« Home « Kết quả tìm kiếm

Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH Sinam đến năm 2020


Tóm tắt Xem thử

- NGUYỄN MINH ĐỨC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY TNHH SINAM ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS.
- Nhưng theo đánh giá của các chuyên gia thì các công ty chưa hoạch định tốt định hướng chiến lược phát triển kinh doanh trong tương lai.
- Điều này phụ thuộc nhiều vào công việc xây dựng, định hướng và triển khai chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp.
- Nhưng đòi hỏi các công ty muốn phát triển bền vững thì phải có chiến lược kinh doanh đúng đắn.
- Vì vậy việc lựa chọn đề tài “Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty thiết bị y tế và khoa học kỹ thuật Sinam đến năm 2020” là một vấn đề cấp thiết có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn.
- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Mục đích cơ bản của luận văn về hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để làm cơ sở hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty Sinam (Sinh Nam).
- Việc phân tích nội bộ giúp chỉ ra các điểm mạnh và điểm yếu của mình so với đối thủ cạnh tranh để làm cơ sở xác định mục tiêu chiến lược và giải pháp chiến lược.
- Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty Sinh Nam đến năm 2020 bao gồm: thiết lập sứ mệnh, phân tích các yếu tố cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu để lập sơ đồ SWOT từ đó đưa ra các chiến lược, đề xuất lựa chọn các giải pháp thực hiện chiến lược và lộ trình thực hiện các giải pháp.
- NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN - Hệ thống hóa và tổng hợp các vấn đề lý luận, phương pháp luận về công tác hoạch định chiến lược kinh doanh.
- Phân tích cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu để đưa ra các chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh của công ty Sinh Nam trong tương lai.
- Luận văn được chia làm 3 chương: Chương I: Khái quát cơ sở lý thuyết về chiến lược và hoạch định chiến lược nhằm giúp cho chúng ta nắm bắt được phương pháp và trình tự để xây dựng chiến lược.
- Nguyễn Minh Đức Luận văn thạc sĩ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 3 Chương II: Giới thiệu công ty, phân tích môi trường kinh tế và môi trường nội bộ doanh nghiệp nhằm xác định cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu cho công ty để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp.
- Chương III: Xác định các mục tiêu, giải pháp và lộ trình để thực hiện những chiến lược.
- Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2010 Học viên Nguyễn Minh Đức Nguyễn Minh Đức Luận văn thạc sĩ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 4CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC 1.1.
- Chiến lược và phân loại chiến lược 1.1.1.
- Những người cuối cùng có trách nhiệm lập kế hoạch và thực hiện chiến lược trong công ty.
- Theo quan điểm hiện đại, chiến lược được định nghĩa theo nhiều cách.
- Trong những năm 1980, chiến lược đã được quan niệm như có hai vấn đề trách nhiệm và qui trình.
- Có việc xây dựng và trách nhiệm thực hiện chiến lược, nơi tham gia xây dựng qui hoạch chiến lược và thực hiện những mục liên quan đến chiến lược quy hoạch.
- Quan điểm truyền thống: Theo Alfred Chandker “chiến lược kinh doanh là tiến trình xác định các mục tiêu cơ bản và dài hạn của doanh nghiệp, lựa chọn các chính sách, chương trình hành động và phân bổ các nguồn lực để đạt được các mục tiêu đó”.
- Theo nhóm tác giả này, quan điểm chiến lược kinh doanh là nghệ thuật để giành thắng lợi trong cạnh tranh được phổ biến ngày nay.
- Theo hướng tiếp cận về khía cạnh quản lý có các quan điểm sau: Theo James B.Quinn: “Chiến lược là một dạng thức hoặc một kế hoạch phối hợp các mục tiêu chính, các chính sách và các mục tiêu hành động thành một tổng thể kết dính với nhau” Nguyễn Minh Đức Luận văn thạc sĩ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 5 Theo William J.Gueck: “Chiến lược kinh doanh là một kế hoạch mang tính thống nhất, tính toàn diện và tính phối hợp được thiết kế để đảm bảo rằng các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp được thực hiện.
- [7] Vậy có gì khác giữa kế hoạch kinh doanh và chiến lược kinh doanh? Kế hoạch kinh doanh là quá trình lặp đi, lặp lại công tác hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh đã được hoạch định.
- Khác về bản chất so với kế hoạch, đặc trưng cơ bản của chiến lược là động và tấn công.
- Cái gì phân biệt chiến lược kinh doanh trong tất cả các loại hình khác của kế hoạch kinh doanh, có thể nói gọn trong câu sau “đó là lợi thế cạnh tranh”.
- Mục đích của chiến lược là đảm bảo thắng lợi trước đối thủ cạnh tranh.
- Cũng theo cách tiếp cận này M.Porter cho rằng “chiến lược kinh doanh là nghệ thuật xây dựng lợi thế cạnh tranh.
- Quan điểm hiện đại: theo quan niệm mới, nội dung chiến lược bao gồm “5P” là.
- Tiếp cận từ góc độ cung cầu, chiến lược kinh doanh có nhiều dạng.
- Chiến lược mở rộng thị trường tức là mở rộng qui mô doanh số và thị phần.
- Chiến lược kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm: một sản phẩm bao giờ cũng có một chu kỳ, đó là “ra mắt – tăng trưởng – bão hòa – suy thoái”.
- Mục đích của chiến lược này là kéo dài thời kỳ tăng trưởng bằng cách tạo cho nó một chức năng mới hay một công dụng mới để sản phẩm đó có lợi cho người tiêu dùng.
- Chiến lược phòng thủ, thường được sử dụng cho sản phẩm ở giai đoạn bão hòa.
- Chiến lược này tương đối tiêu cực và chưa chắc tốt.
- Nguyễn Minh Đức Luận văn thạc sĩ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 6 - Chiến lược hớt váng, là chiến lược thu lợi ngay của sản phẩm bằng cách định giá cao, thu lợi nhuận kỳ vọng.
- Một mô hình hoạt động lâu dài, ví dụ một công ty thường xuyên tiếp thị những sản phẩm giá đắt thì họ đang sử dụng chiến lược "tập trung vào đối tượng có thu nhập cao.
- Vậy chiến lược kinh doanh là thể hiện một tầm nhìn dài hạn, một quan điểm, một triết lý về kinh doanh, chiến lược có khía cạnh tạo chân lý của một công ty, văn hóa, thương phẩm, thương hiệu cho công ty nhằm mục tiêu phát triển doanh nghiệp và những giải pháp chủ yếu để thực hiện mục tiêu đã đề ra.
- Phân loại chiến lược kinh doanh Có nhiều cách phân loại chiến lược kinh doanh.
- Tùy theo căn cứ phân loại mà hình thành các chiến lược khác nhau.
- Phân loại theo cấp xây dựng và quản lý chiến lược Chiến lược cấp công ty: là chiến lược bao trùm toàn bộ hoạt động của tổng công ty, nhằm mục đích hiện thực hóa nhiệm vụ chiến lược và các mục tiêu chính của công ty, đánh giá khả năng thực hiện chiến lược và phân tích danh mục sử dụng vốn đầu tư.
- Chiến lược công ty đề ra nhằm xác định các hoạt động kinh doanh mà trong đó công ty sẽ cạnh tranh và phân phối các nguồn lực giữa các hoạt động kinh doanh đó.
- Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh nhằm xác định việc lựa chọn sản phẩm hoặc thị trường cụ thể cho hoạt động kinh doanh riêng trong nội bộ công ty, xác định cách thức mỗi đơn vị kinh doanh thực hiện chức năng nhiệm vụ ra sao để góp Nguyễn Minh Đức Luận văn thạc sĩ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 7phần hoàn thành chiến lược chung và chiến lược của các đơn vị khác trong công ty để hậu thuẫn cho việc hoàn thành chiến lược và mục tiêu chung.
- Nếu công ty là đơn ngành thì chiến lược cấp đơn vị kinh doanh có thể coi là chiến lược cấp công ty.
- Xây dựng chiến lược các cấp đều giống nhau.
- Phân loại theo lĩnh vực kinh doanh Chiến lược sản xuất sản phẩm: chọn cấu trúc sản phẩm phù hợp với cấu trúc chế tạo giúp công ty giảm thiểu chi phí, tạo được ưu thế cạnh tranh trên thị trường về giá sản phẩm đó là thế mạnh của công ty.
- Chiến lược này đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp để đạt được vị thế chi phí thấp.
- Chiến lược khoa học và công nghệ: trong các chức năng kinh doanh thì việc đầu tư vào nghiên cứu phát triển thường tạo giá trị cao.
- Chiến lược khoa học công nghệ có thể tập trung vào 3 loại chính là: chiến lược đổi mới sản phẩm, chiến lược phát triển sản phẩm và những chiến lược đổi mới công nghệ chế tạo.
- Nguyễn Minh Đức Luận văn thạc sĩ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 8 Chiến lược thông tin: các hệ thống thông tin cần được hỗ trợ cho các mục đích và mục tiêu của doanh nghiệp.
- Chiến lược tài chính: Doanh nghiệp xử lý tốt hệ thống tài chính không ngừng củng cố và phát triển kinh doanh ngày càng đi lên.
- Phân loại theo dạng chiến lược sản xuất kinh doanh Chiến lược xâm nhập và mở rộng thị trường: tìm kiếm cơ hội phát triển thị trường mà doanh nghiệp đang hoạt động với hàng hóa, dịch vụ hiện có bằng các biện pháp marketing, giảm giá.
- Chiến lược phát triển sản phẩm: nghiên cứu đưa ra những sản phẩm mới, cải tiến nâng cao chất lượng, thay thế cải tiến mẫu mã bao bì hay giảm giá sản phẩm cũ.
- Chiến lược đa dạng hóa trong kinh doanh: mở ra các lĩnh vực kinh doanh mới, kết hợp sản xuất và dịch vụ để hấp dẫn khách hàng.
- Chiến lược giá cả: doanh nghiệp sản xuất số lượng sản phẩm lớn, áp dụng công nghệ tiên tiến năng suất cao, tăng cường các biện pháp quản lý để hạ thấp chi phí trong sản xuất.
- Chiến lược marketing hỗn hợp (marketing-mix) “Marketing mix là sự phối hợp hay sắp xếp các thành phần của marketing sao cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế để sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp”.
- Các chiến lược cấp công ty Các chiến lược cấp công ty là hệ thống những chiến lược tổng quát bao trùm toàn bộ các chương trình hành động nhằm vào mục đích thực hiện nhiệm vụ chiến lược và các mục tiêu chính của công ty.
- Tái cấu trúc doanh nghiệp gắn liền với việc điều chỉnh chiến lược hiện tại cũng như lựa chọn các chiến lược kinh doanh mới.
- Trong thực tế đối với cấp công ty những chiến lược cơ bản có thể lựa chọn bao gồm: 1.3.1.
- Các chiến lược tăng trưởng Chiến lược tăng trưởng là những giải pháp định hướng có khả năng giúp cho công ty gia tăng doanh số và lợi nhuận cho các đơn vị kinh doanh cao hơn hoặc bằng tỷ lệ tăng trưởng bình quân của ngành.
- Chiến lược này gắn liền với mục tiêu tăng trưởng nhanh hoặc tăng trưởng ổn định.
- Chiến lược tăng trưởng tập trung Chiến lược tăng trưởng tập trung là những giải pháp được thực hiện nhằm tăng doanh số và lợi nhuận bằng cách đặt trọng tâm vào hai yếu tố cơ bản là sản phẩm và thị trường.
- Chiến lược này giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa những khả năng tiềm tàng trong nội bộ và khai thác triệt để các cơ hội thị trường bên ngoài.
- Chiến lược tăng trưởng tập trung có khả năng duy trì văn hóa tổ chức bề vững, hiệu quả, chất lượng và hình ảnh doanh nghiệp.
- Trong thực tế chiến lược này phù hợp với những ngành kinh doanh còn có khả năng khai thác thị trường, nhãn hiệu hàng hóa có uy tín, sản phẩm có khả năng cải tiến hay đa dạng hóa mẫu mã.
- Ba nhóm chiến lược tăng trưởng tập trung là.
- Chiến lược thâm nhập thị trường: tìm cách tăng thị phần các sản phẩm hiện có, giữ nguyên thị trường tiêu thụ bằng các nỗ lực marketing.
- Chiến lược phát triển thị trường: tìm cách đưa vào thị trường mới để tiêu thụ các sản phẩm hiện có.
- Theo chiến lược này khi qui mô nhu cầu của thị trường Nguyễn Minh Đức Luận văn thạc sĩ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 10hiện tại bị thu hẹp cần nỗ lực tìm kiếm thị trường mới để bán các sản phẩm hiện đang sản xuất.
- Chiến lược phát triển sản phẩm mới: đưa các sản phẩm mới vào thị trường vốn có để tiêu thụ.
- Sản phẩm mới được lựa chọn theo chiến lược là sản phẩm mới cải tiến, sản phẩm mới hoàn thành, sản phẩm mới mô phỏng.
- Lợi thế của các chiến lược tập trung là dồn mọi nguồn lực vào hoạt động sở trường của doanh nghiệp.
- Chiến lược tăng trưởng hội nhập thường được áp dụng khi các cơ hội mới phù hợp với mục tiêu lâu dài của công ty, có thể giúp công ty củng cố và tăng cường vị thế cạnh tranh trên thị trường, phát huy các tiềm tàng trong nội bộ, khắc phục những khó khăn mà công ty đang đương đầu.
- Muốn thực hiện chiến lược tăng trưởng hội nhập có hiệu quả doanh nghiệp cần có những điều kiện cơ bản như: có đủ nguồn vốn để đầu tư, nguồn nhân lực có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ mới, cơ cấu tổ chức phải điều chỉnh thích nghi với chiến lược mới.
- Hội nhập có hai loại: hội nhập về phía sau và hội nhập về phía trước Nguyễn Minh Đức Luận văn thạc sĩ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 11* Hội nhập về phía sau: đây là chiến lược tăng doanh số và lợi nhuận bằng cách tham gia vào ngành cung ứng các yếu tố đầu vào (chủ yếu là ngành cung ứng nguyên liệu) cho các ngành sản xuất hiện tại của doanh nghiệp.
- Hội nhập phía sau là chiến lược thích nghi với các tình huống: ngành cung cấp tăng trưởng nhanh, lợi nhuận biên của ngành cao, doanh nghiệp có nhiều nguồn lực tiềm tàng chưa khai thác hết.
- Hội nhập về phía trước: đây là chiến lược tăng doanh số và lợi nhuận bằng cách tham gia vào ngành tiêu thụ các sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp.
- Hội nhập phía trước là chiến lược thích nghi với các tình huống: ngành tiêu thụ đang tăng trưởng nhanh, lợi nhuận tiềm năng cao, công ty chưa tận dụng hết nguồn lực sẵn có hoặc có khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm hiện tại.
- Khi thực hiện chiến lược tăng trưởng hội nhập các công ty vừa nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp vừa góp phần nâng cao thu nhập quốc dân và giải quyết những vấn đề xã hội của đất nước.
- Chiến lược tăng trưởng bằng đa dạng hóa Tăng trưởng đa dạng hóa là chiến lược tăng doanh số và lợi nhuận bằng cách tham gia vào những ngành khác có liên quan hoặc không liên quan gì đến ngành kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp.
- Chiến lược bắt nguồn từ nhiều lý do: như khi sản phẩm truyền thống của doanh nghiệp bị ế ẩm nhu cầu của thị trường giảm, đa dạng hóa để tìm cách phân tán rủi ro, cân bằng lợi nhuận và thu nhập giữa các hoạt động.
- Đa dạng hóa hàng ngang: là chiến lược tăng doanh số và lợi nhuận bằng cách phát triển sản phẩm mới theo công nghệ mới để đáp ứng bổ sung nhu cầu của thị trường hiện tại.
- Chiến lược tăng trưởng ổn định Chiến lược này là giải pháp có khả năng giúp doanh nghiệp tăng doanh số và lợi nhuận bằng với tốc độ phát triển bình quân của ngành.
- Chiến lược này gắn liền với mục tiêu tăng trưởng ổn định.
- Đối với các doanh nghiệp kinh doanh đơn ngành: chiến lược này được thực hiện nhằm duy trì mức tăng trưởng bình thường về doanh số hoặc qui mô kinh doanh tương tự các đơn vị cạnh tranh trong ngành.
- Có 4 chiến lược suy giảm chính.
- Thu hồi vốn đầu tư: khi doanh nghiệp phải bán hoặc nhượng, đóng cửa các đơn vị chiến lược kinh doanh (SBU) của mình nhằm thay đổi nội dung hoạt động hoặc rút lui.
- Chiến lược giải thể: khi doanh nghiệp ngừng tồn tại do thua lỗ, không đủ sức cạnh tranh buộc phải thanh lý, sa thải lao động hoặc xác định hình ảnh mới cho doanh nghiêp.
- Chiến lược hướng ngoại Nguyễn Minh Đức Luận văn thạc sĩ QTKD Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 13 - Sáp nhập: các doanh nghiệp kết hợp với nhau tạo thành một công ty duy nhất có tên gọi mới, xây dựng cơ cấu tổ chức mới và có những thay đổi khác.
- Quản trị chiến lược 1.2.1.
- Khái niệm Quản trị chiến lược có thể được định nghĩa như là một nghệ thuật và khoa học được thiết lập, thực hiện và đánh giá các quyết định liên quan nhiều chức năng cho phép một tổ chức đạt được mục tiêu đề ra.
- [2] Quản trị chiến lược là tập hợp các quyết định và hành vi có ảnh hưởng đến sự thành công lâu dài của tổ chức.
- Đến ngày nay có nhiều khái niệm khác nhau về quản trị chiến lược chúng ta có thể tập hợp các khái niệm ấy theo 3 cách tiếp cận phổ biến.
- Cách tiếp cận về môi trường: “quản trị chiến lược là một quá trình quyết định nhằm liên kết khả năng bên trong của tổ chức với các cơ hội và đe dọa của môi trường bên ngoài.
- Cách tiếp cận về mục tiêu và biện pháp: “quản trị chiến lược là một bộ những quyết định và những hành động quản trị ấn định thành tích dài hạn của 1 công ty.
- Tóm lại quản trị chiến lược là tiến trình phân tích môi trường, phát triển các định hướng chung của tổ chức, lựa chọn các chiến lược phù hợp, tổ chức thực hiện và kiểm tra các quyết định nhằm giúp tổ chức luôn thích nghi với môi trường.
- Nội dung và trình tự quản trị chiến lược PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG Phân tích các cơ hội và nguy cơ Phân tích các điểm mạnh và của môi trường bên ngoài.
- Với vai trò như vậy, quản trị chiến lược được hiểu là: “quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như tương lai, hoạch định các mục tiêu của doanh nghiệp đề ra, thực hiện và kiểm tra các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu đó trong môi trường hiện tại cũng như trong tương lai”.
- Qui trình quản trị chiến lược gồm 3 giai đoạn: hình thành chiến lược, thực hiện chiến lược và đánh giá chiến lược.
- Các trường phái lý thuyết kinh tế khi nghiên cứu quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đã có nhiều quan niệm khác nhau, do cách tiếp cận vấn đề từ các khía cạnh khác nhau.
- Chiến lược phải mang tính khả thi trên cơ sở khai thác đúng các nguồn nội lực và ngoại lực, tạo điều kiện tốt cho phát triển hội nhập.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt