Academia.eduAcademia.edu
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VIỆT NAM HỌC VÀ TIẾNG VIỆT BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2018 So sánh tính tự lập của thế hệ trẻ trong xã hội Đức và Việt Nam Sinh viên thực hiện: Etienne Mahler Giảng viên hướng dẫn: TS. Đặng Hoàng Giang Hà Nội, tháng 4/2018 Mục lục Phần mở đầu .............................................................................................4 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 4 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................... 4 3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 7 5. Các phương pháp nghiên cứu ................................................................. 7 5.1. Nghiên cứu tài liệu: sách, tập chí Internet .............................................. 7 5.2. Nghiên cứu định tính: phỏng vấn sâu ..................................................... 7 5.3. Nghiên cứu định lượng: bảng hỏi ........................................................... 8 Chương I. Các khái niệm và quan điểm lý thuyết ....................................9 1. Các khái niệm .....................................................................................9 1.1. Tính tự lập ............................................................................................... 9 1.2. Thế hệ trẻ .............................................................................................. 10 1.3. Giáo dục gia đình .................................................................................. 11 2. Các quan điểm lý thuyết ....................................................................... 12 2.1. Chủ nghĩa cá nhân ................................................................................ 12 2.2. Chủ nghĩa gia trưởng ............................................................................ 12 2.3. Chủ nghĩa tập thể .................................................................................. 12 Chương II. Tính tự lập của giới trẻ Đức .................................................14 1. Khái quát về truyền thống văn hóa giáo dục của Đức .......................... 14 1.1. Trước thập niên 1960 ............................................................................ 14 1.2. Cuộc cách mạng giáo dục của cuối thập niên 60 .................................. 15 2. Sự tự lập của giới trẻ Đức ..................................................................... 16 2.1. Sự mong chờ chung của xã hội ............................................................. 16 1 2.2. Các hình thức tự lập của giới trẻ Đức ................................................... 17 2.2.1. Xu hướng ra ở riêng của giới trẻ Đức......................................... 18 2.2.2 Ảnh hưởng của cha mẹ Đức đến các hoạt động cá nhân của giới trẻ .................................................................................. 20 2.2.3 Ảnh hưởng của cha mẹ Đức đến các mối quan hệ xã hội của thế hệ trẻ ............................................................................... 22 2.2.4 Ảnh hưởng của cha mẹ lên hôn nhân của con cái ...................... 23 2.2.5. Ảnh hưởng của cha mẹ đến con đường sự nghiệp của con cái .. 25 2.2.6. Các kĩ năng tự lập của thế hệ trẻ ở Đức ..................................... 26 2.2.7. Sự tự nhận thức về tính tự lập của thế hệ trẻ .............................. 33 2.3. Sự thay đổi vào thế kỷ 21 ..................................................................... 35 Chương III. Tính tự lập của giới trẻ Việt Nam .......................................38 1. Khái quát về truyền thống văn hóa giáo dục của Việt Nam ................. 38 2. Sự tự lập của giới trẻ Việt Nam ............................................................ 39 2.1. Sự mong chờ chung của xã hội ............................................................. 39 2.2. Các hình thức tự lập của giới trẻ Việt Nam .......................................... 42 2.2.1. Xu hướng sống chung với bố mẹ ............................................... 42 2.2.2. Ảnh hưởng của cha mẹ Việt đến các hoạt động cá nhân của thế hệ trẻ ............................................................................... 46 2.2.3. Ảnh hưởng cha mẹ Việt đến các mối quan hệ xã hội của thế hệ trẻ ............................................................................... 47 2.2.4. Ảnh hưởng của cha mẹ đối với vấn đề hôn nhân của con cái họ ............................................................................. 49 2.2.5. Ảnh hưởng của cha mẹ đến con đường sự nghiệp của con cái .. 50 2.2.6. Các kĩ năng tự lập của giới trẻ Việt Nam ................................... 51 2.2.7. Sự tự nhận thức về tính tự lập của thế hệ trẻ .............................. 58 2 2.3. Sự thay đổi vào thế kỷ 21 ..................................................................... 61 3. So sánh tính tự lập của giới trẻ Đức và Việt Nam ................................ 62 4. Giải thích sự khác nhau về tính tự lập giữa thế hệ trẻ Đức và Việt Nam .............................................................................................................. 64 Kết luận ...................................................................................................66 Tài liệu tham khảo ..................................................................................68 Ảnh tham khảo ........................................................................................72 Bảng biểu tham khảo ..............................................................................72 Sơ đồ tham khảo .....................................................................................72 Phụ lục ....................................................................................................75 3 Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Tôi đã sống ở Việt Nam gần 3 năm rưỡi và thấy nhiều sự khác nhau về tính tự lập giữa người Đức và người Việt Nam. Đặc biệt là với thế hệ trẻ của 2 nước, tôi cảm thấy có khá nhiều điểm khác nhau về tính tự lập. Một điều hiển nhiên tôi đã quan sát được ở Việt Nam là về việc nấu ăn của những người ở độ tuổi từ 13 đến 35. Nếu ở Đức (theo như tôi được biết) chỉ có 1 số người ở tầm tuổi của tôi biết nấu ăn thì ở Việt Nam, họ biết nấu ăn ở độ tuổi khá là trẻ. Tuy nhiên, ở Việt Nam lại có khá nhiều người trẻ cần cha mẹ cho phép khi muốn đi chơi với bạn bè hoặc ngủ ở một chỗ khác. Ở Đức thì không như vậy, những người trong độ tuổi từ 18 tới 20 khá tự do và không cần sự cho phép của phụ huynh về việc đi chơi hay ngủ nhà một ai đó và họ tự chịu trách nhiệm với toàn bộ việc làm của mình. Vì tôi mang nền văn hoá của Đức nên có lẽ giáo dục về tính tự lập sẽ khác với Việt Nam. Tôi nghĩ rằng tính tự lập là một trong những điều quan trọng nhất trong cuộc sống của mỗi con người. Tìm hiểu tính tự lập sẽ giúp chúng ta hiểu được cấu trúc xã hội và cấu trúc văn hóa qui định nên tính tự lập ấy. Để có một cái nhìn so sánh giữa văn hóa của đất nước mà tôi đã sinh ra và văn hóa của đất nước mà tôi đang sinh sống và học tập, tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “So sánh tính tự lập của thế hệ trẻ trong xã hội Đức và Việt Nam”. Đề tài hứa hẹn chỉ ra những khác biệt cơ bản về các hình thức tự lập của giới trẻ hai nước, cũng như nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự khác biệt ấy. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Các nghiên cứu bằng tiếng Việt Văn hóa gia đình và giáo dục gia đình là những chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều học giả Việt Nam. Để phục vụ cho đề tài này, tôi đã tham khảo các công trình nghiên cứu về các giá trị văn hóa gia đình Việt Nam truyền thống: Lối sống gia đình ngày nay (1987), Đặc điểm gia đình đồng bằng sông Hồng (1993) 4 của Mai Huy Bích, Đến hiện đại từ truyền thống (1996) của Trần Đình Hượu, Văn hóa gia đình Việt Nam (1996) của Vũ Ngọc Khánh, Văn hóa Việt Nam, tìm tòi và suy ngẫm (2000) của Trần Quốc Vượng... Các công trình này đã chỉ ra các giá trị cơ bản của gia đình Việt Nam truyền thống như việc đề cao tính cộng đồng, tình nghĩa, học vấn, sự thủy chung và khẳng định rằng những giá trị này vẫn còn có ích trong bối cảnh cuộc sống hiện đại. Tác giả cũng tham khảo các công trình nghiên cứu vai trò của giáo dục gia đình với sự hình thành nhân cách con người Việt Nam. Trong công trình Gia đình Việt Nam với chức năng xã hội hóa, Lê Ngọc Văn đã phân tích chức năng xã hội hóa của gia đình (N. V. Lê 1996). Trong công trình Vai trò của gia đình trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam (1997) do Lê Thi chủ biên cũng khẳng định, gia đình là một thể chế có tính toàn cầu. Thể chế đó có những hình thức khác nhau và thực hiện chức năng khác nhau trong nhưng môi trường khác nhau. Dù có những khác biệt về hình thức giáo dục, về cơ bản, gia đình có vai trò quan trọng trong việc việc hình thành tình cảm, tâm lí và hành vi văn hóa của con người (T. Lê 1997). Các nghiên cứu bằng tiếng Đức Giáo dục gia đình tất nhiên cũng là một chủ đề phổ biến ở Đức. Có một vài tác giả đáng đề cập ở đây. Ecarius, Köbel và Wahl đã viết trong Familie, Erziehung und Sozialisation (2010) về nguyên tắc cơ bản trong quá trình xã hội hóa trong giáo dục gia đình. Hurrelmann, một tác giả Đức nổi tiếng mô tả những thách thức trong giáo dục thanh niên trong Lebenssituation von Kindern und Jugendlichen-Herausforderungen für Schulpädagogik und Sozialarbeit (2018). Erziehungsratgeber und Erziehungswissenschaft. Zur Theorie-Praxis- Problematik popularpädagogischer Schriften do Schmid (2011) thảo luận về những khó khăn giữa lý thuyết và thực tế trong giáo dục gia đình. Münch phân tích trong Gesellschaft und Jugend im Wandel (2010) những sự thay đổi trong giáo dục thanh thiếu niên do sự thay đổi trong xã hội hiện đại. Trong Jugend im gesellschaftlichen Wandel viết bởi Neumann (2010), tác giả cho thấy ảnh 5 hưởng khác nhau của hai loại chủ nghĩa - chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể, trên nhiều lĩnh vực trong xã hội. Các nghiên cứu bằng tiếng Anh Social Structure bởi Murdock (1949) là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho các nghiên cứu nhân học. Trong cuốn sách của mình, ông xác định những yếu tố gì tạo nên một gia đình. Pilcher và Whelehan mô tả ảnh hưởng của vai trò giới tính đối với giáo dục gia đình trong Fifty Key Concepts in Gender Studies (2004). Skolnick và Skolnick mô tả những thay đổi khác nhau trong giáo dục gia đình trong Family in Transition (2009). Expectations regarding development during adolescence: Parental and adolescent perceptions của Deković, Noom and Meeus (1997) thảo luận về những kỳ vọng hướng tới sự phát triển trong suốt thời niên thiếu của người trẻ. Ngoài ra, một số tác giả thảo luận về nguồn gốc và hậu quả của hiện tượng xã hội mà người ta vẫn gọi là “cha mẹ trực thăng” (helicopter parents). Một số ví dụ là The Double Bind of Parenting Culture: Helicopter Parents and Cotton Wool Kids do Bristow (2014), Helicopter parents: an examination of the correlates of over-parenting of college students do Bradley-Geist và Olson-Buchanan (2014), Helicopter Parents and Landing Pad Kids: Intense Parental Support of Grown Children do Fingerman và c.s. (2012) và Impact of Helicopter Parents do Shoup và c.s. (2009) 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiểu của nghiên cứu này là chỉ ra sự khác nhau về cách giáo dục tính tự lập cho thế hệ trẻ giữa gia đình Việt và gia đình Đức. Tôi có suy đoán là thế hệ trẻ Việt Nam phụ thuộc vào cha mẹ nhiều hơn thế hệ trẻ Đức. Mặt khác, tôi có cảm giác rằng mặc dù người Đức có tính tự lập sớm hơn người Việt Nam nhưng thế hê trẻ Việt Nam cũng có những kỹ năng cần thiết để sống một mình hoặc với bạn bè. 6 Trong nghiên cứu này tôi muốn kiểm chứng các giả thiết dựa trên số liệu và kết quả trả lời của bảng hỏi và các cuộc phỏng vấn sâu. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng của nghiên cứu tôi là thế hệ trẻ của Đức và Việt Nam. Tức là những người độ tuổi từ 13 đến 35. Cái mà tôi quan tâm là những người này đã được gia đình giáo dục tính tự lập như thế nào? Tôi nghĩ rằng khảo sát nhóm tuổi này là tốt nhất để đánh giá tính tự lập bởi vì nhóm tuổi này đang trên con đường trở thành người lớn và do đó phải trở nên tự lập hơn từ cha mẹ của họ. Phạm vi của nghiên cứu này là hai nước Đức và Việt Nam. 5. Các phương pháp nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu tài liệu: sách, tập chí Internet Nhiều loại tài liệu khác nhau được sử dụng cho nghiên cứu này: Sách, tạp chí, các bài báo, các trang web. Ngoài ra, tôi cố gắng khái thác tài liệu từ các ngôn ngữ mà tôi có thể sử dụng để thực hiện nghiên cứu này là tiếng Đức, tiếng Anh và tiếng Việt. 5.2. Nghiên cứu định tính: phỏng vấn sâu Tôi đã tiến hành nhiều cuộc phỏng vấn sâu để lấy thông tin cho chủ đề nghiên cứ: Một cuộc phỏng vấn đã được tiến hành với một sinh viên trao đổi Đức, hiện đang sinh sống tại Việt Nam (Lars1, 25 tuổi2). Các cuộc phỏng vấn khác đã được thực hiện với một sinh viên Việt Nam (Việt Nam, 19 tuổi) người đã lớn lên và hiện đang sinh sống tại Hà Nội. Kết quả các cuộc phỏng vấn sâu sẽ được sử dụng trong chương II và III của báo cáo nghiên cứu. Cả hai cái tên đã được thay đổi để bảo vệ danh tính của hai người được phỏng vấn. Thực tế là đổ tuổi của hai người làm phỏng vấn với giống như lợi nhuận của nhóm độ tuổi chính trong bảng hỏi là một sự trùng hợp tinh khiết. Hai bảng hỏi đã được phác thảo rất lâu trước khi tôi quyết định ai sẽ được phỏng vấn. 1 2 7 5.3. Nghiên cứu định lượng: bảng hỏi Tôi đã tạo ra một bảng hỏi bằng hai ngôn ngữ (Đức, Việt) để so sánh khả năng tự lập của giới Việt Nam và Đức. Bảng hỏi này được xây dựng bằng Google Forms và được chia sẻ qua Facebook và email và được 196 người trả lời trong phiên bản tiếng Đức và 208 người trả lời trong phiên bản tiếng Việt nhưng số bảng hỏi hợp lệ được sử dụng trong báo cáo là 159 đối với phiên bản tiếng Đức và 180 đối với phiên bản tiếng Việt (xin xem nội dung bảng hỏi trong phần Phụ lục). 8 Chương I. Các khái niệm và quan điểm lý thuyết 1. Các khái niệm 1.1. Tính tự lập Định nghĩa chung Merriam-Webster (Merriam-Webster 2018a) định nghĩa tự lập như là sự đối lập với phụ thuộc, gồm các đặc điểm sau • “không bị kiểm soát bởi người khác”3 hoặc • “không nhờ người khác cho ý kiến để được hướng dẫn trong hành vi”4 hoặc • “không dựa dẫm vào người khác (như chăm sóc hoặc sinh kế)”5. Một từ điển tiếng Việt thông dụng định nghĩa tự lập là “có khả năng tự xây dựng lấy cuộc sống cho mình, không ỷ lại, không nhờ vả người khác” (Phạm, Thu Hiền, và Nhóm Việt ngữ 2016, 789). Định nghĩa và cách hiểu trong nghiên cứu này Vì những tài liệu được sử dụng trong nghiên cứu này có nguồn gốc từ 3 ngôn ngữ (tiếng Việt, tiếng Đức và tiếng Anh) nên cần giải thích một chút về vấn đề dịch thuật. Chẳng hạn nếu nói về tính từ “tự lập” của thế hệ trẻ có thể dịch sang tiếng Đức với 3 tính từ (“selbstständig”, “unabhängig” và “autonom”) và ít nhất một tính từ trong tiếng Anh (“independent”). Do đó, với mục đích của báo cáo nghiên cứu này, tôi sẽ hiểu tất cả các thuật ngữ này như một, dù có một số sự khác nhau giữa các từ ở trên. Cái mà tôi muốn diễn đạt ở đây là “tính tự lập” của một con người, không phải nền độc lập. “not subject to control by others” “not looking to others for one's opinions or for guidance in conduct” 5 “not requiring or relying on others (as for care or livelihood)” 3 4 9 Ngoài ra, trong nghiên cứu này, tôi sử dụng khái niệm “tính tự lập” trên hai khía cạnh: a) Mức độ tự lập Ở đây, tự lập được hiểu là tự ra các quyết định. Ví dụ: • Tôi có thể chọn người yêu của mình hay không? • Tôi có thể chọn nơi ở, công việc và sở thích của mình hay không? • v.v. b) Các kỹ năng tự lập Tự lập bao gồm các kỹ năng cần thiết để tự xây dựng lấy cuộc sống cho mình, không ỷ lại, không nhờ vả người khác. Thuật ngữ này giống định nghĩa của “tự lập” trong tự điển tiếng Việt thông dụng. Một số ví dụ nói lên khả năng tự lập như: • Biết nấu ăn • Biết giặt và phơi quần áo • Biết quản lý tài chính của nhà mình • Biết chăm sóc con • v.v. Tại sao tôi phải sử dụng khái niệm tự lập trên hai khía cạnh đó? Lí do: Khi nói về tính tự lập của thế hệ trẻ, người Đức và người Việt Nam có cách hiểu tương đối khác nhau. Với người Đức, tính tự lập được hiểu như là “Tôi có thể quyết định về cuộc sống của chính mình và sống theo cách mà tôi muốn”. Với người Việt Nam, có vẻ từ này chỉ có ý nghĩa “Tôi có thể sống sót một mình”. 1.2. Thế hệ trẻ Theo UNESCO (2017), “tuổi trẻ” hay thế hệ trẻ được hiểu như một giai đoạn ở giữa thời thơ ấu và thời trưởng thành. Trong bài nghiên cứu này, “thế hệ trẻ” hoặc “giới trẻ” được định nghĩa là những người trẻ có độ tuổi từ 13 đến 35. Họ không phải là trẻ con nữa mà là những thiếu niên hoặc thanh niên trẻ. Họ vẫn đang trong thời kì phát triển và có thể chưa hoàn toàn trưởng thành. 10 Theo FAO (2018), một số đặc điểm của giới trẻ là: • Có nhiều ham muốn và nhu cầu • Họ rất quan tâm đến các hoạt động giáo dục • Muốn và cần một tiếng nói mạnh mẽ trong việc lập kế hoạch cho các hoạt động riêng của họ • Cần được hướng dẫn trong việc lựa chọn nghề nghiệp • Họ bắt đầu nghĩ đến việc rời khỏi nhà bố mẹ cho các mục đích học tập, việc làm và hôn nhân. Trong nghiên cứu này, những người trong thế hệ trẻ được chia thành 3 nhóm với những khác biệt nhất định giữa các nhóm. Nhóm từ 13 đến 18 tuổi thường vẫn sống ở nhà và đang làm quen với những vấn đề mới của tuổi dậy thì (adolescence): một cơ thể đang thay đổi, tình yêu đầu tiên và các vấn đề riêng tư khác. Nhóm từ 19-25 tuổi đã kết thúc thời kì trung học phổ thông để vào học đại học hoặc đã đi làm. Thường thì mọi người bắt đầu tìm kiếm con đường riêng của họ trong giai đoạn này. Những người thuộc nhóm từ 26 đến 35 thường đã có một số kinh nghiệm cuộc sống và có thể muốn lập gia đình, đã bắt đầu có một công việc ổn định. Mặc dù có một số khác biệt như vậy, điểm chung của 3 nhóm là đều rất năng động và “nhạy cảm” (sensitive) với những thay đổi từ môi trường xã hội. 1.3. Giáo dục gia đình Trong nghiên cứu này, giáo dục gia đình được hiểu là các quan niệm, chuẩn mực và những hình thức tác động của gia đình lên quá hình thành và phát triển nhân cách của con người, trước hết của lớp trẻ. 11 2. Các quan điểm lý thuyết 2.1. Chủ nghĩa cá nhân Chủ nghĩa cá nhân là một khái niệm, một cách suy nghĩ ở châu Âu có nguồn gốc từ nước Anh trong thế kỷ 17, sau đó được các triết gia Pháp và Đức phát triển thêm và có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của châu Âu và Bắc Mỹ trong thời cận-hiện đại. Chủ nghĩa cá nhân hiểu một cách đơn giản nhất là sự tự do, quyền lợi [và trách nhiệm đi cùng] của cá nhân “là điều tối thượng về mặt đạo đức6” (Merriam-Webster 2018b). Chủ nghĩa cá nhân thường được hiểu như là sự đối với chủ nghĩa tập thể, chủ nghĩa độc đoán, chủ nghĩa phân chia chủng tộc, và nhiều hình thức xã hội khác... Chủ nghĩa cá nhân cố gắng trả lời một câu hỏi quan trọng giữa cá nhân và xã hội: “Cuộc sống của một cá nhân thuộc về anh ta - hay là thuộc về nhóm, cộng đồng, xã hội, hay nhà nước?”. Chủ nghĩa cá nhân là nền tảng dẫn đến sự hình thành ý thức công dân, con người công dân và các xã hội dân chủ ở châu Âu và Bắc Mĩ trong hơn 300 năm qua. 2.2. Chủ nghĩa gia trưởng Chủ nghĩa gia trưởng là một thuật ngữ trong xã hội học và nhân chủng học, mô tả một hệ thống xã hội qui định các giá trị và vai trò nhất định. Trong hệ thống xã hội này, đàn ông giữ quyền lực chính trong hầu hết các lĩnh vực như lãnh đạo chính trị, quyền hạn đạo đức, đặc quyền xã hội và kiểm soát tài sản. Thêm vào đó, người cha thường giữ quyền lực đối với phụ nữ và giới trẻ trong một gia đình. 2.3. Chủ nghĩa tập thể “Chủ nghĩa tập thể cho rằng mỗi cá nhân phải có nghĩa vụ phục tùng các nguyên tắc và lợi ích của cộng đồng” (Pollert và c.s. 2016). Chủ nghĩa tập thể có thể được hiểu như là đối lập với chủ nghĩa cá nhân. Trong nền văn hóa tập thể, công tác giáo dục thường hướng thế hệ trẻ phục vụ và trung thành với lợi ích 6 “a doctrine that the interests of the individual are or ought to be ethically paramount” 12 nhóm. Sự ảnh hưởng của cha mẹ đối với cuộc sống của giới trẻ đóng một vai trò quan trọng trong nền văn hóa tập thể, chẳng hạn như tình trạng áp đặt hôn nhân ở nhiều quốc gia“ (Neumann 2010, loc 17). Trong các nền văn hóa chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa tập thể, con người thường xác định mình như là một thành viên của một nhóm (ví dụ, “Tôi là người Việt Nam“). Trong khi đó, ở các văn hóa đề cao chủ nghĩa cá nhân, con người thường tự hào về bản sắc/cá tính của riêng họ mà không nhất thiết phải liên quan đến một nhóm lớn hơn. Chủ nghĩa tập thể dẫn đến sự hình thành các giá trị đặc trưng trong các văn hóa tập thể như "đoàn kết, đồng hành, tinh thần đồng đội” và sự đặc biệt đề cao “các cộng đồng tôn giáo hay gia đình“ (Neumann 2010, loc 17). 13 Chương II. Tính tự lập của giới trẻ Đức 1. Khái quát về truyền thống văn hóa giáo dục của Đức 1.1. Trước thập niên 1960 Để hiểu được giáo dục tính tự lập trong gia đình thời hiện đại, chúng ta cần phải nhìn lại truyền thống giáo dục gia đình ở Đức - được phản ánh rất rõ qua hai thời kỳ đặc biệt: thời cai trị của đế chế Phổ và thời chủ nghĩa quốc gia xã hội dưới thời Adolf Hitler. Hai thời kỳ này có mối liên hệ với nhau và có nhiều đặc điểm gần giống nhau. Đế chế Phổ tồn tại từ năm 1525 dến năm 1947, có lãnh thổ tương đương với một phần của Đức, Ba Lan, Nga, Lithuania, Đan Mạch, Bỉ, Cộng hòa Séc, Hà Lan và Thụy Sĩ hiện nay. Trong nhiều thế kỷ, dòng họ Hohenzollern cai trị nước Phổ và đã mở rộng lãnh thổ bằng một đội quân khổng lồ được tổ chức tốt và Ảnh 1: Lãnh thổ Phổ (màu đỏ) ở đỉnh cao, là quốc gia đứng đầu Đế chế Đức. hiệu quả. Trong nhiều thế kỷ, để có những người lính chăm chỉ và kỷ luật cho đế chế, nhà trưởng và gia đình ở Đức đã tập trung giáo dục thế hệ trẻ các phẩm chất của một người lính như kỷ luật, vâng lời, đúng giờ và ngăn nắp. Tất nhiên, các giá trị như vậy không khuyến khích sự độc lập cá nhân của người trẻ mà là dạy cho họ cách trở thành người lính biết vâng lời cấp trên. Tuy vậy, trong thời kì này, nước Phổ đã công bố nhiều đạo luật có lợi cho sự tự do và độc lập cá nhân mà tiêu biểu là "Sắc lệnh tháng 107" (1807) trong đó công nhận nông dân là chủ sở hữu đất và có toàn quyền sử dụng đất đai của họ, trong khi quý tộc cũng có 7 “Oktoberedikt” 14 thể kiếm sống bằng nghề khác như kinh doanh, ngành công nghiệp thay vì chỉ sản xuất nông nghiệp (Straub 2011, 89). Các đạo luật mới đã biến nước Phổ từ một “xã hội cũ” sang một xã hội chuyên nghiệp và hiệu quả theo định hướng cá nhân" (Straub 2011, 91). Trong thời gian này, Phổ đã cố gắng giáo dục con người trở thành các công dân tự do và độc lập. Có thể nói, Phổ là một giai đoạn đã vừa đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người lính kỷ luật, biết vâng lời vừa giáo dục họ trở thành những công dân tự do (Straub 2011, 91–94). Trong thời chủ nghĩa quốc gia xã hội (1933-1945), chủ nghĩa Phát xít do Hít Le cầm đầu đã truyền bá tư tưởng phân biệt chủng tộc và xóa bỏ các di sản giáo dục tích cực của thời kì trước đó. Gia đình chỉ đơn thuần là nơi cung cấp nhân lực cho bộ máy nhà nước và thông qua các hình thức giáo dục khắc nghiệt đề cao tinh thần dân tộc và kỷ luật, các cơ quan nhà nước mới là nơi đào tạo thế hệ trẻ. “Giáo dục của cha mẹ hạn chế phần lớn vào giảng dạy các đức tính cơ bản như lịch sự, tôn kính và sự khiêm tốn của thế hệ trẻ” (Tippach 2014, 11– 12). 1.2. Cuộc cách mạng giáo dục của cuối thập niên 60 Sau chiến tranh thế giới thứ hai, đã diễn ra một sự thay đổi lớn trong nền giáo dục ở Đức. Các giá trị cốt lõi của các thời đại trước bị phê phán rất mạnh vì nó được xem là nguyên nhân dẫn đến chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Do đó, sau khi xây dựng lại đất nước, nhiều người đã đưa ra các ý tưởng mới trong những năm 1960 và do đó sự mong đợi của xã hội về hình ảnh tương lai của giới trẻ đã thay đổi đáng kể. Ngoài một chính phủ dân chủ hơn, chỉnh phủ đã khôi phục hệ thống giáo dục cũng như các giá trị tiến bộ đã tồn tại rất lâu trước thời Đức quốc xã. Những giá trị đó gắn liền với những ý tưởng của thời kỳ Khai sáng, nhấn mạnh tư duy phê phán và giáo dục chủ nghĩa cá nhân. Các chương trình giáo dục chống độc 15 tài và chống độc đoán (Laissez faire) được hình thành trong đó đề cao sự tự do của trẻ em. Chẳng hạn, chương trình giáo dục chống độc tài bao hàm một số đặc điểm sau đây (Scheidle 2017)8: • Người giám hộ không bắt thế hệ trẻ làm bất cứ việc gì • Người giám hộ cư xử thân thiện và đánh giá cao những đứa trẻ • Những đứa trẻ được phép nhận trách nhiệm và chịu trách nhiệm về quyết định của mình 2. Sự tự lập của giới trẻ Đức 2.1. Sự mong chờ chung của xã hội Như đã trình bày trong phần trước, giáo dục gia đình đã thay đổi đáng kể trong 2 thế kỷ qua ở Đức. Cùng với những ý tưởng lớn và ý thức hệ, kỳ vọng cũng thay đổi. Trong phần này, tôi muốn phác thảo một số những thay đổi lớn cũng như những kỳ vọng của xã hội dành cho thế hệ trẻ trong nước Đức đương đại. Để tóm tắt chương trước, chúng ta có thể nói rằng sự mong đợi đối với những người trẻ tuổi vào đầu của thế kỷ trước và cho đến cuối thập kỳ 1950 là tương đối đơn giản: Những người trẻ nên làm theo đơn đặt hàng. Xã hội vẫn còn ảnh hưởng mạnh bởi niềm tin tôn giáo, phân cấp chặt chẽ, ít tự do cho thế hệ trẻ và giáo dục giới tính cụ thể. Điều này tiếp tục cho đến khi nền kinh tế đã được xây dựng lại sau chiến tranh thế giới thứ hai và bắt đầu tăng trưởng trở lại ở Đức (Ecarius, Köbel, và Wahl 2010, 39). “Sự thay đổi trong phương pháp giáo dục thế hệ trẻ đã thay đổi cùng với sự phát triển kinh tế từ một xã hội truyền thống sang một xã hội có nền kính tế dịch vụ toàn cầu” (Ecarius, Köbel, và Wahl 2010, 39). Cùng với sự thay đổi 8 • • • • • der Erzieher zwingt die Kinder zu nichts der Erzieher macht Angebote und Vorschläge der Erzieher verhält sich gegenüber den Kindern freundlich und wertschätzend der Erzieher arbeitet mit klaren Regeln und Grenzen, die bekannt sind, aber die Selbstentwicklung nicht einschränken die Kinder dürfen selbst Verantwortung übernehmen und tragen Verantwortung für ihre Entscheidungen 16 lớn này, không chỉ ngành nghề mà giá trị và ý tưởng về làm thế nào để sống một cuộc sống cho có ý nghĩa cũng thay đổi. Giáo dục trở nên quan trọng hơn bao giờ hết bởi vì nó đã gắn liền với thành công cá nhân trong nền kinh tế mới này. Một kết quả của sự thay đổi này là đã san lấp khoảng cách quyền lực giữa thế hệ cũ và thế hệ trẻ. Người trẻ tuổi cũng có tự do nhiều hơn trong thời gian trước đó (Ecarius, Köbel, và Wahl 2010, 39). Sau khi thay đổi mạnh mẽ trong thập kỳ 60, thế hệ trẻ được kì vọng sẽ biết cách tự ra các quyết định cá nhân trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống hàng ngày. Họ thiết lập các cuộc hẹn với bạn bè, quyết định họ muốn mặc quần áo gì và được lên kế hoạch và thời gian của họ trong trường cùng với cha mẹ - những người đóng vai trò như là chuyên gia tư vấn (theo Stangl 2018; Ecarius, Köbel, và Wahl 2010, 40). Những kỳ vọng chung đối với thế hệ trẻ và thanh thiếu niên chủ yếu bao gồm những điều sau đây (theo Stangl 2018; và theo Deković, Noom, và Meeus 1997): • Họ nên tìm con đường riêng của họ trong cuộc sống • Họ nên tìm các giá trị và tiêu chí riêng của họ để định hướng cho các kế hoạch và hành động của bản thân • Họ nên học cách tự chịu trách nhiệm cho hành động của họ 2.2. Các hình thức tự lập của giới trẻ Đức Sau khi mô tả khái quát văn hóa giáo dục của Đức trong quá khứ cũng như kì vọng của xã hội Đức đối với thế hệ trẻ trong những năm gần đây, tôi sẽ sử dụng số liệu bảng hỏi để phân tích mức độ tự lập của những người trẻ. Như đã đề cập trong Phần mở đầu, tôi sẽ chỉ tập trung vào ba nhóm tuổi đáng chú ý nhất là 1318 tuổi, 19-25 tuổi và 26-35 tuổi. 17 2.2.1. Xu hướng ra ở riêng của giới trẻ Đức Gia đình Đức có vẻ không có nhiều thế hệ trẻ nữa. Các gia đình có một, hai hoặc ba thế hệ trẻ vẫn còn khá phổ biến trong những người được phỏng vấn nhưng hầu như không có gia đình có 4 con hoặc nhiều hơn (Bảng biểu 1). Kết quả này phản ánh sự thay đổi nhân khẩu học hiện hành. Theo một tớ báo nổi tiếng ở Đức, DIE WELT, khoảng 50-60% gia đình người Đức chỉ có một đứa trẻ (2012). Nhóm Có … anh, chị, em. Số độ tuổi Khống 1 2 3 4 4 trỏ lên 13-18 4 1 2 0 1 0 0 19-25 82 16 39 19 6 2 0 26-35 73 12 37 18 4 1 1 Tổng số 159 29 78 27 11 3 1 Bảng biểu 1: Số anh, chị, em của người Đức Trong số những người có Còn ở trong nhà cha mẹ anh chị em (120 người), 12, 8% khoảng 54% là con cả (65 người) và 37,5% là con út (45 người). Điều thú vị là hầu như không ai trong tất cả những người đã trả lời 147, 92% bảng hỏi vẫn sống ở nhà cha mẹ (chỉ 12,8%, Sơ đồ 1). Gần như tất cả trong số Có Không Sơ đồ 1: (Đức) Số người trẻ Đức còn sống ở nhà cha mẹ họ chuyển ra khỏi nhà cha mẹ (147 trong 159 người, 92%). Điều này đặc biệt thú vị vì gần 40% trong số này là con út trong gia đình. 18 70 60 60 48 Số người 50 40 30 20 13 11 10 1 4 5 2 1 1 1 24 25 28 0 15 16 17 18 19 20 21 22 Độ tuổi Sơ đồ 2: (Đức) Độ tuổi khi chuyển ra khỏi nhà cha mẹ Như chúng ta có thể nhìn thấy trong sơ đồ (Sơ đồ 2), hầu hết những người đã chuyển ra khỏi nhà cha mẹ nằm trong lứa tuổi 17-20. Tôi muốn biết tại sao đa phần giới trẻ ở Đức sớm chuyển ra khỏi nhà cha mẹ (Sơ đồ 3). Và đối với những người còn lại, tại sao họ chưa di chuyển ra khỏi nhà cha mẹ (Sơ đồ 4). 140 120 116 100 80 60 40 22 20 0 4 2 Vì công việc, Mình muốn Cha mẹ muốn Du học ở chương trình độc lập với bố mình chuyển nước ngoài học tập, v.v. mẹ ra khỏi nhà 1 1 Mình không Cha mẹ mất muốn ở với rồi cha mẹ 1 Hôn nhân Sơ đồ 3: (Đức) Tại sao bạn chuyển ra khỏi nhà cha mẹ rồi? (147 người đã trả lời) 19 Theo sơ đồ cho thấy, hầu hết mọi người di chuyển ra khỏi nhà cha mẹ của họ vì một công việc, một chương trình học tập hay lý do tương tự. Chỉ 15% (22 trong 147 người) cho biết họ di chuyển ra khỏi nhà cha mẹ vì muốn được độc lập với cha mẹ của họ. Đối với 12 người chưa di chuyển ra khỏi nhà cha mẹ, họ chỉ nói hai lý do cho câu hỏi này (Sơ đồ 4). 4, 33% Mình chưa muốn Mình chưa có đủ tiền 8, 67% Sơ đồ 4: (Đức) Tại sao bạn chưa chuyển ra khỏi nhà cha mẹ? (12 người đã trả lời) 2.2.2 Ảnh hưởng của cha mẹ Đức đến các hoạt động cá nhân của giới trẻ Để lấy thông tin cho phần này, đối với những người vẫn đang sống ở nhà cha mẹ (nhóm thứ nhất), tôi đã hỏi câu hỏi "Bạn cần cha mẹ cho phép khi muốn đi chơi với bạn bè và về nhà vào một thời gian rõ ràng không?" (Sơ đồ 5). Đối với số còn lại (nhóm thứ hai), tôi đã hỏi "Khi bạn đi chơi với bạn bè hoặc ngủ ở một chỗ khác bạn có nói thật với cha mẹ nếu họ hỏi không?” (Sơ đồ 6). 20 0, 0% 1, 8% Có, và mình phải đi về đúng giờ Có, nhưng thời gian không chính xác lắm Không 11, 92% Sơ đồ 5: (Đức) Bạn cần cha mẹ cho phép khi muốn đi chơi với bạn bè và về nhà vào một thời gian rõ ràng không? 7, 5% 52, 35% Có Không Tùy trường hợp 88, 60% Sơ đồ 6: (Đức) Khi bạn đi chơi với bạn bè hoặc ngủ ở một chỗ khác bạn có nói thật với cha mẹ nếu họ hỏi không? Ở sơ đồ 5, trong số 12 người thuộc nhóm thứ nhất, 11 người không cần cha mẹ cho phép nếu họ muốn đi chơi và cũng không cần thông báo cho bố mẹ thời điểm họ sẽ về nhà. Chỉ có một người về nhà theo mong muốn của cha mẹ, nhưng thời gian về khi nào thì cũng không chính xác lắm. Lars giải thích với tôi rằng khi là một đứa trẻ, anh ấy thường đi ra ngoài một mình hoặc với bạn bè của mình và trở lại khi nào buổi ăn tối đã sẵn sàng (khoảng 7 giờ tối). “Muộn nhất là năm 16 tuổi chúng tôi đã đi đến các quán bar và câu lạc bộ và cũng không quan tâm lắm việc khi nào chúng tôi trở về nhà. Chúng tôi đã có chìa khóa riêng [cho nhà] và một chiếc điện thoại di động. Mẹ tôi đi theo ý tưởng rằng 'bạn sẽ không bao giờ biết được lửa rất nóng nếu bạn không bao giờ chạm vào nó" (2018a). 21 Ở sơ đồ 6, có 60% số người cho bố mẹ biết họ đã đi đâu và gặp ai mặc dù họ đã rời gia đình rồi – chứng tỏ mối quan hệ giữa cha mẹ và thế hệ trẻ khá cởi mở và khá thoải mái. Có 35% không nói cho cha mẹ những gì họ làm vì nếu nói ra thì cha mẹ không đồng ý và họ cũng muốn tránh xung đột. Chỉ có một vài người (7 người, 5%) đã trả lời phụ thuộc vào tình hình. 2.2.3 Ảnh hưởng của cha mẹ Đức đến các mối quan hệ xã hội của thế hệ trẻ Để hiểu được ảnh hưởng của cha mẹ đối với các mối quan hệ xã hội của thế hệ trẻ ở Đức, tôi đã yêu cầu cả hai nhóm trả lời câu hỏi: "Cha mẹ bạn (có hoặc đã có) ảnh hưởng đến việc bạn gặp ai không?" (Sơ đồ 7). Kết quả không thể rõ ràng hơn. Trong số 12 người vẫn ở nhà chỉ có một cho rằng cha mẹ còn có ảnh hưởng nhỏ đến quyết định của anh ta (người này giữa 19-25 tuổi). Trong số những người đã chuyển ra khỏi nhà cha mẹ rồi, 12 người cho biết cha mẹ của họ vẫn còn có một ảnh hưởng nhỏ đến người mà họ gặp. Tuy nhiên, đa số (99 người) khẳng định chưa bao giờ thực sự nhìn thấy ảnh hưởng của cha mẹ trong vấn đề này. Đối với 35 người, ảnh hưởng của cha mẹ lên các mối quan hệ xã hội của họ kết thúc khi họ không còn ở nhà cha mẹ nữa. 120 99 100 80 60 35 40 20 12 11 0 0 1 0 Còn sống ở nhà cha mẹ (12 người) Có Một chút 1 0 0 Chuyển ra khỏi nhà cha mẹ rồi (147 người) Không, đã luôn sự quyết định của tôi Không, từ khi chuyển ra Sơ đồ 7: (Đức) Cha mẹ bạn có ảnh hưởng bạn gặp với ai không? 22 Bí mật Để vấn đề trở nên sáng rõ hơn, tôi tiếp tục hỏi hai nhóm một câu hỏi về việc cha mẹ đã có ảnh hưởng ra sao tới sự lựa chọn người yêu của họ. 140 126 120 100 80 60 40 20 11 0 0 1 10 0 0 0 Còn sống ở nhà cha mẹ (12 người) Có Một chút 9 2 Chuyển ra khỏi nhà cha mẹ rồi (147 người) Không, đã luôn sự quyết định của tôi Không, từ khi chuyển ra Bí mật Sơ đồ 8: (Đức) Cha mẹ bạn có ảnh hưởng ai là người yêu của bạn không? Sơ đồ 8 cho thấy rằng những người được hỏi đều được tự do lựa chọn người yêu của họ. Như vậy, trong các gia đình Đức, việc xây dựng các mối quan hệ của giới trẻ là một việc hoàn toàn mang tính cá nhân. 2.2.4 Ảnh hưởng của cha mẹ lên hôn nhân của con cái Theo Sơ đồ 9, gần như tất cả những người đã trả lời bảng hỏi đều chưa kết hôn. Chỉ gần 20 người đã lập gia đình và chỉ có một trong số họ sống lặng lẽ tại nhà cha mẹ. Tuy nhiên, câu hỏi “cha mẹ có ảnh hưởng như thế nào đến lựa chọn bạn đời của bạn” đã cho những câu trả lời rất thú vị. Đầu tiên, trong số những người đã lập gia đình rồi (20 người), chỉ một người nói rằng cha mẹ đã được con thuyết phục, 19 người nói là họ đã tự chọn người bạn đời của họ. 23 140 128 120 100 80 60 40 19 20 11 1 0 Còn sống ở nhà cha mẹ (12 người) Chuyển ra khỏi nhà cha mẹ rồi (147 người) Chưa Có Sơ đồ 9: (Đức) Bạn kết hôn chưa? Với những người kết hôn rồi, câu trả lời của họ được thể hiện trong Sơ đồ 10. 20 18 18 16 14 12 10 8 6 4 2 0 1 1 Còn sống ở nhà cha mẹ (1 người) Có Chuyển ra khỏi nhà cha mẹ rồi (19 người) Có, nhưng tôi sẽ phải thuyết phục cha mẹ tôi Sơ đồ 10: (Đức) Khi bạn chọn bạn đời, bạn tự lựa chọn hay tham khảo ý kiến từ cha mẹ? 24 120 114 100 80 60 40 20 11 9 2 0 1 Còn sống ở nhà cha mẹ (11 người) 2 Chuyển ra khỏi nhà cha mẹ rồi (128 người) Có, tôi sẽ tự chọn Có, nhưng có lẽ sẽ phải thuyết phục cha mẹ tôi Không, có ảnh hưởng lớn của cha mẹ Chưa biết hoặc không muốn kết hôn Sơ đồ 11: (Đức) Nếu bạn kết hôn, bạn tự lựa chọn hay tham khảo ý kiến từ cha mẹ? Theo Sơ đồ 11, đa số người trẻ Đức từ 13 đến 35 tuổi nghĩ rằng họ sẽ tự do lựa chọn bạn đời của họ (114 người có thể lựa chọn tự do, 11 người sẽ phải thuyết phục cha mẹ của họ và chỉ có 1 người nói cha mẹ sẽ có ảnh hưởng rất lớn). Về điểm nay, không có sự khác biệt giữa nhóm đang sống ở nhà cha mẹ và nhóm đã rời đi. 2.2.5. Ảnh hưởng của cha mẹ đến con đường sự nghiệp của con cái Sự ảnh hưởng của cha mẹ đến con đường sự nghiệp của con cái là một yếu tố quan trọng để phân tích thế hệ trẻ độc lập với cha mẹ như thế nào. Để có ý tưởng cho vấn đề này, tôi đã hỏi “Cha mẹ bạn có hoặc đã có nhiều ảnh hưởng đến công việc bạn chọn không?” (Sơ đồ 12)9. Thật không may, có một lỗi kỹ thuật trong hai bảng hỏi mà chỉ phát hiện khi tôi bắt đầu viết chương này. Vì lỗi này, một số người mà không dẫn đến phần này nữa nhưng trực tiếp vào phần cuối của bảng hỏi. Kết quả là ít người có trả lời các câu hỏi sau đây (trước những kỹ năng liên quan đến tính tự lập). Tổng số người đã trả lời tất cả câu hỏi trong phần này là 170. Ra khỏi những 139 đáp ứng yêu cầu có 9 25 3, 2% 1, 1% Ý kiến cha mẹ quan trọng với mình 30, 22% 53, 38% Có một chút ảnh hưởng Mình chọn tự do Có khá nhiều ảnh hưởng Cha mẹ chọn cho mình 52, 37% Sơ đồ 12: (Đức) Cha mẹ bạn có hoặc đã có nhiều ảnh hưởng đến công việc bạn chọn không? (139 người đã trả lời) Đa số nói rằng cha mẹ của họ có rất ít (52, 37%) hoặc không có ảnh hưởng gì cả (30, 22%) đối với lựa chọn nghề nghiệp của họ. Chỉ một phần nhỏ cho rằng cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến sự quyết định này (3,2%) hoặc thậm chí đã chọn cho họ (1,1%). 2.2.6. Các kĩ năng tự lập của thế hệ trẻ ở Đức Để có thông tin cho vấn đề này, tôi đã hỏi một câu về tất cả các kỹ năng liên quan đến các hoạt động hộ gia đình như nấu ăn, lau nhà, giặt quần áo và vv. Câu hỏi này đã được trả lời bởi 4 người trong nhóm 13-18 tuổi, bởi 82 người trong nhóm 19-25 tuổi và bởi 73 người trong nhóm 26-35 tuổi và mọi người có thể chọn nhiều đáp án (Sơ đồ 13). một nền văn hóa Đức. Điều này có nghĩa là tôi sẽ phải làm việc với 20 người ít hơn. Tuy nhiên, 139 người vẫn đang đại diện cho các bài nghiên cứu này. 26 90 78 77 80 70 68 66 70 78 60 50 38 40 34 30 20 4 10 4 2 2 0 13-18 19-25 26-35 Nấu ăn Giặt quần áo Lau nhà 4 77 66 4 78 68 2 78 70 Chăm sóc em trai, em gái 2 38 34 Sơ đồ 13: (Đức) Bạn có những kỹ năng gia đình nào? Nhóm độ tuổi 13-18 quá nhỏ để được xem xét trong câu hỏi này. Đối với hai nhóm tuổi lớn hơn, họ sở hữu gần như tất cả các kỹ năng liên quan đến một hộ gia đình. Liên quan đến vấn đề này là một câu hỏi về trách nhiệm của những người trẻ đối với các công việc trong gia đình (Sơ đồ 14). 60 54 50 44 40 30 19 20 10 0 19 7 4 0 0 Có, nhiều hơn bạn bè Có, nhưng chỉ một số của mình thôi 13-18 (4) 0 4 19-25 (82) 19 54 26-35 (73) 19 44 2 0 Có, nhưng không bao giờ làm 0 2 0 0 Không có 0 7 10 Sơ đồ 14: (Đức) Bạn có hay đã có trách nhiệm trong nhà cha mẹ bạn không? 27 10 Chúng ta sẽ tập trung vào 2 nhóm tuổi 19-25 và 26-35. Phần lớn họ đều có rất nhiều trách nhiệm trong gia đình của cha mẹ (19, 19) hoặc chỉ có một vài (54, 44). Bây giờ, tôi muốn biết với những người đã có rất nhiều hoặc chỉ có một số trách nhiệm10 đối với gia đình, (Sơ đồ 15 và Sơ đồ 16), ai đã dạy cho họ các kĩ năng tự lập. Câu trả lời của nhóm tuổi 13-18 sẽ không được xem xét trong vấn đề này. 60 48 50 40 30 20 16 10 0 1 Mình và cha mẹ Mình và bạn cùng phòng 3 3 Mình tự học Có, nhiều hơn bạn bè của mình 2 Hoàn toàn cha mẹ Nhiều người đã dạy cho Có, nhưng chỉ một số thôi Sơ đồ 15: (Đức) Ai dạy những kỹ năng cho bạn? (Với điều kiện có bao nhiều trách nhiệm) Nhóm độ tuổi 26-35 (63 người) Ai dạy những kỹ năng cho bạn? 45 40 35 30 25 20 15 10 5 0 39 14 2 Mình và cha mẹ Mình và bạn cùng phòng 2 2 Mình tự học Có, nhiều hơn bạn bè của mình 2 Có, nhưng chỉ một số thôi (Với điều kiện có bao nhiêu trách nhiệm) Nhóm độ tuổi 26-35 73 người do nhóm độ tuổi 19-25 và 63 người do nhóm độ tuổi 26-35 28 1 Hoàn toàn cha mẹ Nhiều người đã dạy cho Sơ đồ 16: (Đức) Ai dạy những kỹ năng cho bạn? 10 1 Theo Sơ đồ 15 và 16, họ đã học được những kỹ năng tự lập từ cha mẹ của họ hoặc kết hợp giữa tự học với sự chỉ dạy của bố mẹ. Cuối cùng, tôi đã có một vài câu hỏi liên quan đến sự độc lập tài chính của những người tham gia. Tài chính thường là lý do khiến cho thế hệ trẻ không có khả năng tách khỏi cha mẹ. Nếu họ không đủ tiền để mua căn hộ của mình, họ sẽ không có nó. Tôi đã hỏi “Bạn có bao giờ tự kiếm tiền và bạn có thể sử dụng nó một cách tự do chưa?” 90 80 80 73 70 60 50 40 30 20 10 0 13-18 (4) 19-25 (82) 26-35 (73) 4 2 Chưa Có 4 80 73 2 Sơ đồ 17: (Đức) Bạn có bao giờ tự kiếm tiền và bạn có thể sử dụng nó một cách tự do chưa?” Theo sơ đồ 17, hầu hết những người được phỏng vấn đã kiếm được tiền riêng của họ rồi. Trong cuộc phỏng vấn sâu của chúng tôi, Lars đề cập đến một khái niệm mà tôi không biết chắc chắn nó có tồn tại ở Việt Nam hay không. Người Đức có một cái gọi là "Taschengeld" (tiền túi) mà gần như mọi đứa trẻ ở Đức nhận được từ cha mẹ. Tiền túi thường là một chút tiền cố định bạn sẽ nhận được trong vòng một tuần hoặc một tháng. Số tiền này có thể được sử dụng theo bất kỳ cách nào và bạn không cần phải chờ sự cho phép của bố mẹ mới được sử dụng. Lars và tôi đồng ý rằng hẳn là không có một đứa trẻ nào ở Đức chưa bao giờ nhận được tiền túi. Anh ấy cũng nghĩ, đó là một cách tốt để dạy thế hệ trẻ sử dụng tiền riêng của họ một cách đọc lập từ khi còn nhỏ (2018a). Tất nhiên, 29 loại tiền này vẫn còn phụ thuộc vào cha mẹ và do đó không thể được coi là "tiền riêng của bạn". Kiếm tiền riêng của mình sẽ không có nhiều tác dụng nếu bạn không thể kiểm soát nó đúng cách. Vì ở Đức, tiền mặt đang ngày càng ít quan trọng so với sử dụng tài khoản ngân hàng riêng (Sơ đồ 18). 90 82 80 73 70 60 50 40 30 20 10 0 13-18 (4) 19-25 (82) 26-35 (73) 4 Có 4 82 73 Không Sơ đồ 18: (Đức) Bạn có tài khoản ngân hàng riêng và có quyền truy cập đầy đủ không? Tất cả 159 người tham gia bảng hỏi có tài khoản ngân hàng của mình và toàn quyền kiểm soát nó. Điều này thậm chí bao gồm 4 thành viên từ 13 đến 18 tuổi. Tôi cũng muốn biết ai đang cung cấp tài chính cho những người tham gia trả lời (Sơ đồ 19). 30 70 58 60 50 40 30 26 18 20 10 4 2 1 0 13-18 (4) 19-25 (82) 26-35 (73) 16 15 Mình tụ tài trợ Cha mẹ mình 1 26 58 2 18 4 3 1 3 2 3 Cả ba Chính phủ (mình, cha Chính phủ (học bổng mẹ, chính và cha mẹ v.v.) phủ) 1 15 16 2 3 3 3 1 4 2 Mình và chính phủ Mình và cha mẹ 1 4 2 Sơ đồ 19: (Đức) Ai đang tài trợ (học phí) cho bạn? Sơ đồ 19 cho thấy nguồn gốc tài chính của những người tham gia trả lời khá khác nhau. Cách dễ dàng nhất để phân tích là nhóm độ tuổi từ 26 đến 35. Đa số nhóm này (79,5%) đều tự trang trải cho cuộc sống của chính họ. Nhiều khả năng họ đã có một công việc mang lại thu nhập. Nhóm độ tuổi từ 19 đến 25 là nhóm khá đa dạng. Trong số này, 26 người tự nuôi sống bản thân, 18 người vẫn dựa vào cha mẹ, 15 được tài trợ bởi nhà nước (kể cả học bổng, mặc dù nó cũng có nguồn gốc một phần của các tổ chức tư nhân) và 16 người có một hỗn hợp của cả ba nguồn. Để tóm tắt kết quả này, chúng ta có thể nói rằng nhóm độ tuổi 26-35 là nhóm duy nhất độc lập về tài chính. Khoảng một phần ba (31,7%) của nhóm tuổi giữa 19-25 cũng độc lập về tài chính. Đa số các nhóm tuổi này vẫn dựa trên cha mẹ hoặc cả cha mẹ lẫn chính phủ. Tuy nhiên, một học bổng vẫn có thể được xem như là một nguồn thu nhập mà không có sự phụ thuộc vào gia đình. Do đó, chỉ có 15 trong số 82 người (18,3%) có thể được coi là ít độc lập về mặt tài chính. 31 Câu hỏi cuối cùng tôi đã hỏi là "Bạn có bất cứ nghĩa vụ tài chính nào đối với cha mẹ bạn?" (Sơ đồ 20). Ở Đức, câu hỏi này thường nhắc người ta nhớ đến các khoản tiền con cái nợ bố mẹ. Nhưng mọi người cũng có thể hiểu câu hỏi này theo hướng con cái phải có trách nhiệm hỗ trợ cha mẹ tài chính khi họ cần nó. 80 71 70 65 60 50 40 30 20 10 0 13-18 (4) 19-25 (82) 26-35 (73) 11 8 2 2 Có 2 11 8 Không 2 71 65 Sơ đồ 20: (Đức) Bạn có bất cứ nghĩa vụ tài chính nào đối với cha mẹ bạn? Biểu đồ 20 cho thấy phần lớn người Đức trẻ khá độc lập về nghĩa vụ tài chính đối với phụ huynh. Chỉ có một vài người có trách nhiệm pháp lý. Như đã đề cập trước đó, bảng hỏi này không được thiết kế một cách hoàn hảo để đánh giá mức độ tự lập của thế hệ trẻ ở Đức. Tuy nhiên, đằng sau các kết quả, chúng ta có thể nhận ra rằng thế hệ trẻ Đức tương đối tự lập đối với cha mẹ. Sự độc lập cá nhân có thể được xem như một kết quả trực tiếp của việc giáo dục tính tự lập xảy ra trước. 32 2.2.7. Sự tự nhận thức về tính tự lập của thế hệ trẻ Tôi đã muốn biết những người tham gia bảng hỏi suy nghĩ về tính tự lập của họ như thế nào. Vì vậy, tôi đã hỏi 3 câu hỏi liên quan đến chủ đề này: • “Vui lòng hoàn thành câu này: "Mình dám..." (Sơ đồ 21) • “Nếu bạn phải đưa ra một quyết định quan trọng, bạn sẽ làm gì?” (Sơ đồ 22) • “Bạn cảm thấy độc lập với bố mẹ đến mức độ nào?” (Sơ đồ 23) Câu hỏi đầu tiên (Sơ đồ 21) muốn tìm hiểu những người trẻ có dám tự làm một số điều gì đó không. Câu hỏi này đã được trả lời bởi 4 người trong nhóm 13-18 tuổi, bởi 79 người trong nhóm 19-25 tuổi và bởi 56 người trong nhóm 26-35 tuổi và mọi người có thể lựa chọn nhiều câu trả lời. "Mình dám..." 80 70 60 50 40 30 20 10 0 76 76 55 54 60 53 49 39 2 2 Tự đi du lịch ở nước mình 13-18 19-25 26-35 70 2 76 54 3 Tự đi du lịch Tự chuyển ở nước sang nhà ngoài riêng 2 3 76 70 55 53 13-18 1 1 43 36 0 Tự chuyển Tự mua một Tự mua một sang nước xe ô tô ngôi nhà ngoài 1 1 0 60 39 36 49 43 29 19-25 34 36 29 1 Kết hôn 1 34 36 26-35 Sơ đồ 21: (Đức) Vui lòng hoàn thành câu này: "Mình dám..." Dĩ nhiên, nhóm độ tuổi 13-18 còn quá nhỏ để được xem xét trong câu hỏi này. Ở hai nhóm tuổi còn lại, những gì chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy ở đây là hầu hết mọi người sẽ đi du lịch một mình ở quê nhà của họ (trong trường hợp này là Đức) hoặc ở nước ngoài. Điều này không gây ngạc nhiên đối với tôi vì 33 đi du lịch trong EU đã trở nên rất dễ dàng trong vài thập kỷ qua đối với người Đức và đối với công dân của các nước châu Âu khác. Tuy nhiên, điều thú vị trong cả hai nhóm lớn là nhiều người thà đi du lịch một mình còn hơn là mua một chiếc xe ô tô, một ngôi nhà hoặc lập gia đình mà không cần sự hỗ trợ của cha mẹ. Câu hỏi thứ hai (Sơ đồ 22) quan trọng bởi vì ngay cả khi cha mẹ không trực tiếp tham gia vào việc giải quyết các vấn đề lớn hoặc thực hiện các quyết định lớn của giới trẻ, họ chắc chắn vẫn có một ảnh hưởng nhất định nào đó đối với con cái của họ. 7, 5% 34, 24% 50, 36% Mình nói chuyện về nó với bạn thân Mình hỏi cha mẹ Mình tự nghĩ về nó Một sự pha trộn trong số tất cả ở trên 48, 35% Sơ đồ 22: (Đức) Nếu bạn phải đưa ra một quyết định quan trọng, bạn sẽ làm gì? (139 người đã trả lời) Những câu trả lời cho câu hỏi này là rất cân bằng. Mặc dù có một chút tỉ lệ nghiêng về phía bạn bè so với các bậc cha mẹ (36% > 35%), sự khác biệt là rất nhỏ. Nhóm 7,5% là những câu trả lời rất khác nhau. Một số bao gồm cha mẹ, bạn bè, người yêu và vv. Chỉ có 24% của 139 người tham gia trả lời câu hỏi muốn hoàn toàn tự đưa ra quyết định. Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, Lars mô tả “mình là một thiếu niên khá là nhút nhát”. Anh ấy nói rằng mặc dù đã có rất nhiều tự do và độc lập đối với 34 tính di động và thời gian giới hạn của mình, ngày xưa anh ấy luôn luôn là người hỏi mẹ mình để được giúp đỡ khi có một vấn đề hoặc một cái gì đó để tổ chức” (2018a). Câu hỏi thứ ba (Sơ đồ 23) liên quan đến sự tự nhận thức của những người trả lời bảng hỏi về mức độ tự lập của họ đối với bố mẹ. Trong câu hỏi này, mọi người có thể chọn một trong 6 câu trả lời, từ hoàn toàn độc lập đến hoàn toàn phụ thuộc. 7, 5% 7, 5%1, 1% 0, 0% Khá độc lập Hoàn toàn độc lập Độc lập một chút 40, 29% Một chút phụ thuộc vào cha mẹ 84, 60% Khá phụ thuộc vào cha mẹ Hoàn toàn phụ thuộc vào cha mẹ Sơ đồ 23: (Đức) Bạn cảm thấy độc lập với bố mẹ đến mức độ nào? Các câu trả lời cho câu hỏi này chỉ xác nhận những gì chúng ta đã thấy với câu hỏi khác trước. 29% của tất cả mọi người tự coi mình là hoàn toàn độc lập và đa số (60%) là ít nhất khá độc lập. Không ai nghĩ là hoàn toàn phụ thuộc vào cha mẹ và chỉ một số ít là một phần (tổng 15%). 2.3. Sự thay đổi vào thế kỷ 21 Sau khi xem xét các câu trả lời cho phiên bản bảng hỏi Đức và sau cuộc phỏng vấn sâu được tiến hành với Lars, có thể nghĩ rằng, tính tự lập và sự độc lập cá nhân là hai trong số những giá trị quan trọng trong giáo dục gia đình Đức. Và tất nhiên, điều này vẫn còn đúng cho một tỷ lệ lớn của các gia đình Đức. Tuy 35 nhiên, bắt đầu vào cuối thể kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, có một xu hướng đang phát triển ở Đức đang làm thay đổi các giá trị cũ về tính tự lập của thế hệ trẻ nói riêng và thế hệ trẻ nói chung. Nhiều bài báo, bài viết khoa học và nhiều nghiên cứu hiện đang công bố một thuật ngữ mới, được gọi là "cha mẹ máy bay trực thăng" (“helicopter parents”11). Cha mẹ trực thăng là gì và thuật ngữ này có ý nghĩa như thế nào đối với giáo dục gia đình? “Cha mẹ trực thăng thường xuyên săm soi và quan tâm quá nhiều vào các sinh hoạt cá nhân của con cái họ. […](Hunt 2008, 9)12”. Thế hệ trẻ của "cha mẹ trực thăng" thường được gọi là "thế hệ trẻ len bông"13 (Bristow 2014) hoặc "thế hệ trẻ hạ cánh"14 (Fingerman và c.s. 2012). Những lý do cho sự phát triển của mô hình cha mẹ trực thăng không hoàn toàn rõ ràng. Có thể là do tình hình tài chính, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, các cuộc tấn công khủng bố hoặc nhiều ảnh hưởng bên ngoài khác đến giáo dục gia đình (theo Hunt 2008). Một lý do khác có thể là các gia đình đang có xu hướng có ít con hơn một hoặc hai thế hệ trước. Tất nhiên, điều này có tác dụng là bố mẹ có thể chi nhiều tiền và thời gian cho một đứa trẻ duy nhất. Ngoài ra, cha mẹ có thể mất giá trị bản thân của họ vào sự thành công mà con cái họ có. Hunt đề cập đến một nghiên cứu trong bài viết của cô ấy được thực hiện bởi Eaton và Pomerantz trong đó có 408 bậc phụ huynh nói rằng họ sẽ "nhìn thấy giá trị của mình từ sự thành công của con mình15 (Hunt 2008, 10)“. Nhiều người nói rằng nếu cha mẹ trở thành hoặc hành động như cha mẹ trực thăng, thế hệ trẻ của họ sẽ có một cuộc sống khó khăn trong tương lai. Hậu quả Thuật ngữ này thực sự rất phổ biến và có thể dễ dàng được hiển thị bởi một tìm kiếm Google đơn giản với thuật ngữ chính xác trong dấu ngoặc kép. Trên máy tính của tôi, tìm kiếm này đã cho tôi 1.230.000 kết quả cho truy vấn tìm kiếm "helicopter parents" (bao gồm dấu ngoặc kép) (https://encrypted.google.com/search?hl=en&q=%22helicopter%20parents%22) 12 Helicopter parents hover over and around their children interceding as soon as the child faces an unpleasant situation or uncertainty. […] The term signals the parents are “overinvolved” in their child’s life and are overly protective. Parents hover willingly and tirelessly, organizing many areas of the child’s life." 13 Cotton wool children 14 Landing pad kids 15 "…base their own selfworth on the performance of their child" 11 36 chính mà nhiều người đã đề cập đến là khiến cho thế hệ trẻ thiếu lòng tự trọng (Schipp 2015), thiếu tư duy phê phán (Hunt 2008, 10) hoặc thiếu tính tự lập trong trường đại học hoặc trong cuộc sống và công việc. Tất nhiên, chủ đề 'cha mẹ trực thăng' vẫn đang được thảo luận và có nhiều ý kiến khác nữa. Tuy nhiên, những gì chúng ta có thể nói là giáo dục gia đình ở Đức đã thay đổi kể từ thập niên 60 và 70 của thế kỷ trước. Thế hệ hiện tại và những người tôi đã điều tra chưa đối mặt với hiện tượng 'cha mẹ trực thăng'. Nhưng có lẽ thế hệ tiếp theo sẽ chứng kiến vấn đề này. 37 Chương III. Tính tự lập của giới trẻ Việt Nam 1. Khái quát về truyền thống văn hóa giáo dục của Việt Nam Theo Lê Ngọc Văn, gia đình Việt Nam truyền thống là hình thái gia đình gắn liền với xã hội nông thôn – nông nghiệp. Ở Việt Nam hình thái gia đình đó ít ra cũng chiếm địa vị độc tôn và tồn tại cho đến trước khi Việt Nam tiếp xúc với phương Tây – tức là tiếp xúc với văn minh công nghiệp và đô thị vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 (N. V. Lê 1996, 24). Đặc điểm đầu tiên của gia đình Việt Nam truyền thống là sự phổ biến của loại hình gia đình hạt nhân. Đây là đơn vị gia đình gắn chặt với một nền nông nghiệp tiểu nông nhỏ lẻ với mức độ sở hữu tư nhân về ruộng đất rất hạn chế. Là một đơn vị sản xuất tự cung tự cấp khép kín, các hộ gia đình vừa trồng trọt, vừa chăn nuôi, vừa làm thủ công nghiệp và buôn bán. Trong sản xuất nông nghiệp, phụ nữ giữ vai trò quan trọng (N. V. Lê 1996, 27). Sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên (Trông trời, trông đất, trông mây/Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm). Mỗi cá nhân trở nên nhỏ yếu và mong manh trước những áp lực của thiên tai, địch họa, bệnh tật. Do đó, người Việt Nam từ lâu đã phải dựa vào sức mạnh của cộng đồng – trước hết là cộng đồng gia đình để tồn tại. Người Việt Nam không quen sống một mình. Họ thích sống có gia đình, thành làng xóm rồi sau đó mới đến công việc (trong khi người phương Tây chỉ chú trọng quan hệ công việc và thích sống độc lập) (N. V. Lê 1996, 29). Tính chất cộng đồng đặc biệt thể hiện trong đời sống gia đình, chi phối các mối quan hệ trong gia đình cũng như cách người lớn giáo dục thế hệ trẻ. Trong gia đình Việt Nam truyền thống, cá nhân hiếm khi tồn tại với tư cách một con người độc lập. Cá nhân giao tiếp với xã hội thông qua gia đình, lấy danh nghĩa gia đình. Ví dụ, khi tiếp xúc với một đứa trẻ người ta không quan tâm đứa trẻ đó là ai mà hỏi xem nó là con nhà ai. Ngày từ bé, thế hệ trẻ đã được giáo dục tinh thần phục tùng người lớn – được thể hiện qua rất nhiều câu thành ngữ dân gian: 38 “Cá không ăn muối cá ươn Con cãi cha mẹ trăm đường con hư” “Trứng mà đòi khôn hơn vịt” “Khôn con nít béo lợn con” Đối với một con người, ngay từ khi mới ra đời, mọi sự kiện quan trọng trong chu kì vòng đời đều có sự can thiệp rất lớn từ gia đình và bố mẹ, đặc biệt là chuyện hôn nhân. Hôn nhân – việc quan trọng nhất của một đời người, thường được quyết định bởi bố mẹ (Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy). Điều tra của Viện xã hội về “Quyền quyết định hôn nhân” ở đồng bằng Bắc Bộ vào năm 1983 cho thấy cách đây trên 30 năm, quyền tự quyết của con cái trong hôn nhân vẫn ở mức rất thấp: 35,2% do cha mẹ hai bên quyết định, 12,8% do hai người tự quyết, 18% do cha mẹ quyết định có hỏi ý kiến con cái, 34% do con cái quyết định có hỏi ý kiến bố mẹ (N. V. Lê 1996, 30–31). Từ cuối thế kỷ - đầu thế kỷ 20, với quá trình tiếp xúc với phương Tây, xã hội Việt Nam đã biến đổi sâu sắc. Văn hóa giáo dục của gia đình Việt Nam cũng biến đổi rất lớn. Nhưng nhiều quan niệm và giá trị của nó vẫn còn ảnh hưởng mạnh đến đời sống của các gia đình Việt Nam hiện đại. 2. Sự tự lập của giới trẻ Việt Nam 2.1. Sự mong chờ chung của xã hội Tôi đã rất khó khăn khi tìm tài liệu nói về sự kì vọng của xã hội Việt Nam đối với tính tự lập của giới trẻ. Các bài viết tôi tìm thấy chủ yếu nói về tất cả các kỹ năng liên quan đến tính tự lập như nấu ăn, giặt quần áo, phơi quần áo v.v. Và có lẽ đây là những tư liệu nói lên sự mong chờ của xã hội Việt Nam đối với tính tự lập của thế hệ trẻ. Ví dụ, tôi đã tìm thấy một bài báo trên VnExpress (2013) kể một câu chuyện về một cô bé 12 tuổi không biết làm gì trong số những công việc tôi vừa đề cập. Đối với cô bé này, câu chuyện trở nên phức tạp khi mẹ cô bị ốm và không thể 39 chăm sóc con gái nữa. Bài này tiếp tục đề cập đến một ý kiến cụ thể, mà tôi đã nghe rất nhiều lần trong thời gian của tôi đang ở Việt Nam: “Thực tế chẳng bố mẹ Việt Nam nào dám “thả” con ra khi con 18 tuổi, thậm chí như chị gần 50 tuổi, đã có nhiều năm du học nước ngoài, nhưng về nhà vẫn được mẹ coi như đứa con bé bỏng, không cho đi chơi khuya, không cho thức khuya…” (VnExpress 2013)”. Trong một câu có lẽ có thể được diễn tả như "Ở Việt Nam, người ta luôn luôn là con của cha mẹ", một câu, mà tôi nhớ đã nghe nhiều lần trong những năm qua. Một bài báo khác tôi đã tìm thấy được (vietbao.vn 2016) ca ngợi hệ thống giáo dục và truyền thống văn hóa Nhật Bản trong việc hình thành tính tự lập cho thế hệ trẻ, đồng thời cho thấy những gợi ý cho nhân dân Việt Nam. Bài viết này cũng giới thiệu các kỹ năng cần thiết để không phải dựa vào cha mẹ. Nhưng nó cũng không nhấn mạnh về một lối sống độc lập với những ý tưởng riêng, quy tắc và giá trị bản thân. Một bài báo thứ ba mà đập ngay vào mắt tôi là về một bài trên Facebook của PGS.TS. Văn Như Cương - Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường THPT Lương Thế Vinh. Thầy Cương chia sẻ câu chuyện về kỳ học quân sự của các học sinh ở trường mình. Ông đã đưa ra một vài nhận xét về chủ đề này: 1. “Phụ huynh đưa con đến trường để từ đó các con sẽ đi xe ô tô đến doanh trại. Thế mà có nhiều phụ huynh khóc lóc (Họ làm như con mình sắp đi đến nơi rừng thiêng nước độc!). 2. Ngay buổi chiều hôm ấy đã có rất nhiều phụ huynh lên doanh trại thăm con (Họ làm như bố mẹ chưa gặp con hàng tháng trời...). 3. Nhiều phụ huynh đã tiếp tế cho con bao nhiêu thức ăn, nước uống, mặc dầu học sinh ăn cơm bộ đội khá sang (Họ làm như con cái họ đang ở trong trại cải tạo không bằng). 4. Kỉ luật của nhà trường là không tiếp tế cho học sinh, nhưng có người bảo con tôi chỉ biết uống nước nhập ngoại, sợ nó không biết uống nước của ta. 40 … Rút ra một điều: Nhiều vị phụ huynh làm hư con cái của mình mà cứ tưởng như vậy là mình thương chúng nó” (Văn trong Lệ 2017). Điều này cũng tương tự hiện tượng “cha mẹ trực thăng” ở Đức. Và quả thực, bài viết về cô bé mà tôi đã đề cập trước đó cũng chỉ ra rằng cha mẹ nên “rèn tính tự lập cho con” (VnExpress 2013). Nhưng một lần nữa, tôi đã không tìm thấy bất cứ ai nói về bất cứ điều gì khác hơn là những kỹ năng liên quan đến tính tự lập. Khi nói về những thứ như có ý kiến riêng, phát triển các giá trị riêng và một tư duy phê phán, những điều dường như không quan trọng trong giáo dục gia đình Việt Nam. Kết quả bảng hỏi sẽ xác nhận ấn tượng này mà tôi nhận được trong khi tìm kiếm tài liệu. Do tài liệu hạn chế, tôi kết hợp phỏng vấn sâu Việt - người bạn Việt Nam của tôi. Việt đã nói về tính tự lập giống như các bái báo ở trên và kể về tính tự lập của em ấy phát triển khi nào. “Tính tự lập của em thực ra đã được hình thành khi em 10 tuổi, nhờ việc em luôn phải làm việc nhà. Khi đi học, em thấy bạn bè mình rất được bố mẹ chiều và chăm sóc từng thứ nhỏ nhặt như mặc quần áo, ăn uống, tắm, giúp làm bài tập... Em đã biết mình không được như vậy và cần phải tự hoàn thành các nhu cầu cá nhân vì sẽ không có ai giúp em những việc đó" (2018b). Ngoài ra, Việt đã chỉ ra sự khác biệt rất lớn giữa những người sống trong một thành phố và những người sống ở nông thôn: thế hệ trẻ ở nông thôn nhanh chóng trở nên độc lập hơn và có nhiều tự do hơn trong các hoạt động của mình. Mặt khác, Việt cho biết, thế hệ trẻ ở các thành phố thường phải tham gia các lớp học thêm vào buổi chiều và buổi tối nên có ít quyền kiểm soát thời gian rảnh của họ. Thực tế, họ không có nhiều thời gian rảnh rỗi, Việt nói thêm (2018b). Một bài báo liên quan dường như đã xác nhận ý tưởng của Việt: “Nếu ở nông thôn, những đứa trẻ “vắt mũi chưa sạch” đã có thể tung tăng đi chăn trâu, cắt cỏ, nhặt trứng, nhặt rau,v.v… Còn những đứa trẻ ở thành thị thì đi một bước có osin, chưa kịp ngã đã được bố mẹ hứng, chưa kịp khóc bố mẹ đã giúi quà vào tay hoặc chỉ cần ăn một bát cơm mà phải bế con chay khắp ngõ trên 41 phố dưới. Tuy không phải là tất cả nhưng có thể thấy chung là đại đa số là vậy. Có thể thấy, thế hệ trẻ nông thôn có tính từ lập cao hơn rất nhiều so với thế hệ trẻ ở thành thị, và tình trạng thế hệ trẻ thành thị không thể “tự đứng vững” mỗi khi có một biến cố nào đó xảy ra, dường như ngày càng gia tăng" (Lê Quang 2018). Thật không may, phạm vi nghiên cứu này đã không cho phép tôi để tiến hành một nghiên cứu sâu hơn và tìm ra sự khác biệt về tính tự lập của thế hệ trẻ trong thành phố và ở nông thôn. Do đó, hầu hết những gì tôi cho thấy trong bài nghiên cứu này tập trung hơn vào những người sống ở các thành phố như Hà Nội. 2.2. Các hình thức tự lập của giới trẻ Việt Nam Tương tự như trong phần nói về thế hệ trẻ của Đức ở chương II (CII 2.2), tôi cũng sử dụng bảng hỏi để phân tích tính tự lập của giới trẻ Việt Nam và làm cơ sở so sánh đặc điểm này ở thế hệ trẻ hai nước trong phần cuối của chương III. 2.2.1. Xu hướng sống chung với bố mẹ Trước hết, so với Đức, qui mô gia đình ở Việt Nam vẫn còn lớn hơn một chút (Bảng biểu 2). Trong khi hầu hết những người tham gia bảng hỏi chỉ có một anh chị em, nhiều người vẫn có 2 hoặc 3 anh chị em. Nhóm độ tuổi 13-18 thậm chí còn có nhiều anh chị em hơn hai nhóm lớn tuổi - 8 người nói rằng họ có 3 anh chị em (26%) trong khi chỉ có 16 người trong nhóm độ tuổi 19-25 có 3 anh chị em (11,5%). Tuy nhiên, những con số này vẫn còn để nhỏ để dựa vào nó. Chúng tôi có thể nói rằng con số này cho thấy một xu hướng. Đa số mọi người tham gia chỉ có một anh chị em (47,7%). Trong số những người có anh chị em (172 người), khoảng 57,6% là con cả (99 người) và 27,3% là con út, (47 người). 42 Nhóm Có … anh, chị, em. Số độ tuổi Khống 1 2 3 4 4 trỏ lên 13-18 31 3 12 6 8 1 1 19-25 139 3 71 38 16 4 7 26-35 10 2 3 1 4 - - Tổng số 180 8 86 45 28 5 8 Bảng biểu 2: (VN) Số anh, chị, em của người Đức Khác với tình hình ở Đức, hầu hết mọi người trẻ Việt Nam vẫn đang sống chung với bố mẹ (chiếm 74%). Để phân tích chi tiết hơn, tôi cũng chia những người được điều tra thành ba nhóm tuổi (Sơ đồ 24). Thứ nhất, một nửa số người trong nhóm độ tuổi 26-35 vẫn còn sống ở nhà. Tôi cũng ngạc nhiên khi thấy số lượng người từ 13 đến 18 không sống ở nhà nữa là khá cao (26%) so với nhóm người từ 19 đến 25 tuổi (24%). Mặc dù hai tỷ lệ này không khác nhau nhiều lắm, chúng ta phải ghi nhớ rằng giữa 19 và 25 tuổi hầu hết các bạn trẻ phải rời gia đình để đi học đại học hoặc để đi tìm một công việc. Tất nhiên, điều này không xảy ra với nhóm 13 đến 18 tuổi. Nhưng một lần nữa, tôi không xem xét những con số này như một bằng chứng cho bất cứ điều gì. Nó chỉ cho thấy một xu hướng thú vị trong kết quả của tôi. 43 Bạn còn ở trong nhà cha mẹ không? 120 106 100 80 60 33 40 23 20 8 5 0 Có 23 106 5 13-18 (31) 19-25 (139) 26-35 (10) 5 Không 8 33 5 Sơ đồ 24: (VN) Số thế hệ trẻ Đức còn sống ở nhà cha mẹ (180 người trả lời) Không giống với những người tham gia bảng hỏi bằng tiếng Đức, không nhiều người ở Việt Nam di chuyển ra khỏi nhà cha mẹ. Sơ đồ 25 cho biết thời gian mà giới trẻ Việt Nam dự kiến rời khỏi nhà bố mẹ: 40 37 35 Số người 30 25 20 16 15 12 10 5 11 9 6 6 5 2 1 18 19 11 9 3 2 1 1 2 40 45 99 0 0 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Độ tuổi Sơ đồ 25: (VN) Bạn nghĩ là bạn sẽ bao nhiều tuổi khi chuyển ra khỏi nhà cha mẹ? (134 người) 44 Hầu hết những người rời khỏi nhà cha mẹ vì vấn đề công việc hay học tập (Sơ đồ 26). Chỉ có 3 người nói rằng họ chuyển ra ngoài vì họ muốn được độc lập với cha mẹ. Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, Việt nói về lý do em ấy chưa chuyên ra khỏi nhà của chú. Về vấn đề tự lập kinh tế thì rất khó vì khi chưa tốt nghiệp cấp 3, không có nhiều việc bán thời gian dành cho em, em vẫn phải cân bằng giữa việc làm và việc đi học nên vì vậy em vẫn rất cần nguồn chu cấp của chú“ (2018b). 45 42 40 35 30 25 20 15 10 5 0 3 1 Vì công việc, Mình muốn Cha mẹ muốn Du học ở chương trình độc lập với bố mình chuyển nước ngoài học tập, v.v. mẹ ra khỏi nhà Mình không muốn ở với cha mẹ Cha mẹ mất rồi Hôn nhân Sơ đồ 26: Tại sao bạn chuyển ra khỏi nhà cha mẹ rồi? (46 người đã trả lời) Với câu hỏi "Tại sao bạn chưa chuyển ra khỏi nhà cha mẹ?" (Sơ đồ 27), chỉ có 24 trong số 134 (18%) cho biết họ chưa muốn di chuyển ra nhà cha mẹ. Số đông còn lại cho biết họ muốn tự lập nhưng không thể được vì lí do tài chính. 45 66 70 60 50 40 38 30 24 20 10 0 3 2 1 Cha mẹ chưa Mình chưa có Mình chưa Mình chưa đủ Mình chưa có Nhà của mình cho phép đủ tiền muốn tuổi đủ khả năng Sơ đồ 27: (VN) Tại sao bạn chưa chuyển ra khỏi nhà cha mẹ? (134 người) 2.2.2. Ảnh hưởng của cha mẹ Việt đến các hoạt động cá nhân của thế hệ trẻ Trong số những người vẫn sống ở nhà bố mẹ (Sơ đồ 28), chỉ có gần một phần năm dường như có sự tự do để đến và đi bất cứ khi nào họ muốn (21 người, 16%). Phần lớn (86 người, 64 bị giới hạn để đi ra ngoài và gặp bạn bè và người yêu. 20% (27 người) phải có mặt ở nhà đúng giờ. Điều này cho thấy rằng cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người trẻ. 21, 16% Có, nhưng thời gian không chính xác lắm Có, và mình phải đi về đúng giờ 27, 20% Không 86, 64% Sơ đồ 28: (VN) Bạn cần cha mẹ cho phép khi muốn đi chơi với bạn bè và về nhà vào một thời gian rõ ràng không? (134 người) Mức độ trung thực của người trẻ Việt Nam trong viẹc khẳng định với cha mẹ những gì họ đã làm là khá cao. 76% những người đã chuyển ra khỏi nhà cha 46 mẹ rồi nói rằng họ thường nói thật với cha mẹ nơi họ đã đi và việc đã làm. Chỉ có 17% nói rằng họ sẽ không nói thật cho cha mẹ biết và 7% cho rằng điều đó còn phụ thuộc vào tình huống cụ thể. 3, 7% 8, 17% Có Không Tùy trường hợp 35, 76% Sơ đồ 29: (VN) Khi bạn đi chơi với bạn bè hoặc ngủ ở một chỗ khác bạn có nói thật với cha mẹ nếu họ hỏi không? (46 người) 2.2.3. Ảnh hưởng cha mẹ Việt đến các mối quan hệ xã hội của thế hệ trẻ Cha mẹ có một ảnh hưởng rất lớn lên các mối quan hệ xã hội của con cái họ (Sơ đồ 30). 49 trong số 134 người (~36,6%) vẫn sống với bố mẹ nói rằng phụ huynh có ảnh hưởng nhỏ đến việc họ sẽ gặp ai. Tuy nhiên, 79 người (~59%) nói rằng đó là do bản thân hoàn toàn quyết định. Chỉ có 6 người (~4,5%) cho rằng cha mẹ có ảnh hưởng đáng kể. Với những người đã chuyển ra khỏi nhà cha mẹ rồi, họ được tự do nhiều hơn trong việc xác lập các mối quan hệ xã hội. 5 trong tổng số 46 (~11%) cho biết cha mẹ có ảnh hưởng đáng kể, 21 (~45,6%) cho biết cha mẹ có ảnh hưởng rất nhỏ và chỉ có 16 (~34,8%) cho rằng cha mẹ của họ không có bất kỳ ảnh hưởng gì. Chỉ có 4 người (~8,7%) nói rằng ảnh hưởng cha mẹ giảm kể từ khi họ chuyển ra nhà cha mẹ. 47 90 79 80 70 60 49 50 40 30 21 16 20 10 0 6 5 0 Còn sống ở nhà cha mẹ (134 người) Có Một chút 4 Chuyển ra khỏi nhà cha mẹ rồi (46 người) Không, đó là quyết định của tôi Không, từ khi chuyển ra Sơ đồ 30: (VN) Cha mẹ bạn có ảnh hưởng bạn gặp với ai không? (180 người) Trong cuộc phỏng vấn sâu của chúng tôi, Việt nói rằng chú của em là 1 người luôn kiểm soát và điều khiển mọi người theo ý chú, hơn nữa rất bảo thủ và rất ít khi nhận mình sai. Khi em muốn đi chơi, đi học những thứ mình thích hay chỉ là sang nhà bạn ngủ, em luôn phải xin phép chú và thường là chú không đồng ý“ (2018b). Mối quan hệ xã hội cũng bao gồm người yêu (Sơ đồ 31), vì vậy tôi cũng muốn biết phụ huynh có ảnh hưởng ra sao đến việc chọn người yêu của giới trẻ. Mặc dù các bạn trẻ đang sống tại nhà cha mẹ của họ có thể chọn người yêu của mình một cách tự do (57/134, ~42,5%), vẫn còn một số lượng lớn của những người không thể tự do lựa chọn (tổng số 63/134, ~47%). 48 57 60 50 50 40 30 19 20 14 13 10 3 0 Còn sống ở nhà cha mẹ (134 người) Có 20 Một chút 2 2 Chuyển ra khỏi nhà cha mẹ rồi (46 người) Không, đó là quyết định của tôi Không, từ khi chuyển ra Bí mật Sơ đồ 31: (VN) Cha mẹ bạn có ảnh hưởng ai là người yêu của bạn không? (180 người) 2.2.4. Ảnh hưởng của cha mẹ đối với vấn đề hôn nhân của con cái họ Một chủ đề quan trọng để xem xét là cha mẹ có ảnh hưởng như thế nào đối với lựa chọn hôn nhân của giới trẻ. Trước hết, chúng ta cần biết về tình hình hôn nhân của họ (Sơ đồ 32). 160 140 134 120 100 80 60 45 40 20 1 0 Còn sống ở nhà cha mẹ (134 người) Chuyển ra khỏi nhà cha mẹ rồi (46 người) Chưa Có Sơ đồ 32: (VN) Bạn kết hôn chưa? 49 Trong số này, chỉ có duy nhất một người đã lập gia đình. Bởi vì chỉ có một người kết hôn rồi, chúng tôi phải chuyển sang một vấn đề khác - đó là các phụ huynh sẽ có ảnh hưởng ra sao đến những người mà họ định kết hôn (Sơ đồ 33). Như chúng ta có thể nhìn thấy trong sơ đồ, có khá nhiều người nghĩ rằng cha mẹ sẽ có ảnh hưởng đến những người mà họ sẽ kết hôn. Tổng cộng, 112 trong 179 người (~62,5%) nói rằng, họ sẽ hoặc là phải thuyết phục cha mẹ hoặc cha mẹ của họ sẽ có một ảnh hưởng rất lớn về người mà họ sẽ kết hôn. Mặt khác, 58 trong số 179 (~32%) người nói rằng họ sẽ tự do lựa chọn. 50 45 40 46 42 39 35 30 25 19 20 15 15 10 8 6 5 0 0 2 0 Còn sống ở nhà cha mẹ (134 người) 2 0 Chuyển ra khỏi nhà cha mẹ rồi (46 người) Có, tôi sẽ tự chọn Mình sẽ chọn và hỏi ý kiến của cha mẹ Có, nhưng có lẽ sẽ phải thuyết phục cha mẹ tôi Mình sẽ chọn, nhưng cha mẹ có ảnh hưởng lớn Chưa biết hoặc không muốn kết hôn Mình sẽ lấy chồng/vợ bí mật Sơ đồ 33: (VN) Nếu bạn kết hôn, bạn tự lựa chọn hay tham khảo ý kiến từ cha mẹ? (179 người) 2.2.5. Ảnh hưởng của cha mẹ đến con đường sự nghiệp của con cái Trong phần tiếp theo, tôi đã hỏi về ảnh hưởng của cha mẹ đến con đường sự nghiệp của con cái (Sơ đồ 34). Khoảng 40% cho rằng cha mẹ có ảnh hưởng nhưng điều này không lớn lắm. 27% sẽ chọn hoàn toàn tự do. Chỉ 33% thừa nhận cha mẹ có một ảnh hưởng rất lớn hoặc thậm chí chọn công việc cho con cái của mình. Mặc dù có 27% số người tham gia nói rằng họ sẽ chọn công việc 50 của họ một cách tự do, nhưng có thể nói rằng phần lớn trong số họ vẫn chịu một ảnh hưởng không nhỏ từ cha mẹ của họ. 19, 10% 5, 3% Cha mẹ chỉ có một chút ảnh hưởng Mình chọn tự do 71, 40% 36, 20% Ý kiến cha mẹ quan trọng với mình Cha mẹ có khá nhiều ảnh hưởng Cha mẹ chọn cho mình 48, 27% Sơ đồ 34: (VN) Cha mẹ bạn có hoặc đã có nhiều ảnh hưởng đến công việc bạn chọn không? (179 người đã trả lời) 2.2.6. Các kĩ năng tự lập của giới trẻ Việt Nam Với câu hỏi đầu tiên (Sơ đồ 35) tôi cũng muốn nói về tất cả các kỹ năng liên quan đến các hoạt động hộ gia đình như nấu ăn, lau nhà, giặt quần áo và v.v. Câu hỏi này đã được trả lời bởi 31 người trong nhóm 13-18 tuổi, bởi 139 người trong nhóm 19-25 tuổi và bởi 10 người trong nhóm 26-35 tuổi và mọi người có thể chọn nhiều phương án trả lời. 51 140 133 131 128 120 100 100 80 60 40 29 27 20 29 9 0 13-18 (31) 19-25 (139) 26-35 (10) 16 10 9 Nấu ăn Giặt quần áo Lau nhà 27 128 9 29 131 9 29 133 10 6 Chăm sóc em trai, em gái 16 100 6 Sơ đồ 35: (VN) Bạn có những kỹ năng gia đình nào? (180 người) Để có một cái nhìn rộng hơn, chúng tôi sẽ dùng số liệu để so sánh các kỹ năng tự lập của giới trẻ hai nước. Nhóm Nấu ăn Giặt quần áo Lau nhà độ Chăm soc em trai, em gái tuổi Đức VN Đức VN Đức VN Đức VN 13-18 100% 87,1% 100% 93,5% 50% 93,5% 50% 51,6% 19-25 93,9% 92,1% 95,1% 95,6% 95,1% 96,4% 46,3% 71,9% 26-35 90,4% 90% 93,1% 100% 95,8% 100% 46,6% 60% Bảng biểu 3: So sánh các kỹ năng trong hộ gia đình Đức và VN Như chúng ta có thể thấy từ bảng biểu 6, các kết quả gần như giống nhau. Một trong hai sự khác biệt lớn duy nhất ở đây là lau nhà cửa trong nhóm từ 13 đến 18 tuổi. Tuy nhiên, điều này không thể so sánh được với nhóm người Đức vì chỉ có 4 người trả lời câu hỏi này. Một khác biệt lớn nữa là việc chăm sóc anh chị em trong cả hai nhóm tuổi lớn hơn (19-25 và 25-36 tuổi). Có rất nhiều người 52 ở Việt Nam nói rằng họ có kỹ năng này tốt hơn so với nhóm người Đức. Điều này có thể do một thực tế là những người tham gia Việt Nam nói chung cũng có nhiều anh chị em hơn. Sơ đồ tiếp theo cho chúng ta biết trách nhiệm của giới trẻ Việt Nam đối với các công việc trong gia đình: 90 81 80 70 55 60 50 40 30 20 10 0 13-18 (31) 19-25 (139) 26-35 (10) 21 8 5 Có, nhiều hơn bạn bè của mình 8 55 5 5 Có, nhưng chỉ một số thôi 21 81 5 2 1 0 Có, nhưng không bao giờ làm 2 1 0 0 2 0 Không có 0 2 0 Sơ đồ 36: (VN) Bạn có hay đã có trách nhiệm trong nhà cha mẹ bạn không? (180 người) Bởi vì kết quả của câu hỏi này rất giống với kết quả của phiên bản tiếng Đức (Sơ đồ 14), nên tôi không muốn thảo luận quá sâu. Những gì chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy là phần lớn thế hệ trẻ ở Việt Nam cũng có một vài hoặc nhiều nhiệm vụ trong gia đình của họ. Bây giờ, cũng như phiên bản tiếng Đức, tôi muốn biết những bạn trẻ Việt Nam biết “chăm lo việc nhà” đã học được các kỹ năng tự lập từ ai (Sơ đồ 37 và Sơ đồ 38). Nhóm độ tuổi 26-35 sẽ bị không được xem xét trong tình huống này vì không có đủ câu trả lời. 53 Nhóm độ tuổi 13-18 (29 người) Ai dạy những kỹ năng cho bạn? 11 12 10 8 6 4 4 2 2 0 5 4 Mình và cha mẹ Mình và bạn cùng phòng 1 Mình tự học Có, nhiều hơn bạn bè của mình 1 1 Hoàn toàn cha mẹ Nhiều người đã dạy cho Có, nhưng chỉ một số thôi Sơ đồ 37: (VN) Ai dạy những kỹ năng cho bạn? (Với điều kiện có bao nhiều trách nhiệm) Nhóm độ tuổi 13-18 Nhóm độ tuổi 19-25 (136 người) Ai dạy những kỹ năng cho bạn? 40 35 30 25 20 15 10 5 0 37 19 18 21 17 10 7 6 1 Mình và cha mẹ Mình và bạn cùng phòng Mình tự học Có, nhiều hơn bạn bè của mình Hoàn toàn cha mẹ Nhiều người đã dạy cho Có, nhưng chỉ một số thôi Sơ đồ 38: (VN) Ai dạy những kỹ năng cho bạn? (Với điều kiện có bao nhiều trách nhiệm) Nhóm độ tuổi 19-25 Tương tự như cả hai kết quả trong phiên bản tiếng Đức (Sơ đồ 15 và Sơ đồ 16) trong câu hỏi này, câu trả lời lớn nhất ở đây là do tự học và được cha mẹ dạy các kĩ năng. Tuy nhiên, nếu so sánh với hai phiên bản tiếng Đức chúng ta có nhiều người hơn nói rằng họ tự học được các kỹ năng để làm việc nhà. 54 Câu hỏi cuối cùng của tôi cũng liên quan đến các hộ gia đình là như sau: “Nếu cha mẹ bạn đi nghỉ mát trong 6 tuần, liệu bạn có tin tưởng vào việc điều hành các công việc trong gia đình không?” (Sơ đồ 39). Giống với câu hỏi này trong phiên bản tiếng Đức, tôi cũng muốn biết mọi người cảm thấy đủ tự tin để một mình giải quyết việc nhà hay không. 140 127 120 100 80 60 40 26 10 20 0 5 Có 26 127 10 13-18 (31) 19-25 (139) 26-35 (10) 12 0 Không 5 12 0 Sơ đồ 39: (VN) “Nếu cha mẹ bạn đi nghỉ mát trong 6 tuần, liệu bạn có tin tưởng vào việc điều hành hộ gia đình không?” (180 người) Ở đây, tôi cũng muốn so sánh mức độ tự tin giải quyết việc nhà của giới trẻ hai nước (tất cả các tỷ lệ phần trăm được làm tròn): Nhóm độ Có Không tuổi Đức VN Đức VN 13-18 100% 83,9% 0% 16,1% 19-25 100% 91,4% 0% 8,6% 26-35 98,6% 100% 1,4% 0% Bảng biểu 4: So sánh các câu trả lời của thế hệ trẻ Đức và Việt Nam cho câu hỏi “Nếu cha mẹ bạn đi nghỉ mát trong 6 tuần, liệu bạn có tin tưởng vào việc điều hành công việc gia đình không?” 55 Kết quả: 16,1% giới trẻ Việt Nam từ 13 đến 18 tuổi không cảm thấy đủ thoải mái để tiếp nhận các việc gia đình. Và thậm chí 8,6% những người giữa 19 và 25 tuổi cũng nói như vậy. Thế hệ trẻ Đức tỏ ra tự tin hơn trước tình huống này. Như tôi đã giải thích trong chương II, tài chính rất quan trọng khi nói đến sự độc lập cá nhân. Vì vậy, tôi cũng đã hỏi thế hệ trẻ Việt nam “Bạn có bao giờ tự kiếm tiền và bạn có thể sử dụng nó một cách tự do chưa?” (Sơ đồ 40). 140 115 120 100 80 60 40 24 24 20 0 13-18 (31) 19-25 (139) 26-35 (10) 9 7 1 Chưa 7 24 1 Có 24 115 9 Sơ đồ 40: (VN) Bạn có bao giờ tự kiếm tiền và bạn có thể sử dụng nó một cách tự do chưa?” (180 người) Khác với câu trả lời của giới trẻ Đức, các câu trả lời của thế hệ trẻ Việt Nam đều cho rằng không phải tất cả họ đều có tài chính riêng. Trong tất cả các nhóm độ tuổi, 32 người chưa bao giờ kiếm được tiền riêng của họ và có thể sử dụng nó một cách hoàn toàn tự do. Cần lưu ý là có 24 người trong tổng số 139 người (17,3%) thuộc nhóm tuổi 19-15 nói ra điều này. Tất nhiên, không có tài chính riêng nghĩa là bạn phải dựa vào gia đình của bạn. Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu tình hình sử dụng tài khoản cá nhân của giới trẻ Việt. 56 140 117 120 100 80 60 40 18 20 13 10 0 Có 18 117 10 13-18 (31) 19-25 (139) 26-35 (10) 22 0 Không 13 22 0 Sơ đồ 41: (VN) Bạn có tài khoản ngân hàng riêng và có quyền truy cập đầy đủ không? (180 người) Ở Đức (Sơ đồ 18), chúng tôi thấy rằng tất cả mọi người, ngay cả những 4 người là 18 tuổi trở xuống, có một tài khoản ngân hàng. Ở Việt Nam, tuy nhiên, 35 người cho biết họ không có tài khoản ngân hàng của mình. Bây giờ chúng ta hãy nhìn vào những gì câu trả lời tôi đã nhận được cho câu hỏi “Ai đang tài trợ (học phí) cho bạn?” (Sơ đồ 42). 140 116 120 100 80 60 40 20 29 2 11 5 4 0 13-18 (31) 19-25 (139) 26-35 (10) Mình tụ tài trợ Cha mẹ mình 2 11 5 29 116 4 2 1 Cả ba Chính phủ (mình, cha Chính phủ (học bổng mẹ, chính và cha mẹ v.v.) phủ) 2 1 1 1 Mình và chính phủ 1 Mình và cha mẹ 8 1 Sơ đồ 42: (VN) Ai đang tài trợ (học phí) cho bạn? (180 người) 57 8 Như chúng ta có thể nhìn thấy, nếu chúng ta so sánh các câu trả lời của thế hệ trẻ Đức với các câu trả lời này thì kết quả gần như hoàn toàn khác nhau. Trong khi hầu hết mọi người ở Đức cho biết, họ đang tự tài trợ và có đủ tiền, thế hệ trẻ ở Việt Nam chủ yếu dựa vào cha mẹ. Chỉ có một vài người (18 trong tổng số 180, 10%) tự tài trợ. Các nguồn thu nhập khác có liên quan cho giới trẻ Đức không có giá trị thảo luận trong phiên bản tiếng Việt. Tổng cộng, 149 trong số 180 bạn trẻ Việt Nam ở mọi lứa tuổi (82,7%) cho rằng cha mẹ của họ là “ngân hàng” nuôi sống họ. Ở Đức, tỉ lệ này chỉ là 15%. Tất nhiên, điều này mang đến cho các bậc cha mẹ Việt một công cụ để kiểm soát con họ. 2.2.7. Sự tự nhận thức về tính tự lập của thế hệ trẻ Giống với phiên bản tiếng Đức, tôi cũng sử dụng 3 câu hỏi để kiểm tra sự nhận thức về tính tự lập của giới trẻ Việt Nam: • Vui lòng hoàn thành câu này: "Mình dám..." (Sơ đồ 43) • Nếu bạn phải đưa ra một quyết định quan trọng, bạn sẽ làm gì? (Sơ đồ 44) • Bạn cảm thấy độc lập với bố mẹ đến mức độ nào? (Sơ đồ 45) 58 "Mình dám..." 120 109 100 88 76 69 80 40 20 57 52 60 20 31 9 12 3 10 4 3 3 15 0 3 Tự đi du Tự đi du Tự chuyển Tự chuyển Tự mua lịch ở nước lịch ở nước sang nhà sang nước một xe máy mình ngoài riêng ngoài 13-18 (31) 20 12 10 3 15 19-25 (139) 109 69 88 31 76 26-35 (10) 9 3 4 3 3 13-18 (31) 19-25 (139) 9 1 Tự mua một ngôi nhà 9 52 1 9 4 Kết hôn 9 57 4 26-35 (10) Sơ đồ 43: (VN) Vui lòng hoàn thành câu này: "Mình dám..." (180 người) Nói chung, chúng ta có thể nói rằng hầu hết giới trẻ ở Việt Nam dám đi du lịch một mình ở trong nước (76,6%). Nhưng không phải vì thế mà nhiều người sẽ dám đi du lịch ở nước ngoài mà không cần cha mẹ (34,6%). Rất ít người dám di chuyển đến nước khác mà không cần cha mẹ (20,5%). Ngoài ra, chỉ có khoảng một nửa trong số những người tham gia muốn di chuyển đến nhà riêng của họ mà không có cha mẹ (56,6%). Đây có thể là một lời giải thích cho câu hỏi trước đó về tình trạng cư trú của họ (Sơ đồ 24). Như chúng ta đã biết, chỉ có khoảng 25% không sống chung với cha mẹ nữa. Nếu những người trẻ phải giải quyết một vấn đề khó khăn, cách giải quyết của họ rất khác nhau (Sơ đồ 44). Khoảng 41% nói rằng họ sẽ hỏi cha mẹ, 34% sẽ tự suy nghĩ để tìm câu trả lời, trong khi 24% khác sẽ dựa vào bạn bè của họ. Chỉ một phần nhỏ (1%) cho biết cha mẹ sẽ hoàn toàn giúp họ giải quyết vấn đề. 59 2, 1% 43, 24% Mình hỏi cha mẹ 74, 41% Mình tự nghĩ về nó Mình nói chuyện về nó với bạn thân Cha mẹ luôn quyết định cho mình 60, 34% Sơ đồ 44: (VN) Nếu bạn phải đưa ra một quyết định quan trọng, bạn sẽ làm gì? (179 người đã trả lời) Câu hỏi thú vị tiếp theo là về mọi người cảm thấy độc lập đến mức nào trong quan hệ với cha mẹ (Sơ đồ 45). 5, 3% 2, 1% 31, 17% 62, 35% Khá độc lập Một chút phụ thuộc vào cha mẹ Độc lập một chút Khá phụ thuộc vào cha mẹ Hoàn toàn độc lập 38, 21% Hoàn toàn phụ thuộc vào cha mẹ 41, 23% Sơ đồ 45: (VN) Bạn cảm thấy độc lập với bố mẹ đến mức độ nào? (179 người) Kết quả của câu hỏi này là rất khác nhau. Một mặt, có 56% người nói rằng họ cảm thấy độc lập một chút hoặc khá độc lập đối với các phụ huynh. Mặt khác, cũng có 40% người nói rằng họ phụ thuộc một chút hoặc khá phụ thuộc vào cha mẹ. Chỉ có 3% cảm thấy hoàn toàn độc lập và chỉ có 1% cảm thấy hoàn toàn phụ thuộc vào cha mẹ. 60 2.3. Sự thay đổi vào thế kỷ 21 Những thay đổi trong giáo dục gia đình ở Việt Nam vào thế kỷ 21 khó khăn để phân tích hơn so với những thay đổi ở Đức vì ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu hoặc bài báo nói về vấn đề này. Tất nhiên, vì sự phát triển của internet và những ảnh hưởng khác của xã hội hiện đại, giáo dục gia đình đang trở thành một thách thức lớn cho các bậc cha mẹ Việt Nam. Một giải pháp được nhiều gia đình lựa chọn là gửi con đi du học ở nước ngoài hoặc học các trường quốc tế trong nước. “Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, số lượng sinh viên Việt kiều đã được gia tăng nhanh chóng. Có 110.000 sinh viên theo học tại 47 quốc gia và vùng lãnh thổ" (trong Kim 2015). Số lượng sinh viên Việt Nam du học ở nước ngoài trong những năm từ năm 2010 đến năm 2015 đã tăng 675 (theo Kim 2015). Xét về làm thế nào để giáo dục con cái của họ, các bậc cha mẹ ở Việt Nam dường như có hai cách rất khác nhau vào lúc này. Trong bài báo Nhân dịp Tết, cùng nói về tính tự lập của thế hệ trẻ ngày nay, tác giả Hương Thu cho rằng cô quan sát thấy hai xu hướng trong giáo dục gia đình Việt Nam liên quan đến tính tự lập của thế hệ trẻ: 1. Xu hướng làm hộ trẻ Cô ấy giải thích rằng trong theo quan sát cô cha mẹ làm về cơ bản tất cả mọi thứ cho thế hệ trẻ của họ vì họ luôn nghĩ rằng con vẫn còn quá trẻ để tự làm những việc gì đó. “Ăn có người đút, mặc có người giúp, đi có người bế, có ô tô, có xe đẩy chứ không vận động bằng chính bản thân trẻ” (Hương 2016). 2. Xu hướng để trẻ tự làm Một thái cực khác được cô ấy giải thích là cách để cho đứa trẻ luôn tự làm mỗi thứ. Theo cô ấy có hai loại xu hướng để thế hệ trẻ tự làm mỗi thứ: “Một số phụ huynh ép buộc trẻ phải tự làm và một số phụ huynh khác khuyến khích trẻ tự làm. Biểu hiện của những bậc phụ huynh này có phần chung là rất quan tâm đến việc giáo dục những đức tính tốt cho 61 con trong đó bao gồm cả sự tự lập, tuy nhiên mỗi người lại có một cách” (Hương 2016). Cá nhân tôi nghĩ rằng Việt Nam đang phải đối mặt với một thách thức khó khăn hơn trong thế kỷ 21 so với các gia đình Đức. Việt Nam phát triển quá nhanh đến nỗi nó không dễ dàng để kết hợp các giá trị truyền thống và các giá trị hiện đại. 3. So sánh tính tự lập của giới trẻ Đức và Việt Nam Sự khác biệt lớn đầu tiên mà chúng ta có thể thấy là vấn đề cư trú. Về phía Đức (Sơ đồ 1) hầu như tất cả mọi người (92%) cho biết họ đang sống một mình tức là có căn hộ riêng của họ hoặc sống cùng với bạn bè và / hoặc sinh viên khác. Thực tế quan trọng ở đây là họ không sống với cha mẹ nữa. Về phía Việt Nam (Sơ đồ 24), chúng tôi thấy một kết quả rất khác. Gần ba phần tư (~74%) tổng số người trả lời bảng hỏi vẫn đang sống tại nhà của cha mẹ và do đó cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi cha mẹ. Những lý do để di chuyển ra khỏi nhà của cha mẹ là rất giống nhau trên cả hai mặt (Sơ đồ 3 và Sơ đồ 26). Đa số đều cho biết rằng họ chủ yếu di chuyển hoặc đã di chuyển ra khỏi nhà cha mẹ vì công việc, học tập hay những điều tương tự. Tuy nhiên, thời gian để rời gia đình có vẻ rất khác nhau. Trong khi hầu hết thanh thiếu niên Đức đã chuyển ra ở độ tuổi từ 17 đến 20 (Sơ đồ 2), hầu hết giới trẻ Việt nghĩ rằng họ sẽ di chuyển ra khỏi nhà của cha mẹ trong độ tuổi từ 22 đến 30 (Sơ đồ 25). Khi tôi hỏi những thế hệ trẻ vẫn sống ở nhà tại sao họ chưa di chuyển ra khỏi nhà cha mẹ, vài người Đức cho biết vì họ chưa muốn (Sơ đồ 4). Trong khi đó, phần lớn thanh thiếu niên Việt Nam nói rằng họ chưa có đủ tiền và / hoặc chưa được phép làm như vậy (Sơ đồ 27). Điều này đặc biệt thú vị vì tiền là lý do được nói nhiều nhất ở đây (bởi ~ 49% của thế hệ trẻ). Với điều kiện cư trú như vậy, cha mẹ Việt Nam có ảnh hưởng rất lớn đến con cái của họ. Mặt khác, nếu chỉ so sánh những người vẫn sống ở nhà cha mẹ của họ, tôi đi đến kết luận rằng thanh niên Đức có tự do hơn và không cần phải về nhà vào một thời điểm cụ thể (Sơ đồ 5). Nhưng thế hệ trẻ ở phía Việt Nam cho 62 biết, họ thường có thời gian ở nhà xấp xỉ thời gian họ ra ngoài. Khoảng 20% thậm chí phải có mặt ở nhà rất đúng giờ (Sơ đồ 28). Việt, người mà tôi đã phỏng vấn trong nghiên cứu này nói với tôi về tình hình tại nhà của chú mình. Em ấy thường phải có mặt ở nhà khoảng 7 giờ tối. Qua đếm tại nhà bạn bè là gần như không thể và do đó các sinh hoạt hoạt về đêm là điều không thể đối với Việt (2018b). Về vấn đề lựa chọn người yêu, giới trẻ Đức (Sơ đồ 8) có thể tự do quyết định người yêu của họ, bất kể họ đang sống chung với bố mẹ hay đã rời gia đình. Đối với thanh niên Việt Nam (Sơ đồ 31), chúng tôi thấy một tình hình rất khác. Hiện vẫn còn rất nhiều người nói rằng họ có thể tự do lựa chọn người yêu của họ (~44%). Nhưng, cũng có rất nhiều người không thể làm như vậy. Một bức ảnh rất giống nhau có thể được nhìn thấy khi chúng ta nói về sự ảnh hưởng của cha mẹ đối với vấn đề ai sẽ là chồng hoặc vợ của con mình. Tại Đức (Sơ đồ 11), gần tất cả những người chưa lập gia đình nghĩ rằng họ có thể tự do lựa chọn (~88%). Tuy nhiên, ở Việt Nam (Sơ đồ 33) con số này chỉ vào khoảng 32%. Nếu chúng ta so sánh ảnh hưởng cha mẹ đến lựa chọn nghề nghiệp của thế hệ trẻ, chúng tôi tìm thấy một số điểm tương đồng và một số khác biệt. Đối với hai nền văn hóa, các bậc phụ huynh đóng một vai trò quan trọng trong việc lựa chọn các công việc trong tương lai của con cái họ. Tuy nhiên, các con số thu được chưa đủ rõ ràng để nói rằng trong nền văn hóa nào mà các bậc cha mẹ có ảnh hưởng nhiều hơn đến con đường sự nghiệp của con cái. Có một kết quả tương tự liên quan đến câu hỏi “Nếu bạn phải đưa ra một quyết định quan trọng, bạn sẽ làm gì?”. Giới trẻ Đức cho biết thứ nhất, họ sẽ hỏi bạn thân (36%), sau đó cha mẹ (35%) và sau đó tự suy nghĩ (24%) (Sơ đồ 22). Giới trẻ Việt Nam (Sơ đồ 44) cho biết, đầu tiên họ sẽ hỏi cha mẹ (41%), sau đó suy nghĩ về vấn đề bản thân (34%) và sau đó yêu cầu người bạn thân nhất (24%). Nhìn chung, câu trả lời không đủ rõ ràng để nói rằng có một sự khác biệt rất lớn. Tuy nhiên, có lẽ chúng ta có thể kết luận rằng cha mẹ là chỗ dựa rất lớn 63 với giới trẻ Việt Nam trong khi ở những người Đức, họ tiếp cận với những đồng nghiệp của họ đầu tiên. Khi tôi hỏi thế hệ trẻ cảm thấy độc lập đến mức độ nào, các câu trả lời là hoàn toàn khác nhau. Mặc dù 35% người Việt Nam cho biết họ cảm thấy khá độc lập, 23% cho biết họ phụ thuộc vào cha mẹ. Mặt khác, 60% người Đức cho biết họ cảm thấy khá độc lập và 29% tiếp theo cho biết họ cảm thấy hoàn toàn độc lập. Ở Việt Nam, câu trả lời này chỉ được đưa ra bởi 3% của thế hệ trẻ. Việt cũng đã có một câu trả lời thú vị trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi. Khi tôi hỏi, em ấy cảm thấy thế nào về độc lập của mình, em ấy nói là "thực ra là không nhiều lắm... vì hiện nay em vẫn chưa thực sự tự lập, em vẫn phải sống phụ thuộc vào kinh tế của gia đình về tiền học, chỗ ở, ... và nhiều thứ khác” (2018b). Câu trả lời của Việt đưa tôi đến điểm quan trọng cuối cùng về sự độc lập tài chính với cha mẹ. Trong cuộc phỏng vấn với Việt, em một điểm rất rõ là sự phụ thuộc tài chính là yếu tố duy nhất giữ em ấy ở lại nhà chú. Nếu chúng ta xem lại kết quả của tất cả các câu hỏi liên quan đến tài chính mà tôi đã hỏi (Sơ đồ 27, Sơ đồ 40, Sơ đồ 41 và Sơ đồ 42), có thể thấy người trẻ Việt Nam ngày càng trở nên độc lập hơn và lí do chủ yếu khiến họ chưa thể sống độc lập với gia đình chỉ là vấn đề tài chính. Tóm lại, chúng tôi có thể nói rằng mối quan hệ giữa cha mẹ và thế hệ trẻ tại Việt Nam được liên kết chặt chẽ hơn với nhau bằng nhiều cách, so với các gia đình ở Đức. Cha mẹ Đức sẵn sàng hỗ trợ thế hệ trẻ của trở nên độc lập càng sớm càng tốt. Mặt khác, thế hệ trẻ ở Việt Nam thực sự tin tưởng nhiều hơn vào cha mẹ. 4. Giải thích sự khác nhau về tính tự lập giữa thế hệ trẻ Đức và Việt Nam Sở dĩ giới trẻ hai nước, Đức và Việt Nam, có sự khác nhau về tính tự lập là do truyền thống giáo dục và truyền thống văn hóa của mỗi nước qui định. 64 Ở Đức, từ thế kỷ 19, vấn đề tự so cá nhân đã được đề cao giá cao trong giáo dục gia đình và nhà trường. Trong thời chủ nghĩa quốc gia xã hội (1933-1945), mặc dù truyền thống giáo dục này bị gián đoạn nhưng sau chiến tranh thế giới thứ hai, xã hội Đức đã nhanh chóng quay trở lại với tự do cá nhân. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, người Đức tiếp tục phát triển truyền thống tự do cá nhân trong giáo dục gia đình và nhà trường. Vì thế sự tự lập của một cá nhân là điều được xã hội khuyến khích và tạo điều kiện. Trong khi đó, ở Việt Nam, cho đến trước thế kỷ 20, giáo dục gia đình không đề cao sự tự do cá nhân. Ngược lại, sự phục tùng của người trẻ đối với bố mẹ và những người lớn tuổi được xem là bắt buộc. Cá tính hoặc tự do cá nhân bị xem là đi ngược với lợi ích và chuẩn mực của gia đình và xã hội. Tuy nhiên từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, sau khi Việt Nam tiếp xúc với văn hóa phương Tây, chủ nghĩa cá nhân bắt đầu được giới thiệu trong xã hội Việt Nam, đặc biệt là ở các đô thị và điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa giáo dục của gia đình Việt Nam. Trong vài thập niên gần đây, trong bối cảnh Việt Nam Đổi mới và hội nhâp sâu sắc với thế giới bên ngoài, ảnh hưởng của chủ nghĩa tự do và văn hóa phương Tây trong xã hội Việt Nam càng trở nên mạnh mẽ hơn. Đặc biệt, cuộc cách mạng công nghệ trong thế kỷ 21 với những phương tiện kết nối hữu hiệu như Facebook, Zalo, và YouTube đã tạo nên nhiều thay đổi lớn lao trong gia đình Việt Nam. Ngày nay, giới trẻ Việt Nam dành rất nhiều thời gian sử dụng dịch vụ trực tuyến và các trang web trên toàn thế giới. Vì thế, họ được tiếp cận nhiều quan niệm sống và giá trị xã hội phương Tây như tự do cá nhân. Lối sống của giới trẻ Việt Nam ngày càng trở nên phóng khoáng hơn và độc lập hơn so với thế hệ bố mẹ của họ. Tuy nhiên, họ vẫn chịu sự chi phối của các giá trị truyền thống và vẫn đang chịu ảnh hưởng của cha mẹ. Mặt khác, do những thay đổi đến từ môi trường xã hội, đặc biệt là do sự đe dọa của chủ nghĩa khủng bố, gần đây, ở Đức, mô hình “bố mẹ trực thăng” đang xuất hiện nhiều hơn và sự tự lập của thế hệ trẻ Đức đang có dấu hiệu đi xuống so với thế hệ trước, chẳng hạn nếu so với thế hệ của tôi – một người thuộc thế hệ 65 8x. Chính sự thay đổi ở 2 xã hội đã và đang khiến giới trẻ 2 nước xích lại gần nhau hơn. Kết luận Tôi đã chứng minh trong bài nghiên cứu thế hệ trẻ Việt Nam có tự do cá nhân và tính tự lập ít hơn trong một số lĩnh vực của cuộc sống hàng ngày. Trong khi đó, thanh thiếu niên Đức đã trở nên độc lập từ khi còn rất nhỏ. Họ có thể nhưng cũng phải - đưa ra quyết định của mình trong cuộc sống từ rất sớm. Họ có nhiều tự do hơn nhưng trách nhiệm cũng nhiều hơn. Mục đích của tôi không phải là để đánh giá loại giáo dục gia đình nào tốt hơn giữa hai nước. Cả hai hệ thống đều có những thuận lợi và bất lợi. Kế thừa truyền thống của họ, các gia đình Việt Nam vẫn gắn kết với nhau nhiều hơn. Có rất nhiều trách nhiệm hơn nhưng cũng có hỗ trợ nhiều hơn cho mỗi thành viên trong gia đình. Thế hệ trẻ thường vẫn tiếp tục là thế hệ trẻ khi đã lớn. Chịu sự chi phối của chủ nghĩa cá nhân, thế hệ trẻ Đức độc lập sớm hơn nhiều so với thế hệ trẻ Việt Nam. Nhưng điều này cũng đi kèm với nhiều trách nhiệm hơn cho cuộc sống của chính mình. Nếu bạn là người Đức và khoảng 20 tuổi, nhiều người nghĩ rằng bạn nên biết những gì bạn muốn và phải làm trong cuộc sống. Cha mẹ thường hỗ trợ, nhưng thường chỉ từ xa và con cái mới là người tự đưa ra các quyết định. Về phương diện cá nhân, tôi có một mối quan hệ rất đặc biệt với chủ đề nghiên cứu này. Bởi vì tôi đã mất cha mẹ từ rất sớm, tôi đã luôn luôn có rất nhiều tự do. Nhưng với sự tự do này cũng đi kèm rất nhiều trách nhiệm. Khi tôi so sánh bản thân mình với giới trẻ Việt Nam, tôi có thể thấy rằng tôi có thể xử lý nhiều việc tự do hơn, nhanh hơn và tự tin hơn. Tuy nhiên, đôi khi tôi cảm thấy rằng, thật đáng tiếc khi tôi thiếu một gia đình đúng nghĩa. Các kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng cả hai nền văn hóa có cách giáo dục tính tự lập cho thế hệ trẻ rất độc đáo. Như tôi đã nói, không cái nào trong 66 hai cách có vẻ là "cách đúng". Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng chìa khóa để một nền giáo dục gia đình tốt về tính tự lập của thế hệ trẻ nằm trong sự cân bằng. 67 Tài liệu tham khảo Bích Mai Huy. 1987. Lối sống gia đình ngày nay. Hà Nội: Nxb Phụ nữ. ———. 1993. Đặc điểm gia đình đồng bằng sông Hồng. Nxb Văn hóa thông tin. Bradley-Geist, Jill C., và Julie B. Olson-Buchanan. 2014. “Helicopter Parents: An Examination of the Correlates of over-Parenting of College Students”. Education + Training 56 (4): 314–28. https://doi.org/10.1108/ET-10-2012-0096. Bristow, Jennie. 2014. “The Double Bind of Parenting Culture: Helicopter Parents and Cotton Wool Kids”. Trong Parenting Culture Studies, 200–215. Palgrave Macmillan, London. https://doi.org/10.1057/9781137304612_10. Deković, Maja, Marc J. Noom, và Wim Meeus. 1997. “Expectations Regarding Development during Adolescence: Parental and Adolescent Perceptions”. Journal of Youth and Adolescence 26 (3): 253–72. https://doi.org/10.1007/s10964-005-0001-7. Dr. Münch, Elke. 2010. “Gesellschaft und Jugend im Wandel”. Trong Schule auf neuen Wegen. Schul(struktur)wandel in Deutschland. Köln., 1st a.b, 6–7. Carl Link Verlag. https://www.bavc.de/bavc/mediendb.nsf/gfx/C8BFBB4B1C5B39E7C1 257B52002C4FC7/$file/ausbilder_2_13_Gastbeitrag_M%C3%BCnch. pdf. Ecarius, Jutta, Nils Köbel, và Katrin Wahl. 2010. Familie, Erziehung und Sozialisation. Springer-Verlag. FAO. 2018. “Curriculum development Guide: Population Education for nonFormal Education programs of Out-of-School Rural Youth”. Food and Agriculture Organization of the United Nations. 2018. http://www.fao.org/docrep/009/ah650e/AH650E11.htm. Fingerman, Karen L., Yen-Pi Cheng, Eric D. Wesselmann, Steven Zarit, Frank Furstenberg, và Kira S. Birditt. 2012. “Helicopter Parents and Landing Pad Kids: Intense Parental Support of Grown Children”. 68 Journal of Marriage and Family 74 (4): 880–96. https://doi.org/10.1111/j.1741-3737.2012.00987.x. Hunt, Judith. 2008. “Make Room For Daddy...And Mommy: Helicopter Parents Are Here!” The Journal of Academic Administration in Higher Education 4 (1): 9–11. http://jwpress.com/JAAHE/Issues/JAAHESpring2008.pdf#page=17. Hurrelmann, Klaus. 2018. Lebenssituation von Kindern und JugendlichenHerausforderungen für Schulpädagogik und Sozialarbeit. Berlin: Hertie School of Governance Berlin. Hương Thu. 2016. “Nhân dịp Tết, cùng nói về tính tự lập của trẻ em ngày nay”. Bestie.vn. 14 Tháng Hai 2016. http://bestie.vn/2016/02/nhan-diptet-cung-noi-ve-tinh-tu-lap-cua-tre-em-ngay-nay. Kim, Chi. 2015. “Vietnamese Spend $1.5 Billion a Year on Studying Overseas - News VietNamNet”. VIETNAMNET Bridge, 15 Tháng Tư 2015. http://english.vietnamnet.vn/fms/education/128104/vietnamesespend--1-5-billion-a-year-on-studying-overseas.html. Lars. 2018a. Interview mit Lars Interview by Etienne Mahler. Audio. Lê, Ngọc Văn. 1996. Gia đình Việt Nam với chức năng xã hội hoá. Nxb Giáo Dục. Lê Quang, Tuyển. 2018. “Tự lập: Sự khác nhau giữa trẻ em thành thị và nông thôn”. Giá Trị Sống. 2018. http://cauchuyen.vietnammarcom.edu.vn/tabID/641/default.aspx?Articl eID=4418&CategoryID=49. Lê, Thi. 1997. Vai trò của gia đình trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam. Hà Nội: Trung tâm Nghiên cứu về gia đình và phụ nữ, Nxb Phụ nữ. Lệ, Thu. 2017. “Con tôi chỉ biết uống nước nhập ngoại, sợ nó không biết uống nước của ta”. Dân trí Việt Nam, 8 Tháng Hai 2017. http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/con-toi-chi-biet-uong-nuocnhap-ngoai-so-no-khong-biet-uong-nuoc-cua-ta20170802071929968.htm. 69 Merriam-Webster. 2018a. “Definition of INDEPENDENT”. Online Dictionary. Merriam-Webster. 3 Tháng Tám 2018. https://www.merriam-webster.com/dictionary/independent. ———. 2018b. “Definition of INDIVIDUALISM”. Online Dictionary. Merriam-Webster. 3 Tháng Mười-Một 2018. https://www.merriamwebster.com/dictionary/individualism. Murdock, George Peter. 1949. Social Structure. New York: The Macmillan Company. https://archive.org/details/socialstructurem00murd. Neumann, Ulrike. 2010. Individualismus. vs. Kollektivismus. 1st ab. GRIN Verlag. https://read.amazon.com/?asin=B00BSGAMDU. Phạm, Lê Liên, Thu Hiền, và Nhóm Việt ngữ. 2016. Từ điển tiếng Việt thông dụng: (dành cho học sinh). Pilcher, Jane, và Imelda Whelehan. 2004. Fifty Key Concepts in Gender Studies. Pollert, Achim, Bernd Kirchner, Marc Constantin Pollert, và Michael Bauer. 2016. Duden Wirtschaft von A bis Z: Grundlagenwissen für Schule und Studium, Beruf und Alltag. 6. Auflage. Duden. Berlin: Dudenverlag. Scheidle, Wolfgang. 2017. “Antiautoritärer Erziehungsstil”. Kindererziehung.com. 2017. https://www.kindererziehung.com/Paedagogik/Erziehungsstile/Antiaut oritaerer-Erziehungsstil.php. Schipp, Anke. 2015. “Helikopter-Eltern: Lasst uns in Ruhe!” FAZ.NET, 15 Tháng Sáu 2015, sec Feuilleton. http://www.faz.net/1.3645923. Schmid, Michaela. 2011. Erziehungsratgeber und Erziehungswissenschaft. Zur Theorie-Praxis-Problematik popularpädagogischer Schriften. Bad Heilbrunn: Deutsches Institut für Internationale Pädagogische Forschung (DIPF). Shoup, Rick, Robert M Gonyea, và George D Kuh. 2009. “Impact of Helicopter Parents”, Tháng Giêng, 39. Siems, Dorothea. 2012. “Familiengefühl: Geschwister sind gut für Charakter und Entwicklung”. DIE WELT, 23 Tháng Ba 2012. 70 https://www.welt.de/debatte/kommentare/article13941333/Geschwister -sind-gut-fuer-Charakter-und-Entwicklung.html. Skolnick, Arlene S., và Jerome H. Skolnick, b.t.v. 2009. Family in Transition. 15th ed. Boston: Pearson/Allyn and Bacon Publishers. Stangl, Werner. 2018. “Entwicklungsaufgaben im Jugendalter”. [werner stangl]s arbeitsblätter. 