« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số vấn đề về phương pháp luận phục vụ điều tra, đánh giá tài nguyên vị thế, kỳ quan sinh thái, địa chất vùng biển, ven bờ và các đảo Việt Nam.


Tóm tắt Xem thử

- BAN CHỈ ĐẠO NHÀ NƯỚC BỘ TÀI NGUYÊN UỶ BAN NHÂN DÂN VỀ ĐIỀU TRA CƠ BẢN VÀ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG BIỂN HẢI PHÒNG - 9/2008 Hội thảo “Điều tra cơ bản tài nguyên – môi trường biển Hải Phòng, ngày 17 – 18 tháng 09 năm 2008 và phát triển bền vững” MỤC LỤC Lời nói đầu.
- 59 Điều tra cơ bản tài nguyên - môi trường biển và phát triển bền vững.
- 87 Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên - môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020.
- 121 Một số vấn đề về phương pháp luận phục vụ điều tra, đánh giá tài nguyên vị thế, kỳ quan sinh thái, địa chất vùng biển, ven bờ và các đảo Việt Nam.
- 131 Định hướng quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên môi trường đới ven biển Hải Phòng – Quảng Ninh theo hướng phát triển bền vững.
- 311 Hiện trạng công tác điều tra tài nguyên nước dưới đất vùng ven biển và các đảo Việt Nam.
- 327 Vai trò công tác đo đạc thành lập bản đồ biển trong điều tra cơ bản về tài nguyên – môi trường biển.
- 373 Quản lý tổng hợp - một phương pháp quản lý mới nhằm sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và đới bờ.
- 429 1 Hội thảo “Điều tra cơ bản tài nguyên – môi trường biển Hải Phòng, ngày 17 – 18 tháng 09 năm 2008 và phát triển bền vững” MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN PHỤC VỤ ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN VỊ THẾ, KỲ QUAN SINH THÁI, ĐỊA CHẤT VÙNG BIỂN, VEN BỜ VÀ CÁC ĐẢO VIỆT NAM Th.S Trần Đức Thạnh, Trần Đình Lân, Nguyễn Hữu Cử, Lăng Văn Kẻn, Nguyễn Văn Quân Viện Tài nguyên và Môi trường Biển MỞ ĐẦU Tài nguyên vị thế được hiểu là những tiềm năng và giá trị về vị trí địa lý và các thuộc tính không gian liên quan đến cấu trúc, hình thể sơn văn và cảnh quan sinh thái có thể sử dụng cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng và chủ quyền quốc gia.
- Kỳ quan sinh thái bao gồm các hệ sinh thái hoặc các sinh cảnh, hoặc tổ hợp của chúng, có những tính chất đặc biệt về tài nguyên sinh vật, đa dạng sinh học hoặc nơi cư trú của sinh vật có giá trị bảo tồn tự nhiên, phục vụ cho khoa học, văn hoá, giáo dục và phát triển kinh tế.
- Vị thế, kỳ quan sinh thái và địa chất là các dạng tài nguyên đặc biệt ở vùng biển, ven bờ và các đảo Việt Nam, có tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội hết sức to lớn, còn là vấn đề rất mới ở nước ta và cũng chưa phải phổ biến trên thế giới và hiểu biết về chúng còn hết sức hạn chế.
- Việc điều tra, đánh giá các dạng tài nguyên này là nhiệm vụ cấp bách đã được đặt ra trong dự án số 14 “Điều tra cơ bản và đánh giá tài nguyên vị thế, kỳ quan sinh thái, địa chất vùng biển và các đảo Việt Nam” thuộc ”Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên – môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020”.
- 131 Hội thảo “Điều tra cơ bản tài nguyên – môi trường biển Hải Phòng, ngày 17 – 18 tháng 09 năm 2008 và phát triển bền vững” 1.
- Định dạng tài nguyên vị thế, kỳ quan sinh thái, địa chất vùng biển, ven bờ và các đảo Việt Nam 1.1.Tài nguyên thiên nhiên truyền thống Tài nguyên là con người, tài sản, nguyên vật liệu, nguồn vốn có thể sử dụng để đạt được một mục đích.
- Tài nguyên thiên nhiên là tài nguyên xuất hiện trong tự nhiên có thể sử dụng để tạo ra lợi ích.
- Tài nguyên thiên nhiên là một đặc tính hoặc một hợp phần của môi trường tự nhiên có giá trị phục vụ cho nhu cầu của con người như đất, nước, động vật, thực vật, v.v.
- Tài nguyên thiên nhiên có giá trị kinh tế và giá trị phi kinh tế.
- Tài nguyên biển bao gồm các tài nguyên sinh vật và phi sinh vật như đất, nước, băng nằm trong hoặc nằm dưới một vùng biển và cả động vật hoang dã sống trong một vùng thường xuyên, tạm thời hoặc theo mùa vụ.
- Tài nguyên biển là một phạm trù rộng để chỉ các tài nguyên sinh vật biển (động và thực vật), nước và dòng chảy, đáy biển và bờ biển có chủ thể.
- Tài nguyên biển thường gắn liền với quyền tài phán quốc gia.
- Tài nguyên ven bờ biển là một khu vực hoặc đặc tính tự nhiên nằm trong hoặc gần một vùng bờ biển mà sự tồn tại của nó phụ thuộc vào bờ biển, hoặc tài nguyên được coi là hàng hoá, có giá trị về kinh tế, môi trường, giải trí, văn hoá, thẩm mỹ hoặc các giá trị khác, được tăng lên nhờ nằm trong vùng bờ biển [22].
- Tài nguyên biển, theo phương cách truyền thống, được phân theo các nhóm, loại khác nhau.
- Theo bản chất tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên biển được chia thành tài nguyên sinh vật và tài nguyên phi sinh vật.
- Theo khả năng tái tạo, tài nguyên thiên nhiên biển được chia thành tài nguyên tái tạo và không tái tạo, tài nguyên tiêu hao và không tiêu hao.
- Tài nguyên tái tạo thường là tài nguyên sinh vật (tôm, cá, rừng ngập mặn, v.v.
- Tài nguyên tái tạo phi sinh vật bao gồm đất và các tài nguyên năng lượng như gió, thuỷ triều, sóng biển và bức xạ mặt trời.
- Tài nguyên không tái tạo điển hình là đất ngập nước và khoáng sản.
- 132 Hội thảo “Điều tra cơ bản tài nguyên – môi trường biển Hải Phòng, ngày 17 – 18 tháng 09 năm 2008 và phát triển bền vững” 1.2.Tài nguyên vị thế Ở Việt Nam, vị thế được nhắc nhiều trong các văn liệu kinh tế và quản lý gần đây.
- Cơ sở khoa học của tài nguyên vị thế cho phát triển kinh tế xã hội còn là vấn đề mới mẻ ở nước ta và cũng chưa phải phổ biến trên thế giới.
- Tài nguyên biển Việt Nam bao gồm các nhóm tài nguyên sinh vật, phi sinh vật và tài nguyên vị thế.
- Tài nguyên vị thế biển được hiểu là các lợi ích có được từ một khu vực, một nơi ở biển hoặc ven bờ biển, được đặt trong mối quan hệ không gian của khu vực ấy, nơi ấy.
- Tài nguyên vị thế biển bao hàm cả các hợp phần tài nguyên sinh vật và phi sinh vật có trong khu vực ấy, nơi ấy, nhưng chủ đạo là các lợi ích có được từ gía trị hình thể và vị trí không gian của nó.
- Có thể xác định các dạng tài nguyên vị thế cơ bản ở biển Việt Nam là các hệ thống thuỷ vực hoặc địa hệ nằm trong phạm vi chủ quyền quốc gia, bao gồm các vùng bờ, các đảo, các thuỷ vực ven bờ và các vùng nước ngoài khơi với cả ba hợp phần nền đất (hoặc đáy), nước và không khí (không gian).
- Trên thực tế, việc vận dụng cơ sở tài nguyên vị thế ngày càng mở rộng và có định hướng rõ ràng, nhưng cơ sở lý luận của vấn đề tài nguyên không gian hoặc vị thế chưa được định hình, còn nhiều bàn luận.
- Theo Cộng đồng Châu Âu, tài nguyên thiên nhiên được chia thành 5 dạng.
- Tài nguyên tái tạo không tiêu hao (Renewable resources - non- extinguishable) như năng lượng mặt trời, gió, sóng, nước mưa, các nguồn không khí (Oxy, CO2), nước biển.
- Tài nguyên tái tạo có tiêu hao (Renewable resources - extinguishable) như tài nguyên sinh vật (rừng, cá, sinh khối .v.v.
- Tài nguyên không tái tạo và không tiêu hao (Non-renewable resources - non-extinguishable): có thể tái chế hoặc thu hồi như kim loại, khoáng sản, đất v.v.
- Tài nguyên không tái tạo, tiêu hao (Non-renewable resources - extinguishable) và không thu hồi gồm các loại nhiên liệu hoá thạch như khí, dầu, than v.v.
- 133 Hội thảo “Điều tra cơ bản tài nguyên – môi trường biển Hải Phòng, ngày 17 – 18 tháng 09 năm 2008 và phát triển bền vững.
- Tài nguyên vị thế (không gian - space) bao gồm đất, mặt biển và khoảng không.
- Tương tự cách chia này, Sien Chia Lin (1992) chia tài nguyên ven bờ Singapor thành ba nhóm: đất ven bờ và không gian biển, tài nguyên tái tạo và tài nguyên không tái tạo.
- Cách phân loại trên là theo động thái tài nguyên khả năng tái tạo – tiêu hao tài nguyên.
- Nếu phân theo nguồn gốc thì tài nguyên thiên nhiên gồm có ba nhóm chủ cơ bản: tài nguyên sinh vật.
- tài nguyên phi sinh vật và tài nguyên vị thế (không gian).
- Theo cách chia này, trong hệ thống tài nguyên biển, tài nguyên vị thế biển cũng đóng vai trò then chốt.
- Ví dụ, một vịnh nước sâu, kín không có phong phú tài nguyên truyền thống, nhưng có thể sử dụng thành một cảng nước sâu mang lại những lợi ích kinh tế to lớn.
- Tài nguyên vị thế (không gian) biển không chỉ đơn thuần là nguồn gốc tự nhiên, mà còn mang các yếu tố tài nguyên nhân văn, bao gồm: các di tích lịch sử, khảo cổ, văn hóa, cấu trúc cộng đồng v.v.
- Tài nguyên vị thế biển bao hàm cả các yếu tố tài nguyên sinh vật và phi sinh vật, tái tạo và không tái tạo.
- Đó cũng chính là các giá trị cơ bản của dạng tài nguyên này mà nhờ đó Singapore đã biết phát huy để trở thành một quốc đảo giàu có.
- Sử dụng hợp lý tài nguyên vị thế biển là một định hướng cơ bản cho phát triển bền vững.
- “Kỳ quan” là một vật bất kỳ do thiên nhiên hoặc con người tạo ra nhưng khác xa với những đặc điểm thông thường của chúng mà nhân loại có 134 Hội thảo “Điều tra cơ bản tài nguyên – môi trường biển Hải Phòng, ngày 17 – 18 tháng 09 năm 2008 và phát triển bền vững” thể chiêm ngưỡng, thưởng thức và khâm phục bằng tất cả cảm quan của con người.
- 135 Hội thảo “Điều tra cơ bản tài nguyên – môi trường biển Hải Phòng, ngày 17 – 18 tháng 09 năm 2008 và phát triển bền vững” Ốc đảo.
- Chúng có những giá trị đặc biệt về tài nguyên sinh vật, đa dạng sinh học hoặc nơi cư trú của sinh vật có giá trị bảo tồn tự nhiên, phục vụ cho nghiên cứu khoa học, giáo dục, lịch sử, văn hoá và phát triển kinh tế”.
- Chúng có thể là các loài động thực vật quý, hiếm, có hình thù kỳ dị, có tuổi thọ cao, các hệ sinh thái đặc trưng có quy mô rộng lớn ở vùng biển và ven biển như hệ sinh thái rừng trên đảo và vùng ven bờ, hệ sinh thái các khu rừng ngập mặn, hệ sinh thái các thảm cỏ biển, hệ sinh thái các vùng đất ngập nước, hệ sinh thái các hồ nước mặn, hệ sinh thái vùng triều rạn đá, 136 Hội thảo “Điều tra cơ bản tài nguyên – môi trường biển Hải Phòng, ngày 17 – 18 tháng 09 năm 2008 và phát triển bền vững” các dải bãi cát biển, các sân chim, hệ sinh thái rạn san hô (kiểu rạn vòng, viền bờ, chắn bờ, dạng tháp, cao nguyên ngầm, v.v.
- hệ 137 Hội thảo “Điều tra cơ bản tài nguyên – môi trường biển Hải Phòng, ngày 17 – 18 tháng 09 năm 2008 và phát triển bền vững” thống sa mạc khô hạn và bán khô hạn.
- 138 Hội thảo “Điều tra cơ bản tài nguyên – môi trường biển Hải Phòng, ngày 17 – 18 tháng 09 năm 2008 và phát triển bền vững” Trong hệ thống này, kỳ quan địa chất (geotope) được định nghĩa: Là một phần xác định của địa quyển có giá trị địa chất và địa mạo nổi bật cần được bảo vệ để tránh huỷ hoại về vật chất, hình thể và sự phát triển tự nhiên của chúng.
- Mục tiêu điều tra, đánh giá tài nguyên vị thế, kỳ quan sinh thái, địa chất vùng biển, ven bờ và các đảo Việt Nam 2.1.Mục tiêu lâu dài - Đáp ứng nhu cầu lâu dài bảo tồn và phát triển các giá trị tài nguyên vị thế, kỳ quan sinh thái và địa chất cho sự nghiệp bảo tồn tự nhiên, phát triển bền vững, góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng và chủ quyền quốc gia trên biển.
- Lồng ghép sử dụng hợp lý và bảo vệ các giá trị tài nguyên vị thế, giá trị di sản sinh thái và địa chất nhằm phát huy các giá trị văn hoá, khoa học và giáo dục gắn với kinh tế du lịch và bảo tồn tự nhiên biển.
- Nâng cao năng lực điều tra, đánh giá đạt trình độ khu vực trong lĩnh vực điều tra, đánh giá tài nguyên vị thế, kỳ quan sinh thái và địa chất cho vùng biển và các đảo Việt Nam.
- 2.2.Mục tiêu trước mắt - Có được bộ tư liệu điều tra cơ bản tổng thể về tài nguyên vị thế, kỳ quan sinh thái, địa chất vùng biển và các đảo Việt Nam và chi tiết cho một số khu vực, đối tượng có giá trị ngoại hạng.
- Phát hiện mới và có được những đánh giá hệ thống về nguồn gốc sinh thành, điều kiện tồn tại, giá trị và thứ hạng của các đối tượng tài nguyên.
- Đề xuất danh mục các đối tượng tài nguyên vị thế, kỳ quan sinh thái và địa chất trên vùng biển, ven bờ và hệ thống đảo Việt Nam.
- Đề xuất chiến lược, phương án và giải pháp sử dụng hợp lý, quản lý, bảo tồn và tôn vinh các đối tượng tài nguyên vị thế, kỳ quan theo định hướng phát triển bền vững và tạo khả năng đột phá về kinh tế - xã hội.
- 139 Hội thảo “Điều tra cơ bản tài nguyên – môi trường biển Hải Phòng, ngày 17 – 18 tháng 09 năm 2008 và phát triển bền vững” 3.
- Cách tiếp cận điều tra, đánh giá tài nguyên vị thế, kỳ quan sinh thái, địa chất trong hệ thống tài nguyên vùng biển, ven bờ và các đảo Việt Nam 3.1.Tiếp cận hệ thống Mỗi một khu vực, hoặc vị trí được đánh giá là có giá trị đặc biệt về tài nguyên vị thế hay là một kỳ quan sinh thái, địa chất đều là một hệ thống tự nhiên, một hệ thống tài nguyên có các giá trị nổi bật và các giá trị đi kèm.
- 3.2.Tiếp cận liên ngành Tính chất liên ngành của công tác điều tra là đảm bảo cho định hướng sử dụng tài nguyên có hiệu quả kinh tế, dung hoà mâu thuẫn lợi ích sử dụng, tôn trọng các yếu tố cấu trúc cộng đồng, truyền thống sử dụng, bảo tồn và phát huy được các giá trị tự nhiên và nhân văn.
- Dự án tạo dựng cơ sở tài liệu cho việc phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ tự nhiên, môi trường nói chung, đồng thời có định hướng xây dựng và tôn vinh các kỳ quan biển như là một giải pháp hiệu quả cao nhằm bảo vệ môi 140 Hội thảo “Điều tra cơ bản tài nguyên – môi trường biển Hải Phòng, ngày 17 – 18 tháng 09 năm 2008 và phát triển bền vững” trường và tài nguyên biển theo định hướng phát triển bền vững vì đảm bảo được cả ba vấn đề kinh tế (du lịch là trọng tâm), xã hội (khoa học, văn hoá và giáo dục) và môi trường (bảo vệ cảnh quan sinh thái và đa dạng sinh học, bảo vệ các giá trị di sản, v.v.
- 3.4.Tiếp cận nhận thức mới về đánh giá và sử dụng tài nguyên Với vùng biển và các đảo, ngoài tài nguyên sinh vật, phi sinh vật theo truyền thống, tài nguyên vị thế là một cách tiếp cận mới.
- Tài nguyên vị thế là những giá trị và lợi ích có được nhờ sử dụng vị trí, không gian của một nơi nào đó vào các mục đích phát triển kinh tế - xã hội, phòng thủ và các lợi ích quốc gia khác.
- Vì vậy, việc điều tra đánh giá tài nguyên vị thế có phương pháp khác với tài nguyên truyền thống.
- Với kỳ quan sinh thái, tài nguyên điều tra được tiếp cận dưới góc độ sử dụng hệ sinh thái, sinh cảnh và đa dạng sinh học, chú trọng đánh giá theo các nhóm, giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp và giá trị lưu tồn.
- Với kỳ quan địa chất, tài nguyên điều tra được tiếp cận dưới góc độ sử dụng các giá trị di sản được bảo tồn theo phương thức các khu di sản, danh thắng hoặc công viên địa chất nhằm giữ gìn vẻ đẹp cảnh quan, tính đa dạng địa chất và các yếu tố kỳ quan nổi bật.
- Hiện nay, tài nguyên thiên nhiên không còn hiểu theo tư duy truyền thống, chỉ là những dạng vật chất lấy ra được và có giá trị sử dụng cho mục tiêu kinh tế nào đó, mà đã được hiểu là tất cả các yếu tố tự nhiên có thể sử dụng ở các hình thức khác nhau, hoặc không sử dụng nhưng sự tồn tại của tự nó mang lại lợi ích cho con người.
- Quan niệm như vậy, có thể dễ dàng thấy rằng cảnh quan tự nhiên đẹp là một dạng tài nguyên quí giá, không có khả năng tái tạo nếu bị hủy hoại, nhưng có thể dùng mãi mãi nếu cách khai thác giá trị kinh tế của nó hợp lý.
- Trong khi đó, khoáng sản là tài nguyên không tái tạo, tài nguyên sinh vật có thể tái tạo và năng lượng nhiệt, gió, thủy triều có thể coi là vô tận.
- Theo cách hiểu truyền thống, nhiều lợi ích lớn, đặc biệt là sự phát triển kết cấu hạ tầng và các khu kinh tế trọng điểm được đưa lại từ các yếu tố, hiện 141 Hội thảo “Điều tra cơ bản tài nguyên – môi trường biển Hải Phòng, ngày 17 – 18 tháng 09 năm 2008 và phát triển bền vững” tượng và quá trình tự nhiên có tính tổng hợp theo không gian vùng đất, vùng biển không gắn với tài nguyên truyền thống cụ thể nào, chỉ được coi là lợi thế phát triển.
- Thực tế, những quyết sách kinh tế quan trọng nhất của một vùng chính là dựa vào tài nguyên không gian (vị thế), nhưng lại không được ghi nhận một cách chính thức.
- Tài nguyên vị thế biển, ven bờ và các đảo là nhân tố vô cùng quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế thị trường nước ta trong thời gian tới.
- Đó là các hoạt động cần đến sử dụng hợp lý và hiệu quả không gian biển và phát huy các lợi thế tài nguyên địa kinh tế và địa chính trị vùng biển, ven bờ và các đảo như dịch vụ hàng hải, dịch vụ hậu cần nghề cá, dịch vụ viễn thông, các khu trung chuyển, khu mậu dịch tự do, các hoạt động kinh tế liên kết vùng miền, lãnh thổ và lãnh hải như các tuyến vành đai và hành lang kinh tế v.v.
- có những đề xuất phối hợp với 142 Hội thảo “Điều tra cơ bản tài nguyên – môi trường biển Hải Phòng, ngày 17 – 18 tháng 09 năm 2008 và phát triển bền vững” chính quyền, cộng đồng địa phương và các tổ chức tạo ra khả năng tốt nhất bảo tồn di sản địa chất và hoà nhập với phát triển bền vững.
- Tiêu chí đánh giá tài nguyên vị thế, kỳ quan sinh thái, địa chất trong hệ thống tài nguyên vùng biển, ven bờ và các đảo Việt Nam 4.1.
- Tiêu chí đánh gía tài nguyên vị thế - Vị thế tự nhiên: Tài nguyên vị thế tự nhiên là các giá trị và lợi ích có được từ tổng thể các yếu tố hình thể, cấu trúc không gian của một khu vực nào đó và các tài nguyên thiên nhiên khác có mặt tại đó.
- Vị thế địa kinh tế: Tài nguyên địa kinh tế là các giá trị và lợi ích có được từ các đặc điểm địa lý ảnh hưởng đến tiến trình phát triển kinh tế của một vùng, một quốc gia, thậm chí một khu vực.
- Vị thế địa chính trị: Tài nguyên địa chính trị là sự kết hợp của lợi thế về địa lý tự nhiên và nhân văn, với một bối cảnh chính trị và kinh tế quốc tế nào đó.
- Các giá trị đi kèm: tài nguyên sinh vật.
- tài nguyên phi sinh vật.
- tài nguyên nhân văn.
- Một khu vực hay một đối tượng được coi là có giá trị tài nguyên vị thế ở vùng biển, ven bờ và các đảo Việt Nam cần đạt được một trong ba tiêu chí dưới đầu tiên.
- Giá trị môi trường (bảo vệ tài nguyên đất, nước.
- Các giá trị tiện ích v.v.) 143 Hội thảo “Điều tra cơ bản tài nguyên – môi trường biển Hải Phòng, ngày 17 – 18 tháng 09 năm 2008 và phát triển bền vững.
- 144 Hội thảo “Điều tra cơ bản tài nguyên – môi trường biển Hải Phòng, ngày 17 – 18 tháng 09 năm 2008 và phát triển bền vững” KẾT LUẬN Tài nguyên vị thế, kỳ quan sinh thái và địa chất là các dạng tài nguyên đặc biệt và có tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế xã hội vùng biển, ven bờ và các đảo Việt Nam.
- Nhưng trên thực tế, việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên này đang đem lại những lợi ích tolớn, lớn hơn nhiều các tài nguyên truyền thống.
- Những vấn đề then chốt mà việc xây dựng phương pháp luận cần đặt ra là định dạng tài nguyên, các tiêu chí đánh giá tài nguyên vị thế, kỳ quan sinh thái và địa chất, tiềm năng và giá trị của chúng và vấn đề xếp hạng chúng.
- 145 Hội thảo “Điều tra cơ bản tài nguyên – môi trường biển Hải Phòng, ngày 17 – 18 tháng 09 năm 2008 và phát triển bền vững” TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và kinh tế xã hội hệ thống các đảo ven bờ Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội biển.
- Meeting with Stakeholders, April Hội thảo “Điều tra cơ bản tài nguyên – môi trường biển Hải Phòng, ngày 17 – 18 tháng 09 năm 2008 và phát triển bền vững” 12.
- Tài nguyên địa chính trị của Việt Nam.
- Tài nguyên và Môi trường biển.
- 147 Hội thảo “Điều tra cơ bản tài nguyên – môi trường biển Hải Phòng, ngày 17 – 18 tháng 09 năm 2008 và phát triển bền vững” 25