Academia.eduAcademia.edu
BÀI TẬP KHÚC XẠ, PHẢN XẠ TOÀN PHẦN Bài 1: Một cái gậy dài 3m, cắm thẳng đứng trong một bể nước, mà mực nước cao 1,8m. Bóng tối của cả cái gậy, trên đáy bể, dài gấp 2 lần bóng của phần gậy nhô lên khỏi mặt nước. Tính độ dài của bóng cái gậy? Bài 2: Một chậu lập phương cạnh a, có thành không trong suốt, chứa chất lỏng có chiết suất n. Mặt người quan sát nhìn theo phương của đường chéo BD. Một điểm E trên đáy chậu, trong mặt phẳng thẳng đứng chứa BD và cách B một đoạn b. Tìm độ cao x của chất lỏng trong chậu để mắt nhìn thấy được điểm E? Bài 3: Một chậu hình hộp, đáy phẳng, chứa chất lỏng có chiết suất , chiều cao . Một tia sáng phát ra từ điểm vật S ở đáy chậu tới I ở mặt thoáng với góc tới i. a. Định góc tới i để tia khúc xạ và tia phản xạ vuông góc với nhau? b. Dựng ảnh S’ của S tạo bởi một chùm tia sáng hẹp qua I theo phương vuông góc. Tính khoảng cách từ S’ đến mặt thoáng? c. Thay chất lỏng trên bằng một chất lỏng khác có cùng chiều cao. Đặt trên mặt thoáng một màn chắn tròn bán kính R = 3 cm có tâm nằm trên đường thẳng đứng qua S. Phải đặt mắt sát mặt thoáng mới nhìn thấy ảnh S’. Tính chiết suất của chất lỏng? Bài 4: Một chậu nước có đáy phẳng tráng bạc. Lớp nước trong chậu dày 10cm. Chiết suất của nước là 4/3. a. Chiếu vào chậu một tia sáng nghiêng so với mặt nước. Tính khoảng cách từ điểm tia tới đi vào mặt nước đến điểm ló ra của tia khúc xạ ra khỏi mặt nước? b. Một người soi vào chậu, mặt cách mặt nước 10 cm. Người này thấy ảnh cách mình bao nhiêu? Bài 5: Chùm tia sáng đơn sắc song song chiếu tới mặt chất lỏng với góc tới i. Chất lỏng có chiết suất n. a. Bề rộng của chùm tia tới trong không khí là d. Tìm bề rộng d’ của chùm tia khúc xạ trong chất lỏng? b. Chất lỏng có độ sâu h. Một tia sáng của chùm tia tới có tia phản xạ trên mặt chất lỏng và tia khúc xạ vào trong chất lỏng. Tia khúc xạ gặp đáy chậu nằm ngang, phản xạ trở lại mặt thoáng và khúc xạ ra không khí. Tính khoảng cách d’ giữa tia phản xạ và tia khúc xạ trong không khí?