Academia.eduAcademia.edu
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO PHƯƠNG PHÁP DACUM Nguyễn Minh Đường Phạm Trắc Vũ 1 MỤC TIÊU CỦA KHOÁ TẬP HUẤN - Mô tả được phương pháp phân tích nghề theo DACUM, phân tích công việc và lựa chọn nội dung của CTĐT -Trình bày được phương pháp xây dựng CTĐT theo cấu trúc mô đun/học phần liên thông giữa các trình độ - Phân tích được nghề theo DACUM, phân tích công việc và bước đầu xây dựng được CTĐT theo cấu trúc mô đun/học phần liên thông. 2 NỘI DUNG KHOÁ TẬP HUẤN • Phương pháp phân tích nghề DACUM; • Phương pháp phân tích công việc và lựa chọn nội dung đào tạo; • Phương pháp xây dựng chương trình đào tạo theo mô đun/học phần liên thông giữa các trình độ. 3 QUẢN LÝ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO • Điều 35 Luật GD: “Thủ trưởng cơ quan QLNN về DN quy định chương trình khung cho từng trình độ đào tạo nghề”. • Điều 29 Luật DN: “Căn cứ vào CTK, hiệu trưởng các trường tổ chức biên soạn và duyệt chương trình dạy nghề của trường mình”. 4 PHƯƠNG PHÁP DACUM - DACUM là gì? - DEVELOPMENT A CURRICULUM = Phát triển một chương trình - Thực chất: DACUM là phương pháp phân tích nghề để xây dựng một chương trình đào tạo 5 CHÚNG TA ĐANG DẠY GÌ? • • • • • • Điều ta nắm vững nhất? Điều ta đã dạy? Điều ta thích nhất? Điều ta có kinh nghiệm? Điều có trong sách vở, tài liệu? Điều mà đâu đó mgười ta đã hoặc đang dạy? • Điều mà người học cần nhất để có thể tìm được việc làm hoặc để lao động tốt hơn? 6 NHỮNG SAI LẦM TRONG GIẢNG DẠY • Dạy không tốt điều cần dạy; • Dạy điều không cần dạy; • DACUM giúp chúng ta tránh được các sai lầm nêu trên. 7 TRIẾT LÝ CỦA DACUM • Người công nhân/lao động lành nghề có thể hiểu rõ công việc của họ hơn ai hết; • Con đường hiệu quả nhất để xác định một nghề là phân tích chi tiết những công việc mà người lao động đang thực hiện; • Với mọi nhiệm vụ, muốn thực hiện tốt, người lao động cần có một số kiến thức, kỹ năng,công cụ và thái độ cần thiết. 8 CÁC LỢI ÍCH CỦA DACUM Nhà trường dựa vào DACUM để: • Xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn sách giáo khoa, học liệu; • Tuyển chọn và bồi dưỡng giáo viên; • Mua sắm thiết bị, phương tiện dạy học; • Tổ chức các khoá đào tạo hợp lý, có hiệu quả; • Mở các khoá ngắn hạn; • Hợp đồng, liên kết đào tạo với các xí nghiệp 9 CÁC LỢI ÍCH CỦA DACUM (tiếp theo) Doanh nghiệp: • • • • Chọn được công nhân đúng với yêu cầu; Có cơ sở để nâng bậc cho công nhân; Bồi dưỡng hoặc đào tạo lại công nhân; Mở các khoá đào tạo ngắn hạn tại xí nghiệp; • Liên kết đào tạo với nhà trường. 10 CÁC LỢI ÍCH CỦA DACUM (tiếp theo) Người học, với DACUM có thể: • Lựa chọn đươc các khoá học phù hợp; • Nhiều cơ hội tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp; • Không lãng phí thời gian, tiền của để học những điều ít bổ ích. 11 TẠI SAO DACUM LÀ PHƯƠNG PHÁP TỐT NHẤT ? • Với Dacum, chương trình đào tạo đáp ứng được yêu cầu của sản xuất; • Dacum là quá trình phân tích nghề có chất lượng và hiệu quả nhất: - Tổ chức hợp lý, hữu hiệu; - Tự do tư tưởng, phát huy sáng kiến mọi người; - Có định hướng rõ ràng, đầu ra thiết thực. • DACUM là quy trình chi phí ít nhất; • DACUM giúp ta tránh được những sai lầm trong đào tạo. 12 SỬ DỤNG DACUM LÚC NÀO? • Xây dựng chương trình đào tạo mới; • Rà xét, cải tiến chương trình hiện hành; • Một số mục đích cá biệt: - Phân tích, điều chỉnh một số công việc của công nhân; - Phân tích hệ thống lao động, điều chỉnh phân công lao động và quy trình lao động của xí nghiệp. 13 CÁC BƯỚC CỦA DACUM • Thành lập Hội đồng DACUM; • Xem xét lại nghề/việc làm cần phân tích; • Phân tích nghề: - Xác định các nhiệm vụ (NV) của nghề; - Xác định các công việc (CV) của nghề; • Lập danh mục: - Những kiến thức và kỹ năng chung nhất của nghề - Thái độ cần có của người công nhân - Công cụ, phương tiện lao động của nghề - Xu thế phát triển của nghề • Rà xét lại cách mô tả các nhiệm vụ và công việc; • Đánh giá mức độ quan trọng của các NV và CV; • Xem xét phương án khác nếu cần. 14 PHÂN TÍCH NGHỀ • Phân tích nghề thành các nhiệm vụ; Mỗi nghề có khoảng 6-12 nhiệm vụ. • Phân tích nhiệm vụ thành các công việc; Mỗi nhiệm vụ có khoảng 6-12 công việc. • Mỗi nghề có khoảng 75-125 công việc. 15 SƠ ĐỒ PHÂN TÍCH NGHỀ DACUM NGHỀ NHIỆM VỤ CÔNG VIỆC CÔNG VIỆC NHIỆM VỤ CÔNGVIỆC NHIỆM VỤ CÔNG VIỆC 16 CÔNG VIỆC SƠ ĐỒ DACUM • Nghề • Nhiệm vụ • Công việc 17 KHÁI NIỆM VỀ NHIỆM VỤ • Mô tả một lĩnh vực rộng của nghề; • Là chủ đề chung cho một số công việc có liên quan; • Được mô tả bởi một động từ, một bổ ngữ và có thể đánh giá được với một chất lượng hoặc tính chất đặc trưng nào đó; • Có thể tồn tại độc lập; • Là một lĩnh vực tổng quát, không quá chuyên biệt; • Không cần quy định cho người lao động phải có những kiến thức, kỹ năng, thái độ và công cụ cần thiết để thực hiện nhiệm vụ. 18 VÍ DỤ VỀ NHIỆM VỤ, CÔNG VIỆC • Nghề: • Nhiệm vụ: • Công việc: Bảo dưỡng ô tô Bảo dưỡng động cơ; Thay dầu các te. 19 KHÁI NIỆM VỀ CÔNG VIỆC • Đại diện duy nhất cho một đơn vị nhỏ nhất của nghề, được xác định cụ thể. • Có quy trình thực hiện riêng, có điểm mở đầu và kết thúc rõ ràng; • Bao gồm hai hoặc một số bước; • Có thể quan sát, đo đếm và đánh giá đựơc; • Có thể thực hiện độc lập với các công việc khác trong một thời gian giới hạn; • Kết quả là một sản phẩm, dịch vụ hoặc quyết định; • Có thể phân công, giao việc hàng ngày. 20