Academia.eduAcademia.edu
ĐẠI HỌC MỞ BÁN CÔNG TP.HCM KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC ------------------------ ÐỀ CƯƠNG MÔN HỌC MÔN : HÓA HỌC ÐẠI CƯƠNG THÔNG TIN VỀ GIẢNG VIÊN Họ và tên : NGUYỄN NGỌC THANH Thạc sĩ hóa học Ðịa chỉ liên lạc : 51/95 Cao Thắng P.3, Q.3, TP.HCM Ðiện thoại 0908551807 Email : nguyenngocthanh208@yahoo.com THÔNG TIN TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌC : Tên môn học : HÓA HỌC ÐẠI CƯƠNG Số đơn vị học trình : 2 (30 tiết) bao gồm 30 tiết lý thuyết. Kiến thức cơ bản cần biết trước : Kiến thức về hóa học đã học ở các lớp phổ thông Một sốkiến thức cơ bản về vật lý đại cương và toán cao cấp Giáo trình giảng dạy : Sách " Hóa học đại cương" - Nguyễn Ðức Chung - Nhà xuất bản Ðại học Quốc gia TP.HCM - 2002. 5. Tài liệu tham khảo Sách "Cơ sở lý thuyết Hóa đại cương" - Chu Phạm Ngọc Sơn, Ðinh Tấn Phúc - Nhà xuất bản Ðại học Quốc gia TP.HCM - 2000 Sách "Hóa học Ðại cương" - Ðào Ðình Thức - Nhà xuất bản Ðại học Quốc gia Hà Nội - 1999 Sách "Hóa học Ðại cương" - Glinka N.L. - Nhà xuất bản Ðại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội (Bản dịch của Lê Mậu Cường) "Ðề cương ôn tập môn Hóa Ðại cương" - Tổ Hóa học - Ban KHCB trường Ðại học Mở Bán công TP.HCM Các sách và tạp chí về hóa đại cương khác có bán tại các nhà sách và trường Ðại học trong thành phố. MỤC TIÊU MÔN HỌC Sau khóa học, sinh viên phải : Hệ thống hóa lại toàn bộ kiến thức Hóa học đã học ở bậc phố thông, có tầm nhìn khái quát hóa về môn hóa học và có khả năng tìm hiểu môn hóa học ở mức độ cao hơn và sâu hơn. Nắm vững các qui luật biến đổi về hóa học và cách ứng dụng trong thực tế cuộc sống Vận dụng kiến thức của môn Hóa đại cương để phục vụ cho một số môn học cơ bản và chuyên ngành. Tạo được một nền tảng kiến thức về Hóa học căn bản để có thể học tốt các môn học chuyên ngành. PHƯƠNG PHÁP HỌC : Trên lớp : Sinh viên theo dõi bài giảng của giáo viên, nắm thật vững các ý căn bản của bài học, làm một số bài tập mẫu để củng cố kiến thức qua từng buổi học. Ngoài giờ học : Sinh viên phải đọc thêm các tài liệu có liên quan, tự học hoặc học thành từng nhóm để có thể trao đổi thảo luận bài học với nhau. Cố gắng tránh học tủ, học vẹt vì phần lớn bài thi gồm những câu hỏi yêu cầu sinh viên phải có óc suy luận và phải hệ thống hóa kiến thức. NỘI DUNG CỦA MÔN HỌC Bài mở đầu : Giói thiệu môn học Giới thiệu mục đích yêu cầu của môn học, chương trình môn học, tài liệu tham khảo, phương pháp học, hình thức kiểm tra cuối khóa . Môn học gồm có hai phần chính PHẦN I : CẤU TẠO CHẤT Bài 1 : CẤU TẠO NGUYÊN TỬ (3 tiết) (sách "Hóa học đại cương" - Nguyễn Ðức Chung từ trang 34 - 45, Bài tập trong đề cương ôn tập môn hóa đại cương từ bài 1 - 16) Giúp sinh viên có những thông tin khái quát về nguyên tử, lớp vỏ điện tử của nguyên tử và ảnh hưởng của lớp vỏ này đến toàn bộ tính chất vật lý và hóa học của hóa chất. Kiến thức có liên quan : Các kiến thức về hóa học và vật lý ở bậc phổ thông. Tập trung chú ý đến các kiểu mẫu nguyên tử theo thuyết lượng tử. Bài 2 : CẤU TRÚC ELECTRON CỦA NGUYÊN TỬ (3 tiết)) (sách "Hóa học đại cương" - Nguyễn Ðức Chung từ trang 48 - 70, Bài tập trong đề cương ôn tập môn hóa đại cương từ bài 17 - 47) Giúp sinh viên nắm được khái niệm tính chất sóng của vật chất, qui luật chuyển động của electron, khái niệm về vân đạo nguyên tử, phân tử, cách xác định, biểu diễn các số lượng tử của điện tử. Chú ý đến phần biểu diễn một điện tử bằng các số lượng tử Kiến thức có liên quan : Các kiến thức về toán học, phần toán tử Halminton và các bài toán về xác suất. Bài 3 : BẢNG PHÂN LOẠI TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC (3 tiết) (sách "Hóa học đại cương" - Nguyễn Ðức Chung từ trang 77 - 94, Bài tập trong đề cương ôn tập môn hóa đại cương từ bài 48 - 70) Sinh viên cần nắm vững các kiến thức sau : Nguyên tắc xây dựng nên bảng hệ thống tuần hoàn Tính chất của các nguyên tố hóa học biến thiên tuần hoàn theo sự tăng dần số điện tử. Từ đó rút ra được các tính chất hóa học thay đổi theo năng lượng ion hóa, theo bán kính nguyên tử, theo ái lực điện tử, theo độ âm điện . Bài 4 : LIÊN KẾT HÓA HỌC (6 tiết) (sách "Hóa học đại cương" - Nguyễn Ðức Chung từ trang 95 - 148, Bài tập trong đề cương ôn tập môn hóa đại cương từ bài 71 - 139) Liên kết cộng hóa trị Liên kết ion Liên kết hydrogen Liên kết Van der Waals Liên kết kim loại Sinh viên phải nắm vững tính chất của từng loại liên kết, cách hình thành các liên kết, độ mạnh , yếu của các liên kết và ảnh hưởng của chúng đến các tính chất vật lý như khả năng hòa tan, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, . PHẦN II : CÁC QUÁ TRÌNH BIẾN ÐỔI : Sinh viên phải nắm được nguyên tắc chung nhất của tất cả mọi quá trình biến đổi vật chất trong vũ trụ bằng cách vận dụng các kiến thức đã học ở phổ thông về các loại phản ứng hóa học khác nhau. Bài 5 : NGUYÊN LÝ 1 NHIỆT ÐỘNG LỰC HỌC (3 tiết) (sách "Hóa học đại cương" - Nguyễn Ðức Chung từ trang 193 - 212 , Bài tập trong đề cương ôn tập môn hóa đại cương từ bài 140 - 157) Nội dung của nguyên lý. Cách vận dụng nguyên lý I trong hóa học : giúp tính toán các thông số nhiệt động lực học như Entalpi, sinh nhiệt mol, thiêu nhiệt mol, năng lượng liên kết, năng lượng đứt liên kết, . Cách dự đoán một phản ứng hóa học có thể xảy ra hay không xảy ra. Sinh viên cần liên hệ bài học với kiến thức đã học ở phổ thông và những ứng dụng thực tế nhất là những phản ứng hóa học phổ biến trong đời sống hàng ngày Bài 6 : NGUYÊN LÝ II NHIỆT ÐỘNG LỰC HỌC (3 tiết) (sách "Hóa học đại cương" - Nguyễn Ðức Chung từ trang 214 - 236, Bài tập trong đề cương ôn tập môn hóa đại cương từ bài 158 - 178) Nội dung của nguyên lý II Cách vận dụng nguyên lý II để tính toán giá trị entropi của một phản ứng để từ đó dự đoán một phản ứng có thể xãy ra hay không xãy ra. Kết hợp cả hai nguyên lý I và II trong hàm năng lượng tự do DG0 . Bài 7 : ÐỘNG HÓA HỌC - VẬN TỐC PHẢN ỨNG - CÂN BẰNG PHẢN ỨNG (6 tiết) ) (sách "Hóa học đại cương" - Nguyễn Ðức Chung từ trang 237 - 279, Bài tập trong đề cương ôn tập môn hóa đại cương từ bài 188 - 211) Biểu thức vận tốc phản ứng phụ thuộc vào cơ chế phản ứng. Giới thiệu sơ lược về bậc của phản ứng, phản ứng phức tạp, phản ứng đơn giản. Các yếu tố ảnh hưởng đến vận tốc phản ứng , vai trò của chất xúc tác Cân bằng phản ứng, trạng thái của một phản ứng, cách thay đổi cân bằng phản ứng.Nguyên lý Le Chatelier Bài 8 : DUNG DỊCH (3 tiết) (sách "Hóa học đại cương" - Nguyễn Ðức Chung từ trang 280 - 309, Bài tập trong đề cương ôn tập môn hóa đại cương từ bài 212 - 216) Cấu tạo của dung dịch Các công thức tính nồng độ của dung dịch Các yếu tố ảnh hưởng đến tính chất vật lý của một dung dịch Dung dịch điện ly ÐÁNH GIÁ KẾT QUẢ Hình thức kiểm tra cuối khóa : Thi trắc nghiệm Số lượng câu hỏi : 30 câu Thời gian thi : 60 phút Bài thi sẽ được tiến hành trên máy tính hoặc trên giấy. Các câu hỏi và các đáp án sẽ được thay đổi trật tự để tránh tình trạng sinh viên có thể hỏi bài hoặc quay cóp nhau trong khi thi.