Academia.eduAcademia.edu
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 27 (2011) 151‑162 Hiện tượng người nổi tiếng và chức năng xã hội của nó Nguyễn Thu Giang* Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Nhận ngày 22 tháng 8 năm 2011 Tóm tắt. Bài viết này nghiêng về một tổng quan điểm luận hơn là một nghiên cứu trọn vẹn. Nó xem xét hiện tượng người nổi tiếng trên các phương tiện truyền thông đại chúng trong bối cảnh xã hội Việt Nam, dưới sự quy chiếu của lý thuyết nghiên cứu văn hóa, truyền thông. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phân tích diễn ngôn. Hình ảnh người nổi tiếng được nhìn nhận như: 1) sự tái trình hiện của hiện thực, 2) diễn ngôn, 3) hàng hóa. Trên cơ sở đó, nghiên cứu thảo luận về chức năng xã hội của người nổi tiếng: 1) chức năng thay thế quan hệ liên cá nhân bị phá vỡ trong lối sống đô thị, 2) chức năng cung cấp các căn tính văn hóa đa dạng, 3) bước đầu đề cập tới chức năng củng cố ý thức hệ. Nghiên cứu đề xuất việc tìm một lối tiếp cận khác trong giáo dục để giúp công chúng sống cân bằng trong thế giới biểu tượng do truyền thông tạo ra. thường bị coi là nông cạn và thấp kém, đồng thời là dấu hiệu của sự xuống cấp trong khiếu thẩm mỹ chung cũng như đạo đức xã hội.1 Góc nhìn này thực chất không phải không thuyết phục, nhưng không đầy đủ. Mặc dù thật khó phủ nhận việc tạo dệt danh tiếng là một minh chứng khá điển hình cho quá trình “đần hóa” (dumbing down)2 của văn hóa đại chúng (từ góc Định nghĩa ấn tượng và được trích dẫn nhiều nhất về người nổi tiếng có lẽ thuộc về Daniel Boorstin: “Người nổi tiếng là người nổi tiếng vì sự nổi tiếng của họ” [1, tr.49]. Từ năm 1962, Daniel Boorstin đã coi danh tiếng là một “đặc trưng của nền văn hóa này (Mỹ), của thế kỷ này, tựa như tính thần thánh của các vị thần Hy Lạp hồi thế kỷ 6 trước công nguyên” [1, tr.49]. Danh tiếng dựa trên sự tạo chế của truyền thông đại chúng đã được nghiên cứu từ nhiều thập kỷ nay tại các nước có nền công nghiệp đại chúng phát triển. Thế nhưng, tới đầu thế kỷ 21, hiện tượng này mới đột ngột trở nên rõ nét trên bề mặt văn hóa Việt Nam, trong khi những nghiên cứu về nó ở nước ta vẫn hết sức nông mỏng. Việc bình luận về hiện tượng này hầu như đều tự động rơi vào diễn ngôn nhị phân giữa văn hóa tinh hoa (elite) và văn hóa đại chúng (pop), trong đó, hiện tượng “ngôi sao” _______ 1 Nhân ngày Báo chí Cách mạng 21/6/2011, ít nhất hai đại diện báo chí có uy tín báo Thể thao – Văn hóa (TTXVN) và Bản tin thời sự VTV1 (Đài truyền hình Việt Nam) cùng có loạt bài phê phán hiện tượng “Playboy hóa báo chí”. Cả hai diễn đàn này đều kết luận xu hướng lá cải hóa, cụ thể là sự tràn ngập thông tin rẻ tiền về người nổi tiếng, đi kèm với sự phổ biến của các sản phẩm nghệ thuật tồi cho thấy sự đi xuống của khiếu thẩm mỹ chung, cũng như của đạo đức xã hội. Những hiện tượng này được gọi chung là “sốc-sex”, hoặc “thảm họa” (thảm họa báo mạng, thảm họa thời trang, thảm họa văn hóa). 2 “Dumbing down” là khái niệm thường được sử dụng để chỉ quá trình giản lược hóa, sai biệt hóa những ý niệm phức tạp thuộc các lĩnh vực tri thức được cho là cao cấp, tinh 151 152 N.T. Giang / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 27 (2011) 151‑162 độ báo chí, bằng chứng thường được nêu ra là sự thay thế của thông tin “chính thống” bằng thông tin “giật gân”), tuy nhiên, xét tới sự phổ biến, tác động xã hội và sự phức tạp của hiện tượng này thì nó xứng đáng được nhìn nhận một cách đa diện hơn nữa. Trong bài viết này, “người nổi tiếng” là cách gọi tương ứng với từ “celebrity” trong tiếng Anh. Mặc dù đây không phải một thuật ngữ khó hiểu, nhưng việc chọn từ tiếng Việt tương ứng với nó lại không dễ. Trong tiếng Anh, có sự khác biệt tương đối giữa cách dùng chữ “star” và “celebrity”, nhất là khi xét tới nguồn gốc của sự nổi tiếng. Cuốn từ điển thuật ngữ Communication, Cultural and Media Studies – The Key Concepts phân biệt: “Khái niệm “celebrity” khác với “star” ở chỗ “star” là sản phẩm của một loại phương tiện cụ thể là ngành điện ảnh Hollywood. Trong khi đó, “celebrity” lại xuất hiện trong những điều kiện hậu hiện đại, với sự sản xuất hình ảnh một cách thái quá, dẫn tới việc một số khuôn mặt và thân hình được nhận diện dễ dàng hơn”[2, tr. 26]. Như vậy, trong tiếng Việt, “star” được hiểu đúng nhất bằng từ “minh tinh”- một cách gọi tương đối cổ điển thường dành cho diễn viên điện ảnh. Gần đây, trên các văn bản truyền thông bằng tiếng Việt, người ta lại sử dụng chữ “sao”, hoặc “ngôi sao” để chỉ những người nổi danh trên các phương tiện truyền thông đại chúng, nhưng rất nhiều người không phải “minh tinh”. Chúng ta dễ dàng nhận thấy ngay cả những nhân vật gắn với sự nổi danh hoàn toàn mang tính thêu dệt (ví dụ như Paris Hilton tại Mỹ, hay Phi Thanh Vân tại Việt Nam) cũng được xếp vào nhóm “sao”. Trong trường hợp này, nghĩa của từ “sao” gần với “celebrity” hơn, mặc dù dịch theo nghĩa đen thì nó phải trùng hoa (giáo dục, triết học, nghệ thuật v.v.) để giúp công diện rộng có thể dễ tiếp thu. với “star”. Ở bài viết này, bên cạnh cụm từ “người nổi tiếng”, thì “ngôi sao” được hiểu cùng một nghĩa với “celebrity” 3 Người nổi tiếng như là diễn ngôn4 Bản thân Daniel Boorstin cũng là người bình luận về hiện tượng người nổi tiếng với một tiếng thở dài. Ông là người sớm đưa ra sự phân tách kinh điển giữa mô hình người hùng (hero) và người nổi tiếng (celebrity). Theo Boorstin, người nổi tiếng được “tạo chế ra với mục đích thỏa mãn kỳ vọng bị cường điệu quá mức về tính vĩ đại của con người”, trong khi đó, người hùng được ngưỡng mộ bởi quả thực đạt được một “sự vĩ đại do một thành tựu nào đó”. Mô hình người nổi tiếng đã thay thế cho mô hình người hùng của thời kỳ tiền-đại-chúng, do sự cộng hợp của nhiều điều kiệu văn hóa - xã hội, mà đáng chú ý hơn cả là sự bùng nổ của công nghệ. Theo Boorstin, “Người hùng tự tạo ra chính mình, còn người nổi tiếng do truyền thông tạo ra” [1, tr.61]. _______ 3 Tôi xin chân thành cảm ơn dịch giả Chu Trung Can đã có những góp ý hết sức quý giá trong việc hiểu và tạm dịch những thuật ngữ này. 4 Diễn ngôn là một thuật ngữ được dùng với những mục đích và nội hàm khác nhau. Trong ngành ngôn ngữ học, diễn ngôn được hiểu là những văn bản, thường là bằng lời (verbal texts, verbal utterances) với quy mô lớn hơn một câu, đặt trong bối cảnh xã hội của nó [3]. Nội hàm của khái niệm này đã thay đổi trong chủ nghĩa hậu cấu trúc, đặc biệt dưới ảnh hưởng của Michel Foucault. Ở đây, diễn ngôn được hiểu là một quá trình hiểu và tạo nghĩa mang tính xã hội (thay vì mang tính ngôn ngữ thuần túy). Vì vậy, mặc dù khả năng tạo nghĩa của ngôn ngữ là vô hạn, nhưng trong mỗi giai đoạn lịch sử, việc nghĩa nào được chấp nhận và nghĩa nào trở nên phổ biến lại phụ thuộc vào các mối quan hệ xã hội, chính trị chứ không phải một quá trình mang tính ngôn ngữ học thuần túy. Việc thương thỏa để tạo nghĩa này (cùng với kết quả của nó) chính là các diễn ngôn đặc trưng của từng thời đại [2]. Việc nhìn nhận người nổi tiếng như một diễn ngôn, đồng nghĩa với việc nhìn nhận họ như một văn bản, và đọc “nghĩa” của văn bản đó trên điều kiện lịch sử, xã hội của Việt Nam, thay vì hiểu chữ “người nổi tiếng” như là ý nghĩa ghi trong từ điển. N.T. Giang / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 27 (2011) 151‑162 Nếu như quá trình hình thành tâm thức về người hùng đạt được thông qua việc hồi cố lại những thành tựu của họ, thì quá trình kiến tạo danh tiếng của một “ngôi sao” lại chỉ bắt đầu khi truyền thông chuyển mối quan tâm từ những hoạt động nghề nghiệp (nói cách khác là những thành tựu) sang đời sống riêng tư. Một diễn viên điện ảnh sẽ chỉ trở thành “ngôi sao” khi công chúng thấy rằng đời sống thật của họ thú vị hơn vai diễn. Dần dần, danh tiếng được thêu dệt của họ sẽ sống lâu hơn ký ức về chính sự nghiệp của họ. Cách phân tích này đẩy quan điểm nhị phân của Boorstin đi xa hơn nữa, khi người nổi tiếng không chỉ được nhìn nhận như kết quả của một quá trình đóng kín, mà bản thân hiện tượng này là một quá trình mở mang tính diễn ngôn, nơi các xung lực văn hóa – xã hội liên tục thương thỏa để tạo nghĩa cho các hiện tượng, hình ảnh và căn tính. Trên bề mặt truyền thông đại chúng, người nổi tiếng là sự tái trình hiện (representation) của một “hiện thực” ngoài kia. Trong Mythologies, bằng cách nhìn nhận người nổi tiếng như là văn bản, Roland Barthes đã “đọc” ra “gương mặt nàng Garbo”5, “bộ não của Einstien” cũng như “nghệ thuật thanh nhạc tư sản”. Tất nhiên, trong kỷ nguyên bùng nổ truyền thông như hiện nay, cái “hiện thực” mà người nổi tiếng tái trình hiện lại (tức “chính họ”) rất có thể cũng chỉ là một ảo giác, một đầu vào của đường hầm này, nhưng lại là đầu ra của đường hầm khác. Tuy nhiên, quá trình huyền thoại hóa mà Barthes đã phân tích trong Mythologies vẫn xuyên suốt sự kiến tạo của truyền thông, chỉ có điều, vật đối chiếu ngày càng loãng hơn, khó nắm giữ hơn, và đôi khi, hoàn toàn không có điểm gốc để quy chiếu. Dù vậy, giống như bản chất của mọi ký _______ 5 Greta Garbo – nữ minh tinh màn bạc người Thụy Điển (1905-1990) trong giai đoạn phim câm Holliwood đầu thế kỷ 20, trong đó có bộ phim nổi tiếng Nữ hoàng Christine. 153 hiệu, sự lập lờ giữa hình ảnh người nổi tiếng và “chính họ” vẫn là hai phía của một cách cửa quay, không ngừng luân phiên giữa chính hình thức đã gần như rỗng nghĩa và phần nghĩa đã thoái hóa đi. Barthes viết: “Hình thức ở đấy trống rỗng mà hiện hữu; nghĩa ở đấy vắng bóng thế nhưng lại đầy ắp. Tôi sẽ chỉ có thể ngạc nhiên về mâu thuẫn ấy nếu tôi cố tình dừng lại cái cửa quay luân phiên giữa hình thức và nghĩa” [4]. Tính năng động ấy có thể thấy rất rõ qua sự lưỡng lự đầy mâu thuẫn của công chúng trước hình ảnh ngôi sao. Họ quả thật là “đặc biệt”, hay cũng “chỉ như ta” mà thôi? Danh tiếng đó là “bề mặt”, hay là “bản chất”? Họ quả xứng đáng với tiếng tăm đang có, hay chỉ là “ăn may”? Họ là những tài năng thiên phú hay chỉ thuần là “đồ rỏm”? Cảm xúc của ta đâu là chân xác, giữa sự ngưỡng mộ khi nhìn họ kiêu hãnh trên thảm đỏ và cú giật mình khi bất chợt gặp họ không son phấn trên đường 6? Quả thế, một mặt, người nổi tiếng luôn phi thực, bởi họ dường như không tồn tại thật, mà là sự cộng dồn của vô số hình ảnh đại chúng. Mặt khác, họ lại cực kỳ bình thường, vì cũng sinh con, cũng bị chồng bỏ, cũng có mụn. Cái sự lập lờ hai mặt ấy khiến cho mọi thứ đều có thể và mọi thứ đều được chấp nhận. Một ngôi sao có thể vừa “lộ hàng” hoặc “khoe ngực”, ngay sau đó, đoạt Vương miện Hoa hậu, và đồng thời, bị bắt gặp rất “bình thường” khi đi siêu thị mua hàng. Những bài viết mang tính giải thiêng ngôi sao như “Khi sao không makeup” hoặc “Hoa hậu đi thi tốt nghiệp” chỉ khiến công chúng chìm thêm vào sự lập lờ của nghĩa, và trong nhiều trường hợp, thêm mê đắm cái thế giới “lộng lẫy” kia, khi nó hàm chứa cả sự “bình thường”, thậm chí “tầm thường” của đời sống hàng ngày. _______ 6 Nói như Jean Baurdrillard trong Simulacra and Simulation thì công chúng ngày nay lúc nào cũng “vừa tin, vừa không tin” (One both believes and doesn’t) [5, tr. 81] 154 N.T. Giang / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 27 (2011) 151‑162 Một điểm khá thú vị khi xem xét tới các văn bản truyền thông về người nổi tiếng là khi cánh cửa xoay qua lại giữa một bên là sự công cộng, và một bên là tính riêng tư. Cả nhà báo lẫn công chúng đều ưa sự riêng tư, sự bí mật, sự bất ngờ (một cuộc tình lén lút, một sự hở hang vô ý, một bức ảnh paparazzi) nhưng sự chấp nhận mang tính công cộng (một giải thưởng, một bộ phim hay, một cuộc trình diễn tốt) lại có vai trò riêng trong diễn ngôn về danh tiếng. Nó cung cấp một sự ngoại phạm (alibi) cho cả người nổi tiếng lẫn công chúng trước việc vi phạm những tiêu chuẩn đạo đức thông thường của con người. Vì người nổi tiếng sẵn có tính công cộng, nên công chúng vơi bớt gánh nặng đạo đức của việc xoi mói đời tư ngườt khác (việc này có vẻ dễ tha thứ và dễ công khai hơn việc cố tình nhìn trộm hàng xóm). Trong khi đó, người nổi tiếng có quyền nghĩ rằng việc phô bày đời tư, thậm chí, phô bày thân thể trên truyền thông đại chúng là chấp nhận được, bởi bản thân họ không còn thuộc về họ, mà đã là “người của công chúng”. Hãy xét trường hợp của Lady Gaga. Người Việt Nam chắng có mấy cơ hội được xem Lady Gaga biểu diễn trực tiếp 7 và số người xem, nghe băng đĩa của ca sĩ này chỉ chiếm một phần nhỏ trong “công chúng” của Gaga. Tới thời điểm này, có lẽ giới trẻ ai cũng biết tới (hình thức) của cô, thậm chí nhái theo. Mặc dù danh tiếng của Lady Gaga, ít nhất là tại Việt Nam, được tạo chế hoàn toàn từ những mẩu tin mà giới truyền thông cung cấp (chủ yếu là soi mói cách ăn mặc của ca sĩ này), nhưng công chúng vẫn bao biện cho mối quan tâm có vẻ vô bổ của _______ mình: Cô ấy có tài. Cô ấy sáng tác. Cô ấy được giải. Cô ấy hát hay. Cho nên, đó chắc cũng là một trường hợp “lắm tài nhiều tật” nữa trong làng nghệ sĩ mà thôi. Ít người nghĩ rằng trong nền công nghiệp giải trí hiện nay, cũng khó mà nói được đâu là tài, đâu là tật. Đây là lúc thuận lợi để bàn tới điều kiện cho diễn ngôn về người nổi tiếng. Như đã trình bày ở trên, John Hartley cho rằng người nổi tiếng xuất hiện do “sự sản xuất hình ảnh một cách thái quá, dẫn tới việc một số khuôn mặt và thân hình được nhận diện dễ dàng hơn”. Sự nổi tiếng là một hiện tượng không mới8, nhưng nhiều người cho rằng cái chúng ta đang chứng kiến hôm nay không chỉ là sự phát triển về lượng của một truyền thống có sẵn, mà là một sự thay đổi về chất trong môi trường truyền thông. Một trong những điều kiện cơ bản vẫn được nêu ra là sự phổ biến cùng lúc của các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là mạng internet. Ở Việt Nam, mạng toàn cầu nói chung và các trang thông tin trực tuyến nói riêng luôn là loại phương tiện bị “ghép tội” đầu tiên cho quá trình này. Nói một cách bóng bẩy thì internet là nước, còn người nổi tiếng là cá. Mạng internet chính là một trong những điều kiện hậu hiện đại của diễn ngôn về người nổi tiếng, bởi khả năng dung chứa thông tin vô hạn, sự phi tuyến tính, phi định kỳ, nặc danh hóa và cá nhân hóa gần như tuyệt đối trong hành vi đọc. Tuy nhiên, ít nhất là trong hoàn cảnh của Việt Nam, không thể không nói tới hai phương tiện quan trọng khác. Đó là truyền hình và nhiếp ảnh. Việc xuất hiện trên truyền hình, đặc biệt là các kênh VTV1 và VTV3 của truyền hình quốc 7 Năm 2008, khi mới bắt đầu nổi tiếng, Lady Gaga đã hát cho một cuộc thi hoa hậu tại Nha Trang, Việt Nam. Tất nhiên, công chúng Việt Nam lúc đó hầu như không biết đấy là ai và báo chí hầu như không đưa tin (hãy tưởng tượng nếu là bây giờ, thì truyền thông sẽ làm rùm beng như thế nào). Vào thời điểm đó, có thể nói, với công chúng tại Việt Nam, Lady Gaga chưa tồn tại. _______ 8 Trong cuốn The Frenzy of Renown: Fame and its History (1986), Leo Braudy cho rằng lịch sử của sự nổi tiếng ở Phương Tây bắt đầu từ thời La Mã, và khát khao nổi tiếng vẫn luôn là một yếu tố cấu thành tâm thức xã hội phương Tây từ nhiều thế kỷ nay [8, tr.10) N.T. Giang / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 27 (2011) 151‑162 gia đồng nghĩa với việc danh tiếng chính-thứcđược-chấp-nhận. Từ đây, có một sự phân tách tương đối rõ ràng giữa các ngôi sao truyền hình (gồm có các MC, các diễn viên truyền hình những người mà hình ảnh có tính phụ thuộc khá cao vào tần suất trên màn ảnh và vì thế, ít tính năng động hơn) với các ngôi sao “tự do” những người được xuất hiện trên truyền hình. Ví dụ, khá lâu sau khi trở thành “sao”, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng mới được hát trong các chương trình của nhà đài, tức là ca sĩ này đã tiến thêm một bước trong quá trình định vị danh tiếng của mình.9 Tất nhiên, với xu hướng hội tụ truyền thông như hiện nay, và với nguyên tắc “tất cả vì quyền lợi của khán giả”, luôn có một sự tráo đổi qua lại thường xuyên giữa hai loại ngôi sao này. Tác giả Trần Hữu Quang đã xác nhận xu hướng đặc biệt ưa chuộng truyền hình tại Việt Nam khi tiến hành một khảo sát xã hội học đối với công chúng truyền thông đại chúng TP. Hồ Chí Minh 10. Với đặc trưng tạo ấn tượng thị giác bằng hình ảnh động, lượng người xem tập trung, cùng một thiết chế vững chãi, truyền hình _______ 9 Hãy xét thêm trường hợp của Hoàng Thùy Linh, một ngôi sao mà danh tiếng có sự đan nối khá đặc biệt giữa internet và truyền hình. Sự nổi tiếng của ngôi sao này trước tiên là do truyền hình tạo ra (diễn viên phim Nhật ký vàng anh), sau đó, được cộng dồn bởi internet. Trong trường hợp của Hoàng Thùy Linh, nhiều người sẽ nói cần có sự phân biệt giữa nổi tiếng và tai tiếng, nhưng đúng ra phải là sự phân biệt giữa nổi tiếng và quá-nổi-tiếng. Hiện nay, ca sĩ này chưa từng một lần quay lại màn ảnh truyền hình chính thống, mặc dù, sự nổi tiếng của cô đã dần dần được trung tính hóa trên mạng internet nhờ hàng loạt hình ảnh khiêu dâm dạng nhẹ và thông tin về những chương trình biểu diễn tự do của cô. Việc Hoàng Thùy Linh quay trở lại với “màn ảnh nhỏ” sẽ đồng nghĩa với việc danh tiếng của cô một lần nữa được chính thức hóa. Theo tôi, điều này chỉ là vấn đề thời gian. 10 Theo tác giả Trần Hữu Quang trình bày trong luận án tiến sĩ Xã hội học Truyền thông đại chúng và công chúng – Trường hợp TP. HCM, 2000, hơn 70% mẫu điều tra của nghiên cứu xem truyền hình hàng ngày [6] 155 bao giờ cũng là nơi cung cấp những diễn ngôn hạt nhân và các phương tiện truyền thông khác sẽ nối tiếp bằng cách nói thêm về nó. Các cuộc thi trên truyền hình hiện nay như Vietnam Idol, Bước nhảy hoàn vũ, Sáng bừng sức sống, Vietnam Next Top Model, Cặp đôi hoàn hảo v.v., đang chiếm thời lượng và sự chú ý không nhỏ của công chúng (đồng nghĩa với nó là doanh thu quảng cáo). Đó là chưa kể tới sự phơi sáng liên tục của hàng loạt diễn viên truyền hình Việt, Trung, Hàn, Mỹ, cùng các game show mà người chơi cũng là người nổi tiếng (ví dụ như Trò chơi âm nhạc, Ấn tượng Việt Nam). Một xung lực đáng kể khác là các TVC quảng cáo (chính nó nuôi sống truyền hình). Sử dụng gương mặt người nổi tiếng trong quảng cáo sản phẩm (celebrity endorsement) là một chiến lược kinh doanh, nhưng cũng là một cách bồi đắp thêm danh tiếng cho nhân vật quảng cáo và biến họ thành một hình ảnh “được nhận diện dễ dàng hơn”. Rõ ràng, tất cả những văn bản truyền hình vừa nêu trên đều chỉ xoay quanh một hiện tượng duy nhất: sự khát khao danh tiếng. Một loại phương tiện nữa cần được bàn tới trong diễn ngôn về sự nổi tiếng là nhiếp ảnh. Thiếu phương tiện này, toàn bộ đặc tính lá cải của hệ thống báo mạng và tạp chí dành cho phụ nữ đều sụp đổ. Paparazzi là một trong những ngách phát triển của nhiếp ảnh để phục vụ riêng cho người nổi tiếng. Trong khi ảnh paparazzi càng đời thường càng tốt (thậm chí chất lượng chụp kém, thiếu sáng hay mờ nhòe) thì ảnh nghệ thuật càng đẹp, càng “khác” với đời thường càng tốt. Ngay cả khi chưa có sự can thiệp của photoshop thì các bộ ảnh người mẫu, diễn viên, ca sĩ vẫn mang tính tạo chế không giấu giếm (mỗi bộ ảnh có một ý tưởng, và người mẫu phải biết diễn xuất theo ý tưởng đó). Đến nay, hết bộ ảnh này đến bộ ảnh khác đã trở thành món ăn khuyến mại hào phóng cho hầu hết các bài viết về lĩnh vực văn hóa – giải trí 156 N.T. Giang / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 27 (2011) 151‑162 trên báo mạng và tạp chí giải trí11. Nó cũng là loại thực phẩm bổ béo nuôi dưỡng sự tưởng tượng của công chúng về ngôi sao của họ. Trong hướng tiếp cận này, Jean Baudrillard có lẽ là người đẩy xa nhất cái viễn cảnh về một thế giới truyền thông nơi mà sự thật hoàn toàn tiêu biến mà chỉ có sự mô phỏng tuyệt đối. Baudrillard bàn rất kỹ về quá trình mất nghĩa do sự quá sản12 của thông tin tạo ra, trong đó, cái còn sót lại không phải là nội dung, mà là bóng ma của nó (phantom content). Theo đó, tất cả đều “chẳng là gì cả ngoài sự tái chế phần âm bản của thiết chế cũ” [5, tr.80]. Tuy nhiên, cách phân tích đẩy sức mạnh của sự mô phỏng đi quá xa và triệt tiêu hoàn toàn khả năng tự chủ của công chúng như Baudrillard, theo tôi, không thuyết phục bởi công chúng của truyền thông luôn có khả năng tự lựa chọn và trong chừng mực nào đó, vượt thoát khỏi cái bẫy của sự mô phỏng. Người nổi tiếng như là hàng hóa Cách hiểu đậm màu sắc hậu hiện đại của Baudrillard sẽ gắn với thực tế hơn rất nhiều nếu chúng ta nhìn nhận người nổi tiếng là một hàng hóa (commodity) thay vì một diễn ngôn. Rút cuộc, phải có một ai đó có lãi trong toàn bộ quá trình danh tiếng hóa ồ ạt và tưởng như nhiễu loạn của ngành công nghiệp giải trí. Vật trao đổi then chốt trong ngành công nghiệp này không phải là tiền, mà trước hết là công chúng. Các bài báo, chương trình truyền hình, chương trình phát thanh v.v. thu hút công chúng, rồi bán họ cho nhà quảng cáo/ nhà tài trợ. Vì thế, _______ 11 Hiện nay, rất nhiều tạp chí lớn trên thế giới, chuyên cung cấp tin tức về người nổi tiếng đã được xuất bản tại Việt Nam. Ví dụ như các tờ OK!, Her World, Elle, Cosmopolitan. 12 Jean Baudrillard quả thật so sánh vòng xoáy trôn ốc của sự mất nghĩa với tế bào ung thư và sự di căn [5, tr.101] trước mỗi thông điệp, các nhà giáo dục về truyền thông đều nhắc nhở công chúng về việc phải tự đặt câu hỏi: “Ta đang bán đôi mắt của mình cho ai?” [7]. Chiến lược tạo lập hình ảnh một ngôi sao gần như không có gì khác biệt với việc tạo lập thương hiệu cho một sản phẩm. Nói cách khác, chiếc Iphone cũng là một “celebrity”, nếu xét từ góc độ chiến lược xây dựng hình ảnh. Daniel Boorstin đã chỉ ra một khác niệm rất nổi tiếng là những sự kiện ngụy giả (psuedo-event) và những con người ngụy giả (psuedo-man) để phê phán khía cạnh thương mại hóa của ngành công nghiệp danh tiếng. Ở Mỹ, không chỉ trong lĩnh vực giải trí, mà cả trong giới chính trị, các sự kiện đều được dựng lên cốt để truyền thông đưa tin về nó. Ở Việt Nam hiện nay, tiêu chí đánh giá sự thành công của mỗi sự kiện giải trí không phải là nó có tốt không, mà là truyền thông đưa tin về nó có tốt không. Người nổi tiếng được trả tiền để xuất hiện trong các sự kiện, tạo dáng chụp hình trước tên thương hiệu, rồi sau đó, cả người lẫn thương hiệu cùng xuất hiện trên mặt báo. Để tránh trở thành kẻ quảng cáo không công, nhiều tờ báo điện tử hiện nay xóa mờ tên thương hiệu trong các bức ảnh kiểu này. Tất nhiên, khi đó, người nổi tiếng càng xứng đáng được đăng hình vì việc đó bỗng nhiên trở nên “đạo đức” hơn thông qua hành vi khước từ quảng cáo của tòa soạn. Việc xem xét hiện tượng người nổi tiếng dưới góc độ hàng hóa cho thấy có một thỏa ước ngầm làm tiền đề cho sự tồn tại của danh tiếng. Đó là việc chúng ta giả định rằng lựa chọn của số đông là lựa chọn đúng, và hơn nữa, không ai ép được công chúng đọc/xem thứ họ không muốn. Không một cơ quan pháp luật nào có thể quản lý triệt để hiện tượng này, bởi bản thân pháp luật cũng được xây dựng trên tiền giả định về quyền tự do của con người. (Ở Việt Nam, các nhà phê bình có thói quen yêu cầu pháp luật N.T. Giang / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 27 (2011) 151‑162 can thiệp trong trường hợp không thể dùng ngòi bút để ngăn chặn các “thảm họa văn hóa”). Quan điểm nhìn nhận người nổi tiếng như là hàng hóa dẫn tới sự liên nối dễ gây tranh cãi giữa người nổi tiếng với tính tự do của một xã hội. Điều này sẽ được bàn tới ở phần chức năng của người nổi tiếng dưới đây. Chức năng xã hội của người nổi tiếng Trước khi bàn tới chức năng xã hội của người tổi tiếng, tôi muốn làm rõ quan điểm của mình về việc tại sao lâu nay tại chúng ta ít bàn tới vấn đề này. Như đã trình bày ở trên, lối phân tích nhị phân nhìn nhận người nổi tiếng như sự xuống cấp của văn hóa tinh hoa chỉ là một trong nhiều cách tiếp cận hiện tượng này, nhưng gần như là cách tiếp cận duy nhất tại Việt Nam. Bên cạnh tính thuyết phục của nó thì lối phân tích này không mở ra một cơ hội nào để xem xét tới chức năng xã hội của người nổi tiếng (bởi người nổi tiếng nhìn chung bị cho là một hiện tượng có hại nhiều hơn có lợi). Tuy nhiên, từ những phân tích trên đây về hiện tượng này, chúng ta có thể thấy một số chức năng xã hội mà hiện tượng người nổi tiếng đang đảm nhận: Chức năng cân bằng nhu cầu giao tiếp liên cá nhân của người đô thị Nếu xét từ góc độ xã hội học, cái nhu cầu “nhìn trộm”, “nghe lén” của con người được nối dài và đạt tới một phẩm cấp mới nhờ vào các phương tiện truyền thông đại chúng. Cách đây hơn 70 năm, nhà xã hội học Louis Wirth (Mỹ) đã chỉ ra một đặc trưng xác đáng của đô thị trong bài viết kinh điển Urbanism as a way of life (Đô thị như một lối sống). Đó là sự chuyển đổi từ giao tiếp liên cá nhân (tức là giao tiếp trực tiếp giữa người với người) của lối sống nông thôn trên cơ sở gia đình, họ tộc, làng xóm, sang giao tiếp gián tiếp thông qua các phương 157 tiện truyền thông. Nói cách khác, truyền thông đại chúng là một trong những đặc trưng cơ bản của lối sống đô thị. Wirth phân tích: “Trong một cộng đồng mà số lượng cá nhân vượt quá khá năng quen biết riêng tư, cũng như việc tụ tập tại cùng một địa điểm là không thể, thì con người cần phải truyền thông với nhau thông qua các phương tiện gián tiếp, nhằm khớp nối những mối quan tâm của các cá nhân lại với nhau thông qua một quá trình ủy thác”. Wirth viết tiếp: “Những đám đông đại chúng trong các đô thị buộc phải lệ thuộc vào sự thao túng của các biểu tượng, các mẫu rập khuôn (stereotype) do những cá nhân đứng ở hậu trường điều khiển”[8]. Cụ thể hơn, vào thời kỳ tiền văn hóa đại chúng, các cá nhân định vị sự tồn tại xã hội của mình bằng cách trò chuyện với hàng xóm, họ hàng, con cháu. Nhờ mối kết giao trực tiếp ấy mà họ biết mình thuộc về cùng một cộng đồng thông tin, bởi tất cả cùng biết chung một chuyện. Nào là bà X vừa tậu xe mới, ông Y có con trai đỗ đại học, hay con bé Z dính bầu rồi. Thế còn người đô thị? Họ lấy gì để định vị sự tồn tại mang tính xã hội của mình, khi mà ở cả nơi sinh sống lẫn nơi làm việc, họ chỉ là những cá nhân rời rạc, chẳng chung quê quán, cũng không cùng huyết thống? Đó là lý do khiến họ tìm tới, ủy thác và lệ thuộc vào mạng lưới truyền thông đại chúng, để nhận biết sự tồn tại của mình như một cá thể của một tập hợp lớn hơn, từ đó, biết rằng họ vẫn là thành viên của một cộng đồng thông tin nào đó. Cái cộng đồng ấy, thay vì chia sẻ chuyện con bé Z ở đầu xóm vừa dính bầu, giờ cùng xôn xao về những bà mẹ nổi tiếng (ví dụ như câu chuyện sinh con của ca sĩ Hồ Ngọc Hà). Thay vì thèm muốn sự giàu có của bà X, họ lại cùng ngưỡng vọng sự xa hoa của một chiếc du thuyền, hay căn biệt thự của một người đẹp nào đó. Thay vì truyền tai nhau chuyện nhà ông Y có con trai vừa đỗ 158 N.T. Giang / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 27 (2011) 151‑162 đại học, họ cùng mổ xẻ bảng điểm cấp III của một Hoa hậu mới đăng quang. Những nhóm công chúng tham gia vào giao tiếp đại chúng một cách sâu sắc, ví dụ như giới văn phòng, hoặc thanh thiếu niên sẽ phát tán tin tức và bàn luận tích cực hơn các nhóm công chúng khác. Đồng nghĩa với điều đó là sự thiết lập một quá trình nối dài các câu chuyện đại chúng qua kênh giao tiếp miệng, từ đó, tạo ra một cộng đồng thực-ảo lẫn lộn, với sự đan cài phức tạp của nhiều hệ giá trị. Chức năng cung cấp sự đa dạng về căn tính văn hóa 13 Từ đây, chúng ta có thể xem xét vai trò của diễn ngôn người nổi tiếng dưới góc độ ký hiệu học. Tôi cho rằng, trong một xã hội như Việt Nam, nơi mà báo chí nói chung vẫn chịu sự quản lý nhà nước chặt chẽ hơn về mặt chính trị thì các văn bản truyền thông liên quan tới lĩnh vực giải trí-nghệ thuật, là địa hạt giải phóng nhiều diễn ngôn phong phú hơn các lĩnh vực khác. Nói cách khác, đây là địa hạt cung cấp những ký hiệu, biểu tượng và huyền thoại vừa đa dạng vừa công khai, để tạo lập các căn tính _______ 13 Identity là một thuật ngữ quan trọng trong nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn. Cách chuyển dịch thuật ngữ này sang tiếng Việt khá đa dạng. Có thể liệt kê ra đây các từ khác nhau đã được dùng để dịch thuật ngữ này như: bản sắc, căn tính, căn cước, nhân dạng. Từ “bản sắc” có lẽ được sử dụng quen thuộc và rộng rãi nhất (ví dụ, tác giả Trần Ngọc Thêm dịch tên cuốn sách Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam là Discovering the identity of Vietnamese culture, hoặc Nghị quyết Trung ương Đảng sử dụng cụm từ “đậm đà bản sắc dân tộc”). Tuy nhiên, trong bài viết này, identity dịch là căn tính lại phù hợp hơn vì nó được sử dụng như một quá trình lựa chọn ở cấp độ cá nhân. Căn tính văn hóa được hình thành qua việc thừa nhận bản thân mình trong mối quan hệ với người khác, thông qua quá trình mở rộng, vay mượn, hoặc cộng gộp (một hoặc nhiều) đặc điểm của mình với người khác. Bản thân chữ căn tính cũng được không ít người sử dụng ở các cấp độ rộng hơn, chẳng hạn như thay thế cụm từ “bản sắc dân tộc” bằng “căn tính dân tộc”. Ví dụ, trong cuốn Cá tính tập thể của các dân tộc (NXB Phương Đông, 2007), dịch giả Lê Diên đã thống nhất sử dụng chữ căn tính cho từ identity. Cuốn sách chỉ rõ nội hàm của identity, cũng như phân biệt kỹ càng giữa “căn tính” (identity) và “cá tính” (personality) của các dân tộc. mới, các giá trị mới, các giọng điệu mới. Đời sống xã hội, vì thế, có điều kiện để giải phóng một số căng thẳng (tension) giữa cũ-mới, ĐôngTây, già-trẻ, nam-nữ v.v. (trong nhiều trường hợp, sau khi được giải phóng, các căng thẳng này lại bị nới rộng ra dưới một chiều kích mới). Ở đây, tôi muốn phân tích một trường hợp mà theo tôi là khá thú vị và chắc chắn còn nhiều tranh cãi. Đó là diễn ngôn về sự nổi tiếng đặt trong bối cảnh phân loại ngôi sao theo nguồn gốc quốc gia. Nhìn từ các văn bản báo mạng, báo in, tạp chí, phát thanh, truyền hình, chúng ta thấy tại Việt Nam chủ yếu có các loại “ngôi sao” sau: - Sao Việt Nam - Sao Trung Quốc - Sao Hàn Quốc - Sao Hollywood (chủ yếu là Mỹ, Anh, Úc) Nếu xét về lịch sử, thì các ngôi sao Trung Quốc có lẽ tạo cảm giác gần gũi hơn cả đối với người đô thị, bởi công chúng đô thị tiếp xúc với các ngôi sao Trung Quốc khi các ngôi sao Việt Nam còn chưa xuất hiện. Một thế hệ ngôi sao phim kiếm hiệp, hình sự và tâm lý xã hội Trung Quốc (trong phim thuê ngoài hàng) của các bộ phim như Thần điêu đại hiệp, Xóm vắng, Cảnh sát hình sự v.v.14, cùng những bộ phim truyền hình Trung Quốc được trình chiếu rộng rãi trên truyền hình cách đây hàng chục năm như Tây Du Ký, Hồng Lâu Mộng, Bao Thanh Thiên v.v., đã khiến cho hình ảnh các ngôi sao Trung Quốc và Hồng Kông có vẻ “người nhà” hơn hẳn so với sự bảnh bao và xa ngái của các ngôi sao Hàn Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên, bất chấp sự gần gũi này, tâm lý không ưa văn hóa Trung _______ 14 Ở các đô thị Việt Nam thời kỳ tiền đại chúng, có hai xu hướng giải khuây khá thịnh hành: 1) thuê truyện “chưởng” về đọc. 2) thuê phim bộ về xem. Cả hai xu hướng này đều gắn với văn hóa Trung Quốc. N.T. Giang / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 27 (2011) 151‑162 Hoa của người Việt Nam vẫn thấy rõ khi nhiều diễn đàn cả thực lẫn ảo cho rằng phim cổ trang của chúng ta không được “giống Trung Quốc”, hay việc những ngôi sao nữ trót lộ ảnh mặc áo sườn xám bị cộng đồng truyền thông tẩy chay vì không có tinh thần dân tộc. Khác với sự phức tạp và lâm li thường thấy trong các bộ phim Trung Quốc, phim Hàn Quốc lại cung cấp một loại ngôi sao “vừa xinh” với nhu cầu xem phim cho vui. Sự phát triển của chủ nghĩa cá nhân trong giới trẻ thành thị chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa Mỹ, nhưng lại lấy mốc chuẩn là các ngôi sao Hàn Quốc. Những kiểu tóc, những mô típ yêu đương, gu thời trang, hàng hiệu, mỹ phẩm, đồ điện tử Hàn Quốc vừa xuất hiện trong phim, vừa đắt hàng ngoài đời. Khuất lấp sau đó là sự giao kết về kinh tế và văn hóa giữa hai quốc gia châu Á. Vị trí vừa thượng đẳng, vừa “lộng lẫy”, nhưng cũng vừa trần tục hơn cả dành cho các ngôi sao Hollywood. Họ không phải là người châu Á, vì thế, diễn ngôn về họ thực sự là diễn ngôn về kẻ khác (other). “Người Việt Nam mình” ai có thể kỳ lạ được như Lady Gaga, rỗng tuếch đến như Paris Hilton, hay tự do như Angelina Jolie. Công chúng cũng thấy thoải mái nhất khi tiếp cận những thông tin riêng tư về các ngôi sao này, một mặt bởi họ “không phải mình”, mặc khác là nhờ ăn theo hệ thống báo lá cải đã phát triển từ lâu ở các nước Anh Mỹ. Đối với sao Việt Nam, cái nhìn bao giờ cũng khắt khe hơn hẳn (họ là mình), và diễn ngôn về họ rất thường xuyên bị đặt trong thế so sánh hoặc rơi tranh cãi nhị phân giữa truyền thống và hiện đại: Phim này giống phim cổ trang Tàu, bài hát này đạo nhạc phim Hàn Quốc, kịch bản điện ảnh kia đạo phim Hollywood v.v.. Nếu như ngôi sao quá nghiêm cẩn thì sẽ bị cho là “nhạt nhẽo”, còn nếu có quá 159 nhiều vụ bệ bối thì sẽ bị coi là “lố lăng”, “mất gốc”, hay “sính ngoại”. Tác giả David P. Marshall trình bày trong cuốn Celebrity and Power: Fame in Contemprorary Culture (1997): “Những loại thông điệp mà người nổi tiếng cung cấp cho công chúng đều xoay quanh những dạng thức định vị căn tính cá nhân, sự khác biệt xã hội và tính phổ quát trong các kiểu mẫu nhân cách. Người nổi tiếng tái trình hiện lại một vị trí chủ thể (subject position) mà công chúng có thể sử dụng hoặc phỏng theo trong quá trình hình thành căn tính xã hội của mình”[9, tr.25]. Cách đây gần hai thập kỷ, đường phố Hà Nội từng vắng lặng và ít cướp giật hơn hẳn trong giờ chiếu bộ phim truyền hình Người giàu cũng khóc. Đó có lẽ là lần đầu tiên công chúng Việt Nam, sau những ngày ngột ngạt về cả vật chất và tinh thần của thời bao cấp, được quẳng mình vào cái gọi là giải-trí-đích-thực. Sau đó, chúng ta có Đơn giản tôi là Maria, cũng gây sốt tới mức những từ như “Ét-te”, “môi La-ra” đã đi vào vốn từ vựng lâm thời của nhiều cư dân thủ đô. Phim Ôsin cũng tạo ra một hiệu ứng tương tự. Tiếp nữa, chúng ta có SV96 với sự xuất hiện của nhà báo Lại Văn Sâm, một trong những MC đầu tiên với dấu ấn khó phai mờ của “chín, chín phẩy năm và chín”. Cứ thế, những chương trình giải trí ít ỏi thủa ban đầu dần trở thành những làn sóng đa dạng, từ sóng Mỹ, Hàn, Trung tới “Gái nhảy”, rồi V-Pop. Người Việt Nam đã chìm vào một cả một vùng biển của sự-giải-trí trong thời đại thông tin với vô số những ký hiệu, những huyền thoại và những mẫu hình. Chức năng củng cố ý thức hệ (ideological fucntion) Từ chức năng cung cấp các căn tính vừa phân tích, tôi cho rằng, trong điều kiện xã hội Việt Nam, khó có thể phủ định chức năng củng cố ý 160 N.T. Giang / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 27 (2011) 151‑162 thức hệ của hiện tượng người nổi tiếng. Nếu như người nổi tiếng đóng vai trò như một địa hạt nơi căn tính xã hội được hình thành và cụ thể hóa, từ đó, tiếp tục được lựa chọn, tranh luận, đánh giá, điều chỉnh và chia sẻ (có lẽ đó mới chính là nội dung “thật” của hiện tượng này) thì rất có thể nó phát triển song hành với chủ nghĩa cá nhân, đặt trên cơ sở một nền dân chủ tư sản. David P. Marshall cho rằng hiện tượng người nổi tiếng là một trong những cơ chế quan trọng để kiến tạo và duy trì mối liên kết mang tính diễn ngôn giữa chủ nghĩa tư bản tiêu dùng, nền dân chủ và chủ nghĩa cá nhân 15. Trước đây, đặc biệt là trong giai đoạn chiến tranh, báo chí Việt Nam từng đưa tin về người anh hùng cách mạng như một cách củng cố ý thức hệ khá hiển ngôn và có dụng ý rõ ràng (thường gọi là “nêu gương”). Trong khi đó, hiện tượng người nổi tiếng trên truyền thông đại chúng hiện nay lại khá “tự nhiên” và trong nhiều trường hợp, bản thân người nổi tiếng, người đưa tin, lẫn công chúng đều không có ý thức rõ ràng về sự tham gia của họ vào không gian của chủ nghĩa tiêu dùng. Tuy nhiên, đó lại là không gian phù hợp nhất, và có thể nói là duy nhất từ trước tới giờ cho phép hiện tượng người nổi tiếng phát triển. Đồng thời, hiện tượng người nổi tiếng lại củng cố và quan trọng hơn cả, biến những giá trị mang tính ý thức hệ trở nên “tự nhiên” và khó phát hiện đối với công chúng 16. _______ 15 Không chỉ có David P. Marshall, quan điểm này được hàng loạt học giả phương Tây chỉ ra trong những tiểu luận về người nổi tiếng. [8, tr 24] 16 Trong bài viết “Cái tôi” trong thông điệp quảng cáo, tôi đã phân tích hiện tượng giá trị cá nhân của giới trẻ (cái tôi) được truyền thông kiến tạo và nhào nặn với mục đích bán hàng. Trong quá trình này, mặc dù quảng cáo đẩy mạnh thông điệp về “sự khác biệt” của các cá nhân, nhưng rốt cuộc, “ai cũng tưởng mình độc đáo, trong khi tất cả giống hệt nhau”. Đây là đặc trưng mang tính ý thức hệ khá điển Để không rơi vào tương đối chủ nghĩa Những chức năng xã hội vừa phân tích trên đây đã nới rộng góc nhìn về hiện tượng người nổi tiếng. Nó được thao tác bằng phương pháp của ngành Nghiên cứu văn hóa (Cultural Studies)17, một lĩnh vực còn khá mới ở Việt Nam, nhất là trong mối quan hệ với nghiên cứu truyền thông. Mang màu sắc Marxist, ngành nghiên cứu mang tính phê phán này rất cần thiết cho sự phát triển lành mạnh của một nền truyền thông, nhưng một trong những mối nguy đến từ phương pháp của ngành này chính là việc rơi vào tương đối chủ nghĩa bởi dường như điều gì cũng có thể đúng, và điều gì cũng có thể sai. Tuy nhiên, đồng nhất góc tiếp cận của ngành Nghiên cứu văn hóa với tương đối chủ nghĩa hình của chủ nghĩa tư bản tiêu dùng và một nền sản xuất hàng loạt [11] 17 Ngành nghiên cứu văn hóa (Cultural Studies) đã được xác lập khá lâu trên thế giới, đặc biệt là với sự đóng góp của trường phái Birmingham (Anh) vào những năm 60 của thế kỷ trước. Cách dịch ra tiếng Việt của thuật ngữ “Cultural Studies” khiến ngành nghiên cứu này thường xuyên bị quy đồng với “văn hóa học” - một ngành đã định hình từ lâu ở Việt Nam. Tuy nhiên, hai lĩnh vực có nhiều khác biệt. Ngành Nghiên cứu văn hóa chưa được xác lập ở Việt Nam, mặc dù những tác giả nền tảng của nó đều được biết do sự liên ngành với các lĩnh vực triết học, ngôn ngữ học, nhân học, lịch sử v.v.. Hiện trên thế giới còn nhiều tranh luận về ngành này (thậm chí, Graeme Turner, một trong những học giả nổi bật của Australia về lĩnh vực này từng có một bài viết nêu vấn đề: “Vì sao ngành Nghiên cứu văn hóa lại cần có một lịch sử?), nhưng chúng ta có thể tìm được một cách hiểu tương đối về lĩnh vực này trong cuốn từ điển thuật ngữ “Communication, Cultural and Media Studies – The Key Concepts” của John Hartley [2, tr.49]. Theo đó, đối tượng của ngành Nghiên cứu văn hóa là: - - Mối quan hệ giữa ý thức và quyền lực, có nghĩa là, văn hóa là chính trị. Sự hình thành của căn tính (identity) trong đời sống xã hội, có nghĩa là, văn hóa đồng nghĩa với cuộc sống hàng ngày (chứ không phải các giá trị đặc biệt). Văn hóa tạo lập qua truyền thông, có nghĩa là, văn hóa là các văn bản. Sự mở rộng của cái khác biệt, có nghĩa là, văn hóa là sự đa dạng. N.T. Giang / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 27 (2011) 151‑162 chỉ là một trong những cách nhìn nhận. Không phải lúc nào sự phản tư, sự giải cấu trúc, và sự không bất biến