« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu tiền xử lý bản mạch in điện tử thải bằng phương pháp cơ học kết hợp tuyển trọng lực trong môi trường không khí


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: “Nghiên cứu tiền xử lý bản mạch in điện tử thải bằng phương pháp cơ học kết hợp tuyển trọng lực trong môi trường không khí”.
- Huỳnh Trung Hải Từ khóa: Bản mạch điện tử thải, tiền xử lý, tuyển trọng lực.
- Lý do chọn đề tài: Thiết bị điện tử và điện tử gia dụng thải đang dần trở thành vấn đề nan giải cho các quốc gia trên toàn thế giới, đặc biệt là quốc gia đang phát triển.
- Mức sống gia tăng cùng với quá trình phát triên kinh tế - xã hội đã khiến nhu cầu sử dụng các thiết bị điện tử của người dân ngày càng gia tăng.
- Bản mạch điện tử là phần thiết yếu của thiết bị điện tử trong đó có chứa khoảng 20 - 30% kim loại.
- gồm nhiều kim loại màu và kim loại quý có giá trị cao, bên cạnh đó PCBs cũng chứa các thành phần gây hại như chì (Pb), thủy ngân (Hg), cadimi (Cd), v.v… Các thiết bị điện tử thải nếu không được xử lý đúng cách sẽ gây tác động nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
- Vì vậy tái chế chất thải điện tử, đặc biệt là bản mạch điện tử không chỉ giảm thiểu tác động xấu đến môi trường mà còn đem lại lợi ích kinh tế cũng như bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Quy trình tái chế bản mạch điện tử thông thường gồm các bước tiền xử lý cơ học như.
- nghiền, cắt giảm kích thước, phân tách vật lý sau đó là các công đoạn thu hồi kim loại bằng phương pháp thủy luyện hay hỏa luyện.
- Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam, quá trình tiền xử lý thường chỉ tập trung vào công đoạn xử lý cơ học nhằm phân cắt bản mạch điện tử thành những mảnh vật liệu nhỏ, sau đó đưa ngay vào các quá trình xử lý hóa học mà không qua công đoạn phân tách vật lý, điều này đã làm giảm hiệu quả thu hồi kim loại đồng thời gây lãng phí nguyên liệu và nhiên liệu ở các công đoạn tái chế phía sau.
- Chính vì vậy đề tài tập trung vào nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phân tách trọng lượng để tìm ra chế độ hoạt động tối ưu nhất cho cả quy trình.
- Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Xây dựng quy trình tiền xử lý bản mạch điện tử thải bằng phương pháp cơ học.
- Xác định tốc độ khí và các yếu tố ảnh hưởng để tách hiệu quả kim loại có trong bản mạch điện tử thải.
- Đối tượng nghiên cứu: Bản mạch in điện tử thải bỏ của máy tính cá nhân - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu độc lập hai quy trình tiền xử lý bản mạch điện tử thải bằng thiết bị nghiền cắt và nghiền búa, kết hợp tuyển trọng lực trong môi trường không khí, quá trình nghiên cứu với quy mô phòng thí nghiệm.
- Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả Đề tài thực hiện nghiên cứu xây dựng quy trình tiền xử lý bản mạch điện tử thải bằng phương pháp cơ học kết hợp tuyển trọng lực trong môi trường không khí.
- Nghiên cứu xác định tốc độ khí cũng như các yếu tố ảnh hưởng để tách hiệu quả kim loại có trong bản mạch điện tử thải.
- Phương pháp có ưu điểm: Dễ thực hiện, nội dung nghiên cứu có tính ứng dụng cao và có khả năng áp dụng vào thực tiễn để tái chế chất thải điện tử.
- Phương pháp còn một số nhược điểm: Hiệu quả thu hồi kim loại trong bản mạch ở phân đoạn 1,4 – 2,36mm còn chưa cao, các công trình nghiên cứu về chất thải điện tử ở Việt Nam còn ít, vì vậy quá trình thu thập thông tin, tài liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu còn gặp khó khăn.
- d) Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.
- Các phương pháp thực nghiệm nghiên cứu xây dựng quy trình tiền xử lý bản mạch trên các thiết bị nghiền búa và nghiền cắt.
- Nghiên cứu khảo sát lựa chọn tốc độ khí tối ưu phù hợp với hai quy trình nghiền búa và nghiền cắt.
- Nghiên cứu xác định ảnh hưởng của kích thước mẫu đến quá trình phân tách trọng lực.
- Phân tích xác định hàm lượng kim loại trong bản mạch ở các kích thước đối với hai quy trình, từ đó đánh giá hiệu quả phân tách và thu hồi kim loại.
- Quá trình tiền xử lý cơ học đã làm giàu được hàm lượng tổng kim loại tăng từ 42,0% đến 57,6% ở mẫu B3, và đạt 66,2% ở mẫu B4 (đối với quy trình nghiền 3 búa) và tăng từ 41% đến 50,6% ở mẫu C3 và 84,2% ở mẫu C5 (đối với quy trình nghiền cắt).
- Kết quả tuyển trọng lực trong môi trường không khí cho thấy.
- Khi tốc độ khí tăng thì hàm lượng kim loại trong pha nặng tăng nhưng hiệu suất thu hồi kim loại giảm.
- Tốc độ khí tối ưu đối với quy trình nghiền búa ở mẫu B1 2,36mm) là 21 m3/phút.
- Tốc độ khí tối ưu đối với quy trình nghiền cắt ở mẫu C1 2,36mm) là 14 m3/phút.
- Ở điều kiện tốc độ khí tối ưu, hiệu suất thu hồi kim loại và hàm lượng kim loại trong pha nặng là và đối với quy trình nghiền búa), trong khi đó ở quy trình nghiền cắt là và .
- Ở phân đoạn kích thước mm) hàm lượng kim loại và hiệu suất thu hồi trong pha nặng chưa cao chỉ đạt 49,8% và 82,5.
- đối với quy trình nghiền búa), đạt 34,2% và 67,1% đối với quy trình nghiền cắt.
- Các kết quả nghiên cứu thu được của đề tài đã mở ra một hướng thu hồi kim loại từ rác thải điện tử có thể làm cơ sở để vận dụng vào thực tiễn với quy mô công nghiệp nhằm mang lại hiệu quả kinh tế, bảo tồn nguồn tài nguyên tái tạo và bảo vệ môi trường

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt