« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số giải pháp phát triển bền vững làng nghề tỉnh Nam Định


Tóm tắt Xem thử

- 1TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Một số giải pháp phát triển bền vững làng nghề tỉnh Nam Định Tác giả luận văn: Phan Thùy Linh Khóa Người hướng dẫn: TS.
- Đặng Vũ Tùng Nội dung tóm tắt a) Lý do chọn đề tài Làng nghề truyền thống Nam Định có nguồn gốc sâu xa bắt nguồn và gắn bó với truyền thống làng xã của tỉnh Nam Định, với cốt cách Á Đông và nền văn minh lúa nước.
- Điều đáng nói là làng nghề Nam Định có nhiều lợi thế để phát triển, nó gắn bó với nông thôn, sử dụng nguyên liệu tại chỗ, lao động đông đảo, cần cù, đầu tư nhỏ và là một mảng lớn của công nghiệp nông thôn góp phần dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông thôn, phá vỡ thể thuần nông góp phần tăng thêm thu nhập của bộ phận dân cư đông đảo.
- Nhưng lợi thế này cần phải khai thác triệt để làm cho làng nghề, làng nghề truyền thống phát triển mạnh, góp phần cùng toàn ngành công nghiệp Nam Định tạo ra mức tăng trưởng bình quân 25% trong giai đoạn từ nay đến năm 2015.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 5 năm tới đã chỉ rõ: “Phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống và các nghề mới bao gồm tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu và chế biến các nguồn nguyên liệu phi nông nghiệp, các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất và phục vụ nhân dân”.
- Việc đánh giá thực trạng làng nghề tỉnh Nam Định, nhất là cách thức tổ chức, tình hình phát triển các làng nghề, môi trường tại các làng nghề, để từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế làng nghề, quan tâm bảo vệ môi trường góp phần phát triển bền vững làng nghề tỉnh Nam Định là rất cần thiết.
- Do đó, tôi 2chọn nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp phát triển bền vững làng nghề tỉnh Nam Định” nhằm tập trung nghiên cứu thực trạng làng nghề tỉnh Nam Định, đi sâu phân tích tình hình phát triển các làng nghề trong giai đoạn hiện nay, đồng thời quan tâm bảo vệ môi trường để làng nghề phát triển bền vững.
- Chọn các xã, làng nghề truyền thống, cổ truyền, nghề mới trên địa bàn tỉnh để khảo sát.
- Các làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Nam Định.
- b) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả Khoá luận gồm 3 chương như sau: Chương I: Cơ sở lý luận về phát triển bền vững làng nghề.
- Môi trường làng nghề theo hướng phát triển bền vững.
- Hiện nay, các chất thải phát sinh từ nhiều làng nghề đang gây ô nhiễm môi trường, tác động trực tiếp tới sức khỏe người dân.
- Các kết quả quan trắc trong thời gian gần đây cho thấy mức độ ô nhiễm của làng nghề có xu hướng gia tăng, nhất là ô nhiễm bụi, nước thải tại các làng nghề gốm, sứ, vật liệu xây dựng, cơ khí, đồ gỗ mỹ nghệ và các làng nghề tái chế.
- Tại các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ, nước thải có độ ô nhiễm hữu cơ cao.
- Công tác thu gom và xử lý chất thải rắn ở các làng nghề vẫn còn nhiều hạn chế, gây ảnh hưởng đến môi trường sống.
- Vậy Phát triển bền vững làng nghề chính là việc thực hiện đồng bộ các giải pháp để phát triển kinh tế làng nghề đi đôi với bảo vệ môi trường theo nguyên tắc: PHÁT TRIỂN KINH TẾ LÀNG NGHỀ + BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG = PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 3Chương II: Thực trạng làng nghề tỉnh Nam Định.
- Bên cạnh những mặt tích cực, sự đóng góp to lớn của phát triển kinh tế làng nghề vào phát triển kinh tế xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của tỉnh.
- Trong thời gian quan, sự phát triển hoạt động sản xuất tại các làng nghề cũng mang lại nhiều bất cập, đặc biệt về vấn đề môi trường và xã hội, những tồn tại trong quá trình phát triển làng nghề có thể coi là một trong những nguyên nhân là cho chất lượng môi trường ở các làng nghề ngày càng suy giảm, ảnh hưởng không nhỏ không chỉ tới sự phát triển sản xuất bền vững ở làng nghề, mà của cả nền kinh tế của tỉnh.
- Đó là: Quy mô sản xuất nhỏ, phần lớn ở quy mô hộ gia đình.
- Nếp sống tiểu nông của người chủ sản xuất nhỏ đã ảnh hưởng mạnh tới sản xuất tại các làng nghề làm tăng ô nhiễm môi trường.
- Quan hệ sản xuất mang đặc thù của quan hệ gia đình, dòng tộc, làng xã.
- Công nghệ sản xuất và thiết bị phần lớn ở trình độ lạc hậu, chắp vá, kiến thức tay nghề không toàn diện dẫn tới tiêu hao nhiều nhiên nguyên liệu, làm tăng phát thải nhiều chất ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí ảnh hưởng tới gía thành sản phẩm và chất lượng môi trường.
- Vốn đầu tư của các cơ sở sản xuất tại các làng nghề quá thấp, khó có điều kiện phát triển hoặc đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường.
- Trình độ người lao động, chủ yếu là lao động thủ công, học nghề nhận thức về công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế.
- Nhiều làng nghề chưa quan tâm tới việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho bảo vệ môi trường.
- Chương III: Một số giải pháp phát triển bền vững làng nghề tỉnh Nam Định Trên cơ sở phân tích đánh giá tính bền vững của các làng nghề tỉnh Nam Định, với các kết quả đã đạt được, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân tác giả đề xuất một số giải pháp về phát triển kinh tế làng nghề như: việc qui hoạch và giải quyết mặt bằng sản xuất cho các làng nghề, thị trường tiêu thụ, vốn, nguyên vật liệu sản xuất, khoa học công nghệ, đào tạo bồi dưỡng lao động tại làng nghề, chăm lo đời sống tinh thần của người làm nghề, tổ chức sản xuất tại các làng nghề, tăng cường quản lý nhà nước đối với làng nghề, đồng thời quan tâm bảo vệ môi trường làng nghề để phát triển bền vững làng nghề tỉnh Nam Định.
- d) Kết luận Đề tài đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế những yếu tố ảnh hưởng tới tính bền vững về phát triển làng nghề tỉnh Nam Định

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt