Academia.eduAcademia.edu
Ngày soạn: Tiết 55, 56: VỢ CHỒNG A PHỦ TÔ HOÀI Mục tiêu: Giúp HS: - Hiểu được cuộc sống cực nhục, tối tăm và quá trình đồng bào các dân tộc vùng cao Tây Bắc vùng lên tự giải phóng khỏi áp bức, kìm kẹp của bọn thực dân và chúa đất thống trị. - Thấy được nghệ thuật trần thuật linh hoạt, lời văn tinh tế, giàu chất thơ và đậm màu sắc dân tộc của tác phẩm; những đóng góp của nhà văn trong việc khắc họa tính cách nhân vật, sự tinh tế trong việc diễn tả nội tâm, sở trường quan sát những nét riêng về phong tục, tập quán và lối sống của người Mông. B. Phương pháp - phương tiện: Phương pháp: Nêu vấn đề, thảo luận, gợi tìm, diễn giảng. Phương tiện: GV: Giáo án. HS: Phần chuẩn bị bài, sgk. C.Tiến trình bài dạy: Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HĐ1 : Hd tìm hiểu chung TT1: GV yêu cầu HS: Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Tô Hoài? HS dựa vào sgk trả lời GV nhận xét, chốt: TT2: GV yêu cầu: Giới thiệu đôi nét về tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”? HS dựa vào sgk tiến hành, phát biểu GV nhận xét, chốt: TT3: GV yêu cầu: Xác định vị trí đoạn trích? HS tiến hành GV nhận xét, định hướng lại: TT4: GV yêu cầu HS tóm tắt đoạn trích. HS tiến hành, GV nhận xét, bổ sung. HĐ2: Hd đọc hiểu văn bản TT1: GV hỏi: Mị là cô gái như thế nào trước khi về làm dâu thống lí Pá Tra? HS bs vb, trả lời GV nhận xét, chốt lại: TT2: GV hỏi: Cuộc sống sôi nổi của Mị chấm dứt từ lúc nào? Vì sao? HS trả lời GV nhận xét, chốt: TT3: GV yêu cầu: Tìm chi tiết, hình ảnh thể hiện cuộc sống của Mị ở nhà thống lí Pá Tra? HS bs vb, tìm chi tiết, trả lời GV nhận xét, chốt: TT4: GV yêu cầu HS: Nhận xét cuộc sống của Mị ở nhà thống lí ? HS suy nghĩ, trao đổi, phát biểu GV nhận xét chung, định hướng lại GV nhấn mạnh: TH miêu tả chân thực cuộc sống của người dân nghèo, đồng thời tố cáo thủ đoạn bóc lột của thủ đoạn cho vay nặng lãi, biến người dân nghèo thành nô lệ suốt đời cho bọn nhà giàu, làm cho cuộc sống của họ cùng quẩn, đau khổ. Đây chính là giá trị hiện thực của tác phẩm. TT5: GV yêu cầu: Tìm chi tiết và nhận xét diễn biến tâm trạng của Mị từ khi về nhà thống lí Pá Tra đến khi bố chết? HS tìm chi tiết, nhận xét GV nhận xét chung, định hướng lại: TT6: GV gọi HS đọc đoạn miêu tả diễn biến tâm trạng của Mị trong ngày tết và hỏi: Chi tiết, hình ảnh nào thể hiện tâm trạng của Mị trong những ngày tết? Diễn biến tâm tạng của Mị như thế nào? HS phát hiện, suy nghĩ, trao đổi, trả lời TT7: GV hỏi:Với sự vận động tâm lí đó Mị đã có ý thức như thế nào về cuộc sống thực tại của mình? HS trao đổi nhóm nhỏ, trả lời GV nhận xét chung, chốt lại: TT8: GV yêu cầu: Nhận xét nghệ thuật miêu tả tâm trạng của TH? HS trao đổi, trả lời GV nhận xét, định hướng lại: TT9: GV yêu cầu HS đọc đoạn cuối văn bản và hỏi: Diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm cứu A Phủ như thế nào? HS tìm chi tiết, suy nghĩ, trả lời. GVnhận xét, chốt lại: TT10: GV nêu câu hỏi thảo luận : Giải thoát cho A Phủ có phải là hành động bột phát, ngẫu nhiên không? Phân tích ý nghĩa hành động của Mị? HS tìm chi tiết, trao đổi nhóm nhỏ, đại diện nhóm phát biểu TT11: GV hỏi: Số phận A Phủ được miêu tả như thế nào? HS tìm chi tiết, suy nghĩ, phát biểu GV nhận xét, chốt: TT12: GV yêu cầu: Nhận xét về cuộc đời của A Phủ trong đoạn trích ? HS khái quát, phát biểu GV nhận xét, chôt lại: HĐ3: Hd tổng kết TT1: GV yêu cầu: Khái quát giá trị nội dung văn bản? HS khái quát, phát biểu GV nhận xét, chốt: TT2: GV yêu cầu: Khái quát những nét nghệ thuật của tùy bút?. HS khái quát, kết luận GV nhận xét, chốt: HĐ4: Củng cố GV yêu cầu HS khái quát một lần nữa chủ đề của tác phẩm. GV nhận xét, củng cố bài học I.Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Tên khai sinh: Nguyễn Sen, sinh năm : 1920 - Quê: Hà Đông – Hà Nội. - Năm 1943: Ông gia nhập Hội văn hóa cứu quốc. - Hơn 60 năm sáng tác TH có gần 200 đầu sách với nhiều thể loại như truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, tự truyện… - Tác phẩm chính: O chuột, Dế Mèn phiêu lưu kí, Truyện Tây Bắc… - Quan điểm sáng tác: “Viết văn là một quá trình nói ra sự thật. Đã là sự thật thì không tầm thường cho dù phải đập vỡ những thần tượng trong lòng người đọc”. Tô Hoài là một trong những cây bút văn xuối hàng đầu của nền văn học hiện đại Việt Nam. Ông am hiểu đời sống và phong tục của nhiều vùng đất. Sử dụng lối trần thuật tự nhiên, hóm hỉnh, sinh động với vốn từ ngữ giàu có nhưng đôi khi rất bình dân, thông tục. 2. Tác phẩm - Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” rút từ tập “Truyện Tây Bắc” (1953). - Tác phẩm gồm 2 phần: + P1: Miêu tả cuộc đời, số phận của Mị tại nhà thống lí Pá Tra. + P2: Mị và A Phủ thành vợ chồng, được giác ngộ cách mạng, họ trở thành du kích đánh giặc, giải phóng quê hương. - Đoạn trích : phần 1: Mị và A Phủ khi ở Hồng Ngài. 3. Tóm tắt đoạn trích II. Đọc - hiểu 1. Nhân vật Mị a. Thời thiếu nữ Xinh đẹp, tài hoa, có tình yêu, sống tự do và hạnh phúc. b. Cuộc sống của Mị ở nhà thống lí Pá Tra - Là con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra + Bên ngoài: con dâu + Bên trong: Con nợ (con nợ chung thân) Mị bị chiếm đoạt sức lao động và tuổi trẻ. - Cúi mặt, mặt buồn rười rượi - Như con rùa trong xó cửa, khổ hơn trâu ngựa. - Sống trong căn buồng có ô cửa sổ bằng bàn tay - Sống với người mình không yêu. Thân phận cực nhục, đau khổ, bị chà đạp về tinh thần, nhân phẩm, mất hết tự do. - “Sông lâu ….khổ rồi” Cam chịu nhẫn nhục, sống một cách vô thức. Cuộc sống ngục tù, tối tăm, tuyệt vọng, nô lệ. - Nguyên nhân: Nghèo khổ, mê tín, thủ đoạn bóc lột của thế lực cường quyền Gía trị hiện thực của tác phẩm. c. Diễn biến tâm trạng của Mị - Khi bị bắt làm con dâu gạt nợ: Mị muốn tự vẫn tuyệt vọng nhưng vẫ còn ý thức về cuộc sống – Khi cha chết: Mị không nghĩ đến chuyện tự vẫn Cam chịu, nhẫn nhục, không còn ý thức về cuộc sống, tồn tại một cách vô thức. - Ngày tết: + Tiếng sáo tha thiết + Men rượu Mị thấy phơi phới, sung sướng, nhớ lại quá khứ, thấy mình còn trẻ, bới lại tóc, lấy áo hoa, thắp sáng đèn, muốn đi chơi. Niềm khao khát hạnh phúc hồi sinh, ý thức về cuộc sống vốn tiềm ẩn đã bùng cháy trong Mị . Đó chính là sức sống tiềm tàng của Mị * Nghệ thuật miêu tả tâm trạng: Dùng vẻ bề ngoài và hành động để làm nổi bật nội tâm. - Đêm Mị cứu A Phủ + Lúc đầu: thản nhiên, dửng dưng, lãnh đạm. + Sau đó: thấy dòng nước mắt của A Phủ, Mị bắt đầu suy nghĩ, thấy đồng cảm, thấu rõ tội ác của thống lí Pá Tra. + Hành động: Cởi trói cho Phủ, Mị đứng lặng trong bóng tối, Mị hốt hoảng rồi vụt chạy theo A Phủ. Hành động táo bạo, quyết liệt để đấu tranh tự giải phóng cuộc đời nô lệ và thay đổi số phận của người khác và của chính mình. Đó chính là tinh thần phản kháng mạnh mẽ của Mị Giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. 2. Nhân vật A Phủ - Đứa trẻ mồ côi. - Lao động giỏi, có sức khỏe. - Tính cách gan góc, mạnh mẽ, không sợ cường quyền. - Làm công gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra. A Phủ cũng là nạn nhân của chế độ phong kiến miền núi. III. Tổng kết 1. Nội dung - Giá trị hiện thực: Miêu tả chân thực cuộc sống và con người vùng Tây Bắc. - Giá trị nhân đạo: Thương cảm sâu sắc số phận bi thảm, đồng thời đề cao khát vọng sống và sức sống tiềm tàng của con người Tây Bắc. Qua đó tá giả tố cáo, lên án giai cấp thống trị phong kiến miền núi đương thời. 2. Nghệ thuật - Kể chuyện uyển chuyển, sáng tạo. - Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật logic. - Xây dựng được tình huống điển hình trong hoàn cảnh điển hình. - Miêu tả cụ thể phong tục, tập quán, bản sắc vùng Tây Bắc Dặn dò: - Bài cũ: + Nắm nộ dung đoạn trích: * Số phận bi thảm của Mị và A Phủ. * Diễn biến tâm trạng của Mị * Chủ đề của đoạn trích. Bài mới: * Đọc trước bài học. * Thử phân tích các ngữ liệu trong bài học. Ngày soạn: Tiết 57, 58: BÀI VIẾT SỐ 5 A. Mục tiêu: Giúp HS: - Vận dụng kĩ năng, kiến thức đã học để viết bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học B. Phương pháp - phương tiện: Phương pháp: GV lựa chọn đề bài phù hợp với HS. Phương tiện: HS thực hiện bài viết của mình. C. Tiến trình bài dạy : Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HĐ1 : GV kiểm tra nhanh sự chuẩn bị của HS. HĐ2: GV ghi đề lên bảng: HĐ3: HS tiến hành làm bài. Đề bài: Khi phát biểu cảm nghĩ về truyện “Vợ chồng A Phủ” Tô Hoài viết “Những điều kì diệu là dẫu trong cùng cực của mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống con người. Lay lắt, đói khổ, nhục nhã Mị vẫn xống âm thầm, tiềm tàng, mãnh liệt”. Anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua nhân vật Mị trong truyện “Vợ chồng A Phủ” (đoạn trích được học). Dặn dò: - Bài cũ: + Ghi lại đề bài. + Lập dàn ý cho cả đề bài. Ngày soạn: Tiết 59: Tự học có hướng dẫn: NHÂN VẬT GIAO TIẾP A. Mục tiêu: Giúp HS: - Nắm vững đặc điểm, vai trò trong hoạt động giao tiếp và tác động chi phối lời giao tiếp của các nhân vật giao tiếp. - Có kĩ năng nói, viết thích hợp với vai giao tiếp trong từng ngữ cảnh nhất định. B. Phương pháp - phương tiện: Phương pháp: Kết hợp lí thuyết và ví dụ minh họa, trao đổi, thảo luận. 2. Phương tiện: GV: Giáo án. HS: Phần chuẩn bị bài, sgk, sbt. Tiến trình bài dạy : Kiểm tra bài cũ: Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HĐ1: HdHS phân tích ví dụ 1 – sgk TT1: GV yêu cầu HS đọc đoạn trích 1 và những câu hỏi ở sgk. TT2: HS trao đổi nhóm nhỏ, trả lời câu hỏi a – sgk . Các nhóm nhận xét, bổ sung. GV nhận xét chung, chốt: TT3: HS tiếp tục trao đổi nhóm nhỏ, trả lời câu b. Sau khi các nhóm nhận xét, GV chốt: TT4: HS trao đổi, tiếp tục trả lời câu c . GV nhận xét, chốt: TT5: HS tiếp tục trao đổi nhóm nhỏ, trả lời câu d. Sau khi các nhóm nhận xét, GV chốt: TT6: : HS trao đổi, tiếp tục trả lời câu e . GV nhận xét, chốt: TT7: GV hỏi: Qua ví dụ trên em hãy cho biết để có một hđgt hoàn chỉnh các nvgt phải thực hiện những yêu cầu nào? Các đặc điểm nào sẽ chi phối lời nói của nvgt? HS khái quát, trả lời GV nhận xét chung, chốt: HĐ2: Hướng dẫn HS phân tích ví dụ 2 - sgk TT1: GV yêu cầu HS đọc đoạn trích 2 và những câu hỏi ở sgk. HS tiếp tục làm việc theo nhóm, trả lời các câu hỏi ở vd 2 – sgk như hoạt động 1. GV nhận xét chung, định hướng lại: TT2: GV nêu câu hỏi: Qua ví dụ trên em hãy cho biết để đạt được mục đích giao tiếp mỗi nhân vật giao tiếp phải làm gì trong quá trình giao tiếp? HS khái quát, phát biểu GV nhận xét chung, chốt: HĐ3: GV hdHS luyện tập TT1: GV yêu cầu HS làm bt1 trang 21– sgk HS tiến hành làm theo nhóm nhỏ, trình bày kết quả của mình. GV yêu cầu các nhóm nhận xét, bổ sung, sau đó định hướng lại. TT2: GV yêu cầu HS đọc bt2, tiếp tục làm theo nhóm, cử đại diện trình bày GV nhận xét chung, định hướng: I. Phân tích ví dụ - sgk 1. Ví dụ 1 – sgk a. Có 2 nhân vật giao tiếp chủ yếu: - Lứa tuổi ngang nhau - Cùng tầng lớp lao động - Khác nhau về giới tính b. Các nhân vật giao tiếp hai chiều, luân phiên lượt lời, lượt lời đầu của thị hướng đến hai đối tượng: - Các bạn gái :“có khối…mấy” - Tràng: “Này…đấy” c. Các nhân vật bình đẳng về vị thế xã hội vì cùng lứa tuổi và cùng tầng lớp lao động. d. Quan hệ xa lạ lúc đầu, sau đó nhanh chóng thiết lập quan hệ gần gũi, thân mật. e. Các đặc điểm về vị thế, quan hệ thân sơ, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp …đã chi phối đến lời nói của các nhân vật - Nói đùa vẻ trêu chọc, tán tỉnh. - Câu thiếu chủ ngữ - Lời nói mang tính chất khẩu ngữ - Lời nói phối hợp với cử chỉ, điệu bộ * Lưu ý: - Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ nói các nhân vật giao tiếp phải thường xuyên luân phiên lượt lời với nhau - Các đặc điểm về giới tính, nghề nghiệp, vốn sống, văn hóa, vị thế xã hội, quan hệ thân sơ…luôn chi phối lời nói của các nhân vật về cả nội dung và hình thức ngôn ngữ. 2. Ví dụ 2 - sgk a. Có nhiều nhân vật giao tiếp, trong đó có hai nhân vật giao tiếp chính là bá Kiến và Chí Phèo : - Hội thoại của Bá Kiến với Chí Phèo và Lí Cường chỉ có 1 người nghe. - Hội thoại với các bà vợ và dân làng có nhiều người nghe. b. Vị thế của bá Kiến cao hơn vị thế của người nghe, do đó bá Kiến thường nói với giọng kẻ cả, trịch thượng, hống hách. C. Chiến lược giao tiếp của Bá Kiến: - Đuổi mọi người về, tránh làm to chuyện, cô lập Chí Phèo để dễ dàng dụ dỗ hắn. - Hạ nhiệt cơn tức của Chí Phèo bằng những cử chỉ nhẹ nhàng: + Xưng hô tôn trọng (anh) + Giọng bông đùa (cái anh này mới hay) + Cách nói quan tâm, thân mật (về bao giờ…) + Nâng cao vị thế Chí Phèo (là người trong nhà, người lớn, người có họ…) + Giả vờ kết tội Lí Cường để gián tiếp bênh vực Chí Phèo d. Bá Kiến đã đạt mục đích và hiệu quả giao tiếp - Người dân không nói vì nể sợ hoặc sợ liên lụy - Lí Cường không đáp vì y chỉ là cái cớ để bá Kiến đánh đòn tâm lí Chí Phèo - Chí Phèo đáp lại một cách yếu ớt, từng bước bị cụ bá đánh gục và đầu hàng trong im lặng. * Lưu ý: - Để đạt được mục đích và hiệu qủa giao tiếp, mỗi nhân vật giao tiếp tùy thuộc vào ngữ cảnh mà lựa chọn và thực hiện một chiến lược giao tiếp phù hợp (bao gồm việc lựa chọn đề tài, nội dung, phương tiện, cách thức…) * Luyện tập 1. Bài tập 1 – sgk - Hai nhân vật giao tiếp ở hai vị thế khác nhau: + Ông lí ở vị thế cao + Anh Mịch ở vị thế thấp - Lời nói khác nhau: + Ông lí ra vẻ bề trên: hống hách., hăm dọa (xưng hô: mày – tao, giơ roi, dậm dọa…) + Anh Mịch khúm núm, van xin (xưng hô: ông – con, lạy ông…) 2. Bài tập 2 – sgk - Hội thoại 1: Độc thoại của sếp Tây - Hội thoại 2: Lời nhận xét của 5 nhân vật giao tiếp trước 2 đối tượng - Năm nhân vật giao tiếp ở hội thoại hai có vị thế xã hội khác nhau, độ tuổi khác nhau, trình độ học vấn khác nhau, giới tính khác nhau nên đã có những nhận xét khác nhau trước một đối tượng. Dặn dò: Bài cũ: + Làm bài tập 3 – sgk, xem thêm các bài tập ở sách bài tập. Bài mới: + Chuẩn bị bài mới \ Ngày soạn: Tiết 60,61: VỢ NHẶT KIM LÂN A Mục tiêu: Giúp HS: - Hiểu được tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra. - Cảm nhận được niềm khát khao tổ ấm gia đình, niềm tin bất diệt vào cuộc sống và niềm thương yêu, đùm bọc lẫm nhau giữa những người nghèo khổ ngay trên bờ vực của cái chết. - Nắm được những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm. Phương pháp - phương tiện: Phương pháp: Nêu vấn đề, thảo luận, gợi tìm, diễn giảng. Phương tiện: GV: Giáo án, tranh ảnh minh họa . HS: Phần chuẩn bị bài, sgk. Tiến trình bài dạy: Bài cũ Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HĐ1 : Hd tìm hiểu chung TT1: GV yêu cầu : Nêu những nét khái quát về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Kim Lân? HS dựa vào sgk trả lời GV nhận xét, chốt: TT2: GV yêu cầu: Trình bày hcst của tp “Vợ nhặt”? HS dựa vào tiểu dẫn, phát biểu GV nhận xét, chốt: TT3: GV yêu cầu HS tóm tắt văn bản HS tiến hành GV nhận xét chung HĐ2: Hd ọc hiểu văn bản TT1: GV gọi HS đọc đoạn đầu của vb và hỏi: Cuộc sống của xóm ngụ cư khi nạn đói tràn đến được miêu tả như thế nào? HS bs vb, tìm chi tiết, trả lời GV nhận xét, định hướng lại: TT2: GV yêu cầu: Nhận xét nghệ thuật miêu tả của tg? Cách miêu tả đó gợi cho em cảm giác gì? HS phát hiện, trả lời GV nhận xét, chốt: TT3: GV hỏi: Qua cách tả của KL, em cảm nhận nạn đói năm 1945 như thế nào? HS suy nghĩ, phát biểu GV nhận xét, chốt: TT4: GV hỏi: Thị gặp Tràng trong hoàn cảnh nào? Thị được miêu tả như thế nào qua những lần gặp ấy? TT5: GV hỏi: Cảm nhận của em về thị trong lần xuất hiện thứ hai này? Suy nghĩ của em về hành động thị theo không về làm vợ Tràng? HS khái quát, trao đổi, trả lời GV nhận xét chung, chốt: TT6: GV yêu cầu: Từ việc thị theo không Tràng về em có cảm nhận gì về thân phận con người trong nạn đói? HS suy nghĩ, trao đổi nhóm nhỏ, đại diện phát biểu GV nhận xét chung, định hướng lại: TT7: GV hỏi: Tại sao nói việc Tràng nhặt vợ là tình huống độc đáo của truyện?, phân tích ý nghĩa của nó? HS trao đổi nhóm, đại diện phát biểu GV nhận xét chung, định hướng lại TT8: GV yêu cầu: Nhận xét của em về tính cách của Tràng – chứng minh bằng chi tiết? HS bs vb, tìm chi tiết, khái quát trả lời GV nhận xét, chốt lại và nhấn mạnh: Dù trong tình cảnh khốn khó nhất, con người vẫn nghĩ đến sự sống, vẫn khát khao một mái ấm gia đình. Đây là phát hiện đầy tính nhân văn của tác giả. TT9: GV hỏi: Tâm trạng của Tràng được miêu tả như thế nào khi dẫn vợ về nhà? HS tìm chi tiết, trả lời. GVnhận xét, chốt lại: TT10: GV yêu cầu: Tâm trạng của Tràng chuyển biến ntn vào sáng hôm sau? Vì sao có sự thay đổi đó? HS suy nghĩ, trả lời GV nhận xét chung, định hướng l TT11:GV yêu cầu: Nhận xét tâm trạng của bà cụ Tứ? HS tìm chi tiết, trả lời GV nhận xét, chôt: TT12: GV hỏi: Tp kết thúc với chi tiết nào? Theo em chi tiết đó có ý nghĩa gì? HS trao đổi, phát biểu GV nhận xét, chốt: HĐ3: Hd tổng kết TT1: GV yêu cầu: Khái quát giá trị nội dung văn bản? HS khái quát, phát biểu GV nhận xét, chốt TT2: GV yêu cầu: Khái quát những nét nghệ thuật của truyện ngắn? HS khái quát, kết luận GV nhận xét, chốt HĐ4: Củng cố GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ để củng cố bài học I.Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Kim Lân (1920 – 2007) - Quê: Bắc Ninh - Năm 1944 Kim Lân tham gia Hội văn hóa cứu quốc, sau đó ông tiếp tục tham gia và hoạt động cách mạng. - Nhà văn chuyên viết truyện ngắn. - Tác phẩm của Kim Lân luôn tập trung thể hiện khung cảnh nông thôn và người nông dân. Kim Lân được xem là nhà văn của làng quê Việt Nam. 2. Tác phẩm “Vợ nhặt” là tp xuất sắc của KL. Tp được viết lại từ bản thảo”Xóm ngụ cư”, được đưa vào tập truyện ngắn “Con chó xấu xí” (1962). KL lấy bối cảnh nạn đói năm 1945 làm bối cảnh xã hội cho tp. 3. Tóm tắt văn bản II. Đọc - hiểu 1. Bức tranh hiện thực của “Vợ nhặt” a. Cuộc sống của xóm ngụ cư khi nạn đói ập đến - Người chết như ngã rạ. - Người sống xanh xám, dật dờ đi lại như những bóng ma. - Không khí vẫn mùi thối của rác rưởi và mùi gây của xác người. - Tiếng quạ gào lên từng hồi thê thiết. Từ ngữ gợi hình, tô đậm cảm giác tang tóc, thê lương. Nạn đói là một tai họa khủng khiếp, hủy diệt dần sự sống của con người. b. Thân phận con người trong hoàn cảnh đói khát * Hoàn cảnh của người vợ nhặt - Lần đầu xuất hiện: + Hồn nhiên, bạo dạn, vô tư. - Lần thứ hai xuất hiện: + Rách rưới, tả tơi. + Gợi ý để được mời ăn. + Ăn liền bốn bát bánh đúc. Nghệ thuật: miêu tả cụ thể: ngoại hình, lời nói, cử chỉ, hành động. Cái đói làm thị trở nên đanh đá, liều lĩnh, đánh mất lòng tự trọng. Chấp nhận theo không Tràng vì quá đói. Thị là nạn nhân thê thảm của nạn đói Gía trị con người vào thời điểm đói khát thật rẻ mạt, đáng thương và tội nghiệp. * Tình huống Tràng nhặt vợ - Tràng: xấu trai, nhà nghèo, dân ngụ cư lại lấy được vợ. - Không lấy vợ theo cách thông thường mà là nhặt vợ. - Lấy vợ trong thời buổi đói khát, nuôi thân còn chẳng xong. Tình huống vừa lạ, vừa éo le, bi thảm nhưng thấm đẫm tình người Gía trị nhân đạo của tác phẩm. 2. “Vợ nhặt” - Bức tranh của lòng nhân ái và khát khao tổ ấm gia đình. a. Nhân vật Tràng - Sẵn lòng đãi người đàn bà xa lạ bốn bát bánh đúc. - Chấp nhận thị theo không về với mình trong tình cảnh đói khổ. Tấm lòng nhân hậu, thương người của Tràng. - Tràng lấy vợ là sự thách thức với cuộc sống, đồng thời khát khao một tổ ấm gia đình. - Diễn biến tâm trạng của Tràng sau khi lấy vợ + Trên đường đưa thị về: • Phớn phở, tủm tỉm cười một mình…vừa ngạt nhiên, vừa hạnh phúc. + Sáng hôm sau: • Trong người êm ái, lửng lơ như ở trong giấc mơ đi ra. • Có cái gì thay đổi, mới lạ. • Hắn thấy thương yêu, gắn bó với cái nhà của hắn. Ý thức trách nhiệm, thấy mình đã trưởng thành. Hạnh phúc bất ngờ đã làm biến đổi số phận của Tràng, là bước ngoặc quan trọng làm thay đổi cuộc đời Tràng, giúp Tràng hướng đến những điều tốt đẹp ở tương lai Gía trị nhân đạo của tác phẩm. b. Nhân vật bà cụ Tứ - Tâm trạng: + Ngạc nhiên, bàng hoàng, xót xa, lo lắng. + Thương cho người đàn bà trẻ xa lạ. + Tươi tỉnh hẳn lên, nói toàn chuyện vui, chuyện của tương lai. Người phụ nữ nhân hậu, cảm thông cho người cùng cảnh ngộ. Biết biến đắng cay thành ngọt ngào, đau khổ thành hạnh phúc, có niềm tin vững chắc vào tương lai , là chỗ dựa tinh thần cho các con của mình. 3. Ý Nghĩa của đoạn kết - Lá cờ đỏ bay phấp phới và đám người đói đi phá kho thóc Nhật Thể hiện niềm tin vào tương lai tươi sáng của mỗi người và của dân tộc. III. Tổng kết 1. Nội dung Tác phẩm ca ngợi những con người lương thiện, có tấm lòng nhân ái bao la, có bản chất tốt đẹp, biết hướng đến tương lai với sức sống diệu kì. 2. Nghệ thuật - Xây dựng tình huống truyện độc đáo. - Cách kể chuyện khéo léo, tự nhiên - Miêu tả tâm lí nhân vật khá sinh động. - Giọng văn giản dị, mộc mạc. Dặn dò: - Bài cũ: + Nắm vững giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của tác phẩm. + Làm bt 2 ở phần luyện tập. Ngày soạn: Tiết 62: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM, MỘT ĐOẠN TRÍCH VĂN XUÔI A. Mục tiêu: Giúp HS: - Hiểu và biết cách làm kiểu bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi. - Viết được một bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuối. B. Phương pháp - phương tiện: Phương pháp: Thực hành, luyện tập, làm việc theo nhóm… 2. Phương tiện: GV: Giáo án. HS: Phần chuẩn bị bài, sgk. C.Tiến trình bài dạy : Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HĐ1: HdHS tìm hiểu đề và lập dàn ý các đề bài ở sgk TT1: GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của đề 1. HS thảo luận nhanh phần tìm hiểu đề GV hỏi: Muốn phân tích truyện ngắn trên cần phải làm việc gì? HS trao đổi, suy nghĩ, trả lời GV nhận xét, chốt TT2: GV hỏi: Để phân tích tốt đề bài trên cần vận dụng thao tác phân tích hay cần kết hợp với nhiều thao tác khác. HS trả lời GV nhận xét, chốt: TT3: GV hd HS lập dàn ý HS dựa vào gợi ý sgk để tiến hành lập dàn bài GV chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ sau đó gọi từng nhóm trình bày trước lớp. Các nhóm nhận xét chéo, GV nhận xét chung và hệ thống lại các ý chính cần phân tích TT4: GV yêu cầu HS đọc đề 2, sau đó hướng dẫn những ý chính đề HS triển khai viết bào ở nhà. HĐ2: HdHS rút ra kết luận về những yêu cầu khi tiến hành nghị luận một tp, một đoạn trích văn xuôi. TT1: GV yêu câu: Từ việc phân tích trên hãy cho biết thế nào là nghị luận về một tác phẩm, một đọan trích văn xuôi và những yêu cầu cần thiết để làm kiểu bài nghị luận này? HS khái quát, phát biểu GV nhận xét, hệ thống lại: I.Tìm hiểu đề và lạp dàn ý Đế 1: Phân tích truyện ngắn “Tinh thần thể dục” của Nguyễn Công Hoan. a. Tìm hiểu đề Muốn phân tích cần: - Tách tác phẩm ra từng phương diện để xem xét, chọn phương diện đặc sắc để trình bày. - Sử dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng phân tích là chủ yếu b. Lập dàn ý * Mở bài Giới thiệu ngắn gọn truyện “Tinh thần thể dục” * Thân bài - Đặc sắc kết cấu của truyện: Truyện gồm nhiều cảnh khác nhau tưởng như rời rạc nhưng lại tập trung thể hiện chủ đề: Trò hề cười ra nước mắt. - Mâu thuẫn và tính chất trào phúng của truyện: + Nghịch lí giữa trò chơi giải trí với tai họa của người dân. +Nghịch lí giữa sự tận tụy thực thi lệnh trên của lí trưởng với sự đối phó của người dân trước pháp lệnh ấy. - Đặc điểm ngôn ngữ: + Người kể rất ít lời. + Nhân vật đối thoại tự nhiên, sinh động thể hiện phẩm chất , thân phận nhân vật. - Gía trị hiện thực và ý nghĩa phê phán: + Châm biếm trò lừa bịp của thực dân Pháp. + Bóc trần âm mưu cách li quần chúng ra khỏi các phong trào cách mạng. * Kết bài - Đánh giá chung “Tinh thần thể dục” + Tác phẩm cho thấy mối quan hệ giữa văn học và thời sự. + Đóng góp của truyện đối với dòng văn học htpp VN. Đề 2 – sgk Bài viết cần đạt các ý sau: 1. Sự khác nhau về từ ngữ: - “Chữ người tử tù” dùng nhiều từ Hán – Việt tạo nên không khí cổ xưa (dẫn chứng). - “Hạnh phúc của một tang gia” dùng nhiều ngôn ngữ hiện đại (dẫn chứng). 2. Sự khác nhau về giọng văn : - “Chữ người tử tù” có giọng văn trang trọng. - “Hạnh phúc của một tang gia” có giọng văn trào phúng, hài hước. 3. Có sự khác nhau vì để phù hợp với từng chủ đề, tư tưởng, tình cảm của tg. 4. So sánh để nhận thấy: - Mỗi nhà văn có một biệt tài khác nhau trong sử dụng ngôn ngữ. - Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học thật đa dạng, phong phú. 2 Những yêu cầu nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi - Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi. - Nhận xét, đánh giá về tp phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tp. - Các nhận xét, đánh giá phải rõ ràng, đúng đắn có luận cứ, luận điểm và lập luận thuyết phục. Dặn dò: - Bài cũ: + Tiếp tục làm đề 2 ở nhà. - Bài mới : + Làm bt ở phần luyện tập để chuẩn bị cho tiết bs. + Soạn bài «Rừng xà nu » Ngày soạn : Tiết 63,64 : RỪNG XÀ NU NGUYỄN TRUNG THÀNH A.Mục tiêu: Giúp HS: - Nắm được những tư tưởng cơ bản mà Nguyễn Trung Thành qua những hình tượng của tác phẩm: sự lựa chọn con đường đi của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù. - Thấy được vẻ đẹp sử thi và nét đặc sắc Tây Nguyên, ý nghĩa và giá trị của tác phẩm trong hoàn cảnh chiến đấu chống Mĩ cứu nước lúc bấy giờ và trong thời đại ngày nay. B. Phương pháp - phương tiện: Phương pháp: Nêu vấn đề, thảo luận, gợi tìm, diễn giảng. Phương tiện: GV: Giáo án. HS: Phần chuẩn bị bài, sgk. Tiến trình bài dạy: Bài cũ: - Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HĐ1 : Hd tìm hiểu chung TT1: GV yêu cầu HS: Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trung Thành? HS dựa vào sgk trả lời GV nhận xét, chốt: TT2: GV yêu cầu: Giới thiệu đôi nét về hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm? HS dựa vào sgk tiến hành, phát biểu GV nhận xét, chốt: TT3: GV yêu cầu: Tóm tắt ngắn gọn văn bản? HS tiến hành GV nhận xét, bổ sung HĐ2: Hd đọc hiểu văn bản TT1: GV gọi HS đọc đoạn đầu của văn bản và nêu câu hỏi: - Hình ảnh rừng xà nu được miêu tả như thế nào?- Biện pháp nghệ thuật nào được tg sử dụng để miêu tả? TT2: GV nêu câu hỏi thảo luận: Hình tương rừng xà nu có ý nghĩa biểu tượng gì trong tác phẩm? HS trao đổi nhóm nhỏ, đại diện nhóm phát biểu TT3: GV tiếp tục nêu câu hỏi thảo luận: Theo em hình ảnh rừng xà nu trở đi trở lại trong tác phẩm có ý nghĩa gì? TT4: GV yêu cầu HS: - Cuộc đời của Tnú được miêu tả qua mấy chặng đường? - Lúc nhỏ Tnú là một cậu bé như thế nào? Chứng minh bằng chi tiết? HS suy nghĩ, bám sát văn bản phát biểu GV nhận xét chung, chốt: TT5: GV hỏi: Lúc trưởng thành Tnú là một thanh niên như thế nào? HS tìm chi tiết, nhận xét GV nhận xét chung, chốt lại TT6: GV gọi HS đọc đoạn Tnú chứng kiến mẹ con Mai bị tra tấn và nêu câu hỏi: Diễn biến tâm trạng của Tnú khi chứng kiến cảnh mẹ con Mai bị giặc tra tấn diễn ra như thế nào? HS phát hiện, suy nghĩ, trả lời GV nhận xét chung, chốt: TT7: GV yêu cầu HS đọc đoạn Tnú bị bắt và bị đốt mười đầu ngón tay và nêu câu hỏi: Tâm trạng của Tnú khi bị bắt và bị đốt mười đầu ngón tay diễn ra như thế nào? Em có nhận xét gì về Tnú qua những diễn biến đó? HS tìm chi tiết, suy nghĩ, trả lời GV nhận xét chung, chốt lại: TT8: GV nêu câu hỏi: Theo em hình ảnh mười đầu ngón tay Tnú bốc cháy thể hiện ý nghĩa gì? HS suy nghĩ, trao đổi, trả lời GV nhận xét, định hướng lại: TT9: GV hỏi: Hình tượng cụ Mết được miêu tả qua những chi tiết nào? HS tìm chi tiết, phát biểu GV nhận xét, chốt: TT10: GV nêu câu hỏi: Cụ Mết đóng vai trò như thế nào đối với dân làng Xô Man? Em nhận xét như thế nào về hình tượng này? HS suy nghĩ, trao đổi nhanh, phát biểu GV nhận xét chung, chốt lại: TT13: GV yêu cầu: Nhận xét về nhân vật Dít và Heng? HS suy nghĩ, phát biểu HĐ3: Hd tổng kết TT1: GV yêu cầu: Khái quát giá trị nội dung văn bản? HS khái quát, phát biểu GV nhận xét, chốt TT2: GV yêu cầu: Nhận xét vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm? HS khái quát, kết luận GV nhận xét, chốt: HĐ4: Củng cố GV yêu cầu HS khái quát một lần nữa chủ đề của tác phẩm. GV nhận xét, củng cố bài học I.Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Tên khai sinh là Nguyễn Văn Báu, còn có bút danh khác là Nguyên Ngọc - Sinh năm : 1932 - Quê: Quảng Nam. - Nguyễn Trung Thành là nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. - Ông là nhà văn sống và gắn bó sâu sắc với mảnh đất và con người Tây Nguyên. - Tác phẩm chính: “Đất nước đứng lên”, “Rẻo cao”, “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”… 2. Tác phẩm - Sáng tác năm 1965, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước bước vào giai đoạn gian khổ, quyết liệt. - “Rừng xà nu” là tác phẩm nổi tiếng nhất của Nguyễn Trung Thành trrong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Tác phẩm ca ngợi tinh thần chiến đấu bất khuất, kiên cường của đồng bào Tây Nguyên và miền Nam trong thời kì chống Mĩ cứu nước. 3. Tóm tắt văn bản II. Đọc - hiểu 1. Hình tượng rừng xà nu - Rừng xà nu nằm trong tầm đại bác của giặc. - Hàng vạn cây không cây nào là không bị thương. - Cạnh một cây ngã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn hình nhọn mũi tên, lao thẳng lên bầu trời -Ưỡn tấm ngực lớn che chở cho làng * Nghệ thuật so sánh, hình ảnh gợi cảm, từ bao quát đến cụ thể. Cây xà nu là biểu tượng cho sự kiên cường, bất khuất, sức sống mãnh liệt và tinh thần đoàn kết, yêu tự do của đồng bào Tây Nguyên dưới sự hủy diệt của kẻ thù. 2. Hình tượng nhân vật Tnú * Lúc nhỏ - Tnú đi tiếp tế nuôi cán bộ, làm liên lạc. + Mấy năm trời không mất một phong thư. + Lựa chỗ thác mạnh mà bơi, xẻ rừng mà đi, lọt tất cả các vòng vây - Học chữ chậm, lấy đá đập vào đầu cho chảy máu… Tnú là một cậu bé nóng tính, nhanh nhẹn, dũng cảm, trung thành với cách mạng, không sợ hi sinh. * Lúc trưởng thành - Ngoại hình: rắn chắc, cao lớn đẹp như cây xà nu. - Là một du kích dũng cảm, kiên cường, vượt ngục về làng cùng thanh niên mài giáo giết giặc . - Tnú chứng kiến giặc tra tấn mẹ con Mai + Bứt đứt hàng chục trái vả mà không hay. + Hai mắt như hai cục lửa lớn. + Hét một tiếng dữ dội, nhảy xổ vào bọn lính. Tâm trạng từ tức giận đến căm thù tột độ. Hành động liều lĩnh, bất chấp mạng sống tình yêu thương vợ con tha thiết của Tnú. - Tnú bị bắt và bị đốt mười đầu ngón tay + Bình thản, lo không ai thay mình làm cán bộ, tiếc không cùng dân làng đứng lên giết giặc, không sợ chết + Bị đốt mười đầu ngón tay nhưng không hề kêu la, cắn chặt môi đến bật máu . Sự chịu đựng của một con người kiên cường, bất khuất, căm thù giặc tột độ, có lòng yêu nước và tinh thần trung thành với cách mạng. * Ý nghĩa chi tiết mười đầu ngón tay Tnú bốc cháy + Ngọn đuốc rực sáng phẩm chất anh hùng của Tnú. + Tố cáo tội ác man rợ của giặc + Kích động lòng căm thù giặc của dân làng, thổi bùng lên ngọn lửa quật khởi, cùng nhau dựng đêm đồng khởi, giết giặc, giải phóng quê hương + Sáng tỏ chân lí đấu tranh cách mạng: “Chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo”. Tnú là một anh hùng, kiên cường, bất khuất, có tình yêu quê hương tha thiết, có cuộc đời đầy bi kịch với những thử thách khắc nghiệt, có lí tưởng và tuyệt đối trung thành với cách mạng. 3. Hình tượng cụ Mết, Dít, Heng * Cụ Mết - Quắt thước, mắt sáng, ngực căng như một cây xà nu lớn, giọng nói dội vang trong lồng ngực. - Trầm tĩnh, sáng suốt, quyết đoán. - Là cầu nối giữa buông làng và Đảng, lãnh đạo dân làng nổi dậy giết giặc. - Kể lại câu chuyện của Tnú để lưu truyền trang sử bất khuất của dân tộc mình. Cụ Mết là linh hồn trong cuộc kháng chiến của dân làng Xô Man. Cụ là hình ảnh cội nguồn của các dân tộc Tây Nguyên. Là người lưu giữ và truyền kể ngọn lửa truyền thống từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. * Dít - Gan góc, dũng cảm, là cán bộ cách mạng giàu lòng yêu nước. Tiêu biểu cho thế hệ cách mạng hiện tại. * Heng - Heng là hình ảnh của Tnú lúc nhỏ. Là lực lượng cách mạng của thế hệ tương lai. III. Tổng kết 1. Nội dung - Tác phầm ca ngợi vẻ đẹp của đồng bào Tây Nguyên ngoan cường, bất khuất, một lòng trung thành với cách mạng. Đồng thời khẳng định sức mạnh của tinh thần đoàn kết dân tộc. - Tác phẩm đặt ra vấn đề có ý nghĩa lớn lao đối với dân tộc và thời đại: để cho đất nước và nhân dân mãi trường tồn, con đường duy nhất là cùng nhau đứng lên cầm vũ khí chống lại kẻ thù. 2. Nghệ thuật - Chi tiết có tính chọn lọc, khái quát cao. - Hình ảnh gợi cảm, giàu tính tạo hình. - Giọng điệu ngợi ca, không khí trang trọng, hào hùng, đậm chất sử thi. Ngày tháng năm DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Ngày soạn: Tiết 65: Đọc thêm BẮT SẤU RỪNG U MINH HẠ - Sơn Nam I. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm (HS tham khảo sgk) II. Nội dung: (GV hướng dẫn HS nắm một số nội dung chính) 1. - Khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống của con người ở U Minh Hạ vẫn còn nguyên sơ. - Sống giữa sự nguyên sơ của trời đất con người của U Minh Hạ cũng rất đôn hậu, chất phát, giản dị và trung thực đồng thời rất mưu trí và gan góc. 2. Nhân vật Năm Hên - Không được đặc tả ngoại hình. - Bài hát nghe ai oán, não nùng - Có biệt tài bắt sấu, cách bắt sấu khác người, tài tình. Năm Hên là mẫu người của người dân miền cực nam của Tổ quốc. Sống đơn giản, tự nhiên, trung thực và giàu tình nghĩa. 3. Nghệ thuật: - Cách kể ngắn gọn. - Ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ 4. Chủ đề: “Bắt sấu rừng U Minh Hạ” là câu chuyện về cuộc sống của con người đất Mũi – những người đôn hậu, chân thực, chất phác, dũng cảm. Họ đã dỗ mồ hôi, máu để khai phá và gìn giữ cho từng tất đất của miền cực nam Tổ quốc. Dặn dò: + Soạn bài “ Những đứa con trong gia đình” . Đọc kĩ tiểu dẫn ở sgk, nắm tiểu sử và phong cách sáng tác của Nguyễn Thi. Ngày soạn: Tiết 66,67 NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH NGUYỄN THI Mục tiêu: Giúp HS: - Hiểu được sự gắn bó sâu nặng giãu tình cảm gia đình và tình yêu đất nước, cách mạng. Giữa truyền thống gia đình và truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của người VN, dân tộc VN trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. - Nắm được nghệ thuật trần thuật, khắc họa tính cách, miêu tả tâm lí và đặc điểm ngôn ngữ tác phẩm. Phương pháp - phương tiện: Phương pháp: Nêu vấn đề, thảo luận, gợi tìm, diễn giảng. Phương tiện: GV: Giáo án điện tử, tư liệu . HS: Phần chuẩn bị bài, sgk. Tiến trình bài dạy: Bài cũ: - Phân tích ngắn gọn hình tượng rừng xà nu? - Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm? Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HĐ1 : Hd tìm hiểu chung TT1: GV yêu cầu HS: Nêu những nét chính về cuộc đời và phong cách sáng tác của Nguyễn Thi? HS dựa vào sgk trả lời TT2: GV yêu cầu: Giới thiệu đôi nét về tác phẩm “Những đứa con trong gia đình”? HS dựa vào sgk , phát biểu GV nhận xét, chốt: TT3: GV yêu cầu HS tóm tắt tád phẩm HS tiến hành GV nhận xét, định hướng lại: HĐ2: Hd đọc hiểu văn bản TT1: GV hỏi: Tác phẩm được trần thuật từ điểm nhìn nào?, điểm nhìn đó có gì đặc biệt? Tác dụng của cách trần thuật trên? HS bs vb, trao đổi, trả lời GV nhận xét, chốt lại: TT2: GV hỏi: Đặc điểm chung của những thành viên trong gia đình nông dân NB là gì? HS phát hiện, trả lời GV nhận xét, chốt: TT3: GV hỏi: Nhân vật chú Năm được miêu tả ntn trong tp? HS bs vb, tìm chi tiết, trả lời GV nhận xét, chốt: TT4: GV yêu cầu: Nhận xét về nhân vật chú Năm? HS khái quát, phát biểu GV nhận xét chung, định hướng lại: TT5: GV yêu cầu: Khái quát vai trò của nhân vật má Việt trong tác phẩm? HS khái quát, trả lời GV nhận xét, chốt: TT6: GV yêu cầu HS đọc đoạn hai chị em Chiến trao đổi trước đêm tòng quân và hỏi: Chiến là một cô gái ntn? Qua câu chuyện với em trai trước đêm tòng quân em có suy nghĩ gì về nhân vật này? HS bs vb, tìm chi tiết, suy nghĩ, trả lời GV nhận xét, định hướng lại: TT7: GV hỏi: Đây là nhân vật rất đặc biệt với hai nét tinh cách khác nhau, vậy đó là những nét tính cách nào? HS trả lời, phát hiện, trả lời GV nhận xét chung, chốt lại: TT8: GV yêu cầu: Nhận xét của em về nhân vật Việt? HS khái quát,nhận xét, trả lời GV nhận xét, định hướng lại: TT9: GV hỏi: Em cảm nhận như thế nào về chi tiết hai chị en Việt khiên bàn thòa má sang nhà chú Năm? Tâm trạng của Việt lúc đó ra sao? HS suy nghĩ, trao đổi nhóm, trả lời. GVnhận xét chung, chốt lạI HĐ3: Hd tổng kết TT1: GV yêu cầu: Khái quát giá trị nội dung tác phẩm? HS khái quát, phát biểu GV nhận xét, chốt: TT2: GV yêu cầu: Khái quát những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm?. HS khái quát, kết luận GV nhận xét, chốt: HĐ4: Củng cố GV yêu cầu HS phát biểu chủ đề của tp để củng cố bài học. I.Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Sinh năm : 1928 – 1968, còn có bút danh khác là Nguyễn Ngọc Tấn. - Quê: Nam Định - Năm 1945 ông tham gia cách mạng. - Năm 1962 ông tình nguyện vào chiến trường miền Nam chiến đấu và sống, gắn bó với người dân Nam Bộ. Ông được xem là nhà văn của người dân Nam Bộ thời kì kháng chiến chống Mĩ. - Nguyễn Thi là cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ giải phóng miền Nam. - Tác phẩm chính (sgk) 2. Tác phẩm Tác phẩm được viết trong những ngày kháng chiến chống Mĩ ác liệt. Là một trong những tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Thi 3. Tóm tắt tác phẩm II. Đọc – hiểu 1. Đặc sắc nghệ thuật trần thuật của truyện - Trần thuật chủ yếu qua dòng hồi tưởng đứt đoạn của nhân vật Việt khi đang bị trọng thương và nằm lại ở chiến trường. - Tác dụng của cách trần thuật trên: + Tăng màu sắc trữ tình cho câu chuyện, tạo điều kiện để tác giả thâm nhập sâu vào nội tâm nhân vật. - Cốt truyện linh hoạt không phụ thuộc vào trình tự không gian và thời gian. 2. Hình tượng một gia đình nông dân Nam Bộ. - Căm thù giặc sâu sắc. - Gan góc, dũng cảm, khát khao chiến đấu giết giặc. - Tình nghĩa thủy chung, son sắc với quê hương và cách mạng. Truyền thống tốt đẹp của gia đình. * Hình tượng nhân vật chú Năm - Là người có tinh thần cách mạng, biết đặt việc nước lên trên việc nhà. - Tác giả của cuốn sổ gia đình. - Có tâm hồn dạt dào cảm xúc. Là người giàu tình cảm, chất phác, yêu nước, căm thù giặc, người lưu giữ và nêu cao truyền thống bất khuất của gia đình. * Nhân vật má Việt - Là chỗ dựa tinh thần và nguồn động lực để hai chị em tiếp tục truyền thống gia đình. Là nhân vật điển hình của hình ảnh người mẹ miền Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ. * Nhân vật chị Chiến - Gan góc ,quyết tâm giết giặc đến cùng. - Đảm đang, tháo vát, khéo thu vén, lo toan công việc gia đình. Chiến là hình ảnh tiếp nối của người mẹ, với những phẩm chất anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang điển hình cho hình ảnh người phụ nữ Nam Bộ thời kì chống Mĩ cứu nước. * Nhân vật Việt - Việt là chàng trai mới lớn, vô lo: + Giành nhau đi bộ đội với chị. + Giao hết việc nhà cho chị lo toan. + Đi chiến đấu, không sợ chết chỉ sợ ma cụt đầu. - Việt là chiến sĩ dũng cảm: + Ra trận, lập được chiến công. + Bị thương, nằm lại chiến trường vẫn quyết tâm tấn công giặc. Việt là chàng trai mới lớn ngây thơ, vô lo, nhưng đồng thời cũng là chiến sĩ dũng cảm, quyết tâm giết giặc lập công, trả thù và tiếp nối truyền thống bất khuất của gia đình mình. * Chi tiết hai chị em khiên bàn thờ má qua nhà chú Năm - Tâm trạng của Việt + Thấy thương chị lạ, lần đầu tiên thấy rõ lòng mình như thế. + Chừng nào nước nhà độc lập lại đưa má về. Chi tiết cảm động, sâu sắc, vừa thể hiện sự thiêng liêng của tình người, vừa thấy được quyết tâm giết giặc của những đứa con trong một gia đình bất khuất một lòng với cách mạng. III. Tổng kết 1. Nội dung - Tác phẩm viết về những đứa con trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng, căm thù giặc, son sắc, thủy chung với quê hương. Chính sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình và tình nước, truyền thống gia đình và truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của người VN trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước. 2. Nghệ thuật - Điểm nhìn trần thuật độc đáo. - Khắc họa tính cách nhân vật khá sắc sảo. - Ngôn ngữ phong phú, đậm chất Nam Bộ. - Văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế, tài hoa Dặn dò: - Bài cũ: + Nắm chắc nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Bài mới: Trả bài số 5 + Đọc lại đề bài số 5 . + Xem dàn ý bài viết của mình rút kinh nghiệm từ bài viết để làm tốt những bài tiếp theo. Ngày soạn: Tiết 68: TRẢ BÀI SỐ 5 – RA ĐỀ BÀI VIẾT SỐ 6 A. Mục tiêu: Giúp HS: - Củng cố thêm tri thức và kĩ năng viết bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. - Nắm vững hơn các kĩ năng làm bài văn nghị luận, nhất là kĩ năng phân tích, lập luận. B. Phương pháp - phương tiện: Phương pháp: Sửa lỗi, đọc bài mẫu, rút kinh nghiệm. Phương tiện: Giáo án, bài làm của HS, sgk. C. Tiến trình bài dạy: Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HĐ1 : Hd HS phân tích đề TT1: GV yêu cầu HS nhắc lại đề bài GV viết đề bài lên bảng. TT2: GV yêu cầu HS xác định dạng đề. HS: tiến hành GV: nhận xét, chốt: TT3: GV hỏi: Với đề bài trên cần đảm bảo nội dung cơ bản nào? HS: sắp xếp ý, trả lời GV: nhận xét, chốt: TT4: GV hỏi: Nên sử dụng những thao tác lập luận nào cho phù hợp với nd nghị luận? HS: trình bày GV: nhận xét, chốt: HĐ3: Rút kinh nghiệm chung cho bài viết TT1: GV nhấn mạnh ưu điểm TT2: GV rút ra khuyết điểm của HS: TT3: GV nêu các trường hợp mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả TT4: GV đọc bài viết có điểm cao. HĐ3: Phát bài GV yêu cầu HS đọc kĩ lời phê, trả lời các thắc mắc ( nếu có) HĐ4: Ra đề bài số 6 TT1: GV ghi đề về nhà cho HS TT2: GV hướng dẫn HS chuẩn bị kiến thức để làm các đề bài ở nhà. Đề bài: Khi phát biểu về tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” Tô Hoài viết “Những điều kì diệu là dẫu trong cùng cực của mọi thế lực tội ác cũng không giết được sức sống con người. Lay lắt, đói khổ, nhục nhã Mị vẫn sống âm thầm tiềm tàng, mãnh liệt”. Hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” (đoạn trích được học). I. Phân tích đề: 1. Dạng đề Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. 2. Nội dung: - Giới thiệu tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” và nhân vật Mị. + Xuất xứ “Vợ chồng A Phủ”, nội dung chính của tác phẩm: + Mị là nhân vật được tác giả tập trung khắc họa với sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ, biết vượt lên số phận đau khổ, hướng đến cuộc sống tốt đẹp. - Con người tốt đẹp bị đọa đày + Mị là cô gái có phẩm chất tốt đẹp: * Xinh đẹp, tài hoa, yêu đời. * Hiếu thảo, giàu đức hi sinh. + Mị bị đày đọa cả về thể xác lẫn tinh thần: * Là con dâu nhưng bị đối xử như nô lệ, sống ở nhà chồng như ở địa ngục, khổ nhục hơn súc vật. * Mị buồn tủi, uất ức, dần chấp nhận thân phận khốn khổ, sống như con rùa nuôi trong xó cửa. - Sức sống tiềm tàng và mạnh mẽ. + Tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài. * Khát khao tự do vẫn âm ỉ cháy trong tâm hồn Mị, tiếng sáo, men rượu đã đánh thức Mị . Mị sống lại thời con gái say mê, yêu đời, mong muốn được đi chơi xuân. * Bị trói nhưng Mị vẫn hành động như người tự do, vẫn mãi mê theo những cuộc chơi. + Tâm trạng của Mị trong đêm cứu A Phủ. * Ban đầu Mị thản nhiên nhưng dòng nước mắt của A Phủ đã khiến Mị nhớ đến cảnh ngộ của mình. Mị đồng cảm, thấy thương cho A Phủ, cái chết của A Phủ thật phi lí, thấy nhà thống lí thật độc ác và lòng nhân ái chiến thăng nỗi sợ trong Mị . Mị quyết định cởi trói cho A Phủ. * Sau khi cởi trói cho A Phủ khát vọng sống trỗi dậy mãnh liệt trong Mị, Mị chạy theo A Phủ để đến với tự do. - Khái quát nhận định của Tô Hoài : Mị chính là điển hình sinh động cho sức sống mãnh liệt , tiềm tàng, biết vươn lên, hướng đến ánh sáng tự do. 3. Phương pháp - Thao tác : Kết hợp giữa phân tích, chứng minh, bình luận, - Chắc lọc các dẫn chứng phù hợp với luận điểm - Diễn đạt rõ ràng, liên kết giữa các ý. II. Nhận xét 1. Ưu điểm : Đa số HS hiểu đề, trình bày đúng yêu cầu đề, chọn dẫn chứng phù hợp để chứng minh. 2. Nhược điểm : - Tuy hiểu đề nhưng một số học sinh vẫn chưa đi sâu vào trọng tâm ,một số bài nội dunng còn sơ lược, diễn đạt rối, mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả. - Một số bài không đảm bảo bố cục, phần mở bài và kết bài trình bày không phù hợp. III. Bài viết số sáu – Nghị luận văn học Đề 1 : Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng rừng xà nu trong tác phẩm cùng tên của Nguyễn Trung Thành. Đề 2 : Nguyễn Tuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường là những cây bút viết kí tài hoa, uyên bác. Hãy làm sáng tỏ điều này qua « Người lái đò sông Đà » của Nguyễn Tuân và « Ai đã đặt tên cho dòng sông ?» của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Dặn dò: Bài cũ: + Xem lại các bài học « Một số thể loại văn học », « Luyện tập vận dụng các thao tác lập luận » - Bài mới: « Chiếc thuyền ngoài xa » + Đọc văn bản. + Đọc phần tiểu dẫn để nắm pcnt của nhà thơ. + Trả lời các câu hỏi phần hướng dẫn học bài. Ngày soạn: Tiết 69,70,71 CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA NGUYỄN MINH CHÂU Mục tiêu: Giúp HS: - Cảm nhận được suy nghĩ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh khi phát hiện ra sự thật: đằng sau bức ảnh rất đẹp về chiếc thuyền trong sương sớm mà anh tình cờ bắt gặp là số phận đau đớn của người phụ nữ và bao ngang trái trong một gia đình hàng chài. Từ đó thấu hiểu: mỗi người trong cuộc đời, nhất là người nhệ sĩ không thể đơn giản, sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống và con người. - Thấy được nghệ thuật kết cấu độc đáo, cách triển khai cốt truyện, khắc họa nhân vật của một cây bút viết truyện ngắn bản lĩnh và tài hoa. Phương pháp - phương tiện: Phương pháp: Nêu vấn đề, thảo luận, gợi tìm, diễn giảng. Phương tiện: GV: Giáo án điện tử. HS: Phần chuẩn bị bài, sgk. Tiến trình bài dạy: Bài cũ: - Phân tích ngắn gọn nét đẹp truyền thống của một gia đình Nam Bộ trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình?. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HĐ1 : Hd tìm hiểu chung TT1: GV yêu cầu HS: Nêu những nét chính về cuộc đời và phong cách sáng tác của Nguyễn Minh Châu? HS dựa vào sgk trả lời GV nhận xét, chốt lại TT2: GV yêu cầu: Giới thiệu đôi nét về tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”? HS dựa vào sgk , phát biểu GV nhận xét, chốt: TT3: GV yêu cầu HS tóm tắt tác phẩm HS tiến hành GV nhận xét, định hướng lại: HĐ2: Hd đọc hiểu văn bản TT1: GV yêu cầu học sinh đọc phần đầu tác phẩm và hỏi: Trước cảnh bình minh trên biển Phùng phát hiện được điều gì? HS bs vb, trả lời GV nhận xét, chốt lại: TT2: GV hỏi: Trước cảnh đẹp trời cho như vậy, cảm xúc của nghệ sĩ như thế nào? HS suy nghĩ, trả lời TT3: GV yêu cầu HS đọc phần hai và hỏi: Đằng sau bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ, Phùng đã chứng kiến cảnh tượng gì? HS bs vb, tìm chi tiết, trả lời GV nhận xét, chốt: TT4: GV hỏi: So với bức tranh đầu tiên, bức tranh thứ hai như thế nào? HS nhận xét, phát biểu GV nhận xét chung, chốt TT5: GV hỏi: Trước cảnh tượng đó thái độ của Phùng như thế nào? HS bs vb, trả lời GV nhận xét, chốt: TT6: GV hỏi: Qua hai tình huống trên, theo em tg muốn gửi tới người đọc thông điệp gì? HS suy ng, phát biểu TT7: GV hỏi: Vì sao người đàn bà có mặt ở tòa án huyện? HS trả lời GV nhận xét, chốt lại: TT8: GV hỏi: Khi được chánh án Đẩu gợi ý bà nên bỏ chồng, bà đã phản ứng như thế nào? Vì sao bà lại có phản ứng đó? HS bám sát vb, tìm chi tiết, trả lời. GV nhận xét chung, định hướng lại: TT9: GV hỏi: Qua những lí do mà người đàn bà đưa ra để thuyết phục chánh án đừng bắt mình bỏ chồng, em nhận xét như thế nào về người đàn bà hàng chài này? HS suy nghĩ, trả lời. GVnhận xét chung, chốt lại: TT10: GV hỏi: Nghe xong câu chuyện của người đàn bà Phùng và Đẩu có thái độ như thế nào? HS thảo luận nhóm nhỏ, đại diện nhóm trả lời GV nhận xét chung, định hướng lại TT12: GV hỏi: Tấm ảnh được chọn trong bộ lịch năm ấy là một tấm ảnh như thế nào? HS bs vb trả lời GV nhận xét chung, chốt: TT13: GV hỏi tiếp : Theo em cái màu hồng hồng của ánh sương mai và hình ảnh người đàn bà bước ra khỏi tấm ảnh biểu tượng cho điều gì trong tp? HS thảo luận nhóm nhỏ, đại diện nhóm phát biểu GV nhận xét chung, chốt lại: HĐ3: Hd tổng kết TT1: GV yêu cầu: Qua tác phẩm tg đã gửi đến người đọc những thông điệp nghệ thuật gì? HS khái quát, phát biểu GV nhận xét, chốt TT2: GV yêu cầu: Khái quát những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm?. HS khái quát, kết luận GV nhận xét, chốt: I.Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Nguyễn Minh Châu : sinh năm 1930 – 1989 - Quê: Nghệ An. - Năm 1950 ông gia nhập quân đội. - Năm 1962 ông công tác tại phòng văn nghệ quân đội, sau đó chuyển sang tạp chí Văn nghệ quân đội. - Nguyễn Minh Châu được xem là một trong những cây bút tiên phong của văn học VN thời kì đổi mới. - Tác phẩm chính (sgk) 2. Tác phẩm Tác phẩm được rút trong tập truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” (1987) là tác phẩm in đậm phong cách tự sự - triết lí của NMC. 3. Tóm tắt tác phẩm II. Đọc – hiểu 1. Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh a. Phát hiện thứ nhất: Bức tranh thiên nhiên hoàn mĩ - Chiếc thuyền lưới vó trong sương sớm + Một bức tranh mực tàu của danh họa thời cổ. + Toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa. + Một vẻ đẹp toàn bích. - Cảm xúc của người nghệ sĩ: bối rối, khám phá ra chân lí của sự toàn thiện, thấy được khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn. b. Phát hiện thứ hai: Bức tranh cuộc sống đầy nghịch lí - Cuộc sống của một gia đình làng chài + Người vợ : Xấu xí, rách rưới, mệt mỏi, cam chịu, đáng thương. + Người chồng: To lớn, dữ dằn, khắc khổ. Đánh vợ thô bạo, dã man. + Đứa con lao vào đánh bố để cứu mẹ. Bức tranh cuộc sống đối lập hoàn toàn với bức tranh thiên nhiên. - Thái độ của người nghệ sĩ: choáng váng, kinh ngạc trước sự việc đang diễn ra. c. Thông điệp nghệ thuật: - Cuộc đời không xuôi chiều mà luôn chứa đựng những điều nghịch lí và luôn tồn tại những mặt đối lập: đẹp – xấu. thiện – ác đan xen. 2. Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện - Người đàn bà có mặt ở tòa án huyện để giải quyết việc gia đình. + Lí do: bị chồng hành hạ “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” - Van xin để không phải bỏ chồng + Bởi vì: Cần có chồng để nuôi những đứa con lớn lên. + Hiểu được bản chất của chồng là không độc ác. + Cũng có lúc gia đình vui vẻ, hạnh phúc. + Đàn bà ở trên thuyền chỉ biết sống vì con. Người đàn bà sâu sắc, trải đời, vị tha, biết chắt chiu hạnh phúc và giàu đức hi sinh. - Phùng và Đẩu đã “vỡ ra” được nhiều điều trong cuộc sống : pháp luật và lòng tốt là cần thiết nhưng phải đi vào cuộc sống, đặt trong từng hoàn cảnh cụ thể, không thể áp dụng một cách máy móc cho mọi đối tượng. Đừng bao giờ nhìn nhận cuộc đời một cách dễ dãi, xuôi chiều. Cần phải đánh giá mọi sự việc, hiện tượng trong hoàn cảnh của nó. 3. Tấm ảnh trong bộ lịch năm ấy - Là tấm ảnh đen trắng + Có “cái màu hồng hồng của ánh sương mai ” biểu tượng của nghệ thuật. + “Người đàn bà bước ra khỏi tấm ảnh” hiện thân của cuộc sống đời thường Nghệ thuật chân chính không bao giờ xa rời cuộc đời. III. Tổng kết 1. Giá trị nội dung - Cần phải nhìn nhận cuộc đời và con người trong những hoàn cảnh cụ thể và từ nhiều góc độ khác nhau. - Nghệ thuật chân chính phải gắn bó với con người và vì con người. 2. Giá trị nghệ thuật - Tình huống truyện độc đáo có ý nghĩa khám phá. - Lựa chọn điểm nhìn trần thuật hợp lí. - Lời văn giản dị mà sâu sắc. HĐ4: Củng cố Dặn dò: - Bài cũ: + Nắm chắc nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Bài mới: Thực hành về hàm ý Ngày soạn: Tiết 72 THỰC HÀNH VỀ HÀM Ý A. Mục tiêu: Giúp HS: - Củng cố và nâng cao kiến thức cơ bản về hàm ý, cách tạo hàm ý, tác dụng của hàm ý trong giao tiếp hàng ngày. - Có kĩ năng lĩnh hội được hàm ý, kĩ năng nói và viết câu có hàm ý trong những ngữ cảnh cần thiết. B. Phương pháp - phương tiện: Phương pháp: Thực hành, luyện tập, làm việc theo nhóm… 2. Phương tiện: GV: Giáo án. HS: Phần chuẩn bị bài, sgk. Tiến trình bài dạy : Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HĐ1: HdHS tìm hiểu tìm hiểu ngữ liệu 1 ở sgk TT1: GV yêu cầu HS đọc ngữ liệu 1 và trả lời các câu hỏi bên dưới. HS thảo luận theo nhóm TT2: GV chỉ định HS lần lược trả lời các câu hỏi, GV chốt lại sau khi các nhóm bổ sung. HĐ2: HdHS phân tích ngữ liệu 2- sgk TT1: GV yêu cầu HS đọc ngữ liệu 2, tiếp tục làm việc theo nhóm nhỏ. TT2: GV chỉ định nhóm trình bày bài làm, các nhóm nhận xét, bổ sung, sau đó GV chốt lại HĐ3: Hd HS phân tích ngữ liệu 3 – sgk TT1: GV yêu cầu HS tiếp tục đọc ngữ liệu 3, làm việc theo nhóm nhỏ. TT2: GV chỉ định nhóm trình bày bài làm, các nhóm nhận xét, bổ sung, sau đó GV chốt lại 1. Bài tập 1 - sgk a. Nếu căn cứ vào nghĩa tường minh trong lời đáp của A phủ thì: 1. Lời đáp thiếu thông tin về số lượng bò bị mất. 2. Lời đáp thừa thông tin về việc “lấy súng đi bắn con hổ”. 3. Cách trả lời có hàm ý: công nhận việc mất bò vì bị hổ ăn thịt, công nhận mình có lỗi, nhưng người nói khôn khéo lồng vào câu nói lấy công chuộc tội vì con hổ có giá trị hơn con bò. b. Hàm ý là thông tin mà người nói muốn thông báo đến người nghe nhưng không nói trực tiếp một cách tường minh qua câu chữ mà ngụ ý để người nghe tự suy ra. A Phủ chủ ý vi phạm phương châm về lượng tin để tạo hàm ý (công nhận bò mất nhưng sẽ lấy công chuộc tội). 2. Bài tập 2 - sgk a. Câu nói của bá Kiến có hàm ý: Tôi không có nhiều tiền đến mức lúc nào cững có thể cho anh. Bá Kiến vi phạm phương châm cách thức là không nói rõ ràng mà thông qua hình ảnh “cái kho”. b. - Lượt lời thứ nhất: “Chí Phèo đấy hở?” hành động chào hỏi. - Lượt lời thứ hai: “rồi làm ....mãi à?” hành động nhắc nhở. Dùng hành động nói gián tiếp để tạo hàm ý c. Tại hai lượt lời đầu của Chí Phèo đều không nói hết ý, không nêu đủ thông tin, không nói rõ ràng. 3. Bài tập 3 - sgk a. Lượt lời thứ nhất có hình thức câu hỏi nhưng không để hỏi mà mục đích là hành động khuyên bảo. Chứng tỏ người nói không tin vào tài văn chương của ông đồ. b. Không nói thẳng vì giữ thể diện cho ông đồ, nể trọng ông đồ và không muốn chịu trách nhiệm về hàm ý của câu nói. 4. Bài tập 4 – sgk Đáp án D Dặn dò: - Bài cũ: +Tham khảo các bài tập ở sbt. - Bài mới : + Soạn bài đọc thêm «Mùa lá rụng trong vườn ». * Đọc tiểu dẫn, nắm tác giả . * Đọc văn bản, tóm tắt văn bản. * Trả lời câu hỏi phần hướng dẫn đọc thêm. Ngày soạn: Tiết: 73 ĐỌC THÊM MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN (Trích) Ma Văn Kháng A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Hiểu được diễn biến tâm lí của các nhân vật, nhất là chị Hoài và ông Bằng trong một buổi cúng tất niên chiều ba mươi Tết. Từ đó thấy được sự quan sát tinh tế và cảm nhận tinh nhạy của nhà văn về những biến động, đổi thay trong tư tưởng, tâm lí con người Việt Nam giai đoạn xã hội chuyển mình. B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: C. CHUẨN BỊ: * Giáo viên : Soạn giáo án. * Học sinh : Soạn bài. D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Nội dung bài mới: Hoạt động GV và HS Nội dung kiến thức -Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung. Học sinh đọc tiểu dẫn Sgk tóm tắt những nét chính. -Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc-hiểu văn bản đoạn trích. Bài tập 1: Anh (chị) có ấn tượng gì về nhân vật chị Hoài? Vì sao mọi người trong gia đình đều yêu quý chị? Học sinh làm việc cá nhân, trình bày suy nghĩ của mình trước lớp. Bài tập 2: a. Phân tích diễn biến tâm lí hai nhân vật ông Bằng và chị Hoài trong cảnh gặp gỡ trước giờ cúng tất niên. Học sinh làm việc cá nhântrình bày suy nghĩ của mình trước lớp. b. Khung cảnh Tết và dòng tâm tư cùng với lời khấn của ông Bằng trước bàn thờ gợi cho anh (chị) cảm xúc và suy nghĩ gì về truyêng thống văn hoá riêng của dân tộc ta? . -Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết. Giáo viên hướng dẫn học sinh tự viêt uôrng kết. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả. Ma Văn Kháng, tên khai sinh Đinh Trọng Đoàn, sinh năm 1936, quê gốc ở phường Kim Liên, quận Đống Đa Hà Nội, là người đã có nhiều đóng góp tích cực cho sự vận động và phát triển nhiều mặt của văn học nghệ thuật. Ông được tặng Giải thưởng Văn học ASEAN năm 1998 và giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001. Tác phẩm chính Sgk. 2. Mùa lá rụng trong vườn. -Truyện đươc tặng giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 1986. Thông qua câu chuyện xảy ra tring gia đình ông Bằng, một gia đình nề nếp, luôn giữ gia pháp nay trở nên chao đảo trong những cơn địa chấn từ bên ngoài, nhà văn bày tỏ niềm lo lắng sâu sắc cho giá trị truyền thống trước những đổi thay của thời cuộc. II. Đọc-hiểu văn bản và đoạn trích. 1. Nhân vật chị Hoài. -Chị Hoài mang vẻ đẹp đằm thắm của người phụ nữ nông thôn: "người thon gọn trong cái áo lông chần hạt lựu. Chiếc khăn len nâu thắt ôm khuôn mặt rộng có cặp mắt hai mí đằm thắm và cái miệng cười rất tươi". -Nét đằm thắm, mặn mà toát lên từ tâm hồn chị, từ tình cảm đôn hậu, từ cách ứng xửq, uan hệ với mọi người. Từng là dâu trưởng trong gia đình ông Bằng, bây giờ chị đã có một gia đình riêng với những quan hệ riêng, lo toan riêng, mọi thứ vấn nhớ, vẫn quý, vẫn yêu chị. Bởi vì "người phụ nữ tưởng đã cắt hết mối dây liên hệ với gia đình này, vẫn giao cảm, vẫn chia sẻ buồn vui và cùng tham dự cuộc sống của gia đình này" (biết chuyện cô Phượng đã chuyển công tác, nhận được thư bố chồng cũ, sợ ông buồn nên phải lên ngay; chu đáoxởi lởi chuẩn bị quà, hỏi thăm tất cả mọi người lớn, bé; sự thành tâm của chị trước bàn thờ tổ tiên chiều 30 tết…). Trong tiềm thức mỗi người "vẫn sống động một chị Hoài đẹp ngườiđẹp nết". -Nhân vật chị Hoài là mấu người phụ nữ vẫn giữ được nét đẹp truyền thống quý giá trước những "cơn địa chấn" xã hội. 2. Cảnh sum họp trước giờ cúng tất niên. -Ông Bằng: "nghe thấy xôn xao tin Hoài lên", "ông sững khi nhìn thấy Hoài, mặt thoáng một chút ngơ ngẩn. Rồi mắt ông chớp liên hồi, môi ông bật không thành tiếng, có cảm giác ông sắp khóc oà", "giọng ông bỗng khê đặc, khàn rè: Hoài đấy ư, con?" Nỗi vui mừng, xúc động không giấu giếm của ông khi gặp lại người đã từng là con dâu trưởng mà ông rất mực quý mến. -Chị Hoài: "gần như không chủ động được mình lao về phía ông Bằng, quên cả đôi dép, đôi chân to bản…kịp hãm lại khi còn cách ông già hai hàng gạch hoa". Tiếng gọi của chị nghẹ ngào trong tiếng nấc "ông!". -Cảnh gặp gỡ vui mừng nhuốm một nỗi tiếc thương đau buồn, ê nhức cả tim gan. -Khung cảnh tết: khói hương, mân cỗ thịnh soạn "vào cái buổi đât nước còn nhiều khó khăn sau hơn ba mươi năm chiến tranh…" mọi người trong gia đình tề tựu quây quần…Tất cả chuẩn bị chu đáo cho khoảnh khắc tri ân trước tổ tiên trong chiều 30 tết. -Những hình ảnh sống động gieo vào lòng người đọc niềm xúc động rưng rưng, để rồi "nhập vào dòng xúc động tri ân tiên tổ và những người đã khuất". -Bày tỏ lòng tri ân trước tổ tiêntrước những người đã mất trong lễ cúng tất niên chiêu 30 tết, điều đó đã trở thành một nét văn hoá truyền thống đáng trân trọng và tự hào của dân tộc ta. Tổ tiên không tách rời với con cháu. Tất cả liên kết một mạch bền chặt thuỷ chung". Dù cuộc sống hiện đại muôn sự đổi thay cùng sự thay đổi của những cách nghĩ, cách sống, những quan niệm mới, nét đẹp truyền thống văn hoá ấy vẫn đang và rất cần được gìn giữ trân trọng. III. Tổng kết. -Tổng kết giá trị đoạn trích dựa trên hai mặt: +Giá trị nội dung tư tưởng. +Giá trị nghệ thuật. 4. Củng cố: -Nắm giá trị nội dungnghệ thuật của tác phẩm. 5. Dặn dò: -Tìm đọc toàn bộ tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng -Xem phim và so sánh sự khác biệt giữa tác phẩm văn học và nghệ thuật điện ảnh. -Tiết sau học Đọc thêm Một người Hà Nội. Ngày soạn: Tiết: 74 Đọc thêm: MỘT NGƯỜI HÀ NỘI Nguyễn Khải A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: -Hiểu được nét đẹp cảu văn hoá "kinh dị" qua cách sống của bà Hiền, một phụ nữ tiêu biểu cho "Người Hà Nội". -Nhận ra một số đặc điểm nổi bật của phong cách văn xuôi Nguyễn Khải: giọng điệu trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật. B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: C. CHUẨN BỊ: * Giáo viên : Soạn giáo án. * Học sinh : Soạn bài. D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung. Bài tập: Đọc phần tiểu dẫn và tóm tắt quá trình sáng tác cùng các đề tài chính của Nguyễn Khải. Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc-hiểu văn bản. Bài tập 1: a. Nhận xét về tính cách cô Hiền-nhân vật trung tâm của truyện, đặc biệt là suy nghĩ, cách ứng xử của cô trong những thời đoạn cảu đất nước. Học sinh suy nghĩ, phát biểu nhận xét bổ sung. b.Vì sao tác giả cho cô Hiền là "một hạt bụi vàng" của Hà Nội? Bài tập 3: Chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì? Học sinh thảo luận và phát biểu tự do. Bài tập 4: Nhận xét về giọng điệu trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Khải trong tác phẩm. Học sinh thảo luận và phát biểu tự do. Giáo viên định hướng, nhận xét. I. Khái quát về tác giả, tác phẩm. -Tác giả: Nguyễn Khải (1930-2008), tên khai sinh là Nguyễn Mạnh Khải, sinh tại Hà Nôị nhưng tuổi nhỏ sống ở nhiều nơi. -Một người Hà Nội: in trong tập truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Khải (1990). Truyện đã thể hiện những khám phá, phát hiện của Nguyễn Khải về vẻ đẹp trong chiều sâu tâm hồn, tính cách con người Việt Nam qua bao biến động, thăng trầm của đất nước. II. Đọc-hiểu văn bản. 1. Nhân vật cô Hiền. a. Tính cách, phẩm chất. -Nhân vật trung tâm của truyện ngắn là cô Hiền. Cũng như người Hà Nội khác, cô đã cùng Hà Nội, cùng đất nước trải qua nhiều biến động thăng trầm nhưng vẫn giữ được cốt cách người Hà Nội. Cô sống thẳng thắn, chân thành, không giấu giém quan điểm, thái độ của mình với mọi hiện tượn xung quanh. -Suy nghĩ và cách ứng xử của cô trong trong từng thời đoạn của đất nước: +Hoà bình lập lại ở miền Bắc, cô Hiền nói về niềm vui và cả những cái có phần máy móc, cực đoan của cuộc sống xung quanh:"vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều", theo cô "chính phủ can thiệp vào nhiều việc của dân quá"…Cô tính toán mọi việc trước sau rất khôn khéo và "đã tính là làm, đã làm là không để ý đến những điều đàm tểu của thiên hạ"… +Miền Bắc bước vào thời kì đương đầu với chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mĩ. Cô Hiền dạy con cách sống "biết tự trọng, biết xấu hổ", biết sống đúng với bản chất người Hà Nội. Đó cũng là lí do vì sao cô sẵn sàng cho con trai ra trận: "tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn sống bám vào sự hy sinh của bạn. Nó dám đi cúng là biết tự trọng"… +Sau chiến thắng mùa xuân năm 1975. đất nước trong thời kì đổi mới, giữa không khí xô bồ của thời kinh tế thi trường, cô Hiền vẫn là "một người Hà Nội của hôm nay, thuần tuý Hà Nội, không pha trộn". Từ chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn, cô Hiền nói về niềm tin vào cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. b. Cô hiền "một hạt bụi vàng" của Hà Nội. -Nói đén hạt bụi, người ta nghĩ đến vật nhỏ bé, tầm thường. Có điều là hạt bụi vàng thì dù nhỏ bé nhưng có giá trị quý báu. -Cô Hiền kà một người Hà Nội bình thường nhưng cô thấm sâu vào những cái tin hoa trong bản chất người Hà Nội. Bao nhiêu hạt bụi vàng, bao nhiêu người như cô Hiến sẽ hợp lại thành những "ánh vàng" chói sáng. Ánh vàng ấy là phẩm giá người Hà Nội, là cái truyền thống cốt cách người Hà Nội. 2. Ý nghĩa của câu chuyện "cây si cổ thụ". -Hình ảnh…nói lên quy luật bất diệt của sự sống. Quy luật này được khẳng định bằng niềm tin của con người thành phố đã kiên trì cứu sống được cây si. -Cây si cũng là một biểu tượng nghệ thuật, một hình ảnh ẩn dụ về vẻ đẹp của Hà Nội: có thể bị tàn phá, bị nhiễm bệnh nhưng vẫn là một người Hà Nội với truyền thống văn hoá đã được nuôi dưỡng suốt trường kì lịch sử, là cốt cách, tinh hoa, linh hồn của đất nước. 4. Giọng điệu trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật. -Giọng điệu trần thuật: một giọng điệu rất trải đời, vừa tự nhiên, dân dã vừa trĩu nặng suy tư, vừa giàu chất khía quát, triết lí. Vừa đậm tính đa thanh. Cai tự nhiên, dân dã tạo nên phong vị hài hước rất có duyên trong giọng kể của nhân vật "tôi"; tính chất đa thanh thể hiện trong lời kể: nhiều giọng (tự tin xen lẫn hoài nghi, tự hào xen lẫn tự trào…). Giọng điệu trần thuật đã làm cho truyện ngắn đậm đặc chất tự sự rất đời thường mà hiện đại. -Nghệ thuật xây dựng nhân vật: +Tạo tình huống gặp gỡ giữa nhân vật "tôi" và nhân vật khác. +Ngôn ngữ nhân vật góp phần khắc hoạ tính cách (ngôn ngữ nhân vật "tôi" đậm vẻ suy tư, chiêm nhiệm, lại pha chút hài hước, tự trào; ngôn ngữ của cô Hiền ngắn gọn, rõ ràng, dứt khoát…). 4.. Củng cố: Nắm nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, ghi nhớ Sgk. 5. Dặn dò: Tiết sau học Tiếng Việt. Ngày tháng năm DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Ngày soạn: Tiết: 75 THỰC HÀNH VỀ HÀM Ý (Tiếp theo) A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: -Qua luyện tập thực hành, học sinh củng cố và nâng cao nững kiến thức cơ bản về hàm ý, cách tạo hàm ý, tác dụng của hàm ý trong giao tiếp ngôn ngữ. -Có kĩ năng lĩnh hội được hàm ý, kĩ năng nói và viết thao cách có hàm ý trong những ngữ cảnh cần thiết. C. CHUẨN BỊ: * Giáo viên : Soạn giáo án. * Học sinh : Soạn bài. D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ 3. Nội dung bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC -Hoạt động 1: Tổ chức thực hành. Bài tập1: Đọc đoạn trích và phân tích các câu hỏi (SGK). a. Lời bác Phô gài thực hiện hành động van xin, cầu khẩn ông lí và đáp lại bằng hành động nói như thế nào? b. Lời đáp của ông lí có hàm ý gì? Học sinh thảo luận, phát biểu. Bài tập 2: Đọc và phân tích đoạn trích (SGK): a. Câu hỏi đầu tiên của Từ là hỏi về thời gian hay còn có hàm ý gì khác? b. Câu nhắc khéo ở lượt lời thứ hai thực chất có hàm ý nói với Hộ điều gì? Học sinh thảo luận nhóm, đại diện phát biểu. Bài tập 3: Phân tíhc hàm ý trong trưyện cười Mua kính. Giáo viên tổ chức hướng dẫn thảo luận, học sinh thảo luận và phát biểu. Bài tập 4: Chỉ ra lớp nghĩa tường minh và hàm nghĩa của bài thơ Sóng. -Tác phẩm văn học dùng cách thể hiện có hàm ý thì có tác dụng và hiệu quả nghệ thuật như thế nào? Học sinh đọc bài thơ, suy nghĩ, phát biểu. Bài tập 5: Chòn cách trả lời có hàm ý cho câu hỏi: "Cậu có thích truyện Chí Phèo của Nam Cao không?". Học sinh thảo luận và đưa ra phương án đúng. -Hoạt động 2: Tổ chức tống kết. Bài tập: Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, dùng cách nói có hàm ý trong ngữ cảnh cần thiết mang lại những tác dụng và hiệu quả như thế nào? Học sinh thảo luận, chọn phương án trả lời đúng. I. Tổ chức thực hành. Bài tập 1: a. Trong lượt mở đầu cuộc thoại, bác Phô gái van xin: "Thầy tha cho nhà con, đừng bắt nhà con đi xem đá bóng nữa". Lời đáp của ông lí mang sắc thái mỉa mai, giễu cợt (Ồ, việc quan không phải thứ chuyện đàn bà của các chị). Nếu là cách đáp thường minh phù hợp thì phải là lời chấp nhận sự van xin hoặc từ chối, phủ nhận sự van xin. -Lời của ông Lí không đáp ứng trực tiếo sự van xin của bác Phô mà từ chối một cách dán tiếp. Đồng thời mang sắc thái biểu cảm: Bộc lộ quyền uy, thể hiện sự từ chối van xin, biểu lộ thái độ mỉa mai, giễu cợt cách suy nghĩ của đàn bà. -Đấy là chứng minh cho tính hàm súc củ câu có hàm ý. Bài tập 2: a. Câu hỏi đầu tiên của Từ: "Có lẽ hôm nay đã là mồng hai, mồng ba đây rồi mình nhỉ?". Không phải chỉ hỏi về thời gian mà thực chất, thông qua đó Từ muốn nhắc khéo chồng nhớ đến ngày đi nhậ tiền (hàng tháng cứ vào kì đầu tháng thì chồng Từ đều đi nhận tiền nhuận bút). b. Câu nhắc khéo thứ hai: "Hèn nào mà sáng nay em thấy người thu tiền nhà đã đến…". Từ khôngnói trực tiếp đến việc trả tiền nhà. Từ muốn nhắc Hộ đi nhận tiền về để trả các khoản nợ (chủ ý vi phạm phương châm cách thức). c. Tác dụng cách nói của Từ: -Từ thể hiện ý muốn của mình thông qua câu hỏi bóng gió về ngày tháng, nhắc khéo đến một sự việc có liên quan (người thu tiền nhà)…Cách nói nhẹ nhàng, xa xôi nhưng vẫn đạt được mục đích. Nó tránh được ấn tượng nặng nề, làm dịu đi không khí căng thẳng trong quan hệ vợ chồng khi lâm vào tình cảnh khó khăn. Bài tập 3: a. Câu trả lời thứ nhất của anh chàng mua kính: "Kính tốt thì đọc được chữ rồi"-chứng tỏ anh ta quan niệm kính tốt thì phải giúp cho con người đọc được chữ. Từ đó suy ra, kính không giúp con người đọc được chữ là kính xấu. Anh ta chê mọi cặp kính của nhà hàng vì không có cặp kính nào giúp anh ta đọc được chữ. b. Câu trả lời thứ hai: "Biết chữ thì đã không cần mua kính". Câu trả lời này giúp người đọc xác định được anh ta là người không biết chữ (vì không biết chữ nên mới cần mua kính). Cách trả lời vừa đáp ứng được câu hỏi, vừa giúp anh ta giữ được thể diện. Bài tập 4: Lớp nghĩa tường minh và hàm nghĩa của bài thơ Sóng. -Lớp nghĩa tường minh: Cảm nhận và miêu tả hiện tượng sống biển với những đặc điểm trạng thái của nó. -Lớp nghĩa hàm ý: Vẻ đẹp tâm hồn của người thiếu nữ đang yêu: đắm say, nồng nàn, tin yêu. -Tác phẩm văn học dùng cách thể hiện có hàm ý sẽ tạo nên tính hàm súc, tư tưởng của tác giả một cách tinh tế, sâu sắc. Bài tập 5: Cách trả lời có hàm ý cho câu hỏi: "Cậu có thích truyện Chí Phèo của Nam Cao không?". +Ai mà chẳng thích? +Hàng chất lượng cao đấy! +Xưa như Trái Đất rồi! Ví đem vào tập đoạn trường Thì treo giải nhất chi nhường cho ai? II. Tổng kết. Tác dụng và hiệu quả của cách nói có hàm ý: Tuỳ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp, hàm ý có thể mang lại: +Tính hàm súc cho lời nói: lời nói ngắn gọn mà chất chứa nhiều nội dung, ý nghĩa. +Hiệu quả mạnh mẽ, sâu sắc với người nghe. +Sự vô can, không phải chịu trách nhiệm của người nói về hàm ý (vì hàm ý là do người nghe suy ra.. +Tính lịch sự và thể diện tốt đẹp trong giao tiếp bằng ngôn ngữ. 4. Củng cố: Nắm: -Nội dung ôn tập: Khái niệm hàm ý, những cách nói hàm ý. -Nội dung thực hành: Những cách nói hàm ý trong các ngữ liệu (chủ yếu là các tác phẩm văn học) và cách nói, viết có hàm ý. 5. Dặn dò: -Tiếp tục đọc các tác phẩm văn học và tìm ra những câu (đoạn) có cách nói hàm ý, phân tích. -Tập viết những mẩu chuyện đối thoại ngắn có sử dụng cách nói hàm ý. Ngày soạn: Tiết: 76-77 THUỐC Lỗ Tấn A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: -Hiểu được thuốc l;à hồi chuông cảnh báo căn bệnh mê muội của người Trung Hoa vào đầu thế kỉ XX. Lúc này Cách mạng đã nhóm lên, nhưng nhân dân vẫn coi là Cách mạng "làm giặc" (AQ chính truyện) và mua máu người Cách mạng để chữa bệnh. Nhà văn này bày tỏ niềm tin vào tương lai, nhân dân sẽ thức tỉnh, hiểu Cách mạng và làm Cách mạng. -Thấy được cách viết cô đọng, súc tích, giàu hình ảnh mang tính biểu tượng của ngòi bút Lỗ Tấn. B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: C. CHUẨN BỊ: * Giáo viên : Soạn giáo án. * Học sinh : Soạn bài. D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức -Hoạt động 1: Tìm hiểu chung. Bài tập 1: Đọc mục tiểu dẫn và giới thiệu tóm tắt những nét chính về Lỗ Tấn. -Vị trí của Lỗ Tấn trong văn học Trung Quốc? -Con đường gian nan để chọn ngành nghệ của Lỗ Tấn? -Quan điểm sáng tác văn nghệ của Lỗ Tấn? Học sinh làm việc cá nhân, tóm tắt và trình bày. Bài tập 2: Tác phẩm Thuốc được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Học sinh đọc tiểu dẫn, kết hợp với những hiểu biết cá nhân để trình bày. Bài tập 2: Anh (chị) có suy nghĩ gì về ý nghĩa nhan đề truyện và hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người? Học sinh thảo luận, cử đại diện trình bày trước lớp. Giáo viên gơi dẫn: nghĩa đen, nghĩa hàm ẩn của nhan đề. Câu hỏi gợi ý: Tại sao không phải là chiếc bánh boa tẩm máu người khác mà lại phải tẩm máu người Cách mạng Hạ Du? Bài tập 3: Phân tíhc ý nghĩa về cuộc bàn luận trong quân trà về Hạ Du? Học sinh thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày. Bài tập 4: Không gian nghệ thuật của truyện là tù hãm, ẩm mốc, bế tắc nhưng thời gian thì có biến triển. Từ mùa thu "trảm quyết" đến mùa xuân "thanh minh" đã thể hiện mạch suy tư lạc quan của tác giả. Tìm hiểu ý nghĩa chi tiết vòng hoa trên mộ Hạ Du? Học sinh làm việc cá nhân, phát biểu ý kiến. Hoạt động 3: Tổng kết. Nhận xét đánh giá cung về giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Học sinh làm việc cá nhân, trình bày trước lớp. I. Tìm hiểu khái quát về tác giả, tác phẩm. 1. Tác giả. -Lỗ Tấn (1981-1936) tên thật là Chu Thu Nhân, quê ở phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, miền Đông Nam Trung Quốc. -Ông là nhà văn Cách mạng lỗi lạc của Trung Quốc thế kí XX. "Trước Lỗ Tấn chưa hề có Lỗ Tấn, sau Lỗ Tấn có vô vàn Lỗ Tấn" (Quách Mạt Nhược). -Tuổi trẻ của Lỗ Tấn đã nhiều lần đổi nghệ để tìm một con đường cống hiến cho dân tộc: từ làm nghệ khai mỏ đến hàng hải rồi nghề y, cuối cùng làm văn nghệ để thức tỉnh quốc dân đồng bào. Cong đường gian nan để chọn ngành nghề của Lỗ Tấn vừa mang đậm dấu ấn lịch sử Trung Hoa thời cận hiện đại, vừa nói lên tâm huyết của một người con ưu tú của dân tộc. -Quan điểm sáng tác của Lỗ Tấn được thể hiện nhất quán trong toàn bộn sáng tác của ông: phê phán những căn bệnh tinh thần khiến cho quốc dân mê muội, tự thoả mãn "ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ". 2. Hoàn cảnh sáng tác truyện Thuốc. -Thuốc được viết năm 1919, đúng vào lúc cuộc vận động Ngũ tướng bùng nổ. Đây là thời kì đất nước Trung Hoa bị các đế quốc Anh, Nga, Pháp, Đức, Nhật xâu xé. Xã hội Trung Hoa biến thành nửa phong kiến, nửa thuộc địa, nhưng nhân dân lại an phận chịu nhục. "Người Trung Quốc ngủ mê trong một cái nhà hộp không có cửa sổ" (Lỗ Tấn). Đó là căn bệnh đớn hèn, tự thoả mãn, cản trở nghiêm trọng con đường giải phóng dân tộc. Thuốc đã ra đời trong bối cảnh ấy với một thông điệp cần suy nghĩ nghiêm khắc về một phương thuốc để cứu dân tộc II. Đọc-hiểu văn bản. 2. Ý nhĩa nhan đề truyện và hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu. -Thuốc, nguyen văn là Dược (trong từ nghép Dược phẩm), phản ánh một quá trình suy tư nặng nề của Lỗ Tấn (động cơ và mục đích đổi nghề của Lỗ Tấn). Nhận thức rõ thực trạng nhận thức của người dân Trung Quóc thời bấy giờ "ngu muội và hèn nhát", nhà văn không có ý định và cũng không đặt ra vấm đề bốc thuốc cho xã hội mà chỉ muốn "lôi hết bệnh tật của quốc dân, làm cho mọi người chú ý và tìm cách chạy chữa". Tên truyện chỉ có thể dịch là Thuốc (Trương Chính), Vị thuốc (Nguyễn Tuân) chứ không thể dịch là Đơn thuốc (Phan Khải). Nhan đề truyện có nhiều ý nghĩa. -Tầng nghĩa ngoài cùng là phương thuốc truyền thống chữa bệnh lao. Một phương thuốc u mê ngu muội giống hệt phương thuốc mà ông thầy lang bốc cho bố Lỗ Tấn bi bệnh phù thũng với hai vị "không thể thiếu" là rễ cây nứa kinh sương ba năm và một đôi dế đử con đực, con cái dẫn đến cái chết oan uổng của ông cụ. -"Bánh bao tẩm màu người", nghe như chuyện thời trung cổ nhưng vẫn xảy ra ở nước Trung Hoa trì trệ. Tầng nghĩa thứ nhất-nghĩa đen của tên truyện là: thuốc chữa bệnh lao.Thứ mà ông bà Hoa Thuyên xem là "tiên dược" để cứu mạng thằng con "mười đời độc đinh" đã không cứu được nó mà ngược lại đã giết chết nó-đó là thứ thuốc mê tín. -Trong truỵện, bố mẹ thằng Thuyên đã áp đặt cho nó một phương thuốc quái gở. Và cả đám người trong quán trà cũng cho rằng đó là thứ thuốc tiên. Như vậy, tên truyện còn hàm nghĩa sâu xa hơn, mang tính khai sáng: đay là thứ thuíoc độc, mọi người cần phải giác ngộ ra rằng cái gọi là thuốc chữa bệnh lao được sùng bài là một thứ thuốc độc. -Người Trung Quốc cần phải tỉnh giấc, không được ngủ mê trong cia nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ. -Chiếc bánh bao-liều thuốc dộc hại được pha chế bằng máu của người Cách mạng-một người xả thân vì nghĩa, đổ máu cho sự nghiệp giải phóng nông dân… Tên truyện vì thế mang tầng nghĩa thứ ba: phải tìm một phương thuốc làm cho quần chúng giác ngộ Cách mạng và làm cho Cách mạng gắn bó với quần chúng. 3. ý nghĩa cuộc bàn luận trong quán trà về Hạ Du. -Chủ đề bàn luận của những ngời trong quán trà của lão Hoa trước hết là công hiệu của "thứ thuốc đặc biệt"-chiếc bắnh bao tẩm máu người. -Từ việc bàn về công hiệu của chiếc bánh bao tẩm máu Hạ Du chuyến sang bàn về bản thân nhân vật Hạ Du là diễn biến tự nhiên, hợp lí. -Người tham gia bàn luận tán thưởng rất đong song phát ngôn chủ yếu vẫn là tên đao phủ Cả Khang, ngoài ra còn có một người có tên kèm thoe đặc điểm (cậu Năm gù) và hai người chỉ có đặc điểm ("người tóc hoa râm", "anh chàng hai mươi tuổi"). Những lời bàn luận đã cho ta thấy: +Bộ mặt tàn bạo thô lỗ của Cả Khang. +Bộ mặt lạc hậu của dân chúng Trung Quốc đương thời. +Lòng yêu nước của người chiến sĩ cách mạng Hạ Du. 4. Không gian, thời gian nghệ thuật và ý nghiã của chi tiết vòng hoa trên mộ Hạ Du. -Câu chuyện xảy ra trong hai buổi sớm vào hai mùa thu, mùa xuân có ý nghĩa tượng trưng Mùa thu lá rụng, mùa xuân đâm chồi nảy lộc gieo mầm. -Vòng hoa trên mộ Hạ Du: có thể xem vòng hoa là cực đối lập của "chiếc bánh bao tẩm máu". Phủ định vị thuốc là bằng chiếc bánh bao tẩm máu , tác giả mơ ước tìm kiếm một vị thuốc mới-chữa được cả những bệnh tật về tinh thần cho toàn xã hội với điều kiện tiên quyết là mọi người phải giác ngộ Cách mạng, phải hiểu rõ "ý nghĩa của sự hy sinh" của những người Cách mạng. Nhờ chi tiết vòng hoa trên mộ Hạ Du, chủ đề tư tưởng tác phẩm được thể hiện trọn vẹn, nhừo đó mà không khí của truyện vốn rất u guồn tăm tối song điều mà tác giả đưa dến cho người đọc không phải là tư tưởng bi quan. III. Tổng kết. -Với cốt truyện đơn giản, cách viết cô đọng, giàu hình ảnh mang tính biểu tượng, Thuốc của Lỗ Tấn thể hiện một nội dung sâu sắc: một dân tộc chưa ý thức được bệnh tật của mình và chưa có được ánh sáng tư tưởng cách mạng, dân tộc đó vẫn chìm đắm trong mê muội. 4. Củng cố: -Bi kịch của Hạ Du và sự mê muội của quần chúng. -Những hình ảnh, chi tiết giàu giá trị nghệ thuật. -Thời gian và không gian nghệ thuật. 5. Dặn dò: -Tìm thêm một số tác phẩm của Lỗ Tấn. -Suy nghĩ của em về những căn bệnh mà nhà văn phanh phui ra trong các tác phẩm của mình đề tìm phương thuốc chạy chữa. Ngày soạn: Tiết thứ:78 RÈN LUYỆN KĨ NĂNG MỞ BÀI, KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: -Hiểu sâu hơn về chức năng của mở bài và kết bài trong bài văn nghị luận. -Rèn luyện, củng cố kĩ năng vận dụng các kiểu mở bài và kết bài thông dụng. B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: C. CHUẨN BỊ: * Giáo viên : Soạn giáo án. * Học sinh : Soạn bài. D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Nội dung bài mới: Hoạt động GV + HS Nội dung kiến thức -Hoạt động 1: Tổ chức rền luyện kỹ năng viết phần mở bài. Giáo viên vào bài. - Bài tập 1: Phân tích giá trị nghệ thuật của tình huống truyện trong tác phẩm " Vợ nhặt " của Kim Lân. - Bài tập 2: Phân tích các cách ở bài ở SGK: + Đoán định đề tài được triển khai trong văn bản. + Phân tích tính tự nhiên, hấp dẫn của các mở bài. Học sinh thảo luận nhóm, trình bày trước lớp. Bài tập 3: Từ hài bài tập trên anh (chị) hãy cho biết phần mở bài cần đáp ứng yêu cầu gì trong quá trình tạp lập văn bản? Học sinh làm việc cá nhân, phát biểu trước lớp. -Hoạt động 2: Tổ chức rèn luyện kỹ năng viết phần kết bài. Bài tập 1: Tìm hiểu các kết bài Sgk cho đề bài: Suy nghĩ của anh (chị) về nhận vật ông lái đò trong tuỳ bút Người lái đò sông Đà (Nguyên Tuân). Học sinh đọc kyc các kết bài Sgk, phát biểu ý kiến. Bài tập 2: Phân tích các kết bài Sgk. Học sinh đọc kyc, thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày. Bài tập 3: Từ hai bài tập trên anh (chị) hãy cho biết phần kết bài cần đáp ứng yêu cầu gì trong quá trình tạo lập văn bản. Học sinh làm việc cá nhân, phát biểu trước lớp. I.Viết phần mở bài. 1.Tìm hiểu cách mở bài. -Đề tài được trình bày: Giá trị nghệ thuật của tình huống truyện trong Vợ nhặt của Kim Lân -Cách mở bài: mở bài gián tiếp, dẫn dắt tự nhiên, tạo ra sự hấp dẫn… 2. Phân tích cách mở bài: - Đoán định đề tài: + Mở bài 1: Quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam. + Mở bài 2: Nét đặc sắc của tư tưởng, nghệ thuật bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm. + Mở bài 3: Những khám phá độc đáo, sâu sắc của Nam Cao về đề tài người nông dân trong tác phẩm Chí Phèo. Cả 3 cách mở bài đều gián tiếp, dẫn dắt tự nhiên, tạo được ấn tượng, sự lôi cuốn, hấp dẫn người đọc hướng tới đề tài. 3. Yêu cầu phần mở bài: - Thông báo chính xác, ngắn gọn về đề tài. - Hướng người đọc (người nghe) vào đề tài một cách tự nhiên, gợi sự hứng thú với vấn đề được trình bày trong văn bản. II. Viết phân thân bài: 1. Tìm hiểu các kết bài. - Đề tài: Suy nghĩ của anh (chị) về nhân vật ông lái đò trong tuỳ bút Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân). - Cách kết bài hai phù hợp hơn với yêu cầu trình bày đề tài: Đánh giá khái quát về ý nghĩa của hình tượng nhân vật ông lái đò, đồng thời gợi suy nghĩ, liên tưởng sâu sắc cho người đọc. 2. Phân tích các kết bài: -Kết bài 1: Tuyên bố độc lập và khẳng định quyết tâm của toàn dân tộc Việt Nam đem tinh thần, lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững độc lập. - Kết bài 2: ấn tượng đẹp đẽ, không bao giờ phai nhoà về hình ảnh một phố huyện nghèo trong câu chuyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam. -Cả hai kết bài đều tác động mạnh mẽ đến nhận thức và tình cảm của người đọc. 3. Yêu cầu của phần kết bài. -Thông báo về sự kết thúc của việc trình bày đề tài, nêu đánh giá khái quát của người viết về những khía cạnh nổi bật nhất của vấn đề. -Gợi lên tưởng rộng hơn, sâu sắc hơn. 4. Củng cố: -Nắm phần ghi nhớ Sgk. 5. Dặn dò: -Tham kháo các bìa viết văn nghị luận và học tập cách viết mở bài, kết luận. -Tự đặt đề bài và tập viết nhiều mở bài, kết bài khácc nhau cho cùng một đề. -Tiết sau học Đọc văn Số phận con người. Ngày soạn: Tiết thứ: 79-80 SỐ PHẬN CON NGƯỜI (Trích) Sô-lô-khốp A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: -Hiểu rõ sự khám phá tính cách Nga kiên cường và nhân ái qua bút pháp hiện thực táo bạo và nghệ thuật truyện ngắn của Sô-lô-khốp. -Tin tưởng rằng ý chí và nghị lực của con người có thể khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, vượt qua số phận éo le. B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: C. CHUẨN BỊ: * Giáo viên : Soạn giáo án. * Học sinh : Soạn bài. D/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức -Nêu những điểm cơ bản về tác giả, tác phẩm? Những hiểu biết của em về số phận con người? Tóm tắt? Giáo viên tóm tắt cuộc đời Xô-lô-cốp trước đó. "cặp mắt nguội lạnh như xác tro và lúc nào cũng buồn thảm". Nhân vât An-đrây Xô-cô-lốp được khắc hoạ qua những chi tiết nào? Trong các quan hệ với ai? Giáo viên bình: I. Tìm hiểu khái quát về tác giả và tác phẩm. 1. Tác giả. -A. Sô-lô-khốp (1905-1984) là nhà văn Xô viết lỗi lạc, được vinh dự nhận giải thưởng Nô-ben về Văn học năm 1965 (ông còn được nhận giải thưởng Lê-nin, Giải thưởng văn học quốc gia.. -Là nhà văn xuất thân từ nông dân lao động, Sô-lô-khốp am hiểu và đồng cảm sâu sắc vời những con người trên mảnh đát quê hương. Đặc điểm nổi bật tròn chủ nghĩa nhân đạo cua Sô-lô-khốp là việc quan tâm, trăn trở về số phận của đất nước, của dân tộc, nhân dân cũng như về số phận cá nhân con người. -Phong cách nghệ thuật của Sô-lô-khốp: nét nổi bật là viết đúng sự thật. Ông không né tránh những sự thật dù khắc nghiệt trong khi phản ánh những bức trnh thời đại rộng lớn, những cảnh đời, những chân dung số phận đau thương. Trong sáng tác của ông, chất bi và chất hùng, chất sử thi và chất tâm lí luôn được kết hợp nhuần nhuyễn. 2. Tác phẩm. -Truyện ngắn Số phận con người của Sô-lô-khốp là cột mốc quan trọng mở ra chân trời mới cho văn học Xô viết. Truyện có một dung lượng tư tưởng lớn khién cho có người liệt nó voà loại tiểu thuyết anh hùng ca. II. Đọc hiểu văn bản. 1. Phân tích nhân vật An-đrây Xô-cô-lốp. -Hoàn cảnh riêng: vợ chết- con chết vì chiến tranh. -Bản thân: bị địch bắt, tra tấn, tù đày. Trái tim chai sạn vì đau khổ. *Khi anh gặp Vania: Thấy qúy và nhớ Vania. Quyết định nhận Vania làm conquyết định hồn nhiên, xuất phát từ đáy lòng -Chăm sóc Vania chu đáo như con đẻ. -Âm thầm chịu đựng những đau khố vì sợ Vania đau khổ. Vượt lên tình thế bi đát cỉa mình, sự cô đơn, kiếm kế sinh nhai dần dần đã tìn thấy niềm vui của trái tim được hồi phục. -Xô-lô-cốp giàu tình yêu thương, giàu đức hy sinh, vị tha cao thượng. Tuy nhiên trái tìm Xô-lô-cốp vẫn không nguôi dâu thương, nước mắt đầm đìanỗi đau khôn có gì bù đắp được. 2. Tình cảnh của Vania dành cho Xo-lô-cốp. -Gắn bó, quyến luyến: +Ôm chặt cô. +Áp chặt má. +Khóc. Hai cuộc đời bất hạnh đã nương tựa vào nhau tìm nguồn vui sướng. -Trước sự kiện ấy, người bạn của Xô-lô-cốp khóc vì thương Vania và khâm phục lòng tốt của Xô-lô-cốp. -Cả ba nhân vật được nhắnc đến trong đoạn trích ngắn ngủi này khócgiọt nước mắt của tình người. IV. Tổng kết. -Với bút pháp hiện thực, tác giả đã thể hiịen chất kiên cường của dân tộc Nga, bộc lộ qua nhân vật Xô-lô-cốp. Với bản kĩnh coa đẹp, với lònh nhân hậu thắm thiết, Xô-lô-cốp không những không rơi vào bế tắc tuyệt vọng mà còn trở thành chỗ dựa vững chắc cho một số phận bất hạnh khác. 4. Củng cố: -Phân tích tính cách Nga kiên cường nhân hậu trong nhân vật Xô-lô-cốp. Ngày soạn: Tiết thứ: 81 TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 6 A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: -Nhận ra ưu, khuyết diểm bài của mình cả về kiến thức lẫn kỹ năng viết bài văn nghị luận về một vấn đề văn học. -Rèn luyện lỹ năng phân tích đề, lập dàn ý. B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: C. CHUẨN BỊ: * Giáo viên : Soạn giáo án. * Học sinh : Soạn bài. D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Phân tích đề. Bài tập: Khi phân tích một đề bài, cần phân tíhc những gì? Hãy áp dụng để phân tích đề bài viết số 6. Học sinh nhớ lại kiến thức phân tích đề, áp dụng phân tích. Giáo viên định hướng, gạch dưới những từ quan trọng để chỉ ra các yêu cầu cụ thể. Hoạt động 2: Xây dựng đáp an (dàn ý). Bài tập: Hãy xây dựng dàn ỹ chi tiết cho đề bài số 6. Giáo viên nêu câu hỏi đẻ hướng dẫn học sinh hoàn chính dàn ý, làm cơ sở đề học sinh đối chiếu với bài viết của mình. Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá bài viết. Giáo viên cho học sinh tự nhận xét và trao đổi bài đề nhận xét lẫn nhau. hv nhận xét những ưu, khuyết điểm. Hoạt động 4: Sữa chữa lỗi bài viết. Giáo viên hướng dẫn học sinh trao đổi để nhận thức lỗi và hướng sữa chữa, khắc phục. Hoạt động 5: Tổng kết, rút kinh nghiệm. Giáo viên tổng kết và nêu một số điểm cơ bản cần rút kinh nghiệm. I. Phân tích đề. Khi phân tích một đề bài cần phân tich: -Nội dung vấn đề. -Thể loại nghị luận và những thao tác lập luận chính. -Phạm vi tư liệu cần sử dụng cho bài viết. *Phân tích đề bài viết số 6 (chọn đề 1-Sgk). Đề: Trong truyện ngắn những đứa con trong gia đình của Nguyễn Đình Thi có nêu lên quan niệm: Chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc.Rồi trăm con sông của gia đình lại cùng đổ về một biển, "mà biển thì rộng lắm […], rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta". Chứng minh rằng, trong thiên truyện của Nguyễn Đình Thi, quả đã có một dòng sông trong truyền thống gia đình liên tục chảy từ lớp người đi trước: tổ tiên. ông cha, cho đến đời chị em Chiến Việt. *Phân tích: -Nội dung vấn đề: quan niệm của Nguyễn Đình Thi. -Thể loại nghị luận văn học. -Thao tác chính: chứng minh. -Phạm vi tư liệu: Tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Đình Thi. II. Xây dựng đáp án (dàn ý). -Dàn ý cho đề bài số 6 (đề bài trên). Nội dung: Xem lại phần giợi ý đáp án cho đề bài này ở tiết Viết bài làm văn số 6-Nghị luận văn học. III. Nhận xét, đánh giá bài viết. Nội dung nhận xét đánh giá: -Đã nhân thức đúng vấn đề nghị luận chưa? -Đã vận dụng đúng các thao tác lập luận chưa? - -Các luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) co chặt chẽ, tiểu biểu, phù hợp với vấn đề hay không? -Những lỗi về kỹ năng diễn đạt… IV. Sữa lỗi bài viết. Các lối thường gặp: -Thiểu ý, thiếu trọng tâm. ý không rõ, sắp xép ý không hợp lí. -Sự kết hợp giữa các thao tác nghị luận chưa hài hoà, chưa phù hợp với từng ý. -Kỹ năng phân tích, cảm thụ còn kém. -Diễn đạt chưa tốt, còn dùng từ viết câu sai, diến đạt tối nghĩa, trùng lặp,… V. Tổng kết, rút kinh nghiệm. Nội dung tổng kết và rút kinh nghiệm dựa trên sơ sở chấm, chữa bài cụ thể. 4. Củng cố: -Nắm nội dung bài học. 5. Dặn dò: -Một số đề tham khảo: +Đề 1: Những ngịch lí và triết lí về cuộc đời và nghệ thuât trong truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu. +Đề 2: Phân tích những nét đẹp của người Hà Nội ở nhân vật cô Hiền. Vì sao tác giả chon cô Hiền là một "hạt bụi vàng" của Hà Nội. Ngày soạn: Tiết thứ: 82,83 ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ (Trích) Hê-minh-uê A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: -Bước đầu nắm được nguyên lí "tảng băng trôi" của Hê-ming-uê, qua đó hiểu được sự tin tưởng và nghị lực, vào sức mịnh tin thần và niềm kiêu hãnh vê con người trong việc theo đuổi ước mơ giản dị nhưng rất to lớn của nhà văn. -Khám phá nghệ thuật kể chuyên độc đáo, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lời văn kể chuyện và lời văn miêu tả cảnh vật, miêu tả đối thoại và độc thoại nội tâm. B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: C. CHUẨN BỊ: * Giáo viên : Soạn giáo án. * Học sinh : Soạn bài. D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Đọc hiểu tiểu dẫn. Giáo viên yêu cầu một học sinh đọc phần tiểu dẫn. Bài tập: Nêu những ý chính về Hê-minh-uê, tiểu thuyết Ông già và biển cả, vị trí đoạn trích học. Học sinh làm việc cá nhân. Giáo viên nhận xét và tóm tắt những nội dung cơ bản. Hoạt động 2: Tổ chức đọc hiểu văn bản đoạn trích. Học sinh đọc ở nhà, đến lớp tóm tắt theo yêu cầu của Giáo viên. Giáo viên yêu cầu học sinh lướt nhanh và tóm tắt đoạn trích, sau đó nêu một số câu hỏi và hướng dẫn thảo luận. Câu hỏi 1: Xan-ti-a-gô là một con người như thế nào? Nhận xét khái quát về hai hình tượng nổi bật trong đoạn trích: ông lão và con cá kiếm. Câu hỏi 6: Hãy rút ra ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích. Học sinh thảo luận và trì Giáo viên yêu câu học sinh đọc lại đoạn trích và thảo luận: Câu hỏi: Ngoài việc miêu trả bằng lời của người kể chuyện, còn có loại ngôn ngữ nào trực tiếp nói lên hành động và thái độ của ông lão trước con cá kiếm nữa không? Sử dụng loại ngôn nhữ này có tác dụng gì khi noi lên mối quan hệ giữa ông lão và con cá kiếm? Học sinh làm việc cá nhân với văn bản rồi thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi. -Hoạt động 5: Tổng kết. Giáo viên tóm tắt lại bài học. Bài tập: Hãy rút ra những nhận xét, đánh giá chung về đoạn trích. Học sinh tự viết phần tổng kết. I. Vài nét chung. 1. Ơ-nit Hê-minh-uê (1899-1961): -Nhà văn Mĩ để lại dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương Tây và góp phần đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn trên thế giới. - -Truyện ngắn của Hê-minh-uê được đánh giá là những tác phẩm mang phong vị độc đáo hiểm thấy. Mục đích của nhà văn là "viêt một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người". 2. Ông già và biển cả (The old nam and the sea.. -Được xuất bản đầu tiên trên tạp chi Đời sống. -Tác phẩm gây được tiếng vang lớn và hai năm sau Hê-minh-uê được trao giải Nô-ben. -Tóm tắt tác phẩm Sgk. -Tác phẩm tiểu biểu cho lối viết "tảng băng trôi": dung lượng câu chữ ít nhưng "khoảng trống" được tác giả tạo ra nhiều, chúng có vai trò lớn trong việc tăng các lớp nghĩa cho văn bản (tác giả nói rằng tác phẩn lẽ ra dài cả 1000 trang nhưng ông đã rút xuống chỉ còn bấy nhiêu thôi). 3. Đoạn trích. -Đoạn trích nằm ở cuối truyện. -Đoạn trích kể về việc chinh phục con cá kiếm của ông lão Xan-ti-a-gô. Qua đó, người đọc cảm nhận được nhiều tầng nghĩa, đặc biệt là vẻ đẹp của con người trong việc theo đuổi ước mơ giản dị nhưng rất to lớn của đời mình và ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cá kiếm. II. Đọc hiểu văn bản đoạn trích. 1. Hình ảnh ông lão và con cá kiếm. -Xan-ti-a-gô là một ông già đánh cá ở vùng nhiệt lưu. Đã ba ngay hai đem ông ra khơi đánh cá. Khung cảnh trời biển mênh mông chỉ mọt mình ông lão. Khi thì ông trò chuyện với mây nước, khi thì đuổi theo con cá lớn, khi thì đương đầu với đàn cá mập xông vào xâu xé con cá. Cuối cùng kiệt sức, vào đến bờ thì con cá kiếm chỉ còn trơ lại bộ xương. Câu chuyện đã mở ra nhiều tầng ý nghĩa. Một cuộc tìm kiếm con cá lớn nhất, đẹp nhất đời, hành trình nhọc nhằn dũng cảm của ngườ lao động trong mot xã hội vô hình, thể hiện thành ccong và thất bại của người nghệ sĩ đơn độc khi thêo đuổi ước mơ sáng tạo rồi trình bày nó trước mắt người đời… -Đoạn trích có hai hình tượng: ông lão và con cá kiếm. Hai hình tượng mang một vẻ đẹp song song tương đồng trong một tình huống căng thẳng đổi lập: +Nhà văn miểu tả vẻ đẹp của con cá cũng là để đè cao vẻ đẹp của con người. Đối tượng chinh phục càng cao cả, đẹp đẽ thì vẻ đẹp của con người đi chinh phục càng được tôn lên. Cuộc chiến đấu gian nan với biết bao thử thách đau đớn đã tôn vinh vẻ đẹp của người lao động: giản dị và ngoan cường thục hiện bằng ước mơ của mình. 2. Nội dung tư tưởng của đoạn trích. Con cá kiếm mang ý nghĩa biểu tượng. Nó là đại diện cho hình ảnh thiên nhiên, tiểu biểu cho vẻ đẹp, tính chất kiêu hùng vĩ đại của tự nhiên. Trong mối quan hệ phức tạp của thiên nhiên với con người không phải lúc nào thiên nhiên cũng là kẻ thù. Con người và thiên nhiên vừa là bạn vừa là đối thủ. Con cá kiếm là biểu tượng của ước mơ vừa bình thường giản dị nhưng đồng thời cũng rất khác thường, cao cả mà con gnười ít nhất từng theo đuổi một lần trong đời. 3. Nghệ thuật đoạn trích. Đặc diểm ngôn ngữ kẻ chuyện trong tác phẩm Ông già và biển cả của Hê-minh-uê có ngôn ngữ của người kể chuyện và ngôn ngữ trực tiếp của ông già được thể hiện bằng: "lão nghĩ…", "lão nói…". -Ngôn ngữ của người kể chuyện tường thuật khách quan sự việc. -Lời phát biểu trực tiếp của ông lão: đây là ngôn từ trực tiếp của nhân vật. Có lúc nó là độc thoại nội tâm. -Ý nghĩa của lời phát biểu trực tiếp: +Đưa người đọc như đang trực tiếp chứng kiến sự việc. +Hình thức đối thoại này chứng tỏ Xan-ti-a-gô coi con cá kiếm như một con người. +Nội dung đối thoại cho thấy ông lão chiêm ngưỡng nó, thông cảm với nó và cảm thấy nuối tiếc khi tiêu diệt nó. +Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. +Ý nghĩa biểu thượng của con cá kiếm. +Vẻ đẹp của con người trong hành trình theo đuổi và đạt được ước mơ của mình. III. Tổng kết. Đoạn văn tiểu biểu cho phng cách viết độc đáo của Hê-minh-uê: luôn đặt con người đơn đôc trưqớc thử thách. Con người phải vượt qua thử thách, vượt qua giới hạn của chính mình đề đạt được ước mơ khát vọng của mình. Hai hình tượng ông lão và con cá kiếm đều mang ý nghĩa biểu tượng gợi ra nhiều tầng nghĩa của tác phẩm. Đoạn trích tiêu biểu cho nguyên li "tảng băng trôi" của Hê-minh-uê. 4. Củng cố: -Nắm nội dung, nghệ thuật đoạn trích. 5. Dặn dò: -Tên tác phẩm nguyên văn tiếng Anh: the old man and the sea. Các bản dịch của Việt Nam đều bổ sung thêm một định ngữ "Ông gì và biển cả". Nêu dịch đúng nguyên văn chỉ là: "Ông già và biển". Anh (chị) thích lối dịch nào hơn? Vì sao? Ngày tháng năm DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Ngày soạn: Tiết thứ: 84 DIỄN ĐẠT TRONG VĂN NGHỊ LUẬN A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: -Có ý thức một cách sáng rõ và đầy đủ hơn về những chuẩn mực ngôn từ của bài văn ghị luận. -Biết cach tránh các lỗi về dùng từ, viết câu, sử dụng giọng điệu không phù hợp vơi chuẩn mực ngôn từ của bài văn nghị luận. -Nâng cao kĩ năng vận dụng những cách diến đạt khác nhau một cách hài hoà để trình bày vấn đề linh hoạt, sáng tạo. B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: C. CHUẨN BỊ: * Giáo viên : Soạn giáo án. * Học sinh : Soạn bài. D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của GV và Hs Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Tổ chức tìm hiểu cách sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận. Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu ví dụ 1 Sgk bằng một số câu hỏi: a. Tìm những điểm khác nhau trong việc sử dụng từ ngữ của hai đoạn văn. b. Nhận xét ưu điểm hoặc nhược điểm trong cách dùng từ ngữ. c. Viết một đoạn văn với nội dung tương tự nhưng dùng một số từ ngữ khác. Học sinh dựa vào những câu hỏi để thảo luận và trình bày. Giáo viên nhận xét, khắc sâu những ý cơ bản. I. Tìm hiểu cách sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận. 1 Tìm hiểu ví dụ 1. Đề tài: Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh qua một số bài thơ của tập Nhật kí trong tù: Mộ, Tảo giải, Tân xuất ngục học đăng sơn. -Nội dung hai đoạn giống nhau. -Cách dùng từ hai đoạn khác nhau: Đoạn một Đoạn hai -…chúng ta không thể không nhắc tới… -…trong những thời khắc hiếm hoi được thanh nhàn bất đắc dĩ… -Thơ không phải là mục đích cao nhất của… -…những vần thơ vang lên…của nhà tù. -…là những thi phẩm tiêu biểu cho tinh thần đó. Đoạn 1: nhiều nhược điểm, nhiều từ ngữ không phù hợp với văn nghị luận. Đoạn 2: nhiều ưu điểm, từ ngữ dùng phù hợp với văn nghị luận hơn. Giáo viên tổ chức cho ghs tìm hiểu ví dụ 2 bằng một số câu hỏi: a. Các từ ngữ in đậm trong đoạn văn có tác dụng biểu hiện came xúc của người viết như thế nào và gợi lê điều gì về đối tượng nghị luận? b. Sắc thái biểu cảm của các từ ngữ đó có phù hợp với đối tượng nghị luận không? Giải thích? c. Theo anh (chị) có thể thay thế những từ ngữ ấy bằng các từ ngữ nào khác? Nếu thay như vậy, cách diến đạt của đoạn văn sẽ thay đổi như thế nào? Học sinh quan sát ví dụ, thảo luận các câu hỏi và phát biểu ý kiến. Giáo viên nhận xét, chốt lại một số ý chính. Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu ví dụ 3. Bài tập: Chỉ ra những từ ngữ dùng không phù hợp trong đoạn văn, thay thế bằng những từ ngữ thích hợp, viết lại đoạn văn sau khi đã sửa. Học sinh đọc kĩ đoạn văn, thực hiện các yêu cầu, viết đoạn văn đã sửa. 2. Tìm hiểu ví dụ 2. Trích: Lời tựa tập Lửa thiêng của Huy Cận-Xuận Diệu. a. Các từ ngữ in đậm có tác dụng biểu hiện cảm xúc tinh tế, những rung động sâu sắc về hồn thơ Huy Cận. Đối tượng nghị luận làc một tâm hồn thơ mang nỗi "sầu vũ trụ", "buồn thân thể", "sầu vạn kỉ". b. Sắc thái biểu cảm của các từ ngữ in đậm rất phù hợp với đối tượng nghị luận (hồn thơ Huy Cận): -Người viết gọi Huy Cận là "chàng" vì rác giả Lửa thiêng lúc đó còn rất trẻ (20 tuổi). -Những từ ngữ: "linh hồn Huy Cận", "nỗi hắt hiu trong cõi trời", "hương gió nhớ thương",…rất phù hợp với tâm hồn thơ Huy Cận vốn rất nhạy cảm với không gian, đặc biệt là không gian vũ trụ vô biên với những gió, mây, trăng, sao,… c. Có thể thay: -Từ chàng bằng nhà thơ, Huy Cận, thi sĩ,… -Cụm từ: nỗi hắt hiu trong cõi trời bằng nỗi buồn trong không gian. -Cụm rừ: hơi gió nhớ thương bằng tình cảm nhớ thương. Nhưng nếu thay như vậy thì cách diễn đạt của đoạn văn sẽ thiếu cảm xúc. 3. Tìm hiểu ví dụ 3. Những từ ngữ không phù hợp Có thể thay thế bằng các từ ngữ -vĩ đại. -kiệt tác. -thân xác. -chẳng là gì cả. -anh chàng. -cũng thế mà thôi. -tên hàng thịt. -nổi tiếng. -tác phẩm hay. -thể xác. -không là gì. -nhân vật. -cũng vậy. -anh hàng thịt. Giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra kết luận. Câu hỏi: Những yêu cầu cơ bản của việc dùng từ ngữ trong văn nghị luận là gì? Học sinh căn cứ cào việc tìm hiểu các ví dụ để phát biểu ý kiến. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách sử dụng và kết hợp các kiểu câu trong văn nghị luận. Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu ví dụ 1 bằng một số câu hỏi: a. So sánh cách sử dụng, kết hợp các kiểu câu của hai đoạn văn và chỉ ra hiệu quả diễn đạt của cách sử dụng này. b. Vì sao trong đoạn văn nghị luận nên sử dụng kết hợp nhiều kiểu câu khác nhau? c. Đoạn văn nào trong hai đoan văn sử dụng tu từ cú pháp? Là những biện pháp nào? Phân tích hiệu quả. Học sinh làm việc cá nhân với đoạn văn, thảo luận với bạn bên cạnh và phát biểu ý kiến.. 4. Những yêu cầu cơ bản của việc dùng từ ngữ trong văn nghị luận. -Lựa chọn các từ ngữ chính xác, phù hợp với vấn đề cần nghị luận, tránh dùng từ khẩu ngữ hoặc những từ ngữ sáo rỗng, cầu kì. -Kết hợp sử dụng những biện pháp tu từ vựng (ẩn dụ, hoán dụ, so sánh…) và một số từ ngữ mang tính biểu cảm, gợi hình tượng để bộc lộ cảm xúc phù hợp. II. Cách sử dụng và kết hợp các kiểu câu trong văn nghị luận. b. Việc sử dụng và kết hợp các kiểu câu khác nhau trong một đoạn văn nghị luận khiến cho việc diễn đạt trở nên linh hoạt, lập luận chặt chẽ, có sự hài hoà giữa lí lẽ và cảm xúc, đồng thời tạo cho đoạn văn có nhạc điệu. c. Đoạn (2) đã sử dụng biện pháp tu từ cú pháp. Đó là câu hỏi tu từ, lặp cú pháp. Sử dụng các biện pháp tu từ này làm cho đoạn văn diễn đạt khắc sâu hơn về ý, biểu hiện rõ hơn thái độ, tình cảm của người viết, lời văn có nhạc điệu. d. Trong bài văn nghị luận nên sử dụng một số biện pháp tu từ cu pháp vì sử dụng như vậy sẽ kết hợp được nhiều kiểu câu khiến cho việc diễn đạt trở nên linh hoạt, phong phú, có sắc thái tình cảm. Các biện pháp tu từ cú pháp thường được sử dụng trong văn nghị luận: -Lặp cú pháp -Câu hỏi tu từ: 4. Củng cố: -Nắm phần ghi nhớ Sgk. 5. Dặn dò: -Tạp viết những đoạn văn nghị luận đẻ rèn luyện việc dùng từ ngữ và sử dụng kết hợp các kiểu câu. -Tiết sau học Đọc văn Hồn Trương Ba, da hàng thịt. Ngày soạn: Tiết thứ: 85-86 HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT (Trích) Lưu Quang Vũ A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: -Hiểu được bi kịch của con người khi bị đặt vào nghịch cảnh phải sống nhờ, sống tạm, sống trái với tự nhiên khiến cho tâm hồn thanh cao, nhân hậu bị nhiễm độc và tha hoá trước sự lấn át của thể xác thô lỗ, phàm tục. Qua đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự dung tục, bảo vệ quyền được sống trọn vẹn, hài hoà giữa thế xác và tâm hồn và khát vọng hoàn thiện nhân cách. -Cảm nhận được những nét đặc sắc của kịch Lưu Quang Vũ trên cả hai phương diện: kịch bản văn học và nghệ thuật sân khấu bởi tính hiện đại kết hợp với những giá trị truyền thống, sự phê phán mạnh mẽ, quyết liệt và chất trữ tình đằm thắm, bay bổng. B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: - Đàm thoại ; Phát vấn . C. CHUẨN BỊ: * Giáo viên : Soạn giáo án. * Học sinh : Soạn bài. D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức -Hoạt động 1: Tổ chức đọc hiểu tiểu dẫn. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần tiểu dẫn Sgk. Bài tập: Nêu những ý chính về Lưu Quang Vũ, vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt, vị trí của đoạn trích học. Học sinh làm việc cá nhân. Giáo viên nhận xét và tóm tắt những nội dung cơ bản. -Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản. Giáo viên phân vai và hướng dẫn học sinh đọc. Học sinh đọc theo vai. Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu, thảo luận phần đầu của đoạn trích theo mổ số câu hỏi: Câu hỏi 1: Qua đoạn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và xác hàng thịt, tìm hàm ý mà nhà viết kịch muốn giử gắm. Câu hỏi 2: Qua lớp kịch Hồn Trương Ba và gia đình, anh (chị) nhận thấy nguyên nhân nào đã khiến cho người thân của Trương Ba và cả chính Trương Ba rơi vào bất ổn và phải chịu đau khổ? Trương Ba có thái độ như thế nào trước những rắc rối đó? Học sinh nghiên cứu kỹ các lời thoại và phát biểu ý kiến cá nhân đồng thời tranh luận nếu thấy cần thiết. Giáo viên tổt chức cho học sinh tìm hiểu, thảo luận phần sau của đoạn trích theo một số câu hỏi. Câu hỏi 1: Hãy chỉ ra sự khác nhau trong quan niệm của Trương Ba và Đé Thích về ý nghĩa sự sống. Theo anh (chị), Trương Ba trách Đé Thích, người đem lại cho mình sự sống có đúng không? Vì sao? Màn đối thoại giữa Trương Ba và Đé Thích toát lên điều gì? I .Tiểu dẫn. 1. Tác giả. -Lưu Quang Vũ (1948-1988), quê gốc ở Đà Nẵng, sinh tại Phú Thọ trong một gia đình trí thức. -> Lưu Quang Vũ là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, vẽ tranh, viết truyện, viết tiểu luận,…nhưng thành công nhất là kịch. Ông là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nên Văn học Nghệ thuật Việt Nam hiện đại. - Ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000. 2. Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt. -Từ một cốt truyện dân gian, tác giả đã xây dựng một vở kịch nói hiện đại, đặt ra vấn đề mới mẻ có ý nghĩa tư tưởng, triết lí và nhân văn sâu sắc. - 3. Đoạn trích. -Là phần lớn cảnh VII. Đây cũng là đoạn kết của kịch. II.Đọc - hiểu văn bản. 1.Trước khi Đế Thích xuất hiện. "-Không.Không!Tôi không muốn sống như thế này mãi! Tôi chán…. Những câu cảm thán ngắn, dồn dập cùng với ước nguyện … Tâm trạng vô cùng đau khổ, bức bối .Hồn bức bối bởi không thể nào thoát khỏi thân xác mà hồn ghê tởm . Hồn đau khổ bởi hồn không còn là mình nữa . Hồn Trương Ba càng lúc càng rơi vào đau khổ, tuyệt vọng . * Cuộc đối thoại với những người thân : - Với vợ : " ông đâu còn là ông, đâu còn là Trương Ba làm vườn ngày xưa nữa …" - Cái Gái : " Tôi không phải là cháu ông …Ông nội tôi chết rồi ". - Con dâu : " …nhưng thầy ơi, con sợ lắm …" => Nghịch cảnh trớ trêu . Một mình Trương Ba trơ trọi trong nỗi đau khổ, tuyệt vọng lên đến đỉnh điểm . 2. Sau khi Đế Thích xuất hiện : - Không thể bên trong một đàng, bên ngoaì một nẻo được . Tôi muốn được là tôi toàn vẹn . Lời thoại mang triết lí sâu sắc . Con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hoà. Quyết định dứt khoát xin tiên Đế Thích cho mình được chết hẳn là kết quả của một quá trình diễn biến hợp lí, cho thấy Trương Ba là người nhân hậu, sáng suốt, giàu lòng tự trọng. Đặc biệt, đó là người ý thức được ý nghĩa của cuộc sống. III. Tổng kết. - Xem Sgk. 4. Củng cố: -Nắm nhữg vấn đề tác giả đặt ra và xử lí trong đoạn trích nói riêng và vở kịch nói chung. 5. Dặn dò: -Căn cứ vào tâm trạng Hồn Trương Bs khi phải ở trong xác hàng thịt để đặt ra những ý tưởng mới khi Hồn Trương Ba ở trong xác Cu Tị Ngày soạn: Tiết thứ: 87 DIỄN ĐẠT TRONG VĂN NGHỊ LUẬN (Tiếp theo) A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: -Có ý thức một cách sáng rõ và đầy đủ hơn về những chuẩn mục ngôn từ của bài văn nghị luận. -Biết cách tránh các lỗi về dùng từ, viết câu, sử dụgn giọng điệu không phù hợp với chuẩn mực ngôn từ của bài văn nghị luận. -Nâng cao kỹ năng vận dụng những cách diến đạt khác nhau một cách hài hoà để trình bày vấn đề linh hoạt, sáng tạo. B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: C. CHUẨN BỊ: * Giáo viên : Soạn giáo án. * Học sinh : Soạn bài. D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức -Hoạt động 1: Tổ chức thực hiện việc xác định giọng điệu ngôn từ phù hợp trong văn nghị luận. Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu ví dụ 1 Sgk bằng một số câu hỏi: a. Đối tương nghị luận và nội dung cụ thể của hai đoạn văn trên khác nhau nhưng giọng điệu trong lời văn só gì tương đồng? Ngoài sự tương đồng ở một điểm chung đó, giọng điệu trong từng đoạn văn có những nét gì đặc trưng, riêng biệt? b. Cơ sở chủ yếu tạo nên sự khác biệt giọng điệu của lời văn trong những đoạn văn trên là gì? - Giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra những đặc điểm của giọng điệu ngôn từ trong văn nghị luận. Học sinh căn cứ vào việc tìm hiểu các ví dụ để phát biểu ý kiến. -Hoạt động 4: Tổ chức luyện tập. Bài tập 1: Phân tích rõ những đặc điểm cụ thể trong cách vận dụng từ ngữ, vận dụng và kết hợp các kiểu câu, biểu hiện giọng điệu của lời văn trong những đoạn văn nghị luận Sgk. . Bài tập 2: Chọn một trong các đè tài Sgk để viết một bài nghị luận ngắn trong đó chú ý vận dụng từ ngữ, kiểu câu và giọng điệu phù hợp. Giáo viên hướng dẫn, gợi ý. Học sinh làm việc cá nhân, chuẩn bị dàn ý ra giấy nháp và thử viết một đoạn. Giáo viên quan sát và nhận xét. III. Xác định giọng điệu ngôn từ phù hợp trong văn nghị luận. 1. Tìm hiểu ví dụ 1. a. Đối tượng nghị luận và nội dung cụ thể của hai đoạn văn trên khác nhau nhưng giọng điệu trong lời văn có điểm tương đồng. Đó là sự trang trọng, nghiêm túc. Ngoài sự tương đồng ở một số điểm chung đó, giọng điệu trong từng đoạn văn có những nét đặc trưng, riêng biệt: điên, ham sống, ước mơ, ý thức, sống, chết,…), sử dụng kết hợp các kiểu câu, các biện pháp tu từ: câu cảm thán, câu lặp cú pháp,… 3. Đặc điểm của giọng điệu ngôn từ trong văn nghị luận. +Giọng điệu chủ yếu của lời văn nghị luận là trang trọng, nghiêm túc. +Các phần trong bài văn có thể thay đổi giọng điệu sao cho thích hợp nội dung cụ thể: sôi nổi, mạnh mẽ, trầm lắng, hài hước,… IV. Luyện tập. Bài tập 1: -Đoạn 1 nói về thời và thơ Tú Xương, Nguyễn Tuân đã sử dụng những từ ngữ rất tài hoa (lưu đãng hão huyền, con nhà nho khái, cái tâm hồn thèm chan hoà, con người khái, lần hồi đắp đổi, lại xoay ra ba dọi,…). Tác giả còn sử dụng kiểu câu điệp cấu trúc, song hành cú pháp (đoạn đầu) tạo nên một giọng điệu rất riêng, một giọng điệu "rất Nguyễn Tuân"-tài hoa, uyên bác, đầy biến hoá triong việc sử dụng ngôn từ. -Đoạn 2: Hồ Chí Minh đã sử dụng từ ngữ một cách chính xác, phù hợp với việc tuyên bố thoát li mọi quan hệ với thực dân Pháp, đặc biệt là việc sử dụng nhiều từ ngữ chính trị. Về câu, điểm nổi bật là đoạn văn sử dụng kiểu câu lặp cú pháp và kiểu câu song hành, với những câu ngắn để nhấn mạnh những điều khẳng định. Vì vậy, giọng điệu ngôn từ của đoạn văn rất rắn rỏi, dứt khoát, mạnh mẽ và cương quyết. Bài tập 2: Nhìn chung, cả bốn vấn đề nêu ra đều là những vấn đè nghị luận xã hội. Người viết nên sử dụng từ ngữ một cách chính xác, tránh dùng từ ngữ sáo rỗng, cầu kì, tránh dùng khẩu ngữ, nên kết hợp sử dụng các biện pháp tu từ vựng và cú pháp để tăng tính biểu cảm và taọ nên cho bài viết giọng điệu ngôn từ riêng: vấn đề (a. nên viết với giọng rắn rỏi tràn đầy tâm huyết; vấn đề (b. xen lẫn với giọng nghiêm túc, trang trọng là một chút châm biếm khi phê phán lối sống vị kỉ; vấn đề (c) nên gia tăng yếu tố cảm xúc để giọng điệu sâu sắc, truyền cảm hơn khi bàn về "ý nghĩa của tình yêu và trách nhiệm của tuổi trẻ trong tình yêu"; vấn đề (d) nên có những đoạn viết theo lối song hành để làm rõ hai vấn đề: "thành công"-"thất bại" của đời sống con người. 4. Củng cố: Nắm: -Cách sử dụng rừ ngữ, sử dụng và kết hợp câu, sử dụn giọng điệu ngôn từ thích hợp trong bài văn nghị luận. -Luyện tập bằng cách đọc và phân tích các bài nghị luận trong sách tham khảo, tự viết một số đoạn, bài nghị luận. 5. Dặn dò: -Tiết sau học Đọc văn "Một số mặt của vốn văn hoá truyền thống". Ngày soạn: Tiết: 88-89 MỘT SỐ MẶT CỦA VỐN VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG (Trích) Trần Đình Hượu A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: -Nắm được các luận điểm chủ yếu của bài viết về vần đề văn hoá dân tộc, quan điển của tác giả về những ưu điểm và nhược điểm của văn hoá truyền thống Việt Nam. -Nâng cao năng lực đọc hiểu văn bản khoa học và văn bản chính luận. B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: C. CHUẨN BỊ: * Giáo viên : Soạn giáo án. * Học sinh : Soạn bài. D/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Tổ chức đọc hiểu tiểu dẫn. Giáo viên yêu cầu một học sinh đọc tiểu dẫn và tóm tắt những ý chính. Giáo viên nhận xét và dùng phương pháp thuyết minh để giới thiệu thêm về công trình "Đến hiện đại từ truyền thống" của tác giả Trần Đình Hượu. Hoạt động 2: Tổ chức đọc hiểu văn bản. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc và nêu cảm nhận chung về đoạn trích (Gợi ý: tác giả tỏ thái độ ca ngợi, chê bai hay phân tích khoa học đổi với đặc điểm nổi bật của văn hoá Việt Nam?) Học sinh đọc và phát biểu ý kiến. Giáo viên nêu vấn đề: về quan niệm sống, quan niệm về lí tưởng, về cái đẹp. Học sinh đọc kĩ phần đầu bài viết và tìm hiểu theo gợi ý của Giáo viên. Giáo viên tổng hợp các ý kiến, nhân xét và chốt lại những ý cơ bản. Giáo viên nêu vấn đề cho học sinh thảo luận: -Trong bài viết, tác giả Trần Đình Hượu đã xem đặc điểm nổi bật nhất của sáng tạo văn hoá Việt Nam là gì? -Theo anh (chị) văn hoá truyền thống có thế mạnh và hạn chế gì? Học sinh thảo luận và phát biểu ý kiến. Giáo viên nêu vấn đề cho học sinh thảo luận: -Những tôn giáo nào có ảnh hưởng mạnh đến văn hoá truyền thống Việt Nam? -Người Việt Nam đã tiếp nhận tư tưởng của các tôn giáo này theo hướng nào đểc tạo nên bản sắc văn hoá dân tộc? Học sinh thảo luận và phát biểu ý kiến Giáo viên nhận xét và khắc sâu một số ý. Giáo viên nêu vấn đề cho học sinh thảo luận: -Con đườg hình thành bản sắc dân tộc của văn hoá Việt Nam, theo tac giả là gì? -Từ những gợi ý của tác gủa trong bài viết, theo anh (chị), "nèn văn hoá tương lại" của Việt Nam là gì? Học sinh thảo luận và phát biểu ý kiến Giáo viên nhận xét và khắc sâu một số ý I. Đọc hiểu tiểu dẫn. 1. Tác giả. -Trần Đình Hượu (1927-1995), là một chuyên gia về các vấn đề văn hóa, tư tưởng Việt Nam. Ông đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa, tư tưởng có giá trị: Đến hiện đại từ truyền thống (1994), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại (1995), Các bài giảng về tư tưởng phương Đông (2001),… 2. Tác phẩm. -Đến hiện đại từ truyền thông của PGS. Trần Đình Hượu là một trong những công trình nghiên cứu văn hóa có ý nghĩa. "Về một số mặt của văn hóa truyền thống" được trích ở phần "Về vấn đề tìm đặc sắc văn hoá dân tộc" (mục 5. phần II và toàn bộ phần III) thuộc công trình "Về một số mặt của văn hóa truyền thống". II. Đọc hiểu văn bản. 1. Về quan niệm sống, quan niệm về lí tưởng và cái đẹp trong văn hoá Việt Nam. *Quan niệm sống, quan niệm về lí tưởng: -"Coi trọng hiện thế trần tục hơn thế giới bên kia", "nhưng cũng không bám lấy hiện thế, không quá sợ hãi cái chết". -"Ý thức về cá nhân và sỡ hữu không phát trfiển cao". -"Mong ước thái bình, an cư lạc nghiệp đề làm ăn cho no đủ, sống thanh nhàn, thong thả, có đông con nhiều cháu". -"Yên phận thủ thường, không mong gì cao xa, khác thường, hơn người". -"Con người được ưa chuộng là con người hiền lành, tình nghĩa". -"Không ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo", "không chuộng trí mà cũng không chuộng dũng", "dân tộc chống ngoại xâm liên tục nhưng không thượng võ". -"Trong tâm trí nhân dân thường có Thần và Bụt mà không có Tiên". *Quan niệm về cái đẹp: -"Cái đẹp vừa là xinh, là khéo". -"Không háo hức cái trág lệ, huy hoàng, không say mê cáu huyền ảo, kỳ vĩ. Màu sắc chuộng cái dịu dàng, thanh nhã, ghét cái sặc sỡ". -"Tất cả đều hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng và có quy mô vừa phải". Tóm lại: Quan niệm trên đây thể hiện "văn hoá của dân nông nghiệp định cư, không có nhu cầu kưu chuyển, trao đổi, không có sự kích thích của đô thị; tế bào của xã hội nông nghiệp là hộ tiểu nông, đơn vị của tổ chức xã hội là làng". Đó là "kết quả của ý thức lâu đời về sự nhỏ yếu, về thực tế nhiều khó khăn, nhiều bất trắc" của họ trong cuộc sống. Và sau hết còn có "sự dung hợp của cái vốn có, của văn hoá Phật giáo, văn hoá Nho giáo", "từ ngoài du nhập vào nhưng để lại dấu ấn sâu sắc trong bản sắc dân tộc". 2. Đặc điểm nổi bật của nền văn hoá Việt Nam-thế mạnh và hạn chế. -Đặc điểm nổi bật của sáng tạo văn hoá Việt Nam là: "thiết thực, linh hoạt, dung hoà". -Thế mạnh của văn hoá truyền thống là tạo ra mọt cuộc sống thiết thực, bình ổn, lành mạn với những vẻ đẹp dịu dàng, thanh lịch, những con người hiền lành, tình nghĩ, sống có văn hoá trên một cái nền nhân bản. -Hạn chế của nền văn hoá truyền thống là không có khát vọng sáng tạo lớn trong cuộc sống, khong mong gì cao xa, khác thường, hơn người, trí tuệ khong được đề cao. Tác giả đã có một quan niệm toàn diện về văn hoá và triển khai công việc nghiên cứu của mình dựa vào việc khảo sát thực tế khách quan chứ không phải vào các "tri thức tiên nghiệm". 3. Tôn giáo và văn hoá truyền thống Việt Nam. -Những tôn giáo có ảnh hưởng mạnh đến văn hoá truyền thống Việt Nam là: Phật giáo và Nho giáo (Phật giáo và Nho giáo tuy từ ngoài du nhập vào nhưng đều để lại dấu ấn sâu sắc trong bản sắc dân tộc). 4. Con đường hình thành bản sắc dân tộc của văn hoá Việt Nam. -Trong lời kết của đoạn trích, PGS. Trần Đình Hượu khẳng định: "Con đường hình thành bản sắc dân tộc của văn hoá không chỉ trông cậy vào sự tạo tác của chính dân tộc đó mà còn trong cậy vào khả ngăng chiếm lĩnh, khả năng đồng hoá nhữgn giá trị văn hoá bên ngoài. Về mặt đó, lịch sử chứng minh là dân tộc Việt Nam có bản lĩnh". 5. Ý nghĩa của việc tìm hiểu truyền thống văn hoá dân tộc. -Tìm hiểu bản sắc văn hoá dân tộc rất có ý nghĩa đối với việc xây dựng một chiến lược phát triển mới cho đất nước, trên tinh thần làm sao phát huy được tối đa mặt mạnh vốn có, khắc phục được nhược điểm dẫn thnàh cố hữu để rự tin đi lên. -Tìm hiểu bản sắc văn hoá dân tộc gắn liền với việc quảng bá cái hay, cái đẹp của dân tộc để "góp nhặt" cùng năm châu, thúc đẩy một sự giao lưu lành mạnh, có lợi chung cho việc xay dựng một thế giới hoà bình, ổn định và phát triển. III. Tổng kết. -Bài viết của PGS. Trần Đình Hượu cho thấy: nền văn hoá Việt Nam tuy không đồ sộ nhưng vẫn có nét riêng ,là tinh thần cơ bản là "thiết thực, linh hoạt, dung hoà". Tiếp cận vấn đề bản sắc văn hoá Việt Nam phải có một con đường riêng, không thể áp dụng những mô hình cứng nhắc hay lao vào chứng minh cho được cái không thua kém của dân tộc mình so với dân tộc khác trên một số điểm cụ thể. -Bài viết thể hiện rõ tính khách quan, khoa học và tính trí tuệ. 4. Củng cố: -Nắm nội dung, ý nghĩa của bài học. 5. Dặn dò: -Tự chọn viết một bài luận (khoảng 1.500 từ) về một trong những vấn đề ở phần luyện tập Sgk. -Tiết sau học Tiếng Việt. Ngày soạn: Tiết: 90 PHÁT BIỂU TỰ DO MỤC TIÊU Giúp học sinh: -Nắm được những điều cơ bản nhất về phát biểu tự do. -Thông qua thực hành, luyện tập, bước đầu biết cách phát biểu tự do về một lĩnh vực quen thuộc. B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: C. CHUẨN BỊ: * Giáo viên : Soạn giáo án. * Học sinh : Soạn bài. D/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Tìm những tình huống nảy sinh phát biểu tự do. Giáo viên nêu yêu cầu: -Hãy tìm một vài ví dụ ởi đời sống quanh mình để chứng tỏ rằng: trong thực tế, không phải lúc nào con người cũng chỉ phát biểu những ý kiến mà mình đã chuẩn bị kĩ càng, theo nhữn chủ đề định sẵn. Học sinh dựa vào phần gợi ý Sgk để tìm ví dụ. Giáo viên nhận xét và nêu thêm một số ví dụ khác. Hoạt động 2: Tìm hiểu nhu cầu phát biểu tự do của con người. Giáo viên nêu vấn đề: -Từ những ví dụ nêu trên, anh (chị) hãy trả lời câu hỏi: Vì sao con người luôn có nhu cầu được (hay phải) phát biểu tự do? Học sinh dựa vào ví dụ và tình huống trong Sgk để phát biểu. -Hoạt động 3: Tìm hiểu cách phát biểu tự do. Giáo viên nêu câu hỏi trắc nghiệm: -Làm thế nào để phát biểu tự do thành công? Học sinh dựa vào kinh nghiệm bản thân và những điều tìm hiểu trên đây để có những lựa chọn thích hợp. -Hoạt động 4: Luyện tập. Giáo viên có thể đưa mục 4 trong Sgk vào phần luyện tập để khắc sâu nhữg điều cần ghi nhớ ở mục 3. Trên cơ sở mục 3, học sinh cụ thể hoá những điều đặt ra ở mục 4. 