Academia.eduAcademia.edu
TƯ TƯỞNG XÃ HỘI HỌC CƠ BẢN CỦA KARL MARX   (1818 – 1883) Nội dung :  Karl Marx được coi là một trong những người sáng lập ra ngành xã hội học. Cống hiến to lớn của Karl Marx đối với sự phát triển xã hội học là lý luận về lao động và lao động bị tha hóa, lý luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp, lý luận về hình thái kinh tế- xã hội. (sl1) 1/Lý luận về lao động và lao động bị tha hóa    Sự hình thành và tiến triển tư tưởng của Karl Marx, bắt đầu từ tác phẩm "Bản thảo kinh tế - triết học” (1844), lao động là khái niệm đầu tiên mà Karl Marx đưa ra.       Lý luận của Karl Marx chỉ ra rằng bản chất của xã hội và con người bắt nguồn từ trong quá trình sản xuất thực của xã hội, từ trong hoạt động làm ra của cải vật chất, tức là từ trong lao động. Bản chất đó thể hiện qua một số điểm cơ bản sau: (sl2) Thứ nhất, bản chất của cá nhân và bản chất của xã hội đều bị quy định bởi hoạt động sản xuất của cải vật chất Engels nhận định: Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người, và như thế đến một mức mà trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: lao động đã sáng tạo ra bản thân con người.  Luận điểm này có ý nghĩa xã hội học rất quan trọng. Đó là cần phân tích sự nảy sinh và diễn biến mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội trong việc sản xuất ra các phương tiện để sinh tồn, phát triển. (sl3) Thứ hai, cùng với việc sản xuất ra các phương tiện để thỏa mãn các nhu cầu tồn tại, con người không ngừng tạo ra các nhu cầu mới, cao hơn. Trình độ phát triển của xã hội phụ thuộc vào trình độ tổ chức lao động sản xuất của con người trong việc đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của con người. Karl Marx nhấn mạnh rằng sản xuất và tiêu dùng là hai mặt của một quá trình sống. (sl4) đọc lướt qua Thứ ba, trình độ sản xuất của xã hội phụ thuộc vào phân công lao động trong xã hội. Học thuyết Marx chỉ ra rằng nhân tố quyết định lịch sử loài người là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp. Do đó, trình độ phát triển của xã hội do trình độ phát triển của lao động (sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần) và trình độ phát triển của gia đình quyết định. (sl5)đọc lướt qua luôn  Khi phân tích sự tổ chức quá trình sản xuất trong xã hội có giai cấp, nhất là xã hội tư bản chủ nghĩa. Karl Marx vạch ra sự bóc lột lao động và sự tha hóa. Theo ông, lao động là sức mạnh bản chất của con người và nó là một quá trình kép: thứ nhất nó thỏa mãn nhu cầu vật chất, thứ hai nó bộc lộ năng lực sáng tạo của con người. Karl Marx cho rằng chính sự phân công lao động trong các xã hội có giai cấp không cho phép con người tự do biểu hiện và phát triển các năng lực người của mình. Karl Marx đã đưa ra khái niệm "lao động bị tha hóa". Và nó đã trở thành một khái niệm cơ bản, một chủ  đề trọng tâm trong nghiên cứu xã hội học hiện đại, nhất là đối với xã hội học lao động, xã hội học công nghiệp và xã hội học kinh tế.       Karl Marx không phải là người đầu tiên đưa ra khái niệm "tha hóa". Trước đó, Rousseau đã dùng khái niệm này trong lĩnh vực chính trị. Hegel nói đến "tha hóa của tinh thần". Feureubach nêu lên "tha hóa tôn giáo". Nhưng Karl Marx là người đầu tiên đưa khái niệm tha hóa vào các quan hệ xã hội, trước hết là trong mối quan hệ của con người với các điều kiện lao động.       Trong các tác phẩm của mình, Karl Marx đã chỉ rõ những biểu hiện của lao động bị tha hóa, nguyên nhân dẫn đến lao động bị tha hóa và xác định phương thức và những lực lượng có thể thực hiện sự nghiệp giải phóng con người thoát khỏi sự tha hóa để tiến tới một xã hội mà "sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người". (sl6) này đọc kĩ nha 2/Lý luận về hình thái kinh tế - xã hội Sl1 Hình thái kinh tế- xã hội cũng là một trong những nội dung trọng tâm của xã hội học Marx. Hình thái kinh tế- xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy Sl2  Với học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, Karl Marx đã chứng minh lịch sử phát triển của xã hội trên toàn thế giới là lịch sử thay thế kế tiếp nhau của các hình thái kinh tế - xã hội mà thực chất là các phương thức sản xuất. Karl Marx lập luận rằng lịch sử xã hội loài người trải qua năm phương thức sản xuất tương ứng với năm hình thái kinh tế - xã hội với năm thời địa lịch sử: công xã nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa,XHCN. =>Từ đó, Karl Marx đưa ra luận điểm: "Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên". Bởi lẽ sự vận động của các hình thái kinh tế - xã hội vừa chịu sự chi phối bởi các quy luật phổ biến, vừa chịu sự chi phối của các quy luật đặc thù riêng. Các quy luật vận động phát triển phổ biến của xã hội là quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng và các quy luật khác. Chính sự tác động của các quy luật khách quan đó mà các hình thái kinh tế - xã hội vận động, phát triển từ thấp tới cao, đó là con đường phát triển chung của toàn nhân loại. Tuy nhiên, con đường phát triển của mỗi dân tộc không chỉ bị chi phối bởi các quy luật chung, mà còn bị tác động bởi các điều kiện phát triển cụ thể của mỗi dân tộc, như về điều kiện tự nhiên, về chính trị, về truyền thống văn hóa, về tác động quốc tế... Vì vậy, lịch sử phát triển nhân loại vừa tuân theo những quy luật chung, vừa rất đa dạng, phong phú. Tính đa dạng phong phú nói lên tính độc đáo riêng trong lịch sử phát triển của mỗi dân tộc. Tính đa dạng phong phú đó thể hiện ở chỗ, một mặt, cùng một hình thái kinh tế - xã hội nhưng ở các nước khác nhau có những hình thức cụ thể khác nhau; mặt khác, có những dân tộc lần lượt trải qua tất cả các hình thái kinh tế - xã hội từ thấp đến cao, nhưng cũng có thể bỏ qua một hay một số hình thái nào đó. Chẳng hạn, Việt Nam bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa quá độ lên xã hội chủ nghĩa. Việc bỏ qua này cũng diễn ra theo một quá trình lịch sử tự nhiên chứ không phải theo ý muốn chủ quan. Sl3 Quan điểm của Karl Marx mở ra bước ngoặt có tính chất cách mạng trong nhận thức của con người về phân chia các giai đoạn lịch sử trong xã hội. Vượt lên trên hệ thống các học thuyết trước đó, học thuyết Marx chỉ ra sự biến đổi xã hội và sự phát triển lịch sử bắt nguồn từ hệ thống sản xuất, cơ cấu kinh tế của xã hội. Theo Karl Marx, sản xuất là hoạt động đặc trưng của con người và xã hội loài người. Sản xuất xã hội bao gồm: sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân con người. Ba quá trình đó gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội.  3/Lý luận về giai cấp và  đấu tranh giai cấp       Phân tầng giai cấp của xã hội là một khái niệm trung tâm của xã hội học mác xít. Sl1 Trong lịch sử xã hội học, chủ nghĩa Marx lần đầu tiên đã xác định khái niệm giai cấp một cách chặt chẽ về lý luận. Giai cấp là một phạm trù kinh tế - xã hội có tính lịch sử. Nó luôn luôn vận động biến đổi cùng với sự biến đổi của lịch sử. Karl Marx khẳng định giai cấp không phải là hiện tượng bẩm sinh của xã hội, không xuất hiện cùng với sự xuất hiện của xã hội  Đã có những giai đoạn phát triển của xã hội chưa có giai cấp, đó là chế độ công xã nguyên thủy. Giai cấp xuất hiện gắn liền với những giai đoạn lịch sử nhất định của sản xuất. Sl2 Sự phát triển của lực lượng sản xuất phải đến một trình độ nhất định mới tạo ra những điều kiện cho giai cấp ra đời. Giai cấp sẽ mất đi khi điều kiện kinh tế- xã hội cho sự tồn tại của nó không còn. Tư tưởng này thể hiện trong bức thư Marx gởi Iôxíp Vâyđơmaiơ ngày 05- 03- 1852. Marx viết: "Còn về phần tôi thì tôi không có công lao là đã phát hiện ra sự tồn tại của các giai cấp trong xã hội hiện đại, cũng không phải có công lao là đã phát hiện ra cuộc đấu tranh giữa các giai cấp với nhau. Các nhà sử học tư sản trước tôi rất lâu đã trình bày sự phát triển của lịch sử của cuộc đấu tranh giai cấp đó, còn các nhà kinh tế học tư sản thì đã trình bày sự giải phẩu kinh tế của giai cấp. Cái mới mà tôi đã làm là chứng minh rằng: 1) Sự tồn tại của các giai cấp chỉ gắn với những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định của sản xuất, 2) đấu tranh giai cấp tất yếu dẫn đến chuyên chính vô sản, 3) bản thân nền chuyên chính này chỉ là bước quá độ tiến tới thủ tiêu mọi giai cấp và tiến tới một xã hội không có giai cấp". Đối với Marx cả ba mệnh đề trên đều có quan hệ ràng buộc lẫn nhau nhưng với chúng ta, với tư cách là những người nghiên cứu Marx dưới góc độ xã hội học thì mệnh đề quan trọng nhất là: "Sự tồn tại của các giai cấp chỉ gắn với những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định của sản xuất". Bởi lẽ, theo luận điểm này thì giai cấp mang tính lịch sử xã hội cụ thể. Giai cấp không tồn tại mãi mãi, giai cấp sẽ mất đi khi điều kiện kinh tế thay đổi. Nếu do trình độ phát triển của sản xuất đã dẫn đến sự ra đời của giai cấp thì đến một lúc nào đó cũng do sự phát triển cao của sản xuất (tính chất xã hội hóa cao, của cải sản xuất ra rất nhiều) sẽ tạo điều kiện để giai cấp mất đi. Và cũng từ đây có thể hiểu rằng theo Marx sự phân chia xã hội thành các giai cấp là do nguyên nhân kinh tế. Marx lý giải sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến sự phân công lao động. Sự phân công lao động làm cho lao động được chuyên môn hóa, đưa đến năng suất lao động được nâng cao. Từ đó dẫn đến của cải dư thừa tương đối. Do có của cải dư thừa tương đối đã tạo ra khả năng chiếm đoạt của cải dư thừa làm của riêng. Điều đó đã tạo điều kiện cho chế độ tư hữu ra đời. Chế độ tư hữu làm cơ sở cho sự phân hóa xã hội thành giai cấp có lợi ích đối kháng nhau. Như vậy, nguồn gốc của giai cấp là từ chế độ kinh tế. Theo Marx sự phân chia xã hội thành các giai cấp là do nguyên nhân kinh tế hay chế độ kinh tế và cụ thể hơn chế độ tư hữu làm cơ sở cho sự phân hóa xã hội thành giai cấp và có lợi ích đối kháng nhau. Sl3 Karl Marx chỉ ra rằng chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất sản sinh ra cấu trúc phân tầng xã hội gồm hai tầng bậc chủ yếu:Giai cấp hay tập đoàn người làm "ông chủ”sở hữu tư liệu sản xuất, chiếm vị trí thống trị và bóc lột người khác.Các nhóm hay các giai cấp còn lại trong xã hội không nắm tư liệu sản xuất. Trong xã hội có giai cấp, giai cấp nào nắm được quyền sở hữu đối với tư liệu sản xuất, giai cấp đó sẽ nắm được quyền quản lý, tổ chức sản xuất và quyền chi phối sản phẩm, từ đó có địa vị thống trị trong xã hội. Sự khác nhau về địa vị đó lại quyết định giai cấp này chiếm đoạt lao động của giai cấp khác, và thực chất đó là đối kháng giai cấp Sl4 Từ sự phân tích trên của Karl Marx có thể rút ra hai ý tướng quan trọng cho xã hội học: Về thực tiễn, cần xóa bỏ chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất chủ yếu thay bằng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất để xây dựng một xã hội phát triển công bằng, dân chủ, văn minh. Về mặt lý luận: nghiên cứu xã hội học cần tập trung nghiên cứu cơ cấu xã hội để chỉ ra trong xã hội hiện tồn đó giai cấp nào có lợi và giai cấp nào bất lợi. Hay nói cách khác, bất bình đẳng xã hội là vấn đề cần nghiên cứu của xã hội học 4/Phương pháp nghiên cứu Sl1   Các tác phẩm của Karl Marx chứa đựng hệ thống lý luận xã hội học hoàn chỉnh cho phép vận dụng để nghiên cứu bất kỳ một môn khoa học nào. Mặc dù, Marx không xem mình là nhà xã hội học, nhưng các nhà nghiên cứu khắp thế giới đều coi Marx là một nhà xã hội học vĩ đại của mọi thời đại, là người đặt nền móng cho sự phát triển của xã hội học hiện đại.   Sl2 Theo Marx, nghiên cứu đời sống xã hội phải hướng vào phân tích cuộc sống thực, phải xuất phát từ tiền đề "là những cá nhân hiện thực, là hoạt động của họ và những điều kiện sinh hoạt vật chất của họ". Tiền đề  đầu tiên của lịch sử loài người là sự tồn tại của những cá nhân con người sống, bởi vì người ta phải có khả năng sống đã rồi mới có thể làm ra lịch sử. Sự kiện lịch sử đầu tiên và quan trọng nhất là hành động sản xuất ra các phương tiện thoả mãn nhu cầu vật chất để tồn tại của con người. Về phương pháp luận, Marx kế thừa có phê phán và sáng tạo phép biện chứng của Hegel trong nghiên cứu giới tự nhiên, xã hội và con người. Phép biện chứng duy vật đòi hỏi phải xem xét sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ và tác động qua lại lẫn nhau, trong mâu thuẫn và vận động, phát triển không ngừng của lịch sử xã hội. Chủ nghĩa duy vật lịch sử xem xét xã hội với tư cách là cơ cấu xã hội, nói theo thuật ngữ xã hội học hiện đại là cấu trúc xã hội, hệ thống xã hội. Xã hội được hiểu là một chỉnh thể gồm các bộ phận có mối liên hệ qua lại với nhau như các giai cấp, các thiết chế, các chuẩn mực giá trị, văn hóa... Khi nghiên cứu cấu trúc xã hội của xã hội tư bản chủ nghĩa, Marx đặc biệt nhấn mạnh tới cơ cấu giai cấp và chỉ ra rằng, với tư cách là một chỉnh thể, xã hội tư bản chủ nghĩa gồm hai phe, hai giai cấp đối lập nhau, đó là giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Theo quan điểm của Marx, các bộ phận của xã hội không chỉ tác động qua lại lẫn nhau mà còn mâu thuẫn với nhau làm cho xã hội vận động, phát triển. Chủ nghĩa duy vật lịch sử xem sự biến đổi xã hội là thuộc tính vốn có của mọi xã hội, bởi vì con người không ngừng làm ra lịch sử trong quá trình hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng lên của mình. Điều đó  đòi hỏi khi nghiên cứu xã hội phải hướng vào việc chỉ ra được nguồn gốc biến đổi xã hội trong lòng xã hội, chứ không phải tìm các yếu tố bên ngoài xã hội.  Về phương pháp nghiên cứu xã hội, Marx đã để lại cho chúng ta một mẫu mực về phương pháp nghiên cứu xã hội trong bộ Tư bản. Trong công trình nghiên cứu đồ sộ này, Marx chỉ ra rằng đối với việc tìm hiểu, phân tích các sự vật và hiện tượng xã hội ta không thể dùng công cụ của khoa học tự nhiên như kính hiển vi hay các chất thử hóa học. Đối với hiện tượng xã hội nhà khoa học mà cần phải phát huy sức mạnh của trí tuệ, của tư duy trừu tượng, phải sử dụng và phát triển bộ công cụ gồm các thuật ngữ, khái niệm, phạm trù khoa học. Trong Tư bản, Marx xuất phát từ một hình thức đơn giản là giá trị, sự trao đổi hàng hóa và ông nhận định rằng hàng hóa chứa đựng trong nó những mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản. Hàng hóa là một bô phận và nó gắn liền với cái tổng thể, một tổng thể chủ nghĩa tư bản như một hệ thống kinh tế, chính trị và xã hội. Theo Marx, tổng thể được cấu thành trong trạng thái liên kết của các hiện tượng, các sự kiện không tách rời nhau và các yếu tố còn lại trong một quan hệ tất yếu với cái toàn thể mặc dù chúng cũng có tính độc lập tương đối.       Chủ nghĩa tư bản được nghiên cứu như là một khái niệm trừu tượng, một hình thái thuần khiết, loại bỏ tất cả những nét đặc thù lịch sử. Do đó, phương pháp luận chỉnh thể của Marx giả định một chủ nghĩa tư bản lý tưởng, một hình thái trên thực tế không bao giờ tồn tại, một mô hình được ông sử dụng khi phân tích về biến đổi xã hội, về sự hình thành giai cấp và cấu trúc xã hội. Mối quan hệ giữa sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng chỉ có thể hiểu được bằng cách tách biệt những yếu tố phổ biến cho tất cả các hình thức sản xuất và nắm được cái phương thức mà những yếu tố đặc thù trong lịch sử tách khỏi cái tổng quát. Như vậy, phương pháp của Marx là bắt đầu từ một cái toàn thể có sẵn, như dân số, sản xuất, nhà nước... và rút ra những yếu tố cấu thành của cái toàn thể, sau đó, thông qua một quá trình, những yếu tố này lại được gắn kết hữu cơ vào chính cái toàn thể đó.  Kế thừa di sản phương pháp luận của Marx, xã hội học hiện đại ra sức phát triển và sử dụng trừu tượng hóa, thao tác hóa khái niệm, giả định hơn để gạt sang một bên những hiện tượng bên ngoài và tập trung vào nghiên cứu, vạch ra thuộc tính, bản chất bên trong của sự vật, hiện tượng của xã hội.