« Home « Kết quả tìm kiếm

Kỹ thuật mã hóa và nén tín hiệu âm thanh ứng dụng trong truyền hình số


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Kỹ thuật mã hóa và nén tín hiệu âm thanh ứng dụng trong truyền hình số Tác giả luận văn:.……NGUYỄN THỊ LIÊN……………Khóa:..…2014A.
- Từ khóa (Keyword): mã hóa và nén tín hiệu âm thanh 1.
- Lý do chọn đề tài Sự phát triển trong ngành khoa học kỹ thuật từ sản xuất các thiết bị âm thanh chuyên dụng và dân dụng đều dựa trên công nghệ số.
- Khi dung lượng lưu trữ và độ rộng kênh truyền số liệu được quan tâm đúng mức, tốc độ dòng dữ liệu của các tín hiệu âm thanh này sẽ có đủ độ lớn để giữ lại mức âm thanh trung thực.
- Do đó, để giảm giá thành và tốc độ lưu trữ số liệu, một phương pháp đưa ra là nén dòng số liệu âm thanh số.
- Nguyên tắc chính của các kỹ thuật nén hiện nay là giảm thông tin dư thừa và không cần thiết trong các tín hiệu âm thanh.
- Trong thực tế, tùy theo mục đích khác nhau ta phải giải quyết mâu thuẫn giữa tỷ lệ nén và chất lượng âm thanh sao cho vẫn đảm bảo về tiêu chuẩn.
- Chính vì vậy, các vấn đề về nén và mã hóa tín hiệu âm thanh trong các thiết bị xử lý, lưu trữ truyền dẫn là vấn đề đặc biệt được quan tâm đối với ngành truyền thông nói chung và ngành truyền hình nói riêng.
- Kỹ thuật mã hóa và nén tín hiệu âm thanh ứng dụng trong truyền hình số” cho luận văn của mình.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn - Hiểu rõ lý thuyết về âm thanh.
- Hiểu rõ cơ sở lý thuyết về số hóa tín hiệu.
- Các kỹ thuật mã hóa và nén tín hiệu âm thanh.
- Các kỹ thuật nén âm thanh MP3 và AAC 3.
- Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu các kỹ thuật nén dữ liệu như: kỹ thuật mã hóa Huffman, kỹ thuật nén LZW (Lempel - Zip và Welch.
- Nghiên cứu kỹ về kỹ thuật nén MP3 và ACC - Đánh giá hiệu quả các kỹ thuật nén âm thanh MP3 và AAC trong truyền hình số.
- Nội dung của luận văn gồm 4 chương, trình bày lần lượt các vấn đề sau - Chương I: Trình bày kiến thức cơ sở về âm thanh: đặc điểm của sóng âm thanh, việc chuyển tín hiệu âm thanh tương tự sang tín hiệu âm thanh số - Chương II: Các kỹ thuật mã hóa và nén âm thanh - Chương III: Kỹ thuật mã hóa âm thanh MP3 và AAC.
- Chương IV: Thực nghiệm và đánh giá kết quả kỹ thuật mã hóa MP3 và AAC.
- Kết luận - Cả hai chuẩn mã hóa MP3 và AAC đều có thể nén tín hiệu audio với chất lượng gần chất lượng của CD.
- Tuy nhiên, tùy thuộc vào các ứng dụng thực tế, khả năng lưu trữ, băng thông đường truyền của hệ thống mà ta sẽ chọn phương pháp nén phù hợp - Hướng phát triển luận văn: Hiện nay, kỹ thuật truyền hình phát triển ở mức cao hơn, không chỉ là truyền hình với hình ảnh c HD mà đã chuyển sang 4K, 8K.
- Để đáp ứng nhu cầu của khán giả về âm thanh sống động, gần với thực tế thì người ta đã sử dụng âm thanh vòm (surround) cho các chương trình truyền hình.
- Vì vậy, tôi kiến nghị phát triển luận văn về việc nghiên cứu các kỹ thuật mã hóa, nén và phương pháp truyền tín hiệu âm thanh vòm.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt