« Home « Kết quả tìm kiếm

Cac quy dịnh về biện phap khẩn cấp tạm thời trong TTDS


Tóm tắt Xem thử

- CÁC BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ I.
- Lý luận chung về các biện pháp khẩn cấp tạm thời Mặc dù Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) không có sự định nghĩa như thế nào về biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT) nhưng có thể hiểu rằng: Biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp tố tụng do Tòa án áp dụng khi đương sự, người đại diện theo pháp luật của đương sự, tổ chức khởi kiện có đơn yêu cầu hoặc do Tòa án chủ động áp dụng trong những trường hợp luật cho phép nhằm mục đích giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự hoặc để bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc đảm bảo thi hành án.
- Từ khái niệm mang tính phổ quát trên có thể thấy biện pháp khẩn cấp tạm thời mang 2 tính chất chính là tính khẩn cấp và tính tạm thời.
- Tính khẩn cấp: biện pháp này đòi hỏi Tòa án phải áp dụng ngay sau khi xem xét và cũng phải được thi hành ngay sau khi áp dụng.
- Bởi việc áp dụng chậm trễ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
- Tính tạm thời: tính chất này được thể hiện ở chỗ, biện pháp khẩn cấp tạm thời không phải là quyết định cuối cùng của bản chất vụ việc mà chỉ mang tính chất áp dụng trong khoảng thời gian ngắn nhằm đảm bảo quá trình tố tụng được diễn ra và bảo vệ quyền và lợi ích đương sự.
- Bên cạnh đó nếu thấy không còn cần thiết, Tòa án cũng có quyền hủy bỏ việc áp dụng khi xem xét việc áp dụng là không còn cần thiết và không thay đổi bản chất vụ án.
- Việc áp dụng BPKCTT với mục đích giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo toàn tình trạng tài sản, bảo vệ bằng chứng để đảm bảo việc thi hành án.
- Do đó, việc áp dụng BPKCTT có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ kịp thời các quyền và lợi ích hợp pháp và nhu cầu cấp bách của đương sự, tạo điều kiện cho đương sự sớm ổn định được cuộc sống của bản thân cũng như những người sống phụ thuộc vào họ.
- Vì thế việc áp dụng BPKCTT trong trường hợp này góp phần ngăn chặn các hành vi sai trái, bảo vệ chứng cứ, giữ nguyên được giá trị chứng minh của chứng cứ, giúp cho việc giải quyết vụ việc dân sự được chính xác.
- Khi lý do áp dụng BPKCTT không còn thì tòa án có quyền hủy bỏ việc áp dụng BPKCTT, nó thể hiện sự linh hoạt trong tố tụng sẽ góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của công dân.
- Các pháp lệnh về thủ tục giải quyết các vụ án dân sự kinh tế, lao động chỉ cho phép tòa án áp dụng BPKCTT sau khi đã thụ lý vụ án.
- BLTTDS đã có những quy định mới cho phép tòa án áp dụng BPKCTT trước khi thụ lý vụ việc dân sự.
- Các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong BLTTDS đã là một bước tiến mới phản ánh một nền tố tụng dân chủ, đảm bảo thực thi đúng pháp luật, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn giải quyết tranh chấp dân sự là tính nhanh chóng và sự bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên đương sự trong việc bảo vệ quyền lợi của họ.
- Quá trình thực hiện các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời đã đạt được nhiều kết quả tuy nhiên bên cạnh những kết quả ấy vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định trong quá trình áp dụng và cần phải được hoàn thiê ên để nâng cao hiê êu quả của các biê ên pháp.
- Những bất cập khi áp dụng các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời vào thực tiễn và hướng khắc phục 1.
- Quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT Theo quy định tại Điều 99 BLTTDS, đương sự chỉ có quyền yêu cầu toà án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời nếu họ khởi kiện vụ án dân sự.
- Trong thực tế có nhiều trường hợp đương sự chỉ muốn yêu cầu toà án áp dụng ngay một biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, để bảo vệ quyền và lợi ích của mình mà không muốn khởi kiện bởi họ không có tranh chấp hoặc có tranh chấp nhưng tranh chấp đó đã được giải quyết sau khi toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cần thiết.
- Hướng khắc phục: Nên thừa nhận quyền yêu cầu toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của đương sự khi họ không khởi kiện vụ án dân sự tại toà án.
- Trách nhiệm do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng Theo quy định tại Điều 101 Bộ luật Tố tụng dân sự: “1.
- Người yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình.
- Trong trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường.
- Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba thì Toà án phải bồi thường nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Toà án tự mình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
- b) Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác với biện pháp khẩn cấp tạm thời mà cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu.
- c) Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vượt quá yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cá nhân, cơ quan, tổ chức.” Theo quy định như hiện nay, cứ người yêu cầu có đề nghị là thẩm phản ra quyết định áp dụng, sau đó nếu sai thì người yêu cầu chịu trách nhiệm.Như vậy, người yêu cầu sẽ có tâm lý e ngại vấn đề này mà người có thẩm quyền cũng xem nhẹ trách nhiệm của mình.
- Quy định của BLTTDS tại khoản 2 Điều 101 về trách nhiệm bồi thường của toà án trong trường hợp toà án đã áp dụng không đúng biện pháp khẩn cấp tạm thời nên gây thiệt hại cho người bị áp dụng hoặc người thứ ba.
- Đây là một quy định mới tiến bộ vừa có tác dụng nâng cao trách nhiệm của toà án trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đồng thời lại bảo đảm quyền lợi cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
- Căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của toà án được quy định tại khoản 2 Điều 102 BLTTDS, nhưng các căn cứ này mới chỉ đề cập đến trách nhiệm của toà án khi áp dụng không đúng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà chưa đề cập đến trách nhiệm của toà án trong trường hợp toà án đã không ra hoặc chậm ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
- Trong thực tế, việc toà án đã không ra hoặc chậm ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể gây thiệt hại không nhỏ cho đương sự.
- Hướng khắc phục: Ngoài viê êc đề cao trách nhiê êm của người yêu cầu áp dụng BPKCTT thì cũng phải nâng cao trách nhiê êm của cơ quan tiến hành tố tụng khi ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ BPKCTT như: bổ sung thêm trường hợp chịu trách nhiê êm của Tòa án như sau: tòa án cũng phải chịu trách nhiê êm khi ra quyết định áp dụng BPKCTT theo yêu cầu của người có quyền mà gây thiê êt hại cho người bị áp dụng hoă êc người thứ ba nếu có lỗi của tòa án.
- Các biện pháp khẩn cấp tạm thời Theo quy định tại Điều 102 Bộ luật Tố tụng dân sự: “1.
- Kê biên tài sản đang tranh chấp.
- Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác mà pháp luật có quy định”.
- Khoản 1 Điều 102 BLTTDS có quy định biện pháp khẩn cấp tạm thời áp dụng đối với người chưa thành niên.
- Theo chúng tôi ngoài đối tượng là người chưa thành niên thì người mắc bệnh tâm thần và mắc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình cũng rất cần được toà án áp dụng biện pháp này.
- Các biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại Điều 102 BLTTDS tuy tương đối đa dạng nhưng trong thực tiễn giải quyết các tranh chấp dân sự cho thấy có những vụ việc rất cần toà án phải áp dụng ngay biện pháp khẩn cấp tạm thời khác các biện pháp đó.
- Vậy trong trường hợp này toà án có quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp cần thiết đó hay không? Nếu không thì sẽ không thể kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
- Và khoản 13 Điều 102 BLTTDS nên được bổ sung theo hướng toà án có quyền áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác mà pháp luật có quy định và cả những biện pháp khẩn cấp tạm thời khác mà pháp luật chưa có quy định nếu không trái với các quy định của Bộ luật này.
- Kê biên tài sản đang tranh chấp được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tẩu tán, huỷ hoại tài sản.
- Theo quy định hiê ên nay thì chỉ áp dụng đối với tài sản đang bị tranh chấp còn đối với các tài sản khác thì không được áp dụng.
- Điều này cho thấy phạm vi áp dụng của biê ên pháp này là rất hẹp dẫn đến hiê êu quả của biê ên pháp này chưa cao.
- Hướng khắc phục: Để nâng cao hiê êu quả của biê ên pháp này pháp luâ êt cần quy định mở rô êng phạm vi áp dụng BPKCTT này cho tất cá các tài sản của đương sự chứ không chỉ thu hẹp trong phạm vi tài sản đang tranh chấp.
- Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp Theo quy định tại Điều 109 Bộ luật Tố tụng dân sự “Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp cho người khác”.
- Pháp luâ êt quy định biê ên pháp này cũng chỉ áp dụng cho tài sản đang tranh chấp còn những tài sản không tranh chấp thì không được áp dụng.
- Hướng khắc phục: Để áp dụng biê ên pháp này có hiê êu quả tốt nhấtBLTTDS nên quy định theo hướng mở rô êng phạm vi áp dụng của biê ên pháp đối với cả những tài sản không phải là tài sản đang tranh chấp.
- Căn cứ áp dụng BPKCTT Mục đích của việc toà án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là nhằm kịp thời bảo vệ quyền lợi cho đương sự.
- Tuy nhiên, theo quy định tại các Điều 108, 109 và 110 BLTTDS thì các biện pháp kê biên tài sản, cấm chuyển dịch quyền về tài sản đang tranh chấp, cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp chỉ được toà án ra quyết định áp dụng nếu có căn cứ cho thấy người đang nắm giữ tài sản này có hành vi tẩu tán, chuyển dịch quyền tài sản hoặc làm thay đổi hiện trạng tài sản.
- Điều này có nghĩa khi toà án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trên thì những hành vi tẩu tán tài sản, chuyển dịch quyền tài sản đối với tài sản đang tranh chấp hoặc hành vi thay đổi hiện trạng tài sản đã được thực hiện.
- Nếu vậy việc toà án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là quá muộn, không còn ý nghĩa.
- Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 117 Bộ luật Tố tụng dân sự: “2.
- Đối với trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 1 Điều 99 của Bộ luật này, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải xem xét, giải quyết.
- Trong thời hạn ba ngày kể từ ngày nhận đơn, nếu người yêu cầu không phải thực hiện biện pháp bảo đảm hoặc ngay sau khi người đó thực hiện biện pháp bảo đảm quy định tại Điều 120 của Bộ luật này thì Thẩm phán phải ra ngay quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
- Trường hợp Hội đồng xét xử nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên toà thì Hội đồng xét xử xem xét ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay hoặc sau khi người yêu cầu đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm quy định tại Điều 120 của Bộ luật này.
- Đối với trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 2 Điều 99 của Bộ luật này thì sau khi nhận được đơn yêu cầu cùng với đơn khởi kiện và chứng cứ kèm theo, Chánh án Toà án chỉ định ngay một Thẩm phán thụ lý giải quyết đơn yêu cầu.
- Trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu, Thẩm phán phải xem xét và ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
- Thời hạn để thẩm phán ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là ba ngày hoặc 48 giờ tùy từng trường hợp cụ thể vẫn là quá dài, không đáp ứng được tính khẩn cấp.
- Đặc biệt là đối với các yêu cầu về việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp như: Kê biên tài sản đang tranh chấp.
- Sự chậm trễ trong việc ra quyết định áp dụng các biện pháp tạo điều kiện cho đương sự tẩu tán tài sản, lẫn tránh nghĩa vụ thi hành án, đồng nghĩa với việc bản án chỉ có hiệu lực trên giấy, mà không có hiệu lực trong thực tế, vì bị đơn dân sự không còn tài sản để thi hành án.
- Mặt khác, khoản 3 Điều 117 Bộ luật Tố tụng dân sự không quy định rõ ràng là trong trường hợp thực sự khẩn cấp Toà án có thể áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời vào các ngày lễ hoặc ngày nghỉ hay không? Như vậy, về mặt chủ quan hay khách quan, thì đương sự vẫn có điều kiện về mặt thời gian để tẩu tán tài sản, vì theo luật công chứng và theo quy định của một số tổ chức tín dụng, không nhất thiết phải ngừng hoạt động vào những ngày nghỉ lễ.
- Hướng khắc phục: Trong trường hợp này BLTTDS nên quy định ngắn hơn về thời hạn ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
- Đặc biệt nên quy định trong những trường hợp cấp bách đương sự có thể yêu cầu toà án ra ngay quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời.
- Kể cả trong ngày lễ, ngày nghỉ đương sự vẫn có quyền yêu cầu toà án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời.
- Dựa vào yêu cầu của đương sự, thẩm phán sẽ ra ngay quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nếu xét thấy cần thiết.
- Buộc thực hiện biện pháp bảo đảm Theo khoản 1 Điều 120 BLTTDS “ Người yêu cầu Toà án áp dụng một trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản và 11 Điều 102 của Bộ luật này phải gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Toà án ấn định tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện để bảo vệ lợi ích của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và ngăn ngừa sự lạm dụng quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời từ phía người có quyền yêu cầu”.
- Theo quy định tại Điều 99 Bộ luật Tố tụng dân sự (TTDS): “đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án dân sự có quyền yêu cầu toà án áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT) nhằm tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có, tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, hoặc bảo đảm việc thi hành án.
- Điều 102 Bộ luật TTDS quy định 12 BPKCTT, trong đó liên quan đến các tranh chấp về tài sản có các biện pháp cơ bản sau (các khoản và 11): kê biên tài sản đang tranh chấp.
- Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao đã có Nghị quyết số 02/2005/NQ- HĐTP hướng dẫn quy định này như sau: “Thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử đề nghị người yêu cầu áp dụng BPKCTT dự kiến và tạm tính thiệt hại thực tế có thể xảy ra.
- Trong trường hợp có hỏi ý kiến của người bị áp dụng BPKCTT được hướng dẫn tại tiểu mục 5.2 và tiểu mục 5.5 mục 5 Nghị quyết này, thì đề nghị họ dự kiến và tạm tính thiệt hại thực tế có thể xảy ra”.
- Theo chúng tôi, vấn đề này không đúng với thực tế, gây khó khăn cho người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
- Do vậy, bà Hương đã có đơn đề nghị Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để đảm bảo cho việc thi hành án.
- Do vậy, bà Hương không thực hiện được yêu cầu của Tòa án.
- Trong quá trình tòa án giải quyết, ông Phúc phát hiện Công ty XYZ có biểu hiện chiếm dụng vốn của những người mua căn hộ chung cư nên yêu cầu tòa án áp dụng BPKCTT là phong toả tài khoản tại ngân hàng nơi Công ty XYZ mở (cũng là tài khoản mà người mua căn hộ chung cư nộp tiền vào) để bảo đảm việc thi hành án sau này.
- Tòa án yêu cầu ông Phúc phải nộp 1,2 tỷ đồng vào ngân hàng như là việc phải buộc thực hiện biện pháp bảo đảm để tòa án có cơ sở ra quyết định khẩn cấp tạm thời như đơn yêu cầu của ông Phúc.
- Tuy nhiên, ông Phúc không có số tiền 1,2 tỷ đồng nên tòa án đã không chấp nhận đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT.
- Như vậy, bất cập đầu tiên là việc vận dụng các quy định về buộc thực hiện biện pháp bảo đảm này trong thực tiễn trong nhiều trường hợp không bảo đảm được quyền lợi chính đáng của nguyên đơn.
- Mặt khác, pháp luật trao cho tòa (thẩm phán/hội đồng xét xử) quyền ấn định mức phí đối với người yêu cầu áp dụng BPKCTT, nhưng lại không đặt ra tiêu chí cụ thể.
- Bất cập cuối cùng là thiệt hại thực tế do việc áp dụng BPKCTT không đúng gây ra chưa xảy ra, nhưng lại quy định thẩm phán hoặc hội đồng xét xử đề nghị người yêu cầu áp dụng BPKCTT dự kiến và tạm tính thiệt hại thực tế có thể xảy ra là không khả thi và gây khó cho người có quyền yêu cầu (nguyên đơn/người khởi kiện).
- Bởi lẽ, khi yêu cầu tòa án áp dụng BPKCTT, họ chỉ đơn giản là bảo vệ tài sản của mình trước những rủi ro xảy ra trong quá trình tố tụng, chứ không thể tính toán được là việc yêu cầu này của mình thì gây thiệt hại như thế nào cho bị đơn.
- Bên cạnh đó, quy định thẩm phán hoặc hội đồng xét xử trong trường hợp có hỏi ý kiến của người bị áp dụng BPKCTT thì đề nghị họ dự kiến và tạm tính thiệt hại thực tế có thể xảy ra cũng cho thấy kẽ hở trong thực tiễn.
- Bởi lẽ, người bị áp dụng BPKCTT có thể tính toán thiệt hại thực tế cao hơn giá trị tài sản hiện có để ngăn chặn quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT của người khởi kiện.
- Việc buộc thực hiện biện pháp bảo đảm khi yêu cầu áp dụng BPKCTT quy định tại các khoản và 11 Điều 102 của Bộ luật TTDS như phân tích trên đây cho thấy tính khả thi không cao và gây khó cho người có quyền yêu cầu.
- Những hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP cần được sửa đổi, bổ sung theo hướng xác định rõ về cách tính toán ấn định mức phí đối với người yêu cầu áp dụng BPKCTT, về thời hạn áp dụng BPKCTT trong các trường hợp nhằm khắc phục tình trạng mỗi cấp tòa, thẩm phán áp dụng một kiểu.
- Cần sửa đổi Bộ luật TTDS và các hướng dẫn liên quan đến quy định về việc buộc thực hiện biện pháp bảo đảm khi yêu cầu áp dụng BPKCTT.
- Khi người yêu cầu (người khởi kiện) có cung cấp các chứng cứ chứng minh cho việc khởi kiện và áp dụng BPKCTT là đúng thực tiễn, thì biện pháp bảo đảm khi yêu cầu áp dụng BPKCTT là không cần thiết.
- Đương nhiên, trong trường hợp người yêu cầu áp dụng BPKCTT gây thiệt hại, thì họ phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị áp dụng.
- Mặt khác, có thể yêu cầu người áp dụng BPKCTT viết cam đoan sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu như việc yêu cầu của họ gây thiệt hại cho bên kia và bản cam đoan này gửi kèm bộ hồ sơ/đơn khởi kiện.
- Quy định này sẽ giúp cho quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT quy định tại các khoản và 11 Điều 102 của Bộ luật TTDS có tính khả thi trong thực tiễn, bảo đảm việc thi hành án cũng như ngăn chặn việc tẩu tán tài sản của người bị áp dụng BPKCTT.
- Bảo vệ lợi ích của bên thứ ba Nhìn chung đa phần các BPKCTT này khi áp dụng sẽ có lợi cho người yêu cầu, đảm bảo được lợi ích của họ, đảm bảo cho quá trình xét xử vụ án.
- Tuy nhiên, trong một số trường hợp tài sản tranh chấp xuất hiện sự có mặt của bên thứ ba thì các biện pháp này cũng sẽ ảnh hưởng nhất định tới quyền lợi của họ và nhiều trường hợp để bảo vệ cho lợi ích của người thứ ba mà tài sản bị tẩu tán, thiệt hại thuộc về đương sự.
- Ví dụ: Trong một số vụ án tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa hay hợp đồng vay tài sản, nguyên đơn đề nghị Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ (bị đơn).
- Căn cứ vào yêu cầu và chứng cứ nguyên đơn cung cấp, Tòa án đã quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời “Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ” được quy định tại Điều 114 BLTTDS.
- Tuy nhiên, nội dung Quyết định áp dụng BPKCTT này lại thể hiện “Phong tỏa giá trị còn lại của các tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của bị đơn”.
- Như vậy, thực chất của việc áp dụng BPKCTT trong trường hợp này là “Phong tỏa giá trị còn lại của tài sản của người có nghĩa vụ” chứ không phải là “Phong tỏa sản sản của người có nghĩa vụ”.
- Mặt khác, các tài sản bị phong tỏa đang được bị đơn thế chấp tại Ngân hàng nhưng trong Quyết định áp dụng BPKCTT, Tòa án quyết định “Người bị phong tỏa không được tiếp tục dùng các tài sản bị phong tỏa trên để bảo đảm cho nghĩa vụ nào khác kể từ ngày ban hành quyết định này, không được quyền thỏa thuận với bất kỳ cá nhân, tổ chức nào (mà không có sự đồng ý của nguyên đơn) để chuyển dịch quyền về tài sản cho đến khi vụ án được giải quyết và thi hành án xong”.
- Phán quyết này trong quyết định áp dụng BPKCTT không phù hợp với các quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về cầm cố, thế chấp tài sản.
- Bởi lẽ, nội dung của quyết định áp dụng BPKCTT nêu trên đã hạn chế quyền yêu cầu xử lý tài sản thế chấp của Ngân hàng.
- Như vậy, trong trường hợp này, quyền và lợi ích của phía Ngân hàng đã bị xâm hại bởi quyết định áp dụng BPKCTT như đã nêu trên nhưng Ngân hàng lại không được Tòa án đưa vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nên không phải là đương sự trong vụ án.
- Do vậy, Ngân hàng không có quyền khiếu nại quyết định áp dụng BPKCTT này để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình theo như quy định tại Điều 124 BLTTDS.
- Bên cạnh đó, trong Quyết định của bản án sơ thẩm, Tòa án tuyên giữ nguyên Quyết định áp dụng BPKCTT để bảo đảm thi hành án, nhưng như đã phân tích ở trên, Ngân hàng không phải là đương sự trong vụ án nên không có quyền kháng cáo bản án này mặc dù có đủ căn cứ để xác định bản án này đã xâm hại đến quyền lợi của Ngân hàng khi tuyên tiếp tục giữ nguyên quyết định áp dụng BPKCTT.
- Hướng khắc phục: Từ bất câ êp trên, ta thấy cần có thêm quy định quyền kháng cáo của người thứ ba đối với quyết định áp dụng BPKCTT.