« Home « Kết quả tìm kiếm

Cơ sở lý luận chung về tổ chức tín dụng ở Việt Nam | Luận Văn 99


Tóm tắt Xem thử

- Tổ chức tín dụng là gì? Các hình thức tổ chức tín dụng ở Việt Nam – Luận Văn 99 Tổ chức tín dụng là các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tiền tệ góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy quá trình tái sản xuất xã hội và là kênh chuyển tải tác động của Nhà nước đến các mục tiêu vĩ mô cũng như là công cụ thực hiện các chính sách xã hội.
- Vậy khái niệm tổ chức tín dụng là gì? Phạm vi hoạt động của tổ chức tín dụng bao gồm những gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu với Luận Văn 99 thông qua bài viết dưới đây nhé.
- Tổ chức tín dụng là gì? Trong điều 20 Luật các tổ chức tín dụng định nghĩa: "Tổ chức tín dụng là những doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật với mục đích hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán”.
- (Nguồn: http://vanban.chinhphu.vn/) Khái niệm tổ chức tín dụng là gì? Đặc trưng của tổ chức tín dụng là gì? Tổ chức tín dụng là một doanh nghiệp kinh doanh chỉ được tổ chức thông qua một số hình thức pháp lý nhất định: Là một doanh nghiệp, tổ chức tín dụng phải là một tổ chức kinh tế được thành lập với mục đích kinh doanh.
- Tổ chức tín dụng cần đáp ứng các yêu cầu như: Phải có tên riêng, có tài sản riêng, có trụ sở giao dịch và sử dụng lao động làm thuê.
- tổ chức tín dụng được thành lập với mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh với mục tiêu lợi nhuận.
- tổ chức tín dụng phải tồn tại dưới một hình thức pháp lý nhất định.
- Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh chính, thường xuyên, liên tục và mang tính nghề nghiệp của các tổ chức tín dụng: Đây là dấu hiệu quan trọng nhất để phân biệt tổ chức tín dụng với các doanh nghiệp khác, kể cả các doanh nghiệp có thể được thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhưng không phải là hoạt động kinh doanh chính, chủ yếu như công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán.
- Hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng là hoạt động kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro: Rủi ro kinh doanh là điều có thể xảy ra với bất kỳ tổ chức kinh doanh nào, đối với hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng lại càng chứa nhiều yếu tố rủi ro hơn.
- Có 6 loại rủi ro mà các ngân hàng có thể phải đối mặt gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro thu nhập và rủi ro phá sản.
- Trong đó, rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản là những loại rủi ro thường xảy ra và là nỗi lo thường trực của các tổ chức tín dụng.
- Bạn đang thực hiện đề tài luận văn luật học về chủ đề tổ chức tín dụng? Bạn cần nguồn tài liệu tha giúp trong quá trình thực hiện luận văn? Tham khảo dịch vụ hỗ trợ & thuê viết luận văn của chúng kết quả tốt nhất nhé! Các loại tổ chức tín dụng Theo tiêu chí về lĩnh vực hoạt động, tổ chức tín dụng gồm 4 loại, cụ thể: Ngân hàng Ngân hàng là loại hình tổ chức tín tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là hoạt động tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán.
- Ngân hàng là tổ chức thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào khác trong nền kinh tế và có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng.
- Ngân hàng được chia thành các loại hình sau: ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách và ngân hàng hợp tác xã.
- Trong đó, ngân hàng thương mại là các tổ chức kinh doanh thuần túy, phải đương đầu với cạnh tranh và ứng phó với các rủi ro trong thương trường.
- Ngược lại, ngân hàng chính sách và ngân hàng hợp tác xã được thành lập nhằm thực hiện các chính sách về kinh tế, xã hội nhất định.
- Tổ chức tín dụng phi ngân hàng Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng chỉ có thể thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật trừ hoạt động nhận tiền gửi của các nhận và cung ứng các dịch vụ thanh toán thông qua tài khoản của khách hàng.
- So với ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng có quy mô và phạm vi hoạt động hẹp hơn, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng không phải đối mặt với tình trạng rút tiền hàng loạt, mức độ rủi ro cũng thấp hơn.
- Công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính là 2 hình thức cụ thể của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
- Tổ chức tài chính vi mô Tổ chức tài chính vi mô là loại hình tổ chức tín dụng nhằm thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ.
- Thông thường, khách hàng tại các tổ chức này có nhu cầu vay những khoản vay nhỏ với lãi suất thấp, địa bàn hoạt động của các tổ chức này hẹp nên các tổ chức này nắm bắt thông tin có độ chính xác cao về tình hình tài chính của người vay có khả năng giám sát nguồn vốn vay dễ dàng.
- Quỹ tín dụng nhân dân Quỹ tín dụng nhân dân được thành lập bởi các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình với hình thức hợp tác xã nhằm thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định.
- Mục đích thành lập các quỹ tín dụng nhằm mục tiêu tương trợ vốn cùng nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.
- Khách hàng của quỹ thường là các đồng chủ sở hữu của quỹ tín dụng đó.
- Hoạt động của tổ chức tín dụng tại Việt Nam là gì? Tại Việt Nam, các tổ chức tín dụng thực hiện các hoạt động sau: Hoạt động huy động vốn Huy động vốn của các tổ chức tín dụng gồm các hoạt động.
- Nhận tiền gửi: Ngân hàng nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn.
- Tổ chức tín dụng phi ngân hàng được nhận tiền gửi với kỳ hạn từ một năm trở lên.
- Phát hành giấy tờ có giá: Khi được sự chấp thuận của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng được phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn.
- Vay vốn giữa các tổ chức tín dụng: Các tổ chức tín dụng trong nước được vay vốn lẫn nhau nhằm đáp ứng nhu cầu vốn với các khoản vay bằng ngoại tệ, các tổ chức tín dụng cho vay và đi vay trên cơ sở phạm vi hoạt động ngoại hối được Ngân hàng nhà nước cho phép.
- Vay vốn của Ngân hàng nhà nước: Tổ chức tín dụng là ngân hàng được vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước dưới các hình thức tái cấp vốn gồm: cho vay lại theo hồ sơ tín dụng.
- Cho vay có đảm bảo bằng cầm cố thương phiếu và giấy tờ có giá khác,...Trong trường hợp đặc biệt, khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước cho vay đối với các tổ chức tín dụng tạm thời mất khả năng chi trả.
- Hoạt động cấp tín dụng Tổ chức tín dụng được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức như sau.
- Cho vay: Tổ chức tín dụng được cho vay đối với các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế kể cả cho vay vốn giữa các tổ chức tín dụng, bao gồm: Cho vay của tổ chức tín dụng đối với các cá nhân, tổ chức và cho vay của tổ chức tín dụng đối với các tổ chức tín dụng khác  Bảo lãnh: Theo quy định, hiện nay Ngân hàng là tổ chức tín dụng duy nhất được thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh.
- Bảo lãnh Ngân hàng được hiểu là cam kết bằng văn bản giữa bên bảo lãnh (tổ chức tín dụng) với bên nhận bảo lãnh (bên có quyền) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thanh cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không có khả năng thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với tổ chức tín dụng (bên nhận bảo lãnh).
- Khách hàng có nghĩa vụ nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay.
- Chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác: Tổ chức tín dụng được cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá đối với khách hàng và các tổ chức tín dụng khác.
- Theo quy định, các loại giấy tờ có giá được tổ chức tín dụng lựa chọn chiết khấu, tái chiết khấu gồm: Các giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng phát hành theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Các tín phiếu, kỳ phiếu và trái phiếu do tổ chức khác phát hành.
- Cho thuê tài chính: tổ chức tín dụng được hoạt động cho thuê tài chính đối với các tổ chức, cá nhân được thực hiện qua công ty cho thuê tài chính.
- Cho thuê tài chính là những hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở ký kết hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê với bên thuê.
- Các hình thức cấp tín dụng khác: Các tổ chức tín dụng còn thực hiện các hình thức cấp tín dụng khác như hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng được đã quy định theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
- Hoạt động cung cấp dịch vụ thanh toán và ngân quỹ Các tổ chức tín dụng mở tài khoản và thực hiện các nghĩa vụ thanh toán như: cung ứng các phương tiện thanh toán, thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế cho khách hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ cũng như các dịch vụ thanh toán khác do Ngân hàng Nhà nước quy định.
- Đối với dịch vụ ngân quỹ, các tổ chức tín dụng được thực hiện dịch vụ thu và phát triển mặt cho khách hàng.
- Các hoạt động khác Các tổ chức tín dụng còn có thể tham gia vào các hoạt động khác như.
- Góp vốn, mua cổ phần: Đây là hoạt động mà tổ chức tín dụng sử dụng vốn điều lệ và quỹ dự trữ của chính tổ chức tín dụng đó để tham gia vào hoạt động góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật.
- Tham gia thị trường tiền tệ: Tổ chức tín dụng được tham gia thị trường tiền tệ do Ngân hàng Nhà nước tổ chức như thị trường đấu giá tín phiếu kho bạc, thị trường nội tệ và ngoại tệ.
- Kinh doanh ngoại hối và vàng: Tổ chức tín dụng được kinh doanh ngoại hối và vàng trên thị trường trong nước và quốc tế.
- Hoạt động ủy thác và đại lý: Tổ chức tín dụng được quyền ủy thác, nhận ủy thác và làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng.
- Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của thế giới, các tổ chức tín dụng đóng vai trò phân phối lại vốn tiền tệ trong phạm vi toàn xã hội, chức năng thanh khoản và tạo tiền đã đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế trong nước và quốc tế.
- Hy vọng những kiến thức tổng quan về khái niệm tổ chức tín dụng là gì đề cập trong bài viết sẽ trở thành nguồn tham khảo hữu ích cho tất cả các bạn.