« Home « Kết quả tìm kiếm

Khảo sát hiện trạng ô nhiễm các kim loại nặng ở hạ du sông hồng, Phú Thọ và đề xuất các giải pháp quản lý


Tóm tắt Xem thử

- MỞ ĐÂU Nhiều nguyên tố kim loại nặng là nguyên tố vi lượng cần thiết đối với cơ thể con người, nhưng khi hàm lượng vượt quá ngưỡng cho phép chúng gây độc hại cho con người.
- Cùng với sự phát triển của nền công nghiệp nước nhà và sự đô thị hóa với tốc độ nhanh chóng đã làm ô nhiễm nguồn nước mặt, đặc biệt là nước sông.Trong luận văn này chúng tôi đã nghiên cứu đánh giá sự ô nhiễm nước vùng hạ du sông Hồng Phú Thọ để đánh giá mức độ ô nhiễm và kiến nghị các giải pháp quản lý.
- THỰC NGHIỆM Chúng tôi sử dụng phương pháp phổ ICP – MS để xác định nồng độ kim loại nặng trong nước vùng hạ du sông Hồng Phú Thọ.
- Thiếtbị:MáyICP – MS.
- Dung dịch gốc kim loại nghiên cứu có nồng độ 1000 ppm.
- Để xử lý đánh giá kết quả thực nghiệm chúng tôi sử dụng phần mềm Origin 7.5.
- Tối ưu hóa thiết bị ICP-MS Chúng tôi sử dụng mẫu chuẩn để chọn các điều kiện tối ưu của thiết bị ICP – MS như: Chọn đồng vị, chọn độ sâu mẫu, chọn thế thấu kính ion, lưu lượng khí mang.
- 3.2.Đánh giá phương pháp phân tích - Chúng tôi tiến hành xác định khoảng tuyến tính và dựng đường chuẩn: Đường chuẩn của của các kim loại Mn, Cr, Pb, Cu, Zn, Cd được xây dựng với 4 điểm có nồng độ 20ppb, 100ppb, 150ppb, 200ppb Đường chuẩn của Hg được xây dựng với 4 điểm có nồng độ 1ppb, 5ppb, 10ppb Các thông số của máy đo được chọn như điều kiện tối ưu, tiến hành đo với các mẫu chuẩn, dựa vào kết quả đo, sử dụng phần mềm Origin 7,5 để vẽ đường chuẩn, đồng thời xác định được giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ).
- Để đánh giá độ đúng của phép đo ICP – MS chúng tôi tiến hành đo và so sánh kết quả phân tích với mẫu chuẩn (MESS – 3) bằng phương pháp ICP – MS.
- IVP-MS là phương pháp rất tốt để xác định lượng vết các kim loại nặng trong mẫu môi trường.
- Kết quả phân tích một số chỉ tiêu thông thường của các mẫu nước bề mặ thạ du sông Hồng- PhúThọ Chúng tôi tiến hành lấy mẫu và xác định một số chỉ tiêu thông thường của mẫu nước lấy được: COD, BOD, NH4+, tổng lượng cặn (TSS)… 3.4.
- Kết quả phân tích hàm lượng kim loại nặng Chúng tôi tiến hành xác định hàm lượng các kim loại nặng như: As, Pb, Hg, Cd, Mn, Fe, Ni, Co, Cr, Zn bằng phương pháp ICP – MS trong các điều kiện tối ưu đã chọn.
- Kết quả phân tích cho thấy hầu hết hàm lượng các kim loại nặng trên đều vượ ttiêu chuẩn cho phép (Theo QCVN 08 – 2008).
- Hàm lượng kim loại giảm ở mùa mưa và tăng ở mùa khô.
- có nồng độ cao ở gần cửa thải nước thải công nghiệp, càng xa cửa thải thì hàm lượng kim loại nặng giảm 3.5.
- Các giải pháp quản lý ô nhiễm môi trường Cần có những chế tài xử phạt (cưỡng chế hành chính hoặc xử lí hình sự) phải thực sự đủ mạnh để đủ sức hạn chế các đối tượng vi phạm.
- Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lí môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời tổ chức giám sát chặt chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp và thân thiện hơn với con người.
- Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường (thường xuyên, định kỳ, đột xuất).
- phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn, như giữa lực lượng thanh tra môi trường với lực lượng cảnh sát môi trường các cấp, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lí kịp thời, triệt để những hành vi gây ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất.
- Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách về công tác môi trường.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội của người dân, doanh nghiệp trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường.
- KẾT LUẬN Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, chúng tôi đã thu được các kết quả sau: 1.
- Chọn được các điều kiện thích hợp để phân tích các kim loại nặng Ni, Cr, Fe, Mn, Pb, Zn, Cd, Hg, As bằng phương pháp ICP – MS.
- Xác định được hàm lượng các kim loại nặng trong mẫu nước vùng hạ du sông Hồng – Phú Thọ.
- Đánh giá khả năng lan truyền ô nhiễm và kiến nghị một số giải pháp để xử lý và quản lý ô nhiễm môi trường nước vùng hạ du sông Hồng – Phú Thọ.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt