« Home « Kết quả tìm kiếm

Hoạch định chiến lược kinh doanh viễn thông điện lực tại Tổng công ty Điện lực miền Bắc giai đoạn 2010 – 2015


Tóm tắt Xem thử

- TRỊNH QUANG MINH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VIỄN THÔNG ĐIỆN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC GIAI ĐOẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ NỘI, 2010 TRỊNH QUANG MINH CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH KHOÁ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
- TRỊNH QUANG MINH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VIỄN THÔNG ĐIỆN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC GIAI ĐOẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.
- 8 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 1.1.
- TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH.
- Khái niệm về chiến lược kinh doanh.
- Các yêu cầu của chiến lược kinh doanh.
- Vai trò của chiến lược kinh doanh đối với các doanh nghiệp.
- Quản trị chiến lược.
- HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH.
- Trình tự, nội dung các bước hoạch định chiến lược kinh doanh.
- Phân tích môi trường kinh doanh.
- Xác định sứ mệnh, mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.
- Phân tích và lựa chọn các phương án chiến lược.
- Xây dựng các chiến lược cho bộ phận chức năng chức năng để thực hiện các phương án chiến lược.
- 38 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG, CÁC CĂN CỨ HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VIỄN THÔNG ĐIỆN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC 2.1.
- Kết quả sản xuất kinh doanh.
- Đánh giá chung về tình hình sản xuất, kinh doanh của EVNNPC.
- Đánh giá chung năng lực, tình hình sản xuất kinh doanh của EVNTelecom.
- Doanh nghiệp viễn thông và vấn đề xây dựng chiến lược phát triển ngành.
- 111 CHƯƠNG III: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VIỄN THÔNG ĐIỆN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC GIAI ĐOẠN .
- Sứ mệnh, mục tiêu chiến lược về KDVT của EVNNPC đến năm 2015.
- XÂY DỰNG CÁC PHƯƠNG ÁN CHIẾN LƯỢC TRONG LĨNH VỰC KDVT ĐIỆN LỰC CHO EVNNPC GIAI ĐOẠN .
- Cơ sở lựa chọn chiến lược theo mô hình SWOT.
- Các phương án chiến lược KDVT của EVNNPC đến năm 2015.
- XÂY DỰNG CÁC CHIẾN LƯỢC CHO BỘ PHẬN CHỨC NĂNG.
- Chiến lược và kế hoạch về Marketing.
- Chiến lược công nghệ, thiết bị.
- Chiến lược về tổ chức quản lý, phát triển nguồn nhân lực.
- Chiến lược và kế hoạch về tài chính.
- 133 Đại học Bách khoa Hà Nội Khoá Trịnh Quang Minh - Luận văn thạc sĩ QTKD Trang 4/133 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVNNPC Tổng công ty Điện lực miền Bắc EVNTelecom Công ty thông tin viễn thông Điện lực CBCNV Cán bộ công nhân viên VTCC Viễn thông công cộng ĐTXD Đầu tư xây dựng QLVH Quản lý vận hành KDVT Kinh doanh viễn thông BTS Trạm thu phát sóng viễn thông TBĐC Thiết bị đầu cuối CDMA450 Công nghệ mạng đa truy nhập tần số 450 MHz 3G Công nghệ mạng thế hệ thứ ba E-Com Điện thoại cố định không dây E-Phone Điện thoại di động nội vùng E-Mobile Điện thoại di động toàn quốc E-Tel Điện thoại cố điện có dây E-Net Internet (ADSL, qua mạng truyền hình cáp) E-Line Kênh thuê riêng ADSL Internet băng thông rộng FTTx Internet băng thông rộng bằng cáp quang Đại học Bách khoa Hà Nội Khoá Trịnh Quang Minh - Luận văn thạc sĩ QTKD Trang 5/133 DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ TÊN TRANG Bảng 1.1: Trình tự các bước hoạch định chiến lược kinh doanh 16 Bảng 1.2: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài - Ma trận EFE 20 Bảng 1.3: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong - Ma trận IFE 26 Bảng 1.4: Ma trận SWOT 36 Bảng 2.1: Kết quả sản xuất kinh doanh hợp nhất của EVNNPC trong 3 năm gần đây 43 Bảng 2.2: Kết quả sản xuất kinh doanh lĩnh vực viễn thông điện lực của EVNNPC trong 3 năm gần đây 44 Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng GDP trong 5 năm gần đây 60 Bảng 2.4: Tốc độ tăng trưởng bình quân CPI trong 5 năm gần đây 62 Bảng 2.5: Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị trong 5 năm gần đây 65 Bảng 2.6: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài - Ma trận EFE 71 Bảng 2.7: Bảng tổng hợp các cơ hội và nguy cơ từ các yếu tố môi trường vĩ mô 72 Bảng 2.8: Bảng tổng hợp doanh thu, lợi nhuận của các doanh nghiệp KDVT năm 2009 81 Bảng 2.9: Bảng tổng hợp thị phần các dịch vụ viễn thông cơ bản của các doanh nghiệp viễn thông năm 2008 83 Bảng 2.10: Bảng tổng hợp đánh giá khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp 86 Bảng 2.11: Bảng tổng hợp các cơ hội và nguy cơ từ các yếu tố môi trường vi mô 94 Bảng 2.12: Bảng tổng hợp danh mục ĐTXD trạm BTS 96 Bảng 2.13: Bảng tổng hợp thành phần CBCNV theo chức danh của EVNNPC (đến Bảng 2.14: Bảng tổng hợp thành phần CBCNV theo trình độ chuyên môn của EVNNPC (đến Bảng 2.15: Bảng cân đối kế toán (tại thời điểm 31/12 năm báo cáo) 105 Bảng 2.16: Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ doanh nghiệp - Ma trận IFE 112 Bảng 2.17: Bảng tổng hợp các điểm mạnh và điểm yếu từ các yếu tố môi trường nội bộ EVNNPC 113 Bảng 3.1: Các chỉ tiêu chủ yếu về KDVT của EVNNPC đến năm 2015 115 Đại học Bách khoa Hà Nội Khoá Trịnh Quang Minh - Luận văn thạc sĩ QTKD Trang 6/133 Bảng 3.2: Ma trận SWOT để hình thành các phương án chiến lược 116Hình 1.1: Quá trình quản trị chiến lược kinh doanh 14 Hình 1.2: Mô hình quản trị chiến lược 16 Hình 1.3: Các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh của doanh nghiệp 17 Hình 1.4: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter 21 Hình 1.5: Ma trận chiến lược chính 31 Hình 1.6: Ma trận BCG 33 Hình 1.7: Ma trận McKinsey 34 Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức EVNNPC 42 Hình 2.2: Đồ thị biến động các yếu tố kinh tế chính các năm gần đây 60 Đại học Bách khoa Hà Nội Khoá Trịnh Quang Minh - Luận văn thạc sĩ QTKD Trang 7/133 PHẦN MỞ ĐẦU 1.
- Muốn tồn tại và phát triển các doanh nghiệp viễn thông phải vạch ra các chính sách, chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm phát huy các điểm mạnh, tận dụng các cơ hội và hạn chế, giảm thiểu các nguy cơ để từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Trước tình hình đó, EVNNPC, một trong những doanh nghiệp phân phối điện năng lớn của EVN, với hai nhiệm vụ chính trị chính đó là: sản xuất, phân phối, kinh doanh điện năng và KDVT công cộng (mạng viễn thông điện lực), cũng như các đơn vị khác trong ngành đứng trước những thách thức to lớn trong lĩnh vực KDVT bởi tham gia thị trường viễn thông cạnh tranh gay gắt, sống còn.
- Song nhìn chung hiệu quả kinh doanh còn chưa cao, chưa thật ổn định, tính cạnh tranh còn hạn chế, còn một số bất cập trong quản lý, điều hành, đổi mới công nghệ, đào tạo và thu hút nhân lực.
- Để tồn tại và phát triển bền vững cần thiết phải có một chiến lược hợp lý, những giải pháp hỗ trợ phù hợp để đáp ứng nhu cầu thị trường và thích nghi những biến động phức tạp của môi trường nhằm đưa EVNNPC phát triển về mọi mặt và đặc biệt trở thành Tổng công ty có thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực đầu tư, QLVH, KDVT công cộng trong ngành và góp phần xây dựng, phát triển thương hiệu Viễn thông Điện lực nói chung.
- Từ thực tế đó đề tài luận văn về: “Hoạch định chiến lược kinh doanh viễn thông điện lực tại Tổng Công ty Điện lực miền Bắc giai đoạn là một Đại học Bách khoa Hà Nội Khoá Trịnh Quang Minh - Luận văn thạc sĩ QTKD Trang 8/133 nhu cầu cấp thiết hiện nay để có thể giúp cho EVNNPC chủ động, nâng cao hiệu quả kinh doanh, phát triển và cạnh tranh thành công trên thị trường viễn thông trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai.
- Phạm vi nghiên cứu: Công tác hoạch định chiến lược kinh doanh trong lĩnh vực KDVT điện lực tại EVNNPC.
- Các thông tin cần thiết cho việc hoạch định chiến lược KDVT điện lực tại EVNNPC giai đoạn .
- Tìm hiểu, nghiên cứu, tổng hợp các vấn đề về lý luận, phương pháp luận về chiến lược, quản trị chiến lược và hoạch định chiến lược kinh doanh.
- Tìm hiểu, phân tích môi trường bên ngoài và thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông điện lực của EVNNPC.
- Từ đó vận dụng các vấn đề lý thuyết, lý luận về chiến lược đã nghiên cứu để hoạch định chiến lược KDVT điện lực cho EVNNPC trong giai đoạn .
- Phương pháp nghiên cứu của luận văn: Trên cơ sở của lý luận về hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, luận văn sử dụng các phương pháp sau.
- Chương I: Cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược kinh doanh.
- Đại học Bách khoa Hà Nội Khoá Trịnh Quang Minh - Luận văn thạc sĩ QTKD Trang 9/133 - Chương II: Phân tích hiện trạng, các căn cứ hình thành chiến lược KDVT điện lực tại EVNNPC.
- Chương III: Hoạch định chiến lược KDVT điện lực tại EVNNPC giai đoạn .
- Đại học Bách khoa Hà Nội Khoá Trịnh Quang Minh - Luận văn thạc sĩ QTKD Trang 10/133 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 1.1.
- TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 1.1.1.
- Khái niệm về chiến lược kinh doanh: “Chiến lược” là thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “Strategos” dùng trong lĩnh vực quân sự.
- Nhà lý luận quân sự thời cận đại Clawzevit cũng cho rằng: Chiến lược quân sự là nghệ thuật chỉ huy ở vị trí ưu thế.
- Một xuất bản của từ điển Larouse cho rằng: Chiến lược là nghệ thuật chỉ huy cao cấp nhằm xoay chuyển tình thế, biến đổi tình trạng so sánh lực lượng quân sự trên chiến trường từ yếu thành mạnh, từ bị động sang chủ động để giành chiến thắng.
- Từ giữa thế kỷ XX, thuật ngữ chiến lược đã được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực kinh tế ở cả bình diện vĩ mô cũng như vi mô.
- Ở bình diện quản lý vĩ mô, chiến lược được dùng để chỉ những kế hoạch phát triển dài hạn, toàn diện, cơ bản về những định hướng của ngành, lĩnh vực hay vùng lãnh thổ.
- Ở bình diện quản lý vi mô, các chiến lược cũng nhằm tới sự phát triển nhưng gắn chặt với ý nghĩa kinh doanh.
- Cho nên ở các doanh nghiệp, người ta thường nói đến “chiến lược kinh doanh” của doanh nghiệp.
- Trong kinh doanh, nguồn lực của doanh nghiệp bao giờ cũng hữu hạn, môi trường kinh doanh lại luôn biến động, trong lúc đó một doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều nhà cạnh tranh.
- Kinh doanh trên thương trường cũng chẳng khác gì chiến đấu trên chiến trường.
- Từ đó, nghệ thuật điều hành kinh doanh ở nhiều khía cạnh tương tự như trong quân sự.
- Tuy nhiên, quan niệm về chiến lược kinh doanh cũng được phát triển dần theo thời gian và có nhiều cách tiếp cận khác nhau.
- Tiếp cận theo nghĩa “cạnh tranh”, một nhóm tác giả có quan điểm coi chiến lược kinh doanh là một nghệ thuật để giành thắng lợi trong cạnh tranh.
- Theo Micheal E.Porter: “Chiến lược kinh doanh là một nghệ thuật xây dựng các lợi thế cạnh tranh để phòng thủ”.
- Đại học Bách khoa Hà Nội Khoá Trịnh Quang Minh - Luận văn thạc sĩ QTKD Trang 11/133 - Theo K.Ohmae: “Mục đích của chiến lược là mang lại những điều thuận lợi nhất cho mọi phía, đánh giá thời điểm tấn công hay rút lui, xác định đúng ranh giới của sự thỏa hiệp” và ông nhấn mạnh: “Không có đối thủ cạnh tranh thì không cần chiến lược, mục đích duy nhất của chiến lược là đảm bảo giành thắng lợi bền vững đối với đối thủ cạnh tranh.
- Tiếp cận theo hướng khác, có một nhóm tác giả cho rằng chiến lược là tập hợp các kế hoạch làm cơ sở hướng dẫn các hoạt động.
- Nhóm tác giả Garry D.Smith, Danny R.Amold, Bopby G.Bizrell trong cuốn “Chiến lược và sách lược kinh doanh” cho rằng: “Chiến lược được định ra như là kế hoạch hoặc sơ đồ tác nghiệp tổng quát dẫn dắt hoặc định hướng tổ chức đi đến mục tiêu mong muốn.
- Theo Alfred Chandler: “Chiến lược kinh doanh bao hàm việc ấn định các mục tiêu cơ bản dài hạn của ngành, đồng thời lựa chọn cách thức hoặc tiến trình hành động và phân bổ các tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó”.
- Qua một số ý tưởng và quan niệm đã nêu, ta nhận thấy “chiến lược” là một khái niệm khá trừu tượng, các quan niệm nêu trên không hoàn toàn giống nhau, không đồng nhất.
- Thực ra khái niệm “chiến lược” chỉ tồn tại trong đầu óc, trong suy nghĩ của ai đó quan tâm đến chiến lược, đó là những phát minh, sáng tạo của những Nhà chiến lược về cách thức hành động của doanh nghiệp trong tương lai sao cho có thể dành được lợi thế trên thị trường, đạt được những mục tiêu cơ bản và quan trọng nhất là tạo đà cho sự phát triển bền vững, không ngừng của doanh nghiệp.
- Từ các cách tiếp cận và phân tích trên, có thể khái quát định nghĩa chiến lược kinh doanh như sau: Chiến lược kinh doanh là phương pháp, cách thức, mưu lược nhằm phát huy điểm mạnh của doanh nghiệp để giành lấy các cơ hội bên ngoài giúp cho doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh trước mắt và lâu dài.
- Tính định hướng của chiến lược nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển liên tục, vững chắc trong môi trường kinh doanh thường xuyên biến động.
- Chiến lược kinh doanh giúp các doanh nghiệp đạt được mục tiêu trước mắt và lâu dài, tổng thể và bộ phận, là một điều hết sức quan trọng và cần thiết.
- Mục đích của việc hoạch định chiến lược kinh doanh là “dự kiến tương lai trong hiện tại”.
- Dựa vào chiến lược kinh doanh, các nhà quản lý có thể lập các kế hoạch cho những năm tiếp theo.
- Một chiến lược vững mạnh luôn cần đến khả năng điều hành linh hoạt, sử dụng được các nguồn lực vật chất, tài chính và con người một cách thích ứng.
- Đại học Bách khoa Hà Nội Khoá Trịnh Quang Minh - Luận văn thạc sĩ QTKD Trang 12/133 Như vậy, có thể hiểu chiến lược là phương thức mà các doanh nghiệp sử dụng để định hướng tương lai nhằm đạt được những thành công.
- Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp được hiểu là tập hợp thống nhất các mục tiêu, các chính sách và sự phối hợp các hoạt động của các đơn vị kinh doanh trong chiến lược tổng thể của doanh nghiệp.
- Các yêu cầu của chiến lược kinh doanh: Chiến lược kinh doanh cần phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau.
- Chiến lược kinh doanh phải xác định rõ những mục tiêu cơ bản cần phải đạt được trong từng thời kỳ và cần phải quán triệt ở mọi cấp, mọi lĩnh vực hoạt động trong doanh nghiệp.
- Chiến lược kinh doanh phải khả thi: Nội dung, mục tiêu của chiến lược phải phù hợp thực tế của doanh nghiệp, phù hợp với lợi ích của mọi người trong doanh nghiệp, phải phù hợp với các mục tiêu chung của doanh nghiệp.
- Chiến lược kinh doanh phải đảm bảo huy động tối đa và kết hợp một cách tối ưu việc khai thác và sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp trong kinh doanh nhằm phát huy được những lợi thế, nắm bắt những cơ hội để giành ưu thế trong cạnh tranh.
- Chiến lược kinh doanh phải có tính linh hoạt đáp ứng theo sự thay đổi của môi trường.
- Chiến lược kinh doanh phải đảm bảo được sự an toàn trong kinh doanh cho doanh nghiệp.
- Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp được phản ánh trong một quá trình liên tục từ xây dựng đến thực hiện, đánh giá, kiểm tra, điều chỉnh.
- Chẳng hạn, trong chiến lược kinh doanh đặt ra cho doanh nghiệp phải có đồng phục, logo, Đại học Bách khoa Hà Nội Khoá Trịnh Quang Minh - Luận văn thạc sĩ QTKD Trang 13/133 các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao,… những điều đó sẽ tạo ra sức mạnh cạnh tranh và đó là tài sản vô hình của doanh nghiệp.
- Là cơ sở, căn cứ để lựa chọn phương án kinh doanh, phương án đầu tư, đổi mới công nghệ, mở rộng thị trường,… Như vậy, doanh nghiệp muốn tồn tại, ứng phó được những thay đổi thường xuyên diễn ra trên thị trường, muốn giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh khốc liệt thì phải có chiến lược kinh doanh phù hợp.
- Điều đó một lần nữa khẳng định: Chiến lược kinh doanh là yếu tố không thể thiếu đối với sự tồn tại của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.
- Quản trị chiến lược: 1.1.4.1.
- Khái niệm, vai trò của quản trị chiến lược: Nhóm tác giả Garry D.Smith, Danny R.Amold, Bopby G.Bizrell trong cuốn “Chiến lược và sách lược kinh doanh” cho rằng: “Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu môi trường kinh doanh hiện tại và tương lai.
- Quản trị chiến lược có thể định nghĩa như là một nghệ thuật và khoa học thiết lập, thực hiện và đánh giá các quyết định liên quan nhiều chức năng cho phép một tổ chức đạt được các mục tiêu đề ra.
- Quản trị chiến lược tập trung vào việc hợp nhất việc quản trị, tiếp thị, tài chính kế toán, sản xuất, nghiên cứu phát triển và các hệ thống thông tin các lĩnh vực kinh doanh để đạt được thành công của tổ chức.
- Trong điều kiện môi trường kinh doanh luôn biến động như hiện nay, thường tạo ra những cơ hội và nguy cơ bất ngờ, quá trình quản trị chiến lược giúp chúng ta nhận biết được cơ hội và nguy cơ trong tương lai, các doanh nghiệp xác định rõ hướng đi, vượt qua những thử thách trong thương trường, vươn tới tương lai bằng nỗ lực của chính mình.
- Quá trình quản trị chiến lược giúp cho doanh nghiệp gắn kết được kế hoạch đề ra và môi trường bên ngoài, sự biến động càng lớn doanh nghiệp càng phải cố gắng chủ động.
- Để có thể tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải xây dựng cho mình hệ thống quản trị chiến lược có tính thích ứng, thay đổi cùng với sự biến động của thị trường.
- Do vậy quản trị chiến lược đi theo hướng hành động hướng tới Đại học Bách khoa Hà Nội Khoá Trịnh Quang Minh - Luận văn thạc sĩ QTKD Trang 14/133 tương lai, không chấp nhận việc đi theo thị trường, mà nó có tác động thay đổi môi trường kinh doanh.
- Nhờ việc vận dụng quá trình quản trị chiến lược đã đem lại cho doanh nghiệp thành công hơn, do đoán được xu hướng vận động của thị trường, doanh nghiệp sẽ gắn liền các quyết định đề ra với điều kiện môi trường liên quan.
- Tóm lại, quản trị chiến lược là một sản phẩm của khoa học quản lý hiện đại dựa trên cơ sở thực tiễn, đúc kết kinh nghiệm của rất nhiều công ty.
- Tuy vậy mức độ thành công của mỗi doanh nghiệp lại phụ thuộc vào năng lực triển khai, thực hiện, kiểm soát của hệ thống bên trong và được xem như là nghệ thuật trong quản trị kinh doanh.
- Quá trình quản trị chiến lược kinh doanh: Quản trị chiến lược gồm có ba giai đoạn cơ bản: Hình 1.1: Quá trình quản trị chiến lược kinh doanh (Nguồn: Chiến lược và sách lược kinh doanh - Garry D.
- Hoạch định chiến lược: Thiết lập chiến lược gồm việc phát triển nhiệm vụ kinh doanh, xác định các cơ hội, nguy cơ đến với doanh nghiệp từ bên ngoài, chỉ rõ các điểm mạnh, điểm yếu bên trong, thiết lập các mục tiêu dài hạn, tạo ra các chiến lược thay thế và chọn ra các chiến lược đặc thù để theo đuổi.
- Thực hiện chiến lược: Hình thành hoặc xây dựng chiến lược là chưa đủ đối với các nhân viên của doanh nghiệp mà cần phải thực hiện chiến lược.
- Thực hiện chiến lược là quá trình đưa những chiến lược khác nhau của doanh nghiệp vào thực thi.
- Các biện pháp thực hiện những cấp khác nhau của chiến lược được gắn chặt với việc xây dựng chiến lược.
- Đánh giá, kiểm tra, điều chỉnh: Hoạch định chiến lược Tổ chức thực hiện Đánh giá, kiểm tra, điều chỉnh

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt