Academia.eduAcademia.edu
HỘ GIA ĐÌNH Ở TỈNH VĨNH LONG: VỊ THẾ KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ NHỮNG CẢM NHẬN VỀ GIA ĐÌNH VÀ CUỘC SỐNG1 HOUSEHOLDS IN PROVINCE VINH LONG: SOCIO-ECONOMIC STATUS AND PERCEPTIONS ON FAMILY AND LIFE GS.TS. Bùi Thế Cường Th.S. Nguyễn Thị Minh Châu Th.S. Đào Quang Bình2 TÓM TẮT Dựa trên bộ số liệu Đề tài “Điều tra cơ bản về cơ cấu xã hội, văn hóa và phúc lợi con người ở tỉnh Vĩnh Long” tiến hành năm 2010, bài viết trình bày bức tranh vị thế kinh tếxã hội của hộ gia đình ở tỉnh Vĩnh Long, đánh giá của đại diện hộ về mức độ hài lòng với công việc và gia đình, về những khó khăn và rắc rối của gia đình, và về dự định của gia đình trong tương lai. ABSTRACTS Based on the data set of the research project “Survey on Social Structure, Culture and Human Welfare in Province Vinh Long” conducted in 2010, the paper describes the socio-economic status of the households in Vinh Long, their satisfaction on work and family life, their family’s troubles and plans. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Vĩnh Long là một trong 13 tỉnh thành thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu. Theo số liệu 2010, Vĩnh Long có diện tích tự nhiên 1.496, 81 km2, với 1.026.521 dân (dân số thành thị chiếm 18%), và mật độ dân số 686 người/km2. Trong Đồng bằng sông Cửu Long, Vĩnh Long là một tỉnh nhỏ về diện tích (chỉ lớn hơn Cần Thơ có diện tích 1.401,6 km2), nhưng có mật độ dân số đứng thứ hai (cũng sau Cần Thơ có mật độ 856 người/km2) (Cục Thống kê Vĩnh Long 2011). Tỉnh Vĩnh Long gồm Thành phố Vĩnh Long và 7 huyện. Vĩnh Long thuộc tỉnh có chỉ số phát triển con người (HDI) cao. Chỉ số này vào năm 2003 là 0,702 (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Long 2006). Năm 2010, GDP bình quân đầu người đạt 21,302 triệu đồng, xấp xỉ mức bình 1 Tham luận Hội thảo Quốc tế “Gia đình Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập từ cách tiếp cận so sánh” do Viện Nghiên cứu gia đình và giới tổ chức tại Hà Nội, 7-8/11/2013. In trong: Nguyễn Hữu Minh (Chủ biên). 2014. Gia đình Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập từ cách tiếp cận so sánh. Hà Nội: Nxb Khoa học xã hội. Trang 33-66. 2 GS.TS. Bùi Thế Cường: Nghiên cứu viên cao cấp Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, Giáo sư thỉnh giảng Viện Nghiên cứu châu Á Đại học Quốc gia Brunei. Th.S. Nguyễn Thị Minh Châu: Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm tư vấn phát triển Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. Th. S. Đào Quang Bình: Phó Giám đốc Trung tâm Xã hội học Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. 1 quân cho cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long (21,310 triệu đồng), đứng thứ 4 trong 13 tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long. Vĩnh Long nằm trên trục đường từ TPHCM xuống Thành phố Cần Thơ và đi các tỉnh miền Tây khác. Vị trí nối giữa 2 thành phố lớn nhất Nam Bộ (sát cạnh Cần Thơ về phía Bắc) đem lại những ưu thế, đồng thời cả những bất lợi cho Vĩnh Long. Nằm trên trục kết nối giữa TPHCM và Cần Thơ, nhu cầu đa dạng của hai thành phố tạo ra thị trường lớn cho Vĩnh Long, thúc đẩy kinh tế Vĩnh Long tăng trưởng. Song, hai cực phát triển này cũng thu hút hầu hết các nguồn lực, khiến cho nhiều tỉnh miền Tây Nam Bộ, trong đó có Vĩnh Long, khó thu hút và tích lũy được những cơ sở phát triển riêng của mình (nhân lực, các tổ chức kinh tế-xã hội, v.v.). Năm 2010, được sự tài trợ của Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Vĩnh Long, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ tiến hành Đề tài “Điều tra cơ bản về cơ cấu xã hội, văn hóa và phúc lợi con người ở tỉnh Vĩnh Long”. Đề tài này nằm trong một hướng nghiên cứu chủ yếu của Viện thời kỳ 2006-2012, theo đó Viện tiến hành quan trắc biến đổi xã hội thông qua các cuộc khảo sát định lượng (survey) có hệ thống trên vùng Nam Bộ (Bùi Thế Cường 2010 và 2012a). Dựa trên thủ tục chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng, cuộc khảo sát đã tiến hành phỏng vấn 1.050 hộ gia đình sinh sống tại 30 xã phường thuộc các huyện, thị và thành phố Vĩnh Long, tại mỗi điểm phỏng vấn 35 hộ gia đình. Bảng hỏi bao gồm hơn 40 câu hỏi tổng hợp, trải dài từ các vấn đề tài sản, thu nhập và chi tiêu, việc làm, phúc lợi, tham gia cộng đồng, lối sống, đánh giá văn hóa và xã hội (Bùi Thế Cường 2012b). Bài viết này trước hết xem xét tình trạng các hộ gia đình ở Vĩnh Long được phân bố vào những vị thế kinh tế-xã hội như thế nào. Tiếp đó, xem xét đánh giá của đại diện các hộ gia đình về việc làm, thu nhập và cuộc sống gia đình. 2. PHÂN BỐ HỘ GIA ĐÌNH TRONG MỘT CƠ CẤU VỊ THẾ KINH TẾ-XÃ HỘI Để tìm hiểu vị thế kinh tế-xã hội của các gia đình, dựa trên nghề nghiệp hiện tại của đại diện hộ gia đình, Đề tài phân bố các hộ gia đình vào 6 nhóm vị thế xã hội-nghề nghiệp sau đây: Nhóm cán bộ quản lý, chủ sở hữu các cơ sở kinh tế và xã hội chính thức (có đăng ký tư cách pháp nhân); Nhóm lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao; Nhóm lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật trung bình; Nhóm chủ kinh tế hộ gia đình; Nhóm lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp, khu vực kinh tế phi chính thức; và Nhóm khác (nội trợ, không có việc làm, đang đi học, …). Từ 6 nhóm vị thế xã hội-nghề nghiệp, chúng tôi xếp vào 3 nhóm tạm gọi là 3 nhóm giai tầng. Trong đó tầng cao gồm 2 nhóm xã hội-nghề nghiệp đầu, tầng giữa (hay tầng trung bình) gồm nhóm thứ 3 và 4, tầng thấp gồm nhóm thứ 5 (Nhóm thứ 6: Nhóm khác, loại ra khỏi sự phân tích này). Ngoài ra, Đề tài còn sử dụng sự phân chia theo nhóm ngũ vị phân thu nhập. 2 Về mặt vị thế xã hội-nghề nghiệp, chỉ có 0,5% người trả lời thay mặt hộ gia đình có vị thế xã hội-nghề nghiệp là cán bộ quản lý hoặc chủ sở hữu các tổ chức kinh tế-xã hội chính thức; 1,1% thuộc nhóm người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao; 3,0% thuộc nhóm người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật trung bình; 42,5% là chủ kinh tế hộ gia đình; 31,4% thuộc nhóm người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp, làm ở khu vực kinh tế phi chính thức. Phần còn lại thuộc nhóm cao tuổi, không làm việc, đi học, v.v. Cơ cấu này cho thấy gần 75% làm việc trong khu vực kinh tế hộ gia đình và có kỹ năng chuyên môn thấp. Không đầy 2% có trình độ chuyên môn cao hoặc đảm nhiệm chức năng quản lý. Tỷ lệ nữ ở nhóm trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp khu vực phi chính thức và ở nhóm khác (bao gồm nội trợ, không việc làm,…) cao gấp đôi tỷ lệ nam ở các nhóm này (72,8% so với 36%). (Bảng 1). Tương quan của nhóm vị thế xã hội nghề nghiệp và giai tầng với thu nhập (vị thế trong các nhóm ngũ vị phân) không thể hiện các xu thế rõ ràng, nhưng nhìn chung các nhóm vị thế xã hội-nghề nghiệp cao, tầng lớp cao có xu hướng phân bố nhiều hơn vào các nhóm khá giả hơn. (Bảng 2). Các hộ gia đình Vĩnh Long có diện tích nhà ở bình quân nhân khẩu 24m2, diện tích đất thổ cư bình quân nhân khẩu 46,34m2. Thu nhập bình quân nhân khẩu tháng 999.800 đồng, chi tiêu bình quân nhân khẩu tháng 654.130 đồng (năm 2010). Theo Niên giám Thống kê Vĩnh Long, năm 2008 con số này là 996.300 đồng và 732.300 đồng. Năm 2009 (năm tương đương với thời gian tính toán trong cuộc điều tra), thu nhập bình quân nhân khẩu tháng 1.104.000 đồng. Bảng 3 cho thấy có sự khác biệt rất đáng kể giữa các hộ gia đình thuộc các nhóm xã hội khác nhau về bất động sản (diện tích nhà ở, đất thổ cư), thu nhập và chi tiêu. Tầng cao có diện tích nhà ở gấp 1,34 lần, có diện tích đất thổ cư gấp 1,73 lần tầng thấp. Trong nhóm tầng cao, 23,5% còn có sở hữu nhà hoặc đất thổ cư ở nơi khác, trong khi đó tỷ lệ này ở tầng trung bình chỉ là 5,9% và tầng thấp chỉ là 3%. Về mặt địa bàn, có 7,9% hộ gia đình ở đô thị nói rằng họ còn có sở hữu nhà hoặc đất thổ cư ở nơi khác. Con số này là 4,0% ở nông thôn. Tầng cao có mức thu nhập bình quân đầu người gấp 2 lần, có mức chi tiêu bình quân đầu người gấp 1,77 lần tầng thấp. Mức chênh lệch theo nhóm ngũ vị phân còn cao hơn nữa. Mức chênh lệch thu nhập giữa nhóm 20% giàu và nhóm 20% nghèo là 8,24 lần (con số này là 10,5 lần cho toàn vùng Tây Nam Bộ, theo khảo sát của Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ 2008 (Bùi Thế Cường và Lê Thanh Sang 2010). Một cách tính khác sẽ cho ta ấn tượng rõ ràng hơn về sự khác biệt. Cái bánh thu nhập được chia như thế nào giữa các giai tầng ở Vĩnh Long? Tính toán từ Bảng 3 cho thấy, xét theo nhóm xã hội-nghề nghiệp, nhóm cán bộ quản lý và chủ sở hữu chiếm 28% chiếc bánh thu nhập, nhóm lao động có trình độ cao chiếm 24%, nhóm lao động có trình độ trung bình chiếm 19,3%, nhóm chủ kinh tế hộ gia đình chiếm 16,5% và nhóm lao động trình độ thấp chiếm 12,1%. Xét theo tiêu chí tầng lớp, tầng cao chiếm 46,7% chiếc bánh, tầng giữa chiếm 30,9% và tầng dưới chiếm 22,4%. Xét việc phân chia chiếc bánh theo 3 nhóm ngũ vị phân, ta thấy nhóm 20% giàu chiếm 47,7%, nhóm khá giả chỉ còn dưới một nửa mức này (21,2%), nhóm trung bình 14,8%, nhóm cận nghèp 10,4% và nhóm nghèo 5,8%. Nói cách khác, nhóm giàu chiếm 20% dân số song sở hữu và tiêu xài gần một nửa cái bánh. Bốn nhóm còn lại (80% dân số) chia nhau nửa chiếc bánh còn lại. Biểu đồ thu nhập và chi tiêu theo nhóm ngũ vị phân Thu nhập bqnk/tháng (Ngàn đồng) Chi tiêu bqnk/tháng (Ngàn đồng) 2368.47 1098.58 1061.42 671.69 733.8 573.48 518.03 450.86 375.25 287.43 Nhóm giàu Nhóm khá giả Nhóm trung bình Nhóm cận nghèo Nhóm nghèo Biểu đồ 1. Khác biệt thu nhập và chi tiêu theo nhóm ngũ vị phân, Vĩnh Long 2010 Biểu đồ 2. Phân chia chiếc bánh thu nhập theo nhóm ngũ vị phân, Vĩnh Long 2010, % 3. THAY ĐỔI CUỘC SỐNG TRONG THẬP NIÊN 2000 Trong nghiên cứu, chúng tôi đưa ra 8 hình thái thay đổi cuộc sống gia đình trong thập niên 2000 và yêu cầu các hộ gia đình chọn hình thái phù hợp nhất với mình. Tám hình thái thay đổi đó như sau: không thay đổi; lên xuống lên; luôn tốt dần; xuống rồi lên; luôn 4 xuống dần; lên rồi xuống; không thay đổi sau đó đi xuống rồi giữ ở mức thấp; không thay đổi sau đó đi lên và giữ ở mức cao. Trong quá trình phân tích, chúng tôi nhóm lại thành 3 hình thái chính: không thay đổi, nhìn chung là đi lên, nhìn chung là đi xuống. Biểu đồ 3. Thay đổi cuộc sống gia đình trong thời kỳ 2000-2010 theo giai tầng và nhóm ngũ vị phân, Vĩnh Long 2010, % Bảng 4 mô tả hình thái thay đổi đời sống của gia đình theo khu vực và giới. Nhìn chung, khoảng 1/3 người trả lời cho rằng trong 10 năm qua (2000-2010) cuộc sống gia đình họ 5 không thay đổi, hơn một nửa (51,2%) cho rằng gia đình họ đã có cuộc sống nhìn chung là đi lên, khoảng 15% nói rằng cuộc sống gia đình họ nhìn chung là có xu hướng đi xuống. Có nhiều hộ gia đình nông thôn có xu hướng thay đổi theo hướng đi lên hơn là hộ gia đình ở đô thị (52% so với 45%). Đáng chú ý là sự khác biệt giới. Có 38,6% hộ gia đình mà đại diện là nữ nói rằng cuộc sống gia đình họ không thay đổi trong thập niên 2000. Con số này là 29,6% trong các hộ gia đình mà đại diện phỏng vấn là nam. Có 45,7% hộ gia đình mà đại diện là nữ nói rằng cuộc sống gia đình họ thay đổi theo hướng tích cực trong thập niên 2000. Con số này là 55,8% trong các hộ gia đình mà đại diện phỏng vấn là nam. Các nhóm vị thế xã hội chiếm vị trí khác nhau trong cơ cấu kinh tế, chính trị và xã hội. Do đó trong bối cảnh nền kinh tế biến đổi nhanh chóng như trong thập niên vừa qua, sẽ có những khác biệt trong thay đổi cuộc sống, phản ánh trong hình dạng thay đổi cuộc sống mà cuộc khảo sát đã thu thập. Nói cách khác, hình dạng thay đổi cuộc sống cũng được “cơ cấu hóa” theo cùng một khuôn mẫu như nhiều chỉ báo khác ở trên. Hình dạng thay đổi tích cực tăng từ 47,4% trong các hộ gia đình tầng thấp, lên 58,6% ở tầng giữa, và 64,7% ở tầng cao. Đặc biệt nhóm tầng giữa có tỷ lệ cao nhất trong hình dạng tiêu cực (19,5%), so với 10% ở tầng cao và 13,7% ở tầng thấp. (Bảng 5). Bức tranh tương phản đặc biệt thấy rõ theo sự khác biệt của 5 nhóm ngũ vị phân (20%) theo tiêu chí thu nhập. Tỷ lệ hình dạng cuộc sống không thay đổi trong 10 năm qua tăng đều từ 20% ở nhóm giàu lên tới 40% ở nhóm nghèo. Tỷ lệ có hình dạng thay đổi tích cực giảm từ 70% ở nhóm giàu xuống tới 32,4% ở nhóm nghèo. (Bảng 6). 4. HÀI LÒNG VỀ MỨC SỐNG, VIỆC LÀM VÀ ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH Cuộc khảo sát đưa ra câu hỏi để người trả lời đánh giá về mức độ hài lòng với công việc hiện nay của mình (Bảng 7). Nhìn chung, có 13,8% số người được hỏi nói rằng họ không hài lòng với việc làm hiện nay của bản thân, có 44,4% thấy bình thường. Tỷ lệ hài lòng là 26,8%. Nếu chỉ tính trong số những người đang có công việc, 16% nói họ không hài lòng, 51,3% cảm thấy bình thường, và 31,2% hài lòng. Xét về một số khía cạnh trong công việc, đối với mức thu nhập từ công việc đang làm, 37,6% nói họ không hài lòng; 30% thể hiện sự hài lòng. Về mức độ ổn định của công việc, 15,2% không hài lòng, 34% hài lòng. Về uy tín xã hội của công việc đang làm, 6,5% nói họ thấy không hài lòng, 20,5% hài lòng, 69% cảm thấy bình thường. Mức độ hài lòng được cơ cấu hóa khá rõ rệt theo địa bàn, giới và đặc biệt là các nhóm vị thế xã hội. Nhiều người dân nông thôn hơn người dân đô thị thấy hài lòng với công việc (18,5% ở đô thị so với 28,1% ở nông thôn thấy hài lòng). Tỷ lệ nam cao hơn nhiều tỷ lệ nữ: 32,2% so với 20,5%. 6 Đặc biệt rõ rệt là sự khác biệt trong các kiểu nhóm vị thế xã hội. Tỷ lệ hài lòng với công việc của bản thân tăng từ nhóm xã hội-nghề nghiệp bậc thấp lên nhóm bậc cao, từ giai tầng thấp lên giai tầng cao, và từ nhóm nghèo lên nhóm giàu. Trong khi chỉ có 24,7% số người được hỏi thuộc nhóm lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp khu vực phi chính thức tỏ ra hài lòng với công việc bản thân hiện nay, thì tỷ lệ này ở nhóm lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao là 57,4% và nhóm cán bộ quản lý, chủ sở hữu các tổ chức kinh tế-xã hội là 60%. Trong khi chỉ có 11,6% số người được hỏi thuộc nhóm hộ nghèo tỏ ra hài lòng với công việc bản thân hiện nay, thì tỷ lệ này ở nhóm khá giả là 32% và nhóm giàu là 46,6%. (Bảng 7). Cuộc khảo sát đặt ra câu hỏi đánh giá về sự hài lòng đối với một số khía cạnh của phúc lợi gia đình: mức sống, điều kiện ở, việc làm, điều kiện học của con em, tình trạng sức khỏe, điều kiện vui chơi giải trí, sự hòa thuận trong gia đình, quan hệ với xóm giềng (Bảng 8 và 9). Đối với mức sống của gia đình hiện nay, nói chung cư dân Vĩnh Long chia đều thành 3 phần: 35,9% nói họ không hài lòng; 31,3% thấy bình thường; 32,8% thấy hài lòng. Đối với điều kiện ở, xu hướng rõ rệt hơn và hài lòng hơn: 22,3% không hài lòng, 36,2% thấy bình thường và 41,5% thấy hài lòng. Xu hướng tương tự là đánh giá về việc làm ăn của mọi người trong gia đình: 3 mức độ đánh giá trên lần lượt là 24,2%, 39,7% và 36,1%. Đối với điều kiện học của con em, tỷ lệ không hài lòng rất thấp (6,8%). Về tình hình sức khỏe trong gia đình, 27,8% không hài lòng. Đối với điều kiện vui chơi giải trí, chỉ trên 1/5 tỏ ra hài lòng (21,6%). Điểm sáng là tỷ lệ không hài lòng với sự hòa thuận trong gia đình và quan hệ láng giềng rất thấp (lần lượt là 1,7% và 1,4%). Còn tỷ lệ hài lòng là khá cao (70,0% và 61,9%). (Bảng 8). Những đánh giá như trên tỏ ra không khác biệt lắm giữa đô thị và nông thôn, nhưng nhìn chung tỷ lệ không hài lòng ở nông thôn cao hơn ở đô thị. Riêng đối với sự hòa thuận trong gia đình và quan hệ láng giềng, đánh giá ở nông thôn tốt hơn. Đối với sự hòa thuận trong gia đình, tỷ lệ hài lòng ở đô thị là 67,4% và ở nông thôn là 70,5%. Đối với quan hệ láng giềng, tỷ lệ hài lòng ở đô thị chỉ là 47,1% và ở nông thôn là 64,2%. Điều này cũng phù hợp với quan sát thông thường. Quan hệ gia đình và xóm giềng ở nông thôn có thể được hậu thuẫn hơn bởi những giá trị và chuẩn mực văn hóa cổ truyền. Tổ chức không gian và khoảng cách địa lý cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc giảm nhẹ xung đột và nâng cao liên hệ xã hội. Ở nông thôn, tổ chức không gian mở (ít cửa ngõ, tường rào, người ta có thể nhìn thấy nhau và sang nhà nhau dễ dàng) nhưng khoảng cách địa lý lại không quá chật chội (mật độ dân số không cao, mỗi hộ gia đình có diện tích tương đối rộng). Trong khi đó, phần lớn khu đô thị có tổ chức không gian khép kín (căn hộ, nhà ống, nhiều cửa ngõ, tường rào, với tư thế phòng vệ an ninh cao) và khoảng cách địa lý chật chội (mật độ dân số cao, diện tích mỗi hộ gia đình nhỏ hẹp). (Bảng 8). 7 Khác biệt vị thế kinh tế-xã hội đóng dấu ấn cơ cấu hóa rõ rệt hơn trong hầu hết những đánh giá, nhất là về mức sống, điều kiện ở, công việc, điều kiện học của con em, và sức khỏe. (Bảng 8 và 9). Tỷ lệ hài lòng với mức sống của gia đình hiện tại tăng từ 24,9% ở tầng thấp lên 39,9% ở tầng giữa, và 47,1% ở tầng cao. Ngược lại, tỷ lệ không hài lòng từ 46,2% ở tầng thấp giảm mạnh xuống 27,8% ở tầng giữa, và 23,5% ở tầng cao. Sự khác biệt theo nhóm ngũ vị phân cũng có xu hướng tương tự. Tỷ lệ hài lòng tăng đều đặn từ 12,2% ở nhóm nghèo lên 61,0% ở nhóm giàu. Ngược lại, tỷ lệ không hài lòng giảm đều đặn từ 55,9% ở nhóm nghèo xuống còn 17,6% ở nhóm giàu. Đối với điều kiện ở, tỷ lệ hài lòng tăng từ 33,4% ở tầng thấp lên 47,9% ở tầng giữa, và 76,5% ở tầng cao. Tỷ lệ hài lòng cũng tăng đều đặn từ 23,9% ở nhóm nghèo lên 65,2% ở nhóm giàu. Đối với tình hình việc làm và công việc làm ăn của gia đình, tỷ lệ hài lòng tăng từ 29,9% ở tầng thấp lên 43,3% ở tầng giữa, và 52,9% ở tầng cao. Tỷ lệ hài lòng cũng tăng đều đặn từ 19,4% ở nhóm nghèo lên 62,5% ở nhóm giàu. Đối với điều kiện học của con em, tỷ lệ hài lòng tăng từ 41,0% ở tầng thấp lên 50,6% ở tầng giữa, và 52,9% ở tầng cao. Nhưng tỷ lệ không hài lòng khác biệt không đáng kể giữa ba tầng (tăng từ 4% đến 8%). Xét theo nhóm ngũ vị phân, tỷ lệ hài lòng tăng từ 28,6% ở nhóm nghèo lên 56,7% ở nhóm giàu. Tỷ lệ không hài lòng khá thấp ở nhóm trung bình, khá giả và giàu (3% đến 5%). Nhưng tỷ lệ này lại tăng lên ở nhóm cận nghèo (7,9%) và đặc biệt là ở nhóm nghèo (14,6%). Đối với sức khỏe trong gia đình, tỷ lệ hài lòng tăng từ 32,8% ở tầng thấp lên 41,6% ở tầng giữa, và 58,8% ở tầng cao. Tỷ lệ hài lòng cũng tăng đều đặn từ 22,5% ở nhóm nghèo lên 52,9% ở nhóm giàu. Cuộc khảo sát đã đưa ra thang điểm về đánh giá của người trả lời đối với tình trạng đời sống gia đình. Đây là thang 5 điểm, theo đó điểm 1 là rất không hài lòng, điểm 3 là trung bình, và điểm 5 là rất hài lòng. Kết quả cho thấy, các hộ gia đình Vĩnh Long cho 2,99 điểm đối với sự hài lòng về mức sống của gia đình hiện nay; cho 3,19 điểm về tình trạng việc làm của gia đình; cho 3,20 điểm về tình trạng sức khỏe gia đình; và cho điểm tổng quát là 3,38 điểm (3,50 được xem là trung điểm giữa trung bình và hài lòng). (Bảng 10). Xét về mặt cho điểm về mức độ hài lòng đối với mức sống, việc làm, sức khỏe của gia đình, có sự chênh lệch có ý nghĩa giữa các giai tầng. Nhìn chung, xu thế tăng điểm đi từ tầng thấp qua tầng giữa đến tầng cao. Chẳng hạn, đối với sự hài lòng về cuộc sống gia đình nói chung, tầng thấp cho 3,19 điểm; tầng giữa cho 3,49; tầng cao cho 3,59 điểm (điểm của toàn mẫu là 3,38). (Bảng 10). 8 Biểu đồ 4. Mức độ hài lòng với cuộc sống theo giai tầng, Vĩnh Long 2010, thang điểm 5 5. NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA GIA ĐÌNH Cuộc nghiên cứu hỏi ý kiến hộ gia đình về việc gặp khó khăn hay rắc rối trong 9 lĩnh vực khác nhau của đời sống, bao gồm kinh tế, nhà ở, sức khỏe, việc làm, quan hệ gia đình và hàng xóm. Bảng 11 cho thấy nhìn chung các hộ gia đình Vĩnh Long không gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, đa số lựa chọn phương án trả lời “bình thường” (giữa có và không có khó khăn), được xem là không có khó khăn hoặc có khó khăn nhưng không đáng kể. Tỷ lệ đáng kể có khó khăn tập trung trong 3 vấn đề chính: kinh tế gia đình (42,9%); sức khỏe của người thân trong gia đình (30,2%); đầu tư, kinh doanh (22,7%). Trong những vấn đề này, xu hướng chung là nhiều hộ gia đình ở nông thôn gặp khó khăn hơn so với đô thị, hộ nghèo hơn dễ gặp khó khăn hơn hộ ít nghèo. Tỷ lệ hộ gia đình có những khó khăn, rắc rối, nhìn chung tăng lên theo sự khác biệt nhóm xã hội. Trong khi có 27,3% hộ gia đình thuộc tầng cao gặp khó khăn về đầu tư, kinh doanh, thì tỷ lệ này là 32,6% ở tầng giữa và 39% ở tầng thấp. Đối với khó khăn trong kinh tế gia đình, sự khác biệt còn rõ rệt hơn nữa. Lần lượt 3 tỷ lệ này là 5,9% đến 34,2% và đến 56,1%. Khó khăn về sức khỏe của người trong gia đình cũng có xu hướng tương tự: 17,6%; 25,2%; 34%. (Bảng 12). 6. KẾ HOẠCH GIA ĐÌNH TRONG 5 NĂM TỚI Cuộc khảo sát đã nêu lên câu hỏi về dự định của gia đình trong 5 năm tới. Đây là một câu hỏi có ý nghĩa quan trọng về mặt văn hóa và quản lý xã hội. Dự định của các cá nhân, hộ 9 gia đình và tầng lớp xã hội phản ánh trạng thái văn hóa-xã hội hiện tại, đồng thời cho ta dự đoán định hướng văn hóa cũng như chuyển động của xã hội trong tương lai. Những dự định trong 5 năm tới mà có tỷ lệ cao các hộ gia đình nêu lên lần lượt là: tiết kiệm phòng xa; đầu tư vào việc học của con cái; nhà ở; đầu tư vào sản xuất. Không có sự khác biệt lớn theo địa bàn và tầng lớp. Tuy nhiên một bộ phận đáng kể dân cư nông thôn và dân cư nghèo nhắc đến vấn đề trả nợ. Tiết kiệm và đầu tư cho con cái học hành tiếp tục là dự định ưu tiên nhất. (Bảng 13 và 14). 7. KẾT LUẬN Cơ cấu các vị thế kinh tế-xã hội. Các hộ gia đình ở Vĩnh Long được phân bố vào một cơ cấu vị thế xã hội-nghề nghiệp còn mang tính quá độ truyền thống (kinh tế hộ gia đình và lao động trình độ kỹ thuật bậc thấp chiếm tỷ trọng cao). Nhiều đặc điểm kinh tế-xã hội của các hộ gia đình chịu sự “cơ cấu hóa” theo vị thế kinh tế-xã hội. Thay đổi cuộc sống của hộ gia đình thập niên 2000: gam màu sáng là chủ đạo. Về mặt thay đổi trong đời sống của các hộ gia đình ở Vĩnh Long, ổn định và đi lên là xu hướng cơ bản trong thập niên vừa qua. Mặc dù xu hướng này cũng bị “cơ cấu hóa” theo đặc tính phân tầng xã hội, song tin tốt lành là ngay trong tầng lớp thấp, cũng có tới gần một nửa hộ gia đình có hình dạng thay đổi theo hướng tích cực và chỉ khoảng 14% trong tầng này có hình dạng thay đổi tiêu cực. Sự hài lòng vừa phải và chịu sự “cơ cấu hóa”. Nhìn chung sự hài lòng được chia đều làm 3 phần trong các hộ gia đình Vĩnh Long: khoảng 1/3 hài lòng, 1/3 thấy “bình thường”, 1/3 không hài lòng. Kinh tế và sức khỏe là hai lo lắng phổ biến nhất. Các hộ gia đình Vĩnh Long cũng tự cho mình điểm trung bình khá (3,38 trên thang điểm 5) về mức độ hài lòng đối với tình trạng gia đình hiện tại. Những chỉ số này chịu sự “cơ cấu hóa”, tức là biến thiên giữa các tầng lớp xã hội theo hướng đô thị hài lòng hơn nông thôn, tầng lớp cao hài lòng hơn tầng lớp thấp. Ba khó khăn chính của gia đình cũng chịu sự “cơ cấu hóa”. Nhìn chung các hộ gia đình Vĩnh Long tự nhận thấy họ có cuộc sống bình thường, không có khó khăn, rắc rối đáng kể. Các khó khăn tập trung trong ba vấn đề chính: kinh tế gia đình; sức khỏe của người thân trong gia đình; việc đầu tư, kinh doanh. Về mặt này xu hướng cơ cấu hóa theo giai tầng và kinh tế cũng rất rõ rệt. Đầu tư vào tương lai: Tiết kiệm và học tập. Về dự định cho tương lai 5 năm tới, các hộ gia đình Vĩnh Long nhấn mạnh đến tiết kiệm và học tập. Thực ra, có thể “đọc” (giải thích, giải mã) điều này theo cả 2 chiều. Một mặt, đây là tin tốt lành cho quốc gia, tin mừng đối với nhà hoạch định chính sách. Một dân tộc nhấn mạnh đến tiết kiệm và học vấn, có thể dự đoán một tiền đồ tốt đẹp cho dân tộc ấy. Định hướng “tiết kiệm và học tập” là một nguồn vốn tài chính và vốn văn hóa-xã hội quan trọng, chứa đựng tiềm năng 10 tác động lan tỏa dây chuyền lớn lao. Nhưng mặt khác, người ta cũng có thể rút ra một thực tế là người dân còn lo ngại về tương lai của mình (do thiếu một cơ chế phúc lợi xã hội chắc chắn), và chi phí cho giáo dục ngày càng đắt đỏ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Long. 2006. Báo cáo khoa học đề tài nghiên cứu đo đạc chỉ số phát triển con người (HDI) của tỉnh Vĩnh Long năm 2003. Vĩnh Long. 2. Cục Thống kê Vĩnh Long. 2011. Niên giám Thống kê 2010 Vĩnh Long. Hà Nội: Nxb Thống kê. 3. Bùi Thế Cường. 2010. Khoa học xã hội Đồng bằng sông Cửu Long góp phần vào sự phát triển vùng giai đoạn 2011-2015. Tạp chí Khoa học xã hội. Số 2(138). Trang 314. 4. Bùi Thế Cường, Lê Thanh Sang. 2010. Một số vấn đề về cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội ở Tây Nam Bộ: Kết quả từ cuộc khảo sát định lượng năm 2008. Tạp chí Khoa học xã hội. Số 3(139). Trang 35-47. 5. Bùi Thế Cường. 2012a. Quan trắc cơ cấu giai tầng xã hội để phục vụ quản lý phát triển. Tham luận tại Hội thảo “Khoa học và công nghệ - Thực trạng và yêu cầu phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long” do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức tại tỉnh Hậu Giang ngày 9/8/2012. In trong: Bộ Khoa học và Công nghệ và Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang. “Báo cáo tham luận Hội thảo ‘Khoa học và công nghệ với sự phát triển bền vững của vùng Đồng bằng sông Cửu Long”. Tháng 8/2012. 6. Bùi Thế Cường. 2012b. Điều tra cơ bản về cơ cấu xã hội, văn hóa và phúc lợi con người ở tỉnh Vĩnh Long. Báo cáo Đề tài. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Long và Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ. Tháng 11/2012. 11 PHỤ LỤC. MỘT SỐ BẢNG THỐNG KÊ CƠ BẢN Bảng 1. Phân bố nhóm vị thế xã hội theo khu vực và giới tính, Vĩnh Long 2010, % TT I 1 2 3 4 5 II 1 2 3 III 1 2 3 4 5 Nhóm vị thế Nhóm xã hội-nghề nghiệp Nhóm cán bộ quản lý, chủ sở hữu các tổ chức kinh tế-xã hội chính thức Nhóm lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao Nhóm lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật trung bình Nhóm chủ kinh tế hộ gia đình Nhóm lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp khu vực phi chính thức Tổng Tầng lớp Tầng cao Tầng trung bình Tầng thấp Tổng Nhóm ngũ vị phân Nhóm giàu Nhóm khá giả Nhóm trung bình Nhóm cận nghèo Nhóm nghèo Tổng Khu vực Đô thị Nông thôn Giới tính Nam Nữ Chung 0,0 4,3 7,6 44,6 0,7 1,1 3,3 55,3 0,6 1,6 3,1 65,8 0,6 1,3 4,8 35,0 0,5 1,1 3,0 42,5 43,5 100,0 39,6 100,0 29,0 100,0 58,2 100,0 31,4 100,0 4,3 52,2 43,5 100,0 1,8 58,6 39,6 100,0 2,2 68,9 29,0 100,0 1,9 39,9 58,2 100,0 1,6 45,5 31,4 100,0 34,3 18,6 20,0 14,3 12,9 100,0 17,8 19,8 20,4 20,2 21,8 100,0 20,6 20,1 18,5 18,8 22,0 100,0 19,3 19,1 22,6 20,1 18,9 100,0 20,0 20,0 20,0 20,0 20,0 100,0 Nguồn: Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Vĩnh Long và Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. 2010. Bộ số liệu Đề tài “Điều tra cơ bản về cơ cấu xã hội, văn hóa và phúc lợi con người ở tỉnh Vĩnh Long”. Chủ nhiệm Đề tài: Bùi Thế Cường. 12 Bảng 2. Phân bố nhóm vị thế xã hội theo nhóm ngũ vị phân, Vĩnh Long 2010, % TT Nhóm vị thế xã hội Nghèo I 1 2 3 4 5 II 1 2 3 Nhóm xã hội-nghề nghiệp Nhóm cán bộ quản lý, chủ sở hữu các tổ chức kinh tế-xã hội chính thức Nhóm lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao Nhóm lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật trung bình Nhóm chủ kinh tế hộ gia đình Nhóm lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp khu vực phi chính thức Tổng Tầng lớp Tầng cao Tầng trung bình Tầng thấp Tổng Năm nhóm ngũ vị phân Cận Trung Khá giả nghèo bình Chung Giàu 0,6 0,6 0,0 0,0 1,9 0,6 0,0 0,0 0,6 4,1 2,5 1,5 1,9 1,9 4,0 2,9 8,0 3,8 50,6 54,8 47,4 55,8 62,3 54,1 46,8 42,6 48,0 37,2 25,3 40,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100 100,0 0,6 52,5 46,8 0,6 56,8 42,6 0,6 51,4 48,0 4,1 58,7 37,2 4,3 70,4 25,3 2,1 57,9 40,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100 100,0 Nguồn: Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Vĩnh Long và Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. 2010. Bộ số liệu Đề tài “Điều tra cơ bản về cơ cấu xã hội, văn hóa và phúc lợi con người ở tỉnh Vĩnh Long”. Chủ nhiệm Đề tài: Bùi Thế Cường. 13 Bảng 3. Chỉ số kinh tế-xã hội (bất động sản, kinh tế, học vấn) theo ba kiểu nhóm vị thế xã hội, Vĩnh Long 2010 TT Nhóm vị thế I 1 Nhóm xã hội-nghề nghiệp Nhóm cán bộ quản lý, chủ sở hữu các tổ chức kinh tế-xã hội chính thức Nhóm lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao Nhóm lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật trung bình Nhóm chủ kinh tế hộ gia đình Nhóm lao động có trình độ chuyên môn thấp, khu vực phi chính thức Tổng Tầng lớp Tầng cao Tầng trung bình Tầng thấp Tổng Nhóm thu nhập ngũ vị phân (20%) Nhóm giàu Nhóm khá giả Nhóm trung bình Nhóm cận nghèo Nhóm nghèo Tổng 2 3 4 5 II 1 2 3 III 1 2 3 4 5 Diện tích nhà ở (m2) Số năm đi học Diện tích đất ở (m2) Thu nhập bqnk/tháng (Ngàn đồng) Chi tiêu bqnk/tháng (Ngàn đồng) 25,80 78,13 1.871,93 1.210,59 10,20 28,98 66,62 1.597,23 980,85 14,75 25,80 53,85 1.284,50 842,83 10,42 28,98 25,10 50,52 40,26 1.097,27 806,08 671,95 591,87 6,78 6,07 25,58 46,84 999,8 654,13 6,77 28,04 25,55 20,90 23,7 69,50 50,75 40,26 46,8 1.678,03 1.109,47 806,08 999,8 1.048,42 683,08 591,87 654,1 13,41 7,02 6,07 6,7 33,36 26,89 22,89 19,93 17,06 23,9 59,48 52,45 46,92 41,32 30,59 46,3 2.368,47 1.061,42 733,80 518,03 287,43 991,2 1.098,58 671,69 573,48 450,86 375,25 633,16 7,86 7,07 6,46 5,64 5,33 6,4 Nguồn: Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Vĩnh Long và Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. 2010. Bộ số liệu Đề tài “Điều tra cơ bản về cơ cấu xã hội, văn hóa và phúc lợi con người ở tỉnh Vĩnh Long”. Chủ nhiệm Đề tài: Bùi Thế Cường. 14 Bảng 4. Hình dạng thay đổi cuộc sống gia đình 10 năm qua theo khu vực và giới tính, Vĩnh Long 2010, % TT A 1 2 3 4 5 6 7 8 B 1 2 3 Hình dạng thay đổi cuộc sống trong 10 năm qua 8 hình dạng cụ thể Không thay đổi Lên, xuống, lên Luôn tốt dần Xuống rồi lên Luôn xuống dần Lên rồi xuống Không thay đổi sau đó đi xuống và giữ ở mức thấp Không thay đổi sau đó đi lên và giữ ở mức cao Tổng 3 hình dạng chính Không thay đổi (H1) Hình dạng tích cực (H2, 3, 4, 8) Hình dạng tiêu cực (H5, 6, 7) Tổng Khu vực Đô thị Nông thôn Giới tính Nam Nữ Chung 40,0 9,3 28,6 1,4 7,9 1,4 5,7 32,7 7,1 31,2 2,2 7,8 2,4 4,9 29,6 9,5 31,2 2,1 7,0 2,1 5,5 38,6 5,0 30,5 2,1 8,7 2,5 4,6 33,7 7,4 30,9 2,1 7,8 2,3 5,0 5,7 11,5 13,0 8,1 10,8 100,0 99,8 100,0 100,1 100,0 40,0 45,0 32,7 52,0 29,6 55,8 38,6 45,7 33,7 51,2 15,0 100,0 15,1 99,8 14,6 100,0 15,8 100,1 15,1 100,0 Nguồn: Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Vĩnh Long và Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. 2010. Bộ số liệu Đề tài “Điều tra cơ bản về cơ cấu xã hội, văn hóa và phúc lợi con người ở tỉnh Vĩnh Long”. Chủ nhiệm Đề tài: Bùi Thế Cường. Bảng 5. Hình dạng thay đổi cuộc sống 10 năm qua theo ba tầng lớp, Vĩnh Long 2010, %. TT Đặc điểm hình dạng A 1 2 3 4 5 6 7 8 8 hình dạng cụ thể Không thay đổi Lên, xuống, lên Luôn tốt dần Xuống rồi lên Luôn xuống dần Lên rồi xuống Không thay đổi sau đó đi xuống và giữ ở mức thấp Không thay đổi sau đó đi lên và giữ ở mức cao Tổng 3 hình dạng chính Không thay đổi (H1) Hình dạng tích cực (H2, 3, 4, 8) Hình dạng tiêu cực (H5, 6, 7) Tổng B 1 2 3 Tầng cao Tầng trung bình Tầng thấp Chung 29.4 0.0 35.3 5.9 12.8 5.9 0.0 0.0 100.0 31.3 8.2 34.9 2.7 10.9 4.4 2.1 3.6 100.0 33.1 7.9 26.7 1.8 12.3 11.6 1.8 6.1 100.0 33,7 7,4 30,9 2,1 7,8 2,3 5,0 10,8 100.0 29,4 64,7 10,1 100.0 31,3 58,6 19,5 100.0 33,1 47,4 13,7 100.0 33,7 51,2 15,1 100.0 Nguồn: Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Vĩnh Long và Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. 2010. Bộ số liệu Đề tài “Điều tra cơ bản về cơ cấu xã hội, văn hóa và phúc lợi con người ở tỉnh Vĩnh Long”. Chủ nhiệm Đề tài: Bùi Thế Cường. 15 Bảng 6. Hình dạng thay đổi cuộc sống gia đình 10 năm qua theo nhóm ngũ vị phân, Vĩnh Long 2010, % TT A 1 2 3 4 5 6 7 8 B 1 2 3 Hình dạng thay đổi cuộc sống trong 10 năm qua 8 hình dạng cụ thể Không thay đổi Lên, xuống, lên Luôn tốt dần Xuống rồi lên Luôn xuống dần Lên rồi xuống Không thay đổi sau đó đi xuống và giữ ở mức thấp Không thay đổi sau đó đi lên và giữ ở mức cao Tổng 3 hình dạng chính Không thay đổi (H1) Hình dạng tích cực (H2, 3, 4, 8) Hình dạng tiêu cực (H5, 6, 7) Tổng Nghèo Nhóm ngũ vị phân Cận Trung Khá giả nghèo bình Chung Giàu 40,3 9,7 17,1 1,9 17,1 5,1 5,1 42,6 6,9 23,5 0,0 8,8 1,0 7,4 31,8 8,9 28,5 3,7 7,5 2,3 4,7 34,0 6,3 34,0 2,4 1,9 1,5 2,9 20,0 5,2 51,4 2,4 3,3 1,4 5,2 33,7 7,4 30,9 2,1 7,8 2,3 5,0 3,7 9,8 12,6 17,0 11,0 10,8 100,0 100,0 100,0 100,0 99,9 100,0 40,3 32,4 42,6 40,2 31,8 53,7 34,0 59,7 20,0 70,0 33,7 51,2 27,3 17,2 14,5 6,3 9,9 15,1 100,0 100,0 100,0 100,0 99,9 100,0 Nguồn: Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Vĩnh Long và Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. 2010. Bộ số liệu Đề tài “Điều tra cơ bản về cơ cấu xã hội, văn hóa và phúc lợi con người ở tỉnh Vĩnh Long”. Chủ nhiệm Đề tài: Bùi Thế Cường. 16 Bảng 7. Mức độ hài lòng đối với việc làm hiện nay của bản thân theo địa bàn, giới và nhóm vị thế xã hội, Vĩnh Long 2010, % TT I 1 2 II 1 2 III 1 2 3 4 5 6 IV 1 2 3 V 1 2 3 4 5 Địa bàn Đô thị Nông thôn Giới tính Nam Nữ Nhóm xã hội-nghề nghiệp Cán bộ quản lý, chủ sở hữu các tổ chức kinh tếxã hội Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật trung bình Chủ kinh tế hộ gia đình Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp khu vực phi chính thức Khác Tầng lớp Cao Trung bình Thấp Nhóm ngũ vị phân Nghèo Cận nghèo Trung bình Khá giả Giàu Chung Không hài lòng Bình thường Hài lòng Không có việc làm Khó đánh giá Tổng 10,0 14,4 46,6 44,1 18,5 28,1 17,1 13,0 7,9 0,4 100,0 100,0 14,4 13,0 44,7 44,0 32,2 20,5 7,7 20,3 0,9 2,1 100,0 100,0 20,0 20.0 60,0 0,0 0,0 100,0 0,0 33,3 57,4 8,3 0,0 100,0 12,9 45,2 38,7 3,2 0,0 100,0 12,6 21,2 49,4 50,2 35,7 24,7 1,8 4,0 0,4 0,0 100,0 100,0 7,1 27,4 8,8 52,2 5,3 100,0 5,9 12,6 21,2 24,4 49,2 50,2 58,8 35,9 24,7 6,3 1,9 4,2 - 100,0 100,0 100,0 21,3 17,2 15,9 5,3 9,1 13,8 44,9 51,0 41,1 51,5 33,8 44,4 11,6 17,7 26,6 32,0 46,6 26,8 20,4 13,2 15,0 10,7 8,1 13,5 1,9 1,0 1,4 0,5 2,4 1,4 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Chú thích: Đối với phạm trù tầng lớp, con số ở cột “Không có việc làm” là chung cho cả cột “Khó đánh giá”. Nguồn: Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Vĩnh Long và Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. 2010. Bộ số liệu Đề tài “Điều tra cơ bản về cơ cấu xã hội, văn hóa và phúc lợi con người ở tỉnh Vĩnh Long”. Chủ nhiệm Đề tài: Bùi Thế Cường. 17 Bảng 8. Mức độ hài lòng đối với tình trạng của gia đình hiện nay theo địa bàn và tầng lớp, Vĩnh Long 2010, % TT I 1 2 3 II 1 2 3 III 1 2 3 IV 1 2 3 4 V 1 2 3 4 VI 1 2 3 4 VII 1 2 3 4 VIII 1 2 3 4 IX 1 2 3 4 Mức độ hài lòng Địa bàn Đô thị Nông thôn Mức sống Không hài lòng 32,6 Bình thường 33,3 Hài lòng 34,1 Điều kiện ở Không hài long 17,4 Bình thường 37,7 Hài lòng 44,9 Việc làm và công việc làm ăn Không hài lòng 19,7 Bình thường 43,1 Hài lòng 37,2 Điều kiện học của con em Không hài lòng 4,3 Bình thường 42,8 Hài lòng 41,3 Không đánh giá 11,6 Tình trạng sức khỏe của gia đình Không hài lòng 23,9 Bình thường 36,2 Hài lòng 39,9 Không đánh giá 0,0 Điều kiện vui chơi giải trí Không hài lòng 8,7 Bình thường 63,8 Hài lòng 27,5 Không đánh giá 0,0 Sự hòa thuận trong gia đình Không hài lòng 4,3 Bình thường 28,3 Hài lòng 67,4 Không đánh giá 0,0 Quan hệ với bà con lối xóm xung quanh Không hài lòng 2,2 Bình thường 50,7 Hài lòng 47,1 Không đánh giá 0,0 Đánh giá chung Không hài lòng 9,4 Bình thường 48,6 Hài lòng 42,0 Không đánh giá 0,0 Tổng 100,0 Tầng cao Tầng lớp Tầng trung bình Chung Tầng thấp 36,4 31,0 32,6 23,5 29,4 47,1 27,8 32,3 39,9 46,2 28,9 24,9 35,9 31,3 32,8 23,0 35,9 41,0 5,9 17,6 76,5 20,0 32,1 47,9 27,1 39,5 33,4 22,3 36,2 41,5 24,8 39,2 35,9 23,5 23,5 52,9 17,5 39,1 43,3 31,7 38,4 29,9 24,2 39,7 36,1 7,2 33,4 44,1 15,3 5,9 29,4 52,9 11,8 5,9 29,3 50,6 14,1 8,2 35,3 41,0 15,5 6,8 34,6 43,7 14,8 28,3 35,1 36,5 0,1 23,5 17,6 58,8 0,0 22,4 36,1 41,6 0,0 29,2 37,7 32,8 0,3 27,8 35,2 36,9 0,1 11,5 66,0 20,7 1,8 17,6 52,9 29,4 0,0 9,3 66,2 23,8 0,6 13,7 64,4 19,8 2,1 11,1 65,7 21,6 1,5 1,3 27,7 70,5 0,6 11,8 17,6 70,6 0,0 ,8 24,7 74,3 0,2 2,4 28,0 68,7 0,9 1,7 27,8 70,0 0,5 1,3 34,2 64,2 0,3 0,0 35,3 64,7 0,0 1,1 33,3 65,6 0,0 1,8 36,5 61,1 0,6 1,4 36,4 61,9 0,3 13,4 41,9 44,3 0,4 100,0 11,8 29,4 58,8 0,0 100,0 9,5 36,3 54,2 0,0 100,0 17,6 45,6 35,6 1,2 100,0 12,8 42,8 44,0 0,4 100,0 Nguồn: Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Vĩnh Long và Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. 2010. Bộ số liệu Đề tài “Điều tra cơ bản về cơ cấu xã hội, văn hóa và phúc lợi con người ở tỉnh Vĩnh Long”. Chủ nhiệm Đề tài: Bùi Thế Cường. 18 Bảng 9. Mức độ hài lòng đối với tình trạng của gia đình hiện nay theo nhóm ngũ vị phân, Vĩnh Long 2010, % TT Mức độ hài lòng Nghèo I 1 2 3 II 1 2 3 III 1 2 3 IV 1 2 3 4 V 1 2 3 4 VI 1 2 3 4 VII 1 2 3 4 VIII 1 2 3 4 IX 1 2 3 4 Mức sống Không hài lòng 55,9 Bình thường 31,9 Hài lòng 12,2 Điều kiện ở Không hài lòng 37,1 Bình thường 39,0 Hài lòng 23,9 Việc làm và công việc làm ăn Không hài long 40,8 Bình thường 39,8 Hài lòng 19,4 Điều kiện học của con em Không hài long 14,6 Bình thường 40,4 Hài lòng 28,6 Không đánh giá 16,4 Tình trạng sức khỏe của gia đình Không hài lòng 30,0 Bình thường 47,4 Hài lòng 22,5 Không đánh giá 0,0 Điều kiện vui chơi giải trí Không hài lòng 19,7 Bình thường 69,5 Hài lòng 8,0 Không đánh giá 2,8 Sự hòa thuận trong gia đình Không hài lòng 1,9 Bình thường 40,8 Hài lòng 57,3 Không đánh giá 0,0 Quan hệ với bà con lối xóm xung quanh Không hài lòng 1,4 Bình thường 44,6 Hài lòng 54,0 Không đánh giá 0,0 Đánh giá chung Không hài lòng 23,5 Bình thường 53,1 Hài lòng 23,5 Không đánh giá 0,0 Tổng 100,0 Nhóm ngũ vị phân Cận Trung Khá giả nghèo bình Chung Giàu 47,3 33,0 19,7 35,7 34,7 29,6 22,8 35,4 41,7 17,6 21,4 61,0 35,9 31,3 32,8 29,6 41,4 29,1 21,6 39,0 39,4 13,1 36,9 50,0 10,0 24,8 65,2 22,3 36,2 41,5 31,2 48,0 20,8 25,8 40,4 33,8 13,7 42,4 43,9 9,1 28,4 62,5 24,2 39,7 36,1 7,9 40,4 35,5 16,3 2,8 30,0 54,0 13,1 5,3 37,9 43,7 13,1 3,3 24,8 56,7 15,2 6,8 34,6 43,7 14,8 37,4 34,0 28,6 0,0 26,3 33,8 39,9 0,0 22,8 36,4 40,8 0,0 22,4 24,3 52,9 0,5 27,8 35,2 36,9 0,1 13,8 70,0 15,8 0,5 8,5 71,8 18,8 0,9 5,3 68,0 24,3 2,4 8,1 49,5 41,4 1,0 11,1 65,7 21,6 1,5 1,5 28,6 69,5 0,5 1,4 24,4 73,2 0,9 1,9 24,3 73,3 0,5 1,9 20,5 77,1 0,5 1,7 27,8 70,0 0,5 1,0 37,4 61,6 0,0 ,9 33,3 65,3 0,5 1,9 36,4 61,2 0,5 1,9 30,0 67,6 0,5 1,4 36,4 61,9 0,3 16,3 50,7 32,5 0,5 100,0 10,4 41,0 48,6 0,0 100,0 8,3 42,2 48,5 1,0 100,0 5,7 27,1 66,7 0,5 100,0 12,8 42,8 44,0 0,4 100,0 Nguồn: Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Vĩnh Long và Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. 2010. Bộ số liệu Đề tài “Điều tra cơ bản về cơ cấu xã hội, văn hóa và phúc lợi con người ở tỉnh Vĩnh Long”. Chủ nhiệm Đề tài: Bùi Thế Cường. 19 Bảng 10. Cho điểm về mức độ hài lòng đối với tình trạng của gia đình hiện nay theo 3 giai tầng, Vĩnh Long 2010, thang điểm 5 TT 1 2 3 4 Mức độ hài lòng về Mức sống của gia đình hiện nay Việc làm của gia đình hiện nay Tình trạng sức khỏe của gia đình hiện nay Cuộc sống nói chung Tầng trên 3,41 3,35 3,64 3,59 Tầng dưới 2,75 3,01 3,06 3,19 Tầng giữa 3,14 3,31 3,28 3,49 Chung 2,99 3,19 3,20 3,38 Nguồn: Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Vĩnh Long và Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. 2010. Bộ số liệu Đề tài “Điều tra cơ bản về cơ cấu xã hội, văn hóa và phúc lợi con người ở tỉnh Vĩnh Long”. Chủ nhiệm Đề tài: Bùi Thế Cường. Bảng 11. Lĩnh vực/ vấn đề gia đình gặp khó khăn, rắc rối hiện nay, Vĩnh Long 2010, % TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Lĩnh vực trong đời sống Đầu tư, kinh doanh Kinh tế (thu nhập) gia đình Sức khỏe người trong gia đình Nhà ở Nơi (chỗ) làm việc Quan hệ trong gia đình nhỏ (vợ chồng, con cái) Quan hệ trong gia đình rộng (bố mẹ, anh chị em ruột của người trả lời/vợ chống người trả lời) Việc của con cái (việc làm, gia đình của con, học tập, tính nết) Quan hệ hàng xóm Khác Có khó khăn Bình thường 22,7 42,9 30,2 14,7 8,5 1,1 25,9 35,0 51,4 55,6 64,2 63,7 Không có khó khăn 16,5 21,7 18,4 29,6 25,8 33,5 0,3 65,7 33,0 3,9 56,4 36,2 1,2 2,5 67,4 77,7 30,9 19,8 Nguồn: Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Vĩnh Long và Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. 2010. Bộ số liệu Đề tài “Điều tra cơ bản về cơ cấu xã hội, văn hóa và phúc lợi con người ở tỉnh Vĩnh Long”. Chủ nhiệm Đề tài: Bùi Thế Cường. 20 Bảng 12. Lĩnh vực/ vấn đề gia đình gặp khó khăn, rắc rối hiện nay theo địa bàn và tầng lớp, Vĩnh Long 2010, % TT I 1 2 3 II 1 2 3 III 1 2 3 IV 1 2 3 V 1 2 3 VI 1 2 3 VII 1 2 3 VIII 1 2 3 IX 1 2 3 Lĩnh vực Địa bàn Đô thị Nông thôn Tầng cao Tầng lớp Tầng trung bình Tầng thấp Đầu tư, kinh doanh Khó khăn 24,5 36,8 27,3 32,6 39,0 Bình thường 40,9 39,6 45,5 39,7 38,0 Không khó khăn 34,5 23,6 27,3 27,7 23,0 Kinh tế (thu nhập) gia đình Khó khăn 27,5 45,4 5,9 34,2 56,1 Bình thường 47,1 33,3 64,7 38,7 26,8 Không khó khăn 25,4 21,3 29,4 27,1 17,1 Sức khỏe người trong gia đình Khó khăn 22,1 31,4 17,6 25,2 34,0 Bình thường 60,7 50,0 58,8 54,2 47,4 Không khó khăn 17,1 18,6 23,5 20,6 18,5 Nhà ở Khó khăn 12,9 15,0 0,0 13,1 18,9 Bình thường 57,6 55,4 52,9 52,8 53,4 Không khó khăn 29,5 29,6 47,1 34,1 27,7 Nơi (chỗ) làm việc Khó khăn 7,4 8,8 0,0 4,9 13,5 Bình thường 71,1 64,3 58,8 65,8 62,6 Không khó khăn 21,5 26,9 41,2 29,4 23,9 Quan hệ trong gia đình nhỏ (vợ chồng, con cái) Khó khăn 0,7 1,2 0,0 0,2 1,2 Bình thường 71,9 63,7 58,8 62,7 63,8 Không khó khăn 27,4 35,1 41,2 37,1 35,0 Quan hệ trong gia đình rộng (bố mẹ, anh chị em ruột của người trả lời/vợ chống người trả lời) Khó khăn 0,7 0,2 0,0 0,0 0,9 Bình thường 73,0 65,4 58,8 64,4 64,6 Không khó khăn 26,3 34,4 41,2 35,6 34,5 Việc của con cái (việc làm, gia đình của con, học tập, tính nết) Khó khăn 3,0 4,2 5,9 2,4 4,7 Bình thường 60,9 58,1 41,2 55,4 59,6 Không khó khăn 36,1 37,7 52,9 42,2 35,6 Quan hệ hàng xóm Khó khăn 1,5 1,2 17,6 0,4 1,2 Bình thường 75,9 66,5 64,7 67,4 66,8 Không khó khăn 22,6 32,3 17,6 32,2 32,0 Tổng 100 100 100 100 100 Nguồn: Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Vĩnh Long và Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. 2010. Bộ số liệu Đề tài “Điều tra cơ bản về cơ cấu xã hội, văn hóa và phúc lợi con người ở tỉnh Vĩnh Long”. Chủ nhiệm Đề tài: Bùi Thế Cường. 21 Bảng 13. Những dự định của gia đình trong khoảng 5 năm sắp tới theo địa bàn và tầng lớp, Vĩnh Long 2010, % TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Nội dung dự định Dành thêm tiền cho ăn uống, may mặc trong gia đình Lo tập trung vào việc chữa bệnh Trả nợ Sửa chữa nhà, xây nhà, mua nhà Mua sắm đồ dùng trong nhà Đầu tư cho học hành, học nghề của các thành viên trong gia đình Đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp Đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp Dành dụm phòng khi hữu sự trong gia đình Khác Địa bàn Đô Nông thị thôn 14,3 16,2 10,5 16,9 14,3 25,4 24,1 33,6 8,3 7,3 Cao 17,6 11,8 5,9 29,4 5,9 Tầng lớp Trung Thấp bình 12,8 16,1 11,8 17,4 21,8 29,5 34,5 32,3 7,1 7,8 45,1 50,1 58,8 49,5 55,0 2,3 22,6 50,4 6,8 27,2 11,5 39,7 3,0 5,9 23,5 52,9 5,9 31,0 15,4 38,8 4,1 19,9 10,6 39,1 3,1 Nguồn: Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Vĩnh Long và Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. 2010. Bộ số liệu Đề tài “Điều tra cơ bản về cơ cấu xã hội, văn hóa và phúc lợi con người ở tỉnh Vĩnh Long”. Chủ nhiệm Đề tài: Bùi Thế Cường. Bảng 14. Dự định ưu tiên nhất của gia đình trong khoảng 5 năm sắp tới theo địa bàn và tầng lớp, Vĩnh Long 2010, % TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Nội dung dự định Dành thêm tiền cho ăn uống, may mặc trong gia đình Lo tập trung vào việc chữa bệnh Trả nợ Sửa chữa nhà, xây nhà, mua nhà Mua sắm đồ dùng trong nhà Đầu tư cho học hành, học nghề của các thành viên trong gia đình Đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp Đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp Dành dụm phòng khi hữu sự trong gia đình Khác Tổng Địa bàn Nông Đô thị thôn 2,3 3,7 3,8 8,8 8,3 14,2 10,5 14,6 2,3 0,7 Cao 5,9 11,8 0,0 0,0 0,0 Tầng lớp Trung Thấp bình 2,6 4,0 6,2 7,1 10,1 17,6 15,7 12,7 0,4 1,2 26,3 30,2 41,2 31,1 32,8 0,8 13,5 28,6 3,8 100,0 8,5 4,2 13,8 1,3 100,0 0,0 11,8 29,4 0,0 100,0 9,9 7,3 14,4 2,4 100,0 5,6 3,4 14,6 0,9 100,0 Nguồn: Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Vĩnh Long và Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. 2010. Bộ số liệu Đề tài “Điều tra cơ bản về cơ cấu xã hội, văn hóa và phúc lợi con người ở tỉnh Vĩnh Long”. Chủ nhiệm Đề tài: Bùi Thế Cường. 22