Academia.eduAcademia.edu
Bùi Văn Vượng, Trần Đức Thạnh, Nguyễn Hữu Cử, Nguyễn Thị Kim Anh, 2006. Đặc điểm hình thái - động lực và phân bố vũng vịnh ven bờ biển Việt Nam. Khoa học và Công nghệ biển. Phụ trương (2006). Số 2.Tr. 42 - 54. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI - ĐỘNG LỰC VÀ PHÂN BỐ VŨNG VỊNH VEN BỜ BIỂN VIỆT NAM Bùi Văn Vượng, Trần Đức Thạnh, Nguyễn Thị Kim Anh MỞ ĐẦU Vũng – vịnh ven bờ Việt Nam xuất hiện dọc theo chiều dài bờ và các đảo lớn với tổng số 48 cái và tổng diện tích khoảng 4032,9 km2. Chúng phân bố không liên tục ở các vùng địa lý khác nhau. Mặc dù là đối tượng địa lý quen thuộc nhưng chúng còn ít được nghiên cứu kể cả đặc điểm hình thái - động lực. Nằm trong nội dung nghiên cứu của đề tài KC.09.22 “Đánh giá hiện trạng, dự báo biến động và đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên một số vũng – vịnh chủ yếu ven bờ biển Việt nam”, bài viết này trình bày kết quả phân tích và đánh giá các đặc điểm hình thái - động lực vũng vịnh theo các bộ tiêu chí để hiểu biết hệ thống vũng vịnh ven bờ Việt Nam và cũng là để xây dựng cơ sở cho việc sử dụng hợp lý chúng. Các đặc điểm hình thái - động lực vũng vịnh chủ yếu chịu ảnh hưởng chi phối của các yếu tố địa chất, địa hình bờ biển và thuỷ văn. Vì vậy, một bộ 8 tiêu chí được lựa chọn đánh giá gồm: kích thước, độ sâu, hình dáng, hình thức tạo vịnh, cấu tạo thạch học bờ, mức độ đóng kín, thuỷ triều và ảnh hưởng của sông. Do tính chất của các chỉ tiêu và mức độ tài liệu có được, mức độ định lượng hoá các chỉ tiêu khác nhau, có chỉ tiêu mới ở mức định tính. Ngoài ý nghĩa khoa học, bộ chỉ tiêu động lực – hình thái hy vọng có khả năng sử dụng tiện ích cho mục tiêu quản lý và sử dụng vũng vịnh trên cơ sở lựa chọn một tổ hợp tiêu chí xác định cho một hoặc một vài mục tiêu sử dụng nào đó. Tuy nhiên, kết quả trình bày trong bài viết này mới chỉ là những kết quả bước đầu, cần được tiếp tục bổ sung và hoàn chỉnh. 1. ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ TIÊU HÌNH THÁI - ĐỘNG LỰC CÁC VŨNG VỊNH VEN BỜ BIỂN VIỆT NAM 1.1. Kích thước (diện tích) Các vũng, vịnh xuất hiện dọc theo chiều dài bờ và các đảo lớn. Kết quả thống kê trên hải đồ tỷ lệ 1/100.000 [1] cho biết ven bờ biển Việt Nam có 48 cái với tổng diện tích khoảng 3897 km2. ở mức độ khái quát, các vũng, vịnh này có diện tích phổ biến từ 50-150 km2, lớn nhất là vịnh Bái Tử Long với diện tích 560km2 và nhỏ nhất chỉ 1,5km2 (vụng Ông Diên – Sông Cầu, Phú Yên). ở mức độ chi tiết hơn, kích thước của chúng được chia thành các nhóm: rất nhỏ, nhỏ, trung bình, lớn. Giá trị trung bình về diện tích của 48 vũng, vịnh ven bờ là trong phép thống là 81,1km2. Phân cấp vũng, vịnh theo nhóm chỉ tiêu kích thước: diện tích rất nhỏ dưới 10km2 ; nhỏ 10 – 50km2 ; trung bình 50 – 100km2 ; lớn trên 100 km2 (bảng 1). Bảng 1. Đặc trưng các nhóm vũng, vịnh theo chỉ tiêu kích thước STT Nhóm Tổng diện tích (km2) Số lượng (cái) Phần trăm diện tích (%) Phần trăm số lượng (%) 1 Lớn 3135,3 14 78 29 2 Trung bình 414 6 10 13 3 Nhỏ 430,3 17 11 35 4 Rất nhỏ 53,3 11 1 23 Vũng, vịnh phân bố trên toàn dải ven bờ chủ yếu có kích thước từ nhỏ đến rất nhỏ, phân bố nhiều và tập trung có liên quan chặt chẽ với cấu trúc địa chất, nơi kiến trúc chính song song, xiên góc với đường bờ và các hệ thống đảo. 1.2. Độ sâu Dựa theo phân tích thông kê tài liệu [1], có xem xét đến các mức độ sâu biến dạng của sóng khi truyền vào bờ, độ sâu các vũng, vịnh ven bờ biển Việt Nam được phân chia thành các cấp sau (bảng 2): Nhóm có độ sâu rất lớn: trên 25m Nhóm có độ sâu lớn sâu từ trên 15m đến 25m Nhóm có độ sâu trung bình từ 5m đến 15m Nhóm có độ sâu nhỏ, dưới 5m Bảng 2. Tỷ lệ nhóm vũng –vịnh phân loại theo độ sâu STT Nhóm độ sâu Số lượng (cái) Tỷ lệ theo số lượng (%) 1 Rất sâu 3 6 2 Sâu 14 29 3 Trung bình 23 48 4 Nhỏ 8 17 Giá trị độ sâu trung bình của toàn hệ thống vũng, vịnh là 11,5m, phổ biến trong khoảng 5-15m, lớn nhất không quá 30m. Nhóm vũng, vịnh có độ sâu lớn và trung bình chủ yếu tập trung tại Trung Bộ, từ Vịnh Diễn Châu (Nghệ An) đến vịnh Phan Thiết (Bình Thuận) và các đảo tương đối xa bờ (vịnh Cô Tô, vịnh Côn Sơn v.v). Vũng, vịnh có độ sâu nhỏ chủ yếu phân bố ở phần đông bắc bờ biển Việt Nam: vịnh Tiên Yên-Hà Cối, Quán Lạn (Vân Đồn), Bái Tử Long v.v. 1.3. Hình thái vũng, vịnh Hình thái vũng, vịnh ven bờ Việt Nam rất đa dạng [1, 6, 8] và có thể phân thành 2 nhóm cơ bản: đẳng thước và kéo dài (bảng 3). Một vũng, vịnh có hình thái đẳng thước, về mặt kích thước có chiều dài và chiều rộng tương đối bằng nhau, thông ra biển có thể bằng một hoặc vài cửa. Vũng vịnh nhóm kéo dài có hình cánh cung, ít ăn sâu vào lục địa, hơi lõm vào so với xu thế chung của đường bờ, chiều dài lớn hơn rất nhiều so với chiều rộng, thông ra biển bằng một hay nhiều cửa và các cửa thường rất rộng. Bảng 3. Tỷ lệ nhóm vũng, vịnh phân loại theo chỉ tiêu hình thái Nhóm Số lượng Tỷ lệ (%) Kéo dài 11 23 Đẳng thước 37 77 Dạng đẳng thước phân bố hầu hết trên toàn dải ven bờ. Dạng kéo dài số lượng ít, phân bố rải rác trên dải ven bờ từ bắc vào nam, tiêu biểu Tiên Yên – Hà Cối, vịnh Bái Tử Long, vịnh Diễn Châu – Nghệ An), vịnh Phan Thiết. 1.4. Hình thức tạo vịnh Hình thức tạo vịnh được phân thành 2 nhóm, nhóm do mũi nhô tạo bán đảo và nhóm do đảo chắn hỗn hợp ( bảng 4). Hầu hết các vũng, vịnh tạo ra do có mũi nhô đá gốc tạo thành bán đảo [3]. Tiêu biểu cho hình thức này là vịnh Đà Nẵng với bán đảo Sơn Trà, vịnh Văn Phong với bán đảo Hòn Gốm. Một số đảo được nối với đất liền bằng hình thức doi cát nối đảo (tombolo) như trường hợp vịnh Cam Ranh. Một số ít các vũng vịnh tạo ra do các đảo chắn hỗn hợp, điển hình là vịnh Bái tử Long và Hạ Long. Bảng 4. Tỷ lệ nhóm vũng, vịnh phân loại theo chỉ tiêu hình thức thành tạo STT Nhóm Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Mũi nhô 41 85,5 2 Đảo chắn hỗn hợp 7 14,5 Ngoài ra, còn tồn tại hình thức vịnh ven đảo, được hình thành từ cung lõm của các đảo có kích thước lớn nằm tách khỏi bờ, ví dụ như vụng ở Hòn Tre, Hòn Mun thuộc Nha Trang, vịnh Côn Sơn (Côn Đảo), vịnh Cô Tô (Quảng Ninh). 