Academia.eduAcademia.edu
XÃ HỘI HỌC Câu 1: Định nghĩa – đối tượng nghiên cứu- chức năng… của XHH? 1.Khái niệm về Xã hội học ? - Thuật ngữ Xã hội học được một nhà Xã hội học người Pháp - Auguste Comte (1798 - 1857) sử dụng vào năm 1838. Thuật ngữ Xã hội học được ghép từ hai chữ: - Societas: nghĩa là xã hội -Ology hay Logos: nghĩa là lý trí, ý chí, học thuyết ==> Sociology: Xã hội học là khoa học về các quy luật của tổ chức xã hội., học thuyết về xã hội, nghiên cứu về xã hội. 2. Đối tượng nghiên cứu của xã hôi học - Thứ nhất, cách tiếp cận vi mô: nghiên cứu về xã hội loài người, trong đó mối quan hệ xã hội, các tương quan xã hội được biểu hiện thông qua các hành vi xã hội giữa người với người, hay giữa các nhóm người trong hệ thống cấu trúc xã hội.Từ đó tìm ra logic, cơ chế vận hành mang tính quy luật của các hình thái vận động và phát triển của các quan hệ và quá trình xã hôi. Vd: cách đối đãi giữa con người với nhau - Thứ hai, cách tiếp cận vĩ mô: Xã hội học nghiên cứu hệ thống cấu trúc xã hội tổng thể nói chung, trên cơ sở xác lập tính chất hệ giá trị chuẩn mực quy định hoạt động sống của toàn hệ thống xã hội. Vd: mối liên kết giữa các phòng ban 3. Quan hệ giữa xã hội học với các khoa học khác - XHH và TRIẾT HỌC - XHH và TÂM LÝ HỌC - XHH và KINH TẾ HỌC - XHH và NHÂN CHỦNG HỌC 4. Các chức năng cơ bản của xã hội học -Các chức năng cơ bản của xã hội học được xây đựng trên cơ sở đối tượng nghiên cứu của xã hội học: - Chức năng nhận thức: Xã hội học trang bị những tri thức khoa học về sự phát triển của xã hội và những qui luật của sự phát triển . Vạch rõ được nguồn gốc của sự phát triển đó. Xác định được nhu cầu phát triển của xã hội . Xây dựng lý luận và phương pháp luận để nhận thức xã hội. ( thay đổi nhận thức, hiểu biết của con người.) - Chức năng thực tiễn: là chức năng quan trọng của xã hội học , nó đưa vào phân tích các hiện tượng xã hội để làm sáng tỏ các triển vọng và phát triển của xã hội và dự báo để có kế họach quản lý xã hội một cách khoa học - Chức năng tư tưởng: muốn quản lý và lãnh đạo xã hội thì cấp quản lý phải nắm bắt được tư tưởng , trạng thái tâm lý xã hội của mọi tầng lớp nhân dân. để từ đó có những quyết sách đúng, nắm bắt và định hướng được dư luận xã hội để nâng cao hiệu quả quản lý và lãnh đạo trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Câu 2: Tư tưởng xã hội học được thể hiện trong tư tưởng: 1. Khổng tử - Tư tưởng: đức trị, lấy đức để trị nước ở đây nói đến thiết chế và giáo dục - mối quan hệ gia đình: thiết chế, cấu trúc gia đình - thiết chế xã hội: giáo dục đức cho con người, dạy: tam cương – ngũ thường là cách đối đãi con người với con người, con người với xã hội . đây là tư tưởng xã hội học sơ khai 2. Hàn Phi Tử - Tư tưởng: pháp trị, Chủ nghĩa vị lợi cá nhân ( vị lợi trong XHH kinh tế sau này ) - chủ trương lấy pháp trị thay cho đức trị của Khổng Tử. - Mặc dù dùng pháp trị nhưng vẫn tôn trọng dân