2018. http://arbeitsblaetter.stangltaller.at/PSYCHOLOGIEENTWICKLUNG/EntwicklungsaufgabeJuge nd.shtml. Straub, Eberhard. 2011. Eine kleine Geschichte Preußens. Durchges. und korrigierte Neuausg. Stuttgart: Klett-Cotta. Tippach, Anna-Lena. 2014. Familie im Nationalsozialismus - zwischen Idealbild und Realität. Hessisch-Lichtenau. Trần Đình Hượu. 1996. Đến hiện đại từ truyền thống. Hà Nội: Nxb Văn hóa. Trần Quốc Vượng. 2000. Văn hóa Việt Nam: tìm tòi và suy ngẫm. Nxb Văn hóa Dân tộc và Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật. UNESCO. 2017. “Youth - Definition | United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization”. UNESCO. 2017. http://www.unesco.org/new/en/social-and-humansciences/themes/youth/youth-definition/. vietbao.vn. 2016. “Giáo dục trẻ em tính tự lập ở Nhật Bản”. VietBao.vn, 21 Tháng Tám 2016. http://vietbao.vn/Doi-song-Gia-dinh/Giao-duc-treem-tinh-tu-lap-o-Nhat-Ban/214031824/111/. Việt. 2018b. Interview mit Việt Interview by Mahler Etienne. Audio. VnExpress. 2013. “Tại sao phải tạo tính tự lập cho con”. VnExpress Gia đình, 16 Tháng Mười 2013. https://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/to-am/taisao-phai-tao-tinh-tu-lap-cho-con-2895801.html. Vũ Ngọc Khánh. 1996. Văn hóa gia đình Việt Nam. Hà Nội: Nxb Văn hóa dân tộc. 71 Ảnh tham khảo Ảnh 1: Lãnh thổ Phổ (màu đỏ) ở đỉnh cao, là quốc gia đứng đầu Đế chế Đức. ......................................................................................................................... 14 Bảng biểu tham khảo Bảng biểu 1: Số anh, chị, em của người Đức ................................................. 18 Bảng biểu 2: (VN) Số anh, chị, em của người Đức ........................................ 43 Bảng biểu 3: So sánh các kỹ năng trong hộ gia đình Đức và VN .................. 52 Bảng biểu 4: So sánh các câu trả lời của thế hệ trẻ Đức và Việt Nam cho câu hỏi “Nếu cha mẹ bạn đi nghỉ mát trong 6 tuần, liệu bạn có tin tưởng vào việc điều hành công việc gia đình không?” ............................................................ 55 Sơ đồ tham khảo Sơ đồ 1: (Đức) Số người trẻ Đức còn sống ở nhà cha mẹ .............................. 18 Sơ đồ 2: (Đức) Độ tuổi khi chuyển ra khỏi nhà cha mẹ ................................. 19 Sơ đồ 3: (Đức) Tại sao bạn chuyển ra khỏi nhà cha mẹ rồi? (147 người đã trả lời) ................................................................................................................... 19 Sơ đồ 4: (Đức) Tại sao bạn chưa chuyển ra khỏi nhà cha mẹ? (12 người đã trả lời) ................................................................................................................... 20 Sơ đồ 5: (Đức) Bạn cần cha mẹ cho phép khi muốn đi chơi với bạn bè và về nhà vào một thời gian rõ ràng không? ............................................................ 21 Sơ đồ 6: (Đức) Khi bạn đi chơi với bạn bè hoặc ngủ ở một chỗ khác bạn có nói thật với cha mẹ nếu họ hỏi không? ........................................................... 21 Sơ đồ 7: (Đức) Cha mẹ bạn có ảnh hưởng bạn gặp với ai không? ................. 22 Sơ đồ 8: (Đức) Cha mẹ bạn có ảnh hưởng ai là người yêu của bạn không? .. 23 Sơ đồ 9: (Đức) Bạn kết hôn chưa? .................................................................. 24 Sơ đồ 10: (Đức) Khi bạn chọn bạn đời, bạn tự lựa chọn hay tham khảo ý kiến từ cha mẹ? ....................................................................................................... 24 72 Sơ đồ 11: (Đức) Nếu bạn kết hôn, bạn tự lựa chọn hay tham khảo ý kiến từ cha mẹ? ........................................................................................................... 25 Sơ đồ 12: (Đức) Cha mẹ bạn có hoặc đã có nhiều ảnh hưởng đến công việc bạn chọn không? (139 người đã trả lời) .......................................................... 26 Sơ đồ 13: (Đức) Bạn có những kỹ năng gia đình nào? ................................... 27 Sơ đồ 14: (Đức) Bạn có hay đã có trách nhiệm trong nhà cha mẹ bạn không? ......................................................................................................................... 27 Sơ đồ 15: (Đức) Ai dạy những kỹ năng cho bạn? (Với điều kiện có bao nhiều trách nhiệm) .................................................................................................... 28 Sơ đồ 16: (Đức) Ai dạy những kỹ năng cho bạn? (Với điều kiện có bao nhiêu trách nhiệm) Nhóm độ tuổi 26-35................................................................... 28 Sơ đồ 17: (Đức) Bạn có bao giờ tự kiếm tiền và bạn có thể sử dụng nó một cách tự do chưa?” ............................................................................................ 29 Sơ đồ 18: (Đức) Bạn có tài khoản ngân hàng riêng và có quyền truy cập đầy đủ không? ........................................................................................................ 30 Sơ đồ 19: (Đức) Ai đang tài trợ (học phí) cho bạn? ....................................... 31 Sơ đồ 20: (Đức) Bạn có bất cứ nghĩa vụ tài chính nào đối với cha mẹ bạn? . 32 Sơ đồ 21: (Đức) Vui lòng hoàn thành câu này: "Mình dám..." ...................... 33 Sơ đồ 22: (Đức) Nếu bạn phải đưa ra một quyết định quan trọng, bạn sẽ làm gì? (139 người đã trả lời) ................................................................................ 34 Sơ đồ 23: (Đức) Bạn cảm thấy độc lập với bố mẹ đến mức độ nào? ............. 35 Sơ đồ 24: (VN) Số thế hệ trẻ Đức còn sống ở nhà cha mẹ (180 người trả lời) ......................................................................................................................... 44 Sơ đồ 25: (VN) Bạn nghĩ là bạn sẽ bao nhiều tuổi khi chuyển ra khỏi nhà cha mẹ? (134 người) .............................................................................................. 44 Sơ đồ 26: Tại sao bạn chuyển ra khỏi nhà cha mẹ rồi? (46 người đã trả lời) . 45 Sơ đồ 27: (VN) Tại sao bạn chưa chuyển ra khỏi nhà cha mẹ? (134 người) . 46 Sơ đồ 28: (VN) Bạn cần cha mẹ cho phép khi muốn đi chơi với bạn bè và về nhà vào một thời gian rõ ràng không? (134 người) ........................................ 46 Sơ đồ 29: (VN) Khi bạn đi chơi với bạn bè hoặc ngủ ở một chỗ khác bạn có nói thật với cha mẹ nếu họ hỏi không? (46 người) ......................................... 47 73 Sơ đồ 30: (VN) Cha mẹ bạn có ảnh hưởng bạn gặp với ai không? (180 người) ......................................................................................................................... 48 Sơ đồ 31: (VN) Cha mẹ bạn có ảnh hưởng ai là người yêu của bạn không? (180 người)...................................................................................................... 49 Sơ đồ 32: (VN) Bạn kết hôn chưa? ................................................................. 49 Sơ đồ 33: (VN) Nếu bạn kết hôn, bạn tự lựa chọn hay tham khảo ý kiến từ cha mẹ? (179 người) .............................................................................................. 50 Sơ đồ 34: (VN) Cha mẹ bạn có hoặc đã có nhiều ảnh hưởng đến công việc bạn chọn không? (179 người đã trả lời) .......................................................... 51 Sơ đồ 35: (VN) Bạn có những kỹ năng gia đình nào? (180 người) ................ 52 Sơ đồ 36: (VN) Bạn có hay đã có trách nhiệm trong nhà cha mẹ bạn không? (180 người)...................................................................................................... 53 Sơ đồ 37: (VN) Ai dạy những kỹ năng cho bạn? (Với điều kiện có bao nhiều trách nhiệm) Nhóm độ tuổi 13-18................................................................... 54 Sơ đồ 38: (VN) Ai dạy những kỹ năng cho bạn? (Với điều kiện có bao nhiều trách nhiệm) Nhóm độ tuổi 19-25................................................................... 54 Sơ đồ 39: (VN) “Nếu cha mẹ bạn đi nghỉ mát trong 6 tuần, liệu bạn có tin tưởng vào việc điều hành hộ gia đình không?” (180 người) .......................... 55 Sơ đồ 40: (VN) Bạn có bao giờ tự kiếm tiền và bạn có thể sử dụng nó một cách tự do chưa?” (180 người)........................................................................ 56 Sơ đồ 41: (VN) Bạn có tài khoản ngân hàng riêng và có quyền truy cập đầy đủ không? (180 người) .................................................................................... 57 Sơ đồ 42: (VN) Ai đang tài trợ (học phí) cho bạn? (180 người) .................... 57 Sơ đồ 43: (VN) Vui lòng hoàn thành câu này: "Mình dám..." (180 người) ... 59 Sơ đồ 44: (VN) Nếu bạn phải đưa ra một quyết định quan trọng, bạn sẽ làm gì? (179 người đã trả lời) ................................................................................ 60 Sơ đồ 45: (VN) Bạn cảm thấy độc lập với bố mẹ đến mức độ nào? (179 người) .............................................................................................................. 60 74 Phụ lục Phụ lục 1: Các câu hỏi được sử dụng trong hai bảng hỏi ............................... 75 Phụ lục 1: Các câu hỏi được sử dụng trong hai bảng hỏi Phần Bảng hỏi bằng tiếng Việt Bảng hỏi bằng tiếng Đức - Số 1–1 Bạn bao nhiều tuổi? Wie alt bist du? 1–2 Bạn thuộc nền văn hóa nào dưới In welcher Kultur bist du đây? aufgewachsen? 1–3 Bạn có mấy anh, chị, em? Wie viele Geschwister hast du? 1–4 Nếu bạn có anh, chị, em thì bạn Wenn du Geschwister hast, wie là con thứ mấy trong số đó? ist deine Stellung in Bezug auf dein Alter? 1–5 2–6 Bạn còn ở trong nhà cha mẹ Wohnst du noch in deinem không? Elternhaus? Bạn còn ở Bạn chuyển ra Du wohnst Du wohnst trong nhà cha khỏi nhà cha noch in nicht mehr in mẹ... mẹ rồi... deinem deinem Elternhaus... Elternhaus... Tại sao bạn Khi bạn Warum bist du Wie alt warst chưa chuyển chuyển ra khỏi bisher nicht du beim ra khỏi nhà nhà cha mẹ ausgezogen? Auszug? cha mẹ? bạn bao nhiều tuổi? 2–7 Bạn nghĩ là Tại sao bạn Mit welchem Warum bist du bạn sẽ bao chuyển ra khỏi Alter glaubst bereits nhiều tuổi khi nhà cha mẹ du, wirst du ausgezogen? chuyển ra khỏi rồi? ausziehen? nhà cha mẹ? 75 2–8 2–9 Bạn cần cha Khi bạn đi Musst du zu Wenn du mẹ cho phép chơi với bạn einem abends khi muốn đi bè hoặc ngủ ở bestimmten ausgehst, chơi với bạn một chỗ khác Zeitpunkt zu erzählst du bè và về nhà bạn có nói thật Hause sein, deinen Eltern vào một thời với cha mẹ wenn du ehrlich, wo gian rõ ràng nếu họ hỏi abends und wie lange không? không? ausgehst? du los warst? Cha mẹ bạn có Cha mẹ bạn có Haben oder Haben oder can thiệp vào ảnh hưởng bạn hatten deine hatten deine việc bạn kết gặp với ai Eltern Einfluss Eltern Einfluss bạn với ai không? darauf, mit darauf, mit wem du dich wem du dich triffst? triffst? không? 2 – 10 2 – 11 3 – 12 Cha mẹ bạn có Cha mẹ bạn có Haben oder Haben oder can thiệp vào ảnh hưởng ai hatten deine hatten deine việc lựa chọn là người yêu Eltern Einfluss Eltern Einfluss người yêu của của bạn darauf, wer darauf, wer bạn không? không? dein dein Freund/deine Freund/deine Freundin ist? Freundin ist? Bạn kết hôn Bạn lấy vợ Bist (oder Bist (oder chưa? chồng chưa? warst) du warst) du schon schon verheiratet? verheiratet? Bạn lấy vợ Bạn chưa lấy Du bist (oder Du bist (noch) chồng rồi... vợ chồng... warst) bereits nicht verheiratet... verheiratet... Als du Würdest du Khi bạn chọn Nếu bạn kết bạn đời, bạn tự hôn, bạn tự lựa geheiratet hast, heiraten, 76 lựa chọn hay chọn hay tham konntest du könntest du tham khảo ý khảo ý kiến từ dich frei für dich frei für kiến từ cha cha mẹ? deine deine Ehepartnerin/d Ehepartnerin/d einen einen Ehepartner Ehepartner entscheiden? entscheiden? mẹ? Tiếp tục 4 – 13 5 – 14 Fortsetzung Cha mẹ bạn có hoặc đã có nhiều Wie viel Einfluss haben oder ảnh hưởng đến công việc bạn hatten deine Eltern auf deine chọn không? Berufswahl? Cha mẹ và bạn đã bao giờ có ý Waren du und deine Eltern kiến khác nhau chưa? schon einmal unterschiedlicher Meinung? 5 – 15 5 – 16 5 – 17 Bạn đã bao giờ có từng làm điều Hast du schon einmal etwas gì đó trái với ý muốn của cha gegen den Willen deiner Eltern mẹ bạn chưa? entschieden und umgesetzt? Vui lòng hoàn thành câu này: Bitte vervollständige diesen "Mình dám..." Satz: "Ich würde alleine..." Cha mẹ của bạn có bao giờ tặng Haben deine Eltern dir jemals bạn một món quà giúp tính tự ein größeres Geschenk gemacht, lập của bạn không? dass deine Unabhängigkeit von ihnen fördert? 5 – 18 5 – 19 Nếu có, cha mẹ tặng món quà Wenn ja, was haben sie dir nào? geschenkt? Nếu bạn phải đưa ra một quyết Wenn du eine wichtige định quan trọng, bạn sẽ làm gì? Entscheidung zu treffen hast, wie machst du das? 77 5 – 20 Bạn cảm thấy độc lập với bố mẹ Wie selbstständig bzw. đến mức độ nào? unabhängig von deinen Eltern fühlst du dich generell? Sắp xong! Một vài câu hỏi nữa Fast geschafft! Noch ein paar về các kĩ năng tự lập của bạn. kurze Fragen zu deiner praktischen Selbstständigkeit 6 – 21 6 – 22 6 – 23 Bạn có hay đã có trách nhiệm Hast oder hattest du Aufgaben trong nhà cha mẹ bạn không? im Haushalt deiner Eltern? Bạn có những kỹ năng gia đình Welche dieser Fähigkeiten im nào? Haushalt besitzt du? Ai dạy những kỹ năng cho bạn? Unabhängig davon, welche Fähigkeiten du genau besitzt, wer hat sie dir beigebracht? 6 – 24 Nếu cha mẹ bạn đi nghỉ mát Wenn deine Eltern 6 Wochen trong 6 tuần, liệu bạn có tin lang im Urlaub wären, würdest tưởng vào việc điều hành hộ gia du dir zutrauen, den Haushalt đình không? alleine zu führen? Bạn có bao giờ tự kiếm tiền và Hast du schon einmal eigenes bạn có thể sử dụng nó một cách Geld verdient und konntest du tự do chưa? dieses frei nutzen? 6 – 26 Ai đang tài trợ học phí cho bạn? Wer finanziert dich? 6 – 27 Bạn có tài khoản ngân hàng Hast du ein eigenes Bankkonto riêng và có quyền truy cập đầy und vollen Zugang? 6 – 25 đủ không? 6 – 28 Bạn có bất cứ nghĩa vụ tài chính Hast du finanzielle nào đối với cha mẹ bạn? Verbindlichkeiten gegenüber deinen Eltern? 78