Academia.eduAcademia.edu
Câu 1: Ảnh hưởng của điều kiện địa lý tự nhiên đến văn hóa Việt Nam: Việt Nam là 1 quốc gia thuộc Đông Nam Á lục địa có những đặt điểm nổi bật về tự nhiên như sau: -Về vị trí: + Nằm ở ngã tư của vùng đông nam á + Đường biên giới trên đất liền khá dài 3730km với Cambodia, China, Laos. → Là giao điểm của các luồng văn hóa văn minh , các luồng di dân, luồng giao thông như: ĐNA, Trung Quốc, Ấn Độ, phương Tây… - Về khí hậu: + Thuộc vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, với nhiệt lượng, độ ẩm và lượng mưa cao (trên 2000mm) →Cơ sở  nội tại để phát sinh và phát triển nền văn minh nông nghiệp lúa nước. + Tương ứng với hai thời gió mùa đông bắc và đông nam, thời tiết chia làm 2 mùa cơ bản là mùa nắng và mùa mưa + Địa hình đất nước kéo dài từ bắc xuống nam nên khí hậu các vùng miền khác nhau. Phía bắc có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông rõ rệt, ở phía nam chỉ có 2 mùa mưa nắng. -Về địa hình: + Là nơi bắt nguồn các dòng sông lớn của khu vực Nam Á và ĐNÁ. + Có nhiều vùng đồng bằng lớn nhỏ khác nhau nhưng rất phì nhiêu + 2 đồng bằng lớn: ĐB s.Hồng và s. Cửu Long là 2 vựa lúa lớn. + S rừng núi chiếm ¾ S. →Không chỉ thuần túy nông nghiệp trồng lúa nước mà việc làm nương, rẫy, thu hái lâm sản cũng đã trở thành tập tục thói quen có từ lâu đời Về sinh thái + Hệ sinh thái phong phú, thậm chí là phồn tạp. + Hệ thực vật phát triển hơn so với hệ động vật. + Hệ thống sông ngòi dày đặc, bờ  biển dài 3260 km. →Hai tính trội của VHVN truyền thống là sông –nước và thực vật. Trong mối quan hệ với văn hóa, môi trường thiên nhiên cung cấp các phương tiện sinh tồn, mà các nền văn hóa có thể vận dụng, đồng thời đặt ra những hiểm họa thách thức mà các nền văn hóa phải tìm cách ứng phó thách thức mà các nền văn hóa phải thích nghi. Quá trình nhận thức địa danh, khai thác tác động của con người biến tự nhiên thành văn hóa cho nên văn hóa luôn hàm chứa các yếu tố nền tảng của môi trường thiên nhiên. Môi trường thiên nhiên ảnh hưởng tới lối tư duy thái độ ứng xử và cách tổ chức cuộc sống của con người, góp phần làm hình thành tâm lý và tính cách của dân cư, tính cách địa phương, tính cách dân tộc. Câu 2: Từ cội nguồn đầu tiên là văn hóa Môn - Khơme chuyên về nương rẫy và săn câu lượm hái, cư dân Tiền Việt - Mường đã tiếp biến văn hóa của người Tày cổ để phát triển nền nông nghiệp lúa nước trong thung lũng và đồng bằng châu thổ. Họ tiếp biến văn hóa của người Hán, người Thái và chuyển biến thành hai tộc người cư trú liền kề, chia nhau chiếm lĩnh phần lớn địa bàn Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay. Khi người Việt tái lập nhà nước, mở rộng địa bàn vào Nam, văn hóa Việt đã tiếp biến với văn hóa Chăm, Hoa, Khơme. Khi tiếp xúc với văn hóa Pháp, văn hóa Việt lại biến đổi mạnh mẽ theo chiều hướng Âu hóa và hội nhập với Phương Tây Và văn hóa Việt biến đổi thì văn hóa Việt Nam biến đổi, vì người Việt là tộc người đa số, là chủ thể chính của văn hóa Việt Nam. Bốn chặng đường biến đổi lớn trong lịch sử đã làm cho văn hóa Việt và văn hóa Việt Nam tách khỏi cội nguồn củanó rất xa. Sở dĩ tộc người Việt có được một sức sống bền bỉ và mãnh liệt trong cuộc đấu tranh sinh tồn với tự nhiên và xã hội suốt ngần ấy thờigian, là nhờ có nội lực tự thân và nhờ có sự tiếp sức của các nền văn hóa cùng nguồn cội hoặc tương đồng về cấu trúc, nội dung của các tộc người anh em. Nhờ có nội lực văn hóa mạnh, tích hợp từ các tộc người cộng cư, tộc người Việt đã chủ động tiếp thu, cải biến các yếu tố văn