« Home « Kết quả tìm kiếm

Xử lý tín hiệu số và ứng dụng trong âm thanh số


Tóm tắt Xem thử

- BẢN TÓM TẮT LUẬN VĂN Trên thế giới hiện nay, xử lý tín hiệu số nói chung hay mã hóa băng con nói riêng, đang ngày càng được nghiên cứu sâu hơn để áp dụng cho rất nhiều mục đích khác nhau trong thực tế, như mã hóa tín hiệu, nén tín hiệu.
- đặc biệt là tín hiệu âm thanh.
- Mục đích của mã hóa băng con là nén dữ liệu nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng tín hiệu ở mức cho phép.
- Tuy nhiên, khi rất nhiều năng lượng của tín hiệu có mặt tại một tần số, tai không nghe được năng lượng thấp hơn ở tần số gần đó.
- Ý tưởng cơ bản của mã hóa băng con là để tiết kiệm băng thông tín hiệu bằng cách bỏ đi các thông tin về các tần số bị che mất.
- Tín hiệu thu được, mặc dù không giống như những tín hiệu ban đầu, nhưng nếu thiết kế mã hóa băng con phù hợp thì tai người sẽ không thấy sự khác biệt.
- Khi tiến hành nghiên cứu về mã hóa băng con, tác giải đã lựa chọn phương pháp phân chia bằng các bộ lọc riêng biệt, các bộ lọc thiết kế theo phương pháp dải chuyển tiếp - cửa sổ.
- Tất cả các lý thuyết cơ bản mà luận văn áp dụng đều có tài liệu tham khảo rất chi tiết, từ những kiến thức đó, tác giả đã xác định phương pháp nghiên cứu, xác định tiêu chí đánh giá, áp dụng vào phân tích mô hình mã hóa băng con đa kênh của mình.
- Lý do chọn đề tài Trên thế giới hiện nay, xử lý tín hiệu số nói chung hay mã hóa băng con nói riêng, đang ngày càng được nghiên cứu sâu hơn để áp dụng cho rất nhiều mục đích khác nhau trong thực tế, như mã hóa tín hiệu, nén tín hiệu.
- Đây chính là lý do mà tác giả đã lựa chọn và thực hiện đề tài: “XỬ LÝ TÍN HIỆU SỐ VÀ ỨNG DỤNG TRONG ÂM THANH SỐ”.
- Lịch sử nghiên cứu Hiện nay có 3 dạng mã hóa băng con là: Đơn phân giải – với các hệ số phân chia đều bằng nhau, đa phân giải tương đối – với ít nhất 2 hệ số phân chia bằng nhau và đa phân giải tuyệt đối - với các hệ số phân chia đều khác nhau.
- Có 2 điều kiện đầu tiên phải tuân thủ khi thiết kế là: Điều kiện khôi phục hoàn hảo và điều kiện về miền tiếp xúc giữa các băng con.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu Trong luận văn của mình, tác giả đã đưa ra mô hình mã hóa băng con đa kênh (Gọi là SBC M kênh) và so sánh với bộ mã hóa băng con 3 kênh, phân chia [6 3 2] (Gọi là bộ SBC 632) và với bộ mã hóa băng con 4 kênh, phân chia Gọi là bộ SBC 12642).
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các bộ mã hóa băng con đa kênh và so sánh, với các tham số như số bít trung bình, lỗi khôi phục.
- Luận văn đã đưa ra mô hình SBC M kênh và so sánh với các bộ SBC 3 kênh, SBC 4 kênh, thông qua khảo sát lý thuyết và mô phỏng bằng phần mềm Matlab để đánh giá ưu nhược điểm của mô hình nêu ra trong luận văn + Phương pháp nghiên cứu Như trình bầy trong luận văn thì phương pháp nghiên cứu của tác giả là tiến hành việc nghiên cứu lý thuyết về các mô hình mã hóa băng con đa kênh, và đưa ra mô hình mã hóa băng con đa kênh dùng trong luận văn.
- Thông qua khảo sát lý thuyết và mô phỏng bằng phần mềm Matlab để đánh giá ưu nhược điểm của mô hình nêu ra trong luận văn với bộ mã hóa băng con 3 kênh, phân chia [6 3 2] (Gọi là bộ SBC 632) và với bộ mã hóa băng con 4 kênh, phân chia Gọi là bộ SBC 12642).
- Nội dung của luận văn Phần nội dung chính của luận văn gồm 4 chương, cụ thể như sau: Chương 1.
- Mã hoá băng con (SBC) Chương 3.
- Mô hình và thiết kế cho hệ thống mã hoá băng con (SBC) đa kênh của luận văn

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt