Academia.eduAcademia.edu
Chương trình Dạy học của Intel Khóa học Cơ bản Phiên bản 10.1 dành cho Giáo viên cốt cán Chương trình Dạy học của Intel Khóa học Cơ bản Bản quyền © 2008 của Tập đoàn Intel. Tất cả các quyền đã được đăng ký. Intel, logo của Intel, Sáng kiến Giáo dục của Intel và Chương trình Intel Teach là các nhãn hiệu đã được đăng ký của Tập đoàn Intel tại Hoa Kỳ và tại các nước khác. Các tên hiệu và nhãn mác khác có thể được xem là thuộc sở hữu của công ty khác. Phiên bản 10.1 dành cho Giáo viên cốt cán Chào mừng các bạn đến với Chương trình Dạy học của Intel-Khóa học Cơ bản Nhờ những giáo viên như các bạn, hơn 5 triệu nhà giáo trên toàn thế giới đã làm cho việc tiếp thu kiến thức và kỹ năng công nghệ trở nên hấp dẫn và thiết thực hơn. Những nhà giáo tận tâm luôn ươm mầm sự sáng tạo ở thế hệ trẻ chuẩn bị cho các em bước vào một thế giới mà trong đó sự hiểu biết công nghệ sẽ quyết định thành công. Cũng như các bạn, Intel có mối quan tâm sâu sắc đến giáo dục, bởi vì chính giáo dục tạo nên sự thay đổi và tạo ra cơ hội mới. Vì vậy, thay mặt cho công ty Intel, tôi xin trân trọng cám ơn các bạn đã tham gia khóa học này. Kể từ năm 1999, Chương trình Dạy học của Intel đã bồi dưỡng cho giáo viên của hơn 45 nước trên thế giới. Các chương trình của chúng tôi là dành cho các nhà giáo, được thiết kế bởi chính các nhà giáo và chú trọng việc kết hợp những kinh nghiệm nghề nghiệp quý báu nhất với thế mạnh của công nghệ. Ngày nay thế hệ trẻ đang sống trong một nền kinh tế toàn cầu mà ở đó, mỗi một cá nhân đều phải nỗ lực phân tích thông tin, cộng tác và giao tiếp, sử dụng các thành tựu mới nhất của công nghệ. Là thành viên trong cộng đồng nhà giáo toàn cầu, các bạn có thể giúp học sinh của mình đạt được thành công trong một môi trường đầy thách thức như vậy. Sự đổi mới luôn chứa đựng những mạo hiểm nhưng những lợi ích mà nó đem lại là vô cùng to lớn. Sự tham gia của các bạn vào Chương trình Dạy học của Intel đem tinh thần này đến lớp học, nơi mà chúng tôi tin chắc rằng người được hưởng lợi nhiều nhất sẽ là học sinh của các bạn. Trân trọng, Paul Otellini Tổng Giám đốc Tập đoàn Intel Tổng quan Giới thiệu khóa học Mục tiêu của Khóa học Cơ bản Intel® Teach Essentials Course là giúp cho các giáo viên đứng lớp phát triển phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm thông qua sự tích hợp công nghệ và cách tiếp cận học theo dự án. Khóa học kéo dài 32 giờ và được chia thành 8 mô-đun. Những trọng tâm của khóa học Essential Course bao gồm: • Sử dụng công nghệ một cách hiệu quả trong lớp học để phát triển các kỹ năng của thế kỷ 21. • Giúp học sinh và giáo viên nhận rõ những cách sử dụng công nghệ để đẩy mạnh hoạt động học tập thông qua các chiến lược nghiên cứu, giao tiếp, hợp tác và các công cụ phục vụ chuyên môn. • Cung cấp bài tập thực hành và thiết kế các mô-đun bài dạy cùng với các công cụ đánh giá, nhắm vào các chuẩn học tập của chương trình học chính qui và chuẩn kỹ năng công nghệ. • Hướng dẫn lớp học lấy học sinh làm trung tâm, khuyến khích học sinh tự định hướng và tư duy bậc cao. • Hợp tác với đồng nghiệp để phát triển kỹ năng hướng dẫn thông qua việc giải quyết vấn đề và góp ý, chia sẻ các bài dạy. Để biết thêm thông tin chi tiết về khóa học Intel Teach Essentials Course, mời bạn tham khảo trang web www.intel.com/education/vn, hoặc gửi e-mail về địa chỉ teacher.training@intel.com. Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 i Tổng quan Mục lục Mô-đun 1: Dạy học theo dự án Hoạt động 1: Khởi đầu ........................................................................................ 1.01 Hoạt động 2: Tìm hiểu về kỹ thuật thiết kế quá trình dạy học ............................. 1.12 Hoạt động 3: Xem các dự án .............................................................................. 1.19 Hoạt động 4: Tạo ấn phẩm giải thích dự án........................................................ 1.22 Hoạt động 5: Tạo ấn phẩm ................................................................................. 1.25 Hoạt động 6: Phản hồi kết quả học tập ............................................................... 1.27 Chuẩn bị: Bắt đầu quá trình lập kế hoạch ........................................................... 1.29 Tài liệu tham khảo: .............................................................................................1.32 Tóm tắt Mô-đun ..................................................................................................1.33 Mô-đun 2: Lập Kế hoạch bài dạy Hoạt động 1: Nhắm đến chuẩn kiến thức ........................................................... 2.01 Hoạt động 2: Phát triển bộ Câu hỏi Định hướng để thu hút học sinh ................. 2.05 Hoạt động 3: Xem xét các phương pháp đánh giá ............................................. 2.10 Hoạt động 4: Tạo bảng đánh giá tìm hiểu nhu cầu học sinh............................... 2.15 Hoạt động 5: Tạo bài trình diễn về bài dạy của bạn ........................................... 2.20 Hoạt động 6: Phản hồi kết quả học tập ............................................................... 2.25 Chuẩn bị: Mở rộng hiểu biết về các Câu hỏi Khái quát ...................................... 2.26 Tài liệu tham khảo: .............................................................................................2.30 Tóm tắt Mô-đun...................................................................................................2.31 Mô-đun 3: Xây dựng liên kết Chia sẻ theo cặp: Trình bày Hồ sơ bài dạy của bạn........................................... 3.01 Thực hành sư phạm: Đáp ứng chuẩn học tập trong lớp học lấy học sinh làm trung tâm ....................... 3.03 Hoạt động 1: Hướng đến các kỹ năng của thế kỷ 21.......................................... 3.04 Hoạt động 2: Làm mẫu và hướng dẫn các thao tác có liên quan đến việc sử dụng công nghệ dưới góc độ pháp lý và đạo đức ............ 3.05 Hoạt động 3: Sử dụng Internet để nghiên cứu ................................................... 3.07 Hoạt động 4: Kết nối với thế giới qua Internet .................................................... 3.10 Hoạt động 5: Khảo sát việc học tập cộng tác dựa trên nền của web ................. 3.14 Hoạt động 6: Phản hồi kết quả học tập ............................................................... 3.18 Chuẩn bị: Tích hợp Internet ............................................................................... 3.19 Tài liệu tham khảo ..............................................................................................3.19 Tóm tắt Mô-đun ..................................................................................................3.20 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 iii Tổng quan Mô-đun 4: Tạo mẫu sản phẩm học sinh Chia sẻ theo cặp: Kết hợp Internet vào bài dạy ................................................. 4.01 Thực hành sư phạm: Giúp học sinh đáp ứng các yêu cầu của lớp học học theo dự án, lấy học sinh làm trung tâm ................................... 4.02 Hoạt động 1: Khảo sát mẫu sản phẩm học sinh ................................................. 4.03 Hoạt động 2: Lập kế hoạch mẫu sản phẩm học sinh của bạn............................4.05 Hoạt động 3: Việc học tập nhìn từ góc độ của học sinh ..................................... 4.11 Hoạt động 4: Xem lại Kế hoạch bài dạy .............................................................. 4.14 Hoạt động 5: Phản hồi kết quả học tập ............................................................... 4.15 Chuẩn bị: Hoạt động 1: Phản hồi về sản phẩm học sinh .................................... 4.16 Tài liệu tham khảo: .............................................................................................4.17 Tóm tắt Mô-đun...................................................................................................4.18 Mô-đun 5: Đánh giá Dự án của học sinh Chia sẻ theo cặp: Thông qua phản hồi để cải thiện sản phẩm học sinh ............ 5.01 Thực hành sư phạm: Tạo điều kiện cho học sinh tham gia quá trình đánh giá . 5.03 Hoạt động 1: Khảo sát các chiến lược đánh giá ................................................. 5.05 Hoạt động 2: Tạo các công cụ đánh giá học sinh ............................................... 5.08 Hoạt động 3: Chỉnh sửa mẫu sản phẩm học sinh và Kế hoạch bài dạy ............. 5.15 Hoạt động 4: Phản hồi kết quả học tập ............................................................... 5.17 Chuẩn bị: Xem lại mẫu sản phẩm học sinh và kế hoạch đánh giá...................... 5.18 Tài liệu tham khảo: ............................................................................................5.19 Tóm tắt Mô-đun ..................................................................................................5.20 Mô-đun 6: Lập kế hoạch để học sinh thành công Chia sẻ theo cặp: Chia sẻ mẫu sản phẩm học sinh và các bảng đánh giá ........ 6.01 Hoạt động 1: Thiết lập các điều chỉnh cho mọi đối tượng học sinh .................... 6.02 Hoạt động 2: Hỗ trợ học sinh tự định hướng ...................................................... 6.05 Thực hành sư phạm: Đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học....................... 6.08 Hoạt động 3: Xây dựng các tài liệu hỗ trợ học tập, tạo điều kiện cho học sinh thành công ..................................................................................... 6.10 Hoạt động 4: Xem lại Kế hoạch bài dạy .............................................................. 6.14 Hoạt động 5: Phản hồi kết quả học tập ............................................................... 6.15 Chuẩn bị: Phác thảo trước các tài liệu hỗ trợ học tập......................................... 6.16 Tài liệu tham khảo: .............................................................................................6.21 Tóm tắt Mô-đun ..................................................................................................6.22 iv Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Tổng quan Mô-đun 7: Hướng dẫn học tập với sự trợ giúp của công nghệ Thực hành sư phạm: Sử dụng cách đặt câu hỏi để khuyến khích tư duy bậc cao và tạo sự hứng thú học tập cho học sinh ....................... 7.01 Hoạt động 1: Thiết kế các nguồn tài nguyên hướng dẫn học tập ....................... 7.04 Hoạt động 2: Tiến hành thực hiện một dự án thành công .................................. 7.07 Hoạt động 3: Xem lại toàn bộ bài dạy ................................................................. 7.10 Chuẩn bị: Hoạt động 1: Xem lại Hồ sơ bài dạy.................................................. 7.11 Chuẩn bị: Hoạt động 2: Phản hồi về Phát triển chuyên môn ............................. 7.12 Tài liệu tham khảo: .............................................................................................7.13 Tóm tắt Mô-đun ..................................................................................................7.14 Mô-đun 8: Trình diễn hồ sơ bài dạy Hoạt động 1: Hoàn chỉnh Hồ sơ bài dạy của bạn ............................................... 8.01 Hoạt động 2: Chuẩn bị trình diễn ........................................................................ 8.02 Hoạt động 3: Trình diễn Hồ sơ bài dạy ............................................................... 8.05 Hoạt động 4: Đánh giá khóa học......................................................................... 8.07 Hoạt động 5: Kết thúc khóa học .......................................................................... 8.08 Tóm tắt Mô-đun...................................................................................................8.10 Phụ lục Đánh giá khóa học.................................................................................... Phụ lục A Bảng kiểm mục Kế hoạch đánh giá............................................................... A01 Tiêu chí đánh giá bộ Câu hỏi Định hướng .................................................... A02 Bảng kiểm mục Tìm hiểu nhu cầu học sinh .................................................. A03 Bảng kiểm mục Hồ sơ bài dạy ...................................................................... A04 Bảng tiêu chí đánh giá Hồ sơ bài dạy ........................................................... A05 Bảng kiểm mục đặc điểm của dự án ............................................................. A07 Tiêu chí đánh giá các chuẩn học tập và mục tiêu học tập ............................ A08 Bảng kiểm mục Kế hoạch bài dạy ................................................................. A09 Bảng chỉ mục ............................................................................................ Phụ lục B Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 v Tổng quan Sử dụng tài liệu học tập và đĩa CD kèm theo Trong giáo trình Khóa học Cơ bản, bạn sẽ thấy các biểu tượng hướng dẫn hoạt động. Bạn còn có thể tìm thấy một bảng kê các thuật ngữ giáo dục và chuyên môn trên đĩa CD tài nguyên. Lưu công việc Sử dụng tài liệu trợ giúp Help Guide Tham khảo đĩa CD tài nguyên Tham khảo trang Web Những mẹo học tập, ý tưởng, hoặc cảnh báo Thảo luận hoặc chia sẻ ý tưởng với đồng nghiệp Đĩa CD tài nguyên là một phần không thể thiếu của khóa học và được sử dụng trong suốt quá trình hình thành bài dạy. Các tập tin có thể truy cập thông qua mục lục của CD hoặc trực tiếp từ các thư mục lưu trữ. Các hướng dẫn sử dụng đều có sẵn trong tài liệu hướng dẫn Help Guide thuộc chương trình giáo dục của Intel. Tất cả các tài liệu, trừ các tài liệu trích dẫn, đều thuộc quyền sở hữu của tập đoàn Intel® và chịu sự điều chỉnh của Luật Bản quyền. Trừ phi được cấp quyền sử dụng cụ thể, mọi hoạt động tái sử dụng đều không được phép, ngoại trừ trường hợp sử dụng cho chính học sinh bậc học phổ thông của người học. Cấm chỉnh sửa, sao chép, chuyển giao và phát sóng bất hợp pháp. Tài liệu học và đĩa CD tài nguyên không được bán hoặc phân phối vì lợi nhuận. vi Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Tổng quan Thông tin đăng nhập Có thể bạn sẽ cần sử dụng trang này để ghi lại các thông tin đăng nhập mà bạn sử dụng trong suốt khóa học. Điều này sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho bạn khi tham khảo những thông tin cần thiết trong quá trình hoàn tất các Mô-đun và sử dụng tài nguyên Web đối với học sinh của bạn. Các trang web hỗ trợ đánh dấu: Địa chỉ URL: _____________________________________________________________________________________ Tên đăng nhập: Mật khẩu: _________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________ Trang Blog Địa chỉ trang Blog: Tên đăng nhập: Mật khẩu: ______________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________ Địa chỉ trang sản phẩm học sinh (Nếu cần) _________________________________________________ Tên đăng nhập: Mật khẩu: _________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________ Trang web wiki Địa chỉ trang wiki của khóa học: Tên đăng nhập: Mật khẩu: ______________________________________________________________ _________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________ Địa chỉ trang tài nguyên wiki hỗ trợ học sinh (Nếu cần): Tên đăng nhập: Mật khẩu: _________________________________ _________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________ Các trang web hỗ trợ cộng tác trực tuyến Địa chỉ: ____________________________________________________________________________________________ Tên đăng nhập: Mật khẩu: _________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________ Không gian làm việc của Intel® Education Teacher Workspace (Phục vụ ứng dụng Assessing Projects) Địa chỉ: http://educate.intel.com/vn/AssessingProjects (Nháy chọn Enter, sau đó duyệt đến không gian làm việc) Tên đăng nhập của giáo viên: Mật khẩu: _______________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________ Ghi chú: Mẫu trang này có sẵn trong thư mục About This Course trên đĩa CD tài nguyên. Điều này giúp bạn có thể lưu thông tin đăng nhập của mình vào thư mục Hồ sơ Bài dạy. Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 vii Tổng quan Ghi chú: _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ viii Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bảng quyền © 2008 của Tập đoàn Intel. Tất cả các quyền đã được đăng ký. Intel, logo của Intel, Sáng kiến Giáo dục của Intel và chương trình Intel Teach là các nhãn hiệu đã được đăng ký của Tập đoàn Intel và tại Hoa Kỳ và tại các nước khác. Các tên hiệu và nhãn mác khác có thể được xem là thuộc sở hữu của công ty khác. Mô-đun 1 Mô-đun 1 DẠY HỌC THEO DỰ ÁN Học viên sẽ • Thảo luận về mục tiêu và kết quả mong đợi từ Khoá học Cơ bản của Intel®. • Tạo thư mục Hồ sơ bài dạy để lưu trữ tư liệu • Xem mẫu Kế hoạch bài dạy, tiêu chí đánh giá Hồ sơ bài dạy và các Hồ sơ bài dạy minh họa • Tham khảo các nghiên cứu về lập Kế hoạch bài dạy và cách tiếp cận dùng dự án để học tập • Tạo một ấn phẩm để giải thích dự án cho người khác • Phản hồi những gì đã học • Bắt đầu lập kế hoạch xây dựng các bài dạy có sự hỗ trợ của công nghệ nhắm đến tư duy bậc cao và các kỹ năng của thế kỷ 21 Công cụ • Đĩa CD tài nguyên chương trình Khoá học Cơ bản của Intel® • Phần mềm Hướng dẫn kỹ năng Intel®.Education Help Guide • Trình duyệt Web • Phần mềm xử lý văn bản Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Mô-đun 1 Mô-đun 1 Câu hỏi Khái quát • Công nghệ có thể được sử dụng như thế nào để hỗ trợ và đánh giá việc học tập của học sinh có hiệu quả nhất? Câu hỏi Mô-đun • Làm thế nào dự án có thể giúp cho học sinh đạt được chuẩn học tập và phát triển các kỹ năng của thế kỷ 21? • Tôi có thể sử dụng dự án như thế nào để nâng cao hiệu quả học tập của học sinh? Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 1 Dạy học theo dự án Các hoạt động Hoạt động 1: Khởi đầu .................................................................1.01 Giới thiệu: Tham khảo: Thảo luận: Tạo: Tham khảo: Về bản thân Giới thiệu khóa học Mục tiêu khóa học và sự mong đợi Thư mục Hồ sơ bài dạy Mẫu Kế hoạch bài dạy Hoạt động 2: Tìm hiểu về kỹ thuật thiết kế quá trình dạy học ....1.12 Tham khảo: Thảo luận: Thiết lập: Tham khảo: Các nghiên cứu về cách thiết kế dự án hiệu quả Lập Kế hoạch bài dạy Mục tiêu cho cả khóa học Bảng tiêu chí đánh giá Hồ sơ bài dạy Hoạt động 3: Xem các dự án .......................................................1.19 Thảo luận: Tham khảo: Nghiên cứu: Các đặc điểm của dự án Các Hồ sơ bài dạy minh họa Dạy học theo dự án Hoạt động 4: Tạo ấn phẩm giải thích dự án...............................1.22 Lập kế hoạch: Ấn phẩm giải thích dự án Nghiên cứu: Dạy học theo dự án Tham khảo: Các ấn phẩm minh hoạ Hoạt động 5: Tạo ấn phẩm ..........................................................1.25 Phác thảo: Bổ sung: Ấn phẩm Các chi tiết Hoạt động 6: Phản hồi kết quả học tập ......................................1.27 Xem lại: Ghi chú: Tạo: Các điểm trọng tâm của Mô-đun Thành quả của bạn Một đề mục Blog phản hồi kết quả học tập Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel (còn tiếp) Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Mô-đun 1 Dạy học theo dự án Chuẩn bị Bắt đầu quá trình lập kế hoạch ...................................................1.29 Lập kế hoạch: Các ý tưởng cho Kế hoạch bài dạy Động não: Những biện pháp tích hợp các kỹ năng của thế kỷ 21 vào Kế hoạch bài dạy Xác định: Các tư liệu bộ môn phục vụ cho bài dạy Tham khảo ...................................................................................1.32 Tóm tắt mô-đun ...........................................................................1.33 Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 1 Dạy học theo dự án Mô-đun 1 Dạy học theo Dự án Mô tả: Dự án đem lại một bối cảnh xác thực và gần gũi với thực tế để kết nối các hoạt động học tập tích hợp tư duy bậc cao xoay quanh các ý tưởng lớn và tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập. Trong mô-đun này, bạn sẽ tìm hiểu cách vận dụng các dự án với sự hỗ trợ của công nghệ trong lớp học, quyết định cách thiết kế dự án và bắt đầu lên kế hoạch cho dự án của chính bạn. Hoạt động 1: Khởi đầu Bước 1: Làm quen Trong bước này, hãy tự giới thiệu mình và tiếp xúc với những người bạn cùng học. Những người mà bạn gặp trong khóa này sẽ là nguồn tài nguyên quý giá cho bạn trong suốt khóa học và cả sau này, khi bạn áp dụng những gì đã học từ khóa học này vào lớp học mà bạn giảng dạy. Tự giới thiệu mình với nhóm, cho biết bạn dạy môn gì, lớp mấy và chia sẻ những điều bạn mong đợi từ khóa học này. _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ Ghi chú: Sẽ tốt hơn nếu bạn cùng làm việc với một bạn khác trong lớp để xây dựng bài dạy. Trong khi làm quen với mọi người, hãy để ý xem ai có cùng môn dạy hoặc cấp lớp dạy giống như bạn. Bước 2: Giới thiệu Khóa học Cơ bản của Intel® Mục tiêu khóa học Khóa học Cơ bản của Intel® giúp bạn sử dụng sức mạnh của công nghệ thông tin để đánh thức trí tưởng tượng của học sinh nhằm hướng các em đến những mục tiêu học tập lớn hơn. Trong suốt khóa học, bạn sẽ phải giải đáp nhiều câu hỏi về việc làm thế nào để học sinh có thể sử dụng máy tính một cách tốt nhất để nâng cao hiệu quả học tập Câu hỏi Khái quát cho toàn khóa học là: Công nghệ có thể được sử dụng như thế nào để hỗ trợ và đánh giá việc học tập của học sinh có hiệu quả nhất? Trong suốt khóa học, bạn sẽ có rất nhiều cơ hội để nghiên cứu câu hỏi này khi ứng dụng vào lớp học và với học sinh của bạn. Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 1.01 Mô-đun 1 Dạy học theo dự án Chúng tôi vẫn hiểu rằng không cần đến máy tính thì người ta vẫn có thể học được những bài học quan trọng nhất của cuộc sống. Do vậy, chúng tôi đã xây dựng khóa học dựa trên các nghiên cứu hiện đại trong lĩnh vực thiết kế chương trình và đánh giá để giúp bạn trong quá trình thiết kế bài dạy và dự án. Mục tiêu chúng tôi đặt ra cho bạn Trải qua các mô-đun, bạn sẽ cộng tác với nhiều giáo viên khác, thảo luận những ý tưởng về việc giới thiệu và sử dụng công nghệ trong lớp học. Bạn sẽ xây dựng một bài dạy cụ thể dựa trên giáo trình mà bạn đang dạy hoặc dự định sẽ giảng dạy trong tương lai. Trong khóa học này bạn sẽ sử dụng nhiều tài nguyên và công cụ công nghệ khác nhau để giúp bạn thiết kế một bộ Hồ sơ bài dạy, nâng cao chất lượng giảng dạy của bạn và chất lượng học tập của học sinh. • Một trang wiki để cộng tác chia sẻ các câu hỏi thảo luận Thực hành Sư phạm. • Một trang blog để ghi phản hồi – cá nhân hoặc theo nhóm. • Một trang web cộng tác trực tuyến để chia sẻ ý tưởng. • Một tài nguyên đánh dấu trang web để ghi chú và cho nhận xét về những trang web hữu ích. Mục tiêu chúng tôi đặt ra cho bạn là hoàn tất một bộ Hồ sơ bài dạy có thể sử dụng trong lớp học – một bài dạy giúp bạn nâng cao chất lượng dạy và học và đạt được những mục tiêu học tập quan trọng cũng như các kỹ năng của thế kỷ 21. Ghi chú: Có thể tham khảo bảng kê các kỹ năng của thế kỷ 21 tại thư mục Thinking trên đĩa CD tài nguyên. Tổng quan khóa học Tham khảo bảng dưới đây để có một cái nhìn tổng quát những điểm trọng tâm và kết quả của từng mô-đun trong suốt khóa học. Mô-đun 1: Dạy học theo dự án 1.02 Trọng tâm: Các hoạt động chính: Dạy học theo dự án và thiết • Xem các thành phần của bộ Hồ sơ bài dạy kế bài dạy • Tạo ấn phẩm giới thiệu dự án • Xác định các kỹ năng của thế kỷ 21 sẽ đưa vào bài học • Phát triển những ý tưởng ban đầu của bài học • Phản hồi buổi học trên blog của bạn Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 1 Dạy học theo dự án Mô-đun 2: Lập kế hoạch cho bài dạy Trọng tâm: Các hoạt động chính: Bộ Câu hỏi Định hướng và • Xác định các chuẩn của bài học • Xây dựng mục tiêu bài học • Xây dựng bộ Câu hỏi Định hướng • Nghiên cứu các kỹ thuật đánh giá có hiệu quả • Phác thảo lịch trình đánh giá cho bài học • Tạo bài trình chiếu đánh giá nhu cầu học sinh • Tạo một bài trình diễn Hồ sơ bài dạy • Phản hồi buổi học trên blog của bạn việc đánh giá theo hướng lấy học sinh làm trung tâm Mô-đun 3: Xây dựng liên kết Trọng tâm: Các hoạt động chính: Sử dụng Internet để hỗ trợ • Lấy ý kiến phản hồi để cải thiện Hồ sơ bài dạy và đánh giá tìm hiểu nhu cầu của học sinh dạy và học. • Chia sẻ các ý tưởng liên quan đến việc đáp ứng các chuẩn của bài học khi học theo dự án • Tìm hiểu luật bản quyền và nguyên tắc sử dụng hợp lệ • Lập danh mục các tài liệu trích dẫn • Tích hợp việc sử dụng Internet vào bài học để hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, giao tiếp, cộng tác, giải quyết vấn đề và/ hoặc các kỹ năng khác của thế kỷ 21 • Sử dụng một nguồn tài nguyên cộng tác trực tuyến để chia sẻ ý tưởng bài học • Phản hồi buổi học trên blog của bạn Mô-đun 4: Tạo các mẫu sản phẩm học sinh Trọng tâm: Các hoạt động chính: Kết quả của dự án dưới góc • nhìn của học sinh Xác định các phương pháp để giúp học sinh đáp ứng các yêu cầu của lớp học theo dự án, lấy học sinh làm trung tâm • Tạo một sản phẩm học sinh như ấn phẩm, bài trình diễn đa phương tiện, wiki hoặc blog để thể hiện kết quả học tập của học sinh Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel • Phác thảo quy trình tiến hành bài dạy • Tự đánh giá sản phẩm học sinh của bạn • Phản hồi buổi học trên blog của bạn Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 1.03 Mô-đun 1 Dạy học theo dự án Mô-đun 5: Đánh giá dự án của học sinh Trọng tâm: Các hoạt động chính: Đánh giá thành phần và • đánh giá tổng thể Nhận phản hồi để cải thiện sản phẩm học sinh của bạn • Tìm hiểu các thử thách và giải pháp liên quan đến việc để học sinh tham gia vào quá trình đánh giá • Tự nhận xét về phương pháp đánh giá mà bạn hiện đang sử dụng • Phác thảo một bản Tóm tắt kế hoạch đánh giá • Thiết kế một bản đánh giá đối với sản phẩm học sinh của bạn • Chỉnh sửa sản phẩm học sinh dựa trên bản đánh giá của bạn • Xem lại Kế hoạch bài dạy • Phản hồi buổi học trên blog của bạn Mô-đun 6: Lập kế hoạch để học sinh thành công Trọng tâm: Các hoạt động chính: Tài liệu hỗ trợ học sinh và • Tìm hiểu các kỹ thuật dạy học phân hóa đối tượng • Thiết kế một bản đánh giá nhằm khuyến khích học giúp học sinh tự định hướng sinh tự định hướng • Tạo các tài liệu trợ giúp học sinh • Chỉnh sửa Kế hoạch bài dạy để có thể áp dụng với các đối tượng học sinh khác nhau • Phản hồi buổi học trên blog của bạn Mô-đun 7: Kỹ thuật hướng dẫn với sự hỗ trợ của công nghệ Trọng tâm: Các hoạt động chính: Giáo viên là người • hướng dẫn Tìm hiểu các kỹ thuật đặt câu hỏi để thúc đẩy tư duy bậc cao • Xây dựng các tài liệu hướng dẫn • Xem lại Kế hoạch bài dạy • Thảo luận kế hoạch thực hiện • Tạo các tài liệu quản lý • Tự đánh giá Hồ sơ bài dạy của bạn và điều chỉnh dựa theo kế hoạch đánh giá của bạn • 1.04 Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Phản hồi buổi học trên blog của bạn Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 1 Dạy học theo dự án Mô-đun 8: Trình diễn Hồ sơ bài dạy Trọng tâm: Các hoạt động chính: Chia sẻ kết quả học tập • Chuẩn bị hoạt động trình chiếu • Cho và nhận phản hồi về Hồ sơ bài dạy • Phản hồi buổi học trên blog của bạn • Đánh giá Khóa học Cơ bản Thiết lập mục tiêu của bạn cho khóa học 1. Suy nghĩ về những gì bạn sẽ học và thực hiện trong khóa học này: • Đề tài nào làm bạn quan tâm nhiều nhất? • Đề tài nào sẽ gây khó khăn nhiều nhất cho bạn? 2. Thảo luận theo nhóm. 3. Sau khi thảo luận xong, hãy suy nghĩ về những lĩnh vực mà bạn muốn tập trung học tập và viết ra những mục tiêu sơ khởi của bạn cho khóa học. Ở phần sau của mô-đun này bạn sẽ có dịp xem lại các mục tiêu nói trên. Đây là cơ hội để bảo đảm là bạn hiểu mục tiêu và kỳ vọng của khóa học. Ghi chú: Tham khảo một số hình thức diễn đạt mục tiêu như sau: • Tôi muốn cải thiện các phương pháp đánh giá dự án của học sinh. • Tôi muốn giúp học sinh phát triển kỹ năng tự đánh giá và tự định hướng • Tôi muốn thiết kế các dự án hiệu quả để thu hút học sinh tham gia và đáp ứng các chuẩn môn học. _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ Mẹo học tập: Yêu cầu học sinh xác định mục tiêu từ đầu dự án để giúp các em định hướng lĩnh vực mà các em cần tập trung nghiên cứu. Bước 3: Xem xét vai trò của bạn là người thiết kế chương trình Giáo viên đứng lớp không chỉ là người giảng dạy mà còn là người hướng dẫn hoạt động học tập của học sinh, là người thực hiện, đánh giá và thiết kế chương trình học. Chính bạn là người đưa ra các quyết định sẽ sử dụng chương trình như thế nào khi đứng lớp, ví dụ tổ chức các hoạt động hoặc trả lời câu hỏi và ý tưởng của học sinh ra sao. Quyết định của bạn sẽ có tác động đến chương trình học mà học sinh đang trải nghiệm. Vì lý do này, chúng tôi đề nghị bạn phải xem xét thật kỹ vai trò của bạn là người thiết kế chương trình khi thực hiện các bước lập kế hoạch giảng dạy sao cho có hiệu quả trong suốt khóa học và phát triển các thành phần trong bộ Hồ sơ bài dạy của mình. Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 1.05 Mô-đun 1 Dạy học theo dự án Kết quả của khóa học Trong khóa học, bạn sẽ thiết kế và phát triển các nguồn tài nguyên cho một bài dạy trên lớp. Bài dạy này có thể kéo dài vài tuần hoặc vài tháng, nhưng nó phải bao hàm một trọng tâm trong môn học mà bạn đang giảng dạy. Hồ sơ bài dạy của bạn (bài dạy cùng với những nguồn tài nguyên kèm theo để hỗ trợ thực hiện) sẽ được hoàn thiện trong suốt 8 Mô-đun của khóa học. Bước 4: Tạo thư mục Hồ sơ bài dạy Mẹo 1:1: Giúp học sinh phát triển một hệ thống tổ chức thư mục là đặc biệt quan trọng trong môi trường 1-1. Để giúp bạn quản lý một bộ Hồ sơ bài dạy, bạn hãy tạo ra một thư mục chính, gọi là thư mục Hồ sơ bài dạy, trong đó có những thư mục con. Sử dụng hệ thống quản lý thư mục như vậy sẽ giúp bạn tổ chức và quản lý cả những công việc đang thực hiện lẫn sản phẩm cuối cùng là bộ Hồ sơ bài dạy.Tất cả các tài liệu, ấn phẩm hay bài trình diễn đa phương tiện có liên quan đến bài dạy sẽ được lưu trong các thư mục này, do đó bạn hay bất cứ ai cũng có thể tìm thấy chúng một cách dễ dàng. Một bảng kiểm mục Hồ sơ bài dạy ở trang 1.07 sẽ giúp cho bạn theo dõi tất cả các thành phần của Hồ sơ bài dạy. Sau đó bạn sẽ tham khảo chi tiết mẫu Kế hoạch bài dạy và lưu nó vào thư mục Ke hoach_bai day. Mẹo học tập: Cho học sinh một cấu trúc thư mục cụ thể để học sinh lưu sản phẩm là một thủ thuật quản lý lớp học có hiệu quả. Điều này giúp bạn và học sinh lưu và truy xuất sản phẩm theo một cách khoa học. Sử dụng phần mềm Hướng dẫn kỹ năng Intel® Education Help Guide Theo hướng dẫn của GV đứng lớp để biết cách sử dụng Help Guide trên đĩa CD. • Xem qua các đề mục của Help Guide • Học cách tìm đề tài liên quan • Lưu ý đặc điểm “Luôn nổi” ở góc trên màn hình Làm theo hướng dẫn để tạo thư mục Hồ sơ bài dạy. 1.06 Vào những thời điểm khác nhau trong khóa học này, bạn sẽ cần đến những nguồn tài nguyên khác để tìm kiếm câu trả lời cho vấn đề của bạn. Thường thì mỗi khi cần đến sự trợ giúp, bạn tìm trên mạng hoặc hỏi bạn bè. Khi cần trợ giúp về kỹ năng công nghệ trong khóa học này, bạn có thể dùng phần mềm Hướng dẫn kỹ năng Intel® Education Help Guide. Phần mềm này cung cấp các hướng dẫn theo từng bước để giúp bạn lĩnh hội các kỹ năng cụ thể. Bạn có thể dùng phần mềm Help Guide để học nhanh các thao tác khi cần thiết. Phần mềm Help Guide là một nguồn tài nguyên quý giá của bạn khi tham dự khóa học này và trong tương lai. Tạo thư mục Hồ sơ bài dạy 1. Hãy tham khảo cấu trúc Hồ sơ bài dạy dưới đây: Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 1 Dạy học theo dự án 2. Tạo thư mục trên desktop của máy bạn. Sử dụng Help Guide nếu bạn cần trợ giúp trong việc tạo thư mục chính và các thư mục con. (Xem Kỹ năng Essential Course 2.1) Ghi chú: Nếu phải làm việc trên nhiều máy khác nhau trong khóa học thì hãy xem xét việc tạo các thư mục khóa học lên trang wiki hoặc lưu các tệp tin của bạn trên một site lưu trữ trực tuyến. Danh mục các site có chức năng như vậy được cung cấp trong thư mục About This Course trên đĩa CD tài nguyên. 3. Tham khảo bảng kiểm mục sau. Bạn có thể dùng bảng kiểm mục này trong suốt khóa học để theo dõi tiến trình của bạn. Bảng kiểm mục này cũng có sẵn tại thư mục Assessment trên đĩa CD. Bảng kiểm mục Hồ sơ bài dạy Hoàn tất Các thành phần của Hồ sơ bài dạy Kế hoạch bài dạy Vị trí lưu Bắt đầu thực hiện từ Thư mục Mô-đun 1 (Phát Kehoach_Baiday triển trong suốt Tham khảo thêm các kỹ năng trong Help Guide để hoàn tất bước này: • Kỹ năng Essential Course 2.1: Tạo cây thư mục cho Hồ sơ Bài dạy Trong khóa học này, bạn sẽ tạo ra tất cả mọi thành phần có trong bảng kiểm mục để hoàn tất Hồ sơ Bài dạy. khóa học) Ấn phẩm giới thiệu ý tưởng dự Thư mục án cho lớp học Hotro_Baiday Đánh giá nhu cầu học sinh Thư mục Danhgia Mô-đun 2 Thư mục Mô-đun 2 Trình diễn Hồ sơ bài dạy Mô-đun 1 Hoso_Baiday Danh mục tài liệu trích dẫn Thư mục Mô-đun 3 Kehoach_Baiday Sản phẩm học sinh (bài trình Thư mục diễn, ấn phẩm, tài nguyên web) Sanpham_hocsinh Mô-đun 4 Bảng đánh giá sản phẩm Thư mục học sinh Danhgia Mô-đun 5 Các bảng đánh giá khác (không bắt buộc) Bảng đánh giá tự định hướng Thư mục Danhgia và siêu nhận thức, ví dụ như kế Thư mục hoạch dự án, bảng kiểm mục, Hotro_Baiday Mô-đun 6 câu hỏi thảo luận và các ý kiến phản hồi Các tài liệu để hỗ trợ học sinh học tập, ví dụ như hướng dẫn, bảng biểu và mẫu khuôn Tài liệu hướng dẫn Thư mục Tài liệu quản lý Hotro_Baiday Hồ sơ bài dạy để trình chiếu Thư mục Mô-đun 7 Mô-đun 8 Hoso_Baiday Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 1.07 Mô-đun 1 Dạy học theo dự án Tham khảo thêm các kỹ năng trong Help Guide để hoàn tất bước này: • Kỹ năng Essential Course 1.2: Tạo biểu tượng tắt để mở đĩa CD tài nguyên Bước 5: Xem mẫu Kế hoạch bài dạy Ở bước này, bạn sẽ xem mẫu Kế hoạch bài dạy mà bạn sẽ tạo ra trong khóa học. Bạn có thể tham khảo mẫu này trong thư mục Unit Porfolios trên CD. Hồ sơ bài dạy của bạn (là bài dạy cùng với các tài nguyên hỗ trợ thực hiện) sẽ được bạn phát triển qua 8 Mô-đun của khóa học. 1. • Kỹ năng Essential Course 1.1: Khởi động đĩa CD tài nguyên • Kỹ năng Essential Course 1.3: Duyệt nội dung đĩa CD tài nguyên • Kỹ năng Essential Course 1.4: Mở và đọc các tệp tin có trong đĩa CD • Kỹ năng Essential Course 1.5: Lưu một tệp tin từ đĩa CD vào máy tính Để có thể tra cứu nhanh đĩa CD tài nguyên, hãy tạo biểu tượng tắt để mở tệp tin “Start Here” tại thư mục gốc của đĩa CD. (Tham khảo kỹ năng Essential Course 1.2) Ghi chú: Đĩa CD tài nguyên hoạt động tốt nhất với môi trường Microsoft Internet Explorer 6.0 hoặc mới hơn. Nếu bạn đang dùng trình duyệt web Mozilla Firefox hay Netscape Navigator, hãy tạo biểu tượng tắt để mở tệp tin Essentials.htm trong thư mục Curriculum_Resource_CD. 2. Mở đĩa CD tài nguyên và duyệt đến thư mục Module 1, Activity 1 trong đĩa CD (Tham khảo kỹ năng Essential Course 1.1, 1.3, 1.4) 3. Lưu mẫu Kế hoạch bài dạy vào thư mục Kehoach_baiday. (Tham khảo kỹ năng Essential Course 1.5) 4. Xem mẫu Kế hoạch bài dạy sau đây, lướt qua các mục khác nhau, lưu ý phần mô tả trong các khung mà bạn cần phải hoàn tất. Thảo luận về cách các thành phần của Hồ sơ bài dạy gắn bó với nhau và được thể hiện trong Kế hoạch bài dạy. Có thể bạn sẽ cần phải liên hệ lại Bản Kiểm mục Hồ sơ bài dạy để chắc chắn là thành phần nào sẽ được thiết kế trong đề mục nào của Kế hoạch bài dạy. Ghi chú: Kế hoạch bài dạy là trung tâm của Hồ sơ bài dạy. Vào cuối khóa học, bạn sẽ trở về trường với một Hồ sơ bài dạy đã được thiết kế chặt chẽ với sự tham gia góp ý của các đồng nghiệp để có thể áp dụng trong lớp của bạn. Hãy lưu ý là các đề mục của Kế họach bài dạy không phải lúc nào cũng được phát triển tuần tự; thay vào đó, đôi khi bạn bắt đầu một đề mục ở mô-đun này và hoàn chỉnh nó ở một mô-đun khác. Không nhất thiết phải thực hiện tuần tự các thành phần của Kế hoạch bài dạy. Có khi bạn bắt đầu thực hiện một thành phần nào đó ở mô-đun này nhưng sang mô đun khác mới hoàn thành nó. Mẫu Kế hoạch bài dạy Người soạn Họ và tên Quận Trường Thành phố 1.08 Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 1 Dạy học theo dự án Tổng quan về bài dạy • Mô-đun 1: Nghĩ về một đề tài và một kịch bản dự án khả dĩ cho bài dạy của bạn. Chỉnh sửa mục này trong khi bạn thực hiện các mô-đun còn lại. • Mô-đun 2: Viết phác thảo bảng Tóm tắt bài dạy. Tiêu đề bài dạy Tóm tắt bài dạy Lĩnh vực bài dạy Cấp / lớp Thời gian dự kiến Mục tiêu cơ bản của bài dạy • Mô-đun 2: Xác định các chuẩn học tập, thiết lập mục tiêu và phát triển bộ Câu hỏi Định hướng cho bài dạy. Chỉnh sửa mục này trong khi bạn thực hiện các mô-đun còn lại. Các chuẩn nội dung Mục tiêu đối với học sinh / kết quả học tập Bộ Câu hỏi Định hướng Câu hỏi Khái quát Câu hỏi Bài học Câu hỏi Nội dung (còn tiếp) Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 1.09 Mô-đun 1 Dạy học theo dự án Kế hoạch đánh giá • Mô-đun 2: Phác thảo một Lịch trình đánh giá và tạo một bảng đánh giá nhu cầu của học sinh. • Mô-đun 5: Phác thảo Tóm tắt Kế hoạch đánh giá và tạo một bảng đánh giá tổng thể đối với mẫu sản phẩm học sinh. • Mô-đun 6: Thiết kế một bảng đánh giá hỗ trợ học sinh tự định hướng và cập nhật Kế hoạch đánh giá của bạn. Lịch trình đánh giá Trước khi bắt đầu dự án Học sinh thực hiện dự án và hoàn tất công việc Sau khi hoàn tất dự án Tóm tắt Kế hoạch đánh giá Chi tiết bài dạy Các kỹ năng tiên quyết Các bước tiến hành bài dạy • Mô-đun 4: Tạo một mẫu sản phẩm học sinh và phác thảo các bước tiến hành bài dạy Thêm các thành phần sau đây vào Các bước tiến hành bài dạy: 1.10 • Mô-đun 5: Các phương pháp đánh giá sử dụng trong bài dạy • Mô-đun 6: Các phương pháp dạy học phân hóa đối tượng • Mô-đun 7: Các phương pháp hướng dẫn và kế hoạch thực hiện bài dạy Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 1 Dạy học theo dự án Các điều chỉnh để thực hiện việc dạy học phân hóa đối tượng (cá thể hóa) • Mô-đun 6: Phác thảo các ý tưởng dạy học phân hóa và tạo tài liệu hỗ trợ học sinh. Học sinh tiếp thu chậm Học sinh năng khiếu Thiết bị và nguồn tài liệu tham khảo • Mô-đun 3: Xác định các tài nguyên Internet để phục vụ nghiên cứu, giao tiếp, cộng tác và giải quyết vấn đề. • Mô-đun 4: Tích hợp các tài liệu và tài nguyên vào Các bước tiến hành bài dạy. Công nghệ - Phần cứng Công nghệ - Phần mềm Tài liệu in Văn phòng phẩm Nguồn Internet Tài nguyên khác Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 1.11 Mô-đun 1 Dạy học theo dự án Hoạt động 2: Tìm hiểu về kỹ thuật thiết kế quá trình dạy học (Instructional Design) Để dạy tốt và thu hút học sinh tham gia vào hoạt động học tập đòi hỏi phải thiết kế bài dạy thật kỹ càng. Ở hoạt động này, bạn sẽ tham khảo và thảo luận những nghiên cứu tạo nền tảng cho việc thiết kế khóa học này cũng như cho những bài dạy mà bạn sẽ tạo ra. Bạn cũng sẽ tham khảo Tiêu chí đánh giá Hồ sơ bài dạy của Khóa học Cơ bản. Đây là những nguồn tài nguyên giúp bạn phát triển một Kế hoạch bài dạy vừa đáp ứng được các mục tiêu của bạn vừa có sức thu hút đối với học sinh. Việc thảo luận theo nhóm nhỏ sẽ củng cố hiểu biết cua bạn về những kỹ thuật thiết kế quá trình dạy học dựa trên các nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục. Bước 1: Khảo sát các kết quả nghiên cứu Các nghiên cứu về dạy và học nhấn mạnh tầm quan trọng của: Việc khai thác sâu các trọng tâm môn học • “Cần thay thế việc dàn trải toàn bộ đề tài của một môn học bằng việc khai thác ít đề tài hơn với cấp độ sâu hơn để làm rõ những khái niệm trọng tâm của môn học… Cần phải có nhiều bài học sâu để học sinh có thể nắm được những khái niệm mang tính cơ bản trong một lĩnh vực cụ thể của môn học” (Bransford, Brown, & Cocking, 2000, trang 20). • “Đặc tính chủ yếu của chuyên môn sâu chính là kiến thức chi tiết và có hệ thống về những vấn đề quan trọng trong một lĩnh vực cụ thể. Giáo dục cần cung cấp cho trẻ đầy đủ kiến thức chi tiết của một môn học để trẻ hình thành nền tảng phục vụ cho việc khám phá các lĩnh vực mới” (Bransford và những người khác., 2000, trang 239). Việc hình thành các ý tưởng lớn để hệ thống kiến thức • “Môn học nào cũng có những ý tưởng cơ bản tổng kết phần lớn những gì mà các học giả đã thu hoạch. Những ý tưởng này giúp làm sáng tỏ kiến thức cần phải được tiếp thu và cung cấp các ý tưởng cơ bản phục vụ cho việc giải quyết các vấn đề mới” (Bloom, 1981, trang 235). • “Nếu không tập trung vào những ý tưởng lớn có giá trị lâu dài, kiến thức mà học sinh có được sẽ nhanh chóng trở thành từng mảng rời rạc và dễ quên” (Wiggins & McTighe, 2005, trang 66). Việc đánh giá thường xuyên • 1.12 “Đánh giá thành phần (Formative assessments) – việc đánh giá thường xuyên được thiết kế để giúp giáo viên và học sinh nhìn rõ những gì học sinh đang nhận thức – là vô cùng quan trọng. Chúng cho phép giáo viên nắm rõ định kiến của học sinh, hiểu rõ học sinh đang ở mức độ nào trên con đường hình thành nhận thức, từ đó đề ra biện pháp hướng dẫn phù hợp. Trong một môi trường lớp học chú trọng việc đánh giá, việc đánh giá thường xuyên sẽ giúp cho cả giáo viên và học sinh theo dõi tiến độ công việc” (Bransford và những người khác., 2000, trang 239). Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 1 Dạy học theo dự án • Black, Harrison, Lee và Marshall (2003) khảo sát các nghiên cứu về hoạt động đánh giá và nhận thấy rằng “Những thay đổi bao gồm việc áp dụng đánh giá thành phần đã đem lại những kết quả học tập có ý nghĩa. Kết luận này có được từ các đối tượng học sinh được nghiên cứu ở đủ các độ tuổi (Từ 5 tuổi cho đến sinh viên đại học), thuộc nhiều môn học và nhiều quốc gia khác nhau” (trang 9). • Các nghiên cứu ở quy mô rộng về tác động của phương pháp đánh giá đúng đắn đối với kết quả học tập của học sinh đã cho thấy những kết quả đáng kể về việc đạt chuẩn học tập hoặc cao hơn chuẩn thể hiện qua điểm số của học sinh trong những lần kiểm tra sau đó (Stiggins, 2004, trang 27). Các nhiệm vụ học tập có chủ đích, sát với cuộc sống: • “Người học ở mọi độ tuổi đều sẽ có động lực cao hơn khi họ ý thức được sự hữu ích của những gì được học và khi họ có thể sử dụng chúng để làm được những việc có ảnh hưởng đối với người khác – đặc biệt là đối với cộng đồng địa phương” (McCombs, 1996, Pintrich & Schunk, 1996, được Bransford và những người khác trích dẫn, 2000, trang 61). • “Những nhiệm vụ học tập đòi hỏi công việc mang tính trí tuệ cao và sát với cuộc sống sẽ giúp học sinh đạt điểm số cao hơn trong các bài kiểm tra thông thường... Tham gia vào các hoạt động trí tuệ như vậy sẽ tạo động lực và giúp cho học sinh chịu được áp lực của những khó khăn mà việc học đòi hỏi. Do yêu cầu từ các hoạt động này luôn đặt ra những vấn đề lý thú đối với học sinh ngay cả bên ngoài phạm vi của học đường, học sinh sẽ có xu hướng quan tâm đến những câu hỏi mà họ đang nghiên cứu lẫn câu trả lời mà họ nhận được. (Newmann, Bryk, & Nagaoka, 2001, trang 29-30) Giới thiệu Học tập theo dự án Học theo dự án là một mô hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Cách học này phát triển kiến thức và kỹ năng của học sinh thông qua một nhiệm vụ mở rộng, đòi hỏi học sinh phải nghiên cứu và thể hiện kết quả học tập của mình thông qua cả sản phẩm lẫn phương thức thực hiện. Các bài dạy theo dự án bao gồm nhiều kỹ thuật hướng dẫn đa dạng để thu hút tất cả mọi học sinh có phong cách học khác nhau. Thường thì học sinh sẽ hợp tác với các chuyên gia bên ngoài lớp học và cộng đồng để trả lời các câu hỏi và tìm hiểu được ý nghĩa sâu rộng hơn của nội dung bài học. Công nghệ được sử dụng để hỗ trợ cho hoạt động học tập. Trong quá trình thực hiện dự án, nhiều phương cách đánh giá khác nhau sẽ được lồng vào để bảo đảm chất lượng cao của công việc mà học sinh thực hiện. Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 1:1: Mẹo: Để nghiên cứu tác động tích cực của mô hình 1-1 đối với cách dạy học lấy học sinh làm trung tâm, hãy tìm hiểu tệp tin “1:1 Computing Classroom Resources” tại thư mục 1-to-1 Computing trong đĩa CD tài nguyên. 1.13 Mô-đun 1 Dạy học theo dự án Lợi ích của việc học theo dự án bao gồm: • Khuyến khích sự tích cực tìm hiểu và tư duy bậc cao của học sinh (Thomas, 1998) • Thu hút học sinh đến lớp đều hơn, làm cho học sinh tự tin hơn và cải thiện thái độ học tập (Thomas, 2000) • Kết quả thu được bằng hoặc hơn các cách học tập khác, do học sinh khi thực hiện dự án phải chịu trách nhiệm cao hơn đối với việc học của chính mình so với các hoạt động khác của lớp học truyền thống. (Boaler, 1999; SRI, 2000) • Tạo cơ hội phát triển nhiều kỹ năng phức tạp như tư duy bậc cao, giải quyết vấn đề, hợp tác và giao tiếp (SRI) • Tiếp cận với nhiều cơ hội học tập hơn trong lớp học, tạo điều kiện phát triển một môi trường giảng dạy trong đó tồn tại những khác biệt đa dạng về văn hóa. (Railsback, 2002) Bước 2: Những bước thiết kế quá trình dạy học Để đạt được thành công, bài dạy ngay từ đầu cần phải được thiết kế với đích đến được xác định rõ ràng và hệ thống hóa xung quanh các khái niệm quan trọng (Wiggins & McTighe, 2005). Bạn phải bảo đảm rằng các hoạt động được thiết kế sẽ giúp học sinh tiếp thu được những mục tiêu học tập cần thiết và hiểu được khái niệm cơ bản hoặc bức tranh tổng thể. Bằng cách xem xét mục tiêu bài dạy và các chuẩn kiến thức, xem xét cách gắn kết chúng lại với nhau, giáo viên có thể chọn lựa thứ tự ưu tiên để tiến hành các hoạt động. Trong suốt khóa học, bạn sẽ hình thành một bộ Hồ sơ bài dạy bằng cách hoàn tất các bước sau: Danh sách các kỹ năng của thế kỷ 21 có sẵn ở thư mục Thinking trong đĩa CD tài nguyên. 1. Quyết định mục tiêu học tập cụ thể dựa theo chuẩn kiến thức và các kỹ năng của thế kỷ 21 để bảo đảm học sinh sẽ tập trung nghiên cứu kỹ các lĩnh vực quan trọng của bài học. 2. Xây dựng bộ Câu hỏi Định hướng để hỗ trợ bài dạy và giúp học sinh tập trung vào các khái niệm quan trọng, nhắm đến những ý tưởng lớn. 3. Hình thành kế hoạch đánh giá bao gồm các đánh giá phản hồi, đánh giá thường xuyên theo hướng lấy học sinh làm trung tâm. 4. Thiết kế các hoạt động đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, liên hệ thực tế bên ngoài lớp học, bao gồm các bài tập và dự án có ý nghĩa và có kết hợp việc sử dụng công nghệ. Tuy chỉ có bốn bước nhưng quá trình này không hề đơn giản. Thiết kế bài dạy không phải là một quá trình tuyến tính; thay vào đó, bạn phải thường xuyên quay lại các bước đã thực hiện để bảo đảm sự gắn kết của các thành phần trong bài dạy như minh họa được cho trong biểu đồ ở trang sau. 1.14 Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 1 Dạy học theo dự án Bạn tập trung vào các chuẩn học tập nào? Những mục tiêu học tập bạn muốn học sinh đạt được là gì? Bước 1a: Xác định các mục tiêu Kiểm tra lại mục tiêu Việc lập Kế hoạch bài dạy là một quá trình lặp lại. Biểu đồ cho thấy kiến thức đã được kiến tạo ra sao khi bạn xem xét lại các khái niệm trọng tâm trong quá trình làm việc với các mô-đun. Bước 2a: Xây dựng bộ Câu hỏi Định hướng Các câu hỏi có còn phù hợp không? Có thể hiện được các ưu tiên của bài dạy chưa? Mô-đun 2 Làm thế nào để hình thành một lớp học lấy học sinh làm trung tâm? Bạn tập trung vào các kỹ năng tư duy bậc cao nào và kỹ năng nào của thế kỷ 21? Cần đặt câu hỏi nội dung mở là gì để kích thích tư duy bậc cao? Xem lại bộ câu hỏi và mẫu đánh giá Mọi Mô-đun Mô-đun 1 Bước 2a: Xây dựng bộ Câu hỏi Định hướng Mô-đun 2 Mô-đun 2 Bước 1b: Xác định các mục tiêu Bộ Câu hỏi Định hướng, các chuẩn kiến thức và mục tiêu học tập có được đề cập trong kế hoạch đánh giá chưa? Cần đặt Câu hỏi Khái quát là gì để kích thích tư duy bậc cao? Mô-đun 4 và 8 Bước 4b: Thiết kế các hoạt động Cần thiết kế các hoạt động và tài nguyên nào cho học sinh để các em đạt được mục tiêu học tập của bài dạy? Mô-đun 2 và 5 Bước 3: Lập kế hoạch đánh giá Làm thế nào để học sinh thể hiện được các bằng chứng cho thấy các em đang tiếp thu kiến thức? Làm thế nào để bạn và học sinh đánh giá những bằng chứng này qua suốt bài học? Mô-đun 3 Bước 4a: Thiết kế các hoạt động Cần sử dụng những nguồn tài nguyên nào để phát triển các kỹ năng của thế kỷ 21? Việc sử dụng bộ Câu hỏi Định hướng và tổ chức hoạt động cần được kết hợp với nhau để hỗ trợ cho mục tiêu học tập và các chuẩn của bài dạy. Xuyên suốt bài dạy, bạn phải kết hợp nhiều cơ hội đánh giá và giám sát để đo lường sự tiến bộ của học sinh. Hãy xem xét quá trình lập kế hoạch khi trả lời các câu hỏi sau, đồng thời xác định mục tiêu của chính bạn trong bảng kế tiếp. 1. Những bước nào bạn nắm rõ nhất? _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ 2. Những lĩnh vực nào bạn cần phải nghiên cứu thêm? _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 1.15 Mô-đun 1 Dạy học theo dự án 3. Sử dụng thông tin và biểu đồ tiến trình đã có trước đây để định ra mục tiêu nghiên cứu của bạn trong bảng sau: Các bước lập Kế hoạch bài dạy Các lĩnh vực cụ thể cần tập trung nghiên cứu Quyết định mục tiêu học tập cụ thể Xây dựng bộ Câu hỏi Định hướng Lập kế hoạch đánh giá Thiết kế các hoạt động Mẹo học tập: Yêu cầu học sinh xác định mục tiêu học tập ngay khi bắt đầu dự án sẽ giúp học sinh suy nghĩ về những lĩnh vực mà các em cần tập trung trong quá trình học tập. Bước 3: Xem Bảng tiêu chí đánh giá Hồ sơ bài dạy Xem Bảng tiêu chí đánh giá Hồ sơ bài dạy trước khi bắt tay vào thiết kế dự án là việc có ý nghĩa quan trọng để xác định rõ những mục tiêu cần phải đạt được. 1. Xem Bảng tiêu chí đánh giá Hồ sơ bài dạy ở trang sau. Để tiện cho bạn tham khảo, bảng tiêu chí này còn có ở Phụ lục trang A05 và trong thư mục Assessment trên đĩa CD Ghi chú: Nếu muốn thì bạn có thể lưu bảng tiêu chí này vào thư mục Hoso_baiday. 2. Đánh dấu hoặc gạch dưới những mục thuộc tiêu chí có liên quan đến mục tiêu mà bạn đã đặt ra ở bước 2. Mẹo học tập: Chia sẻ bảng tiêu chí đánh giá với học sinh trước khi bắt đầu dự án để các em ý thức rõ ràng về những điều cần phải đạt được. 3. 1.16 Bây giờ sau khi đã tham khảo việc lập kế hoạch, bạn có thể xem lại những mục tiêu đã đề ra ban đầu ở Hoạt động 1 và chỉnh sửa nếu cần thiết. Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 1 Dạy học theo dự án Bảng tiêu chí đánh giá Hồ sơ bài dạy Hãy sử dụng bảng tiêu chí này khi thiết kế Hồ sơ bài dạy để bảo đảm bám sát được những mong đợi của khóa học. 4 3 2 1 Bài dạy có nhắm đến chuẩn học tập và mục tiêu Kế hoạch bài dạy chỉ rõ mối Kế hoạch bài dạy cho thấy có Kế hoạch bài dạy cho thấy Kế hoạch bài dạy không thể liên hệ giữa công việc của học mối liên hệ giữa công việc của có mối liên hệ nhất định giữa hiện hoặc thể hiện mờ nhạt sinh với chuẩn học tập và học sinh với chuẩn học tập và công việc của học sinh với mối liên hệ giữa công việc của mục tiêu. mục tiêu. chuẩn học tập và mục tiêu. học sinh với chuẩn học tập và mục tiêu. Bài dạy có nhắm đến việc phát triển các kỹ năng của thế kỷ 21 Kế hoạch bài dạy có đưa ra Kế hoạch bài dạy có đưa ra Học sinh có luyện tập các kỹ Học sinh có rất ít cơ hội để hướng dẫn, làm mẫu và các hướng dẫn và làm mẫu để năng của thế kỷ 21 nhưng có luyện tập các kỹ năng này cơ hội học tập khác để giúp giúp học sinh phát triển các kỹ rất ít hướng dẫn để giúp hình thông qua bài dạy. học sinh phát triển các kỹ năng năng của thế kỷ 21. thành kỹ năng. của thế kỷ 21. Bài dạy có tích hợp bộ Câu hỏi Định hướng (CHĐH) Bài dạy tích hợp bộ CHĐH Bài dạy có sử dụng bộ CHĐH Việc sử dụng bộ CHĐH còn Bài dạy không giải quyết bộ để hướng việc học tập của để hướng việc học tập của hời hợt, chưa định hướng CHĐH. học sinh vào những khái niệm học sinh vào những khái niệm được việc học tập của quan trọng và những ý quan trọng và những ý học sinh. tưởng lớn. tưởng lớn. Bài dạy sử dụng cách tiếp cận học tập theo dự án Học sinh có sự lựa chọn cách Học sinh có sự lựa chọn nhất Học sinh có ít sự lựa chọn Học sinh không thể hiện kết thể hiện kết quả học tập của định về cách thể hiện kết quả về cách thể hiện kết quả học quả học tập qua sản phẩm mình. Các em tạo ra sản phẩm học tập của mình. Các em tạo tập của mình. Các hoạt động hoặc kỹ năng. sát với cuộc sống thực và phát ra sản phẩm và phát triển kỹ học tập không gắn với sản triển kỹ năng thông qua các năng thông qua các nhiệm vụ phẩm cuối cùng hoặc kỹ năng nhiệm vụ có ý nghĩa. có ý nghĩa. cần đạt. Bài dạy nhắm đến các đối tượng học sinh khác nhau Các hoạt động dạy học phân Bài dạy có thể áp dụng cho Bài dạy có thể hiện đôi chút Bài dạy không có hoạt động hóa được thiết kế hiệu quả. nhiều đối tượng học sinh. hoạt động dạy học phân hóa. dạy học phân hóa. Bài dạy có tích hợp công nghệ để hỗ trợ nội dung học tập Học sinh sử dụng công nghệ Học sinh sử dụng công nghệ Học sinh sử dụng công nghệ Việc sử dụng công nghệ không để nâng cao chất lượng học để hiểu bài và phát triển kỹ để tìm hiểu nội dung. liên quan gì đến nội dung tập và phát triển kỹ năng năng môn học. bài học. môn học. Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 1.17 Mô-đun 1 Dạy học theo dự án 4 3 2 1 Công nghệ được tích hợp để hỗ trợ việc phát triển các kỹ năng của thế kỷ 21 Công nghệ làm tăng chất Công nghệ làm tăng chất lượng Công nghệ hỗ trợ cho việc Công nghệ không hỗ trợ gì lượng học tập qua việc hỗ trợ học tập qua việc hỗ trợ hình luyện tập một vài kỹ năng của cho việc luyện tập các kỹ năng và phát triển tích cực các kỹ thành các kỹ năng của thế kỷ 21 thế kỷ 21. của thế kỷ 21. năng của thế kỷ 21 liên quan liên quan đến nội dung đến nội dung đang học. đang học. Sự tích hợp công nghệ đáp ứng các yêu cầu của lớp học và của học sinh Thông qua bài học, học sinh Thông qua bài học, học sinh sử Thông qua bài học, học sinh Bài học ít đòi hỏi việc sử dụng sử dụng công nghệ phù hợp dụng công nghệ phù hợp với có đôi lúc được sử dụng công công nghệ và nếu có thì công với trình độ của mình; các em lứa tuổi và đáp ứng nhu cầu của nghệ phù hợp với lứa tuổi. nghệ được sử dụng lại không cảm thấy hứng thú và có cơ nhiều đối tượng khác nhau. phù hợp với trình độ hoặc mối hội để nâng cao kỹ năng. quan tâm của học sinh. Công nghệ được sử dụng là Mức độ sử dụng công nghệ là Công nghệ được sử dụng đòi Công nghệ được sử dụng là vừa tầm và khả thi trong điều hơi cao trong điều kiện giảng hỏi rất nhiều nỗ lực từ phía không khả thi trong điều kiện kiện giảng dạy thực tế. dạy thực tế. giáo viên. giảng dạy thực tế. Các phương pháp đánh giá nhắm đến mục tiêu và chuẩn học tập Các bảng đánh giá nhắm đến Các bảng đánh giá nhắm đến tất Các bảng đánh giá nhắm đến Các bảng đánh giá nhắm đến các mục tiêu và chuẩn học tập cả các mục tiêu và chuẩn học một số mục tiêu và chuẩn rất ít mục tiêu và chuẩn một cách thấu đáo và rõ ràng, tập, nhấn mạnh học tập học tập. học tập. nhấn mạnh các trọng tâm nội dung. học tập. Các phương pháp đánh giá dựa trên cách tiếp cận lấy học sinh làm trung tâm Học sinh tham gia thiết lập các Học sinh có thể tham gia thiết Học sinh có thể tự đánh giá và Học sinh có it cơ hội hoặc bảng đánh giá, thường xuyên lập các bảng đánh giá cũng đánh giá bạn cùng học. không có cơ hội tham gia vào tiến hành tự đánh giá và đánh như tiến hành tự đánh giá và giá bạn cùng học. đánh giá bạn cùng học. Các bảng đánh giá có tiêu chí Các bảng đánh giá có tiêu chí Các bảng đánh giá thiếu tiêu Học sinh không thể sử dụng xác định chất lượng rõ ràng. xác định chất lượng. Học sinh chí cho phép học sinh đo lường các bảng đánh giá để đo Các bảng đánh giá cho phép có thể sử dụng các bảng đánh mức độ hoàn thành công việc lường công việc của các em. học sinh dễ dàng đo lường giá để đo lường thành quả của các em. thành quả của các em ứng với của các em ứng với các yêu các yêu cầu đặt ra. cầu đặt ra. việc đánh giá. Phương pháp đánh giá là đa dạng và thường xuyên Các phương pháp đánh giá đa Các hình thức đánh giá chính Việc đánh giá là không thường Học sinh chỉ được đánh giá dạng được sử dụng trong chu thức lẫn không chính thức xuyên và theo phương pháp vào cuối bài học theo phương trình giảng dạy để đáp ứng cả được sử dụng trong chu trình truyền thống để đáp ứng một pháp truyền thống. 5 mục đích đánh giá. giảng dạy để đáp ứng cả 5 vài mục đích đánh giá. mục đích đánh giá. 1.18 Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 1 Dạy học theo dự án Hoạt động 3: Xem các dự án Có nhiều cơ hội cho phép bạn tích hợp các yếu tố của học tập dự án vào lớp học của mình, từ việc xem xét thực hiện dự án trong vòng vài ngày hoặc kéo dài trọn chương trình cả năm học. Ở hoạt động này, bạn sẽ tìm hiểu một số đặc điểm của dự án và xem xét việc bạn sẽ đưa các yếu tố thiết kế dự án nào vào Kế hoạch bài dạy của bạn. Bước 1: Xem xét các cách tiếp cận dự án Học tập theo dự án là một mô hình dạy học thông qua đó học sinh nghiên cứu giải quyết các vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống. Các dự án được thiết kế nhằm đem lại nhiều cơ hội học tập cho lớp học có thể có sự khác biệt đáng kể về chủ đề và phạm vi, và có thể được triển khai ở nhiều cấp lớp khác nhau. Dự án đặt học sinh vào một vai trò chủ động như: • Người giải quyết vấn đề • Người đưa ra quyết định • Người điều tra • Người thu thập tư liệu Dự án phục vụ cho những mục tiêu giáo dục cụ thể và quan trọng. Dự án không thể là một dạng bài tập tách rời hoặc để bổ sung cho chương trình học “thật sự” hoặc đơn thuần chỉ là những hoạt động có chung một chủ đề. Chương trình học theo dự án được định hướng bởi nhiều câu hỏi quan trọng kết hợp chặt chẽ giữa chuẩn kiến thức và tư duy bậc cao với việc phục vụ cho những mục đích của cuộc sống thật. Học sinh thường xuyên phải đóng những vai có thật ngoài xã hội và phải hoàn thành những nhiệm vụ có ý nghĩa. Các đặc điểm sau sẽ giúp bạn xác định rõ thế nào là một bài dạy theo dự án có hiệu quả: Bảng kiểm mục đặc điểm dự án Học sinh là trung tâm của quá trình học. Dự án tập trung vào những mục tiêu quan trọng theo sát với chuẩn học tập. Dự án được dẫn dắt bởi bộ Câu hỏi Định hướng. Dự án bao gồm việc đánh giá thường xuyên và đa dạng về hình thức đánh giá. Dự án bao gồm những nhiệm vụ và hoạt động có liên quan với nhau, được thực hiện trong một khoảng thời gian. Dự án có liên hệ với thực tế. Học sinh thể hiện kiến thức và kỹ năng thông qua sản phẩm và phương thức tiến hành, các sản phẩm này được in ấn, trình diễn hoặc trưng bày. Công nghệ hỗ trợ và nâng cao việc học tập của học sinh. Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 1.19 Mô-đun 1 Dạy học theo dự án Các kỹ năng tư duy là không thể thiếu trong dự án. Kỹ thuật hướng dẫn đa dạng, hỗ trợ nhiều phong cách học tập khác nhau. Tham khảo danh sách các kỹ năng của thế kỷ 21 có sẵn tại thư mục Thinking trên đĩa CD tài nguyên. Tham khảo thêm các kỹ năng sau trong Help Guide để hoàn tất bước này: • Kỹ năng Essential Course 1.4: Mở và đọc các tệp tin có trong đĩa CD • Kỹ năng Operating Environment, nhóm 3: Thay đổi các thiết lập trong máy tính Lưu ý là Hồ sơ bài dạy mẫu là các phiên bản mở rộng của các Kế hoạch bài dạy do các giáo viên chương trình tạo ra. Hai HSBD mẫu, Romeo và Juliet và Cuộc Thi Trồng Đậu có nhiều thành phần hơn là một hồ sơ bài dạy thông thường được yêu cầu trong khóa học này. Ghi chú: Bảng kiểm mục đặc điểm dự án này có tại thư mục Assessment trên đĩa CD tài nguyên của bạn. Khi làm việc theo dự án, học sinh sẽ phát triển các kỹ năng của cuộc sống thật và kỹ năng của thế kỷ 21 – rất nhiều kỹ năng hiện đang được các nhà tuyển dụng ưa chuộng – ví dụ như: • Cộng tác tốt với những người khác • Đưa ra các quyết định được cân nhắc chín chắn • Chủ động • Giải quyết các vấn đề phức tạp • Tự quản lý • Giao tiếp hiệu quả Không nhất thiết là bài học nào cũng cần tổ chức dự án, nhưng nếu có điều kiện thích hợp thì cách tiếp cận này có thể nâng cao hiệu quả học tập của học sinh. Có nhiều mức độ thiết kế dự án khác nhau. Một số bài dạy có thể là dự án từ đầu đến cuối, nhưng cũng có một số bài dạy chỉ tích hợp dự án ở phần quan trọng nhất hoặc ở một phần nào đó. Trong bước tiếp theo, bạn sẽ khảo sát những cách tích hợp dự án khác nhau vào trong một bài dạy. Nếu bạn quyết định tổ chức dự án cho bài dạy, hãy xem lại bảng Kiểm mục đặc điểm dự án tại thư mục Assessment trên đĩa CD tài nguyên và lưu nó lại trong thư mục Kehoach_baiday trong Hồ sơ bài dạy của bạn. Bước 2: Xem các Hồ sơ bài dạy Trong hoạt động này, bạn sẽ tham khảo các ví dụ về bài học có tích hợp dự án theo nhiều cách khác nhau. Bạn cũng sẽ sử dụng bảng Kiểm mục đặc điểm dự án vừa tham khảo ở hoạt động trước để phân tích một vài Hồ sơ bài dạy. Sử dụng tài liệu trợ giúp Help Guide nếu cần hỗ trợ công nghệ khi thực hiện bất cứ bước nào trong các bước được liệt kê dưới đây: 1. Xem các Hồ sơ bài dạy mẫu tại thư mục Unit Porfolios trên đĩa CD tài nguyên (Tham khảo Essentials Course Skills 1.4), hoặc tham khảo từ trang web của Chương trình Giáo dục Intel. a. Duyệt đến trang web http://educate.intel.com/vn/ProjectDesign b. Nháy chuột chọn Danh mục Hồ sơ bài dạy. 1.20 Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 1 Dạy học theo dự án c. Xem các Hồ sơ bài dạy theo cấp học (Grade) hoặc theo môn học (Subject). Ghi chú: Một số sản phẩm học sinh có kèm âm thanh (tệp tin ghi âm, nhạc hay hiệu ứng âm thanh). Nếu có thể, hãy đảm bảo rằng bạn đã mở âm thanh trên máy tính và bật công tắc loa hoặc tai nghe. (Xem kỹ năng Operating Environment, nhóm 3). 2. Khi tham khảo các Hồ sơ bài dạy, hãy đánh giá xem chúng đã đáp ứng những yếu tố của bảng kiểm mục đặc điểm dự án ở những vị trí nào và ra sao. 3. Ghi lại những ý tưởng mà bạn có thể vận dụng cho Hồ sơ bài dạy của bạn. _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ Tuỳ chọn: Nếu bạn quan tâm đến thông tin hoạt động dạy học theo dự án trong môi trường 1-1, hãy đọc tệp tin “1:1 Computing Scenarios” tại thư mục One-to-one Computing trên đĩa CD tài nguyên. 4. Thảo luận nhanh những câu hỏi sau theo nhóm nhỏ: • Các bài học đã tích hợp những dự án theo cách nào? • Làm thế nào bạn có thể sử dụng những ý tưởng dự án này để tăng hiệu quả cho Hồ sơ? _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 1.21 Mô-đun 1 Dạy học theo dự án Hoạt động này có hai mục đích: Hoạt động 4: Thực hiện ấn phẩm giải thích dự án • Làm rõ lợi ích của việc sử dụng các phần mềm tạo ấn phẩm giúp bạn có sự lựa chọn tốt nhất trong quá trình tạo ra sản phẩm học sinh. Học sinh, phụ huynh và các thành viên khác trong cộng đồng đã quen với các phương pháp giảng dạy truyền thống như thuyết giảng, học thuộc lòng và thi cử thường có những giả định sai lệch về học tập dự án. Điều này đặc biệt đúng đối với những người rất thành công trong việc giảng dạy theo lối truyền thống. • Tạo tài nguyên để giải thích với người khác về lý do bạn thực hiện dự án trong lớp học. Trong một vài hoạt động tiếp theo, bạn sẽ lên kế hoạch và thực hiện một ấn phẩm để giải thích về dự án cho một đối tượng khán giả tùy chọn. Khán giả có thể là học sinh, phụ huynh hoặc các đồng nghiệp và cán bộ quản lý của bạn. Có thể bạn sẽ nói về sự khác biệt trong những gì mà bạn mong đợi từ dự án so với cách học truyền thống. Hoặc bạn có thể giải thích dự án đáp ứng các chuẩn mục tiêu như thế nào hoặc sự chuyển đổi vai trò của học sinh trong khi tham gia dự án hoặc dự án sẽ được đánh giá ra sao. Những hoạt động này giúp bạn xác định mục đích của ấn phẩm và đối tượng thích hợp nhất. Ấn phẩm là một cách hữu hiệu để bạn trình bày quan điểm của mình đối với những đối tượng có liên quan đồng thời làm mẫu các kỹ năng giao tiếp hiệu quả cho học sinh của bạn. Bạn có thể tùy chọn hình thức ấn phẩm - bản tin, tờ báo, tờ rơi, băng rôn hoặc các hình thức khác - để giúp bạn đạt được mục đích của mình. Trong hoạt động này, trước hết bạn sẽ phác thảo ý tưởng cho ấn phẩm. Sau đó bạn sẽ nghiên cứu để tìm hiểu thêm về học tập dự án và xem các ấn phẩm mẫu để lấy ý về nội dung và hình thức. Hãy suy nghĩ xem bạn đang - hoặc sẽ - tiến hành dự án như thế nào trong lớp học của bạn. Thiết kế ấn phẩm để trả lời các câu hỏi mà học sinh hoặc phụ huynh có thể đặt ra cho bạn. Trình bày một ấn phẩm như vậy ở lúc bắt đầu dự án có thể giúp thiết lập mục tiêu và tạo sự chuẩn bị cho những người xem ấn phẩm về công việc sắp đến. Bước 1: Phác thảo ấn phẩm Mẹo 1:1: Nếu bạn đang tham dự một khóa tập huấn với môi trường 1:1, làm theo các hoạt động được hướng dẫn ở tệp tin “1:1 Computing Scenarios” tại thư mục Resources, 1-to-1 Computing resourcest trong đĩa CD tài nguyên. Cần bổ sung thêm thời gian thảo luận chéo tại bước này. 1.22 Hãy suy nghĩ xem bạn đang - hoặc sẽ - tiến hành dự án như thế nào trong lớp học của bạn. Học sinh, phụ huynh hoặc các đồng nghiệp của bạn có thể sẽ đặt các câu hỏi gì về dự án hoặc học tập theo dự án? Bạn sẽ trả lời các câu hỏi đó như thế nào là tốt nhất? Cần phải xem xét điều gì trong ấn phẩm để giải thích dự án? Dùng các gợi ý sau đây để giúp bạn phác thảo ấn phẩm. Lưu ý: Bạn có thể tải hoặc in Sổ tay điện tử dành cho khóa học từ thư mục About_This Course, Essentials_F2F trên đĩa CD. Bạn có thể nhập văn bản vào các chỗ gợi ý trong tài liệu hoặc in nó ra và viết tay vào. Một ghi chú sẽ cho biết phần nào trong giáo trình giấy này có bản sao lại từ Sổ tay. Bảng kiểm mục sau đây cũng được cho trong Mô-đun 1, Hoạt động 4, Bước 1: Phác thảo Ấn phẩm trong Sổ tay điện tử của bạn Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 1 Dạy học theo dự án Phác thảo ấn phẩm Xem xét dự án sẽ có lợi ích gì cho ai, bạn sẽ đưa những yếu tố nào vào ấn phẩm? Dự án sẽ được sử dụng trong lớp học của tôi như thế nào? Các vai trò đa dạng của học sinh và những nhiệm vụ mà học sinh phải hoàn thành. Những lợi ích của dự án. Dự án nhắm đến các chuẩn kiến thức như thế nào? Học sinh có thể mong đợi điều gì khi thực hiện dự án. Dự án được đánh giá như thế nào? Những dự án đã từng được sử dụng trong lớp học của tôi trước đây như thế nào? Hình ảnh của ______________________________________________________________________________________ Những yếu tố khác ______________________________________________________________________________ Những gì cần nghiên cứu thêm: _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ Bước 2: Nghiên cứu về học tập dự án Trong bước này, bạn cần xác định nơi tham khảo thông tin về các dự án tại trang Web của Chương trình Giáo dục của Intel và quản lý các thông tin này bằng cách đánh dấu trang web trực tuyến. Việc đánh dấu trang web giúp bạn có thể lưu trữ và ghi chú các trang web ưa thích, từ đó bạn có thể truy cập chúng từ bất kỳ một máy tính nào. Các trang web hỗ trợ đánh dấu có các tiện ích bổ sung cho phép bạn ”đánh dấu” các trang web khác bằng các từ khóa, nhờ đó bạn có thể sắp xếp và hệ thống các trang web này theo một phương thức mới; đồng thời những người khác cũng có thể sử dụng chung các trang web mà bạn đã đánh dấu và bổ sung vào bộ sưu tập của họ. 1. Duyệt đến tài nguyên đánh dấu trang web trực tuyến mà giáo viên hướng dẫn đã cung cấp cho bạn. a. Đăng ký một tài khoản sử dụng. b. Xem lại các hướng dẫn về cách sử dụng tài nguyên trực tuyến. c. Ghi lại địa chỉ Web, tên truy nhập, mật khẩu ở trang vii của Phần Giới thiệu, và/hoặc nhập thông tin từ tài liệu “Login Information” có sẵn tại thư mục About This Course trên đĩa CD tài nguyên của bạn. Lưu tệp tin này ngay tại thư mục Tainguyen_Khoahoc của Hồ sơ bài dạy. Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 1.23 Mô-đun 1 Dạy học theo dự án Ghi chú: Bạn có thể tìm thêm những trang web khác về đánh dấu trực tuyến để tham khảo trong thư mục Collaboration trên đĩa CD. 2. Duyệt địa chỉ http://educate.intel.com/vn/ProjectDesign 3. Nháy chuột chọn Project Design. 4. Đánh dấu trang web này. 5. Tìm đọc các phần sau đây để xem bạn có thể lấy những gì để làm thông tin bổ sung cho ấn phẩm của bạn. Đánh dấu nếu cần: a. Đặc điểm của dự án: Các thành phần thiết kế được dùng trong việc lập Kế hoạch bài dạy theo dự án. b. Lập kế hoạch dự án: Trợ giúp cho quá trình thiết kế một Hồ sơ bài dạy theo dự án cho lớp học của bạn, bao gồm các kỹ thuật đánh giá thường xuyên, lấy học sinh làm trung tâm. c. Bộ Câu hỏi Định hướng: Làm thế nào để các Câu hỏi Khái quát, Câu hỏi Bài học và Câu hỏi Nội dung khơi gợi sự quan tâm và hướng dẫn học sinh đạt được mức tư duy bậc cao. d. Triển khai các dự án: Những ví dụ về cách tổ chức dự án, sự thay đổi vai trò của giáo viên và học sinh và cộng tác với những người bên ngoài lớp học. Ghi chú: Nếu muốn nghiên cứu sâu hơn về cách đánh giá, bạn có thể tham khảo tại nguồn tư liệu đánh giá của Chương trình Giáo dục của Intel Assessing Projects tại địa chỉ http://educate.intel.com/vn/AssessingProjects. Trong một mô-đun sau này bạn sẽ có dịp tham khảo địa chỉ này. 6. Tùy chọn: Mở tệp tin “Project-Based Learning Resources” tại thư mục Project Learning trên đĩa CD tài nguyên của bạn để xác định thêm các nguồn tài nguyên khác. Đánh dấu lại nếu cần. Bước 3: Xem các ấn phẩm mẫu Xem các ấn phẩm mẫu trong đĩa CD tài nguyên để có ý tưởng thiết kế và nội dung bản tin, tờ báo, tờ rơi hoặc áp phích của bạn. 1. Mở các ấn phẩm bạn quan tâm tại thư mục Project Learning trên đĩa CD tài nguyên. 2. Ghi lại những ý tưởng mà bạn muốn sử dụng cho sản phẩm của bạn. _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ 1.24 Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 1 Dạy học theo dự án Hoạt động 5: Tạo ấn phẩm của bạn Sử dụng những thông tin mà bạn có được từ hoạt động trước để tạo ra một ấn phẩm giải thích làm thế nào và tại sao dự án được tiến hành ở lớp bạn. Bước 1: Bắt đầu ấn phẩm 1. Nếu muốn, hãy phác thảo ý tưởng của bạn bằng một bảng lược ghi nội dung. Sử dụng Help Guide nếu cần sự hỗ trợ khi thực hiện các kỹ năng công nghệ ở các bước kế tiếp. a. Mở mẫu lược ghi nội dung dành cho bản tin, tờ báo, tờ rơi hoặc áp phích tại thư mục Project Learning trên đĩa CD tài nguyên của bạn (Tham khảo kỹ năng Essential Courses 1.4). b. In mẫu này, ghi các ý tưởng của bạn ra giấy hoặc nhập tiêu đề trực tiếp vào các vùng của ấn phẩm (Tham khảo kỹ năng Essential Courses 1.6). c. Nếu bạn tiếp tục dùng bản lược ghi nội dung để nhập các ý tưởng sơ thảo, hãy lưu lại trong thư mục Hotro_baiday trong Hồ sơ bài dạy của bạn, sau đó mở mẫu này từ Hồ sơ bài dạy của bạn. (Tham khảo kỹ năng Essential Courses 1.5). 2. Khởi động phần mềm xử lý văn bản (Tham khảo kỹ năng xử lý văn bản 1.1). 3. Hãy xem xét việc tuỳ biến các thanh công cụ, menu lệnh và các thiết lập của máy tính sao cho ai cũng có một hệ thống menu và các nút lệnh như nhau, việc này sẽ giúp cho các bước hướng dẫn được thực hiện dễ dàng hơn (Tham khảo kỹ năng xử lý văn bản 1.6). Mẹo học tập: Thiết lập các máy tính trong phòng máy theo một cách nhất quán để hướng dẫn dễ dàng hơn. 4. Nếu việc tạo ra một ấn phẩm bằng cách sử dụng textbox là một điều mới mẻ đối với bạn, hãy làm theo hướng dẫn của người phụ trách lớp để thực hiện sản phẩm. Để tạo một ấn phẩm có dạng phù hợp, hãy chọn một trong các cách sau: • Mở một mẫu có sẵn theo ý thích (bản tin, tờ rơi, tờ bướm hoặc áp phích) bằng chương trình xử lý văn bản. (Tham khảo kỹ năng xử lý văn bản 10.3). • Lưu lại một mẫu có tại thư mục Project Learning trên đĩa CD tài nguyên. Nếu mẫu trong đĩa CD không đáp ứng được nhu cầu của bạn, hãy tải một mẫu có từ Internet. (Tham khảo kỹ năng xử lý văn bản 10.5). Ghi chú: Trước khi bắt đầu nhập dữ liệu, hãy nhớ lưu mẫu đó vào thư mục Hotro_baiday trong Hồ sơ bài dạy của bạn, sau đó mở mẫu này từ Hồ sơ bài dạy của bạn. (Tham khảo kỹ năng xử lý văn bản 10.4). Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Tham khảo thêm các kỹ năng trong Help Guide để hoàn tất bước này: • Kỹ năng Essential Course 1.4: Mở và đọc các tệp tin có trong đĩa CD • Kỹ năng Essential Course 1.6: In tệp tin có trong đĩa CD • Kỹ năng Essential Course 1.5: Lưu tệp tin có trong đĩa CD vào máy tính • Kỹ năng Xử lý văn bản 1.1: Khởi động chương trình xử lý văn bản • Kỹ năng Xử lý văn bản 1.6: Tuỳ biến thanh công cụ và menu lệnh • Kỹ năng Xử lý văn bản 10.3: Sử dụng mẫu có sẵn để tạo tài liệu mới • Kỹ năng Xử lý văn bản 10.5: Tìm và lưu mẫu thiết kế có sẵn từ Web vào máy tính • Kỹ năng Xử lý văn bản 10.4: Tạo và sử dụng mẫu thiết kế riêng của bạn 1.25 Mô-đun 1 Dạy học theo dự án • Tham khảo thêm các kỹ năng trong Help Guide để hoàn tất bước này: Tự do thiết kế một mẫu ấn phẩm. Thiết kế trang, tạo ra các khung textbox để bố trí các vùng văn bản cho ấn phẩm (bản tin, tờ báo, tờ rơi, tờ bướm hoặc áp phích), sau đó thay đổi kích thước của chúng. (Tham khảo các kỹ năng xử lý văn bản 6.4, 6.9, 6.10). • Kỹ năng Xử lý văn bản 6.4: Thiết kế mẫu in ngang hay in dọc 5. • Kỹ năng Xử lý văn bản 6.9: Chèn thêm khung nhập văn bản Bước 2: Bổ sung các yếu tố cơ bản cho ấn phẩm • Kỹ năng Xử lý văn bản 6.10: Thay đổi kích thước text box Thường xuyên lưu sản phẩm của bạn vào thư mục Hotro_baiday trong Hồ sơ bài dạy của bạn. Xây dựng nội dung và thiết kế mẩu ấn phẩm để hỗ trợ cho thông điệp của bạn. Sử dụng Help Guide nếu cần sự hỗ trợ khi thực hiện các kỹ năng công nghệ dưới đây. 1. Nếu bạn đang dùng một mẫu có sẵn, hãy thay thế khung nhập văn bản bằng khung của bạn. 2. Thay đổi định dạng văn bản cho phù hợp nội dung và không gian trống. (Tham khảo kỹ năng xử lý văn bản nhóm 3) 3. Thay đổi cách bố trí đoạn văn bản để làm nổi bật văn bản, ví dụ như khoảng cách, bóng mờ và đường viền. (Tham khảo kỹ năng xử lý văn bản nhóm 4) 4. • Kỹ năng Xử lý văn bản Nhóm 4: Canh lề văn bản Chèn thêm một textbox để nhập thêm văn bản tại những nơi cần thiết (Tham khảo kỹ năng đồ họa 7.2 và kỹ năng xử lý văn bản 6.9, 6.10 và 6.13, tham khảo kỹ năng đồ hoạ 5.1 để mở thanh công cụ đồ họa). 5. • Kỹ năng Đồ họa 7.2: Nhập văn bản vào text box Liên kết các khung textbox để văn bản tràn từ khung này sang khung kia (Tham khảo kỹ năng soạn thảo văn bản 6.11) 6. Chèn thêm hình ảnh để làm rõ nội dung. (Tham khảo kỹ năng xử lý văn bản nhóm 5). Tham khảo thêm các kỹ năng trong Help Guide để hoàn tất bước này: • Kỹ năng Xử lý văn bản Nhóm 3: Thay đổi định dạng văn bản • Kỹ năng Xử lý văn bản 6.9: Chèn thêm khung nhập văn bản • Kỹ năng Xử lý văn bản 6.10: Thay đổi kích thước text box a. Lưu ảnh từ Web. Ghi chú: Hãy đánh dấu các trang bạn khai thác ảnh để có thể ghi chính xác nguồn trích dẫn sau này. • Kỹ năng Xử lý văn bản 6.13: Thiết lập kích thước xác định cho text box hay hình vẽ b. Thay đổi kích thước hoặc vị trí ảnh. • Kỹ năng Xử lý văn bản 6.11: Tạo liên kết các khung text box để văn bản tràn từ khung này sang khung kia d. Nếu muốn, hãy nén ảnh lại để giảm kích thước tệp tin. c. Thay đổi vị trí tương đối của chữ so với ảnh, ví dụ như bao quanh ảnh, ra sau ảnh hoặc ra trước ảnh hoặc cùng hàng với ảnh. • Kỹ năng Xử lý văn bản Nhóm 5: Chèn hình vào văn bản 1.26 Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 1 Dạy học theo dự án Bước 3: Bổ sung các chi tiết thiết kế cho ấn phẩm Bổ sung thêm các chi tiết thiết kế để làm nổi thông điệp của bạn. Sử dụng Help Guide nếu cần sự hỗ trợ khi thực hiện các kỹ năng công nghệ dưới đây. 1. Nếu được, hãy chèn chủ đề thiết kế có sẵn để thay đổi kiểu chữ và hệ thống màu sắc cho ấn phẩm của bạn. (Tham khảo kỹ năng xử lý văn bản 6.19) 2. Chèn bảng để tổ chức thông tin (Tham khảo kỹ năng xử lý văn bản nhóm 7) 3. Chèn thêm các hình dạng hoặc đường viền để thu hút sự chú ý vào các chi tiết quan trọng (Tham khảo kỹ năng đồ họa nhóm 5 và 6). 4. Chèn biểu đồ để trực quan hoá dữ liệu. (Tham khảo kỹ năng xử lý văn bản nhóm 8). Hoạt động 6: Phản hồi kết quả học tập Phản hồi là một phần quan trọng của quá trình học tập, nhưng rất tiếc là hoạt động này thường bị xem nhẹ. Do gánh nặng của công việc, giáo viên thường dành rất ít thì giờ để xem xét nghiêm túc về cách dạy của mình. Dĩ nhiên là hàng ngày giáo viên vẫn có phản hồi về những gì diễn ra trong lớp học của mình, hoạt động nào “tốt” và hoạt động nào “không hiệu quả”. Họ vẫn đánh giá kết quả học tập của học sinh theo nhiều cách, nhưng việc suy nghĩ thật hệ thống để có thể dẫn đến một cách học tập năng động cho học sinh thì chưa được đầu tư đúng mức. Tham khảo thêm các kỹ năng trong Help Guide để hoàn tất bước này: • Kỹ năng Xử lý văn bản 6.19: Chọn và sử dụng chủ đề thiết kế có sẵn • Kỹ năng Xử lý văn bản Nhóm 7: Làm việc với bảng biểu • Kỹ năng Đồ họa nhóm 5: Sử dụng công cụ vẽ • Kỹ năng Đồ hoạ nhóm 6: Thay đổi thuộc tính của đường thẳng và hình vẽ • Kỹ năng Xử lý văn bản Nhóm 8: Làm việc với các biểu đồ Hãy nhân cơ hội này để dành một ít thì giờ suy nghĩ kỹ về việc học tập có chiều sâu của chính bạn trong khóa học này, qua đó nhìn lại cách dạy của bạn trong lớp. Bước 1: Ghi lại hoạt động của bạn Cuối mỗi mô-đun, bạn sẽ phản hồi các hoạt động, các kỹ năng, các cách tiếp cận được sử dụng trong mô-đun lên trang blog cá nhân của bạn. Blog, viết tắt từ Weblog, là công cụ được sử dụng để chia sẻ thông tin và quan điểm với mọi người, cũng như tiếp nhận phản hồi và thảo luận. Chúng thường có dạng tương tự như sổ ghi chép và được cập nhật thường xuyên với các chủ đề mới. Trong hoạt động này, trước tiên bạn sẽ xem lại Câu hỏi Định hướng và những điểm trọng tâm của khóa học, sau đó phản hồi việc học tập của bạn lên blog cá nhân. 1. Mở trang web cung cấp dịch vụ blog do giáo viên hướng dẫn cung cấp. _________________________________________________________________________________________________________ Ghi chú: Danh sách các trang web cung cấp dịch vụ blog miễn phí có sẵn ở tệp tin “Blogging Sites” tại thư mục Collaboration trên đĩa CD tài nguyên của bạn. a. Đánh dấu trang web này. b. Đăng nhập và tạo một trang blog. Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 1.27 Mô-đun 1 Dạy học theo dự án c. Ghi lại địa chỉ của trang Blog, tên truy nhập, mật khẩu ở trang vii của phần giới thiệu, và/hoặc nhập những thông tin từ tệp tin “Login Information” trong thư mục tainguyen_khoahoc (nếu đã lưu trước đây), hoặc tại thư mục About_This_Course, Essentials_F2F trên đĩa CD tài nguyên của bạn. Tham khảo thêm các kỹ năng trong Help Guide để hoàn tất bước này: • Kỹ năng Xử lý văn bản 2.6: Sao chép một đoạn văn bản 2. Xem lại các Câu hỏi Định hướng và những điểm trọng tâm của mô-đun 1 ở trang 1.33 3. Tạo một đề mục mới trên trang blog cá nhân, đặt tên là Phản hồi Mô-đun 1, dán câu gợi ý dưới đây vào blog và viết phản hồi: Mô-đun này đã giúp tôi suy nghĩ về vai trò của mình là người thiết kế quá trình dạy học như sau: Ghi chú: Nếu bạn gặp khó khăn với đường truyền Internet không được liên tục, hãy soạn nháp bằng một phần mềm xử lý văn bản, sau đó dán vào trang blog. Một biện pháp khác để bảo đảm rằng bạn không bị mất những gì đang làm là chép đoạn văn bản này vào bộ nhớ máy tính trước khi nháy chuột chọn Submit. (Tham khảo kỹ năng xử lý văn bản 2.6). 4. Ghi lại những gì bạn đã tiếp thu được, những câu hỏi hoặc những điều còn băn khoăn. Mẹo học tập: Hãy nghĩ về cách mà những hoạt động “phản hồi” tương tự như hoạt động này - diễn ra thường xuyên vào cuối các mô-đun - có thể nâng cao hiệu quả học tập của học sinh nếu các em duy trì nó thành thói quen. _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ 1.28 Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 1 Dạy học theo dự án Chuẩn bị Bắt đầu quá trình lập kế hoạch (5 phút tổng quan) Bước 1: Suy nghĩ về Kế hoạch bài dạy và việc thiết kế dự án Sau khi đã làm việc qua các hoạt động của mô-đun này, có lẽ bạn đã hình thành một vài ý tưởng ban đầu về đề tài sẽ chọn cho Kế hoạch bài dạy. Trong hoạt động này, bạn sẽ bắt đầu lên Kế hoạch bài dạy. Trước tiên hãy nghĩ về các thành phần khả dĩ cho bài dạy của bạn. Sau đó bạn hãy thu thập các tài liệu chuyên môn cần thiết để lập Kế hoạch bài dạy. Ghi chú: Hoạt động này có mẫu sẵn trong Sổ tay mà bạn có thể tải về từ thư mục About _This_Course, Essentials_F2F trên đĩa CD tài nguyên của bạn. Xem phần Mô-đun 1, Chuẩn bị, Bước 1: Suy nghĩ về Kế hoạch bài dạy và việc thiết kế dự án. Chuẩn bị: Suy nghĩ về Kế hoạch bài dạy 1. Đề tài của bài dạy mà bạn dự kiến sẽ phát triển trong khóa học là gì ? _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ Mẹo1:1: Bạn nên tham khảo các tài nguyên web được liệt kê ở tệp tin “One-toone computing Classroom Resources”, tệp tin này có sẵn tại thư mục 1-to-1 Computing trên đĩa CD tài nguyên. _________________________________________________________________________________________________________ 2. Những liên hệ thực tế nào bạn đang nghĩ đến cho bài dạy này? _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ 3. Bạn có thể tích hợp công nghệ như thế nào ? _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 1.29 Mô-đun 1 Dạy học theo dự án 4. Kịch bản dự án là gì? Bức tranh lớn hoặc ý tưởng chủ đạo của dự án là gì? _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ 5. Học sinh của bạn sẽ đóng vai trò gì và sẽ phải hoàn tất các nhiệm vụ gì? _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ Bước 2: Nhắm đến tư duy bậc cao và các kỹ năng của thế kỷ 21 Để có thể gặt hái thành công trong tương lai, học sinh của bạn cần phải làm chủ tất cả các kỹ năng quan trọng của thế kỷ 21. Vào thư mục Thinking trên đĩa CD để tham khảo danh sách các kỹ năng này. Đọc mô tả từng kỹ năng và động não xem nó có ý nghĩa như thế nào đối với môn học và cấp học của học sinh. Làm thế nào để bạn có thể tích hợp các kỹ năng này vào Kế hoạch bài dạy của bạn? Những kỹ năng này khi áp dụng vào lớp học của bạn sẽ được thể hiện như thế nào? Ghi chú: Hoạt động này cũng được cho trong Sổ tay, Mô-đun 1, Chuẩn bị, Bước 2: Nhắm đến tư duy bậc cao và các kỹ năng của thế kỷ 21 . Nếu có thể truy cập Internet, hãy tìm hiểu thêm thông tin về các kỹ năng của thế kỷ 21 tại trang web của Chương trình Giáo dục của Intel. 1. Mở trang web Chương trình Giáo dục của Intel, chuyên đề Thiết kế Dự án hiệu quả từ các trang mà bạn đã đánh dấu (http://educate.intel.com/vn/ProjectDesign) a. Nháy chuột chọn Kỹ năng tư duy. b. Nháy chuột chọn Kỹ năng tư duy bậc cao. • Để tham khảo kỹ năng tư duy độc lập: i. Nháy chuột chọn Phân tích ii. Nháy chuột chọn Tư duy độc lập tại khung Tài nguyên và ví dụ, sau đó tham khảo. 1.30 Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 1 Dạy học theo dự án • Để tham khảo kỹ năng giải quyết vấn đề: i. Nháy chuột chọn Sử dụng kiến thức ii. Nháy chuột chọn Giải quyết vấn đề tại khung Nguồn tài liệu, sau đó tham khảo. • Để tham khảo kỹ năng sáng tạo. i. Nháy chuột chọn Sử dụng kiến thức ii. Nháy chuột chọn Sự sáng tạo tại khung Nguồn tài liệu, sau đó tham khảo. • 2. Để tham khảo kỹ năng cộng tác: i. Nháy chuột thẻ Chiến lược dạy học. ii. Nháy chuột chọn Học tập hợp tác. Duyệt đến chuyên đề Đánh giá Dự án từ các trang web được đánh dấu của bạn (http://educate.intel.com/vn/AssessingProjects) a. Nháy chuột chọn Chiến lược Đánh giá. b. Nháy chuột chọn Tổng quan và Lợi ích. c. Nháy chuột chọn Formative Assessment. d. Nháy chuột chọn Developing Self-Directed Learners tại khung Differentiated Instruction và sau đó tham khảo. Bước 3: Xác định các nguồn tài liệu của môn học Nếu bạn chưa có sẵn thì hãy nhớ tập hợp và đem đến lớp học những tài liệu liên quan (như sách giáo khoa, các tài liệu hỗ trợ môn học, mục tiêu theo cấp lớp, chuẩn kiến thức, một vài mẫu sản phẩm học sinh v.v.), để hỗ trợ quá trình thiết kế Hồ sơ bài dạy của bạn. Liệt kê những thứ bạn cần thu thập: _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 1.31 Mô-đun 1 Dạy học theo dự án Tài liệu tham khảo Black, P.,Harrison, C., Lee, C.,Marshall, B.,&William,D. (2003). Assessment for learning: Putting it into practice. Berkshire, England:Open University Press. Bloom, B.,Madaus,G., & Hastings,J.T.(1981). Evaluation to improve learning. New York: McGraw-Hill. Boaler,J.(1999, 31 tháng 3). Mathematics for the moment, or the millenium? Education Week. Có sẵn tại trang web của Education Week, www.edweek.org/ew/ articles/1999/03/31/29boaler.h18.html?qs=mathematics Bransford, J.Brown, A., & Cocking, R.(Eds.). (2000). How people learn: Brain, mind, experience, and school (Bản bổ sung). Washington, DC: National Research Council, National Academy Press. Newmann, F., Bryk, A., & Nagaoka, J. (2001). Authentic intellectual work and standardized test: Conlict or coeistence? Chicago: Consortium on Chicago School Research. Có sẵn tại trang web của Consortium on Chicago School Research, http://ccsr.uchicago.edu/content/publications.php?pub_id=38 Partnership for 21st Century Skills. (2003). Learning fot the 21st century. Washington, DC: Partnership for 21st Century Skills. Khai thác từ www.21stcenturyskills.org/downloads/P21_Report.pdf Railsback, J. (2002). Project-based instruction: Creating excitement for learning. Portland, OR: Northwest Regional Educational Laboratory. Có sẵn tại trang web của Northwest Regional Educational Laboratory, www.nwrel.org/request/2002aug SRI International. (2000, tháng giêng). Silicon Valley challenge 2000: Year 4 report. San Jose, CA: Joint Venture, Silicon Valley Network. Có sẵn tại trang web dạy học theo dự án kèm theo đa phương tiện, http://pblmm.k12.ca.us/sri/Reports.htm Stiggins, R.(2004). New assessment beliefs for a new school mission. Phi Delta Kappan, 86 (1), 22-27 Thomas,J.W.(1998). Project-based learing: Overview. Novato, CA: Buck Institute for Education. Thomas,J.W.(2000). A review of research on project-based learning. San Rafael, Ca: Autodesk. Có sẵn tại trang web của Autodesk Foundation, http://web.archive. org/web/20030812124529/www.k12reform.org/foundation/pbl/ research Wiggins, G., & Mc Tighe, J.(2005). Understanding by design (expanded 2nd ed.). Alexandria, VA: Association for Supervision and Curriculum Development. 1.32 Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 1 Dạy học theo dự án Tóm tắt Mô-đun 1: Xem lại các Câu hỏi Định hướng và các điểm trọng tâm của Mô-đun 1, sau đó suy nghĩ về cách vận dụng những ý tưởng và sản phẩm đã được bạn tạo ra vào lớp học, vào việc hướng dẫn hay lập kế hoạch hỗ trợ học sinh thúc đẩy việc học tập. Câu hỏi của Mô-đun 1: • Làm thế nào dự án có thể giúp cho học sinh đạt được chuẩn học tập và phát triển các kỹ năng của thế kỷ 21? • Tôi có thể sử dụng dự án như thế nào để thúc đẩy việc học tập của học sinh? Các điểm trọng tâm của Mô-đun 1: • • Các nghiên cứu về hoạt động dạy – học nhấn mạnh tầm quan trọng của: • Việc khai thác sâu các trọng tâm của môn học • Việc hình thành các ý tưởng lớn để hệ thống kiến thức • Việc đánh giá thường xuyên • Các nhiệm vụ học tập có chủ đích, sát với cuộc sống. Dự án tập trung vào các bối cảnh đem lại các cơ hội học tập phong phú.Chúng đòi hỏi học sinh tham gia tìm hiểu cách giải quyết vấn đề và nhiều công việc có ý nghĩa khác. Dự án thiết lập mối liên hệ với cuộc sống bên ngoài lớp học và hướng đến việc giải quyết các mối quan tâm thật sự của cuộc sống thật. • Các bước thiết kế dự án bao gồm: 1. Quyết định mục tiêu học tập cụ thể (Từ các chuẩn học tập và kỹ năng của thế kỷ 21) 2. Xây dựng bộ Câu hỏi Định hướng 3. Hình thành kế hoạch đánh giá 4. Thiết kế các hoạt động Trong những Mô-đun tiếp theo, bạn sẽ dựa trên các khái niệm cơ bản này để thảo luận cách hỗ trợ và khuyến khích các kỹ năng tư duy bậc cao thông qua các dự án dựa trên chuẩn kiến thức và các hoạt động lấy học sinh làm trung tâm. Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 1.33 Mô-đun 1 Dạy học theo dự án Ghi chú: _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ 1.34 Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 của Tập đoàn Intel. Tất cả các quyền đã được đăng ký. Intel, logo của Intel, Sáng kiến Giáo dục của Intel và chương trình Intel Teach là các nhãn hiệu đã được đăng ký của Tập đoàn Intel tại Hoa Kỳ và tại các nước khác. Các tên hiệu và nhãn mác khác có thể được xem là thuộc sở hữu của công ty khác. Mô-đun 2 Lập Kế hoạch bài dạy Học viên sẽ Xác định chuẩn học tập của bài dạy • Đặt ra các mục tiêu của bài dạy • Thảo luận và xây dựng bộ Câu hỏi Định hướng • Thảo luận và động não về phương pháp và chiến lược đánh giá • Tạo các bảng đánh giá tìm hiểu nhu cầu học sinh • Tạo bài trình diễn Hồ sơ bài dạy • Phản hồi những gì đã học • Tinh chỉnh chuẩn học tập, mục tiêu và bộ Câu hỏi Định hướng cho bài dạy Công cụ • Đĩa CD tài nguyên • Phần mềm Hướng dẫn kỹ năng Intel® Education Help Guide • Trình duyệt Web • Phần mềm xử lý văn bản • Phần mềm đa phương tiện Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Mô-đun 2 • Mô-đun 2 Câu hỏi Khái quát • Công nghệ có thể được sử dụng như thế nào để hỗ trợ và đánh giá việc học tập của học sinh có hiệu quả nhất? Mô-đun 2 Câu hỏi Mô-đun • Bộ Câu hỏi Định hướng hỗ trợ cho việc học tập của học sinh như thế nào? • Làm thế nào để lên Kế hoạch đánh giá thường xuyên theo hướng lấy học sinh làm trung tâm? Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 2 Lập kế hoạch Bài dạy Các hoạt động Hoạt động 1: Nhắm đến chuẩn của bài dạy ...............................2.01 Xác định: Chuẩn bài dạy của bạn Thiết lập: Những mục tiêu học tập dựa trên chuẩn của bài dạy và những kỹ năng tư duy bậc cao được mong đợi Hoạt động 2: Phát triển bộ Câu hỏi Định hướng để thu hút học sinh ..........2.05 Tham khảo: Bài trình diễn về bộ Câu hỏi Định hướng Thiết lập: Bộ Câu hỏi Định hướng Chia sẻ: Những câu hỏi của bạn Hoạt động 3: Xem xét các phương pháp đánh giá đa dạng ...2.10 Thảo luận: Đánh giá thành phần và đánh giá tổng thể Động não: Các phương pháp và những chiến lược đánh giá cho bài dạy Phác thảo: Lịch trình đánh giá cho bài dạy Hoạt động 4: Tạo bảng đánh giá tìm hiểu nhu cầu học sinh 2.15 Xem: Các bảng đánh giá mẫu Lập kế hoạch: Một bảng đánh giá kiến thức có sẵn của học sinh đối với các khái niệm trong bài dạy Tạo: Bảng đánh giá tìm hiểu nhu cầu học sinh Xem lại: Bảng đánh giá của bạn Hoạt động 5: Tạo một bài trình diễn về bài dạy.........................2.20 Lập kế hoạch: Một bài trình diễn đa phương tiện Tạo: Bài trình diễn bài dạy Hoạt động 6: Phản hồi kết quả học tập ......................................2.25 Xem lại: Những điểm trọng tâm của mô-đun 2 Tạo: Một đề mục phản hồi bài học trên trang blog của bạn (còn tiếp) Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Mô-đun 2 Lập kế hoạch Bài dạy Chuẩn bị Mở rộng hiểu biết về các Câu hỏi Khái quát..............................2.26 Động não: Ý tưởng dự án đối với các Câu hỏi Khái quát Chỉnh sửa: Bộ Câu hỏi Định hướng của bạn Tham khảo.....................................................................................2.30 Tóm tắt mô-đun ............................................................................2.31 Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 2 Lập kế hoạch Bài dạy Mô-đun 2: Lập Kế hoạch bài dạy Mô tả: Trong phần này, bạn bắt đầu lên Kế hoạch bài dạy của mình bằng cách xác định những chuẩn mà bạn muốn nhắm đến. Với các chuẩn này, bạn thiết lập những mục tiêu học tập và tìm các khái niệm quan trọng làm cơ sở xây dựng Bộ Câu hỏi Định hướng của bạn. Sau khi tìm hiểu những chiến lược đánh giá thường xuyên, bạn phác thảo một lịch trình đánh giá và thiết kế một bảng đánh giá có thể giúp bạn tìm hiểu nhu cầu học sinh bằng cách đánh giá kiến thức có sẵn của các em khi bạn bắt đầu bài dạy. Hoạt động 1: Nhắm đến chuẩn học tập Trong cách học tập dự án học sinh có sự lựa chọn về nội dung, tiến trình và cách thể hiện kết quả học tập. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là các em chỉ học những gì mà các em muốn. Các trải nghiệm học tập được đem đến cho học sinh phải bảo đảm việc đáp ứng các chuẩn học tập quy định. Trong một môi trường học tập lấy học sinh làm trung tâm hoặc học tập theo dự án, học sinh thể hiện sự đáp ứng các chuẩn học tập thông qua các sản phẩm hay phương thức thực hiện. Những cách thể hiện này bổ sung cho các bài kiểm tra truyền thống dựa trên các chuẩn học tập. Thay vì chỉ ngồi nhớ lại các thông tin, học sinh áp dụng những kiến thức mới một cách có ý nghĩa để giải quyết các vấn đề thiết thực. Các dự án đòi hỏi học sinh phải sử dụng kiến thức để thuyết phục người khác rằng mình thật sự hiểu được các tài liệu mà những bài kiểm tra hay các câu hỏi ngắn chỉ ước đoán là học sinh hiểu được mà thôi (Wiggins, 1998). Trong thời đại mà trách nhiệm và hiệu quả luôn được đề cao, các dự án phải được xây dựng quanh các chuẩn học tập để đảm bảo học sinh được học những nội dung và kỹ năng thích hợp. Một số giáo viên cho rằng dự án là một trò giải trí, những hoạt động kết thúc bài dạy, hay phần mở rộng sau khi học sinh đã hoàn tất bài học, bài tập và kiểm tra. Tuy nhiên, trong các dự án dựa trên chuẩn kiến thức, học sinh đào sâu vào nội dung và áp dụng kiến thức được học vào những thể nghiệm thực tế. Giáo viên tổ chức việc hướng dẫn của mình xung quanh những câu hỏi có tác dụng kết nối những điều học sinh quan tâm với các chuẩn quy định trong chương trình. Bước đầu tiên trong việc thiết kế dự án là xác định những chuẩn học tập bạn muốn học sinh đáp ứng vào cuối bài dạy. Và sau đó từ những chuẩn kiến thức này, bạn phát triển các mục tiêu học tập và những câu hỏi có ý nghĩa. Trong hoạt động này, bạn sẽ phác thảo một bộ bao gồm các chuẩn học tập và mục tiêu. Nếu bạn dự định sẽ hợp tác với một hay nhiều giáo viên để thực hiện bộ Hồ sơ bài dạy, các bạn có thể cùng nhau làm việc để hoàn thành hoạt động này. Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 2.01 Mô-đun 2 Lập kế hoạch Bài dạy Bước 1: Xác định chuẩn học tập Để xây dựng nền tảng cho một dự án tốt, hãy tham khảo các chuẩn học tập của bạn và xác định những gì cần dạy và đánh giá trong bài dạy đó. Sử dụng tài liệu trợ giúp Help Guide nếu cần hỗ trợ công nghệ khi thực hiện các bước sau: Tham khảo thêm các kỹ năng trong Help Guide để hoàn tất bước này: • Kỹ năng công nghệ Web 2.1, 4.1, 6.1: Tải một tài liệu từ trang web • Kỹ năng Xử lý văn bản 2.6: Sao chép một đoạn văn bản • Kỹ năng Xử lý văn bản 2.8: Dán một đoạn văn bản vào vị trí mới Các chuẩn học tập được chọn phải là các chuẩn quan trọng, có tính ưu tiên cao mà học sinh nhất thiết phải đạt được và có thể đánh giá được sau khi bài học đã được thực hiện xong. 1. Xem lại “Bảng tiêu chí đánh giá Chuẩn kiến thức và Mục tiêu” tại thư mục Assessment trên đĩa CD Tài nguyên để góp phần làm rõ những yêu cầu với các chuẩn kiến thức và mục tiêu được nhắm đến trong bài dạy của bạn. Bảng tiêu chí đánh giá này có sẵn ở Phụ lục trang A.08 2. Mở Kế hoạch bài dạy của bạn trong thư mục Kehoach_Baiday. 3. Truy cập web có liệt kê những chuẩn học tập cho cấp học, môn học của bạn nếu có thể. 4. Đánh dấu trang cung cấp các chuẩn học tập cho bài dạy của bạn. 5. Nếu những chuẩn này được cung cấp dưới dạng tài liệu có thể tải về được, hãy lưu tệp tin vào thư mục Kehoach_Baiday trong thư mục Hồ sơ bài dạy của bạn. (Tham khảo Kỹ năng Công nghệ Web 2.1 [với Mozilla Firefox*], 4.1 [với Internet Explorer*], hoặc 6.1 [với Safari*].) 6. Hãy nghĩ về những chuẩn học tập có thể có liên quan đến bài dạy của bạn. Hãy cắt dán bất cứ một chuẩn kiến thức nào có thể có liên quan vào Kế hoạch bài dạy của bạn. (Tham khảo Kỹ năng Xử lý Văn bản 2.6 và 2.8) Ghi chú: Bạn sẽ tinh chỉnh và giới hạn những chuẩn học tập bạn muốn tập trung cho bài dạy của mình ở các bước sau. Bước 2: Thiết lập những mục tiêu học tập Bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình thiết kế bài dạy là xác định xem bạn muốn học sinh học những gì từ bài dạy của bạn. Từ những chuẩn kiến thức đã chọn ở Bước 1, hãy thiết lập những mục tiêu học tập ban đầu cho bài dạy của bạn. Những mục tiêu này cần phác thảo những gì bạn muốn học sinh hiểu hay thể hiện được và phải: • Nêu rõ những gì bạn muốn học sinh hiểu và thể hiện. • Nhấn mạnh những khái niệm học tập sử dụng các kỹ năng của thế kỷ 21 và tư duy bậc cao. • Được đánh giá trong suốt bài dạy. Đừng hướng trọng tâm các mục tiêu này vào các hoạt động hoặc kỹ năng công nghệ. Hãy tham khảo bảng kê các mục tiêu ở trang kế tiếp. 2.02 Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 2 Lập kế hoạch Bài dạy Các mục tiêu mơ hồ, chỉ mang tính mô tả hoạt động Các mục tiêu cụ thể, định hướng nội dung Học sinh sẽ tạo ra các bài trình diễn Học sinh sẽ tạo ra các bài trình diễn đầy thuyết đa phương tiện. phục phù hợp với đối tượng khán giả được chọn. Học sinh sẽ nghiên cứu các doanh Học sinh sẽ thu thập, phân tích, sắp xếp, và xử lý nghiệp địa phương. thông tin về các doanh nghiệp địa phương theo nhiều cách Học sinh sẽ tạo ra các bài trình diễn Học sinh sẽ trình bày dữ liệu về thời tiết địa trình bày dữ liệu về thời tiết. phương thông qua đồ thị, biểu đồ hoặc các phương tiện trực quan khác. Học sinh sẽ suy nghĩ về bài đọc Học sinh sẽ liên hệ bản thân với các nhân vật được cho. trong bài đọc. Để có thêm ví dụ, hãy đọc phần kê khai mục tiêu học tập trong bất cứ Kế hoạch bài dạy nào từ đĩa CD. Sử dụng Help Guide nếu bạn cần sự trợ giúp để hoàn thành bất cứ kỹ năng công nghệ nào được liệt kê dưới đây. Làm theo các bước sau đây để thiết lập mục tiêu học tập cho Kế hoạch bài dạy của bạn: 1. Xem lại các chuẩn học tập. Trong khi xem các chuẩn, suy nghĩ về những gì bạn muốn học sinh phải học, hiểu hoặc làm được. 2. Đọc bảng kê các kỹ năng của thế kỷ 21 trong thư mục Thinking trên đĩa CD. Những kỹ năng này do tổ chức Partnership for 21st Century Skills đề xuất, được tập hợp thành 3 nhóm: a. Các kỹ năng Học tập và Sáng tạo b. Các kỹ năng Thông tin, Truyền thông và Công nghệ c. Các kỹ năng Sống và Làm việc Ghi chú: Phải nhắm đến tất cả kỹ năng này trong chương trình học một năm, nhưng không cần phải giải quyết tất cả trong một bài học. 3. Đọc các mô tả và chọn từ 1-3 kỹ năng có liên quan rõ ràng nhất đến bài dạy của bạn. Tích hợp các kỹ năng này vào phần mục tiêu bạn phác thảo trong Kế hoạch bài dạy của mình. 4. Liên hệ Tiêu chí thiết lập tiêu chuẩn và mục tiêu trong thư mục Assessment trên đĩa CD trong khi bạn viết mục tiêu để bảo đảm là chúng đáp ứng các yêu cầu đề ra. Bạn cũng có thể tham khảo các tiêu chí này ở Phụ lục trang A.08. Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 2.03 Mô-đun 2 Lập kế hoạch Bài dạy Tham khảo thêm các kỹ năng trong Help Guide để hoàn tất bước này: 5. Bạn có thể dùng những dòng kẻ dưới đây để phác thảo ý, nhưng sau đó hãy nhớ nhập phần kê khai mục tiêu vào Kế hoạch bài dạy. 6. Sau khi gõ lại những mục tiêu phác thảo của bạn vào Kế hoạch bài dạy, hãy tô sáng những mục tiêu có dùng các từ ngữ kỹ năng tư duy bậc cao, sử dụng các tài liệu “Bảng phân loại Bloom cải tiến” và “Những kỹ năng của thế kỷ 21”, có trong thư mục Thinking trên đĩa CDTài nguyên. (Tham khảo Kỹ năng Xử lý Văn bản 11.4) • Kỹ năng Xử lý văn bản 11.4: Sử dụng công cụ tô sáng để xem lại đoạn văn bản. Tùy chọn: Hãy cắt dán các mục tiêu của bạn vào tài liệu “Xác định Từ ngữ Kỹ năng Tư duy” tại thư mục Thinking trên đĩa CD Tài nguyên để xác định những từ ngữ dựa trên Bảng phân loại Bloom cải tiến và những kỹ năng của thế kỷ 21. • Kỹ năng Xử lý văn bản 10.14: Kích hoạt Macro trong một văn bản. Ghi chú: Nếu bạn gặp một cảnh báo khi mở tệp tin này, hãy nhấn vào Enable Macros. Tài liệu này chỉ hoạt động tốt khi được xem bằng Microsoft Word*. (Tham khảo Kỹ năng Xử lý Văn bản 10.14) Chỉnh sửa các mục tiêu của bạn để chúng thể hiện tốt hơn việc hướng đến tư duy bậc cao và những kỹ năng của thế kỷ 21. 7. Chỉnh sửa các mục tiêu của bạn để chúng thể hiện tốt hơn việc hướng đến tư duy bậc cao và những kỹ năng của thế kỷ 21. _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ 2.04 Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 2 Lập kế hoạch Bài dạy Hoạt động 2: Phát triển Bộ Câu hỏi Định hướng để thu hút học sinh Tất cả giáo viên đều muốn học sinh phát triển tư duy bậc cao bên cạnh việc hiểu sâu nội dung bài học. Tuy nhiên, học sinh có thể không nhìn thấy mối liên hệ giữa kiến thức các em đang học với cuộc sống, đặc biệt là khi các em học những lĩnh vực kiến thức riêng rẽ. Các Câu hỏi Định hướng khung chương trình kết nối việc học tập của nhiều lĩnh vực khác nhau bằng cách hướng học sinh vào các đề tài quan trọng và hấp dẫn đối với các em. Trong hoạt động này bạn sẽ phát triển các Câu hỏi Định hướng và chia sẽ ý tưởng thông qua một tài liệu cộng tác trực tuyến. Bước 1: Hiểu Câu hỏi Khái quát, Câu hỏi Bài học và Câu hỏi Nội dung Bộ Câu hỏi Định hướng là một thành phần quan trọng trong Kế hoạch bài dạy của Khóa học Cơ bản. Những câu hỏi này giúp các dự án tập trung vào những kiến thức quan trọng. Chúng khuyến khích học sinh sử dụng các kỹ năng tư duy bậc cao, giúp học sinh hiểu được trọn vẹn các khái niệm cơ bản và cung cấp một cấu trúc để tổ chức các thông tin có sẵn (factual information). Bộ Câu hỏi Định hướng bao gồm Câu hỏi Khái quát, Câu hỏi Bài học và Câu hỏi Nội dung: • Câu hỏi Khái quát là những câu hỏi mở, hướng đến những ý tưởng lớn và những khái niệm mang tính bền vững. Câu hỏi Khái quát thường mang tính liên môn và giúp học sinh thấy được sự liên quan giữa các môn học với nhau. • Câu hỏi Bài học có liên quan trực tiếp đến dự án và hỗ trợ viêc nghiên cứu Câu hỏi Khái quát. Các Câu hỏi Bài học cũng là các câu hỏi mở giúp học sinh thể hiện hiểu biết của mình về những khái niệm cốt lõi của một dự án. • Câu hỏi Nội dung là những câu hỏi cụ thể, mang tính sự kiện với một số lượng giới hạn các câu trả lời đúng. Thường thì Câu hỏi Nội dung liên quan đến định nghĩa, sự nhận biết và gợi nhớ thông tin mang tính tổng quát – tương tự như loại câu hỏi mà bạn thường thấy trong các bài kiểm tra. Câu hỏi Nội dung là những câu hỏi hỗ trợ quan trọng cho Câu hỏi Khái quát và Câu hỏi Bài học. Vì những Câu hỏi Khái quát và Câu hỏi Bài học tốt nhất luôn đòi hỏi học sinh phải hiểu rõ Câu hỏi Nội dung nên các Câu hỏi Khái quát và Câu hỏi Bài học của bạn sẽ dẫn dắt nội dung và kỹ thuật cho toàn bộ Hồ sơ bài dạy của bạn. Ghi chú: Bạn sẽ có cơ hội để phát triển các khái niệm về Câu hỏi Khái quát trong phần Hoạt động Chuẩn bị ở cuối mô-đun này. Thu hút học sinh bằng Bộ Câu hỏi Định hướng Đặt ra các Câu hỏi Định hướng khơi gợi hứng thú của học sinh là một biện pháp hữu hiệu để khuyến khích học sinh đào sâu suy nghĩ và cung cấp cho các em một bối cảnh có ý nghĩa để học tập. Khi học sinh gặp phải những câu hỏi mà các em thật sự mong muốn có câu trả lời, các em sẽ trở nên bị cuốn hút vào việc học. Khi các câu hỏi giúp học sinh thấy được mối liên hệ giữa chủ đề đang học và cuộc sống của chính mình, việc học trở nên ý nghĩa hơn. Bạn có thể giúp học sinh trở Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 2.05 Mô-đun 2 Lập kế hoạch Bài dạy nên năng động hơn và biết tự định hướng bằng cách đặt những câu hỏi phù hợp. Nhưng câu hỏi như thế nào thì phù hợp? 1. Tham khảo và thảo luận nhanh về bài trình diễn Câu hỏi Khái quát, Câu hỏi Bài học và Câu hỏi Nội dung. Ghi chú: Bài trình diễn này có tại thư mục CFQs trên đĩa CD tài nguyên. 2. Cùng với các bạn trong nhóm, hãy tham khảo bảng tiêu chí đánh giá bộ Câu hỏi Định hướng sau đây. Ghi chú: Bảng tiêu chí đánh giá bộ Câu hỏi Định hướng này có tại thư mục Assessment trên đĩa CD tài nguyên và ở Phụ lục trang A02. Bảng tiêu chí đánh giá bộ Câu hỏi Định hướng 1 2 3 4 Câu hỏi khái quát (CHKQ) thúc đẩy tư duy độc lập CHKQ là một câu hỏi CHKQ nhắm đến CHKQ nhắm đến CHKQ nhắm kích thích tư duy và có một ý tưởng lớn bao các khái niệm của đến nội dung phạm vi bao quát nhiều quát nhiều lĩnh vực bài học hơn là một của bài học. lĩnh vực môn học hoặc môn học hoặc chủ ý tưởng lớn. chủ đề. đề. Câu hỏi bài học (CHBH) hỗ trợ các mục tiêu học tập Các CHBH là các câu hỏi Các CHBH là các Các CHBH là các Các CHBH mở, liên quan chặt chẽ câu hỏi mở, có liên câu hỏi mở, nhưng không phải là đến mục tiêu của bài và quan đến mục tiêu không liên quan câu hỏi mở đòi hỏi học sinh phải vận của bài và đòi hỏi chặt chẽ đến mục hoặc quá rộng dụng tư duy bậc cao. học sinh phải vận tiêu của bài, tư duy nên khó tập dụng tư duy bậc bậc cao hoặc các trung vào chủ cao để hiểu khái khái niệm trọng đề. niệm. yếu của bài. Các câu hỏi nội dung (CHND) nhắm vào kiến thức quan trọng có sẵn trong bài học Các CHND tập trung vào Các CHND góp Một số CHND giúp Các CHND các khái niệm quan trọng phần xây dựng kiến học sinh hiểu kiến không giúp xây để hình thành kiến thức thức cơ bản và có thức cơ bản. dựng kiến thức cơ bản. Chúng có câu trả câu trả lời được xác lời được xác định. định. cơ bản. Các câu hỏi định hướng (CHĐH) có liên quan với nhau Bộ CHĐH đòi hỏi học Bộ CHĐH đòi hỏi Bộ CHĐH đôi khi Bộ CHĐH ít khi sinh phải lấy thông tin từ học sinh phải lấy đòi hỏi học sinh đòi hỏi học sinh CHND để trả lời CHBH thông tin từ CHND phải lấy thông tin phải lấy thông một cách thấu đáo và để trả lời CHBH và từ CHND để trả lời tin từ CHND để suy nghĩ một cách sâu suy nghĩ sâu sắc về CHBH hoặc suy trả lời CHBH sắc và sáng tạo để giải CHKQ. nghĩ về CHKQ. hoặc suy nghĩ quyết CHKQ. 2.06 Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 về CHKQ. Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 2 Lập kế hoạch Bài dạy Sử dụng một website cộng tác trực tuyến để thực hành xây dựng CHĐH Các website cộng tác trực tuyến cho phép cá nhân tạo và tải tài liệu lên mạng để mọi người có thể cùng biên tập nếu được mời và có sẵn đường truyền Internet. Một số trang web còn cho phép cả việc chỉnh sửa và soạn thảo các bài trình diễn và bảng tính. Nếu bạn muốn có thêm thông tin về cách sử dụng các trang web trực tuyến trong lớp học, hãy đọc nội dung này trong thư mục Collaboration trên đĩa CD. 1. Duyệt đến trang web cộng tác trực tuyến theo hướng dẫn của giáo viên đứng lớp. _________________________________________________________________________________________________________ 2. Tạo một tài khoản trên trang web này: a. Tìm e-mail mà trang web này gửi đến cho bạn mời bạn tham gia biên tập bảng tính có tiêu đề là Thuchanh_CHDH. b. Tìm đường liên kết đến trang đăng ký sử dụng trang web này được cho trong e-mail. c. Tạo một tài khoản và ghi lại thông tin đăng nhập và mật mã của bạn vào trang vii của Phần Giới thiệu khóa học và/ hoặc nhập thông tin vào văn bản Login Information có trong thư mục About_This_Course trên đĩa CD. d. Nếu bạn không tìm thấy e-mail thư mời hoặc bạn muốn dùng một địa chỉ e-mail khác để tạo tài khoản, hãy cung cấp thông tin đó cho giáo viên đứng lớp. Giáo viên sẽ gửi thư mời để bạn tham gia trang web nói trên. 3. Hãy cùng cả lớp xem các Câu hỏi Động não trên trang web cộng tác trực tuyến. 4. Hãy cùng cả lớp thảo luận hàng đầu tiên của tài liệu bảng tính. 5. Theo nhóm nhỏ có các thành viên dạy các môn khác nhau, hãy hoàn chỉnh một hoặc hai bộ CHKQ, CHBH và CHND. Một thành viên của nhóm sẽ ghi các câu hỏi do nhóm bạn động não vào bảng tính. Tùy chọn: Chọn bất kỳ hai trong số ba nhóm câu và điền vào chỗ trống với các câu của chính bạn. 6. Chia sẻ và thảo luận các câu hỏi của bạn với cả lớp. Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 2.07 Mô-đun 2 Lập kế hoạch Bài dạy Việc bắt đầu viết bộ Câu hỏi Định hướng từ các ý tưởng lớn hay từ bài học cụ thể hoàn toàn là do từng cá nhân quyết định. Bước 2: Phác thảo các Câu hỏi Định hướng: Để viết được bộ Câu hỏi Định hướng tốt cần phải mất thời gian và thực hành nhiều. Bộ Câu hỏi Định hướng là một thử thách cần phải vượt qua và thường xuyên xem lại nhiều lần. Nhiều giáo viên nhận thấy quá trình này sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu như họ bắt đầu từ một ý tưởng lớn, phác thảo Câu hỏi Khái quát, sau đó làm việc với bộ Câu hỏi Bài học và Câu hỏi Nội dung. Ngược lại cũng có những người nhận thấy quá trình này dễ dàng hơn khi họ bắt đầu bằng việc xem xét bài dạy cụ thể, nhận xét xem bài dạy sẽ phát triển lên thành ý tưởng lớn và Câu hỏi Khái quát như thế nào. Trong bước này, bạn sẽ viết bộ Câu hỏi Định hướng cho bài dạy của mình. Nếu cần, hãy sử dụng các tài nguyên sau đây trong thư mục CFQs trên đĩa CD: • Các gợi ý để viết Câu hỏi Định hướng • Các Câu hỏi Định hướng mẫu • Các từ chỉ ý tưởng lớn 1. Xem lại các chuẩn kiến thức và mục tiêu. 2. Viết phác thảo đầu tiên của bộ Câu hỏi Định hướng vào bảng dưới đây hoặc nhập chúng vào Kế hoạch bài dạy. Ghi chú: Bảng này cũng được cho tại Mô-đun 2, Hoạt động 2, Bước 2: Phác thảo các Câu hỏi Định hướng của bạn trong Sổ tay điện tử. Câu hỏi Khái quát Câu hỏi Bài học Câu hỏi Nội dung Ghi chú: Nếu bạn muốn có một hướng dẫn theo từng bước để viết các câu hỏi, hãy sử dụng tài liệu về cách viết các Câu hỏi Định hướng được cho trong thư mục CFQs trên đĩa CD. 2.08 Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 2 Lập kế hoạch Bài dạy 3. Sử dụng phần Câu hỏi Định hướng trong Bảng kiểm mục Kế hoạch bài dạy để xem lại phác thảo các câu hỏi của bạn. Ghi chú: Bảng Kiểm mục Kế hoạch bài dạy trong thư mục Assessment trên đĩa CD sẽ giúp bạn theo dõi công việc của bạn trong khi xây dựng Kế hoạch bài dạy. Nó được dựa trên Tiêu chí đánh giá Hồ sơ bài dạy và các tiêu chí khác có liên quan đến những lĩnh vực cụ thể của Kế hoạch bài dạy. 4. Nếu cần thì hãy chỉnh sửa lại các câu hỏi. 5. Lưu lại Bảng kiểm mục Kế hoạch bài dạy trong thư mục kehoach_baiday để sử dụng về sau. Bước 3: Chia sẻ bộ Câu hỏi Định hướng 1. Chia thành từng nhóm 3-4 người và chia sẻ bản phác thảo thứ nhất của bộ Câu hỏi Định hướng. 2. Sử dụng Bảng tiêu chí đánh giá Câu hỏi Định hướng ở trang 2.06 hoặc trong thư mục Assessment trên đĩa CD để trao đổi phản hồi về những Câu hỏi Định hướng của các bạn. 3. Ghi chú các ý được bạn học cung cấp. 4. Xem lại các câu hỏi của bạn dựa trên các ý kiến phản hồi. Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Các gợi ý về việc chia nhóm thảo luận được cho trong thư mục Facilitation trên đĩa CD. 2.09 Mô-đun 2 Lập kế hoạch Bài dạy Hoạt động 3: Xem xét các phương pháp đánh giá đa dạng Đến đây, bạn đã hoàn thành được 2 bước trong việc định hướng việc học tập của học sinh: • Quyết định mục tiêu học tập cụ thể dựa trên các chuẩn kiến thức và các kỹ năng của thế kỷ 21. • Phát triển bộ Câu hỏi Định hướng Trong hoạt động này, bạn sẽ tiếp tục tập trung vào việc học tập của học sinh qua Kế hoạch đánh giá: Tham khảo thêm các kỹ năng trong Help Guide để hoàn tất bước này: • Kỹ năng Soạn thảo văn bản 11.3: Sử dụng chức năng comments để ghi chú vào tài liệu. • Xem xét nhiều phương pháp đánh giá đa dạng và cách áp dụng chúng vào bài dạy của bạn • Phác thảo một lịch trình đánh giá để minh họa cách bạn đánh giá trong bài dạy Bước 1: Khảo sát đánh giá thành phần và đánh giá tổng thể Các hình thức đánh giá khác nhau cung cấp các thông tin khác nhau về việc học sinh hiểu các khái niệm quan trọng và nắm vững các kỹ năng ra sao. Hiểu được điều này sẽ giúp bạn lập Kế hoạch đánh giá và giảng dạy sao cho có hiệu quả nhất. Trong bước này, bạn sẽ suy nghĩ về cách sử dụng các phương pháp đánh giá khác nhau để đạt được những mục đích của việc đánh giá. 1. Đọc tài liệu về đánh giá trong cách học tập dự án tại thư mục Assessment trên đĩa CD; bài này trình bày tổng quát việc sử dụng các phương pháp đánh giá trong lớp học lấy học sinh làm trung tâm. Bắt đầu suy nghĩ về việc bạn sẽ tích hợp các ý này vào bài dạy của chính bạn. Nếu muốn, hãy ghi chú vào tài liệu và lưu nó vào thư mục tainguyen_khoahoc thuộc thư mục kehoach_baiday. (Xem kỹ năng Xử lý văn bản 11.3 và 11.4) 2. Khi bạn lên Kế hoạch đánh giá cho bài dạy, bạn phải phác thảo cả đánh giá thành phần lẫn đánh giá tổng thể đối với 5 mục đích sau đây: • Kỹ năng Soạn thảo văn bản 11.4: Sử dụng chức năng tô sáng (highlighting) để ghi chú vào tài liệu. Đánh giá thành phần 1. Tìm hiểu nhu cầu học sinh 2. Khuyến khích tự định hướng và hợp tác 3. Theo dõi tiến bộ 4. Kiểm tra tiếp thu và thúc đẩy siêu nhận thức Đánh giá tổng thể 2.10 Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 5. Thể hiện sự tiếp thu kiến thức và kỹ năng Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 2 Lập kế hoạch Bài dạy 3. Để tìm hiểu thêm thông tin về các kỹ thuật đánh giá đối với từng mục đích nêu trên, hãy thực hiện các bước sau: a. Duyệt trang web giáo dục Đánh giá Dự án tại địa chỉ http://educate.intel.com/vn/AssessingProjects b. Đánh dấu trang web này. c. Nháy chọn Chiến lược Đánh giá. 4. Tham khảo các thông tin về từng mục đích đánh giá, xem xét các kỹ thuật đánh giá khác nhau để đạt được từng mục đích và suy nghĩ về cách bạn có thể áp dụng vào bài dạy. Ghi chú: Ví dụ sau đây cũng được cho trong Mô-đun 2, Hoạt động 3, Bước 1: Khảo sát đánh giá thành phần và đánh giá tổng thể trong Sổ tay điện tử. 5. Trong quá trình xem xét các kỹ thuật đánh giá cho bài dạy, hãy sử dụng thông tin trong Đánh giá Dự án để giúp bạn tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau đây: • Mục đích của đánh giá là gì? • Phương pháp nào là phù hợp cho mục đích đó? • Công cụ hiệu quả nhất là gì? • Khi nào thì bạn sẽ sử dụng các phương pháp và công cụ đó? • Bạn sẽ xử lý kết quả như thế nào? Ghi chú: Các bạn có thể tách thành các nhóm nhỏ để thảo luận các câu hỏi này. Mỗi mục đích đánh giá sau đây đều được thảo luận ở tài nguyên Đánh giá Dự án: Tìm hiểu nhu cầu học sinh Bạn đang cân nhắc kỹ thuật nào để tìm hiểu mức độ sẵn sàng của học sinh đối với bài dạy của bạn? Ghi chú: Tham khảo thật kỹ phần Các kỹ thuật tìm hiểu nhu cầu học sinh. Trong hoạt động kế tiếp, bạn sẽ tạo một bảng đánh giá giúp bạn xác định nhu cầu của học sinh tại thời điểm bạn bắt đầu bài dạy. _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 2.11 Mô-đun 2 Lập kế hoạch Bài dạy Theo dõi tiến bộ Bạn có thể sử dụng kỹ thuật giám sát và báo cáo nào để khuyến khích học sinh tự quản lý tiến độ công việc và phát triển trong suốt quá trình làm việc độc lập lẫn làm việc theo nhóm? Làm thế nào để bạn có thể giúp học sinh không đi chệch hướng trong quá trình thực hiện dự án? Bạn cần phải tạo ra các công cụ giám sát và báo cáo nào? _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ Khuyến khích tự định hướng và hợp tác Bạn sẽ tạo điều kiện cho học sinh tìm hiểu về kết quả mong đợi của dự án như thế nào? Làm thế nào để bạn có thể giúp học sinh trở thành những người học độc lập hoàn toàn có khả năng lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch mà không cần phải nhắc nhở? Bạn có thể sử dụng cách đánh giá nào để giúp học sinh cộng tác và phản hồi tích cực với bạn bè của các em? _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ Kiểm tra sự tiếp thu và thúc đẩy siêu nhận thức Kỹ thuật đánh giá nào sẽ giúp cho học sinh phản hồi việc học tập của các em (siêu nhận thức) và giúp bạn kiểm tra mức độ tiếp thu kiến thức? Bạn cần phải tạo ra các loại đánh giá nào? _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ Thể hiện sự tiếp thu kiến thức và kỹ năng Kỹ thuật đánh giá nào nên sử dụng để đánh giá kiến thức tổng thể và hoạt động thể hiện kiến thức? Làm thế nào bạn và học sinh biết rằng các em đã đạt được mục tiêu học tập? _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ 6. Ghi lại những thông tin nào khác mà bạn cho là hữu ích: _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ 2.12 Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 2 Lập kế hoạch Bài dạy Bước 2 : Phác thảo lịch trình đánh giá Đánh giá toàn diện và chính xác là điều có ý nghĩa quan trọng đối với việc giảng dạy tốt. Có một lịch trình đánh giá sẽ bảo đảm dự án tập trung vào mục tiêu của bài dạy; lịch trình cần được hình thành trước khi quyết định các hoạt động và bài tập của dự án. Do các bài tập của dự án tạo điều kiện mở rộng hoạt động học tập cá nhân, các kỹ thuật đánh giá cũng cần được thiết kế sao cho một mặt chúng có thể đáp ứng được phạm vi hoạt động học tập rất rộng, mặt khác vẫn tập trung vào các mục tiêu đề ra. Kế hoạch đánh giá phải vạch ra những biện pháp và công cụ xác định rõ ràng kết quả học tập cần đạt được và các chuẩn mực đối với chất lượng của sản phẩm lẫn phương cách tiến hành. Kế hoạch này cũng phải xác định các thời điểm giám sát cụ thể và các kỹ thuật để cung cấp thông tin cho giáo viên và giữ cho học sinh đi đúng hướng. Kế hoạch đánh giá cần tạo điều kiện cho học sinh tham gia vào việc xác định mục tiêu, nhận xét và quản lý tiến trình học tập trong thời gian thực hiện dự án, cũng như tự ôn tập sau dự án. Phần Kế hoạch đánh giá trong Hồ sơ bài dạy mẫu gồm có bảng tổng hợp đánh giá và lịch trình đánh giá. Lịch trình đánh giá là một công cụ hữu ích để mô tả trực quan các hoạt động đánh giá trong suốt bài dạy và là một bước khởi đầu có ích trong quá trình phát triển Kế hoạch đánh giá. Một Kế hoạch đánh giá sẽ: • Bảo đảm dự án bám sát mục tiêu học tập • Đề ra các phương pháp và công cụ đánh giá • Định rõ các kết quả mong đợi và tiêu chuẩn về chất lượng của sản phẩm và cách thể hiện • Định rõ các mốc kiểm tra trong quá trình thực hiện dự án và các biện pháp để giữ cho cả thầy lẫn trò không đi chệch mục tiêu Trong bước này, bạn sẽ thực hiện phần Lịch trình đánh giá cho Kế hoạch đánh giá của bạn. Một lịch trình đánh giá là cách hữu hiệu để thể hiện trực quan trình tự của các đánh giá thực hiện trong suốt bài dạy. Ví dụ sau đây về lịch trình đánh giá mẫu cho thấy các đánh giá trước, trong và sau dự án: Lịch trình đánh giá Trước khi bắt đầu dự Học sinh làm việc với dự án và án hoàn tất các bài tập Sau khi hoàn tất dự án • Đặt câu hỏi • Các bản tóm tắt • Bảng tiêu chí bản tin • Kế hoạch dự án • Bảng kiểm mục quan sát • Biểu đồ K-W-L • Các sổ ghi chép • Bảng tiêu chí bản tin. • Kiểm tra thử • Biểu đồ K-W-L • Các sổ ghi chép • Bài viết thu hoạch • Đánh giá nhóm và tự đánh giá • Đặt câu hỏi • Thảo luận Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 2.13 Mô-đun 2 Lập kế hoạch Bài dạy Phác thảo lịch trình đánh giá của bạn 1. Phác thảo lịch trình đánh giá trong Kế hoạch bài dạy của bạn. Xem lại phần lập kế hoạch bạn đã làm xong ở bước trước đây để hoàn chỉnh lịch trình này. Vào lúc này lịch trình của bạn chỉ cần phản ánh các ý tưởng đánh giá sơ thảo. Bạn sẽ có thêm thời gian ở các mô-đun sau này để chỉnh sửa Kế hoạch đánh giá của mình. 2. Hãy bảo đảm là bạn có bao gồm các kỹ thuật đánh giá cho cả năm mục đích đánh giá. Ghi chú _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ 2.14 Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 2 Lập kế hoạch Bài dạy Hoạt động 4: Tạo một bảng đánh giá tìm hiểu nhu cầu học sinh. Trong hoạt động này, bạn sẽ tạo ra một bảng đánh giá phục vụ một trong năm mục đích đánh giá, đó là tìm hiểu nhu cầu của học sinh. Bảng đánh giá này sẽ giúp bạn tìm hiểu kiến thức có sẵn của học sinh, mối quan tâm, lĩnh vực các em còn yếu, hoặc những hiểu biết sai lạc liên quan đến nội dung bài học. Với mục đích này, bạn có thể dùng các Câu hỏi Khái quát và Câu hỏi Bài học để đo lường sự hiểu biết của học sinh đối với chủ đề. Khi áp dụng bảng đánh giá này vào lớp học, bạn có thể thu thập thông tin về kiến thức của học sinh để điều chỉnh bài dạy, ví dụ điều chỉnh mục tiêu, cung cấp thêm thông tin hoặc phân hóa đối tượng. Bước 1: Tận dụng kiến thức có sẵn của học sinh Hoạt động này cùng lúc có hai mục đích: • Hiểu rõ lợi ích của việc sử dụng phần mềm xử lý văn bản • Tạo mẩu đánh giá sẽ dùng trong lớp học của bạn. Dựa vào những thông tin bạn có được khi chia sẻ mẩu đánh giá này với học sinh, bạn có thể điều chỉnh mục tiêu, cung cấp thêm hướng dẫn trước khi tiến hành dạy hoặc phân hóa đối tượng để hướng dẫn Trong bước này, hãy tham khảo một số ý tưởng giúp cho bạn lên kế hoạch cho bảng đánh giá tìm hiểu nhu cầu học sinh. 1. Xem lại những ghi chú về kỹ thuật mà bạn đã quan tâm để tìm hiểu nhu cầu học sinh ở trang 2.11. 2. Xem các mẫu đánh giá tìm hiểu nhu cầu học sinh tại thư mục Assessment trên đĩa CD tài nguyên. 3. Nếu cần thì hãy ghi lại những ý mà bạn muốn cho vào bảng đánh giá của chính mình. Tài nguyên tùy chọn: Mở tài nguyên Thiết kế Dự án hiệu quả tại trang web giáo dục Intel® Education, phần Tận dụng kiến thức có sẵn của học sinh 1. Mở trang web http://educate.intel.com/vn/ProjectDesign 2. Nháy chọn Kỹ thuật Dạy học. 3. Nháy chọn Kiến thức có sẵn. 4. Xem lại các thông tin và ví dụ về các kỹ thuật đánh giá và tận dụng các kiến thức có sẵn của học sinh. Ghi chú: _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 2.15 Mô-đun 2 Lập kế hoạch Bài dạy Nếu cần, hãy ghi lại tất cả các ý tưởng mà bạn có thể sử dụng trong bảng đánh giá. Truy cập mục Thiết kế Dự án hiệu quả để có thêm thông tin về bộ Câu hỏi Định hướng: 1. Nhập địa chỉ trang web: http://educate.intel.com/vn/ProjectDesign 2. Nháy chọn Thiết kế dự án. 3. Nháy chọn Bộ câu hỏi khung chương trình. 4. Nháy chọn Các phương pháp đặt câu hỏi hiệu quả trong hộp thoại bên phải trang web. 5. Tham khảo những cách sử dụng và giới thiệu bộ Câu hỏi Định hướng cho học sinh. ___________________________________________________________________________________________________________ ___________________________________________________________________________________________________________ ___________________________________________________________________________________________________________ ___________________________________________________________________________________________________________ ___________________________________________________________________________________________________________ ___________________________________________________________________________________________________________ ___________________________________________________________________________________________________________ Nếu cần, bạn có thể quay trở lại trang chính Đánh giá Dự án để đọc thông tin chi tiết hơn về việc tìm hiểu nhu cầu của học sinh 1. Mở trang web đã được đánh dấu: http://educate.intel.com/vn/AssessingProjects 2. Nháy chọn Kỹ thuật Đánh giá. 3. Nháy chọn Những kỹ thuật Đánh giá Nhu cầu của học sinh. 4. Ghi lại những cách tìm hiểu nhu cầu học sinh có thể có ích cho bảng đánh giá của bạn. _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ 2.16 Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 2 Lập kế hoạch Bài dạy Bước 2: Lên kế hoạch đánh giá Việc dành thì giờ thiết kế Kế hoạch đánh giá trước khi bài dạy bắt đầu sẽ giúp bạn xem xét cách bạn muốn tìm hiểu nhu cầu học sinh, kiểm tra tiếp thu, làm việc với học sinh về tiến bộ của các em và định rõ các yêu cầu của dự án. Hãy xem xét những hình thức đánh giá mà bạn có thể sử dụng để tìm hiểu nhu cầu học sinh: Mỗi đề tài bài học đều gắn với những trải nghiệm, mối quan tâm và năng lực khác nhau của từng học sinh. Nếu bạn hiểu rõ các đặc điểm này của từng em, bạn sẽ có thể thiết kế bài dạy đáp ứng nhu cầu cụ thể của học sinh cũng như giải quyết được những lĩnh vực mà các em còn nhận thức sai lệch. 1. 2. 3. Làm việc theo nhóm nhỏ, thảo luận những câu hỏi sau: • Bạn cần phải lấy những thông tin gì để tìm hiểu về nhu cầu học tập của học sinh? Bạn sẽ thu thập thông tin đó bằng cách nào? • Các Câu hỏi Bài học và Câu hỏi Khái quát có thể được sử dụng như thế nào để thu thập các thông tin đánh giá? • Bằng cách nào bạn có thể thu thập những thông tin về các kỹ năng tư duy bậc cao và kỹ năng của thế kỷ 21 có liên quan đến bài học từ học sinh? • Bạn sẽ xử lý các thông tin thu thập được như thế nào? Suy nghĩ về cách thu thập và xử lý các thông tin nêu trên. Dưới đây là một số phương pháp gợi ý: • Đặt câu hỏi • Khảo sát • Biểu đồ • Phương pháp K-W-H-L (đã biết những gì/ muốn biết những gì/ làm sao để biết và cuối cùng là đã giải quyết được gì) • Biểu đồ so sánh hình T (T- Chart) • Động não • Suy nghĩ-Bắt cặp-Chia sẻ (Think-Pair-Share) • Viết nhật ký học tập • Bài tập Mẹo 1:1: Thu thập thông tin về kiến thức có sẵn từ cá nhân học sinh thường dễ dàng hơn với lớp học mỗi học sinh có 1 máy tính. Học sinh có thể trả lời các câu hỏi điện tử và gửi cho giáo viên hoặc phản hồi các mẫu thăm dò trực tuyến. Thông tin này có thể cung cấp cho giáo viên một bức tranh tổng quát về kiến thức của học sinh. Hãy nghĩ về cách bạn có thể thu thập được và sử dụng loại thông tin này. Sử dụng không gian làm việc dưới đây để phác thảo nội dung thông tin về nhu cầu của học sinh và phương pháp bạn sẽ sử dụng. Ghi chú: Bảng này cũng có sẵn tại Mô-đun 2, Hoạt động 4, Bước 2: Lên Kế hoạch đánh giá trong Sổ tay điện tử. Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 2.17 Mô-đun 2 Lập kế hoạch Bài dạy Các thông tin đánh giá cần có Thông tin về kiến thức có sẵn Các nhận thức sai lệch hoặc lĩnh vực học sinh còn yếu Các phương pháp để lấy thông tin Cách sử dụng Câu hỏi Khái quát và Câu hỏi Bài học Việc sử dụng các mẫu tài liệu đánh giá có câu trả lời của học sinh sẽ bảo đảm tính hiệu quả cho công việc đánh giá của bạn. Nhớ bỏ đi phần trả lời của học sinh trước khi in các bản đánh giá này và phát cho các em để thực hiện. Cách khảo sát những kỹ năng của thế kỷ 21 cần thiết Những phương pháp đánh giá có hiệu quả nhất là 2.18 Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 2 Lập kế hoạch Bài dạy Bước 3: Tạo bảng đánh giá Từ việc lập kế hoạch ở bước trước đây, bây giờ bạn hãy tạo bảng đánh giá tìm hiểu nhu cầu của học sinh. Hãy suy nghĩ xem học sinh sẽ trả lời như thế nào để giúp bạn dự đoán những lĩnh vực kiến thức các em còn yếu hoặc hiểu sai. Sử dụng Help Guide nếu bạn cần trợ giúp trong bất cứ thao tác nào được liệt kê dưới đây: Xây dựng dàn ý bài giảng trước khi thêm vào các hiệu ứng âm thanh, minh họa và hình ảnh trực quan sẽ giúp bạn đảm bảo cho nội dung bài giảng là phần chính yếu cần tập trung. Sử dụng tài liệu trợ giúp Help Guide nếu cần hỗ trợ công nghệ khi thực hiện các bước sau: 1. Dùng phần mềm soạn thảo văn bản để tạo bảng đánh giá này. 2. Chọn để đưa vào bảng đánh giá của bạn những ý về thiết kế hoặc định dạng văn bản dưới đây. Tham khảo thêm các kỹ năng trong Help Guide để hoàn tất bước này: • Định dạng một bảng. (Tham khảo Nhóm Soạn thảo văn bản 7.) • Tạo một biểu đồ. (Tham khảo Nhóm Soạn thảo văn bản 9.) • Các nhóm Soạn thảo văn bản 1-12 • Tạo một đồ thị từ bảng có sẵn. Sử dụng thông tin trong bảng để tạo những đồ thị khác nhau. (Tham khảo Kỹ năng Soạn thảo văn bản 8.2.) • Nhóm Soạn thảo văn bản 7: Làm việc với bảng biểu • Tạo một đồ thị không có bảng đi kèm. (Tham khảo Kỹ năng Soạn thảo văn bản 8.1.) • Định dạng một biểu đồ. Bạn có thể thay đổi kiểu biểu đồ, thêm tiêu đề, thay đổi cách tổ chức dữ liệu, màu sắc và kiểu thiết kế. (Tham khảo Nhóm Soạn thảo văn bản 8.) • Thêm tiêu đề đầu và cuối trang. Thêm văn bản như tiêu đề, ngày tháng và số trang vào đầu và cuối mỗi trang văn bản. (Tham khảo Kỹ năng Soạn thảo văn bản 6.16.) • Thay đổi thiết lập trang: các thay đổi về độ rộng của lề, kích thước giấy, kiểu in. (Tham khảo Nhóm Soạn thảo văn bản 6.) • Kiểm tra lỗi chính tả và ngữ pháp của văn bản. Phần lớn các phần mềm soạn thảo văn bản đều có chức năng kiểm tra lỗi chính tả và ngữ pháp tự động, trừ khi bạn tắt chức năng này. Một đường gợn sóng màu đỏ sẽ cho biết là từ cụ thể nào đó không có trong từ điển của chương trình. Một đường gợn sóng màu xanh cho biết có thể bạn đang dùng câu hoặc từ không đúng quy tắc ngữ pháp. Những chức năng này có thể hữu ích đối với học sinh khi các em viết và chỉnh sửa văn bản. (Tham khảo Kỹ năng Soạn thảo văn bản 10.11.) 3. Lưu bảng đánh giá vào thư mục Danhgia trong thư mục Hồ sơ bài dạy của bạn. 4. Hãy vào vai học sinh trong lớp của bạn để đoán xem các em sẽ trả lời các câu hỏi trong bảng đánh giá của bạn như thế nào. Viết câu trả lời dưới tiêu đề “mẫu câu trả lời của học sinh” trực tiếp vào công cụ đánh giá. Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 • Nhóm Soạn thảo văn bản 9: Làm việc với Biểu đồ • Kỹ năng Soạn thảo văn bản 8.2: Tạo đồ thị từ bảng • Kỹ năng Soạn thảo văn bản 8.1: Tạo đồ thị không có bảng đi kèm. • Nhóm Soạn thảo văn bản 8: Làm việc với biểu đồ và đồ thị • Kỹ năng Soạn thảo văn bản 8.16: Nhập các thông tin giống nhau vào đầu và cuối trang văn bản hoặc tiêu đề đầu và cuối trang. • Nhóm Soạn thảo văn bản 6: Thiết kế trang • Kỹ năng Soạn thảo văn bản 10.11: Kiểm tra chính tả của văn bản 2.19 Mô-đun 2 Lập kế hoạch Bài dạy 5. Xem lại các câu trả lời. Bạn có thể viết lại một số từ để thu hút nhiều học sinh tham gia không? Để có thêm nhiều thông tin liên quan hơn không? Để tận dụng kiến thức có sẵn của học sinh mà trước đó bạn chưa nghĩ đến? Nếu muốn thì hãy chỉnh sửa lại các câu hỏi. 6. Hãy dùng bảng kiểm mục Đánh giá tìm hiểu nhu cầu học sinh dưới đây để xem lại và nếu cần thì chỉnh sửa bảng đánh giá của bạn. Ghi chú: Bảng kiểm mục này cũng được cho trong thư mục Assessment trên đĩa CD. Bảng kiểm mục Đánh giá tìm hiểu nhu cầu học sinh Bảng đánh giá thu thập được kiến thức có sẵn của học sinh Các Câu hỏi Khái quát và Câu hỏi Bài học được sử dụng để giúp lấy thông tin đánh giá Các câu hỏi thể hiện các bài dạy sẽ nhắm đến các kỹ năng tư duy bậc cao và kỹ năng của thế kỷ 21 Các câu trả lời của học sinh đã được dự kiến để hướng trọng tâm vào thông tin cần thu thập Thông tin từ bảng đánh giá này có thể được sử dụng để đáp ứng nhu cầu của học sinh trước khi bắt đầu bài dạy. Theo dõi phần trình bày làm mẫu của giáo viên hướng dẫn về các thành phần của Bài trình diễn về bài dạy Hoạt động này có hai mục đích đồng thời: • Để bạn hiểu các lợi ích của việc sử dụng phần mềm trình diễn, từ đó bạn sẽ quyết định chọn phần mềm nào là thích hợp để tạo mẩu sản phẩm học sinh. Hoạt động 5 : Tạo một bài trình diễn về bài dạy Trong hoạt động này, bạn sẽ tạo một bài trình diễn để giới thiệu bài dạy của mình với các đồng nghiệp. Trong suốt khóa học, bạn sẽ làm việc với những bạn cùng nhóm để cho và nhận ý kiến phản hồi liên quan đến những thành phần Hồ sơ bài dạy của cả nhóm. Trong bài trình diễn này có cả phần Giới thiệu bài dạy mà bạn sẽ viết sau đây, các mục tiêu và chuẩn kiến thức, các Câu hỏi Định hướng và lịch trình đánh giá. Bạn sẽ chia sẻ bài trình diễn này cùng với bảng đánh giá để tìm hiểu nhu cầu học sinh vào đầu Mô-đun 3: Xây dựng liên kết. Bước 1: Lập kế hoạch cho bài trình diễn • Để tạo ra một bài trình diễn giới thiệu tổng quan về bài học và những gì bạn mong muốn đạt được thông qua bài dạy. Hãy xem một số bài trình diễn mẫu để giúp bạn xây dựng bài của mình và sau đó phác thảo Tóm tắt bài dạy. Bài trình diễn của bạn sẽ tóm tắt ý tưởng của bạn về bài dạy cho đến lúc này và cung cấp cho các thành viên trong nhóm thông tin mà họ cần để phản hồi trong khóa học. Bạn cũng có thể chọn sử dụng bài trình diễn này để trình chiếu Hồ sơ bài dạy của bạn trong Mô-đun 8. Bạn sẽ làm việc với cùng một nhóm cố định trong tất cả các hoạt động Chia sẻ suốt khóa học này. Nhóm của bạn sẽ gồm có những thành viên dạy cùng môn hoặc cùng cấp học. 1. 2.20 Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Tham khảo các bài trình diễn Hồ sơ bài dạy mẫu trong thư mục Unit Portfolios, Unit Portfolio Presentations trên đĩa CD. Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 2 Lập kế hoạch Bài dạy 2. Mở Kế hoạch bài dạy của bạn và viết phác thảo Tóm tắt bài dạy. Hãy viết từ 3-5 câu mô tả vắn tắt đề tài, các hoạt động chủ yếu, các sản phẩm của học sinh và những vai học sinh sẽ đảm nhận trong kịch bản dự án. 3. Suy nghĩ về những câu hỏi sau đây trong quá trình chuẩn bị bài trình diễn: 4. • Bạn muốn học những gì khi dạy bài này? Điều gì trong bài này là thích hợp để giúp bạn đạt được mục tiêu của khóa học? Có thể bạn sẽ cần nhìn lại những mục tiêu học tập ở trang 1.16. • Cách học tập dự án, việc đánh giá thường xuyên và các Câu hỏi Định hướng sẽ giúp học sinh của bạn như thế nào trong việc đáp ứng các mục tiêu học tập của thế kỷ 21 Ghi chú các ý mà bạn có thể cần sử dụng: _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ Ghi chú: Bạn sẽ có cơ hội chỉnh sửa Tóm tắt bài dạy trong các mô-đun sau sau khi đã tạo ra mẫu sản phẩm học sinh và viết Các bước tiến hành bài dạy. Bước 2: Tạo đề cương cho bài trình diễn Chức năng tạo đề cương của một ứng dụng trình diễn giúp người dùng tập trung vào những vấn đề quan trọng cần trình bày. Tương tự như vậy, cách làm đề cương cũng sẽ giúp cho học sinh tập trung vào nội dung hơn là các chi tiết trình bày. Lập đề cương bài trình diễn trước khi thêm hình ảnh, hoạt hình, âm thanh sẽ giúp bảo đảm hướng trọng tâm vào nội dung. Sử dụng Help Guide nếu bạn muốn trợ giúp thực hiện bất kỳ kỹ năng công nghệ nào được liệt kê dưới đây. Bài trình diễn sẽ bao gồm các điểm quan trọng nhất của bài dạy. Khi trình bày bạn sẽ thuyết minh chi tiết hơn. Mẹo học tập: Một slideshow đa phương tiện có kèm theo thuyết minh là một công cụ hữu hiệu để chia sẻ các dự án và các ý tưởng phức tạp khác. Giáo viên và học sinh có thể dùng các bài trình diễn phục vụ nhiều mục đích khác nhau trong công việc và đời sống. Ghi chú: Hãy nhớ là các bài trình diễn đa phương tiện được thiết kế tốt là những bài cô đọng ý và sau đó các ý này sẽ được phát triển bởi người trình bày. Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 2.21 Mô-đun 2 Lập kế hoạch Bài dạy Tham khảo Help Guide: • Kỹ năng Đa phương tiện 1.9: Lưu bài trình diễn • Kỹ năng Đa phương tiện 2.3: Chuyển chế độ làm việc format/ view của Slide 1. Kích hoạt phần mềm đa phương tiện (Tham khảo Kỹ năng Đa phương tiện 1.1.) 2. Xem xét việc tùy biến các thanh công cụ và menu trên máy tính của bạn sao cho mọi người đều có các nút chức năng và menu giống nhau. Điều này sẽ làm cho việc làm theo các hướng dẫn thuận tiện hơn. Mẹo học tập: Hãy thiết lập các máy tính trong phòng máy của bạn giống nhau để việc hướng dẫn được thuận tiện hơn. 3. • Kỹ năng Đa phương tiện 5.15: Thêm ghi chú vào slide để người trình bày sử dụng • Kỹ năng Xử lý văn bản 10.7: Thêm một văn bản khác hoặc một bài trình diễn như là một đối tượng 2.22 Tạo một đề cương trong khung Outline để giúp bạn sắp xếp ý tưởng và tập trung vào nội dung của bài trình diễn. (Tham khảo Kỹ năng Đa phương tiện 2.2 và 5.1.) Mẹo học tập: Bạn có thể yêu cầu học sinh sử dụng khung Outline để nhập nội dung trước khi các em thêm các chi tiết thiết kế vào bài trình bày. 4. Tạo các slide để hình thành bài trình chiếu dựa trên các ý của Kế hoạch bài dạy, ví dụ: • Tóm tắt bài dạy • Những gì bạn mong đợi sẽ đạt được qua bài dạy, cả về phía thầy lẫn trò. • Những gì mà việc đánh giá tìm hiểu nhu cầu học sinh sẽ giúp bạn và học sinh lên kế hoạch cho những hoạt động sắp tới trong bài dạy. • Các thông tin khác, ví dụ bộ Câu hỏi Định hướng, để các thành viên khác trong nhóm tham gia hỗ trợ phát triển bài dạy. 5. Thêm một slide để tóm tắt bảng đánh giá tìm hiểu nhu cầu của học sinh: • Bạn muốn biết gì về học sinh? • Những thông tin đánh giá sẽ giúp bạn và học sinh như thế nào để lên kế hoạch cho những hoạt động tiếp theo trong bài dạy? • Bạn muốn nhận những thông tin phản hồi như thế nào? 6. Thường xuyên lưu lại công việc soạn thảo bài trình diễn này vào thư mục kehoach_baiday. (Tham khảo Kỹ năng Đa phương tiện 1.9.) 7. Khi đã làm xong đề cương, bạn hãy bắt đầu làm việc ở chế độ Slide view để trang trí cho các slide. (Tham khảo Kỹ năng Đa phương tiện 2.3.) Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 2 Lập kế hoạch Bài dạy Bước 3: Bổ sung các chi tiết cơ bản vào bài trình bày Sau khi đã hoàn thiện đề cương, hãy nhúng phần đánh giá vào và thiết kế các slide để hỗ trợ bạn trong việc trình bày nội dung. Sử dụng Help Guide nếu cần hỗ trợ công nghệ khi thực hiện các bước sau: Ghi chú: Bạn cần phải nhúng Kế hoạch bài dạy và bảng đánh giá tìm hiểu nhu cầu học sinh rồi thiết lập sao cho các tài liệu này được mở khi trình chiếu. Nếu bạn quên thiết lập chế độ này thì bạn sẽ không thể mở các tài liệu nhúng trong khi trình chiếu. 1. Bạn có thể tìm thấy khung tác vụ bên phải màn hình ứng dụng phục vụ cho việc thay đổi cách hiển thị của bài trình diễn. Bạn có thể thay đổi khung tác vụ tùy theo mục đích sử dụng như thay đổi mẫu thiết kế, hiển thị văn bản, thêm hình hoạt họa, thêm hiệu ứng chuyển đổi slide và các hiệu ứng khác. (Tham khảo kỹ năng Đa phương tiện 1.7) 2. Thêm mẫu thiết kế hoặc thay đổi mẫu thiết kế đã có (Tham khảo kỹ năng Đa phương tiện 4.1) 3. Bạn cũng có thể thay đổi màu sắc các slide (Tham khảo kỹ năng Đa phương tiện 4.2) 4. Nếu cần, bạn có thể định dạng lại văn bản và các yếu tố khác trong mỗi slide để thể hiện ý tưởng tốt hơn. (Tham khảo kỹ năng Đa phương tiện 4.4.) 5. Nhúng bảng đánh giá vào slide liên quan rồi thiết lập sao cho tài liệu này sẽ được mở từ trang trình chiếu (Tham khảo kỹ năng Xử lý văn bản 10.7) Ghi chú: Để có thêm thông tin về nhúng và siêu liên kết tệp tin hãy đọc các tệp tin có tên là Embedding and Hyperlinking Files trong thư mục Unit Portfolios trên đĩa CD. 6. Chèn thêm hình ảnh để hỗ trợ cho phần nội dung thêm sinh động (Tham khảo kỹ năng Đa phương tiện nhóm 6.) • Nếu bạn lưu hình ảnh từ trang web, nhớ phải ghi lại nguồn trong tài liệu “Trích dẫn tác phẩm”. (Tham khảo kỹ năng đồ họa 3.16) • Bạn cũng có thể nén một tệp tin hình ảnh để lưu nó với dung lượng nhỏ hơn. (Tham khảo kỹ năng Đa phương tiện 6.8) 7. Thêm hiệu ứng hoạt ảnh để tăng tính trực quan cho nội dung và hình ảnh trong từng slide. Lưu ý rằng các hiệu ứng hoạt ảnh cần tập trung sự chú ý của học viên vào nội dung của slide và không làm cho họ bị phân tán. (Tham khảo kỹ năng Đa phương tiện nhóm 8) 8. Nếu cần, bạn hoàn toàn có thể sắp xếp lại thứ tự của các slide trong bài trình bày để bảo đảm cho mạch ý tưởng được tự nhiên. (Tham khảo kỹ năng Đa phương tiện 3.4.) 9. Lưu bài trình bày thường xuyên. Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Tham khảo thêm các kỹ năng trong Help Guide để hoàn tất bước này: • Kỹ năng đa phương tiện 1.7: Thay đổi thanh tác vụ • Kỹ năng đa phương tiện 4.1: Chọn và sử dụng mẫu thiết kế có sẵn • Kỹ năng đa phương tiện 4.2: Chọn và sử dụng mẫu màu có sẵn • Kỹ năng đa phương tiện 4.4: Thay đổi cách bố trí của trang trình diễn • Kỹ năng đa phương tiện nhóm 6: Chèn hình ảnh và các hiệu ứng đồ họa • Kỹ năng đồ hoạ 3.16: Sao chép và lưu một hình ảnh từ trang Web • Kỹ năng đa phương tiện 6.8: Nén ảnh để thu nhỏ kích thức ảnh • Kỹ năng đa phương tiện nhóm 8: Chèn hiệu ứng hoạt hoá và các hiệu ứng đặc biệt • Kỹ năng đa phương tiện 3.4: Sắp xếp các trang trình diễn 2.23 Mô-đun 2 Lập kế hoạch Bài dạy Tham khảo thêm các kỹ năng trong Help Guide để hoàn tất bước này: • Kỹ năng Đa phương tiện 7.9: Chèn một liên kết đến một tài liệu khác lưu trong máy tính • Kỹ năng đa phương tiện 7.10: Chèn một liên kết đến một trang Web • Kỹ năng đa phương tiện 5.10: Chèn bảng vào trang trình diễn Bước 4: Nâng cao chất lượng bài trình diễn (không bắt buộc) Hãy quyết đinh xem bạn muốn thêm những hiệu ứng nào vào bài trình bày để nhấn mạnh cho phần nội dung. Quá nhiều hiệu ứng âm thanh và hình ảnh có thể sẽ làm phân tán mục đích chính của bài thuyết trình. Các bạn cũng cần phải tuân thủ theo luật bản quyền và thương hiệu, bao gồm việc nêu nguồn trích dẫn ở nơi cần thiết và phải thường xuyên lưu lại bài làm. Sử dụng tài liệu trợ giúp Help Guide nếu cần hỗ trợ công nghệ khi thực hiện các bước sau: 1. Tạo đường dẫn tới một tệp tin hoặc một địa chỉ web. (Tham khảo kỹ năng Đa phương tiện 7.9 và 7.10.) 2. Chèn bảng để sắp xếp các thông tin. (Tham khảo kỹ năng Đa phương tiện 5.10.) 3. Chèn biểu đồ hoặc đồ thị để mô tả trực quan các dữ liệu. (Tham khảo kỹ năng Đa phương tiện 5.12.) 4. Chèn thêm âm thanh hoặc một đoạn phim mà bạn đã lưu từ một trang web. (Tham khảo kỹ năng Đa phương tiện nhóm 7 và Công nghệ Web nhóm 2.) • Kỹ năng đa phương tiện 5.12: Chèn biểu đồ vào trang trình diễn • Kỹ năng đa phương tiện nhóm 7: Chèn âm thanh, phim ảnh và liên kết • Kỹ năng công nghệ Web nhóm 2, 4 và 6: Tìm và lưu thông tin từ các tài nguyên web Bạn đã được hướng dẫn về cách đăng ký và đăng nhập vào trang wiki trước khi khóa học bắt đầu. Giáo viên hướng dẫn đã tạo trang chủ của wiki rồi. Một bảng kê các trang wiki được cho ở tài liệu Wiki Sites trong thư mục Collaboration trên đĩa CD tài nguyên. Nếu bạn không thể đăng nhập vào wiki, hãy lưu bài trình diễn của bạn vào thư mục Hồ sơ Bài dạy và chia sẻ từ desktop. Chú ý: Âm thanh và hình ảnh thường có bản quyền, vì vậy bạn phải đưa nguồn trích dẫn vào tệp tin trích dẫn để tuân thủ đúng theo luật bản quyền. Bước 5: Tải tệp tin lên Wiki của bạn (không bắt buộc) Để tạo thuận tiện cho công việc chia sẻ, bạn có thể dùng wiki để chia sẻ bài trình chiếu Hồ sơ bài dạy trong hoạt động Làm việc theo cặp và Chia sẻ ở Mô-đun 3: Xây dựng liên kết. Wiki là “Một loại trang web cho phép người xem dễ dàng bổ sung, xoá bỏ, chỉnh sửa và thay đổi một số nội dung nhất định... Sự dễ dàng này trong tương tác và thao tác giúp cho wiki trở thành một công cụ hiệu quả phục vụ cho việc cộng tác soạn thảo ” (Wikipedia 2006) Nếu muốn, bạn có thể dùng wiki của bạn để trình chiếu Hồ sơ bài dạy ở Mô-đun 8. Làm theo các huớng dẫn sau đây để tạo wiki: 1. Mở trang wiki do giáo viên đứng lớp cung cấp. _______________________________________________________________________________________________________________ 2. Viết địa chỉ của trang wiki, thông tin đăng nhập và mật mã vào trang vii của phần Giới thiệu khóa học và/ hoặc nhập thông tin vào tài liệu Login Information có sẵn trong thư mục tainguyen_khoahoc của thư mục Hồ sơ bài dạy (nếu trước đây bạn đã lưu nó) hoặc trong thư mục About_this_course trên đĩa CD. Ghi chú: Các thông tin về dịch vụ wiki miễn phí được cho trong tài liệu Wiki Sites trong thư mục Collaboration trên đĩa CD. 3. Tạo một trang dành riêng cho bài trình diễn Hồ sơ bài dạy của bạn như sau: a. Tạo một trang nhánh. b. Đặt tên cho trang nhánh bằng tên của bạn (ví dụ, Van_Trinhchieu). 2.24 Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 2 Lập kế hoạch Bài dạy 4. Quyết định xem bạn muốn các đồng nghiệp cung cấp phản hồi như thế nào: hoặc là phản hồi trên các trang wiki riêng hoặc là đề nghị họ dùng chức năng Comments trên trang wiki có Hồ sơ bài dạy của bạn. Nếu bạn chọn cách phản hồi trên wiki riêng thì tạo nó ngay lúc này. 5. Tải bài trình bày của bạn cùng với bảng đánh giá và Kế hoạch bài dạy được nhúng trong đó lên wiki. Hoạt động 6: Phản hồi kết quả học tập Bước 1: Xem lại Mô-đun Xem lại các Câu hỏi Định hướng và các ý chính của Mô-đun 2, trang 2.31 sau đó nghĩ về cách vận dụng những ý tưởng và sản phẩm đã được bạn tạo ra vào lớp học vào việc hướng dẫn hay lập kế hoạch. Bạn có thể tham khảo các câu hỏi hướng dẫn và các điểm trọng tâm trong bài trình bày của giáo viên đứng lớp. Trong các mô-đun tiếp theo, bạn sẽ xây dựng những khái niệm này trong khi thảo luận để tìm ra biện pháp hỗ trợ và khuyến khích các kỹ năng tư duy bậc cao thông qua bộ Câu hỏi Định hướng, các dự án được xây dựng dựa trên các chuẩn kiến thức, việc đánh giá thường xuyên và các hoạt động lấy học sinh làm trung tâm. Bước 2: Ghi lại hoạt động vào Blog Ghi lại những hoạt động, kỹ năng và cách tiếp cận trong Mô-đun này vào blog của bạn. Như đã được đề cập trong Mô-đun 1, các bạn sẽ chia sẻ địa chỉ truy cập blog của mình với đồng nghiệp trong Mô-đun 7 và thảo luận những gì đã diễn ra trong nhận thức và kiến thức của bạn qua từng giai đoạn của khóa học 1. Truy cập trang blog đã được đánh dấu của bạn. 2. Xem lại các Câu hỏi Định hướng và các ý chính trong phần Tóm tắt Mô-đun 2 ở trang 2.31. 3. Mở trang blog của bạn, tạo một đề mục có tên là Phản hồi Mô-đun 2, copy và dán gợi ý sau đây và viết phản hồi Nếu gặp khó khăn khi sử dụng blog, hãy dùng mẫu ghi chép tại thư mục Assessment trong đĩa CD để hoàn tất ý kiến phản hồi của bạn. Mô-đun này đã giúp tôi suy nghĩ về việc sử dụng các chuẩn kiến thức, các CHĐH hoặc đánh giá thành phần như sau: 4. Ghi lại những gì bạn đã tiếp thu được, những câu hỏi hoặc những điều còn băn khoăn Ghi chú: Nếu bạn gặp khó khăn với đường truyền Internet không được liên tục, hãy soạn nháp bằng một phần mềm xử lý văn bản, sau đó dán vào trang blog. Một biện pháp khác để bảo đảm rằng bạn không bị mất những gì đang làm là chép đoạn văn bản này vào bộ nhớ máy tính trước khi nháy chuột chọn Submit. (Tham khảo kỹ năng xử lý văn bản 2.6). 5. In Kế hoạch bài dạy của bạn hoặc gởi vào hộp thư điện tử cho chính bạn để dùng làm tài liệu cho bước Chuẩn bị tiếp theo. Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Tham khảo kỹ năng sau đây trong Help Guide để hoàn tất bước này: • Kỹ năng Soạn thảo văn bản 2.6: Copy từ các từ hoặc văn bản 2.25 Mô-đun 2 Lập kế hoạch Bài dạy Chuẩn bị Mở rộng kiến thức về Câu hỏi Khái quát Bước 1: Hình thành ý tưởng dự án cho Câu hỏi Khái quát Các Câu hỏi Khái quát, bởi chính bản chất của chúng, có thể được dùng cho nhiều cấp học, môn học và đề tài khác nhau. Ví dụ như Câu hỏi Khái quát: “Làm thế nào để tạo ra sự khác biệt?” có thể sử dụng cho Kế hoạch bài dạy ở cấp trung học cơ sở, qua đó học sinh tìm hiểu về chính quyền địa phương với dự án phát triển một lô đất quy hoạch. Câu hỏi này cũng có thể sử dụng cho học sinh trung học phổ thông với vai trò là một thượng nghị sĩ hoạt động cho tiểu ban năng lượng và có nhiệm vụ phát triển một kế hoạch năng lượng quốc gia đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và thân thiện với môi trường của đất nước trong tương lai. Trong bảng sau, Câu hỏi Khái quát được xây dựng cho một bài dạy được mô tả ở cột giữa. Do Câu hỏi Khái quát tự thân nó bao quát nhiều bài học và môn học, hãy thực hành xây dựng những ý tưởng dự án khác nhắm vào cùng một Câu hỏi Khái quát đã được cho. Tham khảo thêm một số ví dụ. 1. Đọc mô tả của bốn bài dạy và các Câu hỏi Khái quát tương ứng. 2. Chọn một Câu hỏi Khái quát nào bạn thích. 3. Ở cột bên phải, suy nghĩ về những ý tưởng dự án khác cho học sinh có liên quan đến cùng Câu hỏi Khái quát đó. Ghi chú: Bảng này cũng được cho trong Sổ tay điện tử, phần Mô-đun 2, Chuẩn bị, Bước 1: Hình thành ý tưởng dự án cho Câu hỏi Khái quát. Câu hỏi Ý tưởng dự án khác có liên quan Khái quát Bài học và mô tả bài học đến câu hỏi Khái quát Thế giới thay Thời tiết trong năm học (Khoa học, Ví dụ : đổi như thế Toán, Ngữ văn, lớp 3-5): Học sinh nào? đóng vai nhà thực vật học và khí • Học sinh so sánh sự thay đổi của nhân vật trong một số câu hậu học, tìm hiểu về sự thay đổi môi trường. Học sinh quan sát và ghi nhận những thay đổi của thời chuyện. • Học sinh vào vai các danh họa bằng cách tạo ra các bức tranh tiết, độ dài của một ngày, đời sống theo phong cách của các họa sỹ động thực vật xung quanh các em. thuộc ba thời kỳ khác nhau, phân Học sinh tạo các bài trình diễn đa tích sự khác biệt trong phong phương tiện và biểu đồ thời tiết cách. để so sánh thời tiết ở nhiều vùng trên thế giới. Làm việc với một lớp cùng khối, học sinh tạo ra các bản tin thời tiết và tài liệu tham khảo để đánh dấu những thay đổi và cổ • • • động cho ý thức về môi trường. 2.26 Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 2 Lập kế hoạch Bài dạy Câu hỏi Ý tưởng dự án khác có liên quan Khái quát Bài học và mô tả bài học đến câu hỏi Khái quát Làm thế Những người anh hùng bất tử Ví dụ : nào những (Ngữ văn, lớp 6-8): Học sinh đọc con người các câu chuyện về những người bình thường anh hùng trong thần thoại Hy có thể làm Lạp, phân tích những yếu tố để được những trở thành một người anh hùng. công việc phi Học sinh so sánh mẫu người anh thường? hùng của thời đại Hy Lạp và thời đại ngày nay để quyết định xem quan niệm về người anh hùng đã • Học sinh phản hồi về những trải nghiệm của các em trong vai trò là những nhà thám hiểm ở giai đoạn từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 15. • • thay đổi như thế nào theo thời gian và các nền văn hóa. Sau đó các em tổng hợp tư duy và viết • một câu chuyện tưởng tượng về một người anh hùng đương đại. Những câu chuyện hư cấu này sẽ • được tập hợp in thành sách cho học sinh nhỏ hơn đọc hoặc chia sẻ với người lớn tuổi như một dự án liên kết học đường với cộng đồng (service-learning project). Quá khứ cho Dõi theo các xu hướng (Đại số Ví dụ : ta biết điều 1-2): Đóng vai trò là nhà thống kê, gì về tương học sinh chọn một chủ đề các em • Học sinh phân tích sự thăng trầm lai? quan tâm (Tỉ lệ bệnh AIDS, mức của đế chế La Mã để dự đoán tương lai của những nền văn tăng lương trung bình của các vận động viên bóng chày, tốc độ gia tăng dân số của tỉnh (thành phố) hoá đương đại. • v.v.) và thu thập thông tin thống kê về chủ đề đã chọn qua nhiều giai đoạn. Dùng một máy tính giải • đồ thị (graphing calculator) và một hàm số mũ hồi qui (exponential regression function), học sinh rút ra • công thức để tính toán các đường biểu diễn đúng nhất của dữ liệu. Dữ liệu và các đường biểu diễn • đúng nhất được biểu đồ hóa, từ đó đi đến dự đoán cho tương lai. Cuối cùng học sinh đánh giá và trình bày những ý nghĩa kinh tế xã hội từ dự đoán của các em, giá trị của kết quả mà các em tìm được trong việc dự đoán tương lai. Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 2.27 Mô-đun 2 Lập kế hoạch Bài dạy Câu hỏi Khái Ý tưởng dự án khác có liên quan quát Bài học và mô tả bài học đến câu hỏi Khái quát Quá khứ đã Bí mật của người Maya (môn Ví dụ : định hình Ngôn ngữ thế giới, môn Xã hội bản thân học, lớp 6-8) :Màn bí mật vẫn bao tôi như thế quanh các tàn tích của nền văn nào? minh cổ Maya thuộc vùng Trung Học sinh nghiên cứu về những thay đổi lớn trong khoa học đã ảnh hưởng đến thế giới ngày nay. Mỹ. Học sinh đóng vai các nhà nhân chủng học thực hiện nghiên cứu về lịch sử và khảo cổ học để tìm hiểu lý do tại sao nền văn hóa bí ẩn Maya vẫn còn ảnh hưởng đến chúng ta Ghi chú: _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ 2.28 Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 2 Lập kế hoạch Bài dạy Bước 2: Chỉnh sửa các Câu hỏi Định hướng bài dạy (không bắt buộc) Có thể bạn sẽ muốn xem lại các tiêu chí, các ví dụ và thông tin về bộ Câu hỏi Định hướng có sẵn tại thư mục Assessment và thư mục CFQs trên đĩa CD tài nguyên. Thêm vào đó, bạn có thể tham khảo từ một số trang web có sẵn (Có một số trang đã được lưu lại trên đĩa CD tài nguyên để xem ngoại tuyến). Xem lại các Câu hỏi Khái quát, Câu hỏi Bài học và Câu hỏi Nội dung ở trang 2.08 hoặc trong Kế hoạch bài dạy của bạn. Trong mô-đun tới, bạn sẽ chia sẻ những câu hỏi này cùng với bài trình diễn với bạn học cùng khóa. Nếu bạn quyết định chỉnh sửa các câu hỏi, hãy viết câu hỏi mới vào bảng sau hoặc sửa lại ngay trong Kế hoạch bài dạy. Câu hỏi Khái quát Câu hỏi Bài học Câu hỏi Nội dung Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 2.29 Mô-đun 2 Lập kế hoạch Bài dạy Tài liệu tham khảo Bransford, J., Brown, A.,&Cocking, R(Eds.) (2000). How people learn: Brain, mind, experience, and school (Ấn bản mở rộng). Washington, DC:Hội đồng nghiên cứu Quốc gia, Nhà xuất bản National Academy. Covey, S. (1990). The 7 habits of highly effective people: Powerful lessons in personal change. New York: Simon & Schuster. Partnership for 21st Century Skills. (2007). Framework for 21st Century Learning. Washington, DC: Partnership for 21st Century Skills. Retrieved from http:// www.21stcenturyskills.org/index.php?option=com_content&task=view&id=254&Item id=120. Thomas,J.W. (1998) Project-base learning: Overview. Novato, CA: Buck Institute for Education. Wiggins,G. (1998) Educative assessment: Designing assessments to inform and improve student performance. San Francisco, CA:Jossey-Bass. Wiggins,G., & McTighe,J.( 2005). Understanding by design (Ấn bản mở rộng lần thứ hai). Alexandra, VA: Association for Supervision and Curriculum Development. 2.30 Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 2 Lập kế hoạch Bài dạy Tóm tắt Mô-đun 2 Xem lại các Câu hỏi Định hướng và các điểm trọng tâm của Mô-đun 2, sau đó nghĩ về cách vận dụng những ý tưởng và sản phẩm đã được bạn tạo ra vào lớp học, vào việc hướng dẫn hay lập kế hoạch hỗ trợ học sinh nâng cao chất lượng học tập Câu hỏi của Mô-đun 2: • Bộ Câu hỏi Định hướng hỗ trợ cho hoạt động học của học sinh như thế nào? • Làm thế nào bạn có thể lập Kế hoạch đánh giá thường xuyên theo hướng lấy học sinh làm trung tâm? Các điểm trọng tâm của Mô-đun 2: • Bộ Câu hỏi Định hướng khuyến khích học sinh sử dụng các kỹ năng tư duy bậc cao, giúp các em hiểu rõ các khái niệm cơ bản và cung cấp một cấu trúc tổ chức những thông tin có sẵn. Bộ Câu hỏi Định hướng bao gồm: • Một Câu hỏi Khái quát là câu hỏi mở, hướng đến những ý tưởng lớn và các khái niệm mang tính lâu dài. Câu hỏi Khái quát thường vượt ranh giới môn học và giúp học sinh thấy được các chủ đề liên quan với nhau như thế nào. • Các Câu hỏi Bài học là các câu hỏi mở có liên quan trực tiếp đến dự án và hỗ trợ nghiên cứu Câu hỏi Khái quát. • Các Câu hỏi Nội dung là những câu hỏi cụ thể dựa trên những dữ liệu có sẵn, với một lượng giới hạn câu trả lời đúng. • Việc đánh giá các bài dạy theo dự án cần phải: • Được tích hợp xuyên suốt chu trình học tập • Đánh giá các mục tiêu quan trọng của bài dạy • Tạo điều kiện cho học sinh tham gia quá trình đánh giá • Sử dụng nhiều kỹ thuật đánh giá khác nhau nhằm: • Tìm hiểu nhu cầu học sinh • Khuyến khích tự định hướng và hợp tác • Theo dõi sự tiến bộ • Kiểm tra mức độ tiếp thu kiến thức và thúc đẩy siêu nhận thức • Thể hiện kiến thức và kỹ năng Trong những mô-đun tiếp theo, bạn sẽ dựa trên các khái niệm cơ bản này để thảo luận việc tích hợp tài nguyên web và các dự án có hiệu quả của học sinh vào bài dạy. Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 2.31 Mô-đun 2 Lập kế hoạch Bài dạy Ghi chú: _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ 2.32 Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 của Tập đoàn Intel. Tất cả các quyền đã được đăng ký. Intel, logo của Intel, Sáng kiến Giáo dục của Intel và chương trình Intel Teach là các nhãn hiệu đã được đăng ký của Tập đoàn Intel tại Hoa Kỳ và tại các nước khác. Các tên hiệu và nhãn mác khác có thể được xem là thuộc sở hữu của công ty khác. Mô-đun 3 XÂY DỰNG LIÊN KẾT Học viên sẽ Chia sẻ các bài trình diễn Hồ sơ bài dạy và các bảng đánh giá tìm hiểu nhu cầu học sinh • Thảo luận cách đạt được các chuẩn học tập thông qua dự án • Khảo sát và thảo luận về luật bản quyền và các hướng dẫn về việc sử dụng hợp lệ trong ngữ cảnh giáo dục • Tạo tài liệu trích dẫn nguồn tài nguyên • Khám phá các nguồn tài nguyên Internet phục vụ cho việc sử dụng, giao tiếp và hợp tác • Đánh giá các nguồn tài nguyên Internet • Chỉnh sửa các Kế hoạch bài dạy • Phản hồi kết quả học tập • Lập kế hoạch để sử dụng các công cụ Internet hỗ trợ cộng tác và giao tiếp trong bài dạy Công cụ • Đĩa CD tài nguyên Intel Teach Essentials Course Curriculum Resource CD • Phần mềm Hướng dẫn kỹ năng Intel® Education Help Guide • Trình duyệt Web • Phần mềm xử lý văn bản • Phần mềm đa phương tiện Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Mô-đun 3 • Mô-đun 3 Câu hỏi Khái quát • Công nghệ có thể được sử dụng như thế nào để hỗ trợ và đánh giá việc học tập của học sinh có hiệu quả nhất? Câu hỏi Mô-đun Bạn có thể sử dụng Internet để hỗ trợ hoạt động dạy của mình và hoạt động học của học sinh như thế nào? • Làm thế nào để bảo đảm việc sử dụng Internet một cách thích hợp và có trách nhiệm? Mô-đun 3 • Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 3 Xây dựng liên kết Chia sẻ Trình bày Hồ sơ bài dạy ...............................................................3.01 Chia sẻ: Bài trình diễn Hồ sơ bài dạy và bảng đánh giá tìm hiểu nhu cầu học sinh Thực hành sư phạm Đáp ứng chuẩn học tập trong lớp học lấy học sinh làm trung tâm ................................................................................3.03 Thảo luận: Làm thế nào để nhắm đến chuẩn học tập thông qua việc học theo dự án Các hoạt động Hoạt động 1: Hướng đến các kỹ năng của thế kỷ 21 ................3.04 Tham khảo: Mục tiêu học tập trong Kế hoạch bài dạy Lập kế hoạch: Làm thế nào để tích hợp các kỹ năng của thế kỷ 21 vào bài dạy Thảo luận: Làm thế nào sử dụng Internet để nâng cao các kỹ năng của thế kỷ 21 Hoạt động 2: Làm mẫu và hướng dẫn các thao tác liên quan đến việc sử dụng công nghệ dưới góc độ pháp lý và đạo đức .............................................................3.05 Thảo luận: Luật bản quyền Tạo: Một tài liệu trích dẫn cho bài dạy của bạn Hoạt động 3: Sử dụng Internet để nghiên cứu ..........................3.07 Xác định: Các công cụ tìm kiếm và lưu trữ thông tin, hình ảnh, âm thanh và phim ảnh với Internet Lưu: Các tài nguyên Internet phục vụ cho bài dạy Đánh giá: Các trang Web được sử dụng trong bài dạy Hoạt động 4: Kết nối với thế giới qua Internet ..........................3.10 Xem: Những công cụ Internet hỗ trợ giao tiếp Nghiên cứu: Một tài nguyên Internet hỗ trợ giao tiếp có thể sử dụng trong bài dạy Hoạt động 5: Xem xét việc học tập cộng tác dựa trên nền của web ..................................................................3.14 Xem: Những công cụ Internet để tăng cường hoạt động giao tiếp (còn tiếp) Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Mô-đun 3 Xây dựng liên kết Các hoạt động (tiếp theo) Hoạt động 6: Phản hồi kết quả học tập ......................................3.18 Xem lại: Những điểm trọng tâm của mô-đun Tạo: Một đề mục phản hồi bài học trên trang blog của bạn Chuẩn bị Tích hợp Internet ..........................................................................3.19 Lập kế hoạch: Bạn sẽ sử dụng các công cụ nghiên cứu, giao tiếp, hợp tác trên Internet trong bài dạy như thế nào Tham khảo ....................................................................................3.19 Tóm tắt mô-đun ............................................................................3.20 Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 3 Xây dựng liên kết Mô-đun 3 Xây dựng liên kết Mô tả: Trong phần này, sau khi chia sẻ bài trình diễn và bảng đánh giá tìm hiểu nhu cầu học sinh, bạn sẽ suy nghĩ đến việc tích hợp các kỹ năng của thế kỷ 21 vào bài dạy. Sau đó bạn sẽ tìm hiểu các tài nguyên Internet hỗ trợ cho hoạt động giao tiếp và cộng tác của học sinh. Bạn cũng sẽ xem xét những biện pháp để xác định và đánh giá chất lượng các nguồn tài nguyên Internet có liên quan để phục vụ việc nghiên cứu sao cho có hiệu quả. Sau khi tìm hiểu về luật bản quyền và việc sử dụng đúng luật các nguồn tài nguyên này, bạn sẽ lập kế hoạch để tích hợp việc sử dụng Internet vào bài dạy của bạn. Chia sẻ: Trình bày Hồ sơ bài dạy của bạn Mô tả: Trong hoạt động này, bạn chia sẻ bài trình diễn đã tạo ra ở mô-đun trước với cùng nhóm mà bạn sẽ làm việc trong tất cả hoạt động Chia sẻ của Khóa học. Bạn cũng sẽ nhận phản hồi cho bảng đánh giá tìm hiểu nhu cầu học sinh. Khi bạn cho phản hồi, hãy nhớ nêu cụ thể những ưu điểm và những điểm cần khắc phục. Bạn sẽ làm việc với nhóm này trong tất cả hoạt động Chia sẻ để theo sát công việc của nhóm và thuận tiện cho việc cung cấp phản hồi. 1. Suy nghĩ về phản hồi mà bạn muốn nhận được từ các đồng nghiệp. _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ 2. Chia sẻ bài trình diễn Hồ sơ bài dạy có bảng đánh giá tìm hiểu nhu cầu học sinh được nhúng bên trong. Ghi chú: Trong khi chia sẻ bảng đánh giá tìm hiểu nhu cầu học sinh, hãy tập trung vào việc bảng đánh giá này sẽ cung cấp thông tin cần thiết như thế nào để bạn và học sinh lên kế hoạch cho những hoạt động sắp đến của bài dạy. Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 3.01 Mô-đun 3 Xây dựng liên kết Nếu cần thì hãy làm theo hướng dẫn của giáo viên để giải nén các tệp tin. 3. Hãy dùng phương pháp 3-2-1 trong khi cho phản hồi: • Hỏi 3 câu hỏi • Cho 2 nhận xét • Đưa ra 1 lời khuyên Ghi chú: Tìm đọc tài liệu Tips and Tools for Giving Feedback trong thư mục Assessment trên đĩa CD để lấy thêm thông tin về việc đưa ra phản hồi mang tính xây dựng. _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ Ghi chú: Nếu muốn, bạn hãy dùng các tiêu chí đánh giá Hồ sơ bài dạy, các tiêu chí xây dựng Chuẩn và Mục tiêu học tập hoặc Tiêu chí đánh giá bộ Câu hỏi Định hướng để giúp bạn đưa ra phản hồi. Những tiêu chí này có trong thư mục Assessment trên đĩa CD hoặc trong Phụ lục ở các trang A05, A08, A02 theo thứ tự nêu trên. 4. 3.02 Tiếp thu ý kiến phản hồi của các đồng nghiệp và nếu muốn thì bạn hãy đưa vào Hồ sơ bài dạy của mình. Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 3 Xây dựng liên kết Thực hành sư phạm: Đáp ứng các chuẩn học tập trong lớp học lấy học sinh làm trung tâm Khi suy nghĩ tìm cách tích hợp dự án vào bài dạy, bạn đã xác định các chuẩn kiến thức và bộ câu hỏi để định hình Kế hoạch bài dạy. Bạn cũng quan tâm đến cách làm thế nào để đáp ứng chuẩn kiến thức một cách hiệu quả trong một lớp học theo dự án lấy học sinh làm trung tâm, nơi mà học sinh tự kiến tạo kiến thức hơn là chỉ nhận hướng dẫn và thông tin từ giáo viên. Khi chuyển sang mô hình lớp học lấy học sinh làm trung tâm, học sinh vẫn phải làm tốt các bài kiểm tra truyền thống cũng như phải đạt được chuẩn kiến thức và mục tiêu học tập. Những vấn đề về tinh thần trách nhiệm và áp lực thời gian cũng cần phải được giải quyết thấu đáo. Trong hoạt động này, bạn thảo luận các vấn đề bạn quan tâm và các giải pháp khả thi để đạt chuẩn học tập trong một lớp học lấy học sinh làm trung tâm, đồng thời thử nghiệm sử dụng và tạo công cụ wiki. Một trang wiki là “Một loại trang web cho phép người xem dễ dàng bổ sung, xóa bỏ, chỉnh sửa và thay đổi một số nội dung nhất định... Sự dễ dàng này trong tương tác và thao tác giúp cho wiki trở thành một công cụ hiệu quả phục vụ cho việc cộng tác soạn thảo.” (Wikipedia 2006) 1. Chia làm ba nhóm. Ghi lại câu hỏi mà giáo viên hướng dẫn giao cho nhóm. a. Làm thế nào để bạn bảo đảm rằng học sinh của bạn đạt được chuẩn học tập tương ứng với công sức đã bỏ ra trong các hoạt động mở và các dự án? b. Nếu học sinh tự chịu trách nhiệm về việc học của các em thì làm sao chúng ta bảo đảm rằng các em học được những điều quan trọng? c. Làm thế nào bạn bảo đảm vấn đề tự chịu trách nhiệm khi học sinh làm việc theo nhóm? 2. Sử dụng địa chỉ của trang wiki do giáo viên hướng dẫn cung cấp để thảo luận và ghi lại địa chỉ của trang này: ______________________________________________________________ 3. Chọn một thành viên trong nhóm thực hiện các công việc sau: a. Mở một trang nhánh b. Đặt tên cho trang đó c. Nhập câu hỏi mà nhóm đang thảo luận d. Tạo bảng có 2 cột, 8 dòng, cột trái có tiêu đề là “Các vấn đề quan tâm”, cột phải là “Giải pháp” 4. Thảo luận và nhập các mối quan tâm cũng như giải pháp khả thi vào bảng. Ghi chú: Khi làm việc với tài nguyên web 2.0, bạn nên xem xét việc nhập các ý tưởng vào một công cụ xử lý văn bản ngoại tuyến, sau khi đã hoàn tất hãy copy và dán vào tài nguyên trực tuyến – đặc biệt là khi đường truyền Internet không ổn định. 5. Bạn đã được hướng dẫn cách đăng ký và đăng nhập vào trang wiki trước khi bắt đầu khóa học. Giáo viên đứng lớp cũng đã tạo ra trang wiki khởi đầu và nhập vào câu hỏi thảo luận dành cho các nhóm. Danh sách các trang wiki có thể tìm thấy ở tệp tin “Wiki Sites” tại thư mục Resources, Internet Resource Collaboration. Ghi lại địa chỉ trang wiki, tên đăng nhập và mật mã của bạn vào trang vii phần giới thiệu hoặc nhập trực tiếp vào tệp tin Login information trong thư mục Hồ sơ bài dạy (Nếu đã lưu sẵn) hoặc tại thư mục Resources, Internet Resource About_this_course trong đĩa CD tài nguyên. Nếu gặp khó khăn khi tiếp cận trang wiki, giáo viên hướng dẫn có thể ghi ý kiến của bạn vào tệp tin Pedagogical Practices ở thư mục Master Teacher Resources, Pedagogical Practices trong dĩa CD tài nguyên dành cho giáo viên cốt cán. Lưu trang wiki khi hoàn tất thảo luận. Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 3.03 Mô-đun 3 Xây dựng liên kết Hoạt động 1: Nhắm đến những kỹ năng của thế kỷ 21 Vì sự linh hoạt và sức hấp dẫn của mạng Internet đối với học sinh, bạn sẽ có khuynh hướng muốn tìm cách đưa các tài nguyên Internet vào bài dạy của mình trước khi cân nhắc xem những tài nguyên này có thể giúp học sinh đáp ứng các mục tiêu và chuẩn học tập như thế nào. Trong hoạt động này, bạn sẽ suy nghĩ về những cách khả dĩ để tích hợp các kỹ năng của thế kỷ 21 vào bài dạy của bạn – nghiên cứu, thông tin, hợp tác và giải quyết vấn đề. Sau đó bạn sẽ thảo luận với các đồng nghiệp xem bằng cách nào có thể sử dụng Internet để nâng cao những kỹ năng này. Có thể bạn cần xem lại những ghi chép của bạn ở Phần 1, hoạt động Chuẩn bị ở trang 1.29 về việc sử dụng những kỹ năng của thế kỷ 21 trong lớp học. Bạn cũng có thể tìm được danh sách các kỹ năng này ở thư mục Mô-đun 3, Activity Thinking trên đĩa CD tài nguyên. Suy nghĩ về những câu hỏi sau đây trong khi bạn xem lại các mục tiêu: 1. Mở Kế hoạch bài dạy của bạn và xem lại các mục tiêu học tập. • Trong bài dạy của bạn, khi nào học sinh cần thực hiện hoạt động nghiên cứu? ____________________________________________________________________________________________________ ____________________________________________________________________________________________________ • Trong bài dạy của bạn, khi nào việc học của học sinh có thể được nâng cao bằng cách giao tiếp với các học sinh khác? ____________________________________________________________________________________________________ ____________________________________________________________________________________________________ • Trong bài dạy của bạn, khi nào việc hợp tác làm việc sẽ có ích? ____________________________________________________________________________________________________ ____________________________________________________________________________________________________ 2. Làm thế nào bạn có thể bảo đảm các học sinh có thể sử dụng những chiến lược giải quyết vấn đề thông qua bài dạy của bạn? _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ Để tìm hiểu cách tổ chức một nhóm chia sẻ thông tin trong lớp học, tham khảo thư mục Facilitation trên đĩa CD tài nguyên. 3. Chia thành từng nhóm nhỏ và động não xem làm thế nào bạn có thể kết hợp Internet vào lớp học để nâng cao việc học của học sinh về các mặt nghiên cứu, giao tiếp và hợp tác. _________________________________________________________________________________________________________ Trước khi tham khảo các tài nguyên Internet có thể được đưa vào bài dạy để phát triển những kỹ năng của thế kỷ 21 cho học sinh, bạn cần phải hiểu các vấn đề pháp lý và đạo đức liên quan đến việc sử dụng các phương tiện truyền thông. Trong hoạt động tiếp theo, hãy tìm hiểu luật bản quyền và việc sử dụng hợp lệ các tài nguyên. 3.04 Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 3 Xây dựng liên kết Hoạt động 2: Làm mẫu và hướng dẫn những thao tác liên quan đến sử dụng công nghệ dưới góc độ pháp lý và đạo đức Theo tạp chí mạng Education World, “Luật bản quyền dựa trên quan niệm cho rằng bất cứ ai tạo ra các sản phẩm có tính sáng tạo (original) đều xứng đáng được đền đáp cho sản phẩm đó và chính sự đền đáp này khuyến khích nhiều sản phẩm sáng tạo hơn và như vậy toàn xã hội cũng được hưởng lợi nhiều hơn từ những nỗ lực sáng tạo của các thành viên” (Starr, 2004). Người ta có quyền kiểm soát sản phẩm sáng tạo của họ được người khác sử dụng như thế nào và điều quan trọng là giáo viên phải hiểu và dạy cho học sinh về việc sử dụng những tài liệu có bản quyền. Mẹo 1:1: Trong điều kiện học 1:1, việc kiểm tra để bảo đảm học sinh tuân thủ Luật bản quyền là rất khó khăn. Suy nghĩ cách bạn có thể giải quyết vấn đề này trong lớp học 1:1 Bước 1: Tìm hiểu bản quyền Với việc truy cập vào mạng Internet quá dễ dàng và khả năng sao chép thông tin trực tuyến nhanh chóng, học sinh và giáo viên có thể dễ dàng quên mất rằng phần lớn những tài liệu trên mạng này là tài sản của một người khác. Hãy thử một bài kiểm tra ngắn về bản quyền và thảo luận xem bạn sẽ bàn về vấn đề này trong lớp như thế nào. 1. Có thể làm bài kiểm tra ngắn này theo nhóm hoặc từng người. Những ai làm xong sớm thì có thể tiếp tục làm bài kiểm tra ngắn thứ hai có trên đĩa CD tài nguyên. Bắt đầu hoạt động này bằng cách thử làm một bài kiểm tra 6 câu về bản quyền trong thư mục Copyright trên CD Tài nguyên Chương trình. Ghi chú: Nếu có thời gian, hãy làm cả bài thứ hai trong thư mục Copyright. 2. Dù giáo viên và học sinh có thể sử dụng các tài liệu có bản quyền vì mục đích giáo dục nhưng những quy định liên quan đến vấn đề này là không mấy rõ ràng. Để hiểu rõ hơn về quyền và giới hạn của bạn, hãy xem và thảo luận về bài “Copyright Chaos”, cũng nằm trong thư mục Copyright trên CD Tài nguyên Chương trình. 3. Không bắt buộc: Thảo luận xem Luật bản quyền và việc tuân theo nguyên tắc sử dụng hợp lệ sẽ ảnh hưởng đến lớp học của bạn như thế nào: a. Chia sẻ những phương cách để bảo đảm học sinh hiểu được luật bản quyền và việc sử dụng hợp lệ. b. Thảo luận những quy trình hỗ trợ cụ thể mà bạn có thể áp dụng trong lớp để bảo đảm các hướng dẫn được tuân theo. Ghi chú: Các tài nguyên giúp bạn và học sinh tuân theo Luật bản quyền và nguyên tắc sử dụng hợp lệ nằm ở thư mục Copyright trên CD Tài nguyên Chương trình. Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 3.05 Mô-đun 3 Xây dựng liên kết Bước 2: Trích dẫn nguồn tài liệu Để đảm bảo chắc chắn về việc tuân thủ Luật bản quyền, bạn cần thiết lập một danh sách những nguồn tài liệu khi bạn tìm và lưu trữ hình ảnh, âm thanh và văn bản. Việc lập bảng trích dẫn tài liệu này sẽ giúp bạn tìm lại chúng khi cần bổ sung thông tin cho dự án của bạn. Việc học cách trích dẫn các nguồn tài liệu cũng là một kỹ năng quan trọng mà học sinh ở mọi lứa tuổi đều phải nắm vững. Sử dụng tài liệu trợ giúp Help Guide nếu cần hỗ trợ công nghệ khi thực hiện các bước sau: 1. Tham khảo các tài nguyên trích dẫn và ví dụ tại thư mục trên đĩa CD tài nguyên. 2. Lưu mẫu có sẵn theo dạng MLA, APA hoặc định dạng đơn giản từ thư mục Copyright trên đĩa CD tài nguyên và quyết định mẫu nào sẽ phù hợp nhất đối với học sinh của bạn. 3. Lưu mẫu bảng trính dẫn đơn giản, mẫu MLA hoặc APA vào thư mục Hotro_baiday trong Hồ sơ bài dạy của bạn với một cái tên đại loại như Tailieu_trichdan, hoặc Tailieu_tham khao. Tham khảo thêm các kỹ năng trong Help Guide để hoàn tất bước này: • Kỹ năng xử lý văn bản 4.3: Di chuyển một dòng trong một đoạn vào trong hay ra ngoài hoặc thay đổi canh lề biên 4. Sao chép và dán địa chỉ các trang web và các loại tài liệu khác vào bảng trích dẫn tài liệu mỗi khi bạn tìm thấy một tài nguyên cần sử dụng. (Tham khảo kỹ năng công nghệ Web 1.6, 3.6, 5.6 và kỹ năng xử lý văn bản 2.6) 5. Bạn cũng có thể sử dụng một công cụ trích dẫn trực tuyến có thể định dạng tài liệu trích dẫn của bạn theo dạng MLA hoặc APA. Mở tệp tin “Online Citation Tools” tại thư mục trên đĩa CD tài nguyên để tham khảo danh sách các trang Web. • Kỹ năng công nghệ Web 1.6, 3.6, 5.6: Sao chép một địa chỉ Web • Kỹ năng xử lý văn bản 2.6: Sao chép một đoạn văn bản 3.06 Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 3 Xây dựng liên kết Hoạt động 3: Sử dụng Internet để nghiên cứu Người ta thường xem Internet là một công cụ nghiên cứu. Tìm kiếm, đánh giá và diễn giải các thông tin trực tuyến là một kỹ năng quan trọng để thành công trong nhà trường và cuộc sống ngoài đời. Tuy nhiên, không chỉ có việc nghiên cứu mới cần dùng đến internet. Công nghệ mới xuất hiện có thể tạo ra một môi trường cộng tác mà trong đó mỗi cá nhân tương tác với nhiều người khác và hình thành nội dung của một trang web. Trong hoạt động này, bạn sẽ tìm hiểu nhiều hình thức học sinh có thể sử dụng Internet để thực hiện nghiên cứu. Trong các hoạt động kế tiếp, bạn sẽ khám phá cách Internet hỗ trợ học sinh giao tiếp và cộng tác với những người khác. Bước 1: Khai thác tài nguyên Internet. Sử dụng các công cụ tìm kiếm Những công cụ tìm kiếm thường dùng như www.google.com, www.yahoo.com, và www.msn.com hướng dẫn người dùng tìm kiếm thông tin trên mạng. Việc tìm kiếm ngẫu nhiên đem lại vô số kết quả đôi khi không liên quan đến mục đích dò tìm ban đầu; tuy nhiên, nếu biết cách tìm kiếm hiệu quả, học sinh sẽ có thể tìm thấy nguồn thông tin phù hợp và đáng tin để phục vụ công việc nghiên cứu của mình.Khi tìm thông tin trên mạng, hãy thu hẹp phạm vi dò tìm để có thông tin hữu ích và liên quan. Từ đầu tiên nảy sinh trong đầu của bạn (ví dụ rừng) có thể đem lại quá nhiều kết quả không liên quan, cho nên bạn có thể sẽ phải nghĩ đến một cụm từ giới hạn, ví dụ rừng mưa nhiệt đới để việc tìm kiếm có kết quả hữu ích hơn. Ghi chú: Khi tìm các từ có hai thành phần trở lên, nên dùng dấu ngoặc kép ở đầu và cuối cụm từ, ví dụ “rừng mưa nhiệt đới” để có kết quả chính xác hơn. 1. Trong không gian được cho dưới đây, hãy nghĩ về các từ khóa mà bạn có thể sử dụng để tìm thông tin về bài dạy, rồi sau đó dùng một công cụ tìm kiếm để tiến hành tìm thông tin. _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ 2. Đánh dấu các trang web mà bạn có thể sử dụng. Để có thêm thông tin về cách tìm kiếm tài nguyên hiệu quả trên Internet, tìm đọc tài liệu Search Process trong thư mục Search Resources trên đĩa CD. Mẹo học tập: Học sinh có thể chia sẻ với nhau các nguồn tài nguyên các em tìm được thông qua chức năng chia sẻ của hầu hết các trang web hỗ trợ đánh dấu trang web. Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 3.07 Mô-đun 3 Xây dựng liên kết Sử dụng công cụ tìm kiếm đặc biệt Nếu bạn đang nghiên cứu một chủ đề không phổ biến hoặc muốn bảo đảm là trang thông tin phù hợp với lứa tuổi nào đó, bạn sẽ cần đến một công cụ tìm kiếm đặc biệt. Tham khảo các tài nguyên tìm kiếm đặc biệt tại thư mục Search Resources trên đĩa CD tài nguyên. Bạn sẽ tìm thấy các công cụ sau: • Các công cụ tìm kiếm đặc biệt (Ví dụ như www.scirus.com cho các đề tài tìm kiếm thuộc các lĩnh vực khoa học) • Công cụ tìm kiếm phù hợp với học sinh (Ví dụ như www.yahooligans.com) • Các trang web giáo dục sắp xếp theo cấp lớp và môn học (Ví dụ như http://mathforum.org/dr.math) Mẹo học tập: Vì học sinh sẽ sử dụng các tài nguyên Internet cho mục đích nghiên cứu của các em, hãy cho các em các hướng dẫn rõ ràng về cách tìm thông tin liên quan, có chất lượng cao để giúp các em tối ưu hóa thời gian làm việc trên mạng. Bước 2: Tìm kiếm và lưu hình ảnh, âm thanh và phim ảnh từ web Nếu bạn cần tìm kiếm hình ảnh, âm thanh hoặc phim ảnh để phát triển bài dạy, hãy sử dụng các cách sau: • Sử dụng các công cụ tìm kiếm chuyên tìm âm thanh, hình ảnh hay phim ảnh. • Các trang Web đa phương tiện có chứa hình ảnh, âm thanh và phim ảnh phục vụ giáo dục. Tham khảo các công cụ tìm kiếm và trang web đa phương tiện tại thư mục Search Resources trên đĩa CD tài nguyên. Lưu các tài nguyên tìm được vào thư mục hinhanh_amthanh trong Hồ sơ bài dạy. Sử dụng tài liệu trợ giúp Help Guide nếu cần hỗ trợ công nghệ khi thực hiện các bước sau: Tham khảo thêm các kỹ năng trong Help Guide để hoàn tất bước này: • Kỹ năng công nghệ Web 2.4, 4.4, 6.4: Lưu hình ảnh từ trang Web • Kỹ năng công nghệ Web 2.5, 4.5, 6.5: Lưu âm thanh từ trang Web • Kỹ năng công nghệ Web 2.6, 4.6, 6.6: Lưu phim từ trang Web 3.08 Ghi chú: Bảo đảm rằng bạn ghi lại nguồn của các tài nguyên đa phương tiện vào tài liệu trích dẫn. Mẹo học tập: Hãy dạy cho học sinh quá trình tìm kiếm tài nguyên đa phương tiện và ghi tài liệu trích dẫn cho đúng cách. Một vấn đề khác cần quan tâm là kích thước các tệp tin đa phương tiện mà học sinh sẽ chọn. Các tệp tin đa phương tiện trên web có kích thước lớn sẽ gây cản trở cho hoạt động cộng tác và làm cho người dùng khó tiếp cận. 1. Xác định một hoặc vài tài nguyên nghiên cứu có giá trị cho bài dạy. Đánh dấu các trang web này hoặc lưu vào favourite của trình duyệt. 2. Lưu hình ảnh vào thư mục Hinhanh_amthanh trong Hồ sơ bài dạy. (Tham khảo kỹ năng công nghệ Web 2.4, 4.4, 6.4.) 3. Nếu cần thiết, hãy lưu các tệp tin âm thanh và phim ảnh vào thư mục Hinhanh_amthanh trong Hồ sơ bài dạy. (Tham khảo kỹ năng công nghệ Web 2.5, 4.5, 6.5 và 2.6, 4.6 và 6.6.) Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 3 Xây dựng liên kết Bước 3: Đánh giá chất lượng nguồn tài nguyên từ Web Ngày nay, trước tình trạng thông tin được đăng tải trên Web không qua thẩm định, học sinh cần phải phát triển kỹ năng đánh giá được tính cập nhật, chính xác và phù hợp của nội dung Web Trong Bước 1 của hoạt động này, bạn đã dùng các tiêu chí của chính bạn để chọn lọc các trang web sẽ sử dụng qua việc xem xét chất lượng thông tin và tính chính xác của nội dung, nguồn thông tin và tính hữu ích của trang web cụ thể. Cũng cần phải phát triển các kỹ năng tương tự cho học sinh của bạn. Trong bước này, bạn sẽ xem xét các tài nguyên đánh giá chất lượng trang web và cách sử dụng chúng cho học sinh của bạn. Mẹo học tập: Thảo luận với học sinh làm thế nào để xác định các thông tin từ một trang web nào đó là hữu ích, chính xác và đáng tin. Bạn cùng các học sinh của mình có thể tạo ra bảng tiêu chí đánh giá chất lượng hay dùng các mẫu đánh giá có sẵn từ thư mục Evaluating the Web trên đĩa CD. Học cách đánh giá độ đáng tin của các trang web là một kỹ năng rất quan trọng để sau này có thể mở rộng đối với cả các ấn phẩm và sản phẩm truyền thông khác. 1. Xem các tài nguyên đánh giá chất lượng trang web trong thư mục Evaluating the Web trên đĩa CD. Xem mẫu phù hợp với cấp lớp của bạn và nếu có thì giờ thì hãy xem những bảng kiểm mục khác nữa. Mẹo học tập: Đối với học sinh tiểu học, việc phát triển các kỹ năng đánh giá thông qua các biểu mẫu có thể không phù hợp. Việc thảo luận về các đặc điểm của một trang web tốt có thể sẽ hay hơn. 2. Sau khi đã tham khảo những tài nguyên này, hãy suy nghĩ cách giúp học sinh của bạn đánh giá chất lượng các trang web mà các em sử dụng Ghi chú: __________________________________________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________________________________________ Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 3.09 Mô-đun 3 Xây dựng liên kết Hoạt động 4: Giao tiếp với thế giới qua Internet (20 phút) Mẹo 1:1: Sự hấp dẫn của giao tiếp điện tử trong lớp học, nơi mà mỗi em đều được trang bị máy tính riêng, có thể làm phân tâm học sinh trong quá trình học tập. Do đó, việc đặt ra những quy định về giao tiếp trên mạng trong lớp học là hết sức quan trọng trong các lớp học mô hình 1-1. Các công cụ giao tiếp mạng mở rộng một cách nhanh chóng quy mô của cộng đồng mà học sinh có thể giao tiếp. Thông qua thư điện tử (e-mail), trò chuyện (chat), tin nhắn tức thời (instant messaging), thăm dò ý kiến qua mạng (online survey) và giao thức truyền thanh mạng (VoIP), bạn và học sinh của bạn có thể thảo luận, chia sẻ ý kiến với các bạn đồng trang lứa hay các chuyên gia trên khắp thế giới. Bước 1: Khảo sát các công cụ giao tiếp Internet Học sinh có thể sử dụng các công cụ giao tiếp qua Internet để: • Giao tiếp với những người khác bên ngoài lớp học • Nhận thông tin phản hồi về sản phẩm của các em • Làm việc dự án theo nhóm hoặc theo cặp với thời gian thực • Tham gia thảo luận tương tác • Thực hành ngôn ngữ viết • Thực hành ngôn ngữ nói • Chia sẻ các thông tin dạng văn bản, tài liệu và các tài nguyên khác. • Thu thập thông tin từ nhiều cá nhân Có nhiều công cụ trực tuyến hỗ trợ học sinh giao tiếp. Để tham khảo thêm về các công cụ này và cách sử dụng, hãy tìm đọc tài liệu Comparison of Online Communication Resources trong thư mục Communication trên đĩa CD. 3.10 • E-mail là hình thức giao tiếp điện tử qua kênh chữ viết, có thể gửi và đọc thư vào bất cứ lúc nào. • Online Chats (Trò chuyện trực tuyến) là môi trường trực tuyến trong đó các thành viên gặp gỡ và trao đổi qua kênh chữ viết cùng lúc. • Instant Messaging (IM) (Tin nhắn tức thời) cho phép người ta nhận và gửi tin nhắn tức thời cho những người định sẵn đang vào mạng. • Online Survey/Opinion poll (Thăm dò ý kiến trên mạng) cho phép tập hợp và phân tích dữ liệu bằng cách đưa các câu hỏi lên mạng. • Voice Over Internet Protocol (VOIP) (Giao thức truyền thanh mạng) cho phép những người dùng Internet nói chuyện với nhau theo thời gian thực. Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 3 Xây dựng liên kết Bước 2: Lựa chọn công cụ giao tiếp cho bài dạy của bạn Lựa chọn một hoặc vài công cụ giao tiếp sau đây để tìm hiểu kỹ hơn nhằm có thể đưa vào sử dụng trong bài dạy của bạn. Đánh dấu các nguồn tài nguyên có thông tin cần thiết về cách sử dụng các công cụ này trong lớp học. Tuỳ chọn 1: Thư điện tử – E-mail (trang 3.11) Tuỳ chọn 2: Trò chuyện – Chat (trang 3.12) Tuỳ chọn 3: Tin nhắn tức thời – Instant Messaging (trang 3.12) Tuỳ chọn 4: Thăm dò ý kiến – Survey/Polling (trang 3.13) Tuỳ chọn 5: Giao thức truyền thanh mạng – VoIP (trang 3.13) Để có thêm thông tin về các dự án cộng tác sử dụng các công cụ giao tiếp, bạn có thể tham khảo tại: Virtual Architecture’s Web Home http://virtual-architecture.wm.edu Trình bày hướng dẫn theo từng bước một cách thiết kế và thực hiện các dự án có sử dụng máy tính để giao tiếp dựa theo nội dung bài học. Ghi chú: Tất cả các trang web tham khảo trong phần này đã có sẵn tại tệp tin Communication Web Sites ở thư mục Communication trên đĩa CD tài nguyên. Tuỳ chọn 1: Thư điện tử - E-mail Các ý tưởng trình bày sau đây có thể đem đến cho bạn những gợi ý về việc sử dụng e-mail một cách sáng tạo nhằm cải thiện việc giảng dạy và học tập. Bạn đã có e-mail – Nhưng liệu bạn có thực sự sử dụng chúng hiệu quả? www.education-world.com/a_curr/curr165.shtml Mô tả cách thức lập kế hoạch một dự án có sử dụng e-mail một cách hiệu quả, kết hợp chặt chẽ với bài dạy của bạn; bao gồm 10 mẹo vặt cho việc hoàn thành một dự án cộng tác sử dụng công nghệ qua bất kỳ loại e-mail nào. Tham khảo các nguồn tài nguyên về e-mail dạng web và dự án e-mail tại tệp tin “Collaborative/E-mail Projects” ở thư mục Mô-đun 3, Activity 4 trên đĩa CD tài nguyên. Ghi chú: _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 3.11 Mô-đun 3 Xây dựng liên kết Tuỳ chọn 2: Chat Những địa chỉ web dưới đây sẽ gợi ý cho các bạn về cách sử dụng chat một cách hữu hiệu, hợp lý trong lớp học. Các bạn cũng có thể tìm thấy những nguồn khác cung cấp thông tin về cách sử dụng và đánh giá hiệu quả của chat trong giáo dục từ thư mục Communication trên đĩa CD tài nguyên. Những ví dụ về cách sử dụng chat trong lớp học http://education.qld.gov.au/learningplace/comunication/chat/examples-chat.html Trang web này liệt kê ra các hoạt động cụ thể mà giáo viên thường sử dụng khi chat trong giờ học và các địa chỉ trang web mà tại đó bạn có thể tìm kiếm thông tin về vai trò của học viên trong cuộc nói chuyện, các biện pháp để tăng tính tích cực cho cuộc trò chuyện cũng như các phép lịch sự xã giao trong phòng chat. Làm thế nào để có một cuộc nói chuyện hiệu quả Trang web: www.globalgateway.org.uk/Default.aspx?page=2044 Sẽ cung cấp cho bạn một vài gợi ý sử dụng chat trong lớp học. Ghi chú: _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ Tuỳ chọn 3: Tin nhắn tức thời (IM) Blog dưới đây thảo luận về cách dùng Tin nhắn tức thời trong lớp học. Các bạn cũng có thể lấy thêm thông tin về IM từ thư mục Communication trên đĩa CD tài nguyên. Việc sử dụng IM trong lớp học www.speedofcreativity.org/2006/08/28/the-case-for-instant-messaging-in-the-classroom Một bài viết trên trang này nhấn mạnh các lý do tích cực cho việc sử dụng IM trong lớp học. Ghi chú: _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ 3.12 Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 3 Xây dựng liên kết Tuỳ chọn 4: Công cụ thăm dò ý kiến Những trang web dưới đây cung cấp thông tin và các ví dụ minh họa về cách học sinh có thể xây dựng và quản lý các bảng điều tra, thăm dò ý kiến Có thể tham khảo các nguồn thông tin khác từ thư mục Communication trên đĩa CD tài nguyên. Thăm dò quan điểm www.sciencnetlinks.com/lessons.cfm?BenchmarkID=12&DocID=451 Trang web này cung cấp các ý tưởng để học và thảo luận về cách giới thiệu cho học sinh những yếu tố ảnh hưởng tới độ chính xác của một bảng thăm dò ý kiến. Survey How to (dạng điều tra: như thế nào) www.utexas.edu/academic/diia/assessment/iar/how_to/methods/survey.php Xây dựng các câu hỏi điều tra, quyết định loại câu hỏi và câu trả lời, sắp xếp và định dạng bảng thăm dò, quản lý bảng thăm dò và nhiều những thông tin hữu ích khác. Ghi chú: _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ Tùy chọn 5: Giao thức truyền thanh mạng (VoIP) Những địa chỉ web dưới đây sẽ cung cấp thông tin và ví dụ minh họa cho việc sử dụng VoIP như thế nào trong lớp học. Các bạn cũng có thể xem các nguồn thông tin khác từ thư mục Communication trên đĩa CD tài nguyên. Skype trong lớp học www.wtvi.com/teks/05_06_articles/skype-in-the-classroom.html Trang web này đưa ra một bài viết toàn diện cho các giáo viên và các điều phối viên về công nghệ này qua việc mô tả cách bắt đầu sử dụng Skype. Just Skype It (Đơn giản hơn với Skype) www.21apples.org/articles/2005/12/14/just-skype-it Có một đề mục blog ngắn mô tả cách một giáo viên sử dụng Skype ở trường và ở nhà riêng. Ghi chú: _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 3.13 Mô-đun 3 Xây dựng liên kết Mẹo 1:1: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng học sinh sẽ cộng tác nhiều hơn khi các em có máy tính riêng. Hãy xem xét là bạn có thể tận dụng điều này như thế nào Hoạt động 5: Khảo sát việc học tập cộng tác dựa trên nền của web Giáo viên có thể sử dụng nhiều công cụ trực tuyến để giúp học sinh làm việc cộng tác phục vụ dự án. Trong những mô-đun trước, bạn đã làm quen với ba trong số các công cụ miễn phí này-blog, wiki và các trang web cộng tác trực tuyến. Học sinh có thể sử dụng các công cụ học tập cộng tác trực tuyến để: • Chia sẻ suy nghĩ và dự án với những người khác • Chia sẻ các liên kết trang web • Mời cho ý kiến và phản hồi ý kiến của những người khác • Bổ sung, chỉnh sửa nội dung của những người khác • Tạo các trang web có nhiều lớp • Tạo các văn bản nối tiếp nhau, như nhật ký học tập Hãy xem xét các ưu điểm và các điểm hạn chế của từng loại công cụ này trong bảng dưới đây và sau đó sử dụng một trang web cộng tác trực tuyến để thảo luận cách các bạn sẽ sử dụng công cụ Internet hỗ trợ học sinh giao tiếp và cộng tác trong học tập. Ghi chú: Tất cả các trang web được nêu trong mô-đun này đều có thể dễ dàng truy cập ở tệp tin Module 3 Web Sites, thư mục Collaboration trên đĩa CD tài nguyên. Blog: là các mục ghi đăng trên web để mời người đọc cho ý kiến Miêu tả Blogs là tên gọi tắt của từ weblogs, blog được sử dụng để chia sẻ chung thông tin và ý kiến với người đọc cũng như thu thập thông tin phản hồi và thảo luận. Blog thường có dạng nhật ký và được cập nhật thông tin thường xuyên. Ví dụ về Đăng tải nhật ký, liệt kê các nguồn nghiên cứu, ghi chép lại bài học, thu cách sử thập ý kiến phản hồi, thảo luận về các vấn đề liên quan đến đề tài v.v. dụng. Điểm hạn chế • Chỉ có thể tương tác qua kênh viết. • Ai sử dụng Internet cũng có thể xem blog, trừ phi bạn tạo một trang blog có thuộc tính riêng tư. • Các tùy chọn về định dạng, thiết kế cũng như đa phương tiện rất hạn chế. • Nội dung phải được chỉnh sửa trực tuyến • Mọi người có thể đưa ý kiến phản hồi mang nội dung xúc phạm nhau hoặc không phù hợp. Các địa chỉ Một bản liệt kê các địa chỉ mà bạn có thể tạo blog cho riêng bạn có tại thư có thể xây mục Collaboration trên đĩa CD tài nguyên. dựng blog (còn tiếp) 3.14 Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 3 Xây dựng liên kết Những Viết Blog: It’s Elementary, My Dear Watson thông tin www.education.com/a_tech/tech/tech217.shtml khác về Cung cấp một bài viết về việc sử dụng blog trong các lớp tiểu học Blog Căn bản về Blog: Tạo một blog cho những ghi chép hằng ngày của học sinh trên mạng www.educationworld.com/a_tech/techtorial/techtorial037print.shtml Trang web này đưa ra một vài hướng dẫn nhanh để học sinh của bạn có thể tự tạo cho minh một blog Về blog www.budtheteacher.com/wiki/index.php?title=Main_Page Sử dụng định dạng của wiki để đưa ra các tài nguyên về việc sử dụng blog trong lớp học Wikis là trang web cho phép nghiều người cùng biên tập nội dung Miêu tả Wikis là những trang web cộng tác có thể được chỉnh sửa bởi bất kỳ chung người dùng nào hoặc chỉ những người dùng được cấp quyền chỉnh sửa. Người tạo ra trang wiki có thể nhận được những thông báo về những thay đổi của nó cũng như có thể theo dõi và quản lý sự phát triển của nội dung trang web. Ví dụ về Viết bài theo nhóm, phát triển dạng web cộng tác, chia sẻ kết quả tìm cách sử kiếm, lên kế hoạch dự án, thu thập thông tin và nhiều ứng dụng khác. dụng. Điểm hạn chế • Những người cùng cộng tác trong trang web có thể có những điều chỉnh không mong muốn đối với trang web của bạn. • Nội dung phải được chỉnh sửa trực tuyến. • Mọi người có thể đưa lên những thông tin mang nội dung xúc phạm nhau hoặc không phù hợp. Các địa chỉ Một bảng liệt kê các địa chỉ mà bạn có thể tạo một trang wiki có tại thư Wiki mục Collaboration trên đĩa CD tài nguyên. Các thông Đối với những giáo viên còn lạ lẫm với wiki tin khác về http://writingwiki.org/default.aspx/WritingWiki/For%20Teachers%20 wiki New%20to%20Wikis.html Cung cấp kiến thức tổng quát về wiki_khái niệm và cách sử dụng Sử dụng wiki trong giáo dục www.scienceofspectroscopy.info/edi/index.php?title=Using_wiki_in_ education Định nghĩa wiki và gợi ý cách học sinh có thể sử dụng chúng Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 3.15 Mô-đun 3 Xây dựng liên kết Những trang web hỗ trợ cộng tác trực tuyến cho phép nhiều người cộng tác biên tập văn bản hoặc bảng tính. Miêu tả Những trang web cộng tác cho phép các cá nhân tạo mới hoặc tải tài chung liệu lên trang web và những tài liệu này có thể được chỉnh sửa bởi những người được mời truy cập vào trang web. Một vài trang cũng hỗ trợ khả năng tạo mới và chỉnh sửa các dữ liệu từ bảng tính và các bài trình diễn đa phương tiện. Ví dụ về Cùng hợp tác viết bài, cùng chỉnh sửa, hiệu đính, đưa và nhận các ý cách sử kiến phản hồi từ nhiều người, theo dõi những đóng góp của các thành dụng viên trang web, so sánh nhiều phiên bản khác nhau của cùng một tài liệu và nhiều các ứng dụng khác. Điểm hạn chế • Thường là các ile được tạo trực tuyến đòi hỏi một phần mềm đặc biệt để có thể xem ngoại tuyến. • Nội dung có thể sẽ bị mất khi bạn quay lại phiên bản trước đó của tài liệu. • Những thành viên khác có thể tạo ra những thay đổi không mong muốn đối với sản phẩm của bạn Các địa chỉ Một bảng liệt kê các địa chỉ mà bạn có thể tạo một trang web cộng tác trang web hỗ có tại thư mục Collaboration trên đĩa CD tài nguyên. trợ cộng tác trực tuyến Những thông Sự chuyển đổi mô hình của các phần mềm học đường tin khác về www.eschoolnews.com/news/showStoryts.cfm?ArticleID=6656 trang web Trang web này đưa ra một bài viết hoàn chỉnh về cách sử dụng của các hỗ trợ cộng ứng dụng trực tuyến tác trực tuyến Nhập văn bản trong khi đi lại: Xử lý văn bản trên nền web http://reviews.cnet.com/4520-9239_7-6627472-1.html Trang web này giới thiệu tổng quan các ứng dụng phần mềm xử lý văn bản trực tuyến cùng với biểu đồ so sánh Ghi chú: Một biểu đồ so sánh các điều kiện về kỹ năng và kỹ thuật cùng với mục đích khả dĩ của các trang web cộng tác trực tuyến này được cho trong thư mục Collaboration trên đĩa CD. Sau khi bạn đã tham khảo các công cụ giao tiếp và cộng tác trực tuyến, bây giờ hãy ghi lại những ý tưởng của bạn vào một bảng tính cộng tác trực tuyến. 3.16 1. Tìm e-mail mà trang web cộng tác trực tuyến đã gửi đến cho bạn, mời bạn tham gia biên tập tài liệu có tên là Sudung_Congcu_Web2.0 2. Nháy vào đường dẫn trong e-mail để truy cập bảng tính. Đăng nhập vào trang web với e-mail và mật mã của bạn (những thông tin này vào thời điểm hiện tại phải được lưu trong thư mục tainguyen_khoahoc.) Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 3 Xây dựng liên kết 3. Mở bảng tính có tên Sudung_Congcu_Web2.0 trên trang web. Tùy chọn: Bạn cũng có thể truy cập trực tiếp vào website trên, đăng nhập và mở tệp tin có tiêu đề Sudung_Congcu_Web2.0 Nếu bạn đang làm việc cùng với một đồng nghiệp về bài dạy, hãy thử dùng một tài liệu cộng tác trực tuyến. Ghi chú: Để tiện cho công việc sau này, liên kết đến các ví dụ bổ sung về các trang web cộng tác trực tuyến được cho sẵn trong thư mục Collaboration trên đĩa CD. 4. Suy nghĩ về cách bạn có thể áp dụng một công cụ giao tiếp trực tuyến và một công cụ cộng tác trực tuyến trong lớp học. Trong mỗi bảng tính, hãy tạo một hàng có tên của bạn, thêm tên của công cụ và mô tả cách sử dụng nó trong lớp học. Hoàn chỉnh ít nhất là một hàng cho mỗi công cụ này. Các công cụ giao tiếp trực tuyến Chọn ít nhất một thứ: E-mail, Chat, IM, Survey/Polling hoặc VoiP Tên của bạn Công cụ Cách bạn sử dụng trong lớp Các công cụ cộng tác trực tuyến Chọn ít nhất một thứ: Blog,wiki hoặc trang web cộng tác trực tuyến Tên của bạn Công cụ Cách bạn sử dụng trong lớp 5. Nếu có thì giờ, hãy suy nghĩ về cách bạn có thể dùng những công cụ Internet khác. 6. Ghi chú về bất cứ ý nào bạn có thể sử dụng trong bài dạy của bạn: _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ Ghi chú: Bạn sẽ còn cơ hội để lên kế hoạch sử dụng các công cụ này trong phần Chuẩn bị tiếp theo. Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 3.17 Mô-đun 3 Xây dựng liên kết Hoạt động 6: Phản hồi kết quả học tập Bước 1: Xem lại các Câu hỏi Định hướng và các ý chính của Mô-đun 3 ở trang 3.21 sau đó nghĩ về cách vận dụng những ý tưởng và tài liệu đã được bạn tạo ra vào lớp học, vào việc hướng dẫn hay lập kế hoạch. Bạn cũng có thể tham khảo các Câu hỏi Định hướng và các điểm trọng tâm trong bài trình chiếu của giáo viên hướng dẫn. Bạn sẽ xây dựng những mô-đun tiếp theo dựa trên những khái niệm này trong khi thảo luận để tìm ra biện pháp hỗ trợ và khuyến khích các kỹ năng tư duy bậc cao, tự định hướng, đồng thời đào sâu kiến thức thông qua việc sử dụng công nghệ, đánh giá thường xuyên và biện pháp hướng dẫn một cách hiệu quả nhắm đến các đối tượng học sinh khác nhau. Bước 2: Ghi lại hoạt động vào Blog Ghi lại những hoạt động, kỹ năng và cách tiếp cận được thảo luận trong mô-đun này vào blog của bạn. Hãy nhớ rằng bạn sẽ chia một đề mục blog của mình với đồng nghiệp trong Mô-đun 7, đồng thời thảo luận về sự chuyển biến về mặt kiến thức và nhận thức của bạn qua quá trình học. 1. Mở trang blog của bạn, tạo một đề mục có tên là Phản hồi Mô-đun 3, copy và dán gợi ý sau đây và viết phản hồi: Mô-đun này đã giúp tôi suy nghĩ về tác động của Internet đối với việc học tập của học sinh như sau: 2. Ghi lại những gì bạn đã tiếp thu được, những câu hỏi hoặc những điều còn băn khoăn. _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ 3.18 Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 3 Xây dựng liên kết Chuẩn bị Tích hợp Internet vào bài dạy Trong mô-đun này, bạn đã tìm hiểu nhiều cách sử dụng Internet khác nhau. Hãy xem xét cách bạn sẽ làm thế nào để tích hợp một trong những cách sử dụng tài nguyên Internet này vào bài dạy để hỗ trợ hoạt động học tập của học sinh. 1. Xem lại các ghi chú của bạn ở 3.07 về việc tích hợp Internet vào bài dạy. 2. Chọn một hoặc nhiều hơn các công cụ Internet và mô tả vắn tắt cách bạn sẽ vận dụng để hỗ trợ các mục tiêu học tập trong bài dạy của bạn. Mẹo 1:1: Hãy suy nghĩ về việc tối ưu hóa cách học 1:1 để nâng cao hơn nữa các kỹ năng của thế kỷ 21 cho học sinh. Ghi chú: Liên kết đến các công cụ phục vụ chuyên môn dựa trên nền web được cho sẵn trong thư mục Collaboration trên đĩa CD. _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ Tài liệu tham khảo Starr, L. (2004). Copy rights and copy wrong. Education world. Được lấy từ www.educationworld.com/a_curr/curr280a.shtml Wikipedia contributors (Ngày 19 tháng 9 năm 2006). Wiki. Wikipedia, The Free Encyclopedia. Khai thác từ http://en.wikipedia.org/w/index. php?title=Wiki&oldid=76522722 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 3.19 Mô-đun 3 Xây dựng liên kết Tóm tắt Mô-đun 3 Xem lại các Câu hỏi Định hướng và các điểm trọng tâm của Mô-đun 3, sau đó nghĩ về cách vận dụng những ý tưởng và tài liệu đã được bạn tạo ra vào lớp học, vào việc hướng dẫn hay lập kế hoạch hỗ trợ học sinh cải thiện chất lượng học tập. Câu hỏi của mô-đun 3: • Bạn có thể sử dụng Internet để hỗ trợ hoạt động dạy của mình và hoạt động học của học sinh như thế nào? • Làm thế nào để bảo đảm việc sử dụng Internet một cách thích hợp và có trách nhiệm? Các điểm trọng tâm của Mô-đun 3: • Internet là một công cụ mạnh phục vụ nghiên cứu, hợp tác và giao tiếp với người khác. • Các hướng dẫn về việc sử dụng hợp lệ mô tả việc sử dụng tài nguyên có bản quyền trong lớp học một cách hợp pháp. • Các tài liệu trích dẫn có thể được học sinh ở mọi độ tuổi tạo ra theo nhiều hình thức khác nhau. • Việc sử dụng các kỹ năng tìm kiếm một cách thành thạo sẽ giúp học sinh và giáo viên tìm kiếm hiệu quả các thông tin hữu dụng từ trang Web. • Cần phải cân nhắc rất nhiều yếu tố khi quyết định giá trị và độ tin cậy của một trang Web. • Thư điện tử, chat trực tuyến, tin nhắn tức thời và điện thoại Internet VoIP giúp học sinh giao tiếp với mọi người trên toàn thế giới thông qua Internet. • Blogs, wikis và các tài liệu cộng tác trực tuyến cho phép học sinh cộng tác thực hiện dự án bằng cách chia sẻ và phản hồi trực tuyến công việc của nhau. Bạn sẽ xây dựng mẫu sản phẩm học sinh và các bảng đánh giá dựa trên những khái niệm này trong những mô-đun tiếp theo. 3.20 Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 của Tập đoàn Intel. Tất cả các quyền đã được đăng ký. Intel, logo của Intel, Sáng kiến Giáo dục của Intel và chương trình Intel Teach là các nhãn hiệu đã được đăng ký của Tập đoàn Intel tại Hoa Kỳ và tại các nước khác. Các tên hiệu và nhãn mác khác có thể được xem là thuộc sở hữu của công ty khác. Mô-đun 4 TẠO MẪU SẢN PHẨM HỌC SINH Học viên sẽ • Chia sẻ ý tưởng tích hợp Internet vào bài dạy • Thảo luận các biện pháp để bảo đảm học sinh sử dụng Internet an toàn và có trách nhiệm • Tạo và đánh giá các mẫu sản phẩm học sinh: Bài trình diễn, ấn phẩm, wiki hay blog • Chỉnh sửa các Kế hoạch bài dạy • Phản hồi kết quả học tập • Chỉnh sửa các chuẩn học tập và mục tiêu của bài dạy Công cụ Đĩa CD tài nguyên Intel® Teach Essentials Course Curriculum Resource CD • Phần mềm Hướng dẫn kỹ năng Intel® Education Help Guide • Trình duyệt Web • Phần mềm xử lý văn bản • Phần mềm đa phương tiện Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 4 • Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Mô-đun 4 Câu hỏi khái quát • Công nghệ có thể được sử dụng như thế nào để hỗ trợ và đánh giá việc học tập của học sinh có hiệu quả nhất? Câu hỏi Mô-đun Việc tạo ra sản phẩm học sinh giúp bạn xác định rõ những điều bạn mong đợi từ bài dạy và cải thiện việc thiết kế quá trình dạy học như thế nào? • Làm thế nào để bảo đảm rằng học sinh sẽ đạt được các mục tiêu học tập khi thực hiện dự án của các em? Mô-đun 4 • Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 4 Tạo mẫu sản phẩm học sinh Chia sẻ Tích hợp Internet vào bài dạy .....................................................4.01 Chia sẻ: Các ý tưởng về cách học sinh sử dụng Internet để nghiên cứu, cộng tác và giao tiếp Thực hành sư phạm Giúp học sinh đáp ứng yêu cầu của một lớp học theo dự án, lấy học sinh làm trung tâm .....................................4.02 Thảo luận: Làm thể nào để giúp học sinh đáp ứng yêu cầu của một lớp học theo dự án Các hoạt động Hoạt động 1: Khảo sát mẫu sản phẩm học sinh .......................4.03 Tham khảo: Thảo luận: Mẫu bài trình diễn, ấn phẩm, wiki và blog của học sinh. Mẫu sản phẩm học sinh thể hiện việc học của các em như thế nào Hoạt động 2: Lập kế hoạch mẫu sản phẩm học sinh của bạn ...................................................................4.05 Tham khảo: Xem xét: Học tập theo dự án Mẫu sản phẩm học sinh của bạn sẽ giải quyết các Câu hỏi định hướng, mục tiêu và các kỹ năng của thế kỷ 21 như thế nào Xác định: Công cụ tốt nhất cho công việc Lập kế hoạch: Một sản phẩm học sinh Hoạt động 3: Việc học tập nhìn từ góc độ của học sinh ..........4.11 Tạo: Mẫu bài trình diễn, ấn phẩm, wiki hay blog Hoạt động 4: Xem lại Kế hoạch bài dạy .....................................4.14 Xem lại: Phác thảo: Bảng kiểm mục Kế hoạch bài dạy Phần Các bước tiến hành bài dạy trong Kế hoạch bài dạy (còn tiếp) Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Mô-đun 4 Tạo mẫu sản phẩm học sinh Các hoạt động (tiếp theo) Hoạt động 5: Phản hồi kết quả học tập ......................................4.15 Xem lại: Tạo: Những điểm trọng tâm của mô-đun Một đề mục phản hồi bài học trên trang blog của bạn Chuẩn bị Phản hồi mẫu sản phẩm học sinh ..............................................4.16 Tự đánh giá: Sản phẩm học sinh và Hồ sơ bài dạy Tham khảo ....................................................................................4.17 Tóm tắt Mô-đun.............................................................................4.18 Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 4 Tạo mẫu sản phẩm học sinh Mô-đun 4: Tạo mẫu sản phẩm học sinh Mô tả: Trong một lớp học lấy học sinh làm trung tâm, học sinh tạo ra các sản phẩm đòi hỏi sự sử dụng nhuần nhuyễn các kỹ năng của thế kỷ 21 và phản ánh việc học tập có chiều sâu. Trong mô-đun này, bạn lên kế hoạch và chia sẻ các biện pháp tích hợp công nghệ Internet vào bài dạy của mình. Bạn cũng sẽ lập kế hoạch và tạo ra một bài trình diễn, ấn phẩm, wiki hay blog học sinh hướng đến các mục tiêu học tập cụ thể trong bài dạy của bạn. Bạn đánh giá mẫu học sinh bằng cách dùng các câu hỏi dựa trên bảng tiêu chí đánh giá Hồ sơ bài dạy và cập nhật bài trình diễn Hồ sơ bài dạy của mình chuẩn bị cho hoạt động Chia sẻ ở mô-đun kế tiếp. Chia sẻ: Tích hợp Internet vào bài dạy Mô tả: Trong hoạt động này, bạn thảo luận việc sử dụng Internet cùng với các bạn chung nhóm đã từng làm việc với bạn ở Mô-đun 3. Có thể bạn sẽ cần phải tham khảo lại những ghi chú của bạn từ hoạt động Chuẩn bị ở 3.19. Hãy thảo luận các câu hỏi sau với nhóm của bạn: 1. Bài dạy của bạn có đề tài gì? Bộ Câu hỏi Định hướng của bạn là gì? 2. Bạn sẽ tích hợp Internet vào trong bài dạy để nghiên cứu, cộng tác và giao tiếp như thế nào? 3. Sử dụng Internet sẽ giúp học sinh phát triển các kỹ năng của thế kỷ 21 và kỹ năng tư duy bậc cao như thế nào? 4. Những ý kiến phản hồi và các ý tưởng bổ sung nào mà bạn mong muốn nhận được trong hoạt động này? Liệt kê các ý tưởng nhận được từ đồng nghiệp: _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 4.01 Mô-đun 4 Tạo mẫu sản phẩm học sinh Giáo viên hướng dẫn có thể yêu cầu bạn phát triển thêm ý về đề tài này trên wiki để thuận tiện cho việc nắm ý và chia sẻ. Trong trường hợp đó, hãy sử dụng wiki đã từng dùng ở Mô-đun 3. Thông tin đăng nhập của bạn có thể được cho ở trang vii hoặc trong tài liệu Login Information (Thông tin Đăng nhập). Thực hành sư phạm: Giúp học sinh đáp ứng yêu cầu của một lớp học theo dự án, lấy học sinh làm trung tâm Trong khi phát triển mẫu sản phẩm học sinh, có thể bạn sẽ gặp khó khăn đôi chút với công nghệ hoặc với quyết định phải sử dụng ngôn ngữ, thiết kế hoặc nội dung như thế nào. Tương tự như vậy, trong một lớp học lấy học sinh làm trung tâm, học sinh cũng có thể gặp khó khăn khi phải thực hiện các quyết định về dự án hoặc các nhiệm vụ học tập. Trong phần thảo luận Thực hành sư phạm này, bạn thử tìm cách giúp học sinh thích ứng và tích cực tham gia vào một lớp học theo dự án, lấy học sinh làm trung tâm. Các bài học theo dự án giúp đáp ứng nhu cầu và mối quan tâm của từng học sinh. Dự án thường đòi hỏi học sinh phải thực hiện các lựa chọn về nội dung, tiến trình và sản phẩm. Dự án cũng cho phép học sinh nghiên cứu về đề tài sâu hơn, thử các kỹ năng mới, vận dụng những kỹ năng sẵn có và tạo các sản phẩm phản ánh cá tính của các em. Trong dự án, học sinh được yêu cầu phải thực hiện quyết định, làm việc cộng tác, chủ động các bước đi và trình bày quan điểm trước mọi người - tất cả những điều này đều có vẻ như đầy khó khăn vào lúc đầu. Nhiều học sinh gặp khó khăn trong việc thay đổi vai trò của các em từ trong một lớp học có giáo viên làm trung tâm - vai trò đòi hỏi sự tiếp nhận thông tin là chủ yếu, trả lời các câu hỏi “đóng”, điền thông tin vào bảng tính và làm bài kiểm tra viết - sang một lớp học đề cao vai trò của các câu hỏi mở, các nhiệm vụ sát với thực tế và nhiều kiểu đánh giá đa dạng. “Những học sinh đã từng quen với vai trò của người quan sát thầm lặng hoặc người “bàng quan mơ ngủ” sẽ không thích thú gì với việc phải làm việc nhiều hơn, đặc biệt là khi những vai trò học tập thụ động như vậy vẫn còn diễn ra phổ biến ở những môn học khác.” (Black&William,1998). Hãy thảo luận theo nhóm về những cách mà chúng ta có thể giúp tất cả học sinh hoàn thành các công việc dựa vào khả năng: • Thiết lập được những mục tiêu vừa sức • Quản lý lịch trình và linh động điều chỉnh khi cần • Tự đặt câu hỏi về công việc và nghiên cứu giải quyết chúng • Làm việc với những người khác một cách có hiệu quả • Phản hồi và lên kế hoạch để cải thiện _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ 4.02 Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 4 Tạo mẫu sản phẩm học sinh Hoạt động 1: Khảo sát mẫu sản phẩm học sinh Phát triển một mẫu sản phẩm từ góc độ nhận thức của học sinh có thể giúp bạn quyết định xem những yêu cầu của dự án có thích hợp cho học sinh của bạn hay không. Ngoài ra, nó còn giúp bạn xác định xem các nguồn tài nguyên thích hợp có dễ được tìm thấy hay không, định ra nội dung và các bước triển khai cần chú ý trong quá trình hướng dẫn. Trong mô-đun này, bạn sẽ thiết kế và tạo ra một mẫu sản phẩm học sinh. Trong các mô-đun kế tiếp, bạn sẽ tạo ra các bảng đánh giá, các hoạt động và tài liệu hỗ trợ (scaffolding) cho việc học của các em. Trong hoạt động này, bạn sẽ khảo sát nhiều mẫu sản phẩm học sinh khác nhau để phân tích kết quả học tập, đồng thời thu thập ý tưởng cho mẫu sản phẩm học sinh của bạn. Nếu đang cộng tác với những giáo viên khác trong việc xây dựng hồ sơ bài dạy, bạn có thể thảo luận những ví dụ sau đây cùng với họ. 1. Mở một mẫu bài trình diễn của học sinh, bản tin, áp phích quảng cáo, wiki hay blog tại thư mục Student Samples trên đĩa CD tài nguyên. Đọc các mô tả và chọn các liên kết mà bạn quan tâm. Các liên kết đưa bạn đến tài nguyên Intel Education Designing Effective Projects. 2. Trở về bảng kê các mẫu học sinh trên đĩa CD và nháy chọn Kế hoạch bài dạy thích hợp hoặc click Return to [tên Kế hoạch bài dạy] ở phần bên trái cuối trang của mẫu học sinh. Đọc bài dạy, đặc biệt chú ý đến các Câu hỏi Định hướng, các chuẩn kiến thức và mục tiêu học tập. 3. Duyệt xem các qui trình, ghi chú lại cách thức mà các hoạt động trong lớp học hỗ trợ cho việc tạo ra sản phẩm học sinh. 4. Xem Kế hoạch đánh giá và các bảng đánh giá và lưu ý cách các bảng đánh giá cung cấp thông tin cần thiết để đánh giá sự tiếp thu của học sinh thể hiện qua mẫu sản phẩm. 5. Suy nghĩ về các câu hỏi sau: • Mẫu sản phẩm học sinh nhắm đến các kỹ năng thế kỷ 21 nào? Ghi chú: Bảng kê các kỹ năng của thế kỷ 21 được cho trong thư mục Thinking trên đĩa CD. • Mẫu sản phẩm học sinh giúp trả lời bộ Câu hỏi Định hướng như thế nào? • Công nghệ được chọn giúp học sinh thể hiện việc học của các em, nâng cao hiệu suất học tập và thúc đẩy sự sáng tạo như thế nào? Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 4.03 Mô-đun 4 Tạo mẫu sản phẩm học sinh 6. Thảo luận các câu trả lời với một đồng nghiệp và ghi chú lại bên dưới. _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ Tùy chọn: 1. Nếu có thời gian, hãy xem thêm các mẫu sản phẩm học sinh khác có trong đĩa CD Tài nguyên. 2. Tham khảo thêm các mẫu sản phẩm học sinh tại trang Web của Intel® Education a. Nhập địa chỉ http://educate.intel.com/vn/ProjectDesign hoặc mở trang web đã được đánh dấu. b. Chọn Danh mục Hồ sơ bài dạy c. Lựa chọn để xem các sản phẩm theo cấp học hoặc theo môn học. Ghi chú: _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ 4.04 Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 4 Tạo mẫu sản phẩm học sinh Hoạt động 2: Lập kế hoạch mẫu sản phẩm học sinh Trong hoạt động này, hãy xem xét bộ Câu hỏi Định hướng, các chuẩn học tập và mục tiêu, các kỹ năng tư duy bậc cao và những kỹ năng của thế kỷ 21 mà bạn muốn nhắm đến trong mẫu sản phẩm học sinh. Sau đó, hãy quyết định các loại công nghệ có thể hỗ trợ tốt nhất cho việc học tập và những kỹ năng mà bạn muốn học sinh có thể thể hiện được khi bài dạy kết thúc. Học sinh có thể tạo sản phẩm tại những thời điểm khác nhau trong bài dạy và cho những mục đích khác nhau. Ví dụ, học sinh có thể tạo một bài trình diễn để trình bày về một dự án phục vụ cộng đồng hoặc một ấn phẩm để tổng hợp kiến thức vào cuối bài dạy. Ghi chú: Bước này cũng được cho trong Sổ tay điện tử ở Mô-đun 4, Hoạt động 2. Bước 1: Tham khảo việc thiết kế dự án. Suy nghĩ về cách tiếp cận học tập dự án có thể giúp học sinh đạt được những mục tiêu học tập ra sao. Suy nghĩ về một kịch bản dự án trong đó học sinh đảm nhiệm các vai trò trong cuộc sống thật - ví dụ như phóng viên, kỹ sư hay người làm công tác thống kê - để giải quyết một vấn đề nào đó. Ghi chú: Phần này cũng được cho trong Sổ tay điện tử ở Mô-đun 3, Chuẩn bị, Bước 1: Suy nghĩ về Kế hoạch bài dạy và Thiết kế dự án. • Những liên hệ khả dĩ từ bài dạy này đến cuộc sống thật là gì? • Kịch bản gì có thể giúp học sinh liên hệ bài học đến cuộc sống thật? • Học sinh có thể đóng những vai gì? • Khi đóng những vai đó thì nhiệm vụ cụ thể của học sinh là gì? Ghi chú: Có thể bạn sẽ muốn xem lại bảng kiểm mục các đặc điểm dự án ở trang A07 và trong thư mục Assessment trên đĩa CD. Ghi chú: _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 4.05 Mô-đun 4 Tạo mẫu sản phẩm học sinh Bước 2: Đối chiếu mẫu sản phẩm học sinh với các Câu hỏi Định hướng, mục tiêu học tập và những kỹ năng của thế kỷ 21 Trước khi lựa chọn loại công nghệ nào các học sinh sẽ sử dụng để tạo mẫu sản phẩm, bạn phải xác định xem học sinh cần phải thể hiện những gì trong mẫu sản phẩm. Trả lời những câu hỏi sau đây để giúp bạn lập kế hoạch cho mẫu sản phẩm học sinh: Ghi chú: Phần này cũng được cho trong Sổ tay điện tử ở Mô-đun 4, Hoạt động 2, Bước 2: Đối chiếu mẫu sản phẩm học sinh với các Câu hỏi Định hướng, mục tiêu học tập và những kỹ năng của thế kỷ 21 1. Mở Kế hoạch bài dạy và xem lại các chuẩn kiến thức và mục tiêu học tập. • Bạn muốn học sinh thể hiện những khái niệm, kỹ năng và kiến thức nào qua mẫu sản phẩm này? ____________________________________________________________________________________________________ ____________________________________________________________________________________________________ • Học sinh cần thể hiện những kỹ năng của thế kỷ 21 nào qua mẫu sản phẩm này? ____________________________________________________________________________________________________ ____________________________________________________________________________________________________ • Mẫu sản phẩm giải quyết những Câu hỏi Định hướng nào và giải quyết như thế nào? ____________________________________________________________________________________________________ ____________________________________________________________________________________________________ ____________________________________________________________________________________________________ 2. Kiến thức toán học giúp thúc đẩy tư duy phân tích và tư duy luận lý, cho nên kiến thức này cần phải được đưa vào tất cả các môn học. Hãy suy nghĩ cách vận dụng toán học để cải thiện kỹ năng tư duy của học sinh: a. Đặt câu hỏi b. Thu thập, tổ chức và trình bày dữ liệu sử dụng đồ thị và biểu đồ. c. Phân tích dữ liệu d. Phát triển và đánh giá suy luận và dự đoán e. Phân tích các chu trình và sự thay đổi f. Sử dụng phép đo lường và sự thu phóng theo tỉ lệ g. Sử dụng các phương pháp thống kê để phân tích các xu hướng h. Vận dụng các khái niệm về xác suất 4.06 Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 4 Tạo mẫu sản phẩm học sinh i. Dự báo có cơ sở j. Hiểu các mẫu, các mối liên hệ và chức năng k. Tư duy hệ thống l. Giải quyết các vấn đề có liên quan đến tốc độ (vận tốc, mật độ…) m. Sử dụng mô phỏng và dự đoán để biểu diễn các mối quan hệ n. Sử dụng kiến thức thống kê, tài chính và phân tích thị trường o. Sử dụng hình học, bội phân (fractals) và phép đối xứng p. Phát triển lập luận q. Phân tích đặc điểm r. Sử dụng các suy luận mang tính trực quan và không gian s. Sử dụng bảng biểu để minh họa cho ý tưởng t. Trình bày và phân tích các tình huống toán học. 3. Ghi lại những suy nghĩ của bạn vào Sổ tay điện tử. Bạn sẽ xem lại các ý này ở Mô-đun 5. Bước 3: Chọn công cụ tốt nhất cho công việc Học sinh sẽ thể hiện việc học của các em như thế nào? Các em sẽ sử dụng những công cụ nào để thể hiện việc học của mình? Hãy suy nghĩ về những điểm mạnh của các công cụ công nghệ sau và loại nội dung mà mỗi công cụ có thể thể hiện tốt nhất. Bạn đang xem xét những công cụ công nghệ nào cho học sinh sử dụng trong bài học của bạn? Mục đích việc sử dụng chúng là gì? Hãy cân nhắc về lứa tuổi học sinh, loại nội dung mà bạn muốn các em làm việc và đối tượng mà các công cụ đó huớng đến. Hãy sử dụng bảng dưới đây, phát triển những ý tưởng khả thi cho mẫu sản phẩm học sinh trong phần động não, nhớ lưu ý những câu bạn đã trả lời cho các câu hỏi trong hai bước vừa rồi và những ý tưởng của bạn trong Hoạt động Lên Kế hoạch ở Mô-đun 3 trang 3.19. Trong hoạt động tiếp theo, bạn sẽ chọn một trong các công cụ dưới đây nhằm hỗ trợ thích hợp nhất cho việc phát triển một mẫu sản phẩm học sinh đáp ứng các mục tiêu học tập và những mong đợi của bạn từ việc học của học sinh. Ghi chú: Phần này cũng được cho trong Sổ tay điện tử ở Mô-đun 4, Hoạt động 2, Bước 3: Chọn công cụ tốt nhất cho công việc. Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 4.07 Mô-đun 4 Tạo mẫu sản phẩm học sinh Điểm mạnh / Mục đích công cụ Mục đích sử dụng khả dĩ cho học sinh Bài trình diễn đa phương tiện Hỗ trợ việc trình bày mặt đối mặt với khán • Trình bày nghiên cứu, đề nghị, hay phát giả; sử dụng các câu ngắn hay những câu hiện của mình với đối tượng khán giả có không hoàn chỉnh; sử dụng nhiều thành thật bên ngoài lớp học phần đa phương tiện đa dạng như hình ảnh, âm thanh, video, hyperlink đến website hay các tệp tin khác, v.v… • Tạo một hồ sơ công việc của học sinh • Tạo một truyện tranh kỹ thuật số • Thể hiện các kết quả khảo sát • Trình bày những dự án hội chợ khoa học • Trình bày những dự án không tuyến tính • Cung cấp một trạm thông tin không cần có người trình bày. Ý tưởng của bạn: Ấn phẩm (bản tin, tờ báo hay sách bỏ túi) Chủ yếu là kênh chữ, câu hoàn chỉnh, • Tạo tờ rơi cho một tổ chức cộng đồng, nhắm đến đối tượng là một người đọc trường học, hay một tổ chức hư cấu nào riêng lẽ; kết hợp văn bản và hình ảnh; có đó. thể có đồ thị hay biểu đồ. • Tạo một bản tin hư cấu cho một tổ chức lịch sử nào đó • Tạo một tờ báo tưởng tượng cho một thời kỳ cụ thể nào đó trong lịch sử • Chuẩn bị một cẩm nang du lịch • Tạo một cuốn sách bỏ túi để thông tin hay thuyết phục Ý tưởng của bạn: (còn tiếp) 4.08 Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 4 Tạo mẫu sản phẩm học sinh Điểm mạnh / Mục đích công cụ Mục đích sử dụng khả dĩ cho học Ấn phẩm (áp phích) Số chữ hạn chế, ít câu; hình ảnh rất quan • Tạo tờ rơi hoặc thông báo cho một tổ trọng để làm nổi bật thông điệp; nhắm đến chức phi lợi nhuận, trường học, sự kiện đối tượng là số đông khán giả; phù hợp cộng đồng hay dự án phục vụ cộng đồng cho học sinh nhỏ tuổi có kỹ năng viết hạn chế. • Thiết kế áp phích thông tin hay cổ động • Làm thư mời hoặc thiết kế chương trình hội họp hay hòa nhạc • Tạo một thực đơn với các món ăn theo mùa hoặc theo vùng. Ý tưởng của bạn: Tài nguyên dựa trên nền web (wiki) Dựa trên nền web, kênh chữ, có thể có siêu liên kết và hình ảnh; có thể có trang nhánh và các thư mục; theo dõi được lịch sử biên tập; có thể thông tin về những nghiên cứu cập nhật nhất đến khán giả bên ngoài phạm vi lớp học; giao tiếp với khán giả quy mô toàn cầu; cộng tác biên tập với những học sinh khác hoặc / và với các chuyên gia; đóng góp cho việc nghiên cứu và giải quyết vấn đề của cuộc sống thật; chia sẻ hoặc phản hồi quá trình học tập. • Tạo hồ sơ sản phẩm học sinh • Cung cấp một công cụ trực quan phục vụ nghiên cứu • Tạo không gian để cộng tác đọc tài liệu, thí nghiệm, thưởng thức âm nhạc, nghệ thuật… • Tạo không gian để cộng tác sáng tác (kịch, truyện hoặc bài báo) • Thu thập và sắp xếp các liên kết đến blog của học sinh • Trình bày các mẫu ý kiến • Sắp xếp và trình bày thông tin cho các dự án hội chợ khoa học Ý tưởng của bạn: (còn tiếp) Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 4.09 Mô-đun 4 Tạo mẫu sản phẩm học sinh Điểm mạnh / Mục đích công cụ Mục đích sử dụng khả dĩ cho học Tài nguyên dựa trên nền web (blog) Dựa trên Web, kênh văn bản là chủ đạo với các siêu liên kết và hình ảnh; định dạng kiểu nhật ký; các mục theo ngày với thông tin hiện tại nằm trên cùng; phản hồi từ người đọc; đăng tải thông tin hay kết quả nghiên cứu cập nhật cho khán giả bên ngoài lớp học; thu thập và chia sẻ thông tin với những người khác bên ngoài lớp học; chia sẻ hay phản ánh quá trình học tập. • Phản hồi về bài đọc hay các thảo luận trong lớp • Nghiên cứu trực tuyến các đề tài và báo cáo nghiên cứu • Ghi lại tiến độ làm việc theo dự án của nhóm • Nói về những kinh nghiệm chia sẻ trong lớp học • Cắt dán những câu danh ngôn từ các blog hay các tài nguyên mạng khác, sau đó đưa ra suy nghĩ về chủ đề này • Nhờ các nhà văn chuyên nghiệp xem blog và cho ý kiến phản hồi (Jackson, 2005) Ý tưởng của bạn: Bước 4 : Lên kế hoạch về nội dung Nếu muốn, hãy sử dụng các mẫu kiểm mục và mẫu đề cương có sẵn trong thư mục Student samples, Templates trên đĩa CD tài nguyên để lập kế hoạch cho mẫu sản phẩm học sinh của bạn. Hãy nhớ rằng bạn đang tạo mẫu sản phẩm học sinh với vai trò là một học sinh. Xem xét lứa tuổi của học sinh, nội dung mà bạn muốn học sinh thể hiện và khán giả của các em trong quá trình phát triển dự án. Hãy nghĩ về cách đạt được mục tiêu học tập của các em và làm thế nào sản phẩm cuối cùng cũng giúp bạn đạt được mục tiêu học tập của bạn. 1. Mở bảng tiêu chí Hồ sơ bài dạy tại thư mục Assessment trên đĩa CD tài nguyên hoặc ở trang A05. Mẹo 1:1: Cung cấp các mẫu có sẵn, kiểm mục và đề cương trên trang wiki của lớp sẽ là cách dễ dàng để cung cấp tài nguyên cho học sinh trong môi trường 1-1. 2. Xem các phần “Tích hợp công nghệ” và “Thiết kế bài dạy”, đặc biệt chú ý đến các điểm nhắm đến sản phẩm học sinh và việc sử dụng công nghệ của học sinh. Ghi nhớ các tiêu chí này trong quá trình lập kế hoạch mẫu sản phẩm học sinh. 3. Mở và xem lại bảng kiểm mục và mẫu đề cương bạn muốn sử dụng tại thư mục Student Samples, Templates trên đĩa CD tài nguyên. 4.10 Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 4 Tạo mẫu sản phẩm học sinh 4. Nếu muốn, in các tài liệu hướng dẫn lập kế hoạch tạo sản phẩm học sinh mà bạn muốn sử dụng (bài trình diễn, báo, bản tin, tờ rơi, áp phích, wiki hoặc blog) hoặc nhập ý tưởng của bạn trực tiếp vào tệp tin. Nếu muốn lưu lại, hãy lưu vào thư mục Sanpham_hocsinh. Ghi chú: Nếu bạn đang cùng soạn bài dạy với những đồng nghiệp, hãy lên kế hoạch sao cho các bạn có thể làm việc cộng tác một cách tốt nhất. Xem xét việc sử dụng một trang web cộng tác hoặc một trang wiki để chia sẻ và chỉnh sửa sản phẩm học sinh. Hoạt động 3: Việc học tập nhìn từ góc độ của học sinh Trong hoạt động này, bạn sẽ tạo một sản phẩm học sinh dựa trên quyết định từ hoạt động trước – một bài trình diễn, một ấn phẩm, trang wiki hoặc một tài nguyên dựa trên nền web. Mẫu sản phẩm học sinh phải thể hiện được kết quả mà bạn mong đợi từ học sinh đối với mục tiêu học tập. Cân nhắc làm thế nào để sản phẩm của bạn nhắm đến các kỹ năng tư duy bậc cao và các kỹ năng của thế kỷ 21 cũng như bộ Câu hỏi Định hướng. Tham khảo các tùy chọn thích hợp ở những trang liệt kê dưới đây, tùy theo công cụ mà bạn cho là phù hợp nhất với bài dạy của bạn: • Tùy chọn 1: Tạo mẫu bài trình diễn học sinh (Trang 4.11) • Tùy chọn 2: Tạo mẫu ấn phẩm học sinh (thư quảng cáo, báo, tờ rơi, áp phích) (trang 4.13) • Tùy chọn 3: Tạo mẫu wiki học sinh (trang 4.13) • Tùy chọn 4: Tạo mẫu trang blog học sinh (trang 4.13) Tuỳ chọn 1: Tạo mẫu bài trình diễn học sinh Tham khảo thêm tài liệu trợ giúp Help Guide nếu bạn quyết định tạo mẫu bài trình diễn học sinh. Các ý tưởng thiết kế và định dạng được nêu lên ở phần dưới đây. Tạo bài trình diễn 1. Tạo các trang nội dung và thiết kế mẫu bài trình diễn học sinh. Bảo đảm rằng nội dung và cách thiết kế của sản phẩm đáp ứng các mong đợi của bạn và thể hiện đúng những gì mà học sinh sẽ trình bày. (Tham khảo các nhóm kỹ năng đa phương tiện) 2. Xem các chi tiết thiết kế bổ sung dưới đây để chọn những ý tưởng có thể sử dụng nhằm nâng cao chất lượng bài trình diễn. 3. Lưu bài trình diễn vào thư mục Sanpham_hocsinh trong hồ sơ bài dạy. Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Tham khảo thêm các kỹ năng trong Help Guide để hoàn tất bước này: Kỹ năng Đa phương tiện: Nhóm 1 đến nhóm 9 4.11 Mô-đun 4 Tạo mẫu sản phẩm học sinh Tham khảo thêm các kỹ năng trong Help Guide để hoàn tất bước này: • Kỹ năng Đa phương tiện 7.4: Thu giọng nói của bạn hoặc một âm thanh khác vào một trang trình diễn • Kỹ năng đa phương tiện 7.5: Chèn âm thanh thuyết trình cho toàn bộ bài trình diễn • Nâng cao chất lượng bài trình diễn Xem xét việc bổ sung các yếu tố sau đây có cải thiện mẫu sản phẩm học sinh của bạn hay không: • Học sinh của bạn có thể nâng cao chất lượng bài trình diễn bằng cách chèn thêm âm thanh hoặc thu âm phần thuyết minh vào trang trình diễn. Điều này đặc biệt có ích cho các học sinh nhỏ tuổi. Phần âm thanh thuyết minh được sử dụng tốt nhất là khi bài trình diễn được thiết kế tự chạy (ví dụ như ở buổi trình diễn có khách tham quan (open house), hội chợ khoa học hoặc quầy thông tin v.v.) Máy tính của bạn cần phải trang bị card âm thanh, microphone (trong hoặc ngoài) và loa trước khi thu âm và nghe. (Tham khảo kỹ năng đa phương tiện 7.4 và 7.5). • • Chèn thêm các hiệu ứng tùy chọn Học sinh có thể tạo chuyển động cho văn bản, hình ảnh, âm thanh, phim ảnh, biểu đồ và nhiều đối tượng khác trong trang trình diễn để thu hút sự tập trung vào các nội dung chính, kiểm soát quá trình trình diễn thông tin và làm cho bài trình diễn thêm sinh động. Bằng cách tùy biến chuyển động của văn bản và đối tượng đồ hoạ, các em có thể thiết lập cho văn bản xuất hiện theo thứ tự chữ, từ hoặc đoạn. Chuyển động có thể thiết lập tự động mà không cần phải nháy chuột. (Tham khảo kỹ năng đa phương tiện nhóm 8). • Kỹ năng đa phương tiện 7.3: Mở một bài nhạc trong dĩa CD từ bài trình diễn • Kỹ năng đa phương tiện 9.1: In bài trình diễn Chèn nhạc từ đĩa CD Nếu học sinh của bạn muốn chèn nhạc vào bài trình diễn, bảo đảm là bạn yêu cầu các em tuân thủ nguyên tắc sử dụng hợp lệ của các bài nhạc. Bổ sung các nguồn trích dẫn âm nhạc vào Bảng danh mục tài liệu. (Tham khảo kỹ năng đa phương tiện 7.3) Kỹ năng Đa phương tiện nhóm 8: Bổ sung chuyển động và các hiệu ứng đặc biệt • Kỹ năng Đa phương tiện nhóm 9: Thiết lập và trình chiếu bài trình diễn Thu âm thanh hoặc thu âm phần thuyết minh • Thiết lập bài trình diễn tự động chạy Nếu không có người thuyết trình bên cạnh bài trình diễn (Ví dụ như ở buổi trình diễn có khách tham quan, hội chợ khoa học, quầy thông tin v.v), học sinh có thể thiết lập bài trình diễn sao cho nó có thể chạy tự động và tự chạy lại từ đầu sau khi đã kết thúc (Tham khảo kỹ năng đa phương tiện nhóm 9) • Kỹ năng đa phương tiện 1.10: Lưu bài trình diễn dưới dạng trang web • Lưu bài trình diễn Học sinh cũng có thể muốn lưu bài trình diễn với nhiều định dạng khác nhau, ví dụ như định dạng mà mọi người có thể mở và xem trực tiếp dưới dạng trình chiếu, là dạng bài trình chiếu hoàn chỉnh mà không phải mở các menu lệnh trước và sau khi trình diễn. Các em cũng có thể lưu nó dưới dạng trang web, cho phép khán giả tương tác tốt hơn và chọn lựa các trang muốn xem. Thêm vào đó, các bài trình diễn lưu với dạng này có thể xem được với bất kỳ trình duyệt web nào. Bạn không cần phải có phần mềm thiết kế bài trình diễn mới có thể xem. (Tham khảo kỹ năng đa phương tiện nhóm 9 và kỹ năng 1.10) 4.12 Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 4 Tạo mẫu sản phẩm học sinh • In bài trình diễn: Sau khi hoàn tất bài trình diễn, bạn có thể in các trang trình diễn theo dạng giấy bóng (để chiếu trên máy chiếu OHP) hoặc bản tài liệu phát tay (handout) (Tham khảo kỹ năng đa phương tiện 9.1) Tùy chọn 2: Tạo mẫu ấn phẩm học sinh Với tùy chọn này, bạn sẽ tạo một ấn phẩm học sinh dưới dạng thư quảng cáo, báo, tờ rơi hoặc áp phích. Sử dụng tài liệu trợ giúp Help Guide nếu cần hỗ trợ công nghệ khi thực hiện các bước sau : Tham khảo thêm các kỹ năng trong Help Guide để hoàn tất bước này: • Kỹ năng đa phương tiện 9.1: In bài trình diễn • Kỹ năng xử lý văn bản: Từ nhóm 1 đến nhóm 12 Tạo một ấn phẩm: 1. Sử dụng các hướng dẫn ở Mô-đun 1 (trang 1.25 – 1.27) để thực hiện các bước cơ bản, đồng thời tham khảo thêm tài liệu trợ giúp Help Guide nếu bạn quyết định tạo mẫu ấn phẩm học sinh. (Tham khảo tất cả các nhóm kỹ năng xử lý văn bản). 2. Lưu sản phẩm vào thư mục Sanpham_hocsinhtrong thư mục Hồ sơ bài dạy. Tùy chọn 3 : Tạo mẫu trang wiki học sinh. Nếu bạn muốn tạo một mẫu trang wiki học sinh, hãy xem xét kỹ các ý tưởng sau và các kỹ năng về nội dung, thiết kế và định dạng. 1. Mở tệp tin Wiki Sites tại thư mục Collaboration trong đĩa CD tài nguyên. 2. Sử dụng trợ giúp trực tuyến hoặc các diễn đàn hướng dẫn thiết kế trang wiki trong quá trình tạo trang wiki của bạn. Xem xét việc chèn thêm các đối tượng sau: 3. • Liên kết đến các trang web • Hình ảnh hỗ trợ cho nội dung • Các tệp tin được tải lên • Liên kết đến các trang và nội dung khác trong nội bộ wiki của bạn Ghi lại địa chỉ của trang wiki, tên đăng nhập, mật mã vào trang vii của phần Giới thiệu và/hoặc nhập trực tiếp các thông tin này vào tệp tin Login Information có sẵn trong thư mục tainguyen_khoahoc thuộc thư mục Hồ sơ bài dạy (nếu đã lưu trước đây) hoặc tại thư mục About_This_Course trên đĩa CD tài nguyên. Tuỳ chọn 4: Tạo mẫu trang Blog học sinh. Nếu bạn muốn tạo một mẫu trang Blog học sinh, hãy duyệt qua các ý tưởng sau và các kỹ năng về nội dung, thiết kế và định dạng. 1. Mở tệp tin Blogging Sites ở thư mục Communication trong đĩa CD tài nguyên. Ghi chú: Bạn có thể sử dụng lại trang mà bạn đã dùng ở Mô-đun 1 và các hoạt động phản hồi (trang 1.27); tuy nhiên nên đăng ký sử dụng một trang Blog mới để giúp cho các đề mục phản hồi ý kiến được tách biệt khỏi sản phẩm học sinh. Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 4.13 Mô-đun 4 Tạo mẫu sản phẩm học sinh 2. 3. Sử dụng trợ giúp trực tuyến hướng dẫn thiết kế trang Blog trong quá trình tạo trang blog của bạn. Xem xét việc chèn thêm các đối tượng sau: • Liên kết đến các trang web có liên quan đến vấn đề thảo luận • Hình ảnh hỗ trợ cho nội dung • Các tệp tin được tải lên Ghi lại địa chỉ của trang Blog, tên đăng nhập, mật mã vào trang vii của phần Giới thiệu khóa học và/hoặc nhập trực tiếp các thông tin này vào tệp tin Login Information có sẵn ở thư mục Hồ sơ bài dạy (nếu đã lưu trước đây) hoặc tại thư mục About_This_Course trên đĩa CD tài nguyên. Hoạt động 4: Xem lại Kế hoạch bài dạy Sau khi đã tạo xong mẫu sản phẩm học sinh, có lẽ bạn đã hình dung rõ hơn về nội dung và các kỹ năng mà bạn cần nhắm đến trong bài dạy. Trong hoạt động này, bạn sẽ chỉnh lại một số mục trong Kế hoạch bài dạy và bắt đầu phác thảo mục Các bước tiến hành bài dạy. Phần này mô tả các hoạt động học tập mà học sinh tham gia trong bài dạy. Đồng thời bạn cũng nghiên cứu làm thế nào để tích hợp bộ Câu hỏi Định hướng, các biện pháp đánh giá và tư duy bậc cao vào Các bước tiến hành bài dạy. Bảo đảm rằng bạn phải có một phác họa rõ ràng về chu trình giảng dạy mô tả các hoạt động trong mối liên quan với nhau và hỗ trợ cho hoạt động học tập của học sinh. Mở và xem lại phần Các bước tiến hành bài dạy trong bảng Kiểm mục Hồ sơ bài dạy ở thư mục kehoach_baiday trong Hồ sơ bài dạy của bạn. Ghi chú: Để xem một số ví dụ về các bước tiến hành bài dạy, hãy tham khảo các Kế hoạch bài dạy trên CD tài nguyên hoặc từ trang web Thiết kế Dự án Hiệu quả (http://educate.intel.com/vn/ProjectDesign). 4.14 1. Phác thảo phần Các bước tiến hành bài dạy theo hướng dẫn của bảng kiểm mục. 2. Trong khi viết Các bước tiến hành bài dạy, có thể bạn sẽ cần phải điều chỉnh các chuẩn nội dung và mục tiêu học tập. Xem các phần có liên quan trong Bảng kiểm mục Kế hoạch bài dạy. 3. Lưu Kế hoạch bài dạy của bạn. Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 4 Tạo mẫu sản phẩm học sinh Hoạt động 5: Phản hồi kết quả học tập Bước 1: Ôn tập mô-đun Xem lại các Câu hỏi Định hướng và các ý chính của Mô-đun 4 ở trang 4.18 sau đó nghĩ về cách vận dụng những ý tưởng và tài liệu đã được bạn tạo ra vào lớp học, vào việc hướng dẫn hay lập kế hoạch. Bạn sẽ xây dựng những mô-đun tiếp theo dựa trên các khái niệm này trong khi thảo luận để tìm ra biện pháp hỗ trợ và khuyến khích các kỹ năng tư duy bậc cao thông qua việc tạo ra các bản đánh giá và tài liệu hỗ trợ cho học sinh. Bước 2: Ghi lại hoạt động vào Blog Đến lúc này bạn đã đi qua được một nửa chặng đường của khóa học, hãy nghĩ xem bài dạy mà bạn đang thực hiện đang trả lời cho Câu hỏi Khái quát của khóa học như thế nào. Ghi lại những hoạt động, kỹ năng và cách tiếp cận được thảo luận trong mô-đun này vào blog của bạn. Hãy nhớ rằng bạn sẽ chia sẻ một trong những đề mục blog của mình với đồng nghiệp trong Mô-đun 7, đồng thời thảo luận về sự chuyển biến về mặt kiến thức và nhận thức của bạn qua quá trình học. 1. Truy cập địa chỉ blog của bạn, tạo một đề mục có tên là Phản hồi Mô-đun 4, copy và dán câu hỏi sau đây. Suy nghĩ về việc mô-đun này đã bổ sung nhận thức của bạn về Câu hỏi Khái quát của khóa học như thế nào: Công nghệ có thể được sử dụng như thế nào để hỗ trợ và đánh giá việc học tập của học sinh có hiệu quả nhất? 2. Nếu gặp trở ngại khi truy cập vào trang blog, hãy dùng mẫu ghi phản hồi tại thư mục Portfolio Assessment trên đĩa CD tài nguyên để hoàn tất ý kiến phản hồi của bạn. Ghi lại những gì bạn đã tiếp thu được, những câu hỏi hoặc những điều còn băn khoăn vào đề mục blog này. Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 4.15 Mô-đun 4 Tạo mẫu sản phẩm học sinh Chuẩn bị Phản hồi mẫu sản phẩm học sinh Trong hoạt động này, bạn sử dụng bảng tiêu chí đánh giá Hồ sơ bài dạy để tự đánh giá mẫu sản phẩm học sinh mà bạn đã tạo ra. Để chuẩn bị cho hoạt động Chia sẻ ở mô-đun tiếp theo, hãy dùng bảng tiêu chí đánh giá Hồ sơ bài dạy để đánh giá xem mẫu sản phẩm học sinh mà bạn vừa tạo ra đáp ứng các mục tiêu đã định như thế nào. Xem mẫu sản phẩm này như thể là nó đã được chính học sinh trong lớp bạn tạo ra vậy. Trong khi tự đánh giá mẫu sản phẩm học sinh, hãy suy nghĩ về cách học sinh có thể dùng một bản đánh giá dự án để theo dõi mức độ hoàn thành nhiệm vụ của mình trong dự án như thế nào. “Vấn đề không phải là việc tự đánh giá của học sinh sẽ giúp giáo viên khỏi phải ra bài kiểm tra. Nếu được sử dụng tốt nhằm phát triển tư duy của học sinh, đây sẽ là một hoạt động có ý nghĩa sâu sắc phục vụ cho các mục đích siêu nhận thức và tạo động lực. Các hoạt động siêu nhận thức thực thụ diễn ra khi học sinh bắt đầu tìm hiểu ý nghĩa các thành phần của bảng tiêu chí đánh giá bằng cách cố gắng làm sáng tỏ các tiêu chí và vận dụng vào công việc của chính các em” (Shepard, 2005, trang 69) 1. Dựa trên phần tự đánh giá, hãy thực hiện các điều chỉnh cần thiết cho sản phẩm học sinh. 2. Ghi lại các suy nghĩ của bạn về việc sản phẩm học sinh thể hiện như thế nào đối với từng tiêu điểm sau đây trên bảng tiêu chí đánh giá Hồ sơ bài dạy: • • Thiết kế bài dạy ο Chuẩn kiến thức và mục tiêu ο Các kỹ năng của thế kỷ 21 ο Các Câu hỏi Định hướng ο Cách tiếp cận học tập dự án ο Dạy học phân hóa Tích hợp công nghệ ο Học tập nội dung ο Các kỹ năng của thế kỷ 21 ο Nhu cầu của học sinh và của lớp học Ghi chú: Nếu bạn đã tải mẫu sản phẩm học sinh của bạn lên trang wiki, hãy tham khảo hướng dẫn từ trang wiki để chỉnh sửa tài liệu đã tải lên wiki. 4.16 Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 4 Tạo mẫu sản phẩm học sinh 3. Xem xét các phản hồi bạn muốn nhận được từ các đồng nghiệp để giúp bạn cải thiện mẫu sản phẩm học sinh và bổ sung những ý đó vào bài trình diễn hoặc trang wiki của bạn. Ghi chú: Bạn sẽ còn cơ hội chỉnh sửa mẫu sản phẩm học sinh trong mô-đun kế tiếp sau khi tạo ra bảng đánh giá cho mẫu đó. Ghi chú: _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ Tài liệu tham khảo Jackson, L. (2005). Blogging basics : Creating student journals on the web. Education World. Khai thác từ www.educationworld.com/a_tech/techtorial/ techtorial037print.shtml. Shepard, L. (2005). Linking formative assessment to scaffolding. Educational Leaderships, 63 (3) 66-70 Wiggins, G., & Mc Tighe,J. (2005) Understanding by design (ấn bản mở rộng lần thứ hai) Alexandria, VA: Association for Supervision and Curriculum Development. Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 4.17 Mô-đun 4 Tạo mẫu sản phẩm học sinh Tóm tắt Mô-đun 4 Xem lại các Câu hỏi Định hướng và các điểm trọng tâm của Mô-đun 4, sau đó nghĩ về cách vận dụng những ý tưởng và sản phẩm đã được bạn tạo ra vào lớp học, vào việc hướng dẫn hay lập kế hoạch để giúp nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Câu hỏi của Mô-đun 4: • Việc tạo ra sản phẩm học sinh giúp bạn xác định rõ những điều bạn mong đợi từ bài dạy và cải thiện thiết kế bài dạy như thế nào? • Làm thế nào để bảo đảm rằng học sinh sẽ đạt được mục tiêu học tập khi thực hiện dự án của các em? Các điểm trọng tâm của Mô-đun 4: • Việc lập kế hoạch và phát triển một sản phẩm học sinh đòi hỏi: • Trả lời bộ Câu hỏi Định hướng • Thể hiện hiểu biết về các khái niệm, kỹ năng, kiến thức • Thể hiện các kỹ năng tư duy và kỹ năng của thế kỷ 21 • Tạo mối liên hệ thực tế cho học sinh • Sử dụng công nghệ phù hợp và hiệu quả • Việc quyết định sử dụng một loại công nghệ cụ thể nào cần phải dựa vào ưu điểm của nó trong việc hỗ trợ các nội dung học tập và mục tiêu học tập. Những ví dụ về loại công nghệ phù hợp cho dự án của học sinh bao gồm: • Bài trình diễn – để trình bày qua kênh nói, được nâng cao hiệu quả khi dùng với hình ảnh, biểu đồ, âm thanh, phim ảnh và siêu liên kết đến các tài nguyên khác. • Ấn phẩm – để giao tiếp bằng kênh chữ, được nâng cao hiệu quả khi dùng với hình ảnh, biểu đồ. • Wiki – dựa trên nền của Web, giao tiếp bằng kênh chữ, cho phép nhiều người cùng tham gia biên soạn. • Blogs – dựa trên nền của Web, giao tiếp bằng kênh chữ để xây dựng các bản ghi trên Web khuyến khích người đọc phản hồi ý kiến. Bạn sẽ xây dựng những mô-đun tiếp theo dựa trên những khái niệm này trong khi thảo luận cách thúc đẩy các kỹ năng tư duy bậc cao thông qua việc tạo ra các công cụ đánh giá hiệu quả và các tài liệu hỗ trợ học sinh. 4.18 Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 của Tập đoàn Intel. Tất cả các quyền đã được đăng ký. Intel, logo của Intel, Sáng kiến Giáo dục của Intel và chương trình Intel Teach là các nhãn hiệu đã được đăng ký của Tập đoàn Intel tại Hoa Kỳ và tại các nước khác. Các tên hiệu và nhãn mác khác có thể được xem là thuộc sở hữu của công ty khác. Mô-đun 5 ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN CỦA HỌC SINH Học viên sẽ • Chia sẻ mẫu sản phẩm học sinh • Thảo luận những ý tưởng để tạo điều kiện cho học sinh tham gia tiến trình đánh giá • Trao đổi về những biện pháp đánh giá hiện đang sử dụng • Tinh chỉnh Kế hoạch Đánh giá • Tạo bảng đánh giá tổng thể • Chỉnh sửa và đánh giá mẫu sản phẩm học sinh • Chỉnh lý Kế hoạch bài dạy • Phản hồi kết quả học tập Công cụ • Đĩa CD tài nguyên Khóa học Cơ bản • Phần mềm Hướng dẫn kỹ năng Intel® Education Help Guide • Ứng dụng Đánh giá Dự án của Chương trình Giáo dục Intel® • Trình duyệt Web • Phần mềm xử lý văn bản • Phần mềm đa phương tiện Mô-đun 5 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Mô-đun 5 Câu hỏi khái quát • Công nghệ có thể được sử dụng như thế nào để hỗ trợ và đánh giá việc học tập của học sinh có hiệu quả nhất? Câu hỏi Mô-đun Bạn đánh giá việc học của học sinh như thế nào? • Làm thế nào để học sinh có thể tham gia quá trình đánh giá? Mô-đun 5 • Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 5 Đánh giá dự án của học sinh Chia sẻ Sử dụng thông tin phản hồi để cải thiện mẫu sản phẩm học sinh...............................................................5.01 Chia sẻ: Mẫu sản phẩm học sinh với đồng nghiệp và đề nghị thông tin phản hồi nhằm cải thiện sản phẩm Thực hành sư phạm Tạo điều kiện cho học sinh tham gia đánh giá ..........................5.03 Thảo luận: Ý tưởng về những thử thách và các giải pháp khả thi để học sinh tham gia quá trình đánh giá Các hoạt động Hoạt động 1: Khảo sát các chiến lược đánh giá .......................5.05 Phản hồi: Những biện pháp đánh giá mà bạn đang sử dụng Tham khảo: Các Kế hoạch Đánh giá mẫu Thảo luận: Làm thế nào tích hợp ý tưởng từ các mẫu sản phẩm vào bài dạy Hoạt động 2: Tạo các công cụ đánh giá học sinh .....................5.08 Phác thảo: Tóm tắt Kế hoạch Đánh giá Lập kế hoạch: Đánh giá mẫu sản phẩm học sinh Tạo: Một bảng đánh giá Hoạt động 3: Chỉnh sửa mẫu sản phẩm học sinh và kế hoạch bài dạy......................................................................5.15 Chỉnh sửa: Mẫu sản phẩm học sinh Xem lại: Kế hoạch bài dạy Hoạt động 4: Phản hồi kết quả học tập ......................................5.17 Xem lại: Những điểm trọng tâm của mô-đun Tạo: Một đề mục phản hồi bài học trên trang blog của bạn (còn tiếp) Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Mô-đun 5 Đánh giá dự án của học sinh Chuẩn bị Xem lại mẫu sản phẩm học sinh và bảng đánh giá...................5.18 Đánh giá: Chỉnh sửa: Mẫu sản phẩm học sinh, sử dụng bảng đánh giá của bạn Mẫu sản phẩm học sinh Tham khảo ....................................................................................5.19 Tóm tắt mô-đun ............................................................................5.20 Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 5 Đánh giá dự án của học sinh Mô-đun 5 Đánh giá dự án học sinh Mô tả: Trong mô-đun này, bạn sẽ tìm hiểu cách làm thế nào để sử dụng các bảng tiêu chí, thang điểm và các bảng kiểm mục để đánh giá các kỹ năng của thế kỷ 21, việc tiếp thu nội dung và tư duy bậc cao thông qua một dự án. Bạn lên Kế hoạch Đánh giá và sử dụng ứng dụng Intel® Education Assessing Projects để tạo một bảng đánh giá cho mẫu sản phẩm học sinh của bạn. Sau đó, bạn sử dụng thời gian còn lại để chỉnh sửa lại mẫu sản phẩm học sinh và kiểm tra tính nhất quán của các tài liệu dựa vào những mục tiêu đã được đề ra. Chia sẻ: Sử dụng thông tin phản hồi để cải thiện mẫu sản phẩm học sinh Mô tả: Trong hoạt động này, bạn chia sẻ các mẫu sản phẩm học sinh đã thực hiện ở Mô-đun 4. Bạn có thể tham khảo những mẫu đánh giá học sinh trong các hoạt động chuẩn bị ở trang 4.16- 4.17 để giúp bạn nhớ lại các lĩnh vực cụ thể mà bạn muốn thu thập thông tin phản hồi (hoặc lấy từ thư mục Danhgia của bạn). Ghi chú: Có thể bạn sẽ muốn e-mail mẫu ấn phẩm hoặc bài trình diễn học sinh cho các đồng nghiệp hoặc tải lên wiki hoặc đính kèm nó vào blog để các mẫu sản phẩm học sinh của nhóm đều xuất hiện trên cùng một máy tính. 1. Bảo đảm là bạn đã sẵn sàng để chia sẻ mẫu sản phẩm học sinh. Có lẽ cũng phải hoàn thiện Kế hoạch bài dạy của bạn để các đồng nghiệp hiểu rõ hơn về tình huống mà bạn thực hiện mẫu sản phẩm học sinh. 2. Xem và cho thông tin phản hồi đối với các mẫu sản phẩm học sinh của các đồng nghiệp cùng nhóm. Nhìn vào phần Tích hợp công nghệ và Việc học của học sinh trong Bảng Tiêu chí đánh giá Hồ sơ bài dạy ở trang A05 để làm căn cứ thảo luận. 3. Ngoài việc cùng nhóm thảo luận về mẫu sản phẩm học sinh, bạn còn có vài cách khác để nhận phản hồi. a. Xem xét việc đề nghị cả nhóm dùng phương pháp phản hồi 3-2-1 trong khi cho phản hồi: • Hỏi 3 câu hỏi • Cho 2 nhận xét • Đưa ra một đề nghị Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 5.01 Mô-đun 5 Đánh giá dự án của học sinh b. Nếu mẫu sản phẩm học sinh là một wiki hay blog, chia sẻ địa chỉ đó qua email (hoặc gắn siêu liên kết cho nó trong wiki của bạn). Đề nghị nhóm dùng chức năng comment của wiki để cho phản hồi. c. Nếu mẫu sản phẩm học sinh là một ấn phẩm, bạn có thể đề nghị các đồng nghiệp nhận xét trực tiếp lên sản phẩm, sử dụng các công cụ chỉnh sửa. Sau khi duyệt xem xong, đặt tên mới cho sản phẩm học sinh, dùng tên của bạn ( ví dụ: sanpham_hocsinh_phanhoi_Hoa) và kèm nó trong e-mail hoặc tải nó lên wiki. Hãy xem tệp tin Tips and Tools for Giving Feedback trong thư mục Assessment trên đĩa CD. 4. Tiếp thu các ý phản hồi của đồng nghiệp để bổ sung, hoàn thiện mẫu sản phẩm học sinh của bạn. Ghi chú: Bạn sẽ có thêm thời gian trong mô-đun này để tiếp tục xác định những điểm cần cải thiện. Ghi chú: _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ 5.02 Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 5 Đánh giá dự án của học sinh Thực hành sư phạm: Tạo điều kiện cho học sinh tham gia đánh giá Trong các lớp học truyền thống, giáo viên thực hiện tất cả việc đánh giá. Trong lớp học lấy học sinh làm trung tâm, học sinh tham gia tích cực vào quá trình này. Một số học sinh có thể gặp khó khăn trong vai trò mới mẻ này và một số giáo viên cũng sẽ cảm thấy không dễ dàng gì để chia sẻ trách nhiệm đánh giá với các học sinh. Giáo viên đứng lớp có thể chọn cách cho các bạn thảo luận về đề tài này trên wiki để chia sẻ ý kiến giữa các nhóm. Trong trường hợp đó, hãy dùng chính wiki đã sử dụng ở Mô-đun 3. Các thông tin đăng nhập của bạn ở trang vii hoặc trong tài liệu Login Information. Trong cách đánh giá lấy học sinh làm trung tâm, học sinh được tham gia vào tất cả các quá trình đánh giá. Các nghiên cứu đã chỉ rõ tác động tích cực từ cách đánh giá lấy học sinh làm trung tâm đối với kết quả học tập của các em (Black và William, 1998). Học sinh cần cơ hội học tập và thực hành nhiều kỹ năng mới, như: • Xây dựng và sử dụng các kế hoạch dự án, bảng kiểm mục và bảng tiêu chí • Sử dụng những câu hỏi phản hồi để giúp học sinh suy nghĩ và tự đánh giá về khả năng học tập của mình • Đặt ra những mục tiêu, xác định các nhiệm vụ phải làm và dự đoán trước những gì sẽ được học • Xác định những khó khăn mà các em có thể gặp phải trong quá trình học và quyết định các biện pháp có thể sử dụng để khắc phục khó khăn • Trao đổi thông tin phản hồi với các bạn cùng học Khi học sinh đã tham gia đánh giá ở mức độ này, các em sẽ ngày càng có khả năng kiểm soát việc học tập của chính mình và tự thấy mình là những người học tập thành công và có năng lực. Trong hoạt động này, bạn tham gia vào một wiki để chia sẻ ý tưởng về những khó khăn và giải pháp khả thi để tạo điều kiện cho học sinh tham gia vào quá trình đánh giá - liệu học sinh có định hướng được dự án, có tự đánh giá, có cung cấp cho bạn học những thông tin phản hồi hoặc đóng góp ý kiến để xây dựng các bảng đánh giá dự án hay không. 1. Truy cập vào trang wiki mà bạn đã lưu thông tin đăng nhập ở tài liệu Login Information trong thư mục tainguyen_khoahoc. 2. Tìm đến trang wiki Thực hành sư phạm Mô-đun 5. 3. Theo nhóm nhỏ, hãy liệt kê một số khó khăn và giải pháp khi cho học sinh tham gia vào quá trình đánh giá. a. Nhắc đồng nghiệp phụ trách nhập biên bản lưu ý tưởng của nhóm vào cột thích hợp b. Xem xét các khó khăn được nêu ra c. Suy nghĩ về các giải pháp khả dĩ vào cột Giải pháp Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 5.03 Mô-đun 5 Đánh giá dự án của học sinh Mẹo 1:1: Khi học sinh dùng máy riêng, các em có thể tự lưu lại những thông tin về quá trình học của mình để dễ dàng phản hồi sau này. Các em cũng có thể giao tiếp dễ dàng với bạn học và giáo viên để nhận phản hồi. Suy nghĩ về thuận lợi này trong việc cho các em tham gia vào quá trình đánh giá. 4. Thảo luận các câu hỏi sau: • Theo bạn, khó khăn lớn nhất phải vượt qua là gì? _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ • Phải làm gì để thực hiện các giải pháp được đề nghị? _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ 5.04 Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 5 Đánh giá dự án của học sinh Hoạt động 1: Khảo sát các chiến lược đánh giá Trong hoạt động này, bạn cần phải phản hồi lại các hình thức đánh giá được thực hiện trong lớp học, nghiên cứu các Kế hoạch Đánh giá mẫu của giáo viên để xác định những yếu tố sẽ thúc đẩy học sinh tiến bộ. Bước 1: Trao đổi về cách đánh giá trong lớp học của bạn Để giúp bạn lên Kế hoạch Đánh giá thường xuyên trong lớp theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, hãy tự thực hiện một bảng đánh giá thành phần ngắn gọn. Điều này sẽ giúp bạn tập trung vào các mặt mạnh cũng như các mặt mà bạn cần cải thiện khi phát triển Kế hoạch Đánh giá. Nếu muốn, bạn có thể làm phiếu thăm dò này trong Sổ tay điện tử, ở Mô-đun 5, Hoạt động 1, Buớc 1: Khảo sát các chiến lược đánh giá. Xác định xem các thông lệ đánh giá của bạn ở vào vị trí nào trên thang dưới đây: 1. Bạn hài lòng với cách mình đánh giá các kỹ năng tư duy bậc cao và các kỹ năng thế kỷ 21 trong việc học của học sinh. Hoàn toàn không 2. Bạn sử dụng các đánh giá thành phần trước bài giảng để soạn thảo nội dung giảng dạy (ví dụ: Tìm hiểu về kiến thức có sẵn của học sinh để lập ra kế hoạch phát triển bài giảng). Không bao giờ 3. Luôn luôn Học sinh của bạn tự lập ra các bảng tiêu chí đánh giá và các hình thức đánh giá khác để sử dụng trong suốt dự án. Không bao giờ 6. Luôn luôn Học sinh của bạn sử dụng bảng tiêu chí đánh giá trong suốt dự án để hiểu các kết quả mong đợi. Không bao giờ 5. Luôn luôn Bạn giúp học sinh của mình nắm được các yêu cầu của dự án, mục tiêu học tập và các tiêu chí đánh giá trước khi bắt đầu dự án. Không bao giờ 4. Rất hài lòng Luôn luôn Bạn trao đổi với học sinh nhằm đưa ra các thông tin phản hồi, các gợi ý, cũng như cung cấp thêm nhiều chỉ dẫn và trả lời các câu hỏi của bạn. Không bao giờ Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Luôn luôn Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 5.05 Mô-đun 5 Đánh giá dự án của học sinh 7. Học sinh của bạn biết cách tự đánh giá bản thân. Không bao giờ 8. Học sinh của bạn tham gia nhận xét cho nhau. Không bao giờ 9. Luôn luôn Luôn luôn Bạn cung cấp các gợi ý phản hồi cho học sinh trong suốt dự án để các em suy nghĩ xem mình đang học như thế nào. Không bao giờ Luôn luôn 10. Bạn sử dụng những ghi chú ngẫu nhiên (anecdotal notes) và các bảng kiểm mục quan sát một cách hệ thống để theo dõi hoạt động của nhóm và cá nhân. Không bao giờ Luôn luôn 11. Học sinh của bạn sử dụng một bảng kế hoạch dự án để theo dõi việc học của mình và làm việc theo phương pháp tự định hướng học tập. Không bao giờ Luôn luôn 12. Bạn sử dụng các thông tin đánh giá tổng thể để lên kế hoạch cho những hướng dẫn tương lai. Không bao giờ Luôn luôn Xem lại các câu trả lời và ghi chú lại những lĩnh vực mà bạn muốn cải thiện. _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ Bước 2: Xem các Kế hoạch Đánh giá Trong bước này, bạn sẽ tham khảo các Kế hoạch Đánh giá do giáo viên tạo ra để tìm kiếm ý tưởng cho Kế hoạch Đánh giá của chính bạn. Khi đọc các mẫu đánh giá, hãy xem các giáo viên đã tích hợp các chiến lược đánh giá như thế nào trong những lĩnh vực mà bạn quan tâm. Hãy cùng xem tài nguyên Đánh giá Dự án của Intel® Education với một đồng nghiệp và tham khảo phần Kế hoạch Đánh giá. 5.06 1. Truy cập trang http://educate.intel.com/vn/AssessingProjects 2. Nháy chọn Kế hoạch Đánh giá. Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 5 Đánh giá dự án của học sinh 3. 4. 5. Nháy chọn Kế hoạch Đánh giá cấp Tiểu học hoặc Kế hoạch Đánh giá cấp Trung học. Nháy chọn tiêu đề của một Kế hoạch Đánh giá mà bạn quan tâm. Xem các thông tin trong bảng liệt kê các chiến lược đánh giá bên dưới khung Lịch trình đánh giá. Xem các đánh giá mẫu bằng cách chọn tiêu đề ở cột bên trái và xem tiến trình và mục đích ở cột bên phải. (Khi phát triển Kế hoạch Đánh giá của chính bạn, có lẽ bạn sẽ có số lượng bản đánh giá ít hơn là các mẫu trong bảng này). Để giúp bạn lên Kế hoạch Đánh giá, hãy suy nghĩ về các câu hỏi sau đây. Trong Sổ tay điện tử cũng có những câu hỏi này, ở Mô-đun 5, Hoạt động 1, Bước 2: Xem các Kế hoạch Đánh giá: • Đánh giá nào là quan trọng nhất với bạn và học sinh của bạn? • Bạn và học sinh của bạn sẽ có được loại thông tin nào khi sử dụng các đánh giá này? • Những bản đánh giá này giúp học sinh trở nên những người học tự định hướng và biết cộng tác như thế nào? • Làm thế nào những bản đánh giá này đánh giá được tư duy bậc cao, các kỹ năng của thế kỷ 21 và khả năng của học sinh trả lời các Câu hỏi Định hướng? • Học sinh cần hướng dẫn gì để sử dụng những bản đánh giá này có hiệu quả? Ghi chú: Bạn có thể chọn cách tải xuống trọn một bảng Kế hoạch Đánh giá bằng cách click vào In Kế hoạch Đánh giá này trong hộp được tô màu sáng và lưu nó vào thư mục kehoach_baiday. Khi xem bảng, hãy dùng các nút Highlight và Add notes để giúp bạn tập trung vào những ý bạn muốn dùng trong Kế hoạch Đánh giá hoặc các bảng đánh giá của bạn. Để dùng chức năng tô màu sáng cho tài liệu PDF, bạn phải có phần mềm Adobe Reader 7.0 và chức năng comment được kích hoạt. 6. Trong khi xem, bạn có thể sẽ muốn tải xuống, lưu hoặc chỉnh sửa các bảng đánh giá mà bạn xét thấy có thể phù hợp với bài dạy của bạn. Hoặc bạn có thể dùng các trang web hỗ trợ đánh dấu để ghi nhớ các trang này phục vụ cho việc tìm kiếm về sau. Không bắt buộc: Nếu có thời gian, hãy xem thêm các Kế hoạch Đánh giá khác. Ghi chú: _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 5.07 Mô-đun 5 Đánh giá dự án của học sinh Hoạt động 2: Tạo các công cụ đánh giá học sinh Muốn việc đánh giá thường xuyên tiến hành có hiệu quả, bạn cần phải lên kế hoạch chu đáo và tiến hành có hệ thống. Phải biết là bạn cần những loại đánh giá nào và tiến hành vào thời điểm thì bạn mới có thể lập một Kế hoạch Đánh giá có hiệu quả để theo dõi nhu cầu và sự tiến bộ của học sinh. Từ việc tham khảo những bảng đánh giá trong hoạt động trước, bây giờ bạn đã có những ý tưởng thực tế về cách áp dụng những loại đánh giá khác nhau trong lớp học. Lúc này bạn hãy tinh chỉnh lại Kế hoạch Đánh giá và tạo một bản đánh giá mẫu sản phẩm học sinh. Hai thành phần của bước này sẽ giúp bạn lên Kế hoạch Đánh giá cho bài dạy. Trong phần đầu tiên, bạn sử dụng bảng Phác thảo lịch trình đánh giá, bảng Lập Kế hoạch Đánh giá dưới đây và các ghi chú của bạn từ hoạt động trước để quyết định chọn và mô tả các loại đánh giá mà bạn sẽ sử dụng trong bài dạy. Trong phần thứ hai, bạn sẽ dùng bảng đã được ghi hoàn chỉnh để phác thảo Tóm tắt Kế hoạch Đánh giá cho bài dạy của bạn. Bước 1: Tập trung vào Kế hoạch Đánh giá của bạn 7. Mở Kế hoạch bài dạy của bạn và xem lại phác thảo lịch trình đánh giá. 8. Sử dụng bản đánh giá dưới đây để xác định và mô tả loại đánh giá mà bạn sẽ sử dụng trong bài dạy. 9. Xem lại bản Kế hoạch Đánh giá mà bạn đã tải về với các phần tô sáng và ghi chú trong hoạt động trước. Ghi chú: Chú ý sửa chữa những mô tả đánh giá trong các Kế hoạch Đánh giá bạn tìm được sao cho phù hợp với nhu cầu của bạn. Bảng này cũng được cho trong Sổ tay điện tử, ở Mô-đun 5, Hoạt động 2, Bước 1: Tạo các công cụ đánh giá học sinh. Hình thức Bảng kiểm mục Tiến trình và mục đích Giai đoạn thực hiện Trước Trong Sau Xác lập mục tiêu Trước Trong Sau 5.08 Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 5 Đánh giá dự án của học sinh Đánh giá Bảng biểu đồ họa Tiến trình và mục đích Giai đoạn thực hiện Trước Trong Sau Phản hồi của bạn cùng lớp Trước Đặt câu hỏi Trước Trong Sau Trong Sau Gợi ý phản hồi Trước Trong Sau Bảng tiêu chí Trước Trong Sau Bảng cho điểm Trước Trong Sau Trước Trong Sau Trước Trong Sau Trước Trong Sau Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 5.09 Mô-đun 5 Đánh giá dự án của học sinh Tóm tắt Kế hoạch Đánh giá Nhớ bổ sung bài trình diễn tìm hiểu nhu cầu học sinh vào lịch trình đánh giá và tóm tắt Kế hoạch Đánh giá của bạn. 1. Xem lại “Bảng kiểm mục Kế hoạch Đánh giá” tại thư mục Assessment trên đĩa CD tài nguyên để bảo đảm là bạn đã tích hợp tất cả các tiêu chí đánh giá trong bảng kiểm mục. 2. Mở Kế hoạch bài dạy và bổ sung các công cụ đánh giá mới mà bạn đang xem xét vào phần Lịch trình đánh giá cho bài dạy của bạn. Có thể bạn sẽ cần xem lại phác thảo Lịch trình đánh giá của mình ở trang 2.14. 3. Bắt đầu phác thảo Tóm tắt Kế hoạch Đánh giá bằng các thông tin từ bảng Kế hoạch Đánh giá và lịch trình đánh giá của bạn. Có thể trình bày Tóm tắt Kế hoạch Đánh giá theo dạng bảng hoặc đoạn văn đều được. Bước 2: Lên Kế hoạch Đánh giá mẫu sản phẩm học sinh Trong bước này, bạn sẽ lập một bản đánh giá mẫu sản phẩm học sinh. Những yếu tố cần xem xét khi lập một bản đánh giá. Bước đầu tiên khi thiết kế đánh giá trong lớp học là xác định một mục tiêu rõ ràng. Để giúp tập trung vào mục đích đánh giá của bạn: 1. Xem lại những ghi chú của bạn từ Mô-đun 4, Hoạt động 2, Lập kế hoạch mẫu sản phẩm học sinh của bạn, trang 4.05 – 4.10. 2. Mở xem mẫu sản phẩm học sinh và suy nghĩ về những câu hỏi sau đây: 3. 5.10 • Những khái niệm, kỹ năng và kiến thức nào sẽ được đánh giá? • Bộ Câu hỏi Định hướng sẽ được đánh giá như thế nào? • Các kỹ năng tư duy bậc cao sẽ được đánh giá như thế nào? • Những kỹ năng của thế kỷ 21 nào sẽ được đánh giá? Ghi lại những suy nghĩ của bạn vào bảng Lên Kế hoạch Đánh giá mẫu sản phẩm học sinh ở trang tiếp theo. Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 5 Đánh giá dự án của học sinh Lên Kế hoạch Đánh giá mẫu sản phẩm học sinh Ghi chú: Bảng này cũng được cho trong Sổ tay điện tử, ở Mô-đun 5, Hoạt động 2, Bước 2: Lên Kế hoạch Đánh giá mẫu sản phẩm học sinh. Những khái niệm, kỹ năng và kiến thức nào sẽ được đánh giá? Bộ Câu hỏi Định hướng sẽ được đánh giá như thế nào? Các kỹ năng tư duy bậc cao sẽ được đánh giá như thế nào? Những kỹ năng của thế kỷ 21 nào sẽ được đánh giá? Bạn sẽ đánh giá những kỹ năng thiết yếu (process skills) thông qua bảng đánh giá này hay dùng cách đánh giá nào khác? (Tóm tắt dưới đây) Kỹ năng thiết yếu Được đánh giá trong bảng đánh giá mẫu sản phẩm học sinh Được đánh giá bằng cách khác Kỹ năng cộng tác/ làm việc tập thể Kỹ năng giao tiếp Kỹ năng phản hồi ngang hàng Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 5.11 Mô-đun 5 Đánh giá dự án của học sinh Kỹ năng thiết yếu Được đánh giá trong bảng đánh Được đánh giá bằng cách khác giá mẫu sản phẩm học sinh Kỹ năng đọc Kỹ năng nghiên cứu Kỹ năng tự định hướng/ Tự quản lý công việc Kỹ năng tự đánh giá Kỹ năng viết Kỹ năng khác: Công cụ đánh giá nào sẽ phù hợp nhất cho bạn và nhu cầu của học sinh? Bảng kiểm mục Bảng tiêu chí Bảng cho điểm Tùy chọn: Bạn có thể xem phần Thể hiện mức độ hiểu trong tài nguyên Đánh giá Dự án để tham khảo thêm nhiều thông tin cơ bản về các bảng cho điểm và bảng tiêu chí, kể cả cách làm thế nào để sử dụng chúng cho mục đích chấm điểm: 5.12 1. Truy cập trang http://educate.intel.com/vn/AssessingProjects 2. Nháy chuột chọn Các chiến lược đánh giá. 3. Nháy chuột chọn Thể hiện mức độ hiểu. 4. Nháy chuột chọn Phiếu Đánh giá hoặc Hướng dẫn cho điểm. Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 5 Đánh giá dự án của học sinh Bước 3: Tạo một bản đánh giá mẫu sản phẩm học sinh Trong bước này, bạn kiểm tra các bản đánh giá mẫu trong trình Đánh giá Dự án mà bạn có thể áp dụng cho bài dạy của mình. Bạn có thể sử dụng ứng dụng này để tạo nên một bản đánh giá mới hoặc chỉnh sửa một bản đánh giá hiện có sao cho phù hợp với yêu cầu của mình. Ứng dụng này cho phép bạn lựa chọn những kỹ năng cụ thể từ một bản đánh giá và chỉnh sửa các tiêu điểm đánh giá (traits) cũng như các đặc tả của nó. Tiêu điểm là các thuật ngữ được xác định ở cột bên trái. Chúng thể hiện những mục tiêu có thể định lượng của các hoạt động, hành vi, hay phẩm chất. Các đặc tả (descriptors) thể hiện mức độ đạt được của mỗi tiêu điểm được đánh giá. Ví dụ, bảng tiêu chí đánh giá khả năng tự định hướng dưới đây có 4 cấp độ để đánh giá tiêu điểm “Xác định Mục tiêu”: Tiêu điểm Xác định Mục tiêu 4 3 2 Xác định những mục tiêu mang tính thách thức và có thể đạt được. Xác định những mục tiêu có thể đạt được. Xác định những mục tiêu không thực tế. Xác định và tìm được những tài nguyên cần thiết để đạt được mục tiêu. Xác định nhưng không tìm được một số tài nguyên cần thiết để đạt được mục tiêu. Xác định và tìm được những tài nguyên cần thiết để đạt được mục tiêu. 1 Mức điểm Bắt đầu công việc mà không xác định mục tiêu. Không xác định được bất cứ tài nguyên nào. Khi xem lại các tiêu điểm đánh giá và đặc tả trong các bản đánh giá mẫu, hãy bảo đảm rằng bạn sẽ chỉnh sửa chúng cho phù hợp với những mục đích của chính bạn trước khi áp dụng vào bảng đánh giá sản phẩm học sinh của mình. Đặc tả Các bước hướng dẫn dưới đây, được trích trong Classroom Assessment (Airasian, 1991) rất hữu ích để giúp bạn tạo mới hoặc cải biên bản đánh giá của bạn: • Tự mình thực hiện công việc (ví dụ, tạo một mẫu sản phẩm học sinh) để bạn có thể xác định các tiêu điểm cần được đánh giá. • Bảo đảm các tiêu điểm mà bạn xác định sẽ đáp ứng những mục tiêu mà bạn đề ra. • Giới hạn số lượng tiêu điểm đánh giá sao cho chúng có thể được theo dõi trong quá trình học sinh hoạt động hoặc được đánh giá thông qua sản phẩm do học sinh tạo ra. • Nếu có thể, hãy nhờ các đồng nghiệp và học sinh giúp bạn suy nghĩ về những tiêu điểm quan trọng thông qua năng lực thực hiện (performance) hoặc sản phẩm. • Soạn thảo các đặc tả về những hành vi học sinh hay những đặc điểm sản phẩm có thể quan sát được bằng một ngôn ngữ dễ hiểu với học sinh. Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 5.13 Mô-đun 5 Đánh giá dự án của học sinh • Tránh sử dụng những từ mơ hồ có thể gây tối nghĩa cho phần đặc tả. • Cân nhắc thứ tự của các tiêu điểm đánh giá và chắc chắn rằng thứ tự này phản ánh được mức độ ưu tiên của bạn. Sử dụng ứng dụng Đánh giá Dự án Ứng dụng Đánh giá Dự án là một tài nguyên trực tuyến để bổ sung, tạo mới, chia sẻ và lưu trữ các bảng tiêu chí đánh giá, bảng kiểm mục và bảng cho điểm các dự án. Ứng dụng này bao gồm một thư viện các bản đánh giá nhắm đến các kỹ năng của thế kỷ 21 rất chi tiết. Bạn có thể chọn một bản đánh giá từ thư viện và chỉnh sửa nó cho phù hợp với nhu cầu của bạn. Nếu muốn tạo mới bản đánh giá thì bạn có thể chọn các tiêu điểm thích hợp trong các bản đánh giá có sẵn rồi thêm vào nội dung của bạn. Hãy làm quen với ứng dụng Đánh giá Dự án: Làm theo hướng dẫn của giáo viên. 1. Truy cập trang http://educate.intel.com/vn/AssessingProjects Ghi chú: Để xem cách chỉnh sửa một bảng đánh giá mẫu sản phẩm học sinh từ thư viện, hãy đọc phần Adapting Student Sample Assessments trong thư mục Assessment, Assessment Resources trên đĩa CD. 2. Nháy chuột vào thẻ Làm thử để học cách sử dụng ứng dụng này: • Trong hộp Minh họa Tổng quan, hãy chọn Xem minh họa • Nháy chọn Xem để duyệt Thư viện đánh giá • Duyệt đến Hướng dẫn để xem các hoạt cảnh giải thích đặc điểm của ứng dụng này 3. Trở về http://educate.intel.com/vn/AssessingProjects bằng cách nháy vào Đánh giá Dự án ở đầu trang. 4. Đăng nhập vào Workspace (không gian làm việc). Ghi chú: Nếu trước đó bạn chưa thiết lập một không gian làm việc của giáo viên trên website Intel Education, hãy làm theo các bước hướng dẫn để đăng ký. Viết tên đăng nhập và mật mã của bạn lên trang vii trong phần Giới thiệu khóa học và/hoặc nhập thông tin này vào tệp tin Login Information có sẵn tại thư mục tainguyen_khoahoc trong thư mục Hồ sơ bài dạy của bạn. Tham khảo thêm các kỹ năng trong Help Guide để hoàn tất bước này: • Công cụ dạy học Nhóm 4: Assessing Projects 5.14 5. Dùng ứng dụng Đánh giá Dự án để tạo một bảng đánh giá mẫu sản phẩm học sinh của bạn. 6. Xuất bảng đánh giá này ra và lưu vào thư mục danhgia trong thư mục Hồ sơ bài dạy của bạn. Nếu cần trợ giúp để thực hiện bước này, bạn hãy tham khảo phần hướng dẫn sử dụng Đánh giá Dự án hoặc Help Guide, phần Assessing Projects. Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 5 Đánh giá dự án của học sinh Tuỳ chọn: Nếu có thời gian, hãy tạo các bản đánh giá khác đã được nêu trong Kế hoạch Đánh giá của bạn. Bạn có thể tìm thấy những ví dụ có liên quan đến các bản đánh giá này khi thiết kế bảng đánh giá sản phẩm học sinh, do vậy hãy bổ sung chúng vào phần Thư viện Cá nhân trong không gian làm việc trực tuyến của Đánh giá Dự án để sử dụng về sau. Ghi chú: Trong hoạt động Chuẩn bị, bạn sẽ có dịp chỉnh sửa lại bản đánh giá và sản phẩm học sinh. Nếu bạn không có sẵn máy tính hãy in bản đánh giá ra để có thể xem lại. Ghi chú: _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ Hoạt động 3: Chỉnh sửa sản phẩm học sinh và Kế hoạch bài dạy Thường thì sau khi tạo ra bản đánh giá sản phẩm học sinh, bạn sẽ muốn chỉnh sửa cả sản phẩm học sinh lẫn Kế hoạch bài dạy. Lúc này bạn đã thiết kế xong bản đánh giá rồi, bạn sẽ có cơ hội quay lại sản phẩm học sinh và Kế hoạch bài dạy, sử dụng các thông tin sau đây: • Phần xem lại của chính bạn trong hoạt động Chuẩn bị của Mô-đun 4 • Phản hồi của đồng nghiệp trong hoạt động Chia sẻ vào đầu mô-đun này • Các ý tưởng mới về nội dung vừa ghi chú trong quá trình tạo ra bản đánh giá mẫu sản phẩm học sinh ở hoạt động trước Bước 1: Xem lại mẫu sản phẩm học sinh Dùng các ghi chú ở những hoạt động trước để xác định các vấn đề cần được cải thiện. 1. 2. Mở sản phẩm học sinh và xem lại những lĩnh vực cần được cải thiện: • Ý kiến phản hồi của bạn đồng nghiệp trong hoạt động Chia sẻ. • Sử dụng bản đánh giá sản phẩm học sinh để tự xem lại sản phẩm này. Xem xét việc sản phẩm này đã giải quyết các vấn đề về chuẩn học tập, Câu hỏi Định hướng, các kỹ năng tư duy bậc cao và các kỹ năng của thế kỷ 21 như thế nào. Ghi lại những ý tưởng để chỉnh sửa đối với sản phẩm học sinh từ kết quả của (1) trên đây. Trong hoạt động Chuẩn bị. Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 5.15 Mô-đun 5 Đánh giá dự án của học sinh Mẹo học tập: Học sinh có thể sẽ gặp những khó khăn tương tự như chính bạn đã gặp trong khi tạo mẫu sản phẩm. Vì vậy trong khi chỉnh sửa mẫu sản phẩm học sinh, hãy suy nghĩ về cách hướng dẫn hỗ trợ cho các em tiến hành công việc thuận lợi. _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ Bước 2 : Xem lại Kế hoạch bài dạy Sau khi đã chỉnh sửa mẫu sản phẩm học sinh, có thể bạn sẽ cần phải chỉnh sửa Kế hoạch bài dạy. Có thể bạn sẽ nhận thấy phải bổ sung các hướng dẫn hoặc đánh giá tại một chỗ nào đó trong bài dạy. Hoặc bạn sẽ nhận thấy là mục tiêu hoặc chuẩn học tập đề ra ban đầu là quá rộng hoặc quá hẹp. Trong bước này bạn sẽ tinh chỉnh Tóm tắt Kế hoạch Đánh giá và bổ sung các phần khác của Kế hoạch bài dạy, chẳng hạn như Các bước tiến hành bài dạy hoặc Chuẩn kiến thức và mục tiêu. Trong hoạt động này, bạn sẽ tinh chỉnh mục Tóm tắt Kế hoạch Đánh giá và các phần khác trong Kế hoạch bài dạy của bạn. Trong khi xem lại Các bước tiến hành bài dạy, hãy bảo đảm là bạn lên kế hoạch tích hợp các đánh giá suốt bài dạy. 1. Mở và xem lại tài liệu Unit Plan Checklist (Bảng Kiểm mục kế hoạch bài dạy) và Assessment Plan Checklist (Kiểm mục Kế hoạch Đánh giá) trong thư mục Assessment trên đĩa CD. 2. Chỉnh sửa lại mục Tóm tắt Kế hoạch Đánh giá trong Kế hoạch bài dạy của bạn, sử dụng các hướng dẫn trong bảng kiểm mục. 3. Chỉnh sửa lại phần Các bước tiến hành bài dạy trong Kế hoạch bài dạy của bạn đặc biệt chú ý đến việc làm thế nào để bạn tích hợp đánh giá xuyên suốt bài dạy. 4. Phản hồi mẫu sản phẩm học sinh, các bảng đánh giá và Các bước tiến hành bài dạy của Kế hoạch bài dạy: • Phản hồi tại sao bạn muốn học sinh thực hiện sản phẩm này. Có thể bạn sẽ xác định thêm những mục tiêu học tập mới hoặc chuẩn học tập mà trước đây bạn đã bỏ qua trong Kế hoạch bài dạy. • Xem xét kỹ bảng đánh giá mẫu sản phẩm học sinh mà bạn đã tạo ra. Có mục tiêu nào còn bị bỏ sót không? 5. Xem lại danh sách chuẩn học tập và mục tiêu và chỉnh sửa lại nếu cần. 6. Lưu kế hoạch bài dạy. Ghi chú: Trong phần Chuẩn bị, bạn sẽ có dịp chỉnh sửa lại bản đánh giá và mẫu sản phẩm học sinh. Nếu bạn không có sẵn máy tính, hãy in Kế hoạch bài dạy ra để tham khảo. 5.16 Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 5 Đánh giá dự án của học sinh Hoạt động 4: Phản hồi kết quả học tập Bước 1: Xem lại Mô-đun Xem lại các câu hỏi hướng dẫn và các ý chính của Mô-đun 5 ở trang 5.20, sau đó nghĩ về cách vận dụng những ý tưởng và tài liệu đã được bạn tạo ra vào lớp học, vào việc hướng dẫn hay lập kế hoạch. Bạn sẽ xây dựng những mô-đun tiếp theo dựa trên các khái niệm này trong khi thảo luận cách để hỗ trợ và thúc đẩy các hoạt động lấy học sinh làm trung tâm. Bước 2: Ghi lại hoạt động vào Blog Ghi lại những hoạt động, kỹ năng và cách tiếp cận được thảo luận trong mô-đun này vào blog của bạn. 1. Mở trang blog của bạn, tạo một đề mục có tên là Phản hồi Mô-đun 5, copy và dán gợi ý sau đây và viết phản hồi: Mô-đun này đã giúp tôi suy nghĩ về việc đánh giá Lấy học sinh làm trung tâm như sau: 2. Ghi lại những gì bạn đã tiếp thu được, những câu hỏi hoặc những điều còn băn khoăn. Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Nếu gặp khó khăn về trang blog, hãy dùng mẫu bản ghi phản hồi được cho trong thư mục Portfolio Assessment trên đĩa CD tài nguyên để thực hiện bước này. 5.17 Mô-đun 5 Đánh giá dự án của học sinh Chuẩn bị Xem lại mẫu sản phẩm học sinh và bản đánh giá Nếu không có sẵn máy tính để thực hiện hoạt động Chuẩn bị này, hãy in ra Kế hoạch bài dạy, mẫu sản phẩm học sinh và các bản đánh giá đã thực hiện trong các môđun trước để sử dụng. Có thể bạn đã nhận ra điều này: Quá trình thiết kế bài dạy là một chu trình: Khi bạn tạo ra mẫu sản phẩm học sinh thì bạn cần phải xem lại chuẩn học tập, mục tiêu, bản đánh giá và các bước tiến hành bài dạy. Trong hoạt động này, bạn sẽ chỉnh sửa mẫu sản phẩm học sinh và bản đánh giá dựa trên phần xem lại ở Hoạt động 3 của mô-đun này. Sau đó, bạn sẽ chuẩn bị mẫu sản phẩm học sinh và bản đánh giá cho Hoạt động chia sẻ ở Mô-đun 6: Lập Kế hoạch để học sinh thành công, qua đó bạn chia sẻ các tài liệu này với đồng nghiệp và nhận phản hồi. Xem lại mẫu sản phẩm học sinh của bạn Hoàn tất các bước sau để đánh giá mẫu sản phẩm học sinh của bạn: 1. Xem lại các ghi chú từ bản đánh giá mẫu sản phẩm học sinh của bạn ở Hoạt động 3 và chỉnh sửa mẫu sản phẩm học sinh và bản đánh giá nếu cần, bảo đảm là mẫu sản phẩm học sinh và bản đánh giá khớp với nhau. 2. Sau khi làm xong công việc trên, hãy viết một phản hồi về việc các phương pháp đánh giá của bạn đã đáp ứng các tiêu điểm (traits) nào trong bảng Tiêu chí đánh giá Hồ sơ bài dạy. a. Ghi lại suy nghĩ của bạn về việc Kế hoạch Đánh giá và các bản đánh giá đáp ứng như thế nào đối với các tiêu điểm sau đây của bảng Tiêu chí đánh giá Hồ sơ bài dạy. Tham khảo bảng Tiêu chí ở trang A05 hoặc trong thư mục Assessments trên đĩa CD để có thêm thông tin chi tiết về các tiêu điểm này: • Các phương pháp đánh giá phải: ̛ Nhắm đến mục tiêu và chuẩn kiến thức ̛ Lấy học sinh làm trung tâm ̛ Đa dạng và mang tính thường xuyên 3. Xem xét các phản hồi mà bạn muốn nhận được từ các đồng nghiệp để cải thiện việc đánh giá. Ghi chú: _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ 5.18 Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 5 Đánh giá dự án của học sinh Tài liệu tham khảo Airasian, P.W (1991) Classroom Assessment. New York: McGraw-Hill Black, P., & William, D.(1998). Inside the black box? Raising standards through classroom assessment. Phi Delta Kappan. Khai thác từ www.pdkintl.org/kappan/ kbla9810.htm Stiggins, R.J. (1994). Student-centered classroom assessment. New York: Macmillan Publishing Company. Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 5.19 Mô-đun 5 Đánh giá dự án của học sinh Tóm tắt Mô-đun 5 Xem lại các Câu hỏi Định hướng và các điểm trọng tâm của Mô-đun 5, sau đó nghĩ về cách vận dụng những ý tưởng và sản phẩm đã được bạn tạo ra vào lớp học, vào việc hướng dẫn hay lập kế hoạch để cải thiện chất lượng học tập của học sinh. Câu hỏi của Mô-đun 5: • Bạn đánh giá việc học của học sinh như thế nào? • Làm thế nào để tạo điều kiện cho học sinh tham gia quá trình đánh giá? Các điểm trọng tâm của Mô-đun 5: • Hoạt động đánh giá cần được tích hợp trong suốt dự án và nhắm đến tất cả các mục tiêu đánh giá. • Việc đánh giá theo hướng lấy học sinh làm trung tâm cần tập trung không chỉ vào kiến thức bài dạy mà còn cả các kỹ năng của thế kỷ 21, đồng thời xác định rõ các kỹ năng và kiến thức sẽ được thể hiện như thế nào trong ngữ cảnh dự án. • Các bảng tiêu chí đánh giá phải bao gồm các tiêu điểm (traits) giúp xác định mục tiêu (Cột trái) và đặc tả (Cột phải) giúp mô tả các mức độ thể hiện . • Sử dụng đánh giá tổng thể để quyết định chất lượng sản phẩm (product) và năng lực thực hiện (performances) • Các bước sau đây sẽ có ích trong quá trình tạo ra hoặc chỉnh sửa một bản đánh giá (Airasian, 1991): • Tự làm công việc này • Bảo đảm những tiêu điểm đánh giá đạt mức mục tiêu đề ra • Giới hạn số tiêu điểm đánh giá • Yêu cầu bạn đồng nghiệp và học sinh cho thông tin đầu vào • Viết các đặc tả bằng ngôn ngữ gần gũi với học sinh • Tránh dùng các từ mơ hồ • Xem xét việc sắp xếp thứ tự của các tiêu điểm đánh giá Bạn sẽ xây dựng những mô-đun tiếp theo dựa trên các khái niệm này khi thảo luận cách hỗ trợ và thúc đẩy các hoạt động lấy học sinh làm trung tâm. 5.20 Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 của Tập đoàn Intel. Tất cả các quyền đã được đăng ký. Intel, logo của Intel, Sáng kiến Giáo dục của Intel và chương trình Intel Teach là các nhãn hiệu đã được đăng ký của Tập đoàn Intel tại Hoa Kỳ và tại các nước khác. Các tên hiệu và nhãn mác khác có thể được xem là thuộc sở hữu của công ty khác. Mô-đun 6 Mô-đun 6 LẬP KẾ HOẠCH ĐỂ HỌC SINH THÀNH CÔNG Học viên sẽ • Chia sẻ sản phẩm mẫu của học sinh và các bản đánh giá • Thảo luận cách giúp cho học sinh trở thành những người học tự định hướng • Nghiên cứu những biện pháp hướng dẫn phân hóa đối tượng • Tạo các bản đánh giá để hỗ trợ khả năng tự định hướng của học sinh • Tạo các tài liệu hỗ trợ học tập cho học sinh • Chỉnh lý Kế hoạch bài dạy • Phản hồi kết quả học tập • Bắt đầu lập kế hoạch về các tài liệu hướng dẫn học tập cần thiết cho bài dạy Công cụ • Đĩa CD tài nguyên Khóa học Cơ bản • Hướng dẫn kỹ năng Intel® Education Help Guide • Ứng dụng Đánh giá Dự án của Chương trình giáo dục Intel® • Trình duyệt Web • Phần mềm xử lý văn bản • Phần mềm đa phương tiện • Phần mềm bảng tính Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Mô-đun 6 Mô-đun 6 Câu hỏi Khái quát • Công nghệ có thể được sử dụng như thế nào để hỗ trợ và đánh giá việc học tập của học sinh có hiệu quả nhất? Câu hỏi Mô-đun • Làm thế nào để giúp học sinh trở thành những người học tự định hướng? • Làm thế nào để hỗ trợ nhu cầu học tập đa dạng của học sinh? Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 6 Lập kế hoạch để học sinh thành công Chia sẻ Chia sẻ mẫu sản phẩm học sinh và các bản đánh giá..............6.01 Chia sẻ: Mẫu sản phẩm học sinh và các bản đánh giá Các hoạt động Hoạt động 1: Thiết lập các điều chỉnh cho mọi đối tượng học sinh ........................................................6.02 Thảo luận: Tham khảo: Các phong cách học tập Tài nguyên và ý tưởng để điều chỉnh cho phù hợp với những học sinh có các nhu cầu đặc biệt Hoạt động 2: Hỗ trợ học sinh tự định hướng............................6.05 Thảo luận: Các nghiên cứu tình huống về việc sử dụng đánh giá để hỗ trợ học sinh tự định hướng Tạo: Bản đánh giá để khuyến khích học sinh tự định hướng Thực hành sư phạm: Hỗ trợ các yêu cầu đa dạng của người học ..............................................................................608 Thảo luận: Làm cách nào để giúp học sinh trở thành những người học tự định hướng? Hoạt động 3: Xây dựng các tài liệu hỗ trợ học tập tạo điều kiện cho học sinh thành công ........................6.10 Tìm hiểu: Các loại tài liệu hỗ trợ học sinh Tạo: Tài nguyên hỗ trợ học sinh Hoạt động 4: Xem lại Kế hoạch bài dạy .....................................6.14 Xem lại: Kế hoạch bài dạy Chỉnh sửa: Kế hoạch bài dạy để có thể áp dụng cho mọi đối tượng học sinh Hoạt động 5: Phản hồi kết quả học tập ......................................6.15 Xem lại: Những điểm trọng tâm của mô-đun Tạo: Một đề mục phản hồi bài học trên trang blog của bạn (còn tiếp) Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Mô-đun 6 Lập kế hoạch để học sinh thành công Chuẩn bị Phác thảo trước các tài liệu hướng dẫn học tập ......................6.16 Tham khảo: Dạy học phân hóa sử dụng công nghệ Xem: Các ý tưởng về tài liệu hỗ trợ giáo viên Lập kế hoạch: Các tài liệu hướng dẫn học tập cho bài dạy của bạn Tham khảo ................................................................................... 6.21 Tóm tắt mô-đun ............................................................................6.22 Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 6 Lập kế hoạch để học sinh thành công Mô-đun 6 Lập kế hoạch để học sinh thành công Mô tả: Trong các mô-đun trước, bạn đã vào vai của học sinh để tạo sản phẩm học sinh và chuyển sang vai của giáo viên để tạo bản đánh giá. Trong mô-đun này, bạn sẽ chia sẻ với nhóm của bạn về các biện pháp đánh giá, bản đánh giá sản phẩm học sinh và mẫu sản phẩm học sinh. Các phản hồi mà bạn nhận được sẽ giúp cải thiện mẫu sản phẩm cũng như phương pháp đánh giá của bạn. Chia sẻ: Chia sẻ sản phẩm mẫu của học sinh và các bảng đánh giá Trong hoạt động này, bạn chia sẻ với nhóm các sản phẩm mẫu của học sinh và bản đánh giá đã thực hiện ở Mô-đun 4 và Mô-đun 5 cùng với Kế hoạch bài dạy của mình. Ghi chú: Có thể bạn sẽ muốn e-mail mẫu sản phẩm học sinh, bản đánh giá và Kế hoạch bài dạy của mình cho các thành viên trong nhóm hoặc tải lên wiki hoặc đính kèm nó vào blog để tất cả tài liệu làm việc của nhóm đều xuất hiện trên cùng một máy tính. 1. Bảo đảm là bạn đã sẵn sàng để chia sẻ mẫu sản phẩm học sinh và bản đánh giá mẫu này. 2. Hãy giải thích với mọi người về mối liên quan qua lại giữa mẫu sản phẩm học sinh, bản đánh giá, các mục tiêu học tập và kết quả học tập. 3. Xem và cho thông tin phản hồi đối với các biện pháp đánh giá của các đồng nghiệp cùng nhóm. Hãy xem xét mối liên quan qua lại giữa mẫu sản phẩm học sinh, bản đánh giá, các mục tiêu học tập và kết quả học tập. Liên hệ Kế hoạch bài dạy của họ để hiểu rõ hơn về ngữ cảnh dự án. Khi xem xét, hãy sử dụng bảng Tiêu chí đánh giá Hồ sơ bài dạy trong thư mục Assessments trên đĩa CD và Phụ lục ở trang A05 để hướng dẫn các nhận xét của bạn. Hãy áp dụng phương pháp 3-2-1: 4. • Hỏi 3 câu hỏi • Cho 2 nhận xét • Đưa ra một đề nghị Liệt kê các ý tưởng để chỉnh sửa sản phẩm mẫu của học sinh và bản đánh giá: _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 6.01 Mô-đun 6 Lập kế hoạch để học sinh thành công Có thể giáo viên đứng lớp sẽ cho mọi người thảo luận về đề tài này trên wiki để chia sẻ ý kiến giữa các nhóm. Nếu vậy thì hãy dùng chính wiki ở Mô-đun 3.Thông tin đăng nhập của bạn có thể đã được lưu trên trang vii hoặc trong tài liệu Login Information. Hoạt động 1: Thiết lập các điều chỉnh cho mọi đối tượng học sinh Giáo viên nào cũng muốn học sinh đạt được chuẩn học tập và mục tiêu học tập đồng thời với việc phát huy tối đa năng lực của học sinh. Kế hoạch đánh giá cho phép bạn và học sinh có được những thông tin quan trọng về việc học của các em, nhưng cũng cần nhận thấy một thực tế là học sinh có những khác biệt về mối quan tâm, cá tính và phong cách học tập. Trong hoạt động này, bạn sẽ xem xét sự khác nhau giữa các học sinh trong lớp và nghĩ về các biện pháp giúp cho tất cả học sinh trong lớp đều tham gia tốt nhất vào bài học. Khi lớp học đáp ứng nhu cầu của học sinh, các em sẽ có thái độ tốt hơn và điểm số cũng cao hơn (Cotton, 1998). Tất cả mọi học sinh đều cần có sự điều chỉnh hoặc hỗ trợ mang tính cá thể hóa. Thông tin mà giáo viên có được từ hoạt động đánh giá thành phần giúp họ đề ra cách hướng dẫn đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi học sinh. Học sinh cũng cần có môi trường để các em sử dụng khả năng và hứng thú của các em để xây dựng kiến thức và kỹ năng. Tomlinson (2000) liệt kê bốn cách để giúp giáo viên hướng dẫn phân hóa đối tượng học: • Nội dung – Chỉnh sửa những gì học sinh cần học hoặc cách làm thế nào để các em tìm được thông tin các em cần. • Tiến trình – Đưa ra nhiều cách để tiếp cận nội dung. • Sản phẩm – Cho phép học sinh tập dượt, vận dụng và mở rộng những gì các em đã học theo nhiều cách khác nhau. • Môi trường học tập – Tạo ra một lớp học linh hoạt với những khu vực yên tĩnh và những khu vực tương tác, tổ chức các hoạt động dạy học tạo ra sự độc lập. Bước 1: Xem xét các phương thức học tập khác nhau Các nhà tâm lý học và giáo dục học đã phát triển nhiều mô hình để diễn tả những cách thức học tập đa dạng của học sinh, ví dụ như mô hình nhìn-nghe-vận động, não trái/não phải, tính cách và phong cách học tập, đa thông minh (multiple intelligences). Làm việc theo nhóm để tìm hiểu các phương thức học tập khác nhau. Mẹo 1:1: Máy tính cá nhân cho phép học sinh lựa chọn cách tiếp nhận và sử dụng thông tin đáp ứng phong cách học tập của các em. Học sinh có thể sử dụng văn bản, âm nhạc, phim ảnh và mô phỏng để tiếp thu thông tin mới. Các em cũng có thể dùng nhiều công cụ công nghệ khác nhau để thể hiện việc học. 1. Chia thành từng nhóm ba thành viên. Mỗi thành viên trong nhóm đọc và trình bày lại một mô hình học tập khác nhau để tìm hiểu. • Nhìn-nghe-vận động • Não trái/não phải • Đa thông minh 6.02 Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 6 Lập kế hoạch để học sinh thành công 2. Tham khảo tài nguyên Thiết kế Dự án Hiệu quả. a. Duyệt trang web http://educate.intel.com/vn/ProjectDesign b. Nháy chọn Kỹ năng tư duy. c. Nháy chọn Khung tư duy. d. Nháy chọn Các phong cách học tập khác nhau. e. Đọc mô hình mà bạn được giao nhiệm vụ (Có thể bạn cần phải nháy chọn Next ở cuối trang để tìm thấy mô hình bạn cần). 3. Đọc thông tin trong mô hình và tóm tắt lại cho nhóm. Thảo luận suy nghĩ của bạn về cách nhìn mà những mô hình học tập này có thể ảnh hưởng đến phương thức đáp ứng các nhu cầu của học sinh trong bài dạy của bạn: • Mô hình Nhìn-nghe-vận động: _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ • Mô hình Não trái/não phải: _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ • Mô hình Đa thông minh: _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 6.03 Mô-đun 6 Lập kế hoạch để học sinh thành công Bước 2: Hỗ trợ những học sinh có nhu cầu đặc biệt: Việc hướng dẫn một tập thể học sinh có khả năng học tập khác nhau trong một lớp học bình thường là một thách thức đối với người giáo viên. Đồng thời, việc điều chỉnh cách hướng dẫn để hỗ trợ cho các nhu cầu học tập đa dạng có thể đem đến cho học sinh các trải nghiệm học tập phong phú. Mẹo 1:1: Máy tính cá nhân tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy học phân hóa: • Cho phép thiết kế những hoạt động dành riêng cho từng học sinh. • Học sinh gốc nước ngoài có thể tham khảo thông tin bổ sung bằng tiếng mẹ đẻ. • Học sinh giỏi có thể tiếp cận với những tài liệu phù hợp với trình độ của các em. Đáp ứng tất cả nhu cầu của học sinh đòi hỏi sự chuẩn bị và lập kế hoạch thật kỹ lưỡng trong lúc thiết kế bài dạy. Tất cả mọi học sinh đều cần có một sự hỗ trợ vừa đủ để các em cảm thấy tự tin và sẵn sàng tiếp nhận khó khăn, nhưng không quá nhiều vì như vậy các em sẽ không thể trở thành những người học tập độc lập. Những học sinh gặp khó khăn trong quá trình học và những em có khả năng đặc biệt sẽ cần có những sự hỗ trợ khác nhau. Công nghệ có thể cung cấp những sự hỗ trợ mang tính cá thể hóa như vậy. Xem các tài liệu trong thư mục Differentiation trên đĩa CD tài nguyên về việc điều chỉnh đáp ứng nhu cầu của mọi người học và xem xét cách bạn có thể sử dụng vào bài dạy của bạn. _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ 1. Mở Kế hoạch bài dạy của bạn. 2. Viết phác thảo về kỹ thuật điều chỉnh cho phù hợp với mọi đối tượng học sinh trong lớp học của bạn trong phần Các điều chỉnh để thực hiện dạy học phân hóa đối tượng. Không bắt buộc: Một phiếu điều tra về Dạy học phân hóa được thiết kế để giúp bạn tự đánh giá mức độ dạy học phân hóa mà bạn hiện đang áp dụng trong lớp học. Phiếu này có thể giúp bạn thực hiện hoạt động này. Xem phiếu điều tra trong thư mục Differentiation trên đĩa CD. 6.04 Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 6 Lập kế hoạch để học sinh thành công Hoạt động 2: Hỗ trợ học sinh tự định hướng Trong một lớp học lấy học sinh làm trung tâm, không phải lúc nào học sinh cũng nhận được sự huớng dẫn trực tiếp từ giáo viên. Để có thể quản lý việc học của mình một cách thành công, học sinh cần phải trở thành những người học tự định hướng. Tự định hướng là một mục tiêu học tập quan trọng suốt đời đối với học sinh ở mọi cấp học. Đây là một kỹ năng của thế kỷ 21 có vai trò rất quan trọng đối với sự thành công trong nhà trường, trong cuộc sống và trong công việc. Những học sinh nào hiểu được cách học của mình sẽ tỏ ra nhanh nhạy hơn trong việc sử dụng các kỹ thuật thích hợp để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Những kỹ năng tự định hướng giúp các học sinh có yêu cầu đặc biệt có thể hoàn thành tốt công việc một cách độc lập ở mức đòi hỏi các em khai thác triệt để tiềm năng của mình. Trong hoạt động này, bạn sẽ khám phá một số cách sử dụng đánh giá thành phần để giúp tất cả các học sinh, nhất là các học sinh có nhu cầu đặc biệt, trở thành những người học độc lập. Bước 1: Suy nghĩ về các hình thức đánh giá thành phần để nâng cao khả năng tự định hướng Không như đánh giá tổng thể, được lập vào cuối một bài học hay một dự án nhằm cho giáo viên và học sinh biết về mức độ lĩnh hội các mục tiêu của bài học của học sinh, việc đánh giá thành phần được thực hiện xuyên suốt dự án một cách chính thức lẫn không chính thức. Đánh giá thành phần có hiệu quả cao nhất khi: • Học sinh được cung cấp một bức tranh rõ ràng về những gì các em cần học • Học sinh nhận được phản hồi liên tục về tiến độ của các em liên quan đến những mục tiêu học tập • Học sinh tự đánh giá tiến độ của chính mình • Giáo viên cung cấp hướng dẫn qua những bước cụ thể mà học sinh phải làm để thành công. (Black & William, 1998) Tác động của đánh giá thành phần đối với việc học tập của học sinh hoàn toàn không phải là vấn đề bị cường điệu hóa. Vào năm 1998, Black và William đã xem xét 21 nghiên cứu và gần 580 bài báo hoặc chương mục nói về ảnh hưởng của đánh giá thành phần đối với thành tích học tập của học sinh. Họ thấy rằng “những đổi mới bao gồm việc tăng cường đánh giá thành phần tạo ra những kết quả học tập đáng kể và có chiều sâu” (p.9). Dù phương thức đánh giá này cải thiện việc học của tất cả các học sinh từ bậc mẫu giáo đến đại học (Black và những người khác., 2003) nhưng nghiên cứu cho thấy những người học chậm cần giúp đỡ đặc biệt lại chính là những người được hưởng lợi nhiều nhất (Black & William, 1998). Mẹo 1:1 Nghiên cứu cho thấy các học sinh trong những lớp học 1-1 có thể cải thiện những kỹ năng tổ chức. Hãy hỗ trợ học sinh phát triển các kỹ năng này bằng cách dạy cho các em làm thế nào sử dụng các tài nguyên máy tính để theo dõi và kiểm tra tiến độ của chính mình (Jackson, 2004). Trong những lớp học lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên đánh giá học sinh và học sinh đánh giá nhau, nhưng cơ bản nhất, học sinh vẫn phải tự đánh giá chính bản thân các em. Khi học sinh tự đánh giá quá trình tư duy và sản phẩm mình tạo ra, những gì các em thực hiện vượt xa ý nghĩa của việc chỉ đi tìm lỗi. Đó là, như Wiggins (1990) giải thích, các em đã “nhuần nhuyễn hóa các chuẩn kiến thức mà những sản phẩm và công việc của các em sẽ được đánh giá dựa trên đó”. Khả Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 6.05 Mô-đun 6 Lập kế hoạch để học sinh thành công năng này cho phép các em suy nghĩ về chất lượng công việc và tiến trình làm việc của mình theo những cách cụ thể và cho phép các em điều chỉnh kỹ thuật học của mình sao cho hiệu quả hơn. 1. Hãy đọc thêm về vai trò của Đánh giá thành phần trong việc hỗ trợ học sinh tự định hướng trong thư mục Assessment trên đĩa CD. 2. Mở tài nguyên Đánh giá Dự án tại http://educate.intel.com/vn/AssessingProjects 3. Nháy chọn Tổng quan và Lợi ích 4. Nháy chọn Đánh giá Thành phần 5. Chọn đọc một trong các nghiên cứu tình huống (case studies) ở khung chữ màu sáng thứ hai bên phải. 6. Tải tài liệu này về và lưu nó vào thư mục tainguyen_khoahoc hoặc dùng trang web hỗ trợ đánh dấu để tô sáng và nhận xét trực tiếp lên trang đó. a. Tô sáng những đánh giá mà bạn tìm được trong nghiên cứu tình huống đã chọn. b. Chèn các ghi chú hoặc nhận xét như các câu hỏi, liên hệ trải nghiệm cá nhân hoặc những ý tưởng mà bạn muốn thử trong lớp học của mình. 7. Thảo luận một số nhận xét của mình với một người bạn. Bước 2: Tạo một bản đánh giá để rèn luyện khả năng tự định hướng Hãy tạo một bản đánh giá để giúp học sinh tự chủ hơn trong việc học, ví dụ như đánh giá hỗ trợ khả năng tự định hướng, tự quản lý, tự đánh giá hay phản hồi. Nếu muốn, hãy nháy chọn Làm thử trong ứng dụng Đánh giá Dự án và nhấn Xem để xem một số tính năng của ứng dụng này. Bạn không thể lưu hoặc chỉnh sửa các bảng đánh giá từ trạng thái demo này. Chọn một trong các lựa chọn sau: Tùy chọn 1: Tạo mới hoặc chỉnh sửa một bảng đánh giá bằng ứng dụng Đánh giá Dự án (trang 6.06) Tùy chọn 2: Chỉnh sửa một bảng đánh giá từ trong phần Chiến lược Đánh giá của Đánh giá Dự án (trang 6.07) Tùy chọn 3: Tạo một bản đánh giá bằng phần mềm xử lý văn bản (trang 6.07) Tùy chọn 1: Tạo mới hoặc chỉnh sửa một bản đánh giá bằng ứng dụng Đánh giá Dự án 1. Duyệt trang web http://educate.intel.com/vn/AssessingProjects 2. Đăng nhập vào Không gian làm việc (Workspace) Ghi chú: Trước đây bạn đã tạo một workspace trên trang Intel Education rồi. Hãy xem lại thông tin đăng nhập của bạn trong tài liệu Login Information được lưu trong thư mục tainguyen_khoahoc. 6.06 Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 6 Lập kế hoạch để học sinh thành công 3. Dùng ứng dụng Đánh giá Dự án để tạo mới hoặc chỉnh sửa một bản đánh giá hỗ trợ tự định hướng. Tham khảo Help Guide, phần Các công cụ dạy học Nhóm 4 để tìm các bản đánh giá, bổ sung hoặc copy các tiêu điểm (traits) và xuất bản đánh giá sang thư mục Hồ sơ bài dạy của bạn. 4. Thay đổi định dạng để giúp học sinh dễ hiểu và dễ hoàn thành bản đánh giá hơn (Tham khảo các kỹ năng xử lý văn bản hoặc xử lý bảng tính). 5. Khi đã hoàn tất bản đánh giá, lưu vào thư mục Danhgia trong Hồ sơ bài dạy của bạn. Tham khảo thêm các kỹ năng trong Help Guide để hoàn tất bước này: • Các công cụ dạy học nhóm 4: Ứng dụng Assessing Projects • Các nhóm Xử lý văn bản • Các nhóm Bảng tính Tùy chọn 2: Chỉnh sửa một bản đánh giá lấy từ phần Chiến lược Đánh giá của ứng dụng Đánh giá Dự án Để chỉnh sửa một bản đánh giá lấy từ ứng dụng Đánh giá Dự án, hãy làm theo các bước sau đây: 1. Duyệt trang http://educate.intel.com/vn/AssessingProjects 2. Nháy chọn thẻ Chiến lược Đánh giá ở đầu trang. 3. Nháy chọn Khuyến khích Tự định hướng và Cộng tác ở thanh định hướng bên trái. 4. Duyệt xem các phương pháp đánh giá ở cột bên trái. 5. Chọn một công cụ được liên kết ở cột bên phải. 6. Tải về tệp tin đánh giá mà bạn muốn sử dụng. 7. Chỉnh sửa bảng đánh giá cho phù hợp với yêu cầu bài dạy của bạn. 8. Thay đổi định dạng để giúp học sinh dễ hiểu và dễ hoàn thành công cụ đánh giá hơn (Tham khảo các kỹ năng xử lý văn bản hoặc xử lý bảng tính). 9. Khi đã hoàn tất công cụ đánh giá, lưu vào thư mục Danhgia trong Hồ sơ bài dạy của bạn. Tùy chọn 3: Tạo một bảng đánh giá bằng phần mềm xử lý văn bản 1. Tham khảo phần kỹ năng xử lý văn bản của Help Guide để tạo công cụ đánh giá của bạn. 2. Khi đã hoàn tất công cụ đánh giá, lưu vào thư mục Danhgia trong Hồ sơ bài dạy của bạn. Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 6.07 Mô-đun 6 Lập kế hoạch để học sinh thành công Thực hành sư phạm: Hỗ trợ nhu cầu đa dạng của người học Điều quan trọng đối với dạy học phân hóa là xác định đúng trình độ và những khó khăn mà học sinh có thể gặp phải để giúp các em phát huy đúng khả năng của mình. Trong phần Thực hành sư phạm này, bạn suy nghĩ về cách hỗ trợ học sinh để các em phát huy sự cố gắng cao nhất của mình trong quá trình nắm bắt nội dung bài dạy. Nhiều học sinh gặp khó khăn trong việc thay đổi vai trò của các em từ trong một lớp học lấy giáo viên làm trung tâm - vai trò đòi hỏi sự tiếp nhận thông tin là chủ yếu, trả lời các câu hỏi “đóng”, điền thông tin vào bảng tính và làm bài kiểm tra viết - sang một lớp học đề cao vai trò của các câu hỏi mở, các nhiệm vụ sát với thực tế và nhiều kiểu đánh giá đa dạng. “Những học sinh đã từng quen với vai trò của người quan sát thầm lặng hoặc người “bàng quan mơ ngủ” sẽ không thích thú gì với việc phải làm việc nhiều hơn, đặc biệt là khi những vai trò học tập thụ động như vậy vẫn còn diễn ra phổ biến ở những môn học khác.” (Black&William,1998). Các nghiên cứu về học tập đã cho thấy là học sinh học tập tốt nhất khi giáo viên hướng dẫn về kỹ năng, kiến thức và phương pháp mà học sinh cần có để thực hiện các nhiệm vụ mà các em không thể làm được nếu không có sự trợ giúp của một bạn đồng học giỏi hơn hoặc là của người lớn. Lev Vygotsky (1978), nhà giáo dục và tư tưởng tiến bộ người Nga, đã nói về một “vùng” mà nếu để học sinh tự giải quyết lấy thì các em sẽ gặp khó khăn, nhưng nếu được hướng dẫn đúng cách thì các em sẽ thành công và ông gọi đó là “ Vùng Phát triển Gần” ( Zone of Proximal Development). Vùng này chỉ cao hơn trình độ hiện tại của học sinh một bậc. “ Scaffolding” (nghĩa gần đúng: Trợ giúp) là thuật ngữ được đề xuất bởi Jerome Bruner (1976) dựa trên thuyết “ Vùng Phát triển Gần” của Vygotsky, và được các nhà giáo dục sử dụng rất thường xuyên để mô tả các công cụ mà giáo viên cung cấp cho học sinh nhằm giúp các em thành công trong những nhiệm vụ mang tính thử thách năng lực hiện tại của các em. Phép ẩn dụ này đặc biệt đúng trong học tập bởi vì, cũng giống như trong xây dựng, các trợ giúp (giàn giáo xây dựng) sẽ dần dần được thu hồi khi mà học sinh đã tự lực giải quyết được các thách thức các em phải đối mặt. Trong các lớp học học theo dự án, giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách giải quyết vấn đề để thành công chứ không phải là làm đơn giản hóa nhiệm vụ. Vấn đề ở đây là trợ giúp chứ không phủ định nhu cầu của học sinh là muốn tự lực xây dựng nền tảng cho bản thân. Việc xác định đúng “vùng” để học sinh học tập tiến bộ nhất là điều không dễ dàng. Có thể là kỹ năng ngôn ngữ của học sinh không phát triển tương xứng với kỹ năng học thuật của các em - nghĩa là các em không diễn tả đúng trình độ của mình qua lời nói hoặc bài viết; điều này sẽ dẫn đến việc giáo viên đánh giá không đúng về trình độ thật của các em. Những yếu tố khác, ví dụ sự yếu kém về các kỹ năng giao tiếp, cũng làm sai lệch thông tin mà giáo viên có được về trình độ học sinh của mình. Một nhóm các nhà nghiên cứu giáo dục (Bereiter&Scardamalia, 1987; Langer & Applebee,1986) đề xuất các biện pháp sau đây để hỗ trợ tư duy của học sinh khi các em làm việc với những hoạt động có ý nghĩa: 6.08 Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 6 Lập kế hoạch để học sinh thành công • Cung cấp nhiều ví dụ khác nhau để các em làm theo • Thiết lập các phương cách để học sinh tự theo dõi tiến bộ • Giới hạn các lựa chọn mà học sinh có được khi thực hiện các dự án • Cung cấp cho học sinh những biện pháp, ví dụ như công cụ bảng biểu, để giúp các em trực quan hóa các quá trình học tập và thảo luận, phân tích được các quá trình này • Cho các “nhãn” (label) để giúp học sinh tổ chức và phân loại kiến thức Theo nhóm nhỏ, hãy chia sẻ các công cụ và phương pháp hỗ trợ học sinh học tập trong bài dạy của bạn. Ghi chú: _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ Không bắt buộc: Tham khảo tài nguyên Đánh giá Dự án để có thêm thông tin về việc phát triển học sinh thành những người học tự định hướng: 1. Duyệt trang web http://educate.intel.com/vn/AssessingProjects 2. Nháy chọn Tổng Quan và Lợi ích. 3. Nháy chọn Đánh giá Thành phần. 4. Nháy chọn Khuyến khích Tự Định hướng và Cộng tác. 5. Nháy chọn Trở về Đánh giá Thành phần. 6. Nháy chọn thẻ Chiến lược Đánh giá ở phần đầu trang. 7. Nháy chọn Khuyến khích Tự Định hướng và Cộng tác. Ghi chú: _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 6.09 Mô-đun 6 Lập kế hoạch để học sinh thành công Hoạt động 3: Xây dựng các tài liệu hỗ trợ học tập tạo điều kiện cho học sinh thành công Trong hoạt động này, bạn sẽ tạo ra một tài nguyên để hỗ trợ học sinh tự định hướng trong học tập dự án. Tài nguyên này có thể là văn bản, mẫu khuôn (template) hoặc mẫu biểu (form). Loại tài liệu hỗ trợ này có thể cho phép học sinh lựa chọn về nội dung, tiến trình và sản phẩm. Học sinh sử dụng những tài liệu này để đưa ra những quyết định, qua đó nâng cao kỹ năng và vận dụng năng khiếu cũng như các mối quan tâm của mình. Những tài liệu hỗ trợ học tập hiệu quả cũng cung cấp nhiều mức độ khác nhau về cấu trúc và nội dung để đáp ứng những yêu cầu đặc biệt của học sinh. Bước 1: Tìm hiểu các tài nguyên mẫu để hỗ trợ việc học tập của học sinh Mẫu khuôn và mẫu biểu là những phương pháp hữu ích trong việc lưu trữ và định dạng tệp tin để mọi người có thể dễ dàng sử dụng. Một mẫu khuôn (template) là một tài liệu gốc chứa những thành phần định dạng trước mà người khác không thể thay đổi một cách dễ dàng. Một mẫu khuôn có thể bao gồm văn bản, hình ảnh và những định dạng như kiểu chữ, menu, trình bày trang, những định dạng đặc biệt mà bạn muốn thể hiện trên tất cả các tài liệu, bài trình bày hay ấn phẩm tương tự. Một mẫu khuôn cũng được tạo ra giống như các tệp tin khác, tuy nhiên để trở thành một template thì nó phải được lưu lại theo một cách đặc biệt. Bạn có thể dùng các mẫu khuôn của Word để làm báo cáo học sinh, báo cáo thí nghiệm, nhật ký học tập, giáo án, tiêu đề giấy, bản ghi nhớ, bài kiểm tra hay bất cứ tài liệu nào có cùng định dạng được sử dụng nhiều lần. Mẫu khuôn có thể giúp cho công việc của học sinh thuận lợi, nhưng phải được hạn chế dần khi học sinh đã thành thạo hơn. Một mẫu biểu (form) là một văn bản được trình bày với các khoảng trống dành để điền thông tin. Bạn có thể sử dụng mẫu biểu khi tạo các bảng đánh giá nhanh, bài kiểm tra, bài thi, mẫu tự nhận xét, hay các bảng câu hỏi sẽ được học sinh hoàn tất trên máy tính. Một tài liệu sử dụng các ô điền thông tin sẽ không thích hợp lắm cho các học sinh đang viết các bản phác thảo hoặc đang viết những tài liệu có văn phong trang trọng, vì máy không thể kiểm tra chính tả những thông tin điền vào ô. Mẹo 1:1: Nếu học sinh có máy tính riêng, việc cung cấp tài liệu hỗ trợ học sinh sẽ thuận lợi hơn nhiều. Hãy tận dụng cơ hội này khi bạn thiết kế tài liệu hỗ trợ học sinh trong môi trường 1:1 6.10 Ở bước này, bạn sẽ xem các ví dụ về mẫu biểu, mẫu khuôn và tài liệu mà học sinh có thể sử dụng để hỗ trợ việc học dự án của các em. Mặc dù hoạt động này yêu cầu bạn tạo ra mẫu biểu hay mẫu khuôn, trong thực tế học sinh có thể sử dụng wiki và blog để hỗ trợ hoạt động học tập của các em. 1. Tham khảo các ví dụ về mẫu khuôn, mẫu biểu và văn bản tại thư mục Student Support trên đĩa CD tài nguyên. 2. Xem xét các mẫu khuôn, mẫu biểu và tài liệu khác mà bạn có thể sử dụng trong bài dạy của mình để hỗ trợ việc học tập của học sinh. Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 6 Lập kế hoạch để học sinh thành công Mẹo học tập: Sử dụng các thông tin mà bạn thu thập được từ bản đánh giá tự định hướng để tạo ra hoặc điều chỉnh một tài liệu hỗ trợ học sinh. 3. Kiến thức toán học sẽ giúp cải thiện tư duy phân tích và luận lý, cho nên cần đưa kiến thức này vào tất cả môn học. Hãy suy nghĩ về cách mà bạn có thể đưa kiến thức toán học vào bài dạy để hỗ trợ kỹ năng tư duy của học sinh. Tham khảo tài nguyên để giúp bạn thực hiện điều này trong tài liệu Math Strategies and Math Examples trong thư mục Student Support trên đĩa CD. Ghi lại các ý tưởng bạn muốn áp dụng cho tài liệu hỗ trợ học sinh: _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ Bước 2: Xây dựng nguồn tài nguyên hỗ trợ cho học sinh Trong bước này, bạn chọn một trong các tùy chọn sau để xây dựng nguồn tài nguyên mà học sinh sẽ dùng đến nhằm hỗ trợ cho việc học tập của các em: Tùy chọn 1: Tạo một văn bản (trang 6.11) Tùy chọn 2: Tạo một mẫu khuôn văn bản (trang 6.12) Tùy chọn 3: Tạo một mẫu khuôn bài trình diễn (trang 6.12) Tùy chọn 4: Tạo một mẫu biểu (trang 6.13) Ghi chú: Suy nghĩ về bốn cách hướng dẫn phân hóa đối tượng do Tomlinson đề xuất, được giới thiệu ở trang 6.02 khi bạn xây dựng nguồn tài nguyên hỗ trợ cho học sinh. Tùy chọn 1: Tạo một văn bản 1. Dùng phần mềm xử lý văn bản để tạo văn bản của bạn. (Tham khảo phần kỹ năng xử lý văn bản của Help Guide). 2. Lưu văn bản tại thư mục Hotro_baiday trong Hồ sơ Bài dạy của bạn. Tham khảo thêm các kỹ năng trong Help Guide để hoàn tất bước này: • Kỹ năng xử lý văn bản nhóm 1-12 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 6.11 Mô-đun 6 Lập kế hoạch để học sinh thành công Tham khảo thêm các kỹ năng trong Help Guide để hoàn tất bước này: • Kỹ năng đồ họa 9.1: WordArt • Kỹ năng xử lý văn bản 5.4: Thay đổi cách bố trí văn bản • Kỹ năng xử lý văn bản 5.12: Chèn hình nền hoặc ảnh mở • Kỹ năng xử lý văn bản 5.13: Thay đổi một ảnh có sẵn thành ảnh nền hay ảnh mờ • Kỹ năng xử lý văn bản 10.1: Chèn ngày hiện hành vào văn bản Bổ sung các chi tiết thiết kế Lựa chọn bổ sung các ý tưởng thiết kế và định dạng mà bạn muốn thức hiện cho văn bản của mình. Sử dụng tài liệu trợ giúp Help Guide nếu cần hỗ trợ công nghệ khi thực hiện các bước sau: • Chèn chữ nghệ thuật. Để nhấn mạnh văn bản, hãy bổ sung tiêu đề hay các chú thích đặc biệt bằng chữ nghệ thuật (Tham khảo kỹ năng đồ họa 9.1). • Thay đổi cách bố trí văn bản quanh hình ảnh. Văn bản có thể kết hợp với hình ảnh theo nhiều cách đa dạng. Văn bản có thể bao quanh một hình ảnh, nằm trên lên hay nằm khuất phía sau một hình ảnh, hay chỉ nằm phía trên và phía dưới hình ảnh (Tham khảo kỹ năng xử lý văn bản 5.4). • Tạo hình mờ. Hình mờ chính là hình nền cho văn bản của bạn. Hình ảnh sẽ ẩn dưới văn bản mà không che khuất các chữ trong đoạn văn. (Tham khảo kỹ năng xử lý văn bản 5.12). • Thay đổi hình ảnh đã có trong văn bản thành hình mờ. Dùng hình đã có trong văn bản như là một hình nền mờ. (Tham khảo kỹ năng xử lý văn bản 5.13). • Sử dụng chế độ cập nhật ngày tự động. Nếu bạn sử dụng chế độ cập nhật ngày tự động, ngày tháng có thể được cập nhật mỗi lần văn bản được in hay được chỉnh sửa. (Tham khảo kỹ năng xử lý văn bản 10.1). Tùy chọn 2: tạo một mẫu khuôn văn bản Quan sát giáo viên đứng lớp làm mẫu cách lưu tài liệu thành một mẫu khuôn Tham khảo thêm các kỹ năng trong Help Guide để hoàn tất bước này: • Kỹ năng xử lý văn bản 10.4: Tạo và sử dụng kiểu hoặc mẫu khuôn văn bản của riêng bạn 1. Dùng bất cứ chức năng thiết kế nào đã trình bày trong Tùy chọn 1 để tạo một văn bản. 2. Lưu ấn phẩm lại dưới dạng mẫu khuôn trong thư mục hotro_baiday trong Hồ sơ bài dạy của bạn (Tham khảo Kỹ năng Xử lý văn bản 10.4). Tùy chọn 3: Tạo một mẫu khuôn bài trình diễn Trong tùy chọn này, bạn có thể tạo ra một mẫu khuôn mới hoặc nếu đã có mẫu sản phẩm học sinh, bạn có thể sử dụng để làm cơ sở cho việc tạo mẫu khuôn. 1. Tham khảo phần Đa phương tiện trong Help Guide nếu cần thiết. 2. Lưu bài trình diễn đã tạo dưới dạng mẫu khuôn trong thư mục hotro_baiday trong Hồ sơ Bài dạy của bạn (Tham khảo Kỹ năng đa phương tiện 4.5). • Kỹ năng đa phương tiện 4.5: Tạo và sử dụng mẫu khuôn đa phương tiện của bạn 6.12 Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 6 Lập kế hoạch để học sinh thành công Tùy chọn 4: Tạo một mẫu biểu Mẫu biểu là dạng văn bản có các chỗ trống cho phép người dùng điền vào các thông tin. Bạn có thể tạo ra các ô trống để điền thông tin, các ô vuông để đánh dấu, và các danh sách thả xuống (drop-down list). Sử dụng tài liệu trợ giúp Help Guide nếu cần hỗ trợ công nghệ khi thực hiện các bước sau: 1. Mở thanh công cụ để tạo form (Tham khảo kỹ năng xử lý văn bản 10.10). 2. Chèn các thành phần của mẫu biểu. Tạo các vùng bạn muốn người đọc nhập thông tin vào (Tham khảo kỹ năng xử lý văn bản 10.10) 3. Thiết lập bảo vệ mẫu biểu. Trước khi bạn đưa mẫu biểu cho người sử dụng nhập thông tin, bạn phải bảo vệ mẫu biểu sao cho người sử dụng chỉ có thể nhập thông tin vào những vùng cần thiết. Nếu bạn không nhập chức năng bảo vệ mẫu biểu thì các thành phần trong mẫu biểu như là menu và các ô đánh dấu chọn sẽ không hoạt động (Tham khảo kỹ năng xử lý văn bản 10.10). 4. Khi đã hoàn tất, lưu mẫu biểu của bạn vào thư mục Hotro_Baiday trong Hồ sơ bài dạy của bạn. Tham khảo thêm các kỹ năng trong Help Guide để hoàn tất bước này: • Kỹ năng xử lý văn bản 10.10: Tạo một mẫu biểu Ghi chú: _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 6.13 Mô-đun 6 Lập kế hoạch để học sinh thành công Hoạt động 4: Xem lại Kế hoạch bài dạy Hoạt động này cung cấp thêm cơ hội cho bạn xem lại và tinh chỉnh Kế hoạch bài dạy. Trong hoạt động này, bạn xem xét cách đưa các hoạt động vào bài dạy để thúc đẩy học sinh tự định hướng và cá thể hóa hoạt động hướng dẫn học sinh. Đặc biệt là bạn cần xem lại các mục Kế hoạch đánh giá, Các bước tiến hành bài dạy và Các điều chỉnh để thực hiện dạy học phân hóa đối tượng. 1. Mở Kế hoạch bài dạy. 2. Mở và xem lại phần “Bảng kiểm mục Kế hoạch bài dạy” đã lưu tại thư mục Kehoach_Baiday trong Hồ sơ bài dạy. Tài liệu này cũng được cho ở trang A09. 3. Chỉnh sửa mục Kế hoạch đánh giá để đưa vào các đánh giá bổ sung về việc học sinh lập kế hoạch và chọn lựa cách học của các em, phản hồi các tiến trình tư duy (siêu nhận thức) và tự đánh giá tiến bộ của các em. 4. Bổ sung mục Các bước tiến hành bài dạy để đưa vào kế hoạch sử dụng các tài liệu hỗ trợ học tập mà bạn đã tạo ra và kế hoạch thực hiện những kỹ thuật hướng dẫn phân hóa đối tượng mà bạn đã mô tả. 5. Chỉnh sửa mục “Các điều chỉnh phù hợp cho mọi đối tượng” từ những gì bạn học được trong mô-đun này. Ghi chú: Suy nghĩ về các nguyên tắc của việc hướng dẫn học tập phân hóa đối tượng Tomlinson đề xuất, được giới thiệu ở trang 6.02 khi bạn chỉnh sửa Kế hoạch bài dạy của bạn. 6. 6.14 Lưu Kế hoạch bài dạy của bạn. Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 6 Lập kế hoạch để học sinh thành công Hoạt động 5: Phản hồi kết quả học tập Bước 1: Xem lại Mô-đun Xem lại các Câu hỏi Định hướng và các ý chính của Mô-đun 6 ở trang 6.22 và suy nghĩ về cách vận dụng những ý tưởng và tài liệu đã được bạn tạo ra vào lớp học, vào việc hướng dẫn hay lập kế hoạch. Bạn cũng cần suy nghĩ về cách phát triển học sinh thành những người học tự định hướng và vai trò của dạy học phân hóa. Trong những mô-đun tiếp theo bạn sẽ dựa vào các khái niệm này khi tìm hiểu các kỹ thuật triển khai bài dạy và quản lý công nghệ sao cho có hiệu quả. Bước 2: Ghi lại hoạt động vào Blog Ghi lại những hoạt động, kỹ năng và cách tiếp cận được thảo luận trong mô-đun này vào blog của bạn. 1. Mở trang blog của bạn, tạo một đề mục có tên là Phản hồi Mô-đun 6, copy và dán gợi ý sau đây và viết phản hồi: Mô-đun này đã giúp tôi suy nghĩ về những người học tự định hướng và vai trò của dạy học phân hóa như sau: 2. Ghi lại những gì bạn đã tiếp thu được, những câu hỏi hoặc những điều còn băn khoăn. Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Nếu gặp khó khăn về trang blog, hãy dùng mẫu bản ghi phản hồi được cho trong thư mục Portfolio Assessment trên đĩa CD tài nguyên để thực hiện bước này. 6.15 Mô-đun 6 Lập kế hoạch để học sinh thành công Hãy phân biệt tài liệu hỗ trợ học sinh và tài liệu hỗ trợ giáo viên. Tài liệu hỗ trợ giáo viên được thiết kế để giáo viên sử dụng mà thôi. Ví dụ một wiki để chia sẻ thông tin với học sinh và phụ huynh, một bài trình diễn về quá trình tư duy, một bảng tính để theo dõi sự tiến bộ của học sinh hoặc một bản điều tra trực tuyến để lấy thông tin. Tài liệu hổ trợ học sinh là để học sinh sử dụng, ví dụ như kế hoạch dự án hoặc bảng kiểm mục dự án. Chuẩn bị Chuẩn bị trước các tài liệu hướng dẫn học Bước 1: Xem xét việc sử dụng các nguồn tài nguyên hướng dẫn cho bài dạy của bạn Giáo viên và học sinh có những vai trò khác nhau trong lớp học theo dự án, lấy học sinh làm trung tâm. Trong hoạt động này, bạn sẽ xem xét cách dùng công nghệ để hỗ trợ thầy và trò trong các vai trò này. Bạn cũng sẽ lên kế hoạch xây dựng một tài nguyên hướng dẫn học tập với vai trò là người hướng dẫn. Trong quá trình thay đổi vai trò từ một người giáo viên truyền thống sang một người hướng dẫn học tập, bạn cần phải củng cố các kỹ năng giúp đỡ học sinh tự kiến tạo việc học của mình. Hãy sử dụng kết quả thu được từ bảng tự đánh giá dưới đây để giúp bạn lập kế hoạch cho các tài nguyên hướng dẫn học tập mà bạn sẽ tạo ra ở Mô-đun 7. 1. Tham khảo bảng dưới đây. Sử dụng câu hỏi ở cột thứ nhất, để tự đánh giá nhanh về các hành vi của bạn trong lớp học, không khí lớp học và các kỹ thuật triển khai dự án hỗ trợ cho lớp học lấy học sinh làm trung tâm. 2. Ở cột thứ hai, bổ sung thêm ý tưởng về cách mà công nghệ có thể giúp bạn nghiêng về vai trò của người hướng dẫn nhiều hơn và tạo cho lớp học của bạn phát triển theo hướng lấy học sinh làm trung tâm rõ nét hơn. Ghi chú: Bảng này cũng được cho trong Sổ tay điện tử, ở Mô-đun 6, Chuẩn bị, Bước 1: Xem xét việc sử dụng các nguồn tài nguyên hướng dẫn cho bài dạy của bạn. Bảng tự đánh giá về Dạy học phân hóa và Cách sử dụng công nghệ để cải thiện Tự đánh giá Công nghệ có thể cải thiện lĩnh vực này ra sao? 1. Tôi cho phép và khuyến khích học sinh 1. Cho phép học sinh chọn công cụ công quyết định những điều các em khám phá trong phạm vi môn học và cách hoàn thành bài tập theo ý thích của các em. Không bao giờ nghệ để thể hiện việc học. 2. 3. Luôn luôn 2. Học sinh phát triển thông qua bài dạy 1. Tạo tài nguyên web với các hướng dẫn hoặc một dự án, theo dõi quá trình học thực hiện dự án và các tư liệu có thể của chính các em. tải về 2. Không bao giờ 6.16 Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Luôn luôn 3. Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 6 Lập kế hoạch để học sinh thành công Tự đánh giá Cách mà công nghệ có thể cải thiện lĩnh vực này 3. Tôi khuyến khích học sinh trao đổi và 1. Tạo hướng dẫn sử dụng công cụ tin thảo luận, từ đó học sinh phát triển câu trả lời cho nhau thay vì chỉ cho tôi. nhắn tức thời (IM). 2. 3. Không bao giờ Luôn luôn 4. Học sinh thoải mái chia sẻ ý tưởng của 1. Xây dựng trang blog để học sinh phản hồi. các em về các khái niệm mới, thay vì phải chờ đợi câu trả lời “đúng” của tôi. 2. 3. Không bao giờ Luôn luôn 5. Tôi khuyến khích học sinh xem xét lại 1. Sử dụng công cụ xem lại của trình soạn những suy nghĩ và công việc ban đầu của các em dựa trên sự khám phá thông tin mới và sự phát triển của mức độ tiếp thu. Không bao giờ thảo văn bản. 2. 3. Luôn luôn 6. Tôi đặt các câu hỏi mở và khuyến khích 1. Tạo các văn bản có các ghi chú mở và học sinh đặt câu hỏi. khoảng trống để điền câu trả lời. 2. Không bao giờ Luôn luôn 7. Tôi yêu cầu học sinh phát triển các câu trả lời ban đầu của các em. 3. 1. Trả lời phản hồi của học sinh trên blog. 2. 3. Không bao giờ Luôn luôn 8. Học sinh không tìm câu trả lời từ tôi, các 1. Yêu cầu học sinh đánh dấu và đánh giá các trang web em trở thành những chuyên gia bằng cách tự tìm câu trả lời. 2. 3. Không bao giờ Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Luôn luôn Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 6.17 Mô-đun 6 Lập kế hoạch để học sinh thành công Tự đánh giá Cách mà công nghệ có thể cải thiện lĩnh vực này 9. Tôi thực sự cùng học tập bên cạnh học 1. Tạo trang blog cá nhân để ghi nhận lại sinh. Tôi không hề có câu trả lời được thiết lập sẵn đối với các câu hỏi mở mà tôi đưa ra cho học sinh. Không bao giờ những điều tôi học được. 2. 3. Luôn luôn 10.Tôi tự xem mình là một người hỗ trợ, 1. Cung cấp các công cụ hỗ trợ hợp tác để học sinh sử dụng. hướng dẫn hơn là một người thuyết giảng. 2. 3. Không bao giờ Luôn luôn Ghi chú: Bạn có thể tham khảo thêm tài liệu về cách phát triển lớp học của bạn thiên về hướng lấy học sinh làm trung tâm nhiều hơn trong thư mục Facilitation trên đĩa CD. Marzano, Pickering và Pollock, trong Classroom Instruction that Works (2001, trang 146) đề xuất các kỹ thuật giảng dạy mà giáo viên nên sử dụng trong các giai đoạn khác nhau của một bài dạy: • Mở đầu bài dạy, đưa ra các kỹ thuật xác định mục tiêu cho quá trình học. • Trong bài dạy, cần có các kỹ thuật: • ο Quản lý tiến trình bài giảng sao cho có thể đạt được những mục tiêu đã đề ra ο Giới thiệu các kiến thức mới ο Luyện tập, xem lại và thực hành các kiến thức đã học Phần cuối bài dạy cần có các biện pháp để giúp học sinh nhận rõ các em đã đạt được các mục tiêu như thế nào Những kỹ thuật giảng dạy này sẽ hỗ trợ cho quá trình học tập cũng như phản ánh lại các biện pháp đánh giá đã đề cập trong Mô-đun 2. Hãy xem xét những ý tưởng dưới đây và suy nghĩ xem công nghệ có thể hỗ trợ cho các kỹ thuật này như thế nào trong bài dạy của bạn. 6.18 Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 6 Lập kế hoạch để học sinh thành công Các ví dụ về tài liệu hướng dẫn Mở đầu bài dạy: Các công cụ để thiết lập mục tiêu: • Các bài trình diễn để thúc đẩy tính tò mò và hệ thống hóa câu hỏi của học sinh. • Các bài trình diễn hoặc ấn phẩm để thảo luận về các mong đợi của bài dạy, ấn định thời hạn hoàn thành các công việc với học sinh và/hoặc phụ huynh học sinh. • Một bản in kế hoạch dự án: Giúp học sinh hiểu và đóng góp xây dựng cho mục tiêu mong đợi, các bước tiến hành và thời hạn hoàn thành các công việc cho bài dạy. • Giao tiếp điện tử: Với phụ huynh qua e-mail hoặc các nguồn tài nguyên web để xác định và làm rõ các mốc thời gian cho dự án. Trong khi dạy: Các công cụ để theo dõi tiến bộ: • Bảng tính hoặc các mẫu biểu để theo dõi các nhiệm vụ đã hoàn thành của mỗi học sinh hoặc từng nhóm học sinh. • Giao tiếp điện tử với phụ huynh qua e-mail hoặc các nguồn tư liệu web để thông tin về quá trình học tập của học sinh. • Bảng kiểm mục các tình huống ghi nhận được để ghi lại cách học sinh sử dụng các kỹ năng của thế kỷ 21 và các kiến thức được tiếp thu. Các công cụ để giới thiệu kiến thức và kỹ năng mới: • Các tài nguyên Web như wiki hoặc blog có liên kết đến các nguồn tài nguyên để tạo điều kiện cho học sinh nghiên cứu bài học. • Các bài trình diễn để ôn kiến thức đã học và giới thiệu những khái niệm mới cho phần tiếp theo của bài dạy. • Các tài liệu hoạt động tương tác nhằm giới thiệu những khái niệm và kỹ năng quan trọng. Các công cụ để thực hành, ôn tập và áp dụng kiến thức - kỹ năng: • Các tài nguyên web để sắp xếp lưu trữ bài học và các hoạt động để cho học sinh xem lại; cung cấp các tài nguyên và hướng dẫn dự án, để làm việc cộng tác. • Các bài trình diễn làm mẫu các kỹ năng của thế kỷ 21 hoặc giới thiệu các hoạt động thường nhật hoặc khởi động lớp. Cuối bài dạy: Các công cụ để đánh giá mục tiêu: • Mẫu thăm dò ý kiến trực tuyến, mẫu biểu hoặc các tài nguyên web để phản hồi cho câu hỏi và xây dựng các mục tiêu mới. Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 6.19 Mô-đun 6 Lập kế hoạch để học sinh thành công • Các bài trình diễn với nhiều tranh ảnh về các hoạt động và các bài tập của học sinh khi đánh giá cuối khóa và những gợi ý để thảo luận nhóm. • Bảng tính và mẫu biểu để thu thập và phân tích dữ liệu của học sinh. • Wiki và blog để đưa kết quả của dự án. Nếu bạn đang soạn Hồ sơ bài dạy với các đồng nghiệp, hãy thảo luận cách tốt nhất để cộng tác thực hiện hoạt động lên kế hoạch này. Hãy xem xét việc dùng trang web cộng tác, ví dụ như những gợi ý trong tài liệu Online Collaboration Sites ở thư mục Collaboration trên đĩa CD. Bước 2: Động não về các tài liệu hướng dẫn học tập Sử dụng các ý tưởng đã nêu trong bước 1, trả lời những câu hỏi sau để động não về các tài liệu hướng dẫn học tập nhằm giúp cho bài dạy của bạn hiệu quả hơn, hỗ trợ quá trình học của học sinh và quá trình triển khai bài dạy. 1. Xem lại bảng tự đánh giá kỹ năng hướng dẫn và chọn các lĩnh vực bạn muốn tập trung thường xuyên hơn trong lớp học. 2. Bạn có thể tạo ra những tài liệu hướng dẫn học tập nào để nhắm đến các lĩnh vực này? _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ 6.20 Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 6 Lập kế hoạch để học sinh thành công Tài liệu tham khảo Bereiter C., & Scardamalia, M. (1987). The psychology of written composition. Hillsdale, NJ: L. Erlbaum. Black, P., Harrison, C., Lee, C., Marshall, B., & Wiliam, D. (2003). Assessment for learning: Putting it into practice. Berkshire, England: Open University Press. Black, P., & Wiliam, D. (1998). Inside the black box? Raising standards through classroom assessment. Phi Delta Kappan. Retrieved from www.pdkintl.org/kappan/ kbla9810.htm Cotton, K. (1998). Education for lifelong learning: Literature synthesis. Washington, DC: OERI (ERIC Document Reproduction Service No. ED 422 608) Jackson, L. (2004). One-to-one computing: Lessons learned and pitfalls to avoid. Education World. Retrieved from http://www.education-world.com/a_tech/tech/ tech197.shtml Langer, J., & Applebee, A. (1986). Reading and writing instruction: Toward a theory of teaching and learning. Review of Research in Education, 13, 171–194. Marzano, R. J., Pickering, D. J., & Pollock, J. E. (2001). Classroom instruction that works: Research-based strategies for increasing student achievement. Alexandria, VA: Association for Supervision and Curriculum Development. Tomlinson, C. A. (2000). Differentiation of instruction in the elementary grades. Champaign, IL: Clearinghouse on Elementary and Early Childhood Education. Vygotsky, L. S. (1978). Mind in society: The development of higher psychological processes. Cambridge, MA: Harvard University Press. Wiggins, G. (1990). The case for authentic assessment. Washington, DC: American Institute for Research. Wood, D., Bruner, J.S., & Ross, G. (1976). The role of tutoring in problem solving. Journal of Child Psychology and Psychiatry and Allied Disciplines, 17, 89–100. Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 6.21 Mô-đun 6 Lập kế hoạch để học sinh thành công Tóm tắt Mô-đun 6 Xem lại các Câu hỏi Định hướng và các điểm trọng tâm của Mô-đun 6, sau đó nghĩ về cách vận dụng những ý tưởng và sản phẩm đã được bạn tạo ra vào lớp học, vào việc hướng dẫn hay lập kế hoạch hỗ trợ học sinh cải thiện kết quả học tập. Câu hỏi của Mô-đun 6: • Làm thế nào để giúp học sinh trở thành những người học tự định hướng? • Làm thế nào để hỗ trợ nhu cầu học tập đa dạng của học sinh? Các điểm trọng tâm của Mô-đun 6: • Việc chuyển đổi sang mô hình lớp học lấy học sinh làm trung tâm cần có sự điều chỉnh từ cả học sinh và giáo viên. • Giáo viên phải làm việc với học sinh để giúp các em phát triển các kỹ năng tự định hướng. • Học sinh cần đóng vai trò chủ động trong việc học. • Giáo viên có thể thực hiện hướng dẫn phân hóa đối tượng về 4 mặt: • Nội dung • Tiến trình • Sản phẩm • Môi trường học tập • Giáo viên có thể xem xét các phong cách học tập theo nhiều cách khác nhau, bao gồm nhìn - nghe - vận động, não trái/não phải, đa thông minh. • Điều chỉnh sự hướng dẫn để đáp ứng nhu cầu của tất cả học sinh đòi hỏi phải có một sự hỗ trợ phù hợp để học sinh trở thành những người học tự tin và độc lập. Trong những mô-đun tiếp theo bạn sẽ dựa vào các khái niệm này khi tìm hiểu các kỹ thuật triển khai bài dạy và quản lý công nghệ sao cho có hiệu quả. 6.22 Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 của Tập đoàn Intel. Tất cả các quyền đã được đăng ký. Intel, logo của Intel, Sáng kiến Giáo dục của Intel và chương trình Intel Teach là các nhãn hiệu đã được đăng ký của Tập đoàn Intel tại Hoa Kỳ và tại các nước khác. Các tên hiệu và nhãn mác khác có thể được xem là thuộc sở hữu của công ty khác. Mô-đun 7 HƯỚNG DẪN HỌC TẬP VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA CÔNG NGHỆ • Thảo luận cách sử dụng các kỹ thuật đặt câu hỏi khác nhau • Tạo bài trình diễn, văn bản, bảng tính hoặc tài nguyên web để hỗ trợ cho lớp học lấy học sinh làm trung tâm • Lên kế hoạch và thảo luận việc triển khai bài dạy • Tạo các tài liệu quản lý lớp học • Chỉnh lý Kế hoạch bài dạy • Phản hồi kết quả học tập • Đánh giá Hồ sơ bài dạy • Xác định các nguồn tài nguyên công nghệ và phát triển chuyên môn dành cho nhà giáo Công cụ • Đĩa CD tài nguyên Khóa học Cơ bản • ® Hướng dẫn kỹ năng Intel Education Help Guide • Trình duyệt Web • Phần mềm xử lý văn bản • Phần mềm đa phương tiện • Phần mềm bảng tính Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Mô-đun 7 Học viên sẽ Mô-đun 7 Câu hỏi khái quát • Công nghệ có thể được sử dụng như thế nào để hỗ trợ và đánh giá việc học tập của học sinh có hiệu quả nhất? Mô-đun 7 Câu hỏi Mô-đun • Làm thế nào để hướng dẫn một lớp học lấy học sinh làm trung tâm? • Làm thế nào để sử dụng công nghệ hỗ trợ hoạt động hướng dẫn? Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 7 Hướng dẫn học tập dưới sự trợ giúp của công nghệ Thực hành sư phạm Sử dụng cách đặt câu hỏi để khuyến khích tư duy bậc cao và tạo sự hứng thú học tập cho học sinh .............................................7.01 Thảo luận: Câu hỏi để giúp học sinh đào sâu tư duy Các hoạt động Hoạt động 1: Thiết kế các nguồn tài nguyên hướng dẫn học tập................................................7.04 Tham khảo: Các chuẩn công nghệ Xem: Mẫu tài liệu hướng dẫn học tập Lập kế hoạch: Các tài nguyên hướng dẫn học tập nhằm nâng cao hiệu quả hoặc hỗ trợ giảng dạy Tạo: Tài liệu hướng dẫn học tập Hoạt động 2: Để thực hiện một dự án thành công....................7.07 Hoàn chỉnh: Thảo luận: Xây dựng: Các bước tiến hành bài dạy Thực hiện dự án Tài liệu quản lý Hoạt động 3: Nhìn lại toàn bộ Hồ sơ bài dạy .............................7.10 Xem lại: Ghi chú: Kiểm mục Hồ sơ bài dạy và bảng tiêu chí đánh giá Hồ sơ bài dạy Các yếu tố cần bổ sung hoặc chỉnh sửa trong Hồ sơ bài dạy Chuẩn bị Hoạt động 1: Xem lại toàn bộ Hồ sơ bài dạy .............................7.11 Xem lại: Chỉnh sửa: Kiểm mục Hồ sơ bài dạy và bảng tiêu chí đánh giá Hồ sơ bài dạy. Hồ sơ bài dạy Hoạt động 2: Suy nghĩ về phát triển chuyên môn .....................7.12 Khám phá: Các cơ hội phát triển chuyên môn Tham khảo .................................................................................7.13 Tóm tắt mô-đun ............................................................................7.14 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Mô-đun 7 Hướng dẫn học tập dưới sự trợ giúp của công nghệ Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 7 Hướng dẫn học tập dưới sự trợ giúp của công nghệ Mô-đun 7: Hướng dẫn học tập với sự trợ giúp của công nghệ Mô tả: Sau khi đã nhận rõ mục tiêu học tập và tham khảo các phương pháp đánh giá, bây giờ bạn có thể tập trung vào các kỹ thuật dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Trong mô-đun này bạn sẽ thảo luận cách hướng dẫn một lớp học học theo dự án và cách sử dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả công việc và hỗ trợ hoạt động hướng dẫn của bạn. Bạn sẽ tạo ra một văn bản, một bài trình diễn hoặc một tài nguyên web và lên kế hoạch thực hiện bài dạy cũng như tạo ra các tài liệu quản lý lớp học. Thực hành sư phạm: Sử dụng cách đặt câu hỏi để khuyến khích tư duy bậc cao và tạo hứng thú học tập cho học sinh Khi giáo viên nói ít đi và học sinh nói nhiều hơn thì vai trò của việc đặt câu hỏi trong lớp cũng sẽ thay đổi theo. Trong các lớp học có giáo viên làm trung tâm, học sinh thường đặt các câu hỏi để giáo viên trả lời, còn ít khi các em tự đặt ra những câu hỏi quan trọng. Trong lớp học lấy học sinh làm trung tâm, việc học tập được định hướng bởi trước tiên là các Câu hỏi Định hướng và sau đó là các câu hỏi có ý nghĩa xuất phát từ mối liên hệ giữa nội dung học sinh đang học với cuộc sống thật. Giáo viên phụ trách lớp có thể đề nghị các nhóm chia sẻ ý tưởng thông qua một wiki để công việc thuận lợi hơn. Trong trường hợp đó, hãy dùng chính wiki từ Mô-đun 3. Thông tin đăng nhập của bạn có thể được cung cấp ở trang vii hoặc trong tài liệu thông tin đăng nhập. Hướng dẫn hoạt động tương tác của học sinh thông qua cách đặt câu hỏi là điểm nhấn của việc dạy học tích cực. Trong hoạt động Thực hành Sư phạm này, bạn sẽ thảo luận cách hướng dẫn học tập như vậy dựa vào những ý tưởng đã tích lũy được trong khóa học này. “Những câu hỏi tốt sẽ làm toát lên những quan điểm thú vị và đa dạng, từ đó làm phát sinh nhu cầu tập trung vào lý lẽ mà chúng ta vận dụng để đạt được và bảo vệ cho câu trả lời, chứ không chỉ là việc xác định câu trả lời là “đúng” hay “sai”. Những câu hỏi tốt làm nổi bật mối liên kết có ý nghĩa giữa những gì chúng ta đem đến lớp học từ các bài học trước và kinh nghiệm thực tế của chính chúng ta”. (Wiggins & McTighe, 2005, trang 107). Trong các mô-đun trước, bạn đã xây dựng bộ Câu hỏi Định hướng bài dạy. Hãy xem xét việc sử dụng chúng cùng với các câu hỏi khác trong lớp học của bạn. Hãy sử dụng thời gian này để thảo luận những cách vận dụng các thủ thuật đặt câu hỏi khác nhau để tạo hứng thú học tập cho học sinh và giúp các em đào sâu suy nghĩ. Chia thành ba nhóm, mỗi nhóm thảo luận để trả lời một trong ba câu hỏi sau và sau đó chia sẻ ý tưởng với cả lớp. Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 7.01 Mô-đun 7 Hướng dẫn học tập dưới sự trợ giúp của công nghệ 1. Hãy nêu một số cách tích hợp việc sử dụng bộ Câu hỏi Định hướng vào lớp học và vào trong dự án của học sinh. ® Tùy chọn: Bạn có thể tham khảo tài liệu Intel Education Thiết kế Dự án Hiệu quả để có thêm thông tin về cách sử dụng bộ Câu hỏi Định hướng trong lớp học: a. Duyệt trang web http://educate.intel.com/vn/ProjectDesign b. Nháy chọn Thiết kế dự án. c. Nháy chọn Bộ Câu hỏi Định hướng. d. Nháy chọn Các cách đặt câu hỏi hiệu quả. e. Tham khảo thông tin và các ví dụ về cách kết hợp bộ Câu hỏi Định hướng vào trong bài dạy. ____________________________________________________________________________________________________ ____________________________________________________________________________________________________ ____________________________________________________________________________________________________ ____________________________________________________________________________________________________ 2. Hãy nêu một số cách để tích hợp việc sử dụng kỹ thuật đặt câu hỏi vào lớp học và vào dự án của học sinh. Tùy chọn: Bạn có thể tham khảo tài liệu Thiết kế Dự án Hiệu quả để có thêm thông tin và kỹ thuật xây dựng môi trường lớp học trong đó học sinh hỏi và trả lời các câu hỏi tốt: a. Duyệt trang web http://educate.intel.com/vn/ProjectDesign b. Nháy chọn Kỹ năng tư duy. c. Nháy chọn Dạy tư duy. d. Nháy chọn liên kết trong đoạn văn bản Xây dựng một môi trường tư duy cho lớp học. e. Tham khảo thông tin và các ví dụ về cách sử dụng kỹ thuật đặt câu hỏi để khuyến khích học sinh tư duy. ____________________________________________________________________________________________________ ____________________________________________________________________________________________________ ____________________________________________________________________________________________________ ____________________________________________________________________________________________________ ____________________________________________________________________________________________________ ____________________________________________________________________________________________________ 7.02 Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 7 Hướng dẫn học tập dưới sự trợ giúp của công nghệ 3. Làm thế nào dạy cho học sinh các kỹ năng cần thiết để thể hiện hoạt động tư duy bậc cao trong quá trình hình thành dự án? Bạn có thể sử dụng loại câu hỏi, gợi ý và sự hỗ trợ nào để khuyến khích học sinh đào sâu suy nghĩ, chứ không chỉ đi tìm những câu trả lời cắt-dán? Tùy chọn: Bạn có thể tham khảo tài liệu Thiết kế Dự án Hiệu quả để có thêm thông tin về cách đặt câu hỏi trong lớp học. a. Duyệt trang web http://educate.intel.com/vn/ProjectDesign b. Nháy chọn Chiến lược dạy học. c. Nháy chọn Đặt câu hỏi. d. Tham khảo các ý tưởng về Đặt câu hỏi đào sâu giả định và Giải thích và câu hỏi Socrat. Ghi chú: _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 7.03 Mô-đun 7 Hướng dẫn học tập dưới sự trợ giúp của công nghệ Hoạt động 1: Thiết kế các nguồn tài nguyên hướng dẫn học tập Vai trò của giáo viên và học sinh hoàn toàn khác hẳn trong một lớp học theo dự án lấy học sinh làm trung tâm. Bởi vì giáo viên dành rất ít thì giờ để thuyết giảng, họ cần phải sắp xếp thông tin và thật sáng tạo để bảo đảm học sinh tiếp thu được kiến thức của bài dạy. Trong khi phải lắng nghe và quan sát học sinh làm việc, người giáo viên vẫn không hề xao lãng các mục tiêu dạy học đã được định sẵn. Để giúp bạn làm được điều này, bạn cần phải tạo ra các công cụ để giúp bạn thu thập, diễn giải và xử lý thông tin về học sinh. Trong hoạt động này, bạn xem xét về cách mà công nghệ có thể hỗ trợ cho bạn và học sinh của bạn khi chuyển sang vai trò mới. Bước 1: Tham khảo các chuẩn công nghệ của NETS-T. Hiệp hội quốc tế về công nghệ trong giáo dục (ISTE) đã nêu ra sáu lĩnh vực trong danh sách các tiêu chuẩn công nghệ đối với giáo viên (NETS-T) qua đó “định nghĩa các khái niệm cơ bản, kiến thức, kỹ năng và thái độ (mà giáo viên cần phải có) để vận dụng công nghệ vào môi trường giáo dục (2000). Một trong những lĩnh vực quan trọng đó có liên quan đến việc giáo viên sử dụng “công nghệ để nâng cao hiệu quả làm việc và hoạt động chuyên môn” (Tiêu chuẩn V). Nếu học sinh cần phải sử dụng công nghệ để nâng cao chất lượng học tập và thúc đẩy sự sáng tạo, thì giáo viên cũng phải sử dụng công nghệ để hỗ trợ hoạt động dạy học và nâng cao hiệu quả làm việc. Trong các mô-đun trước, bạn đã thử qua một số công cụ này. Sử dụng bảng kiểm mục sau để đánh dấu các lĩnh vực mà bạn quan tâm nhất để tìm hiểu sâu hơn nhằm giúp bạn nâng cao hiệu quả công việc. Trong hoạt động này, bạn sẽ xem một số mẫu tài liệu hướng dẫn học tập để lấy ý xây dựng tài liệu cho bài dạy của chính bạn. Bạn sẽ học cách nhúng, siêu liên kết tài liệu và sử dụng các công cụ chỉnh sửa văn bản. Sau đó bạn sẽ tạo ra một văn bản, một bài trình diễn, một bảng tính hoặc tài nguyên dựa trên nền web để hỗ trợ các yêu cầu bài dạy của bạn. Ghi chú: Vào thời điểm biên soạn giáo trình này (Quý 1/2008), chuẩn NETS-T đang được xem xét để bổ sung và chuẩn mới sẽ được công bố từ sau quý 3/2008. 7.04 Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 7 Hướng dẫn học tập dưới sự trợ giúp của công nghệ Bảng kiểm mục các chuẩn của NETS-T Bạn quan tâm để áp dụng? Phân loại/Các chỉ tiêu thể hiện theo NETS-T □ 1. Ứng dụng các kỹ thuật giảng dạy có sự trợ giúp của công nghệ nhằm □ 2. Nhận diện và xác định các nguồn tài nguyên công nghệ, đánh giá độ □ 3. Hướng dẫn học tập có sự trợ giúp của công nghệ để nhắm đến các □ 4. Sử dụng các nguồn tài nguyên công nghệ để thu thập và phân tích dữ □ 5. Ứng dụng nhiều phương pháp đánh giá để xác định nguồn tài nguyên hỗ trợ có hiệu quả các nhu cầu đa dạng của học sinh. (NETS-T IIA) chính xác và sự phù hợp của chúng. (NETS-T IIC) chuẩn nội dung và chuẩn công nghệ của học sinh. (NETS – T IIIA) liệu và giải thích các kết quả. (NETS-T IVB) công nghệ nào là phù hợp đối với học sinh trong học tập, giao tiếp và nâng cao hiệu quả làm việc.(NET-T IVC) □ 6. Sử dụng các nguồn tài nguyên công nghệ để trao đổi về những kết quả thu thập được nhằm cải thiện phương pháp giảng dạy và tối ưu hóa việc học tập của học sinh. (NETS-T IVB) □ 7. Sử dụng công nghệ để giao tiếp và cộng tác với đồng nghiệp, phụ huynh và các cộng đồng lớn hơn nhằm khuyến khích việc học tập của học sinh. (NETS-T VD) □ 8. Ứng dụng các nguồn tài nguyên công nghệ để đáp ứng tốt hơn việc hướng dẫn học sinh có trình độ, tính cách và năng lực khác nhau. (NETS-T VIB) □ 9. Nâng cao các kỹ năng và kiến thức công nghệ để bắt kịp các công □ 10.Sử dụng các nguồn tài nguyên công nghệ để không ngừng phát triển □ 11. Đánh giá và phản ánh các thao tác chuyên môn để đi đến những nghệ hiện đại và đang phát triển. (NETS-T VA) chuyên môn và theo đuổi việc học cả đời. (NETS-T VA) quyết định đúng đắn liên quan đến việc sử dụng công nghệ hỗ trợ việc học tập của học sinh. (NETS-T VB) Ghi chú: Bảng kiểm mục này cũng có sẵn trong Sổ tay điện tử, ở Mô-đun 7, Hoạt động 1, Bước 1: Tham khảo các chuẩn công nghệ của NETS-T. Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 7.05 Mô-đun 7 Hướng dẫn học tập dưới sự trợ giúp của công nghệ Bước 2: Lên kế hoạch xây dựng các tài nguyên hướng dẫn học tập Người hướng dẫn học tập trong một lớp học lấy học sinh làm trung tâm phải sắp xếp các nguồn tài nguyên sao cho chúng có sức thu hút đối với học sinh và giúp các em chủ động học tập (Nanjappa và Grant, 2003). Các hướng dẫn được chuẩn bị chu đáo và đưa ra đúng lúc trong khi học sinh thực hiện dự án sẽ nâng cao chất lượng tiếp thu nội dung và phát triển các kỹ năng cho học sinh: • Tổ chức hoạt động nhóm, như là tạo ra biểu đồ đồ họa, phân vai và diễn kịch sẽ đảm bảo cho học sinh hiểu được những khái niệm then chốt. • Hướng dẫn và làm mẫu các kỹ năng quan trọng cho dự án sẽ cung cấp cho học sinh nhiều cơ hội thực hành các kỹ năng mới trong những bối cảnh có ý nghĩa cụ thể. • Các hoạt động bổ sung và hướng dẫn kỹ năng, dựa trên việc đánh giá thường xuyên sẽ nhắm đến các vấn đề về kiến thức và kỹ năng mà học sinh có thể sẽ gặp khó khăn. Trong khi xem các mẫu tài liệu hướng dẫn học tập, hãy suy nghĩ về vai trò của bạn là người hướng dẫn học tập. Suy nghĩ về những cách mà bạn có thể làm tốt vai trò này và cung cấp sự hỗ trợ thích hợp (scaffolding) để học sinh có thể phát huy vai trò chủ động hơn và tự định hướng trong quá trình học tập của các em. 1. Duyệt xem các mẫu bài trình diễn, ấn phẩm, bảng tính và các tài nguyên web trong thư mục Facilitation trên đĩa CD. 2. Duyệt đến các blog và wiki của các giáo viên theo các liên kết được cho trong thư mục Facilitation Examples trên đĩa CD. 3. Ghi chú những ý mà bạn có thể áp dụng vào bài dạy của mình. _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ Bước 3: Tạo các tài liệu hướng dẫn học tập 1. Với những ý phác thảo đã có, hãy xây dựng một văn bản, bài trình diễn hoặc tài nguyên web để hỗ trợ bài dạy. Nếu cần thì có thể chỉnh sửa một tài liệu có sẵn. 2. Tùy vào loại tài liệu thiết kế, bạn có thể tham khảo các tài nguyên sau đây: 3. 7.06 • ® Intel Education Help Guide để giúp bạn tạo văn bản, bảng tính hay bài trình diễn. • Các tài nguyên trực tuyến (FAQs, forums…) để tạo wiki hay blog - có thể tham khảo thêm trong thư mục Collaboration trên đĩa CD Lưu tài liệu hướng dẫn học tập của bạn vào thư mục Hotro_baiday trong Hồ sơ bài dạy. Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 7 Hướng dẫn học tập dưới sự trợ giúp của công nghệ Hoạt động 2: Để thực hiện một dự án thành công Trong hoạt động này, bạn sẽ hoàn chỉnh Kế hoạch bài dạy và suy nghĩ về cách thực hiện nó. Bước 1: Hoàn chỉnh mục Các bước tiến hành bài dạy Đến lúc này thì bạn đã phác thảo tất cả các mục của Kế hoạch bài dạy. Sau một vài chỉnh sửa cuối cùng, bạn sẽ có thể chia sẻ nó với các đồng nghiệp và áp dụng vào lớp dạy của mình. Trong bước này, bạn sẽ tinh chỉnh mục Các bước tiến hành bài dạy và hoàn chỉnh phần Tóm tắt Kế hoạch bài dạy. 1. Mở Kế hoạch bài dạy và Bảng kiểm mục Kế hoạch_bài dạy trong thư mục Kehoach_baidạy. 2. Hoàn chỉnh mục Các bước tiến hành bài dạy. Dùng những từ ngữ cụ thể để mô tả rõ ràng những gì sẽ diễn ra trong bài dạy. Nêu rõ là bạn sẽ đưa những yếu tố sau đây vào bài dạy như thế nào: • Đánh giá chính thức và không chính thức trong suốt chu trình giảng dạy • Việc dạy những kỹ năng của thế kỷ 21 • Dạy học phân hóa • Sự tự định hướng của học sinh • Các Câu hỏi Khái quát, Bài học và Nội dung 3. Xem lại Các bước tiến hành bài dạy về khía cạnh phân bố thời gian và trình tự các hoạt động. 4. Hoàn chỉnh Tóm tắt Kế hoạch bài dạy, bảo đảm là nó cung cấp một cái nhìn tổng thể về bài dạy của bạn và bao gồm: 5. • Các đề tài môn học • Mô tả các kiến thức học tập chủ yếu • Mô tả vắn tắt là các hoạt động đề ra sẽ giúp học sinh trả lời các Câu hỏi Định hướng như thế nào. Xem lại và hoàn chỉnh tất cả những phần khác của Kế hoạch bài dạy. Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 7.07 Mô-đun 7 Hướng dẫn học tập dưới sự trợ giúp của công nghệ Bước 2: Lên kế hoạch thực hiện dự án Khi hoàn chỉnh mục Các bước tiến hành bài dạy trong bước vừa rồi, bạn đã nêu chi tiết về những gì sẽ diễn ra trong bài dạy của bạn. Bạn cũng cần phải xem xét việc phải chuẩn bị những gì để bảo đảm các hoạt động sẽ diễn ra suôn sẽ; ví dụ học sinh phải cần những thiết bị gì để thực hiện hoạt động, phải mời những chuyên gia nào đến lớp hoặc sẽ phải chia nhóm học sinh ra sao. Trong bước này, bạn sẽ xem xét công việc chuẩn bị trước, trong và sau dự án để bảo đảm cho nó thành công. Ghi chú: Phần này cũng có sẵn trong Số tay điện tử, ở Mô-đun 7, Hoạt động 2, Bước 2: Để thực hiện một dự án thành công. 1. Suy nghĩ về cách giải quyết các vấn đề sau đây để bảo đảm việc thực hiện dự án thành công. Trao đổi ý tưởng theo nhóm nhỏ. • Thông tin về dự án о Giới thiệu dự án о Các kết quả mong đợi, các nhiệm vụ chủ yếu о Tổng kết khen thưởng ____________________________________________________________________________________________________ ____________________________________________________________________________________________________ ____________________________________________________________________________________________________ • Hoạch định thời gian о Lịch làm việc của nhà trường о Kiểm diện học sinh ____________________________________________________________________________________________________ ____________________________________________________________________________________________________ ____________________________________________________________________________________________________ • Cộng tác làm việc о Số học sinh trong mỗi nhóm о Phân nhóm như thế nào о Quản lý và theo dõi các nhóm làm việc ____________________________________________________________________________________________________ ____________________________________________________________________________________________________ ____________________________________________________________________________________________________ 7.08 Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 7 Hướng dẫn học tập dưới sự trợ giúp của công nghệ • Dụng cụ/thiết bị/công nghệ о Quản lý tệp tin о Các chuyến đi thực tế о Khách mời о Các trợ giúp khác (giáo viên hướng dẫn, trợ lý học tập, đội ngũ phục vụ, thư viện…) ____________________________________________________________________________________________________ ____________________________________________________________________________________________________ ____________________________________________________________________________________________________ • Cho điểm о Các kỹ năng của thế kỷ 21 о Tự định hướng о Làm việc theo nhóm ____________________________________________________________________________________________________ ____________________________________________________________________________________________________ ____________________________________________________________________________________________________ 2. Xem lại các ghi chú từ thảo luận và liệt kê các ý hay, giúp các hoạt động diễn ra suôn sẽ. _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ Bước 3: Tạo tài liệu quản lý Trong hoạt động này bạn sẽ tạo ra một tài liệu quản lý để hỗ trợ việc thực hiện bài dạy. 1. Xem mẫu các tài liệu quản lý tại thư mục Facilitation trên đĩa CD. Ghi chú bất cứ mẫu nào mà bạn có thể chỉnh sửa để phục vụ cho bài dạy của bạn. _________________________________________________________________________________________________________ Mẹo 1:1: Nếu khóa học của bạn theo mô hình 1:1 thì hãy tham khảo tài liệu Managing Student Use of Computers trong thư mục One-to-One trên đĩa CD chương trình. _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ 2. Tạo một tài liệu quản lý cho Hồ sơ bài dạy của bạn. 3. Lưu tài liệu nói trên vào thư mục Hotro_baiday. Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 7.09 Mô-đun 7 Hướng dẫn học tập dưới sự trợ giúp của công nghệ Hoạt động 3: Nhìn lại toàn bộ Hồ sơ bài dạy Bây giờ là lúc nhìn lại toàn bộ tài liệu mà bạn đã tạo ra trong khóa học này. Bạn đã có nhiều tài liệu hỗ trợ và một bài dạy theo hướng lấy học sinh làm trung tâm để giúp học sinh phát triển các kỹ năng của thế kỷ 21 và thúc đẩy học sinh tự định hướng. Có lẽ bạn đang nóng lòng muốn áp dụng bài dạy vào lớp học, nhưng bạn vẫn còn hai cơ hội nữa để suy nghĩ về những cách làm cho nó tốt hơn. Trong hoạt động này bạn sẽ tự đánh giá Hồ sơ bài dạy của mình. Sau đó bạn sẽ có dịp thực hiện chỉnh sửa để cải thiện hồ sơ trong Hoạt động Chuẩn bị và ở đầu Mô-đun 8. Ghi chú: Các bản đánh giá này cũng có sẵn trong thư mục Assessments trên đĩa CD hoặc trong Phụ lục A. 1. Xem lại Bảng kiểm mục Kế hoạch bài dạy để kiểm tra là bạn còn thiếu hoặc chưa hoàn chỉnh thành phần nào không và đánh dấu vào bảng kiểm mục để tiếp tục thực hiện. 2. Xem lại Bảng kiểm mục Hồ sơ bài dạy để bảo đảm là bạn có đủ các thành phần của Hồ sơ bài dạy. 3. Xem lại Tiêu chí đánh giá Hồ sơ bài dạy và tô sáng những đặc tả có liên quan đến Hồ sơ bài dạy của bạn. 4. Căn cứ vào các kết quả tự đánh giá này, hãy ghi lại những điều chỉnh cần thiết đối với Hồ sơ bài dạy của bạn. Những nhận xét khác: _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ 7.10 Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 7 Hướng dẫn học tập dưới sự trợ giúp của công nghệ Chuẩn bị Trong hoạt động này, bạn thực hiện những chỉnh sửa cuối cùng đối với Hồ sơ bài dạy. Bạn cũng sẽ suy nghĩ về sự phát triển chuyên môn và tìm hiểu các tài nguyên trên internet dành cho những người làm công tác giáo dục. Hoạt động 1: Xem lại Hồ sơ bài dạy Hãy chỉnh sửa Hồ sơ bài dạy của bạn dựa vào phần tự đánh giá trong hoạt động trước. Trong Mô-đun 8, bạn cũng còn có dịp làm điều này. Ở mô-đun tiếp theo, bạn sẽ chia sẽ Hồ sơ bài dạy, nhận phản hồi, đồng thời cho phản hồi đối với những Hồ sơ bài dạy của đồng nghiệp. 1. Để chuẩn bị trình diễn Hồ sơ bài dạy ở Mô-đun 8, hãy kiểm tra Bảng kiểm mục Hồ sơ bài dạy trong thư mục Assessment trên đĩa CD hoặc ở Phụ lục A04 để xem Hồ sơ bài dạy của bạn đã đầy đủ chưa. 2. Rà soát lại các thành phần của Hồ sơ bài dạy và thực hiện chỉnh sửa Kế hoạch bài dạy nếu thấy cần thiết. Ghi chú: _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 7.11 Mô-đun 7 Hướng dẫn học tập dưới sự trợ giúp của công nghệ Hoạt động 2: Suy nghĩ về phát triển chuyên môn Internet cung cấp rất nhiều tài nguyên để giúp giáo viên nâng cao tay nghề và phát triển chuyên môn. Trong hoạt động này bạn sẽ cố gắng xác định các cơ hội phát triển chuyên môn và duyệt xem các trang web cung cấp tài trợ và phần mềm dành cho giáo dục. Các tiêu chuẩn của ISTE (Hiệp hội quốc tế về công nghệ trong giáo dục) đã chỉ ra rằng giáo viên cần phải tận dụng các tài nguyên công nghệ để tham gia các hoạt động phát triển chuyên môn mang tính thường xuyên và việc học cả đời. Nghiên cứu về hoạt động phát triển chuyên môn hiệu quả chỉ ra rằng điều này cần phải được tiến hành liên tục và có hệ thống thì mới có được lợi ích đáng kể (Kinnaman, 1990). Trong một nghiên cứu để xác định các vấn đề nào làm cản trở hoặc thúc đẩy việc tích hợp công nghệ vào chương trình học của cấp trung học cơ sở, Persky (1990) lưu ý rằng việc sử dụng công nghệ là hoàn toàn không dễ dàng và việc học cách sử dụng công nghệ sao cho có hiệu quả trong mội trường lớp học không thể diễn ra một sớm một chiếu. Nhu cầu bố trí thời gian để học tập thường xuyên cũng được nhắc đến trong các công trình nghiên cứu bên ngoài lĩnh vực giáo dục, theo đó những nỗ lực cho nhân viên tiếp cận với công nghệ cao trong công việc cũng sẽ thất bại nếu họ không nhận được sự hỗ trợ thường xuyên, thích hợp trong quá trình làm việc. (Moursund,1992). Hơn nữa, nhu cầu được hỗ trợ thường xuyên có nghĩa là việc tập huấn cho giáo viên cần phải được tiến hành thường xuyên chứ không phải chỉ giới hạn trong các đợt tập trung “giải quyết một lần” (Hawkins & MacMillan, 1993; Kinnaman, 1990; Shelton & Jones, 1996). Harvey và Purnell (1995) đã chỉ ra rằng các giáo viên thích mô hình phát triển bền vững hơn là những chương trình phát triển và đào tạo ngắn hạn về công nghệ. (Trích trong Brand, 1997). ® Khóa học Cơ bản của Intel là một cơ hội như vậy để bạn nâng cao các kỹ năng tích hợp công nghệ. Nhiều giáo viên không thể tích hợp công nghệ vào bài dạy của mình một cách có hiệu quả như mong muốn bởi vì môi trường làm việc của họ không đáp ứng được các yêu cầu về hạ tầng. Điều may mắn là các trường học có thể tìm kiếm các cơ hội để thủ đắc công nghệ thông qua các quỹ tài trợ, chính sách giá cho ngành giáo dục và phần mềm miễn phí có sẵn trên web. 7.12 Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 7 Hướng dẫn học tập dưới sự trợ giúp của công nghệ 1. Xem tài liệu Thinking About My Future Development trong thư mục About This Course trên đĩa CD. 2. Ghi chú về các nguồn tài nguyên mà bạn có thể muốn tìm hiểu kỹ hơn trong tương lai. Ghi chú: Nếu bạn không có sẵn đường truyền internet, hãy dùng không gian dưới đây để ghi chú về các cơ hội phát triển chuyên môn mà bạn muốn tìm kiếm. Mẹo 1:1: Tham khảo thông tin về phát triển chuyên môn trong môi trường 1:1 trong phần Professional Development trong thư mục One-to-One Computing trên đĩa CD. Để biết thêm thông tin về các chương trình tài trợ 1:1, tham khảo mục Funding. _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ Tài liệu tham khảo Brand, G.A. (1997, Winter). What research says: Training teachers for using technology. Journal of Staff Development, 19(1). Lấy từ: www.nsdc.org/library/ publications/jsd/brand191.cfm International Society fot Technology in Education. (2000). Educational technology standards and performance indicators for all teachers. ISTE NETS Project. Lấy từ: http://cnets.iste.org/teachers/t_stands.html Kinnaman, D.E. (1990). Staff development: How to build your winning team. Technology and Learning, 11(2), 24-30 McKenzie, J. (Tháng 3, 1998), The WIRED classroom. From Now On: The Educational Technology Journal, 7(6). Lấy từ: http://fno.org/mar98/lotilla2.html Nanjappa, A. & Grant, M.M. (2003). Constructing on constructivism: The role of technology. Electronic Journal for the Integration of Technology in Education, 2 (1). Lấy từ http://ejite.isu.edu/Volume2No1/nanjappa.htm Wiggins, G. & McTighe, J. (2005). Understanding by design (expanded 2nd ed.) Alexandria, VA: Association for Supervision and Curriculum Development. Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 7.13 Mô-đun 7 Hướng dẫn học tập dưới sự trợ giúp của công nghệ Tóm tắt Mô-đun 7 Xem lại các Câu hỏi Định hướng và các điểm trọng tâm của Mô-đun 7, sau đó nghĩ về cách vận dụng những ý tưởng và sản phẩm đã được bạn tạo ra vào lớp học, vào việc hướng dẫn hay lập kế hoạch để nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Câu hỏi Mô-đun • Làm thế nào để hướng dẫn một lớp học lấy học sinh làm trung tâm? • Làm thế nào để sử dụng công nghệ hỗ trợ hoạt động hướng dẫn? Các điểm trọng tâm của mô-đun 7 • Phát vấn chính là cốt lõi của việc dạy học tích cực. Những câu hỏi hay sẽ giúp kết nối những gì bạn đang dạy với những gì đã dạy trong các giờ học trước cùng với trải nghiệm của chính bạn trong cuộc sống. • Hành vi của giáo viên, không khí lớp học và các kỹ thuật triển khai dự án đều có vai trò quan trọng trong việc hình thành môi trường học lấy học sinh làm trung tâm. • Các chi tiết cụ thể của Kế hoạch thực hiện bài dạy xác định những yêu cầu cần thiết bên ngoài lớp học trước, trong và sau bài dạy để đảm bảo nó được triển khai thành công. • Phát triển chuyên môn thường xuyên là điều quan trọng để bảo đảm sự phát triển bền vững. Trong mô-đun tiếp theo, bạn sẽ hoàn tất quá trình xây dựng Hồ sơ bài dạy và trình chiếu sản phẩm của mình. 7.14 Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 của Tập đoàn Intel. Tất cả các quyền đã được đăng ký. Intel ,logo của Intel, Sáng kiến Giáo dục của Intel và Chương trình Intel Teach là các nhãn hiệu đã được đăng ký của Tập đoàn Intel tại Hoa Kỳ và tại các nước khác. Các tên hiệu và nhãn mác khác có thể được xem là thuộc sở hữu của công ty khác. Mô-đun 8 TRÌNH DIỄN HỒ SƠ BÀI DẠY Học viên sẽ • Chuẩn bị và trình diễn Hồ sơ bài dạy • ® Đánh giá Khóa học Cơ bản Intel Teach Essentials Course • Nhận giấy chứng nhận hoàn tất khóa học Công cụ Đĩa CD tài nguyên Khóa học Cơ bản • ® Hướng dẫn kỹ năng Intel Education Help Guide • Trình duyệt Web • Phần mềm xử lý văn bản • Phần mềm đa phương tiện • Phần mềm bảng tính Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 8 • Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Mô-đun 8 Câu hỏi khái quát • Công nghệ có thể được sử dụng như thế nào để hỗ trợ và đánh giá việc học tập của học sinh có hiệu quả nhất? Câu hỏi Mô-đun Làm thế nào để chuẩn bị và điều hành một buổi trình diễn đạt hiệu quả tốt nhất? • Làm thế nào để đưa ra các ý kiến phản hồi mang tính xây dựng? Mô-đun 8 • Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 8 Trình diễn hồ sơ bài dạy Các hoạt động Hoạt động 1: Hoàn chỉnh Hồ sơ bài dạy của bạn...................... 8.01 Hoàn chỉnh: Hồ sơ bài dạy Hoạt động 2: Lên kế hoạch trình diễn ........................................8.02 Thảo luận: Làm thế nào quản lý hoạt động trình diễn của học sinh Chuẩn bị: Hồ sơ bài dạy của bạn để trình diễn Hoạt động 3: Trình diễn hồ sơ bài dạy .......................................8.05 Cung cấp: Ý kiến phản hồi cho hồ sơ bài dạy Hoạt động 4: Đánh giá khóa học.................................................8.07 Hoàn tất: Bản đánh giá khóa học Hoạt động 5: Kết thúc khóa học .................................................8.08 Phản hồi: Về khóa học Nhận: Chứng nhận hoàn thành khóa học Tóm tắt mô-đun ............................................................................8.10 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Mô-đun 8 Trình diễn hồ sơ bài dạy Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 8 Trình diễn hồ sơ bài dạy Mô-đun 8 TRÌNH DIỄN HỒ SƠ BÀI DẠY Mô tả: Trong mô-đun này, bạn và các đồng nghiệp sẽ chia sẻ Kế hoạch bài dạy và các tài liệu hỗ trợ trong một buổi trình diễn. Sau khi xem lại và hoàn chỉnh tất cả các thành phần của Hồ sơ bài dạy, bạn sẽ xem xét lợi ích của việc chia sẻ - cho cả thầy lẫn trò - trước khi chuẩn bị bài trình diễn với các đồng nghiệp. Hoạt động 1: Hoàn chỉnh Hồ sơ bài dạy của bạn Trong hoạt động này, bạn sẽ hoàn chỉnh Hồ sơ bài dạy của mình để trình chiếu ở Hoạt động 3. Sử dụng Bảng kiểm mục Kế hoạch bài dạy và xem lại các ghi chú của bạn từ Hoạt động 3 ở Mô-đun 7 để hoàn chỉnh Hồ sơ bài dạy và chuẩn bị trình chiếu. Ghi chú: _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 8.01 Mô-đun 8 Trình diễn hồ sơ bài dạy Hoạt động 2: Chuẩn bị trình diễn Hồ sơ bài dạy Bây giờ là lúc bạn sẽ nghĩ về lợi ích của việc trình diễn dự án học sinh, xem xét cách quản lý buổi trình diễn dự án tại lớp học và chuẩn bị Hồ sơ bài dạy của bạn để trình diễn với các đồng nghiệp. Bước 1: Trình diễn dự án học sinh Bạn có thể mời phụ huynh học sinh hoặc học sinh ở các lớp khác đến dự những sự kiện như buổi trình diễn Hồ sơ bài dạy để họ cung cấp ý kiến nhận xét cho học sinh và ghi nhận thành tích của các em. Khi học sinh nhận thấy khán giả không chỉ là thầy cô và các bạn cùng lớp, các em sẽ có khuynh hướng muốn đầu tư nhiều thời gian hơn vào việc phát triển sản phẩm và điều này sẽ đem lại kết quả tốt hơn cho dự án. Việc trình diễn các sản phẩm học sinh được tạo ra bằng công nghệ thường đòi hỏi các phương pháp hướng dẫn khác với việc trình diễn các sản phẩm tạo ra bằng các công cụ truyền thống. Bạn có thể tham khảo một số ý tưởng sau để tiến hành hoạt động này không những chỉ ở buổi trình diễn hồ sơ bài dạy mà còn có thể ở lớp học của bạn: 8.02 • Theo nhóm nhỏ: Chia lớp thành các nhóm nhỏ từ bốn đến năm thành viên. Cho học sinh thời gian chia sẻ sản phẩm với nhóm nhỏ, sau đó dành thời gian để các thành viên trong nhóm đóng góp ý kiến phản hồi bằng văn bản. • Đổi chỗ: Một nửa số học sinh đứng tại máy tính của mình, nửa còn lại và những người quan sát khác đến xem và đóng góp ý kiến phản hồi. Sau đó đổi vai trò của hai nhóm. Sau hoạt động này sẽ là hoạt động thảo luận chung cả lớp. • Cả lớp: Mỗi học sinh lần lượt sử dụng thiết bị trình chiếu để trình bày dự án cho cả lớp. Theo sau mỗi bài trình diễn là phần đóng góp ý kiến. Chỉ định các thành viên trong lớp viết nhận xét phản hồi, sử dụng ngôn ngữ từ bảng tiêu chí đánh giá đã phổ biến trước đó cho cả lớp. • Chia sẻ theo cặp: Dùng một phương pháp nào đó để chia cặp học sinh. Sau hoạt động chia sẻ theo cặp sẽ là hoạt động thảo luận chung cả lớp. Tham khảo tệp tin Activities for Pairing Students tại thư mục Facilitation trên đĩa CD tài nguyên. • Trình diễn ảo: Yêu cầu học sinh tải sản phẩm lên trang wiki hoặc trang blog. Người xem có thể đóng góp ý kiến phản hồi bằng cách điền vào một mẫu in sẵn hoặc các tệp tin tải lên trang wiki hoặc trang blog, hay tạo ra các trang nhánh của wiki để nhận xét. Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 8 Trình diễn hồ sơ bài dạy Thảo luận các câu hỏi sau với bạn cùng cặp: 1. Theo bạn thì ý tưởng trình chiếu nào được gợi ý trên đây là dễ dàng thực hiện nhất đối với lớp học của bạn? 2. Bạn cần chuẩn bị như thế nào để giúp học sinh thực hiện buổi trình diễn có hiệu quả? 3. Làm thế nào để hỗ trợ học sinh trong việc đưa ra các ý kiến phản hồi mang tính xây dựng? 4. Bạn có thể sử dụng kỹ thuật nào để bảo đảm rằng học sinh sử dụng các đóng góp ý kiến phản hồi từ các bạn cùng lớp và tự đánh giá mình để cải thiện sản phẩm? _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________ Bước 2: Chuẩn bị trình diễn Hồ sơ bài dạy. Trong khóa học này, bạn đã tập trung vào việc phát triển các thành phần của Hồ sơ bài dạy. Phần trình chiếu của bạn sẽ tập trung vào Hồ sơ bài dạy như một đơn vị thống nhất. Hãy ghi nhớ điều này trong khi bạn chỉnh sửa Hồ sơ bài dạy lần cuối cùng để chuẩn bị trình chiếu. Bạn sẽ trình chiếu Hồ sơ bài dạy của mình qua wiki. Lợi ích của việc này là ai cũng có thể tham khảo Hồ sơ bài dạy của bạn trong lúc trình chiếu và sau khóa học. Điều này cũng giúp chia sẻ Hồ sơ bài dạy với những ai có quan tâm. Tùy chọn: Bạn có thể chọn cách chỉnh sửa và bổ sung bài trình diễn Hồ sơ bài dạy đã tạo ra ở Mô-đun 2 để trình chiếu cho hoạt động này. Khi đó bạn có thể nhúng các thành phần của Hồ sơ bài dạy vào bài trình diễn của mình và đưa thêm các slide có liên quan về bài dạy, rồi nén tất cả lại và tải lên wiki của bạn. Tham khảo các bước trong Help Guide hướng dẫn cách nhúng tài liệu vào bài trình diễn và thiết lập cho nó mở ra từ chế độ trình chiếu. (Tham khảo Kỹ năng Đa phương tiện 7.11 và 7.12) Tham khảo các kỹ năng sau đây trong Help Guide: • Kỹ năng đa phương tiện 7.11: Thêm tệp tin vào slide • Kỹ năng đa phương tiện 7.12: mở một tệp tin từ màn hình trình chiếu 1. Truy cập trang wiki do giáo viên hướng dẫn cung cấp và đăng nhập. 2. Tạo trang trình chiếu của bạn theo cách đặt tên do giáo viên hướng dẫn yêu cầu. Tùy chọn: Bạn có thể đưa tất cả thành phần lên một trang wiki trình diễn hoặc tạo các trang nhánh cho các thành phần. Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 8.03 Mô-đun 8 Trình diễn hồ sơ bài dạy 3. Trên trang wiki trình chiếu, hãy mô tả cách bạn tiếp cận các tiêu điểm (trait) sau đây trong Hồ sơ bài dạy: • • • Kiểm tra kích thước các tệp tin của bạn. Trong trường hợp băng thông của đường truyền là nhỏ, hãy giới hạn tổng dung lượng các tệp tin của bạn dưới 1MB. Nén các tệp tin lại cũng là một giải pháp tốt. 4. 5. 8.04 Thiết kế bài dạy • Nhắm đến các chuẩn học tập và mục tiêu bài dạy • Nhắm đến các kỹ năng của thế kỷ 21 • Tích hợp các Câu hỏi Định hướng • Sử dụng cách tiếp cận dự án • Dạy học phân hóa Tích hợp công nghệ • Hỗ trợ việc học kiến thức • Hỗ trợ việc học các kỹ năng của thế kỷ 21 • Đáp ứng các yêu cầu của học sinh và của lớp học Các phương pháp đánh giá • Nhắm đến các chuẩn học tập và mục tiêu bài dạy • Lấy học sinh làm trung tâm • Đa dạng và thường xuyên Tải các thành phần sau đây lên wiki: • Kế hoạch bài dạy • Bản đánh giá mẫu sản phẩm học sinh • Mẫu sản phẩm học sinh • Một tài nguyên hỗ trợ học sinh hoặc tài nguyên hướng dẫn học tập • Bất cứ tài liệu nào khác mà bạn muốn chia sẻ Thu thập các ý kiến phản hồi cho Hồ sơ bài dạy của bạn bằng một trong những cách sau đây. Đề nghị các thành viên lớp học: • Cho phản hồi vào một trang nhánh của wiki • Dùng chức năng nhận xét (comment) của wiki để cho phản hồi • E-mail nhận xét phản hồi cho bạn • Tải các mẫu phiếu phản hồi lên wiki của bạn • Điền các mẫu phản hồi đã được in sẵn Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 8 Trình diễn hồ sơ bài dạy • 6. Cho ý kiến phản hồi trên blog do bạn tạo ra. Nếu bạn muốn nhận phản hồi qua blog thì bạn phải thực hiện những bước sau đây: о Tạo một đề mục blog cho phần trình diễn của bạn. Nếu muốn, bạn có thể copy các dòng gợi ý từ mẫu Showcase Feedback Form ở thư mục Showcase trên đĩa CD để làm gợi ý phản hồi. о Tạo liên kết từ wiki đến blog của bạn. Phải bảo đảm là bạn ghi rõ bạn muốn nhận phản hồi bằng hình thức nào trên trang wiki có đăng Hồ sơ bài dạy của bạn. Ghi chú: _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ Hoạt động 3: Trình diễn hồ sơ bài dạy Mục tiêu của việc trình diễn là chia sẻ sản phẩm sau cùng của bạn với các đồng nghiệp và xem những gì họ đã tạo ra. Cần lưu ý là hoạt động trình diễn này chỉ là bước đầu của việc nhận thông tin phản hồi về Hồ sơ bài dạy của bạn. Trong lớp học, bạn nên cho thời gian vào cuối mỗi bài trình diễn để học sinh cho nhận xét và đặ câu hỏi. Còn trong hoạt động này bạn xem và cho nhận xét đối với các Hồ sơ bài dạy của các thành viên trong nhóm Chia sẻ của bạn. Để việc cho phản hồi được hiệu quả và mang tính xây dựng, các thành viên nên làm theo các bước sau đây: • Chờ đến cuối bài trình diễn mới cho nhận xét, đặt câu hỏi hoặc thảo luận. • Sử dụng bảng tiêu chí đánh giá để đưa ra nhận xét • Sử dụng các gợi ý từ mẫu Showcase Feedback Form (trong thư mục Showcase trên đĩa CD) để làm căn cứ cho phản hồi và thảo luận. Tập trung vào nội dung chứ không chỉ công nghệ mà thôi. • Cho phản hồi xây dựng lẫn gợi ý để cải thiện bài dạy và việc học của học sinh. • Cho các ví dụ cụ thể trong nhận xét phản hồi-những lĩnh vực nào là tốt, còn những lĩnh vực nào cần cải thiện. Ghi chú: Cho dù các Hồ sơ bài dạy có thể chưa hoàn chỉnh, công việc cho ý kiến phản hồi vẫn rất có ích và rất quan trọng. Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 8.05 Mô-đun 8 Trình diễn hồ sơ bài dạy Làm theo nguyện vọng của người trình chiếu Hồ sơ bài dạy để chọn một trong những cách phản hồi sau đây: • Dùng chức năng cho nhận xét của wiki để cung cấp ý kiến phản hồi. • Ghi nhận xét của bạn vào một trang nhánh trên wiki của người trình diễn: a. Tạo một trang nhánh có tên của bạn (ví dụ: ThanhHoa_phanhoi) b. Copy phần văn bản từ mẫu Showcase Feedback Form (trong thư mục Showcase trên đĩa CD) để làm gợi ý phản hồi. c. Dán phần văn bản này vào trang nhánh bạn vừa tạo ra. d. Nhập phản hồi của bạn. e. Lưu trang này. • Nhập phần phản hồi của bạn vào tài liệu Showcase Feedback Form và tải nó lên trang wiki của người trình diễn: a. Mở mẫu Showcase Feedback Form (trong thư mục Showcase trên đĩa CD) b. Sau khi đã nhập phần phản hồi của bạn, hãy lưu tài liệu này lại dưới một cái tên khác, ví dụ ThanhHoa_phanhoi. c. Tải tài liệu này lên wiki của người trình diễn. • Theo liên kết trên wiki của người trình diễn để duyệt đến blog của họ và viết phản hồi: a. Copy các mục từ Showcase Feedback Form hoặc từ blog nói trên và dán nó vào phần ghi phản hồi. b. Viết phản hồi và nhấn submit khi xong. • Điền thông tin phản hồi vào mẫu Showcase Feedback Form in sẵn hoặc được in ra từ thư mục Showcase trên đĩa CD. Ghi chú: _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ 8.06 Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 8 Trình diễn hồ sơ bài dạy Hoạt động 4: Đánh giá khóa học Trong hoạt động này, bạn sẽ phản hồi cho khóa học mà bạn được tham dự, chia sẻ những ấn tượng của bạn, các ý tưởng cải thiện và đánh giá chung về Khóa học Cơ bản Intel® Teach Essentials Course. Hoàn thành bản đánh giá trực tuyến Bản đánh giá trực tuyến là một phần đánh giá mở rộng của Khóa học Cơ bản. Việc thăm dò ý kiến này được thiết kế để thu thập thông tin về những kinh nghiệm của bạn và cảm nhận về sự sẵn sàng của bạn để tích hợp các hoạt động có liên quan đến công nghệ vào lớp học của bạn. Bản thăm dò ý kiến này chỉ mất gần 15 phút để hoàn thành. Dữ liệu sẽ được sử dụng trong các báo cáo thống kê và không tiết lộ các chi tiết cá nhân của người thực hiện. Đánh giá khóa học với Số ID của lớp học Làm theo các bước hướng dẫn sau để đánh giá Khóa học Cơ bản: 1. Đăng nhập vào trang đánh giá khóa học Cơ bản tại địa chỉ www.intel.com/ education/teachfuture/eval 2. Nhập số ID lớp học của bạn, nhập số ID của giáo viên cốt cán, sau đó nháy chuột chọn Login. 3. Đọc thư giới thiệu, sau đó nháy chuột chọn Begin Evaluation ở cuối trang. 4. Trả lời các câu hỏi bằng cách nháy chọn các nút hoặc nhập câu trả lời vào các khung văn bản. Tiếp tục sang trang kế bằng cách nháy chuột chọn nút Next ở cuối mỗi trang. Ghi chú: Mẫu đánh giá gồm nhiều trang. Bạn không thể nháy chuột chọn nút Back để quay lại các câu trả lời trước đó. 5. Khi hoàn tất, nháy chuột chọn Finish. Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 8.07 Mô-đun 8 Trình diễn hồ sơ bài dạy Hoạt động 5: Kết thúc khóa học Bước 1: Xem lại Mô-đun Xem lại các Câu hỏi Định hướng và các điểm trọng tâm của Mô-đun 8 ở trang 8.12, sau đó nghĩ về cách vận dụng những ý tưởng và sản phẩm đã được bạn tạo ra vào lớp học, vào việc hướng dẫn hay lập kế hoạch. Bước 2: Phản hồi về khóa học Vào cuối một cuộc hành trình tương tự như cuộc hành trình mà bạn đã trải qua trong khóa học này, những người giáo viên bận rộn với công việc thường có cảm giác nhẹ nhõm và tiếp tục với những việc khác trong lịch trình bận rộn của mình. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy là việc suy nghĩ một cách hệ thống về những trải nghiệm học tập thông qua sự phản hồi sẽ có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc học tập cả đời (Pearson&Smith). Hãy dành một ít thì giờ nhìn lại những trải nghiệm của bạn vào lúc này, khi bạn đã hoàn thành khóa học. 1. Mở trang blog của bạn, tạo một đề mục có tên là Phản hồi Mô-đun 8, copy và dán gợi ý sau đây và viết phản hồi: Trong tất cả những điều bạn đã học, theo bạn điều gì có tác động lớn nhất đối với việc học tập của học sinh? 2. Đọc phần phản hồi của tất cả đồng nghiệp và bắt đầu một cuộc thảo luận về bất cứ phần nào trên trang blog của bạn. Ghi chú: Bạn có thể đánh dấu trang blog của các đồng nghiệp để tiếp tục thảo luận sau khi kết thúc khóa học. 8.08 Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Mô-đun 8 Trình diễn hồ sơ bài dạy Bước 3: Thu dọn Bảo đảm rằng bạn đã thu thập đầy đủ tất cả các tệp tin và tài liệu của Khóa học Cơ bản và hãy nhận chứng nhận hoàn tất khóa học của bạn. Chuyển tệp tin 1. Chuyển tất cả các tệp tin của bạn vào nơi lưu trữ cố định (Lưu ở máy chủ, tải lên trang Web, lưu vào đĩa mềm, thanh nhớ USB, đĩa CD hay các thiết bị lưu trữ khác). 2. Nếu giáo viên hướng dẫn yêu cầu, hãy xóa tất cả các tệp tin mà bạn đã tạo ra trong khóa học. 3. Lấy đĩa CD và các đĩa khác ra khỏi máy tính. Ghi chú: Bảo đảm bạn đã đóng chỉ mục của đĩa CD tài nguyên trước khi lấy đĩa ra khỏi máy tính. Nhận giấy chứng nhận ® Chúc mừng bạn đã hoàn tất Khóa học Cơ bản Intel Teach Essentials Course! Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học ghi nhận những nỗ lực của bạn trong khóa học này. Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 8.09 Mô-đun 8 Trình diễn hồ sơ bài dạy Tóm tắt Mô-đun 8 Xem lại các Câu hỏi Định hướng và các điểm trọng tâm của Mô-đun 8, sau đó nghĩ về cách vận dụng những ý tưởng và sản phẩm đã được bạn tạo ra vào lớp học, vào việc hướng dẫn hay lập kế hoạch để nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Câu hỏi Mô-đun: • Làm thế nào để chuẩn bị và điều hành một buổi trình diễn để đạt hiệu quả tốt nhất? • Làm thế nào để đưa ra các ý kiến phản hồi mang tính xây dựng? Các điểm trọng tâm của Mô-đun 8: • Những sự kiện như buổi trình diễn sản phẩm học sinh tạo điều kiện cho cộng đồng lớn hơn cho ý kiến nhận xét và biểu dương thành tích các học sinh của bạn. 8.10 Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 của Tập đoàn Intel. Tất cả các quyền đã được đăng ký. Intel ,logo của Intel, Sáng kiến Giáo dục của Intel và Chương trình Intel Teach là các nhãn hiệu đã được đăng ký của Tập đoàn Intel tại Hoa Kỳ và tại các nước khác. Các tên hiệu và nhãn mác khác có thể được xem là thuộc sở hữu của công ty khác. Phụ lục Phụ lục Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Phụ lục Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Phụ lục Phụ lục Các bảng đánh giá.....................................................................................Phụ lục A Bảng kiểm mục Kế hoạch đánh giá............................................................... A01 Tiêu chí đánh giá bộ Câu hỏi Định hướng .................................................... A02 Bảng kiểm mục tìm hiểu nhu cầu học sinh.................................................... A03 Bảng kiểm mục Hồ sơ bài dạy ...................................................................... A04 Bảng Tiêu chí đánh giá Hồ sơ bài dạy .......................................................... A05 Bảng kiểm mục đặc điểm của dự án ............................................................. A07 Tiêu chí đánh giá các chuẩn và mục tiêu học tập ......................................... A08 Bảng kiểm mục Kế hoạch bài dạy ................................................................. A09 Chỉ mục......................................................................................................Phụ lục B Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Phụ lục Chương trình dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Phụ lục A: Các bảng đánh giá Phụ lục A Bảng kiểm mục Kế hoạch đánh giá Bạn đã xem xét: Các phương pháp sẽ sử dụng để đo lường mức độ sẵn sàng của học sinh đối với bài học. Sản phẩm hay cách thể hiện sẽ tạo hứng thú học tập cho học sinh và thể hiện các mục tiêu học tập cũng như các kỹ năng tư duy được nhắm đến. Công việc sẽ được thể hiện như thế nào và cách tạo điều kiện cho học sinh hiểu các mục tiêu mong đợi của dự án và các tiêu chí đánh giá. Cách nhắm đến các kỹ năng tư duy bậc cao và kỹ năng của thế kỷ 21 trong bài dạy. Các kỹ thuật quản lý và theo dõi công việc để thúc đẩy sự tiến bộ và kỹ năng tự định hướng của học sinh trong khi làm việc độc lập và theo nhóm cùng với các công cụ quản lý và theo dõi công việc mà bạn sẽ tạo ra. Cách bạn theo dõi sự tiếp thu của học sinh, nhận biết các chỗ học sinh hiểu sai và thực hiện điều chỉnh. Cách cho phép bạn biết là kiến thức học sinh tiếp thu đã được vận dụng vào tình huống mới. Cách bạn thúc đẩy học sinh phản hồi ngang hàng. Cách bạn kiểm tra sự tiếp thu của học sinh trong suốt bài dạy. Cách đánh giá giúp học sinh suy nghĩ về các phương pháp mà các em sử dụng để học tập (siêu nhận thức) và các bản đánh giá nào cần phải thiết kế. Cách giúp bạn và học sinh biết là khi nào các em đã đạt được mục tiêu học tập. Cách bạn sử dụng dữ liệu đánh giá để lên kế hoạch dạy học trong tương lai và giúp học sinh tự đánh giá và thiết lập những mục tiêu mới. Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 A.01 Phụ lục A: Các bảng đánh giá Tiêu chí đánh giá bộ Câu hỏi Định hướng Hãy sử dụng bảng tiêu chí này khi thiết kế và điều chỉnh các Câu hỏi Định hướng của bạn trong quá trình phát triển bài dạy. 4 3 2 1 Câu hỏi Khái quát (CHKQ) thúc đẩy tư duy độc lập CHKQ là một câu hỏi kích thích tư duy và có phạm vi bao quát nhiều lĩnh vực môn học hoặc chủ đề. CHKQ nhắm đến một ý tưởng lớn bao quát nhiều lĩnh vực môn học hoặc chủ đề. CHKQ nhắm đến các khái niệm của bài học hơn là một ý tưởng lớn. CHKQ nhắm đến nội dung của bài học. Câu hỏi Bài học (CHBH) hỗ trợ các mục tiêu học tập Các CHBH là các câu hỏi mở, liên quan chặt chẽ đến mục tiêu của bài, và đòi hỏi học sinh phải vận dụng tư duy bậc cao để hiểu khái niệm. Các CHBH là các câu hỏi mở, có liên quan đến mục tiêu của bài và đòi hỏi học sinh phải vận dụng tư duy bậc cao để hiểu khái niệm. Các CHBH là các câu hỏi mở, nhưng không liên quan chặt chẽ đến mục tiêu của bài, tư duy bậc cao hoặc các khái niệm trọng yếu của bài. Các CHBH không phải là câu hỏi mở hoặc quá rộng nên khó tập trung vào chủ đề. Các Câu hỏi Nội dung (CHND) nhắm vào kiến thức quan trọng có sẵn trong bài học Các CHND tập trung vào các khái niệm quan trọng để hình thành kiến thức cơ bản. Chúng có câu trả lời được xác định. Các CHND góp phần xây dựng kiến thức cơ bản và có câu trả lời được xác định. Một số CHND giúp học sinh hiểu kiến thức cơ bản. Các CHND không giúp xây dựng kiến thức cơ bản. Các Câu hỏi Định hướng (CHĐH) có liên quan với nhau Bộ CHĐH đòi hỏi học sinh phải lấy thông tin từ CHND để trả lời CHBH một cách thấu đáo và suy nghĩ một cách sâu sắc và sáng tạo để giải quyết CHKQ. A.02 Bộ CHĐH đòi hỏi học sinh phải lấy thông tin từ CHND để trả lời CHBH và suy nghĩ sâu sắc về CHKQ. Chương trình dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bộ CHĐH đôi khi đòi hỏi học sinh phải lấy thông tin từ CHND để trả lời CHBH hoặc suy nghĩ về CHKQ. Bộ CHĐH ít khi đòi hỏi học sinh phải lấy thông tin từ CHND để trả lời CHBH hoặc suy nghĩ về CHKQ. Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Phụ lục A: Các bảng đánh giá Bảng kiểm mục tìm hiểu nhu cầu học sinh Bảng đánh giá thu thập được kiến thức có sẵn của học sinh. Các Câu hỏi Khái quát và Câu hỏi Bài học được sử dụng để giúp lấy thông tin đánh giá. Các câu hỏi thể hiện cách bài dạy sẽ nhắm đến các kỹ năng tư duy bậc cao và kỹ năng của thế kỷ 21. Các câu trả lời của học sinh đã được dự kiến để hướng trọng tâm vào thông tin cần thu thập. Thông tin từ bản đánh giá này có thể được sử dụng để đáp ứng nhu cầu của học sinh trước khi bắt đầu bài dạy. Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 A.03 Phụ lục A: Các bảng đánh giá Bảng kiểm mục Hồ sơ bài dạy Hoàn tất Các thành phần của Hồ sơ bài dạy Bắt đầu thực hiện từ Kế hoạch bài dạy Thư mục Kehoach_Baiday Mô-đun 1 (Phát triển trong suốt khóa học) Ấn phẩm giới thiệu ý tưởng dự án cho lớp học Thư mục Hotro_Baiday Mô-đun 1 Đánh giá nhu cầu học sinh Thư mục Danhgia Mô-đun 2 Trình diễn Hồ sơ bài dạy Thư mục Hoso_Baiday Mô-đun 2 Danh mục tài liệu trích dẫn Thư mục Kehoach_Baiday Mô-đun 3 Sản phẩm học sinh (bài trình diễn, ấn phẩm, tài nguyên web) Thư mục Sanpham_hocsinh Mô-đun 4 Bảng đánh giá sản phẩm học sinh Thư mục Danhgia Mô-đun 5 Bảng đánh giá tự định hướng và siêu nhận thức, ví dụ như kế hoạch dự án, bảng kiểm mục, câu hỏi thảo luận và các ý kiến phản hồi Thư mục Danhgia Mô-đun 6 Các tài liệu để hỗ trợ học sinh học tập, ví dụ như hướng dẫn, bảng biểu và mẫu khuôn Thư mục Hotro_Baiday Tài liệu hướng dẫn Thư mục Hotro_Baiday Mô-đun 7 Thư mục Hoso_Baiday Mô-đun 8 Các bảng đánh giá khác (không bắt buộc) Tài liệu quản lý Hồ sơ bài dạy để trình chiếu A.04 Vị trí lưu Chương trình dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Phụ lục A: Các bảng đánh giá Bảng tiêu chí đánh giá Hồ sơ bài dạy 4 3 2 1 Bài dạy có nhắm đến chuẩn kiến thức và mục tiêu: Kế hoạch bài dạy chỉ rõ mối liên hệ giữa công việc của học sinh với chuẩn và mục tiêu học tập. Kế hoạch bài dạy cho thấy có mối liên hệ giữa công việc của học sinh với chuẩn và mục tiêu học tập. Kế hoạch bài dạy cho thấy có mối liên hệ nhất định giữa công việc của học sinh với chuẩn và mục tiêu học tập. Kế hoạch bài dạy không thể hiện hoặc thể hiện mờ nhạt mối liên hệ giữa công việc của học sinh với chuẩn và mục tiêu học tập. Bài dạy có nhắm đến việc phát triển các kỹ năng của thế kỷ 21 Kế hoạch bài dạy có đưa ra hướng dẫn, làm mẫu và các cơ hội học tập khác để giúp học sinh phát triển các kỹ năng của thế kỷ 21. Kế hoạch bài dạy có đưa ra hướng dẫn và làm mẫu để giúp học sinh phát triển các kỹ năng của thế kỷ 21. Học sinh có luyện tập các kỹ năng của thế kỷ 21 nhưng có rất ít hướng dẫn để giúp hình thành kỹ năng. Học sinh có rất ít cơ hội để luyện tập các kỹ năng này thông qua bài dạy. Việc sử dụng bộ CHĐH còn hời hợt, chưa định hướng được việc học tập của học sinh. Bài dạy không giải quyết bộ CHĐH Học sinh có ít sự lựa chọn về cách thể hiện kết quả học tập của mình. Các hoạt động học tập không gắn với sản phẩm cuối cùng hoặc kỹ năng cần đạt. Học sinh không thể hiện kết quả học tập qua sản phẩm hoặc kỹ năng. Bài dạy có thể hiện đôi chút hoạt động dạy học phân hóa. Bài dạy không có hoạt động dạy học phân hóa. Bài dạy có tích hợp bộ Câu hỏi Định hướng (CHĐH) Bài dạy tích hợp bộ CHĐH để hướng việc học tập của học sinh vào những khái niệm quan trọng và những ý tưởng lớn. Bài dạy có sử dụng bộ CHĐH để hướng việc học tập của học sinh vào những khái niệm quan trọng và những ý tưởng lớn. Bài dạy sử dụng cách tiếp cận học tập theo dự án Học sinh có sự lựa chọn cách thể hiện kết quả học tập của mình. Các em tạo ra sản phẩm sát với cuộc sống thực và phát triển kỹ năng thông qua các nhiệm vụ có ý nghĩa. Học sinh có sự lựa chọn nhất định về cách thể hiện kết quả học tập của mình. Các em tạo ra sản phẩm và phát triển kỹ năng thông qua các nhiệm vụ có ý nghĩa. Bài dạy nhắm đến các đối tượng học sinh khác nhau Các hoạt động dạy học phân hóa được thiết kế hiệu quả. Bài dạy có thể áp dụng cho nhiều đối tượng học sinh. Bài dạy có tích hợp công nghệ để hỗ trợ nội dung học tập Học sinh sử dụng công nghệ để nâng cao chất lượng học tập và phát triển kỹ năng môn học. Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Học sinh sử dụng công nghệ để hiểu bài và phát triển kỹ năng môn học. Học sinh sử dụng công nghệ để tìm hiểu nội dung. Việc sử dụng công nghệ không liên quan gì đến nội dung bài học. Chương trình dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 A.05 Phụ lục A: Các bảng đánh giá 4 3 2 1 Công nghệ được tích hợp để hỗ trợ việc phát triển các kỹ năng của thế kỷ 21 Công nghệ làm tăng chất lượng học tập qua việc hỗ trợ và phát triển tích cực các kỹ năng của thế kỷ 21 liên quan đến nội dung đang học. Công nghệ làm tăng chất lượng học tập qua việc hỗ trợ hình thành các kỹ năng của thế kỷ 21 liên quan đến nội dung đang học. Công nghệ hỗ trợ cho việc luyện tập một vài kỹ năng của thế kỷ 21. Công nghệ không hỗ trợ gì cho việc luyện tập các kỹ năng của thế kỷ 21. Sự tích hợp công nghệ đáp ứng các yêu cầu của lớp học và của học sinh Thông qua bài học, học sinh sử dụng công nghệ phù hợp với trình độ của mình; các em cảm thấy hứng thú và có cơ hội để nâng cao kỹ năng. Thông qua bài học, học sinh sử dụng công nghệ phù hợp với lứa tuổi và đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khác nhau. Thông qua bài học, học sinh có đôi lúc được sử dụng công nghệ phù hợp với lứa tuổi. Bài học ít đòi hỏi việc sử dụng công nghệ, và nếu có thì công nghệ được sử dụng lại không phù hợp với trình độ hoặc mối quan tâm của học sinh. Công nghệ được sử dụng là vừa tầm và khả thi trong điều kiện giảng dạy thực tế. Mức độ sử dụng công nghệ là hơi cao trong điều kiện giảng dạy thực tế. Công nghệ được sử dụng đòi hỏi rất nhiều nỗ lực từ phía giáo viên. Công nghệ được sử dụng là không khả thi trong điều kiện giảng dạy thực tế. Các phương pháp đánh giá nhắm đến mục tiêu và chuẩn của bài dạy Các bảng đánh giá nhắm đến các mục tiêu học tập và chuẩn bài dạy một cách thấu đáo và rõ ràng, nhấn mạnh các trọng tâm học tập. Các bảng đánh giá nhắm đến tất cả các mục tiêu học tập và chuẩn bài dạy, nhấn mạnh học tập nội dung. Các bảng đánh giá nhắm đến một số mục tiêu học tập và chuẩn bài dạy. Các bảng đánh giá nhắm đến rất ít mục tiêu học tập và chuẩn bài dạy. Các phương pháp đánh giá dựa trên cách tiếp cận lấy học sinh làm trung tâm Học sinh tham gia thiết lập các bảng đánh giá, thường xuyên tiến hành tự đánh giá và đánh giá bạn cùng học. Học sinh có thể tham gia thiết lập các bảng đánh giá cũng như tiến hành tự đánh giá và đánh giá bạn cùng học. Học sinh có thể tự đánh giá và đánh giá bạn cùng học. Học sinh có it cơ hội hoặc không có cơ hội tham gia vào việc đánh giá. Các bảng đánh giá có tiêu chí xác định chất lượng rõ ràng. Các bảng đánh giá cho phép học sinh dễ dàng đo lường thành quả của các em ứng với các yêu cầu đặt ra. Các bảng đánh giá có tiêu chí xác định chất lượng. Học sinh có thể sử dụng các bảng đánh giá để đo lường thành quả của các em ứng với các yêu cầu đặt ra. Các bảng đánh giá thiếu tiêu chí cho phép học sinh đo lường mức độ hoàn thành công việc của các em. Học sinh không thể sử dụng các bảng đánh giá để đo lường công việc của các em. Việc đánh giá là không thường xuyên và theo phương pháp truyền thống để đáp ứng một vài mục đích đánh giá. Học sinh chỉ được đánh giá vào cuối bài học theo phương pháp truyền thống. Phương pháp đánh giá là đa dạng và thường xuyên Các phương pháp đánh giá đa dạng được sử dụng trong chu trình giảng dạy để đáp ứng cả 5 mục đích đánh giá. A.06 Các hình thức đánh giá chính thức lẫn không chính thức được sử dụng trong chu trình giảng dạy để đáp ứng cả 5 mục đích đánh giá. Chương trình dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Phụ lục A: Các bảng đánh giá Bảng kiểm mục đặc điểm của dự án Hãy tham khảo Bảng kiểm mục các đặc điểm của dự án dưới đây và xem xét việc tích hợp một số trong bảng này vào Kế hoạch bài dạy của bạn. Bạn cũng nên dùng thông tin thu được để giúp bạn tạo ra một tờ rơi hoặc bản tin để giải thích về dự án trong lớp học. Đặc điểm của bài học tốt theo cách học dự án Ghi chú Học sinh là trung tâm của quá trình học. Dự án tập trung vào những mục tiêu quan trọng theo sát với chuẩn học tập. Dự án được dẫn dắt bởi bộ Câu hỏi Định hướng. Dự án bao gồm việc đánh giá thường xuyên và đa dạng về hình thức đánh giá. Dự án bao gồm những nhiệm vụ và hoạt động có liên quan với nhau, được thực hiện trong một khoảng thời gian. Dự án có liên hệ với thực tế. Học sinh thể hiện kiến thức và kỹ năng thông qua sản phẩm và phương thức tiến hành, các sản phẩm này được in ấn, trình diễn hoặc trưng bày. Công nghệ hỗ trợ và nâng cao việc học tập của học sinh. Các kỹ năng tư duy là không thể thiếu trong dự án. Kỹ thuật hướng dẫn đa dạng, hỗ trợ nhiều phong cách học tập khác nhau. Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 A.07 Phụ lục A: Các bảng đánh giá Tiêu chí đánh giá các chuẩn và mục tiêu học tập 4 3 2 1 Các chuẩn và mục tiêu học tập tích hợp kiến thức với các kỹ năng của thế kỷ 21 Các chuẩn và mục tiêu đề ra tích hợp được việc tiếp thu kiến thức với các kỹ năng của thế kỷ 21 và kỹ năng tư duy bậc cao. Các chuẩn và mục tiêu đề ra cho phép kết nối việc tiếp thu kiến thức với các kỹ năng của thế kỷ 21 và kỹ năng tư duy bậc cao. Các chuẩn và mục tiêu đề ra thể hiện việc tiếp thu kiến thức gắn với những kỹ năng tư duy cấp thấp. Các chuẩn và mục tiêu đề ra chỉ nhắm đến kiến thức và kỹ năng tư duy cấp thấp. Một số mục tiêu đề ra chỉ mô tả những nhiệm vụ học sinh phải thực hiện hơn là những gì học sinh sẽ học tập liên quan đến các chuẩn kiến thức. Các mục tiêu chỉ mô tả những nhiệm vụ học sinh phải thực hiện mà không liên quan gì đến chuẩn kiến thức. Hầu hết các mục tiêu đều được đánh giá, trong bài dạy. Có rất ít mục tiêu được đánh giá trong bài dạy. Các mục tiêu hỗ trợ các chuẩn kiến thức Các mục tiêu đề ra thể hiện rõ những gì học sinh sẽ học tập và được hỗ trợ bởi các chuẩn kiến thức từ Kế hoạch bài dạy. Các mục tiêu đề ra thể hiện những gì học sinh sẽ học tập và có liên quan đến các chuẩn kiến thức từ Kế hoạch bài dạy. Các mục tiêu được đánh giá Tất cả các mục tiêu đều được đánh giá, sử dụng nhiều phương pháp đa dạng xuyên suốt bài dạy. A.08 Tất cả các mục tiêu đều được đánh giá trong bài dạy. Chương trình dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Phụ lục A: Các bảng đánh giá Bảng kiểm mục Kế hoạch bài dạy Sử dụng bảng kiểm mục này để theo dõi chất lượng Kế hoạch bài dạy của bạn. Câu hỏi Khái quát Ghi chú Là câu hỏi mở, kích thích tư duy và có nhiều hơn một câu trả lời đúng Đề cập đến một phạm vi học tập quan trọng, có giá trị lâu dài Có phạm vi liên môn, bao quát nhiều đề tài Đòi hỏi tư duy bậc cao, không thể trả lời đúng mà chỉ dựa vào việc ghi nhớ dữ liệu Được viết bằng ngôn ngữ dễ hiểu đối với học sinh Tạo hứng thú cho học sinh; hướng đến những vấn đề mà học sinh quan tâm Câu hỏi Bài học Ghi chú Là câu hỏi mở và có nhiều hơn một câu trả lời đúng Đòi hỏi tư duy bậc cao, không thể trả lời đúng mà chỉ dựa vào việc ghi nhớ dữ liệu Nhắm đến các chuẩn học tập Bao quát những chủ đề chính của bài học Câu hỏi Nội dung Ghi chú Có câu trả lời đúng rõ ràng Hỗ trợ Câu hỏi Khái quát và Câu hỏi Bài học Trực tiếp nhắm đến chuẩn và mục tiêu học tập Các chuẩn học tập Ghi chú Được nhắc đến trong mục Các bước tiến hành bài dạy Được đánh giá Có thể được giải quyết thấu đáo trong quá trình thực hiện bài dạy Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 A.09 Phụ lục A: Các bảng đánh giá Các mục tiêu Ghi chú Mô tả cụ thể những gì học sinh học tập chứ không chỉ là những gì các em thực hiện Có thể được đánh giá Đòi hỏi phải hiểu sâu về kiến thức Tích hợp việc tiếp thu kiến thức với các kỹ năng của thế kỷ 21 Kế hoạch đánh giá và các bản đánh giá Ghi chú Bao gồm đánh giá chính thức và không chính thức Mang tính thường xuyên trong suốt bài dạy Đánh giá tư duy bậc cao Đánh giá các kỹ năng của thế kỷ 21 Bao gồm tự đánh giá và đánh giá ngang hàng Đánh giá tất cả mục đích: Tìm hiểu nhu cầu học sinh Khuyến khích tự định hướng và cộng tác Theo dõi tiến bộ Kiểm tra sự tiếp thu và siêu nhận thức Thể hiện sự tiếp thu kiến thức và kỹ năng Nhấn mạnh sự tiếp thu kiến thức Nhắm đến tất cả các chuẩn kiến thức Nhắm đến tất cả mục tiêu học tập Bao gồm các tiêu chí đánh giá sát với nội dung học tập Các bước tiến hành bài dạy Ghi chú Diễn tả rõ ràng tất cả các bước và hoạt động cần thiết cho mỗi giai đoạn của dự án hay bài dạy. Ở đầu bài dạy: Giới thiệu bộ Câu hỏi Định hướng Thảo luận về kịch bản dự án Đánh giá kiến thức có sẵn của học sinh, sử dụng bảng đánh giá tìm hiểu nhu cầu học sinh Thiết lập các mục tiêu học tập A.10 Chương trình dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Phụ lục A: Các bảng đánh giá Các bước tiến hành bài dạy (tiếp theo) Ghi chú Trong khi dạy: Xác định rõ các phương pháp để theo dõi sự tiến bộ hướng đến các mục tiêu học tập Giúp học sinh phát triển và áp dụng kiến thức và kỹ năng mới Ôn lại Câu hỏi Định hướng Bao gồm hướng dẫn và làm mẫu các kỹ năng của thế kỷ 21 Vào cuối bài dạy: Mô tả cách học sinh thể hiện kết quả học tập (sản phẩm, trình diễn) Mô tả cách đánh giá kết quả học tập Giúp học sinh suy nghĩ về kết quả học tập của các em và định ra những mục tiêu mới Xuyên suốt bài dạy: Mô tả khi nào và bằng cách nào những hình thức đánh giá chính thức và không chính thức được áp dụng Nêu những kỹ thuật dạy học phân hóa Xác định những phương pháp giúp học sinh tự định hướng Nhắm đến tất cả mục tiêu học tập với các biện pháp hướng dẫn khả thi và phù hợp Các bước thực hiện được hoạch định lô-gic và nhịp nhàng Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 A.11 Phụ lục A: Các bảng đánh giá Ghi chú: _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ A.12 Chương trình dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 của Tập đoàn Intel. Tất cả các quyền đã được đăng ký. Intel ,logo của Intel, Sáng kiến Giáo dục của Intel và Chương trình Intel Teach là các nhãn hiệu đã được đăng ký của Tập đoàn Intel tại Hoa Kỳ và tại các nước khác. Các tên hiệu và nhãn mác khác có thể được xem là thuộc sở hữu của công ty khác. Phụ lục B: Chỉ mục Chỉ mục 21st Century skills (Các kỹ năng của thế kỷ 21)........................1.02, 1.30, 2.03, 3.04 Accommodations for Differentiated Instruction (Điều chỉnh để Dạy học phân hóa đối tượng) .............................................6.02, 6.08 Assessing Project Application (Ứng dụng Đánh giá Dự án)........................5.13, 6.06 Assessment (Đánh giá) ............................................ 2.10, 5.03, 5.05, 5.13,6.01, 6.03 Assessment Plan (Kế hoạch đánh giá) .......................................5.06, 5.08, 6.14 Assessment Plan Checklist (Bảng kiểm mục Kế hoạch đánh giá) ................5.10 Assessment Strategies (Chiến lược/Kỹ thuật đánh giá)...................... 2.10,2.14, 5.05 Assessment Summary (Bản tóm tắt kế hoạch đánh giá) ...................... 2.13,5.10 Assessment Timeline (Lịch trình đánh giá). ..................................................2.13 Assessment to Foster Self-Direction (Đánh giá để hỗ trợ tự định hướng)....6.05 Assessment to Gauge Student needs (Đánh giá tìm hiểu nhu cầu học sinh) ......................................................................................................................2.15 Auditory Learner (Người học theo thiên hướng tiếp thu qua kênh âm thanh) .....6.02 Benchmarks (Chuẩn mực) ...................................................................................2.01 Blog (Nhật ký trực tuyến).............................................................................1.27, 3.14 Bloom’s Taxonomy (Thang phân loại tư duy của Bloom) .....................................2.04 Bookmark/Tagging (Đánh dấu trang web) ...................................................1.23, 3.08 Chats (Chuyện trò qua mạng) ..............................................................................3.10 Citing Sources (Trích dẫn nguồn tham khảo) .......................................................3.06 Collaboration (Sự cộng tác)....................................................... 3.14, 4.01, 5.11, 7.08 Collaborative Web site (Trang web cộng tác trực tuyến).............................2.07, 3.16 Communication Resources (Tài nguyên giao tiếp)...............................................3.10 Communication Skills (Các kỹ năng giao tiếp) ............................................4.01, 3.04 Content Questions (Những câu hỏi nội dung) ......1.24, 2.05, 2.08, 7.07, Phụ lục A02 Copyright (Bản quyền)..........................................................................................3.05 Creativity (Sáng tạo) .............................................................................................1.31 Critical Thinking (Tư duy độc lập/phản biện) ..........................1.30, 2.06, Phụ lục A02 Curriculum-Framing Questions (Bộ Câu hỏi Định hướng/Bộ câu hỏi Khung chương trình) ................................................................ 1.14, 1.19,1.24, 2.05, 4.01, 4.03, 4.06 Curriculum-Framing Questions Rubric (Tiêu chí đánh giá bộ Câu hỏi Định hướng)................................................................2.06, Phụ lục A02 Descriptor (Rubrics) (Đặc tả) ................................................................................5.13 Differentiation (Sự (dạy học) phân hóa) ...............................................................6.04 Differentiation Survey (Bản khảo sát phân hóa)............................6.02, 6.0, 6.16 Diverse Learning (Học tập phân hóa)...................................................................6.08 E-mail (Thư điện tử) .............................................................................................3.11 Embedding or Hyperlink iles (Nhúng hoặc liên kết các tệp tin) ...........................7.12 Essential Question (Câu hỏi Khái quát).....................................1.01, 2.05, 2.26, 4.15 Evaluating the Course (Đánh giá khóa học) .......................................................8.107 Evaluating Web resources (Đánh giá các tài nguyên Web) .................................3.09 Evaluation (Đánh giá) ...................................................................... Xem Assessment Facilitating (Hướng dẫn học tập) .................................................................7.01, 7.04 Facilitation Resources (Tài nguyên hướng dẫn học tập) .....6.16, 6.20, 7.04, 7.09, 7.12 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 B.01 Phụ lục B: Chỉ mục Fair Use (Nguyên tắc sử dụng hợp lệ) ........................................................3.05, 4.12 Formative and Summative Assessment (Đánh giá thành phần và đánh giá tổng thể) ..........................................................................................1.12, 2.12, 5.05, 6.05, 6.08 Forms (Các biểu mẫu) ..........................................................................................6.10 Gauging Student Needs Checklist (Bảng kiểm mục tìm hiểu nhu cầu học sinh) .........................................................................................................2.20, Phụ lục A03 Gifted Student (Học sinh năng khiếu)...................................................................6.04 Goals, Course (Mục tiêu khóa học) ......................................................................1.05 Grants, Discount Rates, or Freeware (Các khoản tài trợ, giảm giá hoặc phần mềm miễn phí) ..................................................................................................7.12 Help Guide (Hướng dẫn kỹ năng công nghệ Help Guide) ...................................1.06 Higher-Order thinking skills (Các kỹ năng tư duy bậc cao) .................................................................................1.13, 1.30, 2.02, 4.05, 5.07, 7.01 Hyperlinking (Siêu Liên Kết) .................................................................................7.04 Instant Messaging (IM) (Tin nhắn tức thời) ..........................................................3.12 Instructional Design (Thiết kế quá trình dạy học/ bài dạy) ..............1.12, 1.17, 4.16, 8.04 Instructional Procedures (Các bước tiến hành bài dạy) ............ 4.14, 6.14, Phụ lục A.10 Internet (Mạng Internet) ................................................................................Mô-đun 3 Internet Research (Nghiên cứu qua Internet)................................................3.07 Internet Resources (Tài nguyên Internet ............................3.04, 3.07, 3.23, 7.23 Kinesthetic Learner (Người học theo thiên hướng vận động) ..............................6.02 Learning Goals and Objectives (Mục tiêu học tập)......................................1.14, 2.02 Learning Styles (Phong cách học)........................................................................6.03 Left Brain / Right Brain (Người học thuận não trái/não phải ) .....................6.03, 6.05 Linking (Liên kết) .....................................................xem Siêu Liên Kết (Hyperlinking) Management Resource (Tài nguyên quản lý) ......................................................7.09 Mathematical Thinking (Tư duy toán học) ................................................... 4.06, 6.11 Multiple Intelligences (Đa thông minh). ................................................................6.02 Objectives (Mục tiêu học tập) ......................................................................1.14, 2.02 Online Collaborative Web site (Trang web cộng tác trực tuyến) .................2.07, 3.16 Online Communication Resources (Tài nguyên giao tiếp trực tuyến) .................... 3.11 Online Survey (Thăm dò ý kiến trực tuyến) ..........................................................3.10 Opinion Poll (Cuộc trưng cầu ý kiến)....................................................................3.13 Portfolio Checklist (Bảng kiểm mục Hồ sơ bài dạy) ....................... 1.07, Phụ lục A.04 Portfolio Folder (Thư mục Hồ sơ bài dạy) ............................................................1.06 Portfolio Rubric (Tiêu chí đánh giá Hồ sơ bài dạy) ......................... 1.17, Phụ lục A.05 Presentations (Các bài trình diễn) ...................................................... 4.08, 4.11, 6.19 Outline (Đề cương) .......................................................................................2.21 Basic Skills (Các kỹ năng cơ bản).................................................................2.22 Enhancements (Các tính năng nâng cao) ............................................2.24, 4.12 Template (Mẫu khuôn)...................................................................................6.12 Problem solving (Giải quyết vấn đề)............................................................1.31, 3.04 Procedures, Instructional (Các bước tiến hành bài dạy) ........... 1.10, 4.14, Phụ lục A.10 Productivity (Hiệu quả, hiệu suất)................................................................7.04, 7.05 Professional Development Resources (Các tài nguyên phát triển chuyên môn) ............................................................................................................. 7.05, 7.12, 7.23 B.02 Chương trình dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Phụ lục B: Chỉ mục Project Characteristics Checklist (Bảng kiểm mục các đặc điểm của dự án)........................................1.19, Phụ lục A.07 Project Design (Thiết kế dự án)..........................................................1.24, 1.29, 4.05 Project-Based Learning (Học theo dự án) ..........................................1.13, 1.19, 1.22 Publication to Explain Projects (Ấn phẩm giải thích các dự án) ...........................1.22 Publications (Các ấn phẩm) ......................................................1.25, 4.08, 4.13, 6.19 Questioning (Phát vấn/Đặt câu hỏi)............................................................ 2.16, 7.01 Ratings (Mức điểm) ..............................................................................................5.13 Research (Nghiên cứu) ........................................................................................3.07 Resource student (Học sinh tiếp thu chậm) .........................................................6.04 Sample unit portfolios (Các hồ sơ bài dạy mẫu) ..................................................1.20 Search (Tìm kiếm). ...............................................................................................3.07 Self- Direction (Tự định hướng) ...........................................................................6.05 Showcase Feedback Form (Mẫu phản hồi trình diễn).................................8.05, 8.11 Showcasing Student Projects (Trình diễn dự án học sinh) .........................8.02, 8.05 Showcasing Unit Porfolios (Trình diễn Hồ sơ bài dạy) .........................................8.05 Special needs (Nhu cầu đặc biệt).........................................................................6.04 Standards (Chuẩn học tập) ................................................................1.13, 2.01, 3.03 Standards and Objectives (Chuẩn và mục tiêu học tập) ......................1.17, 2.02 Standards and Objectives Rubric (Bảng tiêu chí đánh giá chuẩn và mục tiêu học tập) ........................Phụ lục A.08 Student Sample (Mẫu sản phẩm học sinh) .........................................Mô-đun 4, 5.01 Student-Support Resource (Tài nguyên hỗ trợ học sinh) .....................................6.10 Student-Centered Instruction (Cách hướng dẫn lấy học sinh làm trung tâm) ........1.13, 2.01, 2.10, 4.02, 6.05, 6.16 Student-Friendly Search Engines (Những công cụ tìm kiếm phù hợp với học sinh) .................................................3.08 Summative Assessment (Đánh giá tổng thể) .......................................................2.10 Survey (Thăm dò ý kiến) ....................................................................3.10, 3.11, 3.14 Tagging (Đánh dấu trang web) .............................................................................1.23 Templates (Mẫu khuôn thiết kế sẵn).....................................................................6.12 Thinking Skills (Các kỹ năng tư duy) .......................1.13, 1.30, 2.02, 4.05, 5.07, 7.01 Traits (Rubrics) (Tiêu điểm (để đánh giá)) ............................................................5.13 Unit Plan checklist (Bảng kiểm mục kế hoạch bài dạy) ...........................Phụ lục A.09 Unit Plan Template (Mẫu kế hoạch bài dạy) .........................................................1.08 Unit Portfolio (Hồ sơ bài dạy) ...............................................................................1.06 Unit Portfolios, Sample (Những hồ sơ bài dạy mẫu) ............................................1.20 Unit Questions (Câu hỏi Bài học) .........................................................................2.05 Visual-Auditory-Kinesthetic Learners (Người học có thiên hướng Nhìn – nghe – vận động) .........................................6.02 Visual Learner (Người học có thiên hướng tiếp thu trực quan) ...........................6.02 Voice Over Internet Protocol (VoIP) (Giao thức truyền âm thanh qua đường Internet) ..................................................3.13 Web Search (Tìm kiếm trên Web). .......................................................................3.07 Wiki (Trang wiki) ................................................................................2.24, 3.03, 3.15 Works Cited (Trang trích dẫn tài liệu tham khảo) .................................................3.06 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 B.03 Phụ lục B: Chỉ mục Ghi chú: _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ B.04 Chương trình dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 của Tập đoàn Intel. Tất cả các quyền đã được đăng ký. Intel ,logo của Intel, Sáng kiến Giáo dục của Intel và Chương trình Intel Teach là các nhãn hiệu đã được đăng ký của Tập đoàn Intel tại Hoa Kỳ và tại các nước khác. Các tên hiệu và nhãn mác khác có thể được xem là thuộc sở hữu của công ty khác. Phụ lục dành cho Giáo viên Cốt cán Phụ lục MT Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Phụ lục MT Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Phụ lục dành cho Giáo viên Cốt cán Tổng quan Phần Phụ lục này được thiết kế để hỗ trợ giáo viên cốt cán tổ chức các lớp tập huấn Khóa học Cơ bản dành cho giáo viên bộ môn. Phụ lục cung cấp các hướng dẫn về đào tạo và tổ chức khóa học, các bảng kiểm mục, mốc thời gian và các yêu cầu kỹ thuật cần thiết để bảo đảm thành công của khóa tập huấn. Mục lục Tổng quan về khóa tập huấn giáo viên cốt cán .............................................................................................. C01 Mẫu tự đánh giá của giáo viên cốt cán .......................................................................................................... C02 Mốc thời gian dành cho giáo viên cốt cán ...................................................................................................... C04 Hướng dẫn chọn giáo viên bộ môn (PT) ........................................................................................................ C06 Hướng dẫn tổ chức tập huấn giáo viên bộ môn ............................................................................................. C07 Chuẩn bị lớp tập huấn của bạn ...................................................................................................................... C10 Bảng kiểm mục chuẩn bị khóa tập huấn ........................................................................................................ C11 Bảng kiểm mục phòng máy ............................................................................................................................ C13 Bảng kiểm mục Mô-đun 1............................................................................................................................... C17 Bảng kiểm mục Mô-đun 2............................................................................................................................... C19 Bảng kiểm mục Mô-đun 3............................................................................................................................... C21 Bảng kiểm mục Mô-đun 4............................................................................................................................... C22 Bảng kiểm mục Mô-đun 5............................................................................................................................... C23 Bảng kiểm mục Mô-đun 6............................................................................................................................... C24 Bảng kiểm mục Mô-đun 7............................................................................................................................... C25 Bảng kiểm mục Mô-đun 8............................................................................................................................... C26 Chọn một trang web đánh dấu trực tuyến cho khóa học ............................................................................... C27 Chọn một trang Blog dành cho khóa học ....................................................................................................... C28 Thiết kế trang wiki dành cho khóa học ........................................................................................................... C29 Thiết kế trang wiki phục vụ trình diễn Hồ sơ bài dạy...................................................................................... C31 Thiết kế một trang web cộng tác soạn thảo trực tuyến phục vụ khóa tập huấn ............................................. C32 Các tài nguyên trực tuyến dành cho giáo viên cốt cán .................................................................................. C33 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Phụ lục dành cho Giáo viên Cốt cán Tổng quan về khóa tập huấn giáo viên cốt cán Giáo viên cốt cán tham dự khóa học với vai trò là giáo viên bộ môn, đồng thời tham gia thảo luận và các hoạt động hỗ trợ cho vai trò giáo viên cốt cán của mình. Yêu cầu • Tham gia tất cả các ngày học • Tham gia tất cả các giờ học • Phát triển một bộ hồ sơ bài dạy, bài mẫu học sinh, kế hoạch đánh giá và các tài liệu hỗ trợ cho một bài dạy cụ thể • Thảo luận và tham gia vào tất cả các cuộc thảo luận thực hành sư phạm trong suốt khóa học • Hiểu rõ các yêu cầu và sự mong đợi đối với giáo viên cốt cán • Thảo luận các kỹ thuật tổ chức một khóa học thành công • Sử dụng mạng mở rộng chương trình dạy học của Intel® • Hoàn tất việc đánh giá Khóa học Cơ bản của Intel® đối với giáo viên cốt cán Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 C.01 Phụ lục dành cho Giáo viên Cốt cán Mẫu tự đánh giá của giáo viên cốt cán Tên giáo viên cốt cán: __________________________________________________________________________________________________________________ Tên giảng viên cao cấp: _______________________________________________________________________________________________________________ Ngày: _________________________________________________________________________________________________________________________________________ Mô tả: Việc tự đánh giá này cần hoàn tất khi khóa tập huấn giáo viên cốt cán đi được nửa chặng đường. Sử dụng biểu mẫu sau để tập trung vào điểm mạnh của bạn và nhắm đến các lĩnh vực mà bạn muốn cải thiện. Hỏi giảng viên cao cấp hoặc các giáo viên cốt cán khác cách giải quyết những mối quan tâm của bạn, từ đó bạn có thể chuẩn bị tốt nhất cho việc tập huấn lại giáo viên bộ môn. Xuất sắc Tốt Cần cải thiện Tôi hiểu cách kết hợp công nghệ vào nhiều nội dung khác nhau. □ □ □ Tôi xác định được các mục tiêu học tập đáp ứng chuẩn kiến thức. □ □ □ Tôi đang phát triển một dự án kết hợp hiệu quả bộ Câu hỏi Định hướng, đánh giá theo tiến độ và dự án tiếp cận việc học tập. □ □ □ Các yếu tố trong bài dạy của tôi hỗ trợ các kỹ năng của thế kỷ 21 và kỹ năng tư duy bậc cao. □ □ □ Tôi sử dụng thành thạo các ứng dụng trong khóa học. □ □ □ Tôi sử dụng thành thạo các thiết bị trong khóa học. □ □ □ Tôi thể hiện kỹ năng giải quyết sự cố. □ □ □ Nhận xét Thiết kế bài dạy và kết hợp công nghệ Kỹ năng công nghệ C.02 Chương trình dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Phụ lục dành cho Giáo viên Cốt cán Xuất sắc Tốt Cần cải thiện Tôi đến lớp đúng giờ. □ □ □ Tôi dự đủ tất cả các bài học. □ □ □ Tôi duy trì thái độ tích cực. □ □ □ Tôi thể hiện sự hăng hái khi tham gia học tập. □ □ □ Tôi chuẩn bị kỹ trước khi đến lớp. □ □ □ Tôi tập trung vào các bài tập. □ □ □ Tôi hoàn tất các bài đánh giá. □ □ □ Tôi tham gia thảo luận và ghi chú những yếu tố hỗ trợ việc học của tôi. □ □ □ Tôi nhờ giúp đỡ khi cần và cởi mở trước các ý tưởng và đề nghị của người khác. □ □ □ Tôi hỗ trợ bạn học với các ý tưởng động não về bài dạy, kết hợp công nghệ, bộ Câu hỏi Định hướng và các hoạt động khác của lớp. □ □ □ Nhận xét Tham dự Thái độ Tổ chức Tinh thần lãnh đạo Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 C.03 Phụ lục dành cho Giáo viên Cốt cán Mốc thời gian dành cho giáo viên cốt cán Tất cả giáo viên cốt cán đều phải hoàn thành các mốc thời gian sau. Các mốc này được sắp xếp theo trình tự thời gian. Mốc 1: Hoàn thành Khóa học Cơ bản dành cho giáo viên cốt cán Hoàn thành Khóa học Cơ bản dành cho giáo viên cốt cán. Hoàn tất mẫu đánh giá khóa học trực tuyến. Mốc 2: Xây dựng khóa tập huấn giáo viên bộ môn Sử dụng mạng mở rộng chương trình dạy học của Intel để xây dựng khóa tập huấn của bạn trong vòng 60 ngày kể từ khi hoàn tất khóa tập huấn giáo viên cốt cán. Lên lịch gặp lớp lần đầu tiên trong vòng 8 tháng kể từ khi hoàn tất khóa tập huấn giáo viên cốt cán. Đặt hàng trực tuyến các tài liệu phục vụ cho khóa học ba tuần trước khi bắt đầu khóa học. Tuyển chọn giáo viên bộ môn từ khu vực của bạn để tham gia khóa học (giáo viên dạy phổ thông). Theo dõi số lượng giáo viên bộ môn đăng ký tham dự khóa tập huấn, thu thập địa chỉ và e-mail của họ. Nếu cần thêm tài liệu tập huấn, hãy gửi e-mail về địa chỉ teacher.training@intel.com. Kiểm tra phòng máy nơi bạn sẽ tổ chức khóa học trước ngày bắt đầu để bảo đảm mọi thứ được cài đặt đúng. Kiểm tra đủ tất cả các mục trong bảng kiểm mục tổ chức khóa học ít nhất là một tuần trước khi bắt đầu khóa học. C.04 Chương trình dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Phụ lục dành cho Giáo viên Cốt cán Mốc 3: Tập huấn giáo viên bộ môn Trong vòng 12 tháng sau khi hoàn tất khóa tập huấn giáo viên cốt cán, triển khai hoàn tất Khóa học Cơ bản cho ít nhất 10 giáo viên bộ môn theo hướng dẫn tổ chức khóa học. Thông báo cho tất cả giáo viên bộ môn về tùy chọn chứng nhận hoàn thành khóa học làm tín chỉ đại học hoặc chứng chỉ phát triển chuyên môn ngay trong ngày đầu tiên nếu cần thiết. Theo dõi sĩ số giáo viên bộ môn trong từng buổi học. Mốc 4: Hoàn tất tập huấn giáo viên bộ môn Bảo đảm tất cả giáo viên bộ môn đều hoàn tất đủ 8 mô-đun của khóa học. Bảo đảm tất cả giáo viên bộ môn đều hoàn tất việc đánh giá khóa học trực tuyến. Đóng lớp học trực tuyến vào ngày kết thúc Mô-đun 8 và báo số lượng giáo viên đạt yêu cầu của khóa học (QUAN TRỌNG). Kiểm tra tình trạng trực tuyến của lớp để bảo đảm lớp PT đã được đóng xong. Trong vòng 10 ngày sau khi hoàn tất lớp tập huấn giáo viên bộ môn, gửi các thông tin sau về cơ quan quản lý. • Mẫu tín chỉ đại học hay phát triển chuyên môn, nếu có áp dụng • Mẫu điểm danh • Tất cả các tài liệu còn lại sau khóa học Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 C.05 Phụ lục dành cho Giáo viên Cốt cán Hướng dẫn chọn giáo viên bộ môn (PT) Giáo viên bộ môn phải: • Là các giáo viên đang dạy phổ thông trong khu vực hoặc cộng đồng • Có kỹ năng sử dụng máy tính trung cấp, cụ thể là: • Định dạng, chỉnh sửa văn bản • Copy, cắt dán văn bản và hình ảnh • Lưu văn bản • Sử dụng e-mail • Duyệt web và tìm kiếm trên Internet • Sử dụng một phần mềm xử lý văn bản Ghi chú: Giáo viên không có các kỹ năng này trước khi tham gia Khóa học Cơ bản cần phải hoàn tất một lớp tập huấn trước. Chương trình dạy học của Intel không tổ chức các lớp tập huấn này. • Hoàn tất khóa học 32 giờ tại lớp cùng với 16 giờ làm bài tập chuẩn bị ở nhà. Giáo viên bộ môn sẽ được: • Tập huấn và thực hành miễn phí cách tích hợp công nghệ vào môn học • Xây dựng hồ sơ bài dạy tích hợp công nghệ vào môn học đang dạy • Có cơ hội lấy được tín chỉ bậc đại học hoặc chứng chỉ phát triển chuyên môn, tùy thuộc vào quyết định của cơ quan quản lý (Do cơ quan quản lý giáo dục địa phương quy định) C.06 Chương trình dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Phụ lục dành cho Giáo viên Cốt cán Hướng dẫn tổ chức tập huấn giáo viên bộ môn Khóa học Cơ bản được xây dựng theo mô hình mô-đun cho phép việc triển khai được linh hoạt. Để bảo đảm chất lượng, lớp tập huấn Khóa học Cơ bản 32 giờ nên được thực hiện theo những hướng dẫn sau Giáo viên cốt cán phải • Bắt đầu khóa tập huấn trong vòng 8 tháng sau khi hoàn tất lớp tập huấn giáo viên cốt cán. • Hoàn tất 8 mô-đun theo đúng trật tự. • Hoàn tất 8 mô-đun trong vòng bốn tháng kể từ ngày bắt đầu tập huấn. • Hoàn tất khóa tập huấn trong vòng một năm kể từ khi kết thúc khóa học dành cho giáo viên cốt cán. • Lịch tổ chức tập huấn các mô-đun cần tiến hành theo các hướng dẫn sau: • Mỗi buổi tập huấn nên kéo dài 4 giờ (hoàn tất mỗi buổi một mô-đun), có thời gian cách quãng giữa các mô-đun để học viên làm bài tập chuẩn bị ở nhà. • Một ngày có thể triển khai 2 mô-đun nếu như phòng máy có thời gian mở cửa cho phép học viên thực hành và hoàn tất các bài tập chuẩn bị. • Không được tổ chức khóa học ít hơn sáu ngày liên tiếp. • Khóa học chỉ có thể được chia thành các buổi học ít hơn 4 giờ nếu như đáp ứng những điều kiện sau: • Mỗi buổi được tổ chức ít nhất một giờ. • Mỗi mô-đun hoàn tất trong cùng một tuần. Ví dụ: • • Thứ hai, 18 tháng 9, từ 3 giờ đến 5 giờ chiều và thứ tư 20 tháng 9 từ 3 giờ đến 5 giờ chiều. • Thứ hai đến thứ sáu, từ ngày 18 đến ngày 21 tháng 9 từ 3 giờ đến 4 giờ chiều. Toàn bộ lớp học (Tất cả các giáo viên bộ môn) sẽ phải có mặt trong thời gian quy định. Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 C.07 Phụ lục dành cho Giáo viên Cốt cán Các lịch triển khai mẫu Ví dụ về một lịch triển khai sau giờ học (4 giờ mỗi tuần, trong 8 tuần – phù hợp nhất): Thứ tư sau giờ học Tuần 1 Mô-đun 1 4 giờ Tuần 2 Mô-đun 2 4 giờ Tuần 3 Mô-đun 3 4 giờ Tuần 4 Mô-đun 4 4 giờ Tuần 5 Mô-đun 5 4 giờ Tuần 6 Mô-đun 6 4 giờ Tuần 7 Mô-đun 7 4 giờ Tuần 8 Mô-đun 8 4 giờ Ví dụ về một lịch triển khai sau giờ học (4 giờ mỗi tuần, trong 8 tuần): Thứ ba sau giờ học Thứ năm sau giờ học Tuần 1 Mô-đun 1 2 giờ Mô-đun 1 tiếp theo 2 giờ Tuần 2 Mô-đun 2 2 giờ Mô-đun 2 tiếp theo 2 giờ Tuần 3 Mô-đun 3 2 giờ Mô-đun 3 tiếp theo 2 giờ Tuần 4 Mô-đun 4 2 giờ Mô-đun 4 tiếp theo 2 giờ Tuần 5 Mô-đun 5 2 giờ Mô-đun 5 tiếp theo 2 giờ Tuần 6 Mô-đun 6 2 giờ Mô-đun 6 tiếp theo 2 giờ Tuần 7 Mô-đun 7 2 giờ Mô-đun 7 tiếp theo 2 giờ Tuần 8 Mô-đun 8 2 giờ Mô-đun 8 tiếp theo 2 giờ (còn tiếp) C.08 Chương trình dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Phụ lục dành cho Giáo viên Cốt cán Ví dụ về một lịch triển khai trong hai tuần: Thứ hai: 6 giờ Thứ ba: 6 giờ Thứ tư: 6 giờ Thứ năm: 6 giờ Mô-đun 1 (4 giờ) Mô-đun 2 (4 giờ) Mô-đun 3 (4 giờ) Mô-đun 4 (4 giờ) Phòng máy (2 giờ) Phòng máy (2 giờ) Phòng máy (2 giờ) Phòng máy (2 giờ) Thứ hai: 6 giờ Thứ ba: 6 giờ Thứ tư: 6 giờ Thứ năm: 6 giờ Mô-đun 5 (4 giờ) Mô-đun 6 (4 giờ) Mô-đun 7 (4 giờ) Mô-đun 8 (4 giờ) Phòng máy (2 giờ) Phòng máy (2 giờ) Phòng máy (2 giờ) Phòng máy (2 giờ) Ví dụ về lịch triển khai ngắn ngày nhất (không được khuyến khích): Hai: 6 giờ Ba: 6 giờ Tư: 8 giờ Năm: 6 giờ Sáu: 8 giờ Bảy: 6 giờ Mô-đun 1 (4) Mô-đun 2 (4) Mô-đun 3 (4) Mô-đun 5 (4) Mô-đun 6 (4) Phòng máy (2) Phòng máy (2) Phòng máy (2) Mô-đun 4 (4) Phòng máy (2) Mô-đun 7 (4) Mô-đun 8 (4) Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 C.09 Phụ lục dành cho Giáo viên Cốt cán Chuẩn bị lớp tập huấn của bạn Sử dụng phần trước đây, “Hướng dẫn tổ chức tập huấn giáo viên bộ môn” để lập kế hoạch tập huấn Khóa học Cơ bản 32 giờ dành cho giáo viên bộ môn của bạn. Sử dụng kế hoạch này để đăng ký lớp trực tuyến và thông báo các nhiệm vụ quan trọng cũng như ngày thực hiện theo lịch trình của bạn. 1. Đăng ký lớp trực tuyến (Tham khảo www.intel.com/education/teach/in-service.htm) trước (ngày): ______________________________________ Ghi chú: Đăng ký lớp trực tuyến cần tiến hành trong vòng 60 ngày kể từ khi hoàn tất lớp tập huấn giáo viên cốt cán. Chi tiết về lớp tập huấn có thể chỉnh sửa vào bất kỳ lúc nào trước thời gian bắt đầu lớp. 2. Phòng máy tại địa điểm (Địa chỉ): _______________________________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________________________________________________________________________________ 3. Buổi đầu tiên (Mô-đun 1) bắt đầu vào (ngày): ________________________________________________________________________________ Ghi chú: Buổi đầu tiên bắt đầu trong vòng 8 tháng kể từ khi hoàn tất khóa tập huấn giáo viên cốt cán. 4. Lớp bắt đầu vào lúc (giờ): _________________________________________________________________________________________________________ 5. Lớp kết thúc vào lúc (giờ): _________________________________________________________________________________________________________ 6. Tôi sẽ đặt hàng trực tuyến các tài liệu phục vụ cho khóa học trước (ngày): _________________________________________ Ghi chú: Tài liệu cần được đặt hàng trước khi bắt đầu lớp tập huấn giáo viên bộ môn ba tuần. 7. Tôi sẽ kết thúc khóa học sau mô-đun 8 vào (ngày): ________________________________________________________________________ Ghi chú: Mô-đun 8 cần bắt đầu không quá 12 tháng sau khi hoàn tất khóa tập huấn giáo viên cốt cán. Ghi chú:______________________________________________________________________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________________________________________________________________________________ C.10 Chương trình dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Phụ lục dành cho Giáo viên Cốt cán Bảng kiểm mục chuẩn bị khóa tập huấn Bắt buộc Các công việc sau cần được thực hiện để lớp tập huấn diễn ra thuận lợi: Theo dõi số lượng giáo viên bộ môn đăng ký tham gia khóa tập huấn, cùng với địa chỉ e-mail. Bạn cũng cần có địa chỉ e-mail của giáo viên bộ môn để tổ chức các hoạt động giao tiếp chung, thiết lập các tài nguyên trực tuyến (Như blog, wiki hoặc các tài liệu cộng tác) của khóa học. Bạn có thể sử dụng tệp tin “Sign Up list” tại thư mục PT Forms trong tài nguyên trực tuyến dành cho giáo viên cốt cán. (Xem Phụ lục C.33 dành cho Giáo viên cốt cán). Bảo đảm rằng bạn đã đặt hàng đầy đủ các tài liệu cho khóa tập huấn PT ba tuần trước khi bắt đầu khóa tập huấn. Tham khảo hướng dẫn sử dụng các tài nguyên trực tuyến dành cho giáo viên cốt cán, bắt đầu từ C.33. Nếu bạn cần thêm giáo trình ngoài số đã đăng ký, hãy gửi e-mail về địa chỉ teacher.training@intel.com. Kiểm tra việc cài đặt các thiết bị phần cứng, phần mềm của phòng máy theo bảng kiểm mục phòng máy ở trang C.13. Chọn và thiết lập các tài nguyên trực tuyến (Đánh dấu trang, blog, wiki, các tài nguyên cộng tác trực tuyến). Gửi hướng dẫn đăng ký sử dụng cho giáo viên bộ môn trước khi bắt đầu. Một mẫu e-mail được cho sẵn tại thư mục Templates trong tài nguyên trực tuyến dành cho giáo viên cốt cán. Xem hướng dẫn bắt đầu từ C.27. Bạn có thể sẽ cần gửi e-mail mẫu “Login Information” làm tài liệu đính kèm để giáo viên có thể ghi nhớ thông tin và mật mã đăng nhập. Chọn một trang web hỗ trợ đánh dấu để làm mẫu trong Mô-đun 1. Tham khảo tài liệu “Online Tagging and Bookmarking Sites” tại thư mục Collaboration trên đĩa CD tài nguyên. Bạn có thể chọn một tài nguyên không đòi hỏi phải cài đặt thêm thanh công cụ nếu như đang sử dụng máy tính của phòng máy. Tham khảo trang C.27 để được hướng dẫn thêm. Chọn một trang Blog để giáo viên bộ môn sử dụng cho các hoạt động phản hồi vào cuối mỗi mô-đun. Tham khảo “Blog Sites” tại thư mục Collaboration trên đĩa CD tài nguyên. Tham khảo trang C.27 để được hướng dẫn thêm. Chọn một trang wiki cho khóa tập huấn. Việc sử dụng wiki là hoạt động bắt buộc ở mô-đun 3 trong hoạt động Thực hành sư phạm và là tùy chọn trong các hoạt động Chia sẻ, các phần Thực hành sư phạm ở những mô-đun còn lại và phần Trình diễn (Showcase). Tham khảo “Wiki Sites” tại thư mục Collaboration trên đĩa CD tài nguyên. Tạo một trang khởi đầu của wiki và các trang nhánh cần thiết. Tham khảo trang C.29 để được hướng dẫn thêm. Chọn một tài nguyên cộng tác trực tuyến. Tham khảo “Online Collaborating Editing Resources và “Web-based Spreadsheets” tại thư mục Collaboration trên đĩa CD tài nguyên. Thiết lập trang bảng tính cộng tác trực tuyến dành cho hoạt động 2 của Mô-đun 2. Tham khảo trang C.32 để được hướng dẫn thêm. Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 C.11 Phụ lục dành cho Giáo viên Cốt cán Xem lại bảng kiểm mục Mô-đun 1 (trang C.17) ít nhất là một tuần trước khi bắt đầu khóa học. Chuẩn bị sẵn các số điện thoại liên lạc cần thiết (Lãnh đạo ngành giáo dục địa phương, liên hệ kỹ thuật v.v.). Bảo đảm trong phòng máy có điện thoại hoạt động tốt và/hoặc đem theo điện thoại di động; tìm hiểu xem có cần phải quay số nào trước nếu sử dụng điện thoại của phòng máy. Xem lại phiên bản của tài liệu Khóa học Cơ bản và đĩa CD tài nguyên. Tùy chọn Các đề nghị sau sẽ giúp cho khóa học của bạn diễn ra thuận lợi hơn: Tổ chức một buổi gặp gỡ trước khóa tập huấn để bảo đảm tất cả giáo viên bộ môn hiểu rõ mục đích của khóa tập huấn. Kiểm tra xem có máy in hay không? Nếu có, hãy đem theo một ram giấy. Kiểm tra xem có các phòng hoạt động nhóm hay không để bạn có thể sử dụng vào việc thảo luận. Chuẩn bị các ly màu đỏ hoặc cờ báo hiệu để giáo viên bộ môn thông báo khi cần sự trợ giúp. Kiểm tra thẻ đeo tên hoặc bảng tên để bàn (Mẫu bảng tên để bàn có tại thư mục Templates trong tài nguyên trực tuyến dành cho giáo viên cốt cán.) Chuẩn bị mẫu phiếu phản hồi để thu thập ý kiến phản hồi của giáo viên bộ môn mỗi khi kết thúc buổi học hoặc giải lao và trả lời các câu hỏi, mối quan tâm được nêu ra trong phiếu phản hồi vào cuối mỗi ngày hoặc khi bắt đầu buổi kế tiếp. Tạo mẫu đăng ký thức ăn. Chuẩn bị cà phê. Phát sơ đồ và/hoặc danh sách các vị trí chuẩn bị bữa ăn khi lớp nghỉ ăn trưa hoặc ăn chiều. Có đủ bút, bút chì, bút dạ và các mẩu ghi có keo dính dự phòng. Bảo đảm các vật tư đều có đủ, ví dụ như bút viết bảng, giấy in v.v. Có kế hoạch đề phòng trường hợp gặp các sự cố kỹ thuật hoặc mất điện. Nếu tổ chức tập huấn tại một trường học khác, trao đổi với bảo vệ và thư ký của trường, tự giới thiệu bạn và xác nhận thời gian tổ chức lớp tập huấn. Gọi điện cho các giáo viên bộ môn để bảo đảm họ đã nắm đầy đủ thông tin về khóa tập huấn. C.12 Chương trình dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Phụ lục dành cho Giáo viên Cốt cán Bảng kiểm mục phòng máy Giáo viên cốt cán phải chịu trách nhiệm đến kiểm tra phòng máy trước khi khóa tập huấn diễn ra. Hãy kiểm tra các chi tiết sau: Tất cả phần mềm và hệ thống đáp ứng yêu cầu (Xem bảng dưới). Đĩa CD tài nguyên chương trình đã được kiểm tra tại các máy tính của phòng máy để bảo đảm chỉ mục hoạt động tốt. Nếu bạn gặp vấn đề, tham khảo hướng dẫn Help Guide (Tham khảo kỹ năng khóa học cơ bản, nhóm 1). Chuẩn bị và chạy thử ứng dụng Help Guide. Nếu đĩa CD tài nguyên, Help Guide hoặc cả hai, được đặt tại một ổ đĩa dùng chung, bảo đảm các tệp tin đã chép đủ và chạy thử trước khi bắt đầu khóa tập huấn. Nếu muốn ghi lại hồ sơ bài dạy của mọi người vào đĩa CD, cần phải có một máy chủ hoặc hệ thống mạng cho phép bạn truy cập vào tất cả các tệp tin của giáo viên. Đồng thời bạn cũng phải có một đầu ghi đĩa CD. Các phần mềm đề nghị và cấu hình hệ thống máy tính phòng máy Các phần mềm và thiết lập hệ thống máy tính phòng máy sau được đề nghị để đáp ứng nhu cầu của giáo viên và để cho các tài nguyên của Khóa học Cơ bản, ví dụ như Help Guide, hoạt động tốt. Việc sử dụng các phần mềm khác và cấu hình khác đòi hỏi phải có kinh nghiệm và kỹ năng phù hợp. Apple Macintosh* Microsoft Windows* Hệ điều hành Hệ điều hành Apple System Software phiên bản OS X v.10.4* hoặc mới hơn Microsoft Windows 2000* hoặc XP* Phần cứng Phần cứng • Máy tính PowerPC* hoặc Intel chạy Macintosh đủ cho • Máy tính Intel® Pentium ® 200 Mhz (hoặc cao hơn) hoặc mọi thành viên bộ vi xử lý thích hợp • Bộ nhớ 256 Mb hoặc cao hơn • Bộ nhớ 256 Mb hoặc cao hơn • Đĩa cứng còn trống ít nhất 100 Mb • Đĩa cứng còn trống ít nhất 100 Mb • Thiết bị âm thanh, có loa hoặc tai nghe • Thiết bị âm thanh, có loa hoặc tai nghe • Ổ đĩa CD cho tất cả các máy tính hoặc truy cập vào • Ổ đĩa CD cho tất cả các máy tính hoặc truy cập vào máy chủ có ổ đĩa CD máy chủ có ổ đĩa CD • Kết nối Internet cho tất cả các máy tính • Kết nối Internet cho tất cả các máy tính • Kết nối máy in phục vụ lớp tập huấn • Kết nối máy in phục vụ lớp tập huấn • Mỗi thành viên một máy tính • Mỗi thành viên một máy tính • Một máy tính dành cho giáo viên cốt cán • Một máy tính dành cho giáo viên cốt cán • Máy chiếu kết nối với máy tính dành cho giáo viên • Máy chiếu kết nối với máy tính dành cho giáo viên cốt cán Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel cốt cán. Chương trình dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 C.13 Phụ lục dành cho Giáo viên Cốt cán Apple Macintosh* Microsoft Windows* Trình duyệt Internet Trình duyệt Internet • Mozilla FireFox 1.5* hoặc mới hơn, HOẶC • Microsoft Internet Explorer 6.0* hoặc mới hơn (Tải về từ • Microsoft Internet Explorer 5.2.3* hoặc mới hơn, HOẶC http://windowsupdate.microsoft.com), HOẶC • Mozilla FireFox 1.5* hoặc mới hơn • Safari* Phần mềm Phần mềm • Phần mềm xử lý văn bản (Microsoft Word 2004 for Mac* hoặc mới hơn, hoặc OpenOfice.org 2.0 Write* hoặc mới hơn) • Phần mềm xử lý bảng tính (Microsoft Excel 2004 for Mac* hoặc mới hơn, hoặc OpenOfice.org 2.0 Calc* • Phần mềm xử lý văn bản (Microsoft Word 2000* hoặc mới hơn, hoặc OpenOfice.org 2.0 Write* hoặc mới hơn) • Phần mềm xử lý bảng tính (Microsoft Excel 2000* hoặc mới hơn, hoặc OpenOfice.org 2.0 Calc* hoặc mới hơn) • Phần mềm đa phương tiện (Microsoft Powerpoint 2000* hoặc mới hơn) • Phần mềm đa phương tiện (Microsoft Powerpoint 2004 for Mac* hoặc mới hơn, hoặc OpenOfice.org 2.0 hoặc mới hơn, hoặc OpenOfice.org 2.0 Impress* hoặc mới hơn) • Adobe Reader 7.0* hoặc mới hơn Impress* hoặc mới hơn) • Adobe Reader 7.0* hoặc mới hơn • Một phần mềm nén dữ liệu • Một phần mềm nén dữ liệu Khi kiểm tra phòng máy, bảo đảm rằng bạn hỏi những câu hỏi sau : 1. Nếu các phần mềm theo yêu cầu không thể đáp ứng, có cách gì để giải quyết vấn đề? ____________________________________________________________________________________________________________________________________________ ____________________________________________________________________________________________________________________________________________ 2. Quy định sử dụng phòng máy như thế nào? ____________________________________________________________________________________________________________________________________________ ____________________________________________________________________________________________________________________________________________ 3. Giờ làm việc của phòng máy như thế nào? 4. Có mật mã gì hay không? ____________________________________________________________________________________________________________________________________________ 5. Giáo viên bộ môn lưu các tệp tin vào vị trí nào? Họ có thể lưu vào máy chủ hoặc vào đĩa cứng để truy cập trong các buổi học kế tiếp được không? ____________________________________________________________________________________________________________________________________________ ____________________________________________________________________________________________________________________________________________ C.14 Chương trình dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Phụ lục dành cho Giáo viên Cốt cán 6. Có sẵn các thiết bị ngoại vi nào hoặc có thể gắn thêm thiết bị khác không (Máy quét, máy chụp hình, máy in v.v.) _______________________________________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________________________________ 7. Có thể tải lên và tải xuống các tập tin từ Internet không? _________________________________________________________________ 8. Giáo viên có thể cài đặt thêm các thiết bị khác hoặc các phần mềm nén tệp tin hay không (nếu cần)? ____________________________________________________________________________________________________________________________________________ Thông tin nơi tổ chức khóa tập huấn` Địa điểm: _____________________________________________________________________________________________________________________________________ Địa chỉ: _______________________________________________________________________________________________________________________________________ Hướng dẫn nơi gửi xe: ___________________________________________________________________________________________________________________ Số điện thoại: _______________________________________________________________________________________________________________________________ Ngày tập huấn: _____________________________________________________________________________________________________________________________ Ngày bắt đầu: ______________________________________________________________________________________________________________________________ Ngày kết thúc: ______________________________________________________________________________________________________________________________ Giờ tập huấn: _______________________________________________________________________________________________________________________________ Thông tin liên hệ kỹ thuật phòng máy Họ tên: _______________________________________________________________________________________________________________________________________ Địa chỉ e-mail: ______________________________________________________________________________________________________________________________ Số điện thoại: ______________________________________________________________________________________________________________________________ Số Fax: _______________________________________________________________________________________________________________________________________ Giờ làm việc: ________________________________________________________________________________________________________________________________ Các thông tin liên hệ khác: ___________________________________________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________________________________________________________________________________ Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 C.15 Phụ lục dành cho Giáo viên Cốt cán Ghi chú: __________________________________________________________________________________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________________________________________________________________________________ C.16 Chương trình dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Phụ lục dành cho Giáo viên Cốt cán Bảng Kiểm mục các công việc cần chuẩn bị cho Mô-đun 1 Mô-đun 1 Bảng kiểm mục Dạy học theo dự án Bắt buộc Kiểm tra và bảo đảm rằng bạn đã có đủ tất cả địa chỉ e-mail của các giáo viên bộ môn. Nếu bạn sử dụng mẫu “Sign up list” từ thư mục PT Forms trong tài nguyên trực tuyến dành cho giáo viên cốt cán, hãy cập nhật tệp tin của bạn. Bảo đảm rằng các giáo viên bộ môn nhận được hướng dẫn cách đăng nhập vào trang blog, wiki và trang tài nguyên cộng tác trực tuyến. Họ cần phải đăng ký sử dụng các trang web này trước khi có thể cộng tác hoặc sử dụng các tài nguyên trong khóa học. Gửi e-mail cho các giáo viên bộ môn trước khi bắt đầu mô-đun 1, yêu cầu họ đem theo các giáo trình môn dạy để hỗ trợ cho việc lập kế hoạch xây dựng hồ sơ bài dạy. Mẫu e-mail có sẵn tại thư mục Templates trong tài nguyên trực tuyến dành cho giáo viên cốt cán. In mẫu “Course Attendance Sheet” từ thư mục PT Forms trong tài nguyên trực tuyến dành cho giáo viên cốt cán. Dán tại vị trí trung tâm của lớp hoặc đăng vào trang web cộng tác trực tuyến để giáo viên bộ môn đăng ký. Kiểm tra các trang web đánh dấu và trang blog mà bạn đã chọn dành cho giáo viên bộ môn để bảo đảm rằng chúng hoạt động và không bị chặn từ máy tính của phòng máy. Chọn một trang blog để giáo viên bộ môn thực hiện hoạt động phản hồi vào cuối mỗi Mô-đun. Tham khảo Blog Sites tại thư mục Collaboration trên đĩa CD tài nguyên. Chuẩn bị địa chỉ và hướng dẫn đăng ký sử dụng cho giáo viên bộ môn. Tham khảo hướng dẫn ở trang C.28. Xem lại Mô-đun 1, các bài trình diễn có liên quan và tài nguyên để chọn trang web đánh dấu và các trang blog trong Internet Tools Support từ tài nguyên trực tuyến dành cho giáo viên cốt cán. Bổ sung các văn bản hướng dẫn của cơ quan giáo dục địa phương hoặc bất cứ tài liệu bản địa hóa nào khác vào bài trình diễn tổng quan khóa học nhúng trong bài trình chiếu Mô-đun 1 tại thư mục PT Presentations từ tài nguyên trực tuyến dành cho giáo viên cốt cán. Bảo đảm tài liệu tập huấn có đủ để phát cho giáo viên bộ môn trong buổi học đầu tiên. Bảo đảm có sẵn các mẫu chứng nhận hoàn thành tín chỉ đại học và/hoặc bồi dưỡng chuyên môn để phát cho giáo viên bộ môn. Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 C.17 Phụ lục dành cho Giáo viên Cốt cán Bảng Kiểm mục các công việc cần chuẩn bị cho Mô-đun 1 Tùy chọn Nếu khung thời gian mà bạn dự định tổ chức khóa học có các mốc thời gian của các bữa ăn, hãy dự trù kéo dài giờ học thêm 30 phút để giải lao dùng bữa. Gọi cho các giáo viên bộ môn vài ngày trước khi bắt đầu buổi đầu tiên để nhắc nhở họ đem theo những gì và trả lời những câu hỏi của họ. Nếu có giáo viên nào hủy đăng ký tham dự lớp, bạn phải mời giáo viên khác trong danh sách dự phòng. Xây dựng hệ thống báo hiệu để giáo viên ra hiệu khi họ cần trợ giúp. Tạo thẻ tên hoặc thẻ tên để bàn (Mẫu thẻ tên để bàn có sẵn tại thư mục Templates từ tài nguyên trực tuyến dành cho giáo viên cốt cán.) Bảo đảm có đủ bút, bút chì, bút dạ, các mẩu ghi có keo dính dự phòng. Cung cấp cà phê và/hoặc thức ăn. Yêu cầu giáo viên bộ môn đăng ký đem theo thức ăn nhẹ cho mỗi buổi học. Phát sơ đồ và/hoặc danh sách các vị trí chuẩn bị bữa ăn khi lớp nghỉ ăn trưa hoặc ăn chiều. Gửi thư mời cho đại diện ngành giáo dục địa phương và hiệu trưởng đến dự buổi trình diễn Hồ sơ bài dạy (Mô-đun 8). C.18 Chương trình dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Phụ lục dành cho Giáo viên Cốt cán Bảng Kiểm mục các công việc cần chuẩn bị cho Mô-đun 2 Mô-đun 2 Kiểm mục Lập kế hoạch bài dạy Bắt buộc Xem lại Mô-đun 2, các bài trình diễn có liên quan và tài nguyên sau đây thuộc Mô-đun 2 trên đĩa CD Tài nguyên. ( Ghi chú của ban biên dịch: Các tên tệp tin được giữ nguyên tiếng Anh để thuận tiện cho học viên tìm đúng tệp tin trên CD bởi vì dù nội dung tệp tin được Việt hóa, tên của tệp tin vẫn theo tên gốc tiếng Anh.) Thư mục Assessment Standards and Objectives Rubric Curriculum-Framing Questions Rubric Unit Plan Checklist Assessment for Project-Based Learning Sample assessments to gauge student needs Thư mục CFQs CFQ Presentations Brainstorming Questions Writing Curriculum-Framing Questions Tips for Writing Curriculum -Framing Questions Sample CFQs Big Idea Words Thư mục Thinking 21st Century Skills Revised Bloom’s Taxonomy Thư mục Unit Portfolios Sample Portfolio Presentations Cập nhật các địa chỉ của trang blog trong bài trình chiếu Mô-đun 2 trong thư mục PT Presentations từ tài nguyên trực tuyến dành cho giáo viên cốt cán. Chọn một trang web cộng tác trực tuyến cho Hoạt động 2. Làm theo các hướng dẫn trong tài liệu Setting Up a Collaborative Editing Web site từ thư mục Internet Tools Support folder trong tài nguyên trực tuyến dành cho giáo viên cốt cán để chuẩn bị tài liệu bảng tính. Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 C.19 Phụ lục dành cho Giáo viên Cốt cán Bảng Kiểm mục các công việc cần chuẩn bị cho Mô-đun 2 Dán mẫu Course Attendance Sheet để giáo viên đăng ký hoặc đăng lên trang web cộng tác trực tuyến mà bạn đã chuẩn bị. Chuẩn bị bài trình chiếu về Câu hỏi Định hướng để phục vụ cho Hoạt động 2. Kiểm tra trang wiki mà bạn đã thiết lập để bảo đảm rằng chúng hoạt động và không bị chặn từ máy tính của phòng máy. Sẵn sàng kế hoạch dự phòng trong trường hợp có trục trặc kỹ thuật. Tùy chọn Kiểm tra để bảo đảm là thiết bị âm thanh (ví dụ như loa ngoài) hoạt động tốt để giáo viên có thể nghe âm thanh từ bài trình chiếu về Câu hỏi Định hướng. Clip âm thanh này là tùy chọn, nên bạn cũng có thể bỏ qua phần này. E-mail hoặc gọi cho các giáo viên bộ môn để thông tin về thời gian và địa điểm của buổi học kế tiếp. Nếu có giáo viên nào hủy đăng ký tham dự lớp, bạn phải mời giáo viên khác trong danh sách dự phòng. Bảo đảm là vẫn còn đủ bảng tên. Bảo đảm vẫn còn đủ văn phòng phẩm phục vụ khóa học. C.20 Chương trình dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Phụ lục dành cho Giáo viên Cốt cán Bảng Kiểm mục các công việc cần chuẩn bị cho Mô-đun 3 Mô-đun 3 Bảng kiểm mục Xây dựng liên kết Bắt buộc Kiểm tra trang wiki và trang web cộng tác trực tuyến mà bạn đã thiết lập để bảo đảm nó hoạt động tốt và không bị chặn bởi máy tính trong phòng máy. Xem lại Mô-đun 3, bài trình diễn và các tài nguyên của Mô-đun 3 trên đĩa CD tài nguyên. Thư mục Copyright Thư mục Search Resources Thư mục Evaluating the Web Thư mục Communication Thư mục Collaboration Thư mục Thinking 21st Century Skills Cập nhật các địa chỉ Internet, trang wiki, công cụ cộng tác trực tuyến và trang blog trong bài trình chiếu Mô-đun 3. Dán mẫu kiểm diện Course Attendance Sheet để giáo viên bộ môn ký tên hoặc hướng dẫn giáo viên truy cập vào trang web cộng tác mà bạn đã thiết lập. Xem lại ý tưởng chia sẻ theo cặp tại thư mục Facilitating Discussions trong tài nguyên trực tuyến dành cho giáo viên cốt cán và quyết định chọn cách chia sẻ. Chuẩn bị trình bày bài trình diễn “Copyright Chaos” từ thư mục Copyright trên đĩa CD tài nguyên. Sẵn sàng kế hoạch dự phòng trong trường hợp có trục trặc kỹ thuật. Tùy chọn Bảo đảm là vẫn còn đủ bảng tên. Bảo đảm vẫn còn đủ văn phòng phẩm phục vụ khóa học. Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 C.21 Phụ lục dành cho Giáo viên Cốt cán Bảng Kiểm mục các công việc cần chuẩn bị cho Mô-đun 4 Mô-đun 4 Bảng kiểm mục Tạo mẫu sản phẩm học sinh Bắt buộc Xem lại Mô-đun 4, bài trình diễn và các tài nguyên của Mô-đun 4 trên đĩa CD tài nguyên: Thư mục Responsible Use Thư mục Student Samples Nếu bạn dùng wiki để ghi lại ý kiến của giáo viên tham dự khóa học, hãy thêm vào một trang dành để thảo luận trên wiki. Có thể copy phần giới thiệu thảo luận từ tài liệu Module 4 Pedagogical Practices từ thư mục Pedagogical Practices trong tài nguyên trực tuyến dành cho giáo viên cốt cán. Cập nhật địa chỉ của trang blog vào bài trình diễn Mô-đun 4. Nếu bạn dùng trang wiki cho hoạt động thảo luận thực hành sư phạm, bổ sung địa chỉ trang này vào bài trình diễn. Dán mẫu kiểm diện Course Attendance Sheet để giáo viên bộ môn ký tên hoặc hướng dẫn giáo viên truy cập vào trang web cộng tác mà bạn đã thiết lập. Sẵn sàng kế hoạch dự phòng trong trường hợp có trục trặc kỹ thuật. Tùy chọn Bảo đảm là vẫn còn đủ bảng tên. Bảo đảm vẫn còn đủ văn phòng phẩm phục vụ khóa học. C.22 Chương trình dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Phụ lục dành cho Giáo viên Cốt cán Bảng Kiểm mục các công việc cần chuẩn bị cho Mô-đun 5 Mô-đun 5 Bảng kiểm mục Đánh giá dự án của học sinh Bắt buộc Xem lại cách sử dụng ứng dụng Đánh giá Dự án chương trình dạy học của Intel® bằng cách nháy chuột vào Làm thử tại địa chỉ http://educate.intel.com/vn/AssessingProjects Bảo đảm phòng máy có phần mềm Adobe Reader 7.0* hoặc mới hơn để giáo viên bộ môn chèn nhận xét vào tệp tin PDF tải về trong hoạt động này. Nếu bạn sử dụng trang wiki để ghi lại ý kiến của giáo viên bộ môn, hãy thêm vào một trang dành để thảo luận trên wiki. Có thể copy phần giới thiệu thảo luận từ tài liệu Module 5 Pedagogical Practices từ thư mục Pedagogical Practices trong tài nguyên trực tuyến dành cho giáo viên cốt cán. Cập nhật địa chỉ của trang blog vào bài trình diễn Mô-đun 5. Nếu bạn dùng trang wiki cho hoạt động thảo luận thực hành sư phạm, bổ sung địa chỉ trang này vào bài trình diễn. Xem lại Mô-đun 5, các bài trình diễn và tài nguyên của Mô-đun 5 trong đĩa CD tài nguyên. Thư mục Assessment Assessment Plan Checklist Thư mục Student Samples Dán mẫu kiểm diện Course Attendance Sheet để giáo viên bộ môn ký tên hoặc hướng dẫn giáo viên truy cập vào trang web cộng tác mà bạn đã thiết lập. Sẵn sàng kế hoạch dự phòng trong trường hợp có trục trặc kỹ thuật. Tùy chọn Bảo đảm là vẫn còn đủ bảng tên. Bảo đảm vẫn còn đủ văn phòng phẩm phục vụ khóa học. Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 C.23 Phụ lục dành cho Giáo viên Cốt cán Bảng Kiểm mục các công việc cần chuẩn bị cho Mô-đun 6 Mô-đun 6 Bảng kiểm mục Lập kế hoạch để học sinh thành công Bắt buộc Xem lại Mô-đun 6, các bài trình diễn và tài nguyên của Mô-đun 6 trên đĩa CD tài nguyên: Thư mục Differentiation Thư mục Student Support Nếu bạn dùng trang blog để ghi lại ý tưởng của giáo viên bộ môn, hãy copy gợi ý thảo luận Thực hành sư phạm của Mô-đun 6 vào blog để giáo viên phản hồi. Nếu sử dụng trang wiki để lấy ý kiến, hãy chèn thêm trang mở đầu phục vụ thảo luận vào trang wiki có sẵn. Có thể copy phần giới thiệu thảo luận từ tài liệu Module 6 Pedagogical Practices từ thư mục Pedagogical Practices trong tài nguyên trực tuyến dành cho giáo viên cốt cán. Cập nhật địa chỉ của trang blog vào bài trình diễn Mô-đun 6. Nếu bạn dùng trang wiki cho hoạt động thảo luận thực hành sư phạm, bổ sung địa chỉ trang này vào bài trình diễn. Xem lại nhóm bảng tính trong Hướng dẫn kỹ năng Help Guide (Bạn không phải dạy kỹ năng nào, nhưng bạn nên thành thạo các kỹ năng trong nhóm bảng tính). Kiểm tra xem có công cụ nhập biểu thức toán học trong máy tính không. OpenOfice.org 2.0* đã có sẵn công cụ này mặc định; một số phiên bản của Microsoft Ofice* đòi hỏi bạn phải cài thêm. Tham khảo Hướng dẫn kỹ năng Help Guide nếu cần thiết (Tham khảo kỹ năng xử lý văn bản 10.13). Dán mẫu kiểm diện Course Attendance Sheet để giáo viên bộ môn ký tên hoặc hướng dẫn giáo viên truy cập vào trang web cộng tác mà bạn đã thiết lập. Sẵn sàng kế hoạch dự phòng trong trường hợp có trục trặc kỹ thuật. Tùy chọn Bảo đảm là vẫn còn đủ bảng tên. Bảo đảm vẫn còn đủ văn phòng phẩm phục vụ khóa học. C.24 Chương trình dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Phụ lục dành cho Giáo viên Cốt cán Bảng Kiểm mục các công việc cần chuẩn bị cho Mô-đun 7 Mô-đun 7 Bảng kiểm mục Trợ giúp bằng công nghệ Bắt buộc Xem lại Mô-đun 7, các bài trình diễn và tài nguyên của Mô-đun 7 trên đĩa CD tài nguyên: Thư mục Facilitation Thư mục Collaboration Wiki Sites Blog Sites Thư mục About This Course Thinking about My Future Development Nếu bạn sử dụng trang wiki để ghi lại ý kiến của giáo viên bộ môn, hãy thêm vào một trang dành để thảo luận trên wiki. Có thể copy phần giới thiệu thảo luận từ tài liệu Module 7 Pedagogical Practices từ thư mục Pedagogical Practices trong tài nguyên trực tuyến dành cho giáo viên cốt cán. Cập nhật địa chỉ của trang blog vào bài trình diễn Mô-đun 7. Nếu bạn dùng trang wiki cho hoạt động thảo luận thực hành sư phạm, hãy thêm một trang hướng dẫn thảo luận vào wiki và bổ sung địa chỉ trang wiki vào bài trình diễn. Nếu các giáo viên bộ môn sử dụng những trang blog khác do họ chọn, hãy kiểm tra để bảo đảm là các thành viên khác (không phải là thành viên của chính các trang blog đó) cũng có thể cho nhận xét. Dán mẫu kiểm diện Course Attendance Sheet để giáo viên bộ môn ký tên hoặc hướng dẫn giáo viên truy cập vào trang web cộng tác mà bạn đã thiết lập. Sẵn sàng kế hoạch dự phòng trong trường hợp có trục trặc kỹ thuật. Tùy chọn Giáo viên bộ môn sẽ chia sẻ trang blog của họ trong hoạt động này. Để dễ dàng truy cập vào tất cả các trang blog, tạo một trang mới tại trang wiki có sẵn, cung cấp liên kết đến tất cả các trang blog, trừ phi bạn đang sử dụng một trang blog được thiết lập đặc biệt cho “cộng đồng” của khóa học và hiện đang có sẵn liên kết đến blog của tất cả thành viên. Địa chỉ của tất cả các trang blog cũng cần phải được lưu lại trên trang bảng tính cộng tác trực tuyến được tạo ra trong Mô-đun 3. Gửi thư nhắc đến cho đại diện cơ quan giáo dục địa phương, hiệu trưởng và các giáo viên khác về hoạt động trình diễn Hồ sơ bài dạy trong Mô-đun 8. Bảo đảm vẫn còn đủ bảng tên và văn phòng phẩm phục vụ khóa học. Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 C.25 Phụ lục dành cho Giáo viên Cốt cán Bảng Kiểm mục các công việc cần chuẩn bị cho Mô-đun 8 Mô-đun 8 Kiểm mục Trình diễn hồ sơ bài dạy Bắt buộc Xem lại Mô-đun 8, các bài trình diễn và tài nguyên của Mô-đun 8 trong thư mục Showcase trên đĩa CD tài nguyên. Xem lại tệp tin “Facilitating the Portfolio Showcase” về cách quản lý buổi trình diễn hồ sơ bài dạy. Quyết định cách tổ chức cho giáo viên bộ môn phản hồi. Bạn cũng có thể xem lại tệp tin “Activities for Pairing Participants” để có thêm ý tưởng về cách tổ chức nhóm giáo viên bộ môn để trình diễn. Cả hai tệp tin đều có sẵn tại thư mục Facilitating Discussions trong tài nguyên trực tuyến dành cho giáo viên cốt cán. Nếu giáo viên sử dụng trang wiki để trình diễn, hãy tạo một trang wiki bắt đầu trong trường hợp bạn chưa làm. Hoàn tất “Chứng nhận hoàn thành khóa học” dành cho từng thành viên. Dán mẫu kiểm diện Course Attendance Sheet để giáo viên bộ môn ký tên hoặc hướng dẫn giáo viên truy cập vào trang web cộng tác mà bạn đã thiết lập. Cung cấp tên người dùng và mã số lớp học của bạn để các thành viên tham gia đánh giá khóa học trực tuyến và chèn thông tin này vào bài trình diễn Mô- đun 8. Xem hướng dẫn cách đăng ký mã số lớp học ở Extranet Instructions trong tài nguyên trực tuyến dành cho giáo viên cốt cán. QUAN TRỌNG: Khi bạn hoàn tất Mô-đun 8, hãy báo cáo số giáo viên hoàn thành khóa học và đóng lớp học trực tuyến. Xem hướng dẫn ở Extranet Instructions trong tài nguyên trực tuyến dành cho giáo viên cốt cán Xem lại Mốc thời gian dành cho giáo viên cốt cán bắt đầu từ trang C.04 và hoàn tất các yêu cầu còn lại. Bảo đảm có kế hoạch dự phòng trường hợp gặp các sự cố kỹ thuật. Tùy chọn Gửi thư nhắc cho đại diện giáo dục địa phương, hiệu trưởng và các giáo viên khác về buổi trình diễn Hồ sơ bài dạy. In thêm mẫu “Showcase Feedback Form” tại thư mục Showcase trên đĩa CD tài nguyên. Nếu bạn có ý định tạo một đĩa CD lưu tất cả các hồ sơ bài dạy của giáo viên bộ môn, bảo đảm rằng ổ ghi đĩa CD đã được lắp đặt. Bắt đầu chép đĩa CD ngay khi bắt đầu Mô-đun 8. Bảo đảm vẫn còn các thẻ tên hoặc bảng tên học viên. Bảo đảm vẫn còn đủ văn phòng phẩm phục vụ khóa học. C.26 Chương trình dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Phụ lục dành cho Giáo viên Cốt cán Chọn một trang web đánh dấu trực tuyến cho khóa học Bạn cần phải có một trang web hỗ trợ đánh dấu trực tuyến trước khi tiến hành Mô-đun 1. Làm theo hướng dẫn sau để xác định trang web đánh dấu trực tuyến mà giáo viên bộ môn sẽ sử dụng: 1. Tham khảo và chọn một trang web để giáo viên bộ môn sử dụng từ tệp tin “Online Tagging and Bookmarking Sites” tại thư mục Collaboration trên đĩa CD tài nguyên. Ghi chú: Chúng tôi đề nghị trang Diigo (www.diigo.com) vì các tiện ích của nó; tuy nhiên bạn có thể chọn bất kỳ trang web nào được cung cấp trong danh sách hoặc một trang bạn được giới thiệu. Nếu chọn một trang nào khác, hãy bảo đảm bạn đã chỉnh sửa Mô-đun 1 và cung cấp thông tin chính xác. 2. Kiểm tra phòng máy nơi bạn sẽ tổ chức lớp tập huấn để bảo đảm có thể truy cập trang web và sử dụng công cụ đánh dấu. 3. Nếu bạn chọn cùng trang web mà bạn đã sử dụng trong khóa tập huấn giáo viên cốt cán, đi thẳng đến bước 5, trừ khi bạn muốn thực hành thêm cách tạo và sử dụng công cụ đánh dấu trang web. 4. Nếu bạn chọn một trang mới, đăng ký và thực hành sử dụng trang web này để bạn có thể hướng dẫn cách đánh dấu trang web trong Mô-đun 1. a. Đăng ký tài khoản sử dụng. Ghi chú: Lưu ý xem bạn có cần phải kích hoạt tài khoản bằng cách trả lời e-mail hay không. Nếu có, yêu cầu các giáo viên bộ môn đăng ký tài khoản sử dụng trước khi bắt đầu buổi học đầu tiên. Kèm theo thông tin đăng ký vào e-mail bạn gửi cho họ trước khi bắt đầu khóa tập huấn. b. Xem lại hướng dẫn cách đánh dấu trang Web. c. Sử dụng một số tài nguyên dạy học theo dự án, đánh dấu một trang web nào đó. d. Sử dụng bất kỳ công cụ nào khác, ví dụ như tô sáng, ghi chú, sắp xếp v.v. e. Truy cập và sắp xếp các trang ưa thích theo nhiều cách khác nhau. f. Chia sẻ các trang ưa thích cho những người khác. 5. Ghi lại địa chỉ trang web đánh dấu vào trang Thông tin đăng nhập (Trang vii) của phần Giới thiệu khóa học, hoặc vào tệp tin “Login information” tại thư mục About this Course trên đĩa CD tài nguyên. Nhập địa chỉ trang web vào bài trình diễn Mô-đun. Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 C.27 Phụ lục dành cho Giáo viên Cốt cán Chọn một trang Blog dành cho khóa học Bạn cần phải xác định và sử dụng thành thạo một hoặc hai trang blog trước khi tổ chức khóa tập huấn cho giáo viên bộ môn. Sử dụng các hướng dẫn sau để xác định trang blog mà giáo viên bộ môn sẽ sử dụng. Giáo viên bộ môn cần phải đăng ký một trang blog trước khi bắt đầu Mô-đun 1. 1. Xem lại và chọn một trang blog dành cho giáo viên bộ môn sử dụng trong danh sách “Bloging Sites” tại thư mục Collaboration trên đĩa CD tài nguyên. 2. Kiểm tra phòng máy nơi tổ chức khóa tập huấn để bảo đảm trang blog này không bị chặn. 3. Nếu bạn chọn cùng trang blog đã sử dụng trong khóa tập huấn giáo viên cốt cán, đi thẳng đến bước 5, trừ khi bạn muốn thực hành thêm cách tạo và chỉnh sửa trang blog. 4. Nếu bạn chọn một trang blog mới, đăng ký và thực hành sử dụng trang này để bạn có thể hướng dẫn cách tạo một đề mục blog khi tiến hành Mô-đun 1. a. Đăng ký tài khoản sử dụng. b. Tạo một trang blog. c. Tạo một đề mục. d. Chỉnh sửa nội dung văn bản. e. Chèn một hình ảnh. f. Thay đổi mẫu thiết kế (Nếu có thể) g. Đăng ý kiến cho một đề mục. 5. Ghi lại địa chỉ blog vào trang Thông tin đăng nhập (Trang vii) của phần Giới thiệu khóa học, hoặc vào tệp tin “Login information” tại thư mục Internet Tools Support trong tài nguyên trực tuyến dành cho giáo viên cốt cán. Nhập địa chỉ trang web vào bài trình diễn Mô-đun 1. C.28 Chương trình dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Phụ lục dành cho Giáo viên Cốt cán Thiết kế trang wiki dành cho khóa học Bạn cần phải thiết lập một trang wiki và xác định những người cộng tác trước khi hướng dẫn Mô-đun 3 cho các giáo viên bộ môn. Trang wiki cũng là một công cụ tùy chọn trong các Hoạt động Chia sẻ, Hoạt động 5 của Mô-đun 2 và phần trình diễn Hồ sơ bài dạy trong Mô-đun 8. Làm theo các bước hướng dẫn sau để thiết lập trang wiki. 1. Xem lại và chọn một trang xây dựng wiki từ danh sách “Wiki Sites” tại thư mục Collaboration trên đĩa CD tài nguyên. 2. Tạo một trang wiki mới cho khóa tập huấn. Đặt tên cho trang wiki (Không có khoảng cách hay ký tự đặc biệt) để sử dụng trong tất cả các hoạt động từ thảo luận thực hành sư phạm cho đến buổi trình diễn sau cùng, ví dụ như Ten_ban_khoahoccoban; ten_truong_khoahoccoban. 3. Lựa chọn hoặc bạn cho phép trang web được mọi người chỉnh sửa mà không cần có mật mã (Xây dựng dễ dàng nhất) hoặc chỉ được chỉnh sửa bởi những người được phép (Cần có thêm thời gian thiết lập, nhưng quản lý tốt hơn). a. Nếu bạn cho phép trang wiki trở thành trang công cộng (Không đòi hỏi người cộng tác phải được phép), bạn chỉ cần cung cấp địa chỉ trang wiki cho các giáo viên bộ môn. b. Nếu bạn đòi hỏi những ai muốn chỉnh sửa trang này phải đăng nhập bằng mật mã hoặc cung cấp cho giáo viên bộ môn tên người dùng và mật mã của bạn hoặc mở thiết lập trang wiki của bạn và nhập địa chỉ e-mail của các giáo viên bộ môn vào danh sách thành viên của trang wiki. 4. • Dùng danh sách kiểm diện hoặc tài liệu nào khác có địa chỉ e-mail của các thành viên lớp học và copy các e-mail này vào phần authorized users/editors của trang wiki. • Yêu cầu các thành viên lớp học kiểm tra e-mail của họ trước khi bắt đầu Mô-đun 3 để lấy thông tin đăng nhập vào wiki. Thiết lập trang đầu tiên với lời chào và một số hướng dẫn cơ bản, ví dụ như dưới đây. Ghi chú: Ví dụ dưới đây có ở tệp tin “Wiki Sample Text” tại thư mục Templates trong tài nguyên trực tuyến dành cho giáo viên cốt cán. Hãy chỉnh sửa văn bản cho phù hợp nhu cầu cụ thể của bạn. Trang nhà • Chào mừng bạn đến với trang wiki của lớp tập huấn Khóa học Cơ bản của Intel®! • Chúng ta sẽ sử dụng trang wiki này để chia sẻ ý tưởng và chia sẻ sản phẩm cuối cùng. Sử dụng trang nhà này để [tạo một danh sách các mục] • • • • Gia nhập cộng đồng blog của chúng ta [tạo liên kết đến trang blog] Tham gia các Hoạt động Chia sẻ Đóng góp ý kiến thảo luận hoạt động thực hành sư phạm Mô-đun 3 [tạo liên kết đến trang nhánh ] Cộng tác xây dựng bảng tính và văn bản trực tuyến trong khóa học [tạo liên kết đến trang web cộng tác trực tuyến] • Tham gia buổi trình diễn hồ sơ bài dạy [tạo liên kết đến trang nhánh] • Nháy chuột tại đây [tạo liên kết đến đến trang đăng nhập] để đăng ký tài khoản sử dụng nếu bạn chưa có, để có thể tham gia trang wiki này. Mật mã sẽ được gửi đến địa chỉ e-mail mà bạn đăng ký. Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 C.29 Phụ lục dành cho Giáo viên Cốt cán 5. Tạo một trang nhánh để phục vụ cho hoạt động thảo luận thực hành sư phạm của Mô-đun 3. Đặt tên cho trang web không có khoảng cách hoặc các ký tự đặc biệt, ví dụ như Module3_thuchanh_supham. Nếu muốn cung cấp thêm thông tin chi tiết, ví dụ như nội dung dưới đây, bảo đảm rằng các hướng dẫn phù hợp với công cụ và hướng dẫn thiết lập tương ứng với trang wiki mà bạn đang sử dụng. Ghi chú: Các hoạt động thực hành sư phạm khác cũng có thể được bao gồm trong trang wiki của khóa học. Văn bản hướng dẫn thảo luận có trong các tệp tin thực hành sư phạm tại thư mục Pedagogical Practices trong tài nguyên trực tuyến dành cho giáo viên cốt cán. Module3_thuchanh_supham Cùng với nhóm của bạn, hãy tạo một trang wiki mới để thảo luận các mối quan tâm và giải pháp khả thi đối với một trong những câu hỏi sau: • Làm thế nào để bạn bảo đảm rằng học sinh của bạn đạt được chuẩn kiến thức – tương ứng với công sức đã bỏ ra – trong các hoạt động và dự án mở? • Nếu học sinh chịu trách nhiệm việc học của các em, làm sao chúng ta bảo đảm rằng các em học được những điều quan trọng? • Làm thế nào bạn bảo đảm vấn đề tự chịu trách nhiệm khi học sinh làm việc theo nhóm? Hướng dẫn: 1. Copy câu hỏi thảo luận của nhóm. 2. Tạo một trang nhánh mới. (New subpage) 3. Thay tiêu đề trang bằng tiêu đề của bạn. (Tiêu đề sẽ trở thành một phần của địa chỉ). 4. Lưu trang web bằng nút lệnh Save ở trên cùng bên trái. Sử dụng nút lệnh Save ở dòng thứ hai để lưu công việc sau các quãng làm việc nhất định. 5. Dán câu hỏi của nhóm vào dưới tiêu đề trang. 6. Tạo bảng có 2 cột, 8 dòng, cột trái là “Các vấn đề quan tâm”, cột phải là “Giải pháp”. 7. Thảo luận và nhập các mối quan tâm cũng như các giải pháp khả thi vào bảng. 8. Nếu bạn biết có tài nguyên trực tuyến nào phục vụ cho chủ đề, chèn thêm liên kết (L) 9. Khi nhóm đã thảo luận xong và đã hoàn tất trang wiki, nháy chuột chọn Save. 10. Xem lại trang của các nhóm khác và bổ sung vào danh sách các giải pháp của họ bằng cách nháy chuột chọn Edit page. Ghi chú: Văn bản trên chỉ là ví dụ. Khi viết hướng dẫn, bạn phải căn cứ vào tình hình thực tế của lớp học. 6. Cho phép các giáo viên bộ môn thiết lập trang riêng để họ có kinh nghiệm tạo trang wiki. 7. Lưu lại địa chỉ của trang wiki và các thông tin truy cập (Ví dụ như tên đăng nhập và mật mã) vào trang 3.03 của giáo trình để cung cấp cho giáo viên bộ môn. Ghi lại thông tin đăng nhập vào trang “thông tin đăng nhập” (Xem trang vii) của phần Giới thiệu khóa học và vào bài trình diễn Mô-đun 3. C.30 Chương trình dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Phụ lục dành cho Giáo viên Cốt cán Thiết kế trang wiki phục vụ trình diễn Hồ sơ bài dạy Sử dụng cùng trang wiki mà bạn đã sử dụng ở Mô-đun 3 để phục vụ cho việc trình diễn hồ sơ bài dạy. Làm theo các hướng dẫn sau: 1. Tạo một trang nhánh cho trang wiki của bạn. Đặt tên cho trang web không có khoảng cách hoặc ký tự đặc biệt, ví dụ như Module8_trinhdien. Nếu muốn cung cấp thêm hướng dẫn chi tiết, ví dụ như nội dung dưới đây, bảo đảm rằng các hướng dẫn phù hợp với công cụ và hướng dẫn thiết lập tương ứng với trang wiki mà bạn đang sử dụng. Ghi chú: Nội dung này có sẵn trong tệp tin “Wiki Sample Text” tại thư mục Templates trong tài nguyên trực tuyến dành cho giáo viên cốt cán. Mô-đun 8 Trình diễn hồ sơ bài dạy Hướng dẫn: Ghi chú: Bạn có thể copy toàn bộ trang này và dán tạm vào trang nhánh của bạn trong khi bổ sung thêm chi tiết và liên kết đến hồ sơ bài dạy của bạn. 1. Tạo một trang nhánh mới (New subpage). 2. Nhập tiêu đề cho trang web, bắt đầu bằng tên của bạn (ví dụ Hoa_trinhdien). Khi chèn tiêu đề cho trang, nó sẽ tự động tạo một liên kết trang cùng tên. 3. Lưu trang này và quay trở lại mục Edit Page. 4. Tải lên Bài trình chiếu Hồ sơ bài dạy của bạn. 2. Lưu lại địa chỉ của trang wiki và các thông tin truy cập (Ví dụ như tên đăng nhập và mật mã) vào trang Thông tin đăng nhập (trang vii) của phần Giới thiệu khóa học hoặc vào tệp tin “Login information” tại thư mục Tainguyen_khoahoc của Hồ sơ bài dạy của bạn. 3. Chèn địa chỉ trang wiki vào bài trình diễn Mô-đun 8. 4. Quyết định cách tốt nhất để tổ chức phản hồi ý kiến tùy theo cách tổ chức trình diễn và cách thiết lập phòng máy. Tham khảo các tùy chọn tổ chức phản hồi ở tệp tin “Facilitating the Portfolio Showcase” tại thư mục Facilitating Discussions trong tài nguyên trực tuyến dành cho giáo viên cốt cán. Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 C.31 Phụ lục dành cho Giáo viên Cốt cán Thiết kế một trang web cộng tác soạn thảo trực tuyến phục vụ khóa tập huấn Trong Hoạt động 2 của Mô-đun 2 và Hoạt động 6 của Mô-đun 3, giáo viên bộ môn sẽ sử dụng các bảng tính cộng tác trực tuyến để chia sẻ ý tưởng. Hãy tham khảo tài liệu Setting Up a Collaboration Web Site for Your Course trong thư mục Internet Tools Support trong tài nguyên trực tuyến dành cho giáo viên cốt cán về các hoạt động cụ thể. 1. Xem và chọn một trang web cộng tác trực tuyến từ tài liệu Online Collaborative Editing Web Sites trong thư mục Collaboration trên đĩa CD. Phải bảo đảm là bạn chọn một trang web hỗ trợ cả bảng tính lẫn văn bản. 2. Tải mẫu thực hành Curriculum Framing Questions Practice template từ thư mục Templates trong tài nguyên trực tuyến dành cho giáo viên cốt cán. 3. Chỉnh sửa tài liệu rồi tải bảng tính lên trang web cộng tác trực tuyến. Ghi chú: Đối với một số trang web cộng tác trực tuyến, bạn phải nhập hoặc thêm các thành phần của bảng tính, ví dụ như bảng, từ một thẻ riêng hoặc liên kết riêng trên màn hình biên tập. 4. Tạo một bảng tính mới để sử dụng cho Hoạt động 6 của Mô-đun 3. Xem tài liệu Setting Up a Collaboration Web Site for Your Course trong thư mục Internet Tools Support trong tài nguyên trực tuyến dành cho giáo viên cốt cán để lấy thông tin chi tiết. 5. Mời giáo viên bộ môn tham gia biên tập cả hai tài liệu này. Thông thường thì bạn cần phải nhập địa chỉ e-mail của tất cả mọi người để mời họ cộng tác biên tập tệp tin. Nếu đã có bảng kiểm diện thì bạn có thể copy e-mail của giáo viên bộ môn từ tài liệu đó. 6. Trước khi bắt đầu mô-đun, hãy kiểm tra xem giáo viên bộ môn đã nhận được e-mail do trang web cộng tác trực tuyến tự động gửi đến cho họ hướng dẫn cách biên tập tài liệu hay chưa. Phần lớn các trang web này đều yêu cầu người dùng phải đăng ký xác nhận trước khi cho họ quyền biên tập tài liệu. 7. Bổ sung địa chỉ của trang web cộng tác trực tuyến vào bài trình chiếu mô-đun. C.32 Chương trình dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Phụ lục dành cho Giáo viên Cốt cán Các tài nguyên trực tuyến dành cho giáo viên cốt cán Website Tổng quan Chương trình Dạy học của Intel cung cấp môi trường đào tạo trực tuyến cho các khóa học của Intel. Các tài nguyên cần thiết để tiến hành khóa tập huấn cho giáo viên bộ môn, ví dụ như các bài trình chiếu, lịch tập huấn, các hướng dẫn sử dụng mạng nội bộ của Intel Teach - được đăng ở trang Tổng quan Khóa học Intel Teach 10.1 (Intel Teach Essentials Course v10.1 Overview). Website này còn là một nguồn hướng dẫn trực tuyến để các giáo viên đã được đào tạo từ phiên bản 10.0 tham khảo tự nâng cao trình độ. Phần tổng quan này giới thiệu từng mô-đun của phiên bản mới và cho phép truy cập tất cả tài nguyên dành cho giáo viên cốt cán. Đăng ký tham gia 1. Duyệt đến http://teachonline.intel.com/courseupdates 2. Click vào nút Create New Account ở phía bên phải của trang. 3. Điền thông tin cá nhân. 4. Click Create My New Account. 5. Bạn sẽ nhận ngay một e-mail xác nhận đăng ký. 6. Mở e-mail và click liên kết được cung cấp. Động tác này sẽ xác nhận tài khoản của bạn và giúp bạn đăng nhập vào trang web. 7. Trong bảng kê các khóa học, hãy chọn liên kết đến Essential Course v10.1 Overview. Làm theo hướng dẫn để đăng ký tham dự. 8. Viết thông tin đăng nhập của bạn vào trang vii hoặc nhập nó vào tài liệu Login Information mà bạn có thể tải xuống từ trang này. Kể từ lần sau, bạn chỉ cần nhập Login ID và mật mã để truy cập vào website này. Bản quyền © 2008 đã được đăng ký của Tập đoàn Intel Chương trình dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 C.33 Phụ lục dành cho Giáo viên Cốt cán Để tham khảo thông tin dành cho giáo viên cốt cán: 1. Duyệt đến http://teachonline.intel.com/courseupdates và đăng nhập. 2. Truy cập vào Essentials Course v10.1 Overview. 3. Click vào thẻ MT Resources. 4. Duyệt đến các tài nguyên cần tham khảo, ví dụ: • Thông tin về những thay đổi của chương trình • Các hướng dẫn sử dụng mạng nội bộ của Chương trình Intel Teach • Lịch tập huấn, các tài nguyên tập huấn và các bài trình chiếu dành cho lớp bồi dưỡng giáo viên bộ môn • Giới thiệu các trang blog và wiki và hướng dẫn cách thiết kế • Các tài nguyên khác để hỗ trợ khóa tập huấn giáo viên bộ môn C.34 Chương trình dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản | Phiên bản 10.1 Bản quyền © 2008 của Tập đoàn Intel. Tất cả các quyền đã được đăng ký. Intel ,logo của Intel, Sáng kiến Giáo dục của Intel và Chương trình Intel Teach là các nhãn hiệu đã được đăng ký của Tập đoàn Intel tại Hoa Kỳ và tại các nước khác. Các tên hiệu và nhãn mác khác có thể được xem là thuộc sở hữu của công ty khác. www.intel.com/education Bản quyền © 2008 của Tập đoàn Intel. Tất cả các quyền đã được đăng ký. Intel, logo của Intel, Sáng kiến Giáo dục của Intel và Chương trình Intel Teach là các nhãn hiệu đã được đăng ký của Tập đoàn Intel tại Hoa Kỳ và tại các nước khác. Các tên hiệu và nhãn mác khác có thể được xem là thuộc sở hữu của công ty khác. Phiên bản 10.1 0209/NTH/METAN/KCD/1.5K 321475-001VN