« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Bảo Việt nhân thọ Nam Định


Tóm tắt Xem thử

- 11 1.1.1 Khái niệm về bảo hiểm và bảo hiểm nhân thọ.
- 11 1.1.2 Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm và bảo hiểm nhân thọ.
- TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP.
- Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh.
- 14 1.2.1.1 Khái niệm về cạnh tranh.
- 15 1.2.1.2 Năng lực cạnh tranh của sản phẩm/ dịch vụ.
- Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- NỘI DUNG PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH.
- Các yếu tố cấu thành sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp.
- Quy mô sản xuất của doanh nghiệp.
- Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Các mô hình phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Mô hình phân tích môi trƣờng cạnh tranh của Michael E.
- 27 3 1.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP.
- 32 1.5.1 Đặc điểm và vai trò của bảo hiểm nhân thọ.
- 32 1.5.1.1 Đặc điểm của bảo hiểm nhân thọ và sản phẩm bảo hiểm nhân thọ.
- 32 1.5.1.2 Vai trò của bảo hiểm nhân thọ.
- 37 1.6 CÁC PHƢƠNG HƢỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP.
- 48 2.3 PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY BẢO VIỆT NHÂN THỌ NAM ĐỊNH.
- 53 2.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty BVNT Nam Định.
- 55 2.3.1.1 Thị phần của doanh nghiệp.
- Năng lực nghiên cứu và phát triển.
- 66 2.3.2 Các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của công ty Bảo Việt Nhân Thọ Nam Định.
- 78 2.3.2.3 Mô hình phân tích các chỉ tiêu ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của công ty BVNT Nam Định.
- 90 3.1 CÁC CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY BẢO VIỆT NHÂN THỌ NAM ĐỊNH.
- 90 3.1.1 Định hƣớng chiến lƣợc của Bảo Việt nhân thọ.
- 90 3.1.2 Nhiệm vụ của Bảo Việt Nhân Thọ Nam Định từ năm 2010 đến năm 2015.
- MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BẢO VIỆT NHÂN THỌ NAM ĐỊNH.
- 101 5 DANH M CÁC T VI T BVNT : Bảo Việt Nhân Thọ BHNT : Bảo hiểm nhân thọ NXB : Nhà xuất bản CIEM : Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ƣơng R&D : Nghiên cứu và phát triển QĐ : Quyết định BTC : Bộ Tài Chính NĐBH : Ngƣời đƣợc bảo hiểm NTGBH : Ngƣời tham gia bảo hiểm TTTBVV : Thƣơng tật toàn bộ vĩnh viễn ĐKR : Điều khoản riêng DNBH : Doanh nghiệp bảo hiểm 6.
- Đánh giá vị thế các công ty bảo hiểm nhân thọ tại Nam Định 7.
- Hình 1.1: Mô hình năm lực lƣợng cạnh tranh của M.
- Porter Hình 1.2: Khung phân tích SWOT Hình 1.3 Ma trận BCG Hình 1.4: Chuỗi giá trị của Michael Porter Hình 1.5: Quan hệ giữa hàng hóa hiện hữu và dịch vụ Hình 1.6: Tính chất cơ bản của dịch vụ Hình 2.1 Mô hình tổ chức của Bảo Việt Nhân thọ Nam Định Hình 2.2 : Cơ cấu doanh thu bảo hiểm nhân thọ tại Nam Định năm 2010 Hình 2.3: Cơ cấu doanh thu trên thị trƣờng bảo hiểm nhân thọ Việt Nam 2010 8 M.
- Trong nền kinh tế thị trƣờng cạnh tranh là một tất yếu kinh tế, vừa đồng thời là đặc trƣng nổi bật nhất.
- Bất luận lĩnh vực hay ngành nào trên thị trƣờng đều có sự chiếm lĩnh và chia cắt bởi các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh.
- Muốn vậy doanh nghiệp phải tạo đƣợc cho mình một vị thế chắc chắn, ổn định trên thị trƣờng và giành đƣợc lợi thế so với đối thủ cạnh tranh.
- Bởi vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh trên cơ sở phân tích, đánh giá đúng môi trƣờng và các đối thủ cạnh tranh với những giải pháp và biện pháp thực hiện thích hợp là điều kiện cần thiết để đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại, đứng vững và phát triển trong điểu kiện cạnh tranh gay gắt của thị trƣờng.
- Hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, công ty Bảo Việt Nhân Thọ Nam Định cũng không nằm ngoài bối cảnh chung đó.
- Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó, đề tài “ Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Bảo Việt Nhân Thọ Nam Định” đƣợc thực hiện nhằm đƣa ra các định hƣớng phát triển, giải pháp thực hiện mang tính khả thi, giúp công ty đạt đƣợc những mục tiêu dài hạn trong giai đoạn sắp tới.
- Nghiên cứu lý thuyết về năng lực cạnh tranh, các mô hình phân tích - Nghiên cứu thực trạng của công ty Bảo Việt Nhân Thọ Nam Định thông qua các số liệu, báo cáo - Tìm thông tin, tài liệu trong sách, báo, internet 3.
- Trên cơ sở phân tích các yếu tố cấu thành và ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, cũng nhƣ việc đánh giá, nhìn nhận xác thực năng lực kinh doanh của Công ty Bảo Việt Nhân thọ Nam Định trong lĩnh vực kinh doanh bảo 9 hiểm nhân thọ đề tài sẽ tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp để từ đó hoạch định phƣơng hƣớng và các giải pháp thực hiện nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo đà cho việc phát triển bền vững của doanh nghiệp.
- Những yếu tố cấu thành và ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ.
- Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ của Bảo Việt Nhân Thọ Nam Định trên địa bàn tỉnh Nam Định trong giai đoạn .
- Đề tài sử dụng mô hình phân tích năm lực lƣợng cạnh tranh của Michael E.
- Porter để phân tích các yếu tố cạnh tranh của môi trƣờng ngành và mô hình phân tích SWOT để phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa, từ đó đề ra chiến lƣợc phát triển để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Đề tài cũng đƣợc thực hiện thông qua phƣơng pháp phân tích thống kê, điều tra, tổng hợp số liệu để phân tích thị trƣờng, đối thủ cạnh tranh và năng lực của doanh nghiệp.
- Nguồn tài liệu bên ngoài: Tài liệu thu thập từ Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, Cục Thống kê tỉnh Nam Định.
- Ngoài ra đề tài cũng sử dụng thông tin từ các website của các công ty bảo hiểm nhân thọ và một số tài liệu hội thảo khác.
- Đề tài đã hệ thống hóa và phát triển một số vấn đề lý luận về cạnh tranh, sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
- phân tích và đánh giá thực trạng của lĩnh vực bảo 10 hiểm nhân thọ trên địa bàn tỉnh Nam Định.
- Đề tài đƣợc hoàn thành bằng sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn về thị trƣờng bảo hiểm và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cụ thể.
- Trình bày một số cơ sở lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, các yếu tố cấu thành và ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- các mô hình phân tích năng lực cạnh tranh.
- Những phân tích, đánh giá thực trạng về môi trƣờng kinh doanh, về đối thủ cạnh tranh và bản thân doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ.
- Phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty...Qua đó tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp cũng nhƣ các cơ hội và thách thức để đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Từ định hƣớng phát triển của Tổng công ty Bảo Việt Nhân Thọ cũng nhƣ dự báo nhu cầu thị trƣờng, đề tài xác định mục tiêu, phƣơng hƣớng phát triển của công ty trong giai đoạn và các giải pháp thực hiện nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- 1.1 KHÁI NIM VÀ S RA I CA BO HIM VÀ BO HIM NHÂN TH 1.1.1 Khái nim v bo him và bo him nhân th Nghiên cứu kho tàng lý luận về bảo hiểm sẽ dễ dàng nhận thấy đã có nhiều tác giả đƣa ra những định nghĩa khác nhau về bảo hiểm.
- Dr.David Bland - Insurance Principles and Practice : “Bảo hiểm là một hợp đồng theo đó một bên, (gọi là công ty bảo hiểm) bằng việc thu một khoản tiền (gọi là phí bảo hiểm), cam kết thanh toán cho bên kia (gọi là người được bảo hiểm), một khoản tiền hoặc hiện vật tương đương với khoản tiền đó, khi xảy ra một sự cố đi ngược lại quyền lợi của người được bảo hiểm”[Bảo hiểm – nguyên tắc và thực hành.
- Học viện bảo hiểm Hoàng gia Anh, NXB Tài Chính,1998.
- Từ điển thuật ngữ kinh doanh bảo hiểm, Nhà xuất bản Thống kê 2001: “Bảo hiểm (Insurance) là cơ chế chuyển giao theo hợp đồng gánh chịu hậu quả một số rủi ro thuần túy bằng cách chia sẻ rủi ro cho nhiều người cùng gánh chịu”[GS.TS Trƣơng Mộc Lâm, Từ điển thuật ngữ kinh doanh bảo hiểm, NXB Thống kê, Hà Nội, 2001] Sự khác nhau trong các quan niệm là xuất phát từ việc nhìn nhận bảo hiểm ở các góc độ và cách thức tiếp cận khác nhau.
- Bảo hiểm là một lĩnh vực rộng và phức tạp hàm chứa yếu tố kinh doanh, pháp lý và kỹ thuật nghiệp vụ đặc trƣng nên rất khó tìm ra đƣợc một định nghĩa hoàn hảo thể hiện đƣợc tất cả những khía cạnh đó.
- Trên phƣơng diện lý thuyết cơ bản, bảo hiểm là phƣơng pháp chuyển giao rủi ro đƣợc thực hiện qua hợp đồng bảo hiểm, trong đó bên mua bảo hiểm chấp nhận 12 trả phí bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm cam kết bồi thƣờng hoặc trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
- Còn về bảo hiểm nhân thọ cũng có nhiều quan điểm khác nhau nhƣ sau: “Bảo hiểm nhân thọ là hình thức bảo hiểm mà rủi ro liên quan đến mạng sống người được Bảo hiểm”.[Bảo hiểm - Nguyên tắc và thực hành.
- Học viện bảo hiểm Hoàng gia Anh, NXB Tài chính,1998] Theo Luật kinh doanh bảo hiểm của nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, “Bảo hiểm nhân thọ là hình thức bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết”[Luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành, NXB Bộ Tài Chính, Hà Nội, 2004] “Bảo hiểm nhân thọ là sự bảo vệ trƣờng hợp tử vong của một ngƣời bằng hình thức trả tiền cho ngƣời thụ hƣởng- thƣờng là thành viên của gia đình, doanh nghiệp hoặc tổ chức.
- Bằng cách đổi một loạt các khoản phí bảo hiểm hoặc thanh toán phí bảo hiểm một lần khi ngƣời đƣợc bảo hiểm chết, số tiền bảo hiểm (và bất kỳ số tiền bảo hiểm bổ sung nào đƣợc kèm theo đơn bảo hiểm) trừ đi khoản vay chƣa trả theo hợp đồng bảo hiểm và khoản lãi cho vay, sẽ đƣợc trả cho ngƣời thụ hƣởng .
- Những khoản trợ cấp trả khi còn sống cho ngƣời đƣợc bảo hiểm dƣới hình thức giá trị giải ƣớc hoặc các khoản thu nhập”.[GS.TS Trƣơng Mộc Lâm, Từ điển thuật ngữ kinh doanh bảo hiểm, NXB Thống kê, Hà Nội S i và phát trin ca bo him và bo him nhân th.
- Những tài liệu khảo cứu về lịch sử nền văn minh thế giới đã ghi nhận những dấu ấn phôi thai của hoạt động cộng đồng hóa rủi ro - nguyên tắc căn bản của bảo hiểm ngày nay.
- Thực chất đó đã là một sự kết hợp giữa hoạt động tín dụng với ý đồ bảo hiểm và do đặc trƣng bằng cơ chế lãi suất cao đi đôi với chấp nhận rủi ro nên đƣợc mệnh danh là "cho vay mạo hiểm lớn".
- Lãi suất cao có thể hiểu nhƣ tiền thân của phí bảo hiểm.
- Trƣớc sự đòi hỏi đó, đã hình thành một hệ thống bảo đảm mới - bảo hiểm hàng hải: các nhà buôn chấp nhận một khoản tiền ấn định trƣớc, để nhận đƣợc đảm bảo giá trị tàu thuyền và hàng hóa chuyên chở trong trƣờng hợp tổn thất.
- Những thỏa thuận bảo hiểm đầu tiên đƣợc gắn liền với hoạt động thƣơng mại và vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng biển đã ra đời vào khoảng giữa thế kỷ 14.
- Bút tích của bản hợp đồng bảo hiểm cổ xƣa nhất mà ngƣời ta tìm thấy đƣợc ký kết tại Gênes năm 1347.
- Sự ra đời của các quỹ bảo hiểm nhân thọ xuất hiện cùng thời với các hình thức bảo hiểm cháy, bảo hiểm hàng hải.
- Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đầu tiên trên thế giới hiện còn lƣu giữ đƣợc là hợp đồng bảo hiểm cho ông William Gybbon năm 1583 tại London.
- Tuy nhiên bảo hiểm con ngƣời nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng bị cấm hoạt động ở châu Âu bởi các thế lực chính trị vànhà thờ thiên chúa giáo cho đến tận thế kỷ thứ 18.
- Các thế lực chính trị khi ấy cho rằng bảo hiểm nhân 14 thọ “đẩy con ngƣời nhanh đến cái chết”, là “những hoạt động chống lại thuần phong mỹ tục” và bảo hiểm nhân thọ bị pháp luật nghiêm cấm.
- Các nhà thờ thiên chúa giáo cũng kịch liệt lên án việc bảo hiểm cuộc sống con ngƣời vì họ cho rằng cuộc sống con ngƣời là do Chúa tạo ra và chỉ thuộc về Chúa.
- Đây chính là cơ sở khoa học để thực hiện hoạt động bảo hiểm nhân thọ.
- Đến nay, các loại hình bảo hiểm đã phát triển hết sức đa dạng, hoạt động bảo hiểm thâm nhập vào mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh và cuộc sống thƣờng nhật của các tầng lớp dân cƣ, bảo hiểm đã và đang dần khẳng định vị thế tất yếu trong cơ cấu nền kinh tế - xã hội của các quốc gia, có thể thấy rõ điều đó khi điểm qua một số nét tiêu biểu trong sự phát triển da dạng của ngành bảo hiểm trên phạm vi toàn cầu.
- Cạnh tranh là cơ chế vận hành chủ yếu của kinh tế thị trƣờng, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế.
- Đối với mỗi chủ thể kinh doanh, cạnh tranh tạo sức ép hoặc kích thích ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong sản xuất, cải tiến công nghệ, thiết bị trong sản xuất và phƣơng thức quản lý nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm, hạ giá thành và giá bán hàng hoá.
- Cạnh tranh với các tín hiệu giá cả và lợi nhuận sẽ hƣớng ngƣời kinh doanh chuyển nguồn lực từ nơi sử dụng có hiệu quả thấp sang nơi sử dụng có hiệu quả cao hơn.
- Đối với xã hội, cạnh tranh là động lực quan trọng nhất để huy động nguồn lực của xã hội vào sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ còn thiếu, qua đó nâng cao năng lực sản xuất của toàn xã hội.
- Trong cạnh tranh, các doanh nghiệp yếu kém bị đào thải, doanh nghiệp mới xuất hiện.
- Cạnh tranh tạo ra sự đa dạng của sản phẩm và dịch vụ cũng chính là tạo ra nhiều lựa chọn cho khách hàng, cho ngƣời tiêu dùng.
- Chúng ta sẽ phải đối mặt với cạnh tranh ngày càng quyết liệt trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế, mặt khác phải duy trì phát triển ổn định, bền vững.
- Trƣớc yêu cầu phát triển kinh tế với nhịp độ cao và bền vững của quá trình chủ động hội nhập, đã đến lúc các doanh nghiệp trong nƣớc phải sẵn sàng đối mặt với cạnh tranh của các đối thủ.
- Cạnh tranh, dĩ nhiên không phải là một hiện tƣợng mới mẻ, tuy nhiên, dƣới mỗi cách tiếp cận khác nhau sẽ có những quan niệm khác nhau: Theo Các Mác: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tƣ bản để giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu đƣợc những lợi nhuận siêu ngạch”.
- Theo Từ điển Bách khoa của Việt Nam: “Cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt động ganh đua giữa những ngƣời sản xuất hàng hóa, giữa các thƣơng nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trƣờng, chi phối bởi quan hệ cung cầu nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trƣờng có lợi nhất”.
- Theo Từ điển rút gọn về kinh doanh đã định nghĩa: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trƣờng nhằm giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình”.
- Trong cuốn “Các vấn đề pháp lý và thể chế về chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh”, cạnh tranh đƣợc định nghĩa: “Cạnh tranh có thể đƣợc hiểu là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành một số nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trƣờng, để đạt đƣợc mục tiêu kinh doanh cụ thể, ví dụ nhƣ lợi nhuận, doanh số hoặc thị phần”.
- Cạnh tranh là một trong những đặc trƣng cơ bản của kinh tế thị trƣờng, là năng lực phát triển của kinh tế thị trƣờng.
- 16 Xét rộng hơn thì trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều có cạnh tranh, không có cạnh tranh sẽ không có sinh tồn và phát triển.
- Trong kinh tế, cạnh tranh là đấu tranh để giành lấy thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa/dịch vụ bằng các phƣơng pháp và biện pháp khác nhau nhƣ kỹ thuật, kinh tế, chính trị, quân sự, tâm lý xã hội.
- Khi nói đến cạnh tranh là nói đến sự ganh đua nhằm giành lấy phần thắng của nhiều chủ thể khác cùng tham dự.
- Mục đích trực tiếp của cạnh tranh là một đối tƣợng cụ thể nào đó mà các bên đều muốn giành giật.
- Cạnh tranh diễn ra trong một môi trƣờng cụ thể, có các ràng buộc chung mà các bên tham gia phải tuân thủ nhƣ: đặc điểm sản phẩm, thị trƣờng, các điều kiện pháp lý, thông lệ kinh doanh.
- Để đạt đƣợc mục tiêu cạnh tranh của mình, các bên tham gia có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau.
- Nhƣ vậy, khái niệm cạnh tranh có thể đƣợc hiểu nhƣ sau: “Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất.
- Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt