« Home « Kết quả tìm kiếm

XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO PHƯƠNG PHÁP DACUM


Tóm tắt Xem thử

- XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO PHƯƠNG PHÁP DACUM Nguyễn Minh Đường Phạm Trắc Vũ 1 MỤC TIÊU CỦA KHOÁ TẬP HUẤN - Mô tả được phương pháp phân tích nghề theo DACUM, phân tích công việc và lựa chọn nội dung của CTĐT -Trình bày được phương pháp xây dựng CTĐT theo cấu trúc mô đun/học phần liên thông giữa các trình độ - Phân tích được nghề theo DACUM, phân tích công việc và bước đầu xây dựng được CTĐT theo cấu trúc mô đun/học phần liên thông.
- 2 NỘI DUNG KHOÁ TẬP HUẤN • Phương pháp phân tích nghề DACUM.
- Phương pháp phân tích công việc và lựa chọn nội dung đào tạo.
- Phương pháp xây dựng chương trình đào tạo theo mô đun/học phần liên thông giữa các trình độ.
- 3 QUẢN LÝ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO • Điều 35 Luật GD: “Thủ trưởng cơ quan QLNN về DN quy định chương trình khung cho từng trình độ đào tạo nghề.
- Điều 29 Luật DN: “Căn cứ vào CTK, hiệu trưởng các trường tổ chức biên soạn và duyệt chương trình dạy nghề của trường mình”.
- 4 PHƯƠNG PHÁP DACUM - DACUM là gì.
- DEVELOPMENT A CURRICULUM = Phát triển một chương trình - Thực chất: DACUM là phương pháp phân tích nghề để xây dựng một chương trình đào tạo - 5 CHÚNG TA ĐANG DẠY GÌ.
- 7 TRIẾT LÝ CỦA DACUM • Người công nhân/lao động lành nghề có thể hiểu rõ công việc của họ hơn ai hết.
- Con đường hiệu quả nhất để xác định một nghề là phân tích chi tiết những công việc mà người lao động đang thực hiện.
- Với mọi nhiệm vụ, muốn thực hiện tốt, người lao động cần có một số kiến thức, kỹ năng,công cụ và thái độ cần thiết.
- Xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn sách giáo khoa, học liệu.
- Tổ chức các khoá đào tạo hợp lý, có hiệu quả.
- Hợp đồng, liên kết đào tạo với các xí nghiệp 9 CÁC LỢI ÍCH CỦA DACUM (tiếp theo) Doanh nghiệp.
- Bồi dưỡng hoặc đào tạo lại công nhân.
- Mở các khoá đào tạo ngắn hạn tại xí nghiệp.
- Liên kết đào tạo với nhà trường.
- 11 TẠI SAO DACUM LÀ PHƯƠNG PHÁP TỐT NHẤT.
- Với Dacum, chương trình đào tạo đáp ứng được yêu cầu của sản xuất.
- Dacum là quá trình phân tích nghề có chất lượng và hiệu quả nhất.
- DACUM giúp ta tránh được những sai lầm trong đào tạo.
- Xây dựng chương trình đào tạo mới.
- Rà xét, cải tiến chương trình hiện hành.
- Phân tích, điều chỉnh một số công việc của công nhân.
- Phân tích hệ thống lao động, điều chỉnh phân công lao động và quy trình lao động của xí nghiệp.
- Xem xét lại nghề/việc làm cần phân tích.
- Phân tích nghề.
- Xác định các nhiệm vụ (NV) của nghề.
- Xác định các công việc (CV) của nghề.
- Những kiến thức và kỹ năng chung nhất của nghề - Thái độ cần có của người công nhân - Công cụ, phương tiện lao động của nghề - Xu thế phát triển của nghề • Rà xét lại cách mô tả các nhiệm vụ và công việc.
- 14 PHÂN TÍCH NGHỀ • Phân tích nghề thành các nhiệm vụ.
- Mỗi nghề có khoảng 6-12 nhiệm vụ.
- Phân tích nhiệm vụ thành các công việc.
- Mỗi nhiệm vụ có khoảng 6-12 công việc.
- Mỗi nghề có khoảng 75-125 công việc.
- 15 SƠ ĐỒ PHÂN TÍCH NGHỀ DACUM NGHỀ NHIỆM VỤ NHIỆM VỤ NHIỆM VỤ CÔNG VIỆC CÔNG VIỆC CÔNGVIỆC CÔNG VIỆC CÔNG VIỆC 16 SƠ ĐỒ DACUM • Nghề • Nhiệm vụ • Công việc 17 KHÁI NIỆM VỀ NHIỆM VỤ • Mô tả một lĩnh vực rộng của nghề.
- Là chủ đề chung cho một số công việc có liên quan.
- Không cần quy định cho người lao động phải có những kiến thức, kỹ năng, thái độ và công cụ cần thiết để thực hiện nhiệm vụ.
- 18 VÍ DỤ VỀ NHIỆM VỤ, CÔNG VIỆC • Nghề: Bảo dưỡng ô tô • Nhiệm vụ: Bảo dưỡng động cơ.
- Công việc: Thay dầu các te.
- 19 KHÁI NIỆM VỀ CÔNG VIỆC • Đại diện duy nhất cho một đơn vị nhỏ nhất của nghề, được xác định cụ thể.
- Có thể thực hiện độc lập với các công việc khác trong một thời gian giới hạn