hóa ngoại sinh để làm giàu hành trang, vốn liếng văn hóa của mình, để phát triển và bảo vệ quốc gia dân tộc. Chính nhờ sự giao lưu văn hóa mà các nền văn hóa và các tộc người mới có thêm các nguồn lực ngoại sinh để tự điều chỉnh, cách tân, phát triển. Nếu tồn tại biệt lập, không giao lưu văn hóa với bên ngoài, các nền văn hóa và các tộc người chẳng những không thể phát triển mà còn có nguy cơ suy thoái, vì các điều kiện địa lý tự nhiên của vùng cư trú tất yếu sẽ biến đổi, suy thoái sau một thời gian dài bị con người khai thác. Quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa đã làm biến đổi sâu sắc văn hóa tộc người, làm hình thành những tộc người mới, nền văn hóa mới và vùng văn hóa mới để có thể giao lưu tiếp biến văn hóa mà không bị diệt vong văn hóa, các nền văn hóa và các tộc người cần phải có sức mạnh văn hóa nội tại, đồng thời phải có khả năng chọn lọc, chuyển hóa những yếu tố văn hóa mới du nhập để bồi bổ cho sức mạnh văn hóa nội tại của mình Sự giao lưu và tiếp biến văn hóa cũng có mặt tiêu cực của nó, làm biến đổi văn hóa tộc người, dẫn tới sự đồng hóa văn hóa, làm tiêu vong cả tộc người, hình thành tộc người mới Sự giao lưu và tiếp biến văn hóa cưỡng bức đối với nền văn hóa và các tộc người chủ thể văn hóa bản địa là khó tránh Câu 3: Việt Nam có một nền văn hóa phong phú và đa dạng trên tất cả các khía cạnh. - Người Việt cùng cộng đồng 54 dân tộc có những phong tục đúng đắn, tốt đẹp từ lâu đời. - Có những lễ hội nhiều ý nghĩa sinh hoạt cộng đồng - Những niềm tin bền vững trong tín ngưỡng - Sự khoan dung trong tư tưởng giáo lý khác nhau của tôn giáo. - Tính cặn kẽ và ẩn dụ trong giao tiếp truyền đạt của ngôn ngữ - Từ truyền thống đến hiện đại của văn học, nghệ thuật. - Con người Việt Nam cũng đã tạo nên những đặc trưng của văn hóa Việt Nam bao gồm tôn kính tổ tiên, tôn trọng các giá trị cộng đồng và gia đình, thủ công mỹ nghệ, lao động cần cù và hiếu học. - Với một lịch sử có từ hàng nghìn năm của người Việt cùng với những hội tụ về sau của các dân tộc khác, con người Việt Nam đã góp phần làm cho nước Việt Nam có những thay đổi về văn hóa theo các thời kỳ lịch sử, có những khía cạnh mất đi nhưng cũng có những khía cạnh văn hóa khác bổ sung vào nền văn hóa Việt Nam hiện đại. Câu 4: Xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát huy tính trọn lọc trong việc mở rộng giao lưu văn hóa với nước ngoài, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu thêm nền văn hóa dân tộc, Phát huy sức mềm của văn hóa đồng thời khẳng định vai trò của sức mạnh nền văn hóa truyền thồng. Phát triển văn hóa đồng bộ phát triển kinh tế, hướng tới phát triển bền vững. Thể hiện bản lĩnh dân tộc được kết tinh trong lối ứng xử mềm dẻo, khôn ngoan dựa trên nguyên tắc giữ vững tính độc lập, tự chủ trong giao lưu và hội nhập, chủ động giao lưu. Phát huy kinh nghiệm của lịch sử trong cách ứng xử thông minh và khôn ngoan mà tâm hồn dân tộc, cốt cách dân tộc, bản sắc dân tộc vẫn được giữ vững. Thể hiện tính nhạy bén, quyết đoán trong viện nhận thức được những thách thức của toàn cầu hóa đối với văn hóa dân tộc, Phát huy tính cần cù trong lao động, tính năng động sáng tạo vốn có của con người VN, vì chủ thể kinh tế chính là con người và thước đo trình độ con người lại chính là văn hoá.  Vận dụng được mặt tích cực, chớp lấy thời cơ, vượt qua thách thức, nguy cơ bằng chiến lược mềm dẻo, thông minh để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Sinh viên phát huy vai trò của mình trong Vấn đề “Hòa nhập chứ không hòa tan”