Academia.eduAcademia.edu
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Trần Chí Độ _____________________________________________________________________________________________________________ DẠY HỌC TÍCH HỢP MÔ ĐUN ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN KHÍ NÉN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TRẦN CHÍ ĐỘ* TÓM TẮT Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại hiện đang được quan tâm nghiên cứu và áp dụng vào nhà trường ở nhiều nước trên thế giới. Vì vậy vấn đề đặt ra trong giáo dục nghề nghiệp ở nước ta là làm thế nào để tiếp cận, nghiên cứu và vận dụng dạy học tích hợp vào trong đào tạo nghề nhằm phát triển năng lực thực hiện cho học sinh đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội trong thế kỉ XXI. Từ khóa: năng lực, tích hợp. ABSTRACT Integrating teaching the modules Electro-Pneumatic Control at Vocational Colleges Integration is one of the trends of modern teaching which arouse lots of interest in studying and applying in schools in many countries around the world. Therefore, the question arising for vocational education in our country is how to approach, study and apply integrating teaching to vocational training aiming at developing competency in implementing for students to meet the real needs of the society in 21st century. Keywords: competency, integration. Đặt vấn đề Ở Việt Nam, từ thập niên 90 của thế kỉ XX trở lại đây, vấn đề xây dựng môn học tích hợp với những mức độ khác nhau mới thực sự được tập trung nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng vào nhà trường phổ thông, chủ yếu ở bậc tiểu học, trung học cơ sở và gần đây áp dụng vào trong việc thiết kế chương trình, lập kế hoạch và tổ chức đào tạo ở lĩnh vực chuyên nghiệp trong đó có lĩnh vực đào tạo nghề. Hiện nay, xu hướng tích hợp vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng vào đổi mới chương trình đào tạo ở các bậc học. Chương trình đào tạo nghề mới được Tổng cục Dạy nghề ban hành trong thời gian gần đây thể hiện rất rõ nét quan điểm tích hợp trong việc xây dựng chương trình. 1. * ThS, Trường Cao đẳng nghề An Giang Bài toán đặt ra trong lĩnh vực lí luận và phương pháp dạy học nghề là phải tiếp cận, nghiên cứu và vận dụng dạy học tích hợp vào dạy học trong đào tạo nghề nhằm cung cấp nguồn lao động có chất lượng, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội. Góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục nghề nghiệp. 2. Nội dung 2.1. Một số khái niệm công cụ * Khái niệm Tích hợp (integration) Theo từ điển Anh-Anh (Oxford Advanced Learner’s Dictionary): Tích hợp có nghĩa là sự hợp nhất, sự hòa nhập, sự kết hợp. Trong lí luận dạy học, tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống, ở những mức độ khác nhau, các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học khác nhau hoặc các hợp phần của bộ môn thành một nội dung 43 Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 48 năm 2013 _____________________________________________________________________________________________________________ thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của bộ môn đó. [3] Trào lưu sư phạm tích hợp xuất phát từ quan niệm về quá trình học tập, trong đó toàn thể các quá trình học tập góp phần hình thành ở học sinh (HS) những năng lực rõ ràng, có dự tính những hoạt động tích hợp trong đó HS học cách sử dụng phối hợp các kiến thức, kĩ năng và thao tác đã lĩnh hội một cách riêng lẻ. Khái niệm năng lực ở đây được hiểu là một khái niệm tích hợp bao hàm cả những nội dung, những hoạt động cần thực hiện và những tình huống trong đó diễn ra các hoạt động. Năng lực này là một hoạt động phức hợp đòi hỏi sự tích hợp, phối hợp các kiến thức và kĩ năng, chứ không phải là sự tác động các kĩ năng riêng lẻ lên một nội dung. Khoa học sư phạm nhấn mạnh dạy học tích hợp là dạy cách tìm tòi sáng tạo và cách vận dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau [2]. Tức là, dạy cho HS biết cách sử dụng kiến thức và kĩ năng của mình để giải quyết những tình huống cụ thể, có ý nghĩa nhằm mục tiêu hình thành, phát triển năng lực. * Khái niệm tích hợp trong đào tạo nghề Trong chương trình đào tạo nghề, tích hợp còn được coi là sự kết hợp giữa nội dung lí thuyết với thực hành và sau nó là cả một quan điểm giáo dục theo mô hình năng lực, tạo cho nguời học có được năng lực (kĩ năng) nhất định [4, tr 32]. Tích hợp không phải là đặt cạnh nhau, liên kết với nhau mà là xâm nhập, đan xen các đối tượng hay các bộ phận 44 của đối tượng vào nhau tạo thành một chỉnh thể. Theo đó, tính tích hợp trong dạy nghề là đan quyện tất cả các thành tố năng lực (kiến thức, kĩ năng, thái độ) vào nhau tạo thành năng lực thực hiện của người học nghề. Để người học có thể nhanh chóng hòa nhập thực tế sản xuất, có năng lực đáp ứng với các tiêu chuẩn của doanh nghiệp, rút ngắn thời gian đào tạo… Đa phần các hệ thống dạy nghề trên thế giới hiện nay đều chuyển sang tiếp cận theo năng lực thực hiện. Tích hợp được thực hiện theo nhiều cách khác nhau: Tích hợp theo chiều dọc; tích hợp theo chiều ngang; tích hợp theo nội dung/chủ đề; tích hợp trong một hoạt động;… Tuy nhiên, ở đây tác giả đã vận dụng dạy học tích hợp trong đào tạo nghề theo dạng cấu trúc, tích hợp lại nội dung chương trình và sử dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề vào trong các chủ đề hoạt động. * Quan điểm về tích hợp nội dung Trong thực tế, dạy học gắn lí thuyết với thực tiễn, gắn nhà trường với doanh nghiệp đã được sự quan tâm của các cơ sở dạy nghề hiện nay. Dạy học tích hợp trong đào tạo nghề nhấn mạnh tới việc hòa kết các thành tố năng lực thông qua các hoạt động tích cực, chủ động của người học với môi trường làm việc thực tế (môi trường hành nghề). Do vậy chương trình đào tạo phải được cấu trúc theo các mô đun năng lực thực hiện nhằm hình thành các năng lực hành nghề cho người học. Dạy học tích hợp đòi hỏi chương trình phải được biên soạn theo logic tích Trần Chí Độ Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM _____________________________________________________________________________________________________________ hợp, chú trọng việc hình thành, phát triển tư duy sáng tạo và kĩ năng tổng hợp thông qua việc gắn kết, phối hợp các nội dung gần gũi liên quan. Chương trình được cấu trúc theo các nhóm bài học, các mô đun có nội dung gần gũi. Việc sắp xếp như vậy sẽ giúp người học nhanh chóng hình thành kĩ xảo nhờ việc sớm được tái hiện lại kĩ năng mới được hình thành ở các mô đun, bài học trước đó. * Quan điểm về phương pháp dạy học bài dạy tích hợp Quan điểm “lấy HS làm trung tâm” đòi hỏi thực hiện việc tích cực hóa hoạt động học tập của HS trong mọi mặt, trên lớp và ngoài giờ; tìm mọi cách phát huy năng lực tự học của HS, phát huy tinh thần dân chủ, bồi dưỡng lòng tin cho HS thì các em mới tự tin và tự học, mới xem tự học là có ý nghĩa và như vậy đào tạo mới có kết quả.  Khái niệm dạy học giải quyết vấn đề Dạy học định hướng giải quyết vấn đề là: Cách thức, con đường mà giáo viên áp dụng trong việc dạy học để làm phát triển khả năng tìm tòi khám phá độc lập của học sinh bằng cách đưa ra các tình huống có vấn đề và điều khiển hoạt động của học sinh nhằm giải quyết các vấn đề đó.[4]  Cấu trúc dạy học định hướng giải quyết vấn đề và định hướng hoạt động Bảng 2.1. Một số phương án dạy bài dạy tích hợp Cấu trúc bài dạy theo phương pháp dạy học giải quyết vấn đề 1. 2. Đặt vấn đề Giải quyết vấn đề 3. Kết thúc vấn đề 4. Sản phẩm Dạy học định hướng hoạt động Phương án 1 Phương án 2 - Giới thiệu nội dung chủ đề cần - Giới thiệu nội dung chủ đề cần giải quyết: yêu cầu kĩ thuật, tiêu giải quyết: yêu cầu kĩ thuật, tiêu chuẩn, mẫu sản phẩm. chuẩn, mẫu sản phẩm. - GV phân tích nội dung lí thuyết liên quan đến giải quyết vấn đề; - HS hoạt động giải quyết vấn đề, đưa ra được kết quả là bản thiết kế: quy trình, cấu trúc-cấu tạo, sơ đồ nguyên lí, chương trình phần mềm... - GV phân tích nội dung lí thuyết liên quan đến giải quyết vấn đề; - HS hoạt động giải quyết vấn đề, đưa ra được kết quả là bản thiết kế: quy trình, cấu trúc - cấu tạo, sơ đồ nguyên lí, chương trình phần mềm... - HS thực thiện thao tác theo để tạo ra sản phẩm vật chất. - HS vận dụng để GQVĐ tương tự khác. - Củng cố giải quyết vấn đề. - Bản thiết kế: quy trình, cấu trúc-cấu tạo, sơ đồ, chương trình phần mềm... - Kiểm tra, đánh giá kết quả giải quyết vấn đề - Củng cố giải quyết vấn đề. - Sản phẩm vật chất thật hay dạng mô hình mô phỏng. 45 Số 48 năm 2013 Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM _____________________________________________________________________________________________________________ * Thiết kế bài dạy tích hợp Quan điểm thiết kế: Như trên đã phân tích, tính tích hợp trong dạy học không bị giới tuyệt hạn đối về thời gian, không gian hay trong phạm vị một hoạt động (một hoạt động thúc đẩy một mặt phát triển nào đó đồng thời cũng tác động đến các mặt phát triển khác). Trình tự thiết kế bài dạy tích hợp: - Xác định mục tiêu bài dạy tích hợp; - Xác định các nội dung, yếu tố tích hợp; - Xác định cách thức thực hiện tích hợp; - Lựa chọn phương pháp dạy học; - Xác định các tình huống dạy – học; - Biên soạn giáo án dạy học tích hợp. 2.2. Tổ chức dạy học tích hợp mô đun điều khiển điện khí nén tại Trường Cao đẳng nghề An Giang Để thực hiện “dạy học tích hợp mô đun điều khiển điện khí nén tại Trường Cao đẳng nghề An Giang ”, chúng tôi tiến hành thực hiện như sau: 2.2.1. Cấu trúc chương trình mô đun theo dạng các chủ đề hoạt động Chương trình thiết kế theo quan điểm kết hợp môn học và mô đun kĩ năng hành nghề. Các mô đun được xây dựng theo quan điểm hướng đến năng lực thực hiện. Thực hành nghề Các môn lí thuyết chuyên môn Các môn kĩ thuật cơ sở Các môn chung Hình 2.1. Chương trình kết cấu theo môn học Mô đun Mô đun Mô đun 1 2 3 Mô đun Mô đun n-1 n Thực hành nghề Các môn lí thuyết chuyên môn Các môn kĩ thuật cơ sở Các môn chung Lát cắt dọc Hình 2.2. Chương trình đào tạo theo mô đun 46 Trần Chí Độ Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM _____________________________________________________________________________________________________________ Đối với mô đun điều khiển điện khí nén do tính chất đặc thù của nội dung chương trình. Nên các bài dạy là những tình huống trong thực tiễn nghề nghiệp cũng rất đa dạng, tùy thuộc vào tình huống khác nhau: như hoạt động thiết kế, chế tạo, sửa chữa... nên kiểu bài dạy tích hợp cũng rất đa dạng và theo nhiều phương án khác nhau: Sau đây là một trong những cách tích hợp ở mô đun điều khiển điện khí nén. Phối hợp quá trình học tập những môn học khác nhau bằng các tình huống tích hợp, xoay quanh những mục tiêu chung cho một nhóm môn, tạo thành môn học tích hợp cụ thể như: Tích hợp kĩ thuật điều khiển điện-khí nén với kiến thức, kĩ năng về trang bị điện, an toàn điện và thái độ về tiếng ồn ảnh hưởng đến con người. Nội dung thái độ tích hợp ( Tiếng ồn & an toàn lao động) Nội dung kiến thức tích hợp ( Trang bị điện, PLC & cơ kĩ thuật) TÍCH HỢP KĨ THUẬT ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN-KHÍ NÉN Nội dung kĩ năng tích hợp (Lắp đặt, sửa chữa & bảo dưỡng) Hình 2.3. Phối hợp quá trình học tập những môn học khác nhau bằng các tình huống tích hợp Dựa trên phương pháp phân tích nghề DACUM chúng tôi tiến hành phân tích thành những loại bài dạy tích hợp (kết hợp lí thuyết môn học và mô đun kĩ năng hành nghề) sau: Bảng 2.2. Chương trình khung được cấu trúc lại TT 1 Nội dung mô đun theo chương trình khung Nội dung mô đun cấu trúc lại theo bài dạy tích hợp (chủ đề hoạt động) Bài 1: Cơ sở lí Bài 1.1: Tính toán, thiết kế xi lanh-piston thuyết về khí nén. Bài 1.2: Tính toán, thiết kế lực của xi lanh-piston Bài 2.1: Bảo dưỡng máy nén khí thông dụng. (kiểu piston) 2 Bài 2: Máy nén khí Bài 2.2: Xác định tìm nguyên nhân gây hư hỏng các thiết và thiết bị xử lí khí bị trên máy nén khí nén Bài 2.3: Bảo dưỡng, khắc phục các hư hỏng trên thiết bị xử lí khí nén Thời gian (giờ) 2 2 2 2 4 47 Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 48 năm 2013 _____________________________________________________________________________________________________________ Bài 3.1: Bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế các phần tử 3 4 5 6 7 Bài 3: Các phần tử khí nén Bài 4: Thiết kế mạch điều khiển khí nén Bài 5: Các phần tử điện-khí nén Bài 6: Thiết kế mạch điều khiển điện-khí nén Bài 3.2: Mạch điều khiển hệ thống khí nén bằng nút nhấn 3/2 cho 1 xi lanh-piston Bài 3.3 : Mạch điều khiển hệ thống khí nén bằng nút nhấn 3/2 cho 2 xi lanh-piston Bài 3.4: Mạch điều khiển hệ thống khí nén theo thời gian bằng nút nhấn 3/2 cho 2 xi lanh-piston Bài 4.1: Thiết kế, lắp đặt mạch điều khiển khí nén theo phương pháp tuần tự Bài 4.2: Thiết kế, lắp đặt mạch điều khiển khí nén theo phương pháp chia tầng Bài 5.1: Bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế các phần tử điệnkhí nén Bài 5.2 : Mạch điều khiển hệ thống điện-khí nén bằng nút nhấn 3/2 cho 1 xi lanh-piston. Bài 5.3: Mạch điều khiển hệ thống điện-khí nén bằng nút nhấn 3/2 cho 2 xi lanh-piston. Bài 5.4: Mạch điều khiển hệ thống điện khí nén theo thời gian bằng nút nhấn 3/2cho 2 xi lanh-piston. Bài 6.1: Thiết kế, lắp đặt mạch điều khiển điện-khí nén theo nhịp Bài 6.2: Xác định nguyên nhân và khắc phục sự cố trong mạch điện-khí nén. Tổng số 2.2.2. Soạn giáo án thực nghiệm Dựa theo công văn 1610/TCDNGV ngày 15/9/2010 hướng dẫn soạn giáo án và tổ chức dạy học tích hợp do Tổng cục Dạy nghề ban hành. Trong đó hoạt động dạy và học được chúng tôi thiết kế dựa theo quan điểm dạy học giải quyết 48 12 12 12 12 14 14 3 3 3 3 10 10 120 vấn đề và định hướng hoạt động cho học sinh. * Cấu trúc giáo án tích hợp Dựa theo cấu trúc bài dạy tích hợp, giáo án tích hợp đã được hình thành theo cấu trúc cơ bản như sau: Trần Chí Độ Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM _____________________________________________________________________________________________________________ Bảng 2.3. Cấu trúc cơ bản của giáo án tích hợp Cấu trúc bài dạy theo định hướng giải quyết vấn đề Định hướng các hoạt động Giáo viên Học sinh Tổ chức tình huống học tập Tiếp cận tình huống học tập Dẫn nhập Tình huống học tập phải được mô tả hay các hoạt động tương (THHT) thông qua tri giác đầy đủ trên giấy kèm hồ sơ bài giảng tự. bằng các giác quan. Sản phẩm mong đợi của giai đoạn này là HS xác định được THHT gắn với tình huống sản xuất xảy ra tại vị trí việc làm của họ trong tương lai, với tâm trạng phấn khởi, tò mò khoa học. Tổ chức phân tích THHT Phân tích THHT để xác để toát lên chủ đề và các kĩ định đúng chủ đề và các kĩ Giới thiệu chủ đề năng cần thiết cần hình năng cần thiết cần hình GV ghi tiêu đề bài học và các kĩ năng thành trong bài học. thành trong bài học. cần thiết cần hình thành trong bài học Trình bày các mục tiêu của Định hướng áp dụng THHT lên bảng, hoặc chiếu trên máy bài học và các năng lực bộ trong thực tế sản xuất tại vị trí việc làm. phận Sản phẩm mong đợi của giai đoạn này là HS xác định rõ mình cần lĩnh hội kiến thức gì, hình thành kĩ năng gì. Những điều đó được áp dụng tại vị trí việc làm nào, và có hứng thú, quyết tâm đạt được điều đó. Giải quyết vấn đề 1. Phân tích cấu tạo, nguyên lí hoạt - Tổ chức giải quyết các động của đối tượng kĩ thuật. vấn đề học tập học sinh 2. Phân tích những nguyên nhân hư Thực hiện các hoạt động - Tổ chức các hoạt động hỏng, tìm biện pháp khắc phục tương ứng tùy theo mức độ phức tạp 3. Đưa ra quy trình thực hiện của vấn đề 4. Kiểm tra 5. Bảo dưỡng, Sửa chữa, thay thế. Sản phẩm của giai đoạn này là các thao tác, các kĩ năng nghề nghiệp được hình thành ở từng HS. Các kiến thức lí thuyết được HS lĩnh hội đầy đủ, sâu sắc. Biểu hiện của sản phẩm có thể dưới dạng vật chất (một sản phẩm hữu hình), phi vật chất (một quyết định, một dịch vụ, các thao tác kĩ thuật...). Tổ chức đánh giá trên các mặt: - Kĩ năng, Thực hiện quá trình tự đánh Kết thúc vấn đề - Kiến thức, giá - Thái độ, - Các mặt khác. Sản phẩm cuối cùng - Những kiến thức mới được HS lĩnh hội đầy đủ, sâu sắc - Những kĩ năng mới được hình thành vững chắc - Những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cần thiết tương ứng với công việc xuất hiện trong THHT cũng như trong vị trí việc làm trong tương lai. Biểu hiện cụ thể của sản phẩm - THHT được giải quyết thuyết phục. - Tinh thần, thái độ học tập của HS vui vẻ, thoải mái, và mong đợi có THHT mới. 49 Số 48 năm 2013 Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM _____________________________________________________________________________________________________________ * Triển khai phương án dạy học định hướng giải quyết vấn đề(DHĐHGQVĐ) và định hướng hoạt động(ĐHHĐ): tích cực hóa các hoạt động theo sơ đồ sau Tích cực PPDH thực hành 4 bước PPDH thực hành 3 bước PPDH thực hành 6 bước DH ĐHGQVĐ + ĐHHĐ Hình 2.4. Đồ thị tính tích cực của H/S trong các PPDH ĐHHĐ 2.2.3. Thực nghiệm giảng dạy trên lớp và thu được kết quả sau Cách tiến hành: thực nghiệm giảng dạy 02 bài dạy tích hợp mô đun điều khiển điện-khí nén cho học sinh được chọn làm thực nghiệm. Thông qua các bài giảng giáo viên dự giờ, so sánh, đánh giá mức độ tiếp thu và hoạt động học tập của học sinh so với lớp đối chứng. * Tiêu chí đáng giá bài giảng  Chuẩn bị bài giảng: Hồ sơ bài giảng, xác định đúng, đủ và rõ ràng mục tiêu bài giảng, dự kiến phương pháp (hoạt động của GV và HS), chuẩn bị các loại đồ dùng, phương tiện dạy học, phiếu hướng dẫn luyện tập;  Nội dung bài giảng: Giới thiệu chủ đề, nội dung về kiến thức (lí thuyết), kĩ năng (thực hành), kết thúc vấn đề  Phương pháp sư phạm: Thực hiện đúng, đủ các bước lên lớp theo giáo án, tác phong chuẩn mực, sử dụng đồ dùng và phương tiện dạy học, phương pháp dạy học, hướng dẫn thao tác mẫu, sử dụng thời gian linh hoạt và hợp lí cho từng phần; 50 PPDH theo dự án - Định hướng hoạt động Tích hợp  Đánh giá sau khi trình giảng: Nhận xét, đánh giá bài giảng của giáo viên: (về công tác chuẩn bị, thực hiện nội dung, phương pháp dạy học, năng lực tổ chức quản lí lớp học, phân bố thời gian bài giảng và cho điểm vào phiếu đánh giá; điểm đánh giá của bài giảng là tổng điểm đánh giá của các phần, chính xác đến 0,1 điểm, không làm tròn, tối đa là 20 điểm. Xếp loại như sau: + Loại Tốt: Từ 18 đến 20 điểm. + Loại Khá: Từ 14 đến dưới 18 điểm + Loại TB: Từ 10 đến dưới 14 điểm. + Loại Yếu: Dưới 10 điểm. * Nhận xét của giáo viên dự giờ bài dạy tích hợp Biểu đồ 2.1. Kết quả dự giờ lớp ĐCN-10B1 Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Trần Chí Độ _____________________________________________________________________________________________________________ Biểu đồ 2.2. Kết quả dự lớp ĐCN-10B2 Biểu đồ 2.3. Thái độ học tập HS Việc tổ chức dạy bài dạy tích hợp, quá trình dạy học diễn ra trong không khí sôi nổi, học sinh học lí thuyết đến đâu thì áp dụng ngay thực hành đến đó. Vì vậy mức độ suy nghĩ và hoạt động của học sinh diễn ra liên tục. Qua kết quả dự giờ đánh giá giảng dạy bài dạy tích hợp (Căn cứ theo phiếu đánh giá dự giờ của 5 giáo viên) số điểm trung bình của giáo viên đạt được là 18,125 điểm bài giảng được xếp loại Tốt. Trong khi đó kết quả dự giờ của giáo viên tiến hành giảng dạy bài dạy bình thường (Căn cứ theo phiếu đánh giá dự giờ của 5 giáo viên) số điểm trung bình đạt được điểm số là 13,25 điểm, bài giảng chỉ xếp loại Trung bình. Từ đó khẳng định dạy học tích hợp đã thực sự làm chuyển biến chất lượng giảng dạy của giáo viên. * Kết quả khảo sát về thái độ học tập của học sinh sau khi dạy thực nghiệm Cách tiến hành: Người nghiên cứu sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến giáo viên và học sinh để khảo sát về hoạt động dạy học mô đun điều khiển điện-khí nén sau khi dạy thực nghiệm sư phạm thu được kết quả. Biểu đồ 2.4. Thái độ về cảm giác HS khi gặp tình huống có vấn đề Biểu đồ 2.5. Mức độ suy nghĩ và hoạt động của HS Biểu đồ 2.6. Thái độ học tập của HS khi hoạt động nhóm Qua kết quả khảo sát chúng tôi nhận thấy rằng: Khi tiến hành dạy học bài dạy tích hợp, thái độ học tập của học 51 Số 48 năm 2013 Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM _____________________________________________________________________________________________________________ được nâng lên một cách rõ rệt, trong đó cảm giác lo lắng, sợ sệt, thiếu tự tin của học sinh khi gặp tình huống có vấn đề giảm đáng kể so với cách tiến hành giảng dạy bài dạy bình thường. Từ đó khẳng định rằng khi tiến hành dạy học tích hợp thì sẽ đạt kết quả cao. * Kết quả đánh giá về kiến thức và kĩ năng của học sinh qua các bài kiểm tra sau khi dạy thực nghiệm Cách tiến hành: được tiến hành trên 2 lớp mỗi lớp được chia làm 2 nhóm (nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm). Thông qua 2 bài kiểm tra (kiến thức, kĩ năng), so sánh, đánh giá kết quả học tập với lớp đối chứng thu được kết quả. Bảng 2.4. Kết quả kiểm tra cho các lớp đối chứng và thực nghiệm LỚP ĐC TN ĐC TN ĐCN-10B1 ĐC ĐCN-10B2 ĐC ĐCN-10B1TN ĐCN-10B2 TN ĐIỂM SHS 16 16 16 18 32 34 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 1 0 1 2 1 0 3 1 1 1 0 1 2 1 2 2 1 0 4 1 3 4 2 3 7 5 4 3 3 5 7 8 2 3 4 3 5 7 1 1 3 4 2 7 1 0 2 2 1 4 0 0 0 0 0 0 Kết quả kiểm tra-đánh giá kết sau khi giảng dạy tích hợp: học sinh đạt điểm số > 5 chiếm tỉ lệ cao (86,8%). Đặc biệt số học sinh đạt điểm >7 chiếm tỉ lệ (70,3%). Trong khi giáo viên tiến hành giảng dạy bài dạy bình thường thì kết quả này chỉ đạt tỉ lệ (40,8%) học sinh có điểm số > 5 trong đó số học sinh đạt điểm >7 chiếm tỉ lệ (20,4%). Đây là một kết quả thấp. Điều đó khẳng định: Dạy học tích hợp đã làm chuyển biến sâu sắc về mặt kiến thức cũng như kĩ năng nghề nghiệp của học sinh. 3. Kết luận Dạy học tích hợp giúp HS có thái độ tích cực học tập, tự tin, tăng khả năng tư duy, tìm tòi, khám phá để giải quyết vấn đề. Thông qua hoạt động nhóm, cùng hợp tác làm việc để tạo ra sản phẩm; từ đó phát triển khả năng giao tiếp cũng như việc tự sắp xếp, lập kế hoạch lao động sản xuất. Cụ thể là chất lượng giảng dạy mô đun điều khiển điện-khí nén được nâng cao. Điều đó thể hiện qua tỉ lệ học sinh đạt điểm >5 cao. Chứng tỏ rằng học sinh tiếp thu bài tốt hơn, chủ động hơn. Dạy học tích hợp làm cho kiến thức, kĩ năng, thái độ nghề nghiệp của HS gần nhau hơn, quan hệ chặt chẽ hơn, do đó HS có cái nhìn tổng thể logic hơn. Dạy học tích hợp mang tính thực tiễn hơn, do các nội dung chủ đề gắn với thực tiễn cuộc sống, hình thức hoạt động chủ yếu giải quyết vấn đề, nên tính hợp tác giữa các học sinh thể hiện rất rõ tạo điều kiện phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh, tạo được sự hứng thú học tập, tìm tòi, tự đưa ra phương án giải quyết, thu thập, xử lí thông tin, tạo điều kiện rèn kĩ năng tư duy bậc cao. (Xem tiếp trang 75) 52 Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 48 năm 2013 _____________________________________________________________________________________________________________ 1. 2. 3. 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2009), Hội thảo “Tổ chức dạy nghề tích hợp – Kinh nghiệm của Bỉ và Việt Nam”, Đà Nẵng. Nguyễn Văn Khải (2008), “Vận dụng tư tưởng sư phạm tích hợp vào dạy học Vật lí ở trường trung học phổ thông để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh”, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp Bộ. Dương Tiến Sĩ (2002), “Phương thức và nguyên tắc tích hợp các môn học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo”, Tạp chí Giáo dục, (26), tr. 18-25. Nguyễn Văn Tuấn (2010), Tài liệu học tập về phương pháp dạy học theo hướng tích hợp, ĐHSPKT TPHCM. (Ngày Tòa soạn nhận được bài: 26-5-2013; ngày phản biện đánh giá: 02-7-2013; ngày chấp nhận đăng: -2013) 54