Academia.eduAcademia.edu
Đề thi thử Hóa Học 2017 - Kì thi số 17 Câu hỏi 1: Kim loại nặng nhất là   A. Os. B. Au. C. Ag. D. Cr. Câu hỏi 2: Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là   A. thạch cao khan. B. đá vôi. C. thạch cao sống. D. thạch cao nung. Câu hỏi 3: Dãy nào sau đây gồm các chất đều tác dụng được với Ba(OH)2?   A. Na2CO3, NaNO3, Al2(SO4)3 và HCl B. NaCl, Fe2(SO4)3, Na2SO3 và SO2   C. H2S, Na2SO4, CH3COONa và HNO3 D. Na2SO4, NaHCO3, FeCl3 và NH4Cl Câu hỏi 4: Quặng pirit chủ yếu chứa hợp chất nào sau đây?   A. Fe2O3 B. FeS2 C. FeCO3 D. Fe3O4 Câu hỏi 5: Nung nóng 10,4 gam Cr trong oxi dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được khối lượng oxit là   A. 15,2 gam. B. 13,6 gam. C. 16,8 gam. D. 12,0 gam. Câu hỏi 6: Một hỗn hợp bột kim loại X gồm Zn, Fe, Cu, Ag. Để thu được Ag tinh khiết với khối lượng không đổi, người ta cho hỗn hợp X tác dụng với lượng dư dung dịch   A. Fe(NO3)3. B. Cu(NO3)2. C. AgNO3. D. HNO3 loãng. Câu hỏi 7: Để khử ion Fe3+ trong dung dịch thành ion Fe2+ ta có thể dùng   A. kim loại Fe dư. B. dung dịch AgNO3 dư.   C. kim loại Mg dư. D. KMnO4 dư trong H2SO4. Câu hỏi 8: Khi làm thí nghiệm : cho một mẩu Cu vào dung dịch HNO3 đặc, đun nóng nhẹ, bạn An thấy có khí màu nâu đỏ bay ra. Để hạn chế ảnh hưởng của khí nâu đỏ đó thoát ra gây ô nhiễm môi trường, bạn An đã nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây?   A. CH3COOH B. HCl C. NaOH D. C2H5OH Câu hỏi 9: Phát biểu nào sau đây không đúng?   A. Saccarozơ bị thuỷ phân trong dung dịch axit khi đun nóng. B. Saccarozơ không tạo phức với Cu(OH)2.   C. Saccarozơ không có phản ứng tráng bạc.   D. Saccarozơ tan tốt trong nước. Câu hỏi 10: Mùi tanh của cá là mùi của hỗn hợp các amin và một số tạp chất khác. Để khử mùi tanh của cá trước khi nấu nên sử dụng cách nào sau đây?   A. Rửa cá bằng dung dịch Na2CO3. B. Rửa cá bằng giấm ăn.   C. Rửa cá bằng dung dịch thuốc tím để sát trùng.   D. Ngâm cá thật lâu trong nước để amin tan đi. Câu hỏi 11: Mô tả hiện tượng nào dưới đây là không chính xác?   A. Nhỏ vài giọt dung dịch phenolphtalein vào dung dịch lysin thấy dung dịch không đổi màu.   B. Cho dung dịch NaOH và CuSO4 vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu tím.   C. Cho vài giọt nước brom vào ống nghiệm đựng anilin thấy xuất hiện kết tủa trắng.   D. Đun nóng dung dịch lòng trắng trứng thấy hiện tượng đông tụ lại. Câu hỏi 12: Trong các chất: saccarozơ, axetilen, toluen, axit fomic, etyl fomat và fructozơ số chất phản ứng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa là   A. 4. B. 3. C. 5 D. 2. Câu hỏi 13: Nhúng một thanh Al vào dung dịch hỗn hợp FeSO4 và Fe2(SO4)3, sau một thời gian lấy thanh Al ra thấy khối lượng thanh Al không đổi và dung dịch thu được có chứa   A. FeSO4 ; Fe2(SO4)3. B. Al2(SO4)3 ; FeSO4 ; Fe2(SO4)3.   C. Al2(SO4)3 ; FeSO4. D. Al2(SO4)3 ; Fe2(SO4)3. Câu hỏi 14: Trong các kim loại sau : K, Fe, Ba và Mg, kim loại có tính khử mạnh nhất là  A. Mg. B. K. C. Fe. D. Ba. Câu hỏi 15: Cho hỗn hợp Fe và Cu tác dụng với HNO3, sau phản ứng thu được dung dịch A chỉ chứa một chất tan B duy nhất. Chất B là   A. Cu(NO3)2. B. Fe(NO3)3. C. HNO3. D. Fe(NO3)2. Câu hỏi 16: Đốt cháy 120 gam FeS2 trong khí oxi, sau một thời gian thu được khí X và hỗn hợp rắn. Cho toàn bộ khí X vào dung dịch nước vôi trong (dư), tạo ra 48 gam kết tủa. Biết FeS2 cháy chỉ tạo một sản phẩm rắn là Fe2O3. Phần trăm khối lượng FeS2 bị đốt cháy là   A. 50%. B. 20%. C. 30%. D. 25% Câu hỏi 17: Cho các phản ứng dưới đây : AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag 2Al + 3Fe(NO3)2 → 2Al(NO3)3 + 3Fe Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2 Dãy các chất (ion) được sắp xếp theo chiều giảm dần tính oxi hoá là:   A. Ag+, Fe3+, Fe2+, Al3+. B. Al3+, Fe2+, Ag+, Fe3+.   C. Ag+, Fe2+, Fe3+, Al3+. D. Fe3+, Fe2+, Al3+, Ag+. Câu hỏi 18: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm x mol Ba và y mol Al vào nước thu được V lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y. Giá trị của V là   A. V = 11,2(2x + 2y). B. V = 22,4(x + 3y).   C. V = 22,4(x + y). D. V = 11,2(2x + 3y). Câu hỏi 19: Phát biểu nào sau đây là sai?   A. Saccarozơ bị hoá đen khi tiếp xúc với H2SO4 đặc.   B. Saccarozơ có phản ứng tráng bạc.   C. Saccarozơ bị thuỷ phân trong dung dịch axit khi đun nóng.   D. Mỗi mắt xích trong phân tử xenlulozơ có ba nhóm –OH. Câu hỏi 20: Cho 2,58 gam một este đơn chức mạch hở X tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3thu được 6,48 gam Ag. Số đồng phân cấu tạo của X là   A. 3. B. 4. C. 2. D. 5. Câu hỏi 21: Cho 0,15 mol axit glutamic vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là   A. 0,55 mol. B. 0,65 mol. C. 0,50 mol. D. 0,70 mol. Câu hỏi 22: Cho m gam H2NCH2COOH phản ứng hết với dung dịch KOH dư, thu được dung dịch chứa 84,75 gam muối. Giá trị của m là   A. 56,25. B. 65,55. C. 66,75. D. 55,65. Câu hỏi 23: Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?   A. tinh bột B. glucozơ C. xenlulozơ D. saccarozơ Câu hỏi 24: Chất vừa tác dụng được với dung dịch NaOH, vừa tác dụng với dung dịch HCl là   A. C6H5–NH3Cl (phenylamoni clorua). B. CH3COOH3N–CH3.   C. ClH3N–CH(CH3)–COOH. D. H2N–CH2–COONa. Câu hỏi 25: Cho 2,7 gam hỗn hợp bột X gồm Fe và Zn tác dụng với dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, thu được dung dịch Y và 2,84 gam chất rắn Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư), sau khi các phản ứng kết thúc thì khối lượng chất rắn giảm 0,28 gam và dung dịch thu được chỉ chứa một muối duy nhất. Phần trăm khối lượng của Fe trong X là   A. 58,52%. B. 41,48%. C. 51,85%. D. 48,15%. Câu hỏi 26: Hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 có tỉ lệ mol tương ứng là 4 : 3. Hoà tan hoàn toàn 20,7 gam X bằng dung dịch HNO3 loãng, thu được 1,008 lít (đktc) khí Y duy nhất và dung dịch Z chứa 108,9 gam muối. Y là   A. NO2. B. N2O. C. N2. D. NO. Câu hỏi 27: Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch nước : X, Y, Z và T.                     Chất Cách làm X Y Z T Thí nghiệm 1 : Thêm dung dịch NaOH (dư) Có kết tủa sau đó tan dần Có kết tủa sau đó tan dần Có kết tủa không tan Không có kết tủa Thí nghiệm 2 : Thêm tiếp nước brom vào các dung dịch thu được ở thí nghiệm 1 Không có hiện tượng Dung dịch chuyển sang màu vàng Không có hiện tượng Không có hiện tượng Các chất X, Y, Z và T lần lượt là:   A. CrCl3, AlCl3, MgCl2, KCl. B. CrCl3, MgCl2, KCl, AlCl3.   C. AlCl3, MgCl2, CrCl3, KCl. D. AlCl3, CrCl3, MgCl2, KCl. Câu hỏi 28: Cho các phát biểu sau: 1.  Có thể dùng lưu huỳnh để khử độc thủy ngân 2.  Có thể dùng thùng bằng kẽm để vận chuyển HNO3 đặc, nguội 3.  Ngay cả ở nhiệt độ cao, magie không tác dụng với nước 4.  Bạc để lâu trong không khí có thể bị hoá đen do chuyển thành Ag2S Số phát biểu đúng là   A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu hỏi 29: Cho một lượng bột Mg vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,06M và H2SO4 0,02M, thu được 224 ml khí H2 (đktc) và dung dịch X. Trộn X với 500 ml dung dịch Ba(OH)2 aM thu được m gam kết tủa và 1 lít dung dịch có pH = 12, biết [H+].[OH–] = 10–14. Giá trị m và a lần lượt là   A. 2,33 và 0,03. B. 2,91 và 0,06. C. 0,58 và 0,03. D. 7,57 và 0,06. Câu hỏi 30: Có các nhận xét sau : (a) Các kim loại Na và Ba đều là kim loại nhẹ. (b) Độ cứng của Cr lớn hơn độ cứng của Al. (c) Cho K vào dung dịch CuSO4 thu được Cu. (d) Độ dẫn điện của các kim loại giảm dần theo thứ tự Ag, Cu, Al. (e) Có thể điều chế Mg bằng cách cho khí CO khử MgO ở nhiệt độ cao. Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là  A. 5. B. 3. C. 2. D. 4. Câu hỏi 31: Đun nóng hỗn hợp X gồm 2 este no, đơn chức với NaOH thu được 7,36 gam hỗn hợp 2 muối và 3,76 gam hỗn hợp 2 ancol. Lấy hỗn hợp muối đem đốt cháy hoàn toàn, thu toàn bộ sản phẩm khí và hơi cho hấp thụ hết vào nước vôi trong dư, khối lượng dung dịch giảm 3,42 gam. Khối lượng của X là   A. 7,12 gam. B. 7,52 gam. C. 7,84 gam. D. 7,70 gam. Câu hỏi 32: X là tetrapeptit Ala-Gly-Val-Ala, Y là tripeptit Val-Gly-Val. Đun nóng m gam hỗn hợp X và Y với tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 3 với dung dịch NaOH vừa đủ. Phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch T. Cô cạn cẩn thận T thu được 23,745 gam chất rắn khan. Giá trị của m là  A. 68,1. B. 17,025. C. 78,4. D. 19,455. Câu hỏi 33: Cho 28,45 gam hỗn hợp X gồm C3H12O3N2 và C3H9NO3 tác dụng với 450 ml dung dịch NaOH 2M, đun nóng thu được hỗn hợp khí Y gồm hai chất hữu cơ làm xanh quỳ tím ẩm và dung dịch Z chứa m gam muối. Sục toàn bộ lượng khí Y vào dung dịch AlCl3 thu được 9,1 gam kết tủa. Giá trị của m là   A. 26,5. B. 49,5. C. 42,5. D. 23,2. Câu hỏi 34: Cho các phát biểu sau : (a) Saccarozơ được cấu tạo từ hai α-glucozơ. (b) Oxi hoá glucozơ, thu được sobitol. (c) Trong phân tử fructozơ có một nhóm –CHO. (d) Xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói. (e) Trong phân tử xenlulozơ, mỗi gốc glucozơ có ba nhóm –OH. (g) Saccarozơ bị thuỷ phân trong môi trường kiềm. Trong các trên, số phát biểu đúng là   A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Câu hỏi 35:Dãy các chất nào sau đây đều tác dụng được với dung dịch NaOH loãng ?   