Academia.eduAcademia.edu
TÁC ĐỘNG DỊCH COVID-19 ĐỐI VỚI HỆ THỐNG QUAN HỆ QUỐC TẾ VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ THE IMPACTS OF COVID-19 PANDEMIC ON THE INTERNATIONAL RELATIONS AND ECONOMIC SYSTEM Ths. Nguyễn Huy Hoàng (Ma.Nguyen Huy Hoang) huynguyen1504@gmail.com, Đại học Chulalongkorn (Chulalongkorn University, Bangkok, Thailand). Tóm tắt: Dịch bệnh Covid-19 khởi phát từ cuối năm 2019 và đã bùng phát lan rộng tới hơn 200 quốc gia trên toàn thế giới khiến hơn hàng trăm triệu người nhiễm bệnh và hàng triệu người đã tử vong. Dịch bệnh Covid-19 đã gây ra nhiều tác động lớn tại mỗi quốc gia và trên toàn thế giới khiến phần lớn các quốc gia phải áp đặt những biện pháp phòng ngừa với quy mô, mức độ chưa từng có từ trước tới nay gây tác động lớn tới hệ thống chính trị, kinh tế quốc gia và thế giới ở cả cấp độ quốc tế và chính trị nội địa. Bài nghiên cứu tóm tắt tình dịch bệnh trên thế giới và phân tích tác động ban đầu, đặc biệt về chuỗi cung ứng và an ninh lương thực và chính sách liên quan, qua đó cho thấy sự thay đổi trong hệ thống quan hệ quốc tế xung quanh hai siêu cường quốc Mỹ và Trung Quốc. Bài nghiên cứu kết luận đưa ra một số kiến nghị chính sách cho Việt Nam. Abstract: The Covid-19 pandemic which first broke out since late 2019 has been spreading its contagion to over 200 countries across the globe infecting millions people and caused death to millions of others. Covid-19 pandemic forced many countries to adopt uniquely serious measures in terms of scope and degree such as border closure, city lockdown, large scale social distancing and nationwide lockdown. The pandemic, thus, has an enormous impact locally in each country and globally. This study discusses the overall context of the pandemic internationally before analyzing preliminary impacts and policy responses in different countries. It finds that the pandemic has changed the international systems particularly around two major superpowers, the US and China, while causing severe impacts on the global economy, especially on the disruption of supply chains and food security. The research concludes with some policy recommendations for Vietnam. Từ khoá (Keywords): Dịch bệnh, Covid-19, tác động, quan hệ quốc tế, Việt Nam. (Covid19, pandemic, impact, international relations, Vietnam, global economy) 1 1. Đặt vấn đề Dịch bệnh Covid-19 khởi phát từ cuối năm 2019 và bùng phát lan rộng ở hơn 200 quốc gia trên toàn thế giới chỉ trong chưa đầy 2 tháng đã khiến hơn 3 triệu người nhiễm bệnh trong đó có tới hơn 230,000 người tử vong.1 Dịch bệnh Covid-19 đã gây ra nhiều tác động lớn tại mỗi quốc gia và trên toàn thế giới, rất nhiều trường hợp thuộc lãnh đạo quốc gia tới lãnh đạo các đảng phái chính trị và chính quyền, tốc độ lây lan nhanh chóng với rất ít trường hợp có biểu hiện lâm sàng khiến phần lớn các quốc gia phải áp đặt những biện pháp phòng ngừa với quy mô, mức độ chưa từng có từ trước tới nay như đóng cửa biên giới, cách ly toàn xã hội, phong toả toàn bộ thành phố hoặc khu vực, gây tác động lớn tới hệ thống chính trị, kinh tế quốc gia, khu vực và thế giới. Tác động của đại dịch Covid-19 ảnh hưởng cả về chính trị - xã hội lẫn kinh tế tới nhiều quốc gia khác nhau trên toàn thế giới cả ở cấp độ quan hệ quốc tế và chính trị nội địa. Về các nghiên cứu gần đây liên quan tới dịch bệnh Covid-19 trong lĩnh vực nghiên cứu quan hệ quốc tế có nhiều bài phân tích nghiên cứu liên quan tới nhiều chủ đề khác nhau. Shin nghiên cứu về dịch bệnh Covid-19 liên quan tới Trung Quốc và trật tự thế giới.2 Abernethy nghiên cứu về tác động của dịch bệnh Covid-19 với xu hướng toàn cầu hoá và quan hệ quốc tế.3 Tisdall nghiên cứu về những tác động của dịch bệnh Covid-19 đối với các vấn đề quyền lực chính trị quốc tế, bình đẳng xã hội và chủ nghĩa dân tộc khiến định hình lại tình hình thế giới.4 Ibrahim nghiên cứu về tình hình thế giới liên quan tới dịch bệnh Covid-19 và dự đoán về hệ thống quan hệ quốc tế hậu Covid-19.5 Wallach và Myers nghiên cứu về các biện pháp đối phó của Chính phủ Liên bang Hoa Kỳ với dịch bệnh Covid-19.6 Madan nghiên cứu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 tới quan hệ Trung Ấn.7 Rocher nghiên cứu về dịch bệnh Covid-19 đã phản ánh những gì về quan hệ Trung Quốc – Đông Nam Á.8 Abouzzohour nghiên cứu về tác động của đại dịch Covid-19 đối với khu vực các quốc gia Arab Maghreb.9 Fathollah-Nejad and Naen nghiên cứu về chính sách ngoại giao của Iran liên quan tới dịch bệnh Covid-19.10 Yüksel, Ezzeddine và Netjes nghiên cứu về Dịch bệnh Số liệu từ Worldometer ngày 1 tháng 5 năm 2020. Tham khảo https://www.worldometers.info/coronavirus/, truy cập ngày 01/05/2020. 2 Kawashima Shin, Dịch bệnh Covid-19 liên quan tới Trung Quốc và trật tự thế giới, Nippon, ngày 7 tháng 4 năm 2020. 3 Michael Abernethy, Dịch bệnh Covid-19 sẽ thay đổi xu hướng toàn cầu hoá và quan hệ quốc tế, Đại học Elon, ngày 6 tháng 4 năm 2020. 4 Simon Tisdall, Những tác động của dịch bệnh Covid-19 đối với các vấn đề quyền lực chính trị quốc tế, bình đẳng xã hội và chủ nghĩa dân tộc khiến định hình lại tình hình thế giới, the Guardian, ngày 28 tháng 3 năm 2020. 5 .Ameer A. Hassan Ibrahim, Hệ thống quan hệ quốc tế hậu Covid-19, tháng 4 năm 2020 6 Wallach và Myers, Các biện pháp đối phó của Chính phủ Liên bang Hoa Kỳ với dịch bệnh Covid-19, Viện Nghiên cứu Brooking, ngày 31 tháng 3 năm 2020. 7 Tanvi Madan, Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng như thế nào tới quan hệ Trung Ấn, Viện Nghiên cứu Brooking, ngày 30 tháng 4 năm 2020. 8 Sophie Boisseau du Rocher, Dịch bệnh Covid-19 hé mở những gì về quan hệ Trung Quốc – Đông Nam Á, the Diplomat, ngày 8 tháng 4 năm 2020. 9 Yasmina Abouzzohour, Tác động của đại dịch Covid-19 đối với khu vực các quốc gia Arab Maghreb, Viện Nghiên cứu Brooking, ngày 21 tháng 4 năm 2020. 10 Ali Fathollah-Nejad and Amin Naen, Chính sách ngoại giao của Iran liên quan tới dịch bệnh Covid-19, ngày 29 tháng 4 năm 2020. 1 2 Covid-19 và cuộc xung đột ở Trung Đông, ngày 30 tháng 4 năm 2020.11 2. Tình hình dịch bệnh Covid-19 2.1 Bức tranh tổng quan Tình hình dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trong thời gian vừa qua. Kể từ thời điểm khởi phát những ca nhiễm đầu tiên vào tháng 12/2019 tại Trung Quốc, dịch bệnh Covid19 đã lây lan ra hơn 200 quốc gia với tổng số ca nhiễm tăng lên nhanh chóng từ khoảng hơn 10,000 ca trong tháng 1/2020 tới hơn 80,000 ca trong tháng 2/2020 và lên trên 100,000 ca vào khoảng đầu tháng 3/2020 trung bình khoảng 15,000 ca/ngày, trước khi tăng đột biến kể từ giữa tháng 3/2020, trung bình 55,000 ca/ngày, đạt đỉnh hơn 1,000,000 ca vào đầu tháng 4/2020, tăng trung bình khoảng 75,000 ca/ngày.12 Tổng số ca nhiễm đã lên mức hơn 111 triệu người tính tới tháng 2 năm 2021, Mỹ và Châu Âu chiếm phần lớn tổng số ca nhiễm. Tổng số được điều trị khỏi bệnh tăng từ 2,000 ca tới hơn 40,000 ca trong tháng 2/2020, đạt tỉ lệ 50%, lên hơn 170,000 ca trong tháng 3/2020 và đạt 62 triệu người tương đướng 55% tổng số người nhiễm bệnh, nhưng tỉ lệ điều trị khỏi trên tổng ca nhiễm vẫn ở mức khiêm tốn giảm xuống 17% và duy trì ở mức hơn 25% trong giai đoạn sau tháng 4 năm 2020. Biểu đồ 1: Số ca nhiễm Covid-19 trên toàn thế giới tăng thêm theo thời gian. Nguồn: Tổ chức Y tế 4 triệu 2 triệu 31/12/2020 3/2020 6/2020 9/2020 31/12/2020 thế giới, tháng 2 năm 2021. Tại Thái Lan, những ca đầu tiên được phát hiện trong tháng 1/2020 tăng từ khoảng dưới 100 ca trong tháng 1/2020, trung bình dưới 5 ca/ngày, lên mức trên 20 ca/ngày trong tháng 2/2020 trước khi đạt đỉnh khoảng hơn 100 ca/ngày cuối tháng 3 và đầu tháng 4/2020 hiện đã tăng lên mức 25,000 ca nhiễm với khoảng hơn 80 ca tử vong, 95% số ca nhiễm đã được điều trị khỏi bệnh. Tỉ lệ Engin Yüksel, Nancy Ezzeddine và Rena Netjes, Dịch bệnh Covid-19 và cuộc xung đột ở Trung Đông, ngày 30 tháng 4 năm 2020. Tham khảo https://www.clingendael.org/publication/covid-19-and-conflict-middle-east 12 Số liệu ước tính tương đối từ thống kê của Tổ chức y tế thế giới và worldometer 11 3 điều trị khỏi bệnh từ dưới 10 ca/ngày trong những tháng đầu lên 50 ca/ngày trong tháng 3/2020 và lên tới hơn 100/ca ngày sau tháng 4/2020.13 Biểu đồ 2: Số ca nhiễm Covid-19 tại Thái Lan tăng thêm theo thời gian. Nguồn: Tổ chức Y tế thế giới, tháng 2 năm 2021. 20,000 10,000 3/2020 6/2020 9/2020 31/12/2020 2.2 Tác động của dịch bệnh Covid-19 đến hệ thống quan hệ quốc tế và khu vực Về địa chính trị, đại dịch Covid-19 xuất phát từ Trung Quốc, một siêu cường kinh tế và địa chính trị trên thế giới, sau đó diễn biến nghiêm trọng và lây lan ra hơn 200 quốc gia trên toàn thế giới bao gồm tất cả các siêu cường quốc khác,14 số người nhiễm trên toàn thế giới vượt ngưỡng 3 triệu ca nhiễm, rất nhiều trường hợp thuộc lãnh đạo quốc gia tới lãnh đạo các đảng phái chính trị và chính quyền,15 tốc độ lây lan nhanh chóng với rất ít trường hợp có biểu hiện lâm sàng khiến phần lớn các quốc gia phải áp đặt những biện pháp phòng ngừa với quy mô, mức độ chưa từng có từ trước tới nay,16 đã gây tác động lớn tới cục diện chính trị, kinh tế khu vực và thế giới. Nhiều chuyên gia và nhà phân tích kinh tế - chính trị tại Thái Lan và quốc nhận định tác động của đại dịch Covid-19 ảnh hưởng cả về chính trị - xã hội lẫn kinh tế tới nhiều quốc gia khác nhau trên toàn thế giới cả ở cấp độ quan hệ quốc tế và chính trị nội địa. Theo đánh giá của chuyên gia kinh tế chính trị quốc tế Thái Lan,17 lượng cầu của kinh tế thế giới có thể bị chững lại và suy thoái kinh tế có thể không còn xa do hầu hết các quốc gia đều còn quá ít lựa chọn thực hiện các biện pháp kích thích kinh tế, ngay cả Trung Quốc tuy đã thông qua gói kích thích kinh tế 170 tỉ USD nhưng chỉ đáp ứng một phần nhỏ cho việc kích thích nền Số liệu ước tính tương đối từ thống kê của Bộ Y tế Hoàng gia Thái Lan và Trung tâm chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Thái Lan. 14 Nhật Bản, Italy, Pháp, Đức, Anh, Nga và Mỹ. 15 Thủ tướng Anh Borish Johnson, Bộ trưởng Văn hoá Pháp Frank Riester, Chủ tịch Đảng Dân chủ Italy Nicola Zingaretti, Thượng Nghị sĩ Mỹ Rand Paul, Thị trường thành phố Miami Francis Suarez… 16 WHO công bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu, Trung Quốc phỏng toả hơn 60 triệu người, Mỹ ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, Ấn Độ thực hiện cách ly toàn quốc hơn 1.3 tỉ người, Thái Lan ban bố tình trạng khẩn cấp và áp đặt lêh giới nghiêm 1 tháng, Malaysia cách ly toàn quốc hơn 32 triệu người, Anh-Pháp-Đức-Italia-Tây Ban Nha và nhiều nước Châu Âu cách ly toàn quốc, Argentina-Ecuador-Venezuela-Peru-Colombia… cách ly toàn quốc… 17 Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Giảng viên khoa Chính trị học, Học viện Chulalongkorn kiêm Giám đốc Viện Nghiên cứu An ninh và Quan hệ Quốc tế, Học viện Chulalongkorn, 2020. 13 4 kinh tế thứ 2 thế giới trước thềm đại lễ kỷ niệm 100 năm Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đại dịch Covid-19 đã lây lan nhanh chóng và dần biến đổi cục diện địa chính trị thế giới trở thành một đấu trường địa chính trị tranh giành lẫn nhau giữa một bên thân Trung Quốc (Thái Lan, Campuchia, Nhật Bản) và bên đối phương (Mỹ, Úc, Đài Loan, Philippines và Việt Nam). Hệ thống Quan hệ quốc tế thế giới vẫn tiếp tục chịu sự chi phối đáng kể của hai siêu cường kinh tế thế giới là Mỹ và Trung Quốc. Trong thời kỳ dịch bệnh, quyền lực mềm của Trung Quốc có thể khiến nhiều quốc gia phụ thuộc và thực hiện các chính sách chịu ảnh hưởng của Trung Quốc trong cục diện địa chính trị mới này như: Thái Lan, Campuchia (quyền lực mềm về kinh tế), Châu Âu (quyền lực mềm về viện trợ, nguyên liệu). Nền kinh tế Thái Lan phụ thuộc lớn vào ngành công nghiệp du lịch chiếm hơn 12% tổng GDP cả nước trong đó hơn 1/3 nguồn thu từ du lịch đến từ khách du lịch Trung Quốc. Khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện và lây lan, Chính phủ Thái Lan đã phải lựa chọn giữa biện pháp siết chặt và cấm nhập cảnh với khách du lịch Trung Quốc có thể bóp nghẹt nền kinh tế và biện pháp tiếp tục mở cửa du lịch mang theo nhiều rủi ro về an toàn sức khoẻ đối với người dân. Chính sách đối phó với đại dịch Covid-19 của Chính phủ Thái Lan vừa qua đã lựa chọn biện pháp thứ 2 thể hiện rõ chiều hướng chính trị thân Trung Quốc. Dư luận Trung Quốc thể hiện ủng hộ những động thái của chính phủ Thái Lan nhưng dư luận nội địa Thái Lan lại bị chia rẽ sâu sắc với phần đa mong muốn Chính phủ quan tâm ưu tiên an toàn sức khoẻ người dân hơn là lợi ích kinh tế từ Trung Quốc. Sự lệ thuộc quyền lực mềm của Trung Quốc cũng diễn ra tương tự ở Campuchia. Nhật Bản thể hiện động thái chính sách thân thiện hơn với Trung Quốc trước áp lực cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và chính sách an ninh mới của chính quyền Tổng thống Trump không quan tâm nhiều tới lợi ích an ninh của Nhật Bản tại khu vực. Ở Châu Âu và Châu Phi,18 Trung Quốc tổ chức các đợt viện trợ nhân lực, vật lực tới Italy và các quốc gia Châu Âu đang bị đại dịch nghiêm trọng. Bên đối phương gồm Mỹ và Úc đã đưa ra các biện pháp cương quyết từ rất sớm với lệnh cấm toàn bộ người Trung Quốc đại lục nhập cảnh, sau đó có Đài Loan, Philippines và Việt Nam đồng thời là những nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông. Với Mỹ, đại dịch Covid-19 có tác động lớn tới siêu cường số một thế giới đặc biệt trong năm bầu cử Tổng thống 2020 này. Cho tới trước bầu cử Tổng thống mới, chính quyền Trump tiếp tục duy trì thiên hướng chính sách theo chủ nghĩa dân tộc, chính sách bảo hộ thương mại và hạn chế nhập cư. Mỹ đánh giá thấp vai trò của Liên Hợp quốc và các tổ chức trực thuộc, đặc biệt là WHO, trong công tác điều phối và thúc đẩy hợp tác quốc tế phòng chống đại dịch Covid-19 do Chính quyền Trump nhận định WHO đã bị chi phối bởi Trung Quốc với nhiều thông tin không kịp thời và thiếu chính xác. Mỹ duy trì quan hệ thiếu tích cực hơn trong hợp tác với Châu Âu trước khi Châu Âu đàm phán điều chỉnh các vấn đề về an ninh, thương mại và đầu tư. Việc chính quyền Trump ra lệnh hạn chế các chuyến bay từ Châu Âu, ngoài trừ Anh Quốc mặc dù tình hình ở Anh nghiêm trong hơn nhiều nước Nhà Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế, giáo sư tiến sỹ Sven Biscop thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế Hoàng Gia Bỉ tháng 3 năm 2020. Tham khảo https://www.aspistrategist.org.au/geopolitics-in-the-time-of-corona/ 18 5 Châu Âu khác, thể hiện rõ quan điểm này. Chính quyền Tổng thống Trumg sẽ tiếp tục thực hiện chính sách đối đầu mạnh hơn với Trung Quốc nhằm đạt được lợi thế chính trị nội địa và đặc biệt là cuộc bầu cử Tổng thống sắp tới. Đại dịch cũng có tác động tới chính trị nội địa Mỹ,19 đương kim Tổng thống Trump sau khi được lựa chọn là ứng cử viên Đảng Cộng hoà ra tái tranh cử, Tổng thống Trump đã tận dụng vấn đề đại dịch như một công cụ chính trị để vận động bầu cử nhằm thu hút thêm cử tri ủng hộ dựa vào (1) chủ nghĩa dân tộc: kêu gọi cử tri đoàn kết cùng đấu tranh chống kẻ thù vô hình, và (2) chủ nghĩa bài ngoại, đặc biệt là chống Trung Quốc: Trump chuyển từ tên gọi cuộc chiến với kẻ thù vô hình sang cuộc chiến chống lại virus Trung Quốc. Tiến sỹ Thitinan nhận định, Trung Quốc sẽ lưu ý những nước đã thể hiện động thái nặng nề thái quá với Trung Quốc ngay từ giai đoạn ban đầu của dịch bệnh và sẽ thân thiện hơn với những nước áp dụng những biện pháp tương tự khi không còn lựa chọn nào khác. Dư luận Trung Quốc tiếp tục nhìn nhận những động thái này nhằm kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc và làn sóng chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc sẽ tiếp tục mạnh mẽ hơn gây tác động lớn tới cục diện cạnh tranh địa chính trị chiến lược và căng thẳng quan hệ quốc tế. 2.3 Tác động của dịch bệnh Covid-19 đến hệ thống kinh tế, kinh tế thế giới bị tác động nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19. Đa phần các nhà kinh tế học đều đồng quan điểm nền kinh tế toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch Covid-19, dự đoán tăng trưởng kinh tế thế giới có thể giảm xuống từ dự đoán trước đại dịch 3% xuống chỉ còn 2.4%.20 Tổ chức WTO cũng dự đoán thương mại thế giới có thể bị giảm từ 13 – 32% trong năm 2020, các nền kinh tế trên toàn thế giới đều sẽ giảm sút thương mại trong đó khu vực Bắc Mỹ và Châu Á sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Những ngành công nghiệp dịch vụ và công nghiệp phụ thuộc lớn về việc chuyên môn hoá chuỗi giá trị sản xuất công nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất như công nghiệp sản xuất ôtô, điện tử. WTO dự báo 2 kịch bản thương mại thế giới đều suy giảm mạnh: có thể giảm tới mức của năm 2011-2012 hoặc nghiêm trọng hơn là sụt giảm tới dưới mức tăng trưởng thương mại của năm khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2009. Thương mại thế giới có thể dần phục hồi vào năm 2021, tốc độ và mức độ phục hồi sẽ hoàn toàn tuỳ thuộc vào thời gian kéo dài của đại dịch, hiệu quả của các 19 20 Nhà phân tích chính trị Charles M.Blow, tháng 3 năm 2020. WTO, Statistica, WEF 6 chính sách đối phó với dịch bệnh của các quốc gia, và sự hợp tác, phối hợp quốc tế giữa các quốc gia. Biểu đồ 3: Dự đoán kịch bản tkinh tế thế giới. Nguồn ngân hàng thế giới năm 2020. Tại Mỹ, dự đoán tăng trưởng GDP có thể bị âm -2.4% trong năm 2020. Tính riêng 5 tuần áp đặt lệnh giãn cáchh xã hội ước tính trung bình có thêm khoảng 5 triệu người thất nghiệp khiến tổng số người thất nghiệp cả tháng 4 lên tới hơn 26 triệu người.21 Tại Thái Lan, số người nghèo ước tính trước đại dịch Covid-19 là khoảng 7 triệu,22 tuy nhiên sau đỉnh điểm đại dịch Covid-19 tại Thái Lan vào tháng 3 và tháng 4, số người nghèo đăng ký nhận trợ cấp theo tiêu chuẩn bị ảnh hưởng trực tiếp từ Covid-19 được xác định lên tới khoảng 14 triệu người, tương đương tăng hơn 200%.23 Các đợt hỗ trợ của Chính phủ Thái Lan cho những đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid- Xu hướng tăng trưởng 2008 - 2022 19 cho thấy con số người nghèo và bị mất thu nhập không đủ khả năng duy trì cuộc sống bình thường đã tăng từ 7 triệu lên 14 triệu và mới nhất Chính phủ thông qua gói hỗ trợ mở rộng diện hỗ trợ lên tới hơn 24 triệu người. Nhiều nhận định trên thế giới cho rằng, thời điểm kết thúc đại dịch Covid-19 có thể sẽ bắt đầu tới thời kỳ nhiều nền kinh tế suy thoái.24 Đại dịch tác động tới nhiều hoạt động, phương diện của nên kinh tế, một trong những nguy cơ lớn đó là vấn đề an ninh lương thực. Thống kê từ Bloomberg, AP tháng 4 năm 2020. Số liệu thống kê Bộ Tài chính và Bộ Lao động năm 2020 trong các đợt đăng ký làm thẻ chính sách xã hội và nhận trợ cấp tháng 3 và tháng 4 năm 2020. 23 Số liệu Bộ Tài chính trong đợt đăng ký trợ cấp Covid-19 tháng 4 năm 2020. 24 Nic Cheeseman, tháng 3 năm 2020. 21 22 7 2.4 Tác động của dịch bệnh Covid-19 về vấn đề an ninh lương thực toàn cầu Về an ninh lương thực, dịch bệnh Covid-19 có tác động cả trực tiếp và gián tiếp lên vấn đề an ninh lương thực toàn cầu gồm: trực tiếp qua tác động tới lượng cung và cầu trên thị trường do thay đổi quy định và gián tiếp qua xu hướng sức mua giảm, năng suất giảm, năng lực phân phối giảm, thiếu hụt lao động và yêu cầu bảo quản, chăm sóc tốn kém hơn. Trước dịch bệnh Covid-19, an ninh lương thực đã là một vấn đề rất nghiêm trọng với hơn 820 triệu người thiếu lương thực, tương đương 1/9 dân số thế giới, trong đó hơn 113 triệu người đói nghiêm trọng. Và theo các dự báo khoa học, đại dịch sẽ tác động mạnh khiến xu hướng nghèo đói gia tăng nghiêm trọng hơn nữa. Theo báo cáo phân tích tháng 4/2020, Liên hợp quốc dự báo đại dịch Covid-19 có thể tăng gấp đôi số người đói nghèo trên toàn thế giới từ 135 triệu người thời điểm đầu năm 2020 lên tới mức 265 triệu người vào khoảng cuối năm 2020, trong trường hợp xấu nhất có thể sẽ xảy ra nạn đói ở hơn 30 quốc gia trên toàn thế giới.25 Tính tới 24/4/2020, do tình hình dịch bệnh, 14 quốc gia đã áp lệnh cấm xuất nhập khẩu lương thực và các nhà phân tích lo ngại nếu các lệnh cấm thương mại lan rộng ra nhiều quốc gia sẽ là nguyên nhân gây tăng đột biến giá lương thực như trong giai đoạn khủng hoảng 2007.26 Trong quý 1/2020, hơn 15 quốc gia ghi nhận giá cả các mặt hàng lương thực thực phẩm tăng nghiêm trọng trên 10%.27 Ở Châu phi, Liên hợp quốc và Ngân hàng thế giới đánh gía khu vực này có thể lâm vào khủng hoảng y tế và tiếp đến là khủng hoảng an ninh lương thực khi mà năng suất trông trọt nội địa thất thu và nhiều nước xuất khẩu gạo chính sang Châu Phi giảm hoặc dừng xuất khẩu như Ấn độ, Việt Nam, Campuchia. Về sản xuất nội địa, các nước châu Phi gặp nhiều vấn đề như áp đặt quy định hạn chế di chuyển, nhập khẩu trì hoãn khiến sản xuất không đạt năng suất cao; thiếu hụt nguồn cung phân bốn hiện chỉ còn 20% dự trữ phân bón; nguồn hạt giống chỉ còn đáp ứng hơn 1 triệu ha trên tổng số 30 triệu ha trồng trọt.28 Về nhu cầu nhập khẩu, vùng cận Sahara thường nhập khẩu khoảng 40 triệu tấn lương thực các loại/năm,29 và có nhu cầu nhập khẩu tới 40% tổng cầu tiêu thụ gạo ở Châu Phi. Ấn độ đã ra lệnh tạm dừng các hợp đồng xuất khẩu gạo mới trong tháng 4/2020 trong khi các nước Pakistan, Campuchia và Việt Nam cũng xuất khẩu hạn chế do gián đoạn chuỗi cung ứng và trì trệ trong thủ tục xuất nhập khẩu.30 Dự tính nếu các nước khu vực Đông Phi không tăng xuất khẩu gạo, thì chỉ từ nay tới tháng 5/2020 khu vực này có thể thiếu hụt tối thiểu 50,000 tới 60,000 tấn gạo. Nigeria là một trong những nước có lượng dự trữ ngũ cốc quốc gia lớn ở khu vực lên tới 38,000 tấn và đang có kế hoạch dự trữ thêm 100,000 tấn. Mặc dù Nigeria đã cải thiện Giám đốc điều hành Chương trình Lương thực Liên hợp quốc tháng 4 năm 2020. Tham khảo http://www.fao.org/news/story/en/item/1272058/icode/ 26 CSIS https://www.csis.org/programs/global-food-security-program/covid-19-and-food-security 27 Báo cáo Market Monitor của Chương trình lương thực Liên hợp quốc tháng 4 năm 2020 https://www.wfp.org/publications/market-monitor 28 Bài phân tích của Diễn đàn kinh tế thế giới tháng 4 năm 2020. 29 Số liệu 2018. Tham khảo https://www.chathamhouse.org/event/webinar-implications-covid-19-pandemic-foodsecurity-and-resilience-africa 30 Thời gian làm thủ tục xuất vận đơn nhập khẩu gạo tại Keny kéo dài từ trung bình 3 – 4 ngày lên thành 3 – 4 tuần còn ở Nigeria phải mất tới vài tuần tới vài tháng để hoàn tất thủ tục nhập khẩu. 25 8 năng suất trồng trọt nội địa trong những năm qua nhưng thực tế cho thấy Nigeria vẫn phải nhập khẩu 1/3 nhu cầu tiêu thụ gạo trên cả nước. Tình hình nhập khẩu gạo của Senegal cũng giảm 30% do gián đoạn nguồn cung ứng toàn cầu và dự tính lượng dự trữ gạo quốc gia chỉ còn khoảng 2 tháng. Sản lượng lúa gạo Thái Lan 2019, dự kiến năm 2020 35 30 25 20 15 10 5 0 Năm 2019 Năm 2020 Sản lượng thóc Sản lượng gạo Thái Lan là nước xuất khẩu lương thực và các mặt hàng chế biến từ lương thực có giá trị 1300 tỉ Baht/năm với năng suất hàng năm đạt 30 triệu tấn thóc và 20 triệu tấn gạo. Tuy nhiên do tình hình hạn hán kéo dài, dự tính năm 2020, Thái Lan chỉ đạt năng suất hơn 27,5 triệu tấn thóc, trong đó 15 triệu tấn thóc phục vụ tiêu dùng nội địa và làm giống. Theo đánh giá của tổ chức Bio Thai,31 thế giới sẽ đối mặt với 2 đợt khủng hoảng do dịch bệnh Covid-19: đợt 1 diễn ra trong thời kỳ dịch bệnh bùng phát kéo dài khoảng 1 năm và đợt 2 là thời kỳ suy thoái kinh tế hậu đại dịch. Ảnh hưởng của dịch bệnh đối với an ninh lương thực sẽ diễn ra theo 3 giai đoạn: (1) dịch bệnh gây hoang mang dẫn tới đầu cơ, tích trữ lương thực kéo dài khoảng vài tuần tới vài tháng; (2) giai đoạn đóng cửa đất nước cho tới khi kiểm soát dịch bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ chuỗi cung ứng lương thực, sản xuất – chế biến – phân phối – tiêu thụ và lan rộng ra toàn thị trường về nguồn lao động, giảm thu nhập, sản xuất đầu vào; (3) giai đoạn kinh tế suy thoái trong nước và quốc tế. Kết quả nghiên cứu thống kê của nhóm nghiên cứu của 6 trường đại học về tác động dịch bệnh với người nghèo thành thị Thái Lan cho thấy nhóm người nghèo thành thị chi tiêu hơn 50% thu nhập cho thực phẩm hàng ngày và dịch bệnh khiến họ mất tới 70% thu nhập.32 Các chuyến gia quốc tế khuyến nghị có thể áp dụng các biện pháp giải quyết vấn đề an ninh lương thực do tác động từ khủng hoảng bên ngoài từ các bài học của cuộc hủng hoảng 2008-2009, trong đó các thế chế tài chính kèm theo các biện pháp tài khoá và sự điều phối hợp tác giữa các quốc gia, cơ quan tổ chức sẽ giúp giảm nguy cơ thiếu hụt lương thực và giá cả leo thang. Tham khảo https://www.bangkokbiznews.com/news/detail/876824 Nghiên cứu về người nghèo thành thị trong bối cảnh xã hội thay đổi, nhóm 7 nhà nghiên cứu thuộc đại học Chiang Mai, Chulalongkorn, Thammasat, Khonkaen, Burapha, Khonkaen tháng 4 năm 2020. 31 32 9 3. Chính sách của Thái Lan liên quan đến dịch bệnh và an ninh lương thực Truyền thông Thái Lan nhận định, tình hình dịch bệnh ảnh hưởng lớn tới vấn đề an ninh lương thực trên 2 phương diện: (1) người dân có đủ khả năng mua lương thực không và (2) người dân có thể tiếp cận nguồn lương thực để mua dễ dàng hay không. Việc các quốc gia áp đặt các quy định hạn chế xuất nhập khẩu gây ảnh hưởng lớn tới an ninh lương thực, đặc biệt cho 02 nhóm người trên, vì vậy các nước xuất khẩu lương thực chính trên thế giới cần thực hiện theo cam kết trong khuôn khổ WTO và các cơ chế hợp tác quốc tế để góp phần đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.33 Các nghiên cứu tại Thái Lan phân tích và đưa ra một số kiến nghị chính sách như sau: (1) về ngắn hạn cần hỗ trợ lương thực thực phẩm cho người dân bị ảnh hưởng trong khi chờ giải ngân hỗ trợ 5000THB/người; (2) về trung hạn, cần có biện pháp đảm bảo lao động thất nghiệp được nhận bảo hiểm và có khoản thu nhập tối thiểu, được mua lương thực thực phẩm dễ dàng, đầy đủ; (3) hỗ trợ nông dân duy trì hoạt động sản xuất nông nghiệp ổn định, giảm lệ thuộc các yếu tố sản xuất bên ngoài, tập trung thị trường địa phương và nội địa; (4) hỗ trợ hình thành hệ thống phân phối lương thực thực phẩm nội địa thông suốt, mở rộng phạm vi quy mổ thị trường địa phương, tạo các kênh phân phối trực tiếp giữa nông dân và người tiêu dùng: (5) tiếp tục cải cách các chính sách đất đai, nguồn nước, nguồn vốn liên quan tới lương thực, thực phẩm theo hướng ưu đãi thuận lợi hơn; Về chiến lược an ninh lương thực, Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan được Chính phủ giao chủ trì soạn thảo xây dựng chiến lược an ninh lương thực quốc gia 2017 – 2021. Bộ đã thành lập Uỷ ban Hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp và hợp tác xã sau đó đã lập Tiểu ban Soạn thảo Kế hoạch quản lý An ninh lương thực quốc gia và được thông qua ngày 3/5/2017. Chiến lược gồm 4 phần chính: (1) Diễn biến tình hình tác động tới an ninh lương thực về tài nguyên, cơ sở hạ tầng nông nghiệp, kinh tế, thiên tai – biến đổi khí hậu, biển đổi dân số, tình hình lao động trong lĩnh vực nông nghiệp; (2) Phân tích điểm yếu, điểm mạnh, rủi ro, cơ hội; (3) đường lối chiến lược về an ninh lương thực tập trung sản xuất đủ nhu cầu nội địa theo hướng bền vững, hỗ trợ mọi người dân có thể tiếp cận dễ dàng với các loại lương thực thực phẩm, khuyến khích sản xuất các loại thực phấp chất lượng tốt, giảm lãng phí, khai thác phù hợp, đảm bảo việc sản xuất lương thực duy trì ổn định bền vững, thúc đẩy đảm bảo an ninh lương thực, tình hình lao động trong lĩnh vực nông nghiệp; (4) thúc đẩy việc triển khai đường lối chiến lược an ninh lương thực vào thực tiễn. Trong tình hình dịch bệnh Covid-19, Chính phủ Thái Lan thông qua Bộ Tài Chính đã đưa ra nhiều biện pháp cứu trợ giảm thiểu tác động của đại dịch với tổng giá trị là 600 tỉ bạt, trong đó đối với các trường hợp nông dân, được hỗ trợ 5,000THB/người trong vòng 3 tháng đồng thời chỉ đạo Ngân hàng Tiết kiệm nhà nước cung cấp các khoản tín dụng ưu đãi với lãi suất thấp cho nông dân với tổng giá trị 150 tỉ bạt. Ngày 10/4/2020, Bộ trưởng Nông nghiệp chỉ đạo Vụ Kinh tế Nông nghiệp dự thảo kế hoạch dự trữ lương thực nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia do ảnh 33 Nattatiti, tham khảo https://www.sanook.com/news/8094463/ 10 hưởng của dịch bệnh Covid-19 diễn biến nghiêm trọng có thể kéo dài hơn dự tính ban đầu. Bộ Nông nghiệp và Bộ Tài chính đã phải tích cực phối hợp công tác trong thời gian qua để cân nhắc hài hoà giữa kế hoạch xuất khẩu gạo nâng cán cân thặng dư thương mại với yêu cầu dự trữ lương thực phòng tránh thiếu hụt lương thực ảnh hưởng tiêu dùng nội địa dẫn tới các hệ luỵ xã hội khác. Phía Bộ Nông nghiệp do Đảng Dân chủ điều hành đề xuất hỗ trợ nông dân 5000 THB trong 6 tháng tuy nhiên phía Bộ Tài chính do Đảng Phlang Pracharat điều hành chỉ mới phê duyệt khoản hỗ trợ cho 3 tháng. Về khuyến khích sản xuất nông nghiệp cộng đồng, Vụ Phát triển nông nghiệp cộng đồng trực thuộc Bộ Nội vụ phát huy triết lý kinh tế học vừa đủ của Đức Vua Rama IX và triển khai thực hiện chương trình khuyến nông trồng trọt các loại rau củ gia vị thông dụng trồng ngắn ngày thu hoạch trong vòng 90 ngày theo mô hình khuyến nông dựa vào cộng đồng, chương trình bắt đầu từ ngày 30/3/2020 tới 30/6/2020. Chương trình được các cán bộ công nhân viên chức Vụ Nông nghiệp cộng đồng thí điểm thực hiện với 5 loại rau củ gia vị sau đó sẽ nhân rộng mô hình ra thôn bản, làng xã, quận huyện và tỉnh thành trên cả nước như Chiang Mai tháng 4 năm 2020, Nonthaburi ngày 8 tháng 4 năm 2020, Chonburi ngày 9 tháng 4 năm 2020, Ayuthaya và Udonthani ngày 14 tháng 4 năm 2020, Prachin Buri ngày 17 tháng 4 năm 2020… 4. Dự báo và đề xuất những vấn đề chính sách liên quan đến VN Liên hợp quốc dự báo đại dịch Covid-19 có thể tăng gấp đôi số người đói nghèo trên toàn thế giới từ 135 triệu người thời điểm đầu năm 2020 lên tới mức 265 triệu người vào khoảng cuối năm 2020, trong trường hợp xấu nhất có thể sẽ xảy ra nạn đói ở hơn 30 quốc gia trên toàn thế giới.34 Tăng trưởng kinh tế thế giới được dự báo có thể giảm xuống từ dự đoán trước đại dịch 3% xuống chỉ còn 2.4%. Tổ chức WTO cũng dự đoán thương mại thế giới có thể bị giảm từ 13 – 32%.35 Một số các tổ chức quốc tế và khu vực khuyến nghị các quốc gia cần nghiên cứu ban hành các biện pháp bao gồm: (1) Chính phủ mỗi quốc gia cần ban hành các biện pháp hỗ trợ người dân, người lao động và đối tượng yếu thế về nhu cầu thiết yếu và tiêu dùng; (2) đưa ra các biện pháp bảo vệ, bảo hiểm và hỗ trợ người lao động; (3) thông qua các thế chế tài chính ngân hàng, tín dụng tổ chức các chương trình cho vay, tài trợ ưu đãi cho doanh nghiệp, cá nhân tập trung nhiều hơn vào phạm vi địa phương, liên kết vùng, thị trường nội địa đủ khả năng duy trì hoạt động trong tình hình dịch bệnh nghiêm trọng và hướng tới xuất khẩu khi tình hình trở lại bình thường;36 (4) duy trì và hạn chế làm gián đoạn đột ngột hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu, phân phối đảm bảo thông suốt toàn bộ quy trình sản xuất – chế biến - bảo quản – phân phối - tiêu dùng ngay cả trong tình hình khủng hoảng; (5) tổ chức đối thoại trực tiếp cởi mở công khai với doanh nghiệp, chuyên gia, giới khoa học, các tổ chức xã hội-sự nghiệp để phát hiện và tháo gỡ giảm thiểu khó khăn về các tác động kinh tế - xã hội; (6) có các biện pháp khuyến khích và tạo động lực cho các doanh nghiệp đổi Giám đốc điều hành Chương trình Lương thực Liên hợp quốc tháng 4 năm 2020. Nguồn WTO, Statistica, WEF tháng 3 và tháng 4 năm 2020. 36 Tương tự dự án tài trợ của Ngân hàng Thế giới về phát trhiển nông nghiệp thương mại hoá ở Angola, Pakistan. Nguồn Ngân hàng Thế giới tháng 4 năm 2020. 34 35 11 mới, cải tiến công nghệ và nâng cao hiện quả và sức đề kháng doanh nghiệp;37 (10) tiếp tục chú trọng đầu tư vào y tế phòng ngừa tổng hợp trong đó tập trung nâng cao điều kiện sức khoẻ ở người, điều kiện môi trường và thú y giúp giảm thiểu rủi ro, nguy cơ gia tăng các loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.38 (11) ở cấp độ quốc tế, VN cần tích cực tham gia các cơ chế hợp tác khu vực và quốc tế để đảm bảo nguồn cung và sự ổn định của thị trường qua điều phối hợp tác, trao đổi quốc tế nắm tinh hình công dân và chủ động các biện pháp hỗ trợ bảo vệ công dân; (12) tình hình dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp trên thế giới Về an ninh lương thực, các quốc gia cần đưa ra các gói kích thích kinh tế hướng trực tiếp tới ổn định ngành nông nghiệp trong đó: Các giải pháp ngắn hạn: (1) có các biện pháp hỗ trợ lương thực, bữa ăn bình dân hoặc miễn phí nhắm tới các đối tượng yếu thế và người tiêu dùng; (2) đưa ra các biện pháp bảo vệ và hỗ trợ người lao động trong ngành nông nghiệp và các nhóm ngành công nghiệp dịch vụ có liên quan tới nông nghiệp; (3) thông qua các thế chế tài chính ngân hàng, tín dụng tổ chức các chương trình cho vay, tài trợ các dự án nông nghiệp cỡ nhỏ và vừa được phát triển và mở rộng hoạt động dáp ứng nhiều hơn nhu cầu tại địa phương đủ khả năng cung ứng trong tình hình dịch bệnh nghiêm trọng hoặcxuất khẩu khi tình hình bình thường;39 (4) trong trường hợp cần thiết cần thành lập Uỷ ban chỉ đạo quốc gia về an ninh lương thực để điều phối chỉ đạo thống nhất các hoạt động quản lý giám sát ngăn ngừa khủng hoảng trong tình hình xấu; Các giải pháp trung và dài hạn: (5) đảm bảo nguồn cung ứng và phân phối các loại giống, phân bón, đưa ra các chương trình hỗ trợ phân bón, hỗ trợ máy móc thiết bị cho nông nghiệp; (6) duy trì nguồn dự trữ lương thực và hạn chế làm gián đoạn đột ngột hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu, phân phối lương thực và các sản phẩm liên quan tới nông nghiệp; (7) tổ chức đối thoại trực tiếp cởi mở công khai với doanh nghiệp, chuyên gia, giới khoa học, các tổ chức xã hội-sự nghiệp để phát hiện và tháo gỡ giảm thiểu khó khăn, nguy cơ mất an ninh lương thực; (8) tăng sức đề kháng và khả năng phục hồi của hệ thống sản xuất và an ninh lương thực quốc gia qua tăng cường khả năng quản lý thị trường duy trì nguồn dự trữ và các biện pháp đảm bảo thông suốt toàn bộ quy trình sản xuất – chế biến - bảo quản – phân phối - tiêu dùng ngay cả trong tình hình khủng hoảng; (9) có các biện pháp khuyến khích và tạo động lự cho các doanh nghiệp đổi mới, cải tiến công nghệ và nâng cao hiện quả và sức đề kháng doanh nghiệp;40 (10) tiếp tục chú trọng đầu tư vào y tế phòng ngừa tổng hợp trong đó tập trung nâng cao điều kiện sửc khoẻ ở người, điều kiện môi trường và thú y giúp giảm thiểu rủi ro, nguy cơ gia tăng các loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.41 (11) ở cấp Chù tịch Ủy ban An ninh lương thực Liên hợp quốc tháng 4 năm 2020. Tham khảo https://www.un.org/sustainabledevelopment/blog/2020/04/ensuring-food-security-covid-19/ 38 Tương tự dự án tài trợ của Ngân hàng Thế giới ở Ấn độ. Nguồn Ngân hàng Thế giới tháng 4 năm 2020. 39 Tương tự dự án tài trợ của Ngân hàng Thế giới về phát trhiển nông nghiệp thương mại hoá ở Angola, Pakistan. Nguồn Ngân hàng Thế giới tháng 4 năm 2020. 40 Chù tịch Ủy ban An ninh lương thực Liên hợp quốc tháng 4 năm 2020. Tham khảo https://www.un.org/sustainabledevelopment/blog/2020/04/ensuring-food-security-covid-19/ 41 Tương tự dự án tài trợ của Ngân hàng Thế giới ở Ấn độ. Nguồn Ngân hàng Thế giới tháng 4 năm 2020. 37 12 độ quốc tế, Việt Nam cần tích cực tham gia các cơ chế hợp tác khu vực và quốc tế về an ninh lương thực với vai trò nổi bật hơn tương xứng với vị trí nước sản xuất và xuất khẩu lương thực hàng đầu thế giới để đảm bảo nguồn cung và sự ổn định của thị trường qua điều phối hợp tác, trao đổi quốc tế; (12) Việt Nam cần tiếp tục hỗ trợ, khuyến khích các hoạt động xuất nhập khẩu trong kế hoạch phòng chống dịch bệnh để không gây gián đoạn hoạt động thị trường và phát sinh những vấn đề kinh tế - xã hội kéo theo. 13 Danh mục tài liệu tham khảo 1. Ali Fathollah-Nejad and Amin Naen (2020), Chính sách ngoại giao của Iran liên quan tới dịch bệnh Covid-19. 2. Ameer A. Hassan Ibrahim (2020), Hệ thống quan hệ quốc tế hậu Covid-19. 3. Caitlin Welsh (2020), Dịch bệnh Covid-19 và vấn đề an ninh lương thực, Trung tâm nghiên cứu quan hệ quốc tế và chính sách chiến lược CSIS, Washington. 4. Engin Yüksel Nancy Ezzeddine và Rena Netjes (2020), Dịch bệnh Covid-19 và cuộc xung đột ở Trung Đông. Tham khảo https://www.clingendael.org/publication/covid-19-and-conflictmiddle-east 5. Hanawat Tiensin (3/2020), Đảm bảo an ninh lương thực tron thời kỳ dịch bệnh Covid-19, Liên hợp quốc. 6. Kawashima Shin (2020) Dịch bệnh Covid-19 liên quan tới Trung Quốc và trật tự thế giới, Nippon. 7. Michael Abernethy (2020), Dịch bệnh Covid-19 sẽ thay đổi xu hướng toàn cầu hoá và quan hệ quốc tế, Đại học Elon. 8. Rod Lyon (2020), Địa chính trị thế giới trong thời kỳ corona, The strategist, Viện chính sách chiến lược quốc gia Úc ASPI. 9. Simon Tisdall (2020), Những tác động của dịch bệnh Covid-19 đối với các vấn đề quyền lực chính trị quốc tế, bình đẳng xã hội và chủ nghĩa dân tộc khiến định hình lại tình hình thế giới, the Guardian, ngày 28 tháng 3 năm 2020. 10. Sophie Boisseau du Rocher (2020), Dịch bệnh Covid-19 hé mở những gì về quan hệ Trung Quốc – Đông Nam Á, the Diplomat, ngày 8 tháng 4 năm 2020. 11. Tanvi Madan (2020), Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng như thế nào tới quan hệ Trung Ấn, Viện Nghiên cứu Brooking, ngày 30 tháng 4 năm 2020. 12. Uỷ ban An ninh Lương thực thế giới (2020), Tác động của dịch bệnh Covid-19 tới an ninh lương thực và dinh dưỡng, 19 tháng 3 năm 2020. 13. Ngân hàng Thế giới (2020), Vấn đề An ninh Lương thực và dịch bệnh Covid-19, 23th April 2020. 14. Wallach và Myers (2020),Các biện pháp đối phó của Chính phủ Liên bang Hoa Kỳ với dịch bệnh Covid-19, Viện Nghiên cứu Brooking, ngày 31 tháng 3 năm 2020. 15. Yasmina Abouzzohour (2020), Tác động của đại dịch Covid-19 đối với khu vực các quốc gia Arab Maghreb, Viện Nghiên cứu Brooking, ngày 21 tháng 4 năm 2020. 14