« Home « Kết quả tìm kiếm

NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI


Tóm tắt Xem thử

- VIỆC PHỐI HỢP CỦA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG CÔNG TÁC CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ EM Trần Ngọc Phương Thảo PTP GDMN Sở GD & ĐT Việc giáo dục đạo đức nhân cách cho thế hệ trẻ là một quá trình lâu dài liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, liên quan rất nhiều đến các mối quan hệ xã hội phức tạp.
- Vì thế, việc giáo dục nói chung và giáo dục trẻ em nói riêng luôn luôn đòi hỏi có sự phối hợp, kết hợp của nhiều lực lượng đoàn thể xã hội và nhất là đòi hỏi sự quan tâm thực sự sâu sắc của mọi người trong xã hội.
- Ý nghĩa sâu sắc của việc phối hợp giáo dục đã được Bác Hồ chỉ ra từ lâu.
- Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn.
- Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy, nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn.
- Trích bài nói tại Hội nghị cán bộ Đảng trong ngành giáo dục tháng 6/ 1957.
- Chúng ta đều biết rằng trong thực tế, trong môi trường xã hội mà trẻ sống, học tập và phát triển.
- Nhất là khi thiếu sự phối hợp đúng đắn, thiếu sự thống nhất tác động giáo dục, thậm chí có sự đối nghịch giữa nhà trường và xã hội hoặc gia đình thì hậu quả xấu trong giáo dục sẽ xuất hiện, nếu không kịp thời khắc phục hậu quả sẽ rất tai hại.
- Trong lý luận cũng như trong thực tiễn giáo dục, sự thống nhất tác động giáo dục từ nhà trường, gia đình và xã hội được xem là vấn đề có tính nguyên tắc đảm bảo cho mọi hoạt động giáo dục có điều kiện đạt hiệu quả tốt.
- Trong việc tổ chức kết hợp các lực lượng giáo dục, gia đình có vai trò và tác động vô cùng quan trọng, là trọng tâm của các hoạt động kết hợp.
- Gia đình là nơi trẻ được sinh ra, lớn lên và hình thành nhân cách của mình.
- Ảnh hưởng giáo dục của gia đình đến với trẻ là sớm nhất.
- Giáo dục con cái trong gia đình không phải chỉ là việc riêng tư của bố mẹ, mà còn là trách nhiệm đạo đức và nghĩa vụ công dân của những người làm cha mẹ.
- Nó được xác định trong nhiều văn bản pháp luật ở nước ta hiện nay như trong Hiến pháp (1992), Luật Hôn nhân và gia đình (1986), Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em (1991)…gắn với quan hệ máu mủ ruột thịt và tình yêu sâu sắc của cha mẹ với con cái nên giáo dục gia đình mang tính xúc cảm mạnh mẽ, có khả năng cảm hóa rất lớn.
- Tùy vào điều kiện kinh tế, đời sống của mỗi gia đình mà việc tiến hành giáo dục trong các giai đoạn phát triển của trẻ có các nội dung, hình thức, nhiệm vụ khác nhau.
- Ngay từ lứa tuổi mầm non, cha mẹ cần phối hợp với nhà trường quan tâm đến các mặt sau đây của trẻ: Chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt, việc rèn luyện các giác quan, phát triển ngôn ngữ, việc dạy trẻ cách ứng xử đúng đắn, giáo dục lòng thương yêu đối với sự vật và con người xung quanh mình.
- Để việc giáo dục gia đình có hiệu quả tốt, các bậc cha mẹ cần quan tâm xây dựng một gia đình đầy đủ toàn vẹn, trong đó mọi thành viên có nghĩa vụ và trách nhiệm với nhau.
- Đặc biệt cha mẹ, người lớn phải giữ uy tín vai trò gương mẫu của mình trong gia đình và ngoài xã hội.
- Cụ thể: Tham gia tích cực vào hội phụ huynh của trường, quan tâm giúp đỡ nhà trường xây dựng cơ sở vật chất, các phương tiện dạy học để nhà trường có điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục.
- Những cuộc họp do nhà trường tổ chức, các bậc phụ huynh cần đi đầy đủ để nắm được yêu cầu giáo dục của nhà trường mà có sự kết hợp.
- Để hình thành được những con người như vậy cần có sự kết hợp nhịp nhàng đồng bộ và hỗ trợ giữa ba môi trường giáo dục : gia đình - nhà trường và xã hội, tác động mạnh vào việc phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ em.
- Muốn tạo ra mối liên kết chặt chẽ đó, nhà trường cần phải phát huy vai trò trung tâm, tổ chức phối hợp dẫn dắt nội dung, phương pháp giáo dục của gia đình và các lực lượng trong xã hội.
- Giáo dục nhà trường trong mọi thời đại có chức năng cơ bản là truyền thụ tri thức văn hóa, mở mang trí tuệ cho học sinh.
- Để thống nhất và tập hợp được sức mạnh của toàn xã hội trong việc giáo dục thế hệ trẻ, nhà trường một mặt phải làm tốt việc giảng dạy giáo dục của toàn thể cán bộ giáo viên trong nhà trường.
- Mặt khác, phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, với các tổ chức xã hội hướng vào một số công việc cụ thể sau đây.
- Đưa nội dung, mục tiêu giáo dục trong nhà trường vào các tổ chức xã hội trong địa phương như đoàn thanh niên , hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, câu lạc bộ những người cao tuổi…nhằm thống nhất định hướng tác động đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
- Phát huy vai trò nhà trường là trung tâm văn hóa giáo dục của địa phương, tổ chức việc phổ biến các tri thức khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội…đặc biệt là những kiến thức biện pháp giáo dục trẻ trong điều kiện xã hội phát triển theo cơ chế thị trường đang rất phức tạp cho các bậc cha mẹ, giúp họ hiểu được đặc điểm trong đời sống, tâm sinh lý của trẻ hiện nay.
- Phối hợp với địa phương tổ chức cho học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động văn hóa xã hội như: xóa đói giảm nghèo, dân số kế hoạch hóa gia đình, đền ơn đáp nghĩa, xây dựng gia đình văn hóa mới…nhằm góp phần cải tạo môi trường gia đình và xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
- Giúp địa phương theo dõi tiến trình, đánh giá kết quả của việc giáo dục thanh thiếu niên, phân tích các nguyên nhân, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả và sự phối hợp chặt chẽ giữa các môi trường giáo dục.
- Toàn bộ công tác giáo dục thế hệ trẻ được xem xét và thực hiện như một bộ phận của quá trình xã hội tổng thể.
- Trong đó mỗi bộ phận trong cơ cấu xã hội ( gia đình, nhà trường, các đoàn thể cơ quan văn hóa xã hội…) đều phải thực hiện tốt các chức năng giáo dục phù hợp với đặc điểm và sở trường của mình.
- Do đó, tự phát hay tự giác, trực tiếp hay gián tiếp các tổ chức đoàn thể đã tham gia đan kết vào nhau trong hoạt động giáo dục đối với mọi lứa tuổi.
- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Đội TNTP là các tổ chức thu hút các em thường xuyên sinh hoạt với chức năng đặc biệt về giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, nhân sinh quan cho thế hệ tương lai.
- Các đoàn thể khác như Công đoàn, Chi cục dân số gia đình trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ…thông qua các hoạt động chính trị xã hội có thể đóng góp tích cực vào quá trình giáo dục phát triển nhân cách cho học sinh.
- Tất nhiên dù kết hợp với hình thức nào vẫn phải nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục, xem việc phục vụ cho các hoạt động giáo dục là trọng tâm không sa vào hình thức, chạy theo phong trào.
- Tóm lại, việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội đối với việc chăm sóc giáo dục trẻ đã trở thành một trong những nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa.
- Sự phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục trên, trước là để đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức cũng như hoạt động giáo dục cùng một hướng, một mục đích, một tác động tổ hợp, đồng tâm tạo sức mạnh kích thích, thúc đẩy quá trình phát triển nhân cách của trẻ, tránh sự tách rời mâu thuẫn, vô hiệu hóa lẫn nhau gây cho các em tâm trạng nghi ngờ, hoang mang, dao động trong việc lựa chọn, định hướng các giá trị tốt đẹp của nhân cách.
- Sự phối hợp gia đình, nhà trường, xã hội có thể diễn ra dưới nhiều hình thức.
- Vấn đề cơ bản hàng đầu là tất cả các lực lượng giáo dục phải phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động tạo ra những mối quan hệ phối hợp vì mục tiêu giáo dục đào tạo thế hệ trẻ thành những người công dân hữu ích cho đất nước.
- Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục thế hệ trẻ, đặc biệt coi trọng ưu thế của giáo dục gia đình Quá trình giáo dục là một quá trình biện chứng và phức tạp [30, tr.
- Đó là sự tác động giáo dục có mục đích của gia đình, sự phối kết hợp chặt chẽ và ảnh hưởng qua lại với giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội.
- Sự phối kết hợp giữa giáo dục gia đình nhà trường và xã hội đã được nêu ra và thực hiện ở nước ta từ lâu.
- Tuy nhiên, trong thực tế nội dung, hình thức, phương pháp phối kết hợp còn bị hạn chế, hay nói cách khác là hiệu quả của sự phối kết hợp chưa cao, đã ảnh hưởng không tốt đến chất lượng giáo dục thế hệ trẻ.
- Gia đình, nhà trường, xã hội là những thiết chế có những chức năng giáo dục, xã hội hóa cá nhân không hoàn toàn giống nhau.
- Trong quá trình tổ chức giáo dục cho thế hệ trẻ, đặc trưng của từng thiết chế được bộc lộ rõ rệt và cần được bổ sung cho nhau.
- Những mặt mạnh của giáo dục gia đình sẽ bổ sung cho những thiếu hụt của giáo dục nhà trường, của đoàn đội.
- Đồng thời, giáo dục gia đình cần được bổ sung những mặt mạnh của giáo dục nhà trường và các tổ chức xã hội.
- Trong thực tế hiện nay, do sự hợp tác, phối hợp giữa các thiết chế giáo dục còn lỏng lẻo, hiệu quả còn thấp, cho nên mặt mạnh của mỗi thiết chế chưa được phát huy, chưa bổ sung được cho nhau trong quá trình giáo dục thế hệ trẻ.
- Giáo dục nhà trường dường như chỉ chú ý việc dạy chữ, dạy nghề có tính sách vở, mà có phần xem nhẹ việc dạy người, né tránh việc giáo dục văn hóa ứng xử trong các mối quan hệ thầy trò, bè bạn, tình yêu.
- Về phía gia đình.
- một số không ít các bậc cha mẹ, một mặt, do chạy đua với cuộc sống trong cơ chế thị trường, mặt khác là do không nhận thức đúng vị trí của giáo dục gia đình, nên có tư tưởng ỷ lại việc giáo dục cho nhà trường, có chăng chỉ là đến họp phụ huynh, nắm kết quả học tập, rèn luyện của con qua điểm số, xếp hạng, rồi phó mặc cho số phận, cho nhà trường.
- Hiện nay, giáo dục xã hội thông qua các tổ chức đoàn đội, thường yếu về mặt nội dung, nghèo nàn về mặt hình thức tổ chức, nên thiếu sức hấp dẫn đối với thế hệ trẻ.
- Thiếu sự giáo dục của đoàn, đội, trẻ em sẽ thiếu ý thức tập thể, ý thức "mình vì mọi người, mọi người vì mình", sẽ khó tránh khỏi sự phát triển lệch lạc.
- Tăng cường sự phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài gia đình trong việc chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ, có ý nghĩa hết sức to lớn.
- Sự thành công trong giáo dục chỉ có được, khi tất cả các lực lượng (gia đình - nhà trường - xã hội) thống nhất với nhau về mục tiêu, nội dung giáo dục, tất cả vì tương lai con em chúng ta.
- Nếu nhà trường dạy tốt mà gia đình dạy ngược lại, thì kết quả không tốt.
- Hoặc nhà trường hay gia đình dạy tốt, nhưng ngoài xã hội có những ảnh hưởng không tốt với trẻ em thì kết quả cũng không tốt" [45, tr.
- Trong thời kỳ đổi mới, mở cửa hội nhập, sự giao lưu văn hóa đa phương, đa dạng như hiện nay, sự tác động đan xen của yếu tố tích cực và tiêu cực, đang làm cho công tác giáo dục thế hệ trẻ trở nên phức tạp hơn.
- ở một bộ phận học sinh, sinh viên, coi nhẹ giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và các bộ môn chính trị, khoa học xã hội và nhân văn [17, tr.
- Do đó, nếu không có sự liên hệ, phối kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục, đặc biệt là giáo dục gia đình, việc giáo dục thế hệ trẻ sẽ trở nên vô cùng khó khăn.
- Đây là vấn đề tưởng như đơn giản, nhưng lại không ít khó khăn, đặc biệt ở một bộ phận cha mẹ vốn sẵn có tư tưởng phó mặc con cái cho nhà trường và xã hội.
- Trong quan hệ phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội, sự thống nhất về mục đích giáo dục đối với thế hệ trẻ là cơ sở để tăng cường nâng cao hiệu quả trong công tác giáo dục, đồng thời cũng chính là tạo điều kiện để cho sự phát triển của cá nhân hài hòa với những yêu cầu phát triển của đất nước.
- Thống nhất về nội dung giáo dục, bao gồm việc thống nhất về nuôi dưỡng, chăm sóc ở gia đình và ở trường.
- kết hợp việc dạy văn hóa, kiến thức khoa học với việc giáo dục lý tưởng, niềm tin, đạo đức, lao động nghề nghiệp, thẩm mỹ, sức khỏe, giới tính và các hoạt động văn hóa thể thao.
- Thống nhất phương thức giáo dục ở trường và ở nhà,trên cơ sở gắn quá trình giáo dục với tự giáo dục.
- kết hợp các hình thức, biện pháp giáo dục đa dạng phù hợp với lứa tuổi và giới tính.
- đồng thời duy trì thông báo giữa nhà trường và cha mẹ học sinh qua sổ liên lạc, cần chú ý phương pháp phản ánh, để mang lại hiệu quả giáo dục cao.
- Làm tốt công tác phối hợp giáo dục, sẽ làm cho uy tín cũng như vai trò giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội ngày càng tăng lên.
- Trước đây, Khổng giáo đã lấy gia giáo làm nền móng cho công cuộc giáo dục cả nước và thiên hạ, thì Khổng giáo cũng đòi hỏi những người trị nước, bình thiên hạ phải biết phát huy vai trò của mình đối với giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội [32, tr.
- Ở nước ta hiện nay, Đảng, Nhà nước và xã hội đều thừa nhận vị trí, vai trò của cha mẹ, của gia đình trong việc giáo dục con cái.
- Giáo dục gia đình còn chưa được đánh giá đúng và quan tâm chưa thỏa đáng.
- Xã hội không thể thay thế gia đình, nhưng có vai trò và tác dụng rất quan trọng trong công tác giáo dục thế hệ trẻ.
- cho thấy rằng, chỉ những nơi nào có phong trào quần chúng tham gia tích cực vào các phong trào trên thì ở nơi đó vai trò giáo dục của gia đình được đề cao, tôn vinh.
- Khi đề cập tới môi trường xã hội ảnh hưởng đến việc giáo dục thế hệ trẻ, nó bao gồm rất nhiều mặt, như chế độ chính trị, quan hệ giữa người với người trong nền kinh tế thị trường rộng lớn, nhà nước và pháp quyền, các thiết chế, các tổ chức xã hội, tập quán, nếp sống của nhân dân.
- Tất cả các mặt đó đều thường xuyên tác động tới mỗi con người trong xã hội, tới từng gia đình.
- Mọi tác động của xã hội tới gia đình và giáo dục gia đình được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, thông qua những chủ trương, chính sách và pháp luật, đồng thời nhờ có vai trò tổ chức và giáo dục quần chúng của các đoàn thể, mà tạo nên những phong trào rộng lớn để xây dựng gia đình văn hóa, con người văn hóa.
- Kinh nghiệm thực tế ở một số địa phương cho thấy, những tổ chức xã hội cũng có vai trò to lớn trong việc tổ chức, động việc các gia đình trong lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm, trong việc nuôi con khỏe, dạy con ngoan.
- Ở nhiều nơi đã làm tốt công tác hòa giải, dàn xếp các xung đột trong nội bộ một số gia đình, giáo dục và động viên thế hệ trẻ phấn đấu rèn luyện thành con ngoan, trò giỏi, giúp đỡ các cháu lầm lỡ trở về với mái ấm gia đình.
- Ở một số thành phố, thị xã, các tổ chức xã hội có vai trò đặc biệt trong giáo dục trẻ em lầm lỡ.
- Nói tới tác động của xã hội đối với giáo dục gia đình, không thể không chú ý tới vai trò quan trọng của hệ thống thông tin đại chúng, báo đài, sách văn hóa.
- Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực trong việc giáo dục thế hệ trẻ, thực tế cũng còn có tác động tiêu cực do thông tin thiếu định hướng, thiếu chọn lọc.
- Làm tốt việc kết hợp các lực lượng giáo dục cũng có nghĩa là tạo cho thế hệ trẻ môi trường sống lành mạnh, trẻ em ngay từ khi còn nhỏ được sống trong sự giáo dục hài hòa của gia đình, nhà trường và xã hội.
- Ngoài việc tăng cường phối hợp giữa các lực lượng giáo dục, cần coi trọng và phát huy ưu thế của gia đình trong giáo dục thế hệ trẻ.
- Cho đến nay, những thành tựu của khoa học hiện đại vãn khẳng định vai trò to lớn và không thay thế của giáo dục gia đình do những ưu thế của giáo dục gia đình so với giáo dục xã hội.
- Ưu thế của giáo dục gia đình thể hiện ở những điểm sau: Thứ nhất, giáo dục gia đình thông qua tình cảm yêu thương ruột thịt.
- Giáo dục thông qua tình cảm là đặc trưng riêng của gia đình.
- Khác với giáo dục nhà trường dựa vào trách nhiệm và nghĩa vụ của người học sinh, ở gia đình giáo dục diễn ra trên cơ sở tình cảm, yêu thương và tin cậy nhau giữa cha mẹ và con cái.
- Cuộc sống giữa những người thân yêu, ruột thịt là điều kiện tốt để giáo dục cho con trẻ tình cảm, đạo đức và trách nhiệm với mọi người, với những người thân, mà các tổ chức giáo dục xã hội khác khó sánh kịp.
- Thứ hai, giáo dục gia đình mang tính cá biệt.
- Trong khi giáo dục nhà trường chú ý đến số đông học sinh cùng một lứa tuổi, một trình độ nhất định, thì giáo dục gia đình quan tâm đến từng đứa con cụ thể về mọi mặt, sức khỏe, giới tính, cá tính.
- và đặt ra những yêu cầu giáo dục cụ thể với mỗi người.
- Thứ ba, giáo dục gia đình là sự phối hợp nhiều mặt,mang tính thực tiễn cao.
- Chỗ mạnh của giáo dục gia đình thể hiện một mặt là kinh nghiệm xã hội, kiến thức đa dạng về đời sống, nó là một tập thể không thuần nhất, khác nhau về giới tính, tuổi tác, tính tình, do đó giáo dục mang tính phối hợp nhiều mặt về kiến thức và các mối quan hệ xã hội.
- mặt khác giáo dục gia đình luôn gắn với thực tế của gia đình theo tiêu chuẩn đánh giá đang hiện hữu trong gia đình.
- Vì vậy, so với giáo dục nhà trường và xã hội, giáo dục gia đình linh hoạt hơn, thích ứng nhanh với những biến đổi của xã hội và sự phát triển của bản thân đứa trẻ.
- Hơn nữa, giáo dục gia đình được diễn ra hàng ngày trong cuộc sống, có khả năng đáp ứng kịp thời những yêu cầu đặt ra trong thực tiễn của gia đình và giải quyết những tình huống nảy sinh trong cuộc sống.
- Như vậy, gia đình tồn tại như một thiết chế giáo dục xã hội riêng biệt, có những ưu thế riêng biệt đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, giáo dục gia đình diễn ra trong đời sống hàng ngày của gia đình, nên kết quả phụ thuộc rất nhiều vào những chủ thể giáo dục về đạo đức, tác phong, trình độ hiểu biết và cả khả năng sư phạm.
- Do đó phải bằng nhiều hình thức và biện pháp để nâng cao trình độ văn hóa, hiểu biết và trình độ sư phạm cho các bậc cha mẹ để phát huy ngày càng tốt hơn những ưu thế của giáo dục gia đình.
- Công tác phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên.
- Điều 93 Luật Giáo dục 2005 khẳng định “Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục”.