1.5. Cấu tạo thạch học bờ Vũng, vịnh ven bờ có cấu tạo thạch học hết sức phức tạp [3]. Một vũng, vịnh có cấu tạo thạch học bờ là trầm tích bở rời bùn, cát hoặc đá gốc nhưng lại có thể là tổ hợp của hai hoặc cả ba loại nêu trên. Dựa vào tính ưu thế, có thể chia ra thành 3 nhóm cấu tạo bờ: bờ cấu tạo từ đá gốc; bờ cấu tạo từ cát và bờ cấu tạo từ bùn (bảng 5). Việc xác định 3 nhóm cấu tạo bờ trên được tiến hành dựa trên tập bản đồ Địa chất các tỉnh ven biển Việt Nam, tỷ lệ 1/200 000 của Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (1999 – 2000). Bảng 5. Tỷ lệ nhóm vũng, vịnh phân loại theo chỉ tiêu cấu tạo thạch học bờ STT Nhóm bờ Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Cát 25 52 2 Đá gốc 21 44 3 Bùn 2 4 Nhóm vũng, vịnh cấu tạo bờ từ đá gốc là các vịnh bờ đá (embayment) tiêu biểu, phân bố tại những đá gốc lan ra sát biển, sông suối chảy vào ít hoặc không đáng kể. Nhóm này phổ biến tại Đông bắc bộ, Miền Trung và ven các đảo, tiêu biểu là vịnh Bái Tử Long, Quán Lạn, Hạ Long, Lan Hạ (Bắc Bộ), Nghi Sơn (Bắc Trung Bộ); Làng Mai, Cù Mông, Xuân Đài v.v. (Nam trung Bộ), hoặc ven các đảo như vịnh Cô Tô, Lan Hạ, Cù lao Chàm (Quảng Nam), Hòn Tre (Nha Trang-Khánh Hoà), Côn Sơn, Đông Bắc (đảo Cô Sơn). Nhóm vũng, vịnh cấu tạo từ bờ cát, chủ yếu phân bố ở miền Trung. Nhóm vũng, vịnh được cấu tạo từ bờ bùn chiếm một tỷ lệ rất ít, điển hình là vịnh Tiên Yên-Hà Cối và vịnh Cửa Lục (Quảng Ninh). 1.6. Mức độ đóng kín Mức độ đóng kín của vũng, vịnh thể hiện sự trao đổi nước giữa chúng với vùng biển bên ngoài, tức là khả năng ảnh hưởng của động lực biển: sóng, thủy triều, dòng chảy, đối với vũng, vịnh. Theo Cục Môi trường Nhật Bản [7], chỉ số đóng kín của vực nước được xác định bằng công thức sau:  S D1 I = (1) WD2 Với: S là diện tích mặt nước D1 là độ sâu cực đại của vực nước D2 là độ sâu cực đại của cửa W là chiều rộng cửa I là hệ số đóng kín của vũng, vịnh Nếu I > 1,0 thủy vực có độ đóng kín rất cao, trao đổi nước kém và có tiềm năng phú dưỡng. Hệ số đóng kín (I) của vũng, vịnh được xác định từ các thông số về diện tích, độ sâu cực đại, độ sâu cực đại cửa, độ rộng cửa của chúng và áp dụng công thức (1). Kết quả cho thấy I ? [0.057354;1.835033] và giá trị trung bình là 0.255395. Căn cứ vào kết quả tính toán, mức độ đóng kín của vũng, vịnh ven bờ Việt Nam được xác định như sau (bảng 6): Bảng 6. Tỷ lệ nhóm vũng, vịnh phân loại theo chỉ tiêu đóng kín STT Nhóm Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Rất hở 9 19 2 Hở 23 48 3 Nửa kín 13 27 4 Gần kín 1 2 5 Rất kín 2 4 I Є [0.00 - 0.10] vũng, vịnh thuộc nhóm rất hở: Cô Tô; Cù lao Chàm, Mỹ Hàn, Vụng Moi, Phan Rang, Đà-Rằng; Phan Rí, Phan Thiết .v.v. I Є [0.10 - 0.25] vũng, vịnh thuộc nhóm hở, bao gồm: vịnh Diễn Châu, Vũng Áng, Chơn Mây, Dung Quất, Việt Thanh, Nho Na, Cù Mông, Trích, Ông Diên, Rô , Làng Mai, Cái Bàn, Nha Trang, Bình Ba, Côn Sơn, Đông Bắc. I Є [0.25 - 0.50] vũng vịnh thuộc nhóm nửa kín: Quán Lạn (Vân Đồn), Hạ Long, Đà Nẵng, Cổ Cò, Bái Tử Long, Lan Hạ, An Hoà, Xuân Đài, Văn Phong, Bình Cang, Bãi Vạn, Đầm, Đầm Tre. I Є [0.50 – 1.00] vũng vịnh thuộc nhóm gần kín đó là Tiên Yên - Hà Cối. I Є [ lớn hơn 1] vũng vịnh thuộc nhóm rất kín đó là: Cửa Lục và Cam Ranh. 1.7. Thủy triều tại các vũng, vịnh Theo độ lớn triều [2, 11, 12, 15], có thể phân biệt vũng, vịnh thành các nhóm triều lớn; triều vừa và triều nhỏ (bảng 7): Triều lớn (Microtide - MAC): dưới 2 m. Triều nhỏ (Mesotide - MES) : 2-3m. Triều nhỏ (Macrotide - MIC): trên 3m. Bảng 7. Tỷ lệ nhóm vũng, vịnh phân loại theo chỉ tiêu biên độ triều STT Nhóm Số lượng Tỷ lệ (%) 1 MAC 14 29 2 MES 3 6 3 MIC 31 65 Thống kê cho thấy, số lượng vũng, vịnh thuộc vùng triều nhỏ chiếm tỷ lệ lớn, 31 cái (65%), tập trung ở miền Trung. Số vũng, vịnh thuộc vùng biển có triều lớn cũng chiếm tỷ lệ khá lớn, 14 cái (29%), chủ yếu ở Bắc Bộ và Nam Bộ. Vũng, vịnh thuộc vùng biển có triều vừa chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, 3 cái (6%) và tập trung ở ven biển Thanh Hoá - Nghệ An. 1.8. Sông đổ vào vũng, vịnh Dọc bờ biển có 114 cửa sông lớn nhỏ, hàng năm các sông đổ ra biển 880 tỷ m3 nước (riêng sông Hồng và Thái Bình 137 tỷ m3, sông Mê Kông 520tỷ m3) và 200 -250 triệu tấn bùn cát (sông Hồng và sông Thái Bình 125 triệu tấn, sông Mê Kông 98 triệu tấn) [13, 9]. Trung bình hàng năm, mỗi km bờ Việt Nam nhận từ lục địa một khối lượng 267 triệu m3 nước và 69 nghìn tấn bùn cát. Vai trò của dòng chảy sông rất quan trọng với môi trường địa chất dải ven bờ. Mức độ sông suối đổ vào từng vũng, vịnh được chia làm 2 cấp: không đáng kể và đáng kể (bảng 8). Nhóm vũng, vịnh có sông-suối đổ vào không đáng kể phân bố tập trung từ Quảng Ngãi đến Phú Yên: vụng Việt Thanh (Bình Sơn-Quảng Ngãi) đến vụng Ông Diên (Sông Cầu–Phú Yên) và một các vũng, vịnh ven đảo: Cô Tô, Lan Hạ, Cù lao Chàm, Hòn Tre, Côn Sơn, Đông Bắc v.v. Bảng 8. Tỷ lệ nhóm vũng, vịnh phân loại theo chỉ tiêu sông - suối đổ vào STT Nhóm Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Không đáng kể 25 52 2 Nhóm đáng kể 23 48 Nhóm vũng, vịnh có sông-suối đổ vào có thể phân biệt thành 2 dạng thuộc các vùng địa lý khác nhau. Các sông- suối thuộc vùng Đông bắc như Ka Long, Vả Lại, Hà Cối, Đầm Hà, Tiên Yên, Ba Chẽ, Diên Vọng, Man có lượng dòng chảy và trầm tích khá lớn, tích tụ lượng trầm tích đáng kể ở bờ vịnh , điển hình là vịnh Tiên Yên-Hà Cối có cấu tạo bờ bùn [4]. Dạng thứ 2 là các sông suối ở miền Trung, thường có dạng ngắn dốc, hoạt động chủ yếu vào mùa mưa, lượng trầm tích cung cấp từ sông –suối tạo thành các đồng bằng tịch tụ aluvi rất điển hình như sông Hàn đổ vào vịnh Đà Nẵng, hình thành nên đồng bằng ven vịnh Đà Nẵng; sông Cái đổ vào vịnh Nha Trang, sông Kinh Dinh trên bờ vịnh Phan Rang, sông Luỹ trên vịnh Phan Thiết v.v. 2. PHÂN VÙNG VŨNG VỊNH VEN BỜ BIỂN VIỆT NAM Việc phân vùng vũng vịnh căn bản dựa theo phân vùng tự nhiên lãnh thổ và phân vùng dải bờ biển Việt Nam đã được trình bày trong một số công trình nghiên cứu [9, 10, 14]. Tuy nhiên, phân vùng vũng vịnh còn dựa theo mức độ phân bố tập trung của chúng và đặc biệt dựa vào đặc trưng của 8 nhóm chỉ tiêu động lực hình thái phản ánh nguồn gốc, tiến hoá và tương quan động lực của các tập hợp vũng vịnh trên một không gian nhất định. Chúng được phân bố theo 4 vùng địa lý với các đặc trưng khác nhau là Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và vùng các đảo phía nam. (bảng 9). Bảng 9. Đặc điểm hình thái động các vũng vịnh theo vùng địa lý Đặc điểm Bắc Bộ Bắc Trung Bộ Nam Trung Bộ Các đảo phía nam Tổng số 7 5 31 5 Kích thước Lớn 4 8 Trung bình 1 5 Nhỏ 2 4 11 1 Rất nhỏ 1 7 4 Độ sâu Rất lớn 2 Lớn 16 Trung bình 3 5 12 3 Nhỏ 4 2 2 Hình thái Đẳng thước 5 3 26 3 Kéo dài 2 2 5 2 Hình thức tạo vịnh Mũi nhô 1 5 29 5 §ảo chắn 6 2 Mức độ đóng kín Rất hở 1 8 Hở 5 15 3 Nửa kín 3 7 2 Gần kín 1 Rất kín 1 1 Thuỷ triều MIC 28 MES 4 MAC 7 1 3 5 Cấu tạo thạch học bờ Đá gốc 5 1 12 3 Cát 4 19 2 Bùn 2 Sông suối đổ vào Đáng kể 3 5 14 Không đáng kể 3 17 5 Vùng bờ biển Bắc Bộ (Quảng Ninh - Ninh Bình) có tổng số 7 vũng, vịnh: Tiên Yên- Hà Cối, Bái Tử Long, Quán Lạn, Hạ Long, Cô Tô, Lan Hạ, Cửa Lục. Vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa đông bắc về mùa đông và gió mùa tây nam về mùa hè. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9, lượng mưa trung bình năm khoảng 2000-2400mm và giảm dần về phía nam. Động lực triều đóng vai trò chủ đạo. Hệ thống sông-suối đổ vào vũng, vịnh khá phong phú và đóng vai trò nhất định trong việc thành tạo địa hình bờ vịnh. Vùng bờ biển Bắc Trung Bộ (Thanh Hoá - Thừa Thiên-Huế) có tổng số 5 vũng vịnh: vũng Nghi Sơn, vũng Quỳnh Lưu, vịnh Diễn Châu, vũng Áng, vịnh Chân Mây. Vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh vừa, mùa mưa muộn dần về phía nam rồi trùng với mùa gió đông bắc từ tháng 9 tới tháng 12, lượng mưa cũng tăng dần về phía nam. Bờ vịnh được cấu tạo chủ yếu từ cát và đá gốc. Sông, suối đóng vai trò nhất định trong việc thành tạo địa hình bồi tụ ven vịnh. Động lực sóng đóng vai trò chủ đạo trong vũng vịnh., vai trò của thuỷ triều giảm dần về phía nam. Vùng bờ biển Nam Trung Bộ (Đà Nẵng - Ninh Thuận) có số lượng vũng vịnh phân bố nhiều nhất, gồm 31 vũng vịnh. Vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ấm quanh năm, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc về mùa đông, ảnh hưởng lớn của yếu gió tây nam về mùa hè, lượng mưa giảm dần về phía nam tới dưới 1 000 mm/năm. Nhiệt độ không khí cao nhất, đạt trung bình 28oC vào tháng 7 và trên 22oC vào tháng 1, khô nhất ven bờ biển Việt Nam ở Ninh Thuận – Bình Thuận do trùng vào vành đai bức xạ toàn cầu lớn nhất với lượng giáng thủy thấp hơn lượng bay hơi. Đây là nơi phổ biến bờ đá gốc, độ sâu vũng vịnh lớn lớn, động lực sóng mạnh và của thuỷ triều nhỏ; vai trò của sông suối đổ vào vũng vịnh nhỏ. Vùng các đảo phía nam có tổng số 5 vũng, vịnh nằm chủ yếu ở 2 đảo lớn là Côn Sơn và Phú Quốc, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít thiên tai và hiện tượng thời tiết đặc biệt. Đây là vùng có nền nhiệt độ cao và ít thay đổi trong năm và có sự phân hóa sâu sắc trong mùa mưa ẩm phù hợp với hai mùa gió. Khí hậu ôn hoà, không gặp thời tiết quá lạnh (nhiệt độ thấp tuyệt đối không xuống dưới 150C), hoặc quá nóng, nhiệt độ tối cao tuyệt đối không lên trên 38,50), không có gió tây khô nóng. Các vũng vịnh nhỏ, ưu thế bờ đá, vai trò của sóng rất lớn, triều nhỏ và của sông suối gần như không đáng kể [1,5]. Kết luận Các chỉ tiêu hình thái - động lực của hệ thống vũng, vịnh ven bờ biển Việt Nam được đánh giá theo 8 nhóm. Có thể thấy rằng kích thước của chúng phân bố khá đều ở 4 nhóm rất nhỏ, nhỏ, trung bình và lớn, trong đó nhóm kích thước nhỏ phổ biến hơn cả. Độ sâu của chúng thường không quá 30m, gồm 4 cấp: rất lớn, lớn, trung bình và nhỏ, trong đó cấp trung bình (5 – 15m) chiếm tỷ lệ lớn nhất. Về hình dạng, nhóm đẳng thước áp đảo và so với nhóm có hình dạng kéo dài. Các vũng, vịnh thành tạo chủ yếu do mũi nhô đá gốc, ít khi do đảo chắn hỗn hợp. Chúng chủ yếu nhóm bờ cát và sau đó là bờ đá gốc, bờ bờ bùn rất hạn chế. Mức độ đóng kín của vũng, vịnh được phân thành 5 cấp: rất hở, hở, nửa kín, gần kín và rất kín, trong đó nhóm hở chiếm ưu thế, sau đó là nhóm nửa kín, nhóm kín và gần kín rất hạn chế. Vũng, vịnh chủ yếu phân bố ở vùng triều nhỏ tương ứng với điều kiện sóng ưu thế, tiếp theo là ở vùng triều lớn, ít phổ biến ở vùng triều vừa. Gần một nửa số vũng, vịnh chịu tác động không đáng kể của sông, suối. Các vũng, vịnh ven bờ phân bố trên 4 vùng địa lý khác biệt. Vùng ven bờ Bắc Bộ có số lượng vũng, vịnh đứng hàng thứ hai, với cấu trúc địa chất ảnh hưởng lớn đến hình thái; thuỷ triều đóng vai trò động lực chủ đạo, sông-suối đổ vào đáng kể. Vùng Bắc Trung Bộ chủ yếu là vũng vịnh bờ cát, động lực sóng ưu thế, vai trò sông, suối đáng kể. Vùng Nam Trung Bộ là nơi tập trung vũng vịnh ven bờ Việt Nam, phổ biến bờ đá, độ sâu lớn, động lực sóng mạnh, triều nhỏ; vai trò của sông nhỏ. Vùng các đảo phía nam có các vũng vịnh nhỏ, ưu thế bờ đá, vai trò của sóng rất lớn, triều nhỏ và của sông suối gần như không đáng kể. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Tổng Tham mưu, 1985. Hải đồ Việt Nam, tỷ lệ 1:100 000. Bộ Tư lệnh Hải Quân, 2002. Bảng Thủy triều, tập 1, 2 năm 2003. Nhà xuất bản quân đội nhân dân Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, 1999 – 2000. Bản đồ địa chất các tỉnh ven biển Việt Nam, tỷ lệ 1:200 000. Nguyễn Hữu Cử, Nguyễn Thị Phương Hoa và nnk., 2003. Khảo sát bổ sung tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế-xa hội, tài nguyên và môi trường vịnh Tiên Yên-Hà Cối nhằm đề xuất hướng sử dụng hợp lý và phát triển bền vững. Lê Xuân Hồng, 1997. Đặc điểm địa mạo bờ biển vùng Côn Đảo. Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường biển, tập IV tr.60-64. Nxb. KH&KT. Hà Nội, 1997. Lưu trữ tại Viện Tài nguyên và Môi trường Biển. Nguyễn Chu Hồi và nnk., 1992. Đánh giá trạng thái địa chất môi trường vùng biển nông ven bờ Đại Lãnh - Hải Vân. Lưu trữ tại Viện Tài nguyên và Môi trường Biển. Nippon Koei Co., Ltd, Metocean Co., Ltd, 1998. The study on environmental management for Ha Long Bay. Final Report Trần Đức Thạnh, Nguyễn Chu Hồi và nnk, 1997. Đặc điểm địa mạo bờ biển ven bờ Việt Nam.Tr. 7 – 28, Tập IV. Tài nguyên và Môi trường biển. Nxb. KH&KT. Hà Nội. Trần Đức Thạnh, Nguyễn Hữu Cử, Đinh Văn Huy và nnk, 2004. Tổng hợp tài liệu về đặc điểm điều kiện tự nhiên, sinh học, tai biến tự nhiên và ô nhiễm môi trường vùng bờ biển Việt Nam. Bộ tài nguyên và Môi trường-Cục Bảo vệ môi trường-Văn phòng dự án VNICZM. Lưu trữ tại Viện Tài nguyên và Môi trường Biển. Lê Bá Thảo, 1990. Thiên nhiên Việt Nam. Nxb. KH&KT Hà Nội, trang 1-348. Nguyễn Ngọc Thuỵ, 1984. Thuỷ triều vùng biển Việt Nam. Nxb. KH&KT Hà Nội, tr.1-263. Nguyễn Thế Tưởng, 2000. Sổ tay tra cứu các đặc trưng khí tượng thủy văn vùng thềm lục địa Việt Nam. Tổng Cục Khí tượng Thủy văn biển- Trung tâm Khí tượng Thủy văn biển. Nxb. Nông nghiệp. Hà Nội. Trần Tuất, Trần Thanh Xuân, Nguyễn Đức Nhật, 1987. Địa lý thủy văn sông ngòi Việt Nam. Nxb. KH&KT. Hà Nội. Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật nhà nước, 1970. Phân vùng địa lý tự nhiên khu vực lãnh thổ Việt Nam. Nxb KH&KT Hà Nội, tr. 1-209. Nguyễn Văn Viết, 1985. Đặc điểm khí hậu hải văn vùng biển Việt Nam. Nxb. Bộ Tư lệnh Hải Quân. TÓM TẮT Hệ thống vũng, vịnh ven bờ biển Việt Nam xuất hiện dọc theo chiều dài bờ và các đảo lớn với tổng số 48 cái và tổng diện tích khoảng 4032,9km2. Chúng có kích thước phân bố khá đều ở 4 nhóm rất nhỏ dưới 10km2; nhỏ 10 – 50km2; trung bình 50 – 100km2; lớn trên 100 km2 (lớn nhất 560 km2), trong đó cấp nhỏ cao hơn cả (35%). Độ sâu của chúng thường không quá 30m, gồm 4 cấp: rất lớn 25m – 30m, lớn 15m - 25m; trung bình 5m - 15m và nhỏ dưới 5m, trong đó cấp trung bình chiếm tỷ lệ lớn nhất (48%). Về hình thái, nhóm đẳng thước áp đảo (77%) và so với nhóm có hình dạng kéo dài. Các vũng, vịnh thành tạo chủ yếu do mũi nhô đá gốc (85,5%), ít khi do đảo chắn hỗn hợp. Về thạch học, bờ vũng vịnh chủ yếu nhóm bờ cát (52%), sau đó là bờ đá gốc (44%) và bờ bờ bùn rất hạn chế. Mức độ đóng kín được phân thành 5 cấp theo tương quan diện tích mặt nước, độ sâu cực đại của vực nước, độ sâu cực đại cửa và chiều rộng cửa : rất hở, hở, nửa kín, gần kín và rất kín, trong đó nhóm hở chiếm ưu thế (48%) và nhóm kín, gần kín rất hạn chế. Vũng, vịnh chủ yếu phân bố ở vùng triều nhỏ (65%) tương ứng với điều kiện sóng ưu thế, tiếp theo là ở vùng triều lớn (29%), ít ở vùng triều vừa. ảnh hưởng của sông xấp xỉ nhau ở mức không đáng kể (52%) và đáng kể (48%). Các vũng, vịnh ven bờ phân bố trên 4 vùng địa lý khác biệt. Vùng ven bờ Bắc bộ (Quảng Ninh - Ninh Bình) có 7 vũng, vịnh với cấu trúc địa chất ảnh hưởng lớn đến hình thái vũng vịnh; thuỷ triều đóng vai trò động lực chủ đạo, vai trò sông-suối đổ vào đáng kể. Vùng Bắc Trung bộ (Thanh Hoá - Thừa Thiên-Huế), có 5 vũng vịnh, chủ yếu là bờ cát, động lực sóng ưu thế, vai trò sông, suối đáng kể. Vùng Nam Trung bộ (Đà Nẵng - Ninh Thuận), gồm 31 cái; vai trò bờ đá quan trọng nhất, độ sâu lớn, động lực sóng lớn, triều nhỏ; vai trò của sông nhỏ và giảm dần về phía nam. Vùng các đảo phía nam (chủ yếu Côn Đảo và Phú Quốc), có 5 vũng, vịnh nhỏ; ưu thế bờ đá; vai trò của sóng rất lớn, triều nhỏ và của sông suối gần như không đáng kể. ABSTRACT MORPHO – DYNAMICAL FEATURES AND ZONING COASTAL BAYS IN VIETNAM With the total of 48 units and of 4032,9km2 in area, the coastal bays in Vietnam occur along the coast of mainland and some large islands. Their morpho – dynamical indictors were estimated by 8 groups. It is noted that their size distributes rather regularly in four groups as very small (below 10 km2), small (10 -50 km2), medium (50 – 100 km2) and large (over 100 km2 and largest 560 km2), of which the group of small size is more expansive (35%). Their depth does not exceed 30m, consists of four degrees as very great (25 – 30m), great (15 – 25m), medium (5 – 15m) and small (below 5m), of which medium degree is most popular (48%). On the shape, the isodiameter group is predominant (77%) than prolonged one. The coastal bays mainly are formed by the rocky caps (85.5%), rarely by barrier islands. On the lithology, their coast is composed mainly of soft sandy sediments (52%), the bedrocks (44%), and mud sediments rarely. According to interrelation between area of water body, maximum depth of bay, maximum depth of its entrance and width of its entrance, the enclosed degrees of coastal bays were divided into 5 degrees such as very open, open, semi-close, nearly close and very close, of which the open group is predominant (48%), meanwhile very close and nearly close groups are very limited. The coastal bay distribute in areas of microtide mainly (65%), then macrotide (29%), and rarely mesotide. The impactive levels of streams on the coastal bay are distinguished into two groups of inconsiderable (52%) and considerable (48%). The coastal bays distribute in the four different geographical areas. The area of North Vietnam (from Quang Ninh to Ninh Binh) consits of 7 coastal bays where the geological structure greatly influence to their shape; tide is dominant dynamics, and role of stream is remarkable. The North Area of Centre Vietnam (from Thanh Hoa to Thua Thien Hue) consists of 5 coastal bays where the bay coast composes mainly by soft sandy sediments, wave is dominant dynamics, and stream role is considerable. The South Area of Centre Vietnam (from Da Nang to Ninh Thuan) consists of 31 coastal bays where the rocky coast is most importance, bay depth great, wave strong, tide weak, stream role is small and decreasing southwards. The Area of South Islands (mainly Con Dao and Phu Quoc Islands) consists of 5 coastal bays, small size, mainly rocky coast where the role of wave is very great, tide small, and stream not remarkable. PAGE 8