« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu sử dụng dung môi hữu cơ trong quá trình xử lý đĩa quang thải


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: “Nghiên cứu sử dụng dung môi hữu cơ trong quá trình xử lý đĩa quang thải”.
- Nguyễn Đức Quảng Từ khóa (Keyword): Dung môi hữu cơ, Bisphenol A, đĩa quang thải.
- Lí do chọn đề tài: Đĩa quang là một loại chất thải điện tử mà chúng ta ít quan tâm đến, đĩa quang thường bị đưa ra bãi chôn lấp rác khi mà không còn giá trị sử dụng hoặc không dùng tới.
- Số lượng đĩa quang bị thải bỏ gia tăng theo từng năm khi mà công nghê ngày càng phát triển dẫn đến nhứng chiếc đĩa lỗi thời bị thải bỏ.
- Đĩa quang bị thải bỏ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường khi phương pháp xử lý chủ yếu để xử lý là đem thiêu đốt.
- Việc xử lý chất thải điện tử nói chung và đĩa quang nói riêng là việc cần thiết giúp cải thiện môi trường và tận dụng các tài nguyên có trong chất thải điện tử.
- Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu tìm kiếm các hệ dung môi hữu cơ khác nhau có thể hòa tan tốt các thành phần trong đĩa quang, đạt được hiệu quả tách và thu hồi Bisphenol A, giảm thiểu ô nhiễm môi trường đồng thời có thể thu hồi lại dung môi.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Các đĩa quang CD, VCD,v.v.
- -Phạm vi nghiên cứu: Sử dụng dung môi hữu cơ DMSO và hỗn hợp Glycerin/NaOH/H2O, nhằm tách và thu hồi Bisphenol A ra khỏi đĩa quang giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả: Đề xuất các dung môi hữu cơ cho quá trình tách và thu hồi Bisphenol A nhằm đạt hiệu suất thu hồi cao nhất.
- Phương pháp nghiên cứu: Trong luận văn có sử dụng các phương pháp tách bằng dung môi hữu cơ, phương pháp phân tích bằng phổ hồng ngoại và phương pháp cộng hưởng từ bằng hạt nhân trong nghiên cứu thực nghiệm bằng các thí nghiệm.
- Kết luận: Nghiên cứu của luận văn đã đạt được các kết quả như sau.
- Đã thu hồi được BPA từ đĩa quang thải bằng dung môi hữu cơ DMSO và hỗn hợp Glycerin/NaOH/H2O góp phần làm giảm lượng chất thải rắn.
- Kết quả bước đầu cho thấy dung môi Dimethyl sulfoxide (DMSO) có khả năng hòa tan nhựa polycarbonate là cao nhất so với các dung môi khác.
- Đối với quá trình xử lý thu hồi nhựa từ đĩa quang cho thấy dung môi hòa tan nhựa tốt nhất là DMSO ở điều kiện tối ưu là nhiệt độ 110 – 120oC, tỷ lệ rắn/lỏng 1:4, trong 2h.
- Kết quả phân tích hồng ngoại (FTIR) và cộng hưởng từ (NMR) từ sản phẩm sau quá trình hòa tan đĩa quang bằng dung môi DMSO phù hợp với cấu trúc của Bisphenol A – là một thành phần trong đĩa quang cho thấy sản phẩm thu được có thể được ứng dụng thương mại.
- Các kết quả nghiên cứu thu được của đề tài đã mở ra một hướng thu hồi Bisphenol A từ đĩa quang bằng dung môi hữu cơ đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt