói riêng. Hai là, tín dụng ngân hàng đầu tư cho du lịch còn rất thấp, cơ cấu tín dụng chưa thực sự hợp lý: thời gian qua, tài trợ của các ngân hàng thương mại cho phát triển ngành du lịch còn rất hạn chế, đến cuối năm 2010, nguồn vốn tài trợ cho ngành du lịch của các ngân hàng thương mại chỉ chiếm 3,2% tổng dư nợ cho vay, chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư của ngành du lịch. Cơ cấu tín dụng chưa thực sự hợp lý, nguồn tài trợ trung, dài hạn còn ở mức thấp. Ba là, các ngân hàng thương mại chưa có chiến lược đầu tư cho ngành du lịch: việc đầu tư tín dụng còn mang tính tự phát, không theo một chương trình, kế hoạch cụ thể nào cả, vì vậy nhiều khi dẫn đến rủi ro tín dụng xảy ra. Khi xây dựng được chiến lược đầu tư cho ngành du lịch sẽ giúp các NHTM định hướng được nên 131 đầu tư vào dự án gì, đầu tư bao nhiêu, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động, từng bước tạo lập hình ảnh, thương hiệu của mình ngày càng tốt hơn. Bốn là, các NHTM chưa xác định đối tượng đầu tư tín dụng cho ngành du lịch: cho vay du lịch là lĩnh vực đặc thù, do đó để có thể cho vay du lịch hiệu quả cần thiết phải xác định danh mục cụ thể nhằm hướng dẫn cho cán bộ tín dụng và khách hàng vay vốn khi làm hồ sơ xin vay và cấp tín dụng được rõ ràng, tạo điều kiện cấp tín dụng được dễ dàng hơn. Năm là, chưa xác định được phương pháp cho vay hợp lý cho từng đối tượng vay: để tạo được điều kiện cho khách hàng và ngân hàng tiết kiệm được thời gian, chi phí khi vay vốn. Ngân hàng cần xác định cho khách hàng vay vốn một phương pháp cho vay thích hợp nhất. Hầu hết các khách hàng vay du lịch hiện nay đều được áp dụng phương pháp cho vay từng lần, theo món. Như vậy khi khách hàng cần vay thì phải làm đơn xin vay, phải thẩm định phương án vay, làm thủ tục đảm bảo…điều này sẽ gây ra tốn kém thời gian và chi phí mà nếu áp dụng phương pháp cho vay phù hợp thì có thể tiết kiệm được. Sáu là, thủ tục vay vốn còn rườm rà, phức tạp, thời hạn cho vay còn chưa hợp lý, mức cho vay chưa phù hợp. - Về thủ tục cho vay: nhiều thủ tục vay vốn còn mang nặng tính hình thức như: xác nhận của ủy ban nhân dân phường, xã trên giấy đề nghị vay vốn, biên bản xác định giá trị tài sản đảm bảo, phôtô hộ khẩu, chứng minh nhân dân, việc thế chấp tài sản phải vừa qua cơ quan công chứng, vừa phải đăng ký ở cơ quan đăng ký giao dịch đảm bảo… - Thời gian cho vay còn chưa hợp lý: hiện nay nhiều ngân hàng thương mại trên địa bàn thường ấn định thời gian cho vay ngắn hạn là một năm, trung hạn từ trên 1 năm đến 5 năm, không quan tâm đến nguồn trả nợ, chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời gian thu hồi vốn đầu tư để cho vay, điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của khách hàng. 132 -Mức cho vay còn chưa thực sự hợp lý: thông thường các ngân hàng thương mại qui định tỷ lệ vốn tự có của khách hàng phải chiếm từ 20-40% vốn tự có, gây không ít khó khăn cho khách hàng, đặc biệt là những khách hàng có dự án, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, nhưng có nguồn vốn tự có thấp thì không được các ngân hàng tài trợ. Bảy là, vấn đề đảm bảo tiền vay: chủ trương, chính sách thì tài sản đảm bảo chỉ là một trong những điều kiện nhất định để quyết định mức cho vay, tuy nhiên đa số các ngân hàng trên địa bàn đều xem tài sản đảm bảo là một trong những điều kiện bắt buộc để cho vay, đến nay có rất ít khách hàng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch vay vốn mà không có tài sản đảm bảo. Việc tính toán giá trị tài sản đảm bảo chưa sát với giá trị thực của nó trên thị trường, tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo còn thấp; chưa quan tâm đến việc cho vay đối với tài sản hình thành từ vốn vay, các tài sản bằng động sản. Tám là, ứng dụng công nghệ ngân hàng và phát triển các điểm chấp nhận thẻ thanh toán quốc tế còn có những hạn chế nhất định: hệ thống công nghệ ngân hàng còn có những điểm bất cập, hoặc là chưa đáp ứng được yêu cầu, hoặc là chưa khai thác hết được chức năng của nó, nên chưa đưa ra được nhiều sản phẩm dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, nhiều sản phẩm bị lỗi, tính an toàn hệ thống còn chưa cao; phát triển các điểm chấp nhận thẻ thanh toán đến các điểm tham quan, các khách sạn, nhà hàng, hệ thống bán lẻ… còn chậm, nhiều khách nước ngoài muốn tham quan, mua sắm hay sử dụng các dịch vụ khác phải sử dụng tiền mặt mới thực hiện được, điều đó làm giảm đi mức chi tiêu của khá nhiều du khách. Chín là, trình độ và đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận cán bộ tín dụng còn hạn chế nhất định, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của hệ thống các ngân hàng thương mại. 2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế Một là, nguồn vốn huy động tại chỗ chưa cao, cơ cấu không thực sự vững chắc do nhiều nguyên nhân, như: kinh tế trên địa bàn thời gian qua tuy có phát triển, 133 song nhìn chung tỉnh Lâm Đồng vẫn còn là tỉnh nghèo, chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp về đầu tư, thu nhập bình quân đầu người không cao, vì vậy tiền để dành tiết kiệm trong dân cư còn khiêm tốn…Ngoài ra còn có nguyên nhân từ phía các ngân hàng thương mại như: sản phẩm tiền gửi của các ngân hàng còn mang yếu tố truyền thống, chất lượng các sản phẩm còn nhiều hạn chế, các hình thức huy động vốn còn đơn điệu, cung cách phục vụ còn chưa làm hài lòng khách hàng, công tác tuyên truyền quảng cáo của các ngân hàng thương mại còn có những hạn chế nhất định, việc tuyên truyền chủ yếu được thực hiện tại chi nhánh, phòng giao dịch và được thực hiện ở các thành phố, thị xã, thị trấn, chưa có biện pháp kết hợp giữa phương pháp truyền thông hiện đại với truyền thống để quảng cáo; thị trường tiền tệ, đặc biệt là các huyện vùng sâu, vùng xa còn kém phát triển, am hiểu về ngân hàng của người dân còn ít; hệ thống các ngân hàng thương mại trên địa bàn đã cố gắng mở rộng mạng lưới nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của người dân; chưa có biện pháp để huy động các nguồn vốn ở ngoài địa bàn tỉnh…Nguồn vốn tự lực tại địa phương, tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng còn đang ở mức thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là nhu cầu vay vốn trung, dài hạn. Hơn thế nữa, những nguyên nhân về thủ tục vay vốn còn rườm rà, hạn chế về tài sản, cơ chế chính sách tín dụng khác, sự quan tâm đầu tư của các ngân hàng thương mại đối với ngành du lịch…cũng là những yếu tố mà tỷ lệ cho vay ngành du lịch vẫn còn chưa cao. Hai là, một số qui định về đảm bảo tiền vay còn chưa phù hợp: theo qui định, hồ sơ thế chấp tài sản vừa phải công chứng, vừa phải đi đăng ký giao dịch đảm bảo, làm cho bộ hồ sơ vay vốn của khách hàng rườm rà và mất thời gian khi đi làm thủ tục công chứng, thế chấp. Hơn thế nữa, tại nhiều địa phương trong tỉnh chưa thành lập Văn phòng đăng ký giao dịch đảm bảo, gây khó khăn cho khách hàng vay vốn, đặc biệt là các khách hàng là các tổ chức khi làm thủ tục thế chấp phải đi khá xa và thời gian chờ đợi khá lâu. Trong thực tế, việc vay vốn thường phải kéo dài ngày do phải chờ công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo. Xử lý tài sản đảm bảo tiền vay tuy có cơ chế nhưng trên thực tế thường kéo dài vì khi các ngân hàng thương mại khởi kiện 134 khách hàng xong thì thời gian thi hành án là rất lâu, thường phải trên 1 năm ảnh hưởng đến kết qủa hoạt động của các ngân hàng. Trên thực tế nhiều khách hàng đầu tư rất lớn vào những khu du lịch, tính khả thi của dự án cao, song không thể vay vốn tại các ngân hàng thương mại vì không có tài sản thế chấp hoặc có rất ít tài sản nên ngân hàng không cho vay, những trường hợp này Chính phủ cần sớm ban hành một hình thức đảm bảo mới, tạo cơ chế thoáng hơn cho các ngân hàng, cũng như các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn. Bộ luật dân sự năm 2005 đã có hiệu lực và có nhiều sự thay đổi so với Bộ luật dân sự năm 1995, nên cũng có nhiều khác biệt so với Nghị định 178/1999/NĐ-CP, ngày 29 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ về đảm bảo tiền vay của các tổ chức tín dụng và Nghị định 85/2002/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 178/1999/NĐ-CP, song cho đến nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể để đảm bảo tính đồng bộ của các qui định, cũng như để cho các ngân hàng dễ áp dụng vào thực tế hơn. Nhiều ngân hàng qui định mức cho vay tối đa với giá trị tài sản đảm bảo còn khá thấp, chưa phù hợp, chẳng hạn như hệ thống NHNo& PTNT Việt Nam qui định mức cho vay tối đa theo giá trị tài sản đảm bảo là: giá trị quyền sử dụng đất là 50%, tài sản khác là 75%. Việc định giá tài sản đảm bảo, đặc biệt là đất nông nghiệp chỉ định giá theo đơn giá của UBND tỉnh, nên còn rất thấp so với giá trị thực tế chuyển nhượng tại địa phương, điều đó ảnh hưởng nhất định đến mức cho vay của khách hàng. Ba là, về trình độ và đạo đức của đội ngũ cán bộ tín dụng: trình độ của cán bộ tín dụng vẫn chưa thực sự đổi mới, đặc biệt là kỹ năng thẩm định dự án, kiến thức về pháp luật, ngoại ngữ và kỹ năng giao tiếp khách hàng. Khả năng thẩm định còn hạn chế dẫn đến việc đánh giá tính khả thi và định kỳ hạn nợ không đáng tin cậy, cán bộ tín dụng chủ yếu dựa vào tài sản đảm bảo để quyết định cho vay, nhiều dự án có yếu tố nước ngoài các cán bộ không có trình độ ngoại ngữ để giao tiếp hoặc tiếp cận hồ sơ vay, kỹ năng giao tiếp khách hàng vẫn còn hạn chế nhất định, hay không biết một dự án triển khai cần có những văn bản pháp luật nào điều chỉnh... Nguyên nhân là do hệ thống các ngân hàng 135 chưa thực sự quan tâm đến vấn đề đào tạo nguồn cán bộ này, mặt khác là ý thức nâng cao trình độ của mỗi cán bộ tín dụng còn chưa cao. Bên cạnh đó, đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận cán bộ còn hạn chế, trên thực tế đã có những cán bộ cho vay thông qua cò tín dụng, cố gắng nâng khống tài sản, thẩm định không trung thực tính khả thi của khách hàng để cho vay, sau đó để vay ké hoặc lấy tiền của khách hàng…làm ảnh hưởng không nhỏ đến mở rộng tín dụng và uy tín của các ngân hàng thương mại đối với khách hàng. Bốn là, hồ sơ vay vốn theo qui định của các ngân hàng còn khá nhiều loại, nhiều hồ sơ chỉ mang tính hình thức; qui trình vay vốn còn chưa hợp lý: có quá nhiều giấy tờ phải nộp theo qui định, khá nhiều các cơ quan công quyền chứng thực, xác nhận, làm cho khách hàng vay phải đi lên, đi xuống nhiều lần, qua đó cũng làm nản lòng đối với không ít khách hàng vay. Hệ thống các ngân hàng thương mại chưa triển khai, hoặc triển khai rất ít các phương thức cho vay đồng tài trợ, phương thức cho vay luân chuyển tiền tệ…đối với khách hàng ngành du lịch, đây là những phương thức cho vay có khá nhiều ưu điểm như giảm được thời gian đi lại của khách hàng, cùng các ngân hàng khác có thế mạnh về tài chính, kinh nghiệm thẩm định quản lý dự án để cùng cho vay… Năm là, ứng dụng kỹ thuật công nghệ trong hoạt động ngân hàng chưa thật đồng bộ: việc triển khai ứng dụng kỹ thuật công nghệ ngân hàng làm tăng tiện ích các sản phẩm dịch vụ còn chậm, nhiều sản phẩm dịch vụ đã có nhưng các chi nhánh không nắm bắt được hoặc có nắm bắt được nhưng không triển khai hay chỉ triển khai rất hạn chế. Chẳng hạn như có rất ít điểm chấp nhận thẻ thanh toán tại các nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại, các điểm du lịch… Sáu là, các chính sách tín dụng cho phát triển du lịch vẫn chưa được quan tâm đúng mức: việc đưa ra các chính sách ưu đãi nhằm đẩy mạnh phát triển các ngành, vùng kinh tế có tiềm năng, lợi thế và tính xã hội cao là việc làm hết sức cần thiết để phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh trật tự xã hội. Những năm vừa qua, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chính sách ưu đãi về vốn, lãi suất, xử lý rủi ro…đối với nhiều lĩnh vực, trong đó có nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Đây là một chủ trương, chính sách đúng đắn, hợp lòng dân để đưa nền sản xuất nông nghiệp nước ta sớm tiến lên con đường công nghiệp 136 hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Trong những năm qua, ngành du lịch đã được các cấp chính quyền và các ngân hàng thương mại quan tâm ưu đãi, khuyến khích đầu tư, nhưng vẫn chưa đưa ra được nhiều chính sách thiết thực, hiệu quả để thúc đẩy ngành du lịch phát triển. Thiết nghĩ, đối với những vùng giàu tiềm năng phát triển du lịch, cũng cần nghiên cứu đưa ra các chính sách (thuế, giao đất, vốn, lãi suất, thời hạn vay vốn, đảm bảo tiền vay…) để hỗ trợ, khuyến khích ngành du lịch nhanh chóng phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước. Bảy là, việc cải cách thủ tục liên quan đến hoạt động tín dụng còn chậm, hay chưa sát với thực tế: nhiều thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động tín dụng còn chậm hoặc chưa phù hợp với thực tế, qua đó làm cho các tổ chức, cá nhân ngại tiếp cận đến nguồn vốn ngân hàng, hoặc không tiếp cận được với nguồn vốn vay như: các qui định còn rườm rà, thiếu yếu tố pháp lý… 137 Kết luận chƣơng 2 Trong chương 2, trên cơ sở vận dụng lý luận xây dựng trong chương 1 để nghiên cứu, luận án đã đạt được những kết quả chủ yếu sau: Luận án đề cập khái quát về hệ thống tổ chức kinh doanh du lịch của tỉnh Lâm Đồng trên các nội dung như thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật, thực trạng nguồn nhân lực ngành du lịch, về thực trạng phát triển nguồn khách du lịch, những vấn đề về doanh thu và số ngày lưu trú của du khách, về hạ tầng kỹ thuật, những vấn đề về quản lý nhà nước về du lịch, thực hiện khảo sát đánh giá của du khách về du lịch Lâm Đồng, qua đó chỉ ra những thành tựu đạt được của ngành du lịch Lâm Đồng, những tồn tại và nguyên nhân tồn tại của ngành du lịch Lâm Đồng thời gian qua. Luận án tập trung phân tích, đánh giá thực trạng TDNH đối với ngành du lịch của tỉnh Lâm Đồng. Trong đó đề cập khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng về nguồn vốn huy động tại địa phương và tiếp nhận nguồn vốn điều hoà từ trung ương để tăng cường khả năng tín dụng của các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Luận án đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng đối với ngành du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong thời gian qua trên các mặt tỷ trọng dư nợ cho vay ngành du lịch trong tổng dư nợ; xem xét cơ cấu dư nợ ngành du lịch so với tổng dư nợ cho vay ngành dịch vụ; đề cập dư nợ cho vay ngành du lịch của một số ngân hàng trên địa bàn; khảo sát thực tế những dự án đầu tư du lịch trọng điểm có sự tham gia tài trợ của các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; khảo sát đối với khách hàng vay vốn đầu tư phát triển du lịch Lâm Đồng và hiệu quả kinh tế - xã hội đem lại từ đầu tư tín dụng cho khách hàng. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng chỉ ra những mặt làm được, những tồn tại và nguyên nhân tồn tại trong đầu tư tín dụng ngân hàng đối với ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng thời gian qua. 138 Trước hết luận án chỉ ra 9 hạn chế bao gồm những hạn chế về nguồn vốn và cơ cấu huy động vốn, hạn chế về tín dụng ngân hàng đầu tư cho du lịch còn thấp, cơ cấu chưa thực sự hợp lý; hạn chế về chiến lược đầu tư, chưa xác định đối tượng đầu tư tín dụng cho ngành du lịch; chưa xác định được phương pháp cho vay hợp lý cho từng đối tượng vay; hạn chế về thủ tục vay vốn, về thời hạn cho vay bởi sự thiếu hợp lý, mức cho vay chưa phù hợp; những hạn chế về vấn đề đảm bảo tiền vay; hạn chế trong ứng dụng công nghệ ngân hàng và hạn chế về trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức của cán bộ tín dụng. Tiếp đến luận án chỉ ra 7 nguyên nhân hạn chế chủ yếu gồm nguồn vốn huy động tại chỗ chưa cao, cơ cấu không thực sự vững chắc; nguyên nhân từ một số qui định về đảm bảo tiền vay chưa phù hợp; nguyên nhân từ trình độ và đạo đức của đội ngũ cán bộ tín dụng; nguyên nhân từ một số quy định về hồ sơ vay vốn về qui trình vay vốn; nguyên nhân từ ứng dụng kỹ thuật công nghệ trong hoạt động ngân hàng chưa thật đồng bộ; nguyên nhân từ các chính sách tín dụng cho phát triển du lịch vẫn chưa được quan tâm đúng mức và nguyên nhân từ quá trình cải cách thủ tục liên quan đến hoạt động tín dụng còn chậm, chưa sát với thực tế. Những nội dung mới nổi bật đạt được trong chương này là cách tiếp cận đánh giá toàn diện về tín dụng ngân hàng đối với ngành du lịch. Hai là với cách tiếp cận biện chứng, toàn diện luận án đã chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân hạn chế một cách cụ thể mang rõ tính riêng biệt của du lịch Lâm Đồng và tín dụng ngân hàng đối với ngành du lịch Lâm Đồng. Nội dung mới đạt được là cơ sở cho việc luận án luận giải và đưa ra các giải pháp cho tín dụng ngân hàng đối với phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng trong thời gian tới. 139 BẢN ĐỒ DU LỊCH LÂM ĐỒNG(*) Một số danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và một số tuyến giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng Ghi chú: các số trong ô tròn hoặc vuông là tên các quốc lộ hoặc tỉnh lộ. (*) Tổng cục Du lịch(2009)-Non nước Việt Nam-Nxb Tiến Bộ, trang 567. 140 CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG 3.1 QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG Quan điểm thứ nhất: Phát triển du lịch phải dựa trên nhiều nguồn lực, trong đó lấy nội lực là trọng tâm, ngoại lực là yếu tố quan trọng để phát triển: du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính đặc thù cao, muốn đầu tư phát triển ngành du lịch theo hướng hiện đại, bền vững thì ngành du lịch phải cần tranh thủ huy động tối đa nguồn lực của xã hội, cả nguồn vốn nội lực và ngoại lực để đầu tư phát triển. Như vậy, cần phải tranh thủ huy động tối đa các nguồn lực từ trong nước và ngoài nước, huy động từ mọi thành phần kinh tế, trong đó nguồn nội lực là yếu tố trọng tâm, ngoại lực là yếu tố quan trọng để phát triển. Về nguồn vốn trong nước cần mở rộng phát hành cổ phiếu, trái phiếu; góp vốn thành lập các công ty TNHH, công ty hợp danh, phát hành trái phiếu cho các dự án BOT, phát hành trái phiếu địa phương, hay tăng cường vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn vay từ các ngân hàng thương mại…Bên cạnh nguồn lực từ trong nước, ngành du lịch Lâm Đồng cần tranh thủ huy động nguồn ngoại lực từ bên ngoài như: huy động từ nguồn vốn liên doanh, liên kết, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nguồn vốn phát hành trái phiếu ngoại tệ... Quan điểm thứ hai: phát triển du lịch Lâm Đồng phải giữ gìn được bản sắc văn hoá các dân tộc; bảo tồn môi trường sinh thái, giữ gìn an ninh trật tự xã hội: địa bàn tỉnh Lâm Đồng có rất nhiều dân tộc anh em đang sinh sống như: người Kinh, Mạ, Lạch, ChuRu, K’Ho, M’Nông…mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hoá riêng, trong đó có những nét văn hoá rất đặc sắc như: cồng chiêng, lễ hội đâm trâu, lễ hội mừng lúa mới…Ngày nay, có rất nhiều du khách trong và ngoài nước có nhu cầu đi du lịch để tìm hiểu văn hoá của các dân tộc khác nhau, do vậy việc giữ gìn và phát triển văn hoá của dân tộc nói chung, bảo tồn văn hoá các dân tộc trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng nói riêng cần được quan tâm giữ gìn và phát triển. 141 Một nền kinh tế muốn phát triển bền vững chỉ khi giữ vững được môi trường sinh thái; du lịch là hoạt động mang tính đặc thù riêng, trong đó môi trường sinh thái là một yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển, đây là một yếu tố không thể tách rời. Lâm Đồng là một tỉnh miền núi, có rất nhiều cánh rừng nguyên sinh, rừng đặc dụng, thác nước, suối, hồ… để thúc đẩy ngành du lịch phát triển một cách bền vững thì chính quyền và nhân dân trong tỉnh phải giữ gìn thật tốt nguồn tài nguyên đó, ngoài ra cần giữ gìn môi trường tại các nhà dân và những nơi công cộng để cho môi trường sống luôn được sạch sẽ, mát mẻ, trong lành. Các cấp chính quyền cần tăng cường việc tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức người dân cũng như du khách để cùng góp phần bảo vệ môi trường. Một điểm đến mà luôn đem lại an toàn cho du khách chắc chắn sẽ đem lại cảm giác an tâm cho mỗi du khách. Vì thế, các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh cần phối kết hợp với nhau để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh, nhằm tạo ra một môi trường xã hội thật an ninh, an toàn cho du khách, đây là việc làm cần thiết để thu hút du khách nhiều hơn. Quan điểm thứ ba: phát triển du lịch Lâm Đồng phải lấy hiệu quả kinh tếxã hội làm thước đo và coi đây là ngành quan trọng góp phần thúc đẩy các ngành nghề khác cùng phát triển: khi muốn phát triển một ngành nghề nào đó, dù đứng trên danh nghĩa một quốc gia, một tổ chức hay một cá nhân thì một trong những yếu tố quan trọng là phải tính toán đến hiệu quả kinh tế; phát triển ngành du lịch Lâm Đồng cũng không nằm ngoài xu hướng này. Có hiệu qủa kinh tế thì mới thực hiện được tái sản xuất mở rộng, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ ngành du lịch, nâng cao thu nhập của người lao động làm trong ngành du lịch, từ đó tác động lại thúc đẩy ngành du lịch ngày càng phát triển tốt hơn. Hiệu quả kinh tế là thước đo để phát triển ngành du lịch Lâm Đồng nhưng song song đó phải tính toán đến hiệu quả về mặt xã hội, như phát triển du lịch phải làm sao giải quyết được nhiều công ăn việc làm, nâng cao trình độ dân trí, cũng như góp phần xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo trật tự xã hội, an ninh quốc phòng, môi trường sinh thái. Nếu giải quyết tốt được các vấn đề về hiệu qủa xã 142 hội thì nó sẽ giúp ngành du lịch phát triển được tốt hơn; ví dụ: một quốc gia hoặc địa phương, có tình hình an ninh tốt, dân trí cao thì chắc chắn sẽ là một trong những yếu tố để thu hút khách du lịch tốt hơn. Đứng trên tổng thể của nền kinh tế, điều cần thiết là khi phát triển một ngành nghề nào đó, thì ngành nghề đó phải góp phần thúc đẩy ngành nghề khác cùng phát triển và quan điểm phát triển ngành du lịch cũng cần đặt ra như vậy; Lâm Đồng là một tỉnh có đặc thù riêng nên phát triển ngành du lịch phải có chính sách phù hợp để cùng thúc đẩy các ngành nghề khác, đặc biệt chú trọng đến các ngành nghề có tính đặc trưng và những ngành, nghề có lợi thế so sánh với các địa phương hoặc quốc gia khác. Quan điểm thứ tƣ: phát triển ngành du lịch Lâm Đồng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, của ngành du lịch cũng như tại địa phương: phát triển du lịch được rất nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới quan tâm, ở nhiều nước coi đây là ngành kinh tế mũi nhọn nên họ tập trung đầu tư để du lịch phát triển, qua đó đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho đất nước. Hiện nay, vẫn có một số nơi trên thế giới còn xảy ra chiến tranh, kinh tế chậm phát triển, nhưng xu thế chung của thời đại là các quốc gia trên thế giới ngày càng có xu hướng xích lại gần nhau hơn và kinh tế ngày càng phát triển, khi đó sẽ ngày càng có nhiều người đi du lịch hơn để hiểu biết, thưởng thức cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử của các nền văn hoá khác nhau cũng như tìm tòi, nghiên cứu, thực hiện các hoạt động văn hoá, thể thao…Lâm Đồng là một tỉnh có nhiều tài nguyên du lịch độc đáo, đặc sắc, đây là một lợi thế so sánh mà nhiều địa phương khác trong cả nước không thể có được, vì vậy các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương cần nhận thức rõ để tập trung đầu tư cho ngành du lịch phát triển nhanh và bền vững hơn nữa. Hơn thế nữa, xu thế phát triển chung của nền kinh tế, thì tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ ngày càng tăng lên trong tổng thu nhập quốc dân, ngành du lịch phát triển sẽ mang lại hiệu qủa kinh tế xã hội ngày càng cao hơn, nếu vậy thì tỷ trọng thu trong cơ cấu thu nhập của tỉnh sẽ ngày càng tăng lên. Vì vậy, trong quá trình phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, các ngành, các cấp tỉnh Lâm Đồng 143 cần coi ngành du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh để được quan tâm đầu tư đúng mức. Xác định rõ được hướng đi, các ngành các cấp của tỉnh Lâm Đồng phải dựa trên chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và phải có mục tiêu, chiến lược cụ thể; thông tin, quán triệt đến các tầng lớp nhân dân biết và phải được thể hiện xuyên suốt trong qúa trình hoạch định chính sách của mình. Quan điểm thứ năm: phát triển du lịch Lâm Đồng nhanh và thực sự bền vững: sau hơn hai mươi năm đổi mới, đất nước ta đã có những bước chuyển mình đáng kể, trong đó có kinh tế đã và đang gặt hái được nhiều thành quả đáng khích lệ, kinh tế Lâm Đồng cũng không nằm ngoài tiến trình phát triển ấy. Tuy có bước phát triển đáng kể, song nhìn chung kinh tế Lâm Đồng nói chung, ngành du lịch nói riêng so với một số tỉnh, thành khác vẫn còn khá khiêm tốn, còn so với nhiều nước khác thì còn chậm phát triển hơn nữa. Để ngành du lịch phát triển thì chúng ta phải có chính sách thích hợp, phải đi tắt, đón đầu, có như vậy thì ngành du lịch Lâm Đồng mới phát triển theo kịp, tránh tụt hậu so với các tỉnh thành khác trong cả nước cũng như từng bước theo kịp được với các nước có ngành du lịch phát triển khác. Phát triển nhưng không phải trả bằng mọi giá, đây là một vấn đề mà ngành du lịch Lâm Đồng phải hết sức quan tâm; các ngành kinh tế nói chung, ngành du lịch nói riêng chỉ thực sự phát triển một cách bền vững, khi phát triển phải gắn việc sử dụng nguồn lực một cách bền vững; duy trì và tăng cường được tính đa dạng của thiên nhiên, văn hoá, xã hội; bảo vệ môi trường sinh thái, an ninh trật tự xã hội, bảo vệ bản sắc văn hoá các dân tộc…Có như vậy thì du lịch Lâm Đồng mới thực sự phát triển bền vững, đủ sức cạnh tranh ở trong và ngoài nước. Quan điểm thứ sáu: phát triển du lịch Lâm Đồng dựa trên du khách làm nền tảng phát triển, cần coi trọng cả nguồn khách nội địa và quốc tế: rất nhiều nhà kinh tế nhận định rằng Việt Nam sẽ là một trong những nền kinh tế phát triển cao trong những năm sắp tới và Việt Nam sẽ là con Hổ của kinh tế Châu Á, quả thực đây không phải là không có cơ sở. Trong những năm qua, kinh tế Việt Nam luôn phát triển với tốc độ hàng năm khoảng trên 7%, năm 2010, mặc dù khủng hoảng kinh tế 144 trên thế giới xảy ra, nhiều nước có sự phát triển âm nhưng kinh tế nước ta vẫn đạt tốc độ tăng trưởng trên 6,5%, đây là mức tăng mà nhiều quốc gia khác mơ ước. Bên cạnh phát triển về kinh tế, thì Việt Nam được coi là nước có an ninh, chính trị ổn định vào bậc nhất trên thế giới…Và như chúng ta đã biết, một quốc gia có nền kinh tế phát triển, thì thu nhập của người dân sẽ ngày càng cao hơn và nhu cầu đi vui chơi giải trí, tham quan phong cảnh, giao lưu văn hoá, hoạt động thể thao, nghỉ ngơi…của mỗi người dân sẽ tăng lên; vì vậy thu hút khách nội địa là một yếu tố quan trọng để phát triển du lịch Lâm Đồng. Với quan điểm xuyên suốt của Đảng là “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước”, sau những năm đổi mới, đất nước ta đã có mối quan hệ với hầu hết các quốc gia trên thế giới, điều này rất quan trọng trong việc mở rộng giao thương hàng hoá, giao lưu văn hoá và hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhờ mở rộng hợp tác, du khách trên thế giới có điều kiện hơn khi đến thăm Việt Nam và như đã trình bày ở phần trên, Lâm Đồng là một tỉnh có nhiều tiềm năng để thu hút khách du lịch, nơi đây có khí hậu mát mẻ, phong cảnh thiên nhiên đẹp, có nhiều công trình kiến trúc cổ kính theo kiểu Pháp, đa dạng về văn hoá… vì thế Lâm Đồng là một địa chỉ ngày càng được nhiều du khách quốc tế quan tâm đến thăm. Do vậy, việc thu hút khách nước ngoài là yếu tố cực kỳ quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng. Dù là khách quốc nội hay quốc tế đều mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cho ngành du lịch Lâm Đồng, vì thế không nên coi nhẹ thu hút khách trong nước hay quốc tế mà nên coi việc thu hút khách du lịch trong và ngoài nước có tầm quan trọng ngang nhau. Quan điểm thứ bảy: phát triển du lịch Lâm Đồng trở thành trung tâm du lịch của Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ và của cả nước: như chúng ta đã biết, Lâm Đồng là một tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng như: khí hậu trong lành, mát mẻ; có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá, các ngành nghề truyền thống, các lễ hội dân gian…đặc sắc, độc đáo. Hơn thế nữa, nơi đây còn có hệ thống giao thông đường bộ, đường hàng không thuận lợi mà du khách có thể đi, đến các địa phương khác trong vùng duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và 145 các vùng khác trong cả nuớc. Trong quá khứ, cũng như hiện tại, có rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan và nghỉ ngơi tại Lâm Đồng và luôn coi đây là một trong những điểm đến để tiếp tục tham quan các địa danh khác ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, Nam Bộ, cũng như của cả nước. Do vậy, nếu biết khai thác phát huy một cách có hiệu qủa, triệt để nguồn tài nguyên du lịch của Lâm Đồng, thì sẽ tạo cơ sở vững chắc để phát triển mạnh du lịch của cả vùng miền Trung, Tây Nguyên, Nam Bộ cũng như của cả nước. Quan điểm thứ tám: đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ, trong đó phải tận dụng tối đa lợi thế so sánh để phát triển du lịch: thông thường một quốc gia có nhiều tài nguyên du lịch, có sản phẩm dịch vụ du lịch phong phú đa dạng, chất lượng dịch vụ tốt…thì có nhiều lợi thế để thu hút khách du lịch. Do đó, ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng cần tập trung nghiên cứu để đưa ra nhiều sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt, đặc biệt là những sản phẩm có tính đặc trưng riêng, có như vậy mới đáp ứng tốt được nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách trong và ngoài nước. Như chúng ta đã biết, mỗi quốc gia, mỗi vùng đều có những nguồn tài nguyên du lịch giống và khác nhau, trong đó sẽ có nhiều tài nguyên du lịch mang tính đặc trưng riêng của từng vùng, miền; ngành du lịch Lâm Đồng cần phải nghiên cứu, chọn lọc để đưa ra được nhiều sản phẩm, dịch vụ mang tính khác biệt hấp dẫn du khách so với các quốc gia và địa phương khác để quảng bá đến du khách trong và ngoài nước, có như vậy mới thu hút được nhiều du khách hơn. Lâm Đồng là một tỉnh có nhiều tiềm năng du lịch, đây là những thuận lợi cơ bản nếu biết tận dụng, khai thác thì sẽ trở thành nguồn nội lực vô cùng to lớn để biến nó thành nhiều sản phẩm dịch vụ du lịch có sức hấp dẫn đối với rất nhiều du khách ở cả trong và ngoài nước. Quan điểm thứ chín: về tài trợ ngân hàng đối với phát ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng. Một là, vốn tín dụng ngân hàng phải được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả: đây là những nguyên tắc rất cổ xưa trong việc cấp tín dụng và trong điều kiện cấp tín dụng cho ngành du lịch cần chú ý đảm bảo nó vì mấy lẽ: 146 - Vốn tín dụng phải sử dụng đúng mục đích sẽ tạo điều kiện cho quá trình phát triển ngành du lịch Lâm Đồng gắn liền với quá trình đầu tư hỗ trợ vốn của các ngân hàng và tất nhiên là nó tạo điều kiện để các ngân hàng cho vay đánh giá đúng đắn khả năng hoàn trả vốn của khách hàng từ chính mục đích sử dụng vốn. - Vốn tín dụng phải sử dụng hiệu quả: điều này bắt buộc các ngân hàng phải có chiến lược đầu tư, sẵn lòng đồng hành với khách hàng, xem sự phát triển của khách hàng là chỗ dựa vững chắc cho ngân hàng, tạo sự gắn bó máu thịt giữa ngân hàng với khách hàng. Hai là, tài trợ của ngân hàng mang tính hỗ trợ: điều này sẽ thể hiện ở chỗ khách hàng vay vốn phải là những khách hàng có khả năng tài chính để tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh ở mức độ cho phép, các phương án kinh doanh của khách hàng phải đủ sức hấp dẫn những nguồn vốn khác như sự hỗ trợ từ các cá nhân, doanh nghiệp khác, thu hút được sự đầu tư tài chính từ các định chế tài chính, kể cả các tổ chức, cá nhân, định chế tài chính nước ngoài. Như vậy nguồn vốn tài trợ từ các NHTM không phải là nguồn vốn chủ đạo tạo ra nguồn lực tài chính cho khách hàng mà nguồn vốn tín dụng ngân hàng là nguồn vốn tạo ra “ sự khởi đầu”, “tạo ra niềm tin” để qua đó khách hàng có thể thu hút nhiều nguồn vốn khác. Sở dĩ luận án đưa ra quan điểm này là vì đặc thù kinh doanh tiền tệ của ngân hàng là huy động tiền gửi và cho vay chủ yếu là ngắn hạn, thứ hai là nguồn vốn huy động của các ngân hàng có nhiều hạn chế cả về qui mô lẫn tính chất của nguồn vốn, thứ ba là trong điều kiện nền kinh tế hiện đại có nhiều định chế tài chính khác có nguồn vốn với qui mô lớn và thời gian sử dụng dài có thể tài trợ cho các doanh nghiệp như: bảo hiểm, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính… 3.2. NHU CẦU VỐN ĐỂ ĐẦU TƢ CHO DU LỊCH LÂM ĐỒNG Xác định nguồn vốn cần thiết để đầu tư cho ngành du lịch phát triển là cần thiết trong phát triển ngành du lịch, việc xác định nguồn vốn cần thiết để đầu tư cho phát triển du lịch Lâm Đồng được các cơ quan chức năng xây dựng dựa trên những căn cứ sau: 147 - Xu hướng phát triển của thị trường du lịch Việt Nam và tỉnh Lâm Đồng là một trong những căn cứ để đầu tư: những năm gần đây, thị trường du lịch Việt Nam nói chung, thị trường du lịch tỉnh Lâm Đồng nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể; du khách tăng nhanh trong những năm vừa qua. Sự tăng trưởng vượt bậc của thị trường du lịch ở trong và ngoài nước đòi hỏi ngành du lịch cần phải đầu tư phát triển tương xứng cả về số lượng, chất lượng, cả về cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ du khách. - Tình hình phát triển kinh tế trong nước và thế giới: tình hình kinh tế ở trong và ngoài nước tác động không nhỏ đến sự phát triển của ngành du lịch; điều đó được thể hiện rất rõ là khi kinh tế thế giới và trong nước tăng trưởng cao hoặc suy thoái dẫn đến sự phát triển hoặc suy giảm nguồn du khách. Do đó, đây là một trong những căn cứ để xác định nguồn vốn đầu tư cho phát triển ngành du lịch Lâm Đồng. - Chiến lược và qui hoạch phát triển du lịch của cả nước và của tỉnh Lâm Đồng là cơ sở pháp lý cho việc định hướng lập dự án đầu tư tổng thể du lịch tỉnh Lâm Đồng: những năm gần đây Chính phủ, chính quyền địa phương cũng như ngành du lịch đã rất chú trọng đến việc đầu tư phát triển du lịch Lâm Đồng nhằm từng bước đưa du lịch Lâm Đồng trở thành trung tâm du lịch lớn của cả nước. Do đó, đã ban hành nhiều văn bản quan trọng liên quan đến việc định hướng cho phát triển du lịch, đây chính là những cơ sở pháp lý quan trọng cho việc xác định nhu cầu vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh. - Tính đồng bộ trong việc đầu tư phát triển các ngành kinh tế trên địa bàn nói chung và đặc thù ngành du lịch nói riêng là một trong những cơ sở xác định nguồn vốn đầu tư: như chúng ta đã biết, ngành du lịch là một trong những ngành phục vụ nhu cầu của con người, do vậy những yếu tố vật chất cơ bản cần thiết để phát triển ngành du lịch như: cơ sở lưu trú, các cơ sở phục vụ khác, khu vui chơi giải trí, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hoá, hệ thống các cơ sở hạ tầng, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên… là những yếu tố cần thiết để phục vụ cho việc phát triển ngành du lịch. 148 Từ những căn cứ trên, các cơ quan chức năng đã xây dựng nhu cầu vốn cần huy động để đầu tư cho phát triển ngành du lịch Lâm Đồng đến năm 2020 là: 58.500 tỷ đồng, trong đó: nguồn vốn huy động từ ngân sách Nhà nước khoảng 10% (5.850 tỷ đồng); nguồn vốn đầu tư của các chủ thể kinh doanh du lịch khoảng 40% (23.400 tỷ đồng); huy động từ nguồn vốn khác là 11.000 tỷ đồng, còn lại là nguồn vốn cần tài trợ từ các ngân hàng thương mại. Như vậy, từ nhu cầu vốn rất lớn của ngành du lịch, đòi hỏi các NHTM phải có nhiều giải pháp để khơi tăng nguồn huy động và mở rộng tài trợ cho vay đối với ngành du lịch Lâm Đồng, có như vậy ngành du lịch mới thực sự có đủ vốn để đầu tư một cách đồng bộ để phát triển. 3.3. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU VẾ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 3.3.1. Một số mô hình tài trợ của các NHTM cho ngành du lịch Để tranh thủ tối đa nguồn vốn của xã hội đáp ứng nhu cầu đầu tư cho phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng, ngoài tài trợ trực tiếp cho các tổ chức, cá nhân vay vốn để đầu tư các dự án, các NHTM tham gia vào dự án như là một nguồn vốn “mồi” để thu hút các nguồn vốn khác tham gia. Dưới đây là một số mô hình tài trợ của các NHTM: - Mô hình 1- Ngân hàng cho vay một phần, bảo lãnh một phần: như ở phần quan điểm đã nêu, ở mô hình này, trên cơ sở các dự án đã thẩm định, ngân hàng bảo lãnh phát hành một tỷ lệ trái phiếu, phần còn lại do các ngân hàng cho vay hoặc mua một phần trái phiếu nhất định. Căn cứ vào các dự án phát triển du lịch của chủ đầu tư, tính khả thi của từng dự án mà các NHTM có thể tham gia tài trợ cho dự án dưới hình thức bảo lãnh phát hành trái phiếu, phần còn lại các NHTM sẽ cho vay hoặc mua một phần trái phiếu. Ở mô hình này, NHTM chỉ tham gia tài trợ với một phần vốn, song với việc bảo lãnh phát hành trái phiếu của các ngân hàng, các chủ dự án đã thu hút đủ nguồn vốn để đầu tư cho phát triển dự án của mình. Ví dụ: khách hàng A đang muốn đầu tư vào dự án xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng tại hồ Tuyền Lâm- Đà Lạt, tổng số vốn dự kiến để đầu tư là 100 tỷ đồng, trong đó vốn tự có của doanh nghiệp là 10 tỷ đồng, các NHTM cho vay hoặc mua một phần trái phiếu với số tiền là 10 tỷ đồng và bảo lãnh phát hành trái phiếu là 80 tỷ đồng. Giả sử dự án này đã được cơ quan có 149 thẩm quyền cho phép triển khai. Sau khi thẩm định: tính pháp lý của dự án, tình hình tài chính của chủ đầu tư, hiệu quả đầu tư, thời gian thu hồi vốn đầu tư…nếu xét thấy khả thi, các NHTM cho vay(hoặc mua một phần trái phiếu) khách hàng A số tiền 10 tỷ đồng và bảo lãnh cho khách hàng A phát hành trái phiếu với số tiền 80 tỷ đồng, thời hạn bảo lãnh phát hành trái phiếu, thời hạn cho vay dựa vào thời hạn thu hồi vốn đầu tư và khả năng trả nợ của khách hàng. Lợi ích của mô hình này là ngân hàng chỉ tài trợ một phần nhỏ song khách hàng vẫn có thể huy động được một khoản vốn lớn. Trong điều kiện hiện nay để thực hiện được mô hình này, Chính phủ cần ban hành qui chế về phát hành trái phiếu và sử dụng trái phiếu trên thị trường chặt chẽ hơn, tạo tính thanh khoản cao thì mô hình này có thể áp dụng rộng rãi. Ví dụ trái phiếu được chiết khấu tại các tổ chức tài chính, được cầm cố để vay nợ…một cách dễ dàng thì các doanh nghiệp, cá nhân có vốn tạm thời nhàn rỗi sẽ sẵn lòng đầu tư vào trái phiếu này, nhất là ngân hàng bảo lãnh sẵn sàng mua lại trái phiếu theo giá và lãi suất của trái phiếu. - Mô hình 2- Ngân hàng làm đầu mối tài trợ: ngân hàng làm đầu mối cùng các tổ chức kinh tế, tài chính khác thực hiện đồng tài trợ cho dự án, phần còn lại do các cá nhân, tổ chức sử dụng bằng nguồn vốn tự lực. Ở mô hình này, NHTM chỉ cần tài trợ 1 phần cho dự án, phần còn lại NHTM đứng ra làm đầu mối thu xếp vốn cho dự án. Ví dụ: khách hàng A đang muốn đầu tư vào dự án xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng tại hồ Tuyền Lâm- Đà Lạt, tổng số vốn dự kiến để đầu tư là 100 tỷ đồng, vốn tự có của doanh nghiệp là 10 tỷ đồng, dự kiến đề nghị NHTM và các tổ chức kinh tế khác tài trợ số tiền 90 tỷ đồng, trong đó vốn tài trợ của các NHTM là 10 tỷ đồng. Giả sử dự án này đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép triển khai. Sau khi thẩm định : tính pháp lý của dự án, tình hình tài chính của chủ đầu tư, hiệu quả đầu tư, thời gian thu hồi vốn đầu tư…nếu xét thấy khả thi thì NHTM đứng ra làm đầu mối huy động vốn và cho khách hàng A vay, NHTM cho vay số tiền 10 tỷ đồng, phần còn lại huy động từ các tổ chức kinh tế khác. Như vậy NHTM chỉ tài trợ số tiền 10 tỷ đồng và các tổ chức 150 kinh tế khác cùng tài trợ số tiền là 80 tỷ đồng, chủ đầu tư dự án vẫn có đủ nguồn vốn để triển khai dự án. - Mô hình 3- Ngân hàng bảo lãnh 100% vốn xin vay: ngân hàng bảo lãnh để chủ đầu tư đi vay, phát hành trái phiếu kể cả trái phiếu quốc tế. Ở mô hình này, NHTM không cần bỏ vốn ra để tài trợ cho chủ dự án mà chỉ dùng uy tín của mình để bảo lãnh cho chủ dự án vay vốn hoặc phát hành trái phiếu dự án. Như vậy, chủ đầu tư chỉ cần có một phần vốn (hoặc không cần) phần còn lại NHTM bảo lãnh cho khách hàng vay hoặc phát hành trái phiếu cho đủ lượng vốn mà khách hàng cần để đầu tư. Ví dụ: khách hàng A đang muốn đầu tư vào dự án xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng tại hồ Tuyền Lâm - Đà Lạt, tổng số vốn dự kiến để đầu tư là 100 tỷ đồng, trong đó vốn tự có của doanh nghiệp là 10 tỷ đồng, dự kiến đề nghị NHTM bảo lãnh phát hành trái phiếu là 90 tỷ đồng. Giả sử dự án này đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép triển khai. Sau khi thẩm định : tính pháp lý của dự án, tình hình tài chính của chủ đầu tư, hiệu quả đầu tư, thời gian thu hồi vốn đầu tư…nếu xét thấy khả thi thì NHTM tiến hành bảo lãnh vay vốn hoặc phát hành trái phiếu(kể cả trái phiếu quốc tế) với số tiền 90 tỷ đồng, thời hạn bảo lãnh phát hành trái phiếu căn cứ vào thời hạn thu hồi vốn đầu tư và khả năng trả nợ của khách hàng. Như vậy, với số vốn chỉ có ban đầu là 10 tỷ đồng, song do được các NHTM bảo lãnh, chủ dự án vẫn có đủ 100 tỷ đồng để triển khai thực hiện dự án. - Mô hình 4- Ngân hàng tài trợ 100% (khi ngân hàng đủ vốn để tài trợ): ngân hàng tài trợ tất cả kinh phí để thực hiện dự án, tài sản hình thành từ vốn vay chính là tài sản đảm bảo cho ngân hàng. Ở mô hình này, các NHTM tiến hành tài trợ cho khách hàng vay một phần hoặc toàn bộ dự án, chủ đầu tư chỉ cần bỏ ra một phần vốn hoặc không cần vốn tự có mà vẫn có đủ vốn để thực hiện triển khai đầu tư cho dự án. Ví dụ: khách hàng A đang muốn đầu tư vào dự án xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng tại hồ Tuyền Lâm- Đà Lạt, tổng số vốn dự kiến để đầu tư là 100 tỷ đồng, trong đó vốn tự có của doanh nghiệp là 0 tỷ đồng, dự kiến đề nghị NHTM cho vay 100 tỷ đồng. Giả sử rằng dự án này đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép triển khai. Sau khi thẩm 151 định: tính pháp lý của dự án, tình hình tài chính của chủ đầu tư, hiệu quả đầu tư, thời gian thu hồi vốn đầu tư, uy tín của chủ đầu tư…nếu xét thấy khả thi thì NHTM tiến hành tài trợ với số tiền 100 tỷ đồng, thời hạn vay dựa vào thời hạn thu hồi vốn đầu tư và khả năng trả nợ của khách hàng; toàn bộ tài sản hình thành từ vốn vay được dùng để làm đảm bảo nợ vay. - Mô hình 5- Cho thuê vận hành (thông qua các công ty con của ngân hàng): theo đó ở hình thức này ngân hàng mua hoặc đầu tư xây dựng một số công trình sau đó cho các tổ chức, cá nhân thuê để vận hành và trả phí thuê hàng tháng, qúi, năm... Do NHTM mua hoặc đầu tư, nên ở hình thức này nhà đầu tư không cần một đồng vốn nào nhưng vẫn có tài sản để hoạt động kinh doanh. Ví dụ: NHTM xây dựng một khách sạn A với tổng số vốn đầu tư là 20 tỷ đồng, nếu khách hàng B có nhu cầu thuê khách sạn A để vận hành thì NHTM sẽ tiến hành làm thủ tục cho khách hàng B thuê, hàng tháng, quí (theo thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng) khách hàng B phải trả cho ngân hàng một số tiền nhất định theo sự thoả thuận; khách hàng có quyền điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh khách sạn A. Như vậy, khách hàng không cần bỏ ra một đồng vốn nào nhưng vẫn có tài sản để hoạt động kinh doanh. - Mô hình 6- Tài trợ vốn lưu động: Ngân hàng thương mại chỉ tài trợ để dự án hoạt động sau khi dự án đã xây dựng và đi vào hoạt động. Đây là một mô hình mà từ lâu các NHTM vẫn thường làm, NHTM chỉ tham gia tài trợ vốn lưu động cho các dự án đã đi vào hoạt động, các đối tượng cho vay như chi phí tiền lương, nguyên nhiên vật liệu…Ví dụ: khách hàng A xây dựng xong một nhà hàng, xây xong khách hàng A thiếu một số vốn lưu động là 500 triệu đồng để hoạt động; sau khi thẩm định tính khả thi của phương án, NHTM có thể tiến hành cho khách hàng A vay số tiền là 500 triệu đồng để hoạt động. Mô hình 7- Cho thuê tài chính (thông qua công ty con của ngân hàng): ngân hàng xây dựng, mua sắm các máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển…sau đó thực hiện các hợp đồng cho thuê tài chính. 152 Mô hình 8- Khách hàng bán tài sản rồi thuê lại: trong trường hợp khách hàng thiếu vốn để mở rộng kinh doanh, khách hàng có thể bán cho ngân hàng một tài sản (khách sạn, phương tiện vận chuyển…) rồi thuê lại. Điều này tạo điều kiện cho những khách hàng thiếu tài sản đảm bảo có thể bán các tài sản cho ngân hàng rồi thuê lại để kinh doanh, giá trị tài sản bán được khách hàng có thể đầu tư vào những dự án khác để phát triển sản xuất kinh doanh của mình. Xét nhiều mô hình tài trợ trên, việc tài trợ của NHTM đối với lĩnh vực du lịch có thể thực hiện theo nhiều mô hình khác nhau, tùy điều kiện cụ thể của mỗi ngân hàng và tình hình nguồn vốn mà ngân hàng có thể đáp ứng cho khách hàng, hoặc tùy vào mức độ rủi ro của mỗi dự án, phương án vay vốn mà ngân hàng có thể chọn hình thức tài trợ thích hợp. 3.3.2. Tăng cƣờng công tác huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn trung, dài hạn Theo tính toán của các cơ quan chức năng, để ngành du lịch Lâm Đồng phát triển nhanh và bền vững thì hàng năm cần phải có một lượng vốn khoảng hơn 5.800 tỷ đồng để đầu tư cho ngành du lịch, trong đó nguồn vốn trung, dài hạn chiếm khoảng 85% tổng nguồn vốn, trong khi nguồn vốn tự lực và các nguồn vốn khác còn có hạn, thì nguồn vốn tài trợ từ các ngân hàng thương mại là hết sức quan trọng để đầu tư phát triển ngành du lịch Lâm Đồng. Song, để mở rộng tín dụng thì các ngân hàng thương mại cần phải có nguồn vốn để cho vay, trong đó nguồn vốn huy động tại địa phương là một nguồn rất quan trọng. Thời gian vừa qua, nguồn vốn huy động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã có bước tăng trưởng khá, song nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng dư nợ. Hàng năm, hệ thống các ngân hàng thương mại vẫn phải sử dụng vốn vay của ngân hàng cấp trên để đầu tư cho vay đối với các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng dư nợ cho các 153 ngành kinh tế nói chung, ngành du lịch nói riêng, theo chúng tôi hệ thống các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: 3.3.2.1. Phát hành trái phiếu trung dài hạn của ngân hàng và bảo lãnh phát hành trái phiếu cho các dự án du lịch: - Phát hành trái phiếu trung, dài hạn của các ngân hàng: các ngân hàng căn cứ trên kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh, dự báo số vốn cần đầu tư, trong đó dự báo ngân hàng có thể cho vay. Các ngân hàng trên địa bàn có thể thương lượng phần vốn mà mỗi ngân hàng cần cung ứng, từ đó các ngân hàng trên địa bàn xin phép ngân hàng hội sở phát hành trái phiếu để huy động vốn. Việc phát hành trái phiếu có thể do ngân hàng hội sở tiến hành trên cả nước, song số vốn huy động được sẽ điều chuyển về cho các chi nhánh đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng để cho vay theo kế hoạch đề ra. Phương án phát hành trái phiếu ngân hàng cho các dự án có ưu điểm là trong thực tế hiện nay, các tổ chức, cá nhân vẫn tin tưởng vào hệ thống các ngân hàng thương mại hơn là các doanh nghiệp kinh doanh đơn thuần. Vì vậy, các ngân hàng có thể dễ dàng huy động được nguồn vốn nhàn rỗi của xã hội hơn là các doanh nghiệp; việc huy động nguồn vốn từ phát hành trái phiếu cho các doanh nghiệp vay thực hiện đầu tư dự án sẽ làm nguồn vốn và dư nợ của ngân hàng cùng tăng lên và trước khi phát hành ngân hàng đã thẩm định dự án đầu tư nên khả năng thu hồi vốn vay của các ngân hàng sẽ tốt hơn và hơn thế nữa, các doanh nghiệp nhờ nguồn vốn này có thể sử dụng để đầu tư cho các dự án của mình mà chỉ cần một phần vốn tự có hợp lý tham gia. - Bảo lãnh phát hành trái phiếu: theo đó các doanh nghiệp sẽ đứng ra phát hành trái phiếu (uỷ quyền cho ngân hàng phát hành) và ngân hàng bảo lãnh cho việc phát hành đó. Các trái phiếu do ngân hàng phát hành hay do ngân hàng bảo lãnh phát hành cần được phép chiết khấu tại ngân hàng thương mại khi người mua trái phiếu cần. - Phát hành trái phiếu địa phương: ngân hàng thương mại tham gia bảo lãnh và phát hành trái phiếu giúp chính quyền địa phương để địa phương có tài chính cung 154 cấp cho các công trình phúc lợi và được hoàn trả bằng ngân sách địa phương. Bên cạnh đó các NHTM cần thực hiện đồng bộ các giải pháp huy động sau: 3.3.2.2. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, kỳ hạn gửi tiền: ngoài việc tiếp tục thực hiện các huy động vốn truyền thống, các ngân hàng thương mại cần mở rộng các hình thức huy động vốn khác nhằm tạo ra tính hấp dẫn đối với người gửi tiền, một số hình thức đó là: Hình thức huy động rút vốn linh hoạt: hình thức này cần qui định sau 1 tuần hoặc 2 tuần ngân hàng cho phép khách hàng của ngân hàng được phép rút tiền tại bất kỳ thời điểm nào mà vẫn được hưởng lãi suất theo thoả thuận ban đầu. Hình thức huy động vốn với lãi suất thả nổi: ngân hàng điều chỉnh lãi suất hàng tháng cho khách hàng, lãi suất huy động được tính toán dựa trên cơ sở lãi suất huy động công bố tại thời điểm ban đầu cộng với tỷ lệ lạm phát do tổng cục thống kê công bố hàng tháng nhưng lãi suất không thấp hơn lãi suất thoả thuận của kỳ đầu tiên. Ví dụ: tháng 1 năm 2010, khách hàng gửi 1 tỷ đồng, lãi suất ngân hàng thương mại A công bố là 0,2% tháng, sang tháng 2 cục thống kê công bố tỷ lệ lạm phát trong tháng 1 năm 2010 là 0,5%, thì ngân hàng tính lãi cho khách hàng là 0,2%+ 0,5%=0,7 % cho tháng thứ nhất…Trường hợp nền kinh tế giảm phát, hoặc không có lạm phát thì lãi suất huy động được trả cho khách hàng là 0,2%/tháng. Mở rộng hình thức huy động vốn bậc thang: theo đó khách hàng sẽ được hưởng lãi suất theo số dư tiền gửi, số dư càng lớn thì lãi suất hưởng càng cao. Ví dụ: khách hàng gửi với số tiền 500 triệu trở xuống thì hưởng lãi suất là 0,7%/ tháng, từ 500 triệu đến 1 tỷ lãi suất 0,75%/ tháng… hay thời hạn gửi tiền của khách hàng gửi càng dài lãi suất được hưởng càng cao, chẳng hạn khách hàng gửi tiền có kỳ hạn 1 tháng đến dưới 3 tháng lãi suất là 0,7%/tháng, từ 3 tháng đến 6 tháng lãi suất 0,75%/tháng… Hình thức huy động đảm bảo theo vàng, ngoại tệ: hiện nay lượng vàng, ngoại tệ trong dân cư còn rất lớn, các ngân hàng cần mạnh dạn đưa ra các hình thức huy động này, các ngân hàng cần sử dụng nguồn vốn này một cách có hiệu quả, trong đó 155 cần theo dõi, tính toán kỹ đến tình hình biến động của giá vàng và ngoại tệ và cần sử dụng công cụ phái sinh để bảo vệ để phòng khi giá vàng, ngoại tệ biến động sẽ gây bất lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hình thức huy động dự thưởng gắn với các mục đích nhân đạo: nhân đạo là một truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam, vì vậy các ngân hàng cần đưa ra hình thức huy động có thưởng gắn liền với mục đích nhân đạo. Theo đó, người gửi tiền vào ngân hàng sẽ có cơ hội nhận được các giải thưởng có giá trị (bằng tiền, hoặc hiện vật), bên cạnh giá trị của các giải thưởng, ngân hàng sẽ trích một tỷ lệ % nhất định trên tổng số tiền thưởng của khách hàng để ủng hộ cho quĩ từ thiện theo sự thoả thuận trước với người gửi tiền. Tiết kiệm gửi góp: trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có rất nhiều trường đại học, viện nghiên cứu và nhiều hộ nông dân, kinh doanh có mức thu nhập trung bình và thu nhập khá. Vì vậy, các ngân hàng nên đưa ra các hình thức huy động tiết kiệm tích luỹ để người dân có điều kiện tích luỹ vốn để có thể thực hiện làm việc gì đó trong tương lai, lãi suất được áp dụng trên cơ sở lãi suất bậc thang. Theo hình thức này, khách hàng có thể rút tiền bất cứ lúc nào mà vẫn được hưởng lãi suất theo từng kỳ hạn mình rút, số tiền chưa rút thì vẫn được hưởng lãi suất thoả thuận giữa khách hàng và ngân hàng. Các ngân hàng thương mại cần nghiên cứu kỹ kỳ hạn gửi góp một cách phù hợp và nên đa dạng hoá các hình thức gửi góp, chẳng hạn đối với những người có thu nhập ổn định hàng tháng như giáo viên, cán bộ công nhân viên, hộ kinh doanh…thì đưa ra hình thức gửi góp hàng tháng, những đối tượng khác như nông dân, hộ kinh doanh có thu nhập không ổn định hàng tháng thì cần nghiên cứu hình thức gửi góp theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh, vì chỉ khi người dân có thu nhập thì mới có dư tiền để gửi vào ngân hàng. Đa dạng hoá các kỳ hạn gửi tiền: hiện nay các ngân hàng thương mại trên địa bàn chủ yếu đưa ra các kỳ hạn gửi tiền là 1, 3, 6, 9, 12, 18 và 24 tháng, theo chúng tôi cần đưa ra nhiều kỳ hạn hơn, chẳng hạn đưa ra các kỳ hạn gửi tiền ngắn hơn: 1, 2 156 hoặc 3 tuần và các kỳ hạn dài hơn trên 24 tháng. Bên cạnh đó, có thể đưa ra hình thức huy động vốn theo ngày, bao nhiêu ngày cũng được. Hình thức gửi tiền gắn với mục đích sử dụng tiền: nhìn chung, đa số người dân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng còn có mức sống trung bình và khá. Để người dân có thể thực hiện được các mục đích mua sắm tài sản, học hành, đi du lịch…của mình tại thời điểm nhất định, các ngân hàng thương mại đưa ra hình thức huy động gắn với mục đích nhất định phù hợp với yêu cầu và khả năng của khách hàng, chẳng hạn như: gửi tiền tiết kiệm để mua nhà cửa, gửi tiền tiết kiệm để đi du lịch, gửi tiền tiết kiệm để cho con cái đi du học…Hình thức gửi tiền này được thực hiện dưới hình thức gửi góp, sau một thời gian xác định ngân hàng sẽ trả lại tiền cho khách hàng thực hiện các ý nguyện của mình và nếu còn thiếu, ngân hàng sẽ tài trợ cho vay phần vốn còn thiếu để khách hàng có thể thực hiện được các mục đích của mình. Nhằm tăng tính hấp dẫn đối với hình thức gửi tiền này, các ngân hàng cần phối hợp với các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, công ty du lịch, trường học…để phối hợp thực hiện và có chính sách ưu đãi đối với loại hình khách hàng này. 3.3.2.3. Xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt, phù hợp: để xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt cần tập trung nghiên cứu về tình hình kinh tế xã hội trong và ngoài nước như: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế trong nước và thế giới, tình hình biến động tỷ giá hối đoái, giá vàng, lãi suất của các đồng ngoại tệ mạnh, thị trường nhà đất, nông sản thực phẩm, tình hình xuất nhập khẩu, tình hình cung, cầu vốn trên thị trường, chi phí hoạt động; nghiên cứu tâm, sinh lý, tuổi tác, nghề nghiệp của khách hàng. Ngoài ra các ngân hàng thương mại trên địa bàn cần chú trọng đến công tác thông tin, dự báo để đưa ra chính sách lãi suất một cách linh hoạt, một mặt là để thu hút tối đa nguồn vốn huy động, mặt khác nhằm tránh rủi ro về lãi suất. Chính sách lãi suất phải đáp ứng được các yêu cầu: thực hiện trên cơ sở cung cầu vốn trên thị trường, phù hợp với chiến lược kinh doanh của các ngân hàng, phù hợp với qui định của pháp luật và điều cốt lõi là phải thu hút tốt nguồn vốn nhàn rỗi của xã hội. Nhìn chung thì các tổ chức tín dụng cho vay trên địa bàn Lâm Đồng là các chi nhánh của các NHTM 157 có hội sở ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, nên các chính sách lãi suất của các TCTD ở Lâm Đồng đều phụ thuộc vào chính sách lãi suất của hội sở. Song luận án cho rằng các NHTM cần phê duyệt cho các chi nhánh của họ hoạt động trên địa bàn Lâm Đồng một chính sách lãi suất thích hợp, chẳng hạn như: - Lãi suất tiền gởi, tiền vay đều tính theo ngày. Lý do để áp dụng những hình thức tài trợ theo hạn mức tín dụng, tài trợ thu dòng tiền, số ngày được tính lãi phải theo số ngày gởi hay vay thực tế. Lãi suất tiền gửi, tiền vay ngân hàng LS cho vay, tiền gửi năm của chi nhánh = 1 ngày 365 Vấn đề đặt ra ở đây là lãi suất năm được tính như thế nào cho phù hợp? Theo luận án lãi suất cho vay năm của chi nhánh sẽ là lãi suất trung bình tính theo các thời hạn mà hội sở đang áp dụng. Ví dụ: hội sở có lãi suất tháng, lãi suất 6 tháng, lãi suất 9 tháng, lãi suất 12 tháng khác nhau. LS tháng + LS 6 tháng + LS 9 tháng + LS 12 tháng Vậy lãi suất năm của chi nhánh = 4 Tuy nhiên, lãi suất của chi nhánh chỉ áp dụng cho loại hình tài trợ không xác định thời hạn gởi hay vay, mà thời hạn gởi hoặc vay thực tế do nhu cầu vay thực tế và doanh thu của khách hàng quyết định. Đối với những khách hàng có số dư tiền gửi thanh toán bình quân cao, thanh toán qua ngân hàng nhiều sẽ có lãi suất vay ưu đãi. Lãi suất vay ưu đãi = Lãi suất hiện hành – Lãi suất tiền gởi thanh toán. 3.3.2.4. Mở rộng và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng: bên cạnh hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống, các ngân hàng cần mở rộng phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại như: dịch vụ gửi tiền tiết 158 kiệm gắn với cho vay, dịch vụ chiết khấu các giấy tờ có giá, dịch vụ cho thuê két sắt, dịch vụ thuê tài chính, thanh toán quốc tế, bảo hiểm, liên kết bán vé máy bay, tàu xe, dịch vụ tư vấn tài chính, phát hành các loại thẻ và lắp đặt máy ATM, POS tại những địa điểm thuận tiện cho khách hàng rút tiền…nâng cao các tiện ích của các sản phẩm chẳng hạn như gửi tiền một nơi nhưng rút được ở nhiều nơi, dịch vụ thu chi hộ tại gia, internet banking, mobile banking, trang bị hệ thống cấp số giao dịch tự động để tránh tình trạng khách hàng đến trước mà được phục vụ sau…Các ngân hàng cần nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin và công nghệ ngân hàng khác, luôn luôn coi công nghệ ngân hàng là yếu tố quan trọng trong việc phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. - Cần loại bỏ các giấy tờ, thủ tục không cần thiết nhằm tạo cơ chế thông thoáng cho khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng; thực hiện tốt việc thanh toán không dùng tiền mặt, cần rút ngắn thời gian chuyển tiền, chẳng hạn chuyển tiền trong nước cần rút ngắn xuống còn 5 đến 10 phút, nước ngoài khoảng 30 phút. Đơn giản hoá các thủ tục gửi, rút tiền, về thủ tục gửi tiền không nên đòi hỏi khách hàng phải xuất trình chứng minh nhân dân, bỏ những nội dung không cần thiết trên giấy rút tiền như nội dung rút tiền, tốt nhất các ngân hàng nên thiết lập giấy rút tiền tự động, khi đó khách hàng chỉ cần ký trên mẫu đã được in sẵn từ các ngân hàng; giảm phí chuyển tiền, không nên thu phí kiểm đếm tiền mặt như hiện nay. - Cải tiến lề lối làm việc, nâng cao phong cách phục vụ khách hàng: trong công việc, các ngân hàng cần hướng dẫn cho cán bộ công nhân viên của mình làm việc với phương châm “ làm hết việc chứ không phải hết giờ”, khi giao dịch với khách hàng cần nhiệt tình hướng dẫn cho khách hàng những thủ tục cần thiết, nhiệt tình với nụ cười luôn nở trên môi, để làm sao cho khách hàng đến với ngân hàng luôn cảm thấy an tâm, thoải mái và coi ngân hàng như là người bạn đồng hành đáng tin cậy. Đối với cán bộ giao dịch trực tiếp với khách hàng cần phân công những cán bộ có đủ năng lực, trình độ, có phẩm chất đạo đức tốt, có kỹ năng giao tiếp tốt để giải phóng nhanh các giao dịch và tạo cảm giác thích thú, gần gũi và an tâm cho khách hàng đến giao dịch. 159 - Thực hiện tốt chính sách khách hàng: vào các ngày sinh nhật của mỗi khách hàng cần có một chiếc thiệp chúc mừng sinh nhật khách hàng, ngoài ra đối với những khách hàng lớn, khách hàng truyền thống và khách hàng tiềm năng ngoài hoa, thiệp cần có món qùa thật ý nghĩa để tặng khách hàng. Đối với những khách hàng là các pháp nhân, cần thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu văn nghệ, thể thao…Qua các buổi giao lưu đó, hai bên cần trao đổi những tâm tư, nguyện vọng, hay nói ra những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giao dịch từ đó các bên sẽ hiểu rõ nhau hơn, qua đó các ngân hàng sẽ củng cố, hoàn thiện các chính sách của mình cho phù hợp với từng đối tượng khách hàng. 3.3.2.5. Xây dựng trụ sở giao dịch khang trang, sạch đẹp; mở rộng huy động vốn ở ngoài địa bàn: cần xây dựng trụ sở giao dịch khang trang, hiện đại hơn nhằm tạo niềm tin cho khách hàng đến giao dịch. Đối với những chi nhánh, phòng giao dịch có doanh số hoạt động lớn cần dành riêng một phòng VIP để phục vụ những khách hàng lớn, khách hàng truyền thống và khách hàng tiềm năng, trong phòng cần trang bị hệ thống sách, báo, hệ thống máy tính kết nối internet, vô tuyến và phục vụ nước giải khát hoàn toàn miễn phí. Mở rộng huy động vốn ở ngoài địa bàn tỉnh và cần tiếp cận để thu hút các nguồn vốn của các tổ chức trong và ngoài nước: Lâm Đồng là một tỉnh mà kinh tế chưa phát triển lắm, thu nhập của người dân chưa cao nên nguồn vốn của xã hội vẫn còn có những hạn chế nhất định. Chính vì thế, hệ thống các ngân hàng thương mại trên địa bàn cần chủ động tiếp cận với các tổ chức kinh tế lớn ở ngoài địa bàn để huy động vốn, đặc biệt là những địa bàn có nền kinh tế phát triển mạnh như TP. Hồ Chí Minh và Thủ đô Hà Nội, cần đưa ra chính sách lãi suất cạnh tranh, nâng cao chất lượng phục vụ, tiếp nhận và xử lý thông tin nhanh nhạy…để huy động vốn từ các tổ chức. Muốn ngành du lịch Lâm Đồng phát triển thì một trong những yếu tố quan trọng là phải có đủ vốn và đầu tư một cách đồng bộ, hiệu quả; riêng đối với hệ thống các ngân hàng thương mại trên địa bàn, để bổ sung nguồn vốn tài trợ cho phát triển 160 ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng, các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn cần lập đề án trình trụ sở chính cho phép các chi nhánh được phép phát hành chứng chỉ tiền gửi có mục đích “ huy động để phát triển ngành du lịch Lâm Đồng”, loại chứng chỉ tiền gửi này đề nghị cho phép được phát hành rộng rãi ở trên phạm vi toàn quốc. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại trên địa bàn cần chủ động tiếp cận đến các nguồn vốn tài trợ từ các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước, tranh thủ thu hút nguồn vốn từ kho bạc nhà nước, bảo hiểm xã hội … để huy động, đây là những nguồn vốn có lãi suất thấp, nếu huy động được sẽ giúp các ngân hàng giảm được lãi suất bình quân đầu vào, qua đó có thể tài trợ cho vay đối với khách hàng với một mức lãi suất hợp lý hơn. 3.3.2.6. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền: lâu nay các ngân hàng thương mại trên địa bàn vẫn chưa thực sự chú trọng đến công tác thông tin tuyên truyền các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến với người dân. Các ngân hàng cần thực hiện đa dạng các hình thức tuyên truyền, quảng cáo các sản phẩm dịch vụ đến với người dân như: phát tờ rơi, trên báo chí, phát thanh, truyền hình, internet … Chú trọng quảng cáo trên các kênh thông tin có số lượng người theo dõi lớn như: các kênh truyền hình giải trí trên đài truyền hình trung ương, địa phương, báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Internet … Đối với những địa phương ở vùng sâu, vùng xa cần quảng cáo trên đài phát thanh của trung ương và phát thanh địa phương, hình thức quảng cáo phải đa dạng, sao cho: bắt mắt, ngắn gọn, dễ hiểu, thấm sâu vào lòng người. 3.3.3. Mở rộng đối tƣợng khách hàng vay, đa dạng hoá đối tƣợng cho vay và phƣơng thức cho vay 3.3.3.1. Đa dạng hoá đối tượng khách hàng vay: hiện nay, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng chủ yếu tập trung cho vay các đối tượng khách hàng là các tổ chức, cá nhân trực tiếp kinh doanh đến lĩnh vực du lịch, như: khách hàng là những cá 161 nhân, tổ chức kinh doanh lữ hành, khách sạn, điểm du lịch…Nhiều đối tượng khách hàng liên quan đến sự phát triển của ngành du lịch thì chưa cho vay hoặc có thì rất ít. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân chưa mở rộng hoạt động tín dụng cũng như làm hạn chế sự phát triển của ngành du lịch Lâm Đồng. Để ngành du lịch có thể phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của nó, theo chúng tôi các ngân hàng thương mại ngoài tài trợ cho những khách hàng sản xuất kinh doanh liên quan trực tiếp đến lĩnh vực du lịch cần mở rộng cho các đối tượng khách hàng sau: Các trường, viện, trung tâm nghiên cứu phát triển du lịch: thực tế cho thấy, ở Việt Nam nói chung, tỉnh Lâm Đồng nói riêng có rất nhiều nhà khoa học có uy tín, có tâm huyết với ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng, có đủ khả năng nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp hữu hiệu để phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng, song trên thực tế không có kinh phí để nghiên cứu thực hiện đề án. Theo chúng tôi, nếu những đề tài khoa học có giá trị, được các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước đặt hàng nghiên cứu nhưng chưa được cấp kinh phí, hay những đề tài có khả năng ứng dụng vào thực tế cao, có khả năng bán bản quyền thì các ngân hàng thương mại trên địa bàn có thể tham gia tài trợ cho vay, qua đó các tổ chức có kinh phí để thực hiện nghiên cứu dự án. Mở rộng cho vay đối với khách hàng là các tổ chức, cá nhân tham gia phục hồi giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể; học tập, nghiên cứu đến lĩnh vực du lịch: đến với mỗi địa phương, khách du lịch rất cần những sản phẩm du lịch khác biệt và những con người có đầy đủ kiến thức, nhiệt huyết để hướng dẫn cho du khách hiểu biết về lịch sử, văn hoá xã hội…Như vậy, việc đầu tư cho vay để phục hồi giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể và học tập nâng cao trình độ nhằm tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao cho ngành du lịch Lâm Đồng là hết sức cần thiết đối với ngành du lịch trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, đến thời điểm này các ngân hàng thương mại trên địa bàn chưa mở rộng cho vay các đối tượng khách hàng này, vì thế theo chúng tôi đối với những khách hàng là tổ chức, cá nhân có nhu cầu tham gia phục hồi các hoạt động văn hoá truyền thống có giá trị văn hoá, nghệ thuật cao và cam kết thực hiện biểu diễn cho du 162 khách trong và ngoài nước được thưởng thức các giá trị văn hoá, được các tổ chức cam kết bảo lãnh cho tham gia biểu diễn phục vụ du khách và những khách hàng có nhu cầu học tập, nghiên cứu chuyên ngành về du lịch, cam kết công tác lâu dài trong ngành du lịch Lâm Đồng thì các ngân hàng thương mại trên địa bàn có thể xem xét cho vay. Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại có thể tham gia cho vay những khách hàng này như một khách hàng thông thường (nếu khách hàng có nhu cầu), xét thấy có thể rủi ro khi cho vay đối với những đối tượng khách hàng này thì các ngân hàng thương mại nên kiến nghị đối với các cơ quan ban, ngành nghiên cứu thành lập một quỹ bảo lãnh vay vốn, hay các công ty bảo hiểm thành lập sản phẩm bảo hiểm vay vốn để bảo lãnh, bảo hiểm cho đối tượng khách hàng này nhằm hạn chế rủi ro cho các NHTM. Cho vay đối với các khách hàng đi du lịch: hiện nay vẫn không được các ngân hàng trên địa bàn quan tâm đầu tư, đây là một đối tượng khách hàng tiềm năng và nếu được tài trợ sẽ có tác động tích cực đối với sự phát triển ngành du lịch, vì cho khách hàng vay để đi du lịch ở trong và ngoài tỉnh hay ở ngoài nước sẽ làm cho doanh thu ngành du lịch tăng lên, hơn thế nữa nếu người dân trong tỉnh đi du lịch họ sẽ có dịp quảng bá thương hiệu du lịch tại địa phương, cũng như học hỏi kinh nghiệm để phát triển du lịch tại địa phương mình…NHTM cho khách hàng vay thông qua việc phát hành thẻ tín dụng, cho vay thông qua nghiệp vụ thấu chi. Khi đi du lịch, khách hàng chỉ cần sử dụng thẻ là có thể thanh toán toàn bộ hàng hoá và dịch vụ; bên cạnh đó NHTM cho vay khách hàng gởi tiền dưới hình thức “tích lũy du lịch”, ở hình thức này trước đó hàng tháng, qúi (hoặc tuỳ vào khả năng gởi góp của khách hàng) khách hàng gởi góp một số tiền nhất định vào ngân hàng, đến một thời điểm nhất định nếu khách hàng còn thiếu tiền để thực hiện cho chuyến đi thì số tiền thiếu này sẽ được các NHTM tài trợ cho vay. Cho vay các khách hàng đầu tư phát triển các điểm, khu du lịch và khách hàng tham gia trồng, chăm sóc rừng: việc đầu tư phát triển rừng và các điểm, khu du lịch thường có thời gian thu hồi vốn dài, đầu tư chưa thích đáng hay đầu tư mang tính chất dàn trải nên có hiệu quả chưa cao hay mức đầu tư lớn,…là một trong những nguyên 163 nhân chính mà các ngân hàng trên địa bàn chưa mặn mà đầu tư. Như chúng ta đã biết, ngành du lịch Lâm Đồng muốn tồn tại và phát triển bền vững thì không thể không gắn liền với việc bảo tồn và phát triển rừng; rừng là một yếu tố vô cùng cần thiết để giữ cho khí hậu được trong lành, mát mẻ và giữ cho được vẻ đẹp vốn có của núi rừng Tây Nguyên. Mặt khác, du khách đến mỗi địa danh du lịch thì không thể không có các điểm, khu du lịch để thư giãn, vui chơi, giải trí…Vì vậy các ngân hàng cần đầu tư vào những đối tượng khách hàng này là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Thực tế cho thấy, nếu được đầu tư vốn đúng mức, đúng cách, các điểm du lịch hoặc đầu tư phát triển rừng đều có khả năng thu hồi vốn nhanh, đảm bảo khả năng trả nợ tốt cho các ngân hàng thương mại. Các khách hàng đầu tư cơ sở hạ tầng, các khách hàng cung cấp sản phẩm cho ngành du lịch: đây cũng là một trong số những đối tượng khách hàng chưa được các ngân hàng quan tâm đầu tư. Như chúng ta đã biết: ngành giao thông, điện lực, điện thoại là những khách hàng cung cấp sản phẩm dịch vụ cho ngành du lịch…là những yếu tố cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển ngành du lịch; chẳng hạn giao thông đi lại thuận tiện sẽ khuyến khích du khách đi lại hơn; hay một nơi thiếu nước sạch sinh hoạt hoặc không có điện, điện thoại sẽ khó lòng thu hút khách bằng những nơi có đầy đủ điện, nước, điện thoại…Việc không hoặc hạn chế cho vay các ngành như: phương tiện vận tải, cáp treo…sẽ không làm cho ngành này phát triển tốt được qua đó giảm lượng cung hàng hoá, tăng giá bán, chính các yếu tố đó có tác động làm tăng chi phí đi lại, tăng giá thành các sản phẩm du lịch…Vì vậy sẽ có tác động xấu đến ngành du lịch. Ngoài ra cần tập trung cho vay đối với đối tượng khách hàng sản xuất kinh doanh các mặt hàng đặc trưng của tỉnh, cho vay đối với khách hàng sản xuất kinh doanh các mặt hàng lưu niệm, xúc tiến thương mại… 3.3.3.2. Mở rộng đối tượng cho vay: ngoài việc mở rộng các đối tượng cho vay truyền thống, theo chúng tôi, các ngân hàng cần mở rộng cho vay các đối tượng như: chi phí tiền luơng, công, tài liệu, điều tra, khảo sát, mua sắm công, dụng cụ, máy 164 móc thiết bị, phương tiện vận tải hiện đại, chi phí tiếp thị giới thiệu sản phẩm, chi phí nghiên cứu thị trường, chi phí xây dựng thương hiệu sản phẩm dịch vụ, chi phí đầu tư nâng cấp mở rộng cơ sở hạ tầng, chi phí đầu tư trồng và chăm sóc rừng, chi phí chuyển nhượng hoặc thuê giá trị quyền sử dụng đất, chi phí mua bảo hiểm, chi phí mua sắm các phương tiện phục vụ cho sản phẩm du lịch như: dù, các phương tiện để leo thác, núi, súng săn và các loại động vật phục vụ cho săn bắn…và các chi phí khác nhằm mục đích phát triển du lịch. Các ngân hàng thương mại trên địa bàn cần mở rộng đối tượng cho vay các đối tượng trên, từ đó sẽ giúp khách hàng có điều kiện tiếp cận nguồn vốn tín dụng được dễ dàng hơn qua đó khách hàng có thể mở rộng đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài nước. 3.3.3.3. Đa dạng hoá các phương thức cho vay: trên thực tế, các ngân hàng thương mại trên địa bàn chủ yếu cho vay ngành du lịch bằng phương thức cho vay từng lần và trong quá trình thẩm định cho vay cán bộ tín dụng tính toán thời gian cho vay thiếu khoa học, xác định thời gian cho vay chưa căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, nguồn trả nợ của khách hàng nên rất dễ dẫn tới tình trạng đến hạn khách hàng không có tiền trả nợ hoặc nhiều khi có tiền trả nợ nhưng chưa đến hạn trả nợ khách hàng lại sử dụng nguồn thu nhập vào việc khác, điều đó làm cho khách hàng không chủ động được vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh, hoặc nhiều khi khách hàng rút vốn ra không biết sử dụng để làm gì; nhiều dự án không đủ vốn để đầu tư dẫn đến khả năng thực hiện dự án rất khó…Để khắc phục tình trạng trên, theo chúng tôi ngân hàng nên mở rộng cho vay ngành du lịch theo các phương thức như: Cho vay theo phương thức luân chuyển tiền tệ: theo phương thức cho vay này thì tuỳ thuộc vào quá trình sử dụng tiền (chi) và thu của khách hàng theo phương án vay vốn. Qua đó, nếu thu lớn hơn chi, ngân hàng sẽ thu nợ trên phần chênh lệch (thuchi) và nếu chi lớn hơn thu thì ngân hàng sẽ cho vay phần chênh lệch. Với phương thức cho vay này khách hàng phải thiết lập các bảng luân chuyển thanh toán dự kiến theo từng tháng để ngân hàng xem xét và chuẩn bị các điều kiện để thoả mãn nhu cầu 165 của khách hàng. Khách hàng cam kết chỉ sử dụng nguồn thu cho hoạt động của phương án, phần còn lại được sử dụng cho trả nợ ngân hàng và lãi phát sinh đã được dự kiến theo kế hoạch. Cho vay theo dự án đầu tư: theo phương thức này, các ngân hàng thương mại tài trợ cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống; các ngân hàng thương mại cùng với khách hàng ký hợp đồng tín dụng và thoả thuận mức vốn đầu tư duy trì cho cả thời gian đầu tư của dự án, ngân hàng giải ngân theo tiến độ giải ngân của dự án. Phương thức cho vay theo dự án sẽ khắc phục được tình trạng bị động của phương thức cho vay từng lần, cũng như nâng cao tính hiệu quả của dự án và khắc phục được tình trạng sử dụng vốn vay sai mục đích. Phương thức cho vay hợp vốn: theo đó một nhóm các tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án hoặc phương án vay vốn, trong đó một tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác. Đây là môt phương thức cho vay tương đối phù hợp đối với các phương án, dự án vay vốn của các tổ chức, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực du lịch khi có tổng mức vốn đầu tư lớn hay nguồn vốn trung, dài hạn, trong trường hợp các ngân hàng thương mại trên địa bàn không đủ khả năng tài trợ thì nên tìm các ngân hàng thương mại khác ở ngoài địa bàn để cùng tài trợ cho vay. Phương thức cho vay thông qua phát hành thẻ tín dụng, hạn mức thấu chi: căn cứ chi phí đi du lịch và khả năng trả nợ của khách hàng, NHTM tiến hành cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng và hạn mức thấu chi. Khi đi du lịch, khách hàng chỉ cần mang thẻ đi là có thể thanh toán các loại sản phẩm hàng hoá và dịch vụ. 3.3.4. Đơn giản hoá qui trình, thủ tục vay vốn theo hƣớng tinh giản, gọn nhẹ Một trong những nguyên nhân mà khách hàng ngại tiếp cận đến nguồn vốn tín dụng ngân hàng đó là thủ tục vay vốn của các ngân hàng còn quá rườm rà, phức tạp, do đó cần giảm bớt hoặc gộp một số thủ tục vay vốn còn chồng chéo, trùng lắp song về cơ bản vẫn đảm bảo tính pháp lý theo quy định của pháp luật, qua đó sẽ tạo điều 166 kiện thuận lợi hơn cho khách hàng; có được như vậy thì khách hàng sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi làm thủ tục vay vốn tại các ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại cần cải tiến qui trình và thủ tục vay vốn sao cho khách hàng tiếp cận được nguồn vốn vay một cách nhanh chóng và thuận lợi nhất. Theo chúng tôi, các ngân hàng thương mại cần giảm bớt một số qui trình, thủ tục vay vốn sau: Đề nghị bỏ xác nhận “Ông (Bà):….hiện đang cư trú tại địa phương” của phường, xã trên giấy đề nghị vay vốn. Xác nhận này làm cho khách hàng rất mất thời gian đi lại, tăng chi phí giao dịch, nhiều khi thời gian xác nhận khá lâu làm mất cơ hội kinh doanh cho khách hàng; việc xác nhận này thực sự không cần thiết vì trong hồ sơ pháp lý của khách hàng đã có bản phô tô hộ khẩu hoặc sổ đăng ký tạm trú tạm vắng và chứng minh nhân dân, vì vậy ngân hàng bắt buộc khách hàng xác nhận hiện đang cư trú tại địa phương là thừa, không thực sự cần thiết. Nên bỏ giấy nhận nợ vay, đây là một loại giấy tờ không cần thiết vì trên thực tế mỗi lần nhận nợ khách hàng đã ký vào phụ lục hợp đồng trong đó có ngày nhận nợ, số tiền nhận nợ mà phụ lục hợp đồng là một giấy tờ không tách rời hợp đồng tín dụng (đây là một trong những điều kiện được ghi trong điều khoản của hợp đồng tín dụng). Hơn thế nữa, mỗi lần nhận nợ vay, khách hàng đều lập ủy nhiệm chi, phiếu chi có chữ ký đầy đủ, chính những yếu tố đó là cơ sở để chứng minh khách hàng đã nhận tiền vay tại ngân hàng, vì vậy nên bỏ giấy nhận nợ trong hồ sơ tín dụng. Nên bỏ liệt kê đối tượng chi phí trên giấy đề nghị vay vốn, vì tại dự án, phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng đã ghi đầy đủ các đối tượng chi phí để tính toán hiệu quả của dự án, phương án sản xuất kinh doanh, nên không cần thiết ghi đối tượng chi phí trên giấy đề nghị vay vốn nữa. Đề nghị bỏ đơn xin xác nhận tình trạng nhà, đất để xác định những nội dung như: “nhà đất không có tranh chấp, không nằm trong qui hoạch, giải toả”, theo chúng tôi nên bỏ vì: thứ nhất, khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà cửa thì các cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xác minh kỹ việc nhà, đất có tranh chấp hay không; thứ hai là hiện nay khi qui hoạch, chính quyền cơ sở đã 167 công khai qui hoạch cho dân biết; thứ ba là khi qui hoạch chủ đầu tư phải đền bù cho người sử dụng theo giá chuyển nhượng thực tế tại địa phương nên không ảnh hưởng nhiều đến giá trị tài sản đảm bảo. Đề nghị bỏ biên bản xác định giá trị tài sản đảm bảo ( đối với cho vay có tài sản đảm bảo), vì: thứ nhất giá trị tài sản đảm bảo không phải là căn cứ để tính giá trị tài sản khi phát mại tài sản; thứ hai là trong hợp đồng thế chấp tài sản, giá trị tài sản đã được thể hiện rõ trên hợp đồng đảm bảo tiền vay, như vậy việc lập biên bản xác định giá trị tài sản không có ý nghĩa thực tiễn mà chỉ gây phiền hà cho khách hàng và ngân hàng. Nên bỏ giấy tờ danh sách thành viên sáng lập (bộ hồ sơ cho vay công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh), do trong điều lệ doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã ghi rõ danh sách các thành viên sáng lập của công ty. Theo chúng tôi nên bỏ giấy tờ báo cáo kế hoạch sản xuất kinh doanh trong kỳ, báo cáo thực hiện kế hoạch kỳ trước, vì các tài liệu này không đánh giá thực chất hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, trên thực tế trong bộ hồ sơ của khách hàng đã có báo cáo tài chính, dự án, phương án vay vốn, các hồ sơ pháp lý có liên quan…đây chính là những căn cứ để thẩm định cho vay. Ngoài ra, cần đơn giản hoá và có hướng dẫn cụ thể về cách lập phương án, dự án vay vốn cho khách hàng, nhất là các khách hàng là cá nhân… Thủ tục thế chấp, cầm cố tài sản đảm bảo: nên chỉ đăng ký tại một cơ quan duy nhất, hiện nay thủ tục thế chấp tài sản đảm bảo vẫn phải làm thủ tục thế chấp tại phòng công chứng nhà nước và sau đó mới làm thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo tại các cơ quan có thẩm quyền (phòng hoặc sở tài nguyên và môi trường), cách làm này làm tốn rất nhiều công sức cũng như chi phí cho khách hàng. Vì vậy, theo chúng tôi thủ tục thế chấp, cầm cố tài sản đảm bảo nên chỉ để một nơi duy nhất thực hiện việc này. Theo đó, nếu như tài sản là bất động sản thì cơ quan đăng ký giao dịch đảm bảo là phòng tài nguyên môi trường (khách hàng là cá nhân), sở tài nguyên môi trường 168 (khách hàng là tổ chức), đối với tài sản không phải là bất động sản hoặc bất động sản khác theo qui định của pháp luật (tàu bay) thì đăng ký tại cơ quan đăng ký giao dịch đảm bảo theo qui định hiện hành. Về qui trình xét duyệt vay vốn: qui trình vay vốn còn rườm rà, phức tạp, qui định thời gian thẩm định của bộ hồ sơ vay vốn còn chưa hợp lý, chưa mạnh dạn phân cấp nhằm năng cao tính chủ động, gắn với tự chịu trách nhiệm của từng cán bộ…điều đó gây tâm lý không tốt cho khách hàng. Theo chúng tôi, các ngân hàng cần cải tiến qui trình vay vốn theo hướng: - Cần mạnh dạn phân cấp mức phán quyết cho từng cấp cán bộ, chẳng hạn như cán bộ tín dụng thì quyết định mức cho vay 1 tỷ đồng trở xuống, như vậy những món vay từ 1 tỷ đồng trở xuống, cán bộ tín dụng tự thẩm định, hoàn thiện hồ sơ và ký hợp đồng tín dụng với khách hàng và thực hiện giải ngân. Đối với những món vay từ trên 1 tỷ đến dưới 5 tỷ thì cán bộ tín dụng thẩm định, hoàn tất thủ tục hồ sơ giấy tờ trình trưởng hoặc phó phòng tín dụng kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và trưởng, phó phòng tín dụng trực tiếp ký hợp đồng tín dụng đối với những món vay từ trên 1 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng, còn đối với những món vay từ 5 tỷ đồng trở lên thì mới thực hiện như qui trình hiện nay. - Giảm thời gian qui định thẩm định cho vay xuống, cụ thể: thời gian thẩm định đối với tất cả các hồ sơ là không quá 3 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ bộ hồ sơ vay vốn hợp lệ và các thông tin cần thiết là thông báo cho khách hàng biết cho hoặc không cho vay thay vì 5 hay 15 ngày như một số ngân hàng thương mại đang qui định như hiện nay. 3.3.5. Giải pháp về đảm bảo tiền vay Có thể nói hiện nay hầu hết các khoản vốn vay đầu tư vào ngành du lịch mà các ngân hàng thương mại đang cho vay đều là hình thức cho vay có đảm bảo bằng tài sản, chính tài sản đảm bảo là một trong những khó khăn lớn nhất của các khách hàng ngành du lịch không tiếp cận được nguồn vốn tín dụng. Để giải quyết vấn đề này, theo chúng tôi, các cấp các ngành cần đưa ra các giải pháp tích cực để tạo ra môi trường 169 đầu tư tín dụng được an toàn, có chính sách tốt để nâng cao hiệu qủa kinh doanh của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch và hệ thống ngân hàng cần nâng cao kỹ năng thẩm định khách hàng, nếu khách hàng có tài chính lành mạnh, có phương án dự án kinh doanh khả thi thì hệ thống các ngân hàng không nên coi tài sản đảm bảo là một điều kiện tiên quyết mà chỉ coi đây là một trong những điều kiện bổ trợ để cho vay. Mặt khác, các cơ quan bảo vệ pháp luật cũng không nên hình sự hoá các quan hệ vay mượn như hiện nay, có như vậy cán bộ ngân hàng mới mạnh dạn áp dụng hình thức đảm bảo một cách linh hoạt, qua đó mới mở rộng cho vay được đối với khách hàng. Để giải quyết vấn đề tài sản đảm bảo, theo chúng tôi cần đưa ra các giải pháp sau: Áp dụng hình thức thế chấp quyền khai thác tài sản: như chúng ta đã biết đầu tư phát triển một điểm, một khu du lịch, một con đường…cần một lượng vốn lớn, thời gian thu hồi vốn cũng khá dài, trong khi đó nhà đầu tư chỉ được thu phí, bán vé tham quan mà không có quyền sở hữu tài sản đó. Thực tế các nhà đầu tư bỏ vốn ra đầu tư là khá lớn, song trên thực tế nhà đầu tư không thể đem tài sản này đi thế chấp tại các ngân hàng thương mại nên khi muốn vay vốn chỉ có thể dùng tài sản khác hoặc bảo lãnh của bên thứ ba để đi vay. Trường hợp không dùng tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba để đảm bảo cho các khoản vay, nếu có được ngân hàng tài trợ cho vay thì khách hàng cũng chỉ vay được một số tiền rất nhỏ, không đủ để thực hiện đầu tư các dự án. Do vậy, để cho nhà đầu tư mạnh dạn bỏ vốn tự có và đi vay để đầu tư đúng mức, từ đó có được những khu, điểm du lịch hấp dẫn du khách, những con đường thuận tiện cho du khách đi lại thì theo chúng tôi cần được Chính phủ ban hành cho phép các tổ chức, cá nhân được phép thế chấp quyền khai thác tài sản để vay vốn tại các tổ chức tín dụng, tổng giá trị đầu tư của dự án là giá trị định giá tài sản và thời hạn khai thác tài sản đã được chủ đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thu phí khai thác trước đó là thời gian chủ đầu tư thế chấp…Có như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cả ngân hàng và khách hàng vay vốn thực hiện đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. 170 Mở rộng hình thức đảm bảo tiền vay: hiện nay các ngân hàng chỉ nhận đất đai, nhà xưởng thuộc quyền sở hữu của khách hàng để làm tài sản đảm bảo, các tài sản khác thì vẫn chưa nhận mặc dù các tài sản khác đã được pháp luật cho phép cầm cố, thế chấp, nên theo chúng tôi, các ngân hàng nên mở rộng các hình thức đảm bảo tiền vay khác để cho vay như: - Tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất khách hàng đang thuê của nhà nước mà trước đó khách hàng đã trả tiền thuê cho cả thời kỳ thuê, thời gian còn lại là từ 1 năm trở lên. - Tài sản cầm cố tài sản là phương tiện vận chuyển, dây chuyền máy móc thiết bị, tài sản gắn liền với đất thuê, … - Mở rộng cho vay thế chấp, cầm cố tài sản hình thành từ vốn vay (tài sản hình thành trong tương lai). Kết hợp thực hiện cơ chế đảm bảo tiền vay giữa tài sản thế chấp, cầm cố với tài sản hình thành từ vốn vay: đối với một khách hàng vay vốn để đầu tư kinh doanh du lịch, các NHTM có thể kết hợp áp dụng tài sản đảm bảo dưới nhiều hình thức khác nhau như: thế chấp, cầm cố và tài sản hình thành từ vốn vay để đảm bảo cho các khoản vay của khách hàng, có như vậy khách hàng sẽ có khả năng tiếp cận được một nguồn vốn lớn hơn từ NHTM để đầu tư cho phát triển kinh doanh. Về định giá tài sản thế chấp: cần định giá tài sản thế chấp, cầm cố theo sát giá thị trường: trên thực tế các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đều định giá tài sản cho vay rất thấp theo giá trị thực tế của nó, trong khi đó các ngân hàng chủ yếu dựa vào giá trị tài sản đảm bảo để cho vay, điều đó dẫn đến khách hàng sẽ vay được số tiền rất thấp, nhiều khi không đủ đáp ứng nhu cầu đầu tư hoặc khách hàng không muốn đi vay, vì nếu có vay thì cũng không đủ vốn đầu tư đến nơi đến chốn để cho dự án thực sự hình thành và mang lại hiệu qủa. Nhiều khách hàng có đủ các điều kiện để mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh, song do thiếu vốn nên không vượt qua được vòng luẩn quẩn: thiếu vốn, đầu tư không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, kém tính thẩm mỹ…làm giảm chất lượng, mỹ quan của sản phẩm dịch vụ, từ đó làm cho 171 sản phẩm dịch vụ không đạt chất lượng cao nên không được du khách ưa chuộng khiến không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận mang lại thấp, lợi nhuận thấp thì tích lũy thấp từ đó sẽ không đủ hoặc không có vốn để tái đầu tư. Vấn đề xác định giá trị tài sản đảm bảo theo chúng tôi các ngân hàng thương mại nên xác định giá trị tài sản theo giá thị trường thực tế chuyển nhượng tại địa phương, mức giá có thể dựa trên đánh giá của các cơ quan độc lập thẩm định giá và các ngân hàng cho vay theo mức: - Bất động sản ở vị trí thuận lợi thì các ngân hàng có thể cho vay đối đa là 95% giá trị tài sản đảm bảo. - Bất động sản ở vị trí kém thuận lợi hơn thì cho vay tối đa là 85% giá trị tài sản. - Đối với tài sản là động sản thì các ngân hàng có thể xem xét cho vay tối đa từ 50 đến 70% giá trị tài sản đảm bảo. - Tài sản hình thành từ vốn vay có thể cho vay tối đa 95% giá trị tài sản đảm bảo. Lựa chọn khách hàng cho vay không có tài sản đảm bảo: trong thực tế tại địa bàn tỉnh Lâm Đồng thì việc cho vay có tài sản đảm bảo chiếm gần hết dư nợ vay vốn và dường như cán bộ tín dụng vẫn coi tài sản đảm bảo là một điều kiện tiên quyết để quyết định cho vay, nên trong thực tế nhiều khách hàng vay có dự án sản xuất kinh doanh có tính khả thi cao nhưng không thể tiếp cận nguồn vốn vay để thực hiện sản xuất kinh doanh. Do vậy, để mở rộng tín dụng đối với ngành du lịch, các ngân hàng nên không coi tài sản đảm bảo là một điều kiện tiên quyết để cho vay mà cần xem xét một cách tổng quát về khách hàng để quyết định cho vay; việc cấp tín dụng cho khách hàng vay không đảm bảo bằng tài sản các ngân hàng có thể xem xét trên một số khía cạnh như sau: - Khách hàng phải có dự án, phương án sản xuất kinh doanh khả thi. 172 - Có tình hình tài chính lành mạnh (doanh nghiệp phải cung cấp báo cáo tài chính 2 năm liền kề và báo cáo tài chính phải được cơ quan kiểm toán độc lập có uy tín kiểm toán). - Khách hàng không có nợ nhóm 2 từ hai tháng trở lên hoặc nợ xấu tại các tổ chức tín dụng từ trước 1 năm đến ngày vay vốn. - Khách hàng chưa vi phạm pháp luật. - Khách hàng phải có kinh nghiệm hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực du lịch từ 3 năm trở lên. Các dự án khả thi chuyển qua hình thức tài trợ dự án. Dự án hình thành từ vốn vay là tài sản đảm bảo cho vốn vay (trong đó có sự tham gia một phần vốn của nhà đầu tư) và không được sử dụng để đảm bảo cho bất cứ một nghĩa vụ tài chính nào khác. Đối với các dự án đang khai thác như điểm tham quan…nên áp dụng hình thức cho vay theo hạn mức tín dụng. Đối với các trang bị mới các phương tiện kinh doanh cho vay từng lần, trả nợ nhiều lần, hay một lần tuỳ thuộc vào khả năng trả nợ của khách hàng. 3.3.6. Giải pháp về cơ chế, kỹ thuật nghiệp vụ tín dụng - Về điều kiện vay vốn: hiện nay một số các ngân hàng vẫn qui định kinh doanh có lãi năm sau lớn hơn năm trước là một trong những điều kiện bắt buộc để ngân hàng xem xét cho vay không có đảm bảo bằng tài sản, theo chúng tôi thì điều kiện này chưa phù hợp với thực tế ngành du lịch cũng như nhiều ngành khác. Trên thực tế ngành du lịch có nhiều khách hàng năm sau do nguyên nhân khách quan như: do tình hình khủng hoảng kinh tế, khách đi lại ít hay giảm giá để thu hút khách, thiên tai… dẫn đến lợi nhuận của khách hàng năm sau nhỏ hơn năm trước, thậm chí thua lỗ trong khi đó tài chính của khách hàng vẫn bình thường, tình hình thu hút du khách vẫn tốt, khách hàng vẫn có uy tín trong thương trường cũng như đối với ngân hàng…Đối với những khách hàng như vậy mà vẫn có chiều hướng phát triển tốt trong tương lai 173 thì các ngân hàng thương mại nên xem xét, quyết định cho vay không có tài sản đảm bảo nếu khách hàng có dự án, phương án kinh doanh khả thi. - Về thời hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ gốc và lãi vay: thực tế hầu hết các hồ sơ vay vốn của khách hàng đang dư nợ tại các ngân hàng xác định thời gian vay vốn, phân kỳ hạn trả nợ gốc, lãi đều không mang tính khoa học. Thí dụ: các hồ sơ vay ngắn hạn thường được các ngân hàng thoả thuận cho vay với thời hạn là 12 tháng, hợp đồng trung hạn được các ngân hàng thoả thuận cho vay là 36 đến 60 tháng; thu lãi hàng tháng và định kỳ hạn nợ thường được áp dụng là 3 hoặc 6 tháng; việc định thời hạn cho vay, thời hạn thu hồi vốn gốc, lãi ngân hàng chưa quan tâm đến thời hạn thu hồi vốn đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng, chu kỳ kinh doanh của khách hàng. Chính vì vậy rất dễ dẫn tới khách hàng nhiều khi thu được tiền thì chưa đến thời hạn trả nợ hoặc chưa đến kỳ thu tiền nhưng khách hàng đã phải trả nợ vay, hay cho vay với thời gian quá ngắn, hoặc quá dài. Việc tuỳ tiện định thời hạn vay, phân kỳ hạn trả nợ như trên rất dễ dẫn tới nợ xấu phát sinh, điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách khách hàng như: xếp loại khách hàng (là một trong những cơ sở để các ngân hàng cho vay), chính sách ưu đãi khách hàng và hoạt động kinh doanh ngân hàng, để giải quyết vấn đề trên, theo chúng tôi cần: * Xác định thời gian cho vay phải dựa trên chu kỳ sản xuất kinh doanh, tính toán kỹ nguồn thu nhập của dự án đó mang lại cũng như nguồn thu nhập khác của khách hàng dùng để trả nợ để xác định thời gian cho vay một cách khoa học hơn, hợp lý hơn. * Thời gian trả nợ gốc, lãi của khách hàng cần dựa vào chu kỳ sản xuất kinh doanh và nguồn tài chính khác dùng để trả nợ vay để xác định thời hạn trả nợ, kỳ hạn trả nợ và lãi vay. - Về mức cho vay: theo khảo sát của chúng tôi, mức cho vay của các ngân hàng đối với khách hàng chưa thực sự hợp lý, nhiều ngân hàng căn cứ vào định mức mà các chi nhánh đã xây dựng sẵn để cho vay hoặc căn cứ vào định mức của một cơ quan nhà nước để xác định cho vay…Tỷ lệ cho vay của các ngân hàng đối với một 174 phương án, dự án cũng chỉ khoảng 60% đến 80% tổng chi phí của phương án, dự án. Theo chúng tôi xác định mức cho vay như vậy chưa thực sự hợp lý và chưa có tính khoa học cao, vì: - Tất cả các chi phí cho một phương án, dự án đều có thể biến động qua thời gian, có thể tăng, giảm và nếu cứ tính theo định mức cũ để làm cơ sở định mức cho vay thì sẽ không cho kết quả chính xác. - Việc xây dựng định mức đầu tư chưa được các nhà chuyên môn xây dựng mà chủ yếu do cán bộ tín dụng xây dựng. - Trong cùng một phương án, dự án nhưng khách hàng sử dụng những máy móc thiết bị, nguyên vật liệu… khác nhau thì chi phí sẽ khác nhau chứ không thể đánh đồng một mức… Vì vậy, ngân hàng nên xác định mức cho vay trên chi phí thực tế đầu tư của khách hàng để xác định mức cho vay sẽ hợp lý hơn, hơn thế nữa một điều chắc chắn rằng nếu khách hàng thực sự muốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh thì bao giờ khách hàng cũng cân nhắc, tính toán kỹ hiệu quả nhất là khi đi vay vốn từ các ngân hàng. Mặt khác, các ngân hàng cũng cần cân nhắc mức cho vay tối đa cao hơn hiện nay, chẳng hạn như nâng mức cho vay tối đa trên tổng nhu cầu vốn vay của khách hàng là 90% đối với khách hàng loại B có phương án, dự án kinh doanh khả thi và 95% tổng nhu cầu đầu tư đối với khách hàng loại A có dự án, phương án kinh doanh khả thi. - Về kỹ thuật nghiệp vụ tín dụng: thẩm định trước, trong và sau khi cho vay là một yếu tố rất quan trọng để mở rộng tín dụng cũng như giảm thiểu được rủi ro trong hoạt động tín dụng, các ngân hàng nên xây dựng một qui trình thẩm định riêng đối với khách hàng kinh doanh ngành du lịch Lâm Đồng, qua đó làm giảm bớt thời gian thẩm định đối với khách hàng và nâng cao hiệu qủa tín dụng, dưới đây là một số định hướng về kỹ thuật, nghiệp vụ tín dụng: 175 Thẩm định tính pháp lý của khách hàng: yếu tố pháp lý có ý nghĩa quan trọng trong công tác thẩm định, nếu không thẩm định kỹ sẽ rất dễ dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng. Khi cho vay các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại cần xem xét kỹ khách hàng đã đăng ký và hoạt động theo đúng luật doanh nghiệp, luật dân sự và các bộ luật liên quan khác hay chưa? Người đại diện hoặc người ủy quyền phải có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi nhân sự; mục đích vay vốn phải phù hợp với chứng nhận đăng ký kinh doanh và được pháp luật cho phép; xem xét xem ai là người đại diện theo pháp luật và mức vay như thế nào phải thông qua hội đồng quản trị, đại hội cổ đông hay hội đồng thành viên; người ký các hồ sơ vay vốn phải là người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền thì phải có giấy ủy quyền của người đại diện theo pháp luật…Đối với cá nhân, hộ gia đình thì cá nhân, chủ hộ phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi nhân sự. Về tính pháp lý của phương án, dự án vay vốn phương án, dự án có được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (nếu có) như: thuê đất, giấy phép đầu tư, giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận đảm bảo vệ sinh môi trường, đảm bảo tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy, phê duyệt dự toán của chủ đầu tư… Xây dựng chỉ tiêu để đánh giá khách hàng để cho vay, dưới đây là một số chỉ tiêu cơ bản mà các ngân hàng thương mại trên địa bàn có thể nghiên cứu áp dụng: Khả năng thanh toán của khách hàng: được tính bằng tổng tài sản chia cho tổng số nợ phải trả, nếu lớn hơn 1 thì đánh giá là khách hàng có khả năng thanh toán các khoản nợ vay. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: được tính bằng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn (có loại trừ các khoản hàng hoá kém phẩm chất, các khoản phải thu khó đòi) nếu lớn hơn hoặc bằng 1 thì đánh giá khách hàng có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và ngược lại. Tỷ suất tự tài trợ: được tính toán bằng nguồn vốn chủ sở hữu chia cho tổng nguồn vốn, tỷ suất này được tính bằng nguồn vốn chủ sở hữu chia cho tổng nguồn vốn. Tỷ suất tự tài trợ có thể được chia ra làm bốn mức: từ 50% trở lên được đánh giá 176 là tốt, từ 30% đến dưới 50% được đánh giá là khá, từ 15% đến dưới 30% là trung bình và dưới 15% là yếu. Nếu tỷ suất tự tài trợ dưới 15% khi cho vay các ngân hàng thương mại nên xem xét kỹ đến tính khả thi của dự án và tài sản đảm bảo tiền vay. Lợi nhuận ròng: nếu năm sau cao hơn năm trước thì đánh giá là tốt, năm sau bằng hoặc nhỏ hơn năm trước thì đánh giá là trung bình…việc đánh giá lợi nhuận ròng của khách hàng cần xem xét đến các yếu tố khách quan, hay chủ quan dẫn đến lợi nhuận tăng hoặc giảm, nếu lợi nhuận ròng giảm do nguyên nhân khách quan thì có thể vẫn được đánh giá tốt đối với khách hàng và ngược lại. Hiệu qủa kinh tế, xã hội của dự án mang lại: cần đánh giá kỹ hiệu quả kinh tế mang lại, tác động của dự án đến môi trường, cảnh quan, qui hoạch, mức độ tạo công ăn việc làm…đưa ra mức đánh giá theo thứ tự từ tốt, khá, trung bình và yếu đối với chỉ tiêu này; ngân hàng chỉ thực hiện cho vay đối với các dự án được đánh giá từ loại khá trở lên. Chất lượng sản phẩm dịch vụ: nếu sản phẩm dịch vụ tốt được nhiều du khách biết đến và ưu tiên lựa chọn thì đánh giá là tốt và ngược lại. Trình độ và kinh nghiệm quản lý: khách hàng có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm lâu năm thì được đánh giá là tốt và ngược lại. Trình độ, kinh nghiệm và năng lực điều hành của ban lãnh đạo: đánh giá yếu tố này là một vấn đề cực kỳ quan trọng, là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thành công hay thất bại của một tổ chức. Tiêu chuẩn đánh giá này cần được thể hiện ở các mặt: cơ cấu tổ chức của bộ máy làm việc, chính sách nhân sự của tổ chức, chính sách tiền lương, năng lực điều hành của ban lãnh đạo, chiến lược kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp của tổ chức. Trường hợp ban lãnh đạo điều hành tốt, nội bộ đoàn kết cùng đem hết sức mình phục vụ cho việc phát triển của đơn vị, xử lý nhanh nhạy các thông tin, biết phát hiện và sử dụng nhân tài theo đúng năng lực, sở trường của từng cá nhân; khen thưởng, động viên kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, có khả năng giao tiếp thì đánh giá là tốt và ngược lại. 177 Đối với những dự án có liên quan đến chuyên môn kỹ thuật mới, hẹp hay phức tạp, các NHTM nên thuê các đơn vị chuyên môn có đủ năng lực, trình độ để thẩm định. 3.3.7. Chính sách tín dụng đối với ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng 3.3.7.1. Chính sách lãi suất Nhằm thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ là đưa du lịch Lâm Đồng trở thành địa phương du lịch trọng điểm của cả nước, là trung tâm du lịch của Đông Nam Á, theo chúng tôi cần có chính sách cho vay, hỗ trợ lãi suất nhằm giúp các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách trong và ngoài nước, chính sách được cụ thể hoá như sau: Đối với Chính phủ, UBND tỉnh: nên thành lập một qũi cho vay ưu đãi và hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành du lịch tại tỉnh Lâm Đồng, quĩ này được sử dụng để cho vay hoặc hỗ trợ về lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn tại các ngân hàng thương mại để kinh doanh trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Tuỳ vào mục đích qui hoạch phát triển ngành du lịch trong từng thời kỳ mà có chính sách cho vay hoặc hỗ trợ ít hay nhiều song phải dựa trên nguyên tắc: khách hàng phải sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích, các dự án đầu tư phải phù hợp với qui hoạch của trung ương, hoặc địa phương; dự án phải đảm bảo vệ sinh môi trường sinh thái; dự án có giá trị phục hồi các giá trị truyền thống, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, bảo tồn và phát triển rừng… Đối với các ngân hàng thương mại trung ương: cần tính phí điều hoà vốn thấp hơn qui định tại thời điểm hiện hành đối với các chi nhánh có dư nợ cho vay ngành du lịch; cho phép các chi nhánh được phát hành chứng chỉ tiền gửi tại những địa bàn có tiềm năng về vốn để huy động vốn phục vụ cho vay đối với ngành du lịch; tìm kiếm các nguồn vốn của các tổ chức quốc tế quan tâm về du lịch Lâm Đồng để kêu gọi họ cho vay vốn với mức lãi suất thấp, từ đó điều hoà về cho các chi nhánh 178 ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng để tài trợ cho vay đối với ngành du lịch Lâm Đồng. Đối với các ngân hàng trên địa bàn Lâm Đồng: cần chủ động tìm kiếm những nguồn vốn rẻ từ các tổ chức lớn để huy động, chẳng hạn như: Kho bạc Nhà nước, các Tập đoàn lớn có nguồn vốn dồi dào, BHXH… Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, tiện ích ngân hàng để huy động nguồn tiền gửi thanh toán nhằm kéo lãi suất bình quân đầu vào xuống đến mức thấp nhất, để từ đó có thể giảm lãi suất cho vay đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành du lịch. Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại trên địa bàn cần tiết kiệm chi phí hoạt động, qua đó sẽ góp phần nâng cao năng lực tài chính. Đây cũng là một trong những giải pháp để giảm lãi suất cho vay đối với các tổ chức, cá nhân ngành du lịch. 3.3.7.2. Chính sách ưu đãi về vốn, thời hạn cho vay Lâm Đồng nhìn chung vẫn còn là một tỉnh nghèo, kinh tế phát triển chưa cao, nên tích lũy trong dân chúng và tiền nhàn rỗi của các doanh nghiệp vẫn còn có những hạn chế nhất định. Trong khi đó nhu cầu vay vốn tại các ngân hàng thương mại của các tổ chức, cá nhân rất cao và trên thực tế cho thấy kể từ khi được thành lập đến nay các ngân hàng đều thiếu vốn để cho vay và luôn phải đi vay các ngân hàng cấp trên để bù đắp. Để khắc phục tình trạng này, trước hết các ngân hàng thương mại trên địa bàn phải đưa ra các giải pháp thích hợp để huy động vốn tại địa phương và Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ điều tiết về vốn cho các ngân hàng trên địa bàn để cho vay các dự án, công trình lớn có tính chiến lược, khả năng thu hút khách cao như: các khu du lịch, giao thông, sân bay, bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng… Các nguồn vốn này có thể điều tiết từ các tập đoàn, tổng công ty lớn, từ nguồn vốn ngân sách trung ương, nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước. Đối với các dự án lớn, dự án có tính chiến lược phát triển ngành du lịch, thời hạn thu hồi vốn đầu tư dài thì các ngân hàng thương mại cần kéo dài thời gian tài trợ phù hợp với thời gian thu hồi vốn đầu tư. Có như vậy, các tổ chức, cá nhân mới mạnh 179 dạn đi vay và bỏ vốn ra để đầu tư, từ đó mới có thể tạo ra những công trình, sản phẩm dịch vụ có chất lượng và tính khác biệt cao để thu hút du khách. 3.3.7.3. Chính sách xử lý các món vay sau khi cho vay Trong kinh doanh, dù ở bất cứ ngành nào, lĩnh vực nào cũng đều xảy ra những rủi ro do nguyên nhân khách quan mà không cá nhân, tổ chức nào có thể lường trước được, trong đó ngành du lịch cũng không phải là ngoại lệ. Để ngành du lịch có thể phát triển tốt được, thì các ngân hàng thương mại cần có chính sách xử lý rủi ro do khách hàng kinh doanh thua lỗ, hoặc lợi nhuận không đạt như mong đợi do những nguyên nhân khách quan gây ra như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn hoặc giảm một phần lãi vay, khoanh nợ, xoá nợ. Chính sách tín dụng nếu được thực hiện một cách khách quan, trung thực sẽ góp phần làm giảm bớt những khó khăn trước mắt về tài chính cho khách hàng, từ đó giúp khách hàng nhanh chóng khôi phục và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. 3.3.8. Tăng cƣờng tài trợ cho vay trung, dài hạn và mở rộng các hình thức cho thuê tài chính đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch Trong quá trình phát triển của mình, ngành du lịch rất cần được đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, các dây chuyền công nghệ hiện đại, xây dựng các công trình có qui mô mang tầm cỡ quốc tế…Điều đó cần phải có nguồn vốn trung, dài hạn lớn để đầu tư, trong khi nguồn vốn tự có có giới hạn, thì nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại là rất cần thiết để thực hiện đầu tư. Song trên thực tế thời gian qua cho thấy, các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng tài trợ cho vay trung, dài hạn cho ngành du lịch chưa thực sự thoả đáng, nguồn vốn vay chưa đáp ứng được đủ nhu cầu vay vốn để mở rộng đầu tư của các tổ chức, cá nhân kinh doanh trong ngành du lịch. Điều đó dẫn tới các chủ thể kinh doanh trong lĩnh vực du lịch không đủ vốn trung, dài hạn để thực hiện đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển hiện đại, xây dựng mới hệ thống nhà nghỉ, đầu tư nâng cấp các khu vui chơi giải trí…Chính vì thế, du lịch Lâm Đồng vẫn chưa có nhiều sản phẩm dịch vụ có chất lượng và cho đến 180 nay gần như chưa có công trình nào mang tầm cỡ quốc tế để phục vụ cho du khách trong và ngoài nước. Trong điều kiện thực tế hiện nay của tỉnh Lâm Đồng, nguồn vốn tự có của các chủ thể kinh doanh du lịch còn có những hạn chế nhất định, trong khi huy động từ các nguồn khác còn chưa nhiều, thì nguồn vốn tín dụng trung, dài hạn chính là nguồn vốn quan trọng để giúp cho các tổ chức, cá nhân ngành du lịch có thể mở rộng đầu tư phát triển kinh doanh ngành du lịch theo hướng hiện đại. Vì vậy, ngành du lịch rất cần các ngân hàng thương mại tăng cường cho vay nguồn vốn trung, dài hạn để thực hiện mở rộng hoạt động kinh doanh, từ đó ngành du lịch Lâm Đồng sẽ đưa ra nhiều sản phẩm, dịch vụ có chất lượng nhằm phục vụ cho nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Mở rộng hình thức cho thuê tài chính: cho thuê tài chính chính là hoạt động tín dụng trung, dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài chính giữa bên cho thuê là tổ chức tín dụng với khách hàng thuê. Thuê tài chính có ưu điểm là khách hàng không phải sử dụng tài sản để cầm cố, thế chấp; không cần nguồn vốn tự có tham gia vào tài sản song vẫn được sử dụng tài sản để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đây là một hình thức có nhiều ưu điểm, song hiện nay trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng hình thức cho thuê tài chính chưa được thực hiện đối với các hoạt động liên quan đến ngành du lịch, cho dù có rất nhiều các tổ chức, cá nhân cần đầu tư máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển…để phục vụ mục đích kinh doanh du lịch, nhưng nguồn vốn tự có không có, muốn vay các ngân hàng thương mại cũng không được do không có tài sản đảm bảo tiền vay hoặc không đủ các điều kiện khác để đi vay, nên rất cần được tài trợ bằng hình thức này. Vì vậy, các ngân hàng thương mại cần mở rộng tài trợ dưới hình thức cho thuê tài chính cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ có chất lượng hơn để phục vụ cho du khách. 181 3.3.9. Mở rộng mạng lƣới giao dịch, tiếp tục hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và mở rộng phát hành thẻ quốc tế, cũng nhƣ hệ thống chấp nhận thanh toán thẻ quốc tế + Hiện nay các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều chi nhánh, phòng giao dịch đang hoạt động tại các địa bàn. Đến nay, hầu hết các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đều đã có các ngân hàng thương mại đang hoạt động, qua đó phần nào đã đáp ứng nhu cầu vay vốn, gửi tiền và thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng khác của người dân. Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, Lâm Đồng là một tỉnh miền núi, có diện tích tự nhiên khá rộng, dân cư phân bố không đều, nên việc tiếp tục mở rộng mạng lưới giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ khách hàng là hết sức cần thiết. Các ngân hàng thương mại nghiên cứu mở rộng mạng lưới ở các địa bàn như: - Tiếp tục mở rộng mạng lưới ở các khu tập trung dân cư như: thị trấn, trung tâm xã, khu đô thị mới, khu công nghiệp và những khu đang có khu lịch, doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm dịch vụ phục vụ du lịch phát triển. - Nghiên cứu mở rộng mạng lưới trên các địa bàn dân cư ở xa đô thị, dân cư tương đối tập trung, dân cư có thu nhập ổn định và những địa bàn có tiềm năng phát triển kinh tế trong tương lai. Đây là những vùng mà trước đây chưa có ngân hàng, nên khi có tiền dư họ thường tích lũy dưới hình thức tiền mặt hoặc mua vàng, ngoại tệ để tích luỹ nên việc mở rộng mạng lưới giao dịch ở những nơi này sẽ có nhiều cơ hội để thu hút nguồn vốn. Việc mở rộng mạng lưới cũng sẽ tạo điều kiện để người dân vay vốn đầu tư sản xuất kinh doanh nói chung, kinh doanh sản phẩm dịch vụ du lịch nói riêng, qua đó sẽ tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu của du khách. + Xu hướng chung của các ngân hàng thương mại trên thế giới là ngày càng ứng dụng công nghệ ngân hàng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình được tốt hơn. Ở nước ta, các ngân hàng thương mại trong nước đã có nhiều tiến bộ trong việc đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng vào hoạt động kinh doanh, song nhìn chung công nghệ ngân hàng vẫn còn khá lạc hậu so với nhiều nước trên thế giới. Để 182 phục vụ cho khách hàng trong nước và du khách quốc tế, các ngân hàng thương mại cần tiếp tục đổi mới công nghệ, từ đó đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới có chất lượng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngành du lịch nói riêng, ngành kinh tế khác nói chung. + Có rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến Lâm Đồng rất than phiền về các dịch vụ thanh toán, đặc biệt là các dịch vụ thanh toán thẻ quốc tế; có thể nói hiện nay du khách phải đỏ mắt mới tìm ra một điểm chấp nhận thẻ thanh toán quốc tế. Do có rất ít các điểm chấp nhận thanh toán thẻ, nên du khách chủ yếu phải thanh toán hàng hoá và dịch vụ bằng tiền mặt nên rất bất tiện, nhiều khi muốn sử dụng hàng hoá và dịch vụ nhưng chưa chuẩn bị tiền mặt sẵn, du khách cũng không thể mua sắm, sử dụng hàng hoá và dịch vụ được. Như vậy, nếu không có giải pháp để mở rộng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt thì mặc nhiên ngành du lịch Lâm Đồng mất một nguồn thu rất lớn mà đáng lẽ ra không đáng mất. Để giải quyết vấn đề này, theo chúng tôi các ngân hàng thương mại nên: - Mở rộng việc phát hành thẻ ATM, thẻ quốc tế đến nhiều người dân trong tỉnh bằng cách: quảng cáo giới thiệu tiện ích từ việc sử dụng thẻ, miễn phí phát hành thẻ, miễn phí thường niên của các loại thẻ và không thu phí giao dịch trên máy rút tiền tự động và các điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS); phối kết hợp với các công ty: điện lực, cấp nước, bưu chính viễn thông, trung tâm thương mại…thực hiện thanh toán qua thẻ. - Thực hiện ngay việc lắp đặc hệ thống ATM, POS,… đến những điểm thuận lợi cho người dân và du khách như: chợ, trung tâm thương mại, khách sạn, nhà hàng, các điểm tham quan du lịch tại những địa bàn, những điểm có khối lượng du khách tham quan, mua sắm lớn. - Ở những nơi xa, có địa hình phức tạp, nhưng có lượng du khách lớn thì các ngân hàng cần nghiên cứu, trang bị hệ thống rút tiền, hệ thống thanh toán lưu động để đáp ứng nhu cầu rút tiền, chi trả của du khách. 183 3.3.10. Nâng cao trình độ, đạo đức nghề nghiệp và có chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ tín dụng Trên thực tế từ hoạt động của các ngân hàng thì nguồn sinh lợi chủ yếu từ hoạt động kinh doanh ngân hàng vẫn là từ nghiệp vụ tín dụng, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng thì nguồn này vẫn chiếm trên 98% và như vậy đội ngũ cán bộ tín dụng có yếu tố quan trọng trong việc làm tăng, hoặc giảm lợi nhuận cho các ngân hàng. Tài trợ cho vay đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành du lịch thường là số tiền lớn, nhiều dự án có độ phức tạp cao, đòi hỏi đội ngũ cán bộ tín dụng phải có năng lực, trình độ, am hiểu về lĩnh vực du lịch…thì mới có thể thẩm định được dự án. Hiện nay, đội ngũ cán bộ tín dụng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có trình độ chưa đồng đều, kiến thức chuyên môn của phần lớn cán bộ không đáp ứng được yêu cầu; phần lớn cán bộ chỉ được học tại chức, học chắp vá hay đào tạo ở các chuyên ngành khác, trên thực tế việc thẩm định cho vay phần lớn dựa vào tài sản đảm bảo để đề xuất cho vay, đây là một trong những trở ngại đối với việc mở rộng tín dụng nói chung, đầu tư tín dụng cho ngành du lịch nói riêng. Ngoài ra, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ tín dụng và việc giáo dục nâng cao ý thức nghề nghiệp của các ngân hàng còn chưa được quan tâm đúng mức. Để giải quyết vấn đề này, các ngân hàng cần có các giải pháp sau: - Rà soát lại toàn bộ đội ngũ cán bộ tín dụng, theo đó những cán bộ nào chưa qua đào tạo, hoặc đào tạo không đúng chuyên ngành thì cho đi đào tạo trình độ đại học, cao đẳng cho đúng chuyên ngành. Đối với cán bộ đã qua đào tạo chuyên ngành nhưng đào tạo thời gian đã lâu thì tiếp tục cho đi các lớp đào tạo chuyên sâu ngắn ngày; cán bộ tín dụng yếu về lĩnh vực nào thì tập trung đào tạo về lĩnh vực đó, không đào tạo tràn lan, nhằm tránh lãng phí tiền bạc, thời gian cho ngân hàng và cá nhân. Các ngân hàng nên đặt hàng tại các trường, viện nghiên cứu để đào tạo chuyên sâu các mặt nghiệp vụ: phân tích tài chính, thẩm định dự án, luật, kiến thức cơ bản về du lịch, kỹ năng giao tiếp khách hàng và marketing ngân hàng; cần kết hợp giữa đào tạo lý thuyết và thực tế. 184 - Cùng với việc nâng cao trình độ, các ngân hàng thương mại cần thường xuyên giáo dục nhằm nâng cao đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng, như thường xuyên biểu dương những tấm gương sáng về đạo đức trong ngành ngân hàng, học tập và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,…Thường xuyên kiểm tra kiểm soát sau khi cho vay nhằm phát hiện, ngăn ngừa những sai phạm của cán bộ để có giải pháp xử lý kịp thời. - Có cơ chế đãi ngộ với đội ngũ cán bộ tín dụng, chính sách đãi ngộ cần được thể hiện trên cả hai mặt vật chất và tinh thần. Về vật chất nên có chính sách riêng về cơ chế tiền lương, thưởng cho đội ngũ cán bộ tín dụng, bên cạnh đó có chính sách thưởng cho cán bộ tín dụng nào luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Còn về tinh thần đối với cán bộ nào thường xuyên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì có thể cho đi tham quan, nghỉ dưỡng, đi học chuyên sâu, cân nhắc đề bạt bổ nhiệm cán bộ… Mở rộng tín dụng nhằm phát triển ngành du lịch nói riêng, các ngành kinh tế nói chung đòi hỏi đội ngũ cán bộ tín dụng phải có tâm sáng, trí thông, làm việc vì mục tiêu cho sự nghiệp phát triển chung của nền kinh tế và của ngành. Nếu không có đội ngũ cán bộ tín dụng tinh thông về kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, am hiểu về mặt luật pháp…và trong sáng về mặt đạo đức thì khó lòng mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với ngành du lịch. 3.3.1.1. Đẩy mạnh hoạt động Marketing ngân hàng đến các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch Cho đến nay, có rất nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch vẫn thiếu thông tin về hoạt động cho vay, tiền gửi và các dịch vụ ngân hàng khác của các NHTM trên địa bàn. Chính vì thiếu thông tin nên rất dễ dẫn tới nhiều tổ chức, cá nhân không biết được các chính sách vay vốn từ các NHTM. Theo tìm hiểu của chúng tôi, có nhiều tổ chức, cá nhân khi được hỏi anh, chị có biết gì về thông tin dịch vụ cho vay của các NHTM, thì có rất nhiều người trả lời rằng chỉ nghe thông tin được qua người quen nói, nên nhiều khi cứ nghĩ rằng vay được đồng vốn ngân hàng thì chắc là gặp nhiều khó khăn, thủ tục vay vốn rườm rà, số tiền vay được ít, phải đi đi lại lại nhiều lần mất 185 nhiều thời gian mới có thể được ngân hàng giải ngân…chính những thông tin nhiều khi méo mó như vậy làm cho số lượng khách hàng kinh doanh du lịch tự tìm đến ngân hàng còn chưa cao. Do vậy, các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng cần đẩy mạnh hoạt động Marketing đến với khách hàng, làm cho khách hàng biết và hiểu rõ về hoạt động cho vay và các dịch vụ ngân hàng khác của các NHTM, từ đó khách hàng sẽ đến với các ngân hàng nhiều hơn. Các NHTM cần đưa ra nhiều hình thức tiếp thị, dưới đây là một số hình thức mà các NHTM có thể áp dụng: Thứ nhất, trên cơ sở tiếp nhận thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư, phòng Công thương (những đơn vị cấp giấy phép kinh doanh), danh bạ điện thoại và các thông tin khác; cán bộ tín dụng tiến hành sàng lọc ra những tổ chức, cá nhân nào đã đăng ký kinh doanh du lịch và trên cơ sở danh sách sẵn có này, lãnh đạo chi nhánh phân công cho từng cán bộ xuống tận địa chỉ đăng ký kinh doanh của các tổ chức, cá nhân để giới thiệu cho các tổ chức, cá nhân nắm rõ về các điều kiện vay vốn ở đơn vị mình và các chính sách ưu đãi (nếu có), giải đáp những thắc mắc của khách hàng liên quan đến hoạt động cho vay, tư vấn cho khách hàng biết về các dịch vụ ngân hàng tại đơn vị mình… Thứ hai, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền ở các kênh thông tin đại chúng để giới thiệu cho khách hàng hiểu rõ về điều kiện vay vốn, mức cho vay, lãi suất cho vay…và giới thiệu các dịch vụ ngân hàng. Cần chú trọng các kênh thông tin có số lượng người theo dõi lớn và phù hợp với từng đối tượng khách hàng, chẳng hạn như: truyền hình, internet, phát thanh (trung ương, địa phương, phường, xã), tờ rơi… Chính việc đẩy mạnh hoạt động Marketing ngân hàng sẽ giúp cho khách hàng hiểu rõ về ngân hàng, nhờ đó mà ngân hàng tăng được khối lượng khách hàng, bên cạnh đó có điều kiện để sàng lọc khách hàng từ đó nâng cao được chất lượng tín dụng. Mặt khác, nhờ hoạt động marketing ngân hàng nên nhiều khách hàng có thể tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ngân hàng để đầu tư phát triển kinh doanh du lịch, từ đó đưa ngành du lịch Lâm Đồng ngày càng phát triển tốt hơn. 186 3.3.12. Nâng cao vai trò, chất lƣợng tƣ vấn tài chính cho khách hàng và tăng cƣờng kiểm tra kiểm soát + Hiện nay, các khách hàng của hệ thống các NHTM nói chung, khách hàng ngành du lịch nói riêng rất cần được các NHTM tư vấn về tài chính doanh nghiệp, cũng như tài chính của các dự án xin vay để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính của mình. Các vấn đề về tài chính như: xem xét, xử lý các khó khăn vướng mắc trong hoạt động tài chính của khách hàng; xây dựng kế hoạch tài chính; lập kế hoạch và thu xếp vốn theo yêu cầu của khách hàng; phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án, năng lực của các nguồn tài trợ…là những vấn đề cần được các MHTM tư vấn. Qua tư vấn sẽ giúp cho khách hàng xây dựng kế hoạch, cơ cấu và sử dụng nguồn tài chính một cách tiết kiệm, hiệu quả, hợp lý nhất. Để nâng cao vai trò, chất lượng tư vấn tài chính cho khách hàng, thiết nghĩ các NHTM trên địa bàn cần bố trí đủ các bộ có năng lực trình độ và kinh nghiệm trong tư vấn tài chính để tư vấn tài chính cho khách hàng; nhân viên tư vấn cần nhiệt tình, niềm nở khi tư vấn cho khách hàng và miễn phí hoặc chỉ thu một mức phí thấp nhất mà mọi khách hàng đều có thể chấp nhận được… + Mở rộng cho vay các ngành kinh tế nói chung, ngành du lịch nói riêng cần phải đi đôi với chất lượng, hiệu quả tín dụng. Để đạt được điều đó thì công tác kiểm tra, kiểm soát là một trong những yếu tố then chốt cần được các NHTM quan tâm. Trường hợp các NHTM không chú trọng đến công tác kiểm tra kiểm soát các khoản vay thì rất dễ dẫn đến tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích; sử dụng vốn vay lãng phí, kém hiệu quả hoặc cho vay đối với những những khách hàng không đủ năng lực để thực hiện dự án…từ đó dẫn đến chất lượng tín dụng không được đảm bảo, hoặc dự án không đem lại hiệu quả kinh tế- xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của ngành du lịch cũng như hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Do vậy, công tác kiểm tra, kiểm soát phải được thực hiện tốt cả khâu trước, trong và sau khi cho vay, cụ thể: 187 - Kiểm tra trước khi cho vay : trước khi cho vay, cán bộ ngân hàng cần thẩm định kỹ các yếu tố như: kiểm tra xem khách hàng có đủ năng lực tài chính, năng lực chuyên môn để thực hiện dự án hay không; uy tín của khách hàng trong giao dịch trước đây như thế nào; kiểm tra tính pháp lý của dự án; nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào và thị trường đầu ra của dự án; hiệu quả kinh tế-xã hội mang lại từ dự án; tài sản đảm bảo cho khoản vay… - Kiểm tra trong khi cho vay: đây cũng là một khâu khá quan trọng trong công tác tín dụng; trong khi cho vay, cán bộ tín dụng cần giám sát chặt chẽ quá trình giải ngân, kiểm tra mục đích sử dụng tiền vay xem có khớp đúng với hợp đồng tín dụng mà hai bên đã thoả thuận hay chưa (xem hoá đơn tài chính, các hợp đồng kinh tế, hàng hoá tồn kho…); kết hợp kiểm tra trên sổ sách và kiểm tra thực địa… - Kiểm tra sau khi cho vay: công tác kiểm tra sau khi cho vay được thể hiện ở các mặt như: đôn đốc khách hàng đẩy mạnh thực hiện dự án; đôn đốc thu hồi nợ gốc, lãi vay; rà soát lại hồ sơ xem còn thiếu hoặc sai sót những gì, qua đó có thể chỉnh sửa, bổ sung kịp thời cho phù hợp với các văn bản pháp qui; đối chiếu dư nợ, số lãi đã thu xem có khớp đúng giữa số liệu trong ngân hàng và khách hàng hay không, qua đối chiếu sẽ kịp thời phát hiện ra những khoản tiền bị chiếm dụng để có biện pháp xử lý kịp thời đối với cán bộ sai phạm; kiểm tra khả năng thực hiện dự án xem dự án triển khai có đảm bảo thực hiện như dự kiến ban đầu hay không, qua đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời, như: tiếp tục mở rộng đầu tư, thu hồi vốn vay trước hạn, cơ cấu lại thời hạn trả nợ… 3.4. GIẢI PHÁP BỔ TRỢ 3.4.1. Đa dạng hóa nguồn vốn phục vụ cho phát triển du lịch Lâm Đồng - Giải pháp phát hành cổ phiếu, trái phiếu công ty: cơ sở kinh doanh du lịch là các đơn vị trực tiếp kinh doanh du lịch nhằm đưa ra các sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu của du khách nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh và tạo ra lợi nhuận cho chính các cơ sở kinh doanh. Để thu hút nguồn tối đa nguồn vốn trong xã hội, mở rộng hoạt động kinh doanh, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm thì ngoài nguồn 188 vốn tài trợ từ các ngân hàng thương mại, các chủ thể kinh doanh du lịch có thể phát triển nguồn vốn của mình dưới các hình thức sau: Đối với các doanh nghiệp cổ phần thì nghiên cứu phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu để huy động vốn: Phát hành cổ phiếu: cổ phiếu là chứng khoán vốn do công ty cổ phần phát hành, qua đó xác nhận quyền sở hữu về tài sản của chủ sở hữu cổ phiếu đối với công ty cổ phần. Theo đó, các công ty cổ phần kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng cần nghiên cứu phát hành thêm cổ phiếu ra công chúng để huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, đây là một kênh phát triển nguồn vốn chủ sở hữu khá hiệu quả và có nhiều tiềm năng để huy động được nguồn vốn lớn từ công chúng. Điển hình ở hình thức phát triển nguồn vốn này là vào thời điểm năm 2008, Công ty dịch vụ Du lịch Lâm Đồng khi đó cần phát hành cổ phiếu để đầu tư khách sạn 3 sao tại Đà Lạt và chỉ trong thời gian ngắn đã bán hết số cổ phiếu ra công chúng để thu về một nguồn vốn lớn đủ để thực hiện mục đích kinh doanh của mình. Ưu điểm của hình thức huy động vốn này là doanh nghiệp cổ phần có thể huy động vốn rộng rãi từ các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước và nguồn vốn huy động được chính là nguồn vốn của công ty nên có thể sử dụng lâu dài để đầu tư vào các công trình, dự án quan trọng mang tính chiến lược trong việc phát triển của công ty. Phát hành trái phiếu công ty: trái phiếu công ty là một loại chứng khoán nợ do công ty phát hành xác nhận quyền của người cho vay được hoàn trả số tiền gốc đã cho vay và được thanh toán lãi theo thời hạn, điều kiện ghi trên trái phiếu. Các doanh nghiệp trên địa bàn căn cứ vào nhu cầu đầu tư, hiệu quả kinh doanh của từng dự án và tiến hành phát hành trái phiếu doanh nghiệp để huy động vốn phục vụ cho nhu cầu đầu tư. Việc phát hành trái phiếu để đầu tư phát triển du lịch cần tính toán kỹ tổng nhu cầu vốn cần huy động, hiệu quả đầu tư mang lại, thời gian hoàn trả gốc, lãi và đưa ra một mức lãi suất huy động thật hấp dẫn đối với người mua trái phiếu. Bên cạnh đó, cần xây dựng phương án trả nợ một cách khoa học để có thể thanh toán nợ đúng hạn cho khách hàng mua trái phiếu, từ đó sẽ nâng cao uy tín, vị thế của tổ chức phát hành. 189 Đây là một kênh phát triển vốn khá tốt mà trên thực tế hiện nay tại địa bàn tỉnh Lâm Đồng chưa có một công ty nào thực hiện, ưu điểm của hình thức phát triển vốn này là các cổ đông hiện hữu không phải chia sẻ quyền lực cho người nắm giữ trái phiếu mà vẫn có thể huy động được vốn để thực hiện cho các mục đích phát triển công ty. Góp vốn đối với các công ty TNHH, công ty hợp danh: hiện nay rất nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch riêng lẻ, song đối với hình thức kinh doanh này không mang lại hiệu quả kinh tế cao do vốn ít, kinh nghiệm không nhiều hay cơ cấu tổ chức còn nhiều bất cập. Để hoạt động kinh doanh ngành du lịch được tốt hơn, thiết nghĩ các tổ chức, cá nhân có thể góp vốn để thành lập công ty TNHH, công ty hợp danh, điều đó sẽ mang lại cho một tổ chức có vốn lớn hơn để mở rộng sản xuất kinh doanh và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, qua đó ngày càng đáp ứng nhu cầu của du khách. - Giải pháp thu hút vốn để đầu tư phát triển du lịch từ chính quyền địa phương: để phát triển ngành du lịch Lâm Đồng thì việc đầu tư từ địa phương là vấn đề cực kỳ quan trọng, giải pháp được đưa ra là: Phát hành trái phiếu địa phương cho các công trình hạ tầng có thu: ngành du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có liên quan đến nhiều ngành kinh tế khác . Nếu muốn ngành du lịch phát triển mạnh thì ngoài nguồn tài nguyên du lịch sẵn có, ngành du lịch cần phải được sự hỗ trợ từ nhiều phía, trong đó có hạ tầng kỹ thuật (giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước…). Thực trạng cơ cở hạ tầng tại tỉnh Lâm Đồng vẫn còn nhiều hạn chế mà chính quyền và nhân dân tỉnh Lâm Đồng cần phải quan tâm đầu tư phát triển, từ đó tạo thuận lợi hơn cho du khách đến tham quan và nghỉ ngơi; cơ sở hạ tầng thuận lợi chắc chắn du khách sẽ đến với Lâm Đồng nhiều hơn. Thực tế nhiều năm qua cho thấy cơ sở hạ tầng tỉnh Lâm Đồng không mấy thay đổi do nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân chính vẫn là thiếu vốn. Để khắc phục tình trạng này, theo chúng tôi chính quyền tỉnh Lâm Đồng nên xem xét phát hành trái phiếu địa phương để huy động vốn nhằm phục vụ cho việc đầu tư các cơ sở hạ tầng có thu như: đầu tư vào một số tuyến đường giao thông quan trọng, hệ thống thông tin liên lạc, hệ 190 thống cấp nước, trung tâm đấu xảo hoa, rau… và tiến hành thu phí các dự án này để hoàn trả cho người mua trái phiếu. Thiết nghĩ đây là một giải pháp có tính khả thi cao, nếu biết lựa chọn các công trình có tính khả thi và chính quyền tỉnh có quyết tâm cao thì có khả năng sẽ thực hiện tốt việc này. Phát hành trái phiếu địa phương cho các công trình và được hoàn trả bằng ngân sách địa phương: có những công trình có thể không đem lại nguồn thu, hoặc mang lại nguồn thu rất nhỏ, nhưng mà lại có ý nghĩa quan trọng cho việc phục vụ đời sống văn hoá, xã hội của người dân địa phương cũng như du khách, chẳng hạn hệ thống công viên, nạo vét các hồ, sông, suối, rạch để khơi thông dòng chảy, giữ môi trường nước, xây dựng hệ thống đường giao thông liên xã, liên thôn…hay là những công trình đòi hỏi nguồn vốn lớn nhưng khó có khả năng thu hồi vốn. Thực tế cho thấy sẽ khó có cá nhân, doanh nghiệp nào trong nền kinh tế tự bỏ vốn ra để thực hiện các dự án như vậy, vì vậy các nhà chức trách tỉnh Lâm Đồng cần nghiên cứu phát hành trái phiếu địa phương để đầu tư các công trình này. Để việc phát hành trái phiếu địa phương một cách thành công, cần có một số giải pháp sau: - Căn cứ vào tình hình thực tế cung cầu vốn trên thị trường cần đưa ra một mức lãi suất thật hẫp dẫn, có thể lãi suất được thay đổi hàng năm song đảm bảo lãi suất không thấp hơn năm thứ nhất. - Đa dạng hoá các kỳ hạn của trái phiếu như phát hành trái phiếu có thời hạn 1,2,3,4,5,7,10, 15 năm… - Sử dụng nguồn vốn trái phiếu một cách tiết kiệm, có hiệu quả nguồn vốn này: khi đã phát hành thành công, chính quyền tỉnh cần có một Ban quản lý qũi trái phiếu, những người điều hành phải là người có đủ năng lực, trình độ, liêm khiết; đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án để dự án đưa vào sử dụng trong thời gian sớm nhất và nhanh. - Nâng cao uy tín trả nợ vay của địa phương: để làm được điều này các nhà hoạch định chính sách tại địa phương phải đẩy nhanh tiến trình thực hiện dự án, tiết kiệm chi phí, tính toán kỹ hiệu quả của từng dự án; dự kiến phát hành trái phiếu, tính 191 toán nguồn thu, chi ngân sách thật chính xác…và chính quyền địa phương phải luôn thanh toán đầy đủ, đúng hạn gốc và lãi cho người mua trái phiếu. - Mở rộng tuyên tuyền quảng cáo đến các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước biết đến mục đích, ý nghĩa của việc phát hành trái phiếu địa phương. - Làm công văn gửi đến các qũi đầu tư, các tập đoàn, tổng công ty lớn của nhà nước và các công ty lớn của nước ngoài … biết được mục đích, ý nghĩa của việc phát hành trái phiếu và có chính sách động viên, khuyến khích thiết thực họ mua trái phiếu. Ngoài ra, hàng năm ngân sách địa phương cần trích ra một tỷ lệ thích đáng để đầu tư phát triển các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, chú trọng đầu tư vào các công trình trọng điểm có tiềm năng, lợi thế để thu hút các nhà đầu tư và du khách nhằm mục đích thúc đẩy ngành du lịch Lâm Đồng phát triển nhanh và bền vững. - Giải pháp đối với nguồn vốn nước ngoài: như đã trình bày ở trên, để khai thác tối ưu nguồn tài nguyên du lịch cần phải có vốn, ngoài nguồn vốn trong nước, chúng ta phải tranh thủ được nguồn vốn từ nước ngoài, đây là vấn đề thực sự cần thiết nhằm thu hút được tối đa các nguồn vốn để đầu tư cho du lịch Lâm Đồng phát triển. Các hình thức cụ thể là: Liên doanh, liên kết: các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong nuớc cần tìm kiếm các đối tác nước ngoài để liên doanh, liên kết thành lập các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần…để đầu tư phát triển kinh doanh về du lịch. Đầu tư vốn nước ngoài 100%: cùng với việc mở rộng liên doanh, liên kết thì việc kêu gọi đầu tư vốn 100% từ nước ngoài để đầu tư phát triển ngành du lịch Lâm Đồng. Nhằm tranh thủ tối đa được nguồn vốn này để đầu tư cho phát triển ngành du lịch, theo chúng tôi cần có giải pháp: - Cần thực hiện ngay việc cải cách thủ tục hành chính, kể cả thủ tục hành chính ở các bộ, ngành của trung ương cũng như địa phương như: cần đơn giản hoá việc thẩm định và cấp giấy phép đầu tư trên nguyên tắc một cửa, cơ quan được giao chức 192 năng thẩm định, cấp phép phải công khai các giấy tờ, thủ tục cấp giấy phép đầu tư, tạo mọi điều kiện cho nhà đầu tư được cấp giấy phép hoạt động nhanh chóng. Sau khi được cấp giấy phép các cơ quan chức năng cần giải quyết nhanh chóng các thủ tục về giao đất, giải phóng mặt bằng, nhập khẩu máy móc thiết bị…Nếu vướng các thủ tục gì cần cho chuyên gia hướng dẫn, giải quyết nhanh chóng cho nhà đầu tư. - Chính phủ cần có cơ chế phân cấp mạnh mẽ hơn cho địa phương trong việc cấp phép đầu tư, chính sách thuế, chính sách đất đai…để địa phương có thể giải quyết nhanh chóng các thủ tục về đầu tư. - Có chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, như là chính sách thuế, giảm giá thuê đất,… - Thực hiện đầu tư đồng bộ để nâng cấp cơ sở hạ tầng như: mở rộng nâng cấp sân bay Liên Khương và mở rộng các đường bay quốc nội, quốc tế; khôi phục tuyến đường sắt, nâng cấp các tuyến đường bộ quan trọng trong địa bàn, nâng cấp hệ thống điện, nước, thông tin liên lạc… - Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá về tiềm năng du lịch tỉnh Lâm Đồng ở trên thế giới, bên cạnh đó cần thực hiện tốt chính sách kêu gọi đầu tư nước ngoài. - Đào tạo đội ngũ cán bộ (kể cả ở cơ quan công quyền và cán bộ tại các doanh nghiệp) có đủ năng lực chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, luật pháp quốc tế… để tham gia thẩm định, cấp giấy phép và làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Phát hành trái phiếu ngoại tệ: đối với nhiều công trình quan trọng, cần thực hiện phát hành trái phiếu ra nước ngoài để huy động vốn để đầu tư, cần nghiên cứu đưa ra mức lãi suất hấp dẫn, các điều kiện thanh toán hợp lý để tranh thủ huy động nguồn vốn này. Nguồn vốn ODA: Chính phủ, UBND tỉnh cần mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước, các địa phương, hoặc các tổ chức khác để thu hút nguồn vốn ODA nhằm 193 mở rộng xây dựng cơ sở hạ tầng, tôn tạo danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá: huy động bằng hình thức này là cần thiết, đây là những lĩnh vực đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn, thời gian xây dựng dài song hiệu quả mang lại không cao, nên việc huy động và sử dụng nguồn vốn này vào các lĩnh vực trên là hết sức cần thiết để thúc đẩy ngành du lịch Lâm Đồng phát triển. - Giải pháp phát triển nguồn vốn trong dân để phát triển du lịch: một trong những nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển du lịch là nguồn vốn của người dân, hiện nay chưa có một nghiên cứu chính xác nào về nguồn vốn đang còn nằm trong dân, nhưng các chuyên gia đều thống nhất rằng hiện nay nguồn vốn trong dân còn rất lớn, vì vậy cần có các giải pháp hữu hiệu để thu hút được nguồn vốn này, các hình thức huy động được đưa ra là: - Khuyến khích người dân trực tiếp tham gia đầu tư phát triển du lịch: trên cơ sở qui hoạch chi tiết phát triển du lịch Lâm Đồng, cần xác định rõ cơ cấu và vị trí của các điểm phát triển du lịch: khách sạn, cơ sở kinh doanh du lịch, các sản phẩm du lịch…các điểm du lịch, sản phẩm dịch vụ du lịch này phải mang tính đặc thù thu hút sự chú ý của du khách, có chính sách thu hút đầu tư thích hợp, từ đó kêu gọi người dân tham gia đầu tư phát triển du lịch. - Nhà nước và các doanh nghiệp tham gia huy động vốn trong dân bằng các hình thức trái phiếu, cổ phiếu, tiền gửi tiết kiệm: lãi suất huy động dưới các hình thức này phải hợp lý, dấp dẫn người gửi tiền. Việc xác định lãi suất phải phù hợp với tình hình thực tiễn phát triển kinh tế của đất nước, sự ổn định của đồng tiền, thói quen của người có vốn, hiệu quả của việc sử dụng vốn; nếu lãi suất cao có thể khuyến khích được người gửi tiền, song người đi vay lại gặp bất lợi, còn lãi suất thấp thì người đi vay có lợi song lại khó khăn trong công tác huy động vốn. Như vậy, cần phải xây dựng một mức lãi suất hài hoà để huy động được nguồn vốn này từ trong dân, bên cạnh đó Nhà nước và doanh nghiệp phải có biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, để có thể thanh toán nợ, có mức cổ tức phù hợp đủ hấp dẫn người dân. 194 - Nghiên cứu thành lập ngay qũy du lịch: ngày nay, nhu cầu đi du lịch của người dân ngày càng tăng, song trên thực tế trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng vẫn có nhiều người dân một lúc không có đủ tiền để thực hiện các chuyến đi. Nhằm đáp ứng nhu cầu đi du lịch của nhân dân, biện pháp đưa ra là huy động trong dân thành lập một qũy đi du lịch, hàng tháng người dân gửi tiền vào trong qũy và vẫn được hưởng lãi suất và được ưu đãi khi đi du lịch; để có sức hấp dẫn đối với người dân, các doanh nghiệp tham gia quản lý qũy phải là người có uy tín, có khả năng điều hành qũy một cách hiệu quả và nên phối hợp với các doanh nghiệp lữ hành để có chính sách ưu đãi cho người tham gia đóng góp qũy khi họ đi du lịch; qũy này được dùng để đầu tư để phát triển du lịch Lâm Đồng. 3.4.2. Đa dạng hoá và nâng cao chất lƣợng các loại hình và sản phẩm dịch vụ du lịch Đến với Lâm Đồng ngoài mục đích nghỉ dưỡng thì du khách cũng rất cần có những loại hình và sản phẩm có chất lượng, nếu càng có nhiều loại hình và sản phẩm dịch vụ có chất lượng, có tính đặc thù riêng thì sẽ càng hấp dẫn du khách đến với Lâm Đồng nhiều hơn. Do vậy, ngành du lịch Lâm Đồng cần nghiên cứu đưa ra nhiều loại hình và sản phẩm dịch dụ có chất lượng, đặc biệt là phát triển các loại hình và sản phẩm dịch vụ có những nét đặc trưng riêng hấp dẫn du khách, từ đó sẽ thu hút được du khách đến thăm Lâm Đồng nhiều hơn. Dưới đây là một số loại hình và sản phẩm dịch vụ du lịch có thể mở rộng và phát triển ở Lâm Đồng: + Về loại hình du lịch: ngoài những loại hình du lịch đã phát triển, ngành du lịch Lâm Đồng cần nghiên cứu phát triển các loại hình du lịch sau: Du lịch văn hoá: Lâm Đồng có nhiều dân tộc anh em sinh sống, ngoài ra còn có nhiều di tích lịch sử hoá đặc sắc, độc đáo. Do đó, ngành du lịch Lâm Đồng cần phát triển loại hình du lịch này, chẳng hạn như: tham quan kho mộc bản triều Nguyễn, thánh địa Cát Tiên; các hoạt động văn hoá của đồng bào các dân tộc ít người như mở rộng không gian văn hoá cồng chiêng, các lễ hội: đâm trâu, mừng lúa mới, tham quan 195 và thưởng thức, nghiên cứu về các phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên… Du lịch tham quan, nghỉ dưỡng: Lâm Đồng là một tỉnh có khí hậu mát mẻ và có nhiều sản phẩm rất thích hợp cho hoạt động nghỉ dưỡng. Từ lâu, người ta đặt cho Đà Lạt- Lâm Đồng với cái tên là “ Thiên đường nghỉ dưỡng”, lợi thế thì mỗi chúng ta đều thấy rõ, song cho đến nay tỉnh Lâm Đồng vẫn chưa xây dựng khu vực nghỉ dưỡng nào có giá trị mang tầm quốc tế, vì vậy thời gian tới cần nghiên cứu xây dựng các trung tâm nghỉ dưỡng lớn, tạo điểm nhấn cho ngành du lịch Việt Nam, cũng như Lâm Đồng trở thành trung tâm nghỉ dưỡng lớn ở khu vực châu Á. Để thực hiện được điều đó, theo chúng tôi nên chọn Đankia Suối Vàng và Đam Rông là hai địa điểm để đầu tư xây dựng trung tâm nghĩ dưỡng mang tầm vóc quốc tế. Đây là hai điểm rất thích hợp vì Đankia là nơi vẫn còn hoang sơ, phong cảnh sơn nước hữu tình cộng thêm Đam Rông có suối nước nóng rất thích hợp để điều trị bệnh tật…Cần phát triển hệ thống nhà nghỉ nằm ở trong những cánh rừng, bên cạnh đó cần mở rộng sản phẩm dịch vụ du lịch: như bơi thuyền, săn bắn, thể thao, leo núi, nhảy dù, đua ngựa, bơi, lặn, tắm nước nóng; mở rộng các loại hình dịch vụ văn hoá nghệ thuật: cồng chiêng, võ thuật, lễ hội văn hoá của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên…Ngoài ra, nơi đây còn có những thác nước nổi tiếng, có các công trình kiến trúc độc đáo, những hồ nước tuyệt đẹp, những cánh đồng hoa rực rỡ nhiều màu sắc…nên rất phù hợp cho phát triển loại hình du lịch này. Du lịch chữa bệnh: Lâm Đồng là nơi có khí hậu trong lành, mát mẻ, có suối nước nóng với hàm lượng lưu huỳnh cao, phong cảnh hữu tình…rất thích hợp cho việc nghỉ ngơi, chữa bệnh, song cho đến nay chưa có bệnh viện lớn nào đủ tầm để thu hút du khách đến chữa bệnh. Nên chăng, Lâm Đồng cần khuyến khích một cơ sở y tế có uy tín trên thế giới để thành lập một trung tâm chữa bệnh mang tầm quốc tế về hoạt động tại Lâm Đồng, nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước đến đây để chữa bệnh. 196 Du lịch sinh thái: du lịch sinh thái giúp cho con người có được sự hiểu biết về lịch sử văn hoá thiên nhiên, văn hoá bản địa và cùng giúp cho mọi người cùng tham gia bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ngày nay, du lịch sinh thái đang trở thành nhu cầu rất lớn của nhiều du khách trong và ngoài nước, nhiều du khách muốn đi để mở rộng sự hiểu biết của mình về loại hình du lịch này, vì vậy loại hình du lịch sinh thái đang là loại hình du lịch hấp dẫn của nhiều vùng, nhiều khu vực ở trong và ngoài nước. Lâm Đồng là một tỉnh có nhiều điều kiện để phát triển loại hình du lịch này, chẳng hạn như: rừng quốc gia Nam Cát Tiên, khu du lịch Suối TiênĐạ Hoai, khu du lịch Đam Rông, Đankia suối vàng…Vì vậy, ngành du lịch Lâm Đồng cần biết tận dụng tối đa lợi thế này để phát triển du lịch. Du lịch hội thảo, hội nghị: kinh tế xã hội Lâm Đồng những năm qua có những bước tiến đáng kể, có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đã và đang thực hiện đầu tư ở đây. Hơn thế nữa, Lâm Đồng là một tỉnh nằm cạnh các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của phía Nam, bên cạnh đó Lâm Đồng còn có nhiều ngành nghề đặc sắc, đặc trưng có giá trị kinh tế cao ( hoa, chè, tơ tằm, cà phê)…, ngoài ra Lâm Đồng có khí hậu mát mẻ trong lành quanh năm, nên nơi đây rất thích hợp cho các cuộc hội thảo, hội nghị lớn. Để thu hút được các cuộc hội thảo, hội nghị, thì trên địa bàn Lâm Đồng cần xây dựng một vài trung tâm hội nghị, hội thảo lớn có đầy đủ trang thiết bị hiện đại (có sức chứa khoảng vài ngàn người) ở tại TP. Đà Lạt để thu hút khách đến tham gia hội thảo, hội nghị. Du lịch thể thao: với địa hình đồi núi chập chùng, nhiều thác nước hùng vĩ và những cánh rừng nguyên sinh…và khí hậu luôn trong lành, mát mẻ, Lâm Đồng rất thích hợp để phát triển loại hình du lịch thể thao mạo hiểm và các hoạt động thể thao khác: như golf (Đà Lạt có sân golf 18 lỗ đẹp vào bậc nhất châu Á), leo núi, nhảy dù, đua xe đạp, leo thác, săn bắn… Du lịch thăm thân nhân, tham quan vùng quê: tại Lâm Đồng có rất nhiều làng dân tộc, làng nghề truyền thống mang nhiều nét đặc trưng, ngoài ra nơi đây còn có nhiều người dân ở Lâm Đồng đang làm ăn sinh sống ở xa quê. Với những tiềm năng , 197 lợi thế vốn của mình, ngành du lịch Lâm Đồng cần phát triển mạnh các loại hình du lịch này. Ngoài ra, cần phát triển các loại hình du lịch khác như: tham quan thành phố, du lịch công vụ, du lịch ẩm thực,… + Về sản phẩm du lịch: tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ du lịch như trước đây như: tham quan hệ thống thác nước, hồ nước, công trình kiến trúc văn hoá lịch sử của tỉnh, tổ chức tốt các lễ hội: festival hoa, festival chè, tham quan khu bảo tồn rừng, chùa chiền…ngoài những sản phẩm du lịch truyền thống như hiện nay, cần phát triển các sản phẩm du lịch khác mang đậm bản sắc của Lâm Đồng như: - Hoa và con người Đà Lạt: đến với sản phẩm du lịch này, du khách sẽ được đi tham quan các cánh đồng hoa với nhiều loài hoa khác nhau, thưởng thức các sản phẩm sản xuất từ hoa: nước hoa, mỹ phẩm, chè hoa, các sản phẩm khác làm từ hoa… đồng thời du khách có thể tham gia cùng nghệ nhân trồng hoa, tham gia các công đoạn sản xuất và chế biến hoa… - Hàng năm chọn tổ chức một lễ hội tình yêu tại Đà Lạt: Đà Lạt được mệnh danh là “Thành phố tình yêu” để tô đẹp thêm vẻ đẹp của thành phố và tôn vinh tình yêu đôi lứa của các cặp tình nhân, vợ chồng, thì theo chúng tôi nên tổ chức một lễ hội tình yêu tại Đà Lạt. Tại lễ hội này, cần tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao đặc sắc, chẳng hạn như: cặp đôi hát song ca, mô phỏng tập tục bắt vợ, cuộc thi ai hôn nhau lâu nhất, đua xe đạp đôi nam nữ…Ngoài ra cần dành riêng hai khu vực là Thung Lũng Tình Yêu và hồ Than Thở để cho các cặp đôi tâm sự, hẹn hò… - Săn bắn, leo núi, leo thác, đua ngựa và nhảy dù: là một địa phương có thế mạnh để phát triển các sản phẩm dịch vụ trên, như: có nhiều cánh rừng, đồi, núi để phát triển các hoạt động săn bắn, đua ngựa; nhiều đồi, núi, thác nước có thể phát triển các hoạt động leo núi, leo thác; nhiều đồi, núi (Langbiang, núi Voi, đèo ngoạn mục) có thể phát triển các hoạt động thể thao khác như nhảy dù, đua ngựa, đua xe đạp…Do 198 vậy, ngành du lịch cần mở rộng và phát triển các sản phẩm dịch vụ này để thu hút du khách. - Xây dựng khu vui chơi giải trí, nhất là các hoạt động vui chơi, giải trí về ban đêm: hiện nay khi đến Lâm Đồng, du khách có thể thấy chưa có một khu vui chơi giải trí lớn nào có tầm cỡ, có thức hấp dẫn đối với du khách, nhất là về ban đêm, gần như không có hoạt động vui chơi nào đáng kể, điều đó làm giảm đi sức hấp dẫn đối với du khách. Để phục vụ cho nhu cầu của du khách, thiết nghĩ Lâm Đồng cần xây dựng một số khu vui chơi giải trí có tầm cỡ, đặc biệt là khu vui chơi giải trí về đêm, nên kết hợp các loại hình vui chơi hiện đại gắn liền với các hoạt động truyền thống tại địa phương. - Tổ chức tham quan làng nghề truyền thống, làng văn hoá dân tộc: Lâm Đồng có một số làng nghề truyền thống, như làng hoa, dệt, tơ tằm…ngoài ra còn có một số buôn, làng dân tộc có nền văn hoá đặc sắc như các làng dân tộc K’ho ở Di Linh, Lạch ở Lạc Dương…phát triển sản phẩm dịch vụ này nhằm phục vụ cho du khách biết được sản phẩm tranh thêu độc đáo, được tận mắt thấy kỹ năng thêu của các nghệ nhân; được thưởng thức những cánh đồng hoa dường như bất tận với nhiều màu sắc rực rỡ toả hương thơm ngào ngạt, hay những nét đẹp vừa chân chất vừa giàu tình cảm mà giản dị của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Đến đây du khách có thể thưởng thức nhiều hoạt động văn hoá đặc sắc của nhiều nền văn hoá khác nhau … - Xây dựng các trạm dừng chân và các điểm tham quan ở dọc các quốc lộ đi Lâm Đồng: thực trạng hiện nay cho thấy, hiện nay trên cả nước nói chung, Lâm Đồng nói riêng chưa thực hiện xây dựng các điểm du lịch, các trạm dừng chân hiện đại dọc các quốc lộ nhằm tạo cho du khách khỏi bị nhàm chán khi đi qua một quãng đường khá dài. Nên chăng cần xây dựng các trạm dừng chân và các điểm du lịch tại các quốc lộ, tỉnh lộ theo dọc các tuyến đường du khách thường xuyên đi qua. Riêng trên địa bàn Lâm Đồng nên xây dựng các trạm dừng chân ở các địa bàn có nhiều đặc sản của tỉnh Lâm Đồng như: trái cây, chè, cà phê, tơ tằm,…Ngoài ra du khách còn có thể tham quan một số danh lam, thắng cảnh, các làng văn hoá dân tộc. Việc xây dựng các địa điểm này nên được thực hiện không quá gần hoặc quá cách xa nhau, cụ thể: xây dựng 199 trạm dừng chân ở Đạ Huoai, nơi đây có rất nhiều đặc sản là trái cây và các sản phẩm làm từ trái cây, thuốc lam, ở đây còn có khu du lịch nổi tiếng là Suối Tiên, đến đây du khách có thể nghỉ ngơi và tham quan phong cảnh hùng vĩ, lãng mạn; trạm dừng chân ở Bảo Lộc, địa phương này là thủ đô của chè, tơ tằm và có dòng thác Đambri nổi tiếng; Di Linh có cà phê và nhiều làng văn hoá dân tộc, có thác Bobla hùng vỹ mà quyến rũ; Đức Trọng có nhiều đặc sản rau, hoa, có dòng thác Pongour được mệnh danh là Phương Nam đệ nhất thác,… - Tổ chức các lễ hội văn hoá truyền thống: như lễ hội đâm trâu, lễ hội mừng lúa mới, không gian văn hoá cồng chiêng…cần được tổ một cách có bài bản và được quảng bá ra công chúng biết ngày, tháng và địa điểm tổ chức các lễ hội này để du khách biết trước. - Sản phẩm du lịch “Tết Việt”: Tết cổ truyền ở Việt Nam có rất nhiều nét độc đáo, ấm cúng và mang nhiều bản sắc văn hoá dân tộc. Tuy nhiên, cho đến nay ngành du lịch Việt Nam nói chung Lâm Đồng nói riêng chưa biết tận dụng để khai thác. Đây là sản phẩm dịch vụ có lẽ cũng rất thú vị cho du khách nước ngoài và Việt kiều về quê ăn Tết. Du khách tham gia các hoạt động: mua hoa mai, hoa đào; gói bánh chưng, bánh tét, xông đất, lễ chùa…qua đó giúp cho du khách hiểu biết về phong tục, tập quán của người Việt. - Ẩm thực: Lâm Đồng là một địa phương có nhiều dân tộc anh em sinh sống nên có nền văn hoá ẩm thực rất đa dạng và phong phú. Vì vậy nên chọn những sản phẩm ẩm thực có giá trị và mang nhiều nét địa phương của mỗi dân tộc để giới thiệu cho du khách trong và ngoài nước thưởng thức. - Tắm dưới các dòng thác, suối, hồ trong thời tiết lạnh, tắm suối nước nóng: dưới tiết trời se lạnh của những tháng mùa đông cần đưa ra các sản phẩm thử lòng can đảm của du khách như: tắm dưới các dòng suối, thác, hồ trong thời tiết lạnh; bên cạnh đó tổ chức tắm nước nóng ở dòng suối Đam Rông với mục đích chữa bệnh để thu hút và gây ấn tượng đối với khách. 200 - Tổ chức các hoạt động tham quan gắn liền với ngành nghề đặc trưng của tỉnh như: du khách đến tham quan và cùng nghiên cứu, làm việc với người trồng, chế biến hoa, cà phê, chè, tơ tằm, rau và trái cây…tại các vùng chuyên canh. Sản phẩm du lịch này ra đời sẽ tạo cho du khách thấy được những điều mới lạ và sự thú vị của từng ngành, nghề lâu nay mình đã sử dụng nhưng chưa biết cách thức, qui trình làm ra nó, hơn thế nữa thông qua việc trực tiếp thực hiện các công việc sẽ cải thiện tinh thần và sức khoẻ cho mỗi du khách. Lễ hội rượu: Lâm Đồng là vùng đất rất nổi tiếng về sản phẩm rượu nho và rượu cần, để quảng bá sản phẩm của mình đến người tiêu dùng trong và ngoài nước cũng như thu hút nhiều du khách đến thử hương vị rượu mang nét đặc trưng của tỉnh Lâm Đồng, ngành du lịch nghiên cứu đưa ra một lễ hội rượu vang và rượu cần. Tại lễ hội này ngoài việc trưng bày và bán các sản phẩm rượu, tham quan các doanh nghiệp và các hộ gia đình sản xuất rượu, thực hiện một số hoạt động văn hoá ẩm thực...và nên thực hiện một cuộc thi uống rượu đối với du khách trong và ngoài nước. Tham quan mua sắm: đến nay trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng thực sự chưa có trung tâm mua sắm có qui mô nào cả, sản phẩm hàng hoá còn đơn điệu nên chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách. Để cho khách hàng có thể thoả sức mua sắm hàng hoá, đặc biệt là các mặt hàng đặc trưng của Lâm Đồng thì trước mắt phải xây dựng một vài trung tâm thương mại lớn và cần nghiên cứu sản xuất ra nhiều mặt hàng được sản xuất ra từ các sản phẩm đặc trưng riêng của Lâm Đồng để phục vụ cho nhu cầu của du khách. Tham quan các phiên chợ ở nông thôn- thành thị, tham quan hoạt động chế biến tiểu thủ công nghiệp, hoạt động tham quan nghiên cứu kho mộc bản triều Nguyễn, nghiên cứu thánh địa Cát Tiên, nghiên cứu sinh vật cảnh ở rừng quốc gia Cát Tiên, nghiên cứu sản xuất hoa,… 201 3.4.3. Bảo tồn và phát triển các hoạt động văn hoá của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên, giữ gìn an ninh trật tự xã hội và bảo vệ môi trƣờng sinh thái Ngày nay, xu hướng của các quốc gia trên thế giới là cùng hợp tác, hội nhập với nhau để cùng phát triển, chính quá trình hội nhập đã đưa các tộc người, các địa phương đến gần với nhau và hoà quyện vào nhau hơn. Trải qua hơn hai mươi năm đổi mới, do qúa trình phát triển kinh tế và hoà nhập với thế giới một cách sâu rộng, nhiều hoạt động văn hoá đặc sắc của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã và đang bị lãng quên, đây là một mất mát lớn nếu các cấp chính quyền không có giải pháp để bảo tồn và phát huy các hoạt động văn hoá của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Ngày nay, có rất nhiều du khách đi du lịch muốn thưởng thức được nhiều các hoạt động văn hoá của các dân tộc khác nhau. Như vậy, việc bảo tồn và phát huy các hoạt động văn hoá của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên cũng chính là góp phần không nhỏ vào sự phát triển ngành du lịch của địa phương cũng như của cả nước và nhiều học giả cũng cho rằng trong khi đưa dân tộc tiến lên, cần chú ý đến bản sắc văn hoá của dân tộc đó, nên việc giữ gìn bản sắc văn hoá của từng dân tộc sẽ làm phong phú nền văn hoá của dân tộc Việt Nam. Như vậy, để phát triển ngành du lịch Lâm Đồng, cần bảo tồn các hoạt động văn hoá đặc sắc của tỉnh Lâm Đồng như: văn hoá cồng chiêng, các lễ hội truyền thống: lễ hội đâm trâu, lễ hội cầu mùa, lễ hội mừng lúa mới, lễ cúng thần Suối, lễ cúng thần Bơ Mung…Giữ gìn các làng nghề truyền thống: dệt thổ cẩm, làng hoa, tranh thêu, nghề làm gốm bằng tay…Văn hoá ẩm thực: rượu cần, các món ăn truyền thống…Nghệ thuật âm nhạc: đàn đá, hát kể, hát nói… An ninh trật tự xã hội là một vấn đề quan trọng luôn gắn liền với việc phát triển du lịch, một quốc gia hay một địa phương có môi trường an ninh trật tự xã hội an toàn cho du khách thì sẽ được du khách lựa chọn đến tham quan nhiều hơn và ngược lại. Do vậy, việc đảm bảo an ninh trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng là một việc làm cần thiết để có thể thu hút du khách đến với tỉnh ngày một nhiều hơn. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng vẫn còn xảy ra tình trạng trộm cắp tài sản của du khách tại các điểm tham quan hay ở nơi lưu trú; tình trạng buôn bán không đúng nơi, đúng 202 chỗ, bán hàng với giá cao hơn nhiều với giá trị thực của nó; tình trạng đánh nhau để tranh giành du khách tại một số khách sạn, các cửa hàng bán hàng lưu niệm hay tình trạng ăn xin vẫn còn phổ biến ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh…chính những điều đó đã làm cho du khách cảm thấy không thấy an tâm, thoải mái khi đến với Lâm Đồng. Nhằm đảm bảo an ninh trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh, các cấp như: công an, quản lý thị trường, văn hoá thông tin, báo chí…cần phối hợp chặt chẽ với nhau để hạn chế tình trạng trộm cắp, cướp giật tiền bạc hàng hoá của du khách; giải quyết dứt điểm tình trạng cho thuê khách sạn, bán hàng hoá với giá cao, hàng hoá kém chất lượng; chấm dứt tình trạng chèo kéo khách, tình trạng ăn xin ở nơi công cộng…Có như vậy du khách mới an tâm, thoải mái khi đến tham quan ở Lâm Đồng. Một địa phương, một điểm du lịch hay một di tích văn hoá lịch sử bao giờ cũng gắn liền đến cảnh quan, môi trường sinh thái, ngành du lịch ở một địa phương chỉ có thể thu hút, hấp dẫn du khách nhiều hơn nếu địa phương ấy luôn có được một cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái tốt. Vì vậy, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái luôn là những yếu tố quan trọng mà các quốc gia, hay mỗi địa phương du lịch cần quan tâm giải quyết. Ngành du lịch trên thế giới cũng như trong nước trong những năm qua đã đang kêu cứu về sự ô nhiễm môi trường, tình trạng khí thải, hay nạn chặt phá rừng đã gây lên sự biến đổi khí hậu ở trái đất, làm ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội nói chung, hoạt động du lịch nói riêng. Ở Lâm Đồng thời gian vừa qua vẫn chưa thực sự quan tâm đúng mức đến việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái, khiến nhiều điểm du lịch bị biến mất hoặc huỷ hoại trong một thời gian ngắn, chẳng hạn như: nhiều cánh rừng đã và đang bị tàn phá dẫn đến lũ lụt và khí hậu không còn được trong lành, mát mẻ, tình trạng hạn hán gây thiếu nước sản xuất, sinh hoạt của người dân; tình trạng người dân xả rác bừa bãi đã làm cho nhiều dòng thác đẹp ( thác Prenn, Cam Ly… ) bị ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng và mỹ quan của các dòng thác; có những dòng thác đẹp nhưng do xây đập thủy điện đã làm mất luôn thác như thác Gougah…Đây chính là những hậu quả của hành vi thiếu ý thức của con người, đã gây thiệt hại cho nhiều nguồn tài nguyên quí giá để rồi 203 khó có thể khắc phục hoặc tốn rất nhiều tiền của mới có thể khắc phục được. Để giữ gìn môi trường sinh thái, chính quyền tỉnh cần bảo tồn và phát triển rừng; có chính sách phạt nặng đối với tổ chức, cá nhân nào có hành vi làm tổn hại đến môi trường sinh thái; thu phí môi trường để hỗ trợ các cơ quan, đơn vị nào tham gia bảo vệ môi trường; thành lập các tổ bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu qủa hiệu lực của cảnh sát môi trường; thường xuyên tham gia các hoạt động thu gom rác, xử lý nước thải, vệ sinh các công trình công cộng; giáo dục người dân địa phương và du khách tham gia bảo vệ môi trường…Ngoài ra, các cấp chính quyền và các doanh nghiệp cần chú ý đến việc xây dựng các nhà vệ sinh công cộng tại các điểm tham quan và những nơi công cộng khác, tránh tình trạng thiếu nhà vệ sinh công cộng như thời gian vừa qua, nhiều khi du khách không có chỗ nào để “ giải quyết nỗi buồn”, bí quá đành giải quyết ngay tại những điểm công cộng, điều đó vừa làm mất đi mỹ quan, vừa góp phần làm gia tăng ô nhiễm môi trường. Việc bảo vệ môi trường sinh thái trên địa bàn Lâm Đồng có ý nghĩa quan trọng liên quan mật thiết đến sự phát triển ngành du lịch của tỉnh Lâm Đồng. Các cấp, các ngành cần khẩn trương vào cuộc để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái, từ đó từng bước đưa Lâm Đồng trở thành hình mẫu về môi trường của cả nước cũng như khu vực, qua đó ngày càng thu hút du khách đến tham quan và nghỉ dưỡng ngày một nhiều hơn. 3.4.4. Tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch - Đầu tư xây dựng hệ thống giao thông: nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đến với Lâm Đồng được nhanh chóng, an toàn hơn, đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành trung ương và địa phương cần đầu tư, thu hút đầu tư để khôi phục, nâng cấp và mở rộng một số hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường hàng không. Trước mắt cần đầu tư nâng cấp, mở rộng một số công trình quan trọng như: quốc lộ 20 từ Đà Lạt đi Dầu Giây (Đồng Nai), nâng cấp mở rộng tuyến đường bộ từ Nha Trang, Phan Rang và Đắc Lắc đi Đà Lạt và tuyến đường từ Bình Thuận, Đắc Nông đi Di Linh- Lâm Đồng. Khôi phục lại tuyến đường sắt từ Tháp Chàm- Phan Rang đi Đà 204 Lạt, Chính phủ chỉ đạo Tổng công ty hàng không Việt Nam nghiên cứu thực hiện các chuyến bay quốc tế và tăng tần suất các chuyến bay đến Lâm Đồng nhiều hơn, đặc biệt là các ngày cuối tuần, ngày lễ, tết. Bên cạnh đó cần đầu tư nâng cấp sân bay Liên Khương thành sân bay quốc tế hiện đại, có đủ sức đón các chuyên cơ cỡ lớn để các hãng hàng không trong nước và quốc tế có thể bay đến đây. - Đầu tư mở rộng hệ thống cấp nước: ở nhiều nơi, chẳng hạn ngay ở trung tâm Đà Lạt, tuy đã có hệ thống cung cấp nước sạch nhưng vào mùa khô vẫn thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của người dân địa phương và du khách. Để giải quyết vấn đề này, các ngành các cấp cần kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư để cải tạo, mở rộng hệ thống cấp nước trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, để cung cấp đủ nguồn nước sạch cho người dân và du khách, ngay cả trong mùa khô. - Đầu tư nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc: trong những năm qua hệ thống thông tin liên lạc trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng phát triển tương đối khá, nhưng so với yêu cầu phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế thì hệ thống thông tin liên lạc chưa đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt là ở Lâm Đồng vẫn chưa ứng dụng hệ thống CDROM( Compact Read Only Memory), hệ thống này có thể lưu trữ hàng vạn dữ liệu khác nhau về lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, trung tâm vui chơi giải trí, hệ thống khách sạn, nhà hàng,…Ngoài ra còn rất nhiều vùng vẫn chưa có điện thoại cố định, internet, sóng điện thoại di động…ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống dân cư và du khách. Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành du lịch, cần đầu tư hơn nữa vào hệ thống thông tin liên lạc trải khắp các vùng từ thành thị đến các vùng núi để du khách có thể sử dụng, cung cấp và tiếp nhận đầy đủ các thông tin trong suốt chuyến hành trình của mình. - Hệ thống cung cấp điện: ngành du lịch Lâm Đồng sẽ ngày càng phát triển, nhu cầu cung cấp điện cho các khách sạn, nhà hàng, cơ sở du lịch, nhà ở cho người nước ngoài thuê…càng tăng, bên cạnh đó còn cung cấp cho nhiều ngành kinh tế khác 205 nữa. Do vậy, ngành điện lực cần tiếp tục đầu tư nâng cấp, mở rộng hệ thống cung cấp điện để đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế nói chung, ngành du lịch nói riêng. - Xây dựng mới, cải tạo, mở rộng hệ thống khách sạn, hệ thống nhà hàng: là một địa phương nổi tiếng về du lịch, song đến cuối năm 2009, trên địa bàn tỉnh chỉ có 538 khách sạn, trong đó chỉ duy nhất có 1 khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao, số khách sạn từ 3 sao trở lên chỉ có khoảng 24 khách sạn. Với mục tiêu đó 1 triệu khách quốc tế và 5 triệu khách quốc nội vào năm 2015, thì việc cải tạo và mở rộng hệ thống khách sạn trên địa bàn tỉnh là yêu cầu bức thiết đặt ra hiện nay. Ngoài số lượng khách sạn còn khiêm tốn, việc phân bố cũng chưa thực sự được đồng đều, số lượng khách sạn chủ yếu được tập trung tại Đà Lạt, Bảo Lộc, Đức Trọng. Các huyện khác có rất ít hoặc không có khách sạn nào hoạt động, nhiều khi du khách muốn đến đây để nghỉ ngơi, từ đó đi tham quan nhưng đã gặp khá nhiều khó khăn về chỗ lưu trú. Để đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch, cần đầu tư nâng cấp những khách sạn hiện hữu chưa đạt tiêu chuẩn và xây dựng mới thêm khách sạn có tầm cỡ tại các địa bàn thích hợp như: nghiên cứu xây dựng hệ thống nhà nghỉ dưỡng ở suối Vàng, hồ Tuyền Lâm (Đà Lạt); các khách sạn ở khu vực sinh thái suối nước nóng Đam Rông, khu vực sinh thái Madagui, thác Đambri, Cát Tiên…Các khách sạn cao cấp cần phải có phòng hội họp, trung tâm giải trí, phòng tập thể thao, hồ bơi…phục vụ khách hàng. Ngoài ra, cần thực hiện xây dựng một số nhà hàng lớn đủ sức phục vụ hàng trăm khách cùng một lúc để phục vụ nhu cầu ẩm thực của du khách. Hệ thống nhà hàng cần xây dựng khang trang, sạch sẽ; các món ăn đa dạng, hợp vệ sinh và có nhiều món ẩm thực đặc trưng của Lâm Đồng. - Đầu tư xây dựng cải tạo lại các khu, điểm du lịch: hiện nay, nhiều khu, điểm du lịch đang xuống cấp nghiêm trọng, nhưng không được quan tâm đầu tư, hoặc đầu tư chưa đúng mức, nên đang bị xuống cấp, làm mất sự hấp dẫn đối với du khách. Để lấy lại lòng tin đối với du khách ở trong và ngoài nước, cần nhanh chóng đầu tư xây dựng cải tạo lại các điểm du lịch, khu du lịch sao cho khang trang hơn, đẹp đẽ hơn. Ngoài ra cần cần bổ sung những điều kiện vật chất kỹ thuật riêng, ví dụ: khu du lịch nghỉ dưỡng ngoài điều dưỡng phải có nơi điều trị, nghỉ dưỡng phải có thuốc men 206 đầy đủ; khu di tích văn hoá-lịch sử phải có nhà trưng bày các hiện vật văn hoá, lịch sử… - Xây dựng khu vui chơi giải trí, trung tâm hội thảo, hội nghị và bệnh viện mang tầm cỡ quốc tế: nếu ai đã từng đến Lâm Đồng thì thấy rất rõ là ở nơi đây hầu như không có khu vui chơi giải trí nào có tầm cỡ quốc gia, quốc tế, đặc biệt là về ban đêm, đến với Lâm Đồng ngoài các hoạt động đốt lửa trại, uống cà phê, đi xe ngựa, đi thuyền thì hầu như không có hoạt động vui chơi giải trí nào khác. Với các em thiếu nhi, ngoài theo cha, mẹ đi thăm quan các khu, điểm du lịch, mua sắm thì cũng không có hoạt động vui chơi nào khác. Như vậy, để tránh nhàm chán cho du khách đến với Lâm Đồng, ngành du lịch Lâm Đồng cần nghiên cứu nhu cầu của du khách và dành qũi đất để xây dựng một số khu vui chơi giải trí có tầm cỡ khu vực để đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của du khách, trong đó cần chú ý các hoạt động vui chơi giải trí về đêm và các khu vui chơi giải trí dành cho các cháu thiếu nhi. Lâm Đồng có tiềm năng, thế mạnh để phát triển loại hình du lịch hội thảo và hội nghị, nghỉ dưỡng và chữa bệnh, nhưng cho đến nay chưa có một trung tâm hội thảo, hội nghị cũng như bệnh viện nào mang tầm cỡ khu vực và quốc tế. Để phát triển các loại hình du lịch trên, ngành du lịch cần đầu tư một bệnh viện và một đến hai trung tâm hội thảo, hội nghị lớn mang tầm cỡ quốc tế, có đầy đủ trang thiết bị hiện đại để phục vụ nhu cầu của du khách. - Hiện đại hoá trang thiết bị, cũng như phương tiện vận chuyển của ngành du lịch: mỗi người, khi đi du lịch đều cần đến sự an tâm, thoải mái trong suốt chuyến đi, trong đó phương tiện vận chuyển là một trong những yếu tố cần thiết để phục vụ du khách trong các tour du lịch. Do vậy, hiện đại hoá phương tiện vận chuyển để phục vụ du khách là việc làm cần thiết đối với ngành du lịch Việt Nam nói chung, ngành du lịch Lâm Đồng nói riêng, nên việc đầu tư đồng bộ nhằm hiện đại hoá hệ thống phương tiện vận chuyển: kể cả đường bộ, đường hàng không, đường sắt và đường thuỷ là cần thiết đối với ngành du lịch Lâm Đồng. 207 Trên địa bàn Lâm Đồng, ngày càng có nhiều các cơ sở lữ hành được thành lập và đi vào hoạt động, song nhìn chung cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động kinh doanh của các công ty lữ hành còn nghèo nàn và lạc hậu, điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng phục vụ du khách. Do vậy, cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho loại hình dịch vụ đang phát triển nhanh chóng này để ngày càng đáp ứng nhu cầu của du khách. 3.4.5. Qui hoạch tổng thể du lịch tỉnh Lâm Đồng Du lịch là một hiện tượng kinh tế- xã hội mang nhiều yếu tố phức tạp, nó có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến đời sống kinh tế, xã hội, văn hoá, cũng như môi trường của các địa bàn phát triển du lịch. Do vậy, trường hợp công tác qui hoạch được thực hiện tốt sẽ làm gia tăng những lợi ích từ du lịch, giảm thiểu tác động tiêu cực do nó đem lại cho các tầng lớp dân cư và các doanh nghiệp, ngược lại công tác qui hoạch không thực hiện tốt sẽ dẫn đến nhiều tiêu cực khó kiểm soát. Nhiều khi công tác qui hoạch phát triển du lịch do thiếu tầm nhìn dài hơi, người làm công tác qui hoạch chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt, không nghĩ đến lợi ích lâu dài có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng trong tương lai. Khi đó, chi phí xã hội cần phải bỏ ra để khắc phục hậu quả đó có lẽ lớn hơn gấp nhiều lần so với những gì du lịch đã đem lại, song chưa chắc đã khắc phục được như hiện trạng sơ khai ban đầu của nó; nói như vậy để cho chúng ta hiểu rõ được tầm quan trọng của công tác qui hoạch du lịch cho phát triển du lịch bền vững. Để công tác qui hoạch mang lại hiệu quả thiết thực cho sự phát triển ngành du lịch Lâm Đồng, việc qui hoạch du lịch phải căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế xã hội; tiềm năng, tài nguyên du lịch của địa phương; qui hoạch phát triển du lịch của cả nước, của các vùng phát triển du lịch và định hướng phát triển du lịch để thực hiện việc qui hoạch, mục đích cuối cùng của việc qui hoạch là thúc đẩy ngành du lịch Lâm Đồng phát triển nhanh và bền vững hơn. Do vậy, các cấp chính quyền cần coi qui hoạch phát triển du lịch là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong suốt quá trình phát triển du lịch của tỉnh Lâm Đồng. Để du lịch Lâm Đồng ngày càng hấp dẫn du 208 khách thì công tác qui hoạch cần phải đi trước một bước. Qui hoạch phải dựa trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá một cách khoa học, khách quan các nhân tố: tài nguyên du lịch, vốn, nguồn nhân lực, tác động môi trường, khoa học công nghệ và thị trường. Dưới đây là một số điểm cần lưu ý trong công tác qui hoạch du lịch Lâm Đồng: - Qui hoạch du lịch Lâm Đồng cần thực hiện theo hướng phát triển các loại hình du lịch: nghỉ dưỡng, chữa bệnh, tham quan, thể thao, hội thảo hội nghị và du lịch sinh thái làm trung tâm của sự phát triển. - Qui hoạch du lịch Lâm Đồng nên gắn liền với cụm du lịch liên hoàn ở trong nước và khu vực. - Cần thuê một kiến trúc sư có trình độ chuyên môn cao (kể cả thuê kiến trúc sư người nước ngoài), có tâm huyết với Lâm Đồng làm tổng công trình sư chịu trách nhiệm qui hoạch, kiểm tra, giám sát, nghiên cứu việc thực hiện qui hoạch. Chú ý phát triển đô thị, đặc biệt là phát triển đô thị của Đà Lạt mang nét đặc trưng riêng (hạn chế độ cao các toà nhà, khoảng cách các nhà hợp lý, mật độ xây dựng không nên quá dày dành nhiều không gian cho việc bảo vệ môi trường sinh thái, kiểu dáng kiến trúc phù hợp với cảnh quan của thành phố…). - Chú trọng đến việc bảo tồn và phát triển rừng, bảo vệ nguồn tài nguyên nước và sự đa dạng sinh học (việc qui hoạch các tuyến đường mòn trong khu vực tự nhiên còn nguyên vẹn cần chú ý tránh ảnh hưởng đến nơi ở của các loài động vật hoang dã), bảo vệ cảnh quan môi trường sinh thái; không nên xây dựng các khu dân cư quá gần các danh lam thắng cảnh, các di tích văn hoá lịch sử; xây dựng các công trình chống xói mòn ở những địa điểm thiết yếu có khả năng xảy ra sạt lở cao. - Việc qui hoạch cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc phát triển du lịch phải phù hợp với tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh, sao cho không để lãng phí nguồn tài nguyên du lịch cũng như không vượt quá giới hạn cho phép… - Cần đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch để tăng công suất sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, tăng hiệu quả kinh doanh và giảm tính thời vụ. Điều 209 tra, khảo sát những thôn, bản hiện còn đang gìn giữ được bản sắc văn hoá dân tộc, những nơi còn tổ chức những lễ hội văn hoá đặc sắc để đầu tư nhằm bảo tồn và phát triển các hoạt động văn hoá ấy. - Qui hoạch phải gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó phải phát huy được lợi thế so sánh của từng vùng và từng ngành nghề. Qui hoạch phát triển du lịch cần được thực hiện hài hoà giữa lợi ích kinh tế của ngành với lợi ích kinh tế của các ngành, nghề khác, trên cơ sở sự phát triển của ngành du lịch có tác động hỗ trợ các ngành nghề khác cùng phát triển. - Khi đã qui hoạch xong cần công khai kết quả các dự án qui hoạch để người dân, doanh nghiệp nắm rõ và thực hiện, từ đó có thể thu hút được tối đa các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch theo qui hoạch. Mặt khác, hạn chế được tình trạng thiếu trách nhiệm, tình trạng tham nhũng, cũng như tác động tiêu cực từ các dự án đến tài nguyên, môi trường. 3.4.6. Liên kết phát triển du lịch Thực trạng hoạt động của các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn cho thấy, hầu hết các cơ sở kinh doanh du lịch đều có qui mô rất nhỏ, với cơ sở vật chất nghèo nàn, thiếu điều kiện về tài chính, thiếu kỹ năng quản lý và khó khăn trong việc định hướng và mở rộng thị trường…Do vậy, theo chúng tôi các các cơ sở cần liên kết với nhau để hình thành lên các tổ chức có đủ điều kiện về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý…để phát triển tốt hơn. Thực tế đang diễn ra cho thấy, nhiều cơ sở hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau, có mối liên hệ chặt chẽ đến sự phát triển của ngành du lịch và của doanh nghiệp nhưng chưa liên kết được với nhau để cùng phát triển, điều đó làm mất đi cơ hội phát triển cho riêng mình, cũng như ngành du lịch. Bên cạnh sự liên kết giữa các doanh nghiệp thì chính quyền tỉnh Lâm Đồng cũng chưa có nhiều mối liên kết với các địa phương khác để cùng đưa ngành du lịch của mỗi 210 địa phương ngày một tiến nhanh trên còn đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành du lịch. Như vậy, để ngành du lịch có thể phát triển tốt hơn, theo chúng tôi phát triển các mô hình liên kết để thúc đẩy ngành du lịch Lâm Đồng phát triển nhanh và bền vững hơn, cụ thể: + Về liên kết giữa các địa phương để cùng thúc đẩy ngành du lịch phát triển: các địa phương tham gia liên kết cần có chiến lược để cùng xây dựng, quảng bá thương hiệu cho các bên, hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, cùng hỗ trợ giảm giá tour cho du khách đến thăm các địa bàn tham gia liên kết, có chính sách ưu đãi về thuế, chính sách đất đai cho các tổ chức, cá nhân của tỉnh, thành phố khác địa bàn tham gia đầu tư kinh doanh du lịch trên địa bàn của mình, liên kết để tránh đưa ra các sản phẩm dịch vụ trùng lắp, giảm nhẹ được sự cạnh tranh từ nơi khác…Ngoài ra, các địa phương cùng liên kết để nghiên cứu, đào tạo cán bộ trong lĩnh vực du lịch, giáo dục người dân ở địa phương nâng cao ý thức giữ gìn và phát triển nguồn tài nguyên du lịch. + Liên kết giữa các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch trong các lĩnh vực khác nhau để bán sản phẩm phục vụ du khách: việc liên kết giữa các tổ chức, cá nhân kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau cũng chưa hoặc rất ít được thực hiện, do vậy chưa tạo được sức mạnh trong hoạt động kinh doanh. Để tạo được sức bật cho sự phát triển ngành du lịch, cũng như ngày càng mang lại nhiều lợi ích cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau, cần có mối liên kết chặt chẽ giữa các tổ chức, cá nhân. Chẳng hạn như: các công ty lữ hành cần có mối liên kết chặt chẽ với các khách sạn, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển, các khu vui chơi giải trí và ngược lại...để du khách đến nghỉ ngơi, sử dụng phương tiện vận chuyển, đến vui chơi giải trí tại các tổ chức, cá nhân tham gia liên kết. Trong liên kết cần phải lấy mục tiêu phục vụ khách hàng làm kim chỉ nam cho hoạt động liên kết, khi đã liên kết với nhau, các doanh nghiệp cần ưu tiên sử dụng sản phẩm dịch vụ của nhau, cần đưa ra một chính sách giá cả phù hợp để ngày càng thu hút được nhiều du khách đến với mỗi doanh nghiệp, thường xuyên đưa ra chính sách ưu đãi đối với khách hàng… 211 + Liên kết giữa các cá nhân, tổ chức kinh doanh du lịch nhỏ lẻ để hình thành các tổ chức kinh doanh du lịch lớn mạnh hơn: hiện nay đa số các doanh nghiệp hoạt động du lịch trên địa bàn còn tương đối nhỏ bé, nhiều tổ chức cá nhân có điều kiện liên kết với nhau để cùng phát triển nhưng vẫn không liên kết với nhau. Nhằm tạo ra nhiều khách sạn, các công ty lữ hành, các công ty vận chuyển hay các tập đoàn kinh doanh du lịch lớn mạnh cần có sự liên kết giữa các nhà kinh doanh du lịch nhỏ lẻ để hình thành ra những doanh nghiệp du lịch lớn mạnh hơn, từ mô hình liên kết này sẽ là một trong những điều kiện cơ bản để phát triển ngành du lịch Lâm Đồng theo hướng hiện đại. Theo tác giả, các mô hình liên kết đó là: - Mô hình công ty TNHH, công ty CP: đây là hai loại hình công ty phát triển khá phổ biến ở các đô thị lớn, loại hình công ty được nhiều người, nhiều thành phần kinh tế tham gia thành lập vì các thành viên tham gia góp vốn chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn, có khả năng thu hút được nhiều nguồn vốn của xã hội…Các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn đều có thể tham gia góp vốn được, hình thức góp vốn đa dạng: giá trị quyền sử dụng đất, tài sản trên đất, hiện kim, bằng sáng tạo…Nếu các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia mô hình này thì chính từ số vốn nhỏ lẻ, trình độ, kinh nghiệm quản lý thấp…có thể phát triển thành nhiều công ty lớn, có tài sản, sản phẩm dịch vụ hiện đại đủ sức cạnh tranh trên thị trường. - Mô hình HTX: HTX thực ra là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, tuy có nhiều chủ sở hữu, cũng chịu trách nhiệm hữu hạn nhưng lại khác nhau về bản chất kinh tế- xã hội so với công ty TNHH và công ty CP. Do sự ảnh hưởng nhiều trong thời kỳ bao cấp, nên ngày nay HTX chưa thực sự được xã hội chú trọng để phát triển mô hình này. Để liên kết các nhà kinh doanh nhỏ tập hợp lại thành một tổ chức hớn mạnh hơn có đủ vốn, kinh nghiệm quản lý, công nghệ…để ngày càng đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập thì ngoài mô hình liên kết thành lập công ty TNHH, công ty CP thì hình thức liên kết thành lập HTX là khả thi cần được phát triển rộng rãi hơn nữa. Để HTX phát triển và hoạt động có hiệu quả hơn, cần có giải pháp, cụ thể: 212 Một là, tuyên truyền để cho các tổ chức, cá nhân thấy được những ưu điểm và lợi ích khi tham gia HTX nhằm dần xoá bỏ những dấu ấn tiêu cực của mô hình HTX trước đây, vận động các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh du lịch tham gia vào HTX. Hai là, đối với bộ phận quản lý và bộ phận chuyên môn HTX phải là người có trình độ chuyên môn cao, có uy tín và kinh nghiệm quản lý, am hiểu thị trường, có chính sách để thu hút nhân tài. Ba là, công tác quản lý tài sản và tài chính của HTX phải thực hiện hiệu quả, chặt chẽ; Ban kiểm soát HTX phải là người liêm khiết, chính trực, kiên quyết đấu tranh với tham nhũng, lãng phí và không được thiên vị đối với các xã viên. Bốn là, cơ sở vật chất của HTX phải hiện đại, có nhiều sản phẩm dịch vụ đạt chất lượng tốt, giá thành các sản phẩm dịch vụ phải có tính cạnh tranh. 3.4.7. Xây dựng thƣơng hiệu du lịch Lâm Đồng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng cáo, mở rộng và phát triển thị trƣờng - Về xây dựng thương hiệu du lịch Lâm Đồng: thương hiệu là một trong những yếu tố quan trọng để thúc đẩy phát triển một ngành nghề hay một doanh nghiệp. Nếu một địa phương hay một doanh nghiệp có thương hiệu mạnh đã có chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng thì lợi ích mang lại là không nhỏ. Do vậy, xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch Lâm Đồng là một yếu tố quan trọng để giúp ngành du lịch Lâm Đồng phát triển nhanh và bền vững hơn nữa. Để xây dựng thương hiệu du lịch Lâm Đồng trở thành một thương hiệu mạnh, theo chúng tôi cần phải có các điều kiện cơ bản sau: - Cần phải đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, chú ý các sản phẩm mang những nét độc đáo, đặc trưng riêng của tỉnh Lâm Đồng. - Mở rộng đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch Lâm Đồng. - Đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên ngành du lịch có đủ năng lực, trình độ trong lĩnh vực xây dựng và quảng bá thương hiệu. 213 - Tăng cường tuyên truyền đến các tổ chức, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực du lịch và toàn thể người dân trên địa bàn để họ nhận thức rõ các ý nghĩa trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch Lâm Đồng. - Tổ chức tuyên truyền giới thiệu về sản phẩm dịch vụ du lịch, phong cảnh và văn hoá, con người ở Lâm Đồng. Một số lưu ý khi xây dựng thương hiệu du lịch Lâm Đồng: - Về logo: có tính trừu tượng cao về du lịch Lâm Đồng, dễ biểu đạt nội dung và làm sao để du khách có thể cảm nhận tốt nhất về giá trị thương hiệu của du lịch Lâm Đồng. Tổ chức tuyên truyền cho người dân Lâm Đồng biết được những ý nghĩa, tính biểu đạt để có thể giải thích cho du khách khi cần thiết. - Slogan: khẩu hiệu của du lịch Lâm Đồng phải thể hiện được giá trị tinh thần và tính nhân văn của du lịch Lâm Đồng; Slogan cần phải ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ và luôn xuất hiện tại những nơi công cộng và quảng cáo ở trên các phương tiện thông tin đại chúng ở trong và ngoài nước. - Thực hiện tốt việc tuyên truyền, quảng bá thương hiệu trên các kênh thông tin ở trong và ngoài nước như: báo chí, internet, phát thanh, truyền hình, tờ rơi…chú trọng các kênh thông tin chuyên ngành, kênh thông tin có số lượng người theo dõi lớn. - Cần xây dựng bộ phận chuyên trách về thương hiệu, muốn vậy phải có đội ngũ cán bộ đủ năng lực, trình độ và có tâm huyết với ngành du lịch Lâm Đồng. Ngoài ra cần phải có sự ủng hộ của các ban, ngành từ trung ương đến địa phương và đặc biệt là phải có sự ủng hộ của các doanh nghiệp du lịch và người dân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. -Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng cáo: Lâm Đồng là một tỉnh có nhiều điểm du lịch đẹp, khí hậu luôn trong lành mát mẻ…nhưng lại ít được người nước ngoài biết đến vì công tác tuyên truyền quảng cáo còn khá ít và thực sự kém hiệu quả, công tác tuyên truyền quảng cáo thời gian qua thực sự vẫn chưa tương xứng với tiềm 214 năng và sự phát triển của ngành du lịch Lâm Đồng. Một số du khách đến với Lâm Đồng hết sức ngạc nhiên về khí hậu và cảnh quan ở nơi đây, song trước khi đến đây họ không hề được giới thiệu về nơi này. Điều đó chứng tỏ rằng công tác tuyên truyền quảng cáo về du lịch Lâm Đồng vẫn còn hết sức hạn chế, hình ảnh của Lâm Đồng chưa đến được với nhiều người dân trong và ngoài nước, qua đó làm hạn chế du khách quan tâm đến với Lâm Đồng. Để người dân trong và ngoài nước biết đến du lịch Lâm Đồng nhiều hơn, các ngành, các cấp và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần tăng cường tuyên truyền quảng cáo hình ảnh và các sản phẩm dịch vụ du lịch của Lâm Đồng trên các phương tiện thông tin đại chúng như: truyền hình, báo chí, phát thanh, mạng internet… Công tác tuyên truyền quảng cáo còn được thực hiện thông qua việc đặt văn phòng đại diện về du lịch ở các tỉnh thành khác cả trong nước và nước ngoài để tiếp xúc, giới thiệu cho nguời dân bản xứ về hình ảnh và các sản phẩm dịch vụ của Lâm Đồng. Bên cạnh đó, cần có sự liên kết giúp đỡ của các công ty du lịch lữ hành lớn, các hãng hàng không, đại sứ quán của các nước… để cùng tuyên truyền, quảng cáo về du lịch Lâm Đồng. - Mở rộng và phát triển thị trường: ngành du lịch Lâm Đồng chỉ thực sự phát triển khi ngày càng thu hút được càng nhiều du khách. Do vậy, việc nghiên cứu để mở rộng và phát triển thị trường là việc làm thường xuyên, liên tục đối với ngành du lịch. Để phát triển thị trường ngành du lịch phải thực hiện đồng bộ các giải pháp như: nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đầu tư xây dựng phát triển các cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo an ninh trật tự xã hội, tăng cường quảng cáo hình ảnh du lịch Lâm Đồng đến với du khách trong và ngoài nước. Ngoài việc mở rộng các thị trường truyền thống, ngành du lịch Lâm Đồng cần phát triển thị trường tiềm năng để ngày càng thu hút được nhiều du khách hơn nữa. Về thị trường, cần mở rộng và phát triển các thị trường sau: 215 - Thị trường trong nước: ngoài việc tiếp tục mở rộng các thị trường truyền thống như: TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh Đông Nam Bộ, duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, cần tiếp cận và phát triển các thị trường miền Trung, đồng bằng sông Hồng, vùng trung du và miền núi phía Bắc và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. - Thị trường quốc tế: tiếp tục mở rộng khai thác các thị trường du lịch truyền thống như Pháp, Đài Loan, Mỹ,…cần phát triển thêm các thị trường khác như: các nước trong Liên minh châu Âu (Anh, Hà Lan, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Thụy Sỹ…); thị trường Bắc Mỹ (Mỹ, Canada); Nam Mỹ ( Brazil, Achentina, Meheco…); thị trường Úc; thị trường Đông Á ( Nhật Bản, Hàn Quốc); thị trường Trung quốc và thị trường ASEAN; thị trường Nga và các nước Đông Âu. Để hỗ trợ cho việc mở rộng và phát triển thị trường ngoài các yếu tố cần thiết như trên, Chính phủ và các ngành các cấp cần hỗ trợ để quảng bá hình ảnh du lịch Lâm Đồng đến với người dân ở trong và ngoài nước, đơn giản hoá các thủ tục xuất nhập cảnh, có chính sách kích cầu đối với du khách đến với Lâm Đồng; khuyến khích, hỗ trợ các hãng hàng không trong và ngoài nước bay trực tiếp đến với Lâm Đồng… 3.4.8. Bảo tồn và phát triển rừng Rừng chính là một trong những yếu tố cần thiết để bảo vệ môi trường sinh thái, giảm thiểu được những thiên tai xảy ra đối với con người, những nơi có kế hoạch bảo tồn và phát triển rừng tốt, chắc chắn mang lại nhiều lợi ích trong việc phát triển kinh tế nói chung, ngành du lịch nói riêng. Cũng như nhiều tỉnh miền núi khác, tại Lâm Đồng rừng chính là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng để giữ gìn môi trường sinh thái, giữ cho khí hậu luôn được trong lành, mát mẻ và để phát triển du lịch. Trong những năm qua, dưới tác động của bàn tay con người đã tàn phá hàng trăm héc ta rừng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, dẫn đến làm mất đi vẻ đẹp vốn có của núi rừng Tây Nguyên, ảnh hưởng lớn đến cảnh quan thiên nhiên, khí hậu của toàn vùng. Chính sự tàn phá rừng đã gây ra nhiều trận lũ lụt, lở đất kinh hoàng trong thời gian qua; chính sự tàn phá rừng là một trong những nguyên nhân làm cho khí hậu trên địa bàn nóng lên, làm mất đi vẻ đẹp hùng vỹ của núi rừng và cũng chính sự tàn phá rừng làm cho sự thiếu 216 hụt nước, làm mất đi vẻ đẹp của những dòng thác nổi tiếng và sự thiếu nước trầm trọng của nhiều địa phương trên địa bàn…đây là một trong những nguyên nhân làm hạn chế sức hấp dẫn du khách đến với Lâm Đồng. Để ngành du lịch phát triển một cách nhanh và bền vững, thì ngay từ bây giờ các ngành, các cấp phải gấp rút đề ra chiến lược để bảo tồn và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, đây là việc làm cần thiết để thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng. Dưới đây là một số đề xuất nhằm bảo tồn và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng: Một là, tiếp tục thực hiện chính sách giao đất, giao rừng cho người dân có nhu cầu trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, khi giao đất xong cần đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân. Hai là, có chính sách hỗ trợ cho người trồng rừng vay vốn với lãi suất ưu đãi để trồng, chăm sóc rừng, hỗ trợ người trồng rừng trong việc bao tiêu các sản phẩm được sản xuất ra từ rừng. Ba là, người trồng rừng cần phối kết hợp giữa việc trồng các loại cây, chăn nuôi và thực hiện các dịch vụ khác nhằm tăng hiệu quả kinh tế, từ đó giúp cho người trồng rừng ngày càng gắn bó với rừng hơn. Bốn là, các cơ quan chức năng (chính quyền địa phương, kiểm lâm, bộ đội, công an, dân phòng, viện kiểm sát, toà án…) cần thường xuyên phối kết hợp với nhau để tăng cường kiểm tra và xử phạt nghiêm các đối tượng chặt, phá rừng; bên cạnh đó cần có chính sách đãi ngộ và bảo vệ những người tham gia bảo vệ rừng. Năm là, thu phí môi trường đối với các tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ rừng, trước mắt thu phí đối với các doanh nghiệp du lịch, nhà máy nước, thủy điện. Sáu là, đề nghị Chính phủ, chính quyền địa phương không cấp phép để xây dựng thủy điện tại những khu rừng nguyên sinh, địa phận rừng quốc gia Cát Tiên; nghiên cứu mở rộng và tái tạo diện tích rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh. Bảy là, các cấp chính quyền tỉnh cần đẩy nhanh việc qui hoạch và phân loại cụ thể từng khu rừng nhằm có cơ sở để triển khai các dự án trên đất rừng theo hướng không cấp giấy phép cho các doanh nghiệp dân doanh không đủ năng lực tài chính, 217 chậm triển khai thực hiện dự án; không cấp giấy phép cho các dự án ở trong và gần rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân được giao đất trồng rừng như có hành vi chặt, phá rừng trái phép. Bên cạnh đó cần khẩn trương rà soát và thu hồi các qũi đất rừng sử dụng sai mục đích, hoặc bỏ hoang để giao lại cho những người dân địa phương chưa có đất sản xuất, có tâm huyết với rừng nhằm giảm áp lực chặt phá rừng để chiếm đất sản xuất. 3.4.9. Tăng cƣờng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công hay thất bại của các ngành kinh tế nói chung, ngành du lịch nói riêng. Hiện nay, lực lượng lao động làm việc trong ngành du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng tương đối dồi dào, dự báo thời gian tới ngành du lịch Lâm Đồng sẽ còn thu hút một lực lượng lớn lao động nữa. Nhìn chung, số lượng lao động làm việc trong ngành du lịch tăng nhanh trong thời gian qua, nhưng chất lượng nguồn nhân lực lại đang là vấn đề cần phải bàn đến. Chẳng hạn như: nhiều lao động làm việc trong khách sạn chưa được đào tạo qua các trường lớp về khánh tiết, phục vụ phòng, nấu ăn.., đội ngũ hướng dẫn viên còn chưa am hiểu nhiều về văn hoá lịch sử của đất nước, con người Việt Nam, khả năng giao tiếp kém, trình độ ngoại ngữ còn có nhiều hạn chế; thiếu cán bộ quản lý có đủ năng lực điều hành, năng lực chuyên môn yếu…Chính những vấn đề trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng trong thời gian qua. Để thay lời nhận xét trên, chúng tôi trích lời của ông Nguyễn Mạnh CườngPhó tổng cục trưởng Tổng cục du lịch “Chỉ tính riêng trong khu vực Đông Nam Á, chất lượng phục vụ du lịch của Việt Nam họa chăng chỉ có thể hơn Campuchia, Lào và Myanmar, còn thì thua xa các nước láng giềng khác”[1]. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do nguồn nhân lực trong ngành du lịch của nước ta vẫn đang ở trong tình trạng kém phát triển, chưa theo kịp với các nước trong khu vực. Để đáp ứng yêu cầu phát triển ngành du lịch Lâm Đồng cần thiết phải có chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, có như vậy mới tạo ra được một lực lượng cán bộ có đủ năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức tốt, yêu ngành, yêu nghề để đưa 218 ngành du lịch phát triển tốt hơn. Nhằm thực hiện tốt công tác đào tạo cán bộ, ngành du lịch phải dự báo được nhu cầu phát triển, nắm rõ điểm yếu, điểm mạnh nguồn nhân lực hiện có và lập kế hoạch đào tạo, đào tạo lại đối với đội ngũ cán bộ. Đào tạo cán bộ cần được thực hiện ở các trường, viện có uy tín ở trong nước, bên cạnh đó nên gửi cán bộ đi đào tạo ở những nước có ngành du lịch phát triển. Đào tạo đội ngũ cán bộ cần phải gắn giữa đào tạo lý thuyết ở trường, lớp với đào tạo thực tế công việc. Nội dung, chương trình đào tạo phải phù hợp với yêu cầu thực tế, cán bộ làm ở bộ phận nào thì đào tạo chuyên sâu về bộ phận ấy, ngoài đào tạo chuyên sâu về chuyên môn, cần đào tạo bổ sung cho cán bộ các lĩnh vực: pháp luật, kỹ năng giao tiếp khách hàng và ngoại ngữ chuyên ngành. Đối với cán bộ làm công tác quản lý cần trang bị kiến thức về quản trị, pháp luật, ngoại ngữ chuyên ngành và kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế. Để ngành du lịch Lâm Đồng có đội ngũ cán bộ giỏi, tận tâm phục vụ ngành du lịch phát triển thì ngành du lịch phải có chính sách thu hút và giữ chân những cán bộ có năng lực, trình độ, đạo đức tốt. Chính sách đó được thể hiện cả về vật chất cũng như tinh thần như: có chế độ lương bổng thật xứng đáng cho những cán bộ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, cán bộ quản lý giỏi; bên cạnh đó phải tạo điều kiện cho những cán bộ giỏi có nhiều cơ hội thăng tiến, học hành và đi du lịch đến các quốc gia khác trên thế giới để giải trí và học tập kinh nghiệm về phát triển du lịch. 3.4.10. Tiếp tục hoàn thiện và đổi mới công tác quản lý Nhà nƣớc về du lịch Quản lý nhà nước về du lịch là làm các chức năng quản lý vĩ mô về du lịch, tức là không làm chức năng chủ quản và không làm thay các doanh nghiệp du lịch, việc quản lý đó được thực hiện thông qua các công cụ vĩ mô, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch và định hướng các tổ chức, cá nhân hoạt động theo đúng định hướng của ngành. Trong những năm qua, nhất là từ khi có Luật du lịch (2005) ra đời, công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã có những bước đổi mới đáng kể, qua đó từng bước tách rạch ròi giữa quản lý vĩ mô của nhà nước về du lịch 219 với chức năng kinh doanh của các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động được thuận lợi hơn. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về du lịch vẫn còn có những tồn tại nhất định, chẳng hạn như: cơ quan quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn vẫn là cơ quan chủ quản của một số doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực du lịch; bộ máy tổ chức và cán bộ của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch vừa thiếu lại vừa thừa; sự phối kết hợp giữa các ngành, các cấp trong việc quản lý về du lịch vẫn còn lỏng lẻo; việc sáp nhập cơ quan quản lý về du lịch vào chung với một số ngành khác cho thấy còn chưa phù hợp đối với những địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch như tỉnh Lâm Đồng…dưới đây là một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện và đổi mới công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. - Theo chúng tôi, để ngành du lịch thực sự phát triển nhanh và bền vững, qua đó đưa ngành du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Lâm Đồng, là trung tâm du lịch của cả nước và của khu vực thì chính quyền tỉnh cần tách quản lý du lịch ra khỏi Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch như hiện nay, để quản lý chuyên sâu về lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh. Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng cần phân công trực tiếp đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh theo dõi mảng du lịch nhằm giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý về du lịch, có như vậy mới có thể chỉ đạo kịp thời các ngành, các cấp ở địa phương trong việc phối hợp thực hiện công tác quản lý về du lịch được tốt hơn. - Cần cổ phần hoá các doanh nghiệp kinh doanh du lịch hiện nay đang trực thuộc sở du lịch ra thành đơn vị cổ phần hoá và nhà nước không nắm cổ phần chi phối, từ đó Sở Du lịch Lâm Đồng chỉ đơn thuần là cơ quan về quản lý về du lịch và thực hiện các công cụ vĩ mô để đưa du lịch tỉnh Lâm Đồng phát triển theo đúng với định hướng mà ngành du lịch đề ra, còn các doanh nghiệp chỉ đơn thuần là đơn vị kinh doanh về du lịch. - Sắp xếp cơ quan quản lý ngành du lịch theo hướng tinh gọn, chất lượng, hiệu quả: để thực hiện được điều này, ngành du lịch Lâm Đồng cần phải có chính sách đào 220 tạo đội ngũ cán bộ, tiến tới là tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ. Sắp xếp cán bộ làm việc theo đúng năng lực, sở trường của từng cán bộ, có chính sách đãi ngộ và thưởng, phạt công minh, thường xuyên giáo dục đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về du lịch nhằm tạo ra đội ngũ cán bộ có năng lực và có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với ngành… - Phối hợp tốt giữa các ngành, các cấp trong việc quản lý nhà nước về du lịch, sao cho khách du lịch đến với Lâm Đồng cảm thấy được thoải mái, an toàn và luôn mong muốn được trở lại với Lâm Đồng sớm nhất. Cần phối hợp tốt giữa ngành du lịch với chính quyền địa phương, văn hoá thông tin, công an, ngoại giao, hải quan, giao thông vận tải, điện lực, cấp nước,… - Đối với di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh…cần giao trách nhiệm cho đơn vị khai thác và có biện pháp xử phạt nghiêm minh đối với đơn vị được giao trách nhiệm khai thác và quản lý, bên cạnh đó cần có sự phối hợp giữa chính quyền và các cơ quan đơn vị tham gia quản lý. Cần có biện pháp hữu hiệu nhằm giáo dục, tuyên truyền cho các tổ chức, cá nhân nâng cao ý thức bảo vệ danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá, bảo vệ rừng… - Để hoạt động kinh doanh du lịch cạnh tranh một cách lành mạnh, cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực du lịch: thực tế cho thấy thời gian qua các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn xảy ra tình trạng chèo kéo khách; tình trạng cho thuê phòng khách sạn nhiều khi giá quá cao hoặc quá thấp; tình trạng bắt du khách mua hàng với giá “cắt cổ” thường xuyên xảy ra…những hiện tượng tiêu cực trên nếu không có biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời thì sẽ ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của du lịch Lâm Đồng. Để giảm thiểu những tiêu cực trên, chỉ có thể thực hiện bằng cách tăng cường kiểm tra, kiểm soát về hoạt động du lịch và khi phát hiện ra những tiêu cực, cần có biện pháp xử lý một cách nghiêm minh đối với các tổ chức, cá nhân sai phạm, có như vậy mới có thể hạn chế được tình trạng tiêu cực xảy ra trong hoạt động du lịch. 221 3.4.11. Cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, môi trƣờng kinh doanh thông thoáng, hấp dẫn Trong thời gian qua, các cấp, các ngành đã có nhiều giải pháp để cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển du lịch, song trên thực tế môi trường đầu tư trên địa bàn Lâm Đồng chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư trong, ngoài nước; so với các nước bạn trong khu vực, cũng như nhiều địa phương khác trong nước, môi trường đầu tư của tỉnh Lâm Đồng còn thua khá xa. Nhằm thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào du lịch thì Lâm Đồng cần đưa ra nhiều chính sách cụ thể thật hấp dẫn từ đó các nhà đầu tư sẽ đầu tư vào ngành du lịch nhiều hơn, giải pháp cụ thể là: Nhà nước cần có chính sách hợp lý và ưu đãi về giá thuê đất, thời gian thuê đất đối với các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển du lịch, đặc biệt ưu đãi đối với các nhà đầu tư đầu tư vào các lĩnh vực du lịch được ưu tiên đầu tư như: các dự án bảo vệ môi trường sinh thái tốt, các dự án nghỉ dưỡng chữa bệnh cao cấp, các dự án đòi hỏi có qui trình công nghệ cao mà chúng ta chưa đáp ứng được, các dự án thu hút nhiều lao động hoặc đào tạo lại được nhiều nguồn lao động trong nước nhằm tạo ra đội ngũ lao động có trình độ cao…Bên cạnh việc ưu đãi như trình bày ở trên thì chính quyền tỉnh cần đưa ra nhiều biện pháp để giao đất cho các nhà đầu tư có thể sớm có qũi đất đi vào hoạt động. Các chính sách về giá thuê đất, thời gian thuê, thời gian bàn giao mặt bằng cho các chủ đầu tư cần nghiên cứu và so sánh với các địa phương khác trong và ngoài nước, sao cho có tính cạnh tranh để hấp dẫn các nhà đầu tư. Có chính sách hữu hiệu để đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, như: đầu tư vào hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống cấp nước, điện…Để tạo ra một hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt, cần có giải pháp thích hợp nhằm khuyến khích các nhà đầu tư trong, ngoài nước tham gia đầu tư vào lĩnh vực này. Sự sẵn sàng về nguồn nhân lực cũng là một trong những yếu tố để thu hút các nhà đầu tư. Thực tế trong những năm qua cho thấy, nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng cao sẵn sàng làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh 222 Lâm Đồng vẫn còn nhiều hạn chế, điều đó cũng làm giảm đi sức thu hút đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Để các nhà đầu tư thực sự yên tâm khi đầu tư xong là có thể chiêu mộ đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu hoạt động, theo chúng tôi ngay từ bây giờ phải khuyến khích các trường trong và ngoài nước đầu tư đào tạo ra một đội ngũ nguồn nhân lực có chất lượng cao, có tâm huyết với Lâm Đồng để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu đó; ngân sách nhà nước cần có chính sách hỗ trợ đối với sinh viên có thành tích học tập xuất sắc, có tâm huyết phục vụ ngành du lịch Lâm Đồng. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong việc cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp, giấy phép đầu tư, thủ tục thanh kiểm tra đối với hoạt động du lịch sao cho thật nhanh chóng, đảm bảo văn minh, lịch sự, song phải thực sự công bằng, chống được tiêu cực…Thực hiện tốt cơ chế quản lý “ Một cửa, một dấu” với phương châm phục vụ các nhà đầu tư là chính; rút ngắn thời gian xử lý các loại hồ sơ; giảm bớt các thủ tục hồ sơ, giấy tờ không cần thiết, hướng dẫn thủ tục hồ sơ và nâng cao chất lượng phục vụ của các chuyên viên. Thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các doanh nghiệp, cùng đồng hành với doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trước, trong và sau quá trình đầu tư của các doanh nghiệp. Có chính sách miễn, giảm thuế đối với các nhà đầu tư hoạt động kinh doanh du lịch và nên miễn thuế đối với các nhà đầu tư dùng lợi nhuận để tái đầu tư cho vào các lĩnh vực du lịch ở trong địa bàn tỉnh. Ngoài ra, chính quyền các cấp cần thành lập qũy hỗ trợ lãi suất và các qũy khác nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh du lịch có thể giảm giá tour và các loại hàng hoá khác để kích thích nhu cầu du khách đến với Lâm Đồng nhiều hơn. Các ngành công an, hải quan, thông tin liên lạc…cần phối hợp chặt chẽ với nhau để cùng có biện pháp để giảm bớt các thủ tục xuất nhập cảnh, đăng ký tạm vắng, tạm trú, biện pháp bảo vệ an toàn con người, tài sản, chống tệ nạn chèo kéo, tăng giá bất hợp lý đối với du khách, nhất là các dịp lễ, tết…nhằm tạo ra hình ảnh đẹp về Lâm Đồng trong lòng du khách. 223 3.5. KIẾN NGHỊ 3.5.1. Đối với Chính phủ và các Bộ, Ngành và chính quyền địa phƣơng * Chỉnh sửa, bổ sung các văn bản có liên quan đến đảm bảo tiền vay + Cho phép khách hàng vay đƣợc thế chấp “quyền khai thác tài sản” để vay vốn tại các tổ chức tín dụng: đối với những công trình lớn như: các khu du lịch, hệ thống đường giao thông,…Muốn mở rộng và phát triển để ngày càng hấp dẫn du khách thì phải thường xuyên được đầu tư, nâng cấp và mở rộng, có như vậy mới có thể khuyến khích du khách đi lại và tham quan nhiều hơn. Thông thường những dự án này chủ yếu là do Nhà nước đầu tư bằng nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, nguồn vốn viện trợ hoặc vốn vay, các doanh nghiệp ít tham gia đầu tư vào các dự án này. Song, theo chúng tôi, để phát huy tối đa được mọi nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển ngành du lịch, Chính phủ cần ban hành nhiều chính sách nhằm thu hút mọi nguồn vốn trong xã hội tham gia đầu tư, từ đó mới có thể tạo ra những điểm du lịch hấp dẫn và hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại phục vụ cho việc phát triển ngành du lịch nói riêng, kinh tế xã hội nói chung. Trên thực tế có rất nhiều tổ chức, cá nhân muốn tham gia đầu tư vào các công trình lớn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển ngành du lịch. Tuy nhiên, hiện nay đa số các tổ chức, cá nhân đều có nguồn vốn tự có thấp không đủ để thực hiện dự án; trong khi huy động từ các nguồn vốn khác còn hạn chế, thì giải pháp tài trợ từ các ngân hàng thương mại là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên trên thực tế đối với các dự án lớn thì hiện nay các nhà đầu tư vẫn khó có thể tiếp cận được nguồn vốn vay từ các ngân hàng do thời gian thu hồi vốn của dự án thường khá dài, hiệu quả kinh tế không cao và đặc biệt là không có đủ tài sản thế chấp để thực hiện đảm bảo tiền vay. Để giải quyết vấn đề về tài sản thế chấp, theo chúng tôi, Chính phủ cần ban hành hình thức thế chấp “quyền khai thác tài sản” đối với các công trình, dự án có thu. Theo đó, căn cứ vào tổng số vốn đầu tư, khả năng thu hồi, thời gian thu hồi vốn…Các tổ chức, cá nhân lập dự án trình lên các cơ quan có thẩm quyền xem xét 224 cho phép được thu phí công trình mà mình đã thực hiện đầu tư với phương thức và thời gian thu phí cụ thể là bao lâu. Căn cứ vào các dự án đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, nguồn vốn tự có của khách hàng, tính khả thi của dự án, các ngân hàng thương mại cho vay và nhận thế chấp bằng “quyền khai thác tài sản” để đảm bảo nợ vay. Tổng giá trị đầu tư chính là giá trị đem thế chấp và thời gian còn lại được khai thác, thu phí, lệ phí là thời gian được phép thế chấp. Trong trường hợp khách hàng không trả nợ đúng hạn, thì các ngân hàng thương mại được quyền thu hồi quyền khai thác này để quản lý, cho thuê, chuyển nhượng quyền khai thác tài sản để thu hồi nợ vay. Các tổ chức, cá nhân khác được tiếp nhận sẽ được tiếp tục thực hiện quyền khai thác tài sản (thu phí) của các công trình mà mình đã nhận chuyển nhượng. Nếu được Chính phủ cho phép, theo chúng tôi hình thức này sẽ kích thích được nhiều tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào các công trình lớn có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển của ngành du lịch Lâm Đồng. Và đối với các ngân hàng thương mại thì đây là một hình thức mà nếu được Chính phủ cho phép sẽ làm cơ sở pháp lý rõ ràng cho các ngân hàng thương mại thực hiện, làm giải toả mối lo về tài sản thế chấp để từ đó mạnh dạn hơn trong việc tài trợ cho vay đối với tổ chức, cá nhân vay vốn thực hiện đầu tư vào các dự án du lịch và cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc phát triển du lịch. + Chỉnh sửa một số điều qui định tại Luật đất đai, Luật nhà ở, Luật dân sự và các văn bản dƣới luật, cụ thể: - Cần bỏ qui định tại điểm 1, Điều 130, Luật đất đai: tại điểm 1, Điều 130 Luật đất đai qui định “Hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của công chứng nhà nước; trường hợp hợp đồng thế chấp bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc ủy ban nhân dân xã, phường nơi có đất”. Bên cạnh việc bắt buộc phải đi công chứng, thì pháp luật cũng bắt buộc khách hàng vay phải đi đăng ký giao dịch đảm bảo tại các phòng tài nguyên môi trường (đối với hộ gia đình, cá nhân) và sở tài nguyên môi trường (đối với các tổ chức), việc qui định bắt buộc khách 225 hàng thế chấp bằng quyền sử dụng đất phải vừa công chứng, vừa đăng ký giao dịch đảm bảo ở 2 cơ quan khác nhau theo chúng tôi là không cần thiết, làm mất thời gian, tiền bạc và công sức của khách hàng. Để đơn giản hoá, nên qui định chỉ cần một cơ quan chứng thực là đủ và theo chúng tôi nên để Phòng tài nguyên môi trường và Sở tài nguyên môi trường là đơn vị chứng thực duy nhất đối với các hợp đồng đảm bảo tiền vay, vì hai đơn vị này nắm rất rõ kế hoạch, tình trạng sử dụng đất, ai là người đang có quyền sử dụng đất. Để thực hiện đồng bộ thì tại Luật nhà ở, Thông tư 05TTLT-BTP-BTNMT cũng nên bỏ qui định bắt buộc phải công chứng đối với nhà ở, đất ở mà chỉ nên qui định chứng thực tại các cơ quan như chúng tôi đã đề xuất ở trên. - Điểm 7, Điều 113 qui định “Hộ gia đình, cá nhân có quyền: thế chấp, bảo lãnh quyền sử dụng đất tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân để vay vốn sản xuất, kinh doanh”, nếu qui định như vậy thì hộ gia đình, cá nhân không có quyền thế chấp để thực hiện các mục đích khác? Ví dụ như thế chấp để: tiêu dùng, học tập…Tại điểm này, theo chúng tôi nên qui định mở rộng ra thêm các mục đích khác, nên bổ sung thêm là “sản xuất, kinh doanh và thực hiện các mục đích khác được pháp luật cho phép”. - Cần có sự thống nhất trong Điều khoản 110 và 113 của Luật đất đai và Điều của Luật nhà ở. Cụ thể tại Điều 110 và 113 (điểm d và 7) của Luật đất đai qui định người sử dụng đất có quyền thế chấp, bảo lãnh quyền sử dụng đất tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam để vay vốn theo qui định của pháp luật; trong khi đó tại Điều 114 Luật nhà ở lại qui định chủ sở hữu được thế chấp nhà ở để đảm bảo thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ nếu giá trị của nhà ở đó lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ nhưng chỉ được thế chấp tại một tổ chức tín dụng; theo chúng tôi qui định như vậy là chưa thống nhất và chưa thực sự phù hợp với thực tế hoạt động của các tổ chức tín dụng hiện nay. Để giải quyết vấn đề trên, theo chúng tôi Luật đất đai và Luật nhà ở nên được sửa đổi theo hướng cho phép các tổ chức, cá nhân sở hữu nhà và sử dụng quyền được quyền thế chấp, bảo lãnh tại nhiều tổ chức tín dụng là phù hợp hơn, vì thứ nhất là nếu qui định chỉ cho thế chấp, bảo lãnh tại duy nhất một tổ chức tín 226 dụng để vay vốn thì các trường hợp nhiều tổ chức tín dụng tham gia đồng tài trợ cho vay đối với khách hàng thì việc thế chấp, bảo lãnh được xử lý như thế nào; thứ hai là nếu tài sản thế chấp bảo lãnh có giá trị lớn, khách hàng vay vốn tại một tổ chức tín dụng không đáp ứng đủ vốn và khách hàng muốn vay vốn tại các tổ chức tín dụng khác và trong trường hợp tài sản đã thế chấp tại một tổ chức tín dụng khác thì không được tiếp tục thế chấp, bảo lãnh nữa thì quả thực là phi lý, gây khó khăn cho khách hàng vay vốn…Đối với tài sản thế chấp vay vốn tại nhiều tổ chức tín dụng thì tài sản phải đủ các điều kiện và tuân thủ theo qui trình sau: + Giá trị tài sản bảo đảm được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm phải lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ trả nợ được bảo đảm. + Mỗi lần thế chấp, cầm cố, bảo lãnh bằng một tài sản bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ trả nợ, các bên phải lập thành văn bản và đăng ký tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm. Thứ tự đăng ký chính là thứ tự ưu tiên thanh toán cho các tổ chức tín dụng. + Các ngân hàng cho vay hợp vốn cùng nhận một tài sản bảo đảm phải thỏa thuận với nhau bằng văn bản, cử đại diện giữ bản chính giấy tờ liên quan đến tài sản bảo đảm, về việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ nếu khách hàng không trả được nợ. - Cần có nghị định hướng dẫn xử lý tài sản đảm bảo theo hướng thông thoáng hơn cho các tổ chức tín dụng thực hiện. Trong thực tế hiện nay, khi khách hàng đến hạn không trả được nợ thì các ngân hàng mại thương thường phải khởi kiện ra toà án và khi xử án xong phải chuyển qua cơ quan thi hành án, nên muốn thu hồi được khoản nợ vay này thường phải kéo dài trên 2 năm. Theo chúng tôi, Chính phủ cần ban hành nghị định hướng dẫn qui định nếu các khoản vay đến hạn nếu khách hàng không được các tổ chức tín dụng cho ra hạn nợ thì ngân hàng có quyền bán đấu giá tài sản để thu hồi nợ vay. Thời gian và địa điểm bán đấu giá được công khai cho khách hàng biết và công khai trên báo chí, kết qủa đấu giá là kết quả bắt buộc cho các bên thực hiện, đây là một trong những cơ sở để hợp thức hoá giấy tờ cho người mua. 227 - Nên qui định cho các tổ chức, cá nhân được sử dụng đất thuê đã trả tiền trước mà thời hạn thuê còn dưới 5 năm được sử dụng để thế chấp tại các tổ chức tín dụng để vay vốn thay vì qui định ít nhất 5 năm như Luật đất đai qui định như hiện nay. 3.5.2. Thành lập qũi cho vay, hỗ trợ lãi suất; quĩ bảo lãnh tín dụng, qũi rủi ro tín dụng và bảo hiểm tín dụng Thành lập qũi cho vay và hỗ trợ lãi suất đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch: để ngành du lịch Lâm Đồng có thể phát huy hết tiềm năng thế mạnh của mình, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh và là trung tâm du lịch của khu vực thì ngoài các chính sách ưu đãi khác, Chính phủ hoặc chính quyền địa phương cần sớm thành lập qũi cho vay ưu đãi và hỗ trợ lãi suất đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành du lịch. Đối tượng được cho vay ưu đãi là các tổ chức, cá nhân như: tham gia đầu tư vào các công trình trọng điểm có thời gian thu hồi vốn dài, hiệu qủa kinh tế không cao nhưng có tác động lớn đến sự phát triển ngành du lịch Lâm Đồng; các công trình, sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao, tạo điểm nhấn cho phát triển du lịch Lâm Đồng; đầu tư vào phát triển rừng, bảo tồn môi trường sinh thái; đào tạo nâng cao trình độ cán bộ…Về hỗ trợ lãi suất ngoài các đối tượng kể trên thì tuỳ vào từng thời điểm, nếu ngành du lịch ưu tiên phát triển lĩnh vực gì thì Chính phủ hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn đầu tư lĩnh vực đó. Thí dụ: vào thời điểm chuẩn bị cho Lễ hội hoa, thì chính phủ sẽ ưu tiên hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hoa…Việc thực hiện chính sách cho vay ưu đãi sẽ làm cho giá thành sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp giảm xuống, tăng khả năng thu hồi vốn đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch. Thành lập qũi rủi ro tín dụng: cũng như bất kỳ một doanh nghiệp khác, các ngân hàng thương mại đều có thể xảy ra rủi ro. Để đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng đối với ngành du lịch Lâm Đồng, cần thành lập một qũi rủi ro tín dụng, qũi này được hình thành từ nhiều phía khác nhau: Ngoài qũi dự phòng rủi ro được các NHTM trích lập theo qui định tại Quyết định 493/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà 228 nước Việt Nam thì nên nghiêm cứu trích lập dự phòng rủi ro đối với các khoản vay đầu tư vào một số đối tượng cho vay có rủi ro cao. Bảo hiểm tín dụng: để các ngân hàng có thể thực sự yên tâm cho vay, cũng như khách hàng có vốn để đầu tư phát triển du lịch Lâm Đồng, các ngân hàng phối hợp với các công ty bảo hiểm có uy tín để thực hiện bảo hiểm cho các khoản đầu tư cho vay ngành du lịch. Các đối tượng được bảo hiểm như: bảo hiểm cho các món vay, bảo hiểm về tài sản thế chấp…Phí bảo hiểm các khoản vay này được các ngân hàng chi trả hay vận động khách hàng cùng ngân hàng chi trả. Khi có rủi ro xảy ra, cơ quan bảo hiểm sẽ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo qui định. Nếu các món vay đầu tư cho ngành du lịch được các tổ chức bảo hiểm bảo hiểm, thì sẽ hạn chế được rủi ro cho các ngân hàng khi tài trợ cho vay, từ đó giúp các ngân hàng sẽ mạnh dạn tài trợ cho khách hàng hơn. Qũi bảo lãnh tín dụng: Chính phủ hoặc chính quyền địa phương cần thành lập qũi bảo lãnh tín dụng để bảo lãnh cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng thực hiện các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng và các công trình quan trọng, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, xúc tiến thương mại, đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên ngành du lịch...Mục đích là để hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân tiếp cận được nguốn vốn vay của các ngân hàng để đầu tư phát triển kinh doanh, nâng cao trình độ phục vụ cho việc phát triển ngành du lịch. 3.5.3. Một số kiến nghị khác * Về qui hoạch tổng thể du lịch Lâm Đồng: - Tiếp tục hoàn thiện qui hoạch tổng thể vùng phát triển du lịch trọng điểm, trong đó phải chú ý đến gắn kết phát triển du lịch giữa các vùng, miền để cùng hỗ trợ cho nhau phát triển. - Chính phủ mời chuyên gia trong và ngoài nước để qui hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh Lâm Đồng, chú trọng đến việc phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, thể thao…Với địa hình là rừng, núi nên trong qui 229 hoạch phải chú ý đến việc bảo tồn và phát triển rừng và bảo tồn đa dạng sinh học, giữ gìn môi trường sinh thái, bảo vệ thác, hồ nước… - Cần nhanh chóng bảo tồn các công trình kiến trúc cổ Đà Lạt, không nên phát triển các toà nhà cao tầng, bảo vệ nghiêm ngặt các cánh rừng thông ở Đà Lạt… * Chính phủ cần phân cấp và tạo cơ chế đặc biệt cho chính quyền tỉnh Lâm Đồng để giải quyết một số vấn đề có liên quan đến lĩnh vực về du lịch Lâm Đồng: trên cơ sở qui hoạch tổng thể đã được Chính phủ phê duyệt, Chính phủ nên phân cấp cho chính quyền tỉnh được trực tiếp cấp giấy phép đầu tư nước ngoài đối với các dự án du lịch lớn (nhóm A), nhằm tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài nhanh chóng có giấy phép đầu tư và đi vào hoạt động; phân cấp cơ chế miễn giảm thuế cho các nhà đầu tư; tiến hành bảo lãnh cho địa phương phát hành trái phiếu địa phương để đầu tư vào các công trình trọng điểm trên địa bàn… * Đẩy nhanh tiến độ giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng: thời gian qua các cấp chính quyền tỉnh Lâm Đồng đã có những biện pháp để đẩy nhanh tiến độ giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Song trên thực tế vẫn còn chậm, nhiều dự án du lịch, trồng rừng…đã được cấp phép, nhưng việc giao đất cho chủ đầu tư chậm, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai đầu tư của dự án. Bên cạnh đó, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ở các địa phương còn chậm, điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân; mặt khác, chính chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các tổ chức, cá nhân đã không tiếp cận được nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại, do đó ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình mở rộng sản xuất kinh doanh. Để khắc phục tình trạng trên theo chúng tôi các cấp, các ngành ở tỉnh Lâm Đồng cần nghiên cứu giảm thiểu các thủ tục giấy tờ không cần thiết, để tăng nhanh tiến độ giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, các cá nhân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. 230 * Cải cách thủ thục hành chính, chính sách thuế, đất đai: - Thủ tục hành chính rườm rà là một trong những hạn chế để thu hút đầu tư phát triển kinh tế nói chung, ngành du lịch nói riêng. Đã có rất nhiều kiến nghị nhằm giảm bớt các thủ tục hành chính đối với ngành du lịch, tuy nhiên đến nay vẫn chưa được các ngành, các cấp tiến hành cải cách thực hiện một cách triệt để, nên đã làm hạn chế việc thu hút đầu tư. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển ngành du lịch, chính quyền các cấp cần cải cách nhanh các thủ tục hành chính, có như vậy mới thu hút được nhà đầu tư đến với Lâm Đồng nhiều hơn. - Để thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng, theo chúng tôi việc miễn, giảm thuế thu nhập doanh từ 2 đến 5 năm cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và miễn thuế đối với phần lợi nhuận dùng để tái đầu tư ngành du lịch Lâm Đồng là một giải pháp cơ bản để thu hút đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, các cấp chính quyền cần đẩy nhanh tiến độ cho thuê đất, giao đất và giải phóng nhanh mặt bằng cho các tổ chức, cá nhân có dự án phát triển du lịch trên địa bàn. Từ đó các tổ chức, cá nhân có thể đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án, qua đó dự án được nhanh chóng đưa vào phục vụ du khách. * Nhà nƣớc cần có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tƣ vào ngành du lịch: để ngành du lịch Lâm Đồng có thể phát triển tốt hơn, theo chúng tôi Nhà nước cần có chính sách ưu đãi cho các tổ chức, cá nhân đầu tư vào ngành du lịch, chẳng hạn như các chính sách miễn, giảm thuế, chính sách ưu đãi về giao đất, cho thuê đất, chính sách hỗ trợ về vốn, đào tạo, công nghệ, thị trường. Đối với những doanh nghiệp sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư vào ngành du lịch thì nên miễn thuế thu nhập doanh nghiệp… 231 Kết luận chƣơng 3 Trong chương 3 luận án thực hiện được những vấn đề cơ bản sau: Bên cạnh việc xác định một số mô hình tài trợ của các NHTM cho ngành du lịch luận án đề nghị nhóm giải pháp tăng cường công tác huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn trung, dài hạn để tạo nguồn vốn tài trợ cho ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng, trong đó đề nghị thực hiện việc đa dạng hóa kênh thu hút vốn như phát hành trái phiếu trung dài hạn của ngân hàng; bảo lãnh phát hành trái phiếu cho các dự án du lịch; đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, kỳ hạn gửi tiền để thu hút vốn trong công chúng và các tổ chức kinh tế, xã hội; giải pháp xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt, phù hợp để thu hút tiền gửi và cho vay; giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng; giải pháp mở rộng mạng lưới giao dịch và xây dựng trụ sở giao dịch khang trang, sạch đẹp; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền giới thiệu sản sẩm dịch vụ đối với khách hàng. Gắn liền với nhóm giải pháp huy động vốn luận án đề nghị nhóm giải pháp mở rộng đối tượng khách hàng vay, đa dạng hoá đối tượng và phương thức cho vay nhằm đẩy mạnh sự phát triển của ngành du lịch, bao gồm thực hiện đa dạng hoá đối tượng khách hàng vay; mở rộng các đối tượng cho vay gắn với giải pháp tiếp tục đơn giản hoá qui trình, thủ tục vay vốn theo hướng tinh giản, gọn nhẹ nhằm tiết kiệm thời gian và nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng cho khách hàng vay vốn … Luận án còn đưa ra giải pháp về đảm bảo tiền vay, có thể áp dụng hình thức thế chấp quyền khai thác tài sản; mở rộng hình thức đảm bảo tiền vay; định giá tài sản thế chấp, cầm cố sát giá thị trường; lựa chọn khách hàng cho vay không có tài sản đảm bảo. Cũng trong chương 3 luận án còn đề nghị nhóm giải pháp về cơ chế, kỹ thuật nghiệp vụ tín dụng như xem xét các điều kiện vay vốn; thời hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ gốc và lãi vay; mức cho vay … nhóm giải pháp về chính sách tín dụng đối với ngành du lịch Lâm Đồng; nhóm giải pháp tăng cường tài trợ cho vay trung, dài hạn và 232 mở rộng các hình thức cho thuê tài chính đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch. Đồng thời luận án đưa ra giải pháp về mở rộng mạng lưới giao dịch, tiếp tục hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và mở rộng phát hành thẻ quốc tế. Giải Đẩy mạnh hoạt động Marketing ngân hàng đến các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch. Một trong những giải pháp quan trọng là giải pháp tiếp tục nâng cao trình độ, đạo đức nghề nghiệp và có chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ tín dụng nhằm đảm bảo phát triển vững chắc hoạt động ngân hàng. Luận án còn đề nghị các giải pháp bổ trợ nhằm nâng cao khả năng tài trợ vốn tín dụng ngân hàng cho ngành du lịch Lâm Đồng bao gồm những giải pháp đa dạng hóa nguồn vốn phục vụ cho phát triển du lịch Lâm Đồng, kể cả vốn trong và ngoài nước. Giải pháp đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các loại hình và sản phẩm dịch vụ du lịch nhằm thu hút bền vững khách du lịch. Giải pháp tiếp tục và nâng cao việc bảo tồn và phát triển các hoạt động văn hoá của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên, giữ gìn an ninh trật tự xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. Giải pháp tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch. Giải pháp về qui hoạch tổng thể du lịch tỉnh Lâm Đồng. Giải pháp liên kết phát triển du lịch nhằm tạo thế liên hoàn và làm tăng chuỗi thu nhập. Giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch Lâm Đồng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng cáo và mở rộng, phát triển thị trường; bảo tồn và phát triển rừng. Giải pháp về bảo tồn và phát triển rừng; tiếp tục hoàn thiện và đổi mới công tác quản lý Nhà nước về du lịch và đặc biệt là tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch. Trong giải pháp bổ trợ còn có giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, hấp dẫn để thu hút khách du lịch và nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội ngành du lịch Lâm Đồng. Luận án đưa ra các kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ, Ngành và chính quyền địa phương với những nội dung như cho phép khách hàng vay được thế chấp “quyền khai thác tài sản” để vay vốn tại các tổ chức tín dụng; chỉnh sửa một số điều qui định tại Luật đất đai, Luật nhà ở, Luật dân sự và các văn bản dưới luật; thành lập 233 qũi cho vay, hỗ trợ lãi suất; quĩ bảo lãnh tín dụng, qũi rủi ro tín dụng và bảo hiểm tín dụng cùng những kiến nghị khác về qui hoạch tổng thể du lịch Lâm Đồng, cải cách thủ thục hành chính, chính sách thuế, đất đai; có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào du lịch. Nội dung mới đạt được là các giải pháp gắn liền với thực tiễn Lâm Đồng, trong đó những giải pháp mới nổi trội như phát hành trái phiếu trung dài hạn của ngân hàng; bảo lãnh phát hành trái phiếu cho các dự án du lịch; nhóm giải pháp về chính sách tín dụng đối với ngành du lịch Lâm Đồng; tăng cường tài trợ cho vay trung, dài hạn và mở rộng các hình thức cho thuê tài chính đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch. Những giải pháp trên đòi hỏi phải được triển khai gắn kết, đồng bộ với nhau với những lộ trình, bước đi phù hợp để tăng tính khả thi của các giải pháp. 234 KẾT LUẬN Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án là đề cập tổng quan về du lịch và tín dụng ngân hàng, làm rõ vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của ngành du lịch; làm rõ lợi thế phát triển của ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng, trên cơ sở phân tích, đánh giá, luận giải về thực trạng và chỉ rõ những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của tín dụng ngân hàng đối với phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng để đưa ra các quan điểm, các giải pháp tín dụng ngân hàng và các giải pháp khác nhằm phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng ; luận án đã thực hiện được những kết quả nghiên cứu chủ yếu sau : Một là : luận án đề cập đến lý thuyết tổng quan về du lịch trên các mặt như xác định khái niệm cơ bản về du lịch, ngành du lịch; đề cập đến khái niệm, nội dung tài nguyên du lịch chỉ ra tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn, nguồn tài nguyên kinh tế, kỹ thuật của du lịch … Luận án đề cập đến các loại hình du lịch; những điều kiện phát triển, những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành du lịch và làm rõ sự cần thiết phải phát triển du lịch, coi đó là một ngành kinh tế quan trọng trong phát triển nền kinh tế. Luận án làm rõ những điều kiện và lợi thế để phát triển ngành du lịch Lâm Đồng so với các địa phương khác trong vùng. Hai là : luận án tập trung đề cập và làm rõ nguồn tài trợ cho phát triển du lịch và vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển ngành du lịch. Vai trò và đặc điểm của tín dụng ngân hàng đối với ngành du lịch. Trong đó làm rõ lý luận về NHTM và các chức năng của NHTM; tín dụng và các hình thức cấp tín dụng cho ngành du lịch; vai trò và đặc điểm của tín dụng ngân hàng đối với ngành du lịch, các NHTM cần phải nắm bắt những đặc điểm đó để có phương thức tài trợ tín dụng cho ngành du lịch có hiệu quả, an toàn và bền vững. Ba là : Luận án đề cập những bài học kinh nghiệm về tín dụng ngân hàng đối với phát triển du lịch từ Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia và Singapore. 235 Bốn là: Luận án đề cập khái quát về hệ thống tổ chức kinh doanh du lịch của tỉnh Lâm Đồng trên các nội dung như thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật, thực trạng nguồn nhân lực, về nguồn khách, về doanh thu và số ngày lưu trú của du khách, những vấn đề về quản lý nhà nước về du lịch, thực hiện khảo sát đánh giá của du khách về du lịch Lâm Đồng, qua đó chỉ ra những thành tựu đạt được của ngành du lịch Lâm Đồng, những tồn tại và nguyên nhân tồn tại của ngành du lịch Lâm Đồng thời gian qua. Năm là : Luận án khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng về nguồn vốn huy động tại địa phương và tiếp nhận nguồn vốn điều hoà từ trung ương để tăng cường khả năng tín dụng của các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Luận án đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng đối với ngành du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong thời gian qua trên các mặt tỷ trọng dư nợ cho vay ngành du lịch trong tổng dư nợ; xem xét cơ cấu dư nợ ngành du lịch so với tổng dư nợ cho vay ngành dịch vụ; đề cập dư nợ cho vay ngành du lịch của một số ngân hàng trên địa bàn; khảo sát thực tế những dự án đầu tư du lịch trọng điểm có sự tham gia tài trợ của các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; khảo sát đối với khách hàng vay vốn đầu tư phát triển du lịch Lâm Đồng và hiệu quả kinh tế - xã hội đem lại từ đầu tư tín dụng cho khách hàng. Sáu là: Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng chỉ ra những mặt làm được, những tồn tại và nguyên nhân tồn tại trong đầu tư tín dụng ngân hàng đối với ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng thời gian qua ; luận án chỉ ra 9 hạn chế bao gồm những hạn chế về nguồn vốn và cơ cấu huy động vốn, hạn chế về tín dụng ngân hàng đầu tư cho du lịch còn thấp, cơ cấu chưa thực sự hợp lý; hạn chế về chiến lược đầu tư, chưa xác định đối tượng đầu tư tín dụng cho ngành du lịch; chưa xác định được phương pháp cho vay hợp lý cho từng đối tượng vay; hạn chế về thủ tục vay vốn, về thời hạn cho vay bởi sự thiếu hợp lý, mức cho vay chưa phù hợp; những hạn chế về vấn đề đảm bảo tiền vay; hạn chế trong ứng dụng công nghệ ngân hàng và hạn chế về trình độ 236 chuyên môn và phẩm chất đạo đức của cán bộ tín dụng và chỉ ra 7 nguyên nhân hạn chế chủ yếu gồm nguồn vốn huy động tại chỗ chưa cao, cơ cấu không thực sự vững chắc; nguyên nhân từ một số qui định về đảm bảo tiền vay chưa phù hợp; nguyên nhân từ trình độ và đạo đức của đội ngũ cán bộ tín dụng; nguyên nhân từ một số quy định về hồ sơ vay vốn về qui trình vay vốn; nguyên nhân từ ứng dụng kỹ thuật công nghệ trong hoạt động ngân hàng chưa thật đồng bộ; nguyên nhân từ các chính sách tín dụng cho phát triển du lịch vẫn chưa được quan tâm đúng mức và nguyên nhân từ quá trình cải cách thủ tục liên quan đến hoạt động tín dụng còn chậm, chưa sát với thực tế. Bảy là: Luận án xác định một số mô hình tài trợ của các NHTM cho ngành du lịch và đề nghị nhóm giải pháp tăng cường công tác huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn trung, dài hạn. Trong đó đề nghị thực hiện việc đa dạng hóa kênh thu hút vốn như phát hành trái phiếu trung dài hạn của ngân hàng; bảo lãnh phát hành trái phiếu cho các dự án du lịch; đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, kỳ hạn gửi tiền để thu hút vốn trong công chúng và các tổ chức kinh tế, xã hội; giải pháp xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt, phù hợp để thu hút tiền gửi; giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng; giải pháp mở rộng mạng lưới giao dịch, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền giới thiệu sản phẩm dịch vụ. Gắn liền với nhóm giải pháp huy động vốn luận án đề nghị nhóm giải pháp mở rộng đối tượng khách hàng vay, đa dạng hoá đối tượng và phương thức cho vay nhằm đẩy mạnh sự phát triển của ngành du lịch, giải pháp tiếp tục đơn giản hoá qui trình, thủ tục vay vốn theo hướng tinh giản, gọn nhẹ nhằm tiết kiệm thời gian và nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng cho khách hàng vay vốn … Luận án đưa ra giải pháp về áp dụng hình thức thế chấp quyền khai thác tài sản; mở rộng hình thức đảm bảo tiền vay; định giá tài sản thế chấp, cầm cố sát giá thị trường; lựa chọn khách hàng cho vay không có tài sản đảm bảo. Cũng trong chương 3 luận án còn đề nghị nhóm giải pháp về cơ chế, kỹ thuật nghiệp vụ tín dụng như xem xét các điều kiện vay vốn; thời hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ gốc và lãi vay; mức cho vay … nhóm giải pháp 237 về chính sách tín dụng đối với ngành du lịch Lâm Đồng; nhóm giải pháp tăng cường tài trợ cho vay trung, dài hạn và mở rộng các hình thức cho thuê tài chính đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch. Đồng thời luận án đưa ra giải pháp về mở rộng mạng lưới giao dịch, tiếp tục hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và mở rộng phát hành thẻ quốc tế. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động Marketing ngân hàng đến các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch. Một trong những giải pháp quan trọng là giải pháp tiếp tục nâng cao trình độ, đạo đức nghề nghiệp và có chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ tín dụng nhằm đảm bảo phát triển vững chắc hoạt động ngân hàng. Luận án còn đề nghị các giải pháp bổ trợ nhằm nâng cao khả năng tài trợ vốn tín dụng ngân hàng cho ngành du lịch Lâm Đồng bao gồm những giải pháp đa dạng hóa nguồn vốn phục vụ cho phát triển du lịch Lâm Đồng, kể cả vốn trong và ngoài nước. Giải pháp đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các loại hình và sản phẩm dịch vụ du lịch nhằm thu hút bền vững khách du lịch. Giải pháp tiếp tục và nâng cao việc bảo tồn và phát triển các hoạt động văn hoá của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên, giữ gìn an ninh trật tự xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. Giải pháp tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch. Giải pháp về qui hoạch tổng thể du lịch tỉnh Lâm Đồng. Giải pháp liên kết phát triển du lịch nhằm tạo thế liên hoàn và làm tăng chuỗi thu nhập. Giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch Lâm Đồng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng cáo và mở rộng, phát triển thị trường; bảo tồn và phát triển rừng. Giải pháp về bảo tồn và phát triển rừng; tiếp tục hoàn thiện và đổi mới công tác quản lý Nhà nước về du lịch và đặc biệt là tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch. Trong giải pháp bổ trợ còn có giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, hấp dẫn để thu hút khách du lịch và nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội ngành du lịch Lâm Đồng. Tám là: Luận án đưa ra các kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ, Ngành và chính quyền địa phương với những nội dung như cho phép khách hàng vay được thế chấp “quyền khai thác tài sản” để vay vốn tại các tổ chức tín dụng; chỉnh sửa một số điều qui định tại Luật đất đai, Luật nhà ở, Luật dân sự và các văn bản dưới luật; thành 238 lập qũi cho vay, hỗ trợ lãi suất; quĩ bảo lãnh tín dụng, qũi rủi ro tín dụng và bảo hiểm tín dụng cùng những kiến nghị khác về qui hoạch tổng thể du lịch Lâm Đồng, cải cách thủ thục hành chính, chính sách thuế, đất đai; có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào du lịch. Chín là: Những điểm mới đạt được của luận án. Điểm mới nổi bật mà luận án đạt được là chỉ ra những đặc thù và lợi thế phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng. Chỉ ra đặc trưng của tín dụng ngân hàng đối với ngành du lịch nói chung và nhất là tỉnh Lâm Đồng nói riêng. Chỉ ra và khẳng định vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng. Với cách tiếp cận mới, đánh giá toàn diện về tín dụng ngân hàng đối với ngành du lịch; luận án đã chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân hạn chế một cách cụ thể mang rõ tính riêng biệt của du lịch Lâm Đồng và tín dụng ngân hàng đối với ngành du lịch Lâm Đồng. Các giải pháp gắn liền với thực tiễn Lâm Đồng, trong đó những giải pháp mới nổi trội như phát hành trái phiếu trung dài hạn của ngân hàng; bảo lãnh phát hành trái phiếu cho các dự án du lịch; nhóm giải pháp về chính sách tín dụng đối với ngành du lịch Lâm Đồng; tăng cường tài trợ cho vay trung, dài hạn và mở rộng các hình thức cho thuê tài chính đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch. Những giải pháp trên đòi hỏi phải được triển khai gắn kết, đồng bộ với nhau với những lộ trình, bước đi phù hợp để tăng tính khả thi của các giải pháp. Trong nghiên cứu có những nội dung lớn mà luận án đề cập song không phải là mục tiêu chủ yếu của luận án như: vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa du lịch tỉnh Lâm Đồng; vấn đề bảo tồn di tích, danh lam, thắng cảnh và văn hóa các đồng bào dân tộc tỉnh Lâm Đồng … là những vấn đề có thể thực hiện ở những công trình nghiên cứu khác. Tuy đã có nhiều nỗ lực trong nghiên cứu thực hiện luận án song khó tránh khỏi những hạn chế nhất định, tác giả rất mong muốn nhận được sự đóng góp của những người quan tâm. 239 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt. 1. Báo điện tử Vietnamnet, Báo Thanh niên, Báo Tuổi Trẻ, Báo Nhân Dân; Tạp chí Ngân hàng, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, Tạp chí Tài chính Tiền tệ (2002-2010). 2. Bộ chính trị (2004), Thông báo kết luận số 148-TB/TW ngày 16 tháng 10 năm 2004 của Bộ chính trị về tình hình và giải pháp để phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên toàn diện bền vững. 3. Bộ chính trị (2002)- Nghị quyết 10/NQ/TW ngày 18/01/2002 của Bộ chính trị về phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001-2010. 4. Bộ tư pháp- Bộ tài nguyên môi trường (2005) Thông tư 05/2005/TTLT-BTPBTNMT- Thông tư liên tịch hướng dẫn đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất . 5. Bùi Thị Hải Yến ( Chủ biên)(2009)- Tài Nguyên Du lịch, Nxb Giáo dục. 6. Bùi Thị Hải Yến (2007)- Qui hoạch du lịch, Nxb Giáo dục. 7. Chính phủ (2004), Chỉ thị số 45/2004/CT-TTg ngày 07/12/2004 của Chính phủ về tăng cường thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để tiếp tục phát triển vùng Tây Nguyên toàn diện, bền vững. 8. Chính phủ (2002), Nghị định 85/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002 của Chính phủ về việc bổ sung một số điều của Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về đảm bảo tiền vay của các tổ chức tín dụng. 9. Chính phủ (2004) - Nghị định 181/2004/NĐ-CP- Nghị định về thi hành luật đất đai năm 2003. 10. Chính phủ (2006) - Nghị định 163/2006/NĐ-CP, Nghị định về giao dịch đảm bảo. 11. GS. Nguyễn Tấn Đắc (2005)- Văn hoá xã hội và con người Tây Nguyên, Nxb Khoa học Xã hội. 240 12. GS.TS. Nguyễn Văn Đính; PGS.TS. Trần Thị Minh Hoà (đồng chủ biên) (2008)Kinh tế du lịch, Nxb Đại học kinh tế quốc dân. 13. Lê Anh Cường (2004)- Tạo dựng và quản trị thương hiệu, danh tiếng và lợi nhuận, Nxb Lao động – Xã hội . 14. Lê Văn Châu (1995) -Vốn nước ngoài và chiến lược phát triển kinh tế- Nxb Chính trị quốc gia. 15. Luật bảo vệ môi trường, Nxb Hồng Đức (2010). 16. Luật dân sự , Nxb Chính trị quốc gia (2006). 17. Luật các Tổ chức tín dụng (năm 1997, sửa đổi bổ sung năm 2004), Nxb Chính trị quốc gia (2006). 18. Luật du lịch (2005). 19. Luật doanh nghiệp, Nxb Giao thông vận tải (2010). 20. Luật đất đai 2003, sửa đổi bổ sung năm 2009, Nxb Sự thật (2010). 21. Luật gia. Đào Thanh Hải (2004)- Những qui định về đổi mới chính sách quản lý đất đai và nhà ở, Nxb Lao động . 22. Luật nhà ở 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh ( 2010). 23. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 1997, sửa đổi bổ sung năm 2003, Nxb Chính trị quốc gia (2008). 24. MBA. Nguyễn Văn Dung (2009)- Chiến lược & Chiến thuật quảng bá Marketing du lịch, Nxb Giao thông vận tải. 25. MBA. Nguyễn Văn Dung (2009)- Xây dựng thương hiệu du lịch cho thành phố, Nxb Giao thông Vận tải. 26. Minh Anh, Thân Phương Hà, Quách Thu Huyền (2009) - 99 Danh Thắng Việt Nam, Nxb Văn Hoá Thông Tin. 241 27. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2003,2005), Quyết định số 203/QĐHĐQT, ngày 16 tháng 07 năm 2003 của Hội đồng quản trị “ V/v ban hành qui định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” và Quyết định số 285/QĐ-HĐQT “V/v sửa đổi, bổ sung quyết định số 203/QĐHĐQT”, ngày 17/12/2005. 28. Ngân hàng Nhà nước tỉnh Lâm Đồng (2004-2010)- Báo cáo hoạt động ngân hàng; tổng hợp dư nợ cho vay của các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. 29. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2001,2005)- Quyết định số 1627/2001/QĐNHNN- Qui chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng và Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 3/2/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam “ V/v sửa đổi, bổ sung một số điều của qui chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN. 30. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005)- Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN- Qui định về phân loại nợ và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. 31. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2002)- Quyết định số 72/QĐ-HĐQT-TD, Qui chế cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. 32. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam- Quyết định số 666/QĐ-HĐQT-TDHo, Quy chế cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. 33. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (2006), Quyết định 228/QĐ-NHNT.HĐQT, ngày 02/10/2006 “ V/v ban hành qui định của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam về cho vay đối với khách hàng”. 34. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (2010), Quyết định số 221/QĐ/HĐQT-NHCT.35, ngày 26/02/2010 “ V/v ban hành qui chế cho vay đối với khách hàng là tổ chức” và Quyết định số 222/QĐ/HĐQT-NHCT.35, ngày 26/02/2010 242 “ V/v ban hành qui chế cho vay đối với khách hàng là cá nhân” của Hội đồng Quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam. 35. Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng (2004-2009), Cục thống kê Lâm Đồng(2010). 36. Nguyễn Đình Hoè - Vũ Văn Hiếu (2004), Du lịch bền vững, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 37. Nguyễn Thị Hải Yến (2007)- Đệ Nhất Phương Đông Thắng Cảnh, Nxb Thế Giới . 38. Chính phủ(1993)-Nghị quyết 45CP của Chính phủ ngày 26 tháng 6 năm 1993 về đổi mới quản lý và phát triển ngành du lịch. 39. Tỉnh ủy Lâm Đồng (2006)-Nghị quyết 06/NQ-TU ngày 21 tháng 09 năm 2006 “ phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đột phá, tăng tốc phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ giai đoạn 2006-1010. 40. Phạm Côn Sơn (2003)- Cẩm nang du lịch Đà Lạt- Lâm Đồng, Nxb Thanh Niên. 41. Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính (1990). 42. Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước (1990). 43. PGS. TS. Lê Văn Tề; TS. Lê Đình Viên (2008)- Tiền tệ và Ngân hàng, Nxb Lao động- Xã hội. 44. PGS. TS. Lê Văn Tề; TS. Hồ Diệu (Biên dịch và hiệu đính) (2004)- Ngân hàng Thương Mại, Nxb Thống kê. 45. PGS.TS. Lê Qúi Đức (2004)- Vai trò của văn hoá trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn, nông nghiệp vùng đồng bằng Sông Hồng, Nxb Văn hoáThông tin và Viện văn hoá. 46. PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn (Chủ biên) (2009) - Tiền tệ Ngân hàng, Nxb Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 47. PGS.TS. Ngô Hướng; Ths. Tô Kim Ngọc (2001)- Lý thuyết tiền tệ và ngân hàng, Nxb Thống kê. 243 48. PTS. Nguyễn Văn Đính và Vũ Đình Thụy (1995): Sự phát triển của các nước ASEAN và một số bài học kinh nghiệm- Tạp chí Thương mại ( 8/1995), trang 26. 49. PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh; TS. Nguyễn Đình Hoà (đồng chủ biên) (2008)Marketing Du Lịch, Nxb Đại học kinh tế quốc dân. 50. PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh; PGS.TS. Phạm Hồng Chương (2009)- Quản trị du lịch lữ hành, Nxb Đại học kinh tế quốc dân (2009). 51. PGS.TS. Phan Thị Thu Hà (2007)- Ngân hàng Thương mại, Nxb Đại học kinh tế quốc dân. 52. Sở Thương mại Du lịch Lâm Đồng (2006), kế hoạch phát triển du lịch và thương mại Lâm Đồng (2006-2010). 53. Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Lâm Đồng, Báo cáo tổng kết hoạt động( 20042010). 54. Tiến sỹ Hồ Diệu (chủ biên) (2000), Tín dụng ngân hàng- Nxb Thống kê. 55. Tổng cục du lịch Việt Nam (2005), Báo cáo tóm tắt thành tích 45 năm xây dựng và trưởng thành của ngành du lịch Việt Nam. 56. Tổng cục du lịch Việt Nam (2009)- Non nước Việt Nam . 57. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 195/2005/QĐ-TTg ngày 04/08/2005, phê duyệt đề án phương hướng giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch khu vực miền Trung-Tây nguyên. 58. Trần Văn Thông- Tổng quan du lịch, Nxb Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 59. Trần Vĩnh Bảo (2006)- Du lịch và Du học Hàn Quốc, Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh. 60. Trần Vĩnh Bảo (2005)- Du lịch & Du học Singapore, Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh . 61. TS. Lê Thị Tuyết Hoa; PGS. TS. Nguyễn Thị Nhung (đồng chủ biên) (2007)- Tiền tệ Ngân hàng, Nxb Thống kê. 244 62. TS. Hồ Diệu (Chủ biên) (2000) – Tín dụng ngân hàng, Nxb Thống kê. 63. UBND Thành phố Đà Lạt(4/2000): Đà Lạt điểm hẹn năm 2000- Nxb Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh. 64. UBND tỉnh Lâm Đồng(1996), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Lâm Đồng (1996-2010). 65. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ XIII. 66. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, X, XI Đảng CSVN. 67. Vũ Thị Mạnh Quỳnh (2007)- Thái Lan đất nước của nụ cười, Nxb Thế giới . 68. Vũ Văn Thực (2010) “Vốn tín dụng ngân hàng cho phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng”- Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, số 48, trang 26. 69. Vũ Văn Thực (2010) “ Vốn cho phát triển du lịch Việt Nam”- Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, số 55, trang 21. 70. Vũ Văn Thực (2010) “ Huy động vốn của các NHTM để đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”- Tạp chí Đại học Công nghiệp, số 2, trang 61. 71. WWW.lamdong.gov.vn. 72. WWW.sbv.gov.vn. 73. WWW.dalat.gov.vn. 74. Và nhiều tài liệu có liên quan khác. Tiếng Anh. 1. Baye & Jansen (1995)- Money, Banking & Finacial markets: an economic approach. 2. Burton, Rosemary (1995)- Travel geography, Longman, Harlow. 3. Sustainable, Tourism World Conference Lanzarrote, Spain (1995) (IUCN 1998). 4. Swarbrooke, J (1995).The Development & management of visitor attractions, Butterwood – Heinermann, Oxford. 5. Tourism trends Worldwide and in East Asia and the Pacific 1980-1992- World Tourism Organization. Madrid (1993). 245 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 1. Vũ Văn Thực (2008) “Tín dụng ngân hàng góp phần phát triển ngành hoa thành phố Đà Lạt”- Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, số 24, trang 24. 2. Vũ Văn Thực- Đào Lê Kiều Oanh (2008) “Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam”- Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, số 29, trang 12. 3. Vũ Văn Thực (2010) “Vốn tín dụng ngân hàng cho phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng”- Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, số 48, trang 26. 4. Vũ Văn Thực (2010) “ Vốn cho phát triển du lịch Việt Nam”- Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, số 55, trang 21. 5. Vũ Văn Thực (2010) “ Huy động vốn của các NHTM để phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”- Tạp chí Đại học Công nghiệp, số 12(02), trang 61. 6. Vũ Văn Thực (2011) “ Du lịch Lâm Đồng thực trạng và giải pháp”- Tạp chí Đại học Công nghiệp, số 2(03), trang 66.