A. CH3COONH3CH3, ClH3NCH2COOCH3 và H2NCH2COOC2H5   B. H2NCH2COONH4, (CH3)2NHvà C6H5NH3Cl (phenyl amoni clorua)   C. H2NCH2COOH, CH3NH3Cl và H2NCH(CH3)COONa   D. ClH3NCH2COOH, CH3NH2 và H2NCH2COOH. Câu hỏi 36: Chất hữu cơ X có công thức phân tử C4H6O4, không có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Cho a mol X phản ứng với dung dịch KOH dư, thu được ancol Y và m gam một muối. Đốt cháy hoàn toàn a mol ancol Y, thu được 0,2 mol CO2 và 0,3 mol H2O. Giá trị của a và m lần lượt là   A. 0,1 và 16,6. B. 0,2 và 12,8. C. 0,12 và 24,4. D. 0,1 và 13,4. Câu hỏi 37: Cho 19,84 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Fe vào dung dịch HNO3. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch A và 4,704 lít khí NO (là sản phẩm khử duy nhất của N+3, ở đktc). Cô cạn cẩn thận A thì thu được 71,86 gam muối khan. Giá trị gần đúng nhất của thành phần phần trăm khối lượng Fe3O4 trong X là   A. 47%. B. 53%. C. 35%. D. 50%. Câu hỏi 38: Hoà tan hỗn hợp X gồm Cu và Fe2O3 trong 400 ml dung dịch HCl a mol/l thu được dung dịch Y và còn lại 1,0 gam Cu không tan. Nhúng thanh Mg vào Y, sau khi phản ứng hoàn toàn nhấc thanh Mg ra thấy khối lượng tăng thêm 4,0 gam và có 1,12 lít khí H2 (đktc) thoát ra (giả thiết toàn bộ lượng kim loại thoát ra đều bám hết vào thanh Mg). Khối lượng Cu trong X và giá trị của a lần lượt là   A. 3,2 gam và 2. B. 3,2 gam và 0,75. C. 4,2 gam và 0,75. D. 4,2 gam và 1. Câu hỏi 39: Hỗn hợp M gồm este đơn chức X, hai anđehit đồng đẳng kế tiếp Y và Z (MY < MZ). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp M cần vừa đủ 8,4 lít khí O2 (đktc), thu được 7,84 lít khí CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Đun 0,2 mol hỗn hợp M với dung dịch NaOH vừa đủ rồi thêm dung dịch AgNO3 trong NH3 tới khi thu được lượng kết tủa lớn nhất là m gam. Giá trị của m là   A. 54. B. 75,6. C. 64,8. D. 43,2. Câu hỏi 40: Cho hỗn hợp gồm tristearin và một este đơn chức, no, mạch hở X tác dụng với 2,0 lít dung dịch NaOH 0,3M sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A, trung hoà dung dịch A bằng 200 ml dung dịch HCl 1M vừa đủ thu được dung dịch B chứa a gam hỗn hợp ancol và b gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp ancol trên trong khí oxi dư thu được 35,20 gam CO2 và 18,00 gam nước. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn b gam muối trong oxi dư thu được 32,90 gam chất rắn khan ; 334,80 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Công thức phân tử của este X là   A. C8H16O2. B. C6H12O2. C. C7H14O2. D. C5H10O2.