« Home « Kết quả tìm kiếm

Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), hiện trạng và một số giải pháp nâng cao chỉ số cạnh tranh của tỉnh Nam Định


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài:Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), hiện trạng và một số giải pháp nâng cao chỉ số cạnh tranh của tỉnh Nam Định.
- Tác giả luận văn: Đỗ Xuân Tú Khóa Người hướng dẫn khoa học: Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Văn Bình Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài: Chất lượng điều hành của chính quyền có liên hệ chặt chẽ tới phát triển kinh tế tư nhân nói riêng và tăng trưởng kinh tế nói chung.
- Nam Định hiện có chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh đang ở vị trí trung bình và sự phát triển kinh tế của tỉnh cũng ở mức độ nhất định.
- Do vậy nâng cao chỉ số cạnh tranh của tỉnh Nam Đinh, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của khối kinh tế tư nhân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội là việc làm quan trọng và cấp thiết.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh được nghiên cứu nhằm giải thích nguyên nhân tại sao, một số tỉnh thành có sự phát triển năng động của khu vực tư nhân, tạo việc làm và tăng trưởng kinh tế…tốt hơn các tỉnh thành khác.
- Trong nghiên cứu này, Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh được thiết kế nhằm lý giải những khác biệt về chất lượng điều hành kinh tế ở các tỉnh, thành sau khi đã loại trừ ảnh hưởng của các lợi thế sẵn có như cơ sở hạ tầng, hay vị trí địa lý.
- Việc nghiên cứu, phân tích nhằm xác định rõ những rào cản đối với sự phát triển kinh tế tư nhân từ đó đưa ra các giải pháp để cải thiện chỉ số cạnh tranh, thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định phát triển hơn nữa.
- Đối tượng được nghiên cứu ở đây là chất lượng điều hành ảnh hưởn đến phát triển kinh tế tư nhân tại tỉnh Nam Định từ năm 2006 đến năm 2009.
- c) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả: Nội dung nghiên cứu chính đó là tiến hành phân tích các chỉ số thành phần cấu thành nên chỉ số cạnh tranh tổng hợp.
- Các chỉ số thành phần này phản ánh được tương đối đầy đủ những trở ngại đối với việc phát triển kinh tế tư nhân.
- Để từ đó xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và lựa chon các giải pháp để nâng cao điểm số của từng chỉ số thành phần này.
- Các chỉ số thành phần gồm: 1)Chi phí gia nhập thị trường.
- d) Phương pháp nghiên cứu: Loại trừ ảnh hưởng của các điều kiện truyền thống ban đầu tới sự tăng trưởng kinh tế.
- Tập trung vận dụng các thực tiễn điều hành tốt sẽ góp phần cải thiện sự phát triển kinh tế mà không nhất thiết phải đòi hỏi ngay một sự thay đổi to lớn nào về mặt hạ tầng cơ sở vật chất hay con người ở vùng đó.
- Chuẩn hóa điểm quanh các thực tiễn tốt nhất đã có ở Việt Nam, chỉ số PCI hướng chính quyền địa phương vào cải thiện cách điều hành của họ, không nhất thiết cứ phải dựa vào chuẩn mực lý tưởng nào về mô hình điều hành mà có thể căn cứ ngay vào những thực tiễn tốt nhất đã sẵn có ở các tỉnh bạn và ngay trong cùng một hệ thống chính trị.
- Các chỉ tiêu cấu thành chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được thiết kế theo hướng dễ thực hiện, theo nghĩa đây là những chỉ tiêu cụ thể cho phép các cán bộ công chức của tỉnh đưa ra các mục tiêu phấn đấu và theo dõi được tiến bộ trong thực hiện.
- e) Kết luận: Phân tích, đánh giá chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh là công việc rất quan trọng.
- Nó cho ta bức tranh tổng thể về các điều kiện chủ quan về phát triển kinh tế tư nhân của tỉnh.
- Xác định rõ những rào cản đối với sự phát triển kinh tế tư nhân.
- Từ đó đưa ra đồng bộ các giải pháp và có lựa chọn các giải pháp ưu tiên trước mắt để thực hiện việc nâng cao chỉ số cạnh tranh.
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp sẽ tạo ra bước chuyển biến quan trọng về môi trường kinh doanh, thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế tư nhân phát triển, góp thẩy đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt