Academia.eduAcademia.edu
Trong cuộc đời của mỗi người dân Việt, chắc chắn không ai không từng trải qua cái thời ham mê những “ đặc sản” hết sức dân dã, phong phú và kèm theo những hương vị vô cùng đặc biệt từ các gánh hàng rong cả. Đây là một nghề mưu sinh phổ biến ở nước ta vào khoảng trăm năm trước vì khi ấy dân ta ít học, ít hiểu biết nên dùng đây làm kế sinh nhai. Nghề nào cũng có cái khổ của nghề đấy, bán hàng rong coi thế chứ cực lắm ai ơi. Mỗi sáng chưa kịp đợi gà gáy là họ đã tất bật chuẩn bị, tối đến những cơn gió lạnh thổi ùa, phố xá lên đèn vắng tanh thì họ mới trở về. Những buổi trời đẹp thì còn đỡ, nhưng khi đến tháng mưa thì mới là cực khổ gấp bội. Họ cũng chỉ vì miếng cơm manh áo mà chịu cực như thế. Khi đi quay phỏng vấn những cô chú bán hàng rong, tôi mới thấu hiểu họ hơn. Ngày bán được cỡ trăm trăm rưỡi đối với những bữa bán được, còn có lúc vắng khách thì thôi rồi chẳng kiếm được nhiêu mà phải cố bán đến tối cho hết. Làn da và khuôn mặt họ hiện rõ lên các vết nám, vết nhăn, nhưng họ vẫn tươi cười đó. Nhìn thật đáng khâm phục, có người thì phải nuôi con nhỏ, có người thì độc thân,... họ đều là những con người xa xứ lên nơi đất khách để kiếm sống. Khi được hỏi Tết có về không thì có người nói là ráng bán cho hết vài ngày để đủ tiền về, có người lại nói chắc là không,..., nghe mà thấy xót các bạn ạ. Tuy hàng rong không cao quý như bác sĩ, giáo viên, nhưng luôn để lại trong lòng mỗi người kỉ niệm về sự giản dị, gần gũi nhất. Giờ đây với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, xã hội cũng phải đi lên, vì thế hình ảnh các gánh hàng nhấp nhô theo đó là chiếc nón lá dần ít đi, và có lẽ đến ngày nào đó thì đây sẽ trở thành quá khứ đẹp đi vào kí ức của người Việt ta. Và dù thế nào đi nữa thì hàng rong cũng là một trong những nết truyền thống văn hóa đặc trưng của người Việt Nam.