« Home « Kết quả tìm kiếm

Bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên


Tóm tắt Xem thử

- Bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên: Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương? Khi ta ở,chỉ là nơi đất o Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn! Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng, Như xuân đến chim rừng lông trở biếc Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương.
- A - gợi ý chung Để bình giảng tốt hai khổ thơ này, cần phải nắm được vị trí của chúng trong bài thơ.
- Đây là những lời khái quát triết lý sau một đoạn dài tác giả nhắc đến kỉ niệm rất cụ thể về những “anh”, những “em” những “mế”.
- Tuy có tính chất khái quát cao nhưng đoạn thơ không rơi vào khô khan.
- Cần phải chỉ ra được chiều sâu tâm hồn ẩn chứa trong những câu thơ cô đọng như châm ngôn ấy.
- Bên cạnh đó cũng cần dừng lại phân tích cách sử dụng hình ảnh rất sáng tạo của nhà thơ đã làm cho bản chất của vấn đề được nổi rõ.
- Phải nhận thức được rằng những lời khái quát ấy đã đánh dấu một bước chuyển , bước trưởng thành trong suy nghĩ, cảm xúc của nhà thơ về cuộc đời, về nhân dân và cách mạng.
- B – gợi ý cụ thể I – Mở bài - Tiếng hát con tày là một bài thơ tiêu biểu của tập ánh sáng và phù sa đã thể hiện rất tài hoa niềm hăm hở, mê say của nhà thơ trên hành trình về với nhân dân.
- Điểm lắng đọng nhất của bài thơ có lẽ là hai khổ thơ nói lên một cách khái quát sự gắn bó máu thịt của nhà thơ đối với những miền đất đã từng qua, từng sống.
- II – Thân bài - Đoạn thơ phát biểu những khái quát triết lí về mối quan hệ ân nghĩa giữa chúng ta với mọi vùng đất nước.
- Hình thức hỏi để khẳng định trong hai câu thơ có tác dụng khắc sâu thêm ý thức vào lòng người đọc, nhấn mạnh cáitính chất thể hiện của nỗi nhớ.
- ý thức được trách nhiệm của nhà thơ trước cuộc đời được biểu hiện rõ nét ở đây.
- Hình thức diễn đạt có vẻ trùng lặp ở hai câu mang tính nghệ thuật.
- Nó đập mạnh vào trí giác của độc giả, buộc ta phải chú ý để nhận ra một vấn đề có ý nghĩa quy luật đã được nêu ra ở đây.
- Trong khổ thơ thứ hai, chữ “tình yêu” đã được hình tượng hoá bằng những hình đẹp, có khả năng biểu đạt cao.
- Chữ “tình yêu” thứ hai không hoàn toàn đồng nghĩa với chữ “tình yêu “ thứ nhất.
- Nó dùng để diễn tả với nghĩa rộng lớn hơn để nói lên ý nguyện tha thiết của nhà thơ muốn ôm trọn cả quê hương bằng thứ tình yêu nước lớn lao, kết quả của một quá trình hội nhập với cuộc sống nhân dân.
- III – Kết luận - Đoạn thơ có một vẻ đẹp vừa trí tuệ, vừa tình cảm, có khả năng đi sâu vào tâm hồn người đọc.
- C – Bài làm Lần đầu tiên khi tiếp xúc với Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên, thật sự tôi không khỏi bỡ ngỡ và xa lạ, vì thấy cái tựa đề của nó sao như rộng lớn và xa vời quá! Nói về đất nước, có lẽ Chế Lan Viên phải đề cập đến những cái gì “cao siêu” lắm? Thế nhưng, cái cảm giác ấy dần tan biến đi khi tôi đọc và cố hiểu bài thơ.
- Cũng với mục đích là phục vụ chính trị, nhưng lòng thơ không khô khan, xa lạ mà dường như vẫn còn đâu đây sức nóng hổi của một trái tim đầy nhiệt huyết.
- Chưa tin ư? Mời bạn đọc hãy thử xem, chỉ một đoạn thơ thôi, ta sẽ thấy ngay được đó chính là những dòng thơ viết ra bằng mạch cảm xúc thật đang dân lên trên đầu ngọn bút: Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương? Khi ta ở,chỉ là nơi đất ở Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn! Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng, Như xuân đến chim rừng lông trở biếc Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương.
- ở đây cảm xúc chính của đoạn thơ cũng nói về nỗi nhớ như không ít những bài thơ khác.
- Đó cũng là quy luật của thường tình.
- Bởi vì đất nước rộng lớn vô cùng mà: Làm trai cho đáng làm trai Xuống Đông, Đông tĩnh, lên Đoài, Đoài yên.
- Bằng những tâm hồn phóng đạt và thiết tha yêu quê hương những người trai ấy đã in dấu trên khắp mọi nẻo đường của tổ quốc và non sông hùng vĩ, không biết những bàn chân ấy đã từng đi qua đến những miền quê nào, nhưng ở đâu, khung cảnh hiện ra trong đoạn thơ với cả một hệ thống các hình ảnh trong các đoạn thơ trước, ta có thể biết được nơi đây, nơi cụ thể mà tác giả đang gửi nỗi nhớ, chính là miền Tây Bắc.
- Nhưng nếu hiểu một cách rộng hơn, rằng đây chính là nỗi nhớ về một nét đặc trưng của miền quê Tổ Quốc thì có lẽ chẳng sao, vì ngay ở lời tự đề của bài thơ, chính Chế Lan Viên đã viêt: Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc Khi lòng ta đã hoá những con tàu? Phải, một khi tâm hồn đã hoá thành những con tàu để hát lên lờn kêu gọi chân tình, tha thiết: Em ơi lên tàu cùng đi trên khắp quê hương Xem quê ta nằm mộng mơ trong nắng sương… Thì nơi nào con tàu ấy đi qua lại không phải là một miền quê, một miền sở mến yêu: Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ Nơi nao qua, lòng lại chẳng yêu thương.
- Nhớ về Tây Bắc, những hồi ức và hoài niệm cũ, bông dưng trở thành một dòng thác trở về và ồ ạt chảy trong tâm khảm nhà thơ.
- Miền quê Tây Bắc với những ngọn đèo cao nằm ẩn mình trong sương núi, với những thác dài ngàn năm hát mãi bản tình ca.
- Một cánh rừng xanh với những thấp thoáng giữa khói sương đang là đà lan nhẹ, nhưng cũng đầy cheo leo hiểm trở mà đã hơn một lần được Quang Dũng đưa vào những trang thơ: Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống….
- Người đọc cảm nhận được ở câu thơ của Chế Lan Viên hình ảnh một miền Tây Bắc xa xôi qua những nét phác thảo đơn sơ nhưng tiêu biểu.
- Cảnh Tây Bắc hiện về trong nỗi nhớ vừa mang một vẻ đẹp huyền ảo nhưng cũng hết sức kì vĩ lớn lao, tượng trưng cho vẻ đẹp hoành tráng nên thơ của núi rừng bát ngát.
- Rõ ràng câu thơ chỉ gợi mà không tả, chỉ bằn những hình ảnh thoáng qua “bản sương giăng”, “đèo mây phủ” cũng đủ để ta thấy được sự thân thuộc và gắn bó đầy mật thiết giữa cảnh và người.
- Xứ Tây Bắc đèo hút gió nên vỗn dĩ đã từng mang danh là xứ của ma thiêng quỷ độc, không có những rừng thông bạt ngàn trên đồi Đà Lạt, cũng không phải là những triền núi thoai thoải gió như Nha Trang.
- Người ta đến nơi đây không phải để vui chơi, có lẽ chính vì thế mà nó sẽ không bao giờ là thiên đường lí tưởng cho những nàng tiểu thư hay công tử nơi thành thị.
- Nhưng riêng với tác giả, nó là là một người bạn chí thân Nơi nào qua lòng lại chẳng yêu thương? Thật nhẹ nhàng, lời thơ có tác dụng của một câu hỏi tu từ đầy chân tình tha thiết, một câu hỏi được đặt ra dường như cho chính bản thân mình.
- Cách làm duyên trong bài tho cũng thật đáng yêu.
- Phải chăng một khi đã tự nhận mình là một đứa con của quê hương, thì bất cứ nơi đâu trong lòng quê hương