1. Những trường hợp nào được coi là phát biểu tự do? -Một bạn học sinh khi được cô giao nêu vấn đề: "Hãy phát biểu những hiểu biết của em về thơ mới Việt Nam giai đoạn 30-45" đã giơ tay xin ý kiến: "Thưa cô, em chỉ xin phát biểu về mảng thơ tình thôi được không ạ". Được sự đồng ý của cô giáo, bạn học sinh ấy đã phát biểu một cách say sưa, hào hứng (tuy có phần hơi lan man) về mảng tho tình trong phong trào thơ mới: những nhà thơ có nhiều thơ tình, những bài thơ tình tiêu biểu, những cảm nhận về thơ tình,… -Trong buổi Đại hội chi đoàn, mặc dù không được phân công tham luận nhưng ngay sau khi bạn A phát biểu về phong trào "học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", ban B phát biểu và đóng góp ý kiến rất hay, rất bổ ích, thậm chí còn hơn cả bài phát biểu chuẩn bị sẵn của bạn A. Trên đây là những ví dụ về phát biểu tự do. 2. Vì sao con người luôn có nhu cầu được (hay phải) phát biểu tự do? -Trong quá trình sống, học tập và làm việc, con người có rất nhiều điều say mê (hay buộc phải tìm hiểu). Tri thức là vô cùng mà hiểu biết của mỗi người có hạn nên chia sẻ và được chia sẻ là điều vẫn thường gặp. -"Con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội". Vì vậy, phát biểu tự do là một nhu cầu (muốn người khác nghe mình nói) đồng thời là một yêu cầu (người khác muốn được nghe mình nói). Qua phát biểu tự do, con người sẽ hiểu người, hiểu mình và hiểu đời hơn. 3. Làm thế nào để phát biểu tự do thành công? -Phát biểu tự do là dạng phát biểu trong đó ngươig phát biểu trình bày với mọi người về một điều bất chợt nảy sinh do mình thích thú, say mê hoặc do mọi người yêu cầu. -Người phát biẻu sẽ không thành công nếu phát biểu về một đề tài mà mình không hiểu biết hoặc thích thú. Vì có hiểu biết mới nói đúng, có thích thú mới nói hay. Nhưng hứng thú không dễ đến, hiểu biết thì có hạn, càng không thể đến một cách bất ngờ. Muốn tạo hứng thú và có vốn hiểu biết, không có cách gì hơn là say mê học tập, tìm hiểu, sống nhiệt tình và say mê với cuộc đời. -Phát biểu dù là tự do cũng phải có người nghe. Phát biểu chỉ thực cự thành công khi thực sự hưởng tới người nghe. Người phát biểu phải chọn đề tài phù hợp, có cách nói phù hợp với người nghe. Trong quá trình phát biểu cần quan sát nét mặt, cử chỉ,…của người nghe để có sự điều chỉnh kịp thời. Như vậy, trong tất cả các phương án trên, chỉ có phương án (d) la không lựa chọn, còn lại đều là những cách khiến phát biểu tự do thành công. *Lưu ý: đọc kĩ phần ghi nhớ. 4. Luyện tập. a. Luyện tập tình huống phát biểu tự do. Bước 1: Chọn chủ đề cụ thể. Bước 2: Kiểm tra nhanh xem vì sao mình chọn chủ đề ấy (tâm đắc? được nhiều người tán thành? chủ đề mới mẻ?...hay là tất cả những lí do đó?). Bước 3: Phác nhanh trong óc những ý chính của lời phát biểu và sắp chúng theo thứ tự hợp lí. Bước 4: nghĩ cách thu hút sự chủ ý của người nghe b. Phần luyện tập trong Sgk. -Tiếp tục sưu tầm những bài phát biểu tự do đặc sắc ( *Lưu ý: cần bám sát khái niẹm, những yêu cầu và cách phát biểu tự do để phân tích. c. Thực hành phát biểu tự do. Có thể chọn mọt trong các đề tài sau: -Dòng nhạc nào đang được giới trẻ ưa thích? -Quan niệm thế nào về "văn hoá game"? -Tìn yêu tuổi học đường-nên hay không nên? -Chương trình truyền hình mà bạn yêu thích? v.v… 4. Củng cố: -Nắm nội dung nghi nhớ Sgk. 5. Dặn dò: -Tập phát biểu tự do trong nhóm học tập. -Tiết sau học Tiếng Việt. Ngày soạn: Tiết: 91 PHONG CÁCH NGÔN NGỮ HÀNH CHÍNH A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: -Nắm vững đặc điểm phong cách ngôn ngữ hành chính để phân biệt với các phong cách ngôn ngữ khác. -Có kĩ năng cơ bản để sử dụng ngôn ngữ vào việc tìm hiểu và soạn thảo một số bài văn hành chính khi cần thiết. B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: C. CHUẨN BỊ: * Giáo viên : Soạn giáo án. * Học sinh : Soạn bài. D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Tổ chức tìm hiểu một số văn bản. Giáo viên lần lượt chỉ định từng học sinh đọc to các văn bản trong Sgk, sau đó nêu câu hỏi tìm hiểu: a. Kể tên các văn bản cùng loại với các văn bản trên. Điểm giống và khác nhau giữa các loại văn bản trên là gì? Hoạt động 2: Tổ chức tìm hiểu ngôn ngữ hành chính trong văn bản hành chính. Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu ngôn ngữ được sử dụng trong các văn bản: a. Đặc điểm kết cấu, trình bày. b. Đặc điểm từ ngữ câu văn. Học sinh làm việc cá nhân (khảo sát các văn bản) và trình bày trước lớp. Các học sinh khác có thể nhận xét, bổ sung (nếu cần). Hoạt động 3: Tổ chức tìm hiểu khái niệm phong cách ngôn ngữ hành chính. Từ việc tìm hiểu các văn bản trên, Giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra khái niệm phong cách ngôn ngữ hành chính. Hoạt động 4: Luyện tập. Bài tập 1: Hãy kể tên một số loại văn bản hành chính thường liên quan đến công việc học tập trong nhà trường của anh (chị)? I. Ngôn ngữ hành chính là gì? 1. Tìm hiểu văn bản. a. Các văn bản cùng loại với ba văn bản trên: -Văn bản 1 là nghị định của Chính phủ (ban hành điều lệ bản hiểm ý tế). -Văn bản 2 là giấy chúng nhận của một thủ trưởng một cơ quan nhà nước -Văn bản 3 là đơn của một công nhân gửi một cơ quan Nhà nước hay do Nhà nước quản lí (đơn xin học nghề). b. Điểm giống nhau và khác nhau giữa các văn bản: -Giống nhau: Các văn bản đều có tính pháp lí, là cơ sở để giải quyết những vấn đề mang tính hành chính, công vụ. -Mỗi loại văn bản thuộc phạm vi, quyền hạn khác nhau, đổi tượng thực hiện khác nhau. 2. Ngôn ngữ hành chính trong văn bản hành chính. -Về trình bày, kết cấu: +Phần đầu: Các tiêu mục của văn bản. +Phần chính: Nội dung văn bản. +Phần cuối: các thủ tục cần thiết (thời gian, địa điểm, chữ kí,…). -Về từ ngữ: Văn bản hành chính xử dụng từ ngữ toàn dân một cách chính xác. Ngoài ra, có một lớp từ ngữ được sử dụng với tần số cao 3. Ngôn ngữ hành chính là gì? -Ngôn ngữ hành chính là ngôn ngữ dùng trong các văn bản hành chín để giao tiếp trong các cơ quan Nhà nước hay các tổ chức cính trị, xã hội ( gọi chung là cơ quan), hoặc giữa cơ quan với người dân và giữa người dân với cơ quan, noặc giữa những người dân với nhau trên cơ sở pháp lí. *Luyện tập. II. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ hành chính. 1. Tính khuôn mẫu. Tính khuôn mẫu thể hiện ở ba phần thống nhất. a. Phần mở đầu gồm: -Quốc hiệu và tiêu ngữ. -Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản. -Địa điểm, thời gian ban hành văn bản. -Tên văn bản, mục tiêu văn bản. b. Phần chính: nội dung văn bản. c. Phần cuối: -Địa điểm, thời gian (nêu chưa đặt ở phần đầu). -Chữ kí và dấu (nêu có thẩm quyền). 2. Tính minh xác. Tính minh xác thể hiện ở: -Mỗi từ chỉ có một nghĩa, mỗi câu chỉ có một ý.Tính chính xác về ngôn từ đòi hỏi đến từng dấu chấm, dấu phẩy, con số, ngày tháng, chữ kí,… 3. Tính công vụ. Tính công vụ thể hiện ở: -Hạn chế tối đa những biểu đạt tình cảm cá nhân. -Các từ ngữ biểu cảm được dùng cũng chỉ mang tính ước lệ, khuôn mẫu. Bài tập 1 và bài tập 2: Nội dung cần đạt: Xem lại mục I, phần 3 nội dung bài học. Bài tập 3: -Yêu cầu của biên bản một cuộc họp: chính xác về thời gian, địa điểm, thành phần. Nội dung cuộc họp cần ghi vắn tắt nhưng rõ ràng. Cuối biên bản cần có chữ kí và biên bản của chủ toạ và thư kí cuộc họp. 4. Củng cố: -Nắm vững khái niệm phong cách ngôn ngữ hành chính. -Phân biệt đăc điểm ngôn ngữ hành chính với các phong cách ngôn ngữ khác. Ngày soạn: Tiết thứ: 92 VĂN BẢN TỔNG KẾT A.MỤC TIÊU : Giúp học sinh: -Hiểu được cách viết văn bản tổng kết. -Viết được một văn bản tổng kết có nội dung và yêu cầu đơn giản, phù hợp với trình độ học sinh THPT. B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: C. CHUẨN BỊ: * Giáo viên : Soạn giáo án. * Học sinh : Soạn bài. D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức -Hoạt động 1: Tìm hiểu cách viết văn bản tổng kết. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc văn bản tổng jết trong Sgk và trả lời các câu hỏi: a. Đọc đề mục và nội dung cảu văn bản trên, anh (chị) có nhận xét gì về bố cục và những nội dung chính của văn bản tổng kết? b. Về diễn đạt, văn bản tổng kết có cách dùng từ, đặt câu như thế nào? Học sinh làm việc cá nhân với văn bản rồi phát biểu ý kiến. Các học sinh khác nghe và phát Bộ Giao thông vận tảiêiủ bổ sung. Giáo viên yêu cầu học sinh từ việc tìm hiểu ví dụ trên hãy cho biết yêu cầu của văn bản tổng kết. Học sinh tự rút ra kết luận. Giáo viên nhận xét và cho một học sinh đọc phần ghi nhớ để khắc sâu. -Hoạt động 2: Luyện tập. Bài tập 1: Đóc văn bản Sgk và trả lời câu hỏi: a. Văn bản đã đạt được những yêu cầu nào của một văn bản tổng kết? b. Người trích lược đi một vài đoạn, một vài ý trong văn bản (..). Anh (chị) đoán xem trong các đoạn bị lược đi ấy, tác giả dẫn ra những sự việc, tư liệu, số liệu gì? c. Đối chiếu với yêu cầu của một văn bản tổng kết nói chung, văn bản trên thiếu nội dung nào cần bổ sung? Bài tập 2: Nếu được giao nhiệm vụ viết một văn bản tổng kết phong trào học tập và rèn luyện của lớp trong năm học vừa qua, anh (chị) sẽ thực hiện những công việc gì? a. Chuẩn bị tư kiệu ra sao? b. Lập luận văn bản dàn như thế nào? Sau khi lập dàn ý, hãy viết vài đọn thuộc phần thân bài của văn bản ấy. Giáo viên học sinh gợi ý. Học sinh suy nghĩ và viết. Giáo viên nhận xét. I. Cách viết văn bản tổng kết. 1. Tìm hiểu ví dụ. a. Bố cục của văn bản tổng kết trên đây gồm ba phần: -Phần mở đầu: +Quốc hiệu hoặc tên tổ chức (Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh-Trường ĐHSPHN-Đội thanh niên tình nguyện số 2). +Địa điểm, ngày…tháng…năm…(Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2007). +Tiêu đề (Báo cáo kết quả hoạt động tình nguyện tại các trung tâm điều dưỡng thương binh, bệnh binh nặng và người có công với nước). -Phần nội dung báo cáo gồm: +Tình hình tổ chức: địa điểm hoạt động (..), thời gian (..), số lượng tham gia (..). +Kết quả hoạt động (Hoạt động chăm sóc thương bệnh binh và người có công với nước; Hoạt động giao lưu văn hoá, văn ghệ, thể thao; Vệ sinh môi trường, tôn tạo cảnh quan; Hoạt động tổ chức ôn tập văn hoá và sinh hoạt hè cho con em thương binh, bệnh binh; Hoạt động xây dựng công trình thanh niên và tặn quà thương binh, bệnh binh). +Đánh giá chung. -Phần kết thúc: người viết báo cáo kí tên (Nguyễn Văn Hiếu). b. Về diễn đạt, văn bản tổng kết có cách dùng từ, đặt câu ngắn gọn, chính xác, rõ ràng, mỗi việc một đề mục, mỗi ý một lầm xuống dòng, gạch đâu dòng, các câu sử dụng thường lược chủ ngữ. 2. Yêu cầu đối với văn bản tổng kết. -Văn bản tổng kết nhằm nhìn nhận, đánh giá kết quả và rút ra những bài học kinh nghiệm khi kết thúc một công việc hay một giai đoạn công tác. -Muốn viết được văn bản tổng kết, cần: +Tập hợp tư liệu, số liệu đầy đủ, chính xác. +Lần lượt viết các phần: mở đàu; nội dung báo cáo (tình hình và kết quả thực hiện công việc, bài học kinh nhiệm và kiến nghị); kết thúc. +Diễn đạt ngắn gọn, chính xác và rõ ràng. II. Luyện tập. Bài tập 1: a. Văn bản trên đã đạt được một số yêu cầu của một văn bản tổng kết, đó là: -Đảm bảo bố cục ba phần: mở đầu, nội dung báo cáo và kết thúc. -Diễn đạt ngắn gọn, chính xác và rõ ràng. b. Trong những đoạn bị lược, tác giả dẫn ra những sự việc, tư liệu, số liệu: -Kết quả của công tác giáo dục chính trị tư tưởng. -Số đăng kí phấn đấu trong học tập và kết quả đạt được. Số tình nguyện tham gia phong trào chống tệ nạn xã hội và kết quả đạt được. Bài tập 2: a. Chuẩn bị tư liệu về kết quả xếp loại học tập và kết quả xép loại hạnh kiểm,… b. Dàn ý: Phần đầu: -Quốc hiệu, tên trường lớp. -Địa diểm, ngày…tháng…năm… -Tiêu đề báo cáo: Báo cáo tổng kết phong trào học tập và rèn luyện-lớp (..)-năm học (..). Phần nội dung: -Đặc điểm tình hình lớp -Kết qủa học tập. -Kếtquả rèn luyện. -Bài học kinh nghiệm. -Đánh giá chung. Phần kết: kí tên. Chú ý: Người viết nên chọn nội dung cơ bản (kết quả học tập và kết quả rèn luyện) để viết thành những đoạn văn. 4. Củng cố: -Năm nội dung bài học. 5. Dặn dò: -Tiếp tục hoàn thành bài tập 2. -Tìm hiểu một số hoạt động đã qua của trường, lớp để viết báo cáo. -Tiết sau học Tiếng Việt "Tổng kết Tiếng Việt-Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ". Ngày tháng năm DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Ngày soạn: Tiết thứ: 93 TỔNG KẾT PHẦN TIẾNG VIỆT: HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: -Hệ thống hoá được những kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ đã học trong chương trình Ngữ văn THPT. -Nâng cao thêm năng lực giao tiếp bằng Tiếng Việt ở cả hai quá trình: tạo lập và lĩnh hội văn bản. B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: C. CHUẨN BỊ: * Giáo viên : Soạn giáo án. * Học sinh : Soạn bài. D/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức -Hoạt động 1: Tổ chức hệ thốg hoá kiến thức. Giáo viên hệ thống hoá kiến thức gằng cách nêu ra một số câu hỏi để học sinh trả lời: 1. Giao tiếp là gì? Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? 2. Phân biệt sự khác biệt giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết? 3. Thế nào là ngữ cảnh? Ngữ cảnh bao gồm những nhân tố nào? 4. Nhân vật giao tiếp có vai trò và đặc điểm gì? 6. Thế nào là nghĩa của câu? Câu có mấy thành phần nghĩa? Là những thành phần nghĩa nào? Đặc điểm của mỗi thành phần? 7. Làm thế nào để giứ gìn sự trong sánh của Tiếng Việt? Học sinh ôn tập lại những kién thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ trên cơ sở câu hỏi và gọi ý của Giáo viên. -Hoạt động 2: Luyện tập. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đoạn trích Sgk và phần tích theo các yêu cầu: 1. Phân tích sự đổi vai và luân phiên lượt lời trong hoạt động giao tiếp trên. Những đặc điểm của hoạt động giao tiếp ở dạng ngôn ngữ thể hiện qua những chi tiết nào? (lời nhân vật và lời tác giả). I. Hệ thống hoá kiến thức. 1. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ nằm trong hoạt động giao tiếp. -Giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ, nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, tình cảm, hành động. -Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là hoạt động bao gồ cả hai quá trình: quá trình tạo lập văn bản do người nói hay người viết thực hiện, quá trình lĩnh hội văn bản do người nghe hoặc người đọc thực hiện. 2. Trong hoạt động giao tiếp, ngôn ngữ được sử dụng ở hai dạng; nói và viết. Hai dạng đó có sự khác biệt: -Về các phương tiện hỗ trợ (ngữ điệu, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ đối với ngôn ngữ nói và dấu câu, các kí hiệu văn tự, mô hình bảng biểu đối với ngôn ngữ viết). -Về dùng từ, đặt câu và tổ chức văn bản,… 3. Hoạt động giao tiếp luôn diễn ra trong ngữ cảnh nhất định. -Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng ngôn ngữ và tạo lập văn bản đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo văn bản. 4. Nhân vật giao tiếp là nhân tố quan trọng nhất trong ngữ cảnh. Các nhân vật giao tiếp đều phải có năng lực tạo lập và năng lực lĩnh hội văn bản. Trong giao tiếp ở dạng nói, họ thường đổi vai cho nhau hay luận phiên lượt lời. 5. Khi giao tiếp, các nhân vật giao tiếp sử dụng ngôn ngữ chung của xã hội để tạo ra lời nói-những sản phẩm cụ thể của cá nhân 6. Trong hoạt động giao tiếp, mỗi câu đều có nghĩa. -Nghĩa của câu là nội dung mà câu biểu đạt. -Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa: nghĩa sự việc và nghĩa hình thái 7. Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các nhân vật giao tiếp cần có ý thức, hói quen và kĩ năng giữa gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. II. Luyện tập. 1. Sự đổi vai và luận phiên lượt lời trong hoạt động giao tiếp giữa Lão Hạc và ông giáo: Lão Hạc (nói) Ông giáo (nói) -Câu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ! -Cụ bán rồi? -Bán rồi! Họ vừa bắt xong. -Thế nó cho bắt à? -Khốn nạ…nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó! -Cụ cứ tưởng thế…để cho nó làm kiếp khác. -Ông giáo nói phải!..như kiếp tôi chẳng hạn! -Kiếp ai cũng thế thôi…hơn chăng? Những đặc điểm của hoạt động giao tiếp ở dạng ngôn ngữ nói thể hiện qua những chi tiết: -Hai nhân vật: Lão Hạc và ông giá luận phiên đổi vai lượt lời -Đoạn trích rất đa dạng vê ngữ điệu -Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ nói ở đoạn trích trên, nhân vâth giao tiếp còn cử dụng các phương tiện hỗ trợ, nhất là nhân vật Lã Hạc: lão "cười như mếu", "mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra…". -Từ ngữ dùng trong đoạn trích khá đa dạng, nhất là những từ ngữ mang tính khẩu ngữ, những từ đưa đẩy, chêm xen (đi đời rồi, rồi, à, ư, khốn nạ, chả hiểu gì đâu, thì ra,…). 4, Củng cố: -Nắm nội dung bài học. 5, Dặn dò: -Lấy một đoạn trích có nhiều lời thoại để phân tích hoạt động giao tiếp -Thực hiện mọt hoạt động giao tiếp trực tiếp (nói), nghi âm lại và tiến hành phân tích. -Tiết sau học "Ôn tập phần làm văn". Ngày soạn: Tiết thứ: 94, 95 ÔN TẬP PHẦN LÀM VĂN A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: -Hệ thống hoá tri thức về cách viết các kiểu loại văn bản được học ở THPT, đặc biệt là ở lớp 12. -Viết được các kiẻu koại văn bản đã học, đặc biệt là văn bản nghị luận. B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: C. CHUẨN BỊ: * Giáo viên : Soạn giáo án. * Học sinh : Soạn bài. D/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Tổ chức ôn tập các tri thức chung. Giáo viên yêu cầu học sinh nhới lại và thống kê các kiểu loại văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THPT và cho biết những yêu cầu cơ bản của các kiểu loại văn bản đó. Học sinh làm việc theo nhóm (mỗi nhóm thống kê một khối lớp) và các nhóm lầm lượt trình bày. Giáo viên đánh giá quá trình làm việc của học sinh và nhấn mạnh một số kiến thức cơ bản. Giáo viên nêu câu hỏi: Để viết được một văn bản, cần thực hiện những công việc gì? Học sinh nhớ lại những kiến thức đã học để trả lời. Hoạt động 2: Tổ chức ôn tập các tri thức về văn nghịl luận. Giáo viên nêu câu hỏi để học sinh ôn lại đề tài cơ bản của văn nghị luận: a. Có thể chia đề tài của văn nghị luận trong nhà trường thành những nhóm nào? b. Khi viết nghị luận về các đề tài đó, có những điểm gì chung và khác biệt? Học sinh suy nghĩ và trả lời. Giáo viên nêu câu hỏi ôn tập về lập luận trong văn nghị luận: a. Lập luận gồm những yếu tố nào đ. Kể tên các thao tác lập luận cơ bản, cho biết cách tiến hành và sử dụng các tho tác lập luận đó trong bài nghị luận. Học sinh nhớ lại kiến thức đac học để trình bày lần lượt từng vấn đề. Các học sinh khác có thể nhận xét, bổ sung nếu chưa đầy đủ hoặc thiếu chính xác. a. Mở bài có vai trò như thế nào? Phải đạt những yêu cầu gì? Cách mở bài cho các kiểu nghị luận. b. Vị trí phần thân bài? Nội dung cơ bản? Cách sắp xếp các nội dung đó? Sự chuyển ý giữa các đoạn? c. Vai trò và yêu cầu của phần kết bài? Cách kết cho các kiểu nghị luận đã học? Hoạt động 3: Luyện tập. Giáo viên yêu càu một học sinh đọc hai đề văn Sgk và hướng dẫn học sinh thực hiện các yêu cầu luyện tập. b. Lập dàn ý cho bài viết. Trên cơ sở tìm hiểu đề, Giáo viên chia học sinh thàn hai nhóm, mỗi nhóm tién hành lập dàn ý cho một đề bài. Mỗi nhóm cử đại diện trình bày trên bảng để cả lớp phân tích, nhận xét. I. Ôn tập các tri thức chung. 1. Các kiểu loại văn bản. a. Tự sự: Trình bày các sự việc (sự kiện) có quan hệ nhân quả dẫn đến kết cục nhằm biểu hiện con người, đời sống, tư tưởng, thái độ,… b. Thuyết minh: Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả,..của sự vật, hiện tượng, vấn đề,…giúp người đọc có tri thức và thái độ đúng đắn đối với đối tượng được thuyết minh. c. Nghị luận: Trình bày tư tưởng, quan điểm, nhận xét, đánh giá,..đối với các vấn đề xã hội hoặc văn học qua các luận điểm, luận cứ, lập luận có tính thuyết phục. Ngpài ra, còn có văn bản nhật dụng, gồm: kế hoạch cá nhân, quảng cáo, bản tin, văn bản tổng kết,… 2. Cách viết văn bản. Để viết được một căn bản, vần thực hiện những công việc: -Nắm vững đặc điểm kiểu loại văn bản và mục đích, yêu cầu cụ thể của văn bản. -Hình thành ý và sắp xếp thành dàn ý cho văn bản. -Viết văn bản: Mỗi câu trong văn bản tập trung thể hiện một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn. Các câu trong văn bản có sự liện kết chặt chẽ, đồng thời cả văn bản được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc. Mỗi văn bản có dấu hiệu biểu hiện tính hoàn chỉnh về nội dung và tương ứng với nội dung là hình thức thích hợp. II. Ôn tập các tri thức văn nghị luận. 1. Đề tài cơ bản của văn nghị luận trong nhà trường. a. Có thể chia đề tài của văn nghị luận trong nhà trường thành hai nhóm: nghị luận xã hội (các vấn đề thuộc lĩnh vực xã hội) và nghị luận văn học (các vấn đề thuộc lĩnh vực văn học). 2. Lập luận trong văn nghị luận. a. Lập luận là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người đọc (người nghe) đến một kết luận nào đó mà người viết (người nói) muốn đạt tới. Lập luận gồm những yếu tố: luận điểm, luận cứ, phương pháp lập luận. b. Luận điểm là ý khiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của người viết (nói) về vấn đề nghị luận. Luận điểm cầ chính xác, minh bạch. Luận cứ clà những lí lẽ, bằng chứng được dùng để soi sáng cho luận điểm. . Các thao tác lập luận cơ bản: -Thao tác lập luận phân tích. -Thao tác lập luận so sánh. -Thao tác lập luận bác bỏ. -Thao tác lập luận bình luận. Cách tiến hành và sử dụng các thao tác lập luận trong bài nghị luận: sử dụng một cách tổng hợp các thao tac lập luận. 3. Bố cục của bài văn nghị luận. a. Mở bài có vai trò nêu vấn đề nghị luận, định hướng cho baig nghị luận và thu hút sự chú ý của người đọc (người nghe). b. Thân bài là phần chính của bài viết. Nội dung cơ bản của phần thân bài là triển khai vấn đề thành các luận điểm, luận cư với cách sử dụng các phương pháp lập luận thích hợp. c. Kết bài có vai trò thông báo về sự kêt thúc của việc trình bày đề tài, nêu đánh giá khái quát của người viết về những khía cạnh nổi bật nhất của vấn đề, gợi liên tưởng rộng hơn, sâu sắc hơn. 4. Diến đạt trong văn nghị luận. -Lựa chọn các từ ngữ chính xác, phù hợp với vấn đề cần nghị luận, tránh dùng từ khẩu ngữ hoặc từ ngữ sáo rỗng, cầu kì. Kết hợp sự dụng các biện pháp tu từ vựng (ẩn dụ, hoán dụ, so sánh,…) và một số từ ngữ mang tính biểu cảm, gợi hình tượng để bộc lộ cảm xúc phù hợp. III. Luyện tập. 1. Đề văn Sgk. 2. Yêu cầu luyện tập. +Với đề 1: Trược hết cần khẳng định câu nói của Xô-cơ-rát với người khách và giải thích tại sao ông lại nói như vậy? Sau đó rút ra bài học từ câu chuyện và bình luận. +Với đề 2: Trược hết cần chọn đoạn thơ để phân tích. Sau đó căn cứ vào nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của đoạn để chia thành các luận điểm. b. Lập dàn ý cho bài viết: Tham khảo sách Bài tập Ngữ văn 12 hoặc Dàn bài làm văn 12. 