« Home « Kết quả tìm kiếm

Thúc Đẩy Hoạt Động Liên Kết Giữa Nhà Trường Và Doanh Nghiệp – Trường Hợp Nghiên Cứu Tại Trường Đại Học Kinh Tế, Đại Học Huế


Tóm tắt Xem thử

- DOI: 10.26459/hueuni-jed.v128i5A.5224 THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC HUẾ Phạm Thị Thùy Trang*, Bùi Thị Thúy, Nguyễn Thị Thu Thủy, Hoàng Trọng Hùng Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế, 99 Hồ Đắc Di, Huế, Việt Nam Tóm tắt: Dựa vào việc tiếp cận đa chiều trên kết quả phỏng vấn sâu với ban chủ nhiệm các khoa, phòng của Trường đại học (ĐH) Kinh tế, ĐH Huế, các doanh nghiệp (DN) đã liên kết và chưa liên kết với Trường tại tỉnh Thừa Thiên Huế, bài báo phân tích thực trạng liên kết giữa Trường ĐH Kinh tế và các DN trên địa bàn tỉnh.
- Kết quả nghiên cứu chỉ ra những khó khăn và thuận lợi của Trường ĐH Kinh tế trong việc liên kết với các doanh nghiệp đã liên kết và các rào cản dẫn đến việc chưa liên kết của các DN với Trường.
- Từ thực trạng trên, bài báo đã đề xuất 2 nhóm giải pháp chính, bao gồm: (1) nhóm nâng cao hoạt động liên kết của Trường với các doanh nghiệp đã liên kết và (2) nhóm mở rộng các hình thức liên kết với các doanh nghiệp chưa liên kết.
- Từ khóa: liên kết, nhà trường, doanh nghiệp 1 Đặt vấn đề Liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp là xu hướng phổ biến trên thế giới và được đánh giá là rất quan trọng trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sinh viên được đào tạo từ nhà trường (NT), đồng thời là nguồn nhân lực chất lượng đầu vào của doanh nghiệp (DN).
- Xây dựng và củng cố mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp trong việc phát triển nguồn nhân lực là yêu cầu cấp bách, là nhiệm vụ bắt buộc và được sự quan tâm của ban lãnh đạo các nhà trường cũng như các doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp cần người lao động có chất lượng cao, trong khi đó số sinh viên ra trường lại chưa đáp ứng được yêu cầu và mong muốn của doanh nghiệp.
- Đó là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp và nhà trường [6].
- Việc làm này giúp tìm hiểu các khó khăn, rào cản trong hoạt động liên kết giữa Nhà trường và các DN trên địa bàn tỉnh, từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp cho hai bên nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác này.
- 2.2 Lợi ích của việc liên kết Đối với các doanh nghiệp: Việc hợp tác giúp DN có thể tiếp xúc trực tiếp với rất nhiều sinh viên, có điều kiện để theo dõi, đánh giá tác phong làm việc cũng như kiến thức và năng lực của sinh viên một cách chính xác nhất.
- Qua đó, doanh nghiệp có hướng tuyển dụng, lựa chọn nhân sự phù hợp và góp phần quảng bá hình ảnh của mình [2].
- Hơn nữa, việc liên kết này còn hỗ trợ tuyển dụng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp.
- Hàng năm, các doanh nghiệp đều có nhu cầu về tuyển dụng lao động, lao động thời vụ và việc liên kết với trường đại học sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong vấn đề này.
- Ngoài ra, việc liên kết với nhà trường giúp DN tiếp cận những kết quả nghiên cứu hiện đại nhất, cập nhật nhất và có thể ứng dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình [2].
- Các hoạt động liên kết NT và DN như tổ chức cho sinh viên (SV) tham quan DN, sinh viên được lựa chọn môi trường thực tập nghề nghiệp uy tín của chương trình thực tập sinh cung cấp nhiều giá trị cho các sinh viên và chất lượng chuyên môn và thực tế của sinh viên cũng được nâng cao hơn [5].
- 80 Jos.hueuni.edu.vn Tập 128, Số 5A, 2019 2.3 Các phương thức liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp Từ phía các doanh nghiệp Các doanh nghiệp có thể tham gia hợp tác cùng nhà trường trong quá trình đào tạo sinh viên thông qua các cách thức sau (Hình 1).
- Phương thức hợp tác từ phía các doanh nghiệp Nguồn: [4] Thứ nhất, DN tư vấn chương trình đào tạo cùng nhà trường: Khi phát triển chương trình tại cơ sở đào tạo, doanh nghiệp có thể tư vấn cho nhà trường về các yêu cầu của doanh nghiệp đối với chuẩn đầu ra của sinh viên cũng như tư vấn cho nhà trường các xu hướng mới nhất của thị trường.
- Đối với quá trình đào tạo, doanh nghiệp có thể phối hợp với nhà trường trong việc dạy sinh viên qua các nội dung và chủ đề gắn với thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh, chia sẻ các kinh nghiệm thực tế, các nội dung về thực hành giải quyết vấn đề, đào tạo kỹ năng mềm,… [1, 4] Thứ ba, DN hỗ trợ cơ sở thực tập cho sinh viên: Quá trình thực tập giúp sinh viên có thể vận dụng các kiến thức, kỹ năng được học tại nhà trường và hòa nhập tốt với môi trường làm việc trong tương lai.
- Vì vậy, doanh nghiệp có thể liên kết với nhà trường nhận sinh viên thực tập và tạo điều kiện để các sinh viên có thể có được môi trường thực tập tốt nhất [4].
- Tập 128, Số 5A, 2019 Thứ tư, DN tham gia các hoạt động khác cùng nhà trường: Ngoài các hoạt động trên, các doanh nghiệp có thể đóng góp vào quá trình đào tạo sinh viên thông qua các hoạt động như đóng góp vào quỹ khuyến học, trao học bổng, tham gia tài trợ các cuộc thi và sân chơi cho sinh viên, cùng kết hợp nhà trường đánh giá sinh viên [1, 4].
- Từ phía nhà trường Cùng với phương thức hợp tác từ phía doanh nghiệp, nhà trường có thể thúc đẩy mối quan hệ hợp tác thông qua các hoạt động như sau (Hình 2): Thứ nhất, NT quảng bá hình ảnh cho doanh nghiệp: Nhà trường có thể đưa các thông tin về doanh nghiệp tới sinh viên về cơ hội thực tập, thông tin tuyển dụng ứng viên,… [3, 4].
- Thứ hai, NT hỗ trợ tuyển dụng nguồn nhân lực: Hàng năm, các doanh nghiệp đều có nhu cầu về tuyển dụng lao động, lao động thời vụ.
- Vì vậy, nhà trường có thể hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đưa thông tin đến sinh viên hoặc giới thiệu sinh viên vào làm việc, thực tập tại các doanh nghiệp [4, 5].
- Ngoài ra, NT có thể cung cấp thông tin và tài liệu về các chương trình đào tạo, gắn kết đào tạo sinh viên theo yêu cầu của doanh nghiệp với chương trình đào tạo của nhà trường theo các chuyên ngành.
- tạo điều kiện thuận tiện cho doanh nghiệp tiếp cận với các tài liệu nghiên cứu về chuyên ngành cũng như cập nhật các xu hướng mới nhất về ngành trong khu vực và trên thế giới, hợp tác nghiên cứu khoa học cùng doanh nghiệp [4].
- Phỏng vấn sâu được sử dụng để hiểu sâu vấn đề từ vị trí của người trả lời là cơ quan lãnh đạo nhà trường, các khoa và ban lãnh đạo doanh nghiệp.
- Phỏng vấn sâu cho phép người trả lời tự do nói chuyện hơn và cung cấp một số thông tin chi tiết cụ thể về những thuận lợi, khó khăn, rào cản trong hoạt động liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp.
- Nhóm thứ nhất là các cán bộ Trường ĐH Kinh tế, ĐH Huế có kinh nghiệm trong hoạt động liên kết.
- Đối tượng phỏng vấn là trưởng/phó khoa có nhiều kinh nghiệm về hoạt động liên kết với DN, trưởng phòng, chuyên viên phòng công tác sinh viên và phòng đào tạo liên quan đến hoạt động liên kết giữa NT và DN.
- Sử dụng bảng phỏng vấn sâu các doanh nghiệp đang liên kết và chưa liên kết với Trường Đại học Kinh tế.
- Số doanh nghiệp được liên hệ gửi bảng phỏng vấn sâu là 30 và số doanh nghiệp thực hiện phỏng vấn là 16.
- 4 Kết quả và thảo luận 4.1 Các hoạt động liên kết hiện nay Các hoạt động liên kết giữa Trường Đại học Kinh tế và doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào ba hình thức là Tư vấn, Đào tạo tuyển dụng và Hợp tác phát triển nguồn nhân lực.
- Tư vấn: Nhà trường có thể tư vấn, xây dựng chương trình đào tạo cho doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp tham gia góp ý nội dung chương trình đào tạo của Trường.
- Nhà trường có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong vấn đề tuyển dụng thông qua các hoạt động như tư vấn giới thiệu việc 83 Phạm Thị Thùy Trang và CS.
- Bên cạnh đó nhà trường tư vấn cho doanh nghiệp chọn được ứng viên có chất lượng tốt.
- Đào tạo: Doanh nghiệp tham gia giảng dạy các vấn đề nội dung bài học liên quan đến thực tế, tổ chức các cuộc hội thảo giữa nhà trường và doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp hỗ trợ nhà trường trong đào tạo, trong đó doanh nghiệp cung cấp cho trường đại học các kiến thức từ thực tiễn thông qua việc cán bộ của doanh nghiệp sẽ tham gia hướng dẫn giảng dạy tư vấn chương trình đạo tạo cho trường Đại học, nhận sinh viên thực tập.
- Về tuyển dụng: Đại học hỗ trợ tuyển dụng như tuyển nhân viên chính thức, tuyển cộng tác viên, truyền thông về thông báo nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.
- Hợp tác phát triển nguồn nhân lực: Doanh nghiệp tạo điều kiện cho sinh viên thực tập.
- nhà trường giảng dạy cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp.
- 4.2 Những thuận lợi trong hoạt động liên kết Về vị trí địa lý: Trường ĐH Kinh tế, ĐH Huế và các doanh nghiệp đều nằm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nên dễ dàng liên lạc và chủ động trao đổi thông tin với nhau.
- Doanh nghiệp dễ dàng chia sẻ các kiến thức thực tế tại doanh nghiệp.
- Lĩnh vực đào tạo: Nhà trường có nhiều mảng đào tạo: marketing, kế toán, kiểm toán, quản trị nhân sự, quản trị kinh doanh… sát thực với nhu cầu của doanh nghiệp hiện nay.
- Tinh thần hợp tác là thái độ hợp tác, tôn trọng lẫn nhau, cam kết với những ký kết đã đặt ra giữa hai bên tốt thì mối liên kết có thể phát triển lâu dài và bền chặt và chúng tôi nhận được điều này rất tốt từ nhà trường.” Nhà trường thường xuyên chủ động mời các doanh nghiệp tham gia các buổi hội thảo dẫn tới mối quan hệ hợp tác giữa hai bên bền vững và sâu sắc hơn.
- Điển hình, ngày 11 tháng 12 năm 2018, khoa QTKD tổ chức chương trình hội thảo “Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo về quản trị kinh doanh”.
- Buổi hội thảo đánh giá thực trạng và thảo luận về các mô hình thích hợp để tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp trong các hoạt động đào tạo tại khoa QTKD.
- Theo đại diện của doanh 84 Jos.hueuni.edu.vn Tập 128, Số 5A, 2019 nghiệp HBI: ”Ban giám hiệu nhà trường cũng như Ban chủ nhiệm Khoa nhiệt tình hỗ trợ tốt trong quá trình làm việc.” Một số doanh nghiệp cũng rất cởi mở, chia sẻ kinh nghiệm cho sinh viên khi có lời mời của các khoa.
- Mối quan hệ cá nhân: Một số giảng viên của các khoa có nhiều năm công tác nên thiết lập được nhiều mối quan hệ với ban lãnh đạo các doanh nghiệp.
- Theo đại diện ban chủ nhiệm khoa QTKD: ”Việc thiết lập mối quan hệ với doanh nghiệp, chủ yếu là từ các thầy cô đã có kinh nghiệm trong công tác làm việc, có uy tín, tạo sự tin tưởng với doanh nghiệp, thông qua mối quan hệ cá nhân.” 4.3 Những khó khăn trong việc kết nối với các doanh nghiệp đã liên kết Tài chính nhà trường Mức thu học phí từ sinh viên khá thấp, các nguồn hỗ trợ của Bộ Giáo dục và Nhà nước cũng chưa nhiều nên các hoạt động liên kết chưa diễn ra sâu sắc và bền vững.
- Nguồn quỹ cho hoạt động liên kết từ nhà trường chưa có nhiều, trong khi các hoạt động tổ chức hợp tác, sự kiện để tăng cường mối quan hệ NT – DN luôn cần nhiều kinh phí.
- Nguồn nhân lực giữa 2 bên Về phía nhà trường, số lượng giảng viên trẻ còn nhiều, kinh nghiệm hợp tác với doanh nghiệp còn hạn chế dẫn tới việc liên kết với DN cũng gặp không ít khó khăn.
- Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì các nhân viên lúc nào cũng phải làm việc áp lực, công việc nhiều, vì vậy khi NT cần hợp tác và tổ chức các sự kiện cho sinh viên thì DN gặp khó khăn khi phân bổ nguồn lực để tham gia cùng.
- Tập 128, Số 5A, 2019 kết hay số lượng nhân viên của công ty không đủ để tổ chức các chương trình theo lời mời của nhà trường.” Chính sách chưa hỗ trợ cho hoạt động liên kết Nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ về tài chính cho hoạt động tổ chức liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong khi các hoạt động liên kết này cần rất nhiều nguồn lực để triển khai.
- Những chính sách tăng cường, thúc đẩy liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp cũng hạn chế sự quan tâm của nhà nước.
- Văn hóa doanh nghiệp Xét về văn hóa, với tính chất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì không dễ dàng chia sẻ những kiến thức kinh nghiệm làm việc ở đó cho sinh viên hay nhà trường, những vấn đề bảo mật mà công ty không thể chia sẻ, hay văn hóa DN đó không quan tâm nhiều tới lợi ích hợp tác hai bên… Có một số doanh nghiệp không muốn ký kết hợp tác với trường ĐH vì sợ liên quan đến trách nhiệm.
- Như vậy, một số nét văn hóa riêng của DN sẽ ảnh hưởng tới hoạt động liên kết giữa NT và DN.
- 4.4 Những rào cản dẫn đến các chưa có sự liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp Bên cạnh một số DN đã liên kết thì còn một số DN lớn như công ty bia Carlsberg Huế, Công ty cổ phần Môi trường Đô thị Huế, Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Huế… chưa thực hiện liên kết với trường.
- Trong khi đó, các khoa và nhà trường cũng muốn liên kết với các DN này.
- Qua quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả đã nhận thấy những nhân tố sau ảnh hưởng tới việc chưa liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp: Thứ nhất: Doanh nghiệp chưa thấy rõ được lợi ích khi thực hiện liên kết.
- Liên kết phải đem lại lợi ích cho doanh nghiệp thì DN mới thực hiện hoạt động liên kết.
- Thứ ba: Doanh nghiệp có nguồn tuyển dụng phong phú.
- Ví dụ, đa số các ngân hàng tùy theo vị trí tuyển dụng thì nguồn kênh tuyển dụng cũng rất phong phú, việc liên kết sẽ hạn chế tìm được người tài cho doanh nghiệp.
- 86 Jos.hueuni.edu.vn Tập 128, Số 5A, 2019 Thứ tư: Doanh nghiệp chưa có nguồn lực để phụ trách việc liên kết.
- Một số doanh nghiệp có 100% là vốn nước ngoài như Công ty bia Carlsberg đã chia sẻ, việc liên kết khó thực hiện vì bên công ty không có thời gian và nhân lực phụ trách cho hoạt động này.
- Thứ năm: DN chưa liên kết cũng vì một phần nhà trường chưa chủ động đến việc hợp tác với doanh nghiệp.
- Vì vậy, nhà trường cần chủ động hơn trong việc tiếp cận với các doanh nghiệp để xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa hai bên trong các hoạt động về tuyển dụng, đào tạo, hỗ trợ tài chính cho các sự kiện, học bổng cho sinh viên.
- Bên cạnh đó, do doanh nghiệp không có nhu cầu tuyển sinh viên tại trường đại học, nhà trường cần tìm hiểu về lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp để có thể hợp tác với doanh nghiệp ở các hình thức khác nhau.
- 5 Các giải pháp đề xuất nhằm tăng cường mối liên kết giữa Trường ĐH Kinh tế và doanh nghiệp 5.1 Nhóm giải pháp nâng cao hoạt động liên kết giữa Trường Đại học Kinh tế và doanh nghiệp đã liên kết với NT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Nhóm giải pháp tăng cường liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và nhà trường Đối với nhà trường: Cần tích cực tìm kiếm các mối quan hệ với DN, xúc tiến thúc đẩy quan hệ liên kết thành lập và phát triển.
- Chủ động tìm kiếm DN và ký kết hợp đồng liên kết hợp đồng đào tạo.
- Đối với doanh nghiệp: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra giám sát hoạt động liên kết đào tạo từ đầu vào đến quá trình dạy học và kết quả đầu ra.
- Tiếp nhận, xử lý các thay đổi trong quá trình liên kết.
- Khi hợp tác liên kết đào tạo với các trường, các doanh nghiệp này có lẽ sẽ yên tâm về nguồn nhân lực vững chắc và chất lượng thông qua các hợp đồng hợp tác đào tạo được ký kết.
- Doanh nghiệp có thể đánh giá mức độ năng lực của sinh viên thông qua những khoảng thời gian mà sinh viên thực tập tại doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp cần duy trì và tăng cường mở rộng hợp tác với nhà trường ở nhiều hình thức như tuyển sinh viên thực tập.
- Doanh nghiệp tạo điều kiện cho sinh viên làm việc bán thời gian để tiếp cận môi trường thực tế và hiện thực hóa ý tưởng của sinh viên thông qua sự hỗ trợ của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp có nhu cầu nhân lực lớn có thể phối hợp cùng nhà trường lên kế hoạch về chương trình học và thời gian học để đáp ứng đúng với yêu cầu của doanh nghiệp, giảm thời gian cho sinh viên thích nghi với môi trường hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Nhóm giải pháp mở rộng các hình thức liên kết Về phía nhà trường: Tăng cường duy trì và mở rộng hợp tác với doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực và nhiều hình thức hợp tác như mời doanh nghiệp giảng dạy, tổ chức sự kiện, gameshow, cuộc thi.
- Nhà trường cần có chính sách đối với các anh/ chị đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc thực tế tại các doanh nghiệp đến chia sẻ, giảng dạy một số môn học tại nhà trường.
- Gắn chặt hơn nữa với doanh nghiệp trong duy trì hợp tác về nhận sinh viên thực tế, thực tập cuối khóa để doanh nghiệp có thể tận dụng thời gian đó nhằm tìm ra nhân sự phù hợp với công ty.
- Tăng cường công tác khuyến học, tư vấn và sửa đổi nội dung chương trình đào tạo phù hợp với những tiêu chí mà doanh nghiệp đưa ra.
- Tổ chức cho sinh viên những nghiên cứu, những buổi trò chuyện hay hội thảo để trao đổi chung về các thông tin, nhu cầu lực lượng lao động đối với từng ngành nghề đào tạo, từng công ty doanh nghiệp trong tương lai để sinh viên có thể nắm bắt một cách cụ thể.
- DN có thể hợp tác với các khoa để mời các thầy cô vào làm việc thực tế trong môi trường doanh nghiệp để kiến thức bài giảng được thực tiễn hóa.
- Ví dụ, Khoa Kinh tế và Phát triển muốn mở rộng nhiều hơn các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế làm thực chất hơn, sâu sắc hơn những mối quan hệ.
- Khoa QTKD muốn hợp tác theo chiều sâu hơn nữa, tăng cường củng cố mối quan hệ với các doanh nghiệp hiện tại được gắn bó hơn, có thêm nhiều hoạt động ý nghĩa, đem lại lợi ích cho sinh viên.
- 88 Jos.hueuni.edu.vn Tập 128, Số 5A, 2019 Về phía doanh nghiệp: Để tăng cường mối liên kết của doanh nghiệp với nhà trường, các doanh nghiệp có thể mở rộng các hình thức như thực hiện học kỳ doanh nghiệp, tăng cường thực tập sinh, phối hợp nhà trường thực hiện một số tín chỉ chuyên sâu vào lĩnh vực của doanh nghiệp.
- Đại diện VNPT chi nhánh Thừa Thiên Huế cho rằng: “Công ty đang có kế hoạch xây dựng học kỳ doanh nghiệp cho sinh viên, trong đó doanh nghiệp sẽ dạy những kỹ năng bán hàng, viết thu hoạch và cấp giấy chứng nhận cho những sinh viên tham gia học kỳ DN đó.” Việc này sẽ giúp cho sinh viên có môi trường thực tế để áp dụng các kiến thức kỹ năng của mình học trên giảng đường vận dụng vào thực tế.
- Đại diện Công ty Cổ phần Dệt May chia sẻ: “Công ty sẵn sàng bỏ thời gian cũng như bố trí nhân sự để giảng dạy, chia sẻ các kiến thức, kỹ năng làm việc trong doanh nghiệp dệt may cho sinh viên nhằm nâng cao kiến thức thực tiễn cho họ.” Giải pháp đầu ra: tư vấn nghề nghiệp cho sinh viên và kết nối với các doanh nghiệp Xây dựng hệ thống tư vấn nghề nghiệp cho sinh viên trước và sau khi ra trường: Khắc phục “lỗ hổng” trong quản lý đầu ra mà nhiều năm nay các trường vẫn bỏ qua, ít quan tâm và không có bộ phận chuyên trách thực hiện đó là tư vấn nghề nghiệp cho sinh viên.
- Chẳng hạn, doanh nghiệp ký hợp đồng tuyển dụng với một số sinh viên hiện đang học với những điều kiện cụ thể.
- doanh nghiệp có thể tài trợ học phí cho sinh viên học xuất sắc.
- doanh nghiệp phối hợp với nhà trường tổ chức các cuộc thi theo những chủ đề nhất định, nhằm phát hiện năng lực của sinh viên vì mục đích phát triển doanh nghiệp.
- 5.2 Nhóm giải pháp mở rộng hoạt động liên kết giữa Trường Đại học Kinh tế và doanh nghiệp chưa liên kết với NT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Các DN chưa liên kết với NT vì một phần nhà trường chưa chủ động đến việc hợp tác với doanh nghiệp.
- Vì vậy, nhà trường cần chủ động hơn trong việc tiếp cận các doanh nghiệp để xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa hai bên trong các hoạt động về tuyển dụng, đào tạo, hỗ trợ tài chính cho các sự kiện, học bổng cho sinh viên.
- Lý do doanh nghiệp chưa liên kết cũng vì doanh nghiệp chưa thấy rõ nhu cầu tuyển sinh viên tại trường đại học cũng như sự cần thiết của liên kết với nhà trường.
- Vì vậy, nhà trường cần tìm hiểu về lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp để có thể hợp tác doanh nghiệp ở các hình thức khác nhau không chỉ riêng về tuyển dụng mà còn về giáo dục, đào tạo, tổ chức sự kiện, hội chợ việc làm, tư vấn hỗ trợ các khóa học tiếng Anh, tin học, kỹ năng… Nhà trường cần 89 Phạm Thị Thùy Trang và CS.
- Tập 128, Số 5A, 2019 tập hợp thông tin về các DN, thống kê các DN đã và chưa liên kết với trường.
- 6 Kết luận Bài báo đã phân tích được các thuận lợi, khó khăn mà Trường Đại học Kinh tế, ĐH Huế đang gặp phải trong việc hợp tác với các doanh nghiệp đã liên kết, cũng như những rào cản khiến cho một số DN không thực hiện liên kết với các trường ĐH nói chung và Trường Đại học Kinh Tế, ĐH Huế nói riêng.
- Do đó, mỗi bên cần thực hiện tốt vai trò của mình trên nhiều góc độ khác nhau, cả doanh nghiệp và nhà trường phải hiểu được những khó khăn, nguyên nhân để khắc phục và giảm bớt những khó khăn và rào cản đó, nhằm mối liên kết được cũng cố và bền chặt hơn.
- Đinh Văn Toàn (2016), Hợp tác đại học doanh nghiệp trên thế giới và một số gợi ý cho Việt Nam, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Kinh tế và kinh doanh .
- Nguyễn Đinh Luận (2015), Sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, 22, 82–87.
- Trịnh Thị Hoa Mai (2008), Liên kết đào tạo giữa nhà trường đại học với doanh nghiệp ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Kinh tế–Luật, 24, 30–34