« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích và đánh giá tính khả thi của Dự án đầu tư xây dựng Tòa nhà Văn phòng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Đề tài: Phân tích và đánh giá tính khả thi của Dự án đầu tư xây dựng Tòa nhà Văn phòng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
- Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài: Ngày 9/3/2006, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược phát triển phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025” với mục tiêu phát triển PetroVietnam thành Tập đoàn kinh tế mạnh, giữ vai trò đầu tàu của nền kinh tế, năng động, có năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế.
- Thực hiện Chiến lược nêu trên, Tập đoàn đã thành lập mới một số Tổng công ty lớn, chủ lực và đủ mạnh để thực hiện được các chỉ tiêu kinh tế đặt ra.
- Hiện nay, ngoài trụ sở chính của cơ quan Tập đoàn tại 18 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội thì hầu hết trụ sở chính của các đơn vị thành viên tại Hà Nội mới được thành lập đều phải đi thuê bên ngoài với chi phí cao và giao thông đi lại không thuận lợi, dẫn đến sự phối hợp giữa các đơn vị với nhau và sự chỉ đạo, điều hành của Tập đoàn với các đơn vị bị ảnh hưởng.
- Đứng trước thực trạng đó, Tập đoàn đã có chủ trương đầu tư xây dựng một tòa nhà văn phòng hiện đại hạng A , có quy mô tương xứng với sự phát triển của Tập đoàn trên khu đất của Viện Dầu khí tại Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội để cho các đơn vị thành viên và các đơn vị có nhu cầu khác thuê.
- Tòa nhà khi được hoàn thành sẽ đáp ứng được nhu cầu về văn phòng làm việc ổn định với chi phí hợp lý của các đơn vị thành viên và các đơn vị khác nếu có nhu cầu.
- Vì vậy việc đầu tư xây dựng Tòa nhà văn phòng Tập đoàn Dầu khí tại Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội là hết sức cần thiết.
- b) Mục đích nghiên cứu - Đánh giá được tính khả thi của dự án với các điều kiện, môi trường đầu tư thực tế, hiện tại và tương lai.
- Chỉ ra được các nhân tố có thể ảnh hưởng đến tính khả thi của dự án và đề xuất các biện pháp nhằm đảm bảo tính khả thi.
- 2 c) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Dự án đầu tư xây dựng Tòa nhà Văn phòng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Phân tích tài chính, kinh tế của Dự án trong bối cảnh kinh tế Quý 3/2011 và dự báo các năm tiếp theo.
- Phương pháp so sánh, đánh giá các dự án có quy mô tương tự.
- Phân tích và đánh giá tính khả thi, phân tích rủi ro của dự án đầu tư.
- Lập tổng mức đầu tư.
- Dự báo chi phí - Xác định dòng tiền của dự án.
- Đánh giá hiệu quả tài chính của dự án - Phân tích rủi ro của dự án f) Kết luận: Việc đầu tư xây dựng Tòa nhà Văn phòng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam không những mang lại lợi ích cho Tập đoàn Dầu khí, các đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí mà còn đóng góp cho ngân sách Nhà nước thông qua tiền đóng thuế và mang lại hiệu quả kinh tế xã hội to lớn như tạo công văn việc làm cho nhiều người làm công tác quản lý, vận hành tòa nhà.
- Dự án đầu tư xây dựng Tòa nhà Văn phòng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cần được thực hiện sớm.
- Khi dự án đi vào hoạt động sẽ tạo tiền đề cho công tác xây dựng và phát triển của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và các đơn vị thành viên theo “Chiến lược phát triển phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025”.
- Mặt khác khu vực xây dựng Tòa nhà Văn phòng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nằm trong quy hoạch phát triển đô thị của Thành phố Hà Nội, đây được xác định là khu vực trung tâm trong tương lai.
- Vì vậy, việc đầu tư xây dựng một công trình với kiến trúc hiện đại sẽ góp phần mang lại bộ mặt mới cho khu vực Yên Hòa, Cầu Giấy, tạo không gian, kiến trúc, cảnh quan đẹp, hiện đại cho khu vực xung quanh, thúc đẩy các dịch vụ trong khu vực phát triển./.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt