Academia.eduAcademia.edu
Cách quản lý nhân sự và phát triển nhân tài ở tầm quốc tế “Tại Samsung, con người luôn được xem là yếu tố quan trọng nhất. Chính vì vậy, chúng tôi luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho các chương trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực với mục tiêu mỗi nhân viên Samsung không chỉ giỏi về chuyên môn, mà còn có kiến thức văn hóa, xã hội rộng lớn”, ông Han Myoung Sup - Tổng giám đốc Tổ hợp Samsung Electronics Việt Nam nói. Lee Kun Hee đặc biệt coi trọng người tài. Ông thừa hưởng tâm lý trọng hiền tài này từ triết lý kinh doanh đặt nhân tài lên hàng đầu của người cha quá cố - chủ tịch Lee Byung Chul. Bởi vậy, cốt lõi của triết lý kinh doanh không đổi thay xuyên suốt hai đời chủ tịch Samsung là “đề cao nhân tài”. “Nhân tài không tự nhiên có được mà là kết quả của quá trình học tập và rèn luyện”, được coi là tôn chỉ và triết lý kinh doanh của Lee Kun Hee. Bởi vậy, có thể nói Samsung là doanh nghiệp đề cao học tập và đào tạo hơn bất cứ một doanh nghiệp nào. Hệ thống giáo dục của Samsung có nền tảng là triết lý kinh doanh: “Chúng ta nguyện cống hiến nguồn nhân lực và công nghệ để tạo ra những sản phẩm và dịch vụ ưu việt vì một xã hội toàn cầu tốt đẹp hơn”. Đây là một chương trình đào tạo được hệ thống hóa. Một khi những nhân tài xuất sắc là thành viên của ngôi nhà chung Samsung thì hệ thống này có khả năng biến họ trở thành những người đứng đầu trong số những nhân tài xuất chúng nhất. “Đào tạo định hướng đặc biệt” là chương trình đào tạo cơ bản nhất được áp dụng đối với toàn thể nhân viên mới gia nhập Samsung. Mục tiêu của chương trình này là chia sẻ văn hóa, triết lý kinh doanh và giá trị của Samsung, đồng thời gieo vào lòng mỗi thành viên mới những hạt giống đầu tiên để trở thành “con người Samsung” (Samsung men). Bên cạnh đó, để bắt kịp với thời đại toàn cầu hóa, từ lâu Samsung đã đi tiên phong trong việc thực hiện “chính sách chuyên gia địa phương”, đào tạo nên những “người Samsung nằm vùng tại địa phương”. Đây có thể được coi là những đại diện tiêu biểu cho hệ thống giáo dục của Samsung. Kể từ lần đầu tiên áp dụng “chính sách chuyên gia địa phương” vào năm 1992, trong suốt 20 năm qua, Samsung đã đào tạo được 4.400 chuyên gia địa phương tại 80 quốc gia trên thế giới. Hiện tại có 285 nhân viên Samsung đang hoạt động như những chuyên gia địa phương tại 50 quốc gia, và 20% số nhân lực đó là nữ giới. Tác động vào trí tuệ: Samsung trở thành một trường đại học khổng lồ. “Trường dạy CEO Samsung” ra đời tháng 9/1993. Ba tháng sau đón 850 học viên là tất cả số quản lí cấp cao của Samsung tại thời điểm đó đến đào tạo trong 6 tháng (3 tháng tại chỗ và 3 tháng ở nước ngoài). Khi các học viên thực tập ở nước ngoài Lee Kun Hee cấp họ không được di chuyển bằng máy bay mà phải sử dụng các phương tiện đường bộ như ô tô, tàu, bus để cảm nhận rõ rang hơn văn hóa nước sở tại. Trong 5 năm từ 1994 đến 1999 mỗi năm Samsung chọn ra 400 người trẻ tuổi có ít nhất 3 năm kinh nghiệm , nhét vào tay họ 1 nắm tiền và tung họ ra nước ngoài trong 1 năm , mặc cho họ đi đâu thì đi, làm gì thì tùy. Lee Kun Hee hi vọng đội ngũ hạt giống này có thể trở về với sự hiểu biết và kinh nghiệm sâu sắc về thị trường bản địa mà họ tới “nằm vùng”. Sau khi trở về từ nước ngoài, đội ngũ hạt giống này sẽ trở thành chủ lực cho chính sách “tập đoàn toàn cầu, thấu hiểu địa phương” của Samsung. Trong 5 năm này chỉ riêng chương trình gieo giống của Samsung ước tính đốt hết 100 triệu USD để đào tạo 2000 hạt nhân chủ chốt cho kế hoạch đánh chiếm thị trường thế giới của mình. Đến tận bây giờ Trung tâm phát triển nhân lực của Samsung đóng ở Hàn Quốc vẫn tiếp nhận khoảng 50 ngàn học viên mỗi năm. Công cuộc “luyện quân” của Samsung kéo dài suốt hơn 20 năm đến bây giờ vẫn không hề có dấu hiệu “lão suy”. Samsung phát quyển chính sách quản lí mới gồm 200 trang đến tận tay. Một quyển phụ lục riêng để giải nghĩa các khái niệm trong chính sách quản lí mới được phát hành ngay sau đó. Thậm chí những nhân viên đọc viết không thông thạo còn nhận được 1 bản vẽ theo phong cách.. truyện tranh nhằm diễn giải dễ hiểu các gạch đầu dòng quan trọng của chính sách mới. Kể từ đó, chính sách quản lí mới được coi như “thánh kinh” của Samsung, thậm chí cả văn phòng khách sạn nơi diễn ra cuộc họp năm 1993 cũng được Lee Kun Hee cho “bốc” về tổng hành dinh của Samsung ở Hàn Quốc và tái tạo nguyên bản để làm nơi “thờ phụng”, tồn tại như 1 vật chứng nhắc nhở nhân viên Samsung không bao giờ tự thỏa mãn và luôn khát khao hướng đến chất lượng sản phẩm để chinh phục thị trường quốc tế. Hoàn toàn không quá lời khi nhận định, con mắt tinh tường nhìn thấu tương lai của Lee Kun Hee đã mang lại cho Samsung một vũ khí bí mật, không gì khác chính là “chính sách chuyên gia địa phương”. Không ai có thể phủ nhận những cống hiến to lớn mà chính sách này đóng góp cho thời đại toàn cầu hóa. Hơn nữa, không thể bỏ qua những hệ thống đào tạo như chương trình “Samsung MBA” nhằm phát hiện và đào tạo nhân lực cốt lõi thế hệ mới và chương trình “Đào tạo năng lực lãnh đạo” (leadership) với mục đích đào tạo ra thế hệ lãnh đạo kế tiếp cho bộ máy nhân sự. Sở dĩ, Samsung có thể đi trước trong sự nghiệp đào tạo nhân tài như vậy là nhờ triết lý kinh doanh độc đáo của vị chủ tịch tiền nhiệm sáng lập nên tập đoàn - CEO Lee Byung Chul. “Rốt cuộc không phải tiền bạc hay quyền lực mà chỉ có con người mới có khả năng tạo nên và làm gia tăng của cải. Con người mới là nguồn động lực còn tiền bạc chẳng qua chỉ là phương tiện. Trong kinh doanh, sự đảm bảo chắc chắn nhất cho những lợi ích trong tương lai chính là nhân tài. Bởi vậy, để phát triển nhân tài thì đầu tư bao nhiêu cũng không thừa. Sau khi đã lựa chọn được những người có tư chất vượt trội, việc liên tục tạo ra và duy trì những tác động cần thiết có vai trò như động lực khiến họ nỗ lực, không lười biếng cũng là điều vô cùng quan trọng.” Từ đó có thể nhận thấy rằng tiêu chuẩn đào tạo nhân viên tại Samsung vô cùng cao và thức thời . Được coi là 1 trong 8 bí quyết hướng đến sự thành công trong quá trình quản lí nhân sự của tập đoàn. Khi các nhân viên này sẽ được học hỏi về ngôn ngữ, đời sống, văn hóa tại các vùng miền, quốc gia mới đã giúp Samsung có đội ngũ nhân viên vô cùng linh hoạt và thích ứng nhanh với mọi hoàn cảnh. Samsung đã dần đào tạo được một đội ngũ nhân sự vô cùng tinh nhuệ và mang tầm quốc tế, ít có tập đoàn nào có thể bắt kịp.