« Home « Kết quả tìm kiếm

Bảo vệ bệnh nhân trong X-quang tăng sáng truyền hình


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ Đề tài luận văn: Bảo vệ bệnh nhân trong X - quang tăng sáng truyền hình.
- Tác giả luận văn: Trương Quốc Hoài Khóa: 2013B Người hướng dẫn: TS.
- Hiện nay việc áp dụng nguồn bức xạ vào phục vụ đời sống ngày càng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là các ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị y tế.
- Theo thống kê vào năm 2007 tại Việt Nam có khoảng 2.753 thiết bị X quang sử dụng trong chẩn đoán, đa dạng về chủng loại.
- Đồng nghĩa với sự tăng về mặt thiết bị X quang chẩn đoán là một số lượng lớn các ca chụp X quang đang được tiến hành trên phạm vi cả nước.
- Mặt khác kỹ thuật viên X quang chẩn đoán cũng như phần lớn bộ phận dân chúng chỉ quan tâm đến kết quả chẩn đoán mà không quan tâm đến liều bệnh nhân trong chụp ảnh X quang chẩn đoán.
- Mục tiêu của luận văn Mục tiêu của luận văn nghiên cứu đánh giá liều bệnh nhân trong X quang tăng sáng truyền hình tại một số bệnh viện thông qua đại lượng giá trị tích Kerma - diện tích.
- Sử dụng phần mềm PCXMC 2.0 đánh giá liều cơ quan, liều hiệu dụng và mức độ rủi ro cho bệnh nhân trong X quang tăng sáng truyền hình.
- Khuyến cáo các biện pháp nhằm giảm liều bệnh nhân.
- Nội dung nghiên cứu Luận văn nghiên cứu cơ sở lý thuyết, nguyên lý hoạt động của thiết bị X quang tăng sáng truyền hình để xây dựng quy trình cho việc đánh giá liều bệnh nhân trong X quang tăng sáng truyền hình.
- Các tai nạn liên quan đến bức xạ do tham gia chẩn đoán và can thiệp bằng thiết bị X quang tăng sáng truyền hình.
- Sử dụng quy trình đã được xây dụng, tiến hành đánh giá liều bệnh nhân trong X quang tăng sáng truyền hình tại một số bệnh viện điểm.
- Dựa trên số liệu thu thập được tại các bệnh viện, sử dụng phần mềm PCXMC 2.0 để đánh giá liều hiệu dụng và liều cơ quan, độ rủi ro do ảnh hưởng của bức xạ đối với bệnh nhân tham gia thăm khám bằng kỹ thuật sử dụng X quang tăng sáng truyền hình.
- Khuyến cáo các biện pháp giảm liều cho bệnh nhân.
- Ngoài phần mở đầu luận văn được bố cục trong 3 chương: Chương 1: Tổng quan.
- Kết luận Luận văn đã trình bày tổng quan về thiết bị X quang tăng sáng truyền hình, các loại thiết bị X quang tăng sáng truyền hình thông dụng, một số rủi ro đối với bệnh nhân do X quang tăng sáng truyền hình đem lại cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến liều bệnh nhân trong X quang tăng sáng truyền hình.
- Luận văn đã nghiên cứu các phương pháp đánh giá liều bệnh nhân trong X quang tăng sáng, trên cơ sở đó xây dựng quy trình đánh giá liều bệnh nhân bằng thiết bị đo tích liều diện tích DAP và phần mềm tính liều bệnh nhân PCXMC 2.0.
- Sử dụng quy trình đánh giá liều bệnh nhân đã được xây dựng tác giả đo đạc giá trị tích liều diện tích tại 10 bệnh viện trên 03 địa bàn (Bắc, Trung, Nam) cho 317 bệnh nhân thực hiện chẩn đoán và can thiệp sử dụng thiết bị X quang tăng sáng truyền hình gồm: chẩn đoán hệ tiêu hóa (198 bệnh nhân), chẩn đoán và can thiệp niệu quản (58 bệnh nhân), 61 bệnh nhân sử dụng thiết bị X quang tăng sáng truyền hình trong can thiệp mạch.
- Đánh giá thực trạng liều bệnh nhân tại một số bệnh viện và so sánh với các giá trị liều hướng dẫn trong X quang tăng sáng truyền hình theo TCVN 6561:1999.
- Qua đó cho thấy rằng dải tích Kerma – diện tích phân bố trong chiếu X quang dạ dày biến đổi từ Gy*cm2 nhỏ hơn so với giá trị liều hướng dẫn, giá trị tích Kerma – diện tích, trong can thiệp mạch biến thiên từ 23,43 Gy*cm2 - 147,92 Gy*cm2, tích tích Kerma – diện tích trong X quang tăng sáng truyền hình chẩn đoán và can thiệp niệu quản dao động từ 3,1 Gy*cm2 đến 71,35 Gy*cm2.
- Trong đó có 26 giá trị.
- 43% tổng số liệu liều bệnh nhân) tích liều Kerma – diện tích cao hơn so với liều hướng dẫn được đưa ra bởi TCVN 6561:1999.
- Khai thác phần mềm PCXMC 2.0 để đánh giá liều cơ quan, liều hiệu dụng cho 83 bệnh nhân (chẩn đoán hệ tiêu hóa 30 bệnh nhân, can thiệp mạch 23 bệnh nhân, niệu quản 30 bệnh nhân) với các thông số thu thập được tại bệnh viện (tư thế chiếu, tuổi bệnh nhân, chiều cao, cân nặng, giá trị tích Kerma – diện tích).
- Qua đánh liều cơ quan, liều hiệu dụng cho thấy liều hiệu dụng trong chẩn đoán hệ tiêu hóa mà bệnh nhân nhận được nằm trong khoảng mSv, trong can thiệp mạch nằm trong dải mSv và trong niệu quản có giá trị trong khoảng 4,2 – 19,8mSv.
- Đánh giá rủi ro cho các bệnh nhân trong chẩn đoán hệ tiêu hóa, can thiệp mạch, niệu quản dùng thiết bị X quang tăng sáng truyền hình bằng phần mềm PCXMC 2.0.
- So sánh độ rủi ro của bệnh nhân nhận được khi tham gia cùng một chẩn đoán theo độ tuổi, theo giới tính và theo thể trạng người bệnh (Việt Nam, Châu Âu).
- Khuyến cáo một số biện pháp giảm liều, áp dụng thử tại một số bệnh viện và đánh giá hiệu quả của các biện pháp giảm liều đã được đề xuất.
- Tác giả luận văn Trương Quốc Hoài

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt