Academia.eduAcademia.edu
Đặng Thu Hòa – K58 Văn học CLC 2014 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam BÀI 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC Câu 1: Trình bày khái niệm văn hóa qua các giai đoạn. Phân biệt khái niệm văn hóa, văn minh, văn hiến, văn vật. 1. Khái niệm văn hóa qua các giai đoạn:  Văn hóa là sản phẩm do con người sáng tạo ra, có từ thuở bình minh của xã hội loài người. Cho tới ngày nay, con người vẫn chưa thống nhất được khái niệm văn hóa.  Các giai đoạn: - Ở phương Đông: từ văn hóa đã có trong đời sống ngôn ngữ từ rất sớm. + Trong “Chu Dịch”, quẻ Bi đã có từ văn và hóa: Xem dáng vẻ con người, lấy đó mà giáo hóa thiên hạ + Chu Hướng thới Tây Hán là người sử dụng từ văn hóa sớm nhất, với nghĩa: như là một phương thức giáo hóa con người – văn trị giáo hóa, văn hóa ở đây đc dùng với nghĩa đối lập với vũ lực. - Ở phương Tây: các nước phương Tây sử dụng các từ mà chúng có chung nguồn gốc Latinh là chữ “cultus animi” – trồng trọt tinh thần  hiểu văn hóa với 2 khía cạnh: + Trồng trọt thích ứng với tự nhiên và khai thác tự nhiên + Giáo dục đào tạo cá thể hay cộng đồng để họ không còn là con vật tự nhiên, và họ có những phẩm chất tốt đẹp. - Thế kỷ XVII – XVIII: thuật ngữ “văn hóa” đc sử dụng với nghĩa “canh tác tinh thần” bên cạnh nghĩa gốc là quản lý, canh tác nông nghiệp. 1 Đặng Thu Hòa – K58 Văn học CLC 2014 - Thế kỷ XIX, theo E.B Taylor: văn hóa là toàn bộ phức thể bao gồm hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, những khả năng và tập quán khác mà con người có được với tư cách là một thành viên của xã hội. - Thế kỷ XX, theo F.Boas: ý nghĩa văn hóa đc quy định do khung giải thích riêng chứ không bắt nguồn từ cứ liệu cao siêu như “trí lực”, vì thế sự khác nhau về mặt văn hóa của từng dân tộc cũng không phải là tiêu chuẩn trí lực. Văn hóa không xem xét ở mức độ thấp cao mà ở góc độ khác biệt. - Theo A.L Kroeber và C.L Kluckhohn: quan niệm văn hóa là loại hành vi rõ ràng và ám thị đã đc đúc kết và truyền lại bằng biểu tượng, và nó hình thành quả độc đáo của nhân loại khác với nhân loại khác với các loại hình khác, trong đó bao gồm cả đồ tạo tác do con người làm ra. 2. Phân biệt văn hóa, văn minh, văn hiến, văn vật:  Bảng phân biệt, so sánh văn hóa, văn minh, văn hiến, văn vật của PGS. Trần Ngọc Thêm: VĂN VẬT VĂN HIẾN VĂN HÓA VĂN MINH Thiên về giá trị Thiên về giá trị Chứa cả giá trị vật Thiên về giá trị vật chất tinh thần chất lẫn tinh thần vật chất – kĩ thuật Có bề dày lịch sử Chỉ trình độ phát triển Có tính dân tộc Có tính quốc tế Gắn bó nhiều hơn Gắn bó nhiều hơn với với phương Đông nông nghiệp 2 phương Tây đô thị Đặng Thu Hòa – K58 Văn học CLC 2014  Khái niệm văn minh: - Là danh từ Hán – Việt (văn: vẻ đẹp, minh: sáng) chỉ tia sáng của đạo đức, biểu hiện của chính trị, pháp luật, văn học, nghệ thuật. - Văn minh trong tiếng Đức: là để chỉ các xã hội đã đạt được tới giai đoạn tổ chức đô thị và chữ Viết. - Theo F.Ăngghen: Văn minh là chính trị khoanh văn hóa lại và sợi dây liên kết văn minh là Nhà nước. Khái niệm văn minh thường bao hàm 4 yếu tố cơ bản: đô thị, nhà nước, chữ viết, các biện pháp kĩ thuật cải thiện, xếp đặt hợp lí, tiện lợi cho cuộc sống của con người. - Lâu nay không ít người sử dụng văn minh như một từ đồng nghĩa với văn hóa. Song đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Có nhiều cách hiểu về văn minh, nhưng chúng thường có một nét nghĩa chung là “trình độ phát triển”, trong khi văn hóa luôn có bề dày của quá khứ (tính lịch sử) thì văn minh là một lát cắt đồng đại, nó cho biết trình độ phát triển của văn hóa ở từng giai đoạn. Nói đến văn minh người ta nghĩ đến cái tiện nghi, khi văn hóa chứa cả các giá trị vật chất và tinh thần, thì văn minh chủ yếu thiên về giá trị vật chất. - Sự khác biệt về phạm vi giữa văn minh và văn hóa: Văn hóa mang tính dân tộc, văn minh mang tính quốc tế, nó đặc trưng cho một khu vực rộng lớn hoặc của cả nhân loại, bởi lẽ cái vật chất thì dễ phổ biến, lây lan. - Sự khác biệt về nguồn gốc: Văn hóa gắn bó nhiều hơn với phương Đông nông nghiệp, còn văn minh gắn bó nhiều hơn với phương Tây đô thị. Các nền văn hóa cổ đại lớn đều xuất phát từ phương Đông, trong tiếng Latinh, văn minh bắt nguồn từ chữ “cititas” – thành phố.  Khái niệm văn hiến và văn vật: - Hai khái niệm này chỉ xuất hiện ở phương Đông. - Văn hiến: truyền thống văn hóa lâu đời và tốt đẹp. GS. Đào Duy Anh khi giải thích “văn hiến” khẳng định: “là sách vở” và nhân vật tốt trong một đời. Nói 3 Đặng Thu Hòa – K58 Văn học CLC 2014 cách khác, văn hiến thiên về những giá trị tinh thần do những người có tài đức chuyên tải, thể hiện tính dân tộc, tính lịch sử rõ rệt. - Văn vật: truyền thống văn hóa biểu hiện ở nhiều nhân tài và di tích lịch sử. Văn vật còn là khái niệm hẹp để chỉ những công trình hiện vật có giá trị nghệt thuật và lịch sử, khai niệm văn vật thể hiện sâu sắc tính dân tộc và tính lịch sử. - Văn vật và văn hiến chỉ là những khái niệm bộ phận của “văn hóa”. Chúng khác văn hóa ở độ bao quát các giá trị: văn hiến thiên về giá trị tinh thần, văn vật thiên về giá trị vật chất. Câu 2: Nêu một số cách hiểu khác nhau về văn hóa. Định nghĩa văn hóa của UNESCO? 1. Các cách hiểu về văn hóa: - Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn ở và phương thức sử dụng. Toàn bộ những phát minh sáng tạo đó được gọi là văn hóa.” - Cựu thủ tướng Phạm Văn Đồng: “Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà có liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử... cốt lõi của sức sống dân tộc là văn hóa với nghĩa bao hàm cao đẹo nhất của nó, bao gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu để bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh” - PGS. Trần Ngọc Thêm: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình. 4 2. Định nghĩa văn hóa của UNESCO: - Đặng Thu Hòa – K58 Văn học CLC 2014 Văn hóa ngày hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng. Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý. Chính nhờ văn hóa mà con người thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một đáp án chưa hoàn thành, đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không mệt mỏi những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân.  Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. - Theo quan niệm của UNESCO, có 2 loại di sản văn hóa: + Di sản văn hóa vật thể: đình, đền, chùa, miếu, lăng, mộ, nhà sàn,... + Di sản văn hóa phi vật thể: các biểu hiện tượng trưng và không sờ thấy đc của văn hóa được lưu truyền và biến đổi qua thời gian, bao gồm cả âm nhạc, múa, truyền thống, văn chương truyền miệng, ngôn ngữ, huyền thoại, tư thế, nghi thức, phong tục,... - Cái vật thể và cái phi vật thể gắn bó hữu cơ với nhau, lồng vào nhau như thân xác và tâm trí con người. *** BÀI 2: VĂN HÓA VÀ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN. Câu 1: Thế nào là môi trường tự nhiên? Môi trường nhân tác/tạo? Đặc điểm hệ sinh thái Việt Nam. 1. Các khái niệm: 5 Đặng Thu Hòa – K58 Văn học CLC 2014 - Môi trường: là một phần của ngoại cảnh, bao gồm những thực thể - hiện tượng tự nhiên mà cơ thể, quần thể, loài có quan hệ trực tiếp, trước hết bằng các mối quan hệ thích nghi rồi sau đó mới là biến đổi. - Hiện nay người ta sử dụng rộng rãi khái niệm “môi trường lớn” gồm môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo và cả những môi trường khác như môi trường đời sống, môi trường văn hóa, môi trường sinh thái. - Môi trường tự nhiên: là một bộ phận trong “môi trường lớn”, là tổng thể các nhân tố tự nhiên xung quanh chúng ta như bầu khí quyển, nước, thực vật,.... - Môi trường tác/tạo (môi trường nhân vi, nhân văn): còn đc gọi là môi trường văn hóa. Kỹ thuật và tổ chức xã hội của con người tạo nên một môi trường mới, có sức tác động ngược trở lại môi trường tự nhiên. Môi trường nhân tác: là hệ thống môi trường đc tạo ra do con người lợi dụng tự nhiên, cải tạo tự nhiên vì nó đc sáng tạo và phát triển trên cơ sở môi trường tự nhiên. Có thể nói môi trường nhân tác bị môi trường tự nhiên chi phối và ngược lại. 2. Đặc điểm hệ sinh thái Việt Nam: a. Hệ sinh thái phồn tạp: - Việt Nam đặc trưng bởi hệ sinh thái phồn tạp với chỉ số đa dạng giữa số giống loài và số cá thể rất cao, thực vật phát triển hơn động vật. - Trong thời kinh tế thu lượm, hái lượm vượt trội hơn so với săn bắn. - Trong thời kinh tế nông nghiệp trồng trọt (đa canh) vượt trội hơn so với chăn nuôi. - Trong hệ sinh thái phồn tạp lại có nhiều vùng sinh thái khác nhau. Theo GS. Đào Thế Tuấn, Việt Nam có 10 vùng. Còn theo GS. Mai Đình Yên có 19 vùng. - Từ góc độ địa lý – văn hóa, chúng ta có thể khái quát địa hình Việt Nam – dài Bắc – Nam, hẹp Tây – Đông; đi từ Tây sang Đông có Núi – Đồi – Thung – Châu thổ – Ven biển – Biển và hải đảo. Đi từ Bắc vào Nam là các đèo cắt ngang Tây Đông. 6 Đặng Thu Hòa – K58 Văn học CLC 2014 b. Hai tính trội của văn hóa Việt Nam truyền thống – sông nước và thực vật: - Văn minh Việt Nam – nền văn minh thực vật hay văn minh thôn dã, văn hóa lúa nước mà tính chất thực vật in dấu đậm nét trong đời sống hàng ngày của người Việt như ở, đi lại, ăn mặc. + Bữa cơm được mô hình hóa Cơm – Rau – Cá + Không có thói quen ăn sữa và các sản phẩm làm từ sữa động vật, không có truyền thống chăn nuôi đại gia súc để lấy thịt – chăn nuôi gắn với trồng trọt, phục vụ trồng trọt. + Đời sống tâm linh: tục thờ cây. - Môi trường sông nước đc coi là yếu tố quan trọng khi xem xét vấn đề văn hóa, con người Việt Nam. + Đặc điểm địa hình, địa lý, khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa, mưa nhiều. + Tập quán kĩ thuật canh tác (đê, ao, rạch,...), cư trú (làng ven sông, trên sông “vạn chài, từ chợ búa tới những đô thị ven sông, biển, hay ngã ba sông...), ở (nhà sàn, nhà mái hình thuyền, nhà – ao, nhà thuyền,...), ăn (cá nước ngọt, nước mặn, các loại nhuyễn thể,...) tới tâm lý ứng xử (linh hoạt, mềm mại như nước – GS. Cao Xuân Huy), sinh hoạt cộng đồng (đua thuyền, bơi chải,...), tín ngưỡng tôn giáo (thờ cá, rắn, thủy thần,..), phong tục tập quán, thành ngữ, tục ngữ, ca dao, nghệ thuật (chèo, tuồng, rối nước,..) và truyền thống. c. Khó khăn: - Thiên tai bất ngờ, khí hậu thất thường, lũ lụt, bão tố, dịch bệnh - Cuộc đấu tranh kiên cường chống chọi hàng ngàn năm vơi thử thách này đã hun đúc tính cách kiên cường, tinh thân cố kết cộng đồng của người Việt mà điển hình là quá trình chinh phục và khám phá châu thổ Bắc Bộ. Câu 2: Thế nào là bản năng và biện pháp văn hóa xã hội để kiềm chế bản năng? 1. Bản năng: 7 Đặng Thu Hòa – K58 Văn học CLC 2014 - Theo GS. Từ Chi: “Tất cả những gì không phải là thiên nhiên đều là văn hóa”. Bản năng là cái “vốn có”, do đó cũng là thiên nhiên, cái “vốn có” này mọi sinh vật đều có. - Loài người cũng có bản năng vì con người cũng là tự nhiên. Song ở con người, những bản năng này luôn luôn bị đặt dưới dự kiểm soát của xã hội (các cưỡng chế xã hội, các chuẩn mực xã hội) bằng những biện pháp khác nhau. 2. Các biện pháp kiềm chế bản năng: - Văn hóa là sự chế ngự bản năng: Có những bản năng không thể nào chặn đứng được, vì chúng gắn quá chặt với sự sống, như ăn, uống, giao hợp, và cả cái chết,... thì từng cộng đồng “văn hóa – hóa” chúng lên bằng những nghi thức – xã hội hay tôn giáo, mà hiệu quả cuối cùng là kiềm tỏa chúng lại trong vòng cộng đồng chấp nhận đc - Văn hóa có nhiệm vụ điều hòa và giải quyết giữa những ham muốn cá nhân và các cưỡng chế xã hội: văn hóa, văn minh có mục đích nhiệm vụ bắt chúng ta chấp nhận những cưỡng chế xã hội bằng cách bù lại những thú vui tinh thần. - Loài người có khả năng vượt lên trên sự thống trị của bản năng, bằng cách tiếp xúc với các nền văn hóa, những di sản để hình thành suy nghĩ và lối sống lành mạnh, tích cực. Câu 3: Quan hệ của con người Việt Nam với môi trường tự nhiên thể hiện những sắc thái gì trong nền văn hóa dân tộc? Nền văn hóa dân tộc là sự thể hiện của hai sắc thái: sắc thái sông nước và sắc thái thực vật, đây hoàn toàn là sự thể hiện của quan hệ con người với môi trường tự nhiên ở Việt Nam. Tìm hiểu vấn đề này chúng ta dễ nhận thấy, càng xa xưa, con người phụ thuộc vào môi trường tự nhiên càng mạnh. 1. Tận dụng môi trường tự nhiên – Ăn:  Người Việt Nam nông nghiệp có tính thiết thực thì công khai rằng chuyện ăn uống vô cùng quan trọng : “Có thực mới vực đc đạo”, “trời đánh tránh miếng ăn”. 8  Đặng Thu Hòa – K58 Văn học CLC 2014 Ăn uống là văn hóa, chính xác hơn nó là văn háo tận dụng môi trường tự nhiên. Do đó, cơ cấu bữa ăn người Việt bộc lỗ rất rõ dấu ấn của truyền thống văn hóa nông nghiệp lúa nước. a. Cơ cấu ăn thiên về thực vật: - LÚA GẠO đứng đầu bảng: “cơm tẻ mẹ ruột”, “người sống về gạp, cá bạo về nước”. Do đặc điểm quê hương của cây lúa nước là Đông Nam Á ẩm thấp, nên người Việt cũng coi cây lúa là tiêu chuẩn của cái đẹp, có một thời mọi giá trị đều “quy ra thóc gạo”. - RAU QUẢ: nằm trong trung tâm trồng trọt, người Việt có một danh mục rau quả mùa nào thức nấy, vô cùng phong phú. Với người Việt “đói ăn rau, đau uống thuốc”, và 2 món đặc trưng là rau muống và dưa cà. Ngoài ra các gia vị đa dạng như hành, tỏi, gừng, ớt,... là k thể thiếu. - THỦY SẢN – sản vật vùng sông nước: sau cơm rau thì cơm cá là thông dụng nhất. Từ các loại thủy sản, người Việt đã chế tạo ra thứ nước chấm đặc biệt – nước mắm. - THỊT: ở vị trí cuối cùng trong cơ cấu bữa ăn người Việt, phổ biến là thịt lợn, gà, trâu,... những vật nuôi hỗ trợ trồng trọt. b. Đồ uống – hút: - Chủ yếu là trầu cau, thuốc lào, rượu gạo, chè, nước vối ... hầu hết là các sản phẩm cổ truyền của nghề trông trọt Đông Nam Á. c. Sự thể hiện của tính tổng hợp, tính cộng đồng, mực thước và tính biện chứng, linh hoạt trong nghệ thuật ẩm thực: - Những quan niệm, đặc điểm này đều dựa trên truyền thống lâu đời của dân tộc, bản chất gia đình tiểu nông, lấy gia đình làm hạt nhân nên việc quan tâm và chú ý đến các phép tắc, lễ giáo trong ăn uống cũng là một điều dễ giải thích. 2. Ứng phó với môi trường tự nhiên – Mặc: - Chuyện mặc cũng thiết thực và vô cùng quan trọng với người Việt. Nó thể hiện rõ nhất tính chất nông nghiệp, nhất là trong chất liệu may mặc. 9 Đặng Thu Hòa – K58 Văn học CLC 2014 - Chất liệu may mặc: để ứng phó với hiệu ứng của môi trường tự nhiên, người phương Nam tận dụng các chất liệu có nguồn gốc thực vật là sản phẩm của nghề trồng trọt, cũng là chất liệu may mặc mỏng nhẹ, phù hợp với xứ nóng (Tơ tằm, tơ chuối, tơ ong, đay, sợi bông,..) - Thiết kế trang phục: + Đồ mặc phía dưới: váy, khố. Phù hợp với thời tiết nóng bức, công việc đồng áng, mang đậm tính chất riêng của người Việt. + Đồ mặc phía trên: phụ nữ: yếm, áo ngắn, dịp lễ hội dùng áo dài, đàn ông: cởi trần, dịp lễ hội mặc áo the đen. Màu sắc: âm tính, tế nhị, kín đáo. Trang phục hoàn toàn thích ứng được với môi trường tự nhiên nóng ẩm và hoàn cảnh lao động, sinh hoạt + Các bộ phận khác: thắt lưng  giữ cho đồ mặc khỏi tuột; đội khăn, nón  che nắng, chống nóng; trang sức (đeo vòng, xăm mình, nhuộm răng ,nhuộm móng, ăn trầu,...)  tránh bị làm hại khi xuống nước, trừ sơn lam chướng khí, trừ tà ma. 3. Ứng phó với môi trường tự nhiên - Ở và đi lại: a. Giao thông: - Do bản chất nông nghiệp sống định cư nên người Việt ít có nhu cầu đi lại  kém phát triển giao thông đường bộ. - Việt Nam là vùng sông nước nên phương tiện đi lại chủ yếu là đường thủy  Thuyền ghe rất nhiều loại, hình thành tục vẽ mắt thuyền - Người Việt rất giỏi trong việc làm cầu phao hoặc thuyền ghép lại, hình ảnh sông nước ăn sâu vào tâm khảm người Việt vào mọi mặt sinh hoạt b. Nhà cửa, kiến trúc: - Đối với nông nghiệp, NGÔI NHÀ là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo cho họ cuộc sống ổn định. - Nhà của người Việt gắn liền với môi trường sông nước: nhà thuyền, nhà bè, nhà sàn  ứng phó với môi trường sông nước ngập lụt quanh năm, ứng phó với 10 Đặng Thu Hòa – K58 Văn học CLC 2014 thời tiết mưa nhiều gây lũ, khí hậu nhiệt đới ẩm cao, hạn chế ngăn côn trùng, thú dữ. - Thường làm “nhà cao cửa rộng”, chọn hướng nhà, chọn đất để ứng phó và tận dụng thiên nhiên. - Kiến trúc: là sự phản ánh của môi trường sông nước (cách làm nhà sàn, vách nghiêng và mái cong hình thuyền), tính cộng đồng (k chia nhiều phòng, có 1 phòng lớn đến sinh hoạt chung, tuân theo nguyên lý âm – dương, hướng tới sự hài hòa. *** BÀI 3: VĂN HÓA VÀ MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI Câu 1: Cơ cấu xã hội Việt Nam cổ truyền? 1. Khái quát: - Con người là cá nhân không thể chia cắt được, đồng thời là sinh vật có tính xã hội hóa cao nhất. - Xã hội là toàn bộ những nhóm người, tập đoàn, lĩnh vực hoạt động, yếu tố hợp thành một tổ chức đc điều khiển bằng những thể chế nhất định. - Xã hội Việt Nam trong hàng ngàn năm là một xã hội nông nghiệp, nền văn hóa của nó cũng là nền văn hóa nông nghiệp. Trong xã hội ấy, gia đình, họ hàng và cùng với gia đình họ hàng là làng mạc tạo thành đơn vị xã hội cơ sở. Do đó gia đình được xem là tổ chức xã hội nhỏ nhất. Điều này ấn định nguyên tắc bất di bất dịch – các giá trị gia đình và cộng đồng đc đặt trên các giá trị cá nhân, cá nhân bị hòa tan trong cộng đồng, tách riêng ra, cá nhân không mảy may ý nghĩa. - 3 nguyên tắc tập hợp con người thành xã hội, khiến con người trở thành sinh vật của xã hội: + Nguyên lý “máu” – cùng dòng máu. + Nguyên lý “đất” – hình thành làng, nơi ở của nhiều làng  cùng nơi cư trú + Nguyên lý “lợi ích” – cùng lợi ích (tầng lớp, giai cấp, tôn giáo, chính trị...) 11 2. Cơ cấu xã hội Việt Nam cổ truyền: Đặng Thu Hòa – K58 Văn học CLC 2014 a. Điều kiện tổ chức xã hội: - Vị thế địa chính trị, vị thế địa văn hóa: + Việt Nam nằm ở ngã 4 đường cửa ngõ của các nền văn hóa, văn minh, là cầu nối Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo. + Có nhiều điều kiện thuận lợi trong tiếp xúc và giao lưu văn hóa. + Chính sách ngoại giao mềm dẻo “thuần phục giả vờ, độc lập thật sự” + Đòi hỏi một sức “đề kháng” về văn hóa, đối chọi áp lực từ phương Bắc. - Lịch sử Việt Nam là lịch sử đấu tranh chống xâm lược phương Bắc, mở rộng bờ cõi về phương Nam, “chính trị đi qua, văn hóa ở lại” + Đối với văn hóa Trung Quốc: tôn trọng nhưng cảnh giác. + Xu hướng di cư Đông tiến Nam tiến (thế kỷ X) - Văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng. + Là sự tổng hòa của 54 dân tộc. + Sự đa dạng về lịch sử, sinh thái, nhưng vẫn hướng tâm vào văn hóa chủ thể - Văn hóa Việt. - Văn hóa Việt đặc trưng cho văn hóa nông nghiệp lúa nước, mang tính chất tiểu nông, duy trì với cơ cấu tương đối. b. Đặc điểm riêng: - Phương thức sản xuất kiểu châu Á, nhà nước sở hữu đất đai, ruộng công. - Phân tầng xã hội linh hoạt, tương đối. - Thực tế, thực dụng. - Quan hệ xã hội: nặng tính gia đình, dân tộc 12 Đặng Thu Hòa – K58 Văn học CLC 2014 c. Mô hình xã hội Việt Nam truyền thống: - Chế độ phong kiến: S: lãnh chúa S P: nông nô T: ruộng đất P T  Lãnh chúa nắm toàn bộ nông nô và ruộng đất. - Thời tiền quân chủ Việt Nam – quan hệ của tầng lớp thống trị ở Việt Nam cổ đại với nông dân và đất đai: TL: Thủ lĩnh TL ND: Nông dân ĐĐ: Đất đai ND ĐĐ  Tầng lớp thống trị không phải là người sở hữu ruộng đất mà là người phân chia. Quan hệ đất đai không bao giờ là quan hệ vĩnh viễn. Sở hữu đất trong làng Việt ở châu thổ Bắc Bộ là quan hệ cho phép người nông dân, miễn là dân chính cư đều đc thuê ruộng của làng. - Xã hội Việt Nam truyền thống: Vua Dân có thể lên làm vua, làm quan. Vua quan có thể tụt xuống làm Dân: quan “Bao giờ dân nổi can qua lại dân Con vua thất thế lại ra quét chùa” 13 Đặng Thu Hòa – K58 Văn học CLC 2014 - Ở làng – cơ cấu kinh tế, xã hội chính yếu trong xã hội VN cổ truyền , nét cơ bản nhất của kinh tế làng là quan hệ địa chủ và nông dân tự do chứ k phải các điền trang gia tộc Trung Hoa hay các điền chủ đồn điền châu Âu. - Cơ cấu xã hội Việt Nam có thể vạch ra như sau: Cá nhân Gia đình Họ hàng Làng xóm Vùng (miền, xứ) Đất nước  Nhà – Họ – Làng – Nước, có phân biệt mà cũng có hòa hợp, y như quang phổ. Trong tâm thức dân gian, làng xóm như một gia đình mở rộng và nước như một làng lớn, nên ngôn ngữ xã hội vẫn là ngôn ngữ kiểu gia đình, xu thế chính của tâm lý người Việt là kéo xã hội về với gia đình.  Xã hội Việt Nam là xã hội nông nghiệp, văn hóa Việt Nam là nền văn hóa nông nghiệp. Trong xã hội đó, gia đình (và gia đình mwor rộng – tộc họ), làng là đơn vị cơ sở, là hai yếu tố cơ bản chi phối toàn bộ hệ thống xã hội Việt Nam. Đặc trưng cơ cấu xã hội Việt Nam truyền thống là những gia đình tiểu nông trong những làng xã tiểu nông. Câu 2: Nêu hiểu biết về gia đình và làng người Việt? 1. Đặc điểm gia đình người Việt: a. Gia đình: - Trước Bắc thuộc, gia đình người Việt theo kiểu mẫu hệ - phi Hán, người phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong xã hội,và đc tổ chức theo nguyên lý “đực – cái” - Từ Bắc thuộc – nay: gia đình Việt theo kiểu “vỏ Tàu – lõi Việt” + Gia đình phụ hệ, con cái sinh ra mang theo họ cha, có sự phân biệt nội – ngoại rõ rệt, người đàn ông làm chủ gia đình và xã hội. 14 Đặng Thu Hòa – K58 Văn học CLC 2014 + Quy mô gia đình hạt nhân, nhỏ, mỗi gia đình là một đơn vị kinh tế tiểu nông tự cung tự cấp, người phụ nữ thường đóng vai trò “tay hòm chìa khóa” - Theo GS. Phan Đại Doãn: “Gia đình là khái niệm có nội dung không chặt chẽ, thậm chí khá co dãn”. Cùng trong một địa vực sông Hồng nhưng kết cấu và chức năng của một gia đình người Việt năm 1945, 1975 và 1994b đã có những biến đổi nhất định, có truyền thống nhưng cũng có nhiều điểm khác truyền thống. - Gia đình Việt có ý nghĩa quan trọng, bởi lẽ: + Ở nông thôn, nó kết hợp với dòng họ thành khu vực tụ cư, vui buồn có nhau, sướng khổ có nhau, ký thác tâm tình. + Gia đình là đơn vị giáo dục, truyền thụ những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp  có những gia đình là “thầy thuốc gia truyền”, “thợ mộc truyền nghề”, “gia đình thế gia vọng tộc”... + Gia đình là đơn vị đạo đức: Từ xưa, nhiều gia đình đã có “gia phạm”, “gia quy” mà ngày nay đây đó ở thành thị và nông thôn cũng có hiện tượng tái lập. + Gia đình là đơn vị tín ngưỡng: hầu như gia đình nào cũng có bàn thờ tổ tiên, đc đặt ở chỗ trang trọng nhất, trang hoàng đẹp nhất, ở đó có bài vị tổ tiên. + Gia đình là đơn vị kinh tế, đặc biệt là nên kinh tế tự cung tự cấp.  Gia đình là tổng hòa nhiều mối quan hệ xã hội, có sức sống riêng, biểu hiện một đặc trưng văn hóa xã hội độc đáo. - Chức năng gia đình Việt: + Giáo dục con cái: nhân dân ta có câu “dạy con từ thuở còn thơ” đã phản ánh chức năng giáo dục của gia đình. Nuôi và dạy con cái vốn có tính tự nhiên bản năng rồi chuyển thành tính xã hội và tính văn hóa. Gia đình Việt Nam sông vì con cái. Bởi vậy nuôi dạy con cái vừa là nhiệm vụ, vừa là chức năng của gia đình. Cái hư, cái lỗi của trẻ nhiều khi lại do gia đình tạo nên – “Con dại cái mang”. Nội dung giáo dục k chỉ có nếp sống mà còn có vấn đề truyền thụ kỹ năng sản xuất, bí mật nhà nghề – “không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”, âu cũng là do sự truyền nghề và ý thức phát triển nghề đó. 15 Đặng Thu Hòa – K58 Văn học CLC 2014 + Nuôi dưỡng người già: Tục ngữ có câu “Trẻ cậy cha, già cậy con”, “Kính già già để tuổi cho” đã nói lên chức năng nuôi dưỡng người già và thế ứng xử văn minh trong gia đình và xã hội Việt. Nuôi dưỡng cha mẹ là nội dung của đạo hiếu, là nguyên tắc ứng xử cao nhất trong gia đình người Việt đã có từ xa xưa. Ngày nay chức năng này vẫn còn đc duy trì ở nông thôn và thành thị, tuy nhiên vẫn có những cá biệt. + Tổ chức sản xuất: Hàng nghìn năm qua, xã hội Việt đều dựa vào kinh tế hộ gia đình, nền văn minh nông nghiệp lúa nước sẽ sản sinh ra các loại gia đình đông con mà ở đó, “chủ gia đình” làm nhiệm vụ điều phối sản xuất, chi tiêu, phân cấp nhân lực và các mối quan hệ giữa mọi người trong gia đình. b. Họ hàng: - Họ: nguồn gốc kí hiệu thân tộc Việt. - Trước Bắc thuộc và chống Bắc thuộc: hệ thống tên gọi “họ” khác ngày nay – chỉ có DANH xưng (tên gọi), không mang TÍNH xưng. Ví dụ: Túc Phắn (Thục Phán), Pò Khun (Hùng Vương). - Từ Bắc thuộc trở đi: Mượn bằng nhiều cách thức khác nhau từ kí hiệu thân tộc Hán, Hoa. Kí hiệu cho họ người Việt có nhiều ý nghĩa khác nhau, không phải lúc nào ký hiệu thân tộc cũng liên quan đến huyết thống. Hai họ khác nhau có thể cùng huyết thống và một kí hiệu. - Quá trình hình thành các kí hiệu họ khác nhau trong diễn trình lịch sử (vấn đề lai máu trước đây và hiện đại) - Kí hiệu họ của người Việt ngày nay có từ thời Bắc thuộc trở đi, có 2 kí hiệu: có nguồn gốc Việt, k mượn từ Trung Hoa (Lều,...) và mượn từ Trung Hoa. - Cơ chế mượn họ Trung Hoa: + Cơ chế cưỡng bức: tổ chức xã hội và quản lý dân số theo kiểu hộ tịch  có những cách kí hiệu họ cho người Việt: dán nhãn  kí hiệu họ k có nghĩa thống nhất với huyết thống 16 Đặng Thu Hòa – K58 Văn học CLC 2014 + Cơ chế nửa cưỡng bức, nửa tự nguyện: di dân, đưa người Hán sang Việt  dân “Mã lưu” + Tự nguyện: hôn nhân “môi quan”  đặt tên con theo họ quan (người Hán) - Gia phả đc xem là nguồn sử liệu. 2. Đặc điểm làng Việt: - Là một đơn vị của văn hóa - Theo GS. Hà Văn Tấn: “là vi vũ trụ qua đó ảnh hưởng tới đặc điểm xã hội và lịch sử Việt Nam. - Là đơn vị tụ cư truyền thống của người nông dân Việt, có địa vực riêng, cơ cấu tổ chức, cơ sở hạ tầng, các tục lệ thờ cúng riêng, tâm lý tình cách và cả thổ ngữ riêng. - Đc hình thành từ 2 nguyên lý: cội nguồn và cùng chỗ; là đơn vị cộng cư của xã hội tiểu nông. - Làng lấy gia tộc làm cốt lõi của văn hóa làng và chủ nghĩa gia tộc lại có đặc trưng cơ bản là duy tình. - Lấy cấu trúc động “nửa kín nửa hở” làm trung tâm: Nửa kín: + Mối quan hệ trong làng khép kín về mặt lãnh thổ, bắt đầu bằng lũy tre làng và cổng làng + Về mặt tâm thức: người Việt luôn phân biệt giữa “ta” và “thiên hạ” – luôn lấy “ta” làm tiêu chuẩn. + Về mặt hôn nhân: người cùng làng lấy nhau  đỡ gây bất đồng về văn hóa  ổn định; thể hiện tính cộng đồng: già dựa vào trẻ. + Mỗi làng có một luật tục riêng “trông làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ” +Kinh tế: mỗi làng Việt là 1 đơn vị tiểu nông tự cung tự cấp. Nửa hở: mối quan hệ giữa làng với nhau và giữa làng với nước + Chống giặc ngoại xâm và lũ lụt: đoàn kết một lòng 17 Đặng Thu Hòa – K58 Văn học CLC 2014 + Hôn nhân: các làng hạn chế việc lấy chồng/vợ xa, hãn hữu thì ở 2 làng cạnh nhau hoặc gần nhau một cách tối đa. + Mối quan hệ liên làng và siêu làng trong đời sống tâm linh: thành thánh cũng chia thành các thứ bậc, tục kết chiềng chạ (kết nghĩa anh em) + Kinh tế: Làng thuần nông: làng lúa, làng hoa... Làng nghề: làng gốm, làng lụa,.. Làng đi buôn: Thổ Tang, Ninh Hiệp,... Làng chài,... + Trao đổi: trong hệ thống chợ Phiên  Kìm hãm sự phát triển của đô thị. - Nguyên tắc tổ chức: Theo dòng máu – họ  vai trò quyền lực của tổ chức họ + Có thể giúp nhau trong một số trường hợp nhất định, nương tựa về mặt tinh thần, dựa dẫm nhau về mặt chính trị. + Được tổ chức theo chiều dọc trực tiếp hoặc gián tiếp. + Tích cực: Tạo nên tôn ti trật tự, hệ thống xã hội  đoàn kết + Tiêu cực: tính dựa dẫm ỷ lại, tính độc đoán gia trưởng, sự đố kị, ganh ghét giữa các họ với nhau. Theo địa vực – quan hệ hàng xóm láng ghiềng: + Quan hệ theo hàng ngang  tạo tinh thần tương thân tương ái, bình đẳng dân chủ xóm làng. Theo lớp tuổi – giáp và tục lên lão  tinh thần trọng xỉ: + Giáp là tổ chức người theo lớp tuổi dành riêng cho đàn ông và mang tính chất “cha truyền con nối” + Có vai trò mạnh ở châu thổ Bắc bộ, tổ chức theo hàng ngang (sự ngang bằng) và hàng dọc (sự tôn ti) Theo nghề nghiệp, sở thích – Phe, phường, hội + Hội: gắn với sở thích (hội tổ tôm, hội chắn,..) + Phường: gắn với nghề nghiệp (Phường lụa, Phường buôn,...) 18 Đặng Thu Hòa – K58 Văn học CLC 2014 + Tổ chức theo chiều ngang, mục đích tương trợ giúp đỡ lẫn nhau. *** BÀI 4: TIẾP XÚC VÀ GIAO LƯU VĂN HÓA. Câu 1: Thế nào là tiếp xúc và giao lưu văn hóa? Mối quan hệ giữa các yếu tố nội sinh và ngoại sinh? 1. Khái niệm: - Thuật ngữ tiếp xúc và giao lưu văn hóa được sử dụng khá rộng rãi trong nhiều ngành khoa học xã hội như khảo cổ học, dân tộc học, xã hội học,...tức là ngành khoa học có đối tượng nghiên cứu là con người và xã hội, nhân văn. - Giao lưu và tiếp xúc văn hóa: là sự vận động thường xuyên của xã hội, gắn bó với tiến hóa xã hội nhưng cũng gắn bó với sự phát triển của văn hóa, sự vận động thường xuyên của văn hóa - Giao lưu văn hóa vừa là kết quả của trao đổi, vừa chính là bản thân của sự trao đổi, sản xuất và trao đổi là động lực thúc đẩy phát triển trong lịch sử. Nói cách khác giao lưu và tiếp biến văn hóa là sự tiếp nhận văn hóa nước ngoài bởi dân tộc chủ thể. 2. Mối quan hệ giữa yếu tố nội sinh và ngoại sinh: - Là mối quan hệ biện chứng, hai yếu tố này luôn có khả năng chuyển hóa cho nhau và rất khó tách biệt trong một thực thể văn hóa. - Có yếu tố ở giai đoạn này là yếu tố ngoại sinh nhưng đến giai đoạn sau, những tính chất của yếu tố ngoại sinh ấy nhạt dần hoặc không còn, đến nối người ta tưởng rằng đó là yếu tố nội sinh. - Kết quả của sự tương tác thường diễn ra theo 2 trạng thái: + yếu tố ngoại sinh lấn át, triệt tiêu yếu tố nội sinh. + sự cộng hưởng lẫn nhau, yếu tố ngoại sinh dần trở thành yếu tố nội sinh hoặc bị phai nhạt căn tính của yếu tố ngoại sinh. - 2 dạng thể hiện của sự tiếp nhận các yếu tố ngoại sinh: 19 Đặng Thu Hòa – K58 Văn học CLC 2014 + tự nguyện tiếp nhận +cưỡng bức tiếp nhận - Mức độ của sự tiếp nhận: + Tiếp nhận đơn thuần: phổ biến trong mọi người ở tộc người cụ thể. + Tiếp nhận sáng tạo: Tiếp nhận chọn lọc, lấy giá trị phù hợp Tiếp nhận cả hệ thống nhưng đã có sự sắp xếp lại theo quan niệm giá trị của tộc người cụ thể Mô phỏng và biến thể một số thành tựu  Quan hệ biện chứng giữa yếu tố nội sinh và ngoại sinh đặt ra đòi hỏi với chính tộc người chủ thể là nội lực của chính nó – bản sắc và truyền thống văn hóa của tộc người tiếp nhận. Trên cái nhìn lịch sử, yếu tố này không phải là yếu tố nhất thành bất biến mà vận động theo quy luật lượng đổi chất đổi. Câu 2: Các cuộc tiếp xúc và giao lưu lớn trong lịch sử Việt Nam? 1. Nền tảng yếu tố nội sinh – cơ tầng văn hóa Đông Nam Á: - Theo GS. Phạm Đức Dương: “Việt Nam là một Đông Nam Á thu nhỏ có đủ 3 yếu tố văn hóa núi, đồng bằng và biển, có đủ các sắc tộc thuộc ngữ hệ Autroasiatique, Tibeto – birman. Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, trong đó người Việt đóng vai trò chủ thể” - Cư dân vùng Đông Nam Á có truyền thống văn minh lúa nước, trâu bò đc dùng làm sức kéo, kim khí chủ yếu là đồng và sắt dùng để chế tạo công cụ vũ khí, dụng cụ nghi lễ. - Cư dân thành thạo đi biển, người phụ nữ đóng vai trò quyết dịnh trong mọi hoạt động của gia đình. Đời sống tinh thần ở dạng bái vật giáo thờ các thần - Quan niệm về tính lưỡng phân, lưỡng hợp của thế giới, việc sử dụng ngôn ngữ đơn tố có khả năng phát sinh tiền tố và hậu tố, trung tố. 20 Đặng Thu Hòa – K58 Văn học CLC 2014 2. Các cuộc tiếp xúc và giao lưu văn hóa: Có 4 cuộc tiếp xúc và giao lưu văn hóa lớn. a. Giao lưu và tiếp biến với văn hóa Trung Hoa - Là sự giao lưu và tiếp biến văn hóa rất dài, diễn ra cả hai trạng thái: giao lưu cưỡng bức và giao lưu không cưỡng bức. - Giao lưu cưỡng bức: + 1000 năm Bắc thuộc: người Hán thực hiện bộ máy cai trị và chính sách đồng hóa, tiêu diệt văn hóa của cư dân bản địa. Người Việt luôn chống lại sự đồng hóa này một cách quyết liệt, tuy nhiên văn hóa Việt luôn đứng trước thử thách lớn lao và gay gắt với câu hỏi tồn tại hay không tồn tại. + 1407 – 1427: nhà Minh xâm lược Đại Việt và sử dụng chủ trương đồng hóa, người Việt chống lại sự đồng hóa lại là một công việc không đơn giản. - Giao lưu tự nguyện: + Trong nền văn hóa Đông Sơn, người ta nhận thấy nhiều di vật của văn hóa phương Bắc, có thể đây là kết quả của sự trao đổi, thông thương giữa các nước láng giềng. + Sau 1000 năm Bắc thuộc, giao lưu và tiếp biến văn hóa vẫn xuất hiện: sự mô phỏng mô hình Trung Hoa tồn tại ở các triều đại Việt Nam (Lý – lấy cơ chế Nho giáo làm gốc bên cạnh ảnh hưởng của Phật giáo; Trần, Lê – chịu ảnh hưởng của Nho giáo rất đậm)  Cả hai dạng thức cưỡng bức và tự nguyện đều là nhân tố cho sự vận động của văn hóa Việt. Người Việt đã tạo ra khá nhiều thành tựu trong quá trình giao lưu này: kĩ thuật rèn đúc sắt, gang; kinh nghiệm chất đá làm đê; tiếp nhận chữ Hán và phát triển tiếng Việt theo xu hướng âm tiết hóa và thanh điệu hóa nhưng vẫn giữ đc bản chất và nét đẹp của tiếng Việt. 21 Đặng Thu Hòa – K58 Văn học CLC 2014 b. Giao lưu và tiếp biến văn hóa Ấn Độ: - Văn hóa Ấn Độ “thẩm thấu” bằng nhiều hình thức và có mức độ khác nhau qua các thời kỳ lịch sử. - Văn hóa Óc Eo: + Nền văn hóa của “một quốc gia ngay từ buổi đầu đã đc xây dựng trên cơ sở một nền nông nghiệp trồng lúa nước khá phát triển bắt nguồn từ vùng ruộng nương trung nguyên sông Cửu Long của cư dân Môn – Khrme kết hợp với nghề biển cổ truyền của cư dân Nam Đảo” +Trên cơ tầng đó, các đạo sĩ Bàlamôn từ Ấn Độ tổ chức một quốc gia mô phỏng theo mô hình Ấn Độ trên tất cả các mặt với đạo Bàlamôn đóng vai trò chi phối. - Văn hóa Chămpa: + Những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đã góp phần quan trọng vào quá trình hình thành vương quốc Chămpa cũng như nền văn hóa phát triển rực rỡ và đầy bản sắc – văn hóa Chămpa + Người Chăm tiếp nhận mô hình văn hóa Ấn Độ từ chế độ vương quyền đến thành tố văn hóa nhưng lại có sự khúc xạ lớn giữa 2 nền văn hóa: tôn giáo, chữ viết, đẳng cấp xã hội. - Văn hóa Việt ở châu thổ Bắc Bộ: + Người Việt ở đây tiếp nhận văn hóa Ấn vừa trực tiếp vừa gián tiếp, tuy nhiên ảnh hưởng của văn hóa Ấn chỉ diễn ra với tầng lớp dân chúng nhưng lại có sự phát triển rất lớn. + Tiếp thu Đạo Phật một cách tự nhiên, dung dị.  Việc giao lưu và tiếp biến văn hóa Việt với văn hóa Ấn Độ diễn ra cơ bản là giao lưu một cách tự nhiên và tự nguyện 22 Đặng Thu Hòa – K58 Văn học CLC 2014 c. Giao lưu và tiếp biến với văn hóa phương Tây: - Ngay từ văn hóa Óc Eo đã có sự giao lưu và tiếp biến văn hóa phương Tây, tuy nhiên quan hệ thực sự diễn ra vào nửa sau thế kỷ XIX khi thực dân Pháp xâm lược. Giao lưu thời kì này có 2 dạng: giao lưu cưỡng bức và tiếp nhận tự nguyện. - Việc phản kháng lại chính sách đồng hóa của thực dân Pháp đc thể hiện đậm nét trong thái độ của các nhà Nho yêu nước Nam Bộ. Tuy nhiên với người Việt, vận mệnh dân tộc là thiêng liêng nhất nên bằng thái độ rộng mở họ tiếp nhận những giá trị, những thành tố văn hóa miễn sao chúng hữu ích. - Quá trình tiếp xúc làm diện mạo văn hóa Việt thay đổi trên các phương diện: + Chữ Quốc ngữ: đc dùng như chữ viết của một nền văn hóa. + Sự xuất hiện của các phương tiện văn hóa: máy in, nhà in,... + Sự xuất hiện của báo chí, nàh xuất bản + Sự xuất hiện của các loại hình văn nghệ mới: tiểu thuyết, thơ mới, điện ảnh, kịch nói, hội họa,...  Sự tiếp biến văn hóa diễn ra trên bình diện tiếp xúc Đông – Tây với hai hệ quy chiếu dường như đối lập. Văn hóa Việt Nam giai đoạn này thay đổi diện mạo nhưng không làm mất đi bản sắc dân tộc. d. Giao lưu và tiếp biến văn hóa trong giai đoạn hiện nay: - Với quan điểm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước”, hoàn cảnh lịch sử giao lưu và tiếp biến văn hóa đã thay đổi về nhiều phương diện. - Sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, sự bùng nổ của công nghệ thông tin khiến văn hóa, các sản phẩm văn hóa ngày càng đa dạng, phong phú. - Công cuộc đổi mới và mở cửa là do dân tộc Việt Nam chủ động dưới sự lãnh đạo của Đảng khiến việc giao lưu văn hóa là hoàn toàn tự nguyện, chủ động, k hề bị áp đặt hay cưỡng bức. - Việc giao lưu, tiếp biến văn hóa trong giai đoạn này vừa là cơ hội vừa là thách thức. *** 23 Đặng Thu Hòa – K58 Văn học CLC 2014 BÀI 5: NHỮNG THÀNH TỐ CỦA VĂN HÓA. Câu 1: Các đặc trưng của tín ngưỡng tôn giáo tại Việt Nam? 1. Khái niệm: - Tín ngưỡng: là niềm tin đc thiêng liêng hóa - Tôn giáo: + Là hình thái ý thức xã hội gồm một hệ thống những quan niệm dựa trên cơ sở tin tưởng và sùng bái những năng lực tự nhiên, thần thánh. + Có thời điểm ra đời cụ thể trên nền tảng tín ngưỡng, có hệ thống giáo lý chặt chẽ, có người đứng đầu, có người sùng bái. 2. Các đặc trưng a. Sự hỗn dung tín ngưỡng và tôn giáo: - Hỗn dung: hỗn hợp và dung hòa. - Nội dung: + Việt Nam là nước đa tôn giáo, cùng chung sống, đan xen và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau + Đa tín, dị tín, mê tí nhưng ít sùng tín, không cuồng tín. + Tinh thần khoan dung giữa các tín ngưỡng, tôn giáo. + Những tôn giáo lớn trước khi đc du nhập từ bên ngoài đều bị khúc xạ và biến thái để thích ứng với thực tiễn xã hội, tâm linh người Việt. + Không có tôn giáo độc tôn. - Mô hình tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam cổ truyền: Nho giáo (văn miếu, văn chỉ) Đạo giáo Phật giáo (quán) (tháp, chùa) Tín ngưỡng dân gian (cây thiêng, am, đền,miếu, phủ,...) 24 Đặng Thu Hòa – K58 Văn học CLC 2014 + Cây thiêng: có 2 vật thiêng – Ông Bình Vôi và ông Đầu Lau + Phủ: thờ mẫu + Điện: mang tính cá nhân. - Nguyên nhân: + Vị thế địa/ chính trị của Việt Nam: ngã tư đường của các nền văn hóa. + Tính “không chối từ về văn hóa”  giao lưu tự nguyện và cưỡng bức  tái cấu trúc và bản địa hóa yếu tố ngoại sinh trên nền tảng nội sinh  hiện tượng “vỏ ngoại lõi nội” + Tính thực tế của người Việt, không đẩy thần linh lên cao vượt ra khỏi hoạt động sống của mình. + Tính nhiều lớp lang, tính nguyên lý mẹ của văn hóa Việt Nam. - Biểu hiện: + Ví dụ về chùa làng, “đất vua, chùa làng” + Đối tượng thờ cúng đa dạng, đan xen nhiều lớp + Có nhiều loại chùa khác nhau: “Tiền Phật hậu Thánh” (chùa Thầy) b. Thờ cúng tổ tiên: - Nguyên nhân: + Quan niệm về cuộc sống sau khi chết – “trần sao âm vậy” + Mối quan hệ giữa những người đã khuất với người đang sống, tác động kép của mối quan hệ này phụ thuộc vào thái độ ứng xử của những người đang sống. - Bản chất và vai trò: + Duy trì sợi dây liên kết giữa các thế hệ, duy trì sự kế thừa sinh học và văn hóa của từng gia đình, dòng họ, duy trì trách nhiệm giữa các thế hệ. + Cách thức giáo dục và bồi dưỡng truyền thống gia đình dòng họ, cộng đồng, chuẩn mực ứng xử và tiêu chí đạo đức. + Đảm bảo tính tôn ti trật tự trong ứng xử cộng đồng. + Tinh thần “uống nước nhớ nguồn” và “duy tình” 25 Đặng Thu Hòa – K58 Văn học CLC 2014 - Đặc điểm: + Mang tính hòa đồng, dân chủ, thực tế. + Được thực hành ở mọi thời điểm khách quan trong đời sống cá nhân và cộng đồng + Cấp độ: Gia đình – dòng họ: ông bà, tổ tiên Làng – nghề: ông tổ các nghề, nhất là các nghề cổ Nhà nước: Vua Hùng c. Tâm thức vật linh: - Nghĩa là: vạn vật đều có linh hồn và có tác động đến đời sống con người chúng ta, tác động đó phụ thuộc vào ứng xử. - Biểu hiện: + Sùng bái các lực lượng tự nhiên và siêu nhiên  thờ cây, đá, sông, biển,... + Sùng bái con người: thiêng hóa và thần thánh hóa những người có công với đất nước, dân tộc + Sùng bái các lực lượng sinh sản và bản thân hành vi sinh sản – tín ngưỡng phồn thực (thờ các cơ quan sinh sản – nõn, nường; hành vi giao phối đực – cái) Câu 2:Trình bày về một số tín ngưỡng của văn hóa Việt Nam? 1. Tín ngưỡng phồn thực - Thực chất tín ngưỡng phồn thực là khát khao cầu mong sự sinh sôi nảy nở của con người và tạo vật, lấy biểu tượng về sinh thực khí và hành vi giao phối làm đối tượng. - Tín ngưỡng này xuất hiện sớm trong cơ tầng Đông Nam Á cổ đại nhưng có sự biến thiên khác nhau giữa các vùng do ảnh hưởng của văn hóa Hán. - Dấu vết của tín ngưỡng: tượng linga, yoni ở Mả Đống (Hà Tây), Văn Điển; hai bức tranh “Hứng dừa” và “Đánh ghen” của tranh Đông Hồ; điêu khắc ở đình làng Đông Viên (Ba Vì), Thổ Tang (Phú Thọ); các câu đố thanh giảng tục, đố tục giảng thanh 26 - Đặng Thu Hòa – K58 Văn học CLC 2014 Tín ngưỡng phồn thực tồn tại đậm đặc nhất trong các trò diễn, trò chơi lễ hội cổ truyền. - Trải qua biến thiên lịch sử, tín ngưỡng phồn thực đã trở thành một thứ trầm tích văn hóa trong văn hóa Việt Nam. 2. Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng làng và đình làng - Thành hoàng làng: là một khái niệm Hán Việt, nghĩa gốc là vị thần bảo trợ cho thành có hào bao quanh. Đây là một trong số tín ngưỡng cổ xưa của Trung Quốc. - Được du nhập vào VN từ rất sớm, có thể từ thời Bắc thuộc với tư cách là các vị thần bảo trợ cho các trị sở Trung Hoa (Long Biên, Luy Lâu, Đại La,...). Ví dụ: thần sông Tô Lịch bảo trợ cho thành Đại La - Tín ngưỡng thờ thành hoàng làng đc cấy một cách ồ ạt vào làng Việt từ thế kỷ XV do nhu cầu tăng vai trò của thần quyền trong việc quản lý đến tận cấp làng xã; là nghi lễ tượng trưng cho vị thần đc thờ lúc sinh thời. Những người này thường chết vào giờ thiêng và là những cái chết bất thường  người dân tin và thiêng hóa những người đó  Nguồn gốc thờ thành hoàng rất đa dạng. - Đình làng: có 3 chức năng – thờ thành hoàng, hội họp giải quyết cac việc làng, sinh hoạt văn hóa. Đình làng xuất hiện sớm nhất ở VN vào thế kỷ XV và hiện nay k còn. 3. Tín ngưỡng thờ Mẫu - Là tín ngưỡng đặc trưng cho cư dân nông nghiệp, là ảnh hưởng của chế độ mẫu hệ. Từ chỗ nữ thần mà hiện thân của nó là các hiện tượng tự nhiên như mây, sấm, mưa, chớp, người Việt đã thờ phụng các vị nữ thần cai quản các vùng không gian, dần dần tín ngưỡng thờ mẫu xuất hiện. - Điện thần của tín ngưỡng thờ Mẫu là hệ thống có lớp lang tương đối nhất quán, trong đó có khá nhiều nhân vật lịch sử - văn hóa của dân tộc. 27 Đặng Thu Hòa – K58 Văn học CLC 2014 - Tín ngưỡng thờ Mẫu là một hiện tượng văn hóa dân gian tổng thể, gắn bó với nó là các huyền thoại, thần tích, các bài văn chầu, thơ nôm, câu đối, đại tự, hình thái diễn xướng. - Điểm lưu ý trong tín ngưỡng thờ Mẫu là hiện tượng lên đồng mà bản chất là hiện tượng nhập hồn nhiều lần của các thần linh trong điện thần, của các đạo mẫu và các ông đồng, bà đồng để cầu mong sức khỏe, may mắn tài lộc. Do đó dễ bị lợi dụng gây mê tín tới mức cuồng tín  tiêu cực. 28