4. Củng cố: -Nắm nội dung bài ôn tập. 5. Dặn dò: -Tập viết phần mở bài cho từng bài viết. -Chon một ý trong dàn bài để viết thành một đoạn văn. -Tiết sau học bài "Giá trị văn học và tiếp nhận văn học". Ngày soạn: Tiết thứ: 96, 97 GIÁ TRỊ VĂN HỌC VÀ TIẾP NHẬN VĂN HỌC A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: -Cảm nhận được những giá trị cơ bản của văn học. -Hiểu được những nét bản chất của hoạt động tiếp nhận văn học. B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: C. CHUẨN BỊ: * Giáo viên : Soạn giáo án. * Học sinh : Soạn bài. D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của Gv và HS Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Tổ chức tìm hiểu các giá trị của văn học. Giáo viên nêu câu hỏi: Thế nào là giá trị văn học? Văn học có những giáo trị cơ bản nào? Học sinh dựa và nội dung Sgk và nhận thức cá nhân để trả lời câu hỏi. Một học sinh đọc mục 1 (phần I-Sgk). Giáo viên nêu câu hỏi: Hãy nêu vắn tắt cơ sở xuất hiện và nội dung của giá trị nhận thức và cho ví dụ. Học sinh đọc hiểu, tóm tắt thành những ý chính. Nêu ví dụ cho từng nội dung giá trị nhận thức. Giáo viên nhận xét và nhấn mạnh những ý cơ bản. Một học sinh đọc mục 2 (phần I-Sgk). Giáo viên nêu yêu cầu: Hãy nêu vắn tắt cơ sở xuất hiện và nội dung của giá trị giáo dục và cho ví dụ. Học sinh đọc hiểu, tóm tắt thành những ý chính. Nêu ví dụ cho từng nội dung giá trị giáo dục. Giáo viên nhận xét và nhấn mạnh những ý cơ bản. Một học sinh đọc mục 3 (phần I-Sgk). Giáo viên nêu yêu cầu: Hãy nêu vắn tắt cơ sở xuất hiện và nội dung của giá trị thẩm mĩ và cho ví dụ. Học sinh đọc hiểu, tóm tắt thành những ý chính. Nêu ví dụ cho từng nội dung giá trị thẩm mĩ.. Giáo viên nhận xét và nhấn mạnh những ý cơ bản. Giáo viên nêu câu hỏi: Ba giá trị của văn học có mối quan hệ với nhau như thế nào? Học sinh bằng năng lực khái quát, liên tưởng, suy nghĩ cá nhân và trình bày. Giáo viên nhận xét và nhận mạnh mối quan hệ của giá trị Hoạt động 2: Tổ chức tìm hiểu tiếp nhận văn học. Một học sinh đọc mục 1 (phần II-Sgk). Giáo viên nêu câu hỏi: Tiếp nhận văn học là gì? Phân tích các tính chất trong tiếp nhận văn học. Học sinh đọc hiểu, tóm tắt thành những ý chính. Nêu khái niệm, phân tích tính chất, có ví dụ. Giáo viên nhận xét và nhấn mạnh những ý cơ bản. Một học sinh đọc mục 3 (phần II-Sgk). Giáo viên nêu câu hỏi: Có mấy cấp độ iếp nhận văn học? Làm thế nào để tiếp nhận văn học có hiệu quả thực sự? Học sinh đọc hiểu, tóm tắt thành những ý chính. Nêu ví dụ. Giáo viên nhận xét và nhấn mạnh những ý cơ bản. Hoạt động 3: Tổ chức luyện tập. Giáo viên hướng dẫn , gợi ý để học sinh tự làm ở nhà. Bài tập 1: Có người cho giá trị có quý nhất của văn chương là nuôi dưỡng đời sống tâm hồn của con người, hay nói như Thạch Lam là "làm cho lòng người được trong sạch và phong phú hơn". Nói như vậy có đúng không? Vì sao? Bài tập 2: Phân tích một tác phẩn văn học cụ thể (tự chọn) để làm sáng tỏ các giá trị (hoặc các cấp độ) trong tiếp nhận văn học. Bài tập 3: Thế nào là cảm nhận và hiểu trong tiếp nhận văn học? I. Giá trị văn học. *Khái quát chung: -Giá trị văn học là sản phẩm kết tinh từ quá trình văn học, đáp ứng những nhu cầu khác nhau của cuộc sống con người, tác động sâu sắc tới con người và cuộc sống. -Những giá trị cơ bản: +Giá trị nhận thức. +Giá trị giáo dục. +Giá trị thẩm mĩ. 1. Giá rị nhận thức *Cơ sở: -Tác phẩm văn học là kết quả của quá trình nhà văn khám phá, lí giải hiện thực đời sống rồi chuyển hoá những hiểu biết đó vào nội dung tác phẩm. Bạn đọc đến với tác phẩm sẽ được đáp ứng nhu cầu về nhận thức. -Mỗi người chỉ sống trong một khoảng thời gian nhất định, ở những không gian nhất định với những mối quan hệ nhất định. Văn học có khả năng phá vỡ giới hạn tồn tại trong thời gian, không gian thực tế của mỗi cá nhân, đem lại khả năng sống cuộc sống của nhiều người, nhiều thời, nhiều nơi. -Giá trị nhận thức là khả năng của văn học có thể đáp ứng được yêu cầu của con người muốn hiểu biết cuộc sống và chính bản thân, từ đó tác động vào cuộc sống một cách có hiệu quả. *Nội dung: -Quá trình nhận thức cuộc sống của văn học: nhận thức nhiều mặt của cuộc sống với những thời gian, khồn gian khác nhau (Quá khứ, hiện tại, tương lai, các vùng đất, các dân tộc, phong tục, tập quán,…). Ví dụ (…). -Quá trình tự nhân thức của văn học: người đọc hiểu được bản chất của con người nói chung (mục đích tồn tại, tư tưởng, khát vọng, sức mạnh của con người), Từ đó mà hiểu chính bản thân mình. Ví dụ (…). 2. Giá trị giáo dục. *Cơ sở: -Con người khồn chỉ có nhu cầu hioêủ biết mà còn có nhu cầu hướng thiện, khao khát cụoc sống tốt lành, chan hoà tình yêu thương. -Nhà văn luôn bộc lộ tư tưởng-tình cảm, nhận xét đánh giá,…của mình trong tác phẩm. Điều đó tác động lớn và có khả năng giáo dục người đọc. -Giá trị nhận thức luôn là tiền đề của giá trị giá dục. Giá trị giáo dục làm sâu sắc thêm giá trị nhận thức. *Nội dung: -Văn học đem đến cho con người những bài học quý giá về lẽ sống. Ví dụ (…). -Văn học hình thành trong con người một lí tưởng tiến bộ, giúp học có thái độc và quan điểm đúng đắn về cuộc sống. Ví dụ (…). -Văn học giúp con người biết yêu ghét đúng đắn, làm cho tân hồn con người trở nên lành mạnh, trong sáng, cao thượng hơn. Ví dụ (…). -Văn học nâng đỡ cho nhân cách con người phát triển, giúp cho họ biết phân biệt phải-trái, tốt-xấu, đúng-sai, có quan hệ tốt đẹp và biết gắn bó cuộc sông của cá nhân mình với cuộc sống của con người. Ví dụ (…). *Đặc trưng giáo dục của văn học là từ con đường cảm xúc đến nhận thức, tự giáo dục (khác với pháp luật, đạo đức,…). Văn học cảm hoá con người bằng hình tượng, bằng cái thật, cái đúng, cái đẹp nên nó giáo dục một cách tự giác, thấm sâu, lâu bền. Văn học không chỉ góp phần hoàn thiện bản thân con người mà còn hướng con người tới những hành động cụ thể, thiết thực, vì một cuộc đời ngày càng tốt đẹp hơn. Ví dụ (..). 3. Giá trị thẩm mĩ. *Cơ sở: -Con người luôn có nhu cầu cảm thụ, thưởng thức cái đẹp. -Thế giới hiện thục đã có sẵn cái đẹp nhưng không phải ai cũng có thể nhận biết và cảm thụ. Nhà văn, bằng năng lực của mình đã đưa cái đẹp vào tác phẩm một cách nghệ thuật, giúp người đọc vừa cảm nhận được cái đẹp cuộc đời vừa cảm nhận được cái đẹp của chính tác phẩm. -Giá trị thẩm mĩ là khả năng của văn học có thể đem đến cho con người những rung động trước cái đẹp (cái đẹp của cuộc sống và cái đẹp của chính tác phẩm). *Nội dung: -Văn học đem đến cho con người những vẻ đẹp muôn hình, muôn cẻ của cuộc đời (thiên nhiên, đất nước, con người, cuộc đời, lịch sử,…). Ví dụ (..). -Văn học đi sâu miêu tả vẻ đẹp con người (ngoại hình, nội tâm, tư tưởng-tình cảm, những hành động, lời nói,…). Ví dụ (…). -Văn học có thể phát hiện ra vẻ đẹp của những sự vật rất nhỏ bé, bình thường và cả những vẻ đẹp đồ sộ, kì vĩ. Ví dụ (…). -Hình thức đẹp của tác phẩm (kết cấu,ngôn ngữ,…) cũng chính là một nội dung quan trọng của giá trị thẩm mĩ. Ví dụ (…). 4. Mối quan hệ giữa các giá trị văn học. -Ba giá trị có mối quan hệ mật thiết, không tách rời, cung tác động đến người đọc (khái niệm chân-thiện-mĩ của cha ông). -Giá trị nhận thức luôn là tiền đề của giá trị giá dục. Giá trị giáo dục làm sâu sắc thêm giá trị nhận thức. Giá trị thẩm mĩ khiến cho giá trị nhận thức và giá trị giáo dục được phát huy. Không có nhận thức đúng đắn thì văn học không thể giáo dục được con người vì nhận thức không chỉ để nhận thức mà nhận thức là để hành động. Tuy nhiên, giá trị nhận thức là giáo trị giáo dục chỉ có thể phát huy một cách tích cực nhất, có hiệu quả cao nhất khi gắn với giá trị thẩm mĩ-giá trị tạo nên đặc trưng của văn học. II. Tiếp nhận văn học. 1. Tiếp nhận trong đời sống văn học. -Tiếp nhận văn học là quá trình người đọc hoà mình vào tác phẩm, rung động với nó, đắm chìm trong thế giới nghệ thuật được dựng lên bằng ngôn từ, lắng tai nghe tiếng nói của tác giả, thưởng thức cái hay, cái đẹp, tài nghệ của người nghệ sĩ sáng tạo. Bằng trí tưởng tượng, kinh nghiệm sống, vốn văn hoá và bằng cả tâm hồn mình, người đọc khám phá ý nghĩa của từng câu chữ, cảm nhận sức sống của từng hình ảnh, hình tượng, nhân vật,…làm cho tác phẩm từ một văn bản khô khan biến thành một thế giới sống động, đầy sức cuốn hút. -Tiếp nhận văn học là hoạt động tích cực của cảm giác, tâm trí người đọc nhằm biến văn bản thành thế giới nghệ thuật trong tâm trí mình. -Phân biệt tiếp nhận và đọc: tiếp nhận rộng hợn đọc vì tiếp nhậ có thể bằng truyền miệng hoặc bằng kênh thính giác (nghe). 2. Tính chất tiếp nhận văn học. -Tiếp nhận văn học thực chất là một quá trình giao tiếp (tác giả và người tiếp nhậ, người nói và người nghe, người bày tỏ và ngưpời chia sẻ, cảm thông). Vì vậy, gặp gỡ, đồng điệu hoàn toàn là điều khó. điều này thể hiện ở hai tính chất cơ bản sau: +Tính chất cá thể hóa, tính chủ động, tích cực của ngời tiếp nhận. Các yếu tố thuộc về cá nhân có vai vai trò quan trọng: năng lục, thị hiếu, sở tích, lứa tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm sống,…Tính khuynh hướng trong tư tưởng, tình cảm, trong thị hiếu thẩm mĩ làm cho sự tiếp nhận mang đậm nét cá nhân. Chính sự chủ động, tích cực của người tiếp nhận đã làm tăng thêm sức sống cho tác phẩm. Ví dụ (..). +Tính đa dạng, không thống nhất: cảm thụ, đánh giá của công chúng về một tác phẩm rất khác nhau, thậm chí cung một người ở nhiều thời điểm có nhiều khác nhu trong cảm thụ đánh giá. Nguyên nhận ở cả tác phẩm (nội dung phong phú, hình tượng phức tạp, ngôn ngữ đa nghĩa,…) và người tiếp nhận (tuổi tác, kinh nghiệm, học vấn, tâm trạng,…). Ví dụ (…). 3. Các cấp độ tiếp nhậ văn học. a. Có ba cấp độ tiếp nhận văn học: -Cấp độ thứ nhất: cảm thụ chỉ tập trung vào ộôi dung cụ thể, nội dung trực tiếp của tác phẩm, nội dung trực tiếp của tác phẩm. Đây là cách tiếp nhận đơn giản nhưng khá phổ biến. -Cấp độ thứ hai: cảm thụ qua nội dung trực tiếp để thấy được nội dung tư tưởng của tác phẩm. -Cấp độ thứ ba: cảm thụ chú ý đến cả nội dung và hình thức để thấy được giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. b. Để tiếp nhận văn học có hiệu quả thực sự, người tiếp nhận cần: -Nâng cao trình độ. -Tích luỹ kinh nghiệm. -Trân trọng tác phẩm, tìm cách hiểu tác phẩm một cách khác quan, toàn vẹn. -Tiệp nhận một cách chủ động, tích cực, sáng tạo, hướng tới cái hay, cái đẹp, cái đúng. -Không nên suy diễn tuỳ tiện. III. Luyện tập. Bài tập 1: -Đây chỉ là cách nói để nhấn mạnh giá trị giáo dục của văn chương, không có ý xem nhẹ các ý khác. -Cầm đặt giá trị giáo dục trong mối quan hệ không thể tách rời với cá giá trị khác. Bài tập 2: Tham kháo các ví dụ trong Sgk và các bài giảng của Giáo viên. 4. Củng cố: -Nắm nội dung bài học. 5. Dặn dò: -Làm các bài tập phần luyện tập một cách chi tiết. -Vận dụng những kiến thức trong bài để soi chiếu vào những tác phẩn đã học trong chương trình. -Tiết sau học Tiếng Việt. Ngày soạn: Tiết thứ: 98, 99 TỔNG KẾT PHẦN TIẾNG VIỆT: LỊCH SỬ, ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH VÀ CÁC PHONG CÁCH NGÔN NGỮ A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh: -Hệ thống hoá được những kiến thức cơ bản về lịch sử, đặc điểm loại hình, các phong cách ngôn ngữ của Tiếng Việt đã học từ lớp 10 đến lớp 12; nắm chắc đặc điểm của từng phong cách và việc sử dụng mỗi phong cách trong ngữ cảnh giao tiếp phù hợp. -Nâng cao thêm kĩ năng lĩnh hội văn bản và kĩ năng tạo lập văn bản thuộc từng phong cách khi cần thiết. B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: C. CHUẨN BỊ: * Giáo viên : Soạn giáo án. * Học sinh : Soạn bài. D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ 3. Nội dung bài mới: Hoạt động 1: Tổng kết về nguông gốc, lịch sử phát triến của Tiếng Việt và đặc điểm của loại hình ngôn ngữ đơn lập. -Giáo viên hướng dẫn học sinh kẻ bảng và điền vào những thông tin đã học. -Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp. Các học sinh khác nhận xét, bổ sung. -Giáo viên đánh giá quá trìng làm viễ của học sinh và nhắc lại những nội dung cơ bản. Nội dung cần đạt: Nguồn gốc và lịch sử phát triển Đặc điểm của loại hình ngôn ngữ đơn lập a. Nguông gốc Tiếng Việt thuộc: -Họ: ngôn ngữ Nam Á. -Dòng: Môn-Khmer. - b. Các thời kì trong lịch sử: -Tiếng Việt trong thời kì dựng nước. -Tiếng Việt trong thời kì độc lập tự chủ. -Tiếng Việt trong thời kì Pháp thuộc. -Tiếng Việt trong thời kì từ sau cách mạng tháng Tám đến nay. a. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp. Về mặt ngữ âm, tiếng là âm tiết; về mặt sử dụng, tiếng có thể là từ hoặc yếu tố cấu tạo từ. b. Từ không biến đổi hình thái. c. Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và sử dụng các hư từ. Hoạt động 2: Tổng kết về phong cách ngôn ngữ văn bản. -Giáo viên hướng dẫn học sinh kẻ bảng và điền vào những thông tin đã học. -Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp. Các học sinh khác nhận xét, bổ sung. -Giáo viên đánh giá quá trìng làm viễ của học sinh và nhắc lại những nội dung cơ bản. BẢNG THỨ NHẤT Tên các phong cách ngôn ngữ (PCNN) và các thể loại văn bản tiêu biểu cho từng phong cách PCNN sinh hoạt PCNN nghệ thuật PCNN báo chí PCNN chính luận PCNN khoa học PCNN hành chính Thể loại văn bản tiêu biểu -Dạng nói (độc thoại, đối thoại). -Dạng viết (nhật kí, hồi ức cá nhân, thư từ). -Dạng lời nói tái hiện (trong tác phẩm văn học). -Thơ ca, hò vè,… -Truyện, tiểu thuyết, kí,… -Kịch bản. -Thể loại chính: bản tin, phong sự, tiểu phẩm. -Ngoài ra: thư bạn đọc, phỏng vấn, quảng cáo, bình luận thời sự,… -Cương lĩnh. -Tuyên bố. -Tuyên ngôn, lời kêu gọi, hiệu triệu. -Các bài bình luận, xã luận. -Các báo cáo, tham luận, phát biểu trong các hội thảo, hội nghị chính trị -Các loại văn bản khoa học chuyên sâu: chuyên khảo, luận án, luận văn, tiểu luận, báo coá khoa học,… -Các văn bản dùng để giảng dạy các môn khoa học: giáo trình, giáo khoa, thiết trình bài dạy,… -Các văn bản phổ biến khoá học: sách phổ biến khoa học kĩ thuật, các bài báo, phê bình, điểm sách,… -Nghị định, thông tư, thông cáo, chỉ thị, quyết định, pháp lệnh, nghị quyết,… -Giấy cứng nhận, văn bằng, chứng chỉ, giấy khai sinh,… -Đơn, bản khai, báo cáo, biên bản,… BẢNG THƯ HAI Tên các phong cách ngôn ngữ và đặc trưng cơ bản của từng phong cách PCNN sinh hoạt PCNN nghệ thuật PCNN báo chí PCNN chính luận PCNN khoa học PCNN hành chính Đặc trưng cơ bản -Tính cụ thể. -Tính cảm xúc. -Tính cá thể. -Tính hình tượng. -Tính truyền cảm. Tính cá thể hoá. Tính thông tin thời sự. -Tính ngắn gọn. -Tính sinh động, hấp dẫn. -Tính công khai về quan điểm chính trị. -Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận. -Tính truyền cảm, thuyết phục. -Tính trừu tượng, khái quát. -Tính lí trí, lôgic. -Tính phi cá thể. -Tính khuôn mẫu. -Tính chính xác. Tính công vụ. Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Hoạt động 3: Lưyện tập. Bài tập 1: So sánh hai phần văn bản (mục 4-Sgk), xác định phong cách ngôn ngữ và đặc điểm ngôn ngữ của hai văn bản. Giáo viên yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đề xác định và phân tích. Học sinh thảo luận theo nhóm học tập, cử đại diện trình bày và tham gia tranh luận với các nhóm khác. Bài tập 2: Đọc văn bản lước trích (mục 5-Sgk) và thực hiện các yêu cầu: a. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. b. Phân tích đặc điểm về từ ngữ, câu văn, kết cấu văn bản. c. Đóng vai trò là một phóng viên báo hàng ngày và giả định văn bản trên vừa được kí và ban hành một vài giời trước, anh (chị) hãy viết một tin ngắn theo phong cách báo chí (thể loại bản tin) để đưa tin về sự kiện ban hành văn bản này. Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các yêu cầu trên. Học sinh làm việc cá nhân và trình bày kết quả trước lớp để thảo luận. Luyện tập. Bài tập 1: Hai phần văn bản đều có chung đề tài (trăng) nhưng được viết với hai phong cách ngôn ngữ khác nhau: -Phần văn bản (a) được viết theo phong cách ngôn ngữ khoa học nên ngôn ngữ dùng thể hiện tính trừu tượng, khái quát, tính lí trí, lôgic, tính phi các thể. -Phần văn bản (b) được viết theo phng cách ngôn ngữ nghệ thuật nên ngôn ngữ dùng thể hiện tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hoá. Bài tập 2: a. Văn bản được viết theo phong cách ngôn ngữ hành chính. b. Ngon ngữ được sử dụng trong văn bản có đặc điểm: -Về từ ngữ: văn bản sử dụng nhiều từ ngữ thường gặp trong phong cách ngôn ngữ hành chính như: quyết định, căn cứ, luật, nghị định 299/HĐBàI TậP, ban hành điều lệ, thi hành quyết định này,… -Về câu văn: Văn bản sử dụng kiểu câu thường gặp trong quyết định (thuộc văn bản hành chính): UBND thành phố Hà Nội căn cứ…xét đề nghị…quyết định…I…II…III…IV…V…VI… -Về cấu trúc: văn bản có kết cấu theo ngôn ngữ ba phần: +phần đầu: quốc hiệu, cơ quan ra quyết định, ngày tháng năm, tên quyết định. +Phần chính: nội dung quyết định. +Phần cuối: chữ kí, họ tên (góc phải), nơi nhận (góc trái). c. Tin ngắn: Cách đây chỉ mới vài tiếng đồng hồ, bà Trần Thị Tân Đan thay mặt UBND thành phố Hà Nội đã kí quyết định thành lập Bảo hiểm Y tế Hà Nội. Quyết định ngoài việc nêu rõ chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, tổ chức, cơ câu phòng ban,…còn quy định địa điểm cho Bản hiểm Y tế Hà Nội và các cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm thi hành. 4. Củng cố: -Nắm nội dung bài học. 5. Dặn dò: -Một số hình thức ôn tập rèn luyện: +Ôn tập theo nhóm học để nắm nội dung kiến thức một cách cụ thể, chi tiết hơn. +Lấy một số văn bản (đoạn trích) để phân tích các nội dung đã ôn tập. +Viết một số văn bản thep từng phong cách khác nhau. Tiết thứ: 100 TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM MỤC TIÊU BÀI HỌC - Phát hiện và bổ sung những mặt còn yếu về kiến thức và kỹ năng. - Rút được kinh nghiệm bổ ích để chuẩn bị tốt cho kỳ thi tốt nghiệp THPT. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN - Sách giáo khoa, sách giáo viên - Bài làm của HS - Thiết kế bài học C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - HS thảo luận, bày tỏ ý kiến, phân tích sai sót và khẳng định câu trả lời đúng. - Giáo viên tổng kết các kinh nghiệm làm bài kiểm tra tổng hợp, chốt lại các kiến thức, kĩ năng cơ bản. 3. Tiến trình tổ chức dạy học Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Nhận xét, đánh giá kết quả GV căn cứ vào kết quả chấm để nhận xét I. Nhận xét, đánh giá kết quả Nhận xét các nội dung sau: - Về kiến thức. - Về kĩ năng. - Những ưu điểm và nhược điểm chung. - Những ưu điểm và nhược điểm riêng. Hoạt động II: Rút kinh nghiệm - GV trả bài. - HS xem lại bài, đổi bài cho nhau để thảo luận, rút kinh nghiệm. II. Rút kinh nghiệm - Cá nhân xem kĩ toàn bài, tự đánh giá bản thân. - Trao đổi bài cho nhau để thảo luận. - Phát hiện và sửa chữa các lỗi trong bài. - Trình bày những kinh nghiệm về làm một bài kiểm tra tổng hợp. Hoạt động 3: Xây dựng dàn bài cho đề tự luận. GV và HS cùng xây dựng thành dàn bài chi tiết trên bảng. III. Xây dựng dàn bài cho đề tự luận Nội dung cần đạt theo đúng đáp án của đề kiểm tra (tham khảo bài soạn Bài kiểm tra tổng hợp cuối năm). Trường THPT Như Thanh GV: Nguyễn Thị Hồng 86 Giáo án Ngữ văn 12 Năm học: 2014 - 2015