của quá trình nhận thức cũng đồng nghĩa với hư vô chủ nghĩa. Một phản đề quan trọng, và cũng là một hướng nghiên cứu rất cần thiết để làm đối trọng cho góc tiếp cận mang màu sắc quyết định luận truyền thông mà tôi trình bày trong bài viết này là lý thuyết về sự tự chủ cá nhân (agency)18. Bên cạnh sự thuyết phục về tầm quan trọng của truyền thông đại chúng, chúng ta bắt buộc phải xem xét tới sự tiếp nhận chủ động và độc lập từ phía công chúng. Tính tự chủ ở đây được hiểu là năng lực xã hội của con người trong việc đưa ra quyết định và tạo sự khác biệt. Nếu như toàn bộ sự tái trình hiện của truyền thông đại chúng giống như một tổ hợp âm nhạc không tác giả một hoàn cảnh cho sẵn - thì mỗi cá nhân vẫn đang trình diễn điệu nhảy riêng của mình, góp phần làm thay đổi hoàn cảnh sẵn có, và tạo nên những giá trị cũng như tính trách nhiệm riêng cho bản thân [10]. Với tư cách một người tham gia vào công tác giảng dạy, tôi vẫn tin vào vai trò của giáo dục, nhất là trách nhiệm của người dạy trong việc cung cấp các công cụ tư duy cho người học khi các hiện tượng truyền thông ngày càng có tác động lớn tới giới trẻ. Cả nhà báo và độc giả đều cần hiểu rằng không có thứ gì gọi là những màn giải trí "đơn thuần", những văn bản truyền thông "vô can", những nhà báo “vô can”, và ngay cả những độc giả “vô can”. Tất cả những chủ thể một khi đã tham gia vào diễn ngôn, thì dù đứng ở phía nào, cũng phải tuân theo luật lệ của diễn ngôn. Dù là khen, hay chê, thì cũng đồng nghĩa với việc công nhận diễn ngôn đó. Hơn ai hết, công chúng cần hiểu rằng _______ 18 “Sự tự chủ cá nhân” chỉ là một cách diễn nghĩa của thuật ngữ “agency”. Tới thời điểm này, tôi chưa tìm được một cách chuyển dịch thực sự thuyết phục đối với thuật ngữ này. 161 văn bản truyền thông đều mang tính tạo chế, đều ngầm tải nghĩa, giá trị, thiên kiến, và hơn hết, phản ánh các mối quan hệ quyền lực phức tạp. Tìm được một lối sống lành mạnh giữa lòng truyền thông đại chúng không có nghĩa là tẩy chay, mà là vẫn tiêu thụ (và hưởng thụ), nhưng vẫn duy trì một năng lực tự chủ và phản tư cần thiết để cân bằng trong cuộc sống [12]. Cách đây gần 3 thập kỷ, tại Hội nghị Giáo dục truyền thông năm 1982 do Liên hiệp quốc tổ chức, UNESCO đã bày tỏ quan ngại về thế giới truyền thông đại chúng trong Tuyên bố chung của hội nghị: “Nhà trường và gia đình chia sẻ trách nhiệm chuẩn bị cho những người trẻ tuổi sống trong một thế giới của những hình ảnh, ngôn từ, âm thanh với sức tác động mạnh mẽ. Cả trẻ em và người lớn cần được giáo dục về cả ba hệ thống mang tính biểu tượng này. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải đánh giá lại những ưu tiên của giáo dục ” [13]. Để kết thúc, tôi cho rằng chúng ta không chỉ cần tới sự hiểu biết thấu đáo về ba hệ thống ký hiệu trên, mà cùng với đó là giáo dục cho người trẻ một năng lực cảm thụ tốt, và một khả năng tư duy phê phán lành mạnh để họ có thể liên tục quy chiếu những hiện tượng phức tạp của đời sống truyền thông về một trục chuẩn đến từ cảm năng trong sáng và lành mạnh được bồi đắp từ tuổi nhỏ. Đó có lẽ là con đường để chúng ta không rơi vào cực đoan, mà cũng không rơi vào hư vô chủ nghĩa. Tài liệu tham khảo [1] Daniel Broostin, The Image: A Guide to PseudoEvents in America. New York: Athenneum, 1982. [2] John Hartley, Communication, Cultural and Media Studies – The Key Concepts, Routledge, 2002. 162 N.T. Giang / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 27 (2011) 151‑162 [3] R. L Trask, Language and Linguistic – Key Concept, Routledge, 2007, trang 76. [9] Graeme Turner, Understanding Celebrity, SAGE Publication, 2004. [4] Roland Barthes, Những huyền thoại (Phùng Văn Tửu dịch), NXB Tri Thức, 2008, trang 314. [10] Chris Barker, The SAGE Dictionary of Cultural Studies, SAGE, 2004, trang 4. [5] Jean Baudrillard, Simulacra and Simulation, The University of Michigan Press, 2010. [6] Trần Hữu Quang, Công chúng truyền thông đại chúng, Luận án Tiến sĩ Khoa học, 2000. [11] Nguyễn Thu Giang, Cái tôi trong thông điệp quảng cáo, bài đăng trong cuốn Báo chí - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, tập 7, NXB ĐHQG, 2010. [7] Center for Media Literacy, Five key questions that can change the world – Classroom activities for media literacy, Mỹ, 2005. [12] Nguyễn Thu Giang, Tri tạo truyền thông – Một cách tiếp cận trong giáo dục, Tạp chí Nghiên cứu con người số 1, 2011. [8] Louis Wirth, Urbanism as a way of life, bài đăng trong tạp chí America Journal of Socioloy, University of Chicago, 1938. [13] UNESCO, Extracts from the Grĩnwald Declaration on media education, 1982, Website: www.unesco.org. Celebrity and its possible functions Nguyen Thu Giang Faculty of Journalism and Communication, University of Social Sciences and Humanities, VNU, 336 Nguyen Trai, Thanh Xuan, Hanoi, Vietnam The essay is rather a literature review than an independent research, examining the phenomenon of celebrity construction in contemporary Vietnamese media under the perspective of media and cultural theories. The key method is critical discourse analysis. The celebrity is viewed as 1) representation, 2) discourse, 3) commodity. From this approach, the research discusses possible social functions of celebrity: 1) the partly replacement of personal communication, 2) the offer of diverse cultural identities, 3) the ideological function. The research proposes a change in educational approach to provide adequate media literacy for the public to keep a balanced position in the highly symbolically mediated world.