« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu một số phương pháp phân tích tín hiệu điện não đồ nhằm phát hiện và chẩn đoán chứng động kinh ở trẻ em


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Nghiên cứu một số phương pháp phân tích tín hiệu điễn não đồ nhằm phát hiện và chẩn đoán chứng động kinh ở trẻ em.
- Tác giả luận văn: Hoàng Anh Tuấn Khóa: 2014A Người hướng dẫn: TS Vương Hoàng Nam a) Lý do chọn đề tài: Ngày nay động kinh là một vấn đề quan trọng của ngành y tế và là bệnh lý mà xã hội và ngành y tế cần đặc biệt quan tâm vì những di chứng nặng nề của nó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, khả năng học tập công tác, hòa nhập cộng đồng và xã hội, đặc biệt là đối với trẻ em.
- Và vấn đề đặt ra là cần phát hiện và dự đoán sớm cơn động kinh với mục tiêu tạo ra các thiết bị gắn kèm với người bệnh có khả năng phát hiện cơn co giật động kinh trước khi cơn xảy ra.
- Đây cũng chính là vấn đề mà luận văn nghiên cứu.
- Luận văn này được xây dựng dựa trên những yêu cầu thiết yếu trong đời sống hiện nay, đối tượng hướng đến là những bệnh nhân bị bệnh động kinh.
- b) Mục đích, đối tượng và phương pháp nghiên cứu của luận văn: Mục đích nghiên cứu của luận văn là xây dựng các thuật toán dùng để phát hiện sớm cơn động kinh (co giật) và xây dựng một hệ thống phân tích tín hiệu EEG tối ưu nhằm cảnh báo sớm về cơn động kinh dựa vào các kết quả nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: các thuật toán và các hệ thống để phân tích tín hiệu EEG nhằm phát hiện sớm cớn động kinh.
- Phương pháp nghiên cứu: phương pháp mô hình hóa và tính toán được áp dụng để phân tích và giải quyết bài toán.
- Phương pháp mô phỏng cũng được sử dụng để tìm ra các quy luật và giá trị tối ưu nhằm nâng cao, cải thiện chất lượng của các thuật toán đề xuất.
- c) Nội dung chính của luận văn và đóng góp mới của tác giả: *Nội dung chính của luận văn.
- Chương 1: Trình bày tổng quan cơ sở lý thuyết của bệnh động kinh và tín hiệu điện não đồ EEG.
- Chương 2: Chương này trình bày về phương pháp tạo các đặc trưng của tín hiệu EEG được sử dụng trong phát hiện động kinh.
- 2 - Chương 3: Chương này nghiên cứu về các hệ thống dùng nhận dạng các trạng thái của tín hiệu động kinh bao gồm mạng nơron nhân tạo và máy véc-tơ hỗ trợ SVM.
- Chương 4: Trình bày về các thuật toán dùng phát hiện và cảnh báo động kinh, bằng phương pháp sử dụng SVM.
- *Đóng góp của tác giả: Tác giả của luận văn đã xây dựng được các đặc trưng cơ bản của tín hiệu EEG được sử dụng trong phát hiện động kinh và từ các đặc trưng tín hiệu này, sử dụng mạng nhân tạo và máy vector hỗ trợ SVM để hỗ trợ trong việc việc phân tích, chuẩn đoán sớm.
- Luận văn cũng là một nguồn tài liệu tham khảo hữu ích về các kỹ thuật trong việc chuẩn đoán động kinh sớm.
- d) Phương pháp nghiên cứu: Bản luận văn được hoàn thành với các phương pháp mô hình hóa và tính toán được áp dụng trong việc phân tích và giải quyết bài toán.
- e) Kết luận: Động kinh là bệnh rối loạn thần kinh trầm trọng thường gặp ở trẻ em và luôn là mối quan tâm của ngành y tế mọi quốc gia.
- Bệnh động kinh làm hạn chế rất nhiều khả năng lao động học tập của người bệnh và đồng thời việc chữa trị động kinh đòi hỏi một sự kiên trì lâu dài cũng như tốn kém kinh phí đang là gánh nặng cho gia đình người bệnh cũng như cả xã hội.
- Trong cuộc sống, người bị động kinh sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề, thậm chí có nguy cơ tử vong (có thể chết đuối nếu cơn động kinh xảy ra trong bồn tắm hoặc bơi) bởi các cơn động kinh xuất hiện bất chợt, không biết trước.
- Một giải pháp giải quyết là sử dụng phương pháp phẫu thuật để điều trị động kinh, đây là một phẫu thuật chuyên khoa sâu, nhằm loại bỏ hoặc cô lập khu vực của bộ não, nơi bắt nguồn cơn động kinh.
- Nếu các phần của bộ não, nơi cơn động kinh bắt đầu là quá quan trọng để loại bỏ, bác sĩ phẫu thuật sẽ thực hiện một số vết rạch ngăn chặn các cơn động kinh lây lan với phần còn lại của bộ não để ngăn chặn các cơn động kinh di chuyển vào các phần khác của não.
- Tuy nhiên hậu quả của phương pháp này là sau phẫu thuật, người bệnh thường gặp khó khăn trong việc ghi nhớ, hiểu và nói, giảm trường quan sát hình ảnh.
- Trong điều kiện Việt Nam điều trị bệnh động kinh bằng phẫu thuật vẫn chưa được phổ biến (chỉ một vài trường hợp thành công, ngoài ra có các trường hợp bị tử vong) vì thế cho nên việc điều trị bằng thuốc vẫn là chọn lựa hàng đầu.
- Các nghiên cứu gần đây trên thế giới tập trung theo hướng dự đoán và phát hiện sớm cơn động kinh với mục tiêu tạo ra các thiết bị gắn kèm với người bệnh có khả năng phát hiện cơn co giật động kinh trước khi cơn xảy ra.
- Điều đó sẽ giúp người bệnh (đặc biệt trẻ em) rất nhiều trong việc chủ động đối phó với bệnh động kinh.
- Trên thế giới hiện nay đang có nhiều hướng nghiên cứu và giải pháp cho vấn đề này.
- Tuy nhiên hiện nay các kết quả đạt được để có thể ứng dụng vào thực tế, giúp hỗ trợ người bị động kinh chưa thực sự nhiều.
- Hiện nay các công trình khoa học về hướng nghiên cứu này ở Việt Nam là chưa nhiều.
- Mặc dù luận văn mới chỉ nghiên cứu một công đoạn (các thuật toán phát hiện sớm chứng bệnh động kinh phương pháp phân tích tín hiệu điện não đồ) nhưng một số kết quả nghiên cứu khả quan (được trình bày trong báo cáo tổng kết luận văn) đã được nhóm nghiên cứu đưa ra.
- Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, nhóm nghiên cứu cũng chưa nắm bắt (đánh giá) được hết các kiến thức y học liên quan đến bệnh động kinh.
- Trong thời gian tới nếu có điều kiện tác giả sẽ cố gắng tìm hiểu và hoàn thiện hơn nữa về luận văn này.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt