« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu thực trạng và bước đầu xây dựng chu trình luân chuyển vật chất của phương tiện giao thông thải ở Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và bước đầu xây dựng chu trình luân chuyển vật chất của phương tiện giao thông thải ở Việt Nam” Tác giả luận văn: Nguyễn Tiến Thành Khóa: 2014B Người hướng dẫn: TS.
- Nguyễn Đức Quảng Từ khóa (Keyword): Chu trình luân chuyển vật chất, Phương tiện giao thông thải Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài: Phương tiện giao thông thải là xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy đã hết thời hạn sử dụng hoặc được thải bỏ sau quá trình sử dụng.
- Các phương tiện giao thông thải nếu không được kiểm soát sẽ có tác động rất lớn đến môi trường, các thành phần thải ra bao gồm: các phụ tùng lốp xe, ắc quy chì, dầu máy…Việc nghiên cứu xác định, kiểm kê các loại chất thải này có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý, đặc biệt là xác định chu trình luân chuyển vật chất.
- Cùng với sự phát triển nhanh chóng của Thế giới, trong đó có Việt Nam thì số lượng chất thải của phương tiện giao thông ngày càng gia tăng.
- Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, đến hết năm 2014 có 120.000 xe cũ, trong đó có 80.000 xe tải, 40.000 xe khách đã hết niên hạn sử dụng phải thu hồi.
- Điều đó dẫn đến tình trạng khó khăn trong việc quản lý, thu hồi, xử lý, tái chế, tái sử dụng các loại phương tiện giao thông thải này.
- Thời điểm trước khi có QĐ 50/2013/QĐ-TTg quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ, Việt Nam vẫn chưa có các văn bản quản lý chặt chẽ loại chất thải này.
- Ngày Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 16/2015/QĐ-TTg (thay thế quyết định 50/2013/QĐ-TTg) là cơ sở pháp lý quan trọng quy định cụ thể trách nhiệm, nghĩa vụ các bên liên quan trong việc thu hồi, xử lý các sản phẩm thải bỏ.
- Vì vậy, cần phải có những nghiên cứu khoa học về thực trạng và xây dựng chu trình luân chuyển 2 vật chất của các sản phẩm thải bỏ, trong đó có phương tiện giao thông thải ở Việt Nam.
- b) Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích: Mục đích chính của đề tài là xác định, tổng quát hóa/lượng hóa chu trình luân chuyển vật chất của ô tô thải ở Việt Nam.
- đồng thời căn cứ trên dòng luân chuyển vật chất để xác định điểm bất cập trong quản lý ô tô thải bỏ ở Việt Nam và chỉ ra các khuyến nghị gia tăng hiệu quả công tác quản lý.
- Đối tượng nghiên cứu: Các loại ô tô loại trung bình với khối lượng khoảng 1.500 Kg.
- Do các loại ô tô thải bỏ này có số lượng ngày càng gia tăng dẫn đến nhu cầu xử lý, tái chế và tái sử dụng các nguyên vật liệu từ loại hình chất thải có giá trị cao này cũng được quan tâm chú trọng nhiều hơn.
- Phạm vi nghiên cứu: Các hoạt động xử lý, tái chế các ô tô thải ở làng nghề Tề Lỗ tại huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc c) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả Đề tài thực hiện nghiên cứu tổng quan tình hình phát sinh và quản lý phương tiện giao thông thải các nước trên thế giới và Việt Nam, các vấn đề môi trường của phương tiện giao thông thải, đặc biệt là ô tô thải.
- Chương 1 giới thiệu tổng quan về phương tiện giao thông thải.
- cấu tạo chung và thành phần chính của các chi tiết cầu thành phương tiện giao thông.
- các thành phần nguy hại của phương tiện giao thông.
- Giới thiệu tổng quan về tình hình phát sinh và quản lý phương tiện giao thông thải trên thế giới và ở Việt Nam.
- Phân tích và thống kê các độc chất có trong phương tiện giao thông thải như Pb, Hg, Cd, Cr và các vấn đề môi trường phát sinh từ các phương tiện giao thông thải.
- Tổng quan một số nghiên cứu liên quan tới phương tiện giao thông thải để từ đó làm rõ nhu cầu nghiên cứu xây dựng chu trình luân chuyển vật chất đối với phương tiện giao thông thải 3 - Chương 2 giới thiệu quy trình thực hiện thu thập số liệu để xây dựng chu trình luân chuyển vật chất.
- giới thiệu các phương pháp nghiên cứu.
- giới thiệu khu vực nghiên cứu và các hoạt động tháo dỡ phân loại và tái chế các phương tiện giao thông thải tại làng nghề Tề Lỗ.
- Chương 3 căn cứ vào các số liệu thành phần vật chất tham khảo từ các phiếu điều tra ở làng nghề Tề Lỗ và số liệu của Mỹ để thực hiện tính toán xác định chu trình luân chuyển vật chất của phương tiện giao thông thải theo tỷ lệ khối lượng, khối lượng và giá trị.
- Căn cứ vào nội dung QĐ 16/2015/QĐ-TTg để phân tích các khía cạnh môi trường trước và sau khi thực hiện quản lý các hoạt động của các cơ sở kinh doanh phương tiện giao thông thải.
- Trên cơ sở phân tích chu trình luân chuyển vật chất, làm rõ các lợi ích của việc triển khai thực hiện công tác quản lý theo quyết định này.
- Đề xuất các khuyến nghị để thực hiện tốt các phương tiện giao thông thải.
- d) Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong đề tài này bao gồm.
- Kế thừa thông tin : là phương pháp tìm kiếm thông tin trên các bài báo cáo khoa học, giáo trình, nghiên cứu khoa học ở trong nước và nước ngoài.
- Phương pháp sử dụng các tài liệu đã có, kế thừa các thành tựu lý thuyết và thực tiễn nhằm bổ sung và phát triển các thành tựu đó, hoặc phát hiện những thiết sót, không hoàn chỉnh trong các tài liệu đã có…từ đó tìm thấy chỗ đứng của đề tài nghiên cứu của cá nhân.
- Điều tra hiện trường : là phương pháp khảo sát một nhóm đối tượng trên một diện rộng nhằm phát hiện những quy luật phân bố, trình độ phát triển, những đặc điểm về mặt định tính và định lượng của các đối tượng cần nghiên cứu.
- Các tài liệu điều tra được là những thông tin quan trọng về đối tượng cần cho quá trình nghiên cứu và là căn cứ quan trọng để đề xuất những giải pháp khoa học hay giải pháp thực tế.
- Trong bài Luận văn, các phiếu điều tra được thu thập tại các cơ sở tháo dỡ phương tiện giao thông thải.
- Các thông tin trong phiếu điều tra và khảo sát bao gồm khối lượng từng bộ phận được tách ra để tái sử dụng, khối lượng từng loại vật chất còn lại có thể được tái 4 sử dụng để xác định và đặt giả thiết tỷ lệ thành phần vật chất từng loại được tái sử dụng, tái chế và xử lý.
- Phương pháp chuyên gia : là phương pháp điều tra qua đánh giá của các chuyên gia về vấn đề, một sự kiện khoa học nào đó.
- Đây là phương pháp sử dụng trí tuệ, khai thác ý kiến đánh giá của các chuyên gia có trình độ cao để xem xét, nhận định một vấn đề, một sự kiện khoa học để tìm ra giải pháp tối ưu cho vấn đề, sự kiện đó.
- Phương pháp chuyên gia là phương pháp có ý nghĩa kinh tế, tiết kiệm về thời gian, sức lực, tài chính để triển khai nghiên cứu.
- Trong bài Luận văn, các thông tin thu thập được các PGS, Tiến sĩ tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam xem xét và đưa một vài nhận định để xây dựng chu trình luân chuyển vật chất một cách đúng hướng và hợp lý.
- e) Kết luận Quản lý phương tiện giao thông thải bỏ tại Việt Nam là rất cần thiết đối với sự phát triển của xã hội.
- Nếu chính phủ, các cơ sở sản xuất, cơ sở thu gom, tháo dỡ chung tay, chung sức vào việc quản lý chặt chẽ thu hồi các phương tiện giao thông thải sẽ góp phần tích cực bảo vệ môi trường, đồng thời còn có giá trị to lớn về kinh tế, bảo vệ tài nguyên môi trường, năng lượng.
- Việc xác định, tổng quát hóa/ lượng hóa chu trình luân chuyển vật chất của phương tiện giao thông thải bỏ ở Việt Nam có ý nghĩa trong việc tiếp tục phát triển hướng nghiên cứu về các sản phẩm thải bỏ.
- Đồng thời cũng là công cụ để các nhà quản lý nhà nước có những thay đổi về chính sách phù hợp hơn với tình hình thực tế ở Việt Nam.
- Các nhà sản xuất có thể căn cứ vào chu trình luân chuyển vật chất để xây dựng các phương án giảm trọng lượng ô tô nhằm giảm chi phí và giảm các nguồn gây ô nhiễm môi trường.
- Đã tiến hành thu thập được 12 phiếu điều tra tại các cơ sở tháo dỡ tại làng nghề Tề Lỗ, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, bao gồm các nội dung: khối lượng, giá tiền, lợi nhuận các bộ phận thu được từ quá trình tháo dỡ ô tô.
- các vấn đề liên quan đến giấy phép kinh doanh trong lĩnh vực tháo dỡ của các cơ 5 sở và các vấn đề liên quan đến chính sách thu hồi các sản phẩm thải bỏ trong đó có ô tô thải.
- Đã tiến hành nghiên cứu tổng quan về tình hình phát sinh, quản lý ELV trên thế giới (Mỹ, Liên minh châu Âu, Canada) và ở Việt Nam.
- Đồng thời phân tích và thống kê các độc chất có trong phương tiện giao thông thải như Pb, Hg, Cd, Cr và các vấn đề môi trường phát sinh từ các ELV từ đó làm rõ nhu cầu nghiên cứu xây dựng chu trình luân chuyển vật chất đối với ELV.
- Đã xây dựng được chu trình luân chuyển vật chất theo tỷ lệ phần trăm, khối lượng và giá trị dựa trên cơ sở số liệu thu thập được từ các phiếu điều tra và số liệu thành phần vật chất của phương tiện giao thông thải của Mỹ.
- Tỷ lệ phần trăm được tái sử dụng là 57,2%, tái chế là 32,3% và xử lý là 10,4%.
- Căn cứ vào nội dung QĐ 16/2015/QĐ-TTg, phân tích các khía cạnh kinh tế môi trường trước và sau khi thực hiện quản lý .
- Đã đề xuất các khuyến nghị cho các bên liên quan đến chu trình luân chuyển vật chất của phương tiện giao thông thải: Bộ Tài nguyên Môi trường, UBND các tỉnh, các chủ sở hữu ELV để gia tăng hiệu quả công tác quản lý.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt