Academia.eduAcademia.edu
PHƯƠNG PHÁP MÔ HÌNH HÓA TRONG DẠY HỌC TOÁN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG TS. Nguyễn Danh Nam Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên Tóm tắt. Bài viết giới thiệu phương pháp và quy trình mô hình hóa sử dụng trong tổ chức các hoạt động toán học ở trường phổ thông. Thông qua các hoạt động này, giáo viên cho học sinh (HS) thấy được mối quan hệ giữa toán học và thực tiễn, giúp các em rèn luyện các thao tác tư duy toán học và kỹ năng nhìn nhận các hiện tượng thực tiễn bằng con mắt toán học. Qua đó, nâng cao kỹ năng sử dụng ngôn ngữ và các công cụ toán học trong giải toán ở trường phổ thông. Từ khóa. Phương pháp mô hình hóa, mô hình hóa, quy trình mô hình hóa, ứng dụng thực tiễn của toán học. Đặt vấn đề Mô hình sử dụng trong dạy học toán có thể là hình vẽ, bảng biểu, hàm số, đồ thị, phương trình, sơ đồ, biểu đồ, biểu tượng hoặc mô hình ảo trên máy tính điện tử (Van Den Heuvel-Panhuizen, 2003; Van de Walle, 2004). Mô hình hóa (MHH) trong dạy học toán là phương pháp giúp HS tìm hiểu, khám phá các tình huống nảy sinh từ thực tiễn bằng công cụ và ngôn ngữ toán học với sự hỗ trợ của các phần mềm dạy học. Quá trình này cho thấy mối quan hệ giữa thực tiễn với các vấn đề trong sách giáo khoa dưới góc nhìn của toán học. Do vậy, nó đòi hỏi HS cần vận dụng thành thạo các thao tác tư duy toán học như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa. trư ng phổ thông, cách tiếp cận này giúp việc học toán của HS tr nên thiết thực và có ý nghĩa hơn, tạo động cơ và niềm say mê học tập môn toán (Mason & Davis, 1991; Niss, 1989). MHH là phương pháp xây dựng và cải tiến một mô hình toán học nhằm diễn đạt và mô tả các bài toán thực tiễn. Qua các nghiên cứu thực nghiệm, các nhà giáo dục toán học đã nhận ra được tầm quan trọng của phương pháp MHH trong quá trình dạy học toán trư ng phổ thông (Smith & Wood, 2001; Vasco, 1999; Martinez-Luacles, 2005; Carrejo & Marshall, 2007). Phương pháp này giúp HS làm quen với việc sử dụng các loại biểu diễn dữ liệu khác nhau; giải quyết các bài toán thực tiễn bằng cách lựa chọn và sử dụng các công cụ, phương pháp toán học phù hợp. Qua đó, giúp HS hiểu sâu và nắm chắc các kiến thức toán học. Lesh & Zawojewski (2007) khẳng định rằng MHH toán học giúp HS phát triển sự thông hiểu các khái niệm và quá trình toán học. Quá trình MHH giúp HS hệ thống hóa các khái niệm, ý tư ng toán học; nắm được cách thức xây dựng mối quan hệ giữa các ý tư ng đó. Do vậy, giáo viên nên phát triển các loại bài tập gắn với hoạt động MHH như: các bài tập dạng điều tra số liệu, khảo sát thực tế các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn, phân tích các tin tức trên báo chí, số liệu trong sách giáo khoa hoặc trên mạng internet.