Academia.eduAcademia.edu
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QTKD -------- BÀI TẬP NHÓM XÂY DỰNG DANH MỤC ĐẦU TƯ HIỆU QUẢ MÔN HỌC: ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH AN GIANG, THÁNG 04 NĂM 2018 DANH SÁCH NHÓM STT HỌ VÀ TÊN MSSV 1 NGUYỄN TRỊNH ANH TUẤN DTC141935 2 TRẦN LÊ HIẾU DTC142255 3 NGUYỄN THỊ CẨM THI DTC141925 4 NGUYỄN THỊ TRƯƠNG NGỌC DTC141908 DANH MỤC ĐẦU TƯ NGÀNH THỰC PHẨM DANH MỤC ĐẦU TƯ TÊN CÔNG TY VNM Công ty cổ phần sữa Việt Nam MSN Công ty cổ phần tập đoàn Masan SBT Công ty cổ phần Thành Thành Công KDC Công ty cổ phần tập đoàn Kido VHC Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn 1. PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU 1.1 Phân tích vĩ mô 1.1.1 Môi trường kinh tế Bối cảnh kinh tế vĩ mô ổn định, năm 2017 và có nhiều yếu tố hỗ trợ cho sự tăng trưởng của thị trường: Dòng tiền đầu tư vào Việt Nam ở mức cao, tính trên cả phương diện trực tiếp và gián tiếp vào thị trường cổ phiếu. Định hướng chính sách nới lỏng một cách thận trọng. Lãi suất ổn định và duy trì ở mức thấp hợp lý. 1.1.2 Môi trường văn hóa xã hội Phong tục tập quán, lối sống: Quan niệm sống hiện nay có sự thay đổi rất nhiều, cùng với lối sống ngày càng cải thiện là nhu cầu sống ngày càng cao hơn. Người dân quan tâm nhiều hơn đến những tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, mức độ chất lượng, vệ sinh của sản phẩm, đặc biệt là thực phẩm. Dân số, lao động: Việt Nam là nước đông dân thứ 14 thế giới với 94 triệu dân năm 2017, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đang dần cải thiện cũng là một yếu tố hỗ trợ tích cực cho ngành thực phẩm. 1.1.3 Môi trường chính trị - luật pháp Đối với việc sản xuất kinh doanh cá tra xuất khẩu, nhà nước và chính quyền địa phương có nhiều chính sách ưu đãi như: khuyến khích đầu tư cho công tác nghiên cứu, sản xuất cung cấp con giống, mở rộng vùng chăn nuôi thông thoáng hơn trong việc cấp giấy xây dựng nhà máy chế biến thủy sản. Để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ nguồn thủy sản, thực hiện quy định của hội đồng liên minh Châu Âu về phòng ngừa ngăn chặn xóa bỏ các hoạt động khai thác bất hợp pháp. Tuân thủ theo quy định ngày 15//04/2011, thông tư số 28/TTBNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định. Sau thời kỳ đổi mới, Việt nam chính thức bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc vào năm 1992 và với Hoa Kỳ năm 1995 gia nhập khối Asenan năm 1995, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 171 quốc gia. Bước ngoặt quan trọng nhất là 11/1/2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO. 1.1.4 Môi trường kỹ thuật Các dây chuyền có tính đồng bộ, thuộc thế hệ mới, hiện đại, điều khiển tự động, hoặc bán tự động đáp ứng được yêu cầu chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Tốc độ phát triển của khoa học và kỹ thuật quá nhanh, chu kỳ tạo ra sản phẩm được rút ngắn. Phát minh khoa học làm mới sản phẩm, hoàn thiện hơn. Làm biến đổi tận gốc công nghệ truyền thống tạo ra khả năng thay thế triệt để. 1.1.5 Môi trường tự nhiên Khí hậu Việt Nam mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa sẽ tạo ra những thách thức đối với ngành sữa. Tính mau hư hỏng, dễ biến chất,..nếu không được bảo quản và xử lí kịp thời. điều này gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng của sữa. Chính vì vậy cần phải đặt ra yêu cầu có chiến lược cụ thể để bảo quản sữa và sản xuất sản phẩm đạt chất lượng cao. Ưu điểm của khí hậu: Khí hậu thuận lợi cho việc nuôi trồng, tạo nguồn nguyên liệu cung cấp. Mức độ ô nhiễm: một số hoạt động công nghiệp sẽ tạo ra ô nhiễm cho môi trường tự nhiên. Vì vậy, cần kiểm soát ô nhiễm như lọc khí, tái sinh và hệ thống bãi thải. 1.1.6 Hội nhập nền kinh tế Việt Nam ra nhập WTO năm 2007 là cơ hội thuận lợi cho nền kinh tế phát triển. KDC có điều kiện tham gia quảng bá sản phẩm, tên tuổi của mình trên trường quốc tế. Hội nhập kinh tế không chỉ giúp KDC củng cố thị trường trong nước mà còn mở rộng thị trường nước ngoài, sản phẩm được áp dụng công nghệ cao có chất lượng tốt, đáp ứng hơn nhu cầu khách hàng. Gia nhập WTO, KDC có điều kiện bán hàng, áp dụng các hình thức bán hàng tiên tiến, mạng lưới kênh phân phối hoàn hảo hơn. Hội nhập công nghệ quốc tế là thời đại của công nghệ, KDC sở hữu một trong những thương hiệu mạnh nhất Việt Nam, là sản phẩm được người tiêu dùng bình chọn là "Hàng Việt Nam chất lượng cao" trong nhiều năm liền từ 1996 đến nay. Gần đây nhất, KDC được bình chọn vào danh sách 100 thương hiệu mạnh của Việt Nam. 1.2 Phân tích ngành Bảng xếp hạng Top 10 công ty uy tín ngành thực phẩm - đồ uống là kết quả nghiên cứu độc lập của Vietnam Report được công bố năm nay là năm đầu tiên. Tuy nhiên, từ năm 2012, Vietnam Report đã sử dụng phương pháp Media Coding (mã hóa dữ liệu báo chí) để tính điểm uy tín của các nhãn hàng trên truyền thông. Bảng xếp hạng này được xây dựng dựa trên các nguyên tắc khoa học và khách quan. Các công ty được đánh giá, xếp hạng dựa trên 3 tiêu chí chính: Năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất (tổng tài sản, tổng doanh thu, lợi nhuận sau thuế, hiệu quả sử dụng vốn…, được tính 30% trọng số điểm); Uy tín truyền thông được đánh giá bằng phương pháp Media Coding - mã hóa các bài viết về công ty trên các kênh truyền thông có ảnh hưởng (30% trọng số điểm); Khảo sát online về mức độ nhận biết và sự hài lòng của khách hàng với các sản phẩm/dịch vụ của công ty; Khảo sát chuyên gia đánh giá vị thế của các công ty trong ngành; và Khảo sát doanh nghiệp được thực hiện trong tháng 9-2017 về quy mô thị trường, lao động, vốn, tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, kế hoạch hoạt động trong năm 2017… (40% trọng số điểm). Cũng theo Vietnam Report, Vinamilk là doanh nghiệp được hầu hết người tiêu dùng và nhóm chuyên gia tham gia khảo sát lựa chọn giữ vị trí số một về độ nhận biết thương hiệu, đồng thời cũng là công ty có số lượng thông tin bao phủ và có ảnh hưởng truyền thông lớn nhất hiện nay. Riêng đối với sản phẩm sữa và các chế phẩm từ sữa, Vinamilk là thương hiệu được lựa chọn vượt trội so với các đối thủ trong ngành, bỏ xa nhãn hàng sữa ở vị trí thứ hai với tỉ lệ đánh giá đạt 30% so với 18%. Qua hơn 40 năm phát triển, Vinamilk đã luôn nỗ lực mang đến những giải pháp dinh dưỡng tối ưu phù hợp với thể trạng người Việt. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, Vinamilk không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, thường xuyên giới thiệu ra thị trường những sản phẩm mới mang đến nhiều giá trị gia tăng cho người tiêu dùng. Hai năm vừa qua Vinamilk tiếp tục tăng trưởng hai con số và gia tăng thị phần, khẳng định vị trí số một của Vinamilk trong ngành sữa, nâng cao uy tín và niềm tin về chất lượng với người tiêu dùng. Không ngừng nỗ lực áp dụng những công nghệ hiện đại và tiêu chuẩn hàng đầu thế giới, nâng cao chất lượng sản phẩm, cập nhật và đổi mới phương thức bán hàng, liên tục trong ba năm liền Vinamilk được bình chọn là nhãn hàng tiêu dùng nhanh số 1 Việt Nam theo số liệu báo cáo của Kantar Worldpanel và một lần nữa đã được khẳng định khi sản phẩm sữa tươi Vinamilk 100% được Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen chứng nhận là nhãn hiệu đứng đầu phân khúc sữa tươi Vinamilk trong năm 2015, 2016 và 7 tháng đầu năm 2017 về cả doanh số và sản lượng.1.3 Phân tích công ty 1.3 Phân tích công ty 1.3.1 Khả năng thanh toán của các công ty trong năm 2017 CHỈ SỐ TÀI CHÍNH VNM MSN SBT KDC VHC Khả năng thanh toán 1.99 0.98 1.27 2.35 1.80 Khả năng thanh toán nhanh 1.58 0.66 0.85 1.85 1.05 Khả năng thanh toán hiện thời 0.09 0.48 0.06 0.79 0.03 Hệ số khả năng thanh toán hiện thời của cả năm công ty đều nhỏ hơn 1 chứng tỏ tỷ số này nhỏ hơn 1 thì có nghĩa là doanh nghiệp không đủ tài sản có thể sử dụng ngay để thanh toán khoản nợ ngắn hạn sắp đáo hạn. Tuy nhiên, hệ số thanh toán hiện thời của hai công ty KDC tuy nhỏ hơn 1 nhưng tương đối tốt hơn với các doanh nghiệp công ty khác đảm bảo khả năng thanh toán nợ hiện tại. Hệ số khả năng thanh toán nhanh của VNM, SBT và VHC nhỏ hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp khó có khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn. 1.3.2 Tỷ số nợ của các công ty năm 2017 (ĐVT: nghìn đồng) VNM MSN SBT KDC VHC Nợ ngắn hạn 10,195,563 15,532,987 7,470,243 2,301,649 1,670,509 Nợ dài hạn 598,698 27,770,340 3,247,119 1,188,146 429,465 Tổng nợ 10,794,261 43,303,327 10,717,362 3,489,795 2,099,973 Tổng tài sản 34,667,319 63,528,522 17,853,010 11,307,175 5,042,590 Tỷ số nợ 31% 68% 60% 31% 42% Nhìn chung, 5 công ty có hệ hế số nợ khá an toàn và có sự chênh lệch hệ số nợ giữa các công ty. Tuy nhiên MSN và SBT có hệ số nợ cao hơn 3 công ty còn lại và trên 50%, đều này chứng tỏ rằng 2 công ty này đã tận dụng tối đa nợ bên ngoài cho việc kinh doanh. 3 công ty còn lại có hệ số nợ tương đối thấp có thể cho thấy họ chưa tận dụng được các khoản vay bên ngoài. Tuy nhiên 5 công ty trên đều kinh doanh có hiệu quả, tùy theo tình hình kinh doanh của mỗi công ty mà họ sử dụng nợ từ các khoản vay bên ngoài khác nhau. 1.3.3 Nhóm tỷ số sinh lời của các công ty năm 2017 (ĐVT: %) CHỈ SỐ TÀI CHÍNH VNM MSN SBT KDC VHC NPM 23.95% 11.12% 6.06% 8.01% 8.97% ROA 30% 6% 2% 4% 12% ROE 43% 18% 6% 6% 21% Theo bảng tỉ số sinh lời ta thấy được SBT có NPM thấp nhất là 6.06% và VNM cao nhất với 23.95%. SBT có ROA thấp nhất là 2% và VNM cao nhất với 30%. SBT và KDC có ROE thấp nhất là 6% và VNM cao nhất với 43% Theo bảng số liệu có thể thấy VNM kinh doanh hiệu quả với các tỉ suất sinh lời cao nhất trong 5 cổ phiếu, SBT và KDC có tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, doanh thu trên 1 tỉ đồng nhưng lại thu về lợi nhuận không tương xứng với số vốn đầu tư vào công ty. 2. LỰA CHỌN DANH MỤC ĐẦU TƯ HIỆU QUẢ Nhóm sử dụng MS.Excel để tìm ra danh mục đầu tư với mức độ rủi ro thấp nhất, giá trị hữu dụng cao nhất và đầu tư với tỷ trọng hợp lý nhất cho mỗi cổ phiếu. Sau khi thu thập được giá đóng cửa của 5 cổ phiếu VNM, MSN, SBT, KDC, VHC. Sau đó nhóm tính được tỷ suất lợi tức theo tháng để tìm E(R), phương sai và độ lệch chuẩn tiếp đến hình thành ma trận phương sai và hiệp phương sai. VNM MSN SBT KDC VHC E(R) 2.6798% -0.0686% 2.0314% -0.0670% 1.4668% PS 0.5733% 1.2048% 1.5789% 1.5384% 1.2833% ĐLC 7.5715% 10.9765% 12.5656% 12.4033% 11.3283% MA TRẬN PS - HPS   VNM MSN SBT KDC VHC VNM 0.5733% 0.1605% 0.2249% 0.4231% 0.1719% MSN 0.1605% 1.2048% -0.0487% 0.2463% 0.1472% SBT 0.2249% -0.0487% 1.5789% 0.5566% -0.0477% KDC 0.4231% 0.2463% 0.5566% 1.5384% 0.5322% VHC 0.1719% 0.1472% -0.0477% 0.5322% 1.2833% Tiếp tục sử dụng công cụ Solver trong MS.Excel để vẽ đường biên phương sai bé nhất và nhận diện đường biên hiệu quả. Kết quả thu được như hình 3.1. Từ kết quả trên, nhóm chọn ra được danh mục có phương sai bé nhất trong tổng thể là danh mục có E(RP) = 1,82% và P = 5,893%. Nhưng chỉ chọn ra được danh mục có rủi ro thấp nhất là chưa đủ, để chọn một danh mục đầu tư tối ưu cần có giá trị hữu dụng cao nhất từ đó tìm ra tỷ trọng tối ưu của các cổ phiếu trong danh mục rủi ro nhằm tính ra số tiền cần đầu tư cụ thể vào mỗi cổ phiếu. Nhóm cho hệ số ngại rủi ro là 4, từ đó giá trị hữu dụng được tính theo công thức: U = E(RP) - 0,005.A.p 2. Qua công thức trên nhóm tính được giá trị hữu dụng U = 1,82% - 0,005.4.(5,893%)2 = 1,8131. Với giá trị hữu dụng trên, nhóm tìm được tỷ trọng đầu tư cụ thể cho mỗi cổ phiếu dựa vào công cụ Solver trong MS.Excel với điều kiện sao cho giá trị U cao nhất, và tổng tỷ trọng bằng 100%. Như vậy, Nhóm có tỷ trọng đầu tư tối ưu cho danh mục có E(RP) = 1,82% và P = 5,893% như sau: CỔ PHIẾU VNM MSN SBT KDC VHC TỶ TRỌNG 41,74% 21,48% 17,23% 0.00% 19,55% Kết luận rằng: Đầu tư vào danh mục với tỷ trọng cao nhất cho cổ phiếu VNM là 41,74%, không đầu tư vào cổ phiếu KDC, đầu tư vào các cổ phiếu MSN, SBT, VHC lần lượt với tỷ trọng là 21,48%, 17,23% và 19,55% từ đó nhóm có được một danh mục đầu tư hiệu quả nhất.