Academia.eduAcademia.edu
Họ và tên:Đoàn Đức Lân Lớp:K12HCH2 Bài kiểm tra điều kiện Môn:Quản lý nhà nước về tôn giáo và dân tộc Đề bài 1.Phân tích đặc điểm tín đồ tôn giáo ở Việt Nam 2.Quản lý nhà nước về dân tộc và miền núi hiện nay tập trung vào những lĩnh vực nào? Tại sao? Bài làm Câu 1:Đặc điểm tín đồ tôn giáo Việt Nam: Việt Nam là một quốc gia có nhiều thành phần dân tộc khác nhau và cũng là quốc gia đa tôn giáo,tín ngưỡng.Trên toàn quốc hiện nay có 95% dân số nước ta có đời sống tín ngưỡng.Trong đó có nhiều tín ngưỡng gắn liền với lễ và hội,mỗi tín ngưỡng,mỗi vùng lại có những lễ và hội riếng mang đậm nét văn hóa của khu vực đó Tính đến năm 2007,tổng tín đồ các tôn giáo ở Viêt Nam là 23 triệu.Từ năm 2005 đến năm 2007 tín đồ tang 2 triệu người. Các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều có những tín ngưỡng riêng gắn liền với đời sống kinh tế và tâm linh của mình.Việt Nam nằm ở vị trí giữa ngã ba của Đông Nam Á,giáp biển Đông-là nơi giao lưu của nhiều nguồn tư tưởng văn hóa khác nhau và có vị trí thuận lợi cho việc tiếp thu hai nền văn minh phương Đông là nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ Việt Nam là nơi quần cư có nhiều tộc người,lại có sự pha tạp nhiều dòng máu nên nhu cầu tâm linh phong phú,đa dạng.Lịch sử Việt Nam là lịch sử dựng nước gắn liền với giữ nước,ý thức chống giặc ngoại xâm trở thành ý thức thường trực trong mỗi người dân.Trong tâm thức người Việt Nam luôn tiềm ẩn,chứa đựng đạo lý “uống nước nhớ nguồn”.Điều đó thể hiện rất rõ trong đời sống sinh hoạt,tín ngưỡng,tôn giáo của họ Tín đồ là người tin theo một tôn giáo và được tổ chức tôn giáo thừa nhận Việt Nam là một quốc gia gồm nhiều thành phần dân tộc khác nhau và cũng là quốc gia đa tôn giáo tín ngưỡng.Theo thống kê,hiện nay trên cả nước có 13 tôn giáo với 36 tổ chức tôn giáo và một pháp môn tu hành được nhà nước công nhận,với gần 24 triệu tín đồ chiếm 27% dân số cả nước,có 83000 chức sắc,25000 chức việc,46 cơ sở đào tạo chức sắc tôn giáo,25000 cơ sở thờ tự.Trên toàn quốc hiện nay,có 95% dân số nước ta có đời sống tín ngưỡng Tín đồ tôn giáo ở Việt Nam có những đặc điểm sau Thứ nhất:tín đồ tôn giáo ở Việt Nam khá đông.Hiện nay ở nước ta có khoảng 24 triệu tín đồ các tôn giáo.:Phật giáo 10 triệu,Công giáo 6.2 triệu,Cao đài 2.4 triệu,Phật giáo hòa hảo 1.3 triệu,Tin lanh trên 1 triệu…Ngoài ra còn có hang chục triệu người tin theo các tín ngưỡng bản địa như tín ngưỡng dân gian của người Kinh,tín ngưỡng nguyên thủy của đồng bào các dân tộc thiểu số.Tổng cộng 95% dân số Việt Nam có đời sống tín ngưỡng,tâm linh,tôn giáo. Thứ hai:đa số tín đồ tôn giáo đều là ngôn dân lao động.Nước ta là nước nông nghiệp,nông dân chiếm tỉ lệ lớn,nên hầu hết tín đồ là nông dân cần cù trong lao động sản xuất và có tinh thần yêu nước.Ước tính,số tín đồ là nông dân của Phật giáo,Thiên chúa giáo là 80-85%,của Cao đài,Phạt giáo hòa hảo là 95%...Trong các giai đoạn lịch sử tín đồ các tôn giáo cũng là tằng lớp nông dân làm nên những chiến thắng vang dọi của dân tộc Thứ ba:trình độ nhận thức của tín đồ còn hạn chế.Nhìn chung tín đồ các tôn giáo ở Việt Nam hiểu giác lý không sâu sắc nhưng có nhu cầu cao trong sinh hoạt tôn giáo,nhất là những sinh hoạt tôn giáo cộng đồng mang tính chất lễ hội.Cho nên một số bộ phận tín đồ của các tôn giáo vẫn còn mê tín dị đoan,thậm chí cuồng tín để bị các phần tử thù địch lôi kéo,lợi dụng. Thứ tư:đồng bào tín đồ tôn giáo vừa là công dân vừa là tín đồ.Những quan điểm của Đảng ta từ ngày thành lập đến nay chứng minh rằng:Đảng coi quyền tự do tín ngưỡng là nhu cầu quan trọng của con người,là một trong những quyền côn dân,quyền chính đáng của con người.Cho nên các tín đồ,tu sĩ,chức sắc của các tôn giáo trước tiên là các công dân nên họ có quyền lợi và nghĩa vụ như tất cả các công dân khác.Bên cạnh đó các tín đồ,tu sĩ,chức sác tùy theo chức năng còn phải thực hiện các nhiệm vụ tương ứng Câu 2:Quản lý nhà nước về dân tộc và miền núi hiện nay trập trung vào các lĩnh vực Quản lý nhà nước về dân tộc,miền núi là quá trình tác động,điều hành,điều chỉnh các hoạt động kinh tế-xã hội của đồng bào các dân tộc thiểu số,để những hoạt động đó diễn ra theo đúng quan điểm,chính sách của Đảngvà pháp luật của nhà nước. Bởi vậy đối tượng quản lý Nhà nước về dân tộc thiểu số sẽ bao gồm trọn bộ các hoạt động kinh tế-xã hội diễn ra trong đời sống gắn với vùng cư trú của đồng bào dân tộc thiểu số,để không ngừng nân cao đời sống của đồng bào.Cụ thể trong một số lĩnh vực sau -Quản lý an ninh chính trị -Quản lý các hoạt động kinh tế -Quản lý các hoạt động văn hoa,xã hội,giáo dục,y tế -Quản lý an ninh,an toàn -Quản lý theo vùng,lãnh thổ Hiện nay các vấn đề về dân tộc thiểu số và miền núi luôn được đặt lên hang đầu trong vấn đề quản lý nhà nước để đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thực hiện đúng chính sách của Đảng,nhà nước,không vi phạm pháp luật Trước hết,quản lý nhà nước tập trung trên các lĩnh vực an ninh,chính trị nhằm nâng cao giác ngộ chính trị cho cán bộ và đồng bào các dân tộc thiểu số,làm cho mọi người quan triệt chính sách dân tộc,chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước.Tăng cường ý thức chấp hành pháp luật,tinh thần đoàn kết dân tộc,góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc.Bên cạnh đó cũng tuyên truyền,giáo dục cho đồng bào nhận rõ âm mưu,thủ đoạn của các thế lực thù địch,lợi dụng những vấn đề lịch sử,vấn đề dân tộc,tôn giáo hơcj những sai sót,sự thoái hóa biến chất của một số can bộ hòng xuyên tạc,gây chia rẽ kích động hận thù dân tộc,gieo rắc hoang mang cho nhân dân,phá hoại việc thực hiện chủ trương ,chính sách của Đảng và Nhà nước. Quản lý các lĩnh vực van hóa,y tế,giáo dục,xã hội… để giải quyết các vấn đề như:xóa nạn mù chữ,phổ cập giáo dục tiểu học,khôi phục,sửa chữa,xây dựng đài truyền hình,cơ sở y tế,trường học đường xá… để cải thiện đời sống tinh thần và vật chất cho đồng bào dân tộc.Bê cạnh đó còn nâng cao dân trí đồng bào,mở mang hiểu biết,tránh vì thiếu hiểu biết mà nghe theo thế lực thù địch.Bên cạnh đó,còn phải đáp ứng cho người dân nhu cầu khám chữa bệnh để người dân miền núi không chữa bệnh theo các mù quáng,mê tín dị đoan như trước nữa. Quản lý các hoạt động về kinh tế tức là tạo điều kiện để mở rộng giao lưu hang hóa giữa các nước bạn và nhân dân vùng biên giới nhưng phải có trật tự,đưa hoạt động vào nề nếp.Ngăn chặn và chấm dứt tình trạng mua bán tùy tiện,gây lộn xộn,tình trang buôn lậu,đổi tiền trái pháp luật.Các lực lượng vũ trang,biên phòng ,hải quan,công an thuế vụ,quản lý thị trường có ý thức,trách nhiệm,phối hợp chặt chẽ với các đơn vị ban và quân dân tự vệ địa phương để giữ vững an ninh biên giới,đem lại cuộc sống bình yên cho nhân dân Quản lý theo vùng,lãnh thổ là nhiệm vụ quan trọng để giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ của đất nước,để tránh xung đột xảy ra.Quản lý theo vùng.lãnh thổ để dễ dàng quản lý và đảm bảo an ninh,chính trị,kinh tế những như nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân